Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:14:20 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam  (Đọc 54491 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #140 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2016, 05:00:32 am »


        Quang Trung tiêu diệt quân xâm lược Thanh chỉ trong một trận tiến công quyết chiến chiến lược thần tốc bảy ngày đêm ngay tại Thăng Long đã thể hiện sức mạnh hơn đối phương của một quân đội thiện chiến và tài thao lược hơn người của Nguyễn Huệ. Phương thức tiến công chiến lược thần tốc, bất ngờ, giải quyết chiến tranh chỉ trong một trận khi chống lại quân xâm lược của một nước lớn mạnh hơn, đã tỏ ra phù hợp vì trên chiến trường có sức mạnh tổng hợp của thế, thời. Dù lực ít hơn, nhưng tinh hơn và lại có tướng giỏi trí dũng song toàn thì vẫn giành chiến thắng. Quan điểm quân sự của Quang Trung “quân cốt tinh, không cốt đông” thể hiện tính chân lý của nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn là truyền thống của dân tộc Việt Nam.

        Dưới thời nhà Nguyễn, tư tưởng sợ địch, đầu hàng và phòng ngự thụ động dựa vào quân thành đã đưa nhân dân Việt Nam đến chỗ mất nước trước một đế quốc phương Tây có phương tiện, vũ khí, kỹ thuật tốt hơn.

        Như vậy ta có thể thấy chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có lấy đặc điểm sau:

        Một là: Địch thường mạnh hơn ta cả về tiềm lực chiến tranh và về lực lượng quân sự huy động vào chiến đấu trực tiếp trên chiến trường. Chúng tiến công từ ngoài vào đất nước ta bằng nhiều hướng, đường bộ, đường thủy, cả phía Bắc, có khi cả phía Nam. Mục đích của địch thường là, tiến công nhanh, giải quyết nhanh chiến tranh bằng các thủ đoạn chiến lược cổ truyền của quân xâm lược là tiêu diệt quân đội đối phương, đánh chiếm thủ đô, bắt thủ lĩnh (vua, lãnh đạo), tổ chức ngụy quân, ngụy quyền, thực hiện bình định, càn quét đánh phá các phong trào yêu nước, dập tắt các cuộc khởi nghĩa.

        Hai là: Thời gian kết thúc chiến tranh thường ngắn, chỉ trong vài tháng đến một năm, ít khi kéo dài, như Lý chống Tống, khoảng 5 tháng; Trần chống Mông - Nguyên lâu nhất cũng chỉ 6 tháng; Hồ chống Minh, khoảng 2 tháng; Tây Sơn chống Thanh, hơn 1 tháng.

        Ba là: Phương thức tiến hành chiến tranh truyền thống của Việt Nam nói chung thể hiện mấy điểm sau:

        - Toàn dân tham gia chống xâm lược, làm thanh dã, không cho địch lấy người và của cải của ta; trực tiếp chiến đấu vũ trang bằng ba thứ quân, quân chủ lực (triều đình), quân địa phương (của các tộc trưởng, vương hầu, các lộ) và dân quân (hương binh), đánh chặn phía trước, đánh phá phía sau, đánh vào hậu cần, hậu phương của địch.

        - Kết hợp chiến tranh chính quy của quân đội chủ lực với chiến tranh du kích của toàn dân, lấy dân quân (hương quân), quân địa phương làm nòng cốt, vừa có phân tuyến, vừa có xen kẽ cài răng lược, buộc địch phải phân tán lực lượng, đối phó khắp nơi, không thể tập trung đánh quân chủ lực của ta.

        - Phương thức tác chiến thường là phòng ngự tích cực kết hợp phòng ngự theo kiểu phòng tuyến hoặc hệ thống quân thành, quan ải, đánh giữ các trục đường giao thông chiến lược và các thị trấn, thị xã, thành phố với tiến công phía sau lưng địch của bộ đội địa phương, quân các lộ, cả dân quân các làng xã và phản công, tiến công quyết định của quân chủ lực. Đánh diệt quân lương của địch là biện pháp chiến lược, kết hợp với thanh dã làm cho quân địch đông lại thêm khó khăn vì thiếu hậu cần tiếp tế, lương thực và đạn dược, nhiên liệu, phương tiện chiến tranh.

        - Bảo toàn chủ lực, bảo vệ cơ quan lãnh đạo chiến tranh, tránh sức mạnh lúc khởi đầu của địch làm địch mệt mỏi, bị tiêu hao, phân tán, buộc phải chuyển từ chủ động tiến công sang bị động phòng ngự, rồi rút chạy. Trên cơ sở đó mà tiến hành phản công, tiến công tiêu diệt lực lượng chủ lực của địch.

        - Kết hợp tiến công tiêu diệt địch trên đất nước mình với ngoại giao mềm dẻo để kết thúc chiến tranh.

        - Trong điều kiện địch quá mạnh, ta không đủ sức phòng ngự ngăn chặn đối phương, có khi phải dùng chiến tranh du kích lâu dài như cuộc chiến tranh chống Tần thế kỷ thứ ba trước công nguyên, rồi tổng tiến công kết hợp khởi nghĩa (khi có thời cơ địch chiếm đóng bị suy yếu, nội bộ địch ở trong nước rối loạn) mà tiêu diệt.

        - Nhưng cũng có khi chỉ bằng một trận tiến công chiến lược tại một khu vực được chuẩn bị kỹ, trên thế mạnh, có địa hình hiểm, có quân đội mạnh, mưu trí, bất ngờ, nhanh chóng tiêu diệt đại bộ phận quân địch ngay từ trận đầu mà ta đã giải quyết thắng lợi chiến tranh.

        Như vậy phương châm tích cực phòng ngự, kết hợp phòng ngự với phản công tiến công trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là một tư tưởng có tính quy luật trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của một nước nhỏ đánh lại nước lớn xâm lược, của một quân đội ít hơn và kém hơn về tổ chức trang bị, kỹ thuật đánh lại một quân đội mạnh hơn.

        - Chiến tranh giải phóng dân tộc diễn ra khi địch đã chiếm đóng nước ta. Đặc điểm của chiến tranh giải phóng dân tộc là kẻ địch đã ở trên đất nước ta, có đội quân cướp nước, lại có ngụy quân, ngụy quyền, địch đã làm chủ trên cả nước, còn nhân dân ta thì đang bị kìm kẹp, ta không có sẵn quân đội, không có sẵn lực lượng vũ trang.

        Do các điều kiện khách quan như vậy, nên phương thức tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc nói chung vẫn dựa trên nền tảng của khởi nghĩa vũ trang nhân dân và chiến tranh nhân dân, nhưng có nhiều đặc điểm hoàn toàn khác với chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. 
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #141 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2016, 05:02:02 am »


        Trải qua các thời kỳ bị mất nước, dân tộc Việt Nam đều phải dùng phương thức truyền thống để giải phóng dân tộc như sau:

        - Thực hiện khởi nghĩa vũ trang từng khu vực, tiến lên tổng khởi nghĩa cướp chính quyền và tiến hành chiến tranh giải phóng. Bà Trưng, Bà Triệụ, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Triệu Quang Phục, Lý Phật Tử, Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền, trong 1000 năm Bắc thuộc, cũng như Phạm Chấn, Trần Nguyệt Hồ, Phạm Tất Đạt, Trần Nguyên Khôi, Trần Ngỗi, Trần Quý Kháng, và Lê Lợi dưới thời thuộc Minh, và cả trong 100 năm Pháp thuộc cho tới chiến tranh giải phóng chống Pháp, Mỹ mấy chục năm qua, chúng ta đều thấy muốn giành được độc lập, nhân dân ta đều phải đi từ đấu tranh chính trị đến đấu tranh vũ trang, từ khởi nghĩa, tổng khởi nghĩa đến chiến tranh giải phóng trường kỳ của toàn dân với 2 lực lượng, (lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang) mới giành được độc lập cho dân tộc.

        - Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao và binh vận địch vận, kết hợp khởi nghĩa của quần chúng với chiến tranh cách mạng, nổi dậy và tiến công, tiến công và nổi dậy giành quyền làm chủ.

        Mỗi mặt đấu tranh đều có vị trí chiến lược của nó, có tác dụng quyết định trong từng thời điểm, từng địa bàn khác nhau, nhưng nói chung đấu tranh quân sự, vũ trang bao giờ cũng giữ vị trí quyết định và nó quyết định việc trực tiếp tiêu diệt lực lượng quân sự và bộ máy chính quyền của đối phương, vừa đánh địch vừa địch vận, cả địch ở chiến trường trên nước ta, cả vào lòng dân và bộ máy chính quyền của đối phương ở nước địch.

        - Thực hiện một cuộc chiến tranh xen kẽ cài răng lược, không chiến tuyến, đánh địch cả ở tiền tuyến và hậu phương địch, buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó khắp nơi, không có chỗ nào là an toàn tuyệt đối đối với chúng, kể cả ở đô thị.

        - Kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, kết hợp ba thứ quân, kết hợp các cách đánh tiêu diệt sinh lực địch và phá hậu cần, kho tàng, phương tiện chiến tranh, phá giao thông vận chuyển, kết hợp tiêu diệt địch với giành quyền làm chủ, đánh phá bình định của đối phương.

        Chiến tranh du kích trong chiến tranh giải phóng có vị trí hết sức quan trọng. Nó vừa là khởi đầu của đấu tranh vũ trang, nòng cốt của khởi nghĩa, vừa là hình thức bạo lực quyết định của quần chúng nhân dân đánh địch và bảo vệ quyền làm chủ của các thôn xã.

        Chiến tranh du kích là biện pháp chủ yếu để đánh bại chiến lược đánh nhanh giải quyết nhanh của địch, đồng thời nó tạo điều kiện cho chủ lực phát huy sức mạnh, tập trung lực lượng đánh đòn quyết định, buộc địch phân tán đối phó, phối hợp với chủ lực giải quyết chiến tranh.

        Chiến tranh chính quy của quân chủ lực trong chiến tranh giải phóng bao giờ cũng từ chiến tranh du kích mà phát triển lên, giữ vị trí quyết định giải quyết chiến tranh, đánh tiêu diệt lớn quân địch.

        Không có cuộc chiến tranh giải phóng nào của Việt Nam giành được thắng lợi mà lại không tiêu diệt được đại quân của đối phương. Chủ lực quân trong chiến tranh giải phóng, khi không phân chiến tuyến, tác chiến với kẻ thù mạnh hơn, thường dùng cách đánh du kích như phục kích, tập kích, đánh bất ngờ của kẻ yếu đánh mạnh, như Nguyễn Trãi đã tổng kết:

                          “Yếu đánh mạnh hay đánh bất ngờ
                          Ít địch nhiều thường dùng mai phục”.


        Đánh thành, chiếm đất thường ít gặp hơn là đánh tiêu diệt địch trong vận động. Tiến công là phương thức tác chiến chủ yếu, có vị trí chiến lược, còn phòng ngự chỉ giữ vai trò phối hợp và quan trọng trong thời kỳ cuối của cuộc chiến tranh giải phóng trường kỳ.

        - Nếu đặc trưng của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc thường là ngắn, thì đánh lâu dài để chuyển biến tương quan thế lực lại có tính quy luật của chiến tranh giải phóng. Kẻ địch thường tiến công, rồi lại thất bại, lại tăng cường lực lượng tiến công rồi thất bại, chịu thua trong khi lực lượng còn đông, có khi còn mạnh hơn cả lúc bắt đầu cuộc chiến tranh giải phóng. Do đó phương châm trường kỳ kháng chiến, đánh lâu dài đồng thời biết tạo thời cơ và nắm vững thời cơ, mở những trận tiến công chiến lược làm thay đổi cục diện chiến tranh, tiến lên thực hiện tổng tiến công và nổi dậy đè bẹp quân thù, giành thắng lợi cuối cùng, thường trong cuộc chiến tranh giải phóng nào cũng được vận dụng, như trong chiến tranh chống phong kiến Trung Quốc, cũng như chống Pháp, Mỹ.

        - Trong thời đại ngày nay việc phát huy sức mạnh của đất nước và tranh thủ sức mạnh quốc tế trong chiến tranh giải phóng dân tộc là một phương châm hết sức quan trọng. Trong các cuộc chiến tranh giải phóng chống Pháp, Mỹ vừa qua ta đã vận dụng triệt để phương châm này. Điều này lại càng quan trọng hơn trong tình hình hiện nay và sau này.

        Do có cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật mới, mà các ngành thông tin, truyền thông, giao thông đã có bước phát triển thần kỳ, làm cho không gian của địa cầu hầu như thu hẹp lại, cùng với sự phát triển của tinh thần độc lập dân tộc chống đế quốc, chống kẻ thù chung của nhân loại, yếu tố quốc tế trong chiến tranh giải phóng đã khác hẳn so với thời kỳ chống phong kiến phương Bắc xưa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #142 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2016, 05:02:52 am »


        Nghệ thuật quân sự truyền thống.

        Nghệ thuật quân sự truyền thống Việt Nam độc đáo ở chỗ, nó là nghệ thuật quân sự lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh, được thể hiện trên mấy mặt sau:

        - Nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc, nghệ thuật đấu tranh vũ trang của lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân, quân chủ lực (với hiệp đồng quân binh chủng), quân địa phương và dân quân du kích (tự vệ) cùng nhân dân đứng lên đánh giặc bằng mọi phương tiện và hình thức, kết hợp chặt chẽ quân sự, chính trị, binh vận, kết hợp hoạt động tác chiến của bộ đội chủ lực với bộ đội địa phương, dân quân tự vệ và nhân dân, làm thanh dã, bất hợp tác với quân thù hoặc khởi nghĩa. Nghệ thuật quân sự này tạo ra một hình thức chiến tranh cài răng lược, xen kẽ triệt để giữa ta và địch, có phân tuyến mà cũng không phân tuyến với quân thù, buộc địch phải phân tán, đông mà hóa ít, mạnh mà hóa yếu. Nó làm cho quân đội chính quy của đối phương không thể phát huy cách đánh thông thường, tiến công, phòng ngự không theo chiến tuyến, mà theo diện địa phương, hậu phương tiền tuyến khó phân biệt, không có một nơi nào là an toàn tuyệt đối, khó phân biệt đối tượng dân và quân.

        Hăng-ri Na-va, tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương viết trong cuốn Đông Dương hấp hối: “Ngay cả trong những vùng có chiến dịch quân sự thực sự cũng không phải là một cuộc chiến tranh kiểu kinh điển. Chúng tôi cố gắng ép họ phải chấp nhận hình thức chiến tranh đó, luôn luôn Việt - Minh từ chối việc đó”. Và Oét-mo-len, tư lệnh quân Mỹ ở miền Nam đã phải buồn bã kêu lên, sau khi bị cách chức: “Công chúng Mỹ cũng dễ bị lầm lẫn vì không thể theo dõi cuộc chiến tranh bằng những chiến tuyến đơn giản trên bản đồ như trong các cuộc chiến tranh khác”. Bất kể quân địch nào, dù là phong kiến phương Bắc trước kia hoặc đế quốc Pháp, Mỹ, khi xâm lược nước ta đều phải bị động trước nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc của Việt Nam và không thể thi thố được cách đánh sở trường của chúng”.

        Ngay một số cán bộ quân sự của ta, đã qua nhiều năm chiến đấu muốn nắm chắc nghệ thuật ngay trong các cấp, từ chiến lược đến chiến dịch, chiến thuật và vận dụng cho nhuần nhuyễn, cũng không phải đơn giản. Kinh nghiệm mấy ngàn năm lịch sử cho thấy, nắm chắc nghệ thuật quân sự này là bảo đảm chiến thắng bất kỳ kẻ địch nào, ngay cả những đội quân xâm lược mạnh nhất của từng thời như quân Mông - Nguyên ở thế kỷ XIII, hay quân Mỹ trong thế kỷ XX.

        Nghệ thuật truyền thống này luôn luôn được quán triệt trong chiến tranh giải phóng, vì ta phải đi từ đấu tranh chính trị lên đấu tranh vũ trang, từ khởi nghĩa lên chiến tranh giải phóng, từ chiến tranh du kích lên chiến tranh chính quy, luôn kết hợp chiến tranh chính quy với khởi nghĩa và chiến tranh du kích. Các nhà lãnh đạo chiến tranh như Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Hồ Chí Minh đều đi theo quá trình này. Nhưng trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc thì kinh nghiệm chiến tranh toàn dân của nhà Trần đã không được vận dụng dưới thời nhà Hồ và nhà Nguyễn. Tư tưởng quân sự của chiến tranh thông thường dựa vào quân đội chủ lực, lại chi phối nghệ thuật quân sự. Muốn có nghệ thuật quân sự toàn dân chiến đấu phải có chính nghĩa, phải có dân ủng hộ, quốc gia tinh lực, phải có quân đội có tinh thần yêu nước bảo vệ nhân dân, phải có quan điểm dựa vào dân như Trần Hưng Đạo đã nói: “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục - cả nước chung sức”, “... khoan thư sức dân, làm kế sâu gốc bền là thượng sách để giữ nước”.

        Trong Bình Ngô đại cáo có câu:

                              “Thế giặc mạnh, ta yếu mà ta địch nổi,
                               Quân địch nhiều, ta ít mà ta được luôn.
                               Cho hay, đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
                               Lấy chí nhân mà thay cường bạo”

        Bộ đội Việt Nam được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng, rèn luyện, luôn phát huy truyền thống “Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc”.

        Nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân thời Lê Lợi thể hiện ở việc vây thành, tỏa quân ra đánh ngụy quân ngụy quyền ở cơ sở, nghệ thuật sức dùng một nửa mà công gấp đôi vừa giành được dân, giải phóng vùng đất đai rộng lớn, vừa nhanh chóng xây dựng được lực lượng vũ trang. “Thế trận làng nước” là biểu hiện của tư tưởng quân sự này. Trong chiến tranh chống Pháp, việc tổ chức các đại đội độc lập đưa về các huyện để xây dựng cơ sở chính trị và dân quân du kích năm 1947, cũng như việc đưa hai đại đoàn vào địch hậu trong chiến dịch Hòa Bình năm 1951. Trong chiến tranh chống Mỹ giải phóng miền Nam, việc phân tán đơn vị chủ lực đi xây dựng cơ sở chính trị và phát động du kích chiến, thực hiện chủ trương tiêu diệt địch để giành quyền làm chủ, giành quyền làm chủ để tiêu diệt địch, đã chứng tỏ rằng Bộ tư lệnh tối cao của Việt Nam luôn nắm vững nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #143 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2016, 05:03:37 am »


        Đặc biệt, trong chiến tranh giải phóng miền Nam, Đảng ta đã vận dụng khéo léo tài tình nghệ thuật này, kết hợp các mặt đấu tranh một cách linh hoạt, tùy theo tình hình cụ thể. Khi thì lực lượng chính trị giữ vai trò chủ yếu, có lực lượng vũ trang làm chỗ dựa, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tiến hành khởi nghĩa từng phần như trong phong trào “Đồng khởi”. Khi thì kết hợp chặt chẽ lực lượng vũ trang với lực lượng chính trị, đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, khởi nghĩa vũ trang với chiến tranh cách mạng thích hợp với điều kiện cụ thể của từng thời kỳ như trong cuộc chiến đấu chống các chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, “chiến tranh cục bộ”, “chiến tranh Việt Nam hóa” của Mỹ trong quá trình kháng chiến chống Mỹ.

        Trong quá trình chỉ đạo cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam, nghệ thuật này đã phát huy tác dụng hết sức to lớn. Luận điểm thiên tài của Ăng-ghen về phương thức tiến hành chiến tranh của một dân tộc nhỏ đã được thể hiện một cách sinh động và phong phú, muôn màu muôn vẻ.

        Sự kết hợp hai hình thức đấu tranh này không chỉ thực hiện trong lĩnh vực chiến lược, mà cả trong lĩnh vực chiến dịch và chiến đấu trên chiến trường. Đảng ta đã từng chỉ rõ: nổi dậy và tiến công, tiến công và nổi dậy là quy luật chung, mà đỉnh cao phát triển của nó là tổng công kích, tổng khởi nghĩa. Những cuộc tiến công quân sự phải kết hợp với nổi dậy của quần chúng, những cuộc nổi dậy của quần chúng cũng phải kết hợp với tiến công quân sự thì mới phát huy được sức mạnh tổng hợp lớn để đánh thắng địch.

        Khi cuộc chiến tranh cách mạng phát triển ngày càng quyết liệt quy mô ngày càng lớn, ta đã nắm vững quy luật chiến tranh là phải tiêu diệt và làm tan rã lực lượng quân sự của địch, bao gồm cả sinh lực và phương tiện chiến tranh, nhất là quân chủ lực, chỗ dựa chủ yếu của chính quyền phát xít tay sai của đế quốc Mỹ. Tiêu diệt để làm chủ, làm chủ để tiêu diệt, làm suy yếu, tiến tới đè bẹp lực lượng quân sự và bộ máy kìm kẹp của địch thì mới tạo được điều kiện thuận lợi cho quần chúng nổi dậy. Chỉ trên cơ sở tiêu hao, tiêu diệt ngày càng nhiều sinh lực lớn của địch, đánh bại các cuộc phản kích của chúng, thì ta mới giành được quyền làm chủ cho nhân dân trên phạm vi ngày càng rộng. Ngược lại, giành và giữ vững quyền làm chủ sẽ tạo ra thế và lực mới để tiến lên tiêu diệt lực lượng địch lớn hơn.

        Trong quá trình tiến hành chiến tranh giải phóng ở miền Nam, nghệ thuật quân sự Việt Nam đã phát triển lên một trình độ cao, xuất hiện nhiều loại hình chiến dịch khác nhau, như những chiến dịch tiến công của các binh đoàn chủ lực trên chiến trường có lựa chọn nhằm tiêu diệt lực lượng quân sự địch; những chiến dịch tổng hợp trên mặt trận nông thôn, đồng bằng, kết hợp tiến công quân sự với khởi nghĩa vũ trang của cả lực lượng quân sự và lực lượng chính trị nhằm đánh bại kế hoạch “bình định”, đập tan hệ thống kìm kẹp của địch, giải phóng các vùng nông thôn và tiêu diệt lực lượng quân sự địch; những chiến dịch lớn đánh vào đô thị, hoặc những chiến dịch tổng hợp lớn trên mặt trận đô thị, đánh vào cơ quan đầu não của địch, kết hợp vây hãm, tiến công quân sự với khởi nghĩa vũ trang để giải phóng thành phố, thị xã.

        Những trận chiến đấu nhằm tiêu diệt địch và giành quyền làm chủ được tiến hành bằng nổi dậy của quần chúng và tiến công quân sự, không phải là hiếm trong cuộc chiến tranh vừa qua.

        Đặc biệt là sau khi Hiệp định Pa-ri về Việt Nam được ký kết, từ năm 1973 trở đi, không những ta đã đập tan các chiến dịch lấn chiếm, bình định của địch, giữ vững vùng giải phóng, mà còn chuyển sang những chiến dịch tiến công tổng hợp, phá vỡ từng mảng hệ thống kìm kẹp của địch ở các địa bàn xung yếu, uy hiếp mạnh các vùng ven thành phố và nhiều thị trấn, thị xã.

        Ta đã kiên quyết đẩy mạnh các cuộc tiến công và nổi dậy, mở rộng diện tiêu diệt và tiêu hao lực lượng quân sự địch trên nhiều căn cứ, chi khu, phân chi khu quân sự, kết hợp với việc xóa bỏ hệ thống kìm kẹp của địch ở ấp, xã, giành dân và giành quyền làm chủ.

        Ta đã dồn địch vào thế bị bao vây, căng kéo, buộc địch phải phân tán lực lượng để đối phó khắp nơi, không còn khả năng cơ động trên các địa bàn hành quân trọng điểm và không có đủ lực lượng tăng viện, ứng cứu cho các chiến trường khác. Lực lượng bảo an, dân vệ liên tục bị tiêu hao và tan rã, không đủ sức đương đầu với lực lượng vũ trang cách mạng và lực lượng chính trị của quần chúng. Hàng loạt đồn bốt, hệ thống chiếm đóng và bình định của địch bị phá vỡ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #144 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2016, 05:04:28 am »

         
        Trong các trận chiến đấu và chiến dịch, ta đã đánh địch bằng ba mũi giáp công: quân sự, chính trị, binh vận. Tiến công binh vận kết hợp với tiến công quân sự và tiến công chính trị cũng là một mũi tiến công chiến lược rất sắc bén, có hiệu lực cao, với nhiều hình thức phong phú, linh hoạt diễn ra cả ở nông thôn và thành thị.

        Đặc biệt, ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng ven biển miền trung, ở nhiều thành phố, thị xã khác, những thắng lợi rực rỡ của ba mũi giáp công, những cuộc nổi dậy bùng nổ dây chuyền đã phát huy sức mạnh rất lớn. Kết hợp với các mũi tiến công quân sự, hàng vạn quần chúng đã bao vây, gọi hàng, đánh chiếm các quận lỵ, trụ sở ngụy quyền, giành quyền làm chủ. Lực lượng vũ trang của ta đã mở những cuộc tiến công vào các mục tiêu quân sự then chốt, làm đòn bẩy thúc đẩy, hỗ trợ đắc lực cho phong trào nổi dậy của quần chúng.

        Các đội du kích, dân quân, tự vệ vũ trang phát triển rộng khắp đã cùng đồng bào tích cực bao vây, tiến công tiêu diệt địch trong các đồn bốt, diệt ác, trừ gian, làm chỗ dựa cho quần chúng nổi dậy phá ách kìm kẹp của địch. Bộ đội địa phương và dân quân, du kích, tự vệ còn là lực lượng nòng cốt để xây dựng chính quyền địa phương, xây dựng lực lượng và các đoàn thể cách mạng.

        Các chiến dịch và các trận chiến đấu hiệp đồng binh chủng quy mô lớn đã tạo thành những quả đấm rất mạnh, có sức đột kích lớn, sức cơ động cao, sức chiến đấu liên tục, có khả năng đánh tiêu diệt lớn.

        Với lối đánh hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, bộ đội chủ lực của ta đã thực hiện đánh tiêu diệt lớn, phá vỡ hệ thống phòng ngự chiến lược của địch, giải phóng các địa bàn quan trọng, tiêu diệt và làm tan rã từng bộ phận quan trọng của địch, tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang địa phương và lực lượng chính trị nổi dậy giành quyền làm chủ.

        Vào thời kỳ cuối của cuộc chiến tranh, chúng ta đã nắm vững quy luật của phong trào cách mạng của quần chúng, phát triển phong trào đấu tranh chính trị thành cao trào, khi có điều kiện đã kịp thời nắm vững thời cơ, phối hợp với tổng công kích mà thực hiện nổi dậy đều khắp, đánh đổ chính quyền của địch ở nhiều vùng nông thôn rộng lớn và ở cả đô thị, đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long.

        Nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc tạo ra một tương quan thế lực khác hẳn giữa ta và địch so với nghệ thuật quân sự thông thường.

        Do đó, trong khi đánh giá tình hình, so sánh tương quan địch, ta, kẻ địch xâm lược không bao giờ so sánh đúng tương quan thực tế, luôn luôn bị nghệ thuật quân sự cổ điển của chiến tranh giữa hai quân đội chi phối. Chỉ khi kết thúc chiến tranh, trong hồi ký của họ, họ mới cảm thấy có lúc 90% lực lượng của họ đã bị căng ra để giữ hậu phương, chống du kích và nhân dân, để thực hiện bình định hậu phương. Và ngay cả trong cán bộ của ta, cũng có hiện tượng không nắm vững nghệ thuật quân sự độc đáo này. Hiện nay trong công tác tham mưu, trong điều lệnh chiến đấu, sách giáo khoa của ta, vấn đề phán đoán tình hình so sánh lực lượng cũng chưa được thể hiện một cách đầy đủ. Đây còn là một vấn đề khoa học chưa được giải đáp trong hoạt động cụ thể của người chỉ huy quân sự của chúng ta.

        Nghệ thuật quân sự “thế thắng lực”.

        Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích mối quan hệ giữa thế và lực như sau:

        “Quả cân chỉ có một ki lô gam ở vào thế lợi thì lực nó tăng lên nhiều, có sức mạnh làm tổng được một vật nặng hàng trăm ki lô gam. Đó là thế thắng lực. Ta đánh Mỹ lấy ít thằng nhiều được là nhờ cái thế của ta rất lợi. Thế ta thắng đã rõ ràng, thế địch thua đã rõ ràng”1. Như vậy là Hồ Chủ tịch nói, lấy ít thắng nhiều được là nhờ cái thế có lợi. Nguyễn Trãi viết: “Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được thời, có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn, mất thời không thế thì mạnh hóa ra yếu, yên lại thành nguy, sự thay đổi ấy chỉ trong khoảng trở bàn tay mà thôi”. Và Hồ Chủ tịch lại còn viết trong “Nhật ký trong tù”

                             “Phải nhìn cho rộng suy cho kỹ,
                              Kiên quyết không ngừng thế tiến công.
                              Lạc nước hai xe, đành bỏ phí,
                              Được thời, một tốt cũng thành công”


        Nghệ thuật quân sự của Việt Nam lấy ít địch nhiều, nhỏ thắng lớn hoàn toàn đối lập với nghệ thuật quân sự truyền thống của các quân đội mạnh của các nước đông người, tiềm lực lớn, quân đông và trang bị kỹ thuật tốt hơn đối phương. Cho nên, những nhà quân sự lỗi lạc của Trung Quốc như Tôn Tử, Mao Trạch Đông lại nêu những nguyên tắc khác hẳn. Tôn Tử viết: “Phép dùng binh là: có binh lực gấp mười lần thì bao vây, gấp năm lần thì tiến công, gấp đôi thì bắt địch phân tán, bằng ngang thì cũng có thể đánh được, nhưng nếu như binh lực ít hơn thì rút lui, yếu hơn thì tránh. Cho nên lấy binh lực nhỏ mà đánh liều thì sẽ trở thành tù binh của kẻ địch”.

-------------
        1. Hồ Chủ tịch nói chuyện với cán bộ cấp cao trong quân đội, tháng 5 năm 1969.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #145 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2016, 05:08:15 am »


        Theo Mao Trạch Đông, khi đánh địch thì phải tập trung lực lượng gấp ba lần trở lên, có khi đến chín, mười lần hơn địch. Nguyên tắc chỉ đạo tác chiến chỉ có thể chính xác, đem lại hiệu quả, nếu nó xuất phát từ quy luật khách quan mà quy luật của chiến tranh là mạnh được yếu thua. Lực lượng là một yếu tố quan trọng để có sức chiến đấu thắng địch, lực lượng đông hơn thì dễ thắng, đó là lẽ thường tình, cho nên ta mới có tục ngữ “Ba đánh một chẳng chột cũng què”. Nhưng trong chiến tranh đánh giặc giữ nước của ta nói chung, lực lượng đối phương thường đông hơn ta mà chúng lại chịu thất bại. Trong chiến đấu, nếu không biết sử dụng lực lượng khéo léo thì có khi có lực lượng đông hơn mà không giành được chiến thắng.

        Khi lực lượng ít hơn mà muốn thắng kẻ thù đông hơn thì nghệ thuật quân sự lại càng phải cao hơn. Đó chính là yêu cầu có tính nguyên tắc của nghệ thuật truyền thống quân sự Việt Nam. Đó là nghệ thuật lấy thế ta để phá thế địch, để với một lực lượng ít hơn, tạo ra một sức mạnh chiến đấu lớn hơn địch, giành chiến thắng. Thế - có thế chiến tranh, có thế chiến đấu.

        Đứng về chiến tranh, qua quá trình lịch sử, ta thấy thế chiến tranh đã đem lại chiến thắng cho dân tộc là:

        Chiến tranh nhân dân tạo ra một thế chiến tranh xen kẽ, cài răng lược triệt để, nên quân đội địch vào đất nước ta bị chia cắt, bao vây, bị tiến công từ mọi phía ở khắp mọi nơi, đâu cũng là chiến trường, không có chiến tuyến, không có hậu phương an toàn. Địch buộc phải phân tán chiếm đóng, bị động đối phó, muốn đem lực lượng mạnh, với thế sở trường, dùng bom đạn, phương tiện khí giới tốt hơn đánh tiêu diệt đối phương, giải quyết chiến tranh nhanh mà không thực hiện được. Thế trận chiến lược này tạo nên sức mạnh chiến tranh to lớn, đã đánh bại quân xâm lược mạnh nhất đương thời, như trong chiến tranh nhà Trần chống Mông - Nguyên và chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ xâm lược trong thời đại Hồ Chí Minh. Đây là thể hiện thế chiến lược của ba thứ quân, của toàn dân chiến đấu, của thế trận làng nước. Đó là thế trận của nghệ thuật sử dụng lực lượng toàn dân và phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân, nghệ thuật sử dụng không gian của chiến tranh.

        Trần Quốc Tuấn đánh giá quân Nguyên xâm lược lần thứ hai năm 1285, như sau:

                                   “Nguyên Binh thế nhuệ đang hăng,
                                    Kíp đánh thắng, chẳng bằng kiên thủ chờ suy”.


        Trương Phổ cũng nhận định về cuộc chiến tranh của quân Nguyên xâm lược Đại Việt như sau: “Quân Thoát Hoan tuy có ngựa mạnh rong ruổi nhanh như chớp, đánh thành, phá ấp, nhưng giữa đường phải quay giáo tháo lui, quân lính bị tan tác trong chốn của quân kia... Trần Nhật Huyên giấu mình nơi biển khơi, giấu quân chốn ải hiểm, tránh cái thế hăng hái lúc ban mai, đánh khi tàn lụi, buổi chiều”.

        Như vậy, ta thấy rõ, trong chiến tranh đánh kẻ địch mạnh không phải cứ đem quân đánh chọi ngay từ buổi đầu địch tới, lúc chúng khí thế đang hăng, lực lượng hùng hậu, mà phải tạo ra thế trận đánh kìm địch, tiêu hao, làm cho chúng mệt, lâm vào thế khó khăn, đánh không được, ở không xong, mà đánh lúc chúng mệt, phải rút lui. Chính đó là nghệ thuật sử dựng thời gian để tạo thế, chuyển tương quan lực lượng mà lực ít thắng được quân đông hơn. Đó cũng chính là tư tưởng chỉ đạo của Đảng ta trong đánh Pháp, khi tương quan thế lực ban đầu địch hơn ta, thì phải phát động chiến tranh toàn dân, trường kỳ kháng chiến để thay đổi tương quan thế lực thì mới có thể thắng được. Lấy trường kỳ thắng tốc quyết, lấy du kích chiến kết hợp với chính quy chiến và khởi nghĩa của nhân dân để thắng một quân đội mạnh hơn và có tổ chức hơn. Đó là nghệ thuật sử dụng thời gian trong chiến tranh, nghệ thuật tạo thế, trường kỳ kháng chiến đi tới thắng lợi. Điều này hoàn toàn trái ngược với binh pháp của Tôn Tử và nghệ thuật của quân xâm lược. Tôn Tử đã viết “trong cuộc binh chỉ nghe nói đến tốc quyết vụng về không nghe nói lâu dài khôn khéo. Chiến tranh kéo dài mà có lợi cho quốc gia là việc không có thế”1.

        Luôn luôn chú ý đến thế để quyết định việc lấy yếu thắng mạnh, nên Trần Hưng Đạo, trong Binh thư yếu lược mới nêu bí quyết của phép binh: “Địch đem quân đến, thế không thể ở lâu được thì ta cầm. Thế bách kíp muốn thắng ngay thì ta cầm. Nó ở thế hiểm, ta ở thế yếu thì ta cầm. Thiên thời sắp hại, địa nạn sắp hãm, nhuệ khí sắp nhụt thì ta cầm, làm cho nó đã mệt, bấy giờ ta mới nổi dậy mà đánh thì sức vẹn mà công nhiều... Đó là điều bí của binh pháp”.

        Đúng về tác chiến mà xét, ta lại có thế chiến đấu.

        Nguyễn Trãi đã từng viết: “Ít địch nhiều thì thường mai phục, yếu đánh mạnh hay đánh bất ngờ”.

        Trong trận Trà Long, Lê Lợi chủ trương “Giặc đông ta ít, lấy ít đánh đông, chỉ ở nơi đất hiểm mới lập được công”.

--------------
        1. Binh pháp Tôn Tử, thiên 2, điều 7.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #146 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2016, 05:09:47 am »


        Trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ, chiến thuật thường dùng của lực lượng vũ trang ta, kể cả chủ lực và dân quân du kích, là phục kích và tập kích, đánh nhanh giải quyết nhanh trong thế địch bị bất ngờ, trở tay không kịp, đông, mạnh mà phải chịu thua. Cách đánh bất ngờ “nở hoa từ trong lòng địch” của bộ đội đặc công là điển hình của cách lợi dụng sơ hở, quân đông mà không phòng bị, không kịp triển khai đối phó khi bị tiến công. Những trận chiến thắng lịch sử ở Chi Lăng, Bạch Đằng, đều do phía ta biết lợi dụng địa thế hiểm, có lợi cho mai phục. Khi địch trong thế thua chạy, tan vỡ, thì ta một đánh được mười. Các trận đánh khi địch rút lui của Trần Hưng Đạo ở Vạn Kiếp hay các trận đánh tiêu diệt hai binh đoàn Lơ-pa-giơ và Sác-tông ở Khôn Luông, Cốc Xá, cao điểm 477, khi chúng tháo chạy trong chiến dịch Biên Giới năm 1950, cũng như trận đánh của quân ta sau chiến thắng Buôn Ma Thuộc, lúc địch rút khỏi Tây Nguyên đều hiệu quả cao như vậy. Khi thế trận của địch đã bị vỡ, ta đã ở thế thừa thắng mà truy đuổi thì đó là thế chẻ tre. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, địch đã ở vào thế bị cô lập, cố thủ trong một thung lũng, bị ta bao vây, tiến công từ bốn phía. Địch ở thế thủ, bị động đối phó trong một thế chiến lược mà chúng buộc phải phân tán trên các chiến trường, không còn quân tăng viện cho Điện Biên Phủ, còn ta thì tập trung được lực lượng. Sau nhiều ngày bị tiến công liên tục, bị bao vây, lâm vào cảnh thiếu thốn, khổ sở, tinh thần chiến đấu càng ngày càng sa sút, cuối cùng phải đầu hàng, dù quân còn đông (trên một vạn). Trong khi đó quân ta càng đánh khí thế càng cao.

        Trong cuốn “Nghệ thuật chiến dịch Việt Nam” đã được Hội đồng khoa học quân sự của Bộ Quốc phòng thông qua năm 1976, có viết về cách đánh chiến dịch của ta là: “sử dụng lực lượng, vận dụng mưu trí sáng tạo phương thức tiến hành chiến dịch, hình thành thế chiến dịch có lợi, nhằm phá thế địch, tiêu diệt địch”1.

        Như vậy là trong chiến tranh và chiến đấu, địch có lực, có phương thức tiến hành chiến tranh, phương pháp hình thức chiến thuật, có thế chiến tranh, và thế chiến đấu, ta cũng có lực lượng (thường ít hơn), muốn chiến thắng đối phương ta phải có phương thức tác chiến, có thế trận lợi hại để phá thế, diệt địch.

        Cách đánh lập thế, phá thế để diệt địch của ta bao gồm 5 nội dung:

        1. Chọn hướng, khu vực, mục tiêu, đối tượng tác chiến.

        2. Vận dụng phương thức tác chiến.

        3. Tổ chức và bố trí lực lượng.

        4. Chuyển hóa thế trận chiến dịch.

        5. Tạo và nắm bắt thời cơ có lợi.

        Mọi nội dung đều phải quán triệt yêu cầu lập thế và phá thế. Trong chọn hướng, mục tiêu, đối tượng chủ yếu, phải nhằm đánh trúng vào nơi có thể tạo ra phản ứng dây chuyền làm rung chuyển toàn bộ thế trận địch, tiến đến đòn quyết định nhất đánh bại hoàn toàn chúng. Nơi đó, trong nghệ thuật lập thế, phá thế khác với nghệ thuật quân sự chọn hướng chủ yếu của các quân đội đông, lấy nhiều hiếp ít là ở chỗ không đánh vào chỗ mạnh có đề phòng cẩn mật của địch, hướng chủ yếu của chúng mà là phải đánh vào nơi yếu nhưng hiểm yếu. Có khi phải chọn vào nơi hiểm yếu nhưng ở đó chúng mạnh hoặc tương đối mạnh nhưng khi đã đánh là địch phải rung chuyển thế trận, đảo lộn thế bố trí, làm cho địch rối loạn, hoang mang, tạo ra một phản ứng dây chuyền tiến đến đòn quyết định nhất, trong các trận, các chiến dịch lớn như trong chiến dịch Biên Giới năm 1950, ta đánh vào Đông Khê buộc địch phải rút Cao Bằng mà rơi vào thế trận đã bầy sẵn của ta ở Khâu Luông, tạo ra trận tiêu diệt lớn hai binh đoàn Lơ-pa-giơ và Sác-tông ở Khâu Luông, Cốc Xá, cao điểm 477.

        Trong cuộc tiến công chiến lược mùa xuân 1975, bộ máy chiến tranh của địch được bố trí trên toàn bộ chiến trường miền Nam rộng lớn, làm thế nào chọn hướng và mục tiêu để đánh đòn chủ yếu quyết định tiêu diệt, làm tan rã địch trên quy mô lớn, phá vỡ thế bố trí chiến lược, tạo ra một phản ứng dây chuyền làm rung chuyển thế chiến lược, dẫn đến đòn quyết định nhất. Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, ta đã chọn thủ đô ngụy là Sài Gòn - Gia Định làm phương hướng và mục tiêu chủ yếu quyết định số phận của ngụy quân và ngụy quyền. Nhưng với lực lượng có hạn, phải dùng 3 đòn liên tiếp có tác động dây chuyền thì việc chọn hướng và mục tiêu cho đòn mở đầu cuộc tổng tiến công có tác dụng thôi động là hết sức quan trọng, chứ không thể đánh mở đầu ngay vào Sài Gòn mà thắng được chiến tranh. Bộ Chính trị đã chọn Tây Nguyên là nơi địch yếu hơn cả, nhưng lại hiểm yếu, có tác dụng chia cắt chiến lược, cô lập quân khu I và khi cần có thể tập trung lực lượng nhanh vào hướng chủ yếu. Thắng lợi ở Tây Nguyên vừa có ý nghĩa tiêu diệt một lực lượng quân sự có ý nghĩa chiến lược, vừa có ý nghĩa phá thế phòng ngự hoàn chỉnh về chiến lược của địch và có khả năng thực tế tạo ra một thế mới để khuếch trương thắng lợi, chuyển thắng lợi cục bộ thành thắng lợi toàn bộ. Như vậy là bắt đầu vào nơi yếu nhưng hiểm yếu, kết thúc vào nơi quyết định nhất của phòng ngự chiến lược của địch là thủ đô của ngụy quyền.

---------------
        1. Nghệ thuật chiến dịch Việt Nam, Viện khoa học quân sự xuất bản năm 1976, trang 65.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #147 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2016, 05:10:51 am »


        Muốn phá vỡ thế địch, lấy ít thắng nhiều, phải có phương thức tác chiến đúng. Không thể đem phương thức của quân mạnh đánh quân mạnh mà làm được. Do đó, mới có chiến thuật phục kích, tập kích, đánh bất ngờ, mới có cách lập thế diệt quân lương, kết hợp với dân làm thanh dã, địch càng đông thiếu lương thực, nhiên liệu, càng nguy; dùng quân các lương hầu, hương binh đánh quân Mông - Nguyên làm chúng hao mòn, buộc địch rút chạy sa vào thế trận mai phục ở Bạch Đằng Giang. Cũng vì vậy mới có phương thức tác chiến chiến dịch đánh điểm diệt viện, điệu hổ ly sơn, điều địch, buộc chúng rơi vào cạm bẫy không lối thoát, không thể chỉ có một bài bản cứng nhắc trong trận mà phải mưu trí lừa địch, điều địch tránh chỗ địch mạnh, đánh vào chỗ yếu của nó, tìm chiến thuật, phương thức tác chiến chiến dịch phù hợp như Quang Trung dùng thế trận 5 mũi tiến quân, vừa đánh chính diện, vừa đánh thọc sâu vào đầu não, vừa bao vây vu hồi trong trận đánh quân Thanh năm 1789. Phương thức tác chiến dùng để phá thế địch bao giờ cũng phải có nhiều trận, đồng thời liên tục bảo đảm làm vỡ thế địch, tạo ra thời cơ buộc địch sa vào thế bất lợi, thế tan vỡ tháo chạy, tiến tới trận quyết định cuối cùng.

        Giá trị của từng đòn, quy hoạch thứ tự và tập trung nỗ lực của từng đòn là hạt nhân trong quyết tâm để tạo ra sự phát triển bùng nổ dây chuyền mà trong nghệ thuật quân sự thường được gọi là sự tiếp nối của phá vỡ với khuếch trương chiến quả của nghệ thuật yếu đánh mạnh, ít địch nhiều.

        Chúng ta thấy bài học này đã thể hiện, không những chỉ ở trận quyết chiến chiến lược kết thúc chiến tranh mà còn cả trong chiến lược giải phóng miền Nam suốt quá trình từ 1959 - 1960 đến khi kết thúc. Đồng chí Lê Duẩn đã viết trong thư gửi thành ủy Sài Gòn - Gia Định ngày 1-7-1967: “Trong quá trình chiến tranh cứu nước ở miền Nam, nếu ở giai đoạn đầu, đấu tranh chính trị và quân sự ở nông thôn đã có tác dụng quyết định giành thắng lợi từng bước và làm thay đổi lực lượng so sánh ngày càng có lợi cho cách mạng, thì ở giai đoạn cuối những đòn tiến công mãnh liệt về quân sự và chính trị ở thành phố đánh vào một trong những chỗ dựa cơ bản của địch, cũng là những đòn quyết định đánh bại hoàn toàn chính sách xâm lược của đế quốc Mỹ...”.

        Khác với nghệ thuật quân sự của các nước có sức mạnh quân sự thường đánh vào chỗ mạnh bằng một đòn chết tươi, bài học nghệ thuật quân sự trong chiến tranh giải phóng, trong lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh này đã được Nguyễn Trãi, nhà lý luận thiên tài của dân tộc khái quát trong mấy câu thơ:

                            “Một tiếng trống, ngạc kình đứt đoạn
                            Hai tiếng trống, chim muông sợ tan
                            Tổ kiến hổng, làm tan đê vỡ.
                            Trận gió rung, rụng trút lá khô...”.


        Nghệ thuật này đã được phát huy trong chiến tranh chống Pháp với đỉnh cao là chiến cục Đông Xuân 1953 - 1954 bằng năm đòn liên tiếp, buộc địch phân tán và đòn quyết định kết thúc chiến tranh chống Pháp ở Điện Biên Phủ. Trong chiến tranh giải phóng miền Nam, nghệ thuật này đã được phát triển lên đỉnh cao và còn có giá trị về sau này đối với chúng ta trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

        Thế trận được thể hiện trên cơ sở ta tổ chức và bố trí triển khai lực lượng cả quân sự, chính trị, cả 3 thứ quân vào một thế chiến lược hiểm và cơ động. Nòng cốt của thế trận này là thế trận của khối chủ lực trên các hướng gồm các quân đoàn, sư đoàn của các quân khu và của Bộ Tổng tư lệnh trong chiến cuộc Xuân 1975, ta bố trí 3 khối chủ lực lớn ở Tây Nguyên, Huế - Quảng Nam, miền Đông Nam Bộ, có khả năng giáng những đòn tiêu diệt lớn về chiến dịch trên từng khu vực và khi cần có thể tập trung nhanh chóng tạo nên thế áp đảo trên hướng quyết định.

        Ngoài lực lượng chủ lực, ta đã biết tập trung các lực lượng vũ trang địa phương và lực lượng chính trị vào các thành phố, thị xã, quận lỵ, chi khu để sẵn sàng phối hợp với chủ lực khi có thời cơ.

        Việc tổ chức bố trí lực lượng này đã tạo ra các khả năng.

        Một là, vừa đánh được địch trên diện rộng, lại vừa tập trung được lực lượng đánh địch mạnh trên hướng chủ yếu, đánh được địch cả trên ba vùng chiến lược, rừng núi, đồng bằng, đô thị và khi cần, nhanh chóng tập trung vào đô thị, trung tâm quân sự, chính trị, kinh tế của từng vùng, cũng như toàn miền Nam, buộc địch phân tán lực lượng, kể cả khối chủ lực cơ động chiến lược, không sao tập trung nổi.

        Hai là, thế trận có thể chia cắt chiến lược ở Tây Nguyên và miền Trung, bao vây, cô lập cụm quân phía Bắc, không cho địch rút lui co cụm chiến lược, không cho địch ứng cứu lẫn nhau.

        Ba là, có thể cơ động lực lượng, tập trung nhanh chóng chớp thời cơ chiến lược mới xuất hiện vào hướng chủ yếu là Sài Gòn - Gia Định.

        Bốn là, có thể cho phép ta bằng đòn tiến công mạnh vào nơi hiểm yếu của địch là Tây Nguyên, tạo nên một phản ứng mạnh làm cho địch rối loạn và suy sụp nhanh chóng, có tính chất dây chuyền ở từng khu vực cũng như trên quy mô toàn bộ chiến trường. Thế trận này vừa bảo đảm đánh địch trong phương án thời cơ, bảo đảm giành thắng lợi của cuộc tổng tiến công theo quy luật nhảy vọt của giai đoạn kết thúc chiến tranh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #148 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2016, 05:11:26 am »


        Thế trận thể hiện nghệ thuật sử dụng lực lượng trong mối tương quan với kẻ địch cụ thể cả về lực và thế. Thế trận không phải chỉ là biết tập trung lực lượng vào địa điểm và thời cơ có lợi để đánh đòn tiêu diệt mà còn là biết phân tán địch cao độ, điều khiển được địch theo ý muốn của ta trong quá trình diễn biến tác chiến.

        Thế trận vận động chuyển hóa trên toàn chiến trường chiến lược chứ không tĩnh tại ở một khu vực, một điểm. Nó bao gồm cả tập trung lực lượng ta, phân tán lực lượng địch, tạo nên sự phát triển dây chuyền từ phá vỡ đối phương đến khuếch trương thắng lợi và tiêu diệt địch khi thời cơ đến cho nên không nên hiểu thế trận chỉ là triển khai bố trí lực lượng lúc mở màn chiến dịch mà phải có nội dung chuyển hóa thế trận. Đây là một nội dung hoàn toàn khác với nội dung trong quyết tâm chiến dịch của các nước.

        Vấn đế tạo thời cơ và nắm thời cơ: trong nghệ thuật đấu tranh cách mạng cũng như nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh, Đảng ta rất coi trọng nhân tố thời cơ, coi thời cơ là lực lượng hết sức quan trọng.

        Thời cơ do nhiều nhân tố phát triển đến chín muồi tạo thành, gồm cả nhân tố chủ quan và khách quan, cả về địch và ta, tác động lẫn nhau. Những nhân tố đó đều có quá trình phát triển tiệm tiến, ta có thể nhận thức được xu thế phát triển của nó. Muốn tạo và vận dụng thời cơ, phải nắm vững các nhân tố, nắm được quy luật, xu hướng phát triển của nó và phải có nỗ lực chủ quan để tác động, thúc đẩy chúng phát triển chín muồi, hạn chế những nhân tố không có lợi và nỗ lực chuẩn bị những điều kiện chủ quan để tận dụng thời cơ. Các chiến dịch biên giới 1950, Điện Biên Phủ 1954, cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968, đặc biệt là tổng công kích và nổi dậy Xuân 1975 đều là những diễn biến thành công về sáng tạo và tận dụng thời cơ chiến lược một cách có ý thức và có hệ thống của ta trong cách đánh lập thế, phá thế tiêu diệt địch.

        Thời cơ của trận quyết chiến chiến lược Xuân 1975 tạo ra bước nhảy vọt của chiến tranh đã được xác định trong quyết tâm của Bộ Chính trị tháng 1-1975, trên cơ sở phân tích các yếu tố địch, ta được xác định sau chiến thắng Buôn Ma Thuộc và Tây Nguyên. Trong Nghị quyết Bộ Chính trị ngày 18 và 25 tháng 3-1975, đã xác định thời cơ chiến lược mới trên cơ sở các yếu tố sau:

        - Một là tinh thần quân ngụy đã có bước sa sút mới, đòn Tây Nguyên làm rung động cả đồng bằng và đô thị.

        - Hai là ta đã phá vỡ thế chiến lược phòng ngự của địch xây dựng từ 20 năm nay, buộc địch phải điều chỉnh, bố trí chiến lược.

        - Ba là chỉ đạo của quân ngụy bắt đầu rối loạn và mất hiệu lực, có triệu chứng bước đầu của sự tan rã và suy sụp lớn.

        - Bốn là khả năng can thiệp của Mỹ một lần nữa tỏ ra rất hạn chế.

        - Năm là ta còn sung sức, khí thế ngày càng cao, lực lượng và khả năng chiến đấu tăng thêm, đã tạo ra một thế chiến lược mới rất cơ động và có lợi.

        Trình độ chiến đấu của chủ lực đã có bước phát triển mới, có khả năng đánh hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, giải quyết nhanh gọn một thị xã lớn và đánh tiêu diệt gọn từng đơn vị cấp sư đoàn của địch.

        Như vậy, rõ ràng đến 24-3-1975 tổng số quân địch tuy còn lớn (trên 60 vạn), trong đó có 30 vạn quân chủ lực, gồm 10 sư đoàn và 8 trung đoàn, nhưng thế đã hoàn toàn khác.

        Thời cơ chiến lược được tạo ra do hành động tích cực của ta mà thể hiện chủ yếu là đòn tiêu diệt lớn ở Tây Nguyên và nó cũng còn do địch phạm sai lầm nghiêm trọng về chiến lược và vội vã rút bỏ Tây Nguyên một cách thiếu tổ chức.

        Thời cơ xuất hiện trong một thời gian nhất định, kịp thời nắm thời cơ chiến lược là một vấn đề quyết định của thắng lợi. Lúc này, thời gian là lực lượng, mọi hành động phải theo đúng phương châm “kịp thời nhất, nhanh chóng nhất, táo bạo nhất, bất ngờ nhất, chắc thắng”. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và cả chiến dịch Hồ Chí Minh đều là sản phẩm nghệ thuật chỉ đạo tài tình về lập thế trận, tạo thời cơ mới liên tiếp trong quy luật nhảy vọt của giai đoạn kết thúc chiến tranh. Nằm thời cơ thể hiện ở chỗ nắm vững địch, đặc biệt là thế chiến lược của chúng, có dự kiến đối với sự phát triển tuần tự và nhảy vọt của chiến tranh, chiến dịch, có chuẩn bị mọi mặt cả lực lượng, vật chất, sẵn sàng ứng phó với tình thế, đồng thời nắm vững lực lượng dự bị chiến lược kịp thời cơ động lực lượng để khuếch trương chiến quả. Chỉ trong vài ngày, 40 vạn quân địch đã bị tiêu diệt. Điều đó không thể có được nếu không có thời cơ và không có sự chỉ đạo kiên quyết tài giỏi và nghệ thuật tổ chức chỉ huy, tập trung lực lượng, hiệp đồng tác chiến của chiến dịch chiến lược nhiều quân đoàn và phát động được các lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang địa phương phối hợp hành động.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #149 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2016, 05:12:38 am »


        Thời cơ tới, phải có sức mạnh của quần chúng, sự nhất trí từ trên xuống dưới và hành động nhanh chóng, kịp thời của các cấp chỉ huy binh đoàn đến phân đội và lãnh đạo chính trị các cấp xuống quần chúng nhân dân trong lực lượng chính trị.

        Nghệ thuật tạo thời cơ, nắm thời cơ, có liên quan mật thiết đến nghệ thuật tạo lực lượng, sử dụng lực lượng và nằm trong nghệ thuật lập thế trận. Thời cơ thường được xuất hiện do thế trận của trận trước tạo ra cho trận tiếp nối và thế trận được hoàn thành trong quá trình vận động của thế trận lúc cuối cùng.

        Lực - thế - thời là ba yếu tố có liên quan hữu cơ với nhau tạo ra chiến thắng, đặc biệt là đối với các cuộc chiến tranh, chiến dịch, chiến đấu mà lực lượng ta ít hơn đối phương thì thời, thế lại có tác dụng quyết định đến sự phát huy lực nhỏ thành sức mạnh lớn hơn địch để chiến thắng đối phương.

        Tóm lại: Trong tác chiến, chiến tranh nhỏ có thể thắng lớn, ít có thể địch nhiều thì phải có thế lợi hơn địch. Muốn có thế lợi phải có thời thế, thiên thời, địa lợi, nhân hoà, quân đội phải có khí thế cao hơn, có kỹ chiến thuật, nghệ thuật giỏi hơn, quân ít mà tinh hơn, có kỷ luật nghiêm minh, tinh thần chiến đấu cao, chỉ huy giỏi, có mưu trí, linh hoạt, có tài cầm quân, phát huy được lực lượng có trong tay tức là phải có chất lượng cao, lại phải có cách đánh đúng, lợi dụng được mặt yếu của địch, hạn chế được cái mạnh của chúng, biết giữ bí mật, tận dụng địa thế có lợi, bố trí lực lượng thế trận hiểm theo một mưu kế đưa địch vào thế giả, thế bị động, bị điều khiển, đi từ thất bại này đến thất bại khác, từ mạnh chuyển sang thế yếu, lực kém, vỡ thế, rối loạn, tạo ra thời cơ quyết định để thừa thắng phát huy.

        Thế là gì?

        Có nhiều tài liệu nói về thế. Trong sách “bài giảng về đường lối quân sự của Đảng” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, có giải thích thế là hoàn cảnh điều kiện trong đó, hai bên tiến hành chiến tranh, là hình thái bố trí, triển khai và hoạt động của lực lượng hai bên trên chiến trường, là sự vận động tổng hợp của tất cả các yếu tố nói trên trong chiến tranh.

        Tôn Tử viết trong chương V về thế của binh như sau: “Thế chỉ có hai là: Chính và Kỳ - nước chảy mạnh thì đá cũng trôi, đó là vì đúng thế... thế thì như cung đã dương... được thế tốt thì đánh với địch, như xoay gỗ, vần đá... Cho nên người thiện chiến tạo ra cái thế, cũng như lăn hòn đá tròn từ trên núi cao ngàn trượng (800 trượng) xuống. Đó tức là thế vậy”. Trong “Binh thư yếu lược” có giải thích về thế như sau “Cá lớn lội ở chỗ nước nông, bắt sống được chẳng cần chài lưới. Thú mạnh vào đồng nội, bắt tay được chẳng cần bầy hầm... Nhân họ (địch) sợ hãi, là để lấy một đánh mười... Thế mà nên có năm điều: 1. Thừa thế, 2. Khí thế, 3. Giả thế, 4. Tùy thế, 5. Địa thế.

        Thế mà thua có ba điều: 1. Tỏa thế, 2. Chí thế, 3. Khinh thế với giải thích như sau:

        Phàm khi mới đánh vỡ được quân địch lớn, tướng sĩ hăng đánh, uy danh lừng lẫy, địch nghe đều khiếp sợ, quay cái thế đó mà đánh người, đó gọi là thừa thế. Tướng có uy đức, bộ ngũ chỉnh tề, quân có đủ sức, tiếng tăm đều biết, mạnh như sấm sét đó gọi là khí thế. Quân lính ít ỏi, trông chờ rộn dịp, trương làm nghi binh, khiến địch sợ hãi, đó gọi là Giả thế. Nhân địch mệt, trễ nải mà đánh úp đó gọi là Tùy thế. Tiện cho can qua, lợi cho bộ kỵ, tổ chức trước sau, đó gọi là Địa thế. Người dùng binh mà nhận được năm thế ấy, chưa có ai là không thể theo kẻ trốn, đuổi kẻ thua mà dựng nên công to.

        Thua nhiều trận, quan và quân sợ đánh giặc, đó gọi là Tỏa thể. Tướng không có uy đức, mưu kế, thưởng phát không đồng lòng, quan và quân phần nhiều tan rã, đó gọi là Chí thế; quan và quân ồn ào, không theo lệnh cấm, bộ ngũ không nghiêm, đó gọi là Khinh thế. Phàm dùng binh có ba điều ấy, chưa thấy có ai không tan quân, chết tướng bao giờ. Phàm được quân địch tỏa thế, thì có thể từ ngoài đánh được, địch bị chí thế thì có thể từ trong mà đánh, địch bị khinh thế thì có thể xông đánh, đó là tùy ba thế hại mà đánh vậy”.

        Trong ngôn ngữ Việt Nam có nhiều từ nói về thế như: Tình thế, thời thế, xu thế, địa thế, ưu thế (thế lợi), thế chiến tranh, thế trận, thừa thế, khí thế. Trong các văn kiện tư liệu quân sự xưa nay, có nhiều nội dung nói về thế, như thế thắng, thế trên đầu thù, thế chẻ tre, thế trong miệng cọp, thế chiến tranh nhân dân, thế trận ba thứ quân, thế chủ động, thế bị động, thế bị bất ngờ, thế bí, thế đi lên, thế đi xuống.

        Có người gọi thế là lực lượng với nghĩa như thời cơ là lực lượng, cơ động là lực lượng, cũng như trong kinh tế, người ta gọi thời gian là vàng bạc.

        Tức là có thế lợi thì cũng như là lực lượng, được tăng thêm chứ không thể hiểu thế là lực lượng. Mà hiểu thế là cách đánh cũng không hoàn toàn chính xác.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM