Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:10:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam  (Đọc 54468 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #120 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2016, 08:42:14 pm »

        
V

CHIẾN LƯỢC TỔNG HỢP TRONG CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ

        Trong lịch sử Việt Nam, hai cuộc chiến tranh giải phóng chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là hai cuộc chiến tranh lâu dài nhất, ác liệt nhất, kéo dài trong suốt 30 năm. Nhân dân ta đã phải liên tiếp đương đầu với những kẻ thù mạnh nhất của thời đại, và đã giành thắng lợi oanh liệt, vẻ vang, triệt để.

        Trong chiến tranh, quy luật bao trùm là “mạnh được yếu thua”. Muốn giành thắng lợi nhất thiết phải mạnh hơn đối phương. Không thể giải thích thắng lợi bằng những khái niệm mơ hồ, ngẫu nhiên, may rủi trong chiến tranh, nhất là trong những cuộc chiến tranh lâu dài, diễn ra ác liệt, liên tục, trong đó kẻ địch đã lần lượt thực hiện hết các thủ đoạn chiến lược, chiến thuật, và các loại binh khí kỹ thuật hiện đại (trừ vũ khí hạt nhân).

        Vấn đề quan trọng nhất là xem xét, đánh giá một cách khách quan, khoa học, biện chứng sức mạnh vĩ đại mà chúng ta đã có, nguồn gốc, biện pháp tạo ra sức mạnh đó, và cách sử dụng nó như thế nào để làm nên chiến thắng vĩ đại.

        Trong các cuộc chiến tranh cách mạng, chiến tranh giải phóng trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng, lực lượng quân sự của bọn xâm lược và giai cấp thống trị, ban đầu, bao giờ cũng lớn mạnh hơn lực lượng quân sự của các dân tộc và giai cấp bị áp bức nhiều lần.

        Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cậy có tiềm lực quân sự mạnh, một đội quân nhà nghề đông, với trang bị kỹ thuật lớn và hiện đại hơn ta nhiều lần, hy vọng giành chiến thắng dễ dàng và nhanh chóng.

        Nếu như Việt Nam, một dân tộc với nền kinh tế lạc hậu, với giá trị thu nhập quốc dân ít hơn Mỹ mấy chục lần, một đội quân non trẻ, trang bị thua kém đối phương nhiều, cả về số lượng và chất lượng, lại tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng bằng một phương pháp cổ điển thì liệu có chiến thắng được hay không? Nói cách khác, nếu không có một chiến lược đúng đắn, sáng tạo, một nghệ thuật lãnh đạo, chỉ huy tài giỏi thì chắc chắn cuộc chiến tranh cách mạng của chúng ta cũng bị dìm trong biển máu và chúng ta đã bị thất bại từ những năm 1946, 1947, chứ không còn tồn tại để có thể tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đúng như Ăng-ghen đã viết: “Một dân tộc muốn giành độc lập cho mình thì không được tự giới hạn trong những phương thức tiến hành chiến tranh thông thường. Khởi nghĩa quần chúng, chiến tranh cách mạng, các đội du kích ở khắp mọi nơi, đó là phương thức duy nhất, nhờ đó mà một dân tộc nhỏ có thể thắng được một dân tộc lớn, mà một đội quân ít mạnh hơn có thể đương đầu được với một quân đội mạnh hơn có tổ chức tốt hơn”1.

        Về phương diện học thuật quân sự, từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, đã có nhiều nhà lý luận quân sự phát biểu về các quan điểm chiến lược trong chiến tranh hiện đại.

        Trong thực tiễn chiến tranh, các bên tham chiến bao giờ cũng dốc nỗ lực mọi mặt, trên mọi lĩnh vực, tiến hành cuộc chiến tranh trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, tâm lý, ngoại giao nhằm phục vụ cho cuộc đấu tranh quân sự. Nhiều nhà lý luận quân sự tư sản cũng đã đề ra các khái niệm về “chiến lược lớn”, “chiến lược toàn diện”, “chiến lược chiến tranh tổng lực”... và đã đưa các khái niệm trên vào các Bách khoa toàn thư quân sự ở các nước trên thế giới.

        Nhân dân Việt Nam đã tiến hành thắng lợi toàn diện và triệt để hai cuộc chiến tranh giải phóng, đặc biệt cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ, mà trong đó đối phương đã thử nghiệm tất cả các chiến lược, chiến thuật, chiến lược quân sự các hình thức và thủ đoạn đấu tranh, phối hợp cả chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao... hòng áp đặt chủ nghĩa thực dân mới, thực thi một học thuyết mới của chủ nghĩa đế quốc đối với nước ta.

        Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong hai cuộc chiến tranh giải phóng, chống Pháp và chống Mỹ, là thành quả của sức mạnh tổng hợp của cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

        Sức mạnh tổng hợp của cách mạng Việt Nam là tổng hòa sức mạnh của cả thế và lực Việt Nam trong thời đại mới, là sự kết hợp nhuần nhuyễn cả hai ngọn cờ, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; là sức mạnh của cả đường lối chính trị và đường lối quân sự sáng tạo của Việt Nam; là sự vận dụng tài giỏi chiến lược cách mạng và phương pháp cách mạng đúng đắn.

---------------
        1. Ăng-ghen: Sự thất bại của Pi-ê-mông, trong tuyển tập bàn về chiến tranh nhân dân, Nxb Sự thật, Hà Nội, trang 72.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #121 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2016, 11:12:03 pm »


        Toàn bộ sức mạnh Việt Nam trên mọi lĩnh vực phát huy bằng một chiến lược tổng hợp, có mối liên hệ hữu cơ, tác động lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau, cùng phát triển không ngừng.

        Chiến lược tổng hợp của Việt Nam, khác với chiến lược “chiến tranh tổng lực” của đối phương cả về bản chất và phương pháp tổ chức thực hiện.

        Chiến lược chiến tranh tổng lực của các nước đế quốc và các thế lực phản động, trước tiên đều dựa chủ yếu vào lực lượng binh khí kỹ thuật, coi trang bị kỹ thuật là yếu tố quyết định nhất, còn các mặt chính trị, ngoại giao, tâm lý v.v... đều là phần hỗ trợ tuy rất quan trọng.

        Còn chiến lược tổng hợp của cách mạng Việt Nam là dựa trên sự thống nhất hữu cơ của các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao, trong đó lực lượng trang bị kỹ thuật của ta nhìn chung, suốt từ đầu chiến tranh đến khi kết thúc chiến tranh đều luôn luôn thua kém đối phương, như không quân, hải quân, xe tăng thì đối phương có sức mạnh tuyệt đối so với ta. Chiến lược tổng hợp của Việt Nam bao giờ cũng xuất phát từ đường lối chính trị đúng, chính nghĩa của chiến tranh, từ yếu tố tinh thần, tư tưởng, tâm lý, tinh thần đoàn kết, vững lòng tin, kiên định của nhân dân và quân đội ta.

        Đây là sức mạnh cơ bản trong chiến lược tổng hợp của ta. Sức mạnh này cho phép ta càng đánh càng mạnh. Đây lại chính là mặt yếu cơ bản, yếu chí mạng của đối phương mà chúng không có biện pháp nào khắc phục nổi. Do đó càng đánh, nội bộ chúng càng chia rẽ, nhân dân và quân đội chúng càng mất lòng tin, không có cách nào khác là tuyên truyền lừa bịp, xuyên tạc, cưỡng bức, mua chuộc, do tính chất phi nghĩa của chiến tranh.

        Từ cái yếu cơ bản nói trên dẫn đến các mặt yếu khác, về quân sự, cách đánh, về đối nội, đối ngoại.

        Qua hai cuộc chiến tranh giải phóng, chống Pháp và chống Mỹ nói lên một cách đặc trưng chung là chúng ta đều thắng địch trong lúc đối phương vẫn còn lực lượng quân sự lớn. Địch thất bại chủ yếu là do chiến lược sai lầm, yếu kén chứ không phải do tiềm lực kinh tế, quân sự thua kém.

        Chiến lược tổng hợp của ta đã huy động được toàn bộ sức mạnh của cả dân tộc và thời đại, để phục vụ cho mục tiêu chiến tranh chính nghĩa của ta. Chiến lược tổng hợp đã huy động được tất cả các lĩnh vực quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao, tư tưởng và tâm lý. Chiến lược tổng hợp chỉ đạo phương châm, phương thức đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh quân sự, ngoại giao trong từng thời kỳ một cách chặt chẽ, nhịp nhàng. Chiến lược tổng hợp động viên sức mạnh vô tận của tất cả các tầng lớp nhân dân chi viện cho chiến trường trong từng giai đoạn một cách có kế hoạch. Riêng về mặt quân sự, chúng ta lại có chiến lược quân sự.

        Chiến lược quân sự là bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong chiến lược tổng hợp; chiến lược quân sự chỉ đạo toàn bộ nghệ thuật quân sự và có ảnh hưởng quyết định đến thành, bại của chiến tranh.

        Chiến lược quân sự có nhiệm vụ:

        - Nghiên cứu vận dụng quy luật đấu tranh vũ trang.

        - Xác định các nguyên tắc chỉ đạo tác chiến.

        - Đề ra và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, chủ trương, kế hoạch chuẩn bị và tiến hành các hoạt dộng quân sự bao gồm các chiến cuộc, chiến dịch có ý nghĩa chiến lược, chỉ đạo kế hoạch, động viên, tổ chức xây dựng và sử dụng lực lượng vũ trang bao gồm các tập đoàn chiến lược, các thứ quân, các quân binh chủng.

        - Vạch kế hoạch, huy động mọi tiềm lực đất nước phục vụ cho chiến tranh.

        - Đề ra phương thức tiến hành đấu tranh vũ trang cho từng lực lượng (chủ lực, địa phương, dân quân du kích) trong từng giai đoạn, thời kỳ.

        - Tổ chức theo dõi, nghiên cứu đánh giá đối phương.

        - Vận dụng và phát triển hệ thống kỹ thuật quân sự và trang bị quân sự cho lực lượng vũ trang.

        - Xác định về nguyên tắc tổ chức chỉ huy và tổ chức lãnh đạo các lực lượng vũ trang.

        - Nghiên cứu lý luận tiến hành và kết thúc chiến tranh.

        Chiến lược quân sự do Quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Đảng ủy Quân sự Trung ương.

        Chiến lược tổng hợp của cách mạng Việt Nam mang tính chất toàn dân, toàn diện, cách mạng. Chiến lược tổng hợp do Bộ Chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra.

        Chiến lược tổng hợp Việt Nam vượt ra ngoài lĩnh vực hoạt động quân sự, mặc dù hoạt động quân sự là lĩnh vực chủ yếu trong chiến lược tổng hợp, nhưng nó không phải chỉ hoàn toàn chỉ đạo về mặt quân sự, nó vượt ra ngoài không gian chiến trường Việt Nam và gắn liền Việt Nam với Lào,Cam-pu-chia trong một chiến trường thống nhất của 3 nước Đông Dương, nó còn gắn Việt Nam với thời đại, tận dụng sự ủng hộ mạnh mẽ và có hiệu quả của lực lượng yêu chuộng tự do, dân chu trên thế giới, tận dụng được sự ủng hộ của cả nhân dân Pháp, nhân dân Mỹ và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới.

        Chiến lược tổng hợp Việt Nam vì vậy không chỉ mang tính dân tộc, mà còn mang tính thời đại.

        Chiến lược tổng hợp Việt Nam vì vậy vừa mang tính cách mạng, vừa mang tính khoa học.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #122 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2016, 11:14:19 pm »

       
MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC

        Mục tiêu chiến lược phải phục tùng mục đích chính trị xuyên suốt của cuộc cách mạng Việt Nam, là độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, vì xét cho cùng, chiến tranh chỉ là kế tục của chính trị.

        Mục tiêu của chiến lược phải phù hợp với quy luật phát triển xã hội, phù hợp với quy luật chiến tranh.

        Trong chiến tranh, phải hành động đúng. Trước tiên và điều quyết định nhất là, xác định đúng kẻ thù chủ yếu, đánh giá đúng chỗ mạnh, chỗ yếu, âm mưu cơ bản, lâu dài và trong từng giai đoạn chiến lược.

        Xác định chính xác kẻ thù, cô lập kẻ thù chính, tập hợp mọi lực lượng có thể tập hợp, lợi dụng mâu thuẫn giữa các kẻ thù nguy hiểm nhất trong từng giai đoạn chiến lược, để đánh bại hoàn toàn kẻ thù chính.

        Một yếu tố cơ bản trong quá trình xác định kẻ thù, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa hề có sự lầm lẫn giữa thực dân Pháp với nhân dân Pháp, giữa đế quốc Mỹ với nhân dân Mỹ. Đặc điểm lớn nhất, xuyên suốt trong các cuộc chiến tranh giải phóng của chúng ta, là luôn luôn phải đương đầu với những kẻ thù lớn mạnh hơn ta nhiều lần, cả về tiềm lực kinh tế và trang bị kỹ thuật quân sự, có một đội quân nhà nghề, được huấn luyện và trang bị tốt. Chúng ta phải luôn lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy trang bị thô sơ thắng hiện đại.

        Từ các đặc trưng cơ bản xuyên suốt đó, vấn đề quan trọng nhất để nhằm thực hiện được mục tiêu cơ bản của cách mạng của cuộc chiến tranh là phải chia mục tiêu ra làm nhiều nấc thang (hoặc nhiều giai đoạn, bước đi thích hợp).

        + Trong chống Pháp, trên cơ sở đánh giá đúng tương quan lực lượng giữa ta và địch, Đảng ta đã chia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ra từng thời kỳ; cho đến khi ký Hiệp định Giơ-ne-vơ 7-1954 về Dông Dương, ta đã có được một miền Bắc hoàn toàn giải phóng, làm cơ sở cho cuộc đấu tranh tiếp theo từ 1954 đến 1975 để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

        + Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cũng trên cơ sở, tương quan lực lượng giữa ta và địch, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có quyết định vô cùng sáng suốt về phân chia mục tiêu cụ thể thành hai bước: đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào.

        Mỗi bước, mỗi giai đoạn lại có nhiệm vụ chính trị, quân sự cụ thể, kết hợp và phát huy sức mạnh của cuộc kháng chiến toàn dân trong chiến lược tổng hợp.

        Trong kháng chiến chống Pháp cũng như trong kháng chiến chống Mỹ, do lực lượng của ta mới đầu còn nhỏ bé, yếu hơn địch, ta lại ở trong thế bị động, bị bao vây, chiến trường bị chia cắt, Đảng ta đã chủ trương đánh lâu dài, giành thắng lợi từng bước, phát động rộng rãi chiến tranh du kích.

        Trong chống Pháp, chúng ta đã lần lượt phá tan các chiến lược của thực dân Pháp:

        - Chiến lược “Tiến công chớp nhoáng”.

        - Chiến lược “Siết chặt và vết dầu loang”.

        - Đánh bại chiến lược “Bình định gấp rút và phản công” của địch.

        - Đánh bại chủ trương chiến lược Na-va bằng cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 với chiến thắng Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp.

        Trong chống Mỹ, chúng ta đã lần lượt đánh bại các chiến lược:

        - Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Ken-nơ-đi 1961 - 1964

        - Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và chiến tranh phá hoại ở miền Bắc bằng không quân và hải quân Mỹ của Giôn-xơn 1965 - 1968.

        - Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” 1969 - 1972.

        Qua việc lần lượt đánh bại các chiến lược nói trên, tiềm lực của Mỹ bị suy giảm nghiêm trọng, tinh thần quân đội Mỹ sa sút, suy yếu và cuối cùng đế quốc Mỹ đã mất ý chí xâm lược buộc Mỹ phải “cút” khỏi nước ta.

        Cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam chuyển sang giai đoạn mới, vừa mang tính chất chiến tranh giải phóng, vừa là nội chiến. Quân và dân miền Nam tiếp tục cuộc tiến công “đánh cho ngụy nhào”.

        Mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hoài bão lý tưởng sâu xa của nhân dân được thực hiện.

        Vấn đề thực hiện mục tiêu chính trị, quân sự trong các cuộc chiến tranh giải phóng chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nổi lên một đặc điểm về khái niệm tiêu diệt, không có nghĩa là phải giết chết, bắt sống đại bộ phận quân lính của đối phương, đặc biệt với một đối tượng tác chiến mạnh như Pháp và Mỹ.

        Cũng như ông cha ta trước đây, tư tưởng chỉ đạo hàng đầu của Đảng ta là đánh bại ý chí xâm lược của đối phương, làm tan rã ý chí kẻ địch, ngay lúc chúng còn lực lượng rất lớn cả Pháp, Mỹ và ngụy.

        - Thực dân Pháp sau khi thất bại ở Điện Biên Phủ vẫn còn một lực lượng quân viễn chinh và ngụy quân lớn, mà vẫn buộc phải chấp nhận ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ.

        - Đế quốc Mỹ sau Tết Mậu Thân còn tại miền Nam Việt Nam một lực lượng quân sự bao gồm cả hải - lục - không quân mà phải chấp nhận ký kết Hiệp định Pa-ri.

        - Ngụy quyền, ngụy quân Sài Gòn đến 30 tháng 4-1975, vẫn còn lực lượng hơn 1 triệu quân mà phải chịu thất bại hoàn toàn. Tóm lại, để đạt được mục đích chính trị của chiến tranh, việc xác định cho đúng mục tiêu chiến lược của từng giai đoạn, từng thời kỳ là cực kỳ hệ trọng.

        Trong chiến tranh, một nước nho chống lại quân đội xâm lược của những đế quốc lớn có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh thì mục tiêu đề ra không nhất thiết phải là tiêu diệt hoàn toàn lực lượng địch mới giành thắng lợi hoàn toàn, mà điều quan trọng nhất là phải làm mất ý chí xâm lược, buộc chúng phải từ bỏ ý đồ xâm lược, buộc chúng phải chấm dứt chiến tranh, rút quân về nước.

        Đối với quân ngụy thì vấn đề chủ yếu là phải tiêu diệt một bộ phận và làm tan rã đại bộ phận quân chủ lực của chúng, làm cho chúng mất chỗ dựa chủ yếu, mất công cụ bạo lực chủ yếu, không còn đủ sức để tiếp tục chiến tranh.

        Trong chiến tranh, việc sử dụng chiến lược tổng hợp nhằm đạt mục tiêu chính trị - quân sự đề ra phải biết lấy đòn tiến công quân sự là quyết định, đi trước một bước, tạo điều kiện và hỗ trợ cho đấu tranh chính trị, cho nổi dậy của quần chúng, cho đấu tranh ngoại giao.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #123 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2016, 11:15:29 pm »

       
TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG LỰC LƯỢNG TRONG CHIẾN LƯỢC TỔNG HỢP

        Để tiến hành chiến tranh nhân dân thắng lợi, sau khi đã vạch ra được đường lối chiến lược đúng đắn, thì phải giải quyết ngay vấn đề sử dụng lực lượng như thế nào để có thể phát huy được cao độ sức mạnh tổng hợp của cả nước để tiến hành chiến tranh.

        Trong điều kiện cụ thể của nước ta, dân tộc ta nền kinh tế của ta còn nghèo nàn lạc hậu, chúng ta phải có kế hoạch tổ chức và sử dụng lực lượng thật khôn khéo, vừa phát huy truyền thống dân tộc, phát huy truyền thống ngàn xưa của dân tộc, vừa kết hợp được sức mạnh thời đại, vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện Việt Nam, lực lượng để tiến hành chiến tranh bao gồm lực lượng chính trị và lực lượng quân sự của cả nước theo quan điểm “động viên và tổ chức toàn dân, xây dựng lực lượng chính trị rộng rãi của quần chúng, đồng thời xây dựng lực lượng vũ trang hùng mạnh gồm 3 thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc”

        Quán triệt quan điểm xây dựng lực lượng nói trên, chúng ta đã kế thừa và phát triển lên một trình độ mới truyền thống “cả nước đánh giặc”, “trăm họ đều là binh”, “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”.

        Đó là quan điểm phát động toàn dân, động viên và tổ chức toàn dân bước vào cuộc đấu tranh chung, sinh tử với kẻ thù, thực hiện một cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, triệt để.

        Trong tổ chức và sử dụng lực lượng, Đảng ta đã coi trọng đầy đủ và phát huy cao độ cả 2 lực lượng: lực lượng chính trị của quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân gồm 3 thứ quân.

        Cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang đều có vai trò chiến lược rất cơ bản, quyết định.

        Lực lượng chính trị của quần chúng là lực lượng của toàn dân tham gia khởi nghĩa và chiến tranh một cách có tổ chức, với những hình thức và quy mô thích hợp, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các tổ chức Đảng bộ địa phương. Nó bao gồm các giai cấp cách mạng, các tầng lớp nhân dân trong các dân tộc, tôn giáo, được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm các thành viên trong các đảng phái, các đoàn thể quần chúng, các nghề nghiệp, tập hợp rộng rãi trong mặt trận dân tộc thống nhất, lấy công nông liên minh làm nền tảng dưới sự lãnh đạo của Đảng, của giai cấp công nhân.

        Lực lượng chính trị của quần chúng là cơ sở để xây dựng và phát triển lực lượng mọi mặt của cách mạng, tiến hành khởi nghĩa vũ trang và đấu tranh trên các mặt trận, chính trị, quân sự và các lĩnh vực kinh tế, văn hóa tư tưởng, ở cả tiền tuyến và vùng sau lưng địch, trên mọi địa bàn hoạt động.

        Lực lượng chính trị là cơ sở để xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang cách mạng của nhân dân, là chỗ dựa vững chắc cho lực lượng vũ trang nhân dân chiến đấu:

        Bạo lực cách mạng bao gồm cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang. Lực lượng chính trị tham gia cả trong khởi nghĩa và trong chiến tranh cách mạng bằng nhiều hình thức phong phú, linh hoạt.

        Trong cách mạng tháng Tám, nhân dân ta đã phát huy sức mạnh to lớn của lực lượng chính trị của quần chúng, có lực lượng vũ trang làm nòng cốt, đã thành lực lượng chủ yếu trong tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.

        Trong kháng chiến chống Pháp, nhân dân ta đã xây dựng lực lượng vũ trang trên cơ sở lực lượng chính trị lớn mạnh của toàn dân không chỉ ở vùng tự do, ở khu căn cứ địa, mà cả trong vùng địch chiếm.

        Trong cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam, lực lượng chính trị quần chúng đã phát huy tác dụng cực kỳ to lớn trong cuộc đấu tranh quyết liệt, chống lại mọi chính sách tàn bạo thâm hiểm của địch, góp phần quan trọng đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, nhất là đánh bại chính sách bình định và ấp chiến lược của chúng.

        Những “đội quân tóc dài” đã thực sự thành một đạo quân sáng người tinh thần yêu nước và lòng dũng cảm vô song, tay không thắng giặc bằng lòng quả cảm và trí thông minh, kiên quyết.

        Trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trong những năm chống Mỹ, lực lượng chính trị của toàn dân đã góp phần quan trọng trong việc đánh trả cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của địch, góp phần đắc lực chi viện sức người, sức của cho cách mạng miền Nam trong các chiến dịch vận tải, phục vụ trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh, trong việc tiêu diệt bắt sống giặc lái, biệt kích của địch, trong việc giữ gìn trật tự an ninh xã hội, bảo vệ vững chắc hậu phương, chi viện cho tiền tuyến.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #124 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2016, 11:16:23 pm »


        Bài học về xây dựng và sử dụng lực lượng chính trị của quần chúng trong chiến tranh cách mạng của Đảng ta đã và mãi mãi là kinh nghiệm quý báu và còn nguyên giá trị thực tiễn.

        Đi đôi với việc xây dựng và sử dụng lực lượng chính trị, Đảng ta đặc biệt coi trọng xây dựng và sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt cho phong trào toàn dân đánh giặc.

        Suốt mấy chục năm qua, lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã phát triển từ phong trào đấu tranh và từ lực lượng chính trị của quần chúng; lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng thường khởi đầu xuất thân từ một đội du kích, tự vệ nhỏ bé, từ các cơ sở vũ trang tuyên truyền phát triển dần lên, trưởng thành từng bước thành lực lượng vũ trang gồm 3 thứ quân.

        Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích và tự vệ là những bộ phận cấu thành của lực lượng vũ trang 3 thứ quân, tổ chức theo hình chóp nón; phía dưới là lực lượng dân quân, tự vệ đông đảo, và chóp nón là quân đội nhân dân.

        Lực lượng vũ trang là lực lượng xung kích làm nòng cốt cho phong trào toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền và bảo vệ chính quyền khởi nghĩa vũ trang.

        Lực lượng vũ trang là lực lượng nòng cốt chủ yếu trong chiến tranh giải phóng, trực tiếp tiêu diệt lực lượng quân sự địch, đè bẹp ý chí xâm lược của chúng, giành thắng lợi trong chiến tranh cách mạng.

        Quá trình tổ chức, phát triển và sử dụng lực lượng vũ trang là quá trình không những rèn luyện, bồi dưỡng cho lực lượng đó cả về mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức; cả về trang bị kỹ thuật và nghệ thuật quân sự để lực lượng vũ trang thực sự là lực lượng vũ trang cách mạng, là công cụ chủ yếu của chuyên chính vô sản của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

        Đảng Cộng sản Việt Nam, người tổ chức và lãnh đạo lực lượng vũ trang đã và mãi mãi là nhân tố quyết định, cơ bản nhất làm cho lực lượng vũ trang ta không ngừng phát triển và trưởng thành, mãi mãi trung thành với lợi ích của dân tộc và của giai cấp.

        Qua kinh nghiệm của cuộc chiến tranh giải phóng chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nếu không xây dựng được một lực lượng vũ trang cách mạng tuyệt đối trung thành, có đủ số lượng cần thiết, có chất lượng cao, có trang bị kỹ thuật ngày càng hiện đại, có nền nghệ thuật quân sự ưu việt, có đội ngũ cán bộ tải giỏi thì không thể giành thắng lợi trong chiến tranh và tất nhiên không thể đạt được các mục tiêu chính trị, quân sự đề ra trong từng giai đoạn nói riêng và đạt được mục đích của cả cuộc cách mạng nói chung.

        Sử dụng bạo lực cách mạng bằng sự kết hợp chặt chẽ và nhuần nhuyễn cả hai lực lượng; lực lượng chính trị của quần chúng và lực lượng vũ trang là nét đặc trưng tiêu biểu cho nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh trong chiến lược tổng hợp của Đảng ta. Trong quá trình tiến hành chiến tranh nhân dân, Đảng ta đã chỉ đạo thường xuyên việc kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, kết hợp khởi nghĩa với chiến tranh cách mạng.

        Lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang đều có những khả năng to lớn và cùng phát huy tác dụng, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển, phát huy sức mạnh tổng hợp to lớn của cả nước, của toàn thể dân tộc. Không có lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang sẽ bị cô lập, đơn độc, mất hẳn sức mạnh chính trị, tinh thần và vật chất từ hậu phương, ngược lại, nếu lực lượng vũ trang yếu thì lực lượng chính trị của quần chúng sẽ mất chỗ dựa cho thế tiến công và thế phòng thủ, địch sẽ nhanh chóng đàn áp phong trào.

        Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ở những nơi địch càn quét khủng bố ác liệt, lập vành đai trắng, dồn dân vào trại tập trung, các ấp chiến lược, lực lượng vũ trang không có chỗ đứng chân, mất cơ sở, các đảng bộ địa phương đã tách một bộ phận bộ đội chủ lực tổ chức thành các đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung, đi sâu vào hoạt động gây cơ sở vừa đánh giặc, vừa phát triển và củng cố lực lượng chính trị, đẩy mạnh hoạt động chiến tranh du kích, từng bước xây dựng lại địa bàn, khôi phục cơ sở quần chúng trung kiên, tổ chức cho quần chúng nổi dậy, diệt ác, phá tề, trừ gian, và tiêu diệt các tháp canh, đồn bốt nhỏ lẻ của địch, phá ấp chiến lược trở về quê hương làng mạc cũ.

        Từ các lực lượng du kích nhỏ lẻ lại phát triển dần lên thành các đơn vị bộ đội địa phương tập trung cơ động trong một khu vực 3 - 4 xã, trong huyện, tỉnh thành và hỗ trợ cho các cuộc nổi dậy của nhân dân.

        Như vậy, sự hoạt động kết hợp một cách nhịp nhàng, ăn khớp giữa hai lực lượng, lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang đã trở thành một truyền thống tốt đẹp trong nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân của Việt Nam.

        Bài học tổ chức, xây dựng và sử dụng cả hai lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, tiến hành đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị để nhằm đạt được mục tiêu chính trị, quân sự đề ra cho từng giai đoạn trong chiến tranh giải phóng là bài học về phương pháp cách mạng đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta. Phương pháp cách mạng đúng đắn bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện đường lối cách mạng thắng lợi với ít tổn thất nhất.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #125 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2016, 11:17:21 pm »


PHƯƠNG CHÂM CỦA CHIẾN LƯỢC TỔNG HỢP

        Có đường lối chính trị, quân sự đúng đắn là những yếu tố rất cơ bản để giành thắng lợi trong đấu tranh cách mạng, trong đó, phương châm chính xác đúng đắn của chiến lược tổng hợp là một nội dung quan trọng.

        Để đánh thắng những tên thực dân, đế quốc xâm lược đầu sỏ có tiềm lực kinh tế và quân sự phát triển vượt hẳn ta nhiều lần, có bộ máy chiến tranh khổng lồ, hoàn thiện, đòi hỏi ta phải có những phương châm những biện pháp chiến lược linh hoạt, sáng tạo phù hợp với quy luật của chiến tranh.

        Kế thừa và phát triển truyền thống giữ nước chống ngoại xâm của dân tộc, vận dụng tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lê-nin về chiến tranh và quân đội một cách sáng tạo, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm đấu tranh cách mạng của các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, Đảng ta đã đề ra cho chiến tranh cách mạng Việt Nam những phương châm chiến lược phù hợp với thực tiễn tình hình và khả năng của ta.

        Nổi lên một số phương châm tư tưởng chủ yếu sau:

        1. Tiêu diệt địch và giành quyền làm chủ:

        Tiêu diệt địch và giành quyền làm chủ là 2 nội dung cơ bản, liên quan mật thiết, quan hệ hữu cơ với nhau trong chiến tranh giải phóng, là 2 mặt của một vấn đề của chiến tranh giải phóng cách mạng.

        Trong chiến tranh, yêu cầu phải tiêu diệt lực lượng quân sự của đối phương đã và luôn luôn là yêu cầu trước tiên, chủ yếu và xuyên suốt. Đương nhiên, như phần trên đã trình bày, do tương quan lực lượng giữa ta và địch không cho phép ta lúc nào cũng có thể thực hành những chiến cuộc lớn bao vây tiêu diệt, bắt làm tù binh từng cụm lớn lực lượng quân địch. Tuy nhiên, vấn đề đánh tiêu diệt từng bộ phận địch trong phạm vi chiến thuật, chiến dịch phải được coi như yêu cầu số 1 về quân sự, phải tiêu diệt một bộ phận quan trọng làm tan rã đại bộ phận, đập tan ý chí xâm lược của đối phương, nhất là tiêu diệt các cơ quan đầu não, trung tâm chỉ huy, các cơ sở hậu cần kỹ thuật làm tê liệt từng phần sức chiến đấu của địch, là một vấn đề rất quan trọng.

        Muốn đánh tiêu diệt thì phải có đòn quân sự mạnh đi trước một bước, phải có những chiến dịch hợp đồng quân binh chủng quy mô ngày càng lớn. Để thực hiện đánh tiêu diệt lớn, nhất thiết phải có những đòn tiến công quân sự mạnh mẽ và có hiệu quả lớn của các binh đoàn chiến lược, làm động lực tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phận lực lượng quân sự của địch. Muốn vậy phải chăm lo chuẩn bị và xây dựng lực lượng vũ trang 3 thứ quân ngày càng phát triển lớn mạnh, trong đó, bộ dội chủ lực phải trở thành quả đấm mạnh, có hiệu quả, có các đơn vị dự bị chiến lược và cụm cơ động lớn sẵn sàng triển khai trên các chiến trường; bộ đội địa phương phải có khả năng tiến công địch liên tục ở quy mô vừa và nhỏ, kìm địch, giam chân địch, gây cho địch nhiều tổn thất, buộc địch phải phân tán đối phó, không có lực lượng và điều kiện tập trung mở các chiến dịch lớn hoặc tiến công phản công ta.

        Trong trường hợp có các đòn tiến công quân sự của bộ đội chủ lực, tạo nên những tác động sụp đổ có tính dây chuyền, thì lực lượng vũ trang địa phương nhanh chóng nắm vững thời cơ, cùng với lực lượng chính trị của quần chúng tiến lên tự mình giải phóng các huyện lỵ, quận lỵ, thị trấn, giải tán ngụy quân, ngụy quyền, thành lập chính quyền cách mạng.

        Dân quân du kích phải thực sự tạo ra một thế trận thiên la địa võng, đánh địch mọi lúc, mọi nơi, tiến công bằng mọi loại vũ khí có trong tay, không những góp những tiêu hao nhỏ thành số lượng lớn mà còn tiến công địch về mặt tinh thần, tâm lý, tạo cho chúng tâm trạng thường xuyên căng thẳng, lo âu, mệt mỏi sợ hãi.

        Tóm lại, có thực hiện được đánh tiêu diệt thì mới làm chuyển biến tương quan lực lượng ngày càng có lợi cho ta, khó khăn cho địch và cuối cùng làm cho địch bị sụp đổ tinh thần ý chí mặc dù lực lượng còn đông, nhưng tan rã về tổ chức, không thể tiếp tục ý đồ xâm lược, buộc phải chấm dứt chiến tranh, chấp nhận thất bại theo các điều kiện quân sự, chính trị do ta đề ra.

        Nhưng trong chiến tranh giải phóng, chiến tranh cách mạng, có một vấn đề lớn đặt ra là giành quyền làm chủ, giải phóng đất đai, giành chính quyền về tay nhân dân.

        Đó chính là mục đích cuối cùng của chiến tranh giải phóng, chiến tranh cách mạng. Xét cho cùng, tiêu diệt địch chưa phải là mục đích cuối cùng mà mới chỉ là phương tiện, vì vấn đề cơ bản của cách mạng là vấn đề giành chính quyền.

        Nếu tiêu diệt được địch, nhưng cuối cùng không giải phóng được đất đai, không giải tán được bộ máy ngụy quyền, không thiết lập được chính quyền cách mạng, thì đánh tiêu diệt vẫn chưa đạt được mục đích của nó.

        Do đó, đòn đánh tiêu diệt và làm tan rã lực lượng định, nhất là quân chủ lực của chúng, phải mở đường cho hành động cách mạng của quần chúng nổi dậy, tiến hành khởi nghĩa diệt ác, phá kìm, đập tan bộ máy ngụy quyền địch, thiết lập chính quyền cách mạng, giải phóng đất đai giải phóng nhân dân. Khi đã giành được quyền làm chủ ở mức độ khác nhau, thì phải tạo ra thế mới, có lợi cho lực lượng vũ trang tiêu diệt địch và phát triển lực lượng vũ trang.

        Tất cả những chiến dịch lớn, nhỏ ở chiến trường miền Nam suốt từ 1960 đến 1975, đều thể hiện đậm nét phương châm tiến công và giành quyền làm chủ nói trên. Tuy nhiên, giành quyền làm chủ được bao nhiêu lâu, phạm vi bao nhiêu xã quận, huyện v.v... là còn tùy thuộc vào điều kiện tương quan lực lượng giữa ta và địch.

        Vấn đề giành quyền làm chủ là một nội dung cơ bản trong chiến tranh cách mạng; nó là cuộc đọ sức quyết liệt giữa ta và địch, đòi hỏi phải có quyết tâm cao, kiên quyết, phải hy sinh trả giá, bởi vì kẻ địch không bao giờ cam chịu thất bại mà chúng sẽ liên tục phản kích, phản công, hòng giành lại những khu vực đã mất.

        Phạm vi làm chủ rất linh hoạt, do tương quan lực lượng giữa ta và địch quyết định. Có những vùng, lực lượng địch còn mạnh, bộ máy kìm kẹp của chúng còn lớn, ta chỉ có thể giành quyền làm chủ từng phần, về đêm, còn ban ngày thì địch vẫn kiểm soát.

        Tiêu diệt địch và giành quyền làm chủ là một quá trình đấu tranh ác liệt, gay go, giành đi giật lại suốt cả tiến trình chiến tranh giải phóng, từ khi bắt đầu đến khi kết thúc chiến tranh giành thắng lợi hoàn toàn và triệt để.

        Bản chất của tiêu diệt địch và giành quyền làm chủ chính là, thực hiện yêu cầu hoạt động quân sự phải phục vụ cho yêu cầu của mục đích chính trị. Trong khi địch còn mạnh thì giành dân lại là mục đích chủ yếu để phát triển lực lượng, phá tề trừ gian xây dựng cơ sở cách mạng trong những năm đầu của chiến tranh thường có vị trí rất quan trọng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #126 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2016, 11:18:46 pm »


        2. Luôn quán triệt tư tưởng chiến lược tiến công.

        Thông thường, trong chiến tranh quy ước thì chỉ thực hành tiến công địch khi ta có ưu thế hơn địch trong so sánh tương quan lực lượng, còn khi yếu hơn địch thì chỉ thực hành phòng ngự.

        Nếu vận dụng quan điểm lý luận đó vào cuộc chiến tranh giải phóng của những nước có tiềm lực kinh tế và quân sự yếu hơn đối phương nhiều lần như Việt Nam so với thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thì có thể không bao giờ đặt vấn đề tư tưởng chiến lược tiến công quân địch ngay từ đầu được.

        Trong chiến tranh, nếu không thực hành tiến công, không có những đòn tiến công sắc bén, quyết định, tiêu diệt và làm tan rã đối phương, đánh bại ý chí xâm lược của chúng, thì không có thắng lợi. Nói cách khác, trong chiến tranh cách mạng, chiến tranh giải phóng, nếu không tiến công được kẻ địch, thì nhất định thất bại và không bao giờ giành được độc lập tự do.

        Tư tưởng chiến lược tiến công là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong các cuộc chiến tranh giải phóng của chúng ta.

        Nhìn lại toàn bộ lịch sử giữ nước qua mấy chục thế kỷ, chúng ta luôn phải đương đầu với những kẻ thù xâm lược mạnh hơn ta nhiều lần.

        Ông cha ta đã từng lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, lấy đoản binh thắng trường trận. Từ khi có Đảng, quan điểm lấy tư tưởng tiến công làm phương châm chiến lược lại càng được quán triệt vận dụng một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo.

        Với tư tưởng chiến lược tiến công, chúng ta đã đi từ thắng lợi này sang thắng lợi khác, thắng lợi sau to hơn thắng lợi trước cho đến khi giành thắng lợi hoàn toàn và triệt để.

        Bản chất của tư tưởng chiến lược tiến công là tinh thần triệt để và kiên quyết cách mạng của giai cấp công nhân. Tư tưởng chiến lược tiến công phản ánh tinh thần “dám đánh và biết đánh” và tiến công trên mọi lĩnh vực một cách chủ động, không khiếp sợ trước sức mạnh kẻ thù, dám sẵn sàng hy sinh để giành thắng lợi. Trong thực tế, không có thắng lợi nào mà không phải trả giá. Phải có lòng yêu nước thiết tha với ý chí “không có gì quý hơn độc lập tự do”, “sẵn sàng quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” thì mới thực hiện được tư tưởng chiến lược tiến công.

        Bác Hồ đã dạy về cách đánh du kích: “du kích là tiến công, mình bao giờ cũng đánh trước. Du kích mà để quân thù tấn công, mình phải phòng ngự là không tốt rồi, là phải ở vào thế khó rồi...”.

        Tuy nhiên, mặt khác cần nhận thức đúng đắn: Tư tưởng chiến lược tiến công không đồng nghĩa với phiêu lưu, liều lĩnh.

        Cho nên tư tưởng chiến lược tiến công chính là:

“… Phải nhìn cho rộng, suy cho kỹ
Kiên quyết không ngừng thế tiến công”.

        Quán triệt tư tưởng chiến lược tiến công, trước tiên là phải dám đánh. Sợ hy sinh thì không thể tiến công được. Nhưng dám đánh phải luôn đi đôi với biết đánh, đánh như thế nào để giành thắng lợi cao nhất, ít tổn thất.

        Quán triệt tư tưởng chiến lược tiến công là luôn luôn bình tĩnh, sáng suốt, thông minh, mưu lược, tính toán tường tận, tìm cho ra điểm yếu và hiểm yếu trong cái mạnh chung của địch, để đánh cho trúng, điểm đúng huyệt. Đã đánh là thắng, là rung chuyển, tạo ra được phản ứng sụp đổ dây chuyền cho kẻ địch.

        Dám đánh và biết đánh chính là kết hợp chặt chẽ dũng với mưu; luôn chủ động, không ỷ lại, không đợi phải có điều kiện chủ quan, khách quan cho phép mà tự mình vắt óc ra suy nghĩ kế hay, mưu giỏi, khắc phục muôn vàn khó khăn, tạo ra thời cơ thuận lợi, điều động địch v.v...

        Trong chiến tranh, không bao giờ có thuận lợi một chiều, chiến tranh bao giờ cũng là sự đối chọi giữa hai thế lực đối kháng một cách vô cùng ác liệt. Ta biết lừa địch, thì địch cũng biết lừa ta. Ta có thuận lợi này, thì địch có thuận lợi khác. Bên nào kiên cường hơn, dũng cảm hơn, mưu lược hơn thì bên đó sẽ thắng.

        Chân lý và thực tiễn của tư tưởng chiến lược tiến công là ở chỗ: Bị mất nước thì phải tiến công mới giành lại được nước từ tay kẻ thù. Phải khởi nghĩa, nổi dậy, lấy ít địch nhiều, lấy thô sơ thắng hiện đại, giành thắng lợi từ nhỏ đến lớn từ bộ phận đến toàn cục. Đó cũng là mối quan hệ nhân quả biện chứng.

        Tư tưởng chiến lược tiến công không mâu thuẫn gì với khi cần thiết phải thực hành phòng ngự.

        Trong quá trình tiến công nhưng phải đồng thời biết phòng ngự, biết giữ mình. “Công” phải đi đôi với “thủ”.

        Phòng ngự, phòng thủ để rồi lại tiếp tục tiến công, tiếp tục phát triển giành thắng lợi lớn hơn, triệt để hơn.

        Biết đánh nhưng phải biết giữ. Tiến công giành được thắng lợi nhưng lại phải biết bảo vệ thành quả vừa giành được, không để mất trở lại vào tay kẻ địch.

        Biết đánh mà không biết giữ, thì có rồi lại hết, như “công dã tràng”, không bao giờ đạt được mục đích cuối cùng.

        Khái niệm của phương châm tư tưởng chiến lược tiến công mang ý nghĩa rộng. Ngoài lĩnh vực tiến công quân sự là chủ yếu, còn phải biết kết hợp cả các đòn tiến công về chính trị, ngoại giao đồng thời để tạo nên sức mạnh tổng hợp, liên tục và chủ động tiến công.

        Các đòn tiến công trên mặt trận chính trị, kinh tế, và ngoại giao phải kết hợp chặt chẽ với tiến công quân sự và hỗ trợ lẫn nhau, dưới sự chỉ đạo chung trong một chiến lược tổng hợp của thế trận chiến tranh nhân dân. Nhờ những đòn tiến công phối hợp chặt chẽ và rộng khắp trên mặt trận chính trị ngoại giao tuyên truyền, binh, địch vận một cách thường xuyên mà chúng ta đã chinh phục và tranh thủ được sự đồng tình của nhân loại tiến bộ và của nhân dân Pháp và nhân dân Mỹ trong các cuộc chiến tranh giải phóng, nhân thêm sức mạnh của chúng ta, khoét sâu thêm nhược điểm, khuyết điểm của đối phương, góp phần thúc đẩy cuộc chiến tranh mau kết thúc thắng lợi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #127 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2016, 11:20:06 pm »


        3. Phải luôn biết tạo thời cơ và lập thế trận vũng mạnh, hiểm hóc.

        Tạo thời cơ và nắm thời cơ đánh những đòn quyết định về chiến lược là vấn đề lớn trong nghệ thuật khởi nghĩa và nghệ thuật chiến tranh.

        Trong chiến tranh, tình huống luôn đối chọi ác liệt và phát triển, vận động không ngừng. Từ thuận biến thành nghịch hoặc ngược lại, chỉ xẩy ra trong chốc lát, trong phạm vi chiến thuật, xảy ra hàng ngày trong phạm vi chiến dịch và trong vài ba ngày, vài tuần trong phạm vi chiến lược.

        Trong quá trình đối chọi tình huống một cách quyết liệt giữa ta và địch trong chiến dịch, chiến lược, thường xuất hiện những thời cơ có lợi cho ta để phát triển tiến công một cách nhanh chóng, nhảy vọt, tạo ra đột biến về chất trong chiến tranh, chiến dịch, chiến đấu.

        Thời cơ thuận lợi xuất hiện do nhiều nguyên nhân, chủ quan và khách quan nhưng trước nhất và quyết định nhất bao giờ cũng do nỗ lực chủ quan của ta, do tài nghệ chỉ huy, chỉ đạo chiến lược, chiến dịch, do quyết tâm đúng đắn, do lòng dũng cảm phi thường của cán bộ, chiến sĩ ta tạo nên; giáng cho địch những đòn tiêu diệt lớn, có ý nghĩa quyết định. Đồng thời, cũng với những thắng lợi lớn đầu tiên của ta, kẻ địch lâm vào thế bị động, phán đoán sai tình huống, dẫn đến những quyết định sai lầm trong ý đồ tác chiến, trong điều động binh lực, tạo nên những lỗ hổng, những nhược điểm lớn hơn. Trong trường hợp đó, những nhà chiến lược của ta phải kịp thời nắm chắc, khắc phục mọi khó khăn, dùng lực lượng tương đương hoặc ít hơn địch, nhưng với thế mạnh hơn, nhanh chóng; dũng cảm, táo bạo, tiếp tục những đòn tiến công mạnh mẽ hơn, dồn dập hơn, giành thắng lợi lớn hơn, gây ra cho địch những tan rã, sụp đổ dây chuyền từ chiến dịch sang chiến lược.

        Nghệ thuật tạo thời cơ và nắm bắt thời cơ hoàn toàn không phải là yếu tố ngẫu nhiên, mà do hoạt động với ý thức chủ động của người chỉ huy. Ví như: người đánh cờ khi đi một nước đã lường trước được đối phương sẽ xử trí lại như thế nào và ta sẽ tiếp tục phải đi những nước cờ tiếp theo ra sao để giành thắng lợi.

        Sáng tạo thời cơ, nắm thời cơ là nghệ thuật trong khởi nghĩa và chiến tranh, là tính năng động của những nhà lãnh đạo, chỉ huy chiến dịch chiến lược.

        Muốn tạo thời cơ, nắm vững thời cơ thì hành động phải kiên quyết, quả cảm, kịp thời và đòi hỏi những nhà cầm quân phải có tinh thần quyết đoán, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước sự thành bại của việc hạ quyết tâm, do dự thiếu quyết đoán thì sẽ không tạo được thời cơ, sẽ bỏ lỡ thời cơ.

        Tạo thời cơ và nắm vững thời cơ, nói cách khác và tạo nên khả năng đột biến về chất, có lợi cho ta trong chiến tranh và khởi nghĩa.

        Thời cơ liên quan đến thế trận. Không có thế trận vững thì không bao giờ tạo và tận dụng được thời cơ. Thế trận vững là cơ sở vật chất bắt buộc phải có để có thể tạo thời cơ và nắm bắt kịp thời khi thời cơ đến. Thế trận điều kiện, hoàn cảnh trạng thái hoạt động của lực lượng rộng hơn khái niệm thế trận.

        Thế trận là cách bài binh bố trận đúng đắn, tối ưu, nhằm kết hợp chặt chẽ được các yếu tố địa hình và lực lượng với công tác tổ chức nghi binh, tổ chức hệ thống giao thông, đường vận tải quân sự, tổ chức thông tin chỉ huy, là toàn bộ kế hoạch sử dụng binh hỏa lực, kế hoạch hành động của các lực lượng vũ trang trong từng tình huống cụ thể, kế hoạch tổ chức các trận then chốt và then chốt quyết định về chiến dịch và các đòn quyết định chiến lược. Thế trận phải được nghiên cứu hết sức công phu.

        Càng đặt ra nhiều giả thuyết cho các tình huống có thể xảy ra và có nhiều phương án cụ thể để giải quyết cho từng tình huống một cách có hiệu quả thì thế trận càng vững chắc.

        Một thế trận vững chắc bao giờ cũng phải tính toán và dự kiến được những khó khăn lớn nhất, những khả năng và phản ứng lớn nhất của địch và có những biện pháp cụ thể để đối phó, giải quyết với từng trường hợp, không bị động, bị bất ngờ.

        Để giành chủ động, nắm được thời cơ và hành động kịp thời, điều quan trọng là phải có lực lượng dự bị chiến dịch, chiến lược hùng mạnh, sẵn sàng cơ động cao.

        Điều động lực lượng cơ động đúng lúc, vào đúng các mục tiêu lựa chọn, giáng đòn quyết định, kịp thời để giành thắng lợi quyết định là tài nghệ của các nhà lãnh đạo, chỉ huy chiến tranh.

        Các chiến dịch lớn trong kháng chiến chống Pháp và trong kháng chiến chống Mỹ của ta đều thể hiện rõ việc tạo thời cơ, nắm vững thời cơ và lập thế trận vững. Đặc biệt, trong tổng tiến công chiến lược mùa xuân 1975 ta đã đưa nghệ thuật tạo thời cơ, nắm vững thời cơ và lập thế trận vững mạnh phát triển lên một trình độ cao.

        Từ kế hoạch chuẩn bị giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 và 1976, nhưng khi xuất hiện thời cơ một khả năng sụp đổ dây chuyền, Đảng ta đã kịp thời nắm thời cơ hạ quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam trước mùa mưa năm 1975. Để thực hiện quyết tâm đó Đảng ta đã triển khai cả bộ máy nhà nước, cả sức mạnh của miền Bằc xã hội chủ nghĩa và miền Nam, dốc toàn lực cho việc lập thế trận, nắm vững thời cơ, thần tốc, táo bạo giải phóng hoàn toàn miền Nam, quần đao Trường Sa vào mùa xuân 1975. Đó là một ví dụ điển hình về tạo thời cơ, nắm vững thời cơ và lập thế trận hiểm hóc, vững chắc của chiến tranh nhân dân Việt Nam.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #128 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2016, 11:21:43 pm »


PHƯƠNG THỨC, PHƯƠNG PHÁP ĐẤU TRANH CỦA CHIẾN LƯỢC TỔNG HỢP

        Sau khi đã có đường lối chính trị, quân sự đúng, đã xác định rõ mục tiêu chiến lược, tổ chức và sử dụng lực lượng của cuộc chiến tranh giải phóng, đề ra được phương châm chiến lược chỉ đạo đúng đắn cho từng giai đoạn của cuộc chiến tranh, Đảng ta còn đề ra các phương thức, phương pháp đấu tranh thích hợp để phát huy được sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân trong thời đại mới.

        Trong điều kiện hoàn cảnh đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam, thiết lập bộ máy chính quyền phản động cai trị từ trung ương đến địa phương và bộ máy quân sự khổng lồ, bao gồm cả quân xâm lược viễn chinh Mỹ với quân ngụy hàng triệu tên, trang bị hiện đại cùng với bộ máy cảnh sát, an ninh mật vụ, kìm kẹp đàn áp mua chuộc, lừa phỉnh nhân dân bằng tất cả các thủ đoạn vừa tinh vi xảo quyệt, vừa dã man tàn bạo, thì nhân dân ta làm thế nào để giành lại độc lập tự do trong tay kẻ thù?

        Con đường duy nhất là, Đảng lãnh đạo nhân dân vùng lên khởi nghĩa. Từ khởi nghĩa từng phần, bắt đầu từ khâu yếu nhất của địch là vùng rừng núi và nông thôn đồng bằng, phát triển dần ra các nơi, các vùng và phát triển thành chiến tranh cách mạng. Bằng mọi loại vũ khí, giáo mác, gậy gộc, cuốc, thuổng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân đã nhất tề đứng dậy diệt ác, phá kìm, trừ gian, tiêu diệt và giải tán bọn ngụy quân, ngụy quyền ở cơ sở, giành chính quyền về tay nhân dân, nhanh chóng tổ chức lực lượng vũ trang cách mạng, dân quân tự vệ, tiến hành phát động chiến tranh du kích. Trên cơ sở của những thắng lợi đầu tiên, nhanh chóng phát triển lực lượng, kết hợp khởi nghĩa của quần chúng với chiến tranh cách mạng (chiến tranh du kích); nổi dậy và tiến công, tiến công và nổi dậy, liên tục mở rộng phạm vi đánh địch trên cả ba vùng chiến lược: rừng núi, nông thôn đồng bằng và thành thị; đánh địch bằng cả ba mũi giáp công, quân sự, chính trị và binh vận.

        Trong quá trình tiến hành khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng, Đảng ta thường xuyên chú trọng kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị, đấu tranh quân sự, với đấu tranh ngoại giao.

        Về nghệ thuật quân sự ta kết hợp chặt chẽ hoạt động của ba thứ quân, kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, kết hợp đánh lớn, đánh vừa, đánh nhỏ.

        Phương thức đấu tranh nói trên là những vấn đề có tính quy luật của các cuộc chiến tranh giải phóng, chiến tranh cách mạng.

        Từ tay không trong vòng kìm kẹp, bằng lực lượng chính trị nhân dân miền Nam đã tiến hành “đồng khởi” trên những vùng nông thôn và miền núi ở Nam Bộ và miền Trung: phát triển khởi nghĩa từng phần trong chiến tranh cách mạng, quy mô ngày càng rộng lớn, làm cho chế độ độc tài Ngô Đình Diệm phải sụp đổ.

        Khởi nghĩa chỉ mới là mở đầu. Khởi nghĩa chưa đập tan hoàn toàn và triệt để bộ máy nhà nước phản động của địch mà phải tiến hành một cuộc chiến tranh cách mạng lâu dài, gian khổ để tiếp tục tiêu diệt hoàn toàn quân địch, giành thằng lợi hoàn toàn và triệt để. Kinh nghiệm cách mạng tháng Mười Nga, sau khi khởi nghĩa thành công phải tiến hành liên tiếp ba năm chống quân Bạch Vệ và bọn can thiệp nước ngoài. Cách mạng tháng Tám vừa thành công phải tiếp tục ngay 9 năm kháng chiến chống thực dân mới giành được thắng lợi trên nửa đất nước. Cách mạng miền Nam, từ cao trào đồng khởi năm 1960 cho đến tháng 4-1975, nghĩa là 15 năm sau mới giành được thắng lợi hoàn toàn.

        Khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng là hai bước đi tiếp của một quá trình đấu tranh cách mạng để giành và giữ chính quyền.

        Trong chiến tranh cách mạng phải thường xuyên nắm chắc việc kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và ngoại giao.

        Mỗi hình thức đấu tranh đều có vị trí và vai trò của nó.

        Đấu tranh quân sự là hình thức đấu tranh cơ bản, giữ vai trò quyết định trực tiếp trong việc tiêu diệt lực lượng quân sự địch, kết thúc thắng lợi chiến tranh.

        Đấu tranh chính trị cũng là một hình thức đấu tranh cơ bản và quyết định, là phương thức tiến công kẻ thù, kể cả hợp pháp và bất hợp pháp. Đấu tranh chính trị luôn là cơ sở cho sự phát triển của đấu tranh quân sự.

        Đấu tranh chính trị bằng nhiều hình thức, từ thấp đến cao. Nhân dân, bằng kinh nghiệm thực tiễn của mình đã sáng tạo ra nhiều hình thức vô cùng phong phú và có hiệu qủa lớn. Đấu tranh chính trị đã tập hợp quần chúng, giác ngộ, động viên, tổ chức, rèn luyện và đưa vào đấu tranh từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, và khi điều kiện đã chín muồi thì tiến hành vũ trang khởi nghĩa, dùng bạo lực cách mạng lật đổ chính quyền địch, giành quyền làm chủ, thành lập chính quyền cách mạng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #129 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2016, 11:22:23 pm »


        Đấu tranh ngoại giao cũng là một mặt trận quan trọng có ý nghĩa chiến lược. Qua các hoạt động ngoại giao của Nhà nước và các hoạt động đối ngoại của các tổ chức quần chúng và tổ chức quốc tế, chúng ta đã dần dần làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ bản chất xâm lược phi nghĩa của địch, thấy được bản chất chính nghĩa, yêu tự do, yêu hòa bình của nhân dân ta, nên ngày càng đồng tình ủng hộ ta.

        Chúng ta đã giành được nhiều thắng lợi to lớn trên mặt trận ngoại giao, làm nổi bật tính chất chính nghĩa của cuộc đấu tranh của nhân dân ta.

        Đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao được kết hợp trong chiến lược tổng hợp chung, dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Đảng ta, thực sự là một phát triển sáng tạo trong việc vận dụng các phương thức đấu tranh trong thời đại mới. Các cuộc đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao đã hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau, tạo nên sức mạnh to lớn của chiến tranh nhân dân chiến thắng chiến tranh tổng lực của đế quốc Mỹ.

        Trong các mặt đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao thì phải lấy đấu tranh quân sự làm chủ yếu. Đây là mặt trận quyết định, vì trong chiến tranh, trước hết phải đánh thắng địch về quân sự. Đấu tranh quân sự phải đi trước một bước, làm đòn bẩy, tạo điều kiện cho các đấu tranh khác phát triển.

        Đấu tranh quân sự phục vụ cho đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao; và ngược lại, các cuộc đấu tranh chính trị và ngoại giao cũng xoay quanh phục vụ cho nhiệm vụ đấu tranh quân sự.

        Đấu tranh quân sự trong chiến tranh trở thành mặt trận chủ yếu, trực diện với kẻ địch. Trong đấu tranh quân sự, lực lượng vũ trang làm nòng cốt có vị trí chiến lược quan trọng hàng đầu. Lực lượng vũ trang nhân dân gồm ba thứ quân làm nòng cốt cho phong trào toàn dân đánh giặc phát triển từ chiến tranh du kích tiến lên chiến tranh chính quy và khi đã thực hiện được chiến tranh chính quy ngày càng phát triển thì đồng thời cũng phải không ngừng phát triển chiến tranh du kích, kết hợp song song phát triển cả chiến tranh du kích với chiến tranh chính qui, liên tục tiêu hao, tiêu diệt nhỏ và tiêu diệt lớn, đánh bại mọi chiến lược quân sự của địch, giành thắng lợi có tính chất quyết định về mặt quân sự.

        Tiến hành chiến tranh du kích đã trở thành nhột phương thức hoạt động có tính chiến lược, là hình thức đấu tranh vũ trang sâu rộng, phổ biến của quần chúng nhân dân và của cả bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, kết hợp và liên hệ chặt chẽ với nhau giữa các vùng chiến lược thành một hệ thống mặt trận liên hoàn, đánh địch mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi loại vũ khí, thực hiện mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã, phường, ấp là một pháo đài.

        Chiến tranh du kích của Việt Nam đã phát triển đến một trình độ cao và góp phần to lớn có ý nghĩa chiến lược vào chiến thắng chung. Chiến tranh du kích luôn được kết hợp chặt chẽ với chiến tranh chính quy trong tổng thể chiến tranh nhân dân rộng lớn.

        Chiến tranh chính quy là hình thức đấu tranh vũ trang tập trung, tác chiến hiệp đồng quân binh chủng của bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương, hình thành các chiến dịch tiến công, phòng ngự, phản công quy mô ngày càng lớn, phát triển thành các chiến dịch - chiến lược, tạo nên những bước nhảy vọt làm thay đổi cục diện chiến tranh.

        Phải có chiến tranh chính quy với những quả đấm chiến lược mạnh mẽ, tiêu diệt lớn địch, giải phóng đất đai thì mới giải quyết được chiến tranh, mới giành được thắng lợi triệt để.

        Đối với nước ta, sự kết hợp giữa chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy đã trở thành truyền thống và mang tính quy luật trong chiến tranh giải phóng. Hai hình thức này tạo điều kiện và hỗ trợ cho nhau cùng phát triển, cùng phát huy tác dụng. Có kết hợp chặt chẽ được chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy mới thực hiện được kết hợp đánh lớn, đánh vừa, đánh nhỏ, đánh địch liên tục; rộng khắp, tạo ra khả năng to lớn, bền bỉ đấu tranh với một kẻ thù lớn mạnh hơn ta nhiều lần trong một cuộc chiến tranh lâu dài, ác liệt và kết thúc thắng lợi chiến tranh một cánh giòn giã.

        Trong giai đoạn cuối kết thúc chiến tranh, chiến tranh chính quy có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm thực hiện những trận tiêu diệt lớn có ý nghĩa chiến lược, tiêu diệt đội quân chủ lực của địch, xương sống và chỗ dựa chủ yếu của kẻ thù.

        Chính vì vậy nên càng về cuối chiến tranh, chiến tranh chính quy càng giữ vai trò quan trọng. Bằng những chiến dịch hợp đồng quân binh chủng quy mô vừa và lớn, thực hành bao vây tiêu diệt từng cánh quân, từng tập đoàn chiến lược của địch, giải phóng các thị xã, đô thị lớn, các địa phương, hỗ trợ cho phong trào quần chúng nổi dậy giành quyền tiến lên giải phóng hoàn toàn đất nước. Nói cách khác phải có chiến tranh chính quy với những đòn tiêu diệt lớn lực lượng quân sự địch, mới tạo được những bước nhảy vọt làm thay đổi cục diện chiến tranh.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM