Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:57:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước  (Đọc 89907 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #270 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2016, 11:46:19 am »


LAM SƠN VĨNH LĂNG BI

Duy Thuận thiên lục niên, tuế thứ Quý Sửu, nhuận bát nguyệt nhị thập nhị nhật, Thái Tổ Cao hoàng đế tân thiên. Bản niên thập nguyệt nhị thập tam nhật táng ư Lam Sơn chi Vĩnh Lăng.

Đế tính Lê, huý Lợi.

Tằng tổ huý Hối, Thanh Hóa phủ nhân dã. Thường nhất nhật du Lam Sơn, kiến chúng điểu quần phi tường nhiễu ư Lam Sơn chi hạ, nhược chúng nhân tụ hội chi trạng, viết thử giai xứ dã, nhân tỷ gia cư yên. Tam niên nhi sản nghiệp thành. Tử tôn nhật phồn, nô lệ nhật chúng, kiến bang khải thổ, thật ky ư thử yên. Tự thị thế vi nhất phương quân trưởng.

Hoàng tổ huý Đinh, khắc thừa kỳ gia, dĩ kế tiên chí, hữu chúng chí thiên dư nhân.

Hoàng tổ tỷ Nguyễn thị, tối hữu hiền hạnh, sinh nhị tử, trưởng viết Tòng, thứ viết Khoáng, đế chi hoàng khảo dã. Khải đễ từ tường, hưu hưu lạc thiện, hiếu dưỡng tân khách, lân cảnh chi dân thị đồng nhất gia, thị dĩ nhân mạc bất cảm kỳ ân nhi phục kỳ nghĩa dã.

Hoàng tỉ Trịnh thị, huý Thương, cần ư phụ đạo, khuê môn hòa mục, gia nhật ích xương, sinh tam tử, bá viết Học, trọng viết Trừ, quý tắc đế dã.



BIA VĨNH LĂNG LAM SƠN

Niên hiệu Thuận thiên thứ 6, năm Quí Sửu, ngày 22 tháng 8 nhuận, Thái Tổ Cao hoàng đế chầu giời. Ngày 23 tháng 10 năm nay1, táng tại Vĩnh Lăng ở Lam Sơn2.

Nhà vua họ Lê, tên Lợi.

Cụ nội tên là Hối, người phủ Thanh Hóa. Một hôm đi chơi núi Lam Sơn, thấy hàng đàn chim bay lượn quanh dưới núi, như những đám người tụ hội, cụ nói đây là chỗ đất tốt và dời nhà đến ở. Được ba năm, trở thành giàu có, con cháu ngày càng thịnh, tôi tớ ngày càng đông, dựng nước mở đất thật gây nền ở đó. Từ bấy trở đi, đời đời cầm đầu một phương. Ông nội nhà vua tên là Đinh, thừa kế nghiệp nhà, theo chí người trước, kẻ giúp việc có tới hơn một nghìn.

Bà nội nhà vua, họ Nguyễn, người rất hiền hậu, sinh hai con: cả là Tòng, thứ là Khoáng, tức thân phụ nhà vua. Thân phụ nhà vua, tính hiền hòa, ưa việc thiện, thích đãi khách, coi nhân dân xung quanh như người một nhà, cho nên ai cũng cảm ân mến nghĩa.

Thân mẫu nhà vua, họ Trịnh, tên Thương, chăm lo đạo làm vợ, gia đình hòa mục, nhà cửa ngày càng thịnh vượng. Bà sinh ba con: con cả là Học, con thứ hai là Trừ, nhà vua là con thứ ba.
______________________________________
1. Ngày 22 tháng 8 nhuận năm Quý Sửu: 4-10-1433. Ngày 23 tháng 10 năm Quý Sửu: 4-12-1433.
2. Vĩnh Lăng là tên lăng có chôn thi hài Lê Lợi.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #271 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2016, 11:49:33 am »


Bá thụ tổ phụ chi truyền, bất hạnh đoản mệnh.

Đế thừa tổ phụ chi nghiệp duy cẩn. Tuy thời tao đại loạn, nhi chí thả ích kiên, hối tích sơn lâm dĩ giá sắc vi nghiệp. Do kỳ phẫn cường tặc chi lăng bạo, vưu chuyên tâm ư thao lược chi thư, khánh kiệt gia tư, hậu đãi tân khách.

Mậu Tuất khởi tập nghĩa binh, đồn Lạc Thủy thượng, tiền hậu phàm sổ thập dư chiến, dai thiết phục xuất kỳ, tỵ nhuệ thừa tệ, dĩ quả địch chúng, dĩ nhược chế cường.

Bính Ngọ chiến ư Tốt Động, đại tiệp, toại tiến vi Đông Đô.

Đinh Vị, tặc viện binh An viễn hầu Liễu Thăng lĩnh binh thập vạn do Quảng Tây tiến, Kiềm quốc công Mộc Thạnh lĩnh binh ngũ vạn do Vân Nam tiến. Chi Lăng nhất chiến, Liễu Thăng thụ thủ, trảm tặc chúng sổ vạn dư cấp, sinh cầm tặc tướng Hoàng Phúc, Thôi Tụ đẳng tam bách dư nhân, quân sĩ vạn dư khẩu. Sở hoạch Liễu Thăng sắc mệnh binh phù tống Vân Nam quân, Mộc Thạnh kiến chi, cử chúng tiêu hội trảm quắc sinh cầm, bất khả đàn ký.

Thời trấn thủ Đông Quan thành Thành sơn hầu Vương Thông đẳng, tiên dữ ngã quân giảng hòa vị định, chí thị thỉnh minh ư Nhị hà chi thượng, các xứ trấn thủ thành trì câu khai môn xuất hàng.

Phàm sở cầm hoạch tặc nhân cập các thành hàng tốt cai thập vạn dư khẩu, nhất giai phóng hoàn; thủy lộ tống hiệu thuyền ngũ bách dư sưu, lục lộ ứng phó khẩu lương cước lực, giới trấp quân sĩ thu hào nhất vô sở phạm. Lưỡng quốc tự thị thông hiếu, Bắc Nam vô sự. Mang Lễ, Ai Lao câu nhập bản đồ. Chiêm Thành, Đồ Bà hàng hải tu cống.
Đế tiêu y cán thực, phàm lục tải nhi quốc trung đại trị chí thị băng.

Thuận thiên lục niên Quý Sửu thập nguyệt cát nhật.
Vinh lộc đại phu, nhập nội hành khiển, tri tam quán sự,
thần Nguyền Trãi phụng soạn.




Người con cả nối dõi cha ông, không may mất sớm.

Nhà vua kính cẩn vâng thừa kế nghiệp cha ông. Gặp thời loạn lớn, chí càng bền vững. Ẩn mình nơi rừng núi, giữ nghiệp cấy cày. Vì giận giặc dữ bạo tàn, nên chuyên tâm học các sách thao lược, đem hết gia tài hậu đãi tân khách1.

Năm Mậu Tuất, dấy quân khởi nghĩa, đóng tại Lạc Thủy, trước sau hơn mấy chục trận, đều đặt phục ra kỳ, tránh giặc hăng đánh giặc mệt, lấy ít đánh nhiều, lấy yếu thắng mạnh2.

Năm Bính Ngọ, đánh ở Tốt Động đại thắng, liền tiến vây Đông Đô.

Năm Đinh Mùi, viện binh giặc là An viễn hầu Liễu Thăng đem quân mười vạn theo đường Quảng Tây tiến sang, Kiềm quốc công Mộc Thạnh đem quân năm vạn theo đường Vân Nam kéo xuống. Đánh một trận ở Chi Lăng, Liễu Thăng mất đầu, mấy vạn giặc bị chém chết, bọn tướng giặc Hoàng Phúc, Thôi Tụ hơn ba trăm tên cùng lính giặc hơn một vạn tên, đều bị bắt sống. Lấy được sắc mệnh, binh phù3 của Liễu Thăng đưa tới cho đạo quân Vân Nam, Mộc Thạnh trông thấy, nửa đêm chạy trốn, bị quân ta chém giết và bắt sống nhiều vô kể.

Khi ấy bọn Thành sơn hầu Vương Thông trấn thủ thành Đông Quan, vốn đã cùng quân ta giảng hòa nhưng còn chưa quyết thì tới đây xin lập đàn thề trên sông Nhị. Thành giặc các nơi cũng đều mở cửa ra hàng.

Số giặc bị bắt sống và số giặc ở các thành đầu hàng gồm hơn mười vạn tên, thảy đều tha cho về nước. Đường thủy cấp cho hơn năm trăm thuyền, đường bộ cấp cho lương thực, ngựa cưỡi, truyền lệnh quân sĩ không mảy may đụng chạm đến chúng. Hai nước lại thông hiếu, Bắc Nam tư đây vô sự. Mường Lễ, Ai Lao đều thuộc bản đồ nước ta. Chiêm Thành, Đồ Bà4 đều vượt biển tới cống.

Nhà vua thức khuya dậy sớm sáu năm, trong nước đại trị, tới nay thì mất.
Thuận thiên năm thứ 6, Quý Sửu, tháng 10, ngày lành.
Vinh lộc đại phu, nhập nội hành khiển, tri tam quán sự,
thần Nguyễn Trãi vâng soạn
5.


* Trong sách này, những đoạn trích mấy bài văn trên có một số chỗ, câu chữ ít nhiều khác với bản dịch trong phụ lục, khác về chữ và hành văn, không khác về ý. Với những chỗ khác nhau đó, xin lấy bản dịch trong Phụ lục làm chính.
_____________________________________
1. Mở đầu sách Lam sơn thực lục cũng có một đoạn chép về gia thế Lê Lợi, giống như đoạn đầu văn bia Vĩnh Lăng.
2. Những chiến lược chiến thuật này đã nói đến trong Bình Ngô đại cáo. Đây là tóm tắt những chiến lược chiến thuật đã dùng trong mấy chục trận đánh trong giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
3. Sắc mệnh, binh phù là sắc thư và ấn tín của nhà vua ban cho tướng soái để trao quyền chỉ huy tướng sĩ ra trận.
4. Đồ Bà hay Chà Bà, tức Ja-va, thuộc In-đô-nê-xi-a ngày nay.
5. Bài văn bia Vĩnh Lăng chép trong các sách thường khác nhau năm, mười chữ. Ở đây, chúng tôi chép theo bài văn khắc trên bia đá Vĩnh Lăng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #272 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2016, 11:50:33 am »


SÁCH, BÁO THAM KHẢO
TÁC PHẨM KINH ĐIỂN VÀ LÝ LUẬN

F. ĂNG-GHEN:
Tuyển tập luận văn quân sự, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1961 - 1962.

V. LÊ-NIN:
Chiến lược chiến thuật quân sự trong thời kỳ Cách mạng tháng Mười, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1959.
Toàn tập, bản tiếng Việt, các tập 2, 27.

HỒ CHÍ MINH:
Tuyển tập, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1960.
Về đấu tranh vũ trang và lực lượng vũ trang nhân dân, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1970.

LÊ DUẨN:
Ta nhất định thắng, địch nhất định thua, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1965.
Thanh niên trong các lực lượng vũ trang hãy vươn lên hơn nữa, phấn đấu cho lý tưởng cách mạng, đi đầu trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1968.
Hãy xứng đáng là đội quân xung kích kiên cường trên mặt trận chiến đấu và sản xuất, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 1969.
Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1970.

TRƯỜNG CHINH:
Kháng chiến nhất định thắng lợi, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1965.
Giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa Mác - Lênin, sáng tạo, nắm vững đường lối quân sự của Đảng, Tạp chí Quân đội nhân dân, số 2 - 1965.

PHẠM VĂN ĐỒNG:
Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc, Báo Nhân Dân, số 3099, ngày 19-9-1962.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1970.

VÕ NGUYÊN GIÁP:
Mấy vấn đề về đường lối quân sự của Đảng ta, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1970.
Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1972.
Văn kiện quân sự của Đảng, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1969.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #273 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2016, 11:51:43 am »


TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN TRÃI

Quốc âm thi tập. Trần Văn Giáp và Phạm Trọng Điềm phiên âm và chú giải. Nhà xuất bản Văn Sử Địa, Hà Nội, 1956.

Quân trung từ mệnh tập. Bản dịch của Phan Duy Tiếp. Nhà xuất bản Sử học, Hà Nội, 1961

Thơ chữ Hán. Phan Võ, Lê Thước, Đào Phương Bình dịch Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội, 1962.

Dư địa chí. Phan Duy Tiếp dịch. Nhà xuất bản Sử học. Hà Nội, 1960.

Lam Sơn thực lục. Mạc Bảo Thần dịch. Nhà xuất bản Tân Việt, Hà Nội, 1944.

Ức Trai di tập. Dương Bá Cung sưu tầm và giới thiệu. Sách chữ Hán. Phúc Khê nguyên bản, in năm Tự Đức Mậu Thìn thu (1868), 7 quyển.

Hoàng triều dữ Minh nhân vãng phục thư tập. Sách chữ Hán, viết tay, chép phụ sau sách Hoan châu phong thổ chí của Trần Danh Lâm, ký hiệu Thư viện KHXH A. 2621.

Quân trung từ mệnh tập bổ biên. Trần Văn Giáp sưu tầm. TVQG, số W. 1006/70

Nguyễn Trãi toàn tập. Viện sử học biên dịch và chú giải. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1969.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #274 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2016, 11:53:21 am »


MỘT SỐ TÁC PHẨM VÀ TƯ LIỆU VỀ NGUYỄN TRÃI
VÀ THỜI ĐẠI NGUYỄN TRÃI

BÙI HUY BÍCH:
Hoàng Việt thi tuyển. Sách chữ Hán, soạn cuối thế kỷ XVIII - Ký hiệu Thư viện KHXH A.608.
Hoàng Việt văn tuyển. Sách chữ Hán, soạn cuối thế kỷ XVIII - ký hiệu Thư viện KHXH A.203.

BÙI VĂN NGUYÊN:
Lại bàn việc Nguyễn Trãi tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ lúc nào. Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 99 năm 1967.

CAO HÙNG TRƯNG:
An Nam chí nguyên. Sách in của Viễn Đông Bác Cổ, Hà Nội 1932.

DUY MINH:
Nguyễn Trãi tham gia nghĩa quân Lam Sơn từ năm nào. Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 87 năm 1966.

DƯƠNG BÁ CUNG:
Tiên sinh sự trạng khảo, trong Ức Trai di tập. Sách chữ Hán, bản in gỗ năm 1868.
Bình luận chư thuyết, trong Ức Trai di tập. Sách chữ Hán, bản in gỗ năm 1868.

DƯƠNG ĐỨC NHAN:
Tinh tuyển chư gia luật thi. Sách chữ Hán, soạn thế kỷ XV, ký hiệu Thư viện KHXH A.574.

ĐÀO PHƯƠNG BÌNH:
Phi Khanh và thơ Phi Khanh. Tạp chí văn học, số 4 - 1965.

ĐỖ VĂN HỶ:
Một vài ý kiến về việc dịch nghĩa, phiên âm và chú thích trong hai tập thơ chữ Hán Nguyễn Trãi và Quốc âm thi tập. Tạp chí Văn học, số 2 - 1971.

LÊ QUÝ ĐÔN:
Đại Việt thông sử. Sách chữ Hán, soạn giữa thế kỷ XVIII. Ký hiệu Thư viện KHXH A.1389.
Kiến văn tiểu lục. Bản dịch của Phạm Trọng Điềm. Nhà xuất bản Sử học, Hà Nội, 1962.

LÊ THƯỚC:
Một số chữ in sai về thơ văn Nguyễn Trãi. Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 66 năm 1964.

LÊ THƯỚC VÀ TRƯƠNG CHÍNH:
Thử xét lại cái án Nguyễn Trãi. Tập san nghiên cứu Văn Sử Địa, số 24 năm 1957.

MAI HANH, NGUYỄN ĐỔNG CHI, LÊ TRỌNG KHÁNH:
Nguyễn Trãi, nhà văn học và nhà chính trị thiên tài. Nhà xuất bản Văn Sử Địa, Hà Nội, 1957.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #275 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2016, 11:54:08 am »


NGÔ SĨ LIÊN:
Đại Việt sử ký toàn thư. Bản dịch của Viện sử học. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1967, tập II, III.

NGÔ VĂN TRIỆN:
Tôn Ngô binh pháp. Trúc Khê thư xã xuất bản. Hà Nội, 1953.
Nguyễn Trãi, anh hùng dân tộc. Trúc Khê thư xã xuất bản, Hà Nội, 1953.

NGÔ VINH:
Minh sử kỷ sự bản mạt. Sách Trung Quốc. Bản in của Thương vụ ấn thư quán.

NGUYỄN LƯƠNG BÍCH:
Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ bao giờ. Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 98 năm 1967.
Một vài điểm về tư tưởng quân sự của Nguyễn Trãi. Tạp chí Quân đội nhân dân, số 9 - 1967.
Giới thiệu mấy nét về dòng họ Nguyễn Trãi, Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Văn Cừ. Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 119 năm 1969.

PHẠM ĐÌNH HỔ, NGUYỄN ÁN:
Tang thương ngẫu lục. Bản dịch của Ngô Văn Triện. Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội, 1960.

PHẠM NGỌC PHỤNG:
Tìm hiểu chiến lược chiến thuật thời Trần Lê. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1963.

PHAN HUY CHÚ:
Lịch triều hiến chương loại chí. Bản dịch của Viện sử học. Nhà xuất bản Sử học, Hà Nội, 1961 - 1962.

PHAN HUY LÊ:
Cần xác minh lại vấn đề Nguyễn Trãi tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ lúc nào. Nghiên cứu lịch sử, số 94 năm 1967.

PHAN HUY LÊ, PHAN ĐẠI DOÃN:
Khởi nghĩa Lam Sơn và phong trào đấu tranh giải phóng đất nước vào đầu thế kỷ XV. In lần thứ hai có sửa chữa. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1969.

QUÁCH HOÁ NHƯỢC:
Binh pháp Tôn tử. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1964.

QUỐC SỬ QUÁN TRIỀU NGUYỄN:
Đại Nam nhất thống chí. Bản dịch của Viện sử học. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1970.
Việt sử thông giám cương mục. Bản dịch của Ban nghiên cứu Văn Sử Địa. Nhà xuất bản Văn Sử Địa, Hà Nội, 1958.

TRẦN HUY LIỆU:
Nguyễn Trãi. Nhà xuất bản Khoa học, Hà Nội, 1966.

VĂN TÂN:
Đường lối địch vận của Nguyễn Trãi đã đem lại những kết quả gì cho nghĩa quân Lam Sơn. Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 89 năm 1966.
Cống hiến của Lê Lợi, Nguyễn Trãi vào khoa học quân sự chính trị. Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 109 năm 1968.

VIỆN VĂN HỌC:
Mấy vấn dề về sự nghiệp và thơ văn Nguyễn Trãi. Nhà xuất bản Khoa học, Hà Nội, 1963.

***:
Tổ tiên ta đánh giặc. Quân giải phóng Tây Nguyên xuất bản năm 1971.


Hết
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM