Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 01:46:45 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945-1975)  (Đọc 42845 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2016, 12:47:26 am »


        Nhìn chung lại, suốt những năm chiến tranh, đặc biệt trong hai cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất và lần thứ hai của không quân, hải quân Mỹ, Đảng và Nhà nước đã đề ra và vận động nhân dân thực hiện các chủ trương biện pháp nhằm làm cho miền Bắc phát huy vai trò tác dụng của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn một cách mạnh mẽ, liên tục. Dù chiến tranh gây ra nhiều tổn thất, tác động tới toàn bộ đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; dù đòi hỏi của chiến trường ngày càng cao, nhu cầu của cuộc kháng chiến ngày càng lớn và cuộc sống của người dân miền Bắc có bị xáo trộn, còn nhiều thiếu thốn, gian lao, nhưng miền Bắc luôn luôn là một hậu phương vững mạnh được tổ chức chặt chẽ. Hậu phương đó không ngừng đứng vững trước thử thách ác liệt mà còn vươn lên đáp ứng mọi yêu cầu của cuộc kháng chiến.

        Ngay sau Nghị quyết Hội nghị Trung ương 15, miền Bắc bắt đầu tổ chức chi viện sức người, sức của cho miền Nam, cho cách mạng Lào và sau đó, cách mạng Cam-pu-chia. Sự chi viện đó ngày càng tăng, đáp ứng đòi hỏi của chiến trường. Năm 1959, miền Bắc chi viện cho miền Nam 542 người thì năm 1964, con số đó tăng lên 17.475 người. Trong thời gian diễn ra những cuộc tiến công chiến lược (1968, 1972, 1975), nhân lực động viên từ miền Bắc phục vụ nhu cầu chiến tranh tăng lên gấp 4 đến 5 lần so với trước đó. Không tính số quân bảo vệ miền Bắc, làm nhiệm vụ dự bị chiến lược và chiến đấu, công tác trên tuyến vận tải 559, chỉ riêng số quân từ miền Bắc vào các chiến trường ở miền Nam trong những năm kể trên như sau: 1968: 141.081, 1972: 152.974, 1975: 117.193.

        Năm 1975, năm cuối của cuộc kháng chiến, tổng số nhân lực miền Bắc động viên theo nhu cầu quốc phòng chiếm tới 30% lực lượng lao động xã hội ở miền Bắc; 60-65% trong số đó vào lực lượng vũ trang. Giai đoạn 1973 - 1975, 50% số quân bộ đội tập trung ở miền Nam là lực lượng do miền Bắc tăng cường.

        Ngoài lực lượng trực tiếp chiến đấu, các lực lượng vận tải, lực lượng đảm bảo giao thông, mở đường và các lực lượng đảm bảo khác... bao gồm hàng chục vạn người cũng đều được động viên ở miền Bắc.

        Đại bộ phận lực lượng được động viên phục vụ nhu cầu chiến tranh thời kỳ này là thanh niên. Đó là những người trưởng thành trong chế độ xã hội mới, dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, có giác ngộ, có tri thức, có phẩm chất đạo đức, có sức khỏe. Do vậy đây là lớp người có trình độ để nắm vững và sử dụng thành thạo có hiệu quả các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại1, là lớp người chiến đấu với niềm tin và ý thức giác ngộ chính trị cao.

        Về vật chất, phần lớn vũ khí, thiết bị chiến tranh, lương thực, thuốc men... phục vụ công tác chiến đấu và ổn định vùng giải phóng ở miền Nam là do miền Bắc chi viện. Miền Bắc đã tổ chức tiếp nhận hàng triệu tấn vật chất, phương tiện kỹ thuật do nước ngoài viện trợ, tổ chức nghiên cứu, thiết kế, cải biên, cải tiến nhiều loại vũ khí, khí tài chiến đấu, vận chuyển vượt hàng nghìn ki-lô-mét dưới bom đạn đánh phá của địch, đưa các loại vật chất vào các mặt trận, các vùng giải phóng. Trong những năm 1965 đến 1968, miền Bắc đã tổ chức vận chuyển vào miền Nam khối lượng vật chất lớn gấp 10 lần so với những năm 1961 - 1964. Tổng khối lượng vật chất mà miền Bắc chi viện cho miền Nam trong những năm chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” còn tăng gấp nhiều lần so với thời kỳ “chiến tranh cục bộ”.

        Như vậy, lực lượng và vật chất - hai nhân tố chiến lược quan trọng trong chiến tranh đã được hậu phương miền Bắc đáp ứng kịp thời, đầy đủ, liên tục.

        Suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ, với chế độ xã hội mới được thiết lập trong 10 năm hòa bình (1954 - 1964), được bảo vệ và tỏ rõ sức sống mãnh liệt trong khói lửa chiến tranh (1965 - 1975), miền Bắc xã hội chủ nghĩa trở thành chỗ dựa vững chắc cho cách mạng miền Nam, đặc biệt những thời kỳ cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề. Nếu từ 1955 - 1959, miền Bắc là chỗ dựa về tinh thần, là niềm tin và hy vọng của cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam trong những ngày tháng chịu nhiều tổn thất hy sinh, thì từ năm 1960, đặc biệt từ năm 1965 trở đi miền Bắc không chỉ là nguồn cổ vũ tinh thần mà còn là nguồn sức mạnh vật chất to lớn của cách mạng miền Nam. Từ sau cuộc tiến công Mậu Thân năm 1968, cách mạng miền Nam gặp nhiều khó khăn, thế trận chiến tranh nhân dân bị suy giảm nghiêm trọng. Trước tính hình đó, miền Bắc đã đưa vào miền Nam số lượng lớn người và vật chất để khôi phục lại lực lượng và thế trận của cách mạng miền Nam. Nhiều đơn vị bộ đội chủ lực vừa từ miền Bắc vào đã phân thành các bộ phận nhỏ xuống các cơ sở làm nhiệm vụ của du kích và bộ đội địa phương. Năm 1968, 141.081 cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, cán bộ dân - chính - đảng và 72.499 tấn vật chất từ miền Bắc chi viện cho miền Nam. Trong ba năm tiếp theo, miền Bắc chi viện tiếp cho miền Nam 162.501 người và 111.045 tấn vật chất. Sự chi viện đó của miền Bắc đã giúp cho cách mạng miền Nam phục hồi và phát triển.

---------------
1. Trong kháng chiến chống Mỹ, binh chủng kỹ thuật chiếm khoảng 52% trong biên chế Quân đội nhân dân Việt Nam.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2016, 12:48:57 am »


        Như vậy, bên cạnh việc chi viện sức người, sức của cho chiến trường, miền Bắc còn là chỗ dựa vững chắc cho cách mạng miền Nam về vật chất và tinh thần, nhất là những lúc cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề, gặp nhiều khó khăn...

        Đánh bại các bước leo thang chiến tranh của không quân, hải quân Mỹ, làm thất bại các mục tiêu chiến lược chủ yếu của cuộc chiến tranh này, quân và dân hậu phương miền Bắc đã góp phần rất quan trọng cùng tiền tuyến lớn miền Nam đập tan ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai.

        Thành quả của công cuộc xây dựng miền Bắc, sự ổn định của miền Bắc trong những năm chống chiến tranh phá hoại, sự phục hồi nhanh của miền Nam sau năm 1972 là một trong những cơ sở để Đảng ta đề ra chủ trương chiến lược giải phóng miền Nam, hoàn thành độc lập dân chủ trong hai năm 1975 - 1976.

        Mặt khác, Đảng, Nhà nước đã động viên cao độ sức mạnh toàn diện của miền Bắc cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975: trong hai năm 1973 - 1974, 25 vạn thanh niên miền Bắc được động viên vào lực lượng vũ trang, 15 vạn quân từ biệt hậu phương vào chiến trường chiến đấu, hàng vạn cán bộ, nhân viên kỹ thuật, thanh niên xung phong miền Bắc tới các vùng giải phóng góp phần ổn định tình hình. Lực lượng công binh, bộ đội Đoàn 559, ngành vận tải miền Bắc cùng hàng vạn dân công miền Bắc dồn sức mở rộng đường Trường Sơn, đặt thêm đường ống dẫn dầu. Trong hai năm này, 379.000 tấn vật chất từ miền Bắc được chuyển vào các mặt trận, bằng 54% tổng khối lượng vật chất giao cho chiến trường trong suốt 16 năm trước đó.

        Được sự chi viện mạnh mẽ của miền Bắc, thế và lực của cách mạng miền Nam trở nên áp đảo quân địch.

        Trên miền Bắc các lực lượng dự bị chiến lược được tăng cường, các quân đoàn chủ lực gồm các đơn vị hợp thành lần lượt ra đời. Các quân binh chủng cũng xây dựng thêm nhiều đơn vị mới.

        Toàn bộ tình hình trên đây là cơ sở để Bộ Chính trị đi đến quyết tâm chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975.

        Thực hiện quyết tâm đó, 4 tháng đầu năm 1975, miền Bắc đưa nhanh vào miền Nam hơn 110.000 cán bộ, chiến sĩ, 230.000 tấn vật chất các loại. Như vậy, vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh, miền Bắc đã dốc toàn bộ sức mạnh của mình cho miền Nam tổng tiến công và nổi dậy giành thắng lợi hoàn toàn. Kết thúc vẻ vang quá trình 30 năm chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc: trên 80% quân số, 81% vũ khí, 60% xăng dầu, 65% thuốc men, 85% xe vận tải trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 là từ miền Bắc đưa vào.

        Sau ngày miền Nam giải phóng, với những kinh nghiệm tiếp quản thành thị và vùng bị địch chiếm đóng năm 1954 - 1955, với đội ngũ cán bộ đảng viên, nhân viên kỹ thuật đưa từ miền Bắc vào đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp quản các đô thị và vùng mới giải phóng; nhanh chóng ổn định tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội ở miền Nam.

        Như vậy, suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ, sở dĩ miền Bắc trở nên vững mạnh toàn diện, trở thành hậu phương chiến lược của cuộc kháng chiến là bởi được xây dựng và bảo vệ theo một đường lối đúng đắn và bằng những biện pháp tổ chức thực hiện hiệu quả. Đường lối và biện pháp đó là: Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, gắn chặt nhiệm vụ xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc với nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân miền Nam, kết hợp giữa nhiệm vụ xây dựng kinh tế phát triển văn hóa với nhiệm vụ xây dựng quân đội nhân dân củng cố nền quốc phòng toàn dân; kết hợp giữa nhiệm vụ xây dựng với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc hậu phương; giữ vững an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội. Đường lối và biện pháp đó đã đoàn kết được toàn dân, phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, yêu chế độ của mọi tầng lớp nhân dân, biến quyết tâm của Đảng thành phong trào và cao trào cách mạng của đông đảo quần chúng, thành sức mạnh to lớn để xây dựng, bảo vệ và phát huy vai trò có ý nghĩa quyết tâm của hậu phương miền Bắc trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

        Vai trò đó của miền Bắc thể hiện ở chỗ: nguồn cung cấp chủ yếu sức người, sức của cho cuộc kháng chiến; nơi đề ra đường lối chiến lược và sách lược trong các giai đoạn kháng chiến; cơ sở để tiến hành đường lối đối ngoại nhằm mở rộng hậu phương của cuộc kháng chiến. Ngoài ra, chế độ xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên miền Bắc là niềm tin, là nguồn cổ vũ to lớn đối với đồng bào miền Nam, đối với cán bộ, chiến sĩ chiến đấu ở ngoài mặt trận hay trong vùng địch chiếm đóng; thôi thúc họ bền bỉ chịu đựng gian khổ, hy sinh, anh dũng chiến đấu cho đến thắng lợi hoàn toàn. Về phương diện đó, vai trò và vị trí của miền Bắc xã hội chủ nghĩa được Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IV đánh giá: “Không thể nào có thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước nếu không có miền Bắc xã hội chủ nghĩa suốt 16 năm qua luôn luôn cùng một lúc phải làm hai nhiệm vụ chiến lược. Đặc biệt từ năm 1965, khi Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khẳng định chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, thì miền Bắc đã dốc vào chiến tranh cứu nước và giữ nước toàn bộ sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa, và đã làm tròn một cách xuất sắc nghĩa vụ căn cứ địa cách mạng của cả nước” (Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2016, 12:52:14 am »


B. XÂY DỰNG VÀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HẬU PHƯƠNG TẠI CHỖ

        I. NHỮNG ĐIỀU KIỆN LIÊN QUAN TỚI VIỆC XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG TẠI CHỖ

        Chín năm kháng chiến chống Pháp, ở phía nam vĩ tuyến 17, ta có những vùng căn cứ, vùng tự do. Tại đó, chính quyền và các đoàn thể cách mạng được thành lập, nhân dân đã được hưởng những thành quả bước đầu của cách mạng: bình đẳng, tự do, được chia ruộng đất, được làm chủ xóm ấp, bản làng...

        Thế nhưng, sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, vùng tự do của ta trở thành vùng do đối phương kiểm soát. Những tháng ngày tốt đẹp qua mau, nhường chỗ cho những tháng năm thương đau dưới ách thống trị của kẻ thù.

        Dù vậy, vâng theo lời Đảng gọi, cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và đồng bào miền Nam nghiêm chỉnh thực hiện lệnh ngừng bắn, chuyển quân tới những khu vực tập kết để ra Bắc theo các điều khoản của Hiệp định Giơ-ne-vơ. Tranh thủ thời gian còn lại, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang giúp dân làm nhà, dựng trường học, xây cất lại mộ liệt sĩ, độngviên người ở lại giữ vững niềm tin, hẹn ngày trở về.

        Dù mất đất, mất tự do, thậm chí mất cả người thân thì trong mỗi người dân miền Nam, niềm tin yêu Đảng, Chính phủ kháng chiến đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh càng trở nên sâu sắc. Tình cảm đó không những không một thế lực nào, không một thủ đoan nào dù tàn bạo và thâm độc đến đâu có thể dập xóa mà còn luôn luôn được bồi đắp, trở thành nhân tố cốt lõi; thành nền móng cho việc xây dựng, mở rộng hậu phương tại chỗ trong chiến tranh cách mạng miền Nam.

        Trong khi đó, miền Bắc xã hội chủ nghĩa được thiết lập và bảo vệ vững chắc, không chỉ phát huy sức mạnh như một lực lượng vật chất mà còn là chỗ dựa tinh thần cho đồng bào, cán bộ, đảng viên, chiến sĩ miền Nam. Suốt 21 năm kháng chiến, miền Bắc luôn dành cho miền Nam mọi sự giúp đỡ, chi viện to lớn, toàn diện, liên tục về vật chất lẫn tinh thần, tạo điều kiện cho cách mạng miền Nam ngày càng phát triển, vùng giải phóng không ngừng mở rộng. Trong gian khổ, khó khăn, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân miền Nam vẫn hướng về miền Bắc - nơi chế độ xã hội công bằng, tốt đẹp đang trở thành hiện thực, tìm thấy ở đó chỗ dựa vững chắc về tinh thần và vật chất, giúp họ giữ vững niềm tin, đẩy mạnh đấu tranh chống sự chiếm đóng và thống trị của Mỹ - ngụy.

        Trong khi đó, tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam, bản chất phản động của ngụy quân, ngụy quyền tai sai của Mỹ đi ngược lại quyền lợi của dân tộc, đối lập với nhân dân là một điều kiện khiến cho Mỹ - ngụy không lôi kéo được nhân dân, không bình định được miền Nam. Suốt 21 năm chiến tranh, Mỹ - ngụy đã sử dụng nhiều bom đạn và tiền bạc, áp dụng nhiều biện pháp, nhiều thủ đoạn hòng đè bẹp sự phản kháng của nhân dân miền Nam nhưng cách mạng miền Nam vẫn không ngừng phát triển, vùng giải phóng ngày càng mở rộng, được xây dựng thành hậu phương tại chỗ của chiến tranh nhân dân trên ba vùng chiến lược.

        Sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước do Đảng ta phát động và tổ chức là sự kế thừa truyền thống dựng nước, giữ nước của cha ông, là tiếp nối sự nghiệp kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954). Đó là sự nghiệp chính nghĩa, vì quyền lợi sống còn của dân tộc nên có sức tập hợp mạnh mẽ mọi lực lượng dân tộc, yêu nước ở miền Nam. Thực tế đó được các nhà làm tổng kết chiến tranh của Bộ Quốc phòng Mỹ sau này thừa nhận: “Việt Nam dân chủ cộng hòa đã nắm được ngọn cờ dân tộc và chống thực dân, do đó, chính phủ Việt Nam cộng hòa chỉ còn lại có độc ngọn cờ chống cộng”1. Vì thế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đại đa số nhân dân miền Nam trong đó bao gồm cả một số đảng phái chính trị, tôn giáo, nghiệp đoàn... đã tập hợp dưới ngọn cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, đẩy mạnh đấu tranh bằng nhiều hình thức, với những mức độ khác nhau nhằm vào Mỹ - ngụy. Đây là một thực tế để Đảng ta chủ trương phát động và tổ chức quần chúng đẩy mạnh đấu tranh chính trị; xem đấu tranh chính trị cũng là bạo lực cách mạng, là một hình thức đấu tranh cơ bản của cách mạng miền Nam. Đây cũng là điều kiện để xây dựng, củng cố, mở rộng hậu phương tại chỗ bao gồm cơ sở cách mạng, lõm chính trị, lõm du kích, căn cứ du kích ở các thành thị, vùng ven, vùng nông thôn đồng bằng miền Nam.

        Tuy nhiên, bên cạnh những điều kiện thuận lợi cơ bản trên đây, việc xây dựng hậu phương tại chỗ của cách mạng miền Nam cũng gặp không ít khó khăn. Mỹ là nước có tiềm lực lớn về kinh tế, quân sự đang theo đuổi chính sách bá chủ toàn cầu. Ở Việt Nam, sau mỗi lần thất bại, Mỹ lại thay đổi chiến lược chiến tranh hòng đè bẹp cách mạng miền Nam, thống trị nơi đây bằng chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Thực hiện mục đích này, Mỹ đã chi hàng trăm tỉ đô la, sử dụng hàng trăm triệu tấn bom đạn, đưa hàng chục vạn quân chiến đấu Mỹ vào trực tiếp tiến hành chiến tranh ở miền Nam Việt Nam. Song song với biện pháp quân sự, Mỹ - ngụy còn thực hiện nhiều thủ đoạn chính trị, kinh tế, tư tưởng hòng lôi kéo các tầng lớp nhân dân miền Nam, tranh giành quần chúng đối với cách mạng miền Nam, qua đó tạo dựng cơ sở xã hội cho chính quyền Sài Gòn.

        Nhằm mục đích trên, ở thành thị, bên cạnh bộ máy đàn áp được tổ chức chặt chẽ, trang bị đầy đủ để khống chế chặt chẽ nhân dân, Mỹ - ngụy còn dùng nhiều thủ đoạn tinh vi tranh thủ quần chúng, lôi kéo thanh niên vào quân đội và các tổ chức tay sai, phản động khác.

        Đối với nông thôn đồng bằng miền Nam, Mỹ - ngụy chia ra thành các vùng để áp dụng các biện pháp thích đáng. Tựu trung, chúng dùng bom đạn, quân đội triệt phá làng mạc, dồn dân vào các khu tập trung hoặc để khu trục lực lượng vũ trang ta khỏi các vùng dân cư. Tiếp đó, chúng sử dụng bộ máy kìm kẹp để khống chế nông dân; dùng các biện pháp kinh tế, văn hóa - tư tưởng để lôi kéo nông dân miền Nam đứng về phía chính quyền Sài Gòn.

        Vùng rừng núi, chúng liên tiếp mở các cuộc tiến công lớn, sử dụng một khối lượng lớn bom đạn, chất độc khai quang hòng đánh phá các căn cứ, kho tàng... của ta.

        Trong điều kiện địch chiếm ưa thế về hỏa lực, sức cơ động; áp dụng nhiều thủ đoạn thâm độc về quân sự, chính trị, văn hóa - tư tưởng... quá trình xây dựng, củng cố và mở rộng hậu phương tại chỗ của cách mạng miền Nam gặp muôn vàn gian khổ, khó khăn.

        Tình hình đó đòi hỏi những người lãnh đạo phải đề ra và thực hiện một đường lối, một chiến lược đúng đắn; phải có biện pháp tổ chức hiệu quả; qua đó phát huy cao độ sức mạnh của lòng yêu nước, của ý thức dân tộc tiềm tàng trong mỗi người dân miền Nam thành sức mạnh to lớn để xây dựng, bảo vệ và mở rộng hậu phương tại chỗ trên cả ba vùng chiến lược ở miền Nam.

-------------
1. Tổng kết chiến tranh Việt Nam của Bộ Quốc phòng Mỹ, Thư viện Trung ương quân đội sao lục, 1982.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2016, 12:54:25 am »


        II. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HẬU PHUƠNG TẠI CHỖ

        1. Sự hình thành và phát triển của hậu phương tại chỗ

        Khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết và lệnh ngừng bắn có hiệu lực, Xứ ủy Nam Bộ, các cấp ủy đảng và chính quyền kháng chiến - hành chính ở các địa phương miền Nam khẩn trương sắp xếp, bố trí lực lượng tập kết và lực lượng ở lại. Bộ phận ở lại bao gồm những cán bộ, đảng viên, chiến sĩ dày dạn kinh nghiệm hoạt động trong những điều kiện khó khăn, phức tạp trước Cách mạng tháng Tám và trong chín năm chống Pháp trên địa bàn miền Nam. Đây là lực lượng nòng cốt tổ chức và phát động quần chúng đấu tranh đòi địch thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ. Ở các địa phương, việc cất giấu vũ khí, muối, một số vật chất cần thiết cho hoạt động sau này được bí mật xúc tiến. Các huyện Đức Hòa, Nhơn Ninh, Thạnh Phước, Vĩnh Đức thuộc Long An chôn nhiều hầm vũ khí đủ trang bị cho 3 trung đội vũ trang. Tỉnh Sóc Trăng chôn 4 hầm với 200 khẩu, tỉnh Kiến Tường chôn 3 hầm với 280 khẩu. Phân liên khu miền Tây để lại một số vật chất thiết yếu và 14 triệu đồng “tiền” Cụ Hồ, giao cho Ban căn cứ thuộc Xứ ủy quản lý. Ngoài vật chất, vũ khí, một số thợ cơ khí, thợ quân giới được bố trí ở lại hoạt động hợp pháp. Khi cần thiết, họ sẽ là người tập hợp lực lượng, tổ chức sửa chữa, chế tạo các loại vũ khí thô sơ. Dù số lượng không nhiều và phân bố rải rác nhưng vũ khí, lực lượng để lại là một trong những điều kiện thiết yếu cho việc xây dựng căn cứ kháng chiến buổi đầu.

        Sau ngày Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, Mỹ hất cẳng Pháp, thiết lập sự thống trị miền Nam bằng chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Chế độ tay sai Ngô Đình Diệm với quân đội và bộ máy đàn áp được Mỹ trực tiếp nuôi dưỡng, huấn luyện, trang bị thực hiện chính sách “tố cộng”, hòng tiêu diệt các phe phái chống đối, những người Việt Nam yêu nước, những người tham gia kháng chiến chống Pháp, những gia đình cách mạng có người thân tập kết và đặc biệt là những người cộng sản hoặc bị tình nghi là cộng sản. Chúng gom dân lập “khu trù mật”, “khu dinh điền” hòng kiểm soát chặt nhân dân miền Nam, tách người dân miền Nam khỏi sự liên hệ với những người cộng sản. Dọc các trục lộ giao thông Khu 5, dọc các cánh rừng từ Tây Ninh, Công Tum đến miền Đông Nam Bộ... một loạt khu tập trung được xây dựng. Âm mưu của Mỹ - Diệm là thiết lập một cơ cấu kiểm soát chặt cùng tiếp cận giữa rừng núi với đồng bằng nhằm bảo đảm an ninh tại các địa bàn bị tình nghi có liên hệ với cách mạng.

        Trước hành động khủng bố, trả thù của Mỹ - Diệm, cách mạng miền Nam bị tổn thất về tổ chức và lực lượng ngày càng nặng. Quần chúng cách mạng bị kìm kẹp, khống chế gắt gao. Nhiều nơi, cán bộ, đảng viên phải rút vào hoạt động bí mật, chuyển vùng... Một số địa phương, cán bộ, đảng viên, quần chúng cách mạng chuyển vào các căn cứ kháng chiến cũ ở rừng núi, bưng biền tổ chức sản xuất tự túc và tự vệ. Miền rừng núi Khu 5, Tây Nam Bộ, Tây Nguyên xuất hiện các “trại bí mật”. Ở chiến khu Đ, Dương Minh Châu (miền Đông Nam Bộ) hình thành “làng chiến đấu”, “làng thoát ly”. Vùng Đồng Tháp Mười ra đời các “túi dân tản cư”. Sâu trong miệt rừng U Minh thuộc Tây Nam Bộ có các “làng rừng”. Vùng đồng bào S.Tiêng có các “làng Độc Lập”... Đó là những hình thức khác nhau, là cơ sở ban đầu hình thành các căn cứ địa trong giai đoạn đầu kháng chiến chống Mỹ.

        Mặt khác, từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, đặc biệt những năm 1955, 1956, để duy trì sự liên hệ về mặt tổ chức Đảng giữa các vùng để xây dựng các địa bàn đứng chân của lực lượng cách mạng, Xứ ủy và Khu ủy Khu 5 đã chỉ đạo việc mở các “đường giao liên bí mật”, thành lập các Ban miền Tây, Ban căn cứ. Ở Khu 5, đến cuối 1955, đường dân liên lạc bắt đầu hình thành từ Bắc vào Nam, qua Quảng Trị, Thừa Thiên đến Quảng Nam, Quảng Ngãi, Công Tum... Vào tận các tỉnh Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Ở Đông Nam Bộ và Nam Bộ, các tuyến liên lạc cũng được thiết lập, nối kết giữa các vùng rừng núi, đồng bằng, với các đô thị. Sự liên hệ giữa các cơ sở Đảng ở nhiều địa phương vẫn được duy trì. Đường giao liên bí mật hình thành và ngày càng phát triển tạo điều kiện cho việc xây dựng tuyến hành lang, hệ thống căn cứ địa - hậu phương tại chỗ ở miền rừng núi và vùng giáp ranh những năm 1955 - 1956...

        Như vậy, trước sự bức bách của tình thế, để tự vệ để bảo tồn lực lượng, một yêu cầu lớn đặt ra cho cách mạng miền Nam là phải hình thành những vùng căn cứ làm chỗ đứng chân cho các lực lượng cách mạng. Những vùng như vậy đã xuất hiện ở miền rừng núi, ở các vùng căn cứ cũ thời kháng chiến chống Pháp. Thực tế này được Tổng kết chiến tranh Việt Nam của Bộ Quốc phòng Mỹ thừa nhận: “Những căn cứ địa vững chắc của cộng sản đã được thiết lập ở Nam Việt Nam trong quá trình cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất chống lại người Pháp. Dân cư ở những vùng này vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ về Đảng với Việt Nam dân chủ cộng hòa, tạo ra những vùng đất thánh an toàn và những căn cứ hoạt động hỗ trợ cho các hoạt động chống Chính phủ Việt Nam”1.

--------------
1. Tổng kết chiến tranh Việt Nam của Bộ Quốc phòng Mỹ, Thư viện Trung ương quân đội sao lục, 1982.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2016, 12:55:35 am »


        Từ cuối 1956, để hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, Xứ ủy Nam Bộ chủ trương thành lập các đội vũ trang tuyên truyền, cử đồng chí Nguyễn Hữu Xuyến làm ủy viên quân sự của Xứ ủy. Từ U Minh, đồng chí đã về miền Đông để chỉ đạo công tác xây dựng căn cứ địa của Xứ ủy và tổ chức các lực lượng vũ trang tập trung. Từ năm 1957 trở đi, các đơn vị vũ trang tập trung xuất hiện ngày càng nhiều, bao gồm của Xứ ủy, của các tỉnh và lực lượng du kích mật của các địa phương. Cùng với quá trình hình thành và phát triển của lực lượng vũ trang tập trung, yêu cầu xây dựng, củng cố và mở rộng các vùng căn cứ thành hậu phương tại chỗ cho lực lượng cách mạng, cho các đơn vị vũ trang được đặt ra và giải quyết.

        Đầu năm 1958, Xứ ủy quyết định thành lập khu căn cứ miền Đông, Khu căn cứ này nối thông với các vùng đất sát biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia theo hai hướng tây bắc và đông bắc. Ở Khu 5, tháng 2 năm 1958, tỉnh ủy Quảng Ngãi họp tại căn cứ Trà Bồng quyết định tăng cường công tác xây dựng các vùng căn cứ du kích, trọng tâm là các huyện Trà Bồng, Ba Tơ, Sơn Hòa. Hội nghị đề ra nhiệm vụ thành lập các đội tự vệ vũ trang ở các xã để bảo vệ căn cứ tổ chức sản xuất để tự túc lương thực, thực phẩm và có một phần dự trữ. Nhiều địa phương ở Quảng Ngãi đã thành lập các đội “Nông binh” làm nòng cốt trong việc bảo vệ và sản xuất ở các vùng căn cứ; tích lũy gạo muối, thuốc men. Đồng bào các dân tộc miền núi đã bí mật làm nhiều “rẫy cách mạng” nhằm đóng góp, ủng hộ lương thực cho lực lượng dân quân, du kích. Trong khi đó, một số lương thực, thuốc men, muối cũng được bí mật chuyển từ đồng bằng lên các vùng căn cứ bổ sung vào nguồn dự trữ.

        Giữa năm 1958, Liên khu ủy Khu 5 họp hội nghị mở rộng quyết định xây dựng miền tây các tỉnh đồng bằng và khu vực Tây Nguyên thành căn cứ địa cách mạng, tổ chức lực lượng vũ trang và bán vũ trang để bảo vệ căn cứ, bảo vệ cán bộ và nhân dân. Sau hội nghị, việc xây dựng căn cứ, xây dựng lực lượng được xúc tiến mạnh mẽ. Các đơn vị vũ trang tập trung, các đội tự vệ và du kích mật đẩy mạnh hoạt động diệt ác, trừ gian, làm trong sạch địa bàn vùng căn cứ và khu vực tiếp giáp với vùng địch kiểm soát. Các dân tộc Tây Nguyên tích cực rào làng, cắm chông, canh phòng. Năm 1958, một số xã ở Gia Lai, Công Tum, tây Quảng Ngãi đã thành lập “Ban tự quản”, “Ban cán sự” nhằm quản lý mọi mặt vùng căn cứ, vùng làm chủ. Đến cuối năm 1958, bên cạnh một số căn cứ có từ thời chống Pháp tiếp tục được duy trì, củng cố sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, nhiều vùng căn cứ mới xuất hiện dọc những miền rừng núi nối với nhau bằng các đường dây liên lạc bí mật. Các vùng căn cứ này được thiết lập ở các tỉnh Tây Nguyên, miền tây các tỉnh đồng bằng Khu 5, khu vực Đông Nam Bộ, Cực Nam Trung Bộ, tạo thành thế đứng mới của cách mạng miền Nam.

        Đầu năm 1959, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 (khóa II) đã xác định con đường phát triển của cách mạng miền Nam là con đường bạo lực, là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Nhiệm vụ của các địa phương miền Nam là phải tích cực xây dựng những “cơ sở an toàn”, “khu an toàn” làm cơ sở để xây dựng lực lượng, chuẩn bị điều kiện cho bước phát triển mới của cách mạng miền Nam.

        Sau Hội nghị Trung ương lần thứ 15, Tổng Quân ủy họp bàn nhiệm vụ chi viện cho cách mạng miền Nam, quyết định mở tuyến vận tải trên biển và trên bộ nối liền hậu phương miền Bắc với hậu phương tại chỗ ở miền Nam.
       
        Tại miền Nam, sau khi có Nghị quyết Hội nghị Trung ương 15, phong trào đấu tranh chính trị với sự hỗ trợ của lực lượng tự vệ, lực lượng vũ trang ngày càng phát triển. Đồng thời, công tác xây dựng lực lượng, mở rộng hậu phương tại chỗ được đẩy mạnh. Dựa vào đó, các đơn vị vũ trang tăng cường các hoạt động diệt ác, phá tề, trừ gian; tiến công, bao vây, bức rút đồn bốt địch; hỗ trợ cho quần chúng đồng loạt nổi dậy giành quyền làm chủ, mở ra vùng giải phóng trên nhiều khu vực rộng lớn ở đồng bằng và rừng núi miền Nam: 800 xã trong số 1.202 xã ở Nam Bộ, 3.200 thôn, bản ở Tây Nguyên và miền tây các tỉnh đồng bằng Khu 5. Tại đây, chính quyền cách mạng được thành lập. Chính quyền cách mạng đã tịch thu ruộng đất của bọn phản động chia cho dân nghèo, tổ chức lực lượng tự vệ, vũ trang, vận động nhân dân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống, tham gia bảo vệ vùng giải phóng.

        Trên đà thắng lợi, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã được thành lập (12-1960), đánh dấu bước ngoặt trong quá trình phát triển của cách mạng miền Nam: Từ thế giữ gìn lực lượng, lấy đấu tranh chính trị làm hình thức đấu tranh chủ yếu cách mạng miền Nam chuyển sang thế tiến công rộng khắp, liên tục; kết hợp chặt chẽ và vận dụng linh hoạt hai hình thức đấu tranh cơ bản: đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.

        Từ đây, cùng với sự phát triển của cách mạng miền Nam, hậu phương tại chỗ ngày càng mở rộng và được củng cố vững chắc trên cả ba vùng chiến lược: rừng núi, nông thôn đồng bằng, đô thị.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2016, 12:56:27 am »


        Đô thị là trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế của Mỹ - ngụy. Trong hơn 20 năm thống trị miền Nam, Mỹ - ngụy ra sức tăng cường lực lượng bảo vệ và bộ máy kìm kẹp khống chế chặt chẽ mọi người dân. Chúng áp dụng các biện pháp về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa nhằm biến đô thị thành hậu phương an toàn, thành căn cứ quân sự vững chắc của chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới. Vì vậy, cuộc đấu tranh giữa ta và địch ở địa bàn đô thị diễn ra phức tạp, quyết liệt trên tất cả các mặt. Trong cuộc đấu tranh đó, Đảng ta đã có nhiều biện pháp xây dựng và phát triển cơ sở cách mạng trong đô thị, lấy đó làm chỗ dựa vững chắc để phát triển lực lượng, phát động các tầng lớp nhân dân đẩy mạnh đấu tranh bằng nhiều hình thức và với những mức độ khác nhau. Mặt khác, các cơ sở cách mạng ở đô thị còn là nơi giấu ém lực lượng và vũ khí; nơi xuất phát của các đội biệt động, đặc công tập kích vào các mục tiêu quan trọng của Mỹ - ngụy tại sào huyệt của chúng; nơi thu gom tài liệu, thuốc men, tin tức tình báo... phục vụ cho việc chỉ đạo chiến tranh của Đảng.

        Vùng nông thôn đồng bằng từ Trị - Thiên qua ven biển miền Trung đến Nam Bộ là khu vực đông dân, nhiều của, có tầm quan trọng đối với ta và địch. Vì vậy đây là nơi diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa “bình định” và chống phá bình định nhằm giành quyền kiểm soát, giành đất, giành dân. Để bình định nông thôn miền Nam, Mỹ - ngụy không từ một thủ đoạn tàn bạo, thâm độc nào hòng khuất phục nông dân miền Nam, buộc người nông dân phải rời bỏ ruộng vườn, nhà cửa vào sống trong các trại tập trung “khu trù mật”, “ấp chiến lược”, “ấp tân sinh”, “ấp đời mới”. Làm như vậy, Mỹ - ngụy nhằm mục đích thiết lập sự kiểm soát chặt chẽ ở đồng bằng, tách nông dân khỏi sự liên hệ với cách mạng, xóa bỏ “hạ tầng cơ sở”, của chiến tranh nhân dân bao gồm cơ sở chính trị, căn cứ du kích, vùng làm chủ và vùng giải phóng rộng lớn...

        Cuộc chiến đấu giành quyền kiểm soát vùng nông thôn đồng bằng diễn ra dai dẳng, quyết liệt trên tất cả mặt quân sự, chính trị, kinh tế, tư tưởng. Trong cuộc chiến đấu đó, quân và dân miền Nam thực hiện phương châm “ba bám”, “một tấc không đi, một ly không rời”, đẩy mạnh ba mũi giáp công, không ngừng mở rộng quyền làm chủ ở nhiều vùng nông thôn, xây dựng thành làng chiến đấu, thành căn cứ du kích, thành “vành đai diệt Mỹ”, tiến tới áp sát và uy hiếp nhiều tuyến giao thông huyết mạch, nhiều đô thị, nhiều căn cứ quân sự của Mỹ - ngụy mà đỉnh cao là những năm 1964 và 1968. Vùng giải phóng được củng cố, mở rộng ở nông thôn đồng bằng trở thành hậu phương tại chỗ của lực lượng cách mạng, của dân quân du kích, bộ đội địa phương và các đơn vị bộ đội chủ lực.

        Vùng rừng núi bao gồm tây Trị - Thiên, Tây Nguyên, tây Khu 8, Đông Nam Bộ, dải rừng U Minh ở Tây Nam Bộ có vị trí chiến lược trọng yếu cho toàn bộ chiến trường miền Nam và Nam Đông Dương. Nếu trước Đồng khởi, đây là địa bàn che giấu, bảo tồn lực lượng cách mạng, tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng miền Nam phục hồi và phát triển thì sau Đồng khởi, từ năm 1961 trở đi, vùng rừng núi trở thành địa bàn tiếp nhận sự chi viện của hậu phương miền Bắc, nơi đặt bản doanh của các cơ quan chỉ đạo miền Nam, nơi xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang tập trung. Khi Mỹ đưa quân vào miền Nam, tiến hành chiến lược “chiến tranh cục bộ”, vùng rừng núi là nơi ta tổ chức các trận đánh lớn nhằm thu hút, kìm chân, tiêu diệt lớn một bộ phận quan trọng chủ lực địch, tạo điều kiện cho các chiến trường khác đẩy mạnh tiến công chống phá bình định, mở rộng vùng giải phóng ở nông thôn đồng bằng, thúc đẩy phong trào đấu tranh chính trị phát triển mạnh mẽ ở các đô thị bị Mỹ - ngụy chiếm đóng. Cùng với sự phát triển của cách mạng miền Nam, địa bàn rừng núi do ta làm chủ ngày càng rộng lớn, bao gồm vùng rừng núi từ tây Trị - Thiên đến miền núi Khu 5 vào tới Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ, vùng núi Khu 6; nối với vùng giải phóng Hạ Lào, vùng Đông Bắc Cam-pu-chia, vùng U Minh Thượng, U Minh Hạ, vùng rừng đước Năm Căn Quân khu 9... Từ năm 1969 trở đi, do âm mưu và chiến lược của Mỹ - ngụy, Đông Dương thực sự là một chiến trường, quân và dân ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia cùng chung một chiến hào đánh Mỹ, trong đó, miền Nam Việt Nam là chiến trường chính. Trong cuộc chiến đấu đó, nhiều vùng đất thuộc Cam-pu-chia và nhất là Lào trở thành hậu phương trực tiếp của chiến trường miền Nam; miền Bắc Việt Nam là hậu phương căn cứ địa cho cách mạng miền Nam, cách mạng Lào và cách mạng Cam-pu-chia. Trên thực tế, trong kháng chiến chống Mỹ, đã hình thành một vùng giải phóng rộng lớn thuộc ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. Vùng giải phóng rộng lớn đó được xây dựng, củng cố, nối với hậu phương miền Bắc qua hệ thống đường vận tải chiến lược 559 để trở thành hậu phương trực tiếp, thành bàn đạp tiến công của các binh đoàn chủ lực quân giải phóng, uy hiếp ngày càng mạnh hệ thống phòng thủ của Mỹ - ngụy trên toàn bộ chiến trường.

        Suốt 21 năm chiến tranh, sự hình thành và phát triển của hậu phương tại chỗ gắn bó chặt chẽ với sự lớn mạnh của cách mạng miền Nam. Hậu phương đó dựa vào lòng dân, bao gồm cơ sở cách mạng bí mật, khu du kích, làng chiến đấu, hệ thống vành đai, hệ thống căn cứ địa được xây dựng và không ngừng mở rộng trên khắp ba vùng chiến lược: rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị. Đó vừa là điều kiện, vừa là kết quả của sự kết hợp chặt chẽ hai phương thức đấu tranh: quân sự và chính trị, là điều kiện hình thành và phát triển của thế trận chiến tranh nhân dân ở miền Nam; là kết quả của đường lối biện pháp xây dựng, bảo vệ hậu phương tại chỗ mà Đảng ta, trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đã phát triển trong kháng chiến chống Mỹ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2016, 12:58:26 am »


        2. Xây dựng và bảo vệ hậu phương tại chỗ

        Giữ một vai trò to lớn trong suốt quá trình phát triển của cách mạng miền Nam, là điều kiện để triển khai thế trận chiến tranh nhân dân, thực hành chiến lược tiến công rộng khắp trên ba vùng chiến lược, hậu phương tại chỗ trở thành mối uy hiếp trực tiếp, ngày càng mạnh hậu phương, hậu cứ của Mỹ - ngụy từ nhiều hướng. Vì vậy chúng đã đề ra và thực hiện nhiều kế hoạch bình định, áp dụng mọi thủ đoạn tàn bạo, thâm độc, sử dụng các biện pháp quân sự, chính trị, kinh tế, tư tưởng nhằm giành đất, giành dân, thu hẹp dần và tiến tới xóa bỏ cơ sở cách mạng, lõm căn cứ, vùng làm chủ, vùng giải phóng của ta.

        Trước tình hình đó, cuộc đấu tranh chống phá bình định, duy trì, mở rộng hậu phương tại chỗ của quân và dân ta trên khắp chiến trường diễn ra quyết liệt. Trong cuộc đấu tranh đó, tùy điều kiện và tình hình cụ thể, quân và dân các địa phương miền Nam vận dụng nhiều biện pháp, sáng tạo nhiều hình thức, kết hợp chặt chẽ các mặt đấu tranh, tạo nên sức mạnh bảo vệ, mở rộng vùng làm chủ, vùng giải phóng xây dựng thành hậu phương tại chỗ của các lực lượng cách mạng miền Nam.

        Thành thị là căn cứ, là hậu phương quan trọng của chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, là đầu não của ngụy quân, ngụy quyền. Tại đây, địch kiểm soát khống chế gắt gao quần chúng bằng hệ thống cảnh sát, do thám, gián điệp dày đặc; bằng bộ máy kìm kẹp tới từng ngõ phố, xóm thợ. Trong tình hình đó, để phát động và đẩy mạnh cuộc đấu tranh ở thành thị trên cơ sở vận động quần chúng, tập hợp lực lượng, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc giải phóng bao gồm cả các tổ chức nghiệp đoàn, các tổ chức tôn giáo, các đảng phái và tổ chức chính trị đối lập với tập đoàn thống trị tay sai, các cấp ủy Đảng miền Nam luôn luôn kết hợp phong trào đấu tranh công khai với các hoạt động bán công khai và các hoạt động bí mật; ra sức xây dựng cơ sở cách mạng trong các thành thị mà lực lượng nòng cốt là các đảng viên, tổ chức Đảng, những quần chúng có giác ngộ chính trị, trung kiên trong công nhân, thanh niên, phụ nữ... Các cơ sở đó bao gồm những tổ chức bí mật, kể cả các cơ sở ngầm, mai phục lâu dài và lồng sâu trong tổ chức hoặc bộ máy của địch. Để đảm bảo cho các cơ sở này vững mạnh và trong sạch, các nguyên tắc, các biện pháp tổ chức và hoạt động bí mật, công tác bảo vệ cán bộ, bảo vệ nòng cốt, che giấu lực lượng được tuân thủ nghiêm ngặt. Dựa vào các cơ sở cách mạng đó, cán bộ, đảng viên hoạt động ở thành thị có điều kiện bám sát thực tiễn, bắt mạch kịp thời các động thái chính trị, quân sự của địch, có biện pháp đúng nhằm tập hợp, tổ chức quần chúng, phát triển lực lượng nòng cốt và xung kích trong các khu dân cư, xóm thợ; trong các ngành, các giới, không ngừng củng cố và mở rộng cơ sở chính trị bí mật.

        Mặt khác, ta còn tìm cách thâm nhập vào các tổ chức, các nghiệp đoàn, các đảng phái chính trị, các tôn giáo và các công sở của địch; vận động và giác ngộ một số người trong hàng ngũ ngụy quân, ngụy quyền, qua đó, gây dựng cơ sở cách mạng ngay trong các tổ chức của địch.

        Ở nông thôn đồng bằng vùng địch chiếm, cán bộ, đảng viên và chiến sĩ ta bền bỉ thực hiện “ba bám”, tập hợp các tầng lớp nhân dân, tổ chức thành đội ngũ bao vây, bức rút đồn bốt địch, đấu tranh chống địch cào ủi làng xóm, ruộng vườn, gom dân vào các trại tập trung; chống địch bắt lính, vây ráp; giành dân, che giấu, bảo vệ thanh niên trốn lính và đào binh, buộc địch phải ngừng các hoạt động bắn phá bừa bãi, phải bồi thường thiệt hại về tính mạng và tài sản cho nhân dân. Qua đấu tranh, sự giác ngộ chính trị của quần chúng nhân dân vùng địch kiểm soát được nâng cao, tạo điều kiện để xây dựng, củng cố và phát triển cơ sở cách mạng trong các vùng bị địch chiếm đóng. Ở các địa bàn trọng điểm, ta lập ra bộ phận chỉ đạo gồm đại diện cấp ủy đảng, cán bộ chính trị, quân sự để chỉ huy thống nhất các lực lượng quân sự, chính trị để chỉ đạo các mặt đấu tranh quân sự, chính trị, binh vận nhằm tạo nên sức mạnh phá rã các tổ chức kìm kẹp của địch, giành quyền làm chủ trên từng vùng, từng mảng, từng khu vực ngày càng rộng lớn, xây dựng các vùng này thành căn cứ, khu du kích, vùng giải phóng liên hoàn, thành hậu phương tại chỗ của lực lượng cách mạng miền Nam.

        Nhìn chung, hậu phương tại chỗ của cách mạng miền Nam đan xen “cài răng lược” với vùng địch kiểm soát hoặc vùng tranh chấp. Vì vậy, để bảo vệ, phát huy vai trò của hậu phương tại chỗ, hậu phương đó phải được xây dựng vững mạnh toàn diện.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2016, 12:59:21 am »


        Xây dựng hậu phương tại chỗ vững mạnh về chính trị là nhiệm vụ hàng đầu vì sự vững chắc của cơ sở cách mạng, khu du kích, làng chiến đấu, căn cứ địa... trước hết dựa vào sự giác ngộ chính trị của nhân dân; dựa vào sự vững mạnh của các tổ chức chính trị của quần chúng cách mạng. Buổi đầu, tình hình mọi mặt ở vùng giải phóng, căn cứ địa phức tạp. Các tổ chức phản động do địch cài lại, các phần tử tay sai của địch thường trà trộn, lén lút hoạt động, phá hoại. Do vậy, ở những vùng mới giải phóng, cùng với việc xóa bỏ bộ máy ngụy quyền, phải thường xuyên làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao giác ngộ chính trị và ý thức cảnh giác cho nhân dân, tổ chức nhân dân tham gia công tác bảo đảm trị an, phát hiện và đập tan các ổ nhóm phản động, các phần tử tay sai của địch.

        Chăm lo xây dựng và củng cố chính quyền vững mạnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đảm bảo cho hậu phương tại chỗ không ngừng mở rộng và phát huy vai trò, tác dụng đối với cuộc kháng chiến. Trong giai đoạn đồng khởi, các ủy ban nhân dân tự quản hình thành ở nhiều xã, ấp ở đồng bằng và miền núi, thay thế cho chính quyền địch bị tan rã hoặc bỏ chạy. Các ủy ban này đảm nhận chức năng của chính quyền cách mạng: tổ chức nhân dân ổn định sản xuất, xây dựng cuộc sống mới; diệt trừ bọn phản động; chống các cuộc càn quét, đánh phá của địch. Tuy nhiên, ủy ban nhân dân tự quản mới là hình thức chính quyền sơ khai, mới ở cấp cơ sở và chưa thành một hệ thống. Từ khi Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, ủy ban mặt trận được xây dựng ở các địa phương. Đối với những địa phương chưa có chính quyền cách mạng, những vùng còn tranh chấp hoặc những vùng mới giành quyền làm chủ, ủy ban mặt trận đảm nhiệm chức năng của chính quyền cách mạng. Ở các vùng giải phóng, ủy ban mặt trận đóng vai trò của hội đồng nhân dân. Bên cạnh đó, ủy ban nhân dân tự quản được kiện toàn, củng cố và đóng vai trò chính quyền cách mạng cơ sở. Từ năm 1965, ủy ban nhân dân tự quản đổi thành ủy ban giải phóng nhằm nêu bật nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền cách mạng là chống xâm lược, giải phóng đất nước. Sau thắng lợi Tết Mậu Thân 1968, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam tổ chức tuyển cử bầu ra ủy ban nhân dân cách mạng ở các địa phương. Các cuộc bầu cử thực sự là những đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân vùng giải phóng. Thông qua các cuộc bầu cử này, nhân dân ý thức sâu sắc hơn những quyền lợi mà chính quyền cách mạng đem lại; cổ vũ họ tham gia tích cực và tự nguyện vào nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chính quyền, bảo vệ vùng giải phóng.

        Tháng 6 năm 1969, trước yêu cầu của cuộc đấu tranh trong giai đoạn mới, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập. Từ đó, hệ thống chính quyền từ trung ương tới cơ sở được kiện toàn, củng cố. Hệ thống chính quyền đó đã phát huy mạnh mẽ vai trò to lớn trong việc vận động và tổ chức quần chúng tham gia tích cực nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ hậu phương tại chỗ.

        Trong sự nghiệp xây dựng và củng cố hậu phương tại chỗ, các tổ chúc chính trị của quần chúng đóng một vai trò quan trọng. Các tổ chức này tập hợp nhân dân theo nghề nghiệp, lứa tuổi hoặc theo giới và động viên mọi người thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và chính quyền, đóng góp tích cực vào nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ hậu phương tại chỗ. Trên thực tế, ở các vùng giải phóng, các tổ chức quần chúng được thành lập như Hội Lao động giải phóng, Hội Phụ nữ giải phóng, Hội Nhà giáo yêu nước, Hội Liên hiệp sinh viên và học sinh, Hội những người công giáo kính chúa, yêu nước... Các tổ chức quần chúng đó thu hút ngày càng nhiều hội viên tham gia và đã phát huy tác dụng đoàn kết, động viên mọi người tham gia xây dựng, bảo vệ. vùng giải phóng.

        Dựa vào sự giác ngộ chính trị của nhân dân và tính hiệu lực của chính quyền cách mạng, các cấp ủy đảng và chính quyền thường xuyên chăm lo xây dựng lực lượng dân quân du kích, bộ đội địa phương làm nòng cốt cho toàn dân tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu. Bên cạnh dân quân du kích và bộ đội địa phương, lực lượng chính trị của quần chúng nhân dân được chú trọng phát triển. Nòng cốt của lực lượng này là các tổ chức chính trị của quần chúng do các cấp ủy đảng ở cơ sở lãnh đạo, chỉ đạo. Năm 1960, toàn miền Nam có khoảng 12.000 bộ đội địa phương và 10.000 dân quân du kích cùng hàng chục vạn dân quân tự vệ. Lực lượng này tiếp tục được tăng cường cùng với quá trình mở rộng vùng làm chủ, vùng giải phóng. Đến năm 1965, bộ đội địa phương của các huyện, tỉnh miền Nam lên tới 68.000 và dân quân du kích là 137.000. Đây là lực lượng nòng cốt cho việc phát động phong trào đấu tranh chống phá bình định, mở rộng vùng giải phóng, góp phần làm thất bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2016, 01:00:48 am »


        Nhưng từ giữa năm 1968 tới các năm 1969, 1970, trước sự đánh phá dữ dội vào các kế hoạch bình định thâm độc, tàn bạo của Mỹ - ngụy nhằm vào “hạ tầng cơ sở” của cách mạng miền Nam ở thành thị và nông thôn đồng bằng, lực lượng cách mạng miền Nam bao gồm cơ sở cách mạng, quần chúng cách mạng, cán bộ, đảng viên và lực lượng vũ trang bị tổn thất nặng nề. Riêng về lực lượng dân quân du kích, nếu năm 1967, toàn miền Nam có 302.638 người thì đến cuối năm 1968, con số đó giảm xuống còn 184.081 và năm 1969 còn lại 104.744. Cùng với quá trình sút giảm lực lượng là sự thu hẹp dần vùng giải phóng, vùng làm chủ ở ven các đô thị và nông thôn đông bằng. Mất bàn đạp tiến công, bộ đội chủ lực của ta phải lùi về rừng núi. Thế trận chiến tranh nhân dân bị giảm sút nghiêm trọng...

        Như vậy, giữa việc xây dựng và bảo vệ hậu phương tại chỗ với nhiệm vụ xây dựng cơ sở cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị có mối liên quan chặt chẽ, hỗ trợ và tác động lẫn nhau. Khi nào và ở đâu, vấn đề này được các cấp ủy đảng, chính quyền và chỉ huy chú trọng giải quyết tốt thì khi đó, hậu phương tại chỗ được bảo vệ và mở rộng, thế trận chiến tranh được củng cố và phát triển.

        Đồng thời với việc xây dựng lực lượng quân sự và chính trị, quân và dân các vùng giải phóng, vùng căn cứ đã xây dựng làng chiến đấu với hệ thống công sự, trận địa được bố trí, tổ chức phù hợp với điều kiện địa hình và phương án chiến đấu cụ thể từng nơi, từng lúc. Thế trận đó cho phép quân và dân ta vừa sản xuất, vừa sẵn sàng đánh địch kịp thời, hiệu quả bằng mọi loại vũ khí sẵn có. Dựa vào hệ thống công sự, trận địa đó, quân và dân ta đẩy mạnh tiến công quân sự, chính trị và binh vận, bảo vệ mở rộng vùng làm chủ, vùng giải phóng, tạo thành thế liên hoàn, hỗ trợ cho nhau.

        Tại các vùng tranh chấp, vùng nằm sâu trong hậu phương của địch, ngoài hệ thống công sự, trận địa, quân và dân ta còn xây dựng hầm bí mật để ém giấu lực lượng, tài sản; chống các cuộc càn quét bình định của địch. Một số địa bàn xung yếu uy hiếp mạnh các mục tiêu chiến lược của địch; nơi thường xuyên bị địch đánh phá như Củ Chi, Bến Cát và những làng mạc xung quanh căn cứ quân sự Mỹ, quân và dân ta đã đào địa đạo sâu trong lòng đất, tổ chức các tuyến giao thông, giao liên bí mật liên kết các làng xã giải phóng với nhau, hình thành các tuyến trước, tuyến sau, bố trí lực lượng quân sự, chính trị phù hợp trên từng tuyến, tạo thành thế trận vững chắc bảo vệ vùng giải phóng.

        Vùng căn cứ rừng núi và khu vực giáp ranh là địa bàn đứng chân của bộ đội chủ lực và các cơ quan chỉ đạo kháng chiến của cách mạng miền Nam, nơi tập kết lực lượng và vật chất chi viện từ miền Bắc vào. Đây là khu vực thường xuyên bị địch đánh phá, uy hiếp bằng các cuộc hành quân quy mô lớn, bằng không quân, biệt kích, thám báo, bằng các loại vũ khí, khí tài hiện đại, kể cả chất độc khai quang và các thiết bị điện tử... Trước tình hình đó, để bảo vệ vững chắc căn cứ, kho tàng, mạng đường sá và các khu vực tập kết lực lượng, bên cạnh việc bố phòng, ngụy trang, phòng gian, tuần tra canh gác... quân và dân ta đã tích cực và chủ động tiến công quân địch, bẻ gãy các cuộc hành quân lớn của chúng đánh lên vùng căn cứ (tiêu biểu là các cuộc hành quân Át-tơn-bơ-rơ, Xê-đa-phôn, Gian-xơn Xi-ti mùa khô 1966 - 1967 đánh vào các căn cứ kháng chiến).

        Trong điều kiện chiến tranh ác liệt, Mỹ - ngụy luôn luôn tìm mọi cách phá hoại kinh tế, phá hoại vùng giải phóng và ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc thì việc duy trì và đẩy mạnh sản xuất xây dựng đời sống mới ở vùng giải phóng là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa ta và địch, là nhiệm vụ cần kíp để ổn định đời sống nhân dân, xây dựng tiềm lực kinh tế - chính trị tinh thần của hậu phương tại chỗ. Thực tế những năm đánh Mỹ trên chiến trường miền Nam cho thấy, nếu chỉ dựa vào nguồn chi viện từ hậu phương chiến lược, coi nhẹ nhiệm vụ sản xuất tự túc thì mỗi khi bị địch ngăn chặn quyết liệt tuyến vận tải 559, vùng căn cứ, vùng giải phóng sẽ gặp rất nhiều khó khăn mà trước tiên là về hậu cần. Những khó khăn về kinh tế, đời sống tác động đến các mặt quân sự, chính trị, tinh thần trong căn cứ hậu phương. Địch sẽ lợi dụng khó khăn của ta để đẩy mạnh đánh phá và tăng cường chiến tranh tâm lý nhằm lấn đất, giành dân, thu hẹp hậu phương tại chỗ của cách mạng miền Nam. Như vậy, đẩy mạnh sản xuất trong các vùng giải phóng, vùng căn cứ không chỉ giải quyết vấn đề kinh tế và hậu cần tại chỗ mà còn có ý nghĩa đối với việc xây dựng, củng cố hậu phương tại chỗ về mặt quân sự, chính trị.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2016, 01:02:33 am »


        Tại những vùng vừa giành được quyền làm chủ, những vùng căn cứ và vùng giải phóng, chính quyền cách mạng đã tịch thu ruộng đất của địa chủ phản động, của bọn tay sai gian ác có nhiều nợ máu chia cho nông dân, xóa bỏ các thứ tô phụ do chính quyền ngụy đặt ra trước đó. Việc chia cấp ruộng đất cho nông dân còn được thực hiện ở những vùng tranh chấp khi tình hình cho phép. Đồng thời, quyền sở hữu chính đáng về ruộng đất của các tổ chức tôn giáo kể cả đồng bào di cư từ miền Bắc vào trước và sau năm 1954 cũng được bảo đảm. Ngoài ra, gia đình và vợ con của ngụy binh cũng được chia ruộng đất. Chính sách ruộng đất của Đảng thực hiện ở vùng giải phóng đã động viên, đoàn kết được mọi tầng lớp nhân dân. Tính đến năm 1965, nông dân miền Nam đã được chia 2.100.000 ha ruộng đất1. Đến năm 1968, chính quyền cách mạng lại chia thêm hàng vạn héc-ta ruộng đất cho nông dân. Các con số trên đây có ý nghĩa không chỉ về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt chính trị, xã hội. Bởi vì, sau năm 1954, chính quyền Ngô Đình Diệm đã ban hành các đạo dụ tước bỏ quyền sở hữu ruộng đất của nông dân miền Nam đã được cách mạng chia sau Cách mạng tháng Tám và trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Âm mưu của Mỹ - Diệm là phục hồi và câu kết với giai cấp địa chủ phản động để cướp đoạt ruộng đất của nông dân, xóa bỏ những thành quả ruộng đất mà cách mạng để đem lại cho người nông dân; hỗ trợ cho các chiến dịch đẫm máu gom dân vào “khu trù mật”, “ấp chiến lược”... thu hẹp và xóa bỏ ảnh hưởng vùng cơ sở cách mạng trong nông thôn miền Nam. Sau khi Diệm đổ, Mỹ - ngụy liên tiếp thực hiện nhiều chính sách nhằm tranh thủ, lôi kéo nông dân miền Nam, trong đó có chính sách ruột đất. Đặc biệt, trong thời kỳ “Việt Nam hóa chiến tranh”, Mỹ - ngụy càng chú ý vấn đề nông thôn và nông dân, xem đó là mặt quan trọng của chương trình bình định nông thôn miền Nam. Tháng 3 năm 1970, chúng ban hành luật Người cày có ruộng hòng lôi kéo nông dân tạo thành cơ sở xã hội của chế độ thực dân mới... Vì vậy, việc chính quyền cách mạng chia ruộng đất cho nông dân, xác lập quyền làm chủ của người nông dân trong các vùng giải phóng đối với loại tư liệu sản xuất cơ bản này đã tạo ra sự gắn bó chặt chẽ giữa quyền lợi kinh tế của người lao động với chế độ chính trị - xã hội mới hình thành ở vùng giải phóng. Đó là nguồn động viên to lớn đối với các tầng lớp nhân dân miền Nam nói chung, nhân dân ở các vùng làm chủ, vùng giải phóng nói riêng; cổ vũ họ trong cuộc đấu tranh chống phá bình định của địch, hăng hái tham gia xây dựng và bảo vệ vùng giải phóng, phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống mới.

        Đồng thời với việc thực hiện nhiệm vụ ruộng đất các cấp ủy đảng và chính quyền cách mạng đã lãnh đạo và tổ chức nhân dân bám đất giữ làng, đấu tranh chống địch lấn chiếm và phá hoại kinh tế vùng giải phóng. Trong cuộc đấu tranh đó, quân và dân vùng giải phóng đã kết hợp nhiệm vụ vừa sản xuất vừa chiến đấu để bảo vệ vùng giải phóng, bảo vệ sản xuất; phối hợp chặt chẽ giữa đấu tranh kinh tế với đấu tranh chống địch bình định, lấn chiếm vùng giải phóng. Ở nhiều địa phương, nhân dân thực hiện “hầm tốt hơn nhà tốt”, biến nơi ở thành công sự, đào đắp hệ thống hầm, hào, địa đạo... ở trong làng và ngoài đồng, tổ chức lực lượng tuần tra, canh phòng để bảo vệ làng xóm, bảo vệ sản xuất. Trong vùng địch kiểm soát, với danh nghĩa để sản xuất, nhân dân đã phá thế kìm kẹp, bỏ khu tập trung, bung về làng cũ. Phong trào quần chúng bung ra ngày càng nhiều góp phần phục hồi sản xuất, lấp dần vào các vùng trắng, tạo điều kiện xây dựng và mở rộng hậu phương tại chỗ của ta. Ở Tây Nguyên, với phương châm “lấn đất, ép địch, giành dân, tạo thế chiến trường”, cán bộ và chiến sĩ ta đã đẩy mạnh tăng gia sản xuất, mở rộng nương rẫy dọc hai bờ sông Pô Cô, Sa Thầy, đặc biệt là ở phía đông, hình thành hệ thống nương rẫy sản xuất ở các vùng địch chiếm, các trục đường 14, 19... thu hẹp vùng chiếm đóng của địch, tạo điều kiện cho nhân dân bám trụ vùng ven, duy trì và đẩy mạnh sản xuất, thực hành các hình thức đấu tranh. Bên cạnh đòn tác chiến của lực lượng vũ trang, nhân dân vùng ven, vùng tranh chấp tổ chức nhiều cuộc đấu tranh chính trị phản đối Mỹ - ngụy cào ủi ruộng vườn, nhà cửa, mồ mả; nã pháo và giội bom phá hoại mùa màng, làng mạc; buộc địch phải bồi thường những thiệt hại mà chúng gây ra.

----------------
1. Số liệu trong Tình hình chính trị cơ bản ở miền Nam, Tài liệu của ủy ban thống nhất thuộc Hội đồng Chính phủ. Dẫn theo Lâm Quang Huyên, Cách mạng ruộng đất ở miền Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1985.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM