Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 12:22:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vị chỉ huy huyền thoại  (Đọc 76755 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #170 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2016, 07:46:53 pm »


*

*        *

        Mấy ngày trước đây, Đà Nẵng, Khu 5 còn là tiền tuyến, bây giờ đã trỏ thành hậu phương trực tiếp cho tiền tuyến, cho mặt trận giải phóng Sài Gòn. Sư trương Nguyễn Chơn bê bộn công việc, chưa có một phút giây nào để ghé qua thăm nhà, thăm quê. Lúc này Tổ quốc là trên hết. Công việc đang dồn dập chợt ông nhận được tin Trung đoàn trưởng Phạm Xưởng và Tiểu đoàn trưởng Sĩ Hùng làm nhiệm vụ chỉ huy truy quét quân địch dọc chân đèo Hải Vân và Sơn Trà trên đường đi bất ngờ xe bị lật. Cả Sĩ Hùng và Phạm Xưởng bị thương nặng. Sư trưởng Nguyễn Chơn vội vã lấy ít mật gấu để dành bấy lâu cùng tổ y tế đến chỗ xảy ra sự cố. Lúc đến nơi, hai người đã được đưa về quân y sư đoàn. Ông lệnh cho xe chạy thẳng xuống đấy. Thấy hai cán bộ băng bó đầy mình, lòng ông cuộn xót. Ông nghẹn ngào:

        - Mình và các cậu đã bao năm vào sống ra chết, khổ cực buồn vui có nhau... Các cậu phải cố gắng điều trị vượt qua nỗi đau đớn để nhanh chóng trở về đơn vị. Riêng Sĩ Hùng, Sư đoàn đã quyết định cho cậu đi học. Mình tặng cậu chiếc đồng hồ đang đeo tay.

        Sư trưởng Nguyễn Chơn vừa nói vừa cởi chiếc đồng hồ ra khỏi cổ tay.

        - Mình xin tặng cậu làm kỷ niệm. Mỗi khi xem giờ, nhớ tình anh em, tình đồng chí chiến đấu của chúng ta.

        Sĩ Hùng nằm bất động vì bó bột, nhưng từ hai khoé mắt nước mắt trào ra. Ấp úng mãi anh mới nói nên lời.
- Em xin cám ơn thủ trưởng! Có lẽ chúng ta đang sống những ngày chiến đấu và chiến thắng vinh quang nhất thủ trưởng ạ...

        - Ừ đúng thế! Rồi đây thời thế có thể thay đổi nhưng nghĩa tình đồng chí, đồng đội của chúng ta sẽ còn mãi mãi.

        Sư trưởng Nguyễn Chơn cúi xuống hôn lên trán Sĩ Hùng và Trung đoàn trưởng Phạm Xưởng. Sĩ Hùng nắm chặt tay Sư trưởng Nguyễn Chơn:

        - Thủ trưởng ơi! Thủ trưởng đã tranh thủ về thăm hai cụ và gia đình chưa ạ?

        - Cả đơn vị còn làm nhiệm vụ, làm sao mình về thăm nhà được. Lúc nào các cậu trở về đơn vị, tớ về thăm cũng không muộn.

        - Vậy thủ trưởng đã được tin gì về hai cụ và gia đình chưa ạ?

        - Chưa!

        - Chắc gia đình và hai cụ đang đi tìm hỏi tin tức của

        thủ trưởng đấy!

        - Ông bà già và gia đình có biết mình ở đâu, sống chết thế nào mà đi tìm.

        - Nhưng mà...

        - Ờ được rồi! Hai cậu gắng điều trị chóng khoẻ để cùng về thăm nhà, thăm quê với mình.

        - Dạ!
Sư trưởng Nguyễn Chơn vừa ra khỏi quân y sư đoàn thì gặp Phan Thanh Dư lúc này là Phó phòng Tác chiến Quân khu. Ông đang xuống kiểm tra, nắm tình hình tàn quân địch trên Sơn Trà. Phan Thanh Dư ôm chặt Sư trưởng Nguyễn Chơn đôi vai rung lên:

        - Thủ trưởng ơi! Vậy là, Huế, Đà Nẵng quê hương chúng ta đã được giải phóng hoàn toàn rồi ...

        - Điều gì đến thì tất yếu phải đến.

        Sư trưởng Nguyễn Chơn vội buông ông Dư khi có điện báo:

        - Báo cáo thủ trưởng! Tôi Nguyễn Thanh Thí đây. Tôi đang chỉ huy đơn vị đánh chiếm quần đảo Trường Sa. Xin báo cáo diễn biến tình hình để thủ trưởng biết.

        - Ờ! Ờ! Mình đang mong tin tức của các cậu đây. Cậu nói đi. Trước tiên cậu có khoẻ không?

        - Báo cáo thủ trưởng tôi khoẻ! Báo cáo thủ trưởng! Tôi xin báo cáo vắn tắt, sợ dài dòng mất thời gian của thủ trưởng.

        - Cậu yên trí, cứ báo cáo, càng cụ thể càng tốt.

        - Dạ vâng! Lúc 4 giờ ngày 11 tháng 4 năm 1975 tôi đã trực tiếp chỉ huy Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 38 và bộ phận pháo binh của sư đoàn cùng các đơn vị đặc công hải quân do đồng chí Mai Năng chỉ huy, bắt đầu rời quân cảng Đà Nẵng ra khơi. Đoàn tàu chúng ta vừa rời khỏi cảng được vài chục hải lý bất thần gặp cơn lốc lớn ập đến...
- Ủa vậy à?

        - Vâng! Gió xoáy mạnh. Sóng lớn lừng lững cuộn cao như núi, nối nhau ập lên mũi tàu. Sóng biển trùm qua đài chỉ huy của tôi và đồng chí Mai Năng. Toàn bộ chúng tôi như đang lội dưới biển. Cán bộ và chiến sĩ đều say sóng. Gần trưa, trời lại trở nên nắng gắt như đổ lửa xuống boong tàu nhưng gió vẫn giật mạnh. Các chiến sĩ chúng ta nằm trong khoang tàu nóng hầm hập. Bộ đội bỏ ăn...

        - Ủa! Dữ vậy hả? Mình có nghe tin lốc nhưng...

        - Vâng! Nhưng đến 19 giờ ngày 13 tháng 4, tàu của chúng ta bắt đầu tiếp cận đảo Song Tử Tây. Sau ba ngày hành quân trên biển ai cũng say sóng mệt lả, nhiều đồng chí nôn thốc nôn tháo, làm tôi quá lo thủ trưởng ạ, sợ tàu cặp đảo rồi anh em không chiến đấu được nhưng...

        - Nhưng thế nào? Mình đang nóng ruột đây. Giá như ở đất liền thì mình đã có mặt với các cậu...

        - Nhưng thủ trưởng yên tâm, lúc tàu sắp cặp đảo, vừa có lệnh đổ bộ, tất cả đều vùng dậy, xuồng và phao cao su tới tấp được thả xuống nước. Sau hơn một giờ vật lộn với dòng nước xoáy với những con sóng lớn, cùng những mỏm đá sắc, nhọn tua tủa như những bãi chông, toàn tiểu đoàn đã bám được mép đảo.

        - Tốt quá!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #171 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2016, 07:47:46 pm »


        - Vâng! Báo cáo thủ trưởng, tôi lệnh cho toàn tiểu đoàn chia thành ba mũi nhanh chóng áp sát mục tiêu. Tên lính ngụy đang đứng gác trên nóc lô cốt bất ngờ rọi đèn pin đúng vào đội hình tiểu đoàn. Biêt đã bị lộ, tôi và đồng chí Mai Năng lập tức hạ lệnh nổ súng và cho bộ đội cấp tốc tiếp cận mục tiêu. Đúng 4 giờ 30 phút trận đánh trên toàn đảo bắt đầu, hoả lực dồn dập nã xuống trung tâm đảo và lô cốt của tên chỉ huy. Bị tấn công bất ngờ, bọn địch trên đảo tháo chạy co cụm về phía Đông Nam của đảo và kháng cự lại. Nhưng...

        - Địch với ta bây giờ trên cùng một hòn đảo khác chi đang cùng ở trên một con tàu lớn. Địch làm sao chống đỡ nổi tinh thần quyết chiến quyết thắng của cán bộ chiến sĩ chúng ta phải không?

        - Dạ phải!

        Trung đoàn 38 vốn là Trung đoàn 90 của Sư đoàn 324 Quân khu 5 tập kết ra Bắc sau hiệp định Giơnevơ. Năm 1961, khi các đơn vị tập kết ra Bắc được lệnh trở lại chiến trường, trung đoàn rút gọn lại chỉ còn một tiểu đoàn trong đội hình Lữ đoàn 324. Do yêu cầu của cuộc kháng chiến chông Mỹ, cứu nước tháng 12 năm 1964, Lữ đoàn 324 được tổ chức lại thành sư đoàn và Tiểu đoàn 38 cũng được tổ chức lại thành trung đoàn. Năm 1966, Trung đoàn đã vượt đỉnh Phan Xi Phăng để đi làm nghĩa vụ quốc tế ở đất bạn Lào, giải phóng Mường Khao vùng Xavanakhét. Giữa năm 1966, trung đoàn được lệnh hành quân về mặt trận Đường 9 và đã thắng lớn bọn thủy quân lục chiến ở Do An, Gio Linh Quảng Trị. Trung đoàn được tặng thương huân chương Quân công hạng hai và danh hiệu Đơn vị Dũng sĩ diệt Mỹ. Trong đợt tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 trung đoàn là một trong những đơn vị tiến công và chốt giữ Huế trong suổt cả thời gian ta làm chủ thành phố. Xuân 1972, Trung đoàn đã cùng Trung đoàn 31 đánh tháng các trận nổi tiếng Cấm Dơi, Hiệp Đức, Quế Sơn. Các trận này đểu do Nguyễn Chơn chỉ huy. Từ đó đến nay, Trung đoàn 38 luôn luôn là thành viên của Sư đoàn 2, đã trực tiếp cùng Trung đoàn 1 Ba Gia, Trung đoàn 31, Trung đoàn 36 viết nên bản anh hùng ca bất diệt của Sư đoàn 2... Vào những tình thế như lúc này, phải phối hợp vói đơn vị hải quân chiến đấu trên biển cả, nhưng Sư trưởng Nguyễn Chơn vẫn vững tin vào sức mạnh của Trung đoàn 38...

        Mồ hôi đẫm ướt bộ áo quần Tô Châu màu rêu vàng, trán và mặt ướt như tắm nhưng Nguyễn Chơn vẫn tập trung cao độ để nghe Nguyễn Thanh Thí báo cáo... Cuộc đời ông đã chiến đấu suốt gần 30 năm, gắn bó với chiến trường miền Trung, trong đó có mảnh đất Quảng Nam "Trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ".

        Tiếng Nguyễn Thanh Thí lại cất lên:

        - Báo cáo thủ trưởng! 5 giờ sáng đơn vị ta và các chiến sĩ đặc công hải quân đã kéo lá cờ Tổ quốc lên đỉnh cột cờ của đảo. Nhìn lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên đảo chúng tôi đã không cầm được nước mắt. Xúc động quá thủ trưởng ơi. Đến 5 giờ 15 phút, tiếng súng trên đảo im bặt. Chúng ta đã bắt sống tên đảo trưởng cùng với binh lính và sĩ quan ngụy, thu toàn bộ quân trang quân dụng. Đảo Song Tử Tây đã hoàn toàn được giải phóng. Chắc thủ trưởng cũng biết, Song Tử Tây bị mất thì toàn bộ hệ thống phòng thủ của địch trên quần đảo Trường Sa sẽ bị uy hiếp nghiêm trọng.

        - Ờ! Mình cũng đã được tin, quân ngụy đã cấp tốc cho các tàu HQ16, HQ402... từ căn cứ Vũng Tàu kéo ra phản kích, hy vọng chiếm lại... Nhưng, trong tình thế đại bại và tan rã trên toàn chiến trường, bọn chúng không còn đủ ý chí để phản kích chiếm lại đảo...

        - Vâng! Đúng thế thủ trưởng ạ. Tàu của chúng quay về phòng thủ đảo Nam Yết trung tâm chỉ huy ở quần đảo Trường Sa. Dưới sự chỉ huy của Bộ tư lệnh Hải quân, Tiêu đoàn 14 và các đơn vị bạn, đang tiến về đảo Nam Yết. Nhất định nội nhật đêm nay chúng ta sẽ giải phóng xong. Diễn biến tình hình những ngày tới, tôi xin được báo cáo với thủ trưởng sau. Thủ trưởng tin ở tôi và ở đơn vị. Chúng tôi sẽ chiến thắng oanh liệt.

        - Tốt quá! Thê là cậu đã giữ đúng lời hứa với sư đoàn. Chúc cậu cùng đơn vị tiếp tục lập công lớn hơn nữa.

        - Chúc thủ trưởng khoẻ.

        Đáp xong, Sư trưởng Nguyễn Chơn vội vàng lên xe trở về sư đoàn để đi dự tổng kết chiến dịch của Quân khu.

        Nắng trải vàng trên sông núi, ruộng đồng và các đường phố Quảng Nam - Đà Nẵng. Một mùa xuân rực rỡ, một mùa xuân đẹp nhất đang về cùng với quân dân Đà Nẵng - Quảng Nam ngàn lần anh hùng, trong đó có người con ưu tú Nguyễn Chơn và Sư 2 thân yêu của ông...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #172 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2016, 07:49:21 pm »

         
Chương 22

        Mấy hôm nay, súng trận và bom pháo dậy lên không ngớt. Tiếng bom pháo phía Nam, phía Bắc, phía Tây và bây giờ cả ở phía Đông nữa ầm ầm. Trên con đường từ đèo Hải Vân qua Nam Ô, Phú Lộc con đường mấy chục năm trước từng đoàn quân Nam tiến hùng dũng đi qua... mấy hỏm nay bọn tàn quân ngụy từ Quảng Trị, Thừa Thiên từng đoàn thất thểu kéo qua cùng với gia binh. Pháo của quân giải phóng bắn đuổi vào sau lưng chúng. Bọn thủy quân lục chiến đang đóng tại Nam Ô, phòng thủ Bắc Đà Nẵng bỗng rút gấp để tiến lên đèo Hải Vân rồi cũng tan tác tháo chạy... Cụ Luận, cụ Lan và người dân Nam Ô, Phú Lộc vô cùng mừng rỡ. Cụ ông nói vói cụ bà:

        - Bà Lan ạ! Tình hình này thì Đà Nẵng chúng ta cũng sắp được giải phóng rồi!

        - Răng ông biết được?

        - Trời ơi! Chỉ có bà không biết chớ tui làm răng không biết.

        - Ông có ra khỏi nhà đâu mà biết?

        - Ủa! Bà nó quên tôi có cái đài thu thanh à? Ngày nào tôi chẳng mở ra nghe. Mấy hôm nay tụi xã, tụi quận lo quắn đít lên còn để ý gì đến cái đài của tôi. Tôi mở nghe suốt ngày. Tụi nó thua liểng xiểng rồi. Quân ta đã giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên, giải phóng cả Bình Định, Quảng Ngãi, Tam Kỳ, Huê - Thừa Thiên, Quảng Trị... Giải phóng hết rồi.

        - Vậy à ông? Mấy hôm nay tôi nghe tụi con Tẩng, thằng Năm, thằng Bảy... bàn tán tôi cũng mừng mừng là. Tôi chỉ mong được thấy mặt thằng Hai Chơn rồi chết cũng thoả lòng...

        - Ờ! Cái bà này nói dại! Mấy chục năm cực khổ không chết chừ sắp được thấy mặt con mà bà lại nói dại rứa hè?

        - Đó là nói rứa, chớ tôi đã chết mô nào!

        - Vậy mới phải chớ! Bà nó chết thì... tôi chịu răng nổi hè?

        - Cái ông này! Chuyên ni thằng Đạm, thằng Châu Lân, thằng Lê Chí Cường thị trưởng Đà Nẵng, thằng Ngô Quang Trưởng chạy đi đường mô hè? Theo cái gan tôi, phải giết hết bọn chúng mới được.

        - Răng giết chúng đi?

        - Ủa! Không giết răng được, mấy chục năm ni ông ngồi tù vì chúng chưa đủ à? Chúng giết biết bao anh em, bà con, làng xóm mình.

        - Thôi bà ơi! Thánh hiền, trời phật dạy rồi khi thắng giặc phải mở lòng từ bi.

        - Từ bi chi với chúng nó. Mấy chục năm ni cực biết cơ man nào với chúng. Anh Đào Ngọc Chua, anh Mai Đăng Chơn đã bị chúng giết. Những năm tố cộng diệt cộng, biết bao anh em mình chúng cho vào bao tải ném xuống sông, xuống vũng, xuống phá, răng thánh hiền, trời phật mở lòng từ bi?

        - Cái bà này nói hay thật! Lúc ấy mình đã thắng chúng đâu. Vì chúng độc ác, tàn bạo, giết người không ghê tay nên chừ chúng mói thua, mới nhục, ta mới có ngày nay. Mình chính nghĩa, thắng lợi của mình là thắng lợi của toàn dân Việt Nam, chúng cũng được hưởng khoan hồng...

        - Ai cho chúng hưởng? Chúng hưởng bằng cách nào?

        - Ủa bà cạn nghĩ vậy! Tui hỏi bà, hết giặc rồi, tụi chúng không phải cầm súng ra trận đánh thuê nữa, không phải chết nữa, gia đình chúng nó cũng được sum họp như chúng ta, không phải là cũng được hưởng hay sao?

        - Ông nói đúng đó, nhưng tui tức lắm. Cách mạng mình khi nào cũng khoan hồng, cải tạo... Như mấy năm đồng khởi, khoan hồng, cải tạo rồi sau đó chúng lại quay lại trả thù chúng ta.

        - Chúng quay lại trả thù vì còn thằng Mỹ bà hiểu không? Chừ thằng Mỹ chạy thẳng cẳng về nước rồi thì bọn này dựa ai mà quay lại trả thù.

 
        Cụ Luận và cụ Lan đang nói chuyện về ngày sắp chiến thắng thì cả Đà Nẵng náo nức, vỡ oà như đê vỡ. Quân ta đã tiến vào giải phóng Đà Nằng nhưng các cụ chẳng biết làm cách nào để đi tìm cậu con trai cả. Không biết Hai Chơn có còn hay không? Nếu Hai Chơn không còn nữa thì ngày vui nhất củng là ngày buồn nhất của hai cụ. Cụ Luận lại thắp nén nhang lên bàn thờ và cụ bà cũng đến cầu khấn cho cậu con trai cả của mình được bình yên trở về. Mùi hương bắt đầu toả ngát trong nhà thì cả chị Tợ, chị Tẩng hớt hải chạy về:

        - Ôi cha ơi! Mẹ ơi! Đừng khấn vái mất công, anh Chơn con về rồi!

        - Thiệt hả! Mi nói chơi hay nói thiệt?

        - Thiệt chớ răng không thiệt!

        - Rứa tụi bay đã gặp anh bay chưa?

        - Dạ chưa!

        - Chó răng tụi bay biết anh bay về?

        - Dạ gặp đơn vị bộ đội nào con cũng hỏi có biết anh Nguyễn Chơn của tôi không?

        - Ờ! Anh em bảo răng?

        - Dạ, họ đều nói chúng tôi là lính của thủ trưởng Nguyễn Chơn. Họ nói Sư trưởng Nguyễn Chơn của họ đang ở sở chỉ huy của thằng Ngô Quang Trưởng.

        - Ui chà! Sướng quá hè! Rứa là chắc rồi đó. Anh tụi bay làm tới sư trưởng rồi, dữ hè?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #173 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2016, 07:49:47 pm »

 
        Bà cụ Lan đưa tay quyệt nước trầu trên hai khoé mép, giọng lắng xuống:

        - Không biết anh em mình nói rứa có chắc không hay lại như hồi Mậu Thân chuyện anh Mai Đăng Chơn?

        - Lần này thì không rứa mô mẹ ạ. Chúng con đến hỏi thăm anh nhưng bộ đội nói thủ trưởng Nguyễn Chơn bận, chưa gặp ai. Lúc quay ra con lại gặp anh Tải, anh Phan Văn Tải, Quận đội phó bà con với mình đó. Anh nói: Chẳng Nguyễn Chơn của mình thì còn ai. Anh ấy đã cùng đơn vị biệt động ra ngoại ô đón anh con nhưng không gặp, anh con đã vào thành phố trước đó rồi.

        - Thôi! Đừng nói gì nữa. Con Tợ đi tìm thằng Bảy, thằng Năm về, làm thịt con gà, thổi nồi xôi đặt lên bàn thờ cho cha vừa mời ông bà tổ tiên về ăn mừng chiến thắng với chúng ta vừa mừng anh trai con sau ba mươi năm trở về.

        Cụ ông đưa tay vuốt chòm râu bạc. Chiếc đài bán dẫn vẫn không ngớt báo tin chiến thắng, giải phóng hoàn toàn thành phố Đà Nẵng... Tất cả reo lên, bà con quanh xóm đã túm tụm quanh chiếc đài. Thấy vậy chị Tẩng, chị Tợ nhìn nhau cười tủm tỉm. Cụ ông gắt:

        - Ngày chiến thắng sao tụi bay không cười to lên cho đã mà cứ rúc rích? Hay tao có điều gì làm tụi bay xấu hổ?

        - Dạ không đâu cha, chỉ vì tụi con nhớ cái đêm cha mở đài Hà Nội ra nghe, ngủ quên, khi tụi nó ập vào, cha lại đổ lỗi cho tụi con. Mà răng hôm đó cha nhanh trí thiệt.

        Cả nhà và bà con quanh xóm lại ồ lên cười. Câu chuyện đang vui thì anh Năm mang con gà thiến vào, nói:

        - Mẹ ơi! Làm thịt con này nghe mẹ?

        - Ối! Ối! Không được! Tao nuôi nó, không cho làm thịt hay bán chác là để chờ thằng Chơn, anh tụi bay về. Răng bay lại làm thịt trước rứa?

        - Chừ anh con đã về, chỉ chưa đến nhà thôi. Mẹ bảo nuôi hai con cho có đôi. Chừ làm thịt một con lúc anh con về thịt con còn lại, cho chúng đi với nhau cả đôi có đẹp không?

        - Ờ thôi thì tuỳ bọn bay! Chừ anh con đã về rồi, tao chẳng thiết chi nữa. Nếu tụi bay đứa mô dám chặt ngón chân để đi bộ đội như anh tụi bay thì tao để lại mọi của cải cho...

        - Ô... hồ... Bây chừ hết giặc rồi mẹ ơi!

        Bất chợt có tiếng xe ô tô. Mọi người đều phán đoán có lẽ Nguyễn Chơn về. Cụ Luận, cụ Lan, cả nhà cả xóm hồi hộp, ngóng chờ Nguyễn Chơn, đứa con vô vàn yêu thương của gia đình và xóm làng Nam Ô, Phú Lộc.

        Chiếc Uoát vừa dừng lại, Sư trương Nguyễn Chơn thong thả bước xuống. Mấy cô gái, chàng trai trong xóm

        chạy vội đến nhưng họ chẳng biết ông là ai. Họ giơ tay chào ông như chào một vị chỉ huy quân giải phóng.

        Nguyễn Chơn thân mật hỏi:

        - Có biết anh Chơn không?

        - Ôi! Ổi! Anh Chơn! Tụi em lớn lên chưa thấy mặt anh nhưng bà con trong làng và cha mẹ chúng em nói về anh nhiều lắm. Tụi em tự hào lắm...

        - Anh cám ơn các em. Cho anh gửi lời thăm sức khỏe ba mẹ, ông bà. Sau này chúng ta sẽ gặp nhau nói chuyện nhiều. Anh ghé qua nhà rồi về đơn vị cho kịp đã.

        - Dạ... dạ, có lẽ ba mẹ chúng em cũng đang ở dưới nhà anh đó!

        Sư trưởng Nguyễn Chơn chầm chậm bước đi trên con đường thoai thoải đổ xuống chân đồi. Cánh đồng nhỏ bé đã hiện ra. Rú cây dọc bãi cát chạy ra biển không còn nữa. Mỹ - ngụy đã chặt phá không để lại một dấu tích. Ba mươi năm rồi! Ba mươi năm qua làng xóm chẳng có mấy thay đổi, vẫn mái nhà tranh cũ kỹ, nép mình dưới những gốc dừa xác xơ. Cây cối, cỏ dại um tùm. Xa xa những con thuyền đánh cá và những chiếc thuyền thúng xếp san sát trên cát vẫn như ngày nào. Dân quê ông dùng chúng để ra khơi vào lộng. Dân quê ông nghèo nhưng tấm lòng luôn rộng mở với cách mạng. Ba mươi năm qua, bom đạn, áp bức đè nặng lên quê hương ông... Ông nhìn về bãi đất trồng khoai mà ngày ấy ông và các em nằm dán mình xuống đất để tránh giặc Pháp... Ông dự định sẽ sắp xếp thời gian đi thăm lại cả vùng Nam Ô yêu dấu và xóm làng nghèo đói dưới chân đèo, để ông trả "nợ" những ngày ông đã "vay" bà con củ khoai, củ sắn, buồng chuối... chờ đón tàu không số. Sẽ đi tìm thăm ông Huỳnh Ba, hỏi cho ra lẽ vì sao chiếc tàu không số ngày ấy lại không cặp bến... Sẽ tìm đến mộ và thắp nén hương tưởng nhớ anh Đào Ngọc Chua... Ông đang suy nghĩ về những kỷ niệm đậm sâu thì chân ông đã chạm cổng nhà. Đầu hè cây mít đã già cỗi, lớp vỏ sần sùi nứt ra từng mảng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #174 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2016, 07:50:47 pm »


        Bỗng tiếng reo làm ông giật mình:

        - Cha ơi! Mẹ ơi! Các chú các bác ơi! Anh Hai con về rồi!

        - Ôi anh Hai về! Anh Hai về!

        - Thằng Hai về thiệt à? Đâu? Đâu? Anh Hai con đâu?

        Thế rồi, tất cả nhà cùng bà con xóm làng lao ra, tranh nhau ôm chặt lấy ông.

        Cụ Lan bỗng nấc lên:

        - Con ơi! Chơn ơi! Mấy chục năm qua cha mẹ nhớ con, mong con biết chừng nào. Lúc nào mẹ cũng nơm nớp sợ đến ngày không còn được gặp lại con nữa...

        Nước mắt Nguyễn Chơn ứa ra, chảy tràn trên má. Ông dang tay ôm chặt mẹ cha. Các em, bà con làng xóm quây chặt quanh ông. Ông nhè nhẹ vuốt lên mái tóc bạc của mẹ:

        - Mẹ ơi! Da lưng mẹ bây giờ có rộp cháy nữa không?

        - Con ơi! Chơn ơi! Bây giờ có nhắm mắt cha mẹ cũng thoả lòng rồi. Cha mẹ, xóm làng không ngờ có ngày lại được nhìn thấy con trở về...

        Cụ Luận nheo nheo đôi mắt, cô nén nỗi xúc động đang dâng lên:

        - Thôi bà nó. Bà kể biết khi mô mới hết, để cho con vào nhà, thắp nén hương vái ông bà tổ tiên đã phù hộ được sống đến hôm nay...

        Cụ Luận vừa nắm tay Nguyễn Chơn vừa nói:

        - Mấy chục năm nay cực quá con ơi! Mong cách mạng về, mong con về. Qua đài, cha biết con đã trở thành một anh hùng, cha và mẹ tự hào lắm.

        Sau khi thắp hương, lễ tạ tổ tiên, Nguyễn Chơn ngắm nhìn kỹ từng khuôn mặt thân yêu của cha, mẹ từng em và bà con xóm làng. Vì họ, vì quê hương, vì Tổ quốc yêu dấu mà ông đã ra đi chiến đấu suốt ba chục năm qua và đã chiến thắng biết bao loại kẻ thù. Xóm dưới làng trên được tin Nguyễn Chơn về cứ ùn ùn kéo đến mỗi lúc một đông. Họ sung sướng, tự hào vì chàng trai làng sau ba mươi năm lên đường chiến đấu nay đã trở về cùng chiến thắng vẻ vang. Ba mươi năm! Ba mươi năm thật dài mà cũng qua thật nhanh... Nguyễn Chơn bồi hồi nhớ lại: Mói ngày nào mình còn là chàng trai trong đội cảm tử quân của trung đoàn Thái Phiên bảo vệ thành phố Đà Nẵng khi giặc Pháp tràn lên đánh chiếm Đà Nẵng... thế mà nay đã ba mươi năm rồi. Sau ba mươi năm trở về, thành phố Đà Nẵng thân yêu đã hoàn toàn giải phóng...

        Nguyễn Chơn rời mảnh đất Nam Ô, Phú Lộc ngay chiều hôm ấy khi sương mù đã phủ trên đồng ruộng trước làng. Sóng biển xôn xao rì rầm như chia sẻ với ông niềm vui sum họp...

        *

        * *

        Sau giải phóng, giữa lúc quân dân cả nước sôi nổi bắt tay vào khôi phục hậu quả chiến tranh thì Nguyễn Chơn nhận được quyết định đi học văn hoá ở Đoàn 871... Trong kỳ họp Quốc hội khoá 6, bất ngờ ông gặp bà Trần Thị Lý, bà là đại biểu quốc hội tỉnh Quảng Bình. Bà Lý quê ở thị xã Đồng Hới.

        Ông có cảm tình với bà Lý vì bà là một phụ nữ duyên dáng, lịch thiệp, hơn thế, bà còn có tư chất của một người anh hùng. Không biết bằng cách nào mà ông Trần Hoài Ân, Cục trưởng Cục cán bộ biết được tình cảm nảy nở giữa hai người, ông Ân đã báo cáo vối đồng chí Lê Đức Thọ. Tiếp đó ông Võ Chí Công, ông Chu Huy Mân cũng yêu cầu ông Ân tìm cách vun đắp cho hai người, bởi ông Chơn đã 48 tuổi và bà Lý đã 34 tuổi. Bà Lý vào Đảng khi mới mười chín tuổi. Bà có nhiều năm công tác ở địa phương, đã từng làm chính trị viên xã đội, bí thư chi bộ và được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ thị xã Đồng Hới. Đầu năm 1967, bà Lý chính thức nhập ngũ. Tiếp đó bà được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, bà là đại biểu Quốc hội các khoá 4, 5 và 6... Khi công tác ở địa phương, bà Lý đã trải qua hai mươi chín trận chiến đấu anh dũng đánh trả máy bay Mỹ. Cuối năm 1967, bà được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Trong một cuộc họp của khoá 6 Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, duyên số đã đến vói Trần Thị Lý và Nguyễn Chơn. Năm 1977 là năm đáng nhớ của hai ông bà... cả hai người đã cống hiến trọn tuổi xuân của mình cho cuộc chiến đấu. Người chiến đấu ở phía Nam đèo Hải Vân, người chiến đấu ở phía Bắc đèo Hải Vân, phía nào họ cũng đều là những người con anh hùng của đất nước, người chiến sĩ ưu tú của quân đội nhân dân Việt Nam. Mãi đến ngày chiến tranh kết thúc, Tổ quốc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng hai người mới có cơ duyên gặp nhau. Khi tình cảm giữa hai người vừa bén rễ, thì Nguyễn Chơn được cử đi học. Bà nói: "Anh cứ học cho tốt, dù phải chờ bao lâu em cũng chờ!". Thế rồi, điều gì phải đến đã đến, giữa năm 1977, tại Đoàn 871 của Tổng cục Chính trị đã diễn ra một đám cưới đặc biệt mà chủ hôn là đồng chí Võ Chí Công. Cô dâu, chú rể đều là Anh hùng lực lượng vũ trang. Thủ tướng Phạm Văn Đồng bận công việc đột xuất không đến được, đã gửi tặng hai người hai chai rượu và hai cây bút. Các đồng chí Lê Đức Thọ, Võ Nguyên Giáp, Chu Huy Mân, Văn Tiến Dũng... đều đến chia vui. Đồng chí Vũ Kỳ, thư ký của Bác Hồ đã thực hiện lời dặn của Người khi Người còn sống, Người đã nói vói Sư trưởng Nguyễn Chơn: “Lúc nào cháu xây dựng gia đình báo cho Bác biết để Bác đên chúc mừng". Hôm nay Người đã đi xa và đồng chí Vũ Kỳ đã mang đến hai chiếc đồng hồ Pôn Zôt của Bác và vải vóc để mừng tân hôn. Đại sứ Cu Ba và đại sứ nhiều nước bạn cũng đến dự... Bà Trần Thị Lý được đồng chí Phiđen Cátxtơrô nhận làm con nuôi. Chưa bao giờ cụ Luận lại sung sướng và tự hào đến thế. Niềm vui rạng rỡ trên khuôn mặt cụ. Cụ Luận không ngờ cuộc đời của mình lại có một ngày hạnh phúc như hôm nay.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #175 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2016, 03:27:20 pm »


        Nguyễn Chơn ngồi cạnh đồng chí Lê Đức Thọ -  Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương. Một người mà cả thế giới đều biết có bộ thần kinh thép, trong suốt năm năm đàm phán ở Pari, một thành viên trong Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử... Dự tiệc cưới của hai người anh hùng, cũng như bao người khác ông Lê Đức Thọ luôn nói cười như chính ngày vui của đời mình...

        Sau những ngày hạnh phúc ngắn ngủi, cuộc chiến đấu và công tác biến động không ngừng, Nguyễn Chơn không còn ở lại mảnh đất Quân khu 5 thân thương đã gắn bó suốt cuộc đời chiến đấu của mình, ông được điều lên làm Tư lệnh Quân đoàn 2. Sau đó ông lại rời Quân đoàn 2 để đi học khoá chiến dịch chiến lược ở Học viện Vôrôsilốp (Liên Xô)... Cuộc chiến đấu lại tiếp tục biến động. Học xong. Nguyễn Chơn được trở lại Quân khu 5 làm Tư lệnh. Ở cương vị Tư lệnh Quân khu 5, ông trực tiếp làm Tư lệnh chiến dịch C84, chỉ huy tiêu diệt tập đoàn quân cánh Bắc của Pôn Pổt, căn cứ 547 ở biên giới Thái Lan - Campuchia.

        Mùa hè 1984, Trung tướng Nguyễn Chơn lại ra trận. Từ Bộ tư lệnh Quân khu 5, ông đáp máy bay qua Campuchia để nghiên cứu chiến trường, chuẩn bị cho trận đánh tiêu diệt cao điểm 547, một cụm cứ điểm mạnh và hiểm hóc nhất của cánh quân phía Đông Bắc của Pôn Pốt. Trước đó Sư đoàn 307 của quân khu đã đánh nhiều lần mà vẫn chưa tiêu diệt được chúng, thậm chí còn gặp tổn thất. Khó khăn trong đánh địch càng làm tàng thêm quyết tâm, thôi thúc cán bộ chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam phải tiêu diệt cho được quân giặc bạo tàn. Hàng vạn người dân Việt Nam cũng lâm vào cảnh bị quân Pôn Pôt sát hại như hàng triệu người dân Campuchia. Biết bao đồng bào ta ở các tỉnh biên giới bị chúng tràn sang bắn giết không ghê tay. Chúng không chừa bất kỳ một người Campuchia nào trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã hợp tác, hậu thuẫn cùng quản đội cách mạng Campuchia và Việt Nam giải phóng Tổ quốc Campuchia thoát khỏi hoạ xâm lăng. Chúng muốn đào tạo một thế hệ chém giết mới, không tôn giáo, không gia đình, tổ tiên... Vạn vạn người từ trí thức, văn nghệ sĩ, nhà khoa học, nhà văn hoá, nhà sư, thầy thuốc đều bị chúng giết sạch... Gần hai triệu người Campuchia đã bị chúng giết bằng những hình thức dã man của thòi trung cổ... Trước tình cảnh đó, khi đặt chân sang Campuchia, máu căm thù trong Nguyễn Chơn luôn sôi lên sùng sục. Ngay sau khi về nhận chức tư lệnh quân khu, Nguyễn Chơn quyết định phải đánh đòn tiêu diệt căn cứ 547 của Pôn Pốt và tập đoàn quân hỗn hợp, có cả quân Thái Lan. Trung tướng Nguyễn Chơn tổ chức ngay một đoàn đi kiểm tra mặt trận 579 để nghiên cứu chiến trường. Sau gần sáu năm nhân dân Việt Nam cử quân tình nguyện sang giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, đây là lần thứ sáu ông đến Campuchia và lần đầu tiên ông đặt chân đến dãy núi Đăng Rếch nằm sát biên giới Campuchia - Thái Lan. Theo tiếng gọi của người Campuchia "Đăng Rếch" là chiếc đòn gánh. Quả như thế! Đăng Rếch kéo dài hàng trăm cây số, rộng hơn ba mươi cây số cao từ 400 đến 600 mét. Từ chân núi nhìn lên, Nguyễn Chơn thấy nó giống một bức trường thành kiên cố, với nhiều ngọn núi hiểm trở. Mùa mưa, nước ào ào trút xuống như thác nhưng đến mùa khô, mọi khe suối sông hồ ỏ đây đều cạn kiệt. Dưới chân núi hoạ hoằn mới bắt gặp một vũng nước nhỏ còn lưu đọng lại chưa kịp bốc hơi hết. Trên các thung lũng khô khốc, đất nứt hoang hoác, nắng nóng như chảo rang.

        Đi suốt ngày may ra mói gặp một vũng nước, chưa kịp mừng thì lại thất vọng vì nước độc đến mức những đàn voi đến đây ngửi thấy mùi, cũng phải nhịn khát quay đi. Các bản làng thưa thớt, rừng khộp khô cháy làm cho nước đã hiếm lại càng hiếm. Có lẽ đây là những yếu tố mà theo Trung tướng Chơn nó đã dẫn đến những thất bại của các trận đánh trước. Các chiến sĩ của ta, nhiều người đã gục ngã dọc đường vì không chịu nổi khát và mìn dày đặc của giặc. Sau một vòng nghiên cứu, trinh sát cùng cán bộ tác chiến của sở chỉ huy tiền phương quân khu, ông đã tìm ra nguyên nhân vì sao bọn Pôn Pôt lại chọn dãy Đăng Rếch để xây dựng thành một căn cứ vững chắc. Ông im lặng và trở về sở chỉ huy tiền phương. Ông cho triệu tập cán bộ các ban ngành và chỉ huy bậc trưởng các sư đoàn khẩn trương đến làm việc. Theo lệnh ông, khi ông về đến nơi tất cả đều đã có mặt. Đứng bên chiếc bản đồ vùng chiến sự Đăng Rếch, giọng ông mạnh mẽ:

        - Thưa các đồng chí! Vì sao giặc diệt chủng Pôn Pôt, giặc FULRO, giặc ngụy Việt - Lào - Thái lại chọn dãy Đăng Rếch làm khu căn cứ địa? Chúng muốn xây dựng ở đây một khu căn cứ địa lâu dài, vững chắc và bất khả xâm phạm với cách phòng thủ nhiều tầng, nhiều lớp, có chính diện rộng, có chiều sâu... vì địa hình hiểm trở, núi cao, vách đứng, rừng rậm, nhiều hang động, vách đá cheo leo. Nhiều khu vực muốn qua lại được phải dùng thang dây. Lúc tiến chúng có thể ồ ạt thọc sâu vào nội địa Campuchia, lúc bí thế phải rút lui, bảo toàn lực lượng thì chúng lùi sâu vào đất Thái Lan. Ở đây đã có các kho hàng viện trợ nuôi sống đội quân diệt chủng khổng lồ của chúng, đã có những đoàn xe hàng ngày ùn ùn chở đến từ vũ khí, lương thực đến thuốc men và mọi phương tiện chiến tranh. Pôn Pốt tự hào nói Đăng Rếch là "Ma Thiên Lãnh của đất nước Ảng Co". Với chúng ta "đâu có giặc là ta cứ đi", đâu giặc ở được, sống được thì ta cũng vào được để tấn công diệt chúng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #176 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2016, 03:27:41 pm »


        Phong cách Nguyễn Chơn vẫn như ngày nào đánh Pháp, đánh Mỹ, sâu sát, nghiên cứu địa hình khu chiến cặn kẽ, sờ tận tay nhìn tận mắt và luôn dành cho địch những đòn bất ngờ. ông tiếp tục nói:

        - Địch phòng thủ ở căn cứ 547, có hai sư đoàn 612 và 616. Ngoài ra còn có 2 tiểu đoàn pháo binh, từ 1 đến 2 phi đội máy bay nằm trên đất Thái Lan cách Đăng Rếch khoảng 50 cây số. Quân Pôn Pôt chia căn cứ 547 thành 2 tầng phòng thủ. Tầng dưới gài các loại mìn chống bộ binh, mìn chống tăng. Tầng trên chúng treo hàng ngàn quả mìn trên cây, trên các vách đá thay cho lính canh gác. Trên cơ sở 2 tầng đó, một hệ thống phòng thủ lại được chia làm 3 tuyến. Tuyến 1 làm nhiệm vụ tuần tra, canh gác, có vị trí hoả lực yểm trợ. Tuyến 2 làm nhiệm vụ phòng thủ chính do các lực lượng bộ binh kết hợp với hoả lực, phi pháo, dựa vào các hang động, các công sự vững chắc có hệ thống vật cản tự nhiên kết hợp với các hàng rào dây thép gai và các loại mìn. Tuyến 3 là bộ phận đầu não gồm sở chỉ huy, kho tàng, lực lượng vệ binh hình thành từng cụm liên hoàn... Muốn tấn công tiêu diệt được chúng không dễ. Nhưng khó khăn thế nào cũng phải giải quyết nó mới có thể tiến tới hốt gọn toàn bộ hang ổ của cánh quân Đông Bắc Campuchia. Nguyễn Chơn lại cầm chiếc thước chỉ trên sa bàn đã được đắp sẵn từ những trận đánh trước, nói:

        - Thưa các đồng chí! Địch bố phòng gắt gao, kỹ lưỡng như vậy nhưng dưới cái nhìn của tôi thì địch vẫn có nhiều điểm yếu và vô cùng sợ hãi bị chúng ta tấn công. Ngày trước, khi quân Pháp lâm vào thế thua, tướng Nava sang thay Salăng chỉ huy quân đội Pháp cũng đã cho lui về cố thủ bằng hệ thống đồn bốt dày đặc với những lô cốt và hầm ngầm kiên cố để giữ và bao tồn lực lượng của chúng. Nhưng Bác Hồ đã dạy "Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng". Địch biết cách cố thủ thì chúng ta cũng biết cách phá. Dân Việt Nam ta đã nói: "Vỏ quýt dày có móng tay nhọn!". Với tư cách Tư lệnh Quân khu, tôi sẽ trực tiếp chỉ huy các đơn vị đánh trận này. Có mấy việc chúng ta phải làm là tổ chức một hệ thống trinh sát của trung đoàn, sư đoàn và mặt trận, 4 đội trinh sát luồn sâu, 25 đội trinh sát cơ động, 1 đội trinh sát bắt tù binh, 13 đội trinh sát dự bị và cho đặt 4 đài quan sát trên 4 hướng. Vì sao vậy? Vì đây là một kẻ địch không giống những kẻ địch mà chúng ta đã chiến thắng khi chúng dựa trên sức mạnh hoả lực đường không, đường bộ và đường biển, dựa trên sức cơ động nhanh... kẻ địch ỏ đây mang tính chất thổ phỉ hiện đại, thoắt hiện, thoắt ẩn, khi co cụm, khi phân tán mà chúng ta lại không có dân, không có du kích và bộ đội địa phương, không có cơ sở nội tuyến... Tất cả chúng ta phải tự lực. Muốn đánh địch và thắng địch thì yếu tố đầu tiên phải nắm chắc địch, phải kiểm soát chặt chẽ mọi hành động diễn biến của địch...

        Sau khi nêu lên những yếu tố khó khăn về địa hình, địa vật, về nước, lương thực, vận chuyển súng đạn... Nguyễn Chơn tiếp tục trình bày lực lượng của ta được tung vào trận đánh.

        - Tham gia trận đánh này gồm có Sư đoàn 307, Sư đoàn 2 thiếu (gồm Trung đoàn 1 và Trung đoàn 143 của Sư đoàn 315), một trung đoàn pháo, một trung đoàn cao xạ, một tiểu đoàn xe tăng, một tiểu đoàn M113, một tiểu đoàn cao xạ 37 ly cùng một số đơn vị kỹ thuật khác như vận tải, công binh, thông tin, hậu cần, quân y... Riêng lực lượng thông tin ta có 2 xe tổng đài tiếp sức, 2 xe công binh, 830 máy thông tin liên lạc, 670 kilômét đường dây hữu tuyến... So với đánh Mỹ, lực lượng chúng ta nay mạnh hơn nhiều, mạnh hơn hẳn quân địch, nhưng không vì thế mà chủ quan. Chỉ huy các cấp, các đơn vị của ta đều đã trải qua trường lớp học viện... Các đồng chí đều trẻ khoẻ lại có tri thức quân sự, chúng ta không còn cách lựa chọn nào khác là phải thắng địch và thắng một cách giòn giã. Muốn giòn giã thì tôi dành thời gian cho các đơn vị cấp tốc tập huấn, huấn luyện bộ đội đánh sát hợp với chiến trường. Chúng ta sẽ tổ chức diễn tập chu đáo cho từng phân đội, bắn đạn thật và tiến công địch trong công sự và chướng ngại phức tạp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #177 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2016, 03:28:14 pm »


        Để đảm bảo tháng lợi chác chắn, lần này Nguyễn Chơn đã tung vào trận đánh của khu chiến hơn một vạn quân với 438 chuyến xe, 5 chuyên cơ đưa cán bộ từ Plây Cu sang và cho phân đội A72 từ Hà Nội sang vùng Tà Beng tham chiến. Bộ đội hậu cần, ông yêu cầu phải đảm bao đủ lương thực, thực phẩm cho hơn một vạn quân ăn trong 25 ngày. Bộ đội vận tải phải đảm bảo vận chuyên 531 tấn vũ khí, trong đó có 591 pháo, cối và các phương tiện kỹ thuật khác. Bộ phận công binh phải bảo đảm hoàn thành việc khai thông 3 mạng đường chính và đường nhánh dài trên 100 cây sô, xây dựng 3 sân bay trực thăng, bảo đảm khắc phục vật cản, mở đường cho bộ binh, xe tăng, pháo binh tân công chiếm lĩnh mục tiêu. Vốn là một người chiến sĩ cảm tử trong trung đoàn Thái Phiên, từ đấy, đi suốt chiều dài hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, đã từng trải qua bao trận chiến đấu, bước lên từ người lính đến các cấp chỉ huy trong quân đội, cấp nào cũng chỉ huy thắng lợi nên Nguyễn Chơn hình dung và hiểu rõ mọi khó khăn, thiếu thốn của người chiến sĩ khi bước vào trận đánh nhất là các trận đánh lớn. Kinh nghiệm dạy ông trong một trận đánh mà công tác chuẩn bị tốt nắm chắc địch là đã hoàn thành một nửa trận đánh.

        Một nguyên nhân mà Nguyễn Chơn cho là rất cơ bản khi những lần đánh trước không thành công là vấn đề nước uống. Trên các cao điểm, giữa trời nắng nóng lại không có nước uống đã làm bộ đội ngất xỉu, thì làm sao mà tiến lên được. Nhiều cán bộ, chiến sĩ đi tìm nước đã vấp phải mìn... Lần này, muốn thắng địch, ông không còn cách nào khác là phải giải quyết cho được vấn đề nước. Đi đôi với chuẩn bị chiến trường, ông điện về quân khu, lệnh cho bộ phận hậu cần thu tất cả các vòm cống dã chiến của quân Mỹ đem hàn ghép lại thành những téc nước có sức chứa từ 3 đến 4 khối rồi chuyển sang mặt trận. Một đội xe chuyển nước gồm 30 chiếc với 10 xe bọc thép hộ tống đã chuyển nguồn nước cách xa 50 cây số về các trạm tiếp nước của các trung đoàn, đặt sát khu chiến. Ông cũng lệnh cho hậu cần quân khu mua hàng ngàn chiếc can nhựa, bao nilông có sức chứa từ 20 lít đến 30 lít để trang bị cho các tiểu đội, trung đội. Giờ đây, các chiến sĩ ngoài bi đông cá nhân còn có những túi nưóc tập thể chứa từ 10 đến 20 lít sẵn sàng đưa đến tận chiến hào. Mỗi xe tăng hay xe kéo pháo đểu được trang bị từ 1 đến 2 thùng phuy có sức chứa hàng trăm lít. Việc đảm bảo đủ nước cho bộ đội đã làm cho cán bộ chiến sĩ yên tâm đánh địch, không sợ khát, không phải mất công tìm nước qua những bãi mìn... Ông Nguyễn Huy Chương người đồng đội đã bao năm chiến đấu bên ông, nay cũng ở bên cạnh ông với tư cách Chính ủy Quân khu và Chính ủy chiến dịch, ông Chương luôn ủng hộ và cổ vũ mạnh mẽ mọi suy nghĩ, mọi phương án của ông... Hai ông như cây cổ thụ cho đội ngũ lính trẻ. Công tác chuẩn bị cho trận đánh diễn ra hối hả... Một cánh quân của Sư đoàn 307 bắt đầu thực hiện đánh chia cắt, tạo thế cho bộ đội thông tin mở đường triển khai hệ thống thông tin phục vụ chỉ huy chiến đấu. Cánh quân này đã đánh tan một cánh quân giặc, chiếm được hồ nước Suối Tre và điểm cao 106. Trong những ngày tiếp theo đại bộ phận Sư 307 và một trung đoàn của Sư 315 bí mật đưa đội hình vào vị trí chiến đấu. Trưởng ban tác chiến chiến dịch báo cáo Trung tướng Nguyễn Chơn:

        - Báo cáo thủ trưởng! Sau khi nhận được lệnh của thủ trưởng, Sư đoàn 307 và Trung đoàn 143 Sư 315 đã bí mật đưa đội hình vào vị trí chiến đấu. Các đơn vị đã thực hiện nghiêm lệnh bí mật, tìm mọi cách tránh địch. Địch đã không phát hiện được việc chuyên quân của ta. Cùng thòi gian trên, Trung đoàn 1 Sư đoàn 2 và xe thiết giáp K63, đại đội tăng T54, pháo binh, cao xạ cũng triển khai xong đội hình chuẩn bị đột phá trên hướng tấn công chủ yếu. Ở mũi đánh phối hợp, Trung đoàn 19K bộ đội Campuchia, các đơn vị bạn đã phối hợp tổ chức bao vây và đánh chiếm khu vực An Lung...

        - Vậy thì tốt rồi! Như vậy nhiệm vụ chuẩn bị cho trận đánh trên mọi mặt đã cơ bản hoàn thành.

        Sau một ngày đi kiểm tra trở về Nguyễn Chơn cảm thấy hài lòng, thấy các đơn vị đã chuẩn bị đâu vào đấy đúng theo những gì mà ông yêu cầu và mong muốn. Ông trở về trong đêm. Về đến sở chỉ huy trời đã sắp sáng. Năm nay, ông đã bước sang tuổi 56, sức khoẻ của ông không còn trẻ trung như thời đánh Pháp, đánh Mỹ. Mọi người thấy mặt ông hóp lại, đôi mắt trũng sâu, nên ai cũng khuyên ông tranh thủ ngủ một lúc. Nhưng, ông làm sao có thể chợp mắt. Chính ủy Chương nói:

        - Thôi các cậu đừng khuyên nữa. Tôi còn chưa khuyên nổi huống là các cậu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #178 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2016, 03:28:56 pm »


        Mọi người phân vân lo lắng cho sức khoẻ của Nguyễn Chơn nhưng ông yêu cầu tất cả các bộ phận bước vào vị trí của mình. Ông lệnh cho bộ phận thông tin:

        - Tôi ra lệnh cho các đơn vị đồng loạt nổ súng tấn công địch.

        Đúng 7 giờ sáng ngày 25 tháng 4 năm 1984 khi lệnh tấn công của Trung tướng Tư lệnh Nguyễn Chơn vừa phát ra, lập tức tiếng súng từ khắp các nơi quanh căn cứ 547 nổ dồn dập. Trên hướng chủ yếu do các chiến sĩ Trung đoàn 1, Sư đoàn 2 đảm nhiệm, pháo dồn dập chụp xuống đầu giặc. Pháo binh, xe tăng, thiết giáp cùng bộ binh ào ào tràn lên như nước vỡ đê, nhanh chóng đánh chiếm hết mục tiêu này đến mục tiêu khác. Trưởng ban tác chiến chiến dịch vội vã bước lên đài quan sát:

        - Báo cáo Tư lệnh!

        - Ờ cậu nói đi!

        - Dạ! Ngay từ giờ đầu tiên Trung đoàn 1 Ba Gia, Sư 2 đã đập tan các đơn vị phòng thủ của địch ở khu vực Z6. Chiếm lĩnh mục tiêu và đang phát triển nhanh. Trung đoàn cho biết sẽ hoàn toàn kiểm soát được các khu vực Zl, Z12, Z14, tiêu diệt hầu hết quân địch chốt giữ.

        - Tốt rồi!

        - Báo cáo Tư lệnh! Còn các trung đoàn của Sư đoàn 307 đang tiếp tục bao vây sau lưng địch, một bộ phận đột kích từ trong đánh ra, địch bị tấn công bất ngờ, chúng bị dồn vào thế bị động. Chúng đang lần lượt tháo chạy khỏi các điểm cao để theo con đường dọc biên giới Thái Lan. Ở cánh trái, Trung đoàn 143 Sư đoàn 315 được lệnh của Tư lệnh không tiến sâu vào đất Thái Lan nên đã dừng lại làm nhiệm vụ chốt chặn, không cho địch chạy sang bên kia biên giới, buộc quân địch nhào lui... Tôi đang theo dõi chặt chẽ tin tức ở cánh này để báo cáo thủ trưởng.

        - Đồng chí nhắc các đơn vị chú ý ở các khu vực còn lại nơi địch tăng cường phòng thủ, tổ chức chống trả quyết liệt với ý đồ ghìm chân các đơn vị ta, để bộ đội khát nước sẽ tự động rút lui như những lần trước. Chúng ta phải giữ yếu tố bất ngờ, ta không những không chết khát mà dành sự chết khát lại cho chúng.

        Đúng như Trung tướng Nguyễn Chơn đã chỉ đạo, sức chiến đấu của bộ đội tăng lên mạnh gấp bội. Quân địch kháng cự, đánh trả quyết liệt, những khẩu đội ĐKZ, đại liên được bố trí dày đặc trên các sườn, vách núi, hang động bắn xối xả nhưng bất ngờ bị đạn pháo binh và xe tăng của ta chụp xuống tiêu diệt hàng loạt. Sau hoả lực cấp tập vào cứ điểm giặc, Trung tướng Nguyễn Chơn liền ra lệnh:

        - Sư đoàn 307!

        - Báo cáo có!

        - Các đồng chí nghe rõ lệnh của tôi!

        - Rõ!

        - Từ các điểm cao sau lưng giặc, các đồng chí lập tức hạ lệnh cho đơn vị đánh thốc tới, tiếp tục dồn địch lại thành từng cụm trong khu vực trung tâm để tiêu diệt chúng.

        - Rõ!

        Lệnh xong, từ đài quan sát Trung tướng Nguyễn Chơn quan sát kỹ khu chiến khu vực Ml, M2, ông tiếp tục lệnh:

        - Trung đoàn 1 Sư đoàn 2 chú ý!

        - Dạ rõ!

        - Tôi đã thấy một lực lượng hoả lực lớn và rất mạnh của địch ở các cứ điểm khu vực M4 và M5 đang chặn bước tiến của các đồng chí. Đơn vị các đồng chí đang ở thế bất lợi. Các đồng chí tạm thời dừng lại chờ lệnh tôi.

        - Báo cáo rõ!

        Ông lập tức quay sang lệnh cho các đơn vị pháo:

        - Đơn vị pháo 152 ly, pháo cao xạ 37 ly chú ý! Các đồng chí cho bộ đội bắn trực tiếp vào các hoả điểm của giặc, các cụm pháo của chúng ở khu vực M4, M5 để trực tiếp hỗ trợ cho bộ binh tiến lên. Các đồng chí nghe rõ chưa?

        - Báo cáo thủ trưởng chúng tôi nghe rõ rồi, chúng tôi Xin thực hiện mệnh lệnh ngay!

        Giọng Tư lệnh Nguyễn Chơn tiếp tục cất lên:

        - Trung đoàn 29 Sư 307 đâu?

        - Dạ có!

        - Các đồng chí nhanh chóng chuyển đội hình giải quyết các mục tiêu địch ở M4 và M5 ngay khi tiếng pháo của ta ngừng bắn để tạo điều kiện cho Trung đoàn 1 Sư đoàn 2 phát triển, nhanh chóng tiêu diệt quân địch ở M1 và M2.

        - Dạ báo cáo Tư lệnh rõ!

        Trời đã chuyển chiều hẳn, hoàng hôn đang buông phủ dần trên núi rừng Campuchia. Tư lệnh Nguyễn Chơn nhận được tin:

        - Báo cáo thủ trưởng chiều nay Sư đoàn 307 của chúng tôi đã hoàn toàn chiếm lĩnh các khu vực chính yếu Z1A, Z1B, YZ4...

        - Tốt rồi! Ngày mai các cánh quân của 307 và Trung đoàn 1 Sư đoàn 2 hướng phía trước và phía sau mở đợt tấn công đồng loạt đánh dứt điểm vào trung tâm đầu não địch. Các đồng chí kiểm tra lại đội hình, chuẩn bị đầy đủ nước, hoả lực, khắc phục mọi việc trong đêm cho xong để bước vào trận đánh.

        - Báo cáo rõ!

        Giống những ngày dài đánh Mỹ, mỗi khi các đơn vị của Nguyễn Chơn sắp ra trận, ông thường thao thức không ngủ được. Ông trăn trở, xem đi xem lại mọi chi tiết của trận đánh sắp diễn ra còn có điều gì cần điều chỉnh gấp để tránh đổ máu cho bộ đội, cho những người đồng chí đồng đội thân yêu của ông. Mọi người nói ông có một bộ thần kinh lúc nào cũng tỉnh táo. Nửa đêm ông lại gọi điện lệnh điều chỉnh cho các đơn vị.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #179 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2016, 03:29:33 pm »


        Ngày 26 tháng 4 trời vừa sáng, sương mù chưa tan hết trên núi rừng, ông đã cùng các sĩ quan tác chiến đã leo lên đài quan sát. Đúng 10 giờ, ông nhận được điện báo cáo từ các hướng tiến quân:

        - Báo cáo! Sau những đợt pháo cấp tập của ta, quân địch không còn tinh thần chiến đấu, chúng khiếp đảm và khi các đơn vị bộ binh của ta xung phong, quân địch đã nhanh chóng bị tiêu diệt...

        - Mình đang nghe đây!

        - Như vậy đến 10 giờ sáng nay toàn bộ sở chỉ huy căn cứ 547 của địch đã bị hai cánh quân của ta xoá sổ. Các mục tiêu chung quanh còn lại đểu lần lượt ra hàng.

        - Các đồng chí đánh rất tốt. Cho bộ đội thu dọn chiến lợi phẩm, chú ý đặc biệt đến công tác thương binh liệt sĩ và chính sách tù hàng binh... Các nơi tiếp tục điện về dồn dập:

        - Báo cáo! Tù binh rất đông. Toàn bộ Sư đoàn 612 và Sư đoàn 616 của Pôn Pôt bị quân ta bắt.

        - Báo cáo thủ trưởng! Các đơn vị của Sư đoàn 307 và Trung đoàn 1 Sư đoàn 2 phối hợp xin báo cáo sơ bộ, đã có hơn 1.800 tên địch bị loại khỏi vòng chiến đấu, ta đã bắt sống 300 tù binh. Ta thu trên 600 súng các loại, phần lớn là cối 82 ly, ĐKZ75, ĐKZ82 ly cùng nhiều quân trang quân dụng. Ta thu hơn 30 tấn lương thực, hàng trăm tấn đạn và nhiều tài liệu quan trọng...

        Tư lệnh Nguyễn Chơn động viên các đơn vị:

        - Tôi thay mặt Bộ tư lệnh Quân khu và Bộ tư lệnh chiến dịch chúc mừng đến các sư đoàn, các đơn vị quân binh chủng của mặt trận đã trực tiếp làm nên chiến thắng này. Đến ngày gặp mặt tổng kết, chúng ta sẽ nói chuyện nhiều. Đây mới chỉ là thắng lợi đầu để chúng ta đi đến xoá sổ toàn bộ trung tâm đầu não của Pôn Pôt ở Ba Biên - Păc Um.

        - Dạ cám ơn thủ trưởng!

        - Tôi phải cảm ơn các đồng chí chứ!

        - Dạ... Nhưng trận đánh này nếu không có sự chỉ huy tài tình, sâu sát, tỷ mỷ, kịp thời điều chỉnh lực lượng của thủ trưởng thì chúng tôi làm sao thắng được.

        - Chúng ta đều cố gắng phải không?

        - Vâng ạ!

        Trung tướng Nguyễn Chơn trở về Sở chỉ huy, chưa kịp ngồi đã có điện báo: Tư lệnh các lực lượng quân tình nguyện Việt Nam ỏ Campuchia đến.

        Từ trên chiếc trực thăng vừa hạ cánh một người cao lớn, dáng đi nhanh nhẹn bước xuống. Trung tướng Nguyễn Chơn đã nhận ra đồng chí Lê Đức Anh. Đồng chí Lê Đức Anh ôm chặt Nguyễn Chơn vào lòng. Ông cười, nhìn vào khuôn mặt cháy sạm của Nguyễn Chơn nói:

        - Đồng chí Chơn khoẻ chớ!

        - Dạ báo cáo anh tôi khoẻ!

        - Tôi thay mặt Bộ tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam đến thăm và khen ngợi chiến công lớn mà các đồng chí vừa giành được. Chiến công này đã có tác động lớn đến thế trận, niềm tin đối với toàn quân trên chiến trường...

        - Cám ơn anh!
Lúc đã ngồi vào bàn làm việc của Sở chỉ huy, Tư lệnh Lê Đức Anh nhìn nét mặt phấn chấn của từng người rồi ồng nhìn Chính ủy Nguyễn Huy Chương, nói:

        - Các đồng chí đánh rất tốt. Một khu chiến đầy khó khăn, mấy lần trước ta ra quân mà chưa đánh được. Nay, đồng chí Chơn và các đồng chí đã giải quyết trận đánh một cách nhanh gọn, xoá sổ cả một lực lượng lớn của Pôn Pốt, tạo tiền đề cơ bản và niềm tin để đi đến xoá sổ tập đoàn quân phía Đông Bắc của Pôn Pốt. Trận đánh này đã trở thành bài học kinh nghiệm cho quân tình nguyện trên toàn chiến trường Campuchia.

        Sau những lời nói động viên, cổ vũ của đồng chí Lê Đức Anh, Chính ủy Chương đứng lên nói:

        - Báo cáo đồng chí Tư lệnh! Tôi thay mặt cho toàn thể cán bộ, chiến sĩ của Quân khu 5 đang làm nhiệm vụ trên chiến trường, xin cảm ơn Tư lệnh đã đánh giá cao trận đánh vừa rồi của chúng tôi. Một trong những nguyên nhân của thắng lợi lớn vừa giành được là nhờ đồng chí trung tướng Tư lệnh Nguyễn Chơn đã trực tiếp sang chỉ đạo chiến đấu đã khắc phục được những khó khăn về nước, đã cho bộ đội huấn luyện sát hợp với địa hình, địa vật, kể cả bắn đạn thật... Đồng chí đã đi sâu đi sát các đơn vị kiểm tra nắm tình hình và đã có phương án cụ thể với mạng lưới trinh sát tung ra rộng khắp nắm chắc mọi hoạt động của địch. Báo cáo đồng chí Tư lệnh, chúng tôi cũng đã quán triệt tinh thần chiến đấu, cổ vũ ý chí quyết chiến, quyết thắng tiêu diệt giặc diệt chủng, trả thù cho đồng bào Campuchia và đồng bào ta ở dọc các tỉnh biên giới và Việt kiều đã bị chúng giết hại dã man.

        Chính ủy Nguyễn Huy Chương vừa dừng lại, Tư lệnh Lê Đức Anh nói:

        - Đúng vậy! Dân tộc Việt Nam chúng ta luôn chiến đấu vì độc lập, tự do, hoà bình và hạnh phúc của nhân dân Việt Nam và của nhân dân Campuchia và Lào... Trên mảnh đất Đông Dương thân yêu này không thể có một loại giặc độc ác, tàn bạo như vậy. Chúng ta phải chiến đấu để ba dân tộc luôn được sống trong hoà bình, hạnh phúc, yêu thương kính trọng lẫn nhau...

        Đồng chí Lê Đức Anh nói tiếp:

        - Vai trò của người chỉ huy trong một trận đánh, trong một chiến dịch là vô cùng quan trọng. Người chỉ huy phải đi sâu đi sát với cán bộ, chiến sĩ, không bỏ qua từng việc nhỏ. Đồng chí trung tướng Nguyễn Chơn là một người chỉ huy như vậy. Tôi tin tưởng chúng ta sẽ thành công trong việc giúp nhân dân nước bạn, đẩy bọn Pôn Pốt đến bờ vực thẳm. Tôi tin tưởng với tinh thần đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn, với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của quân dân Quân khu 5 anh hùng nhất định các đồng chí sẽ chiến thắng oanh liệt trong trận đánh cuối cùng ở vùng biên giới Đông Bắc Campuchia.

        Tiếng vỗ tay vang lên, thể hiện sự quyết tâm của

        cán bộ chiến sĩ toàn mặt trận...

        Sau đó, Bộ tư lệnh mặt trận 719 quân tình nguyện Việt Nam đã tổ chức hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm về trận đánh xóa sổ căn cứ 547 cho tất cả các đơn vị quân tình nguyện đang có mặt ở Campuchia đồng thời cho các quân khu tổ chức huấn luyện bộ đội đúng với tình hình thực tế để thực hiện quyết tâm tiến hành tấn công tiêu diệt cả 16 căn cứ của Pôn Pốt dọc theo biên giới Campuchia - Thái Lan vào năm 1985...
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM