Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:53:37 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước  (Đọc 21929 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2016, 11:30:39 pm »


        Lý Giác rất khâm phục người lái đò thông minh, uyên bác, và qua tài trí của người lái đò, Lý Giác rất khâm phục trình độ văn hiến và tài năng của nhân dân ta. Như thế là việc nhà sư Đỗ Thuận chèo thuyền tiếp sứ đã đạt được mục đích của Lê Hoàn.

        Khi tới Hoa Lư, Lý Giác làm một bài thơ gửi tặng người lái đò thi sĩ. Trong bài thơ có câu "Thiên ngoại hữu thiên ửng viễn chiêú” (Ngoài trời lại có trời soi nữa), có ý nói: ngoài vị thiên tử của nhà Tống còn có vị thiên tử nữa ở Đại Việt. Sử cũ ghi rằng "Nhà sư Đỗ Thuận đem thơ này dâng vua. Vua đưa cho nhà sư Ngô Khuông Việt xem. Khuông Việt nói: "Thơ này có ý tôn trọng bệ hạ không khác gì vua Tống " (Đại Việt sử ký toàn thư).

        Khi Lý Giác sứ Tống trở về nước, vào triều từ biệt vua ta Lê Hoàn, sử ghi "Lý Giác lạy ra về” (Đại Việt sử ký toàn thư).  

        Đây là trường hợp hiếm có. Sứ thần phương Bắc sang Việt Nam, thường cậy mình là người thay mặt thiên tử, thiên triều, coi mình như ngang hàng vua Đại Việt, nên rất ngạo nghễ, hống hách, có khi bắt bẻ cả vua Đại Việt, nói gì đến lạy. Vậy mà sứ Tống đã lạy vua Lê Hoàn khi ra về vì Lý Giác rất mực khâm phục và tôn quý Lê Hoàn, vị anh hùng dân tộc vĩ đại của Đại Việt.

        Năm 990, vua Tống lại cho một đoàn sứ giả sang ta, mang chiếu thư của vua Tống phong thêm cho Lê Hoàn hai chữ “Đác tiến". Việc chỉ có thế mà nhà Tống phái một đoàn sứ giả đi, đứng đầu là Tống Cảo chánh sứ và Vương Thế Tác phó sứ. Hai viên chánh, phó sứ này tỏ ra ngạo mạn, hống hách. Chúng báo sang là ta phải cho thuyền sang đón chúng tại Liêu Châu (thuộc Quảng Đông). Để giữ giao hảo giữa hai nước, Lê Hoàn cho một tướng đem chín thuyền to và 300 quân sang Liêu Châu đón sứ.

        Thuyền đón sứ đi khoảng một tháng mới tới trạm tiếp sứ của ta đặt ở gần kinh thành Hoa Lư. Từ trạm tiếp sứ, sứ Tống nhìn ra thấy dưới sông thuyền chiến san sát, quân sĩ ta đương chèo thuyền, đánh chiêng trống, hò reo tập trận. Bên sườn núi gần kinh thành, cờ xí, khí giới rợp trời, quân sĩ binh phục sặc sỡ, đi lại tấp nập. Đây là một cách uy hiếp tinh thần sứ Tống ngay khi chúng mới tới.

        Công việc của sứ là đem một chiếu thư của vua Tống tới vua ta. Theo lễ nghi ngoại giao phong kiến, khi nhận chiếu thư của thiên tử nước lớn, vua ta phải lạy bức chiếu thư đó. Nhưng nhận chiếu thư của vua Tống, Lê Hoàn không lạy, sứ Tống cũng đành chịu.

        Mở tiệc chiêu đãi sứ thần nhà Tống, vua Lê Hoàn cho đặt yến tiệc tại bãi biển, để chủ và khách vừa ăn yến, vừa liên hoan múa hát, lấy trò bắt cá làm vui. Tổ chức chiêu đãi như thế là rất trọng thể, nhưng lại rất bất tiện khó xử cho sứ, ăn mất ngon. Vì trong khi yến tiệc, Lê Hoàn tuy là vua, nhưng tự cởi mũ áo, bỏ giày, đi chân không lội xuống nước đâm cá. Các quan dự tiệc cũng cởi đai, mũ, đi chân không lội xuống nước tham gia trò đâm cá như Lê Hoàn. Mỗi khi có người đâm trúng cá thì mọi người hò reo nhảy múa. Sứ nhà Tống tại bàn tiệc trở nên lúng túng, không dám làm theo. Trong khi ăn uống, Lê Hoàn thường tự hát để mời rượu các sứ thần. Sứ nhà Tống đón cốc rượu mà không hát đáp lại được nên rất ngượng ngùng, không ăn uống được.

        Sau bữa tiệt ở bãi biển, một hôm nhà vua ta cho người khiêng một con trăn lớn, dài vài trượng đến sứ quán, nói với sứ nhà Tống: "Nếu ăn được, sẽ cho làm cỗ để mời". Sứ khiếp sợ, không dám nhận. Một buổi khác, Lê Hoàn cho dắt hai con hổ tới sứ quán để cho sứ thần vui chơi. Sứ càng sợ, không dám nhận (Những chuyện ta tiếp sứ Tống Cảo đều có ghi trong tờ tâu của Tống Cảo với vua Tống và chép trong Tống sử).

        Khi Tống Cảo, Vương Thổ Tác xin phép về nước, Lê Hoàn bảo thẳng vào mặt sứ: "Sau này có quốc thư thì nên để giao nhận ngay ở đầu địa giới, không phiền sứ thần đến đây nữa" (Đại Việt sử ký toàn thư).

        Khi về tới nước, bọn Tống Cảo phải tâu đúng như thế với vua Tống. Vua Tống cũng phải bằng lòng, không làm gì được hơn (Đại Việt sử ký toàn thư)
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Chín, 2016, 11:48:31 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2016, 11:31:02 pm »

        5 năm sau (tức năm 995), tại miền biên giới giữa nước ta và nước Tống, đôi khi có những cuộc xung đột vũ trang nhỏ do quân địa phương gây nên. Theo báo cáo của quan lại nhà Tống ở Quảng Tây, Liêm Châu là Trương Quan, Vệ Chiêu Tiểu gửi vua Tống thì ta đã cho hơn 100 thuyền chiến sang đánh cướp trấn Như Hồng thuộc Khâm Châu, gần biên giới nước ta, rồi lại cho hơn 5.000 hương binh đánh sang đất Ung Châu (Quảng Tây). Không rõ đó là những sự việc có thật hay quan lại nhà Tống ở vùng biên giới có ý vu cáo để gây chuyện với ta. Nhưng vua Tống bỏ qua những lời tâu ấy, không muốn có điều gì bất hòa với ta.

        Sau đó, bọn Trương Quan, vệ Chiêu Tiểu lại tâu dối vua Tống là vua Lê Hoàn đã bị mất ngôi, phải chạy ra hải đảo làm nghề cướp biển và cũng đã chết rồi. Vua Tống phải cho người đi dò xét xem hư thực thế nào thì thấy bọn này tâu láo. Vua Tống cho đem hành tội bọn Trương Quan, Vệ Chiêu Tiểu. Vệ Chiêu Tiểu bị xứ chém; Trương Quan sợ, phát bệnh mà chết. Sau khi hành tội bọn này, vua Tống cho Lý Nhược Chuyết sang sứ nước ta, mang chiếu thư và đai ngọc tặng vua Lê Hoàn "mong ta vẫn giữ quan hệ láng giềng tốt" (Đại Việt sử ký toàn thư).

        Lê Hoàn nhận chiếu thư và đai ngọc một cách bình đẳng với thiên tử nhà Tống, chứ không làm lễ phiên thần. Lê Hoàn bảo sứ Tống là Lý Nhược Chuyết rằng:

        "Việc cướp trấn Như Hồng là bọn giặc biển ở cõi ngoài, Hoàng đế có biết đó không phải là quân của Giao Châu không? Nếu Giao Châu (chỉ nước ta) chống lại thì đầu tiên đánh vào Phiên Ngung (Quảng Châu) rồi đánh đến Môn Việt (vùng Phúc Kiến) há chi đánh một trấn Như Hồng mà thôi" (Đại Việt sử ký toàn thư).

        Thời xưa, triều đình Việt Nam tiếp sứ phương Bắc ít khi nói được những điều cứng rắn như thế.

        Năm 997, theo yêu cầu của Lê Hoàn, vua mới của nhà Tống là Tống Chân Tông phải hạ lệnh không cho sứ sang Việt Nam, mỗi khi có gì đưa sang Việt Nam thì chỉ cho quan đem đến biên giới rồi báo sang ta; ta cho người lên biên giới nhận. Từ đây cho tới khi Lê Hoàn mất, đôi khi chỉ có sứ ta sang Tống mà không có sứ Tống sang ta.

        Đây là một thắng lợi ngoại giao tỏ rõ sức mạnh của dân tộc ta vào thời kỳ Lê Hoàn làm vua và ưu thế của người Việt Nam trong quan hệ đối ngoại thời đó. Đối với nhà Tống, quan hệ hòa hảo giữa hai nước vẫn giữ vững, nhưng chỉ mình sang nước người mà người không được sang nước mình, chấm dứt mọi hành động hống hách, hạch sách của sứ Tống đối với nhân dân Việt Nam.

        Những thắng lợi ngoại giao của Lê Hoàn có ảnh hưởng tốt trong nhiều năm sau khi ông đã qua đời.

        Năm 1005 Lê Hoàn mất, miếu hiệu là Đại Hành Hoàng đế, sách sử thường viết là Lê Đại Hành. Cuối năm 1005, Lê Long Đĩnh lên nối ngôi, nhưng chưa đặt quan hệ với nhà Tống ngay, vì sau khi Lê Hoàn chết bọn vua chúa nhà Tống mưu tính đánh cướp nước ta.

        Vua Tống cho viên tri châu Quảng Châu là Lăng Sách và viên an phủ sứ miền biển là Thiệu Việp tìm hiểu tình hình và chuẩn bị kế hoạch xâm lược nước ta. Sau hơn một năm liệu định phương lược, tháng 7 năm 1006, bọn Lăng Sách tâu lên vua Tống xin đem quân đánh nước ta và y quả quyết :

        "Nếu triều đình chuẩn y, xin lấy binh ở các châu Quảng Nam và cho thêm 5.000 quân tinh nhuệ ở Kinh Hồ, theo hai đường thủy bộ cùng tiến thì lập tức bình định được" (Đại Việt sử ký toàn thư).

        Nhưng vua Tống không dám quyết. Sức mạnh của dân tộc ta thời Lê Hoàn trị nước vẫn làm cho vua Tống e ngại. Cho nên Tống và ta tiếp tục giao hảo. Năm 1007 Lê Long Đĩnh cho sứ sang biếu vua Tống một tê ngưu và đề nghị mấy điều:

        1. Vua Tống cho vua ta một bộ áo giáp, mũ trụ trang sức bằng vàng.

        2. Để người Việt Nam sang buôn bán tại Ung Châu (ngày nay là Nam Ninh).

        Vua Tống nhận lời tặng áo giáp, mũ trụ cho Lê Long Đĩnh và nhận để người Việt Nam sang buôn bán tại Liêm Châu và trấn Như Hồng. Về con tê ngưu, vua Tống không muốn nhận, lấy lý do là tê ngưu từ xa đến, không hợp thủy thổ, muốn trả lại, nhưng không dám, sợ mất lòng vua Việt Nam, để sứ ta về nước rồi mới cho đem con tê ngưu thả ra bãi biển.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2016, 11:32:37 pm »


        III- ĐÁNH RỒI MỚI ĐÀM

        Năm 1010, nhà Lý thay nhà Lê lên cầm quyền nước ta. Lý Thái Tổ cho sứ sang giao hảo với nhà Tống. Bọn triều thần nhà Tống có ý muốn từ chối, không nhận quan hệ với triều Lý, tức là có ý muốn kiếm chuyện với ta. Nhưng vua Tống do dự, nên nhà Tống vẫn tiếp nhận sứ ta. Tuy vậy, nhà Tống không thật tâm giao hảo vẫn để cho quan quân vùng biên giới thường xuyên lấn chiếm, cướp đất, cướp người, cướp của của ta.

        Năm 1014, một cuộc xung đột tương đối lớn xảy ra. Hai viên tướng nhà Tống là Dương Trương Huệ và Đoàn Kính Chi đem 20 vạn quân Hạc Thác (là thổ dân vùng Tả giang, Hữu giang, Quảng Tây), tiến sang đánh cướp vùng Cao Bằng. Vua Lý Thái Tổ cho quân lên đánh. Giặc tan ngay, hơn một vạn giặc chết tại trận. Quân ta bắt sống rất nhiều quân giặc và ngựa của chúng. Sau trận đánh này, vua Lý cho đem một trăm con ngựa trong số ngựa bắt được của giặc sang biếu vua Tống, vừa cố giữ giao hảo, vừa gián tiếp cảnh cáo trìêu đình Tống về những vụ xâm lấn mà quân Tống gây ra. Vua Tống hạ lệnh cho quan lại các địa phương phải đón tiếp sứ ta thật chu đáo và chính vua Tống cũng tiếp sứ ta rất trọng hậu.

        Năm 1028, nhà Tống lại cho quân cướp phá vùng châu Lạng. Thủ lĩnh người Tày vùng châu Lạng là Thân Thừa Quí đem quân đánh đuổi giặc sang tận đất Tống, giết tướng Tống và bắt nhiều quân Tống. Viên quan Tống coi Ung Châu phải cầu hòa, khi đó Thân Thừa Quí mới rút quân về .

        Năm 1034, quan lại nhà Tống dụ dỗ bọn Trần Công Vĩnh ở vùng biên giới đem 600 dân chạy sang theo Tống. Vua Lý Thái Tổ cho hơn một nghìn quân sang đất Tống đuổi bắt. Thấy quân ta sang, vua Tống sợ chiến tranh xảy ra, phải hạ lệnh cho quan lại địa phương trả lại ta bọn Trần Công Vĩnh và hơn 600 dân.

        Năm 1050, viên quan Tống ở Ung Châu dụ dỗ bọn tù trưởng ở châu Tô Mậu của ta đem hơn ba nghìn dân sang với Tống và Tống cho đưa cả vào thành Ung Châu. Vua Lý Thái Tông cương quyết đòi lại Vua Tống buộc phải cho đem trả tất cả hơn ba nghìn người mà bọn quan lại nhà Tống đã dụ dỗ .

        Năm 1059, quan lại nhà Tống lại dụ dỗ một số dân vùng châu Lạng sang Tống. Thân Thiệu Thái là phò mã nhà Lý, cai quản vùng châu Lạng, được lệnh triều đình đưa quân lên vùng biên giới đòi nhà Tống trả lại dân. Tướng Tống ở Ung Châu là Tống Sĩ Nghiêu đem quân đánh sang châu Lạng, bị quân ta do Thân Thiệu Thái chỉ huy đánh cho đại bại. Tướng giặc Tống Sĩ Nghiêu phải đem tàn quân chạy về nước. Tướng ta đưa quân vào đất Tống giết chết Tống Sĩ Nghiêu. Triều đình Tống cho viên quan coi Quế Châu là Tiêu Cố đem quân xuống tăng viện cho vùng Ung Châu, cùng viên quan coi Ung Châu là Tiêu Chú và các tướng Tống ở Ung Châu phải quyết chiến, đánh lui kỳ được quân ta. Quân ta lại từ biên giới tiến thêm sang. Cả Ung Châu náo động. Các tướng Tống phải xin thêm 3.000 quân thiện chiến ở Kinh Hồ xuống cứu viện.

        Thân Thiệu Thái vẫn rầm rộ tiến quân lên Ung Châu, bắt sống tại trận viên chỉ huy quân Tống là Dương Bảo Tài và nhiều quân giặc, trâu, ngựa...

        Triều đình Tống hoảng sợ, Vua Tống cách chức hai viên quan coi Quế Châu và Ung Châu là Tiêu Cố và Tiêu Chú, cho một viên triều thần là Dư Tĩnh làm an phủ sứ đem thêm quân xuống Ung Châu cùng các tướng Tống tại đây lo tính việc bảo vệ Ung Châu. Vua Lý cho quân tăng viện sang đất Tống. Thanh thế quân ta trên đất Tống càng mạnh. Các tướng Tống ở Ung Châu bất lực. Triều đình Tống phải xin thương lượng với ta. Các tướng Tống ở Ung Châu là bọn Dư Tĩnh, Lý Sự Trung phải chủ động nhận lỗi với ta rằng những cuộc xung đột ở biên giới là do các tướng Tống ở biên giới gây ra, đề nghị ta cử người cùng thương lượng giải hòa.

        Thấy nhà Tống không còn hống hách, phải xin lỗi cầu hòa, triều đình nhà Lý chấp nhận thương lượng, lệnh cho Thân Thiệu Thái đem quân về, cho đại học sĩ Phí Gia Hựu sang Tống hội thương.

        Trong cuộc thương lượng, tướng Tống là Dư Tĩnh đề nghị ta trả lại tướng Dương Bảo Tài và các binh sĩ nhà Tống bị ta bắt. Dư Tĩnh được lệnh vua Tống đem nhiều tiền bạc tặng Phí Gia Hựu để mong được như ý. Nhưng đề nghị của Tống không được chấp nhận. Bên ta chỉ đồng ý không đưa quân vào đất Tống, nhưng cương quyết giam giữ trừng trị bọn Dương Bảo Tài, để trả đũa việc nhà Tống dụ dỗ, lừa bắt dân ta ở vùng biên giới. Nhà Tống đành phải chịu.

        Năm 1062, quan lại nhà Tống lại dụ dỗ người Tày là Nông Tôn Đán ở phía tây bắc Cao Bằng đem dân, nhường đất, theo về Tống. Nhà Tống lấy vùng đất ấy đặt thành châu Thuận An và bổ dụng cha con Nông Tôn Đán làm quan của nhà Tống. Không chịu mất đất mất dân, vua Lý Thánh Tông cho phò mã Lê Thuận Tôn, người dân tộc thiểu số là châu mục châu Phong đi sứ sang Tống đòi đất, đòi dân. Nhà Tống buộc lòng phải trả ta vùng đất ấy, nhưng không trả dân và giữ cha con Nông Tôn Đán làm quan cho Tống. Ta không cho sứ đi đòi nữa, nhưng cho quân đi đánh đồn, lấy lại tất cả những vùng đất ở biên giới đã bị lấn chiếm; nhà Tống đành chịu.

        Quan hệ với nhà Tống ngày càng căng thẳng. Cuối năm 1073, quan lại nhà Tống lại dụ dỗ Nông Thiện Mỹ, một thủ lĩnh vùng gần Thất Khê (Cao Bằng ngày nay) đem 700 dân chạy sang theo Tống. Đầu năm 1075, triều đình nhà Lý viết thư sang triều đình Tống đòi Tống trả lại ta Nông Thiện Mỹ và 700 dân, Tống không nghe và không trả lời. Bởi lẽ nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta và Quảng Tây là trung tâm chuẩn bị chiến tranh. Triều đình Tống dồn nhiều tiền của, công sức, binh lính, quân trang, quân dụng cho Quảng Tây.

        Triều đình nhà Lý và danh tướng Lý Thường Kiệt quyết đánh trước, phá tan những căn cứ chuẩn bị chiến tranh của nhà Tống ở Quảng Tây và Quảng Đông. Chỉ có thế mới xóa bỏ được ý đồ xâm lược của Tống.

        Trong khi quan hệ với nhà Tống ở phương Bắc căng thẳng như vậy thì ở phương Nam quan hệ giữa nhà Lý với Chiêm Thành thuận lợi hơn. Nhà Lý không đánh thuế vải trắng mà thương nhân Chiêm Thành đưa vào buôn bán ở nước ta. Bởi vậy quan hệ giữa ta và Chiêm Thành ngày càng thân thiện. Vua Chiêm Thành cho sứ đem nhiều sản vật quý hiếm biếu nhà Lý.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2016, 11:34:28 pm »


        IV. ĐÁNH THẮNG RẤT OANH LIỆT, LẠI "DÙNG BIỆN SĨ BÀN HÒA" ĐỂ KẾT THÚC CHIẾN TRANH

        Trước khi tiến quân vào đất Tống, Lý Thường Kiệt cho truyền “Lệ bố" đi khắp miền Quảng Đông, Quảng Tây.

        "Lệ bố": "Lệ" là để ngỏ, “bố” là bố cáo. Lệ bố là những tờ hịch nói công khai cho dân chúng biết. Nội dung các lệ bố nhằm mấy điều:

        1. Nói rõ mục đích cuộc hành quân của ta không phải là để cướp nước hại dân.

        2. Vạch rõ những sai trái, ngang ngược của triều đình nhà Tống và quan lại Tống đối với nước ta.

        3. Kể tội tể tướng Tống là Vương An Thạch và triều đình Tống đã dùng “tân pháp” để đàn áp, bóc lột nhân dân Tống.

        4. Nêu cao ý nghĩa cuộc hành quân của ta không phải chỉ vì lợi ích của ta mà còn vì lợi ích của nhân dân Tống.

        Có lệ bố viết cụ thể:

        "… Nay bản chức vâng lệnh Quốc vương, chỉ đường Bắc tiến, muốn dẹp tan làn sóng yêu nghiệt, làm phân rõ đất đai nhưng không phân biệt dân chúng....

        … Ta nay ra binh cứu dân khỏi nơi chìm đắm. Hịch văn truyền đi để mọi người biết. . . "

        Có lệ bố nêu lý do cuộc hành quân của ta:

        "Có những dân làm phản trốn sang Tống. Các quan Tống dung nạp và giấu đi. Ta đã cho sứ sang tố giác các việc ấy, quan coi Quế Châu không chịu trả lời. Ta lại sai sứ vượt biển sang tố cáo với Quảng Châu, quan coi Quảng Châu cũng không chịu báo. Vì thế, quân ta tới đuổi bắt nhưng dân trốn ấy...”.

        Lệ bố của Lý Thường Kiệt truyền đi, được nhân dân Tống hoan nghênh. Cho nên khi quân Lý Thường Kiệt tiến vào nội địa Tống, người dân Tống không hoang mang, không sợ chạy, không chống đối cuộc hành quân của ta.

        Sau khi đã truyền lệ bố đi các nơi và biết chắc dân Tống không phản đối cuộc hành quân của ta, quân ta từ nhiều ngả tiến vào đất Tống.

        Quân ta chiến thắng liên tiếp, lần lượt tiêu diệt hơn 10 căn cứ quân sự của Tống ở Quảng Tây. Cuộc hành quân của ta trên đất Tống làm cho triều đình nhà Tống hoang mang lúng túng và quân tướng Tống ở miền nam nước Tống thua thiệt nghiêm trọng.

        Sau khi hạ thành Ung Châu và giành nhiều thắng lợi lớn trên đất Tống, Lý Thường Kiệt rút quân về nước. Mùa thu năm 1076, sau khi đem quân từ Quảng Tây về, Lý Thường Kiệt cho đắp ở bờ sông Cầu một khúc đê cao như bức thành đất, dài gần 7 vạn bước (khoảng 30 ki-lô-mét), chạy dài từ bến đò sông Như Nguyệt tới chân núi Nham Biền. Bên ngoài đê, đóng cọc tre mấy lớp để làm giậu, giữ lấy chân đê . Toàn bộ khúc đê cao này là một chiến lũy kiên cố để chặn đánh địch, không cho chúng qua sông Cầu tiến vào Thăng Long.

        Những ngày đầu năm 1077, tướng Tống là Quách Quỳ đem đại quân vượt biên giới tiến sang ta. Sau 10 ngày hành quân rất chật vật, ngày 18 tháng 1 năm 1077, quân Tống mới tới bờ bắc sông Cầu, nhưng không sang được vì không có thuyền.

        Đối diện với quân Tống bên bờ bắc là phòng tuyến kiên cố của ta ở bên bờ nam và có đại quân ta đóng ngay tại phòng tuyến.

        Quân Tống nửa đêm bắc cầu phao qua sông, liều chết đánh sang bờ nam. Quân ta kiên quyết chống lại. Giữa lúc chiến sự diễn ra quyết liệt, Lý Thường Kiệt cho đọc bài thơ khích lệ tướng sĩ:

                                    Nam quốc sơn hà, Nam đế cư
                                    Tiệt nhiên đinh phận tại thiên thư
                                    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
                                    Nhữ đẳng hành kham thủ bại hư.


        Dịch là:

                                    Sông núi nước Nam, Nam đế ở
                                    Điều này sách trời đã ghi rõ
                                    Giặc càn sao vẫn sang xâm phạm
                                    Bay phải chịu đòn thất bại to

        Được động viên, quân ta đánh càng mạnh. Quân giặc thiệt hại rất nặng. Sau trận đánh này, quân Tống bị quân ta vây chặt ở bờ bắc sông Cầu trong 40 ngày liền. Quân Tống sang Việt Nam 10 vạn, bị chết 8 vạn, chỉ còn 2 vạn; 20 vạn phu cũng chết một nửa, 1 vạn ngựa thì còn hơn 3 nghìn. Lương ăn cũng đã cạn. Quân Tống ở cái thế, không thể tiếp tục chiến tranh được nữa.

        Biết quân Tống đã cùng đường, Lý Thường Kiệt mở đường cho giặc: "Dùng biện sĩ để bàn hòa, khiến tướng giặc phải buông vũ khí, quân ta đỡ tốn xương máu mà giữ yên xã tắc”. Ông đưa tin cho địch: "Rút quân về thì giao hảo".

        Tướng Tống là Quách Quỳ buộc phải nhận lời Lý Thường Kiệt, xin rút quân về nước. Tuy đình chiến, nhưng quân Tống vẫn sợ; mấy vạn người nửa đêm ù té chạy khỏi chiến trường, không dám để quân ta biết. Thấy thế, quân ta không truy kích, để cho chúng rút chạy an toàn.

        Nhưng giặc sợ mà vẫn chưa hết tham. Dọc đường chạy về nước, bọn chỉ huy quân Tống để một số tướng sĩ ở lại chiếm giữ mấy châu vùng biên giới của ta. Biết vậy, nhưng ta không cho quân đuổi theo đánh chiếm lại ngay. Ta chủ trương để cho đạo quân Tống xâm lược rút về nước, chấm dứt chiến tranh, sau sẽ thu hồi những vùng đất giặc còn giữ bằng đàm phán ngoại giao kết hợp với uy hiếp quân sự.

        Khi đại quân của giặc đã rút đi, Lý Thường Kiệt cho quân lên thu hồi bốn châu vùng biên giới mà chúng còn chiếm đóng. Thấy quân ta tới, quân giặc ở đây cũng rút hết. Riêng châu Quảng Nguyên (Cao Bằng) có nhiều mỏ vàng, mỏ bạc, nhà Tống không muốn trả. Lý Thường Kiệt một mặt cho quân đóng uy hiếp bên ngoài Quảng Nguyên, phao tin sẽ đánh vào Quảng Nguyên, một mặt ông cùng triều đình cho sứ sang Tống đàm phán. Đầu năm 1078, một sứ bộ của nhà Lý do Đào Tôn Nguyên dẫn đầu đem 5 con voi tặng vua Tống và đòi lại châu Quảng Nguyên. Thấy sứ bộ ta sang, đem quân, đem voi vào đất Tống, vua tôi nhà Tống e ngại nên đã chỉ thị cho các địa phương mà sứ ta đi qua: "Sứ Giao Chỉ tiến tới Kinh, vì chúng mới cướp ta, nên phải lo đề phòng. Khi còn ở dọc đường cũng như khi tới Kinh, hễ chúng ra vào phải cắt người theo dõi, xem xét".

        Tháng 10 năm 1078, sứ bộ Đào Tôn Nguyên tới Kinh đô nhà Tống, vào gặp vua Tống. Thấy cái thế không thể giữ được, vua Tống phải nhận lời trả lại châu Quảng Nguyên cho ta khi ta trả lại cho nhà Tống những tù binh ta đã bắt trên đất họ và trên chiến trường nước ta.

        Sứ ta ra về. Triều đình nhà Lý nhận lời trả tù binh cho nhà Tống. Cuối năm 1079, ta trả cho nhà Tống 221 tù binh. Vua Tống đành phải bằng lòng và chỉ thị cho quan lại của họ ở Quảng Tây phải nhận tù binh và trả Quảng Nguyên cho ta. Những kẻ tham lam, hiếu chiến nhà Tống rất tiếc. Họ chê trách, mỉa mai vua Tống:

                                    Nhân tham Giao Chỉ tượng
                                    Khước thất Quảng Nguyên kim.

        Dịch là:

                                    Vua tham voi Giao Chỉ
                                    Nên mất vàng Quảng Nguyên.


        Thật ra vua tôi triều đình Tống lúc ấy cũng tiếc lắm. Nhưng thế không lấy được, đành phải trả. Không những phải trả những đất mới chiếm giữ trong chiến tranh, mà mấy năm sau, vì ta đòi rát quá, nên nhà Tống còn phải trả cho ta tất cả vùng đất sáu huyện gần biên giới mà họ đã chiếm đoạt từ trước khi có chiến tranh.

        Nhà Tống phải nhượng bộ ta, vì do gây sự với ta mà họ đã thiệt hại rất lớn. Riêng về cuộc tiến công sang nước ta, nhà Tống chi mất 5 triệu đồng, 19 lạng vàng, chết gần 1 vạn ngựa, quân sống sót trở về chỉ còn hơn 2 vạn; như vậy là khoảng 20 vạn quân chết trận ở Đại Việt, cộng với hơn 10 vạn quân bị ta tiêu diệt trên đất Tống. Ta phá hủy hơn 10 thành trại trên đất Tống, bắt rất nhiều tù binh, thu rất nhiều chiến lợi phẩm. Từ sau những chiến thắng to lớn của ta lần này, trong suốt hai trăm năm sau, tức là cho tới khi triều Tống mất nước, họ không dám xâm lược, lấn chiếm nước ta. Quan hệ ngoại giao giữa ta và nhà Tống trở lại bình thường.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2016, 11:36:08 pm »


Chương ba

NGOẠI GIAO TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC THỜI TRẦN
(thế kỷ XIII)

         Nói đến lịch sử ngoại giao thời đại tiếp theo thời Lý, tức thời nhà Trần thì chủ yếu là nói đến những hoạt động ngoại giao của triều đình nhà Trần trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống quân Nguyên xâm lược kể từ ngày chúng mới đe dọa ngoại giao tới sau khi chiến tranh kết thúc, không phải tiến hành ngoại giao hòa bình để xin lại tù binh. Về quân sự, dân tộc ta ba lần đánh thắng quân Nguyên. Về ngoại giao, dân tộc ta cũng kiên trì dũng cảm đấu tranh với địch và đã giành nhiều thắng lợi quan trọng, góp phần không nhỏ vào những chiến thắng chống xâm lược vô cùng vĩ đại của dân tộc ta vào thời Trần.

        I. ĐE DỌA NGOẠI GIAO VÀ TRẤN ÁP NGOẠI GIAO

        Ở nước ta, đầu thế kỷ XIII, nhà Trần lên cầm quyền thay thế nhà Lý, quan hệ đối ngoại với nhà Tống vẫn tiếp tục bình thường, mặc dầu có dấu hiệu trục trặc lúc ban đầu. Nhà Trần được thiết lập đầu năm 1226. Nhà Tống (Trung Quốc) không chấp nhận quan hệ ngoại giao với nhà Trần, ý muốn kiếm chuyện với ta, nhưng còn do dự, vì sự thất bại của nhà Tống thời Lý Thường Kiệt còn ám ảnh vua tôi nhà Tống, chưa quên được.

        Năm 1229, Trần Thái Tông cho sứ sang Tống cầu phong. Nhà Tống không đáp lại. Nhà Trần không cần và cũng không có quan hệ gì thêm. Nhưng Tống cũng không yên ổn để có thái độ trịch thượng lâu dài đối với ta. Đến năm 1232, người Mông Thát đã bắt đầu xâm lược Trung Quốc, sau đó thống trị Trung Quốc, lập nên triều đại nhà Nguyên. Trước hết họ đánh phá nước Kim, lúc ấy là một nửa lãnh thổ Trung Quốc về phía bắc. Năm 1234, Mông Thát chiếm đóng cả nước Kim và bắt đầu đe dọa nước Tống, lúc ấy là nửa phía nam Trung Quốc.

        Năm 1234, Mông Thát cho hai đạo quân tiến đánh Tống, một đạo đánh xuống Tương Dương, Phàn Thành; một đạo tiến xuống Thành Đô (Tứ Xuyên). Đầu năm 1236, Mông Thát đánh Thành Đô. Cuối năm 1236, nhà Tống phải đặt quan hệ giao hảo với nhà Trần, họ cho sứ mang các thư phong vương cho vua Trần. Sự giao hảo vội vàng của nhà Tống với ta cho thấy những lo ngại của họ trước cuộc chiến tranh xâm lược ồ ạt của Mông Thát vào đất Tống và chung quanh đất Tống. Cho sứ sang gấp nước ta, nhà Tống muốn tranh thủ quan hệ hữu hảo với ta, phòng trước sự tiếp xúc của Mông Thát với ta, có thể bất lợi cho Tống.

        Hành động thân thiện của nhà Tống là một bảo đảm cho ta không có gì phải lo đối phó với Tống, mà cái chính phải lo tính lúc ấy là cuộc xâm lược của Mông Thát đang ngày càng mở rộng và tiến sâu xuống phía nam. Những biến động trên đất Tống, do sự thâm nhập của quân Mông Thát, có thể ảnh hưởng tới nền an ninh biên giới nước ta. Và cũng rất có thể Mông Thát đưa chiến tranh xâm lược của chúng vào nước ta. Cho nên về đối ngoại lúc này, ta phải lo đối phó với Mông Thát là chủ yếu.

        Từ năm 1236, sau khi đánh Thành Đô, quân Mông Thát tiến dần xuống phía nam, thường cho du binh đột nhập vùng Quảng Đông, Quảng Tây cướp phá rồi rút đi, gây tình hình rối ren cao độ ở miền nam nước Tống. Giặc cướp nổi lên khắp nơi, quan, tướng nhà Tống ở đây không sao trấn trị được.

        Cuối năm 1240, giặc cướp trên đất Tống tràn qua biên giới vào vùng Lạng Giang (tức Lạng Sơn) giết người cướp của. Viên quan trấn thủ Lạng Giang đưa tin cáo cấp triều đình. Đây chưa phải là giặc Mông Thát mà là người nước Tống, một nước còn quan hệ thân thiện với ta. Triều đình nhà Trần có thái độ và phương hướng xử trí thích đáng, cương quyết không dung thứ mọi hành động xâm lấn từ bên ngoài, bất luận kẻ xâm lấn là ai. Sử cũ ghi: "Nhà vua sai thị thần là Bùi Khâm đi trù liệu sắp xếp việc này", "đi chỉnh lý công việc biên thùy ở mặt bắc". Thực chất của sự việc là Bùi Khâm được lệnh cầm quân lên Lạng Giang dẹp giặc và củng cố biên phòng.

        Một năm sau (1241), giặc cướp bên Tống lại tràn sang cướp phá miền biên giới nước ta. Triều đình nhà Trần cho đốc tướng Phạm Kính An đem quân lên biên giới đánh giặc. Chính vua Trần lúc ấy là Trần Thái Tông cũng tự cầm đầu một đạo quân, theo đường thủy tiến ra vùng biển Quảng Ninh. Vua Trần đưa quân vượt biên thùy, sang hẳn đất Tống để đánh giặc cướp trên suốt một dải ven biển, từ trại Vĩnh Bình lên Khâm Châu, Liêm Châu rồi mới trở về. Hành động quân sự này của vua Trần vừa giúp Tống đánh dẹp giặc cướp, bảo đảm an ninh miền biên giới nước ta vừa tạo điều kiện cho vua Trần và các tướng lĩnh đi cùng hiểu sâu hơn tình hình quân dân Tống, thấy được tận mắt khả năng tiến triển của cuộc chiến tranh Mông - Tống, từ đó định ra sách lược của ta để đối phó với cả hai bên Mông và Tống, khi chiến tranh lan tới biên giới nước ta.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2016, 11:36:35 pm »


        Tình hình an ninh ở miền nam nước Tống ngày càng xấu. Quan lại nhà Tống vùng này bất lực. Quân ta rút về thì giặc cướp lại hoành hành, lại xâm phạm biên giới nước ta. Nhà Trần thấy cần phải hành động mạnh mẽ, kiên quyết hơn. Năm 1242, vua Trần cho tướng đưa quân lên đóng tại lộ Bằng Tường thuộc đất Tống, cách biên giới nước ta chừng vài chục ki-lô-mét. Khi quân của triều đình nhà Tống xuống đảm nhiệm được việc giữ gìn trật tự miền biên giới thì quân ta rút về.

        Do đấy miền biên giới nước ta và Tống tạm yên. Nhưng miền biên giới nước ta giáp Vân Nam thì dần dần biến động nghiêm trọng.

        Vân Nam thời đó chưa phải là đất Trung Quốc, mà là lãnh thổ của một số dân tộc độc lập, trong đó có nước Đại Lý ở liền sát biên giới nước ta. Giữa ta và Đại Lý trải mấy trăm năm, quan hệ biên giới được duy trì tốt. Nếu Mông Thát đánh chiếm Đại Lý thì miền biên giới nước ta giáp Đại Lý sẽ bị uy hiếp nghiêm trọng. Mà Đại Lý mất nước là điều không tránh được. Quân Mông Thát đánh Vân Nam từ năm 1253. Tới năm 1257, vùng Vân Nam về cơ bản đã nằm dưới quyền thống trị của quân xâm lược và nước ta bắt đầu chung đường biên giới với Mông Thát ở mạn tây bắc. Ngay năm đó (1257), vừa chiếm đóng được Vân Nam, tướng Mông Thát là Ngột Lương Hợp Thai vội cho sứ sang triều đình nhà Trần, lấy biện pháp đe dọa ngoại giao để mở đường xâm lược nước ta.

        Tháng 9 năm 1257, sứ của Ngột Lương Hợp Thai tới trước cửa ải nước ta. Sử cũ ghi "Tháng tám năm Đinh Tỵ (khoảng tháng 9 năm 1257), chủ trại ở Quy Hóa là Hà Khuất cho chạy trạm về triều tâu là có sứ Nguyên tới".

        Được tin báo, triều đình nhà Trần lệnh cho sứ nhập cảnh và đưa sứ vào triều. Sử cũ không ghi chi tiết gì về việc sứ Nguyên, tức sứ Mông Thát tới Thăng Long. Nhưng quân giặc vốn ỷ vào sức mạnh áp đảo của chúng, thường dùng đe dọa ngoại giao kết hợp với tiến công quân sự để lấy thành, cướp nước của người. Trải mấy chục năm đánh đông cướp tây mỗi khi quân Mông Thát cho sứ đi tới đâu thì nơi đấy thường khiếp sợ, cúi đầu dâng đất xin hàng hoặc xưng thần nộp cống. Nhưng sứ Mông Thát tới Đại Việt tình hình lại không thế. Mông Thát dùng đe đọa ngoại giao để vào Đại Việt thì Đại Việt lấy trấn áp ngoại giao đáp lại. Triều đình nhà Trần đã tống giam bọn sứ Mông Thát.

        Thấy sứ đi không về, Ngột Lương Hợp Thai không khỏi chột dạ và bực tức, nhưng cũng không dám vội vã ra quân. Viên tướng này cho sứ sang ta lần thứ hai, hy vọng có thể đe dọa dụ hàng được ta, để chúng đỡ hao binh tổn tướng. Nhưng sứ đi lần thứ hai, tới được Thăng Long, cũng bị tống giam như bọn sứ lần thứ nhất.

        Thấy thất bại về ngoại giao, Ngột Lương Hợp Thai quyết định tiến công quân sự Đại Việt. Nhưng, khi đưa quân tới biên giới, Ngột Lương Hợp Thai lại cho sứ sang ta. Lần này tập trung quân ở biên giới làm áp lực cho đe dọa ngoại giao, Ngột Lương Hợp Thai tưởng rằng dân tộc ta sẽ phải khiếp sợ, khuất phục, đầu hàng. Nhưng không, sứ giả của nhà Mông Cổ sang ta lần thứ ba cũng không gì may mắn hơn, cũng bị đưa vào giam trong ngục như những sứ giả của hai lần trước. Đe dọa ngoại giao thất bại, không có kết quả gì mà lại mất người, mất cả uy danh, Ngột Lương Hợp Thai đưa quân vượt biên giới Vân Nam đánh sang ta.

        Nhà trần chủ trương để cho giặc vào thẳng Thăng Long. Nhưng tuy vào được Thăng Long mà giặc lại khiếp sợ. Chúng không ngờ Thăng Long là Quốc đô mà lại bỏ ngỏ, không một bóng người. Lùng sục khắp - nơi, chúng chỉ thấy mấy tên sứ giả của chúng bị trói nằm trơ trong nhà ngục. Hăm hở tiến đánh Thăng Long để cướp giết, nhưng vào được Thăng Long thì lương không, người vắng. Đưa quân vào đóng trong một kinh thành trống rỗng, không người, không lương ăn, là họa lớn của các đạo quân viễn chinh xâm lược. Chúng phải đưa quân ra đóng ở ngoài thành Thăng Long. Nhưng dù ở trong thành hay ngoài thành, giặc cũng đã sa vào cái thế cô quân trong một vùng thành không, nhà trống. Lương ăn năm bảy ngày đã cạn. Lương cạn thì quân đói. Quân đói thì không còn làm gì được nữa. Ngột Lương Hợp Thai phải từ bỏ mọi mưu đồ quân sự, phải vận dụng ngoại giao cầu hòa, để được đem quân an toàn trở về nước.

        Triều đình nhà Trần không chấp nhận lời cầu hòa của giặc, cho trói sứ đuổi về trại giặc. Quân ta tổ chức một trận tập kích lớn, đánh vào toàn bộ quân giặc. Giặc không chống đỡ nổi, thiệt hại nặng, phải dồn toàn lực đem tàn quân chạy về nước.

        Nhưng không phải vì thua trận như thế mà quân Mông Cổ từ bỏ mưu đồ xâm lược nước ta. Với bản chất hung hãn, hiếu chiến, đối với các nước ngoài, quân Mông Cổ chỉ có đánh phá, xâm lược; xâm lược một lần không được thì xâm lược lần thứ hai, thứ ba; không giao hảo, hữu nghị với một nước nào, một dân tộc nào. Đối với nước ta, quân Mông Cổ tất nhiên không đi ra ngoài đường lối đối ngoại bạo ngược đó. Mục tiêu xâm lược của chúng lúc ấy là chiếm đóng toàn bộ Trung Quốc. Vân Nam hay Đại Việt chỉ là tiện đường đánh thì đánh. Đánh chưa được thì hãy để đấy nhưng không bỏ hẳn. Chúng sẽ thường xuyên tiếp xúc với ta. Tiếp xúc để dò xét tình hình, để đe dọa, uy hiếp, ép buộc ta quy phục, làm nhụt tinh thần, nhuệ khí của ta, tạo điều kiện thuận lợi cho một cuộc chiến tranh xâm lược sau. Vì vậy địch chủ động hòa hoãn và đặt quan hệ ngoại giao chặt chẽ với ta.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2016, 11:37:24 pm »


        II. NGOẠI GIAO HÒA HOÃN VỚI QUÂN XÂM LƯỢC

        Ngay sau khi đem quân từ Thăng Long chạy về tới Vân Nam, Ngột Lương Hợp Thai lập tức cho sứ sang nước ta. Triều đình nhà Trần cho sứ Mông Cổ vào Thăng Long, nhưng không thỏa thuận điều gì. Khi sứ Mông Cổ về, nhà Trần cũng cho một sứ bộ sang gặp Ngột Lương Hợp Thai ở Vân Nam . Và mặc dầu hòa hoãn với quân Mông Cổ, nhà Trần vẫn giao hảo với nhà Tống. Cùng một lúc với việc cho sứ sang gặp Ngột Lương Hợp Thai, nhà Trần cũng cho sứ sang Tống, thông báo cho Tống biết ta đánh thắng quân Mông Cổ, ngăn chặn không cho quân Mông Cổ qua Đại Việt, vào đất Tống, giúp Tống tránh được một mũi tiến công của quân Mông Cổ vào sau lưng họ.

        Quân Mông Cổ ở Vân Nam tiếp tục cho sứ sang ta. Ngột Lương Hợp Thai cho sứ đem một bức thư tới nhà Trần. Thư viết rất ngạo nghễ, đại ý như sau:

        “Trước ta sai sứ sang thông hiếu, các người giữ không cho về. Ta phải ra quân năm ngoái, Quốc chúa người phải chạy ra thảo dã. Ta lại sai sứ đi chiêu dụ trả nước cho, ngươi lại trói sứ của ta đuổi về. Nay đặc sai sứ sang dụ dỗ: như các ngươi thực tâm nội phụ thì Quốc chúa phải thân đến. Nhược bằng không sửa lỗi, hãy nói ta rõ”.

        Ngột Lương Hợp Thai muốn lấn dần, cho sứ sang đòi vua Trần vào chầu là một hình thức phiên thần lệ thuộc mà các vua Đại Việt không hề làm với bất cứ một triều đại phương Bắc nào. Cố nhiên là vua Trần bác bỏ yêu sách đó.

        Mấy tháng sau, Ngột Lương Hợp Thai lại cho sứ sang Đại Việt lần thứ hai. Vua Trần nói dứt khoát rằng vua Trần không sang chào vua Nguyên. Các tướng Nguyên ở Vân Nam đành chịu. Nhưng chúng vẫn duy trì các quan hệ ngoại giao với nước ta. Về phía ta, nhà Trần cũng cho người qua lại giao dịch với Mông Cổ ở Vân Nam, mục đích chủ yếu là để tìm hiểu tình hình nội bộ chúng và theo dõi những diễn biến chiến tranh giữa Mông Cổ và Tống.

        Đầu năm 1261, triều đình Mông Cổ chính thức quan hệ với ta. Vua Mông Cổ là Hốt Tất Liệt cho một sứ bộ ngoại giao sang ta. Sứ bộ đi sáu tháng tới Thăng Long, trao vua Trần chiếu thư của Hốt Tất Liệt, đại ý như sau:

        "…Mới đây, thứ thần ở nước Đại Lý là an phủ sứ Nhiếp Chỉ Mạch Đinh chạy trạm dâng biểu nói nước khanh có thành ý hướng phong mộ nghĩa. Nghĩ khanh trước kia, thời tiên triều, đã từng thần phục, từ xa cống phương vật, nên ban chiếu chỉ dụ các quan liêu sĩ thứ nước khanh phải áo mũ, điển lệ, phong tục, vẫn y theo cựu chế của nước mình, không phải thay đổi. Cũng như nước Cao Ly mới đây sai sứ sang hỏi, đã xuống chiếu cho hết thảy đến theo lề ấy. Ngoài ra, ta đã cấm các biên tướng ở Vân Nam không được thiện tiện đưa binh lấn cướp biên giới, quấy nhiễu nhân dân nước khanh. Các quan liêu sĩ thứ nước khanh cứ yên ổn làm ăn như trước. . . ".

        Thế của quân Mông Cổ chưa thể xâm lược ta được nên Hốt Tất Liệt phải tiếp tục quan hệ hòa hoãn với ta. Nhưng mưu đồ lợi dụng mối quan hệ hòa hoãn để thực hiện dã tâm mua chuộc, dụ dỗ nước ta làm thuộc quốc của chúng đã lộ rõ.

        Lúc này thế của nước ta là thế một nước nhỏ nhưng mạnh. Về quân sự, ta đã đánh thắng một bước quân Mông Cổ. Về ngoại giao, ta không nhượng bộ trước những hạch sách, hống hách và mọi mưu đồ của chúng. Hốt Tất Liệt muốn lừa ép nước ta làm thuộc quốc, nhưng lại sợ quân dân ta phản ứng, có thể phản ứng cả về quân sự, nên cuối chiếu thư phải lèo thêm một câu là: "đã cấm các biên tướng ở Vân Nam không được thiện tiện đưa binh lấn cướp biên giới. . . " để xoa dịu sự bất bình của quân dân ta.

        Khi sứ Mông Cổ về nước, triều đình nhà Trần về mặt ngoại giao cũng cho một sứ bộ sang thông hiếu. Nhưng về mặt quân sự, triều đình nhà Trần và quân dân ta đã ở tư thế sẵn sàng chiến đấu chống giặc xâm lược. Trong khi sứ ta sang Vân Nam thì nhà Tống cho sứ sang đem chiếu thư phong vua Trần Thánh Tông làm An Nam Quốc vương và phong Thượng hoàng Trần Thái Tông làm Đại vương. Có thể nhà Tống biết nhà Trần giao thiệp với Mông Cổ nên vội làm việc này để tỏ tình thân thiện, mong giữ được quan hệ láng giềng tốt với ta.

        Khoảng tháng 9 năm 1262, sứ bộ ta sang kinh đô Khai Bình. Lúc này, Mông Cổ chưa mở rộng được cuộn chiến tranh xâm lược của chúng vào Trung Quốc, nên còn đóng đô tại Khai Bình (thuộc khu tự trị Nội Mông ngày nay). Đây là lần đầu tiên sứ bộ ta trực tiếp giao thiệp với triều đình Mông Cổ. Buổi đầu, để mua chuộc ta, Hốt Tất Liệt gửi tặng vua Trần ba tấm gấm tây cẩm và sáu tấm gấm kim thục.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2016, 11:37:51 pm »


        Tháng 10 năm 1262, khi sứ ta trở về, Hốt Tất Liệt cũng cho một sứ bộ sang ta, đem sắc phong vua Trần làm An Nam Quốc vương và đưa chiếu thư đòi hỏi ta nhiều thứ. Nội dung chiếu thư như sau: “Khanh đã gửi đồ lễ nhận làm bề tôi, vậy bắt đầu từ năm Trung Thống thứ tư (1263), cứ ba năm một lần, chọn nho sĩ, thầy thuốc cùng người thông âm dương bói toán, các hạng thợ, mỗi loại ba người, đem đến cùng với các thứ: dầu tô hợp, quang hương, vàng bạc, chu sa, trầm hương, đàn hương, tê giác, đồi mồi, trân châu, ngà voi, vải trắng...” (Nguyên sử, q.209, An Nam truyện. tờ 3a).

        Hốt Tất Liệt phong vương cho vua Trần là có dụng ý ràng buộc vua Trần thành chư hầu, chịu sự khống chế của hắn về mọi mặt. Nhưng đối với nhà Trần, triều Tống hay triều đình Mông Cổ phong vương hầu không có ý nghĩa gì. Các vua Trần không bao giờ quan tâm đến việc cầu phong của các triều đình phương Bắc. Một nhà sử học thời trước là Phan Huy Chú trong sách Lịch triều hiến chương loại chí đã nhận định: "Các vua Trần được nhường ngôi, chưa từng cầu phong ở Trung Quốc” (Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, q.46, Bang giao chí). Và ở một đoạn khác trong sách này, Phan Huy Chú có nhận định: "Đến nay, phong vương thì Mông Cổ phong trước, nhà Tống phong sau. Đó cũng chỉ là tùy hai nước ấy tự sai sứ sang, nước ta chưa từng đưa thư trước cầu phong với hai nước ấy” (Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, q.46, Bang giao chí).

        Còn những yêu sách nhũng nhiễu của Hốt Tất Liệt ghi trong chiếu thư thì nhà Trần bác bỏ.

        Tuy vậy, Mông Cổ vẫn tiếp tục quan hệ với ta, giữ thái độ hòa hoãn, nhưng lúc thì yêu sách cái này, lúc lại yêu sách cái khác, hoặc cho sứ sang ta một cách bất thường để thúc ép, dọa dẫm, muốn gây cho ta một tâm lý hoang mang, khiếp sợ chúng. Về phía ta, yêu sách nào, sứ nào của chúng, ta cũng không quan tâm. Sứ sang rồi sứ lại về. Nhà Trần không giải quyết bất cứ việc gì theo ý muốn của chúng. Nhà Trần chỉ trích, bắt bẻ cả những hành động bất nhất của Hốt Tất Liệt. Đối với sứ Mông Cổ vị nào tỏ ra biết điều, ta tiếp đãi mềm dẻo, ân cần, tên nào vô lễ ngông nghênh, hống hách, ta thuyết phục; thuyết phục không nghe thì ta thẳng tay răn đe, làm cho chúng mất ngông nghênh, hống hách.

        Tháng 3 năm 1266, nhân có sứ Mông Cổ sang ta trở về nước, ta cũng cho một sứ bộ sang từ chối mọi yêu sách của Hốt Tất Liệt. Hốt Tất Liệt đành chịu. Nhưng chỉ ba ngày sau khi sứ ta về nước, Hốt Tất Liệt lại đưa sang ta sáu yêu sách nặng nề hơn:

             1- Vua Trần phải sang chầu.

             2- Vua Trần phải cho con hay em sang ở tại triều đình Mông Cổ làm con tin.

             3- Phải kê khai dân số nộp cho Mông Cổ.

             4- Phải chịu các quân dịch của Mông Cổ.

             5- Phải nộp phú thuế cho Mông Cổ.

             6- Phải để cho Mông Cổ đặt đạt lễ hoa xích, tức đặt quan lại người Mông Cổ để thống trị nước Đại Việt.

        Những yêu sách thật là hống hách. Hốt Tất Liệt muốn bằng uy hiếp ngoại giao biến nước ta thành thuộc quốc, hoặc hơn thế, thành một địa phương trong lãnh thổ thuộc quyền thống trị của hắn.

        Hai tháng sau, Hốt Tất Liệt lại gửi một chiếu thư khác, đòi vua Trần phải nộp những lái buôn người Hồi Hột (tức người Uy Gua) ở nước ta, lấy lý do là “muốn hỏi về tình hình Tây Vực”.

        Gần một năm sau, tức tháng 10 năm 1268, Hốt Tất Liệt cho Hốt Lung Hải Nha, người Mông Thát đi sứ sang Việt Nam, cho tên Trương Đình Trân, người Hán, làm phó sứ. Bọn Hốt Lung Hải Nha đem chiếu thư một lần nữa đòi vua Trần phải nộp lái buôn Hồi Hột, và chúng còn đòi một điều không ghi trong chiếu thư là ta phải nộp mấy con voi lớn. Khi tới Đại Việt, viên phó sứ người Hán là Trương Đình Trân ngạo nghễ đòi vua Trần phải tiếp theo lễ đối với “vương ân", tức là tiếp theo lễ như đối với người ngang hàng vua.

        Để trừng vị viên phó sứ láo xược này, vua Trần cho đưa Trương Đình Trân tới ở riêng một nơi, gần như giam lỏng, lúc nào cũng có vệ binh tuốt gươm trần vây quanh. Bấy giờ đương mùa nắng. Trương Đình Trân khát, xin nước uống. Vệ binh đem nước sông, vừa nóng vừa đục tới cho uống. Hắn xin nước giếng. Vệ binh không cho, lấy cớ nước giếng thường có thuốc độc chết người. Trương Đình Trân phải khẩn khoản xin: "Tôi tự yêu cầu, có chết cũng không dám oán hận". Bấy giờ vệ binh mới lấy nước giếng cho uống. Thái độ hống hách, láo xược của Trương Đình Trân phải nhụt hẳn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2016, 11:38:12 pm »


        Bọn Hốt Lung Hải Nha sang ta lần này có hai yêu sách chính: một là đòi nộp lái buôn Hồi Hột, hai là đòi cống voi.

        Về yêu sách thứ nhất, triều đình nhà Trần cương quyết không trao người Hồi Hột và cũng không cho sứ Mông Cổ và người Hồi Hột đã ở nước ta được gặp nhau. Tại sao Hốt Tất Liệt nằng nặc đòi nộp lái buôn Hồi Hột như vậy? Vốn là từ thời Thành Cát Tư Hãn, các lái buôn Hồi Hột đã trở thành những tình báo đắc lực của bọn vua chúa Mông Cổ hiếu chiến. Lái buôn Hồi Hột đi khắp các nơi, tới nước nào chúng cũng dò xét tình hình nước đó để báo về cho bọn vua chúa Mông Cổ. Vai trò tình báo của lái buôn Hồi Hột đã nổi rõ trong lịch sử chiến tranh xâm lược của Mông Cổ từ hàng nửa thế kỷ trước. Chắc chắn triều đình nhà Trần biết rõ điều đó nên rất cảnh giác với những hành động của bọn lái buôn Hồi Hột, đã nghiêm cấm không cho lái buôn Hồi Hột tiếp xúc với các sứ thần, và không cho lái buôn Hồi Hột sang Mông Cổ.

        Về yêu sách thứ hai là đòi voi, tuy không có gì quan trọng lắm nhưng triều đình nhà Trần cũng bác bỏ. Bọn Hốt Lung Hải Nha, Trương Đình Trân đành về không. Triều đình nhà Trần bác bỏ những yêu sách của bọn hiếu chiến, nhưng vẫn đường hoàng giao thiệp với chúng. Khi bọn Hốt Lung Hải Nha về, vua Trần cho một phái bộ đi cùng đem thư của vua Trần gửi Hốt Tất Liệt, nói rõ là không chấp nhận những yêu sách của hắn. Hốt Tất Liệt nhận thư của vua Trần cũng đành chịu.

        Đối với nước lớn, với kẻ hiếu chiến hung hãn bậc nhất của thời đại, thái độ của Tổ tiên ta thời Trần thật hiên ngang, dũng cảm, ngoại giao thật rắn rỏi.

        Cuối năm 1270, sau khi các sứ Hốt Lung Hải Nha, Trương Đình Trân về nước, Hốt Tất Liệt đưa thư sang triều đình nhà Trần trách: nhận chiếu thư không lạy, tiếp sứ không theo lễ vương ân và đòi: nộp voi cùng các đồ uống khác. Vua Trần không trả lời. Năm 1271 nhà Nguyên (Nhà Nguyên thành lập năm 1271) lại cho sứ sang trách móc, yêu sách đòi vua Trần vào chầu. Vua Trần đưa thư cho sứ Nguyên cầm về bác bỏ mọi đòi hỏi, bắt bẻ của vua Nguyên. Từ đây cho tới hết năm 1275, quan hệ giữa ta và nhà Nguyên cũng chỉ như vậy thôi. Nhà Nguyên chưa thể dùng vũ khí đe dọa ta, vì Nguyên chưa đánh chiếm được hẳn toàn bộ Trung Quốc và còn bận tổ chức cai trị ở những vùng đất đã chiếm đóng. Tới đầu năm 1276, Nguyên đã đánh chiếm gần hết đất nước Trung Quốc, tiến xuống gần biên giới đông bắc nước ta. Do đấy, thái độ của Hốt Tất Liệt trong quan hệ ngoại giao với ta cũng đổi khác, bắt đầu gay gắt, trắng trợn hơn trước.

        Đầu năm 1276, sứ của ta là Lê Khắc Phục và Lê Túy Kim sang triều Nguyên từ chối sáu điều yêu sách của nhà Nguyên, bị vua Nguyên Hốt Tất Liệt bắt giam, không cho về. Cũng đầu năm 1276, vua Trần cho người sang Long Châu (đất Tống) gần biên giới nước ta, mượn tiếng đi mua thuốc, để tìm hiểu tình hình chiến tranh giữa Tống và Nguyên. Tống sắp mất cả nước. Năm 1277, Thượng hoàng Trần Thái Tông chết, vua Trần Thánh Tông cho hai đại phu là Chu Trọng Ngạn và Ngô Đức Thiệu sang Nguyên báo tin và cũng để thăm dò thái độ của Nguyên. Thông thường, thời xưa, trong quan hệ ngoại giao giữa các nước, khi vua nước này chết thì vua nước kia cho sứ thay mặt mình sang làm lễ viếng. Nhưng Hốt Tất Liệt ngang ngược, thô bạo, không làm thế, không chia buồn, phúng viếng mà còn giữ sứ bộ Chu Trọng Ngạn không cho về.

        Như vậy là liên tiếp hai sứ bộ của ta bị Hốt Tất Liệt giữ lại. Nhưng triều đình nhà Trần bình tĩnh, không nao núng. Sứ của ta bị giữ hàng năm, thế mà triều đình nhà Trần vẫn lặng thinh, như không có chuyện gì.

        Thấy việc giữ sứ không có kết quả, năm 1278 Hốt Tất Liệt phải để sứ bộ Lê Khắc Phục, Lê Túy Kim bị giữ từ đầu năm 1276 trở về nước, cùng đi với sứ bộ ta có một sứ bộ của Hốt Tất Liệt sang Đại Việt để thúc ép vua Trần vào chầu. Đi gần tới biên giới, sứ Nguyên đưa tin sang yêu cầu ta cho quan quân lên đón chúng từ biên giới.

        Từ biên giới, tức từ vùng Lạng Sơn bây giờ, tới kinh thành Thăng Long, đường không xa lắm và dễ đi. Nhưng đối với sứ giặc, ta thường bắt đi quanh co dài ngày, khi luồn rừng, leo núi, khi lội suối, trèo đèo rất vất vả. Sau này, một sứ nhà Nguyên là Trần Phu đã viết về con đường đi sứ ở nước ta như sau:

        "Sứ thần tới nước ấy không được dẫn đi theo những con đường đã có sẵn, mà toàn là đục núi làm đường, quanh co khuất khúc, khi trèo núi, khi lội khe, để cho thấy là đường đi rất xa xôi, nguy hiểm” (Trần Cương Trung: Giao Châu cảo)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2016, 11:38:30 pm »


        Khi sứ nhà Nguyên về nước, ta cũng cho một sứ bộ sang Nguyên, từ chối những yêu sách của vua Nguyên và đòi vua Nguyên trả lại tự do cho những sứ thần của ta bị vua Nguyên giam giữ. Hốt Tất Liệt lại bắt giam sứ của ta và cho sứ Nguyên sang ta lần nữa, một mực đòi vua Trần phải vào chầu. Đoán trước rằng vua Trần vẫn không vào chầu, nên trong chiếu thư gửi vua Trần, Hốt Tất Liệt đưa thêm những điều kiện mới và hăm dọa: "Nếu quả không thể tự thân tới được thì phải lấy vàng thay người, hai hạt châu thay mắt và lấy thêm hiền sĩ, phương kỹ, con trai, con gái, thợ nghề, mỗi loại hai người để thay cho thổ dân. Nếu không, hãy tu sửu thành trì để đợi phán xét " (Nguyên sử, q.209, An Nam truyện)

        Trước những hăm dọa ngày càng hống hách, xấc xược của Hốt Tất Liệt, vua Trần vẫn không vào chầu; vàng thay người, ngọc thay mắt cũng không, mà hiền sĩ, phương kỹ, con trai, con gái, thợ nghề thay dân cũng không. Sứ Nguyên lại về không như mọi lần trước. Để tỏ ra vẫn giữ quan hệ bình thường với nhà Nguyên, khi sứ Nguyên về nước, triều đình nhà Trần cũng cho một sứ bộ sang Nguyên, người đứng đầu sứ bộ là Trần Di Ái, chú họ vua Trần Nhân Tông. Hốt Tất Liệt vội nắm lấy Trần Di Ái làm con bài bù nhìn, để rồi sẽ đưa đường cho chúng đánh chiếm Đại Việt.

        Cuối năm 1281, Hốt Tất Liệt phong Trần Di Ái làm An Nam quốc vương cùng bọn quan lại tùy tùng lập thành một triều đình bù nhìn tay sai của nhà Nguyên và đặt nước Đại Việt làm "An Nam tuyên úy ty", tức một bộ phận trong lãnh thổ của nhà Nguyên. Đầu năm 1282, nhà Nguyên cho quân sang chiếm đóng nước ta, đưa lệnh bắt vua Trần thoái vị và đem bọn bù nhìn Trần Di Ái về nước giúp việc.

        Hốt Tất Liệt ngạo nghễ ra lệnh cho vua Trần thôi làm vua: "Ngươi cáo bệnh không vào chầu, nay cho người được nghỉ để thuốc thang, điều dưỡng. .Ta lập chú ngươi là Di Ái thay ngươi làm quốc vương An Nam, coi quản dân chúng. . . " (An Nam chí lược, q.2). Thật là hống hách .

        Nhưng quân tướng Nguyên và bọn bù nhìn vừa vượt biên giới sang ta thì bị quân ta ở vùng biên giới đánh tan ngay. Vua Nguyên không dám ra quân phục thù, mà chỉ gửi thư trách vua Trần đã giết chú, đuổi sứ, chớ không dám trách là đã "giết An Nam quốc vương Trần Di Ái và đánh đuổi quan lại tướng sĩ sang cai trị An Nam".

        Tháng 8 năm 1283, nhà Trần cho sứ sang Nguyên đòi trả lại những sứ bộ của ta bị giữ lại ở bên Nguyên. Hốt Tất Liệt muốn dụ ta giúp binh lương cho chúng đánh Chiêm Thành nên lập tức trả lại các sứ bị giữ.

        Nhân việc trả lại sứ, Hốt Tất Liệt cho người đem thư sang dụ vua Trần giúp lương và giúp quân. Vua Trần đưa thư trả lời, bác bỏ mọi yêu cầu của hắn. Về giúp quân, thư vua Trần từ chối với lý do “Quy thuận thiên triều đã 30 năm, gươm giáo không dùng đến, quân sĩ đã cho về làm dân đinh". Về lương, vua Trần trả lời: “Nước tôi địa thế gần biển, ngũ cốc trồng không được nhiều. Từ sau khi đại quân rút đi, trăm họ lưu vong, lại thêm lụt hạn luôn, sớm no chiều đói, ăn không đủ”. Vua Trần đã từ chối khôn khéo mà còn vạch tội xâm lược trước đây của chúng.

        Ngoại giao như vậy, tưởng như giữa ta và Nguyên không có việc gì quan trọng lắm, chỉ có sứ qua lại trao đổi về việc giúp quân, giúp lương cho nhà Nguyên đánh Chiêm Thành. Nhưng sự thật thì nhà Trần đã nắm chắc chiến tranh giữa ta và Nguyên sắp nổ ra. Cho nên trong khi trao đổi sứ và thư một cách bình thường, nhà Trần vẫn khẩn trương chuẩn bị đánh giặc.

        Đối với quân Nguyên, Đại Việt như một bức tường thành đã mấy chục năm chặn đứng bước đường chinh phục của chúng xuống miền Đông Nam châu Á, cho nên bọn vua chúa nhà Nguyên lúc nào cũng coi việc đánh chiếm Đại Việt là mục tiêu xâm lược hàng đầu và đã đến lúc chúng thấy cần phải hành động, không thể trì hoãn được nữa.

        Tháng 7 năm 1284, Hốt Tất Liệt phong cho con thứ chín của y là Thoát Hoan làm Trấn Nam vương, có nghĩa là tước vương làm công việc trấn áp phương Nam; hy vọng lần này, với quân đông, tướng giỏi, con hắn sẽ thành công và mộng bá chủ của đế quốc Nguyên Mông ở miền Đông Nam châu Á sẽ thực hiện được.

        Tháng 9 năm 1284, nhà Trần vẫn cho sứ sang Nguyên. Sau đó, khi bên giặc bắt đầu cho quân lên đường tiến xuống nước ta thì bên ta cũng bắt đầu ra quân chờ đánh giặc.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM