Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 03:27:39 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vị chỉ huy huyền thoại  (Đọc 76735 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 17 Tháng Tám, 2016, 09:31:23 am »

        - Tên sách: Vị chỉ huy huyền thoại
        - Tác giả: Đặng Đình Loan
        - Nhà xuất bản: Quân đội Nhân dân
        - Năm xuất bản: 2009
        - Số hoá: Giangtvx
        - Tóm lược nội dung:  Truyện kể về một số hoạt động sống và chiến đấu của thượng tướng Nguyễn Chơn


LỜI NÓI ĐẦU

       ”Vị chỉ huy huyền thoại" là tác phẩm viết về cuộc đời chiến đấu sôi động, quả cảm, đầy ắp chiến công của Thượng tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chơn cũng như của đồng bào, chiến sĩ miền Trung và Sư đoàn 2 anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hào hùng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Tác phẩm là một khúc tráng ca về cuộc chiến tranh nhân dân; về sức mạnh đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế; về sự hy sinh to lớn và ý chí phi thường của đồng bào, chiến sĩ... dưới ánh sáng chân lý "Không có gì quý hơn độc lập, tự do!".

        Sinh ra, lớn lên trên quê hương Nam Ô (Đà Nang) yêu dấu, ngay từ buổi thiếu thời Nguyễn Chơn đã nung nấu trong lòng niềm tin tất thắng của cách mạng, tinh thần "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", ý chí căm thù sâu sắc bè lũ cướp nước và bán nước. Nhìn những đoàn quân Nam tiến hùng dũng ra trận, Nguyễn Chơn cháy bỏng khát vọng lên đường đánh giặc. Do hoàn cảnh gia đình quá neo đơn, nghèo khổ, đông em..., cha mẹ khuyên Nguyễn Chơn hãy chờ một thời gian nữa, nhưng quyết thực hiện bằng được khát vọng cháy bỏng của mình, Nguyễn Chơn đã chặt đứt một ngón chân để thay cho lời thuyết phục... Và, quê hương, gia đình đã tiễn ông lên đường tòng quân sau sự kiện vừa hiếm có vừa kinh hoàng ấy...

        Tung hoành khắp mọi chiến trường trên dải đất miền Trung, Tây Nguyên và nước bạn Lào, Campuchia với nhiều cương vị chỉ huy: Trung đội trưởng, Đại đội trưởng, Tiểu đoàn trưởng, Trung đoàn trưởng, Sư đoàn trưởng, Tư lệnh Quân đoàn, Tư lệnh Quân khu..., Nguyễn Chơn đã chỉ huy đơn vị chiến đấu và chiến thắng hàng trăm trận. Mưu trí, sáng tạo, dũng cảm, nắm chắc lực lượng ta, hiểu rõ tình hỉnh địch, quyết đoán, luôn giành thế chủ động, dồn địch vào thế bị động, bất ngờ, sắc sảo giải quyết hiệu quả những tình huống ngẫu nhiên, mới nảy sinh... là những nét đặc sắc nhất trong cuộc đời chỉ huy trận mạc của Thượng tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Chơn.

        Thông qua "Vị chỉ huy huyền thoại”, nhà văn Đặng Đình Loan càng khắc sâu trong tâm trí bạn đọc niềm tự hào về đồng bào, chiến sĩ miền Trung anh hùng nói riêng, về quân dân cả nước nói chung, về tài thao lược và nghệ thuật quân sự độc đáo Việt Nam đã được Đảng ta, quân dân ta phát huy đến đỉnh cao trong cuộc kháng chiến thần thánh chống Mỹ, cứu nước.

        Thời gian trôi đi, nhưng lịch sử hào hùng với những chiến công chói lọi trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược, giải phóng đất nước, non sông thu về một môi... vẫn còn đó, sáng ngời. Truyền thống anh hùng mãi mãi là điểm tựa, là nguồn sức mạnh tiềm tàng để quân dân ta vững bước trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hôm nay. Tác phẩm "Vị chỉ huy huyền thoại” thêm một lần khắng định ý nghĩa của bài học quý giá đó.

        Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!


NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN        
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Ba, 2020, 10:33:03 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2016, 08:14:45 pm »


Chương 1

        Trong cuộc đời của mình chưa bao giò Laura cảm thấy buồn thảm, bi quan và thất vọng đến như vậy khi cô nhận được tin từ viên đại tá Pitơ, sĩ quan tác chiến thuộc Bộ tư lệnh MACV của quân Mỹ: Đenvơ đã bị mất tích trong trận giao chiến với quân chính quy của Việt cộng ở thung lũng An Sơn - Hiệp Đức cách trung tâm Đà Nẵng về phía Tây Bắc chừng ba mươi cây số. Laura vừa nhận được bức thư của Đenvơ gửi từ căn cứ An Sơn qua người bạn của mình là nhà báo Galôuây. Galôuây vừa có chuyên đi lấy tin tức từ căn cứ của Lữ đoàn bộ binh 196, Sư đoàn Amêricơn ở vùng thung lũng An Sơn - Hiệp Đức về. Đenvơ mất tích có nghĩa là đồng nghĩa với cái chết. Trong bức thư Đenvơ đã không giấu được tâm trạng buồn thảm, thất vọng, chán chường, bế tắc và khắc khoải chịu đựng nỗi nhớ thương xa cách với mình. Ngồi trên chuyến bay từ Sài Gòn ra Đà Nẵng mấy lần Laura giở bức thư ra đọc rồi gấp lại, quay ra cửa sổ lau nước mắt.

        Trời đã chuyển sang trưa, cả Camin, De, Pitơ, Laura và các bạn đồng nghiệp đểu kéo đến quầy bar của Bộ tư lệnh liên hợp. Pitơ ngồi cạnh Laura, viên sĩ quan tác chiến nói với cô:

        - Laura! Lữ đoàn 196 của Đenvơ đang đồn trú phía Tây Bắc Đà Nẵng gần ba chục cây số. Một số đơn vị của lữ đoàn đang giao tranh ác liệt với quân chính quy Việt cộng. Tư lệnh sư đoàn Amêricơn, trung tướng Samuen Cốtxtơ cho biết, thiếu tướng Uyliam Bôn, Tư lệnh lữ đoàn đang trực tiếp chỉ huy cuộc giao tranh. Hiện chưa có tin tức gì về kết quả trận đánh và tin tức của tướng Bôn. Do vậy, cũng chưa biết tin tức gì về trung úy Đenvơ. Laura bạn chỉ còn cách phải chờ thôi!

        - Pitơ! Anh xem có chuyến bay nào đến đấy không?

        - Để làm gì?

        -  Laura xin đến đấy vừa để đưa tin trận đánh vừa để biết tin tức của Đenvơ.

        Không chần chừ, viên đại tá tác chiến đáp:

        - Không! Sẽ không có một chuyến bay nào đến đấy. Tất cả tướng lĩnh ở Vùng chiến thuật 2, đặc biệt ở Vùng chiến thuật 1 và quanh căn cứ quân sự liên hợp Đà Nẵng đều phải có mặt ở Đà Nẵng để giây lát nữa gặp Tư lệnh chiến trường Oétmolen. Ông ta đang trên đường bay ra.

        - Vậy hả?

        Pitơ trả lời chưa được mấy phút thì bầu trời Đà Nẵng rền vang tiếng gầm rít nhào lộn của các tốp phản lực bay yểm trợ cho chiếc máy bay của Oétmolen và các tướng lĩnh thuộc Bộ tư lệnh MACV đáp xuống Sở chỉ huy căn cứ liên hợp Đà Nẵng.

        Cái nắng dữ dội khác thường trên bầu trời Đà Nẵng đã rang nóng mặt cát và phả từng làn hơi nóng hầm hập hắt vào hội trường của Bộ tư lệnh MACV. Viên đại úy cận vệ bước đến trước mặt Oétmolen:

        - Thưa đại tướng! Quá giờ nghỉ ngơi của ngài đã lâu, bác sĩ De xin mời ngài nghỉ ăn trưa.

        Oétmolen xua tay. ông ta tiếp tục nói một thôi một hồi cho đến lúc viên trung tướng Tham mưu trưởng Rốtxân bước đến nói nhỏ:

        - Thưa ngài! Lữ đoàn 196 của chúng ta đang bị địch quân tấn công. Tiểu đoàn 2 Lữ 196 có nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn. Vâng... Thưa ngài, thiếu tướng Uyliam Bôn, tư lệnh Lữ đoàn 196 đã mất tích trong khi đang chỉ huy các trận đánh ở thung lũng An Sơn.

        Tin bất thường đến làm Oétmolen cảm thấy mất thăng bằng. Rõ ràng ông ta đã xem những thước phim quay toàn bộ Bộ chỉ huy Sư đoàn 2 Việt cộng đã bị tiêu diệt; tình báo, các lính Việt cộng bị bắt và chiêu hồi đều xác nhận đúng, kế hoạch của địch quân đã bị bại lộ, Lữ 196 đã ráo riết đề phòng cớ sao đột nhiên lại đang gặp nguy cơ bị tiêu diệt? Oétmolen cho gọi viên trung tướng Samuen Côtxtơ, tư lệnh Sư đoàn Amêricơn đến giải trình... Buổi làm viêc vội vã kết thúc. Bác sĩ De vừa bước ra khỏi hội trường đã thấy cánh nhà báo đang vây quanh viên sĩ quan tác chiến Pitơ và viên trung tướng Đuypuy. Mới trông thấy De, Camin liên kéo tay Laura chạy đến:

        - Này De! Anh đã biết được kết quả về trận giao chiến An Sơn chưa? Đã biết tin tức gì về Đenvơ chưa?

        De im lặng, Laura giục:

        - Anh hãy nói đi De! Dù sao trận đánh cũng đã diễn ra, chảng ai giấu mãi được sự thật. Anh nói đi! Đenvd ra sao? Laura sốt ruột có lẽ chết mất De ạ... An Sơn - Hiệp Đức là nơi nào vậy? Có giống thung lũng la Đrăng không?

        - Bình tĩnh Laura! Tin tình báo vừa cho biết... nhưng với điều kiện Camin và Laura phải giữ tuyệt mật, không để các bạn đồng nghiệp biết nhé.

        - Nhất định rồi.

        - Thế thì được! Trận đánh đang tiếp diễn nhưng máy bay của tướng Bôn, Tư lệnh lữ đoàn đã trúng đạn 12 ly 7 của đốì phương. Đenvơ cùng đi trên chuyến bay đó với Uyliam Bôn... không biết còn sống hay đã chết. Bây giờ công việc của chúng ta là phải chờ đợi thôi!

        - Không anh De ơi! Dù chết Laura cũng phải đến nơi ấy. Laura sẽ chết cùng Đenvơ. De! Anh xem có chuyến bay nào sẽ bay đến đấy không? Thung lũng An Sơn - Hiệp Đức là một nơi thế nào?

        - De sẽ báo tin cho bạn khi có chuyến bay đến An Sơn - Hiệp Đức. Còn nó có giống thung lũng la Đrăng không thì bạn phải chờ và hỏi Camin...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2016, 08:17:28 pm »

       
*

*       *

        Một nỗi buồn ập đến với cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 1 Ba Gia, Sư 2, Quân khu 5. Các sĩ quan mở đài địch nghe và quây quần quanh Trung đoàn trưởng Chơn. Bọn địch đang làm ầm lên trên các phương tiện thông tin về sự thiệt hại của ta. Chúng còn thả truyền đơn và cả những bức ảnh về sự hy sinh của Bộ chỉ huy Sư đoàn 2 khi đi nghiên cứu khu chiến để chuẩn bị tiêu diệt Lữ đoàn 196 đang đóng quân ở dãy núi An Sơn - Liệt Kiểm...

        Mỗi khi đơn vị gặp tổn thất, Nguyễn Chơn thường im lặng. Im lặng để nén đau thương và lòng căm thù. Hôm nay, trưóc cán bộ, chiến sĩ trung đoàn, ông nói:

        - Từ ngày thành lập Trung đoàn Ba Gia rồi tiến lên thành lập Sư 2, chúng ta đánh đâu thắng đó. Có hy sinh mất mát nhưng chưa có nỗi đau thương nào, mất mát nào to lớn đến thế. Chúng ta chỉ còn cách phải tiến lên, xứng đáng với các đồng chí đã mãi mãi ra đi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Phải dạy cho Lữ đoàn 196 và cái Sư Amêricơn chết tiệt một bài học. Chúng ta xin thề chiến thắng!

        Cả trung đoàn giơ cao tay:

        - Xin thề! Xin thề! Xin thể!

        Ngay sau đó, trung đoàn bắt tay vào triển khai trận đánh khu căn cứ An Sơn - Liệt Kiểm. Nguyễn Chơn và Đảng ủy, Ban chỉ huy Trung đoàn quyết định dành cho Lữ bộ binh 196 một đòn bất ngờ. Quyết tâm của Trung đoàn đã được Sư đoàn và Bộ tư lệnh Quân khu chấp nhận. Từ Quân khu đến Sư đoàn, Trung đoàn đều tuyệt đối tin tưởng ở tài chỉ huy của Nguyễn Chơn. Ai cũng cho rằng ngoài khả năng thường xuyên đúc kết kinh nghiệm các trận đánh, mở rộng dân chủ, phát huy cao độ sáng tạo... ông còn là người có bản lĩnh khác thường, sẵn sàng lấy tính mạng và danh dự bản thân chịu trách nhiệm trước đơn vị và cấp trên. Một điều mà bất cứ người chỉ huy nào cũng phải làm, đó là nghiên cứu kỹ khu chiến trước khi bước vào trận đánh để có phương án sát hợp. Với Nguyễn Chơn cũng vậy, nhưng cái khác ở ông là trực tiếp đi nghiên cứu trước, nhìn tận mắt, sờ tận tay hầm hào, lô cốt, nắm chắc trận địa của địch, tìm ra chỗ sơ hở và luôn luôn dành cho địch bất ngờ. Ông thường dồn địch vào thê bị động, sử dụng chiến thuật cận chiến, tấn công chóp nhoáng, đè bẹp và tiêu diệt cơ quan chỉ huy đầu não của địch ngay từ phút đầu tiên, cắt thông tin liên lạc, nhanh chóng dập tắt các cụm hỏa lực quyết định trên khu chiến của địch.

        Khi Bộ chỉ huy Sư đoàn do Sư đoàn trưởng Lê Hữu Trữ dẫn đầu cùng Chính ủy Nguyễn Minh Đức, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 31, Trung đoàn 38, Trưởng ban

        Tác chiến, Trưởng phòng Hậu cần cùng bảy trung tá, thiếu tá khác ở các ban Tham mưu, Thông tin liên lạc, Hậu cần... trong khi quan sát khu chiến, do sơ suất đã để quân Mỹ từ huyện lỵ Quê Sơn qua kính viễn vọng phát hiện được, chúng lập tức dập pháo và ngay sau đó cho bốn chiếc trực thăng vũ trang đến phóng rốc két và xả đạn đại liên, kê tiếp một đoàn máy bay cất cánh từ sân bay Chu Lai đến đổ chụp với ý định bắt sông cả đoàn cán bộ. Tiểu đội thông tin liên lạc, tiểu đội trinh sát, tiểu đội vệ binh lập tức đánh trả đến viên đạn cuối cùng. Do ta quân số ít, bị bất ngờ, không có công sự chiến đấu nên không giữ được trận địa.

        Cùng lúc ấy, Nguyễn Chơn rời vị trí nghiên cứu ở mũi sâu nhất trong khu chiến trở về Bộ tư lệnh Sư đoàn. Trên đường về anh gặp sĩ quan tác chiến Phan Thanh Dư, người cùng quê Thừa Thiên - Huê với Sư đoàn trưởng Lê Hữu Trữ. Anh vừa cùng một sĩ quan hậu cần đi chuẩn bị một công tác đột xuất, cả hai mới rời khỏi yên ngựa Động Mông - Đá Hàm thì trận chiến xảy ra. Biết trận chiến đấu đã kết thúc, Nguyễn Chơn và Phan Thanh Dư quyết định ngược dốc lên yên ngựa để kiểm tra trận địa. Đến nơi, hai người thấy cây cốì tan nát, những đồng chí, đồng đội thân yêu đều đã hy sinh, không một ai thân thể còn nguyên vẹn. Những đồng chí, đồng đội đang nằm xuống ở đây hầu hết đã gắn bó vối Nguyễn Chơn một thời gian dài, đặc biệt là Sư đoàn trưởng Lê Hữu Trữ và Chính ủy sư đoàn Nguyễn Minh Đức.

        Cả hai đều thương yêu, quý trọng, khâm phục tài năng chỉ huy của Nguyễn Chơn. Nguyễn Chơn ngồi lặng bên đồng đội, tay ôm mặt, vai rung lên. Có lẽ đây là lần đầu tiên Quân giải phóng miền Nam nói chung và cán bộ, chiến sĩ Quân khu 5 nói riêng gặp một tổn thất đau đốn đến vậy. Kể từ khi trở lại chiến trường miền Nam năm 1959 cho đến nay đây là nỗi đau đớn nhất mà ông khó có thể quên được... Lòng sục sôi căm giận giặc Mỹ xâm lược đã vực ông đứng lên. Ông để anh em ỏ lại lo mai táng cho đồng đội, còn mình cùng đồng chí liên lạc đi nhanh về căn cứ Bộ tư lệnh Sư đoàn, về đến nơi, ông thấy Phó chính ủy Bùi Đức Tùng, Tham mưu trưởng Sư đoàn Bảo trực ở nhà đôi mắt đỏ hoe, nghẹn ngào. Bỗng dưng Bùi Đức Tùng ôm chặt lấy ông:

        - Anh Chơn ơi! Đau đớn quá! Bây giờ chúng ta phải làm gì đây?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2016, 08:19:39 pm »


        Chất giọng Nghệ An của Phó chính ủy Bùi Đức Tùng càng gieo vào lòng ông nỗi buồn chan chứa đến thấu xương. Phó chính ủy Bùi Đức Tùng đưa cốc nước đường cho ông, nói tiếp:

        - Còn cậu, còn mình... nhất định chúng ta phải trả mối thù này cho đồng đội, cho Sư trưởng Trữ, Chính ủy Đức... Tôi đã điện báo cáo về Quân khu. Trước mắt Quân khu cử đồng chí Giáp Văn Cương, Tham mưu trưởng Quân khu thay anh Trữ, đưa anh Sơn, Phó chủ nhiệm chính trị Quân khu về làm chính ủy thay anh Đức. Các trung đoàn phó lên thay trung đoàn trưởng...

        Một ngày nào đó anh em chúng ta sẽ qua Thanh Hóa thăm vợ con, bố mẹ anh Đức...

        Trở lại nhiệm vụ nghiên cứu khu chiến, Trung đoàn trưởng Nguyễn Chơn được phân công dẫn một bộ phận của Trung đoàn 1 Ba Gia luồn sâu vào dân. Ban ngày, đợi lúc không có địch, anh em đội hầm lên quan sát, nghiên cứu tình hình, tìm cách tấn công tiêu diệt quận lỵ Quế Sơn cùng lúc với cuộc tiến công tiêu diệt Lữ đoàn 196, Sư đoàn Amêricơn ...

        Sau sự cố của sư đoàn, nén nỗi đau thương, Nguyễn Chơn đã mạnh dạn đề xuất với Bộ tư lệnh Sư đoàn phương án đánh địch: Trung đoàn 1 Ba Gia không tấn công quận lỵ Quế Sơn nữa mà chuyển sang tấn công Lữ đoàn 196. Quyết tâm cùng phương án tấn công Lữ bộ binh 196 của Trung đoàn 1 Ba Gia do anh chỉ huy đã được Sư đoàn và Bộ tư lệnh Quân khu đồng ý. Nguyễn Chơn và các chiến sĩ Trung đoàn 1 Ba Gia nóng lòng chờ đợi giây phút nổ súng để trả thù cho đồng chí, đồng đội. Mấy hôm sau, trận đánh được triển khai. Nguyễn Chơn nhận định rằng: khi kế hoạch tấn công Lữ đoàn 196 của Sư đoàn bị lộ thì địch sẽ cảnh giác gấp bội và thay đổi phương án bố phòng, nhưng lúc địch cảnh giác nhất cũng là lúc địch chủ quan sơ hở nhất. Ông quyết định lấy thịt rán đặt miệng mèo dùng chiến thuật quân sự cổ truyền "điệu hổ ly sơn", nhử địch ra ngoài công sự mà tiêu diệt. Nhưng, làm cách nào để điệu được hổ ly sơn? - Một bài toán khó mà Trung đoàn trưởng Nguyễn Chơn phải tìm lời giải...

        Trên mảnh đất quê hương thân yêu, ông đã đi suốt chín năm của cuộc kháng chiến chống Pháp và tiếp theo là suốt những năm liên tục chiến đấu chống giặc Mỹ xâm lược và giặc tay sai bán nước. Ông hiểu rất rõ tinh thần quật cường, lòng yêu nước, yêu quê hương vô hạn của người dân quê hương ông. ông hiểu rõ từng ngọn núi, dòng sông, từng đồng lúa, bờ ao, kênh rạch, lũy tre...

        Nguyễn Chơn quyết định đặt Sở chỉ huy Trung đoàn ở một hang đá nhỏ nằm ngay trước chân núi Liệt Kiểm. Cái hang đá nhỏ này vẫn được nhân dân ở đây gọi là "hang đá Bà Già"... Quân địch không thể phán đoán được sở chỉ huy của đối phương lại đặt sát ngay khu căn cứ Lữ 196 của chúng. Từ vị trí này, có thể nhìn thấy toàn bộ thung lũng An Sơn trải dài hai bên sông Trầu, con sông chảy từ phía Tây An Sơn xuống phía Đông, cùng với con đường 16 xuyên qua vùng trung du trù phú của huyện Hiệp Đức. Đôi bờ sông Trầu đồng bằng hẹp nhưng màu mỡ nên đã nuôi sống hàng vạn con người. Chung quanh thung lũng núi đồi bao bọc với những điểm cao hùng vĩ. Phía tây, có núi Tráp, núi Gò Đu, núi Bàn Cờ... Phía đông nam có dãy núi Liệt Kiểm, phía Tây Nam là núi Chia Gan. Phía bắc có các con đèo Răm, đèo Rập Cu qua Quê Sơn. Từ ngày quân Mỹ đến đóng căn cứ ở dãy núi Liệt Kiểm, chúng gom dân vào các khu tập trung ở quận lỵ ở Quế Sơn, Hiệp Đức. Làng xóm tiêu điểu, lau lách mọc um tùm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2016, 08:22:22 pm »


*

*         *

        Trung úy Đenvơ trợ lý của tướng Uyliam Bôn - Tư lệnh Lữ đoàn 196, trên chuyến máy bay trực thăng đầu tiên cùng tướng Bôn đến thị sát vùng này trước khi đổ quân đã ngạc nhiên vì cảnh đẹp hoang sơ nơi đây... Sáng nay, Đenvơ cảm thấy hình như cả vùng An Sơn này đang vào xuân. Từ máy bay nhìn xuống, những đám mây bồng bềnh trôi theo các triền núi về phía Tây. Những cánh mây mỏng đọng lại chờ làn hơi nước từ sông Trầu, các khe suối, đồng ruộng bốc lên rồi bay nhấp nhô trên những đỉnh núi cao. Bên dưới, con sông Trầu vắt qua các chân núi như một dải satanh trắng bóng. Thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho xứ sở này một vẻ đẹp vừa trù phú hùng vĩ vừa thơ mộng trữ tình. Đenvơ biết chắc chắn rằng khi các đơn vị quân Mỹ trong đó có Lữ đoàn 196 của Đenvơ kéo đến đây thì đồng thời cũng kéo theo bom đạn để tạo ra những thác lửa khủng khiếp, kinh hoàng. Đenvơ nhớ lại trận chiến đầu tiên của quân Mỹ ở Núi Thành trên dãy núi Răng Cưa phía Tây căn cứ Chu Lai... Rồi đây, tính mạng của Đenvơ và cả đồng đội sẽ ra sao khi Lữ 196 đổ quân xuống vùng đất này?

        Ngay sau hôm tưóng Uyliam Bôn đi thị sát, Lữ đoàn 196 đã đổ quân xuống vùng đất này. Núi Liệt Kiểm cao nhất trong những ngọn núi được dành cho việc đóng chốt của Tiểu đoàn 3 để kiểm soát cả vùng quận lỵ Hiệp Đức lẫn quận lỵ Quê Sơn. Trên đỉnh Liệt Kiểm, Uyliam Bôn còn đặt sở chỉ huy Lữ đoàn 196 và một đại đội pháo 155 ly. Dưới chân núi, tướng Bôn dùng hai đại đội của Tiểu đoàn 1 thường xuyên phục kích, lùng quét khu vực ba xã An Sơn, An Cường, Cẩm Tú. Tiểu đoàn 2, Tiểu đoàn 4 được tướng Bôn bố trí ở vùng Sơn Bình bên kia sông Tranh, con sông chảy theo hướng Bắc Nam cắt đường 16 và sông Trầu tạo nên một ngã tư như cái rốn của thung lũng. Ở đây có cầu bê tông bắc qua sông Tranh và có nhà máy xay... Tướng Bôn dùng Tiểu đoàn 2 và 4 cơ động ứng chiến khi Việt cộng tấn công vào bất kỳ đơn vị nào trong lữ đoàn.

        Lữ 196 luôn luôn được sự hỗ trợ kịp thời của máy bay trực thăng vũ trang, vận tải, các loại pháo hạng nặng từ căn cứ Lữ đoàn 3, Sư đoàn không vận đóng chốt ở vùng Núi Quế, Cẩm Dơi, Việt An cạnh quận lỵ Quế Sơn. Máy bay phản lực từ sân bay Đà Nẵng, Chu Lai chỉ mấy phút sau đã có thể trút bom đạn xuống đối phương để chi viện cho Lữ 196. Rút kinh nghiệm từ những hạn chế bởi thế đơn độc của lính thủy đánh bộ ở Núi Thành, lần này tướng Uôntơ cho tạo thế bố trí liên hoàn. Cả tướng Bôn, tướng Uôntơ đều chủ quan cho rằng Việt cộng khó mà tấn công được. Việc Bộ chỉ huy Sư đoàn 2 của Việt cộng khi vừa đặt chân đến đây nghiên cứu đã bị quân Mỹ tiêu diệt càng làm Uôntơ và Bôn đắc chí... Đenvơ thầm mong được gặp Laura và các bạn đồng nghiệp của cô là Lída, Camin, Linđa, Galôuây để cùng được nhìn thấy cảnh đẹp mê hồn và cùng thấy việc làm vô nghĩa của quân Mỹ.

        Mới đặt chân xuống dãy núi Liệt Kiểm, Đenvơ đã cảm nhận rằng sẽ phải trải qua những ngày khốn khổ ở đây. Nguồn nước khan hiếm từ trực thăng bơm xuống không đủ để rửa tay; hở đâu muỗi, ruồi rừng bâu cắn đến đó. Cây rừng tốt tươi nhưng Đenvơ và đồng đội toàn phải ăn đồ hộp, không một chút rau, thịt tươi. Cuộc sống chỉ còn một việc duy nhất là canh cánh chờ Việt cộng và bóp cò... Thời gian nhàn rỗi của một kẻ ăn không ngồi rồi nhưng đến một lá thư gửi cho bố mẹ, cho Laura, cho bạn bè Đenvơ cũng không viết được. Hôm trước Đenvơ nhận thư của hai thằng bạn Giôn Grin và Enthoven đang ở Tiểu đoàn 2 Sư 3 thủy quân lục chiến. Cả hai đều than thở nỗi cơ cực ở Mặt trận Đường 9 - Khe Sanh. Suốt ngày chui trong công sự ẩm mốc, ướt át, nhầy nhụa hễ ra ngoài là gặp đạn cốì, đạn pháo hoặc đạn bắn tỉa của đối phương. Giôn Grin than thở muốn tự sát chỉ trăn trở một nỗi thương cha mẹ và người yêu... Bao lần lữ đoàn của Đenvơ đổ quân chốt đóng rồi lại bốc đi. Mấy lần đầu, lúc bốc đi, binh lính trong đơn vị vứt lại đồ hộp ăn không hết, nhưng chỉ sau vài tiếng được lệnh quay lại thì những đống đồ hộp đã biến mất. Tướng Bôn buộc phải ra lệnh cho các tiểu đoàn trưởng khi đổ quân xuống đâu phải đào sẵn hô, lúc có lệnh bốc quân đi thì đồ hộp thừa phải lấy dao găm đâm thủng rồi đem chôn.,, nếu không sẽ trở thành đội quân tiếp tế lương thực cho Việt cộng...

        Đenvơ tựa lưng vào một gốc cây cạnh công sự, sẵn sàng chờ lệnh tướng Bôn. Những chiếc trực thăng từ căn cứ Chu Lai rầm rầm bay đến mở đầu cuộc tiếp tế lương thực, vũ khí cho Tiểu đoàn 2 và Bộ tư lệnh Lữ đoàn 196. Từ công sự vẳng ra tiếng gọi lớn:

        - Trung úy Đenvơ!

        - Thưa ngài có tôi!

        - Chuẩn bị lên trực thăng!

        - Thưa ngài rõ.

        Chiếc trực thăng lại cất cánh. Đenvơ nhìn rõ từ cánh đồng trước mặt những luồng đạn của Việt cộng vụt bay lên. Hình như chỉ có một nhóm nhỏ Việt cộng ở cánh đồng hẹp dưới chân núi Liệt Kiểm. Có lẽ đối phương muốn tự sát chăng?...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2016, 06:55:19 am »


*

*        *

        Trời tối đen. Gió từ khe suối lùa lên mát lạnh. Sau những loạt đạn pháo và bom, tiếng côn trùng dọc hai bò sông Trầu lại râm ran. Từng toán lính Mỹ, lính ngụy nốỉ nhau đi tuần trên lộ 16 dọc sông Trầu từ chân núi Liệt Kiểm qua thị trấn An Sơn đến cầu xi măng bắc qua sông Tranh, qua nhà máy xay... Trong thôn xóm, nhiều gia đình vẫn kiên quyết bám trụ thực hiện phương châm "một tấc không đi, một ly không rời". Nước sông Tranh, sông Trầu vẫn lặng lẽ chảy dưới những chân núi ngút ngàn. Trên đường đi vào thị trấn An Sơn, Trung đoàn trưởng Nguyễn Chơn nhìn đồng hồ. Đã hơn 12 giờ đêm - cái giờ quân giặc canh phòng nghiêm ngặt nhất.

        Theo sau Nguyễn Chơn là trợ lý tác chiến sư đoàn Phan Thanh Dư, trợ lý tác chiến trung đoàn Phan Dương Tuyển cùng tổ trinh sát. Bất ngờ, anh em gặp một toán lính Mỹ đang đi tới. Chúng nói tiếng Anh nên chẳng ai hiểu chúng nói gì. Phan Thanh Dư ghé sát tai Nguyễn Chơn:

        - Mình phải chủ động "quất" chúng mới thoát được chẳng còn đường nào khác.

        Nguyễn Chơn nói nhỏ với Dư: "Mình đã cải trang thành lính ngụy thì cứ đi tự nhiên!”.

        - Nhưng còn có cả toán lính ngụy đang theo sau?

        Nguyễn Chơn khua tay ra lệnh cứ tiếp tục đi. Đúng như suy nghĩ của Nguyễn Chơn, toán lính Mỹ tuần tra im lặng bước qua. Nguyễn Chơn lo lắng nhất vẫn là tiểu đội ngụy Sài Gòn. Đang đi, bỗng một tên lính ngụy hỏi bằng tiếng Quảng Nam, có lẽ chúng là quân bảo an địa phương:

        - Tình hình phía trước có gi không anh em?

        - Đ.mẹ! Việt cộng Việt que muốn nướng mạng thì chui vô đây. Đi nhanh về còn nghỉ mấy cha. Trời sắp sáng rồi đó!

        Đáp lại xong, Nguyễn Chơn cùng đồng đội tiếp tục tiến vào thị trấn đến địa điếm ém quân của các tiếu đoàn. Sau khi kiểm tra lại lần cuối toàn khu chiến, đặc biệt là chốt hỏa lực mà ông gọi là "miếng thịt đặt trước miệng mèo", Nguyễn Chơn và đoàn cán bộ kiểm tra khu chiến trở lại sở chỉ huy Trung đoàn - cái hang "Bà Già" trước chân núi Liệt Kiểm. Tròi đã sáng. Ăn xong mẩu lương khô, uống ngụm nước, Nguyễn Chơn ngồi lên một tảng đá lớn như bức bình phong chắn trước cửa hang, có lẽ tạo hóa đã đắp sẵn công sự cho sở chỉ huy của ông. Giờ G trận này do quân Mỹ quyết định, Nguyễn Chơn bình tĩnh phán đoán mọi tình huống khi trận đánh xảy ra. Xa xa mờ ảo là thành phố Đà Nẵng, chếch về phía Bắc là đèo Hải Vân, dãy "cơ hoành" nối hai phần cơ thể Nam - Bắc. Phía Nam Hải Vân là vùng Nam Ô quê hương ông, cửa ngõ phía Bắc thành phố Đà Nẵng. Ở đó ông đã có muôn vàn ký ức. Ký ức thuở thiếu thời, thuở đói nghèo, thuở gia đình ông cùng bà con xóm làng phải chịu cảnh giày xéo điêu tàn của giặc Pháp, giặc Nhật. Giặc Pháp thua, giặc Nhật chạy, đến lượt giặc Mỹ đổ bộ lên Đà Nẵng tiếp tục giày xéo quê hương ông...

        Nguyễn Chơn nhìn đồng hồ. cả thung lũng An Sơn vẫn im ắng. Toàn trung đoàn đã vào vị trí chờ nổ súng. Từng phút từng giây trôi qua chậm chạp. Đèo Hải Vân mờ ảo. Bỗng dưng Nguyễn Chơn cảm thấy nhớ quê nhà da diết. Quê ông dựa lưng vào đèo Hải Vân, trước mặt là biển Đông, một bên là đầm phá quanh năm nước ngập mênh mang. Vùng Nam Ô đồng ruộng hẹp nối với bờ cát trắng có những lùm cây lúp xúp. Ruộng ít, chẳng đủ nuôi dân làng, lại nước mặn đồng chua, hết mùa dân làng Phú Lộc của ông cùng cả vùng Nam Ô lại kéo nhau lên núi, lên đèo Hải Vân lấy củi, lấy lá nón. Làm không đủ ăn mà vẫn phải sưu cao thuế nặng. Ông nhớ, có lần giặc Pháp kéo đến đóng đồn ở cuối làng, đêm đêm chúng kéo đi phục kích Việt Minh. Lúc ấy ông mới mười lăm tuổi. Một đêm, ông cùng hai em trai ra nương trông coi khoai, sắn, quân Pháp rầm rập đi đến... Hai chú em sợ quá định bỏ chạy nhưng ông ngăn lại. Ông biết trong đêm thấy bóng người chạy bọn giặc sẽ bắn. Ông kéo hai em nằm dán chặt dưới rãnh phủ dây khoai lên mình. Quái ác thay, quân Pháp dừng lại, hút thuốc và đái ướt đẫm người cả ba anh em. Chúng ném tàn thuốc lá lên tấm lưng trần của ông. Nóng rát, ông cắn răng chịu đựng. Quân Pháp bỏ đi, ba anh em vùng dậy chạy một mạch về nhà. Lúc ấy đã gần sáng. Bỗng có tiếng súng ở cồn cát bên kia đồng. Mẹ ông đang cấy lúa chạy về báo tin: chú ruột của ông là ông Bảy Thăng đã bị quân Pháp bắn chết. Ông chạy ra thấy chú mình đang nằm trên vũng máu. Trước đó, đã bao lần ngực ông nghẹn tức khi tận mắt chứng kiến quân Pháp bắn giết đồng bào, thiêu trụi xóm làng. Căm thù không để đâu cho hết. Sau Cách mạng Tháng Tám, từng đoàn quân Nam Tiến rầm rập hành quân qua đèo Hải Vân để vào Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Ông nằng nặc xin cha mẹ được tòng quân giết giặc. Cha ông không đồng ý vì sau ông còn năm đứa em nữa. Cha ông làm ruộng quần quật không đủ ăn nên phải đi xa học nghề thợ mộc. Tất cả việc đồng áng, nuôi con đều đặt lên vai mẹ ông. Ông là con cả, ông lên đường thì mẹ ông biết tựa vào ai? Một buổi sáng, khi nhìn những đoàn quân Nam Tiến tiếp tục hùng dũng tiến vào Nam, ông đã ngấm ngầm thực hiện một quyết định táo bạo: Thà chặt chân còn hơn lành lặn ngồi nhìn đất nước bị quân giặc xâm lăng. Ông lảng lặng ra sau hè ngồi lên chiếc ghê dài của cha vẫn dùng làm đồ mộc, đặt cái chàng lên ngón chân út rồi đập dùi đục. Máu trào ra, ông bình thản ném ngón chân vào góc hè. Hai con gà trông giành nhau cắp chạy khắp sân. Cả nhà đang ăn cơm nhìn thấy, khiếp đảm. Mẹ ông chạy ra sau hè, thấy máu ướt đẫm bàn chân ông, chết ngất. Cha ông cố giữ bình tĩnh lấy tranh khô giã với hạt cau, quết đặc rồi đắp lại, băng bó cho ông. Ông nghiến răng không hề kêu rên, toàn thân đẫm mồ hôi. Đợi ông hồi tỉnh lại, cha ông nhỏ nhẹ:

        - Hai ơi, con đã lớn mà sao còn dại rứa! Khi giặc đến xâm lăng bò cõi thì ai cũng muốn giết giặc cứu nước, cứu nòi. Cha cũng chẳng muốn ngăn con nhưng cảnh gia đình mình quá túng bấn, mẹ con quanh năm giơ lưng cho nắng, cho sương, cha đang đi học nghề thợ mộc, không đủ tiền nộp sưu, nộp thuế nên cha muốn con ở nhà thêm một thời gian, đợi các em con lớn thêm rồi con đi tòng quân cũng không muộn. Nhưng một khi con đã quyết thì cha mẹ chấp nhận nguyện vọng cao cả đó của con. Bây chừ, phải chữa cho cái ngón chân lành đã rồi hãy đi...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2016, 06:56:34 am »


        Ông ngồi im lặng, mắt ưa ứa. Cha ông tiếp:

        - Con cũng biết cả nhà mình có tám miệng ăn, ngày nào củng chỉ có một bát gạo còn lại toàn khoai với sắn.

        Cơm dành cho em út của con. Chiếc áo ngắn của mẹ con làm cho lưng mẹ da cháy bong hết lớp này đến lớp khác. Nếu con đi tòng quân thì gánh nặng gia đình càng đè nặng lên vai mẹ. Nhưng sự thể đã thế, cha không ngăn con nữa. Con cố chữa ngón chân cho chóng lành mà đi.

        Nghe cha nói, lòng ông vừa buồn vừa vui...

        Hai tháng sau, ngón chân lành, ông tính chuyện lên đường nhập ngũ, nhưng đầu xương của ngón chân bị chặt tòi ra, không đi được, ông lại phải lấy cái bạc làm mộc nghiên răng chặt đứt đoạn xương. Mấy hôm sau ông đi bộ vào vùng Hoà Tiến mang theo bộ áo quần mới mẹ dành dụm may cho cùng mười đồng bạc Đông Dương để mua bánh chưng, bánh ú mang theo tìm đơn vị nhập ngũ. Qua cầu Đỏ, ông quay lại nhìn mẹ thấy tóc mẹ đã lốm đốm bạc, chiếc nón rách quàng khuỷu tay. Mẹ đứng nhìn theo ông mãi rồi lấy ông tay áo quệt nước mắt. Ông xót xa nghĩ biết ngày nào mới được gặp lại mẹ, nước mắt tự dưng chảy tràn hai má. Ông gặp được đơn vị vệ quốc quân của tỉnh, sau đó ông được bổ sung vào Tiểu đoàn 19 rồi Tiểu đoàn 39 Trung đoàn 803 của Liên khu 5. Ông tham gia vào đội cảm tử quân cùng anh em diệt gọn một đại đội Âu - Phi của quân Pháp đóng ở đồn Thu Bồn. Tiếp đó ông tham gia tiêu diệt đồn Vân Ly, Xuân Đài, đồn Gò Phật và trực tiếp tham gia chiến dịch Bắc Tây Nguyên để phôi hợp với chiến trường Điện Biên Phủ.

        Sau khi tập kết ra Bắc, ông được cử đi học Trường sĩ quan Lục quân khóa 10, tốt nghiệp ông được điều vè Sư 305 rồi sau đó được lệnh lên đường vào chiến trường miền Nam trước khi Trung ương Đảng ra Nghị quyết 15 kết hợp đấu tranh võ trang với đấu tranh chính trị để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc... Ngày ấy, ông và các đồng đội của ông lên đường trở lại miền Nam số lượng còn quá ít ỏi, đường Trường Sơn chưa mở, chỉ đi theo lối mòn, nhiều đoạn phải nhằm hướng đạp rừng để đi. Vào đến Khu 5, ông được giao mở trường huấn luyện hạ sĩ quan. Thời gian này mưa dầm dề và nặng hạt, nước dâng tràn khe suốì, rừng ẩm ướt, đi lại rất khó khăn, nguồn sống chỉ dựa vào sản xuất và tiếp tế của đồng bào dân tộc. ông đang chuẩn bị cho học viên Trường hạ sĩ quan đánh đồn Ga Lâu, trận đầu tiên của quân giải phóng Khu 5 thực hiện đường lối đấu tranh vũ trang của Đảng thì giữa tháng 10 năm 1959 ông có lệnh khẩn lên gặp đồng chí Võ Toàn, Bí thư Khu ủy Khu 5 tức đồng chí Võ Chí Công. Lúc này, cơ quan Khu ủy đóng ở huyện Hiên giáp Lào và giáp với Thừa Thiên, nơi con đèo Hải Vân cao ngút ngàn bắt đầu tách khỏi dãy Trường Sơn để chạy ra biển dài đến mấy chục cây số... Những sự kiện đầu tiên ấy ông không thể quên khi trở lại chiến đấu trên mảnh đất quê nhà. Giữa những ngày mưa ào ào trong căn nhà lá nhỏ bên sườn núi, đồng chí Võ Chí Công rời khỏi võng khi thấy ông đến. Ông treo chiếc áo nilông vào vách, đầu tóc ướt đầm.

        Thấy da mặt ông xanh tái, đồng chí Bí thư Khu ủy kéo ông ngồi xuống bên bếp lửa, bảo ông hơ tay cho ấm rồi mời ông uống một cốc sữa, loại sữa bột mà đường dây 559 vừa gửi vào biếu đồng chí. Chờ sắc mặt ông trở lại hồng hào, đồng chí Bí thư Khu ủy nhìn ông, giọng đằm thắm như người anh cả:

        - Chơn này! Cậu ỏ Hòa Vang, vậy có biết đèo Hải Vân không?

        - Dạ, báo cáo thủ trưởng! Từ nhỏ bọn em vẫn lên đèo lấy củi, lấy lá nón... Lúc lớn đi bộ đội, tháng 5 năm 1947, Tiểu đoàn 19 của bọn em do đồng chí Giáp Văn Cương chỉ huy phục kích diệt gọn một đại đội lính Pháp khi chúng hành quân qua đèo Hải Vân...

        - Thế thì tốt rồi. Hiện nay đường dây 559 chưa tổ chức vận chuyển được, mới chỉ dùng đưa người đi bộ. Tình hình hiện nay đòi hỏi rất khẩn trương, chúng ta cần súng, máy sản xuất giấy để in tài liệu, in báo, truyền đơn... Bây giờ cậu chuẩn bị chỉ huy một bộ phận đi lấy hàng.

        - Dạ lấy ở đâu thủ trưởng?

        - Tàu không số của ta từ cảng Sông Gianh (Quảng Bình) vào sẽ bí mật đổ hàng lên chân đèo Hải Vân. Mọi công việc cụ thể, cậu sẽ trao đổi kỹ với đồng chí Đào Ngọc Chua, Bí thư Huyện ủy Hòa Vang.

        - Báo cáo thủ trưởng, rõ!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2016, 06:58:13 am »


        Rời cơ quan Khu ủy, ông đến thẳng lớp học Nghị quyết 15 do Khu ủy tổ chức cho các bí thư huyện ủy, tỉnh ủy và lãnh đạo các cơ quan khu... Một người cao lớn, mập mạp, da mai mái đen, sông mũi cao, có khuôn mặt như lai người An Độ vận bộ bà ba màu xanh lá cây lao đến ôm lấy ông.

        - Chơn! Anh trở lại chiến trường khi nào à? Chu cha mẹ ôi, lớn thế, nay trở thành chỉ huy rồi, mình nghe anh Năm Công  nói anh đang phụ trách Trường hạ sĩ quan...

        - Từ từ đã anh Chua! Anh vẫn khỏe chớ?

        - Khỏe! Sức khỏe mình có thua ai đâu.

        - Vậy chớ. Gian khổ quá sức, giặc tố cộng đẫm máu mà anh còn sống, còn khỏe thế này là nhất hạng rồi. Thôi chuyện tình cảm anh em mình hạ hồi tâm sự. Bây giờ theo lệnh thủ trưởng Năm Công...

        - Tôi biết rồi! Anh Năm đã giao trách nhiệm cho tôi, anh yên tâm.

        Vê mặt họ mạc, ông Đào Ngọc Chua là người em rể trong họ, gọi Nguyễn Chơn bằng anh, về tuổi tác ông là người thuộc thế hệ làm cách mạng trước. Ông Chua đã tuyên truyền giác ngộ cách mạng cho Nguyễn Chơn từ những ngày trước Cách mạng Tháng Tám, dẫn dắt ông từ chiến sĩ giao liên hợp pháp cho Xã ủy Hòa Tiến, rồi

        Huyện ủy Hòa Vang cho đến ngày ông lên đường nhập ngũ tháng 12 năm 1946. Trải nhiều năm xa cách, nay được gặp lại nhau cả hai đều quá đỗi mừng rỡ. Nguyễn Chơn tặng luôn ông Chua khẩu súng ngắn Bêtờrăngtuýt với 200 viên đạn. Ông Chua coi đây là món quà quý giá nhất với ông lúc này. Sau hiệp nghị Giơnevơ tháng 7 năm 1954, Nguyễn Chơn tập kết ra Bắc còn ông Chua được Đảng phân công ở lại hoạt động bí mật, làm Bí thư Huyện ủy Hòa Vang...

        Chuyến đầu tiên đi nhận vũ khí, máy móc, thuốc men từ "tàu không số" mãi mãi khắc sâu trong tâm trí Nguyễn Chơn bởi những điều không ngờ tới.

        Hiểu được lo lắng của Nguyễn Chơn, do xa địa bàn hoạt động lâu ngày, tình hình không nắm vững, ông Chua hỏi:

        - Chừ đoàn anh đi nhận hàng có bao nhiêu ngưòi?

        - Đoàn tôi có mười người do tôi trực tiếp chỉ huy. Theo chỉ thị của anh Năm Công tôi phải có mặt sớm ở phía Đông chân đèo Hải Vân nhưng chưa rõ ngày giờ mà đợi lâu lấy gì ăn.

        Thấy ông Chua im lặng, Nguyễn Chơn hỏi:

        - Từ cơ quan Khu ủy ra chỗ đón hàng, chúng tôi dự định bảy ngày có kịp không anh?

        - Phải cố lắm mới kịp...

        - Nhưng mỗi người giỏi lắm cũng chỉ mang đủ số gạo ăn trong bảy ngày, nếu đợi lâu hoặc trường hợp xấu, tàu không vào được, không lấy được hàng lấy gì ăn mà trở về?

        Ông Chua ngẩng lên nhìn Nguyễn Chơn:

        - Anh biết bãi Mà Đa không?

        - Biết!

        - Biết chắc chớ?

        - Chắc. Tôi thuộc như thuộc lòng bàn tay. Ngày còn trẻ con, tụi tôi vẫn tìm đến cái miếu Mà Đa ấy ngồi rình, chờ dân đi biển lên cúng trời đất quỷ thần trước lúc thuyền ra khơi quay lưng liền ập vào miếu thỉnh hết xôi, chè, bánh, hoa quả mang ra chân đèo ngồi ăn.

        - Bây chừ cán bộ cách mạng rồi không làm rứa nữa chớ?

        - Nhất định rồi.

        Cả hai ôm lấy nhau cười toáng lên.

        - Anh còn nhớ suối Mà Đa không?

        - Nhớ!

        - Vậy lúc đến đấy, anh nhớ lần lên đầu suối Mà Đa. Tôi đã cho để sẵn đó hai phuy gạo, ít cá khô, bông băng, dầu Nhị thiên đường và muối.

        - Chỗ ấy địch có thường lui tới hoạt động không?

        - Lính tráng lộ diện thì không nhưng chúng thường cài người lẫn vào trong dân đi lấy củi, làm gỗ, lấy lá nón để dò la chỗ ở của ta. Anh nên cảnh giác, tránh gặp dân đi rừng... Tôi sẽ tìm cách đón các anh ở bãi Chuối...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2016, 07:01:16 am »


        Thống nhất vối ông Đào Ngọc Chua như vậy, mười người do đoàn trưởng Nguyễn Chơn dẫn đầu lên đường. Nơi xuất phát là huyện Hiên. Ngoài súng đạn, tăng võng, nồi xoong và bảy ngày gạo ăn... đoàn còn mang theo chiếc máy vô tuyến điện 15W để liên lạc. Đường mòn không có, mọi người phải đạp đường để ra biển. Đường đèo nhấp nhô, vách đá lởm chởm, xếp từng lớp sắc như lưỡi dao. Cứ nhắm hướng Bà Nà - núi Chúa mà đi. Thỉnh thoảng gặp các yên ngựa nghỉ chân. Lúc lên đến đỉnh đèo, Nguyễn Chơn cùng đồng đội bất ngờ gặp một con gấu to chưa từng thấy, ước tính phải nặng vài tạ. Nó đang ăn mật một tổ ong lớn. Thấy Nhơn, chiến sĩ đi đầu nó lập tức nhe răng. Nhơn vội đưa chiếc gậy lên trước mặt. Bất chợt, hai chân trước .con gấu chụp lấy cánh tay Nhơn. Nhơn đang hốt hoảng thì Nguyễn Chơn từ phía sau băng lên. Không ngần ngại, ông xả một loạt đạn tiểu liên. Con gấu đổ xuống, móng vuốt kéo theo những mảng da trên cánh tay của Nhơn. Khuỷu tay Nhơn, gân tòi ra trắng hếu... Mặt Nhơn tái xanh. Nguyễn Chơn ra lệnh mổ ngay con gấu lấy mật nó tưới lên cánh tay và xoa bóp cho Nhơn rồi băng lại. Đoàn chỉ còn lại mười người. Một người phải dìu Nhơn trở lại căn cứ. Nguyễn Chơn nói với chiến sĩ anh nuôi của đoàn:

        - Tiêu chuẩn một người một bơ muôi phải chia ra làm 90 bữa để ăn đủ trong một tháng, nhưng bắn được con gấu thì dồn hai bữa vào một bữa để ăn cho ngon, mai tăng tốc độ hành quân...

        Hôm sau nữa, khi cả đoàn bắt đầu đi dần xuống đèo thì chợt đâm sầm vào một lô cốt địch. Rất may, địch chưa kịp phát hiện, cả đoàn đã lặng lê rút lui. Nguyễn Chơn biết đoàn đã lạc phương hướng ra phía đèo Lăng Cô địa phận của Thừa Thiên. Ong và đồng đội ngủ lại giữa rừng với cái bụng đói mềm vì nấu ăn sợ địch phát hiện. Tất cả treo trên võng chờ tròi sáng để nhằm hướng biển mà đi. Trời vẫn đổ mưa dai dẳng, đâu đó thỉnh thoảng lại có những tiếng súng đì đoàng. Sau khi bám sát nhau vượt qua những quãng đường lầy lội, Nguyễn Chơn đã nhìn thấy hướng bãi Chuối cũng là bãi Mà Đa. Ông quyết định để bốn người ở lại cùng chiếc máy 15W, sáu người còn lại theo ông ra bãi Chuối để gặp ông Chua. Suốt ngày hôm ấy trời mưa như trút nước, muốn tới điểm hẹn bãi Chuối phải vượt qua một yên ngựa trông trải. Nhờ trời mưa nên cả sáu người đã vượt an toàn. Trời sắp chuyển tối, ngồi chờ ông Chua mà mãi vẫn không thấy, Nguyễn Chơn quyết định cả tổ sáu ngưòi đi ngược con suối Mà Đa, hy vọng sẽ tìm gặp được ông Chua. Đi được một hồi chợt cả đoàn phát hiện ra mùi thối nồng nặc. Nguyễn Chơn đưa tay ra hiệu im lặng theo dõi, đề phòng nơi ở của địch. Ngồi một lúc, chẳng phát hiện ra được gì, Nguyễn Chơn quyết định đi thẳng đến nơi tỏa ra mùi thôi nồng nặc ấy. Chợt ông nhìn thấy hai chiếc thùng phuy mà quân Pháp trước đấy dùng để đựng xăng, trên đó phủ một mảnh nilông. Nghe tiếng động, cả đàn chuột có đến hàng trăm con từ trong thùng phuy lao ra. ông dỡ tấm nilông, phán đoán có thể ông Chua đã cho người đổ gạo và bông băng đầy phuy xong rồi lấy nilông buộc lại, nhưng đã không lường hết sự tinh quái của lũ chuột. Lũ chuột đói đã phát hiện ra gạo, chúng cào thủng nilông, nước mưa đã chảy xuống làm gạo thối hết... Tình thê đặt ra khá bất ngờ. Ông Đào Ngọc Chua vẫn chưa đến. Liệu có vấn đề gì không? Dù cách nào thì cũng phải ở đây, chờ những con tàu không số cập bờ để lấy hàng. Sáu người phải khiêng thùng phuy gạo thối quẳng xuống biển, sợ mùi thốĩ sẽ dắt địch đến. Một ngày, hai ngày... rồi năm ngày, bảy ngày vẫn không thấy ông Chua đến, bữa ăn bữa nhịn nhưng rồi gạo cũng đã gần cạn. Nguyễn Chơn họp chi bộ và quyết định để ba người lui về căn cứ. Dồn gần hết số gạo còn lại cho ba người đi đường. Ba người còn lại lật đá, đốt lửa nấu bữa cơm cuối cùng để chuẩn bị khi tối xuống sẽ ra vị trí đón tàu. Với lưng hănggô cơm nhỏ bằng bàn tay và xoong canh môn thục, bữa ăn được dọn ra. Ai cũng muốn nhường cho đồng đội. Chiến sĩ Quyền lật úp phiến đá trở lại để địch không tìm được dấu vết có người nấu ăn... cả ba người lặng nhìn ra biển. Càng về chiểu biển càng trở nên hung dữ, những ngọn sóng cao tới hàng mét phủ bọt trắng xóa vỗ lên vách đá dưới chân đèo... Nguyễn Chơn chăm chú nhìn về phía bắc chân đèo thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên. Ở đó hiện ra một bãi cát vàng nối liền với chân đèo như cái lưỡi của con rồng Hải Vân khổng lồ. Trên bãi cát có một miếu thờ mà ngư dân cả hai tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên không biết dựng lên từ thuở nào để cúng trời, cúng đất, cúng thần linh, cúng ngư ông mỗi khi thuyền ra khơi đánh cá. Từ ngày lớn lên Nguyễn Chơn đã thấy miếu thờ này. Một bãi biển nhỏ đẹp lạ thường, như con rồng đang thè lưỡi uống nước đại dương... Trời mùa đông nhưng mỗi buổi sáng từ sườn đèo nhìn ra, bãi cát vàng trở nên ấm áp. Phía bên phải sườn đèo là cảng Linh Chiểu, tàu thuyền tấp nập vào ra và đó là cửa biển quê ông. Nỗi nhớ nhà luôn sâu lắng trong lòng ông. Ông nhớ cha, nhớ các em, nhớ làng xóm, nhưng nhớ nhất là hình ảnh mẹ với tấm áo vá, cụt cỡn, lưng phơi nắng làm lớp da rộp lên... Ngày ông lên đường mẹ lau nước mắt không nguôi. Mẹ đem bán mọi thứ, từ củ khoai, củ sắn, bắp ngô, những tư trang rẻ tiền của người nghèo khi mẹ lấy cha... Mẹ dồn tất cả lại để mua vải may áo quần, tư trang và dành cho ông một ít tiền để ông lên đường. Nỗi nhớ mẹ khi cuộn lên bao giờ cũng xót xa, day dứt. Giờ đây không biết cha mẹ còn hay mất, các em sống ra sao? Có đứa nào bị quân giặc bắt đi lính để rồi anh em phải cầm súng bắn lại nhau không? Ông ước gì có cánh để bay ngay về thăm cha mẹ, xóm làng...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2016, 09:19:37 am »

        Hết gạo đã hai hôm, Quyền và ông phải vào núi lấy môn thục, môn vót để nấu thay cơm. Ruột gan cồn cào nhưng ông và hai chiến sĩ Chân, Quyền quyết tâm không bỏ nhiệm vụ khi chưa có lệnh của trên. Ông không hiểu tại sao tàu không số vẫn chưa cập bến. Ông Đào Ngọc Chua sao cũng không đến? Ông và hai đồng đội sẽ chờ đến bao giờ?

        Mấy hôm nay trời rét nhưng nắng ráo, biển lặng sóng và những đoàn thuyền đi qua lại dừng để ngư dân lên miếu cúng vái trước lúc cho thuyền ra khơi. Họ đến rồi đi. Bãi biển lại vắng vẻ không bóng người, Nguyễn Chơn hy vọng đêm nay con tàu không số sẽ cập bãi, và cả tổ của ông sẽ có gạo muối để ăn và trở về căn cứ... Ngày nối ngày trôi qua, Nguyễn Chơn, Chân và Quyển vẫn kiên trì đợi. Đêm xuống, cả ba người lại mò vào miếu tìm xem có gì có thể ăn được, nhưng chỉ thấy vỏ chuối và lá bánh, cả ba lặng lẽ xóa dấu chân trên cát quay lại cái hang đá nhỏ cạnh chân đèo. Hơn nửa tháng rồi mà vẫn không thấy tàu không số cũng chẳng gặp được ông Đào Ngọc Chua. Mỗi ngày đi qua càng đem lại cảm giác sốt ruột, vô vọng... Bước qua tuần thứ tư, Nguyễn Chơn quyết định đợi khi trời tối cử Chân ở lại chờ bắt tín hiệu còn ông và Quyền mang hai chiếc ba lô theo đường tàu lửa, chui qua hầm bên dưới kho xăng Linh Chiểu của giặc để vào làng tìm cách xoay xở cái ăn mới có thể ỏ lại hoàn thành nhiệm vụ.

        Nơi mà ông và Quyền tìm đến là thôn Kim Cư, Sơn Hà. Thật không may, dân ở đây đã bị địch dồn vào ấp chiến lược. Trên đường về, chẳng còn cách nào khác, ông và Quvển buộc phải lấy một ít khoai sắn trên nương của đồng bào để tạm sống. Quá nửa đêm, hai người mới trở lại cái hang đá. Thấy bóng đen lù lù đi đến, Chân lên đạn. Nhận ra tín hiệu, Chân chạy đến đỡ chiếc ba lô trên vai Nguyễn Chơn. Nguyễn Chơn vội hỏi:

        - Này, chờ từ tối tới giờ có tín hiệu gì không?

        - Không anh ạ. Biệt vô âm tín.

        - Cậu vẫn dùng đèn pin phát tín hiệu, quay một vòng từ phải sang trái để báo cho tàu biết chứ?

        - Vâng! Nhất định rồi, tôi mong sao từ biển có một vòng ánh đèn pin quay từ trái sang phải đáp lại, nhưng thất vọng vẫn hoàn thất vọng.

        - Chúng ta kiên trì chờ vậy thôi.

        - Được rồi. Bọn mình có cái ăn rồi, không phải dùng tới môn thục, môn vót nữa.

        Chân vừa đeo chiếc ba lô trên vai thay Nguyễn Chơn vừa đưa tay sờ nắn:

        - Cái gì trong vậy nè, lấy được cả súng cả đạn của địch nữa à?

        - "Đạn" của dân tiếp tế cho mình, "đạn" khoai sắn đó.

        - Chu cha được bữa no rồi!

        Hai ba lô sắn, khoai dần dần cũng đã hết. Hơn một tháng rưỡi rồi tàu không số chẳng thấy mà ông Đào Ngọc Chua cũng không đến. Vậy điều gì đã xảy ra? Nguyễn Chơn và hai đồng đội trở nên bồn chồn như không còn đủ sức kiên trì nữa. Tối tôi cả ba vẫn ngồi nhìn ra biển, chốc lại quay đèn pin phát tín hiệu. Lại phải đi tìm cái ăn để chờ đợi. Lần này Quyền ở nhà, Chân cùng đi với Nguyễn Chơn. Hai người đi về một hướng khác và bất ngờ nghe tiếng à ơ ru con của một phụ nữ. Hai người lần tìm đến ngôi nhà có tiếng ru nhưng chẳng dám gọi, lặng lẽ đi quanh vườn một vòng và phát hiện được buồng chuối lớn trĩu quả. Cạnh đấy thêm một cây đu đủ cũng chen chúc quả... Nguyễn Chơn nói nhỏ với Chân: "Ta mượn buồng chuối và ít đu đủ. Sau này giải phóng sẽ đến trả lại gia đình".

        Nhưng cây đu đủ và buồng chuối quá cao mà thang không có. Cây chuối và đu đủ thì không thể leo được. Hai người nhìn buồng chuối và những quả đu đủ rồi nhìn nhau như để hỏi: "Không có thang làm sao chặt được buồng chuối và hái được đu đủ". Đắn đo giây lát, Nguyễn Chơn chợt ghé sát tai Chân:

        - Cậu cao to, cậu làm thang để tớ đứng chân trên hai vai cậu. Tớ lấy dao găm cắt buồng chuối rồi hái đu đủ, thế là xong, lấy thêm ít khoai lang nữa rồi về.

        Chân hưởng ứng ngay:

        - Hay! Phải! Xong rồi, anh đặt chân lên đi.
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM