Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:08:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc  (Đọc 35710 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #140 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2016, 04:20:14 am »


        Muốn thực hiện “lấy ít đánh nhiều” thì phải có những yêu cầu nhất định. Theo tổ tiên ta, đó là những yêu cầu về:

        - Chính trị, tinh thần: “Kẻ có nhân, lấy yếu trị mạnh. Kẻ có nghĩa, lấy ít địch nhiều” Bình Ngô đại cáo), tức là dựa vào dân, đoàn kết với dân, chiến đấu vì nghĩa lớn;

        - Quân đội tinh nhuệ, vì “binh quý ở chỗ tinh, không quý ở chỗ nhiều” (Trần Quốc Tuấn);

        - Có cách đánh thích hợp: biết đánh địch nhanh chóng bất ngờ, tạo thời cơ, nắm thời cơ, làm cho địch suy yếu sơ hở, “lấy nhàn đánh mệt”

        - Chọn địa hình có lợi, vì “đem ít đánh đông, chỉ ở những nơi hiểm là có thể lập được công” (Lam Sơn thực lục);

        - Có sự suy tính và cố gắng lớn, vì “nếu sự suy tính của ta mà không hơn người thì dù quân có nhiều cũng chẳng ích gì cho sự thắng lợi”, “lấy quân ít mà thắng quân nhiều, không khó nhọc thì không được” (Binh thư yếu lược);

        - Có sự chọn hướng và thời cơ chính xác, có kế hoạch sử dụng lực lượng hợp lý, lại phải có cách đánh tốt mới thực hiện được mục đích của quyết chiến chiến lược.

        Những trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc ta trước đây đều là những trận đánh tiêu diệt gọn từng bộ phận quan trọng hoặc toàn bộ tập đoàn chiến lược của địch, mặc dầu lực lượng tham chiến của ta thường ít hơn địch. Điều đó chứng tỏ: trong khi thực hành quyết chiến, các tướng lĩnh của ta đã có nghệ thuật cao trong việc hình thành thế bao vây chiến lược và chiến dịch. Các tướng lĩnh của ta thường dùng cách đột phá mãnh liệt, xuyên thủng đội hình địch kết hợp t¬ới luồn sâu và bao vây vu hồi ở phía sau và bên sườn, rồi chia cắt địch thành nhiều mảnh để tiêu diệt, khiến chúng không sao chạy thoát.

        Trận Bạch Đằng (1288), Trần Hưng Đạo đã thực hiện bao vây chặt đạo quân thủy của Ô Mã Nhi trên nhiều hướng: một binh lực nhỏ kết hợp với hàng rào cọc lim tạo thế chặn đầu, đội binh thuyền của hai vua Trần từ Thượng lưu đánh xuống để khóa đuôi, còn các lực lượng thủy bộ ở hai bên bờ sông thì đánh xuyên sườn và chia cắt địch ra từng đoạn để tiêu diệt.

        Trận Chi Lăng - Xương Giang, nghĩa quân Lam Sơn đã hình thành được thế bao vây nhỏ kết hợp với bao vây lớn: có lực lượng chặn đầu ở Chi Lăng và chặn đuôi ở phía Lạng Sơn tạo thành thế bao vấy Liễu Thăng, lại có lực lượng chiếm lĩnh Xương Giang để vừa chặn đầu vòng ngoài, vừa chia cắt chiến lược giữa Liễu Thăng với Vương Thông. Trong khi đánh nghĩa quân lại khéo lợi dụng địa hình độc đạo hiểm trở và đội hình địch kéo vào; để liên tiếp vận động mai phục diệt từng bộ phận địch ở Chi Lăng, Cần Trạm và Phố Cát mà địch không sao ứng cứu được cho nhau. Cuối cùng cả đạo quân còn đông song suy yếu của địch đã bị chặn đứng ở Xương Giang và bị ta tiếp tục bao vây tiêu diệt toàn bộ.

        Trận Ngọc Hồi - Đống Đa, trên hướng chính đánh vào Thăng Long, Nguyễn Huệ đã tổ chức mũi đột phá vào hướng Hà Hồi - Ngọc Hồi và mũi thọc sâu vào Đống Đa. Đồng thời ông lại tổ chức hai mũi bao vây vu hồi rộng: mũi gần ở Hải Dương nhằm uy hiếp và chặn địch ở phía đông, mũi xa ở Lạng Giang - Phượng Nhãn nhằm chặn đường rút chạy của địch về phía bắc. Riêng hướng đột phá vào Ngọc Hồi lại có mũi bao vây vu hồi hẹp ở Đầm Mực để vét gọn đám quân tan vỡ từ Ngọc Hồi chạy về Thăng Long.

        Những trận quyết chiến nổi tiếng trong lịch sử dân tộc ta đều là những đòn tiêu diệt gọn, đồng thời cũng là những đòn “sấm ran chớp giật”, những đòn tiêu diệt bất ngờ khiến địch không kịp trở tay. Về mặt chiến thuật, hiện tượng đó chứng tỏ các tướng lĩnh tài giỏi của dân tộc ta đã rất chú ý sử dụng những hình thức chiến thuật sở trường, thích ứng với điều kiện của một quân đội “lấy ít đánh nhiều, lấy yếu trị mạnh”. Như Nguyễn Trãi từng tổng kết: “Yếu đánh mạnh hay đánh bất ngờ, ít địch nhiều thường bố trí mai phục, dùng kỳ binh” tổ tiên ta thường dùng các hình thức chiến thuật phục kích (mai phục) và chiến thuật tập kích (đánh úp), tranh thủ đánh địch trong lúc chúng đang vận động hoặc trú quân ở ngoài thành lũy kiên cố. Các đạo quân xâm lược dông người, lắm của, từ xa tới đất nước ta, không quen thời tiết, không hiểu địa hình, lúc thoát ly thành lũy là lúc thường bộc lộ nhiều sơ hở và nhược điểm nhất. Trong khi đó thì quân ta lại đánh giặc ở ngay trên đất nước ta nên quen thuộc địa hình, quen thuộc thời tiết và nhất là có nhân dân sẵn sàng ủng hộ, mọi hành động của nhân dân ta đều được giữ kín; còn mọi hành động của địch đều không thể lọt qua tai mắt của quân và dân ta. Bởi vậy các chiến thuật phục kích và tập kích luôn luôn có những điều kiện thuận lợi để ta thực hiện và đã trở thành những hình thức chiến thuật truyền thống của dân tộc ta. Vạn Kiếp, Bạch Đằng, Tốt Động, Chúc Động, Chi Lăng, Rạch Gầm - Xoài Mút... là những trận phục kích lớn trên bộ hoặc trên sông. Như Nguyệt, Đống Đa là những trận tập kích bất ngờ vào ban đêm hoặc mờ sáng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #141 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2016, 04:20:58 am »


        Song như vậy không có nghĩa là các tướng lĩnh của ta tuyệt đối không dùng các hình thức chiến thuật khác. Khi cần thiết và có đủ diều kiện, tổ tiên ta cũng kiên quyết tập trung lực lượng đánh những trận cường tập (công kích bằng sức mạnh) vào thành lũy của địch và giành được thắng lợi vẻ vang. Đó là trường hợp Lý Thường Kiệt vây đánh Ung Châu, Lê Lợi hạ thành Xương Giang và Nguyễn Huệ diệt đồn Ngọc Hồi.

        Điều cần chú ý là, dù sứ dụng hình thức chiến thuật nào - phục kích hay tập kích, kỳ tập hay cường tập tổ tiên ta cũng đều luôn luôn hành động một cách chủ đng, nhanh chóng, bí mật và mưu trí, linh hoạt.

        Hành động chủ động trong chiến đấu đã được Lê Lợi - Nguyễn Trãi khái quát thành phương châm nổi tiếng “chế người chứ không để người chế mình” (Lam Sơn thực lục) tức là kiên quyết và khéo léo điều động địch, buộc chúng phải hành động theo ý định của ta.

        Trong điều kiện lấy ít đánh nhiều, cách điều động địch của tổ tiên ta cũng có nét độc đáo, khác với cách điều động địch của một đạo quân đông mạnh với một đạo quân ít hơn. Trong nhiều trường hợp, tổ tiên ta thường nắm quy luật hoạt động của địch, lựa theo chiều hành động của chúng, dùng lực lượng hợp lý của ta để dụ địch, dẫn dắt địch từng bước, ép chúng hành động theo ý đồ của ta, đưa chúng vào trận địa dã chuẩn bị của ta mà tiêu diệt.

        Hai trận Bạch Đằng trong lịch sứ, trận của Ngô Quyền và trận của Trần Hưng Đạo, đều là những trận mẫu mực về nghệ thuật chế địch theo cách đó. Cả hai vị tướng thiên tài đều nắm rất vững quy luật của địch, nhử địch vào trận địa mai phục đã chuẩn bị sẵn, kiềm chế để buộc chúng phải sa vào bẫy ở địa điểm có lợi nhất, vào thời cơ có lợi nhất cho ta. Trận Tốt Động - Chúc Động, nghĩa quân Lam Sơn dã dùng lực lượng nhỏ để kéo đại quân địch từ Cổ Sở ra Ninh Kiều và nhử chúng vào trận dịa mai phục của ta để bất ngờ xuất kích tiêu diệt. Trận Chi Lăng - Xương Giang cũng là một điển hình về nghệ thuật điều động địch. Lá thư nhún nhường của Lê Lợi và hành động nhử địch khéo léo của Trần Lựu đã kích thích Liễu Thăng, và làm cho hắn hết sức chủ quan khinh dịch và sa vào trận địa mai phục của ta ở Chi Lăng. Tiếp đó các tướng lĩnh của nghĩa quân lại tiếp tục khôn khéo dẫn dắt quân địch vào các trận địa mai phục của ta ở Cần Trạm và Phố Cát, thực hiện tiêu diệt địch từng bước, rồi dồn địch về “cái túi” Xương Giang để bao vây tiêu diệt toàn bộ.

        Hành động nhanh chóng là điều kiện rất quan trọng dể đánh địch bất ngờ. Hành động nhanh chóng trong chiến đấu chính là cơ sở vững chắc để có thể thực hiện được bất ngờ trong chiến lược. Vì thế Nguyện Trãi đã tổng kết: “việc binh cốt phải mau chóng như thần, máy then mở đóng, chợt nóng, chợt rét, thay đổi khôn lường” (Quân trung từ mệnh tập). Dĩ nhiên, ở đây không phải chỉ nói đến tính chất nhanh chóng trong hành động của từng người hay từng đơn vị nhỏ, mà chủ yếu là nói đến hành động nhanh chóng của những đạo quân lớn.

        Trận Tốt Động - Chúc Động, sau khi bắt được gián điệp và nắm chắc kế hoạch đánh úp của Vương Thông, do bố trí lại lực lượng rất nhanh chóng nên nghĩa quân Lam Sơn đã thực hiện được “tương kế tựu kế”, chủ động biến cuộc tập kích của địch thành cuộc phục kích của ta. Đó là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến thắng lợi rực rỡ của nghĩa quân Lam Sơn trong trận này.

        Trận Chi Lăng - Xương Giang cũng vậy, chính do cơ động được nhanh chóng nên các đạo nghĩa quân Lam Sơn mới liên tục đánh được nhiều trận trên dọc đường và trận nào cũng làm cho địch bất ngờ, lúng túng. Đặc biệt, hành động của quân Tây Sơn thì lại càng hết sức nhanh chóng như các tác giả cuốn Hoàng Lê nhất thống chí đã miêu tả:

        Hành binh thư bay
        Tiến quân rất gấp
        Đi lại vùn vụt
        Mau chóng như thần
        Chống không thể được
        Đuổi không thể kịp.


        Bằng những cuộc hành quân và những trận tập kích chiến lược thần tốc của một đạo quân lớn mạnh và rất tinh nhuệ nhằm những chỗ hiểm yếu và sơ hở, những lúc địch không dự liệu, Nguyễn Huệ đã nhiều phen làm cho kẻ địch chưa kịp trở tay dã bị hoàn toàn tiêu diệt. Trong bốn lần hạ thành Gia Định, trong các trận Rạch Gầm – Xoài Mút, Phú Xuân... Nguyễn Huệ đều hành động rất nhanh chóng, bất ngờ, và giành thắng lợi lớn trong thời gian rất ngắn. Tiêu biểu nhất là trận đánh ra Thăng Long, nghĩa quân Tây Sơn tiến đánh nhanh đến nỗi tướng giặc là Tôn Sĩ Nghị “sợ mất mật”, “ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp”, cứ thế mà bỏ chạy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #142 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2016, 04:21:21 am »


        Đi đôi với nhanh chóng, hành động bí mật cũng là điều kiện hết sức cần thiết để bảo đảm đánh địch bất ngờ. Những trận quyết chiến của tô tiên ta phần lớn đều giữ được bí mật về ý đồ và hành động, vì thế kẻ địch thường không dự liệu trước được kế hoạch đối phó có hiệu quả, dễ lúng túng và rối loạn. Điều cần chú ý là trong suốt quá trình lịch sử của ta qua nhiều cuộc chiến tranh, để bảo đảm hành động bí mật, tổ tiên ta đã có truyền thống sở trường về hành quân ban đêm, tiến công ban đêm. Ngay từ năm 214 trước công nguyên, khi quân Tần kéo vào xâm lược, người Việt đã “cùng nhau đặt người kiệt tuấn lên làm tướng để ban đêm ra đánh lại quân Tần, đại phá quân Tần...”. Sau đó Triệu Quang Phục cũng “ngày thì ẩn náu, đêm lại mang quân ra đánh úp, giết được vô số quân Lương...”.

        Không phải chỉ trong những trận đánh nhỏ có tính chất du kích mà ngay trong những trận quyết chiến lớn các tướng lĩnh của ta cũng tổ chức hành quân và tiến công địch vào ban đêm. Như Nguyệt rõ ràng là trận tập kích lớn vào ban đêm. Trong các trận Rạch Gầm - Xoài Mút và Ngọc Hồi - Đống Đa, Nguyễn Huệ đều cho quân bố trí mai phục hoặc tiếp cận địch từ ban đêm để bất thần tiến công vào lúc mờ sáng là lúc địch dễ bất ngờ nhất.

        Hành động ban đêm đã gắn liền với yêu cầu giữ bí mật, đánh bất ngờ để tiêu diệt từng bộ phận của kẻ địch đông về số lượng mà kém về chất lượng, mạnh về quân sự mà kém về chính trị - tinh thần và bị nhân dân bao vây bốn phía.

        Hành động mưu trí, linh hoạt cũng là điều kiện rất quan trọng để chủ động tiến công địch, đánh chúng một cách bất ngờ, tạo ra chỗ sơ hở và chỗ yếu của chúng mà đánh Vì vậy dân tộc ta đã rất chú ý dùng mưu mẹo trong chiến đấu. Nguyễn Trãi từng nói về chủ trương của nghĩa quân Lam Sơn: “Ta dùng mưu mà trị”. Ngô Thì Nhậm cũng thấy: “Tướng giỏi đời xưa... tùy theo tình thế thay đổi mà bày ra chước lạ”. Binh thư yếu lược sau khi viết “Quân địch nhiều quân ta ít, khó lấy sức mà thắng”, lại viết “mưu lạ có thể làm một lần mà không thể làm hai lần được. Ta có trí mà địch chẳng phải là không khôn, chỉ vì trí của ta tính được trước mà địch thì chưa tính kịp, nên địch sa vào trí của ta. Nếu lại cứ đem mưu trước mà làm thì ít khi không bị địch đem kế để phá kế vậy”.

        Trong chiến đấu, các tướng lĩnh của ta đã tùy theo tình hình cụ thể của mỗi cuộc chiến tranh mà vận dụng cách đánh thích hợp khác nhau để giành thắng lợi. Có những cách đánh mới mẻ, nhiều khi rất sáng tạo và độc đáo thoát ra ngoài các khuôn sáo thông thường. Cũng trên sông Bạch Đằng, cũng sử dụng thủy triều dể lừa địch vào thế bất lợi nHưng Ngô Quyền thì đánh quân Hoằng Thao khi chúng từ biển vào, còn Trần Hưng Đạo lại đánh quân Ô Mã Nhi khi chúng kéo ra biển. Cả hai vị tướng đều đóng cọc ở lòng sông vào đoạn địa hình hiểm trở nhất, lợi dụng nước triều lên cao dẫn dắt chúng vào trận địa cọc đúng lúc nước triều xuống rồi chia cắt đội hình chúng ra để tiêu diệt. Và nếu trận Tốt Động - Chúc Động là trận quân ta tương kế tựu kế đánh địch, thì trận Chi Lăng, chủ tướng giặc là Liễu Thăng cũng bị “thua kế” quân ta và “bỏ thây ở Mã Yên”. Đó là nói về kế lớn còn về mẹo nhỏ thì bất cứ trận nào cũng đều có vô vàn dẫn chứng sinh động còn lại trong sách vở và ký ức dân gian.

        Hành động mưu trí, linh hoạt của tổ tiên ta còn biểu hiện ở cách vận dụng lý luận quân sự của Tôn Tử về chính binh và kỳ binh trong chiến dấu. Chính binh là bộ phận quân đội đánh chân phương, trước mặt theo quy tắc dàn trận và tác chiến thông thường của quân đội chính quy. Kỳ binh là những bộ phận quân đội đánh địch rất linh hoạt, thường đánh bất ngờ đánh vòng đằng sau... không theo các quy tắc dàn trận thông thường của quân đội chính quy. Trong thực tiễn, tổ tiên ta thường dùng cả chính cả kỳ, biết kết hợp chính với kỳ, nhưng do yêu cầu phải lấy ít đánh nhiều nên lại rất chú trọng dùng kỳ binh. Điều cần chú ý là các tướng lĩnh của ta không phải chỉ dùng kỳ binh ở quy mô nhỏ mà nhiều khi còn dùng ở quy mô lớn. Những trận quyết chiến lớn như Bạch Đằng (988), Như Nguyệt, Vạn Kiếp, Bạch Đằng (1288), Chi Lăng.. đều đánh theo kiểu kỳ binh. Trong cuộc phản công của Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, có thể xem cánh quân đánh vào hướng Hà Hồi - Ngọc Hồi là chính binh còn các cánh quân khác dầu là kỳ binh. Tuy vậy, ngay khi dùng chính binh, các tướng lĩnh của ta cũng thường dàn trận và tác chiến một cách linh hoạt, sáng tạo với tinh thần dùng kỳ binh. Chẳng hạn, có thể xem thủ đoạn của cánh chính binh do Nguyễn Huệ chỉ huy đánh Hà Hồi, dùng uy thế để bết ngờ áp đảo địch buộc chúng đầu hàng, là thủ đoạn của kỳ binh. Chính vì thế nên sách Hoàng Lê nhất thống chí đã miêu tả quân Tây Sơn: “ẩn hiện như quỷ thần, tướng ở trên trời xuống, quân chui dưới đất lên”, hoặc nhà sử học Ba Tư Ra-xi-út Đin nhận xét về cuộc phản công của quân dân nhà Trần: “Bỗng nhiên xuất hiện những đội quân từ biển, từ rừng, từ núi, đánh tan quân Thoát Hoan đang cướp bóc...”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #143 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2016, 04:21:42 am »


        Nhìn chung, cách đánh của dân tộc ta là cách đánh rất linh hoạt, thiên biến vạn hóa. Mặt khác, diễn biến của những trận quyết chiến lớn trong lịch sử cũng lại cho ta thấy: mọi thủ đoạn thiên biến vạn hóa đó đều xoay quanh một yêu cầu rất nghiêm, một ý chí rất thống thất, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, nhằm mục đích rất kiên quyết là tiêu diệt từng đạo quân lớn của địch. Về điểm này, Binh thư yếu lược đã phân tích như sau: “Hoạt có mấy mối: có thể lâu có thể tạm, đó là hoạt về thời; có thể tiến có thể lui đó là hoạt ở thế đất; có thể di, có thể lại, đó là hoạt ở đường; có thể đứng đó, có thể chuyển dời, đó là hoạt ở cơ. Binh phải hoạt mới động được, kế phải hoạt mới làm được”. Tuy thế, trong hoạt cần phải có “nghiêm”. Không có cái nghiêm, tức là không có sự thống nhất, thì không thể phát huy sức mạnh của các thủ đoạn linh hoạt thành một sức mạnh tổng hợp để giành thắng lợi lớn và quyết định.

        Đi đôi với những sáng tạo, linh hoạt trong hành động chiến đấu cũng như trong chiến thuật, chiến dịch, tổ tiên ta còn tỏ ra có nhiều cố gắng trong việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật và khéo biết tổ chức phát huy sức mạnh của các “binh chủng kỹ thuật” mình có, tùy theo sự phát triển của sức sản xuất qua mỗi thời kỳ lịch sử.

        Trong những trận ở vùng sông biển (Bạch Đằng, Như Nguyệt, Rạch Gầm - Xoài Mút), tổ tiên ta không chỉ đánh giặc bằng một loại quân đơn thần, mà đều sử dụng cả quân bộ lẫn quân thủy, cả lực lượng trên bờ lẫn trên sông và biết phối hợp thủy bộ tác chiến một cách thành thục và có hiệu quả tiêu diệt lớn. Đó là nét độc đáo ít thấy trong lịch sử chiến tranh, nói lên cách đánh sở trường của một quân đội sinh ra từ một đất nước có nhiều sông ngòi, kênh rạch.

        Về hỏa lực, lúc chưa có súng pháo, Lý Thường Kiệt đã biết dùng tên lửa thô sơ kết hợp với máy bắn đá bắn vào Ung Châu, đốt cháy và phá sập kho tàng, doanh trại quân địch trong thành. Trần Hưng Đạo dùng kế hỏa công, lấy nguyên liệu tại để thiêu cháy thuyền giặc. Những khẩu thần công được Nguyễn Huệ bố trí một cách sáng tạo, hiệp đồng chặt chẽ với quân thủy bộ tiêu diệt hàng loạt thuyền chiến Xiêm trên sông Mỹ Tho.

        Một số trận, chúng ta còn nghe nói tới các đội Tượng binh với những con voi đã thuần hóa và huấn luyện kỹ. Đây là một binh chủng đặc biệt chỉ quân ta mới có, còn mọi đạo quân xâm lược thì hoàn toàn không có. Trận cường tập Ngọc Hồi, hơn 100 con voi chiến, trên lưng đặt đại bác hoặc hỏa hổ, được Nguyễn Huệ sử dụng như những khẩu pháo tự hành hoặc những xe tăng có sức đột kích mạnh, xuyên thủng đội hình địch và nhanh chóng đánh tan đội kỵ binh thiện chiến, binh chủng tinh nhuệ nhất của quân Thanh.

        Và, tuy chưa nghe thấy nói tới binh chủng công binh, nhưng qua trận Như Nguyệt với chiến lũy sông Cầu chặn đứng bước tiến của giặc và hai trận Bạch Đằng với những hàng cọc lim vững chắc, chúng ta cũng có thể phần nào hình dung được kỹ thuật trúc thành của tổ tiên ta.

        Tiến hành chiến tranh với các đội quân phong kiến xâm lược, các lực lượng vũ trang ta tuy ít hơn địch về số lượng nhưng về trình độ trang bị vũ khí thì nói chung cũng tương tự như nhau. Trong điều kiện trang bị vũ khí như vậy, những sáng tạo về kỹ thuật và cách sử dụng khéo léo các kỹ thuật đó đã phát huy tác dụng rõ rệt đối với việc hình thành thế mạnh trong các trận đánh nổi tiếng của dân tộc ta.

        Trên đây chỉ là một số nét tiêu biểu về nghệ thuật thực hành quyết chiến của tổ tiên ta, tất cả những điều đã nêu - dù chỉ phản ánh một phần rất nhỏ thực tế lịch sử - cũng đã nói lên quyết tâm sắt đá, tư tưởng quân sự tài tình sáng tạo và ý đồ tác chiến chính xác của tồ tiên ta đồng thời cũng khơi gợi nhiều điểm mà ta cần suy nghĩ về các vấn đề tổ chức chỉ huy, bảo đảm chiến đấu của tổ tiên ta trong các trận quyết chiến.

        Để có chủ trương đúng về hướng và thời cơ quyết chiến, về sử dụng lực lượng cũng như về cách đánh, tất phải biết rõ mọi âm mưu, ý đồ, thủ đoạn, khả năng của địch - tức là phải có tổ chức điều tra, theo dõi, thu thập các nguồn tin tức về địch. Để có những trận địa mai phục hoàn chỉnh và kín đáo như Bạch Đằng, Chi Lăng, những trận địa phòng ngự vừng chắc như phòng tuyến sông Cầu, tất phải có những kế hoạch tổ chức trận địa và huy động nhân lực vật lực ở địa phương với quy mô lớn. Để thực hành đột phá và bao vây vu hồi thật khớp về thời gian và không gian tất phải có kế hoạch hiệp đồng tỉ mỉ với những quy định, tính toán khoa học và nghiêm ngặt. Để có đầy đủ lương thảo cho hàng vạn hoặc hàng chục vạn quân chiến đấu trong một khu vực, đã đành là có sự đóng góp dồi dào của nhân dân địa phương, song cũng không thể không bố trí hệ thống kho tàng, vận chuyển, tiếp nhận sao cho thuận lợi và nhanh chóng, v.v. Tiếc rằng chúng ta còn biết quá ít về những điều đó nên không thể tìm hiểu được sâu. Tuy nhiên, với những tư liệu hết sức hạn chế, chúng ta cũng có thể thấy đó là cả một nghệ thuật tồ chức mà nếu thiếu nó thì không sao có được những chiến thắng lẫy lừng làm rạng rỡ non sông đất nước ta.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #144 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2016, 04:22:21 am »


*

*       *

        Nếu như quyết chiến chiến lược là sự thử thách toàn diện, là biểu hiện tập trung và điển hình nhất sức mạnh tinh thần - vật chất của một dân tộc thì cũng có thể nói nghệ thuật quyết chiến là bộ phận tinh túy nhất của nền nghệ thuật quân sự của dân tộc ấy.

        Thắng lợi của các trận quyết chiến chiến lược nổi tiếng trong lịch sử nước ta đã chứng minh quyết tâm bảo vệ đất nước, sức mạnh to lớn cũng như tài thao lược kiệt xuất của tổ tiên ta. Đó cũng là thắng lợi cua một dân tộc luôn luôn nắm vững bí quyết đánh giặc bằng sức mạnh của “cả nước chung sức, toàn dân là binh” và” lấy đoản chế trường, lấy yếu thắng mạnh, lấy ít đánh nhiều, lấy nhỏ thắng lớn’. Với bí quyết cơ bản đó, tổ tiên ta đã giải quyết thành công mọi vấn đề chuẩn bị, tổ chức và tiến hành quyết chiến - kể từ việc chọn hướng, lựa thời, tạo thế dùng binh... cho đến việc phát triển thắng lợi có ý nghĩa bộ phận thành thắng lợi có ý nghĩa quyết định với toàn cuộc chiến tranh. Từ thực tiễn phong phú và sinh động đó đã toát lên bài học rất có ý nghĩa đối với chúng ta là muốn lấy yếu thắng mạnh, lấy ít thắng nhiều  thì càng phải triệt để dựa vào đông đảo nhân dân, càng phải dũng cảm, nhẫn nại, dẻo dai, mưu cao, mẹo giỏi, tiến công nhanh chóng, mãnh liệt và liên tục. Đó chính là tinh hoa của nghệ thuật quyết chiến có truyền thống lâu đời của dân tộc ta.

        Bài học tổng hợp có tính quy luật đó đã được dân tộc qua truyền lại từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nhưng chưa bao giờ nó lại được nhân dân ta kế thừa và phát triển một cách thật sự khoa học và cách mạng như ngày nay.

        Trong thời đại hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, nghệ thuật quyết chiến của ta, trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lê-nin và đường lối chính trị, quân sự của Đảng, đã kế thừa những tinh hoa của nghệ thuật quyết chiến lâu đời của dân tộc ta, đồng thời lại biết tiếp thụ một cách có chọn lọc và sáng tạo những kinh nghiệm quân sự của quân đội các nước anh em, nên đã luôn luôn có những bước phát triển mới nhằm chiến thắng những dội quân xâm lược có số lượng đông và trang bị hiện đại. Vì thế, chúng ta đã có chiến thắng Điện Biên Phủ, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống đế quốc Pháp - một trận quyết chiến chiến lược vĩ đại đã được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ 20, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc (Lời đồng chí Lê Duẩn).

        Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chúng ta lại giương cao lá cờ chiến thắng Điện Biên Phủ, đi từ cuộc đồng khởi năm 1959, qua cuộc tiến công 1964 làm phá sản chiến tranh đặc biệt của Mỹ, cuộc tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 196S, chiến dịch Đường 9 - Nam Lào năm 19?1, cuộc tổng tiến công năm 1972 và trận “Điện Biên Phủ trên không” ở miền Bắc tháng chạp năm 1972, dẫn tới thắng lợi của Hiệp định Pa-ri, buộc đế quốc Mỹ phải nhục nhã cuốn cờ rút đội quân viễn chinh xâm lược ra khỏi miền Nam nước ta, dù chúng vẫn chưa từ bỏ âm mưu xâm lược.

        Rồi đến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 – “một trận quyết chiến chiến lược vĩ đại diễn ra trên toàn chiến trường miền Nam, phát triển liên tục từ đầu đến cuối, với sức mạnh triều dâng thác đô, trong chốc lát cuốn phăng toàn bộ cơ đồ thực dân mới của đế quốc Mỹ, thực hiện hoàn toàn mục tiêu chiến lược mà Đảng ta đã đề ra” (Võ Nguyên Giáp - Văn Tiến Dũng. Cuộc Tổng tiẽn công và nổi dậy đại thắng mùa Xuân năm 1975, Tạp chí Quân đội nhân dân, tháng 5 năm 1975) , kết thúc thắng lợi cực kỳ oanh liệt cuộc đụng đầu lịch sử giữa nhân dân Việt Nam và tên hung nô của thời đại là đế quốc Mỹ. Với tầm vóc và ảnh hưởng to lớn gấp bội so với những trận quyết chiến trước đây, trán quyết chiến chiến lược vĩ đại mùa Xuân năm 1975 đã nổi bật lên tài thao lược cũng như nghệ thuật quân sự tài tình và sáng tạo của Đảng ta, của quân dân ta.

        Đó là nghệ thuật chọn hướng và chọn mục tiêu tiến công: nhằm đúng vào những nơi hiểm yếu của địch, đặc biệt đã giáng đòn quyết định cuối cùng vào nơi hiểm yếu thất (đầu não của địch), gây chấn đóng cực mạnh, buột quân địch phải hạ vũ khí, giành thắng lợi cuối cùng trong chiến tranh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #145 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2016, 04:22:51 am »


        Đó là nghệ thuật tạo thời cơ và nắm thời cơ tiến công dúng vào lúc địch yếu và sơ hở để hạ quyết tâm chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam, lại tích cực theo sát sự phát triển của so sánh lực lượng hai bên ta - địch trong quá trình tiến công để tạo thời cơ và chớp thời cơ, táo bạo, kiên quyết và kịp thời đưa cuộc tiến công đến toàn thắng trong thời gian ngắn nhất.

        Đó là nghệ thuật cơ động lực lượng nhanh chóng kết hợp với các lực lượng tại chỗ đã được bố trí trong thế trận đã bày sẵn để tranh thủ thời gian và chớp thời cơ đánh địch.

        Đó cũng là nghệ thuật sử dụng yếu tố bất ngờ, mà bất ngờ lớn nhất là làm cho địch không biết được thời gian của cuộc Tổng tiến công, khiến chúng hoàn toàn bị động về chiến lược, rồi từ bất ngờ lớn đó chúng lại bị liên tiếp bất ngờ về nhiều mặt cho đến khi phải hạ vũ khí đầu hàng.

        Đó còn là sự phát triển lên một bước mới cách đánh truyền thống của chiến tranh nhân dân ở nước ta: kết hợp tiến công với nổi dậy, kết hợp cách đánh của ba thứ quân, kết hợp đánh lớn, đánh vừa và đánh nhỏ, v.v. Đặc biệt là trong các đòn lớn đã thực hành một cách phổ biến việc chia cắt chiến lược, bao vây chiến dịch quy mô lớn, bất thần tiến công vào trung tâm đầu não địch, kiên quyết tiêu diệt gọn, làm tan rã và bức hàng từng tập đoàn hàng vạn, hàng chục vạn quân địch.

        Tất cả những vấn đề trên - từ vấn đề chọn hướng, tạo thời và nắm thời cho đến cách dùng binh, cách đánh, v.v. - đã được giải quyết thành công mỹ mãn. Nhờ đó ta đã “... biến lực lượng một thành sức mạnh mười, lực lượng mười thành sức mạnh trăm nghìn, hoàn toàn áp đảo quân địch”. Ta đã thực hiện trong hoàn cảnh mới điều mà Nguyễn Trãi đã nói: “lấy sức nặng nghìn cân đè lên trứng chim thì chưa hề có trứng nào không vỡ nát” (Võ Nguyên Giáp - Văn Tiến Dũng, bài đã dẫn, Tạp chí Quân đội nhân dân, tháng 5 năm 1975). Nhờ đó, ta đã giáng cho địch những đòn sấm sét “... tạo nên những chấn động dây chuyền lớn, liên tục ngày càng mạnh, làm rối loạn và rung chuyển toàn bộ lực lượng và thế trận của địch, khiến địch từ trên xuống dưới không kịp trở tay, cuối cùng bị sụp đổ hoàn toàn” (Võ Nguyên Giáp - Văn Tiến Dũng, bài đã dẫn, Tạp chí Quân đội nhân dân, tháng 5 năm 1975). Có thể nói, diễn biến thắng lợi của trận quyết chiến chiến lược vĩ đại mùa Xuân năm 1975 đã biểu lộ đầy đủ sự kế thừa và nâng cao đến mức tuyệt diệu những truyền thống quân sự độc đáo của dân tộc ta, những tinh hoa của nghệ thuật chỉ đạo và thực hành quyết chiến mà tồ tiên ta để lại.

        Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những truyền thống quân sự của dân tộc ta đã và đang được Đảng ta tiếp tục nâng cao và ngày càng hoàn chỉnh. Đó là một trong những bảo đảm chắc chắn đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa yêu quý của chúng ta và cũng là một cống hiến đối với sự nghiệp cách mạng thế giới.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #146 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2016, 04:23:43 am »


TÀI LIỆU THAM KHẢO

SÁCH LÝ LUẬN

        - Mác - Ăng-ghen - Lê-nin - Xtalin, Trích luận văn quân sự, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1964.

        - Ph. Ăng-ghen, Tuyển tập luận văn quân sự, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1964.

        - Hồ Chí Minh, Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1970.

        - Hồ Chí Minh, Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc anh hùng, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1974.

        - Lê Duẩn, Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1970.

        - Lê Duẩn, Thanh niên trong trong lực lượng vũ trang hãy vươn lên nữa phấn đấu cho lý tưởng cách mạng, đi đầu

        trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, Nhà xuất bản Sự thật Hà Nội, 1969.

        - Trường Chinh, Bàn về cách mạng Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xuất bản Hà Nội, 1952.

        - Phạm Văn Đồng, Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1969.

        - VÕ Nguyên Giáp, Đường lối quân sự của Đảng là ngọn cờ trăm trận trăm thắng của chiến tranh nhân dân ở nước ta, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1973.

        - Võ Nguyên Giáp, Vũ trang quần chúng cách mạng xây dựng quân đội nhân dân, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1973.

        - Võ Nguyên Giáp, Đẩy mạnh công tác tổng kết và nghiên cứu phát triển về khoa học quân sự Việt Nam, tích cực góp phần đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, Báo Nhân dân ngày 30 và 31 tháng 10 năm 1970.

        - Văn Tiến Dũng, Mấy vấn đề nghệ thuật quân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1968.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #147 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2016, 04:24:22 am »

       
SÁCH CHỮ HÁN - NÔM

        - Bành Ngọc Lân, Quốc triều nhu viễn ký, bản in của Quang Nhã.

        - Binh thư yếu lược, bản chép tay. Bản dịch Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1970.

        - Bùi Dương Lịch, Nghệ An ký, bản in đời Nguyễn.

        - Cao Hùng Trưng, An Nam chí nguyên, bản in của Viễn Đông bác cổ, Hà Nội, 1932.

        - Chu Khứ Phi, Lĩnh ngoại đại đáp, bản chép tay.

        - Cố Tổ Vũ, Độc sử phương dư kỷ yếu, bản in Trung Hoa, thư cục Bắc Kinh, 1955.

        - Cố Viêm Vũ, Thiên hạ quận quốc lơi bệnh toàn thư, bản in đời Thanh.

        - Cốc Ứng Thái, Minh sử kỷ sự bản mạt, bản in Thương vụ ấn thư quán, 1926.

        - Dương Sĩ Kỳ, Đông lý văn tập, bản in đời Thanh.

        - Đào Nguyên Phổ, Tây Sơn thủy mạt khảo, bản chép tay.

        - Đặng Xuân Bảng, Sử học bỉ khảo, bản chép tay.

        - Hoàng Phúc, Phụng sử An Nam thủy trình nhật ký, bản in trong Kỷ lục hội biên.

        - Hồng Đức bản đồ, bản chép tay.

        - Kha Duy Kỳ, Tống sử tân biên, bản chép tay.

        - Khâu Tuấn, Bình định Giao Nam lục, trong Lĩnh Nam di thư.

        - Lam Sơn thực lục sự tích, bản chép tay đời Lê eủa ban Sử tỉnh Thanh Hóa.

        - Lê Quang Định, Hoàng Việt nhất thống dư địa chí, bản chép tay.

        - Lê Ngô Cát, Phạm Đình Toái, Đại Nam quốc sử diễn ca, bản in đời Nguyễn. Bản phiên âm Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1966.

        - Lê quý dật sử, bản chép tay.

        - Lê Quý Đôn, Kiến văn tiểu lục, bản chép tay. Bản dịch Nhà xuất bản Sử học, Hà Nội, 1962.

        - Lê Quý Đôn, Lê triều thông sử, bản chép tay.

        - Lê Quý Đôn, Vân đài loại ngữ, bản chép tay. Bản dịch Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội, 1962.

        - Lê Trắc, An Nam chí lược, bản chép tay.

        - Lê Trọng Hàm, Minh đô sử, bản chép tay.

        - Lịch đại thông giám tập lãm, bản in đời Thanh.

        - Lý Đào, Tục tư trị thông giám trường biên, bản in Đàm Chung Lân.

        - Lý Đào, Tống - Lý ban giao tập tục, bản chép tay do Hoàng Xuân Hãn trích lục.

        - Lý Văn Phượng, Việt kiệu thư, bản chép tay.

        - Lý Tế Xuyên, Việt điện u linh tập, bản chép tay. Bản dịch Nhà xuất bản Văn hóa, 1960.

        - Lý Tiên Căn, An Nam tạp ký, bản chép tay.

        - Nghiêm Tòng Giản, Thù vực chu tư lục, bản in Cố cung bác vật viện đồ thư quán, Bắc Kinh, 1930.

        - Ngô gia văn phái, Hàn các anh hoa, Bang giao hảo thoại, bản chép tay.

        - Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí, bản chép tay. Bản dịch Nhà xuất bản Văn hóa Hà Nội; 1964.

        - Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, bản in đời Lê. Bản dịch Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1967 - 1968.

        - Ngụy Nguyên, Thánh vũ ký, bản in đời Thanh.

        - Nguyễn thị Tây Sơn ký, bản chép tay.

        - Nguyễn Thu, Lê quý kỷ sự, bản chép tay. Bản dịch Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 1974.

        - Nguyễn Trãi, Ức Trai di tập, bản in Phúc Khê tàng bản. Bản dịch Nguyễn Trãi toàn tập Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1969.

        - Nguyễn Trãi, Ức Trai quân trung từ mệnh tập bổ biên, bản chép tay do Trần Văn Giáp sưu tập.

        - Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, bản chép tay. Bản dịch Nhà xuất bản Sử học, Hà Nội, 1960 - 1961.

        - Quốc triều dịch lộ, bản chép tay.

        - Sử quán triều Nguyễn, Đại Nam chính biên liệt truyện, bản in đời Nguyễn.

        - Sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục tiền biên, bản in đời Nguyễn. Bản dịch Nhà xuất bản Sử học, t. I, Hà Nội, 1962.

        - Sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục chính biên, bản in đời Nguyễn. Bản dịch nhà xuất bản Sử học, t. II, Hà Nội, 1962.

        - Sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, bản in đời Nguyễn. Bản dịch Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1969 - 1970.

        - Sử quán triều Nguyễn, Đồng Khánh dư địa chí lược, bản chép tay.

        - Sử quán triều Nguyễn, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, bản in đời Nguyễn. Bản dịch Nhà xuất bản Văn Sử Địa và Sử học, Hà Nội, 1967 - 1960.

        - Sử quán triều Thanh, Đại Thanh lịch triều thực lục, bản in dời Thanh.

        - Thánh Tông di thảo, bản chép tay. Bản dịch Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội, 1963.

        - Tiêu Hoành, Quốc triều hiến trưng lục.

        - Tống Khắc Thái..., Tống sử, bản in Thương vụ ấn thư quán.

        - Tống Liêm, Nguyên sử, bản in Thương vụ ấn thư quán.

        - Trần Bang Chiêm, Nguyên sử kỷ sự bản mạt, bản in Thương vụ ấn thư quán.

        - Trần đại Vương bình Nguyên thực lục, bản chép tay.

        - Trần Nguyên Nhiếp, An Nam quân doanh kỷ yếu bản chép tay do Trần Văn Giáp trích lục.

        - Trần Văn Vy, Lê sử loại yếu, bản chép tay.

        - Trình Di, Trình Hạo, Nhị trình di thư trong Nhị trình toàn thư, bản in Trung Hoa thư cục.

        - Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, bản chép tay.

        - Trình Hiệu, Hoàng Minh tứ di khảo, bản in 1933.

        - Trương Đĩnh Ngọc, Minh sử, bản in Thương vụ ấn thư quán.

        - Tư Mã Quang, Tư tri thông giám, bản in Thương vụ ấn thư quán.

        - Từ Minh Thiện, Thiên Nam hành ký, bản Thuyết phu.

        - Văn bia đời Lý - Trần, bản chép tay do Hoàng Xuân Hãn sưu tầm.

        - Việt sử lược bản in trong Tứ khố toàn thư. Bản dịch Nhà xuất bản Văn Sử Địa, Hà Nội 1960.

        - Vũ Quỳnh, Kiều Phú, Lĩnh Nam chích quái, bản chép tay. Bản dịch Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội, 1960.

        - Vũ Thế Dinh, Mạc thị gia phả, bản chép tay.

        - Vũ Văn Lập, Nam sử tập biên, bản chép tay.

        - Vương Xưng, Đông đô sử lược.

        - Vương Tiên Khiêm, Đông hoa toàn lực, bản in đời Thanh.

        VĂN BIA

        - Bia chùa Linh Xứng, do Pháp Bảo soạn (đời Lý), làng Ngọ Xá, Hà Trung, Thanh Hóa.

        - Bia chùa Hưng Phúc (đời Trần), hương Yên Duyên, nay thuộc xã Quảng Hùng, Quảng Xương, Thanh Hóa.

        - Bia Vĩnh Lăng, do Nguyễn Trãi soạn (đời Lê), Lam Sơn, Thọ Xuân, Thanh Hóa.

        - Bia Trịnh Khả, do Nguyễn Mộng Tuân soạn (đời Lê) Vĩnh Hòa, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa.

        - Bia Lê Sao, do Nguyễn Bá Ký soạn (đời Lê), xã Xuân Thiên, Thọ Xuân, Thanh Hóa.

        - Bia Nguyễn Chích, do Trịnh Thuấn Du soạn (đời Lê) thôn Vạn Lộc, xã Đông Ninh, Đông Sơn, Thanh Hóa.

        - Bia cổ tích thánh Giá, do Nguyễn Tuấn Ngạn soạn (đời Lê), Yên Sở, Hoài Đức, Hà Tây.

        - Bia đình Ngọc Hồi (đời -Lê), xã Ngọc Hồi, Thường Tín, Hà Tây.

        - Bia chùa Ngọc Tân (đời Lê), Yên Sở, Hoài Đức, Hà Tây.

        - Bia đình thôn Trung, xã Thịnh Hào, quận Đống Đa, Hà Nội.

        - Bia chùa Thủy Lâm, do Phan Huy Ích soạn, Ngô Thì Nhậm nhuận sắc (đời Tây Sơn), xã Lam Điền, Chương Mỹ, Hà Tây.

        - Bia Đặng tướng công, ở chùa Trăm gian (đời Nguyễn) xã Tiên Phương, Chương Mỹ, Hà Tây.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #148 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2016, 04:24:54 am »

       
GIA PHẢ

        - Gia phả họ Đặng, ở Lương Xá, xã Lam Điền, Chương Mỹ, Hà Tây, do Đặng Tiến Đông soạn đời Tây Sơn.

        - Gia phả họ Đặng ở Long Châu, xã Phụng Châu, Chương Mỹ, Hà Tây.

        - Gia phả họ Đinh, ở xã Tân Chính, Nông Cống, Thanh Hóa.

        - Gia phả họ Hoa, ở Linh Động, xã Đồng Minh, Vĩnh Bảo, Hải Phòng.

        - Gia phả họ Lê Xuân, ở Hải Lịch, xã Thọ Hải, Thọ Xuân, Thanh Hóa.

        - Gia phả họ Ngô, ở Đồng Bàng, Yên Định, Thanh Hóa và ở Vũ Chính, Vũ Thư, Thái Bình.

        - Gia phả họ Nguyễn, ở Bồng Trung, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa.

        - Gia phả họ Nguyễn, ở trang Gia Miêu, Hà Trung, Thanh Hóa.

        - Gia phả họ Nguyễn (Như Lãm) ở Thịnh Mỹ, xã Thọ Diên, Thọ Xuân, Thanh Hóa.

        - Gia phả họ Phạm, ở Xuân Hương, Lạng Giang, Bắc Giang.

        - Gia phả họ Vũ, ở Hàng Kênh, Hải Phòng.

        -Gia phả họ Vũ Đình, ở Minh Tân, Thủy Nguyên, Hải Phòng.

        THẦN TÍCH, NGỌC PHẢ, HƯƠNG ƯỚC

        - Bách thần lục, chép tay.

        - Giao từ giữa làng Như Nguyệt và Nguyệt Cầu (đời Cảnh Thịnh), chép tay, để lại đình làng Như Nguyệt, Yên Phong, Hà Bắc.

        -Thần phả đình làng Phả Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng.

        -Thần phả đình làng Đoan Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng.

        -Thần phả đình làng Do Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng.

        -Thần phả đình làng Điều Yêu Đông, An Hải, Hải Phòng.

        -Thần phả đình làng Linh.Động, Vĩnh Bảo, Hải Phòng.

        -Thần tích Trần Lựu, ở chùa Đèo, làng Thị Cầu, thị xã Bắc Ninh, Bắc Ninh.

        -Thần tích Lê Thiện, ở làng Bồng Lai, Gia Lương, Bắc Ninh.

        -Thần tích huyện Chương Mỹ, Hà Tây.

        -Thần tích Lý Triện, ở đình Chợ, xã Đồng Mai, Thanh Oai, Hà Tây.

        -Thần tích Lý Triện ở đình Yên Duyệt, Chương Mỹ, Hà Tây.

        -Thần tích đình làng Văn La, xã Văn Khê, Hoài Đức, Hà Tây.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #149 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2016, 04:25:25 am »


HỒ SƠ KHẢO SÁT THỰC ĐỊA

        - Báo cáo thám sát, khai quật bãi cọc Yên Giang (năm 1958), tài liệu đánh máy, Vụ Bảo tồn bảo tàng.

        - Hồ sơ lịch sử khu di tích Chi Lăng, do Hà Quốc Lân soạn, tài liệu đánh máy, Ty Văn hóa Lạng Sơn.

        - Hồ sơ khảo sát trận địa Bạch Đằng lần thứ nhất (năm 1964); lần thứ hai (năm 1969), tư liệu khoa Sử, Đại học Tổng hợp, Hà Nội.

        - Hồ sơ khảo sát trận địa Tốt Động - Chúc Động (năm 1966), chép tay, tư liệu khoa Sử, Đại học Tổng hợp, Hà Nội.

        - Hồ sơ khảo sát trận đia Ngọc Hồi - Đống Da (năm 1966), chép tay, tư liệu khoa Sử, Đại học Tổng hợp, Hà Nội.

        - Hồ sơ khảo sát khu Chi Lăng - Xương Giang (năm 1967), chép tay, tư liệu khoa Sử, Đại học Tổng hợp, Hà Nội.

        - Hồ sơ khai quật bãi cọc Yên Giang (năm 1969), chép tay, tư liệu khoa Sử, Đại học Tổng hợp, Hà Nội.

        - Hồ sơ khảo sát chiến tuyến sông Như Nguyệt (năm 1970), chép tay, tư liệu khoa Sử, Đại học Tổng hợp, Hà Nội.

        - Hồ sơ khảo sát di tích khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa (năm 1971), chép tay, tư liệu khoa Sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội .

        - Hồ sơ khảo sát khu Cần Trạm - Xương Giang (năm 1974), chép tay, tư liệu khoa Sử, Đại học Tổng hợp, Hà Nội.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM