Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:01:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ  (Đọc 43779 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2016, 03:52:24 am »


NGUYỄN HUỆ TIẾN QUÂN GIẢI PHÓNG GIA ĐỊNH LẦN THỨ HAI (l782)

        Sau khi thoát khỏi Long Xuyên, Nguyễn Ánh và gia quyến của y lẩn trốn vào rừng và lẻn chạy về phía trường đạo ở Mạc Bắc (thuộc Trà Vinh) mong nương nhờ cố đạo Bá Đa Lộc đang ở đó1. Nhưng Bá Đa Lộc cũng không dám để bọn Nguyễn Ánh ở trong trường đạo, phải giấu Nguyễn Ánh trong một khu rừng gần nhà trường và hàng ngày cho người cố đạo bản xứ Hồ Văn Nghi đem cơm vào rừng cho ăn2. Lối sống ấy không thể kéo dài và đây cũng không phải là nơi an toàn, thoát khỏi sự lùng bắt của quân Tây Sơn, nên Nguyễn Ánh xin cho lẩn chạy ra ngoài hải đảo.

        Bá Đa Lộc đồng ý và cho người đưa Nguyễn Ánh 3 đi về phía sông Khoa Giang (tức sông Ông Đốc, thuộc Bạc Liêu), xuống thuyền chạy ra đảo Thổ Châu (đảo Polllopanjang), cách bờ biển vịnh Xiêm La 200 ki-lô-mét. ở đây, cây rừng rậm rạp, không có người ở, chỉ đôi khi có những thuyền đánh cá qua lại. Cho nên, thời ấy, đảo Thổ Châu có thể là nơi lẩn trốn an toàn cho Nguyễn Ánh.

        Trong khi Nguyễn Ánh lao mình chạy trốn khắp nơi như vậy thì một số tướng lĩnh của nhà Nguyễn còn ẩn náu được ở miền Gia Định. Đỗ Thanh Nhân, thủ lĩnh quân Đông Sơn, trước đây chịu lệnh của Nguyễn Phúc Thuần ra Bình Thuận gặp Chu Văn Tiếp xin quân cứu viện, nhưng việc không thành. Quân cứu viện do Trần Văn Thức chỉ huy đã bị tiêu diệt ngay từ khi còn ở trong địa phận Bình Thuận. Mà quân còn lại của Chu Văn Tiếp thì quá ít không dám tiến xuống Gia Định. Khi thấy dạy quân của Nguyễn Huệ trở về Qui Nhơn, Chu Văn Tiếp mới cho em rể là Lê Văn Quân và một số tùy tướng đi cùng Đỗ Thanh Nhân về Gia Định hoạt động. Đỗ Thanh Nhân và bọn Lê Văn Quân lại tới Ba Giòng là căn cứ cũ của quân Đông Sơn để mộ quân.

        Trong khi mộ quân, Đỗ Thanh Nhân một mặt cho người đi tìm bọn bại tướng của nhà Nguyễn là Nguyễn Văn Hoằng, Tống Phước Khuông, Tống Phước Lương, Dương Công Trừng, Hồ Văn Lân đang lẩn trốn ở các nơi, đem tàn binh về hội quân. Một mặt, Đỗ Thanh Nhân cho quân ra Thổ Châu - đón Nguyễn Ánh về. Cuối tháng Mười năm Đinh Dậu (1777), Nguyễn Ánh về tới nơi. Tháng Một âm lịch, bọn Đỗ Thanh Nhân mở cuộc tiến công vào quân Tây Sơn và đánh chiếm được dinh Long Hồ. Tháng Chạp âm lịch, bọn Đỗ Thanh Nhân đánh chiếm được Gia Định. Các tướng Tây Sơn ở Gia Định phải chạy về Qui Nhơn.

        Tháng Hai năm Mậu Tuất (1778), Nguyễn Nhạc cho quân theo hai đường thủy bộ vào đánh quân Nguyễn. Tổng đốc Tây Sơn là Chu chỉ huy thủy quân tiến vào đánh phá các miền ven sông ở Biên Hòa và Gia Định. Hộ giá Tây Sơn Phạm Ngạn đem bộ binh đánh xuống Biên Hòa. Nhưng cả hai đạo quân đều không thắng lợi. Tới tháng Năm âm lịch, cả hai đạo quân đều rút về Qui Nhơn. Đã mất Gia Định, Tây Sơn lại mất thêm Bình Thuận.

-------------------
        1. Nuuvelles lettres édiiantes et curieuses. Paris, 1818 - 1828, tome VI, introduction, p. LVII.

        2, 3. De la Bissachère: Etat actuel du Tonkin. de la Cochinchine et des royaumes de Cambodge, Laos et Lạc Thổ. Edition Galignan, Paris, 1812, tome II, p. 163. - Ch. B. Maybon: Histoire moderne du pays d'Annam. Librairie Plon, Paris, 1920, pp. 192 - 193. - Cl. E. Maitre: Documents sur Pigneau de Behaine. Revue Indochinoise, 2è semestre, Septembre 1913, n0 9, pp.344 - 347.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2016, 03:54:06 am »


        Nhận thấy chưa thể giải quyết ngay được vấn đề Gia Định và cần phải có thời gian xây dựng hậu phương, tăng cường lực lượng, các lãnh tụ Tây Sơn quyết định ngừng những cuộc tiến công hàng năm vào Gia Định cho tới khi có đầy đủ điều kiện chiến thắng. Về phía đối phương, cũng trong thời gian này, Nguyễn Ánh đã có cơ hội thuận lợi để xây dựng lực lượng và tiến tới mưu đồ tiến công lại nghĩa quân Tây Sơn. Đầu năm 1781, Nguyễn Ánh đã có ba vạn quân thủy bộ, 80 thuyền chiến hạng vừa, 3 thuyền chiến lớn1, 2 chiếc tàu kiểu Âu châu và 3 tàu Bồ Đào Nha do các sĩ quan và thủy thủ Bồ Đào Nha điều khiển, cả 3 tàu này đều đặt dưới quyền chỉ huy của một sĩ quan Pháp là cai cơ Mạn Hòe (Manuel)2. Nhưng vì nội bộ có nhiều xung đột về quyền lợi, địa vị, nên bọn Nguyễn Ánh không đủ sức tiến công quân Tây Sơn. Tháng Ba năm Tân Sửu (1781) Nguyễn Ánh ám sát Đỗ Thanh Nhân, người đã lấy lại đất Gia Định cho hắn, đem hắn từ đảo Thổ Châu về Gia Định, đăt hắn lên ngôi chúa. Đỗ Thanh Nhân đã tô nặn cho Nguyễn Ánh từ một đứa trẻ 16 tuổi trở thành một ông chúa, có quân, có đất, có quyền thống trị. Vậy mà Nguyễn Ánh giết Đỗ Thanh Nhân. Nguyên nhân chỉ vì Nguyễn Ánh lo sợ uy quyền của Đỗ Thanh Nhân sẽ ảnh hưởng không lợi tới địa vị và quyền hành của hắn. Khi Đỗ Thanh Nhân bị giết chết, các thuộc tướng của Đỗ Thanh Nhân và quân Đông Sơn lập tức nổi dậy chống lại Nguyễn Ánh và các tướng lĩnh thân cận của Nguyễn Ánh. Cuộc xung đột đã làm cho cả hai bên hao binh tổn tướng khá nhiều và làm cho lực lượng của Nguyễn Ánh bị suy sút nghiêm trọng.

        Tháng Năm năm Tân Sửu (l781), Nguyễn Ánh cử binh tiến đánh quân Tây Sơn tại Bình Khang (tức Khánh Hoà ngày nay, cách Nha Trang 11 kí-lô-mét).

        Ba đạo quân được điều động. Hai đạo bộ binh do Chu Văn Tiếp và Tôn Thất Dụ chỉ huy, từ Bình Thuận, Phú Yên chuyển sang tiến công. Một đạo thủy quân đo Tống Phước Thiêm, Nguyễn Hữu Thụy, Dương Công Trừng chỉ huy, xuất phát từ Gia Định phối hợp với bộ binh đánh Bình Khang và chặn đánh thuỷ quân ứng cứu của Tây Sơn.

        Quân Nguyễn tiến sát Bình Khang. Đạo Quân Chu Văn Tiếp đóng tại Diên Khánh (cách Bình Khang 2 ki-lô-mét). Đạo quân Tôn Thất Dụ đóng tại Hòn Khói (cách Nha Trang 40 ki-lô-mét). Quân Nguyễn đào công sự, đáp lũy đối diện với quân Tây Sơn3.

        Tại Bình Khang quân Tây Sơn có một đội tượng binh khá lớn. Khi quân Nguyễn tới nơi, chưa kịp khiêu chiến thì quân Tây Sơn đã tiến công trước. Quân Tây Sơn cho toàn đội voi chiến xung trận, quân Nguyễn hoảng sợ, bỏ chạy hỗn loạn. Quân Tây Sơn đuổi đánh dồn đập. Trong tình hình nguy ngập đó, đạo thủy quân của Tống Phước Thiêm ở Gia Định lại không ra được, vì quân Đông Sơn ở Ba Giòng nổi loạn. Quân tướng nhà Nguyễn ở Gia Định cũng đương thất bại nặng nề trước sự tiến công của quân Đông Sơn.

        Thấy không thể ngăn chặn được sức đánh đuổi mãnh liệt của quân Tây Sơn ở Bình Khang, Tôn Thất Dụ đành phải đem tàn quân chạy về Bình Thuận, còn Chu Văn Tiếp thì đem quân theo đường núi chạy về Trà Lang là căn cứ cũ ở Phú Yên để chờ thời cơ hoạt động.

--------------------
        1. Theo giáo sĩ Ginestar trong thư viết từ Sa Đéc năm 1784 thì Nguyễn Ánh có trên 470 thuyền chiến các loại, không kể những tàu Tây do người Pháp và người Bồ Đào Nha chỉ huy (Lorenzo Pérez: tài liệu đã dẫn, tr. 89).

        2. Lorenzo Pérez, tài liệu đã dẫn,  tr. 88.

        3. Đại Nam thực lực, Bản dịch của Viện Sử học, t. II, tr. 37. Đại nam chính biên liệt truyện, sơ tập, q. 6, tờ 23 - 24, có một vài chi tiết khác về việc này. Theo Chính biên liệt truyện thì Chu Văn Tiếp đã về Gia Định từ năm 1780 và trong trận này, Chu Văn Tiếp đã đưa quân từ Gia Định lên Diên Khánh, không phải là từ Phú Yên xuống.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2016, 03:58:21 am »


        Âm mưu đánh chiếm Bình Khang của Nguyễn Ánh như thế là hoàn toàn thất bại.

        Sau thắng lợi Bình Khang, các lãnh tụ Tây Sơn thấy không thể để yên cho Nguyễn Ánh phát triển lực lượng và đặt ách thống trị lâu dài ở Gia Định.

        Tháng Ba năm Nhâm Dần (1782), Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ chỉ huy một đạo bộ binh và một đạo thủy quân1 gồm vài trăm thuyền chiến2 xuất phát từ Qui Nhơn tiến đánh Gia Định. Thủy quân đi thẳng vào cửa biển Cần Giờ.

        Lần này, Nguyễn Ánh đã chuẩn bị sẵn sàng đối phó3. Khi được tin thủy quân Tây Sơn đã tiến vào cửa biển Cần Giờ, Nguyễn Ánh hạ lệnh cho Tống Phước Thiêm đưa thủy quân ra nghênh chiến. Đạo thủy quân này của Nguyễn Ánh gồm hơn 4004 thuyền chiến và có một số tàu của Pháp và Bồ Đào Nha tham dự5. Tống Phước Thiêm dàn thuyền chiến thành hàng ngang ở Ngã Bảy (Thất Kỳ Giang). Kế hoạch của quân Nguyễn là chặn đứng và đánh tan thủy quân Tây Sơn tại Ngã Bảy.

        Nhưng mặc cho thuyền chiến quân Nguyễn bắn chặn dữ dội, thủy quân Tây Sơn đang trên chiều thuận gió, vẫn ào ạt tiến lên và tiến công rất mạnh.

        Nguyễn Huệ chỉ huy thủy quân dũng cảm tiến sát thuyền chiến địch và tung hoả công đánh phá6. Trận thủy chiến diễn ra rất ác liệt. Trước sức mạnh của thủy quân Tây Sơn và tài chỉ huy của Nguyễn Huệ, các thuyền chiến của Nguyễn Ánh phải lui dần. Thủy quân Tây Sơn vẫn bám sát thuyền chiến địch và tập trung hỏa lực bắn phá rất dữ dội. Những tàu Bồ Đào Nha và Pháp đều bỏ chạy7.

        Chỉ còn lại một tàu kiểu châu Âu có 10 đại bác8 do cai cơ9 Pháp Mạn Hòe (Manuel) chỉ huy. Nguyễn Ánh bỏ thuyền, lên tàu để điều khiển cuộc rút lui. Nhưng thủy quân Tây Sơn đuổi rát quá, Nguyễn Ánh lại phải bỏ tàu10 xuống thuyền nhẹ để chạy nhanh vào bờ. Chiếc tàu của Mạn Hòe bị hãm trong vòng vây của thuyền chiến Tây Sơn. Mặc dù Mạn Hòe cố sức chống cự, thuyền chiến Tây Sơn vẫn bao vây chặt. Cuối cùng chiếc tàu Tây bị đốt cháy và đánh đắm. Tên tướng Pháp Mạn Hòe tử trận. Cũng lúc đó, Nguyễn Ánh trực tiếp chỉ huy một đội thuyền chiến đến cứu viện, nhưng bị hỏa lực trên thuyền chiến Tây Sơn chặn đánh rất dữ dội. Thuyền của Nguyễn Ánh bị bắn gãy cột buồm. Nguyễn Ánh phải rút chạy về Bến Nghé.

-------------------
        1. Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, Sách chữ Hán, q. 3, tờ 71.

        2. Đại Nam thực lục, Bản dịch của Viện Sử học, t. II, tr. 39.

        3. De la Bissachère trong Etat actuel du Tonkin... t. II, tr. 164 nói rằng: lần này Nguyễn Ánh có tới 7 vạn quân. Chắc là nói quá sự thật.

        4. Theo thư của Ginester viết năm 1784. Lorenzo, Pérez, tài liệu đã dẫn, tr. 89.

        5. De la Bissachère, Etat attuel du Tonkin... t. II, tr. 164 - 165. J.Barrow, Voyage à la Cochinchine en 1793, Paris, 1807 tr. 257.

        6. Đại Nam thực lực chính biên, đệ nhất kỷ. q I. De la Bissachère, một giáo sĩ Pháp đã ở Việt Nam, cuối thế kỷ XVIII, hết sức ca ngợi phép đánh hỏa công của Việt Nam và nhận định rằng: phép đánh hỏa công đã làm cho thủy quân Việt Nam thời ấy rất đáng sợ. Theo De la Bissachère, hỏa công là một thứ tên lửa (fusée) to bằng cánh tay; lửa hỏa công rất mạnh, có thể đốt cháy mọi thứ tàu thuyền. Hỏa công càng gặp nước càng cháy dữ, hỏa công chỉ dập tắt được ở trên đất mà thôi. Cũng theo De la Bissachère, trên đất, bộ binh cũng dùng hỏa công, nhưng hỏa công trên đất không nguy hiểm bằng đánh trên mặt nước, vì trên đất có thể dập tắt hoả công dễ dàng hơn. (De la Bissachère : Etat actuel du Tonkin, de la Cochinchine et des royaumes de Combodge, Laos et Lạc Thổ. Librairie Calignani, Paris, 1812, tome I, tr.325.

        7. De la Bissachère, tài liệu đã dẫn, q. II, tr. 164 -165. Barrow, tài liệu đã dẫn, tr. 257.

        8. Theo lời Bá Đa Lộc báo cáo với vua Pháp, tại triều đình Pháp khoảng đầu tháng 5 năm 1787, dẫn trong Al. Faure tài liệu đã dẫn, p. 82.

        9. Cai cơ là một chức võ quan cao cấp của quân Nguyễn thời ấy.

        10. Thư của Ginestar, tài liệu đã dẫn, tr. 89.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2016, 04:01:43 am »


        Bến Nghé là một đồn quân ở phía nam thành Gia Định (trên đường đi Chợ Lớn ngày nay). Nguyễn Ánh rút quân về Bến Nghé là nhằm mục đích tìm nơi an toàn và thuận lợi đối phó với nghĩa quân Tây Sơn. Trước Bến Nghé là thành Gia Định, trong đó vẫn có quân Nguyễn đóng giữ, làm bình phong bảo vệ cho Bến Nghé. Phía bắc thành Gia Định có một đồn tiền tiêu là đồn Thị Nghè khá kiên cố.

        Đồn này lập tại một địa điểm trên ngã ba sông Thị Nghè và có thể khống chế tất cả mấy ngả sông Thị Nghè và sông Gia Định. Do đấy, đồn Thị Nghè che chở cho thành Gia Định rất kín đáo. Đồn này được lập từ năm 1772 , có một chiến lũy lớn, chu vi 15 dặm, tức khoảng 7 ki-lô-mét1. Năm 1780, chiến luỹ Thị Nghè lại được làm bằng thân cây dừa ken với nhau, ngoài đắp đất2. Thời bấy giờ chiến lũy làm bàng thân cây dừa hay cây cọ, đặt xen vào nhau, được coi như là bất khả xâm phạm 3 , súng thường và cả đại bác bắn đều không suy xuyển vì thân cây dừa, gỗ xốp, không bị đạn bắn vỡ, mà trái lại, đạn bị thân cây dừa giữ chặt, không xuyên qua và lọt ra ngoài được.

        Nhưng thành lũy kiên cố của Nguyễn Ánh không thể ngăn cản được bước tiến của quân đội Tây Sơn. Thấy Nguyễn Ánh rút chạy, Nguyễn Huệ hạ lệnh đuổi đánh. Nghĩa quân Tây Sơn liên tiếp chiếm đóng đồn Thị Nghè, hạ thành Gia Định và tiến đánh quân Nguyễn Ánh tại Bến Nghé.

        Thủy quân Nguyễn Ánh hoàn toàn tan rã. Nguyễn Ánh đem tàn quân chạy trốn về Ba Giòng.

        Nguyễn Huệ cho các đội thuyền chiến nhỏ tiếp lục đuổi đánh địch trên các ngả sông.

        Nguyễn Ánh phải chạy về Lữ Phụ (thuộc Định Tường). Cùng đi có một số tướng lĩnh và tân binh, cộng 300 người. Nguyễn Ánh cho xây đồn, đắp lũy ở Lữ Phụ để cố thủ. Một đội chiến thuyền nhỏ của Tây Sơn đi tuần tiễu tới dây. Nguyễn Ánh cho thủy binh đánh chặn. Chiến thuyền Tây Sơn thua chạy. Nguyễn Ánh đuổi đến dinh Trấn Định. Tại đây, Nguyễn Ánh tập hợp thêm được một số quân, chỉnh đốn lại hang ngũ, rồi tiến lên đóng ở Ngã Tư  (Tứ Kỳ Giang, thuộc Gia Định).

        Nguyễn Ánh vừa đem quân vào đóng ở Ngã Tư thì thủy quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy xuất hiện và tiến đánh rất mãnh liệt. Trận thủy chiến kết thúc rất mau chóng, thủy quân Nguyễn Ánh tan rã ngay từ những phút chiến đấu đầu tiên. Nguyễn Ánh chạy đi Lật Giang, rồi sang Hậu Giang.

        Trong khi thủy quân Tây Sơn đuổi đánh bọn Nguyễn Ánh, chúng phải chạy dài từ Gia Địinh xuống miền Hậu Giang như vậy, thì bộ binh Tây Sơn do tướng Nguyễn Văn Kim tiến đánh Biên Hòa. Tại đây, Nguyễn Ánh có một đạo quân tương đối lớn đo Nguyễn Hữu Thụy, em rể Nguyễn Ánh, chỉ huy. Để chống cự với quân Tây Sơn, Nguyễn Hữu Thụy cho thủy binh tiến đóng ở Bình Hóa, bộ binh tiến đóng ở Tân Nhuận. Nhưng cả hai cánh quân thủy bộ đều bị quân tây Sơn đánh cho đại bại. Nguyễn hữu Thụy phải thu thập tàn quân chạy về Giang Lăng.

--------------------
        1. L. Malleret. Les anciennes fortifications et citadelles de Saigon (1674 - 1859). Imp. Nguyễn Văn Của, Sai gon. 1936, p. 20.

        2, 3. AL. Faure, tài liệu đã dẫn, tr. 41, 82. - Khoảng thế kỷ XVIII ở những nơi trồng nhiều dừa như ở miền Nam Việt Nam và Ấn Độ, người ta thường ken thân cây dừa làm chiến lũy rất kiên cố. Ở Pondichéry, trong cuộc chiến tranh giữa Anh và Pháp, Dupleix đã làm một chiến lũy như vậy. Ba trăm khẩu đại bác của hải  quân Anh do do dốc Boscaven chỉ huy, bắn dữ dội vào chiến lũy, nhưng chiến lũy không hề bị lay chuyển. Và cuối cùng, hải quân Anh đã phải thất bại trước cái chiến lũy đặc biệt này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2016, 04:04:21 am »


        Tướng Tây sơn Nguyễn Văn Kim đem quân truy kích, tiêu diệt hoàn toàn đạo quân Nguyễn Hữu Thụy tại Giang Lăng1.  Nguyễn Hữu Thụy bỏ cả cha, cả vợ ở mặt trận, một mình chạy thoát lấy thân, trốn về miền Hậu Giang với Nguyễn Ánh2.

        Quân Nguyễn ở Bình thuận nghe tin Gia Định thất thủ liền tiến về cứu viện. Tháng Tư năm Nhâm Dần (1782), tướng Nguyễn ở Bình Thuận là Tôn Thất Dụ cùng các tướng Trần Xuân Trạch, Trân Văn Tự, Trần Công Chương đem quân vào Biên Hòa. Quân Nguyễn tới cầu Tham Lương thì gặp tiền binh Tây Sơn. Hai bên giao chiến, bên Tây Sơn, tướng Phạm Ngạn tử trận, bên quân Nguyễn, tướng Hồ Công Siêu cũng bị chết. Quân Tây Sơn tiến công mạnh, quân Tôn Thất Dụ phải lùi. Vừa khi đó, Chu Văn tiếp đem quân tới ứng cứu3, rồi cả Chu Văn Tiếp và tôn Thất Dụ đều rút quân trở về Bình Thuận.

        Được tin quân Nguyễn thất bại ở khắp nơi, Nguyễn Ánh tự thấy không còn sức đối phó với nghĩa quân Tây Sơn và đất Hậu Giang cũng không phải là chỗ dung thân an toàn cho hắn. Nhân có Nguyễn Hữu Thụy từ Giang Lăng chạy về, Nguyễn Ánh vội cho Nguyễn Hữu Thụy cùng bọn Trần Xuân Trạch, Cao Phú Trí, tất cả 150 người4 đi qua Chân Lạp, sang Xiêm cầu viện.

        Hành động nhục nhã "cõng rân cắn gà nhà" của dòng họ chúa Nguyễn đã thể hiện trong việc Nguyễn Phúc Thuần muốn chạy sang Quảng Đông cầu xin nhà Thanh đem quân sang đánh Tây Sơn, thì nay lại được Nguyễn Ánh kế tục trong việc mượn tay ngươi Pháp, người Bồ Đào Nha cung cấp thuyền chiến, khí giới và trực tiếp cầm súng bắn vào người Việt Nam.

        Thất bại trong trận này, Nguyễn Ánh lại vô sỉ ngửa tay cầu xin quân Xiêm tiến sang can thiệp. Những hành động "cõng rắn cắn gà nhà" như thế, còn được Nguyễn Ánh nhiều lần thực hiện tích cực hơn nữa.

        Sau khi bọn Nguyễn Hữu Thùy đi rồi, Nguyễn Ánh đem lũ bại tướng cùng một ít tàn quân lui xuống Rạch Giá, địinh đi Hà Tiên xuống thuyền chạy ra biển.

        Một bọn chân tay khác của Nguyễn Ánh là giám mục Bá Đa Lộc và một số giáo sĩ Pháp đã trở về Gia Định với Nguyễn Ánh từ cuối năm 1777, cũng đương tìm đường chạy trốn. Bá Da Lộc cùng một số giáo sĩ Pháp, Tây Ban Nha đem theo hơn 80 người công giáo Việt Nam chạy sang Chân Lạp5 và chúng đã tới Chân Lạp khoảng trung tuần tháng 7 năm 17826.

        Như vậy là toàn bộ miền Gia Định lại thuộc quyền kiểm soát của nghĩa quân Tây Sơn. Với những thắng lợi mới này, các lãnh tụ Tây Sơn Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ có mặt ở Gia Định lúc ấy, đã cho người sang thông hiếu với Chân Lạp. Để tỏ tình giao hảo và sự ủng hộ của mình đối với nghĩa quân Tây Sơn. Chân Lạp cho quân chia làm 3 đạo đi chặn bắt Nguyễn Ánh và bọn chân tay của y.

        Một đạo quân Chân Lạp đi đón bắt bọn Nguyễn Hữu Thụy. Toàn bộ phái đoàn đi cầu viện Xiêm của Nguyễn Ánh đã bị quân Chân Lạp bắt và tiêu diệt gọn7.

        Một đạo quân Chân Lạp gồm hơn 30 thuyền chiến đi theo hướng Rạch Giá, đánh đuổi Nguyễn Ánh đến tận Sơn Chiết. Nguyễn Ánh và bọn tùy tùng trốn thoát ra Hà Tiên, xuống thuyền chạy ra đảo Phú Quốc8.

----------------------
        1, 2. Đại Nam chính biên liệt truyện, sơ tập, q. 3. tờ  45 và q. 13, tờ 5, 6.

        3. Đại Nam chín biên liệt chuyện, sơ tập q. 4, tờ 8.

        4. Thư của giáo sĩ Castuera ngày 7 tháng 7 năm 1782 trong Lorenzo Pérez, tài liệu đã dẫn. tr. 87.

        5. Thư của Bá Đa Lộc viết ngày 20 tháng 3 năm 1785 trong Lettres édifiantes et curieuses. Paris. 1843. tome IV. p. 617 và Nouoelles lettres édifiantes. tome VI, pp. 415, 437.

        6. Thư của Bá Đa Lộc ngày 21 tháng 7 năm 1782 trong Al. Faure. tài liệu đã dẫn. tr. 44.

        7. 8. Đại Nam thực lục. Bản dịch của Viện Sử học. t. 1I. tr. 41
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2016, 04:04:56 am »


        Một đạo quân Chân Lạp thứ 3 được lệnh di lùng bắt bọn Bá Đa Lộc đương ẩn náu trong đất Chân Lạp. Bọn Bá Đa Lộc phải lẩn trốn trong rừng, liền mấy tháng cho đến khi Nguyễn Ánh trở về được Gia Định thì lại dắt díu nhau theo về Gia Định.

        Tháng Năm năm Nhâm Dần (l782), tình hình Gia Định đã tương đối ổn định, Nguyễn Nhạc cùng Nguyễn Huệ đem đại quân trở về Qui Nhơn. Một hàng tướng là Đỗ Nhàn Trập, Nguyễn tướng cũ Đông Sơn được trao trách nhiệm cùng hộ bộ Tây Sơn tên là Bá, lĩnh 3.000 quân ở lại giữ Gia Định.

        Cuộc tiến quân này bắt đầu trong điều kiện hai bên đều đã có thời gian tăng cường lực lượng và có nhiều kinh nghiệm trên chiến trường Gia Định.

        Ngoài việc mở rộng bộ binh, Nguyễn Ánh đã xây dựng được một đội thủy quân khá mạnh, trong đó chủ lực là những thuyền chiến lớn và các chiến hạm Âu châu, do các tướng Pháp và Bồ Đào Nha điều khiển. Khu vực Gia Định được tổ chức thành một hệ thống phòng ngự kiên cố. Nguyễn Ánh tiến hành phòng ngự có chuẩn bị sẵn, và tin  tưởng rằng với ưu thế về số lượng quân đội. với ưu thế về kỹ thuật tiên tiến - phương tiện kỹ thuật thủy quân và kỹ thuật trúc thành,  hắn hoàn toàn có khả năng đánh tan cuộc tiến công của Nguyễn Huệ. Rút kinh nghiệm những trận đánh trước của quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh định quyết tâm giữ vững Gia Định và vùng phụ cận, đánh tan quân đội Tây Sơn từ phía ngoài cửa ngõ thành Gia Định. Nhằm thực hiện quyết tâm ấy, Nguyễn Ánh bố trí một lực lượng thủy quân khá mạnh trên phòng tuyến thứ nhất, tại cửa biển Cần Giờ. Bộ phận cốt cán của phòng tuyến này gồm cả các chiến hạm Pháp và Bồ Đào Nha.

        Đồng thời, Nguyễn Ánh nắm một lực lượng thủy quân dự bị đặt ở phía trong, sẽ tung ra tham chiến vào thời cơ thích hợp. Để tránh bị uy hiếp trên cạnh sườn phía bắc, Nguyễn Ánh đã phái một đạo quân gồm cả bộ binh và thủy binh, do một tướng thân cận, em rể Nguyễn Ánh là Nguyễn Hữu Thụy chỉ huy, với nhiệm vụ ngăn chặn bộ binh Tây Sơn từ hướng Bình Thuận tiến vào. Lối bố trí kín đáo đó, cách tổ chức phòng thủ vững chắc đó, quả là lợi hại và báo trước tính chất quyết liệt của cuộc giao chiến sắp tới. Các chuyên gia quân sự Âu châu đã đóng một vai trò khá quan trọng trong việc giúp đỡ Nguyễn Ánh.

        Nhưng, quyết tâm và ý định của Nguyễn Ánh chỉ là một nguyện vọng chủ quan, bắt nguồn trong sự phán đoán sai lầm về khả năng kỹ thuật của quân đội Tây Sơn, nhất là trong sự đánh giá hết sức sai lầm về dũng khí của binh sĩ Tây Sơn và nghệ thuật chỉ huy của Nguyễn Huệ.

        Quân đội Tây Sơn đã lớn mạnh. Tiến quân vào Gia Định lần này, Nguyễn Huệ có trong tay một hạm đội tác chiến khá mạnh, và một hạm đội vận tải khá lớn chở theo một đạo bộ binh. Khác với cuộc tiến quân trước, lần này Nguyễn Huệ không tiến quân trên hai hướng thủy bộ, mà dựa vào những khả năng mới nói trên, đã quyết định tập trung toàn bộ thủy quân và lục quân đánh thẳng vào Gia Định. Nguyễn Huệ đã trao cho thủy quân nhiệm vụ chọc thủng phòng tuyến Cần Giờ của thủy quân Nguyễn Ánh; mở đường cho bộ binh tiến vào công kích khu vực thành lũy Thị Nghè, Gia Định, Bến Nghé, có sự phối hợp của thủy quân. Sau khi đã chiếm giữ dược khu vực này, quân đội Tây Sơn chia thành hai cánh: cánh quân chủ lực do thủy quân đảm nhiệm tiến về Định Tường; cánh quân thứ hai do bộ binh đảm nhiệm tiến về Biên Hòa, đánh vào sau lưng đạo quân Nguyễn Hữu Thụy. Như vậy, phương pháp tác chiến cơ bản của Nguyễn Huệ vẫn không thay đổi, tức tập trung binh lực đánh mạnh tại một mục tiêu, rồi lại tập trung đến một mục tiêu khác. Nhưng cách đánh cụ thể lại thay đổi: từ chia thành nhiều hướng tiến quân để hợp lại đánh một mục tiêu, đã chuyển thành tiến quân trên một hướng, chiếm xong mục tiêu chủ yếu rồi lại tỏa thành hai hướng khác nhau.

        Chúng ta học ở đây cách dùng binh có trọng điểm của Nguyễn Huệ, và những cách đánh cụ thể khác nhau trong những tình hình khác nhau. Đó là tính linh hoạt cao trong nghệ thuật chỉ huy. Nguyễn Huệ không những sử dụng một cách thành thạo chiến thuật mà còn thay đổi nhanh chóng chiến thuật. Nguyễn Huệ tỏ ra biết mình biết địch, do đó mà hễ đánh là chắc thắng.

        Những trận chiến đấu lần này chủ yếu do thủy quân hai bên tiến hành. Những trận có tính chất quyết định đều có thủy quân hai bên làm lực lượng chính. Cuộc đọ sức đầu tiên này giữa thủy quân Nguyễn Huệ và thuỷ quân Nguyễn Ánh trên phòng tuyến Cần Giờ đã kết thúc bằng thắng lợi rực rỡ cửa thủy quân Nguyễn Huệ, mặc dù Nguyễn Ánh đã điên cuồng đối phó, liên tục tăng cường và đánh lại. Dũng khí cách mạng của thủy binh Tây Sơn đã áp đảo hoàn toàn đối phương, mặc dù Nguyễn Ánh có phương tiện kỹ thuật tiên tiến và quân ngoại quốc giúp sức. Hạm đội Tây Sơn còn thắng địch về mặt kỹ thuật nữa: kỹ thuật hỏa công của Nguyễn Huệ dã gây bất ngờ lớn cho địch. Không những thủy binh Nguyễn Ánh khiếp sợ, mà thủy binh Pháp và Bồ Đào Nha cũng đều kinh hoảng. Khi tiến vào đánh phá thành lũy kiên cố ở Thị Nghè, một lần nữa, chính tinh thần dũng cảm của quân sĩ Tây Sơn đã chiến thắng kỹ thuật trúc thành tiên tiến của Nguyễn Ánh.

        Ngoài những thắng lợi về quân sự, chiến thắng lần này còn chứng minh rất hùng hồn cho chân lý: nhân tố quyết đinh thắng lợi của chiến tranh là con người, không phải vũ khí. Tinh thần chiến dấu ngoan cường, dũng cảm của quân đội Tây Sơn, rõ ràng đã chiến thắng tàu chiến và đại bác, tức những vũ khí tối tân nhất của đương thời do người phương tây đưa vào Việt Nam để giúp Nguyễn Ánh đánh lại đồng bào mình. Những vũ khí tối tân ấy đã phải khuất phục, hoàn toàn mất tác dụng trước dũng khí chiến đấu và mưu trí của quân đội Tây Sơn, một quân đội cách mạng Việt Nam ở nửa cuối thế kỷ XVIII.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2016, 04:06:34 am »


NGUYỄN HUỆ TIẾN QUÂN GIẢI PHÓNG GIA ĐỊNH LẦN THỨ BA (1783)

        Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ vừa đem đại quân rời khỏi Gia Định tháng Năm năm Nhâm Dần (1782) thì tháng sau, một tướng của Nguyễn Ánh, còn lẩn lút ở miền nam Gia Định là Hồ Văn Lân lại bắt đầu hoạt động. Hồ Văn Lân tập hợp được một số tàn quân, đánh chiếm dinh Long Hồ (Vĩnh Long ngày nay). Một số tướng khác như Dương Công Trừng, Nguyễn Văn Quí cũng đem tàn binh lại hợp lực với Hồ Văn Lân cùng tiến đánh quân Tây Sơn ở sông Lật Giang. Quân Tây Sơn thua chạy, bị mất hơn 10 thuyền chiến.

        Trong khi bọn Hồ Văn Lân hoạt động ở phía nam Gia Định, thì bọn Chu Văn Tiếp ẩn náu ở vùng núi Lương Sơn (phía nam Phú Yên) cũng tích cực mộ quân, bổ sung lực lượng và tháng Tám âm lịch (1782), Chu Văn Tiếp giương cờ “Lương Sơn tá quốc” (người Lương Sơn giúp nước), tiến quân vào Gia Định, Chu Văn Tiếp chia quân ra làm nhiều cánh cùng tiến, còn tự mình lĩnh một cánh quân mạnh để tiếp viện cho các cánh quân trên. Quân thế của Chu Văn Tiếp khá mạnh mà lực lượng Tây Sơn ở Gia Định thì yếu, chỉ có 3.000 quân đóng rãi khắp miền Gia Định. Khi quân Chu Văn Tiếp tới thành Gia Định, tướng Tây Sơn giữ thành là Đỗ Nhàn Trập lại phạm sai lầm là ngay từ đầu đã tung hết quân chia ra các mặt để cùng chống đỡ. Quân Chu Văn Tiếp liên tiếp tiến công. Quân Tây Sơn bị tiêu diệt phần lớn. Đỗ Nhàn Trập cùng số quân còn lại, mở một đường phá vây rút về Qui Nhơn.

        Chiếm được Gia Định, Chu Văn Tiếp sai người báo tin và đón Nguyễn Ánh từ Phú Quốc trở về Gia Định. Cuối tháng 10 năm 1782, bọn cố đạo Bá Đa Lộc cũng từ Chân Lạp kéo về Gia Định1.

        Biết chắc Tây Sơn sẽ vào đánh, Nguyễn Ánh ra lệnh tăng cường phòng thủ, xây dựng nhiều đồn lũy, cử tướng chỉ huy các địa điểm then chốt trong hệ thống phòng thủ Gia Định, đồng thời cho đóng thuyền chiến, khôi phục thủy quân.

        Ở phía nam sông Gia Định, đặt đồn Thảo Câu (Vàm Cỏ) do Dương Công Trừng đóng giữ. Phía bắc đặt đồn Dác Ngư (Cá Dốc) do Tôn Thất Mân chỉ huy. Giữa hai đồn lớn này, bắc một cầu phao qua sông để tiện việc đi lại.

        Trong lòng sông đóng cọc2 và trên Sông lúc nào cũng dàn sẵn hơn 100 thuyền chiến làm lực lượng cơ động, có Chu Văn Tiếp điều khiển. ở phía trước lại đặt thêm một con rồng cỏ và nhiều bè để đánh hỏa công3 so với trước, hệ thống phòng ngự Gia Định của quân Nguyễn vững chắc hơn nhiều.

----------------------
        1. Thư của Bá Đa Lộc ngày 20 tháng 3 năm 1785.

        2. Trịnh Hoài Đức. Gia Định thành thông chí, Sách chữ Hán, bản chép tay của Viện Sử học, q. 3. tờ 72.

        3. Chúng tôi chưa rõ "con rồng cỏ" và "bè hỏa công" làm như thế nào và sử dụng trong chiến đấu như thế nào. Nhưng cả hai thứ đều được dùng phổ biến trong các trận thủy chiến của ta ở thế kỷ XVIII, XIX. Khi Pháp sang xâm lược, người ta vẫn còn dùng rồng cỏ và bè hỏa công để đánh Pháp. Khi Francis Garnier ra xâm lược Bắc Kỳ, Jean Dupuis đưa cho Garnier ngày 12 tháng 11  năm 1783, một đơn khiếu nại các quan lại Việt Nam ở Bắc Kỳ, gồm 19 điều. Trong điều thứ 19, hắn khiếu nại rằng: từ Hà Nội đến Hưng Hóa và xa hơn nữa, Nguyễn Tri Phương đã cho làm nhiều bè hoả công (radeaux contenant des matières incendières) và rồng cỏ (dragons en paille) để đốt phá những thuyền vận tải đạn dược của Pháp (Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises. Nouvelle série, tome XII. n0s 3 et 4, 3è et 4è timestre 1937. p. 60)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2016, 04:09:31 am »

       
        Nhưng mặc dầu tổ chức phòng thủ, Nguyễn Ánh vẫn lo không thể chống lại được với sức mạnh của quân Tây Sơn, nên y phải cho Lê Phúc Diễn, Lê Phúc Bình đem đồ vàng bạc sang biếu vua Xiêm và cầu viện quân Xiêm lần nữa.

        Những chân tay của chúa Nguyễn như bọn cố đạo Bá Đa Lộc cũng biết chắc không thể ở lâu được Gia Định, nên chúng tranh thủ thời gian ở Gia Định để chuẩn bị lương thực, tiền bạc và thuyền bè, phòng khi quân Tây Sơn tiến vào thì chúng rút chạy1.

        Quả nhiên, tháng Hai năm Quý Mão (1783), Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đem thủy quân vào tiến công Gia Định.

        Thủy quân Tây Sơn vào cửa biển Cần Giờ, ngược dòng tiến lên. Biết rõ Nguyễn Ánh đã tập trung toàn lực để bảo vệ thành Gia Định và mưu dùng hỏa công mạnh để phá thủy quân Tây Sơn, ngày 24 tháng Hai năm Quý Mão, tức ngày 26 tháng 3 năm t783 chờ khi có thủy triều dâng lên, gió từ cửa biển thổi mạnh trở vào, Nguyễn Huệ cho hai cánh quân tiến vào phá phòng tuyến Gia Định. Cánh quân thứ nhất do tư khấu Nguyễn Văn Kim chỉ huy, tiến đánh đồn Dác Ngư ở bờ bắc sông Gia Định. Cánh quân thứ hai do đô đốc Lê Văn Kế chỉ huy, tiến đánh đồn Thảo Câu ở bờ nam. Tướng Nguyễn là lưu thủ Thăng và tiên phong Túy đem kỳ binh tiến ra nghênh chiến, rồi lùi chạy ý muốn nhử thủy quân Tây Sơn vào khu vực đánh hỏa công để tiêu diệt như kế hoạch đã định từ trước của Nguyễn Ánh.

        Nhưng ý đồ của Nguyễn Ánh và các tướng Nguyễn đã không thể thắng được tài dùng binh của Nguyễn Huệ, người biết triệt để lợi dụng những yếu tố thiên thời, địa lợi để đánh địch. Nguyễn Huệ chọn lúc thủy triều dâng lên mới xuất quân. Chiến thuyền Tây Sơn càng tiến, nước thủy triều càng nâng cao, gió từ cửa biển thổi vào càng mạnh. Được chiều gió, nước thuận lợi, chiến thuyền Tây Sơn ào ạt tiến lên, đánh thẳng vào khu vực hỏa công của địch.

        Trước sức tiến công mãnh liệt của thủy quân Tây Sơn, giám quân Tô, người điều khiển hỏa công của quân Nguyễn, tuân theo kế hoạch đã định, vội vàng hạ lệnh phóng hỏa công, nhằm đốt phá thuyền chiến Tây Sơn, hoặc ít nhất cũng ngăn chặn được sức tiến của thuyền chiến Tây Sơn. Nhưng, ngược chiều gió, các bè hỏa công phóng ra, không trôi về phía thuyền chiến Tây Sơn mà lại quay về đốt phá thuyền chiến quân Nguyễn, không thể nào ngăn chặn, dập tắt được. Trong khi đó, đại quân của Nguyễn Huệ tiến tới. Quân Tây Sơn tập trung hỏa lực bắn vào thuyền chiến quân Nguyễn. Vừa bị bè hỏa công của mình quay về đốt phá, vừa bị đạn của quân Tây Sơn bắn tới dữ dội, thủy quân của Nguyễn Ánh tan vỡ, rút chạy hỗn loạn. Quân Tây Sơn tiến lên bao vây hai đồn Thảo Câu và Dác Ngư. Tôn Thất Mân, tướng giữ đồn Dác Ngư, không chống nổi, vội đem tàn quân qua cầu phao, định chạy vào thành Gia Định. Nhưng tướng Tây Sơn Lê Văn Kế chặt gãy cầu phao, Tôn Thất Mân và tàn quân Nguyễn rơi xuống nước chết. Đồn Dác Ngư bị tiêu diệt hoàn toàn. Quân Tây Sơn tăng cường tiến công đồn Thảo Câu. Tướng giữ đồn Thảo Câu là Dương Công Trừng bị bắt sống tại trận 1. Toàn bộ tướng sĩ đồn Thảo Câu đều xin hàng 2.

        Sau khi tiêu diệt hai đồn Thảo Câu và Dác Ngư, quân Tây Sơn tập trung truy kích cánh quân Chu Văn Tiếp.

        Cánh quân này bị hoàn toàn tan rã. Chu Văn Tiếp bỏ trốn, theo đường núi chạy bạt sang tận Xiêm.

        Phá tan phòng tuyến của quân Nguyễn. Nguyễn Huệ tiến quân vào thành Gia Định. Nguyễn Ánh hoàng sợ vội vàng đem gia đình bỏ thành chạy trốn. Đi theo Nguyễn Ánh chỉ có năm, sáu tướng lĩnh tùy tùng và không đầy một trăm quân.

        Nguyễn Ánh chạy về Ba Giòng. Sang tháng Tư năm Quý Mão, tàn quân các nơi cũng về tập hợp ở Ba Giòng. Nguyễn Ánh tổ chức lại quân đội, cử Nguyễn Kim Phẩm làm tiên phong, Tôn Thất Dụ, Nguyễn Đình Thuyên, Trần Đại Thể, Trần Đại Huề, Hồ Đồng và Minh làm trung quân, Hoảng làm tả chi, Nguyễn Văn Quí làm hữu chi, Nguyễn Hoàng Đức đem 500 quân làm hậu ứng. Tất cả đều cùng tiến lên đóng quân ở Đồng Tuyên để chống nhau với quân Tây Sơn.

-----------------
        1. Thư của Bá Đa Lộc ngày 20 tháng 3 năm 1875.

        2, 3. Đại nam chính biên liệt truyện, sơ tập q. 7. tờ 2.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2016, 04:14:21 am »


        Được tin Nguyễn Ánh đương củng cố lực lượng và bố trí phòng ngự ở Đồng Tuyên, Nguyễn Huệ liền đem một lực lượng bộ binh và tượng binh khá lớn tiến công mạnh vào Đồng Tuyên1. Quân Nguyễn không chống cự nổi và bị thiệt hại rất nặng. Các tướng Nguyễn Đình Thuyên, Nguyễn Văn Quí, Trần Đại Huề và hình bộ Minh đều tử trận. Hồ Đồng và Nguyễn Hoàng Đức cùng 500 quân hậu ứng đều bị bắt sống tại trận. Tiên phong Nguyễn Kim Phẩm bị đánh bạt đi, không liên lạc được với Nguyễn Ánh, phải chạy trốn vào Hà Tiên rồi bị bắt tại dây.

        Nguyễn Ánh đem tàn quân cùng 50 thuyền chiến2 chạy đi Lật Giang. Quân Tây Sơn truy kích ráo riết. Nguyễn Ánh phải ngày đêm chạy đi Mỹ Tho, rồi chạy ra vùng cửa biển Ba Thắc và gặp Bá Đa Lộc. Trước đây, Bá Đa Lộc vẫn ở Gia Định với Nguyễn Ánh. Nhưng từ đầu tháng 3 năm 1783, khi được tin Nguyễn Huệ sắp tiến đánh Gia Định, Bá Đa Lộc vội vàng đem lương thực, tiền bạc, thuyền bè chạy trước vào Mạc Bắc (ở Trà Vinh) là nơi có trường đạo do giáo sĩ Li-ô (Liot) quản đốc. Ngày 19 tháng 3 năm 1783, được tin Nguyễn Huệ đã đánh vào Gia Định, Bá Đa Lộc và Li-ô, cùng hai giáo sĩ Tây Ban Nha, Ca-xtu-ơ-ra (Castuera) và Gi-nét-xta (Ginestar) đem bọn tùy tùng và các học sinh trường đạo Mạc Bắc chạy ra vùng cửa biển Ba Thắc. Bá Đa Lộc đến đây được 8 ngày thì Nguyễn Ánh cũng chạy tới. Sợ ở cùng một chỗ thì nguy hiểm cho mình, Bá Đa Lộc đem đồng bọn chạy đi nơi khác3

        Thấy Bá Đa Lộc chạy. Nguyễn Ánh cũng chạy ra Hà Tiên, rồi chạy thẳng ra đảo Phú Quốc. Khi tới Hà Tiên, Nguyễn Ánh có thêm được một tướng Xiêm là Vinh-li-ma đem 200 quân đến xin gia nhập. Vinh-li-ma tránh nội biến ở Xiêm, chạy ra vùng hải đảo. Cùng ở trong cảnh như Nguyễn Ánh, Vinh-li-ma đã sẵn sàng đi theo Nguyễn Ánh.

        Nhưng mặc dầu Nguyễn Ánh chạy ra tận Phú Quốc, Nguyễn Huệ vẫn không ngừng truy kích. Ngày 12  tháng Bảy năm Quý Mão4 tức ngày 9 tháng 8 năm 1783, tướng Tây Sơn là Phan Tiến Thận đem quân tiến đánh Nguyễn Ánh ở hòn đảo Điệp Thạch. Tàn quân Nguyễn Ánh bị thiệt hại nặng. Các tướng Tôn Thất Cốc, Chưởng Cơ Hoảng, Vinh-li-ma và Tôn Thất Điển (em Nguyễn Ánh) đều bị quân Tây Sơn bắt sống. Nguyễn Ánh khiếp sợ phải cởi áo ngự cho Lê Phúc Điển mặc đề lẩn trốn cho dễ và Nguyễn Ánh cùng một số tướng sĩ đã chạy thoát được ra đảo Cổ Long5.
       
        Nguyễn Ánh định cho người sang Ma-ni (Manille), do hai giáo sĩ Tây Ban Nha dẫn đường, để mua lương thực và cầu viện người Tây Ban Nha6 lúc ấy đương thống trị Phi-lip-pin. Nhưng Nguyễn Ánh chưa kịp cho người đi Ma-ni7, thì Nhuyễn Huệ đã cử phò mã Trương Văn Đa đem một lực lượng thủy quân lớn tới đánh. Trương Văn Đa dàn thuyền chiến thành 3 vòng, vây chặt đảo Cổ Long. Bấy giờ là ngày 18 tháng 8 năm 17838. Quân Tây Sơn tiến công rất dữ dội. Nhưng gặp phải ngày mưa bão lớn, thuyền chiến Tây Sơn không thể dàn ra để bao vây mà phải dồn lại ghì chặt vào nhau để chống đỡ với gió to, sóng lớn. Do đó, vòng vây giãn ra. Nguyễn Ánh nhân cơ hội, đem tàn quân chạy thoát, trốn sang đảo Cổ Cốt (Koh Kut), rồi lại chạy về Phú Quốc. Tại đây, không có gì ăn, lương thực hết, bọn Nguyễn Ánh phải hái cỏ, đào củ để sống. Không thể ở yên Phú Quốc để chết đói, Nguyễn Ánh lại đem tàn quân về cửa biển Ma-li, hòng kiếm chác.

----------------------
        1 Theo De la Bissachère, Nguyễn Huệ cho nhiều voi trận tiến công mãnh liệt, Nguyễn Ánh thất bại nặng nề, phải chạy (La Bissachère. tài liệu đã dẫn. q. 2, tr. 165).

        2. Thư của Bá Đa Lộc ngày 20 tháng 3 năm 1785.

        3. Thư của Bá Đa Lộc ngày 20 tháng 3 năm 1783

        4 . Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, q. 3. tờ 73.

        5. Tức đảo Koh Rong.

        6. Thư của Bá Đa Lộc ngày 20 tháng 3 năm 1785, thư của Castuera ngày t4 tháng 7 năm 1784 và thư của Ginestar năm 1784.

        7. Nguyễn Ánh đương chuẩn bị ghe thuyền cho bọn chân tay đi Ma-ni thì được tin quân Tây Sơn sắp đánh tới. Nguyễn Ánh và toàn quân nhốn nháo lo sợ. Hai giáo sĩ Tây Ban Nha, Castuera và Ginestar, vội bỏ đảo Cổ Long, xuống một chiếc "ghe bầu" chạy vào đất liền. Nhưng cả hai đều bị quân Tây Sơn bắt đưa về Gia Định. Nguyễn Huệ đã cho thả hai giáo sĩ này và cho phép họ tự do đi lại truyền dạo.

        8. Theo thư của Bá Đa Lộc ngày 20 tháng 3 năm 1785, Trương Văn Đa đánh Nguyễn Ánh ở đảo Cổ Long 5 ngày sau khi hai giáo. sĩ Tây Ban Nha bị quân Tây Sơn bắt, và theo thư của cố đạo Việt Nam André Tôn thì hai giáo sĩ Tây Ban Nha bị bắt ngày 13 tháng 8 năm 1783. Như vậy có thể là Trương Văn Đa đánh đảo Cổ Long ngày 18 tháng 8 năm t783 (Thư André Tôn viết ở Sa Đéc ngày 1 tháng 7 năm 1784, trong Lettres édifiantes et curieuses, Paris. 1843. tome VI, p. 624).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2016, 04:15:43 am »


        Nhưng chúng vừa tới nơi, quân Tây Sơn đã đem hơn 20 thuyền chiến đến vây bắt. Bọn Nguyễn Ánh bỏ chạy ra khơi. Quân Tây Sơn truy kích. Nguyễn Ánh chạy trốn, 7 ngày 7 đêm, lênh đênh trên mặt biển. Sau mấy ngày truy kích, quân Tây Sơn quay về, Nguyễn Ánh mới chạy thoát trở lại Phú Quốc.

        Nhưng cũng như lần trước, không thể ở Phú Quốc để chờ chết, Nguyễn Ánh lại mò về cửa biển ông Đốc để kiếm ăn và định tiến vào Long Xuyên.

        Được tin ấy, tướng Tây Sơn Nguyễn Hóa đem hơn 50 thuyền chiến ra phục ngầm ở của biển ông Đốc để đón đánh. Thấy nguy cơ bị tiêu diệt, bọn Nguyễn Ánh quay thuyền chạy nhanh ra biển. Chuyến này, Nguyễn Ánh phải bỏ Phú Quốc, chạy qua hòn Chông, rồi chạy thẳng ra đảo Thổ Châu, cách đất liền khoảng 200 ki-lô-mét. Không có lương ăn, bọn Nguyễn Ánh phải nhịn đói, chèo thuyền mấy ngày đêm liền, để trốn thoát sự truy kích của quân Tây Sơn.

        Tình hình Gia Định tới đấy đã tương đổi ổn định, nhiệm vụ giải phóng Gia Định đã hoàn thành. Nguyễn Huệ cùng Nguyễn Lữ đem đại quân trở về Qui Nhơn, lưu phò mã Trương Văn Đa và chưởng tiền Bảo ở lại giữ Gia Định.

        Khác với những lần trước, lần này, trước khi trở về Qui Nhơn, Nguyễn Huệ bố trí phòng thủ Gia Định chu đáo hơn. Lơ-gờ-răng đờ la Li-re (Legrand de la Liraye), tác giả cuốn "Bút ký lịch sử về dân tộc An-nam" đã dựa theo dã sử, nhận định về việc Nguyễn Huệ tổ chức phòng thủ Gia Định lần này như sau:

        "Vớt việc chiếm đóng Gia Định, Long Nhương1 đã hoàn toàn làm chủ cả Đàng Trong. Ông này không phải chỉ là một người cầm quân mà còn là một nhà cai trị rất giỏi và khác với những tướng lĩnh mà Nguyễn Nhạc đã cử vào lần đầu, ông nắm được cả miền Gia Định trong tay, bằng những đồn Binh vững vàng ở khắp các đường bộ, đường sông, cửa biển và bằng một kỷ luật nghiêm minh, đồng thời lại nhân từ với nhân dân..."2.

        Quân Tây Sơn ở lại Gia Định lần này không những đủ sức phòng thủ lãnh thổ của mình, mà còn có khả năng đi dẹp loạn giúp nước láng giềng Chân Lạp. Số là trong mấy tháng cuối năm 1783, một số người Mã Lai đem quân sang đánh chiếm Chân Lạp. Nước Chân Lạp cầu viện nghĩa quân Tây Sơn. Tháng 12 năm 1783, tướng Tây Sơn Trương Văn Đa đem quân sang Chân Lạp đánh đưổi quân Mã Lai giải phóng đất nước Chân Lạp. Quân Mã Lai chạy trốn sang Xiêm3. Nghĩa quân Tây Sơn rút về Gia Định.

        Qua cuộc tiến quân của Nguyễn Huệ vào đánh Gia Định lần này, nhìn vào khả năng chiến đấu của địch thì ta có thể thấy, lực lượng quân sự của Nguyễn Ánh đã suy yếu rất nhiều kề từ sau lần đại bại trước. Tuy quân Nguyễn có phản công thắng lợi đối với một đạo quân nhỏ của Tây Sơn, và đã khôi phục lực lượng được ít nhiều vào đầu năm l783. Nhưng so với quân đội Nguyễn Huệ, lực lượng quân sự của Nguyễn Ánh đã mất ưu thế. Vì vậy, Nguyễn Ánh phải tập trung gần như toàn bộ thủy quân và lục quân để phòng thủ khu vực Gia Định. Về mặt chỉ đạo tác chiến, Nguyễn Ánh đã mất dần tính tích cực tương đối của những năm trước, mà chuyển sang phòng thủ đơn thuần. Điều đó phản ánh sự mất tin tưởng vào thắng lợi của hắn.

-------------------
        1 . Long Nhương hay Long Tương tướng quân là chức tước mà Nguyễn Nhạc đã phong cho Nguyễn Huệ.

        2. Legrand de la Liraye: Notes historiques sur la nation annamite, Sai gon, 1865, tr. 95.

        3. Thư của Ginestar viết năm 1784. B.S.E.I, tome XV, n0s 3-4, 19410, tr. 98.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM