Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:43:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến dịch tiến công Đường số 9 - Khe Sanh - Xuân - Hè 1968  (Đọc 11161 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2016, 08:18:00 am »


        DIỄN BIẾN CỤ THỂ

        1. Đánh địch giải toả giao thông (1- 6- 4- 1968)

        Từ 11 giờ 30 phút ngày 1 tháng 4 năm 1968, sau khi tiến hành pháo hoả chuẩn bị trực tiếp tại vùng nam, bắc Rào Quán và Sa Mưu, lữ 3 kỵ binh từ Đồng Lâm cơ động bằng máy bay lên thẳng đổ bộ 1 tiểu đoàn xuống Đồng Cho, Úc Nghi, Bồng Kho, Sa Mưu; 1 tiểu đoàn xuống khu vực Làng Cát, 1 tiểu đoàn và sở chỉ huy lữ 3 đổ xuống Sa Mưu, thực hành chốt các điểm cao ở hai ven Đường số 9 (đoạn Cà Lu- Rào Quán) yểm hộ cho lực lượng công binh làm đường.

        Trước tình hình diễn biến khẩn trương, Bộ Tư lệnh chiến dịch nhận định: sau khi chiếm lĩnh một số bàn đạp ở đông và đông nam Tà Cơn, địch sẽ đổ quân xuống Ku Bốc và nam quận lỵ Hương Hoá, lực lượng địch ở Làng Cát sẽ mở rộng về phía tây, hình thành vành đai phía ngoài, kéo lực lượng vây lấn Tà Cơn của ta giãn ra, rồi đổ quân trực tiếp xuống khu trung tâm thực hành giải toả. Vì vậy, ta cần giữ vững các trận địa vây lấn, tích cực đánh địch từ trong phản kích ra, kết hợp đánh chặn quân đổ bộ đường không (không cho địch phối hợp trong đánh ra, ngoài đánh vào);  đồng thời phải sẵn sàng đánh quân đổ bộ đường không vào sâu hậu phương chiến dịch của ta. Trước mắt, tập trung tiêu diệt tiểu đoàn địch mới xuống Làng Cát, đánh bại âm mưu mở rộng bàn đạp sang phía tây của chúng.

        Thực hiện quyết tâm trên, các đơn vị đánh địch cơ động trên Đường số 9, đánh lui nhiều đợt tiến công của tiểu đoàn địch ở Làng Cát; tiêu diệt một bộ phận thuộc lữ 2 kỵ binh đổ bộ xuống Húc Thượng (lúc 11 giờ sáng ngày 3 tháng 4). Bọn địch ở Tà Cơn đánh ra chốt 3 (Châu Lang Chánh) cũng bị đẩy lui.

        Ngày 3 tháng 4, địch đổ bộ 1 tiểu đoàn, lữ 2 kỵ binh xuống khu vực điểm cao 471, cách ngã ba Ku Bốc khoảng 2 km, bọn địch ở Tà Cơn đánh ra phía đông Nam Động Ché Riên, định nối liền với lực lượng giải vây cùng đánh chiếm ngã ba Ku Bốc. Cuộc chiến đấu diễn ra rất quyết liệt: 6 đồng chí cảnh giới của ta chiến đấu rất dũng cảm, chặn đánh gần 1 tiểu đoàn địch. Cùng ngày (3 tháng 4) bọn địch ở Làng Cát bắt đầu đánh xuống Làng Khoai, nhiều lần bị ta đẩy lùi. Sáng 4 tháng 4, sau khi dùng hoả lực không quân dọn bãi, địch đổ thêm 1 tiểu đoàn, lữ 3/sư 1 kỵ binh bay từ Sa Mưu “nhẩy cóc” xuống khu đồi ở đông nam Ku Bốc, cách ngã ba Ku Bốc khoảng 1.5 km nhằm án ngữ lực lượng ta ở Làng Khoai, làm bàn đạp đánh chiếm ngã ba Ku Bốc. Cùng ngày (04 tháng 4), địch từ Làng Cát lại mở cuộc tiến công về phía Tà Cơn đồng thời một bộ phận địch từ Tà Cơn đánh ra chiếm Động Ché Riêng. Nắm trước được ý đồ của địch, ta đã chặn đánh 2 cánh quân trên, buộc chúng phải đổ thêm một tiểu đoàn kỵ binh không vận xuống tăng viện cho bọn địch đang tiến công Động Ché Riêng. Cùng ngày, địch tổ chức đổ quân xuống điểm cao 471, nhưng vừa tới đất, địch đã bị quân ta bao vây và tiêu diệt 2 đại đội, bị bắn rơi 5 máy bay lên thẳng; đến cuối ngày ta chủ động rút khỏi điểm cao 471.

        Sáng ngày 5 tháng 4, địch đổ thêm 2 tiểu đoàn thuộc lữ đoàn 1 sư kỵ binh bay xuống vùng Pa- Ka- Húc Hạ làm nhiệm vụ án ngữ ngăn chặn lực lượng ta ở phía tây nam Khe Sanh. Sáng cùng ngày (5 tháng 4), địch chiếm được Động Ché Riêng, phối hợp cùng với tiểu đoàn phía đông đánh về ngã ba Ku Bốc.

        Đến cuối ngày 5 tháng 4 sư đoàn 1 kỵ binh không vận Mỹ (thiếu 1 tiểu đoàn) đã đủ mặt ở khu vực Khe Sanh. Nhìn chung, địch tiến từng bước thận trọng, không dám nhảy sâu mà chỉ tập trung lực lượng ở từng khu vực, đẩy lùi ta từng bước, đánh chiếm từng bàn đạp, giải toả từng phần khu vực bị vây lấn. Triệu chứng của địch cố mở rộng khu vực đổ quân về phía tây nhằm cắt đứt đường tiếp tế, gây khó khăn cho lực lượng của ta đang vây lấn, buộc ta phải giảm áp lực đối với Tà Cơn. Bộ Tư lệnh chiến dịch chủ trương: đẩy mạnh các hoạt động nhỏ ở nam Đường số 9; giữ vững chốt Làng Khoai, Ku Bốc và các trận địa vây lấn quanh Tà Cơn; tích cực đánh giao thông chặn địch trên đoạn Cà Lu- Rào Quán; tăng thêm, lực lượng phòng giữ Làng Vây và chuẩn bị kế hoạch tác chiến khôi phục Làng Vây khi bị địch chiếm.

        Đến sáng 6 tháng 4 địch chiếm được ngã ba Ku Bốc và Làng Khoai, chiều hôm đó chúng nối thông được với sân bay Tà Cơn và cũng là kết thúc giai đoạn giải toả giao thông (đoạn Cà Lu- Khe Sanh), làm cho Tà Cơn được nối liền với Đông Hà bằng đường bộ bằng cả một sư đoàn mạnh, có trang bị hiện đại nhất của quân Mỹ lúc bấy giờ.

        Ở khu vực phía đông, trong thời gian địch giải toả Khe Sanh, sư đoàn 320 đang ở bờ bắc củng cố để chuẩn bị cho đợt hoạt động tháng 5 năm 1968. Ở bờ nam chỉ có trung đoàn 27, trung đoàn 270 và các đại đội, tiểu đoàn địa phương tiếp tục bao vây Cồn Tiên, đánh giao thông, đánh địch phản kích nhỏ. Ngoài ra ta còn dùng pháo binh chế áp Cửa Việt, Đông Hà và 241.

        Trong thời gian đánh địch giải toả giao thông, mặc dù quân số thiếu hụt, sức khoẻ giảm sút, tiếp tế khó khăn, nhưng các đơn vị bộ đội vẫn kiên trì bám sát địch, đánh liên tục đều khắp, làm chậm bước tiến của chúng. Sư đoàn 304, tiểu đoàn bộ binh 8 độc lập đã hợp đồng chặt chẽ với các binh chủng đánh rất nhiều trận, trong đó có những trận diệt nhiều địch như trận Làng Khoai (2, 3- 4), trận điểm cao 471 (4 tháng 4). Nhưng địch đã giải toả được giao thông đường bộ (Khe Sanh- Đông Hà) và ta bị mất các trận địa vây lấn và đài quan sát pháo binh ở phía nam và tây nam Tà Cơn. Trước những khó khăn mới, nhất là về lực lượng, Bộ Tư lệnh chiến dịch vẫn quyết định tiếp tục duy trì hoạt động trên một số trọng điểm như Rào Quán, Ku Bốc, Làng Vây; giữ vững đường tiếp tế phía tây Tà Cơn; đẩy mạnh hoạt động nhỏ quanh các điểm 832, 845 phía tây bắc Tà Cơn, đánh giao thông đoạn Cà Lu- Rào Quán.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2016, 08:20:45 am »

       
        2. Đánh địch nới rộng vòng vây (7 - 14/4)

        Ngày 7 tháng 4, địch dùng lữ 1 kỵ binh đánh chiếm khu vực Làng Con- Húc Hạ là vị trí cũ của ta nằm ở phía tây nam Khe Sanh, nhằm mở rộng phạm vi kiểm soát về phía tây. Cùng ngày (7 tháng 4) chiến đoàn 3 dù đã dùng 132 chiếc máy bay lên thẳng từ Nhan Biểu đổ bộ xuống các ngọn đồi phía tây bắc Làng Vây cũ (cách khoảng 2 km). Sau khi đánh chiếm các điểm cao 400, 542, đông nam 567, địch tiến hành đổ bộ đợt 2 xuống Cô Pút (bắc làng Vây cũ). Ngay khi đổ quân và trong đêm đầu địch bị pháo binh ta tập kích trúng đội hình, 2 tiểu đoàn 3 và 6 dù bị diệt 250 tên. Tiếp đó các tiểu đoàn 3 và 8 dù lại bị tiểu đoàn 5, trung đoàn 24 bám đánh cả ngày, tiêu hao một bộ phận. Đêm 8 tháng 4, địch cụm ở điểm cao 400, ta kịp thời tập kích diệt thêm 320 tên (có tên thiếu tá tham mưu trưởng chiến đoàn 3 dù).

        Ngày 9 tháng 4, các tiểu đoàn 3 và 6 dù phát triển tới các ngọn đồi phía tây bắc và tây nam Cô Pút 2 km; ngày 10 tháng 4, tiểu đoàn 6 dù đánh chiếm làng Vây cũ có sự yểm trợ của một bộ phận kỵ binh Mỹ ngày 11 tháng 4, 1 tiểu đoàn dù nguỵ  và 1 tiểu đoàn kỵ binh Mỹ chia làm 3 mũi tiến công Làng Vây (cứ điểm Làng Vây). Lực lượng ta được pháo binh chi viện đánh lui 3 đợt xung phong của 2 tiểu đoàn địch, đẩy lùi tiểu đoàn dù nguỵ bật lại điểm cao 500 (phía tây bắc Làng Vây); địch bỏ lại 200 xác. Ngay đêm đó (11- 4) ta tập kích vào điểm cao 500 diệt thêm 1 đại đội nguỵ, đánh thiệt hại nặng 1 đại đội khác.

        Ngày 12 tháng 4, địch huy động không quân, pháo binh và dùng chất độc hoá học đánh vào Làng Vây lần thứ 2. Trận đánh diễn ra vô cùng ác liệt, đến 16 giờ ngày hôm đó (12- 4) quân ta được lệnh rút khỏi Làng Vây. Sau khi chiếm được Làng Vây, lữ 1 kỵ binh đổ quân chiếm Pa Ka, Làng Con và cho những phân đội nhỏ đổ bộ xuống Làng Troài, Bi Hiên khôi phục lại hình thái trước ngày 6 tháng 2 năm 1968, đẩy lực lượng ta ra xa. Chiều ngày 14 tháng 4, địch rút khỏi Làng Vây mới và cũ: chiến đoàn 3 dù bị thiệt hại 40% quân số phải đưa về Huế củng cố.

        Trong thời gian này, bọn thuỷ quân lục chiến trong cụm cứ điểm Tà Cơn đánh rộng ra cải thiện thế phòng ngự; lữ 3 kỵ binh bay Mỹ chuyển vào Tà Cơn làm nhiệm vụ bảo vệ Tà Cơn. Ngày 7 tháng 4, địch dùng không quân chuẩn bị hoả lực trên chính diện phòng ngự phía tây và phía bắc. Từ ngày 10 tháng 4 đến ngày 13 tháng 4, trung đoàn 26 thuỷ quân lục chiến bắt đầu đánh rộng ra phía tây Tà Cơn. Đặc điểm hoạt động của địch là chúng tiến từng mũi nhỏ, tiến đến đâu dùng máy bay lên thẳng thả lô cốt lắp sẵn đến đấy, đồng thời với việc cải tạo hoặc phá hoại công sự trước đây của ta, hình thành vị trí phòng ngự mới của chúng. Ngày 14 tháng 4, tiểu đoàn 3 trung đoàn 26 thuỷ quân lục chiến ở điểm cao 845 đánh ra phía bắc (cách trận địa 2 km) bị lực lượng ta chặn đánh, thiệt hại nặng phải quay về 845.

        Ngày 14 tháng 4, cũng là ngày địch kết thúc giai đoạn “nới rộng vòng vây” đẩy lực lượng ta ra xa, để sân bay Tà Cơn khỏi bị hoả lực bắn thẳng của bộ binh ta uy hiếp.

        Liền trong 3 ngày (12 – 14/4), địch dùng máy bay B52 đánh phá từ Tà Khống đến Bản Đông nhằm ngăn chặn chủ lực ta tiến vào Khe Sanh, bảo đảm an toàn cho việc giải toả của chúng.

        Ở phía đông, cùng thời gian trên, ta tiếp tục đánh giao thông, bao vây kiềm chế Cồn Tiên, pháo kích Cửa Việt, Đông Hà và căn cứ hoả lực 241. Nhưng ta hoạt động không mạnh ở hướng này nên địch điều được tiểu đoàn 3 và tiểu đoàn 1 thuỷ quân lục chiến từ Đông Hà tăng viện cho Tà Cơn.

        Để chủ động đối phó với mọi tình huống, Bộ Tư lệnh chiến dịch ra lệnh cho các đơn vị tích cực đánh địch ở khu vực Làng Khoai, Pa Ka, nam Làng Vây, kiên quyết không cho địch mở rộng ra phía tây; điều một bộ phận lực lượng bố trí chặn địch ở Làng Vây để bảo vệ hậu phương, giữ vững đường tiếp tế; các đơn vị phải tranh thủ củng cố để đánh được dài ngày.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2016, 08:24:29 am »


        3. Đánh địch thay quân (14- 4- cuối 4- 1968)

        Cuộc thay quân của địch được tiến hành từ ngày 14 tháng 4, nhưng bị ta bám đánh liên tục. Bộ phận địch rút khỏi Làng Vây bị tiêu hao; 1 đại đội kỵ binh không vận bị diệt gọn ở điểm cao 656 (nam Pa Ka); một bộ phận địch đánh ra Xiêm La Hạ (tây bắc điểm cao 845) và đánh ra La Viên Ấp (bắc điểm cao 832), đều bị bộ đội ta đánh bật lại. Máy bay lên thẳng địch hạ cánh bị cao xạ ta đẩy lên cao, sân bay Tà Cơn bị pháo binh ta bắn hỏng, máy bay C130 không thể hạ cánh được, Đường số 9 bị phá hỏng nhiều đoạn và luôn bị phục kích nên tốc độ rút quân của địch rất chậm.

        Địch thay quân có mấy đại đội: thay phía sau trước, phía trước sau (bắt đầu thay quân từ phía bắc, rồi đến lực lượng ở Tà Cơn, cuối cùng mới đến tiểu đoàn 1 thuỷ quân lục chiến đang trực tiếp tiếp xúc với ta); thay dần từng đại đội, từng tiểu đoàn, tiến hành liên tục suốt ngày với quy mô bình thường không tạo nên những hoạt động đột xuất, nhằm làm cho ta khó phát hiện việc chúng thay quân, các đơn vị bất kỳ ở đâu đều về tậpt rung ở sân bay Tà Cơn rồi mới rút khỏi Tà Cơn; địch sử dụng đường không là chủ yếu, nhưng cũng có một phần kết hợp với đường bộ để vận chuyển các khí tài nặng; trong khi thay quân, lực lượng kỵ binh bay tăng cường hoạt động ở phía nam, bảo đảm an toàn cho việc thay quân.

        Việc rút sư đoàn 1 kỵ binh bay và trung đoàn 26 thuỷ quân lục chiến khỏi khu vực, địch cũng tiến hành với những đặc điểm gần như thứ tự của thay quân, rút dần lần lượt từng tiểu đoàn, cố tránh gây sự giảm lực đột ngột.

        Ngày 19 tháng 4, địch hoàn thành việc thay quân. Trung đoàn 9 (thiếu 1 tiểu đoàn) thuỷ quân lục chiến Mỹ được tăng cường 1 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 4 thuỷ quân lục chiến và 2 tiểu đoàn kỵ binh không vận thay trung đoàn 26 thuỷ quân lục chiến chiếm giữ khu vực Tà Cơn. Địch chỉ để 2 tiểu đoàn làm nhiệm vụ chiếm đóng như trước, còn 4 tiểu đoàn khác hoạt động có tính chất cơ động hơn, lúc cần thì đánh ra phía tây hoặc đi bảo vệ đường và lùng sục phía nam Tà Cơn.

        Những ngày cuối tháng 4 năm 1968, quân địch ở Tà Cơn cố gắng mở các trận phản kích ra xung quanh Tà Cơn nhằm đẩy lực lượng ta giãn ra để giảm áp lực đối với Tà Cơn. Ngày 21 tháng 4, 3 tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến chia thành nhiều mũi đánh vào điểm cao 622, bị ta diệt 250 tên, buộc số còn lại bỏ chạy về Tà Cơn. Ngày 23 tháng 4, một bộ phận kỵ binh từ Làng Con- Húc Hạ tiến về phía Làng Vây, bị ta diệt hơn 100 tên, hạ 2 máy bay lên thẳng; số còn lại chạy về Húc Hạ. Cùng ngày (23- 4) 1 đại đội biệt kích nguỵ đổ bộ bằng máy bay lên thẳng xuống Pê Rang; nhưng cũng đều bị tiêu diệt gọn. Trên Đường số 9, các đoàn xe vận chuyển của địch bị ta phục kích liên tiếp, chúng phải rải 2 tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến để cảnh giới đường bộ.

        Quyết tâm mới của Bộ Tư lệnh chiến dịch là: khắc phục mọi khó khăn về lực lượng, nhanh chóng xốc lại đơn vị, bám địch mà đánh, theo sát từng bước địch thay quân, áp sát các vị trí địch còn đang chiếm giữ, khống chế sân bay, kìm chân địch lại để tiêu diệt. Khu vực tác chiến chính cần tập trung lúc này là các điểm cao 689, 622 và các vị trí Làng Khoai, Ku Bốc. Khôi phục lại thế trận vây hãm Tà Cơn. Địch còn giữ Khe Sanh ngày nào, thì địch còn phải rải quân giữ Đường số 9, do đó ta phải đánh mạnh trên Đường số 9, không để cho địch vận chuyển được dễ dàng.

        Thực hiện quyết tâm trên, các đơn vị tuy quân số không đủ, nhưng vẫn bám địch ngay từ lúc chúng thay quân. Trung đoàn 26 thuỷ quân lục chiến Mỹ phải mất 6 ngày mới về tới Quảng Trị (ngày 15- 4 bắt đầu thay quân mà đến 20- 4 chúng mới tập trung hết trung đoàn 26 thuỷ quân lục chiến ở Quảng Trị).

        Đến những ngày cuối tháng 4 năm 1968, địch kết thúc cuộc hành quân “Ngựa bay” của Mỹ và cuộc hành quân “Lam Sơn 207” của nguỵ giải toả Khe Sanh. Cả lực lượng hành quân hỗn hợp và lực lượng chiếm đóng Tà Cơn từ trước, cả Mỹ và nguỵ bị ta diệt 5.200 tên (có 3.870 tên Mỹ), trong đó có 10 đại đội Mỹ, 1 đại đội nguỵ bị diệt gọn; 82 máy bay các loại bị bắn rơi; 4 khẩu pháo, cối, 4 trọng liên và 21 xe (có 5 xe tăng) bị phá huỷ.

        Nhìn chung, đợt III chiến dịch đánh địch ứng cứu giải toả Khe Sanh (thay quân ở cụm cứ điểm Tà Cơn), ta đã nắm chắc tình hình, phán đoán đúng âm mưu và hành động của địch nên có quyết tâm đúng, có cách đánh phù hợp, chỉ đạo chiến thuật chặt chẽ và linh hoạt, tiêu diệt được nhiều địch. Bên cạnh ưu điểm về chỉ đạo và chỉ huy phải thấy được tinh thần chịu đựng khó khăn, ác liệt mà vẫn chủ động đánh địch của các phân đội bộ binh và các binh chủng, đã thực hiện được yêu cầu tiêu diệt nhiều sinh lực Mỹ.

        Nhưng, trong đợt đánh địch giải toả Khe Sanh ta chưa có trận nào diệt gọn tiểu đoàn Mỹ; trung đoàn 9 sư đoàn 304 làm nhiệm vụ vây lấn Tà Cơn đã rút 2 tiểu đoàn về phía sau khi chưa có lệnh: các trung đoàn 24 và 66 bỏ lỡ một số thời cơ diệt địch; pháo binh để mất đài quan sát gây ảnh hưởng xấu đến tổ chức hiệp đồng; sau từng trận đánh các đơn vị không nắm chắc ngay quân số, chưa củng cố đơn vị kịp thời. Đó là những thiếu sót làm tăng thêm khó khăn, hạn chế kết quả của chiến dịch.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2016, 08:29:33 am »


        ĐỢT IV- VÂY LẠI TÀ CƠN, ĐÁNH ĐỊCH RÚT CHẠY

        (8/5 - 15/7/1968)

        Sau khi địch thay quân giữ Khe Sanh, tuy vành đai vây lấn của ta chưa khôi phục được như cũ, nhưng chúng vẫn nằm trong vòng uy hiếp của hoả lực pháo binh ta. Việc cung cấp tiếp tế cho số quân lớn của địch ở Khe Sanh là vấn đề khó khăn của chúng.

        Sang tháng 5, trong khi toàn miền mở đợt 2 tiến công và nổi dậy, Bộ Tư lệnh chiến dịch chủ trương: tích cực tiến công tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, nhanh chóng khôi phục lại thế vây lấn Tà Cơn, uy hiếp địch mạnh hơn nữa, buộc chúng phải đưa quân lên giải toả lần 2, thu hút thêm lực lượng địch ra Đường số 9 để phối hợp với Thừa Thiên- Huế hoặc bức địch rút khỏi Khe Sanh để ta tiêu diệt chúng ở ngoài công sự.

        Khó khăn của ta là thiếu quân số, sức khoẻ bộ đội giảm sút. Vì vậy, phương hướng chung là: hoạt động nhỏ, tiêu diệt gọn; đánh liên tục nhưng có trọng điểm; giữ vững chủ động, vừa đánh vừa củng cố để chuyển sang đánh lớn khi có thời cơ.

        Lực lượng bộ binh ở khu vực Khe Sanh lúc này có: tiểu đoàn độc lập đánh địch ở đoạn Cà Lu- Rào Quán; trung đoàn 66 đánh địch ở phía tây và tây bắc Tà Cơn; trung đoàn 9 đánh địch ở nam Tà Cơn; trung đoàn 24 lùi về sau củng cố.

        Do sự chỉ đạo sát nên những ngày đầu tháng 5 có những trận đánh với hiệu suất cao. Ngày 4 tháng 5, ta tập kích địch ở điểm cao 552 diệt 3 đại đội Mỹ (có 2 đại đội kỵ binh không vận và 1 đại đội thuỷ quân lục chiến), phá huỷ 4 khẩu 105 mm và 9 khẩu 106,7 mm. Về phía bắc và tây bắc Tà Cơn ta bao vây kiềm chế các điểm cao 832 và 689. Ở phía đông nam ta áp sát Làng Khoai, đánh địch phản kích diệt 200 tên, bắn rơi 3 máy bay lên thẳng. Trên Đường số 9, liền 2 ngày 14, 15 tháng 5 ta đã đánh một số trận tập kích ở nam Làng Khoai, diệt 310 tên địch, phá huỷ một số xe vận tải, buộc địch phải vận chuyển từng đoạn. Thượng tuần tháng 5, thế trận vây lấn Tà Cơn đã được khôi phục, các loại hoả khí của ta lại bắn vào Tà Cơn, gây cho địch nhiều thiệt hại. Nhưng lực lượng của ta hiện có ở khu vực Khe Sanh không đủ khả năng vây lấn Tà Cơn vừa sẵn sàng đánh địch ứng cứu giải toả. Trong tình hình đó, Bộ điều sư đoàn bộ binh 308 (thiếu trung đoàn 36) vào chiến đấu ở Khe Sanh.

        Ngày 9 tháng 5, đồng chí Đỗ Trình thay mặt Đảng uỷ và Bộ Tư lệnh chiến dịch giao nhiệm vụ cho sư đoàn 308 như sau: “Sư đoàn 308 phải cắt Đường số 9 từ Rào Quán đến Ku Bốc, đẩy Khe Sanh trở lại tình trạng bị cô lập đường bộ, buộc địch phải ra giải toả, tạo thời cơ cho ta tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch ngoài công sự; uy hiếp địch ở Tà Cơn, buộc chúng phải rút lực lượng ở nơi khác tăng cường cho Tà Cơn, giam chân địch càng đông, càng lâu càng tốt, phối hợp với đợt 2 tiến công và nổi dậy trong toàn miền. Phương châm đánh địch ngoài công sự là chủ yếu, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa, tạo điều kiện đánh lớn”.

        Trong khi sư đoàn 308 khẩn trương chuẩn bị tổ chức nắm địch, trinh sát thực địa, làm phương án tác chiến, học tập kinh nghiệm v.v… thì các đơn vị thuộc sư đoàn 304 vẫn kiên trì khắc phục khó khăn đánh địch. Ngày 19 tháng 5, một đơn vị của sư đoàn 304 phục kích gần căn cứ Tà Cơn diệt gọn 1 đại đội và 3 xe tăng của địch khi chúng sục sạo ra phía tây. Bị thiệt hại, địch dùng 2 tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến đánh ra tây nam Động Ché Riêng nhằm thăm dò và đẩy lực lượng ta ra xa. Sau 3 ngày đưa quân ra hoạt động ngoài căn cứ Tà Cơn, địch lại co về cố thủ, dùng hoả lực phi pháo đánh vào các trận địa ta.

        Trước tình hình địch cố thủ trong căn cứ nên ta chủ trương đánh nhỏ, đánh vừa, đánh bằng mọi cách để kéo địch ra mà tiêu diệt. Điểm cao Làng Cát nằm ở nam Đường số 9, cách cầu Rào Quán 1 km về phía nam, có 1 đại đội Mỹ chiếm giữ để bảo vệ các đoàn xe vận chuyển tiếp tế cho Tà Cơn. Ta chọn Làng Cát là điểm “châm ngòi”, thực hiện cắt tiếp tế đường bộ, bức địch phải giải toả.

        Trung đoàn bộ binh 102/308 được giao nhiệm vụ tiêu diệt địch và chiếm điểm cao Làng Cát. Sau 2 ngày chuẩn bị, 03 giờ 12 phút ngày 28 tháng 5, tiểu đoàn 8/102 nổ súng tiến công địch, tiêu diệt được một bộ phận địch, nhưng không dứt điểm. Ngày 31 tháng 5, trung đoàn 102 sư đoàn tiểu đoàn 7 tiến công lần 2, trận đánh kéo dài đến sáng ngày 31 tháng 5, nhưng cũng không giành được thắng lợi hoàn toàn, địch vẫn giữ thông đường vận chuyển.

        Phát hiện lực lượng mới của ta và trước nguy cơ Khe Sanh lại ở trong thế bị vây chặt như cũ, địch vội vã vét quân ngày ở chiến trường Đường số 9 bao gồm: trung đoàn 4 (thiếu 1 tiểu đoàn) và tiểu đoàn 1, trung đoàn 9 thuỷ quân lục chiến để tổ chức cuộc hành quân giải toả, nhằm vào khu vực hoạt động của sư đoàn 308. Cuộc hành quân này địch lấy mật danh là cuộc hành quân “SCỐT- LEN 2”1 (Cuộc hành quân “Scốt- len 1” do sư đoàn 3 thuỷ quân lục chiến Mỹ tổ chức càn quét ở khu vực Quảng Trị vào tháng 11 năm 1967) do Bộ chỉ huy sư đoàn 3 thuỷ quân lục chiến Mỹ chỉ huy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2016, 08:32:44 am »

        Ngày 1 tháng 6 năm 1968, máy bay trinh sát của thuỷ quân lục chiến Mỹ hoạt động trên vùng trời Đường số 9 và nam Khe Sanh. Các ngày 2, 3 tháng 6, 2 tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến và 1 tiểu đoàn pháo binh đổ bộ bằng máy bay lên thẳng chiếm Tà Ri, Tà Quan; ngày 4 tháng 6, tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến thứ ba đổ bộ xuống Pa Trang và Húc Cốt Giang, từ đó toả ra đánh chiếm một số bàn đạp khác.

        Căn cứ vào tính chất và cách hoạt động của địch, Bộ Tư lệnh chiến dịch dự đoán: địch mở cuộc hành quân lần này để đối phó với cuộc vây lấn Tà Cơn của ta đang ngày càng tăng. Cũng cần đề phòng địch lên lần này nhằm kéo lực lượng ta giãn ra rồi rút bỏ Khe Sanh.

        Giữa tháng 6 năm 1968, Bộ điều trung đoàn bộ binh độc lập 246 vào thay sư đoàn 304. Sư đoàn 304 rút về phía sau củng cố. Như vậy, từ giữa tháng 6 ở Khe Sanh chỉ còn trung đoàn 246 đánh địch ở phía tây Tà Cơn, sư đoàn 308 (thiếu 1 trung đoàn) đánh địch ở nam Tà Cơn.

        Cuộc hành quân “Scốt- len 2” bị ta đón đánh ngay khi chúng vừa đổ quân xuống Pa Trang, Húc Cốt Giang. Có nhiều trận tập kích vào các cứ điểm mà địch mới chiếm như: Rô- Mơ, Húc Thượng, điểm cao 635, Hô Le và Pu Nhoi. Các đơn vị thuộc sư đoàn 308 đã tiêu diệt 1.380 tên, bắn rơi và bắn cháy 11 máy bay các loại, phá huỷ 7 khẩu pháo và cối; đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn 3/trung đoàn 4 thuỷ quân lục chiến Mỹ. Ở phía tây, trung đoàn 246 tiếp tục bao vây kiềm chế các điểm cao 832, 845 và 689, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.

        Ngày 18 tháng 6, địch co lực lượng về giữ Đường số 9 và nam Tà Cơn. Ngày 19 tháng 6, địch điều 2 tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến từ khu vực Khe Sanh về tăng cường cho Đông Hà, Cửa Việt đang bị ta uy hiếp mạnh và cuộc hành quân “Scốt- len 2” cũng kết thúc.

        Từ ngày 20 tháng 6, lực lượng địch ở Khe Sanh chỉ còn 5 tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến mà vẫn phải rải một bộ phận lực lượng bảo vệ Đường số 9 để duy trì tiếp tế cho Tà Cơn và khi cần để yểm hộ cho cuộc rút chạy khỏi Khe Sanh. Vì mục tiêu đó, trong mấy ngày lên, địch tung 3 tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến càn quét lùng sục tây nam Tà Lu 2 km nhằm bảo vệ an toàn cho tuyến vận chuyển đường bộ và hành lang tiếp tế đường không cho Tà Cơn, đồng thời rút bớt quân ở một số cứ điểm ngoại vi về Tà Cơn và chuyển một số trang bị nặng khỏi Tà Cơn.

        Thấy hành động của địch đã biểu hiện triệu chứng rút chạy khỏi Khe Sanh, Bộ Tư lệnh chiến dịch liền chỉ thị các đơn vị tích cực bám sát tình hình, kiên quyết đánh địch ngay khi chúng bắt đầu thu quân và cả quá trình rút chạy. Trung đoàn 246 vây chặt các điểm cao 832, 845 và 689, kiềm chế địch bốc quân bằng máy bay lên thẳng; dùng tiểu đoàn 2/trung đoàn 246 phối hợp với trung đoàn 88/308 đánh địch ở Ku Bốc, 471 và Làng Khoai (trên Đường số 9).

        Ngày 26 tháng 6 năm 1968, địch tuyên bố rút bỏ Khe Sanh. Cuộc rút chạy của chúng phải kéo dài. Đến ngày 7 tháng 7 năm 1968 địch mới rút hết lực lượng ở căn cứ Tà Cơn. Sáng 8 tháng 7 ta đã vào làm chủ Tà Cơn.

        Trong quá trình địch rút, trung đoàn 246 vây điểm cao 689 đã chặn được địch, buộc chúng phải tăng thêm 3 đại đội để đối phó… Trung đoàn 246 liên tục đánh địch nhưng vì lực lượng ít nên chỉ bám đánh bọn rút sau cùng, không đánh được vào chủ lực của chúng nên không phá vỡ được đội hình rút lui. Ở phía nam, trung đoàn 102 đã rút về phía sau củng cố, trung đoàn 88 gặp phải đội hình mạnh của địch án ngữ ở nam Đường số 9 nên cũng chỉ đánh được vào bộ phận bảo vệ, không đánh được vào đội hình chính của chúng. Trong thời gian này, pháo binh của ta hoạt động có hiệu quả, gây cho địch nhiều tổn thất trong khi rút lui.

        Đến ngày 15 tháng 7 năm 1968, địch rút hết về tập trung ở khu vực Cà Lu- Tân Lâm; ta làm chủ Đường số 9 từ Lao Bảo đến sát Cà Lu (trừ cứ điểm Động Truồi trên điểm cao 1015m). Chiến dịch Đường số 9- Khe Sanh đến đây kết thúc toàn bộ.

        Kết quả đánh địch rút chạy: ta tiêu diệt 1.333 tên Mỹ, bắn rơi, bắn cháy 34 máy bay các loại; phá huỷ 5 xe vận tải, 5 khẩu pháo và cối.

        Tính chung cả đợt 4: ta diệt 5.100 tên, bắn rơi, bắn cháy 96 máy bay; phá huỷ 31 khẩu pháo; cối và 46 xe cơ giới.

        Các chiến trường có liên quan

        Khu vực phía đông Đường số 9, sau một thời gian củng cố, cuối tháng 4 năm 1968, sư đoàn 320 và trung đoàn 27 vào triển khai chiến đấu với nhiệm vụ chủ yếu là cắt vận chuyển đường sông Cửa Việt, cắt vận chuyển trên Đường số 1 và Đường số 9 của địch, đẻ phối hợp với đột 2 tổng tiến công của toàn Miền.

        Đợt này, các lực lượng của sư đoàn 320 tập trung đánh địch trên sông Cửa Việt và Đường số 9. Trung đoàn 27 hoạt động ở xung quanh miếu Bái Sơn (tây Đường 1). Các đơn vị đã cắt Đường số 1 ở đoạn Đông hà đi Quán Ngang trong 15 ngày, buộc địch phải đưa 2 tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến về vùng Quán Ngang để giải toả Đường 1. Ta đánh nhiều trận phản kích, có trận quy mô trung đoàn thiếu và đã loại khỏi vòng chiến đấu tiểu đoàn 2/trung đoàn 4 thuỷ quân lục chiến Mỹ, thực hiện được phối hợp với mặt trận Khe Sanh và toàn Miền.

        Đầu tháng 5 năm 1968, các chiến trường đều mở cuộc tiến công đợt 2 buộc địch phải bị động đối phó, giam chân các binh đoàn cơ động của địch vào xung quanh đô thị. Tất cả hoạt động đó của ta ở mặt trận Đường số 9 làm cho địch không đủ quân để tiếp tục hành quân giải toả và giữ Khe Sanh nên đã góp phần buộc địch phải rút khỏi Khe Sanh.

        KẾT QUẢ TOÀN CHIẾN DỊCH

        Chấp hành nhiệm vụ của Quân uỷ Trung ương giao, chiến dịch tiến công Đường số 9- Khe Sanh, dù thời gian gấp, công tác chuẩn bị chưa làm được chu đáo, nhưng đã nổ súng đúng thời gian quy định. Qua 177 ngày đêm đã chiến đấu liên tục, chiến dịch Đường số 9- Khe Sanh đã tiêu diệt, bắt sống 11.900 tên (chủ yếu là Mỹ); bắn rơi, bắn cháy 197 máy bay các loại; bắn chìm, bắn cháy 80 tàu vận tải lớn nhỏ; phá huỷ 78 xe các loại (có 8 xe tăng), 46 khẩu phái, cối và nhiều phương tiện chiến tranh khác1 (Hiện nay các tài liệu nêu thiệt hại về địch chưa thống nhất, bộ phận biên soạn sẽ bổ sung tiếp…).

        Ta đã kéo được một lực lượng đáng kể quân Mỹ ra Đường số 9, để phối hợp với hoạt động của toàn Miền. Ta đã giải phóng được đoạn Đường số 9 từ Huội San đến Cà Lu, giải phóng hoàn toàn huyện Hương Hoá với gần 10.000 dân. Trong lúc địch có số quân đông nhất, với số lượng lớn không quân và hải quân tham chiến mà ta đã giải phóng được một địa bàn quan trọng, cửa ngõ đường vận chuyển chiến lược 559, là một thắng lợi hết sức quan trọng cố ý về chiến lược.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2016, 08:37:40 am »


PHẦN THỨ TƯ

MẤY VẤN ĐỀ VỀ NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC VÀ THỰC HÀNH CHIẾN DỊCH

        Chiến dịch Đường số 9- Khe Sanh diễn ra trên chiến trường chính của các binh đoàn chủ lực của Bộ, tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô tương đối lớn, đột phá trực tiếp vào tuyến phòng ngự vững chắc của quân Mỹ, bao vây cô lập cụm cứ điểm Tà Cơn trong thời gian dài, thu hút được một bộ phận lực lượng tinh nhuệ của Mỹ ra khu vực Khe Sanh để phối hợp chiến trường, giải phóng được một vùng đất (toàn bộ huyện Hương Hoá) có ý nghĩa chiến lược, đồng thời đóng góp nhiều kinh nghiệm thiết thực cho các chiến dịch tiếp sau như Đường số 9- Nam Lào năm 1971 và Trị- Thiên năm 1972 giành được thắng lợi to lớn hơn…

        Trong chiến dịch này, đã thể hiện rõ nghệ thuật tổ chức và điều hành chiến dịch của cấp chiến lược và cấp chiến dịch, do đó cần phải đề cập đến những bài học kinh nghiệm tốt và cả những khuyết điểm làm hạn chế thắng lợi để nghiên cứu, học tập và tận dụng trong chiến tranh tương lai…

        I. TA CHỌN KHU VỰC TÁC CHIẾN CHỦ YẾU ĐÚNG

        Trong quyết tâm tác chiến, việc chọn khu vực tác chiến chủ yếu đúng có ý nghĩa rất lớn trong việc hoàn thành nhiệm vụ của chiến dịch.

        Trong điều kiện so sánh lực lượng lúc đó, địch còn có ưu thế tuyệt đối về binh chủng kỹ thuật, nhất là không quân và thiết giáp, ta đã chọn khu vực phía tây là khu vực rừng núi (Khe Sanh) hạn chế được nhiều chỗ mạnh của địch. Và là khu vực quan trọng “nhạy cảm” đối với địch về chiến lược để ta có thể thu hút, kiềm chế và diệt địch. Trong chiến dịch Đường số 9- Khe Sanh, tuy lực lượng lớn ta ở khu vực phía tây và khu vực phía đông không chênh lệch nhau lắm, nhưng các đơn vị hướng đông đã gặp nhiều khó khăn hơn; không đánh được nhiều trận dứt điểm. Một trong những lý do chủ yếu là ở hướng đông địch phát huy được nhiều hơn chỗ mạnh của chúng về xe tăng - thiết giáp (thuỷ quân lục chiến thực chất là một loại bộ binh cơ giới), cũng như ưu thế tuyệt đối của chúng về không quân và pháo binh. Chọn khu vực phía tây làm khu vực tác chiến chủ yếu là ta chọn đánh vào nơi địch yếu hơn so với khu vực khác, nhưng đồng thời đây lại là một địa bàn chiến lược quan trọng. Trong suốt cuộc chiến tranh, địch luôn tìm mọi cách ngăn chặn sự chi viện của ta từ Bắc vào Nam. Địch biết rõ đoạn Đường số 9 từ Hương Hoá đến Bản Đông là cửa ngõ của đường vận chuyển chiến lược Bắc Nam, một khu vực có ý nghĩa quyết định đối với việc ngăn chặn người và vật chất của ta vào miền Nam.

        Từ kinh nghiệm thực tế của chiến dịch, trong chiến tranh giải phóng, nhưng ta cũng thấy đây là một kinh nghiệm lớn có giá trị cả trước đây và sau này. Trong chiến tranh giải phóng cũng như trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, thường ta phải đánh với một kẻ địch lúc đầu mạnh hơn ta. Để giành thắng lợi từng bước, đánh cho địch suy yếu dần, làm chuyển hoá tương quan lực lượng có lợi cho ta, ta thường phải tìm cách hạn chế chỗ mạnh của địch, khoét sâu chỗ yếu của chúng. Một trong những biện pháp đó là lợi dụng những nơi địa hình hiểm trở, nơi địch yếu và liên quan đến nơi hiểm yếu, có ý nghĩa chiến lược để mở các chiến dịch lớn hoặc tương đối lớn. Lợi dụng địa hình hiểm trở, phát huy được cách đánh sở trường của ta là một truyền thống của nghệ thuật quân sự Việt Nam. Cha ông ta trước đây có Chi Lăng, có Bạch Đằng. Trong kháng chiến chống Pháp có chiến dịch Biên Giới, Tây bắc, Hoà Bình, Điện Biên Phủ và một loại chiến dịch khác. Trong kháng chiến chống Mỹ có Đồng Xoài, Pơ Lây Me, Khe Sanh, Đường số 9- Nam Lào, và Tây Nguyên 1975…

        Tất nhiên muốn thắng địch, phải biết tác chiến ở tất cả các loại địa hình để đánh thắng kẻ địch mạnh. Cả quá trình cuộc chiến tranh chống Mỹ, với phương châm 3 vùng, ta phải đánh địch cả vùng rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị. Quy luật chung của các cuộc chiến tranh là phải đánh chiếm các đô thị lớn mới đập tan đầu não của địch. Nhưng lúc địch còn mạnh, ta phải biết lợi dụng địa hình rừng núi mà ta khắc phục được để phát huy được tính năng của các binh chủng kỹ thuật của ta, đồng thời hạn chế được chỗ mạnh của địch, nhằm tạo điều kiện đánh tiêu diệt lớn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2016, 08:39:31 am »


        II. PHƯƠNG CHÂM CHỈ ĐẠO TÁC CHIẾN CHIẾN DỊCH ĐƯỢC XÁC ĐỊNH CHÍNH XÁC

        Phương châm chỉ đạo tác chiến của chiến dịch Đường số 9- Khe Sanh đã được Bộ xác định đúng ngày từ đầu, từ khi làm kế hoạch tác chiến Xuân- hè 1968. Phương châm lấy đánh địch ngoài công sự làm chính, đánh địch trong công sự khi cần thiết và chắc thắng là xuất phát từ điều kiện so sánh lực lượng ta, địch ở khu vực Đường số 9- Khe Sanh lúc đó. Địch tuy lui về phòng ngự, nhưng còn quân đông, hoả lực mạnh, sức cơ động cao và tổ chức phòng ngự tương đối hiện đại và là những đơn vị chủ lực cơ động của Bộ, nhưng những sư đoàn bộ binh của ta lúc đó là loại “sư đoàn bộ binh nhẹ” (Sư đoàn bộ binh nhẹ: không có lựu pháo, pháo cao xạ, xe tăng và một số binh chủng kỹ thuật khác nên sức đột phá phòng ngự địch có hạn chế…) chưa quen thuộc chiến trường, chưa có kinh nghiệm trực tiếp tác chiến với bộ binh Mỹ, và khả năng hoả lực, trình độ tiến công đột phá công sự vững chắc còn có hạn.

        Để thực hiện phương châm chỉ đạo của trên, Bộ Tư lệnh chiến dịch Đường số 9- Khe Sanh đã quyết định tiến công diệt quận lỵ Hương Hoá và điểm cao 832 để “châm ngòi” vào đêm 20 tháng 1 năm 1968 nhằm kéo viện binh địch lên khu vực Khe Sanh để tiêu diệt chúng ngoài công sự.

        Chủ trương diệt điểm “châm ngòi” là chính xác, nhưng thực tế diệt điểm đã không giòn giã, không tiêu diệt gọn địch trong quận lỵ Hương Hoá và không thành công đánh chiếm điểm cao 832. Việc đó, chứng minh rằng: sức đột phá vào cứ điểm (điểm tựa) mà địch xây dựng trên điểm cao có công sự vững chắc (do bộ binh Mỹ chiếm giữ)… của bộ đội ta lúc này chưa tốt (ví dụ thêm, trung đoàn 102/308 sau này đột phá điểm cao Làng Cát vào đêm 28 và 31 tháng 5 năm 1968 cũng không thành công).

        Trong đợt 1 và đợt 2 chiến dịch, địch chưa tăng viện cho cụm cứ điểm Tà Cơn do có nhiều nguyên nhân chi phối; nhưng trong đợt 3 và đợt 4 địch đã xuất kích nhiều lần và lực lượng tăng viện giải toả rất đông, có nhiều thời cơ cho ta tiêu diệt chúng ở ngoài công sự. Tổng số địch bị loại khỏi vòng chiến đấu trong chiến dịch là 11.900 tên thì khoảng 1 vạn tên bị ta tiêu diệt trong lúc chúng đang vận động hoặc tạm dừng. Thực tiễn đó chứng minh sự đúng đắn của phương châm chỉ đạo chiến dịch Đường số 9- Khe Sanh; nhờ đó ta đã hoàn thành được mục đích của chiến dịch là: kéo địch ra Đường số 9, giam chân chúng trong thời gian dài, tiêu diệt nhiều sinh lực Mỹ, phối hợp tốt với các chiến trường toàn Miền.

        Việc xác định phương châm chỉ đạo tác chiến đúng là do nắm được quy luật hoạt động của địch, biết đánh giá khả năng của ta và biết tận dụng từng binh chủng để vây hãm địch trong thế trận vững chắc của chiến dịch, tạo điều kiện tập trung lực lượng ưu thế hơn địch, lần lượt tiêu diệt từng mục tiêu bằng binh chủng hợp thành, và bao trùm hơn cả là do quán triệt được tư tưởng tích cực tiến công, tiêu hao, tiêu diệt từng bộ phận quân địch, nhất là quân Mỹ và quân tăng viện, giải toả, rút chạy và quân phòng ngự trong cứ điểm, cụm cứ điểm.

        Việc xác định phương châm chỉ đạo tác chiến đúng rất quan trọng, vì nó phản ánh đúng sự vận động quy luật hoạt động của cả địch và ta trong tác chiến, nó quyết định tổ chưc hành động trong thực tiễn, chủ động chuẩn bị trước như: chuẩn bị chiến trường, chuẩn bị bảo đảm các mặt, chuẩn bị cho từng trận đánh…”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2016, 08:41:44 am »


        III. KIÊN QUYẾT LIÊN TỤC TIẾN CÔNG VÀ VẬN DỤNG LINH HOẠT CÁC HÌNH THỨC CHIẾN THUẬT ĐỂ GIÀNH THẮNG LỢI

        Trong chiến dịch tiến công, việc duy trì được nhịp độ tiến công liên tục từ khi mở màn, cho đến khi kết thúc chiến dịch là một nguyên tắc không thể thiếu được để giành thắng lợi nhanh, gọn và triệt để.

        Muốn liên tục tiến công trong điều kiện địch còn có lực lượng đông, có hoả lực mạnh và sức cơ động cao là một vấn đề hết sức khó khăn. Kinh nghiệm chiến dịch Đường số 9- Khe Sanh đã chỉ rõ, muốn giữ được liên tục tiến công, ta phải giải quyết tốt 2 vấn đề sau đây:

        - Quán triệt tư tưởng tiến công, nêu cao quyết tâm chiến đấu, phát huy tinh thần anh dũng, khắc phục mọi khó khăn gian khó.

        - Với cơ sở quyết tâm cao, phải đồng thời biết vận dụng linh hoạt các hình thức chiến thuật, các cách đánh cụ thể phù hợp với tình hình của từng trận chiến đấu, từng đợt chiến đấu, bảo đảm đánh nhanh diệt gọn từng đối tượng định diệt, hoàn thành nhiệm vụ đánh địch trong từng đợt, tạo điều kiện cho chiến dịch tiêu diệt lớn quân địch, giành thắng lợi giòn giã.

        Những nội dung trên được thể hiện trong chiến dịch như sau:

        a.Các đơn vị tác chiến trên chiến trường Đường số 9- Khe Sanh thực sự đã thể hiện một tinh thần rất cao trong việc khắc phục khó khăn gian khổ, không ngại hy sinh để tiến công địch liên tục. Bội đội tiến công, tuy thời gian chuẩn bị rất gấp, nhưng với gạo, đạn trên vai, vượt qua việc đánh chặn của máy bay, pháo binh, nổ súng đúng thời gian.

        Dưới điều kiện phi, pháo của địch rất ác liệt, bộ đội ta đã bám trụ dài ngày ở Đường số 9-Khe Sanh để tạo thời cơ không ngừng tiến công địch; phải chịu thương vong trong quá trình bám trụ, vây hãm rồi vây lấn quân địch nhiều hơn so với lúc tiến công đột phá hay tiến công vận động tiêu diệt địch.

        Khi còn sung sức cũng như lúc bị thương vong tổn thất lớn, lực lượng giảm sút nghiêm trọng, có tiểu đoàn chỉ còn dưới trăm quân, nhưng vẫn tiếp tục tiến công, liên tục tiến công. Chúng ta đã trải qua quá trình vây hãm rồi vây lấn dài ngày, thương vong nhiều, nhưng khi địch phản kích, tăng viện thì lại chính những đơn vị từng vây hãm, vây lấn đó chuyển sang tiến công địch cả khi chúng giải toả, rút lui.

        b.Các binh đoàn ở chiến dịch Đường số 9- Khe Sanh đã vận dụng linh hoạt các hình thức chiến thuật và chuyển hoá cách đánh cụ thể phù hợp với từng trạng thái quân địch, bảo đảm tiêu diệt được nhiều sinh lực của chúng.

        - Đối với những cứ điểm riêng lẻ (cỡ tiểu đoàn) ta đã dùng phương pháp tiến công hiệp đồng binh chủng trong hành tiến (Hành tiến có chuẩn bị ngắn- và thường tiến hành vào ban đêm hoặc lúc chiều tối), dứt điểm trong thời gian ngắn. Trong các trận đó có trận Làng Vây (6- 2) là một trận rất thành công bằng phương pháp tiến công trong hành tiến đột phá phòng ngự địch bằng hiệp đồng binh chủng: pháo binh của chiến dịch tiến hành pháo bắn chuẩn bị, chi viện xung phong, đánh quân địch rút chạy; công binh của sư đoàn và trung đoàn tiến hành mở cửa cho bộ binh xe tăng xung phong; xe tăng dẫn đầu bộ binh xung phong và hiệp đồng với bộ binh tiếp tục tiêu diệt địch trong cứ điểm.

        - Đối với quân địch phòng ngự trong cụm cứ điểm (như Tà Cơn), không thể tiến công dứt điểm ngay được, ta đã tiến hành từ vây lấn đến đánh lấn, xây dựng trận địa tiến công để có thể đứng vững dưới phi, pháo địch mà liên tục tiến công (ta đã xây dựng trận địa trực tiếp tiếp xúc với địch trong quá trình vây lấn).

        - Đối với quân địch đổ bộ bằng đường không được hoả lực mạnh của không quân chi viện, ta đã xây dựng trận địa xuất phát tiến công có công sự ẩn nấp tốt ở gần những nơi ta dự kiến địch sẽ đổ bộ. Như vậy, tuy ta chưa dùng được bộ binh tiến công ngay lúc quân địch mới xuống mặt đất, nhưng ta đã đứng vững được ở trận địa xuất phát dùng hoả lực mạnh, vừa đánh quân địch trên không, hạ nhiều máy bay lên thẳng của địch; vừa đánh địch khi chúng mới đặt chân tới đất. Các trận địa xuất phát đó đã tạo điều kiện cho ta tiến hành tập kích địch ngay trong đêm và khi chúng lùng sục ra xung quanh thì các trận địa xuất phát đó lại trở thành thế trận để thực hiện phương pháp chiến đấu “chốt kết hợp với vận động”.

        - Ngoài những trận tiến công địch trong công sự vững chắc hay đánh quân địch đang cơ động hoặc tạm dừng, các lực lượng ở hướng đông đã tổ chức “chốt” để ngăn chặn quân địch vận chuyển đường sông Cửa Việt vào Đông Hà và đánh địch phản kích giải toả… Các phân đội của sư đoàn 320 và trung đoàn 270 đã dựa vào làng xóm và sông ngòi để xây dựng trận địa chốt như: các chốt Lâm Xuân, Bạch Cầu và Hoàng Hà của tiểu đoàn 27/270 đánh lui nhiều đợt tiến công của địch dù chúng có pháo binh, không quân và xe tăng yểm hộ, trong 4 ngày liền (21, 22, 23 và 24- 1) đã diệt 547 tên địch (có 310 tên Mỹ), bắn cháy 7 xe tăng và M113, bắn hỏng 3 tàu trên sông, giữ vững trận địa. Những hành động chiến đấu kể trên, thực chất là chiến đấu phòng ngự của các phân đội bộ binh ở hướng đông lúc đó. Nhưng thời kỳ đó chưa thật rõ về lý luận chỉ đạo phòng ngự nên trận địa của “chốt” còn thiếu vững chắc, không có chiều sâu và thế dựa, nghệ thuật phản kích chưa rõ ràng…

        Như vậy, trong chiến dịch Đường số 9- Khe Sanh Xuân- Hè năm 1968, ngoài nghệ thuật đột phá trong hành tiến, còn xuất hiện chiến thuật phòng ngự làng mạc kết hợp với sông ngòi của các phân đội bộ binh, trên thực tế đã tiêu hao, tiêu diệt được nhiều sinh lực địch và giữ vững trận địa “chốt” trong thời gian dài.

        Tóm lại, nhờ quán triệt tư tưởng tiến công, bộ đội ta đã phát huy tinh thần dám đánh và biết vận dụng linh hoạt các phương pháp tiến công phù hợp với tình hình thực tế của từng trận đánh, từng đợt chiến đấu để tiêu diệt địch. Việc chủ động và liên tục tiến công địch là một truyền thống trong nghệ thuật quân sự Việt Nam. Tất nhiên ta không chỉ có tiến công và phản công mà có cả phòng ngự. Nhưng ta xác định rõ chỉ có tiến công mới có thể đánh bại hoàn toàn quân địch, giành thắng lợi triệt để cho chiến tranh. Trong mọi hoàn cảnh phải sáng tạo ra phương pháp tiến công thích hợp, phải quán triệt tư tưởng tiến công không chỉ trong chỉ huy tiến công mà cả trong chiến đấu phòng ngự. Đó là bài học của quá khứ và cũng là bài học của tương lai.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2016, 08:43:50 am »


        IV. NHỮNG KHUYẾT ĐIỂM CHÍNH VÀ NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ NHỮNG KHUYẾT ĐIỂM ĐÓ

        Trước lúc đi vào những khuyết điểm cụ thể của chiến dịch, cần thấy vấn đề chỉ đạo chiến lược cũng có những điểm có ảnh hưởng khó khăn đến thực hiện nhiệm vụ chiến lược. Ví dụ: lúc đầu xác định lực lượng, giao nhiệm vụ và chuẩn bị cho chiến dịch quá gấp; trong quá trình chiến dịch lại điều bớt lực lượng cho các chiến trường khác trong lúc nhiệm vụ của chiến trường Đường số 9 - Khe Sanh ngày càng bức thiết hơn trong việc kéo quân Mỹ ra, giam chân chúng lại để tạo điều kiện thuận lợi cho tác chiến ở các đô thị.
        Sau đây là những khuyết điểm chính và những bài học rút ra từ những khuyết điểm đó:

        1. Không tập trung được lực lượng vào hướng (khu vực) chủ yếu, vào thời cơ quyết tâm

        Trong chiến dịch tiến công, đương nhiên phải tiến công địch trên nhiều hướng, đó là một nguyên tắc cơ bản không thể thiếu, để buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó nhiều nơi. Song trong nhiều hướng tiến công đó, phải có hướng tiến công chủ yếu. Hướng tiến công chủ yếu phải được tập trung lực lượng nhiều hơn so với các hướng khác của chiến dịch. Mức độ tập trung lực lượng trên hướng tiến công chủ yếu của chiến dịch phải bảo đảm cho hướng đó đủ sức hoàn thành nhiệm vụ được giao.

        Thực tế trong chiến dịch Đường số 9 - Khe Sanh, lực lượng đã bị phân chia 2 hướng gần như bằng nhau trong suốt quá trình chiến dịch. Trong đợt 2, ta có 11 trung đoàn bộ binh thì hướng tây 5 trung đoàn, hướng đông 6 trung đoàn. Đợt 3 và đợt 4, tuy hướng đông đã tách ra khỏi chiến dịch Đường số 9- Khe Sanh, nhưng cũng ở tình trạng không tập trung được lực lượng vào hướng chủ yếu là khu vực Khe Sanh (ở hướng đông lúc đó có 5 trung đoàn bộ binh, còn hướng tây lúc đầu chỉ còn 3 trung đoàn quân số thiếu của sư đoàn 304, sau thêm 2 trung đoàn của sư đoàn 308. Về binh chủng kỹ thuật ở 2 hướng cũng gần bằng nhau).

        Do phân tán binh lực nên khi hướng tây tạo được thời cơ chủ yếu để diệt địch ngoài công sự, nhưng lại không có lực lượng đủ mạnh để tiến công diệt địch hành quân giải toả, rút lui, mặc dầu trước đó ta nhận dịnh đây là thời cơ thuận lợi để tiêu diệt lớn quân địch.

        Đây là bài học kinh nghiệm lớn. Thực tiễn quá trình chiến tranh, ở nhiều chiến trường ta đã biết tập trung lực lượng trên hướng (khu vực) chủ yếu nhưng cũng ở nhiều chiến dịch khác, ta không kiên quyết tập trung lực lượng, vì vậy đã hạn chế kết quả của chiến dịch. Nguyên nhân phân tán lực lượng có nhiều; những nguyên nhân dẫn đến phân tán lực lượng trong chiến dịch Đường số 9- Khe Sanh cũng là những nguyên nhân phổ biến sau đây:

        - Trước hết do chuẩn bị chiến trường không đầy đủ, nên không sử dụng được nhiều lực lượng, nhất là sử dụng nhiều binh chủng kỹ thuật, như không có đường cơ động cho cơ giới; không dự trữ đủ lương thực đạn dược, do đó muốn tập trung lực lượng cũng không tập trung được.

        - Do đánh giá khả năng ta không đúng - hơi cao- dẫn đến ý muốn đánh mạnh ở nhiều khu vực, giành thắng lợi ở nhiều nơi, vượt quá khả năng thực hiện. chiến dịch Đường số 9 - Khe Sanh đề ra tiêu diệt gọn 5 - 7 tiểu đoàn Mỹ là quá cao. Nếu tập trung lực lượng diệt gọn 1- 2 tiểu đoàn Mỹ thì tình huống sẽ có nhiều chuyển biến có lợi cả về chiến dịch và chiến lược.

        - Chưa tin chắc ở khả năn dự kiến tình huống, thiếu quyết đoán khi thực hiện quyết tâm nên phải giữ binh lực ở nhiều khu vực khác nhau để sẵn sàng, đối phó với các tình huống khác nhau. Trong chiến dịch Đường số 9- Khe Sanh tuy chọn hướng tây là chủ yếu, nhưng lại dự phòng quá nhiều khả năng hướng đông có thể trở thành chủ yếu, do đó dẫn đến phân tán lực lượng.

        - Cuối cùng, trong một số cán bộ chỉ huy cũng chưa nhận thức hết giá trị của những trận đánh tiêu diệt gọn, những trận then chốt trong chiến dịch nên không tập trung chỉ đạo và không kiên quyết tập trung lực lượng để đánh những trận quyết định…
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2016, 08:53:40 am »

        Ví dụ: Trong đợt 2 ta vây hãm Tà Cơn, địch đang ở thế khốn quẫn về nhiều mặt. Nếu tập trung lực lượng: dùng trung đoàn 2 sư đoàn 325 và trung đoàn 66 sư đoàn 304, kiên quyết đánh liên tục, tiêu diệt bằng được tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến Mỹ ở điểm cao 832 và 537 (tây bắc Tà Cơn), đưa ĐKZ và súng cối lên các điểm cao khống chế này, uy hiếp trực tiếp sở chỉ huy trung đoàn thuỷ quân lục chiến Mỹ, sớm khống chế sân bay Tà Cơn, thì quân địch cố thủ trong Tà Cơn càng khốn quẫn hơn nữa, buộc địch phải đưa quân từ Trị- Thiên- Huế ra cứu nguy cho Tà Cơn sớm hơn: như vậy ta vừa thực hiện được yêu cầu diệt gọn 1 tiểu đoàn tinh nhuệ của Mỹ phòng ngự trên điểm cao vừa sớm thu hút thêm lực lượng quân Mỹ lên khu vực rừng núi Khe Sanh, và tình hình diễn biến chiến dịch nhất định sẽ thay đổi có lợi cho ta… Trái lại, cuối tháng 2 năm 1968, ta lại rút toàn bộ sư đoàn 325 để đưa vào Tây Nguyên; còn nhiệm vụ bao vây các cao điểm 845, 832, 537 và đánh lấn phía tây bắc sân bay Tà Cơn chỉ do trung đoàn 66 đảm nhiệm. Vì lực lượng ít, nên vây cũng không chặt, lấn cũng không sâu, khi địch ra phản kích thì diệt cũng không gọn, không còn lực lượng đột phá tiêu diệt địch phòng ngự trên điểm cao. Đây là một trường hợp bỏ lỡ cơ hội tiêu diệt gọn 1 tiểu đoàn Mỹ ở trong công sự khi chúng đang lâm vào thế nao núng…

        Trong đợt 4, ta vây lại Tà Cơn và đánh địch rút chạy. Giữa tháng 5 năm 1968, sư đoàn 308 (thiếu e 36) vào chiến trường Khe Sanh, lực lượng đang sung sức, có sở trường diệt địch trên điểm cao. Trung đoàn 102 đảm nhiệm tiêu diệt 1 đại đội Mỹ phòng ngự điểm cao Làng Cát (trên Đường số 9 sát cầu Rào Quán), cắt đứt đoạn Đường số 9; không cho địch ứng cứu hoặc rút khỏi Tà Cơn bằng đường bộ. Nhưng do sử dụng lực lượng không tập trung (đêm 28-5, dùng tiểu đoàn 8; đêm 30-5 dùng tiểu đoàn 7)  nên 2 lần tiến công đột phá cứ điểm Làng Cát đều không thành, ta thương vong, địch vẫn giữ thông Đường số 9… Nếu ta kiên quyết tập trung lực lượng và có cách đánh tốt, thì ta có thể diệt được cứ điểm Làng Cát, thực hiện được vây chặt Tà Cơn bằng đường không có khả năng buộc chúng phải bó lại binh khí kỹ thuật nặng để tháo thân, ta sẽ giành được kết quả lớn hơn khi làm chủ cụm cứ điểm Tà Cơn, kết thúc chiến dịch Đường số 9 - Khe Sanh.

        Qua hai trường hợp trên, nguyên nhân không phải là thiếu lực lượng, mà do sự vận dụng phương châm tác chiến chiến dịch thiếu linh hoạt, sự quan tâm chỉ đạo đánh trận then chốt thúc đẩy chiến dịch phát triển chưa đúng mức.

        2. Kéo quân Mỹ ứng cứu Đường số 9- Khe Sanh chưa được sớm theo yêu cầu, để giam chân dài ngày, tiêu hao tiêu diệt chúng, phối hợp với chiến trường toàn Miền, đặc biệt với Trị-Thiên-Huế

        Một nhiệm vụ nổi bật chiến dịch Đường số 9 - Khe Sanh là kéo địch ra Đường số 9, (nhất là Đường số 9), tạo điều kiện cho các chiến trường khác đánh vào đô thị từ đầu tháng 2 năm 1968, đặc biệt trong hiệp đồng tác chiến với mặt trận Huế trong đợt 1. Cao điểm của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, nhưng mãi đến đầu tháng 4 năm 1968, địch mới đưa quân giải toả Khe Sanh.

        Nguyên nhân của việc kéo địch chậm ra Khe Sanh là do ta có chú ý tới một quy luật cũ của địch, nhưng lại không thấy những điều kiện hoàn cảnh mới chi phối hoạt động của chúng. Ta vẫn cho rằng: hễ chủ lực ta xuất hiện ở đâu là địch sẽ hành quân phản ứng ngay vào khu vực đó như những năm 1965 - 1966 và đầu năm 1967. Vì vậy ta chủ trương hạn chế đánh điểm lớn, chỉ đánh một vài điểm nhỏ còn thì vây điểm, chờ viện, dành lực lượng để đánh viện. Chủ trương như vậy không phù hợp với tình hình khách quan lúc đó là quân địch đã bị thất bại sau hai cuộc phản công chiến lược, không còn hung hăng như trước. Trái lại, đến lúc này, muốn điều quân đi ứng cứu, chúng đã phải cân nhắc thận trọng hơn. Đặc biệt sau khi ta đã đồng loạt nổ súng ở các đô thị thì việc kéo địch ra lại càng khó.

        Từ tình hình thực tiễn của chiến trường Đường số 9- Khe Sanh và các chiến dịch khác, ta thấy: muốn chủ động kéo viện binh địch thì phải đánh mạnh đến mức buộc địch phải thấy mối nguy cơ mà nếu chúng không cứu viện thì đồng bọn tại chỗ sẽ bị tiêu diệt. Cụ thể trong chiến dịch Đường số 9 - Khe Sanh, nếu ta liên tục tiêu diệt các cứ điểm ngoại vi và sau đó bao vây, đánh lấn căn cứ Tà Cơn ngay thì nhất định sẽ phải tăng viện sớm, phản công sớm…

        Từ kinh nghiệm cụ thể ở trên, ta cũng thấy một quy luật là trong quá trình chiến tranh, ta vẫn cố hết sức kéo địch ra ngoài các cứ điểm, cụm cứ điểm để diệt, đánh điểm là hạ sách, nhưng thành phần đánh điểm thường ngày càng yêu cầu cao hơn. Muốn vậy phải có đủ sức mạnh đánh điểm, diệt địch trong công sự vững chắc, lúc đó mới có thể buộc địch phải hành quân tăng viện, hành quân phản kích để cho ta diệt chúng ở ngoài công sự.

        3. Thời gian chuẩn bị ngắn, trong lúc các binh đoàn chiến thuật lúc này còn ít khả năn tác chiến trong điều kiện chuẩn bị gấp

        Trong những năm 1967- 1968, bộ đội ít có khả năng đánh lớn, đánh hiệp đồng binh chủng trong điều kiện chuẩn bị gấp. Trong chiến dịch Đường số 9- Khe Sanh, do nhiều nguyên nhân khác nhau, các sư đoàn đều có rất ít thời gian chuẩn bị. Vì vậy, khi bắt đầu chiến dịch, nhiều đơn vị đánh ít kết quả. Sư đoàn 325 đánh đúng thời gian, nhưng lại đột phá điểm cao 832 không thành công; chiến dịch đã mở màn, sau 10 ngày sư đoàn 320 mới tiến công Cam Lộ, cũng không thành công vì thiếu chuẩn bị chu đáo.

        Từ tình hình trên, ta thấy rõ: một mặt cấp chiến dịch (và cả cấp chiến lược) cố dành nhiều thời gian cho các binh đoàn chiến thuật chuẩn bị tác chiến chu đáo các mặt như nắm địch, chuẩn bị bộ đội, chuẩn bị vật chất, tổ chức hiệp đồng, tổ chức bảo đảm đầy đủ mở màn chiến dịch một cách thuận lợi. Nhưng mặt khác, các đơn vị cơ động, các đơn vị dự bị nhất là dự bị chiến lược, lại phải rèn luyện cho mình biết tổ chức và chuẩn bị tác chiến trong thời gian ngắn mới đáp ứng được yêu cầu trong mọi tình huống. Nếu lúc nào cũng yêu cầu phải có thời gian chuẩn bị dài thì sẽ mất thời cơ vì đơn vị dự bị chiến lược thường được sử dụng khi có thời cơ mà thời cơ xuất hiện và mất đi lại rất nhanh.

        Thực tiễn ở chiến dịch Đường số 9- Khe Sanh đã có đơn vị đánh được và đánh có hiệu quả ngay trận đầu và liên tiếp các trận sau. Một nguyên nhân là những đơn vị này trong huấn luyện thời bình, thường lấy công tác chuẩn bị chiến đấu trong điều kiện thời gian gấp (24- 36 giờ làm xong công tác chuẩn bị của cấp sư đoàn) làm mức luyện tập.
Logged

Trang: « 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM