Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:28:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945-1975)  (Đọc 42641 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2016, 03:23:41 am »


        5. Về tài chính

        Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ đã làm cho chương trình cải cách chính sách tài chính và thuế của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chưa thực hiện được. Các loại thuế cũ, bất công bị bãi bỏ nhưng các chính sách thuế mới chưa kịp ban hành Trước tình hình đó, Nhà nước tạm thời giữ lại một số loại thuế như thuế điền thổ, thuế môn bài, thuế sát sinh, thuế xuất nhập khẩu... Sau đó Chính phủ lại đặt Quỹ đảm phụ quốc phòng, Quỹ tham gia kháng chiến nhưng vẫn chưa bảo đảm được nguồn thu ổn định cho ngân sách. Vì vậy trong giai đoạn đầu kháng chiến, nguồn tài chính ở các địa phương chủ yếu dựa vào sự quyên góp của nhân dân dưới nhiều hình thức như Hũ gạo kháng chiến, Quỹ nuôi quân, Quỹ giúp binh sĩ bị nạn, Quỹ huấn luyện dân quân tự vệ, Quỹ giúp đồng bào tản cư, v.v,.. Những kết quả về mặt động viên chính trị và kinh tế thật to lớn nhưng nền tài chính độc lập tự chủ vẫn chưa có nguồn thu và ổn định.

        Trong tình hình ấy, Chính phủ buộc phải dựa vào việc phát triển giấy bạc là chính. Số giấy bạc được phát hành ngày một tăng đã đẩy giá cả lên cao, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân, cán bộ, bộ đội. Đến cuối năm 1950, so với năm 1947 số giấy bạc phát hành tăng 19 lần nhưng giá cả lại tăng tới 29 lần.

        Để hạn chế một phần số tiền phát hành quá mức, Nhà nước đã dùng hình thức công trái. Năm 1948 phát hành 500 triệu đồng công phiếu kháng chiến (lãi 3% thời hạn 5 năm). Năm 1950 phát hành công trái quốc gia ghi bằng thóc để đảm bảo giá trị tiền cho vay. Kết quả phát hành công trái rất hạn chế do nhiều nguyên nhân như còn mắc nhiều khuyết điểm về tổ chức và kế hoạch thực hiện, nhân dân thì cho rằng công trái chỉ là một hình thức ủng hộ, nên chỉ tham gia lấy lệ, nhất là lãi suất được xác định thấp, không có tác dụng kích thích so với tiền gửi tiết kiệm và tiền cho vay nặng lãi ở nông thôn.

        Đại hội lần thứ II của Đảng (2-1951) đã chỉ rõ phương hướng, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức của các ngành tài chính ngân hàng, thương nghiệp và xác định chính sách tài chính là then chốt đối với cả sản xuất, đời sống và kháng chiến1.

        Trung ương Đảng đề ra phương châm: Tăng thu giảm chi, thống nhất quản lý tài chính Nhà nước. Để tăng thu, ngày 1 tháng 5 năm 1951 Nhà nước ban hành chính sách thuế nông nghiệp, có tính giai cấp rõ rệt nhằm động viên mỗi năm khoảng 18 - 20% hoa lợi thường niên của ruộng đất theo một biểu thuế lũy tiến từ 5% đến 45%, giảm nhẹ mức đóng góp cho dân cày nghèo và đánh nặng hơn vào địa chủ, phú nông. Thuế thu bằng thóc để bình ổn giá thị trường vì giá mọi hàng hóa khác thường căn cứ vào giá gạo.

        Đối với các ngành sản xuất kinh doanh khác, các thứ thuế công thương nghiệp, thuế hàng hóa, thuế xuất nhập khẩu... cũng được định rõ nhằm động viên sự đóng góp đúng mức của các tầng lớp tư sản dân tộc và tiểu tư sản công thương, khuyến khích kinh doanh có lợi cho kháng chiến, dân sinh; hạn chế và ngăn chặn đầu cơ tích trữ. Tỉ lệ động viên trung bình trong công thương nghiệp là khoảng 15% doanh thu.

        Việc thống nhất quản lý thu chi, cùng với chính sách ngân hàng và mậu dịch mang lại kết quả tốt góp phần rất quan trọng vào việc xây dựng và củng cố hậu phương kháng chiến. Số thu cho ngân sách nhà nước mỗi năm một tăng. Nếu lấy chỉ số năm 1951 là 100 thì số thu cho ngân sách như sau2:

         

                                                 1951        1952        1953        1954

        Thuế nông nghiệp                 100        277           430          326

        Thuế công thương nghiệp       100        700         1720         2797

        Năm 1954 thu chi ngân sách thăng bằng ngân hàng không phải phát hành thêm tiền. Đó là cơ sở vững chắc để quản lý tiền tệ, bình ổn vật giá. Năm 1951 phát hành thêm 1 lần thì vật giá tăng 2,6 lần. Năm 1952 phát hành thêm 1 lần, giá tăng không đến 1 lần. Từ năm 1953 đồng tiền của ta vững giá. Tiền tệ vật giá ổn định, lại tác động trở lại đến tài chính nhà nước tạo điều kiện cho thu chi ngân sách được cân đối và góp phần đẩy mạnh tăng gia sản xuất, cải thiện một bước đời sống nhân dân, cán bộ, bộ đội; góp phần xây dựng hậu phương kháng chiến ngày càng vững mạnh.

---------------
1. Báo Nhân dân ngày 7-5-1951.

2. 45 năm kinh tế Việt Nam, sđd, tr. 183.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2016, 03:26:41 am »

           
        III. XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG VỀ QUÂN SỰ VÀ BẢO VỆ HẬU PHƯƠNG

        Sức mạnh của hậu phương không chỉ về chính trị kinh tế, mà còn gồm lĩnh vực quan trọng khác là quân sự. Mục tiêu đánh phá chủ yếu của địch vào hậu phương ta là vào nguồn cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến. Vì vậy công cuộc xây dựng quân sự ở hậu phương và chiến đấu bảo vệ hậu phương diễn ra thường xuyên và ngày càng gay go quyết liệt.

        Quán triệt sâu sắc những chỉ dẫn của Trung ương, quân và dân ta đã tập trung cao độ mọi cố gắng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ hậu phương. Đầu năm 1947, quân dân cả nước triệt để thực hiện “tiêu thổ kháng chiến”. Phong trào “quân sự hóa toàn dân” được đẩy mạnh. Các địa phương đều coi trọng và phát triển dân quân tự vệ, mua sắm vũ khí. Những nơi địch có thể đánh tới đều được tổ chức phòng thủ. Làng kháng chiến xuất hiện khắp nơi. Các đơn vị bộ đội địa phương tỉnh, huyện được chú ý xây dựng. Ở Thanh - Nghệ - Tĩnh có các trung đoàn 57, 75, 103, các huyện đều có đại đội độc lập. Số lượng dân quân tự vệ tăng nhanh. Riêng tỉnh Nghệ An đầu năm 1947 có 4.000 dân quân, đến tháng 11 đã lên tới 11.417 người; tự vệ từ 30.000 tăng lên 76.768 người. Cũng năm 1947 ở Cao Bằng có 1 tiểu đoàn bộ đội địa phương và 5 đại đội của các huyện Hòa An, Nguyên Bình, Đông Khê, Trà Lĩnh, Quảng Uyên. Về dân quân tự vệ, Cao Bằng có trên 9.000 dân quân và 56.000 tự vệ. Ở Lạng Sơn cũng có 8.500 dân quân và 60.000 tự vệ. Ở Liên khu 5 đến năm 1948 ngoài 2 trung đoàn chủ lực của liên khu và 7 trung đoàn của các tỉnh, toàn liên khu có 500.000 dân quân du kích, 40 đại đội bộ đội địa phương. Phong trào xây dựng làng chiến đấu được đẩy mạnh ở vùng tự do và vùng căn cứ bàn đạp. Tuyến du kích và làng chiến đấu ven biển Liên khu 5 kéo dài tới 400km và phải thường xuyên đương đầu với các hoạt động biệt kích, tập kích, ném bom, bắn phá của địch; nhưng quân và dân ta đã anh dũng đánh trả, bảo vệ vững chắc vùng tự do.

        Từ cuối năm 1949, phong trào thi đua xây dựng bộ đội địa phương và dân quân du kích càng được đẩy mạnh nhằm thực hiện một trong những mục tiêu của cuộc vận động thi đua ái quốc do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động từ cuối năm 1948. Nổi bật là phong trào “Đỡ đầu dân quân” được nhân dân tích cực ủng hộ. Tại Liên khu Việt Bắc, riêng tỉnh Cao Bằng, cuối năm 1949 nhân dân đã đóng góp vào quỹ đỡ đầu dân quân trên 1.000 mẫu ruộng, 265 con trâu, 500 tấn thóc. Ở Liên khu 4 ngoài việc đóng góp gạo, ruộng, trâu bò nhân dân còn đóng góp cho kháng chiến bằng nhiều cách, ví như ở Thanh Hóa, đến tháng 7 năm 1949 nhân dân đã góp tiền mua cho dân quân 25.110 quả lựu đạn, 430 quả mìn, rèn 24.495 mã tấu. Ngoài hình thức đỡ đầu các đơn vị bộ đội dân quân, các tỉnh còn xây dựng các trại tăng gia sản xuất tập trung của bộ đội, dân quân du kích, dành ruộng tốt cho bộ đội và các cơ quan tăng gia sản xuất.

        Các cuộc vận động đỡ đầu bộ đội, dân quân du kích, nuôi dưỡng thương binh là dịp nhân dân trực tiếp tham gia vào công tác xây dựng lực lượng vũ trang, làm thắm thiết gắn bó mối quan hệ quân dân, một yếu tố quyết định bảo đảm cho sự lớn mạnh của các lực lượng vũ trang và sự vững mạnh của hậu phương.

        Việc xây dựng lực lượng vũ trang ở hậu phương và các vùng địch tạm chiếm được chú ý về cả số lượng và chất lượng. Về tổ chức những ngày đầu kháng chiến có bộ đội địa phương huyện. Hầu hết các huyện trong toàn quốc cả ở vùng tự do và vùng sau lưng địch đều có một hoặc nhiều đại đội bộ đội địa phương. Chẳng hạn như huyện Tiên Lãng (Kiến An) nằm rất sâu trong vùng tạm chiếm, dân số chỉ có 50.000 người nhưng đã lần lượt tổ chức xây dựng được 5 đại đội bộ đội địa phương làm nhiệm vụ chiến đấu xây dựng, bảo vệ khu du kích và bổ sung cho bộ đội chủ lực. Riêng số thanh niên bổ sung cho bộ đội chủ lực là 4.000 người. Ở xã Hùng Thắng (Tiên Lãng), năm 1950 có 530 nam thanh niên thì 517 người tham gia dân quân du kích, gia nhập bộ đội địa phương1.

        Cùng với việc phát triển số lượng, công tác xây dựng lực lượng vũ trang về chính trị được đặc biệt chú trọng. Hàng vạn cán bộ đảng viên đã được điều động vào quân đội, bộ máy lãnh đạo, chỉ huy bộ đội địa phương và dân quân du kích. Từ năm 1950, theo quy định, các ban chỉ huy xã đội trong toàn quốc phải là các đồng chí trong cấp ủy cơ sở. Việc giáo dục tinh thần yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng chiến đấu hy sinh của ba thứ quân được tiến hành thường xuyên dưới nhiều hình thức. Vì tổ quốc gắn bó chặt chẽ với dân, vì nhân dân mà chiến đấu là lẽ sống, là mục tiêu phấn đấu của các lực lượng vũ trang nhân dân.

        Trong công cuộc bảo vệ hậu phương, cùng với lực lượng vũ trang ba thứ quân, các cơ quan chuyên chính như công an, tòa án có vai trò hết sức quan trọng góp phần đánh bại mọi hành động đánh phá của địch, bảo vệ hậu phương kháng chiến. Điều nổi bật là quân và dân ta đã xây dựng được các làng chiến đấu ở hầu khắp các vùng nông thôn, miền núi, đồng bằng, ven biển, ở cả vùng tự do và vùng địch tạm chiếm và phát động được toàn dân tham gia đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Địch đi đến đâu cũng vấp phải sự đánh trả của ta. Ngoài việc chiến đấu bảo vệ địa bàn, bộ đội địa phương và dân quân du kích các tỉnh huyện còn chủ động tổ chức các trận đánh sâu vào hậu cứ địch, tiêu diệt sinh lực và phá hủy dự trữ chiến tranh của chúng. Biện pháp tích cực chủ động này đã phát huy thế trận chiến tranh nhân dân của ta, khiến địch càng thêm bị động và lúng túng, góp phần bảo vệ và ngày càng mở rộng hậu phương ta, thu hẹp dần hậu phương của địch.

        Những thành công trên lĩnh vực xây dựng hậu phương về quân sự không chỉ làm cho hậu phương kháng chiến thêm vững chắc mà còn góp phần quyết định vào việc xây dựng và sự trưởng thành nhanh chóng của quân đội ta. Từ chỗ chỉ có hơn 8.000 người cuối năm 1946 đến 1953 đã tăng lên 30 vạn cán bộ, chiến sĩ với 6 đại đoàn chủ lực của Bộ và nhiều trung đoàn chủ lực của các liên khu, đủ sức đánh bại đội quân xâm lược nhà nghề của thực dân Pháp.

----------------
1. Lịch sử Đảng bộ huyện Tiên Lãng (1930 - 1975), Nxb Hải Phòng, 1988, tr. 112.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Tám, 2016, 04:25:55 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2016, 03:29:55 am »

             
        IV. XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG VỀ VĂN HÓA XÃ HỘI

        Kháng chiến bùng nổ, cuộc sống tuy có bị đảo lộn, công tác bổ túc văn hóa và xóa nạn mù chữ cho nhân dân gặp nhiều khó khăn hơn, nhưng Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn quyết tâm động viên nhân dân phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc và các nền nếp văn hóa giáo dục được xây dựng từ sau Cách mạng tháng Tám. Khẩu hiệu được đề ra là: “Gấp rút thanh toán nạn mù chữ, tiến lên học bổ túc văn hóa”.

        Nhiều hình thức tổ chức, nhiều sáng kiến động viên học tập đã nảy sinh trong hoàn cảnh kháng chiến. Ở nhiều địa phương, chính quyền và các đoàn thể đặt giải thưởng cho các gia đình cả nhà biết chữ. Thiếu giấy, đồng bào lấy lá cây, vỏ cây thay thế. Đến năm 1949 ở 4 tỉnh vùng tự do Liên khu 5 có 1.260.000 người từ 8 tuổi trở lên thoát nạn mù chữ. Năm 1948 có 83.000 người theo học các lớp dự bị bổ túc, năm 1949 lên tới 20 vạn. Xã Nghĩa Lâm (Quảng Ngãi) là xã đầu tiên ở liên khu xóa nạn mù chữ vào năm 1949. Đến năm 1950 toàn vùng tự do Liên khu 5 xóa xong nạn mù chữ. Toàn liên khu có 3.000 lớp tiểu học ở các huyện xã với 140.000 học sinh (nữ chiếm 3%), cứ 1.000 người dân có 90 học sinh sơ học. Mỗi tỉnh có từ 2 - 8 trường phổ thông trung học, trung bình 1.000 dân có 4 học sinh trung học (gấp 40 lần thời Pháp thuộc). Việc nâng cao trình độ văn hóa cho con em và cán bộ các dân tộc thiểu số được các cấp đặc biệt quan tâm. Các huyện, tỉnh và khu đều có trường nội trú dành riêng cho cán bộ, chiến sĩ có thành tích xuất sắc và con em các dân tộc thiểu số. Riêng trường nội trú do liên khu tổ chức, năm 1950 có 300 thanh thiếu niên các dân tộc thiểu số. Trường bổ túc văn hóa của khu có 4 lớp dành cho cán bộ lãnh đạo cấp khu và tỉnh. Nhiều anh chị em tốt nghiệp trung học được gửi đi học tại các trường đại học ở Khu 4 và Việt Bắc.

        Ở Thanh - Nghệ - Tĩnh năm học 1947 - 1948 có 470 trường tiểu học với 55.444 học sinh, 27 trường trung học với 5.000 học sinh. So với năm 1947 số học sinh tiểu học tăng gấp 3 lần.

        Về đại học, ngay từ năm 1948 Nhà nước đã mở một lớp toán học đại cương ở Nghệ An cho sinh viên theo học. Ngoài ra, còn có một số trường chuyên môn như trường kỹ nghệ thực hành, kỹ thuật thực hành và trường canh nông.

        Đặc biệt, phong trào bình dân học vụ ở Thanh - Nghệ - Tĩnh phát triển mạnh. Năm 1947 ở Nghệ An có 3.673 lớp với 5.970 giáo viên và 71.027 học viên; Hà Tĩnh có 3.971 lớp với 4.812 giáo viên và 81.512 học viên, có 3 xã Quảng Hành (Cẩm Xuyên), Văn Lâm (Đức Thọ) và Văn.Quân (Can Lộc) xóa xong nạn mù chữ từ cuối năm 1941. Ở Thanh Hóa có 3.562 lớp với 70.526 học viên.

        Tại Việt Bắc, phong trào xóa nạn mù chữ và học văn hóa cũng được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng. Đầu năm 1948 nhiều xã đã thanh toán xong nạn mù chữ cho lứa tuổi từ 45 trở xuống như các xã Tiến Thành, Hồng Quang... (Phục Hòa). Ở huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) đã tổ chức được 2 lớp học cho đồng bào H’mông. Tính đến đầu 1948, 6 tỉnh trong liên khu có 2.000 lớp bổ túc văn hóa với trên 50 vạn học viên, có 620 trường tiểu học với trên 78.000 học sinh, 32 trường trung học với 6.500 học sinh.

        Phong trào học bổ túc văn hóa trong các ngành cũng diễn ra sôi nổi. Báo cáo năm 1948 của Bộ Lao động cho thấy: năm 1948 trong ngành kỹ thuật có 25% số cán bộ công nhân viên theo học bổ túc văn hóa, 50% số người biết đọc biết viết nhanh, 24% số người đọc, viết được và 1% mù chữ. Trong ngành bưu điện các con số tương ứng là 45%, 50% và 0%1.

        Từ năm 1951, Nhà nước mở thêm hệ phổ thông lao động để bổ túc văn hóa chuyên tu cho chiến sĩ thi đua, cán bộ, công nhân xuất sắc, nâng cao trình độ văn hóa như học sinh phổ thông hệ 9 năm song thời gian học rút ngắn hơn. Với hệ này chúng ta đã từng bước giải quyết nhu cầu của cán bộ chiến sĩ tham gia kháng chiến không có điều kiện học chính quy. Ngoài ra, từ năm 1950, được sự giúp đỡ của Chính phủ và nhân dân Trung Quốc, Đảng và Nhà nước ta chuyển Việt Nam học xá sang Trung Quốc, đưa học viên đi đào tạo ở nước ngoài.

        Tính chung trong vùng tự do và vùng du kích cả nước, đến hết năm 1952 đã có hơn 4 triệu người biết đọc, biết viết. Nạn mù chữ đã cơ bản được thanh toán ở vùng kháng chiến2. Năm 1954 cả nước có 3 triệu người học các lớp bổ túc văn hóa3.

        Đối với ngành giáo dục phổ thông, nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Chính phủ là cải tổ và hoàn thiện hệ thống giáo dục phổ thông theo hướng cách mạng, dân tộc và đại chúng.

        Sau những năm đầu tập trung duy trì việc học tập của con em nhân dân lao động, đào tạo giáo viên, kiện toàn bộ máy quản lý, tháng 1 năm 1950 Hội đồng Chính phủ quyết định tiến hành cải cách toàn bộ ngành giáo dục phổ thông mà nội dung chủ yếu là thay hệ thống giáo dục cũ bằng hệ thống giáo dục phổ thông 9 năm.

        Hệ thống giáo dục phổ thông 9 năm được bắt đầu áp dụng thống nhất từ năm học 1950 - 1951 trong vùng tự do cho đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp.

        Nhìn lại chín năm kháng chiến, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn: thiếu trường, thiếu lớp, thiếu giáo viên, thiếu phương tiện dạy và học; nhưng với lòng yêu nước, ham học, thày giáo, học sinh và toàn dân ta đã đưa nền giáo dục kháng chiến không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Riêng về giáo dục phổ thông, năm học 1939 - 1940 được coi là năm thịnh vượng nhất của nền giáo dục thuộc Pháp, số học sinh cấp I chỉ có 524.227 em, học sinh cấp II có 16.519 em và học sinh cấp III có 507 em. Vậy mà đến năm 1953 - 1954 chỉ tính ở ba vùng tự do lớn, con số tương ứng là 1.068.000, 575.000 và 4.482 em4.

        Như vậy chỉ riêng số học sinh trong ba vùng tự do lớn của ta cũng nhiều hơn số học sinh trong cả nước dưới thời thuộc Pháp năm cao nhất. Học sinh cấp I hơn 2 lần, cấp II hơn 341ần và cấp III hơn gần 9 lần.

---------------
1. Báo cáo tình hình hoạt động năm 1948 của Bộ Lao động. Cục lưu trữ quốc gia Phòng Phủ Thủ tướng. Hồ sơ 2319.

2. Báo cáo của Bộ Giáo dục về công tác giáo dục trong thời gian từ tháng 6-1945 - 3-1954. Phòng Phủ Thủ tướng. Hồ sơ 1696.

3. Kinh tế Việt Nam 1945 – 1954, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1966, tr.380.

4. 45 năm kinh tế Việt Nam, sđd, tr.335.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Tám, 2016, 04:26:28 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2016, 03:32:46 am »


        Về văn hóa văn nghệ: Các tỉnh vùng tự do là nơi tập trung nhiều văn nghệ sĩ. Lăn lộn trong cuộc sống lao động và chiến đấu, các văn nghệ sĩ đã sáng tác kịp thời nhiều tác phẩm phục vụ kháng chiến. Nhiều truyện ngắn, phóng sự, nhạc phẩm, thi ca... đề cao lòng yêu nước, lòng tự hào chân chính, niềm tin vào thắng lợi và khí phách anh hùng của nhân dân. Đầu năm 1948 ở Liên khu 4 đã tiến hành đại hội văn hóa văn nghệ toàn khu. Đại hội khẳng định văn hóa phải đứng trên lập trường dân tộc, dân chủ theo phương châm dân tộc, khoa học, đại chúng. Năm 1948 ở Liên khu 5 mở đại hội văn hóa kháng chiến, năm 1949 thành lập Chi hội Văn nghệ Liên khu 5.

        Để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, ngoài báo hàng ngày, hàng tuần, nội san của Trung ương, các tỉnh trong vùng tự do còn phát hành báo và nội san riêng của mình. Ở Liên khu Việt Bác có tờ nội san Tranh đấu. Báo Việt lập của Tỉnh bộ Việt Minh Cao Bằng tháng ra 3 kỳ. Việc thực hiện nếp sống văn hóa mới được chăm lo khuyến khích. Báo Việt lập số 287 ra ngày 1 tháng 10 năm 1947 đăng bài của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết lời tựa cho tác phẩm Đời sống mới của Tân Sinh. Người chỉ rõ: “Trong lúc kháng chiến cứu quốc chúng ta phải đồng thời kiến quốc. Thực hành đời sống mới là một điều kiện cần cho công cuộc cứu quốc và kiến quốc. Quyển Đời sống mới viết một cách vắn tắt, rõ ràng, thiết thực, dễ hiểu. Đó là một cuốn sách nhỏ chỉ rõ bước đường đời sống mới. Tôi mong rằng đồng bào ta mỗi người có một quyển Đời sống mới để xem, để hiểu, để thực hiện đời sống mới. Như thế chúng ta nhất định sẽ tiến bộ hơn”.

        Các tác phẩm văn hóa văn nghệ, Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Nam Bộ và báo chí ở các vùng tự do đã góp phần đắc lực vào công tác tuyên truyền giải thích chủ trương của Chính phủ, cổ vũ tinh thần kháng chiến của nhân dân, đập tan các luận điệu phản tuyên truyền của địch, góp phần xây dựng và bảo vệ hậu phương.

        Về y tế, dưới thời thuộc Pháp, tổ chức y tế rất nhỏ yếu. Điều kiện vệ sinh quá thấp kém. Hàng năm các bệnh kiết lỵ, đậu mùa, dịch tả giết hại hàng loạt người. Đến Cách mạng tháng Tám cả nước chỉ có 147 bác sĩ, dược sĩ cao cấp và một số ít nhân viên y tế sơ cấp. Trung bình 15 vạn dân mới có một thầy thuốc trong khi tỉ lệ thường thấy trên thế giới là 1.000 người dân có một thầy thuốc. Bệnh tật hoành hành, 40% số dân vùng trung du và miền núi bị sốt rét, 75% số dân cả nước bị bệnh đau mắt, 4% mắc bệnh lao. Trong khi đó toàn Đông Dương chỉ có 47 nhà thương (kể cả các nhà thương cửa quân đội Pháp) với sức chứa khoảng 9.600 người. Tỉ lệ người chết khi vào viện rất cao (trên 26%)1. Trong nước không có công nghiệp chế thuốc, nguồn dược liệu dồi dào không được chú ý khai thác sử dụng. Thuốc và dụng cụ y tế hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài.

        Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã thấy sự cần kíp phải xây dựng nền y tế của Nhà nước phục vụ nhân dân. Theo lời kêu gọi của Bác, hầu hết số bác sĩ, dược sĩ tình nguyện tòng quân, hăng hái tham gia kháng chiến, phục vụ quân đội, phục vụ nhân dân. Cuối năm 1945 Trường đại học Y khoa Hà Nội khai giảng khóa đầu tiên dưới chế độ mới. Phong trào vệ sinh phòng bệnh được phát động khắp các thành thị, nông thôn. Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Trường đại học Y - Dược khoa sau những ngày di chuyển, lại tiếp tục khóa học trong rừng sâu. Thầy và trò đã khắc phục và vượt qua mọi khó khăn thiếu thốn về cơ sở vật chất, phương tiện dụng cụ giảng dạy và thí nghiệm thực hành. Đảng và Chính phủ hết sức quan tâm đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ y tế phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân. Năm 1948 Chính phủ quyết định mở hệ quân y đại học nằm trong Trường đại học Y - Dược khoa. Trường còn mạnh dạn thay đổi chương trình đào tạo. Sinh viên sau khi học tại trường 3 năm phần lớn đều đi phục vụ bộ đội và nhân dân, sau đó trở về trường học tiếp chương trình còn lại. Chủ trương này nhằm nhanh chóng có cán bộ y tế trung cao cấp phục vụ sự nghiệp kháng chiến. Tháng 3 năm 1949 Trường Quân y sĩ được thành lập, tháng 7 năm 1950 Trường Quân dược sĩ mở lớp đầu tiên. Các Quân y vụ (của các đại đoàn, liên khu) liên tiếp tổ chức các lớp đào tạo y tá, dược tá, y sĩ, nữ hộ sinh. Nhờ đó, từ cuối năm 1948 hầu hết các xã trong vùng tự do đều có y tá, nữ hộ sinh chăm lo sức khỏe cho nhân dân. Chỉ tính từ Liên khu 5 trở ra, riêng ngành quân y đến cuối năm 1948 đã đào tạo được 412 y tá trưởng, 3.232 y tá, 333 dược tá và 1.150 cứu thương.

        Cùng với các thành tựu khác về chính trị, kinh tế, quân sự thành tựu về văn hóa giáo dục và y tế trong công cuộc xây dựng và bảo vệ hậu phương là rất to lớn, có ý nghĩa nhiều mặt. Những kết quả trên đây đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng, củng cố và ổn định hậu phương góp phần đẩy nhanh kháng chiến mau thắng lợi.

----------------
1. Ba mươi năm phục vụ và xây dựng của ngành quân y (1945 - 1975), Cục Quân y, 1976, tr.103.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2016, 03:35:41 am »


C. MỘT VÀI NHẬN XÉT

        Xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống Pháp là một quá trình phấn đấu đầy gian khổ, đấu tranh liên tục, một mất một còn giữa quân và dân cả nước ta với kẻ thù xâm lược.

        Do chưa có kinh nghiệm, lại thường xuyên bị bao vây đánh phá nên việc tổ chức chỉ đạo xây dựng và bảo vệ hậu phương không tránh khỏi những sai lầm, tổn thất. Nhưng vừa chống chọi với kẻ thù, vừa xây dựng tiềm lực mọi mặt của hậu phương bảo đảm cho kháng chiến thắng lợi là một kỳ tích của quân và dân ta.

        Về phía đối phương, cuộc chiến tranh Đông Dương ngày càng trở thành một gánh nặng quá sức chịu đựng của nước Pháp. Chi phí chiến tranh hàng năm tăng một cách nhanh chóng: năm 1945: 3 tỉ phơ-răng, năm 1946: 27 tỉ, năm 1947: 53 tỉ, năm 1948: 89 tỉ, năm 1949: 130 tỉ, năm 1950: 201 tỉ, năm 1951: 308 tỉ, năm 1952: 535 tỉ.

        Báo Pháp Lơ Phi-ga-rô đã công bố một bảng tính toán cụ thể về chiến tranh Đông Dương như sau: 1 viên đạn đại bác tốn 20.000 phơ-răng; mà một đêm chống lại quân ta tiến công phải bắn 2.600 viên, một tháp canh tốn 5.000.000 phơ-răng mà mỗi hành lang phòng thủ phải xây dựng 500 tháp. Lương hàng tháng của mỗi người lính Pháp là 17.000 phơ-răng, nếu đem nhân với 338.000 lính năm 1951 thì riêng số tiền phải chi trả lương cho lính Pháp ở Đông Dương cả năm 1951 là 5.746 triệu phơ-răng. Báo này viết: “Những món tổn phí này đáng lẽ ngân sách Việt Nam phải chịu, nhưng hiện nay trút hết lên đầu nước Pháp(!)... Vì thế chúng tôi mong rằng một quân đội quốc gia Việt Nam do ngân sách Việt Nam đài thọ sẽ thay thế cho quân đội Pháp. Trước hết là để thế mạng cho người lính Pháp ở lỗ châu mai. Sau nữa là giải quyết vấn đề tổn phí”1.

        Ngay từ năm 1946, khi bắt đầu kế hoạch xâm lược Đông Dương, thực dân Pháp đã dự tính một kế hoạch gọi là kế hoạch phục hồi, hiện đại hóa và trang bị nền kinh tế Đông Dương với vốn đầu tư 5 năm từ năm 1946 đến 1950 là 25.498 triệu đồng Đông Dương. Nhưng đến năm 1949 Pháp mới chi được 1.241 triệu đồng. Năm 1950 dự định chi 1.481 triệu đồng tức là chưa được 5% kế hoạch. Đây là thất bại thảm hại của chủ nghĩa thực dân Pháp trong âm mưu khai thác Đông Dương, tổ chức hậu phương tại chỗ, thực hiện chủ trương chiến lược “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt” của chúng.

        Thất bại về quân sự tác động mạnh mẽ đến các kế hoạch khai thác bóc lột về kinh tế. Tâm lý thất bại chủ nghĩa ngày càng lan rộng không chỉ trong giới chính trị, quân sự mà cả trong giới kinh tế thực dân. Ngay từ sau thất bại ở Việt Bắc (thu đông 1947) nhiều công ty Pháp đã xin chuyển sang đầu tư ở các thuộc địa khác ngoài Đông Dương. Đến cuối năm 1950 có hiện tượng rút vốn hàng loạt. Chẳng hạn như Đông Dương địa ốc ngân hàng đã chuyển 95% số vốn về Pháp và sang châu Phi.

        Vậy là một bộ phận trong giới thực dân Pháp không còn tin vào “thắng lợi” của cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương. Do mất lòng tin nên khai thác kinh tế không đi đôi với đầu tư tái sản xuất. Vụ án “buôn lậu giấy bạc Đông Dương” với những món lời hàng triệu, hàng tỉ phơ-răng bị vỡ lở trong những năm 1952, 1953 là biểu hiện sự tan rã và thối nát của nền kinh tế thuộc địa trong chiến tranh xâm lược. Vụ án đó đã đưa ra ánh sáng hàng loạt nhân vật thực dân đầu sỏ: thủ tướng Pi-nay, tổng tham mưu trưởng Rơ-ve, cao ủy Pi-nhông, tổng giám đốc ngân hàng Đông Dương Lô-răng... Tâm lý thất bại lan tràn trong giai cấp thống trị Pháp. Hiện tượng phân hóa đã xuất hiện trong chính giới Pháp và ngày càng sâu sắc, nặng nề. Sau thất bại Biên Giới người thì chủ trương rút bỏ một phần đất đai, kẻ thì chủ trương tiếp tục chiến tranh và có người định kết thúc chiến tranh bằng cách đàm phán với Chính phủ Hồ Chí Minh. Nhưng tất cả đều không tin rằng nước Pháp có thể thắng được, tất cả đều thấy rõ rằng bản thân nền kinh tế Pháp - hậu phương của chiến tranh xâm lược không đủ và không thể bảo đảm cho cuộc chiến tiếp tục được nữa.

        Thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến của nhân dân ta, đặc biệt là từ sau năm 1950 càng thúc đẩy nhân dân Pháp kiên quyết phản đối và chống lại cuộc chiến tranh xâm lược bẩn thỉu của thực dân Pháp ở Đông Dương. Phong trào phản đối cuộc chiến tranh xâm lược bẩn thỉu ngày càng lan rộng trong các tầng lớp nhân dân Pháp. Nhiều nghị sĩ quốc hội Pháp đã lên tiếng đòi đàm phán với Chính phủ Hồ Chí Minh. Nhân dân các nước An-giê-ri, Tuy-ni-di, Ma-rốc cũng lên tiếng đòi rút quân đội viễn chinh Pháp ra khỏi Việt Nam. Công nhân các bến tàu ở Bắc Phi nhiều lần đình công, tẩy chay những chuyến tàu chở binh lính và vũ khí sang Việt Nam.

        Thực dân Pháp đứng trước tình cảnh hậu phương của chúng ngày càng rạn nứt, rối ren; quân đội viễn chinh tiến lui đều khó. Trong tình thế đó, lối thoát của Pháp để ra khỏi bế tắc là tiếp tục xin viện trợ Mỹ. Từ năm 1950 đến 1953, Mỹ đã đưa vào Đông Dương 400.000 tấn vật liệu chiến tranh. Trong 2 năm 1952 và 1953, Mỹ cho Pháp vay 314 triệu đô-la và từ năm 1953 đến 1954 lại cho Pháp vay tiếp hơn 1 tỉ đô-la để tiếp tục chiến tranh. Viện trợ Mỹ chiếm tỉ lệ ngày càng quan trọng và quyết định trong ngân sách chiến tranh Đông Dương của Pháp. Từ 19% (với 51 tỉ phơ-răng) năm 1950, 35% (với 200 tỉ phơ-răng) năm 1952, 43% (285 tỉ phơ-răng) năm 1953 lên đến 78% (555 tỉ phơ-răng năm 1954). Tuy nhiên viện trợ ngày càng tăng của Mỹ càng khiến nội bộ chính quyền Pháp thêm phân hóa, mâu thuẫn, hậu phương càng mất ổn định, nước Pháp càng lệ thuộc Mỹ. Chính H.Na-va nguyên tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương đã thừa nhận rằng “điều nguy hiểm nhất của viện trợ Mỹ là về phương tiện chính trị... Viện trợ Mỹ đã dẫn tới việc nước Mỹ ngày càng xen sâu vào các công việc của chúng ta... Chúng ta đã rơi vào hoàn cảnh trái ngược là do việc nhận viện trợ Mỹ, chúng ta đã gần như chắc chắn mất Đông Dương dù cho rằng viện trợ làm cho chúng ta chiến thắng trong cuộc chiến tranh”2.

---------------
1. Báo Nhân dân, ngày 9-8-1951.

2. H.Na-va, Đông Dương hấp hối, Tài liệu dịch, Thư viện Trung ương quân đội, tr.28.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2016, 03:39:08 am »


*

*      *

        Trong chiến tranh, bên nào cũng cố gắng xây dựng hậu phương của mình. Bên nào có hậu phương được tổ chức vững chắc và hùng hậu, bên đó đã nắm một trong những nhân tố quyết định thắng lợi. Chế độ tiến bộ và cuộc chiến tranh chính nghĩa cho phép động viên cao nhất, nhiều nhất sức người sức của, tạo nên hậu phương vững chắc hơn. Nước Pháp vốn bị tàn phá nặng nề trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Pháp thêm điêu đứng do hậu quả của chiến tranh Đông Dương, càng phản đối và lên án mạnh mẽ cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược Việt Nam. Đối với thực dân Pháp, cái họa bại vong không chỉ ở Việt Nam mà còn ở chính ngay nước Pháp.

        Nhân dân ta thắng vì ta có một hậu phương vững chắc, dựa trên chế độ dân chủ nhân dân. Sau Cách mạng tháng Tám, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân lao động đã thực sự làm chủ đất nước, làm chủ cuộc đời mình. Nhân dân ta sẵn sàng hy sinh để bảo vệ, giữ gìn các quyền thiêng liêng ấy. Do tính chất và đặc điểm của cuộc kháng chiến theo đường lối đúng đắn và sáng tạo của Đảng, hậu phương của ta được xây dựng ở các vùng tự do, vùng tranh chấp và vùng sau lưng định, song chủ yếu là ở ba vùng tự do chính: Việt Bắc, Thanh - Nghệ - Tĩnh và Liên khu 5. Tuy chưa dựa trên một cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, nhưng hậu phương của ta vẫn có đủ khả năng cung cấp sức người, sức của cho cuộc kháng chiến lâu dài. Kháng chiến càng phát triển thì hậu phương càng vững mạnh.

        Cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu vào lúc nhân dân ta vừa giành được chính quyền. Mười sáu tháng vừa kháng chiến vừa tạm thời hòa hoãn ở miền Bắc chưa đủ để nhân dân ta khắc phục hậu quả và giải quyết những di sản nặng nề của đế quốc, phong kiến và chiến tranh để lại. Ta phải mở đầu cuộc kháng chiến chống Pháp trong khi hậu phương còn nhiều yếu kém về kinh tế, khoa học kỹ thuật. Xây dựng một hậu phương vững chắc trong điều kiện đó cần phải có thời gian lâu dài. Vì thế chủ trương vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa kháng chiến vừa xây dựng hậu phương do Đảng ta đề ra phản ánh quy luật tất yếu của cuộc kháng chiến.

        Thực tiễn của việc xây dựng hậu phương kháng chiến cho thấy đó là quá trình tạo sức mạnh, là quá trình xây dựng lực lượng kháng chiến về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Thực chất đây là xây dựng một chế độ mới - chế độ dân chủ nhân dân.

        Xuất phát từ yêu cầu của kháng chiến và khả năng thực tế, việc xây dựng hậu phương trong kháng chiến nhằm mục tiêu cơ bản: đủ ăn, đủ mặc, đủ vũ khí để đánh giặc, ai cũng được học hành.

        Chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm tô và tạm cấp ruộng đất của bọn thực dân phản động, tạm cấp ruộng công, ruộng vắng chủ, ruộng bỏ hoang cho nông dân đã giải quyết được vấn đề quyền làm chủ của người lao động. Ở một số vùng tự do đã tiến hành cải cách ruộng đất, càng làm cho người lao động nhận rõ bản chất của chế độ mới. Thực hiện tốt chính sách ruộng đất ngay trong kháng chiến là một nhân tố có ý nghĩa quyết định để xây dựng và củng cố hậu phương. Nhờ đó tinh thần và lực lượng kháng chiến của hàng triệu nông dân được phát huy mạnh mẽ, khối liên minh công nông được tăng cường, chính quyền nhân dân và mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố, sức chiến đấu của các lực lượng vũ trang nhân dân tăng lên, mọi mặt hoạt động của kháng chiến đều được đẩy mạnh.

        Xây dựng hậu phương kháng chiến về mọi mặt, ngay trong quá trình kháng chiến là một chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

        Trong điều kiện so sánh lực lượng giữa ta và địch rất chênh lệch thì điều quan trọng hàng đầu làm chuyển hóa so sánh lực lượng là phải vừa chiến đấu vừa xây dựng, tích lũy lực lượng. Phải vừa tích cực tiêu diệt sinh lực địch vừa tích cực bồi dưỡng lực lượng ta.

        Thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, xây dựng hậu phương vững chắc là một yêu cầu cấp bách đối với từng chiến trường cũng như với cả nước. Kháng chiến lâu dài phải có lực lượng toàn dân tham gia, phải có sức mạnh về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa và xã hội, trong đó quân sự đóng vai trò quyết định trong việc tiêu diệt sinh lực địch, tạo ra sự biến đổi so sánh lực lượng ngày càng có lợi cho ta.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2016, 03:40:02 am »


        Vận dụng các chủ trương cửa Trung ương, các liên khu ủy, tỉnh ủy đã đề ra nhiều biện pháp cụ thể trên các lĩnh vực xây dựng về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa xã hội, đáp ứng ngày càng cao các yêu cầu của cuộc kháng chiến.

        Xây dựng để bảo đảm cho kháng chiến thắng lợi đồng thời kháng chiến để bảo đảm cho xây dựng thành công. Trong quá trình lãnh đạo xây dựng hậu phương, Đảng ta luôn nhận thức sâu sắc mối quan hệ biện chứng này, đã lãnh đạo nhân dân đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược. Giải quyết từng bước, hợp lý, khoa học cả hai nhiệm vụ chiến lược là một thành công lớn của Đảng từ trung ương đến cơ sở. Nhờ có hậu phương vững chắc mà tiền tuyến lớn thắng to và nhờ những thắng lợi ở tiền tuyến mà hậu phương được xây dựng và củng cố vững chắc, xứng đáng là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến.

        Từ thực tế xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống Pháp bước đầu có thể nêu lên mấy bài học kinh nghiệm sau:

        Một là: Phải dựa chắc vào dân, tổ chức nhân dân xây dựng lực lượng mọi mặt của hậu phương kháng chiến.

        Nắm vững quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh, Đảng ta luôn đặt công tác vận động tổ chức quần chúng là một trong những công tác quan trọng hàng đầu. Trong quá trình xây dựng và củng cố hậu phương, vấn đề giành dân, giữ dân giữa ta và địch diễn ra hết sức quyết liệt. Địch dùng mọi thủ đoạn mua chuộc, kết hợp với bạo lực để giành dân với ta. Vì thế việc vừa giáo dục rèn luyện nhân dân đề cao tinh thần cảnh giác, vừa tuyên truyền làm cho quần chúng thấy rõ âm mưu quỷ quyệt và hành động tàn bạo của kẻ thù, động viên nhân dân tự lực, tự cường vượt qua mọi khó khăn thiếu thốn là nhiệm vụ thường xuyên của cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng. Không chỉ tuyên truyền giáo dục, vận động quần chúng, các cấp ủy Đảng và chính quyền còn phải có những chủ trương, biện pháp đúng nhằm bồi dưỡng củng cố sức dân. Cán bộ, đảng viên từ trung ương đến cơ sở, từ vị chủ tịch nước đến người đảng viên thường phải là những tấm gương mẫu mực về tinh thần chiến đấu hy sinh, về đạo đức cần kiệm liêm chính, thường xuyên gần gụi và hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của quần chúng. Chính nhờ có đường lối chủ trương chính sách đúng, nhờ cán bộ đảng viên gương mẫu mà Đảng đã tập hợp được sức mạnh của toàn dân, huy động được sức mạnh của toàn dân phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến.

        Xuất phát từ tính chất, nhiệm vụ của hậu phương trong cuộc kháng chiến toàn dân toàn diện, Đảng ta không ngừng chăm lo xây dựng, củng cố các đoàn thể quần chúng trong nông dân, công nhân, phụ nữ, thanh niên, đồng thời hết sức tranh thủ các nhân sĩ, trí thức, thân hào yêu nước, mở rộng và củng cố mặt trận, phát huy sức mạnh to lớn của mặt trận trong công cuộc đoàn kết toàn dân, củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Việc nghiêm chỉnh chấp hành chính sách dân tộc chính sách tôn giáo vận của Đảng có ý nghĩa quyết định đến công cuộc xây dựng hậu phương, xây dựng thực lực cách mạng. Không chỉ ở vùng tự do mà ngay ở vùng tạm bị chiếm, đồng bào ta không phân biệt tôn giáo đều hết lòng ủng hộ, đóng góp cho kháng chiến. Nhiều làng công giáo trong vùng địch hậu là những làng kháng chiến kiên cường. Đồng bào các dân tộc cũng hăng hái tham gia đánh giặc giữ làng, đưa con em vào dân quân du kích, gia nhập bộ đội chủ lực, đóng góp nghĩa vụ lương thực, thực phẩm, đi dân công phục vụ các chiến dịch. Trong các chiến dịch Biên Giới, Tây Bắc, hàng nghìn đồng bào H’mông, Dao cả đời ít khi xuống núi nhưng vẫn hăng hái đi dân công. Đêm đêm trên các chặng đường hành quân kháng chiến, bên ngọn đuốc của các đoàn dân công Kinh, Tày... còn có những ánh lửa của các bàn đèn thuốc phiện của đồng bào H’mông. Đi phục vụ kháng chiến, những dân công người H’mông ấy chưa bỏ được thói quen tập tục cũ, nhưng trong họ lại tràn đầy lòng tin vào Đảng và Bác Hồ. Đó là một trong những hình ảnh mộc mạc mà tuyệt đẹp của toàn dân kháng chiến.

        Xây dựng được khối đoàn kết nhất trí giữa nhân dân các dân tộc, tôn giáo từ vùng thấp đến vùng cao, từ miền núi tới ven biển, từ vùng tự do đến vùng tạm chiếm, huy động được toàn dân tham gia kháng chiến, vừa xây dựng hậu phương vừa hết lòng chi viện tiền tuyến là thành công lớn nhất của Đảng ta. Nhờ sự ủng hộ tham gia đóng góp của nhân dân mà chúng ta đã có được một hậu phương vững mạnh, đủ sức đáp ứng mọi yêu cầu của kháng chiến.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2016, 04:03:39 am »

       Hai là: Để hoàn thành thắng lợi công cuộc xây dựng hậu phương vững mạnh, yếu tố quyết định là phải xây dựng được đảng bộ các cấp vững mạnh.

        Hiểu sâu sắc Đảng là người lãnh đạo, tổ chức mọi thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến, các tỉnh ủy và liên khu ủy luôn coi công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ hàng đầu. Xây dựng các chi bộ, đảng bộ vững mạnh về chính trị tư tưởng đi đôi với việc tăng cường giáo dục đường lối chủ trương của Đảng là công tác thường xuyên của các cấp bộ Đảng. Trong hoàn cảnh vừa đánh giặc vừa xây dựng hậu phương, tổ chức Đảng các cấp luôn coi trọng giáo dục cho đảng viên những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa cộng sản, tính tiên phong, tính giai cấp, mục đích chiến đấu của Đảng để nâng cao lập trường, tác phong, đạo đức và khí tiết của người cộng sản.

        Xây dựng Đảng về chính trị có ý nghĩa quan trọng hàng đầu để vận dụng đường lối chủ trương của Trung ương và địa phương trong mỗi giai đoạn của cuộc kháng chiến, phát huy nghĩa vụ và trách nhiệm của đảng viên trong việc thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, làm cho mỗi cán bộ đảng viên thật sự là người lãnh đạo, người lính xung kích trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và lao động sản xuất, thực sự là những tấm gương cho nhân dân học tập và noi theo.

        Ở các đảng bộ, chi bộ thành phần đảng viên đa số là nông dân, bao gồm nhiều dân tộc. Nhận thức rõ thực tế đó, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức coi trọng giáo dục cho đảng viên lập trường của giai cấp công nhân, ý thức đoàn kết dân tộc, phấn đấu cho lý tưởng cao cả của Đảng là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, chống mọi biểu hiện của tư tưởng ích kỷ, cục bộ địa phương, dân tộc hẹp hòi. Các cấp bộ đảng luôn chú trọng xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong chi bộ, đảng bộ, giữ và phát huy mối liên hệ chặt chẽ giữa Đảng và quần chúng, dựa vào sức mạnh của quần chúng để hoàn thành mọi nhiệm vụ của hậu phương kháng chiến. Các đảng bộ đã thường xuyên gắn công tác củng cố và phát triển đảng với việc đào tạo cán bộ tại chỗ là người địa phương, của các dân tộc.

        Thắng lợi của công cuộc xây dựng hậu phương gắn liền với công tác xây dựng Đảng vững mạnh.

        Tuy nhiên, công tác xây dựng Đảng ở các vùng tự do, các vùng tranh chấp, vùng tạm chiếm còn mắc một số khuyết điểm. Có lúc có đảng bộ địa phương chạy theo số lượng, bỏ qua các nguyên tắc tổ chức, tiêu chuẩn đảng viên, phát triển đảng ồ ạt như các năm 1947, 1948 đến mức Trung ương phải quyết định tạm đóng cửa, dừng phát triển để củng cố. Có lúc có đảng bộ lại quá nhấn mạnh củng cố, không chú trọng phát triển những quần chúng ưu tú trong sản xuất và chiến đấu, phục vụ chiến đấu. Khuyết điểm tương đối phổ biến là còn hẹp hòi, thành phần chủ nghĩa, chỉ chú ý phát triển quần chúng có thành phần xuất thân là bần cố nông. Những sai lầm đó phần nào đã ảnh hưởng đến sức mạnh của Đảng. Mặc dù có những sai lầm, khuyết điểm; song nhìn chung Đảng là cuộc sống, là niềm tin của quần chúng, người đảng viên là những chiến sĩ dũng cảm, kiên cường và tận tụy, được quần chúng hết lòng thương yêu đùm bọc và kính trọng sâu sắc. Đó là yếu tố quyết định để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta xây dựng được một hậu phương kháng chiến ngày càng vững mạnh.

        Ba là: Phải xuất phát từ thực tế đất nước, bám sát các yêu cầu cuộc kháng chiến ở mỗi giai đoạn để quyết định mục tiêu phương hướng xây dựng hậu phương mà trước hết là xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và nền kinh tế kháng chiến.

        Cuộc kháng chiến của nhân dân ta tiến hành trong điều kiện nước ta vốn là một nước thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, lại bị kiệt quệ do chính sách vơ vét bóc lột của đế quốc Pháp và phát xít Nhật. Bốn năm đầu, cuộc kháng chiến toàn quốc của nhân dân ta diễn ra trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc. Sau chiến thắng Biên Giới (10-1950), hậu phương kháng chiến được mở rộng với sự giúp đỡ viện trợ của các nước xã hội chữ nghĩa anh em. Sự giúp đỡ đó (chủ yếu là các mặt hàng quân sự) là to lớn và vô vùng quý báu nhưng cũng chỉ chiếm khoảng 22% tổng số vật chất mà quân đội ta sử dụng từ năm 1951 đến năm 1954. Cụ thể như sau1:

1950            1951           1952         1953        1954 (1-6-54) + (tấn)         
Vũ khí đạn949 tấn463 tấn990 tấn1.060 tần791 tẩn4.253 tấn
Nguyên liệu quân giới     71 -157-342 -103 -30 -703 -
Vận tải120 -776 -610 -1.516 -2.047 -5.069 -
Gạo2.634 -4.210 -151 -823 -1.772 -9.590 -
Quân trang181 -452 -713 -159 -1.505 -
Quâny20 -27 -58 -28 -24 -157 -
Thông tin8 -1 -5 -157 -29 -210 -
Công binh40 -40 -
+2.893 -6086 -2.156 -4.400 -4.892 -21.517 -
Trong đó
ô tô vận tải (chiếc)30 -240 -20 -81 -344 -715 -
Pháo 105 (khẩu)24 24
Đạn 105 (viên) 11.000 11.000
Sơn pháo 75 (khẩu)242448
Đạn75(viên)18.9504668.6681.0004.00032.484
Cao xạ 37 (khẩu)2424
Đạn37(viên)1.60020.94029.48051.620

(Theo Hồ sơ số 89, 90, 91, cặp 20, lưu trữ Tổng cục Hậu cần.

Số đạn vào với pháo 105 sử dụng trong chiến dịch Điện Biên Phủ có 3.600 viên. Còn 7.400 viên vào sau tháng 5 năm 1954 khi chiến dịch đã kết thúc.)

        Xuất phát từ thực tế kể trên, đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh là khoa học và sáng tạo, trong đó hậu phương có vai trò nổi bật, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá: Mọi thắng lợi của công cuộc kháng chiến đều “dựa vào sự hy sinh đóng góp của đồng bào nơi hậu phương”.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Tám, 2016, 04:20:34 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2016, 04:23:50 am »

       
        Mở rộng chiến tranh xâm lược, thực dân Pháp ra sức giành giật với ta từng tấc đất, từng người dân nhất là ở những vùng có vị trí chiến lược quan trọng, những nơi đông người nhiều của. Sau một năm kháng chiến, chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bị thất bại, hình thái vùng tự do và vùng tạm chiếm xuất hiện. Từ yêu cầu kháng chiến, các liên khu ủy, tỉnh ủy, huyện ủy trong các vùng tự do đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp tích cực nhằm xây dựng địa bàn trở thành hậu phương kháng chiến. Xây dựng hậu phương kháng chiến trước hết là xây dựng chế độ xã hội mới vững mạnh về chính trị, có tiềm lực về quân sự và kinh tế, vừa bảo đảm cho nhu cầu tại chỗ, vừa chi viện cho tiền tuyến và làm nghĩa vụ quốc tế.

        Tin tưởng và nắm vững đường lối kháng chiến của Trung ương, cấp ủy và chính quyền các cấp đã vận dụng sáng tạo đường lối đó vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương mình, từng bước đáp ứng được yêu cầu ngày càng lớn của sự nghiệp kháng chiến mà trước hết là lực lượng gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang ba thứ quân. Nhờ có hậu phương vững mạnh mà bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích được xây dựng với số lượng ngày càng lớn, chất lượng ngày càng cao.

        Cung cấp đủ số lượng, nuôi dưỡng, trang bị và bảo đảm chất lượng đáp ứng yêu cầu kháng chiến là một thành công lớn của công cuộc xây dựng hậu phương. Trong điều kiện tiến hành kháng chiến lâu dài nhằm lấy thời gian khắc phục những khó khăn, hạn chế thì việc bảo đảm ăn mặc, trang bị vũ khí và phục vụ cho các lực lượng vũ trang là nhiệm vụ thường xuyên của hậu phương. Để đảm bảo yêu cầu: “ăn no, mặc ấm, đánh thắng” cho lực lượng vũ trang ba thứ quân, các địa phương thuộc vùng tự do đã chú trọng trước hết là sản xuất nông nghiệp sau đó mới đến công nghiệp quốc phòng, thương nghiệp, thủ công nghiệp, giao thông vận tải, văn hóa xã hội.

        Bốn là: Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ hậu phương.

        Trong suốt chín năm kháng chiến, kẻ địch tìm mọi cách đánh phá, lấn chiếm, thu hẹp hậu phương của ta. Âm mưu và hành động phá hoại của thực dân Pháp cực kỳ thâm độc và nham hiểm. Chúng sử dụng mọi thủ đoạn, vừa mua chuộc về vật chất, vừa khống chế đàn áp dã man, liên tiếp tổ chức các cuộc hành quân càn quét vùng tự do để mở rộng phạm vi chiếm đóng và làm cho hậu phương của ta rối loạn, mất ổn định.

        Từ thực tế trên, việc kết hợp giữa hai nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng hậu phương là một trong những điều kiện để hậu phương có thể đứng vững và hoàn thành nhiệm vụ của mình. Để bảo vệ hậu phương, chúng ta đã dựa vào hệ thống các làng xã chiến đấu hợp thành các mặt trận, các phòng tuyến, phát động và tổ chức toàn dân chiến đấu bảo vệ hậu phương với nòng cốt là lực lượng vũ trang ba thứ quân. Nhiều địa phương còn chủ động tổ chức lực lượng luồn sầu vào hậu phương địch, tập kích các vị trí, căn cứ hậu cần của chúng, chủ động bảo vệ hậu phương từ xa đồng thời tiêu hao tiêu diệt sinh lực địch, góp phần làm đảo lộn các chiến lược chiến tranh của địch. Đối với bọn phản động phá hoại từ bên trong, chúng ta một mặt giáo dục, thuyết phục, cảm hóa; mặt khác sử dụng bộ máy chuyên chính kiên quyết trấn áp. Tuy nhiên trong công tác bảo vệ hậu phương, có lúc có nơi còn phạm khuyết điểm cả hữu khuynh và tả khuynh mà phần lớn là tả khuynh. Trong các cuộc ném bom hay những trận tập kích bằng lực lượng dù, địch thường gây cho hậu phương của ta nhiều khó khăn và tổn thất do chúng ta chưa có hỏa lực phòng không và cũng chưa tích cực đánh trả không quân địch mà chủ yếu là phòng tránh.

        Như vậy muốn bảo vệ vững chắc hậu phương phải chủ động xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân, đặc biệt là phải có lực lượng tại chỗ mạnh. Phải xây dựng hậu phương toàn diện trên tất cả các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa xã hội, đồng thời phải luôn luôn đề cao cảnh giác, kiên quyết trấn áp các cuộc bạo loạn, các thủ đoạn phá hoại của địch từ bên trong, đồng thời sẵn sàng đập tan các cuộc tiến công của địch nhằm đánh phá, chiếm đóng vùng tự do của ta.

        Năm là: Phải có nghệ thuật quân sự, cách đánh phù hợp với điều kiện Việt Nam, điều kiện về kinh tế, khoa học kỹ thuật, con người, địa hình, thời tiết v.v... Đó là nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân, lấy yếu thắng mạnh, lấy ít đánh nhiều. Nghệ thuật quân sự đó không chấp nhận chiến tranh quy ước; lực lượng tiến hành không chỉ là bộ đội chính quy mà do toàn dân trên cả nước, với lực lượng vũ trang làm nòng cốt tiến hành. Trong đó, “ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm” và “cướp súng giặc đánh giặc”. Nghĩa là có thứ gì đánh bằng thứ ấy, từ giáo, mác, cung nỏ, súng kíp, hầm chông, cạm bẫy đến các vũ khí tương đối hiện đại và hiện đại, có đánh nhỏ, đánh vừa và đánh lớn. Chắc thắng mới đánh. Đánh khắp nơi. Triệt để tận dụng yếu tố bất ngờ đánh lúc nào, đánh ở đâu, đánh thế nào, kẻ địch không sao lường được. Đó là nghệ thuật càng đánh càng mạnh, càng đánh càng phát triển.

        Trong sự nghiệp vĩ đại của quân và dân ta đánh thắng chiến tranh xâm lược thực dân cũ của Pháp và can thiệp Mỹ, hậu phương chiến tranh nhân dân là một trong những nhân tố quyết định.

        Đối với thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, một trong những nguyên nhân thất bại của họ trong cuộc chiến tranh xâm lược này là đã không tính hết khả năng xây dựng, huy động và chi viện của hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam cho phía trước. Béc-na Phôn đã nói về thắng lợi của quân và dân ta ở Điện Biên Phủ rằng: “Trước hết và trên hết là những thắng lợi về tổ chức tiếp tế”1. Bản thân Na-va sau này cũng phải đau xót thú nhận: “Trong lĩnh vực quân sự, bài học đầu tiên là không được đánh giá thấp những khả năng của đối phương”2.

        Thành tựu của hậu phương kháng chiến thể hiện tài năng lãnh đạo và tổ chức của Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đồng thời thể hiện lòng yêu nước, trí thông minh của toàn dân và toàn quân ta trong kháng chiến chống Pháp. Điều đó càng được nhân lên khi dân tộc ta bước sang cuộc chiến đấu mới, với kẻ thù mới: đế quốc Mỹ và tay sai.

-------------
1. Béc-na Phôn, Việt Minh 1945 – 1950, tài liệu dịch, Thư viện Trung ương quân đội, tr. 192.

2. Na-va, Đông Dương hấp hối, tài liệu dịch, Thư viện Trung ương quân đội.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2016, 04:29:39 am »

       
PHẦN THỨ HAI

XÂY DỰNG, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY SỨC MẠNH HẬU PHƯƠNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
(1954 - 1975)

A. XÂY DỰNG VÀ PHÁT HUY SỨC MẠNH HẬU PHƯƠNG MIỀN BẮC

        I. SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH TÁC ĐỘNG TỚI VIỆC XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG MIỀN BẮC

        Chín năm kháng chiến bền bỉ và anh dũng, nhân dân ta đã giành được thắng lợi, buộc thực dân phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (7-1954) công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

        Thế nhưng, sau ngày hiệp định được ký kết, Mỹ nhanh chóng gạt Pháp, trực tiếp viện trợ cho chính quyền Ngô Đình Diệm và huấn luyện, trang bị cho quân đội ngụy. Âm mưu của Mỹ là biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, chia cắt lâu dài Việt Nam, ngăn chặn ảnh hưởng của phe xã hội chủ nghĩa xuống khu vực Đông Nam châu Á, đe dọa phong trào giải phóng dân tộc đang phát triển ở nhiều nơi trên thế giới.

        Vậy là, đất nước ta bị cắt chia thành hai miền với hai chế độ chính trị đối lập, sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước chưa hoàn thành. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn quân, toàn dân ta đi tiếp chặng đường kháng chiến giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, hoàn thành thống nhất nước nhà. Cuộc kháng chiến lần này kéo dài suốt 21 năm. Suốt chặng đường đó, sự nghiệp xây dựng bảo vệ miền Bắc trở thành hậu phương chiến lược của cách mạng cả nước, đóng vai trò có ý nghĩa quyết định đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sự nghiệp đó diễn ra trong những điều kiện mới của lịch sử vừa thuận lợi, vừa phức tạp khó khăn.

        Sau chín năm chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược, chúng ta đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu, trong đó có kinh nghiệm xây dựng và bảo vệ hậu phương. Đội ngũ cán bộ, đảng viên được rèn luyện, thử thách trong gian khổ ác liệt của chiến tranh. Các tầng lớp nhân dân một lòng hướng về Đảng và Chính phủ kháng chiến, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường trên cơ sở liên minh công nông ngày càng củng cố vững chắc.

        Trên trường quốc tế, vị trí và uy tín của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa không ngừng nâng cao do thắng lợi của ta trong kháng chiến chống Pháp, do sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ của ta là chính nghĩa, do Đảng và Nhà nước ta đề ra và thực hiện đường lối đối ngoại đúng đắn.

        Tuy nhiên, đất nước vẫn còn bị chia cắt làm hai miền là đặc điểm lớn của cách mạng Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975. Quá trình Đảng, Nhà nước ta đề ra và thực hiện đường lối chiến lược, phương pháp đấu tranh cho cách mạng cả nước nói chung, cho mỗi miền nói riêng đều chịu sư tác động và chi phối của đặc điểm này. Từ mục tiêu chung của cách mạng cả nước và mục tiêu cụ thể của từng miền trong mỗi giai đoạn kháng chiến đến những vấn đề thuộc về chủ trương, sách lược, biện pháp thực hiện, phải xuất phát từ đặc điểm này và phù hợp với điều kiện cụ thể ở mỗi miền nhằm mục tiêu chung là giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, hoàn thành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc thời kỳ này (1954 - 1975) trước hết và chủ yếu nhằm biến miền Bắc trở thành căn cứ địa chiến lược của cách mạng cả nước, thành hậu phương chiến lược của tiền tuyến miền Nam. Thành tựu, kết quả của miền Bắc trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ, do đó cũng phải đặt trong điều kiện lịch sử này để xem xét, đánh giá.

        Trong suốt quá trình chiến tranh, chúng ta phải đương đầu với kẻ thù có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh đứng hàng đầu các nước đế quốc, đang ráo riết thực hiện âm mưu thống trị thế giới. Đây cũng là một đặc điểm lớn của cuộc kháng chiến của quân và dân ta. Đặc điểm này chi phối nhiều tới công việc tiến hành chiến tranh, trong đó có vấn đề xây dựng, bảo vệ và phát huy sức mạnh của hậu phương chiến tranh. Đất nước ta không rộng, kinh tế chưa phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn sau 80 năm mất nước và bị 15 năm chiến tranh tàn phá nặng nề. Trong điều kiện đó, để có thể đánh thắng kẻ địch mới, nhất định dân tộc ta phải mạnh hơn hẳn thời kỳ chống Pháp. Muốn vậy, ngoài đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo, còn cần phải có đường lối và biện pháp xây dựng, bảo vệ hậu phương nhằm tạo nên sức mạnh cần thiết ấy.

        Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta diễn ra trong bối cảnh quốc tế vừa thuận lợi, vừa phức tạp. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đang ở thời kỳ phát triển mạnh, nối liền từ châu Âu sang châu Á. Phong trào giải phóng dân tộc đang dâng cao. Phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ và hòa bình trong các nước tư bản chủ nghĩa phát triển rộng khắp. Nhìn chung, cách mạng thế giới đang ở thế tiến công. Đó là những điều kiện quốc tế thuận lợi cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta, cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc...

        Bên cạnh điều kiện thuận lợi đó, quan hệ giữa các nước lớn diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực tới cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Đó là sự bất hòa giữa một số nước trong phe xã hội chủ nghĩa và sự xuất hiện các khuynh hướng của chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi hoặc sô-vanh... Tình hình đó đòi hỏi Đảng, Nhà nước ta phải có đường lối đối ngoại đảm bảo đoàn kết quốc tế tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ quốc tế, trước hết là các nước anh em, bầu bạn... nhằm mở rộng hậu phương ta, thu hẹp hậu phương của địch.

        Tình hình trên đây tác động tới cuộc kháng chiến của nhân dân ta, tới việc xây dựng và phát huy vai trò của miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong cuộc kháng chiến đó. Kế thừa và phát huy kinh nghiệm xây dựng hậu phương thời chống Pháp trong những điều kiện mới, suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ, Đảng, Nhà nước ta, trên cơ sở giữ vững đường lối độc lập, tự chủ, vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện Việt Nam đã giải quyết thành công nhiều vấn đề đường lối và phương pháp cách mạng, chiến lược và nghệ thuật quân sự, trong đó có vấn đề xây dựng, bảo vệ và phát huy vai trò của hậu phương chiến tranh.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM