Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:31:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Hỏa Lò đến phủ Khâm Sai Bắc Bộ  (Đọc 16408 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2016, 09:05:23 pm »

         
TỪ MÙA THU THÁNG TÁM  HÀ NỘI, NHỚ LẠI KỶ NIỆM TRÊN ĐẤT CẢNG

        Nói đến khởi nghĩa tháng 8/1945 ở Hà Nội, tôi không thể không nhớ tới Hải Phòng, thành phố lớn thứ hai đổng thời là cửa ngõ quan trọng bậc nhất của cả miền Bắc. Tiếp sau ngay với Hà Nội khởi nghĩa, ngày 23/8 nhân dân Hải Phòng đã đứng lên tự giải phóng, giành quyền làm chủ, lập chính quyền. Thắng lợi cách mạng ở miền Bắc đã nhanh chóng phát triển một cách rất tốt đẹp.

        Là một học sinh cũ trường Bonnal tôi nhớ lại và tự hào với những kỷ niệm sâu sắc gắn bó với đồng chí, đổng bào, các chiến sĩ Việt Minh thân thương của đất cảng.

        Từ 1939, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn không thể cung cấp cho ăn học ở Hà Nội, tôi phải chuyển về học tiếp tại trường trung học Bonnal Hải Phòng.

        Lúc này, chính quyền thực dân Pháp bắt đầu khủng bố đàn áp mạnh. Đảng đã chuyển vào hoạt động bí mật, phong trào và tổ chức chính trị xã hội của quần chúng ỏ Hải Phòng đang trong tình trạng suy giảm, rời rạc, có nơi ắng lặng.

        Tuy vậy, tại trường tôi mới tới, đã và vẫn còn nhiều tổ nhóm nhỏ học sinh, vừa công khai vừa bí mật tự động rủ nhau hoạt động văn hóa, văn nghệ, cứu tế xã hội, truyền bá quốc ngữ. Trong thanh niên học sinh, ý thức dân tộc, tinh thần yêu
hưởng rõ nét và mạnh nhất là từ tổ chức Hướng đạo, từ các thầy mô phạm, đạo đức của trường. Thầy Nguyễn Hữu Tảo, anh tráng sinh Vũ Quý - lúc đó ít người biết anh là một đảng viên Cộng sản bí mật, cốt cán của Kiến An, Hải Phòng - là những gương mặt tiêu biểu được giới học sinh ca tụng, mến phục.

        Tôi với chút kinh nghiệm hoạt động trong Thanh niên Dân chủ ở Hà Nội, cũng săn đón tìm kết bạn và nhập bọn. Các tổ nhóm học sinh đều là con em các gia đình “khá giả” ở Cảng và vùng mỏ, phần lớn là hướng đạo sinh, học trò ngoan và có tiếng là “học gạo”. Có những học sinh xuất sắc được mọi người biết như anh Nguyễn Đình Thi...

        Sống với anh chị trong xóm lao động nghèo - ngõ Lý Tiêm đường Lạch Tray, khu Hạ Lý - tôi lại may mắn quen biết với các anh chị thư ký, thợ thuyền: anh Lễ và nhiều anh trong Ái hữu nhà máy xi măng phốt phát, xưởng Ca-rông. Đó là một nguồn quý giá tuồn vào cho nhóm học sinh những tin tức, tài liệu, sách báo, tiến bộ của thời kỳ phong trào Bình dân trước còn giữ được, nói về cộng sản, xã hội, Liên Xô, Dân chủ, Phát xít...

        Những “của cấm” hiếm hoi này đã được các bạn trẻ háo hức tìm kiếm, truyền tay nhau đọc, sao chép lại át cả những sách báo của Tự lực Văn đoàn hay các tập văn chương lãng mạn, vốn được các con em gia đình công chức, công thương, trí thức ở đây say mê, ưa chuộng...

        Năm 1940, 1941 Pháp thua trận, Nhật ngang ngược kéo vào chiếm Kiến An, Hải Phòng, đất nước bị lôi kéo đến ngưỡng cửa và nếm mùi khốc liệt của chiến tranh. Đói rách gia tăng cùng với những luận điệu giả dối, lạc lõng: “Da vàng” cứu nhau và lập “Khối thịnh vượng chung Đại Đông Á”. Tình hình náo động, hỗn loạn, dường như có tiếng ai vang vọng: Việt Nam đâu? Nhục mất nước bùng lên nhức nhối tim óc. Thanh niên học sinh xôn xao, anh em nô nức đua rủ nhau đi tìm Cách mạng. Tin tức nóng bỏng về phong trào giải phóng cứu nước bùng lên chỗ này, chỗ kia. Những tia chớp lóe lên từ hướng chiến khu núi rừng xa xôi, từ Hà Nội văn vật. Đúng vào lúc đó Mặt trận Việt Minh xuất hiện và cũng là lúc chúng tôi may mắn bắt được liên lạc với tổ chức, mọi người mừng rỡ ùa theo. Sau khi đỗ Thành chung, chúng tôi lên Hà Nội học tiếp.

        Tôi trở thành ủy viên Ban cán sự Thanh niên Thành Hoàng Diệu (Hà Nội). Cùng với anh Nguyễn Đình Thi, chúng tối đã chắp nối được với anh Vũ Quý, anh Thản... những người đã rời Hải Phòng đi trước. Chúng tôi lại càng siết chặt mối quan hệ với các anh các chị, được coi là thê đội tiếp theo - vẫn còn đương tiếp tục học Hải Phòng và đã trở thành “chiến sĩ Việt Minh” rất xông xáo ngay tại trường với những tên quen thuộc: Thi B (tức Hoàng Thế Thiện), Thọ, Thanh...

        Chúng tôi thực sung sướng và cảm thấy hạnh phúc, cũng không ngờ lại thấy đông đảo anh chị em, kẻ trước người sau mà đã quấn quýt được với nhau như vậy trong những ngày trọng đại của đất nước.

        Đầu 1942, tôi và anh Nguyễn Đình Thi bị mật thám bắt ờ Hà Nội. Chúng tôi đã được cổ vũ mạnh mẽ khi ở trong nhà giam, đã có liên lạc và được tin các bạn “Bonnalien” (dân Bonnal) ở Hải Phòng vẫn tiếp tục sôi nổi hoạt động.

        Những học sinh nhỏ bé chúng tôi, vào đầu những nãm 40, đã may mắn trở thành “chiến sĩ Việt Minh” và đã cùng bạn bè xông vào trận chiến đấu lớn của đất nước, từ mái trường và trong tình thương yêu trân trọng của thầy trò trường Trung học Bonnal Hải Phòng là như vậy...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2016, 09:08:45 pm »


        Đến thời kỳ sôi sục chuẩn bị Tổng khởi nghĩa 1945, tôi được Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh giao phụ trách Đảng Dân chủ miền Bắc rồi tham gia Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội, Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời Bắc Bộ nên lại có nhiều dịp gặp gỡ, tiếp xúc với các đồng chí, đồng bào trong phong trào ở Hải Phòng...

        Trong những ngày mà cả Thành ủy cũng như các tổ chức Việt Minh ở Hải Phòng gặp khó khăn vì phát xít Nhật tăng cường khủng bố, một số các chiến sĩ Việt Minh ở Hà Nội, cả Dân chủ đảng và Cứu quốc, đã tranh thủ đảo về cảng góp phần giúp cho người thân trong gia đình hay các cơ sở trí thức học sinh quen biết tạm ngừng hoặc tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền xung phong, bán tín phiếu Việt Minh, tham gia công tác trừ gian... như anh Văn Cao và một số các anh khác đã làm...

        Rồi đến những ngày đấu tranh quyết liệt, sau khi nhân dân Hà Nội bắt đầu chuyển mình với cuộc nổi dậy long trời lở đất ngày 17, 18 chúng tôi ở Hà Nội được ý kiến của Thường vụ Xứ ủy đã quyết định cử ngay đồng chí Vũ Quốc Uy làm phái viên đặc biệt từ Hà Nội về giúp cho Hải Phòng khởi nghĩa.

        Trước đó đổng chí Uy mới được Đảng phái sang tăng cường giúp Dân chủ Đảng. Từ khi đi Hải Phòng anh được phối thuộc vào các đồng chí lãnh đạo địa phương.

        Theo kể lại, đến ngày 21/8 anh Uy mới tới gặp được các đổng chí lãnh đạo Hải Phòng trên sông Tam Bạc. Các đồng chí lãnh đạo Việt Minh đã cho lập ngay ủy ban Khởi nghĩa Hải Phòng. Ngày 22/8 thuyết phục Thị trưởng Vũ Trọng Khánh (vốn đã có cảm tình với Việt Minh1, và qua Thị trưởng làm trung gian, Việt Minh đã trực tiếp thương nghị với Chỉ huy quân đội Nhật để họ không can thiệp vào việc nhân dân tổ chức giành chính quyền. Ngày 23/8, ủy ban Khởi nghĩa đã cho tập trung hơn chục vạn đồng bào với các chiến sĩ tự vệ Việt Minh làm nòng cốt, có lực lượng vũ trang chiến khu Đông Triều và tự vệ Kiến An hỗ trợ, tổ chức mít tinh trọng thể trước Nhà hát lớn thành phố. Dưới lá cờ đỏ sao vàng quang vinh, sau tiếng hát Tiến quân ca hùng tráng, Chủ tịch ủy ban Khởi nghĩa tuyên bố xóa bỏ chính quyền cũ, lập ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời Hải Phòng do đồng chí Vũ Quốc Uy, đại biểu Viết Minh làm Chủ tịch, sau đó quần chúng tuần hành và chiếm các công sở...

        Nhân dân Thành phố Hải Phòng đã thắng lợi một cách hết sức nhanh chóng, êm thấm và thực gọn gàng.

        Từ Hà Nội chúng tôi vô cùng phấn khởi, tự hào, thấy được sự cổ vũ và hiệp đồng đấu tranh một cách mạnh mẽ, chặt chẽ và rất kịp thời, vô cùng quý giá.

        Đổng thời chúng tôi cũng cảm nhận sâu sắc một điều quan trọng: Nhân dân Hải Phòng đã anh dũng đứng lên tự giải phóng cho mình và giành lấy chính quyền. Một biểu hiện rực rờ của những giá trị lâu dài trong truyền thống đấu tranh kiên cường của vùng đất có nhiều công nhân và thủy thủ. Hải Phòng đã theo sát được tinh thần lệnh Tổng khởi nghĩa của Trung ương và Tổng bộ Việt Minh.

        Và thật vinh dự - Hải Phòng đã hành động nhanh chóng kịp thời với sự cổ vũ lớn lao của nhân dân Hà Nội khởi nghĩa đang thắng lợi.

        Nhưng Hải Phòng cũng có những cái riêng biệt, khác với nhiều nơi và đã được thể nghiệm, góp phần mang lại hiệu quả đích đáng. Chẳng hạn như trong vấn đề đối với người cầm đầu chính quyền bù nhìn thành phố lúc đó (Thị trưởng Hải Phòng), đối tượng chủ yếu phải đánh đổ khi khởi nghĩa. Nhưng lãnh đạo Việt Minh Hải Phòng đã chủ động tiếp xúc, mạnh bạo thu phục và sử dụng thành công và đã thu được những kết quả tích cực.

        Ủy ban Khởi nghĩa Hải Phòng đã xúc tiến tổ chức cuộc gặp gỡ trực tiếp và rất quan trọng, ngày 22/8 - giữa lãnh đạo Việt Minh và Chỉ huy quân đội Nhật với sự có mặt trung gian của Thị trưởng đương quyền để thương nghị điều đình về việc tổ chức cho nhân dân Hải Phòng giành chính quyền an toàn và thắng lợi vào ngày 23/8... không phải dùng đến hình thức như “tối hậu thư” cho Chỉ huy quân đội Nhật hoặc phải có kế hoạch né tránh đụng độ với quân Nhật.

-------------
1. Luật sư Vũ Trọng Khánh là Thị trường Hải Phồng sau 9/3 đến khi ta giành chính quyển là ủy viên ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời Hải Phòng rồi được cử làm Bộ trường Tư pháp trong Chinh phu Lắm thời từ 2/9/1945. Có em là Tống - Dân chù Đàng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2016, 09:11:02 pm »


        Hải Phòng đã lại vận dụng một cách mạnh bạo, nổi bật đường lối đại đoàn kết dân tộc của Mặt trận Việt Minh, một nhân tố quyết định thành công cuộc Tổng Khởi nghĩa Cách mạng Tháng 8. Ủy ban Nhân dân Cách mạng Lâm thời thành 1 phố, chính quyền đầu tiên của nhân dân Hải Phòng được lập ra có đại diện của Mặt trận Việt Minh, đồng chí Vũ Quốc Uy là Chủ tịch, có Ủy viên hành chính, luật sư Vũ Trọng Khánh nguyên Thị trưởng cũ, có đại biểu công nhân Đoàn Văn Nhạc, đại biểu trí thức Vũ Văn Huyên, đại biểu công thương Nguyễn Thị Ngọc Mùi, đại biểu quân sự Quách Duy Yên.< >

        Tiếp với Hà Nội, nhân dân Hải Phòng đã tự đứng lên làm chủ nhân chính thức thành phố Cảng một cách hết sức kịp thời là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử quan trọng trong khi chung quanh thành phố còn gần chục ngàn quân đội Nhật vũ trang đầy đủ chiếm đóng và chờ đại quân Trung Quốc được Đồng minh giao, đến để tiếp quản.

        Mọi người đã không quên khi nhân dân Hải Phòng đứng lên, với khí thế cách mạng sôi sục, đã ngay lập tức ngăn chặn, đẩy lùi các toán biệt kích của quân đội thực dân xâm lược Pháp đã bắt đầu trở lại xâm nhập. Bọn chúng đã lọt vào đất Cảng từ đầu tháng 8, nhưng đến lúc đó, các tàu biệt kích Crayssac, Frézouls đã vội vàng rời khỏi Cửa Cấm, tháo chạy ra các đảo Cô Tô, Vạn Hoa trong Vịnh Bắc bộ. Toán của tên trung úy Blanchard phải chui vào ẩn trong trại lính Nhật để mãi sau mới tìm cách bắt liên lạc với Sainteny ở Hà Nội.

        Còn cánh quân của Chính phủ Quốc dân Đảng Trung Hoa, lực lượng được Đồng minh giao vào Việt Nam tiếp nhận đầu hàng của quân đội Nhật và tiếp quản Bắc Việt nam thì đến cuối tháng 8, Tập đoàn quân 53 Quảng Tây kéo theo lực lương thổ phỉ của Vũ Kim Thành (thuộc Việt Nam cách mạng đồng minh Hội của Nguyễn Hái Thần) mới tới được vùng Móng Cái và phải đến 13-15 tháng 9 các lực lượng này mới tới thành phố Hải Phòng và mở đầu cho các cuộc hoành hành, quấy phá khi mà nhân dân Hải Phòng, Kiến An đã đứng lên lập chính quyền làm chủ nhân thực sự cả vùng đã từ hơn một nửa tháng trước.

        Hà Nội rồi Hải Phòng, theo tiếng gọi của Việt Minh đã liên tiếp chủ động tự mình đứng lên, khéo léo tự giải phóng và làm chủ thành phố một cách nhanh chóng, êm thấm hòa bình. Hai thành phố lớn hàng đầu, nhất nhì của miền Bắc, cùng với các đô thị lớn nhỏ khác như Nam định, Hải Dương đã đấu tranh thắng lợi, hiệp đồng một cách thần tình cùng với phong trào chiến tranh du kích mạnh mẽ ở Việt Bắc và đồng bằng, góp phần giải phóng toàn miền Bắc, tạo điều kiện quyết định cho thắng lợi vĩ đại của đất nước vào ngày 2/9 lịch sử.

        Gần tháng sau, ngày 28/9 tại Hà Nội, Thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tướng Lư Hán, Tổng chỉ huy lực lượng gần 2 chục vạn quân Trung Hoa, mới cử lễ tiếp nhận đầu hàng của quân Nhật trên đất nước Việt Nam.

Hà Nội, tháng 7 năm 1995         

--------------
1. Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng. Tập I - Nxb Hải Phòng - 1991.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2016, 09:16:22 pm »

      
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA NĂM ĐẦU TIÊN1

        Ngay sau ngày 2/9, các lực lượng nước ngoài: Trung Hoa từ phương Bắc, Anh, Pháp ở phía Nam vội vã lồng lộn nhằm Việt Nam kéo tới. Họ nói là theo nhiệm vụ của Đổng minh trao nhưng với không ít mưu đồ đen tối. Nào là “diệt Cộng cầm Hồ”, “vô hiệu hóa Chính phủ Hà Nội”, “tái chiếm Việt Nam, Đông Dương” v.v...

        Và từ đó, đại họa chiến tranh đã bùng nổ ở miền Nam và bão tố cũng bắt đầu nổi dậy ở bên trong miền Bắc, ngay tại thủ đô Hà Nội.

        Một mùa đông khắc nghiệt đã tới với một tình thế hết sức gay cấn về chính trị và quân sự đe dọa đất nước cả từ bên trong lẫn bên ngoài. Giữa thủ đô Hà Nội, lòng người sôi sục, phấn chấn nhưng xốn sang. Dân tình có phần lo lắng. Quanh tôi, cũng có người cho rằng: phải có một bàn tay sắt, hay một chúa cứu thế từ bên ngoài mới mong cứu vãn được tình hình...

        Nhưng ngay từ phiên họp đầu tiên, để đối phó với tình hình thực sự nguy cấp ấy. Chính phủ Lâm thời đã cho ban hành nhiều biện pháp cấp thời độc đáo để chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Đổng thời Chính phủ cũng đưa ra một quyết sách thật táo bạo: ngày 8/9 Chủ tịch Hổ Chí Minh ký Sắc lệnh 14/SL tổ chức cuộc Tổng tuyển cử toàn dân để bầu quốc dân đại hội (Quốc hội) ngay trong vòng hai tháng, giữa tình hình nước sôi, lửa bỏng...

        Ban đầu, nhiều thanh niên chúng tôi, vừa mới khởi nghĩa thắng lợi xong còn say sưa trong các phong trào sôi sục xung phong diệt giặc đói, giặc dốt, nên có phần xem nhẹ và coi là ảo tưởng. Nhưng đến khi cùng đồng bào cầm được lá phiếu bầu cử trong tay, chúng tôi mới thực sự xúc động và cảm nhận sâu sắc rằng Chính phủ Cụ Hồ đã quyết định trao lại quyền tối cao cho dân chúng ta để trực tiếp chăm lo đến công việc sống còn của chính mình, trong thời điểm nghiêm trọng lúc ấy.

        Tháng 3 mùa xuân năm 1946, qua phổ thông đầu phiếu, nhân dân Việt Nam đã chính thức bầu ra Quốc hội và lập Chính phủ Liên hiệp kháng chiến kiến quốc đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đỉnh điểm thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám vĩ đại.

        Với những đặc điểm tân kỳ độc đáo nhưng rất cơ bản: - Quốc hội có đại biểu dân cử và cả đại diện Việt quốc, Việt cách mới từ nước ngoài về - Chính phủ Liên hiệp kháng chiến kiến quốc do Chủ tịch Hổ Chí Minh, lãnh tụ Việt Minh đứng đầu và lãnh tụ Việt cách Nguyễn Hải Thần làm Phó Chủ tịch. Các bộ được phân phối cho các đảng phái (Việt Minh, Dân chủ, Việt quốc, Việt cách...) và các nhân sĩ - Quân sự ủy viên Hội đảm nhiệm việc chỉ huy thống nhất các lực lượng vũ trang (Vệ quốc đoàn, quân của Quốc dân Đảng...) do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch, lãnh tụ Quốc dân Đảng Vũ Hổng Khanh làm phó...

        Kỳ tích vĩ đại đầu tiên nói trên đã phản ánh và đáp ứng được thực tế vô cùng sống động của tình hình đất nước lúc đó. Và điều cốt tử, quan trọng bậc nhất là nó đã khẳng định và thực hiện được một sự đại đoàn kết thống nhất toàn dân chưa từng có, ngay buổi đầu xây dựng đất nước.

        Chính phủ Liên hiệp được thành lập đã tạo điều kiện tiên quyết để Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng khôn khéo sách lược “Hòa để tiến”, dấn lên một bước mới: ký Hiệp định 6/3/1946 với Chính phủ Pháp, giành thắng lợi to lớn: Lập lại hòa bình ở Việt Nam.

        Pháp đã phải công nhận và cộng tác với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (một chính phủ đoàn kết thống nhất dân tộc - Gouvernement d'union nationale như họ nói) và thực hiện ngừng chiến.

        Các tướng Lư Hán, Tiêu Văn tuy đã thương lượng thỏa thuận với Pháp cũng đã phải cộng tác với chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để rút quân an toàn về nước, một phần vì ở đó đã có được một Chính phủ Liên hiệp mà những người quốc gia thân Trung Quốc được giữ những vị trí quan trọng, chủ chốt...

        Với Hiệp định 6/3 vào mùa xuân 1946, đại họa chiến tranh và xung đột nội bộ đã tránh được, chí ít là trước mắt. Vị thế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được củng cố và nâng cao rõ rệt trong việc quản lý đất nước và trên trường quốc tế, trước hết với Cộng hòa Pháp.

        Với kỳ tích mới, Việt Nam đâu có phải đã lùi một bước, mà thực sự đã dũng cảm tiến lên, làm chuyển biến được cục diện chính trị, quân sự, chủ động vượt qua được bước hiểm nguy một cách ngoạn mục để tiếp tục lớn mạnh không ngừng.

--------------
1. Đã dâng trên: - Xưa và Nay - sô' 219 tháng 9/2004.
                         - Tuổi trẻ số 34 ngày 29/8/2004.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2016, 09:23:31 pm »


        Phát huy thắng lợi ban đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đích thân đi Pháp, cố gắng ra sức đẩy tới chính sách hòa bình... Nhưng tình hình thế giới biến chuyển... Ta không đạt được như ý mong muốn.

        Pháp ra mặt phá Hiệp định 6/3, dựng lên “Nước Nam Kỳ tự trị”, cho quân đội quấy phá khiêu khích ở Lạng Sơn, Hải Phòng và trên phố phường thủ đô Hà Nội.

        Cùng lúc nhân khi quân đội Trung Hoa rút khỏi miền Bắc từ tháng 3 đến tháng 6, ‘một số các lãnh tụ Việt quốc, Việt cách... Phó Chủ tịch Nguyễn Hải Thần, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Tường Tam, Phó Chủ tịch Quân sự ủy viên hội Vũ Hồng Khanh... đã bỏ nhiệm vụ quốc dân giao phó, bí mật trốn ra nước ngoài. Cố vấn Vĩnh Thụy đi công cán sang Trùng Khánh cũng không trở về. Các phần tử Việt quốc ở Hà Nội, Hải Phòng... nhân dịp này lại quấy phá, gây rối...

        Khối đại đoàn kết thống nhất dân tộc mới được dày công gây dựng có nguy cơ bị rạn nứt nghiêm trọng trong một tình thế hiểm nghèo, đã buộc Chính phủ, trong tháng 7 năm 1946, phải có những biện pháp cấp bách quyết liệt để kịp đối phó với tình hình ở ngay thủ đô Hà Nội (vụ ôn Như Hầu...) cũng như ở Vĩnh Yên, Yên Bái... để giữ được sự thống nhất và ổn định của quốc gia.

        Cho đến tháng 10, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Pháp về đã nhanh chóng khẩn cấp cho họp Quốc hội, khéo léo êm thấm chấn chỉnh lại Chính phủ Liên hiệp, đảm bảo giữ đoàn kết thống nhất dân tộc, tăng cường công tác quân sự chuẩn bị kháng chiến, giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng và được Chủ tịch nước “ủy quyền Tổng Chỉ huy Quân đội toàn quốc” (Sắc lệnh 229/SL, ngày 30/11/1946).

        Và đặc biệt trong bối cảnh lịch sử khối lửa chiến tranh đã bén đến cửa ngõ Thủ đô, ngày 8/11/1946 Quốc hội đã cho ban hành Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh chuẩn bị một cách hết sức dân chủ, rộng rãi... Hiến pháp ì946 là một kỳ tích vĩ đại của sự nghiệp dựng nước, lần đầu tiên đặt khuôn khổ pháp lý, nền tảng và định hướng phát triển lâu dài trong thời chiến cũng như thời bình cho việc kiến thiết, phát triển quốc gia và xã hội Việt Nam mới. Hiến pháp 1946 đã khẳng định tư tưởng “dân tộc và dân chủ”, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt việc tổ chức và thực hiện thắng lợi cuộc chiến tranh nhân dân thần thánh sau này.

*

*       *

        Năm 1946, một năm “tương đối hòa bình”, mở đầu tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam trong thời đại mới. Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Hiệp định Sơ bộ 6/3, đâu có phải ta đã bị dồn đến chân tường vì đã quá thỏa hiệp, nhân nhượng.

        Tôi không quên một câu chuyện lý thú:

        Năm 1946, L.Pignon, một quan chức cao cấp thực dân cáo già cố vấn Cao ủy đô đốc D’Argenlieu, đã nhất quyết cho rằng: “Chính phủ Hà Nội của ông Hổ còn non trẻ, không tiền, gần như không súng, không bè bạn, đổng minh, nhất định sẽ bị diệt”.

        Nhưng lịch sử đã cho thấy: Chính phủ non trẻ đó của Cụ Hổ Chí Minh ngay trong năm đầy tuổi tôi đã cùng đất nước vụt lớn lên với sức mạnh Phù Đổng, vượt qua được bước hiểm nguy mùa xuãn 1946, vừa kháng chiến vừa kiến quốc và đã đánh bại thảm hại bọn thực dân xâm lược kỳ cựu Pháp có đế quốc Mỹ giúp đỡ tại trận lẫy lừng Điện Biên Phủ - buộc Pháp phải ký hiệp định Genève 1954... để Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập lự do dân chủ có vị thế và vai trò càng ngày càng lớn trên chính trường quốc tế ở khu vực Đông Nam Á và thế giới từ giữa thế kỷ XX...

        Phải chăng đó cũng chính là vì:

        - Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tuy non trẻ nhưng vốn đã “có dân”.

        - Rồi đã lại “có Hồ Chí Minh”, một lãnh tụ anh minh biết phát huy và sử dụng có hiệu quả cái “vốn có” đó qua một Mặt trận đoàn kết thống nhất dân tộc đích thực, hậu thân của Mặt trận Việt Minh mẫu mực nổi tiếng thời kỳ Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám.

        - Và “có một Đảng Cộng sản tuyệt vời lãnh đạo” tuy trên danh nghĩa lúc đó Đảng Cộng sản đã buộc phải rút vào bí mật.

        Đó không chỉ là chiếc khóa vàng để Việt Nam thắng lợi trong thời chiến đấu trong vòng vây những năm 40, mà còn là một bài học vô cùng quí giá, càng có ý nghĩa quyết định thắng bại khi đất nước đứng trước nguy cơ tụt hậu, đang tích cực nỗ lực hội nhập, tham gia cộng đồng quốc tế trong thời buổi toàn cầu hóa như vũ bão hiện nay...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2016, 08:44:31 am »

           
HÀ NỘI - HỔ CHÍ MINH VÀ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM THẮNG LỢI CĂN BẢN, VĨ ĐẠI

        Tinh hình phát triển sôi động của đất nước với không khí náo nhiệt tưng bừng các ngày lễ lớn đã gợi lên những cảm xúc mạnh mẽ và một cái nhìn ấn tượng sâu sắc về cuộc Cách mạng tháng Tám mùa thu 1945 được xem như một sự kiện lịch sử vĩ đại, một cái mốc đồ sộ và chói lọi đánh dấu và chỉ đường cho dân tộc Việt Nam oanh liệt trỗi dậy để tiến vào thời vãn minh hiện đại, thực hiện một cuộc đổi đời chưa từng có để đạt được độc lập, tự do và hạnh phúc.

        Chúng ta đều biết thành tựu vẻ vang của Cách mạng tháng Tám là sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9. Nhưng đó không chỉ bao hàm

       - Việc dựng lên một nước Việt Nam độc lập thống nhất sau gần trăm năm bị nước ngoài đô hộ...

       - Mà còn là việc đồng thời đã thiết lập được một nền dân chủ tự do1 cho dân tộc.


       - Đó là đặc điểm nổi bật đã được thực tiễn cách mạng chứng minh mục tiêu tối thượng của cách mạng Việt Nam là Độc lập dân tộc và Dân chủ tự do. Dân chủ tự do đã gắn kết và đồng hành với độc lập, là động lực chủ yếu, cơ sở vững chắc để tạo dựng, củng cố nền độc lập non trẻ mới ra đời của tổ quốc lúc đó.

       - Đó cũng là nét đặc thù đã mang lại cho cuộc cách mạng Việt Nam vốn được quan niệm theo đường lối võ trang khởi nghĩa, du kích chiến tranh... một hình thái đặc biệt = là một cuộc nổi dậy của toàn dân khắp các địa phương cả nước, khởi đầu là cuộc nổi dậy của dân chúng đô thị Hà Nội. Bằng sức mình, nhân dân Hà Nội đã đứng lên nắm lấy quyền làm chủ (chủ quyền) địa phương mình và phục vụ cho Trung ương nắm giành thắng lợi vĩ đại cuối cùng một cách hết sức nhanh chóng, hòa bình, không có chống đối và lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một nhà nước hiện đại mới có chủ quyền và độc lập vào ngày 2/9/1945.

        Ngay trước khi đại quân các nước Đồng minh và thực dân đang lao tới mang theo hiểm họa nghiêm trọng đe dọa sự tồn vong của nước Việt Nam non trẻ vừa ra đời.

        Cuộc nổi dậy để nắm “chủ quyền dân tộc” rộng khắp và mau lẹ ấy thực sự là một cuộc Cách mạng độc đáo thắng lợi từ cơ sở đã cho thấy cuộc khởi nghĩa 19/8 của nhân dân Hà Nội và sách lược mới của Đảng - Bác Hồ thời điểm đó đã có vai trò hết sức quan trọng và quyết định.

        1. Hà Nội đột phá

        Trong khi lệnh khởi nghĩa phát đi từ Tân Trào chưa tới các địa phương, thì ngày 19/8 nhân dân Hà Nội đã vùng lên khởi nghĩa “cướp chính quyền” bằng tự sức mình, tiến công thẳng vào Phủ Khâm sai, thủ phủ miền Bắc, tránh xung đột với quân đội Nhật và đã nhanh chóng trong ngày 19/8 nắm gọn được chủ quyền và kiểm soát hoàn toàn Hà Nội mà không có chống đối, xung đột đổ máu... Cả chính quyền khâm sai miền Bắc sụp đổ. UBND cách mạng lâm thời Bắc Bộ do đồng chí Nguyễn Khang làm Chủ tịch ra đời. Hà Nội trở thành mảnh đất tự do độc lập đầu tiên của cả nước và là đối tác của Bộ Chỉ huy tối cao Nhật ở miền Bắc.

        Thắng lợi to lớn của Hà Nội là một sự kiện quan trọng ngoài dự kiến của lãnh đạo ở Tân Trào và đương nhiên trở thành tiêu biểu nổi bật của phong trào Việt Minh đã tác động mạnh đến các cuộc khởi nghĩa ở các địa phương miền Bắc (Hải Phòng, Nam Định, Hà Đông) và đã mở ra một cục diện đấu tranh mới đưa lại những điều kiện mới đặc biệt quan trọng cho lãnh đạo của Trung ương đối với phong trào cả nước.

        Nhưng Hà Nội mới lúc đó lại ở trong một tình thế tế nhị đầy bất trắc trước nhiều thách thức lớn lao mới. Hà Nội chưa liên lạc và có được sự chỉ đạo của Trung ương. Nhật bị nhiều sức ép cấp bách và rất bức xúc với trận Việt Minh đánh Thái Nguyên ngày 20/8. Quân đội Đổng minh đã đến sát biên giới phía bắc và ngoài Biển Đông; có tin ngày 22/8, “Phái bộ Đổng minh” đến Hà Nội, thực dân Pháp thả dù biệt kích xuống vùng lân cận bắc Hà Nội, gần Sài Gòn và Huế.

        Còn chính phủ bù nhìn Bảo Đại, Trần Trọng Kim bị chao đảo nặng nhưng vẫn cố trụ lại ở kinh đô Huế gắng đưa khâm sai Nguyễn Văn Sâm, ngày 19 vào Sài Gòn để nắm lấy miền Nam - nơi phong trào Việt Minh chưa phát triển mạnh - đồng thời tranh thủ tìm kiếm sự công nhận của Pháp, Anh, Mỹ và Trung Hoa...

        Nhân dân Hà Nội vẫn tưng bừng, nô nức, tin tưởng và tự hào ra sức phát triển và củng cố chính quyền của mình với tinh thần sức lực hào hùng nổ trời; của những con người mới được tự do và tự giải phóng. Đó đây cũng có xốn xang. Một số nhân sĩ trí thức ở Việt Nam Học xá ngày 21/8 đã tích cực gửi thư thẳng lên chiến khu khẩn mời Tổng bộ Việt Minh về gấp để giúp Việt Minh Hà Nội và gửi điện cho Bảo Đại yêu cầu giao quyền ủng hộ Việt Minh...

        Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời Bắc Bộ sau khi giải quyết êm thấm vụ chống đối ở Hà Đông cũng đã bàn tìm biện pháp chủ động đối phó với tình hình. Có thể phải rút vào bí mật hay chuyển ra khu căn cứ đánh du kích và chờ Trung ương về giúp sức. Nhưng, đến ngày 22/8, anh Khang và các đồng chí trong ban lãnh đạo đã quyết định dứt khoát bằng bất cứ giá nào UBND Cách mạng lâm thời Bắc bộ phải trụ lại ở trung tâm thành phố. Càng phải giương cao ngọn cờ đỏ sao vàng của Việt Minh trên trụ sở của ủy ban, kiên quyết, chuẩn bị đối phó với tình hình xấu và tiếp tục cử cán bộ trực tiếp đi tìm gập Trung ương ở Việt Bắc, Thái Nguyên...

---------------
1. Vào thời đó, chúng tôi còn gọi là “dân chủ mới”, đồng chí Trường Chinh gọi là “dân chủ nhân dân”, Bác Hồ nêu là “tự do”, có nghĩa là có các quyền tự do dân chù - hay là chủ quyền dân tộc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2016, 08:48:04 am »

        
        2. Quyết sách thần kỳ

        Hà Nội khởi nghĩa thành công đã tự giải phóng từ 19/8, UBND Cách mạng lâm thời Bắc Bộ (và Hà Nội) công khai ra mắt là một sự kiện trọng đại - ngoài dự kiến của lãnh đạo Trung ương. Nhưng ngay sau khi được tin Hà Nội đã tự giải phóng, các đồng chí Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp đã rời mặt trận Thái Nguyên chuyển ngay về Hà Nội.

        Ngày 23/8. anh Nguyễn Khang báo cho tôi biết các đồng chí lãnh đạo Trung ương đã tới căn cứ (Phú Thượng - Chèm). Sau khi nghe Hà Nội báo cáo, Bác lập tức đưa ra những quyết định quan trọng: 1. Đình chỉ ngay trận Thái Nguyên và tiếp tục thương lượng với Nhật. 2. Chấp nhận cho vua bù nhìn Bảo Đại thoái vị. 3. Lấy Hà Nội làm trung tâm lãnh đạo để công khai đưa Chính phủ đầu tiên ra mắt.

        Thoạt nghe thấy dường như có điều trái với đường lối chỉ đạo hiện hành. Nhưng cán bộ Hà Nội chúng tôi hết sức phấn khởi và ngay trong ngày 24 đã chuẩn bị giấy công lệnh cùa ủy ban Nhân dân Cách mạng Bắc Bộ, xe cộ và phương tiện để cán bộ đưa phái viên chính phủ lên Thái Nguyên đưa Phó Chủ tịch ủy ban Giải phóng Dân tộc Trần Huy Liệu lên đường đi Huế, cẩn trọng đưa Bác vào làm việc ở cơ sở nội thành 48 Hàng Ngang và chuẩn bị đón Đoàn quân giải phóng về Hà Nội...

        Mãi về sau chúng tôi mới vỡ ra chính các động thái chiến lược đột phá đầu tiên đó của Bác và Thường vụ Bộ Chính trị ngay khi mới về tới đất Thăng Long cổ kính như chiếc gậy thần, trong khoảnh khắc lịch sử, đã thúc đẩy tiến trình cách mạng tiến vọt lên một bước không ai tưởng tượng trước được và giành ngay thắng lợi cuối cùng.

        Các quyết sách đó, thể hiện rõ rệt một đường lối lãnh đạo rất đặc sắc mang tính hòa dịu và hòa hợp dân tộc, hòa giải với chính quyển bù nhìn, thích hợp với tình hình mới đã kịp thời thay chủ trương quyết liệt đánh Nhật và bù nhìn tay sai thời chiến.

        Phát huy thắng lợi của khởi nghĩa Hà Nội, các quyết sách chiến lược đó đã có tác động kép đến Nhật (để họ dứt khoát giao hảo với Việt Minh) và đến nhân dân cả nước, đặc biệt đối với các tầng lớp trên ở miền Nam, Trung Bộ (vua quan, công chức cao cấp cai trị thuộc địa, địa chủ lớn và tư sản mới...). Biện pháp độc đáo cho vua Bảo Đại thoái vị, và không phân biệt đối xử với lớp người chế độ cũ, đã có tác dụng tập hợp, lôi cuốn họ đồng thuận vói quần chúng nhân dân lao động đi theo con đường xây dựng nhà nước và chế độ dân chủ do Việt Minh và ông Hồ Chí Minh mới đề xuất ở Hà Nội, mặc dù nhiều người lúc đó cũng chưa biết ông Hồ là ai.

       - Ớ Sài Gòn, trung tâm quyền lực quan trọng của thực dân phong kiến ở Nam Bộ, ngày 24/8 nhân dân và các tổ chức chính trị xã hội có thế lực nắm quyền, đi đầu là Thanh niên Tiền phong... như được tiếp sức bởi hổn thiêng Tổ quốc, dù không có liên lạc với Hà Nội, nhưng đã tự nổi dậy đi theo Việt Minh, rồi nắm các cơ quan chính quyền chủ yếu, đồng loạt tuyên bố “chính quyền thuộc Việt Minh”.

        Ngày 25/8, ủy ban lâm thời Hành chính Nam Bộ do đồng chí Trần Văn Giàu làm Chủ tịch được thành lập và chính thức công khai ra mắt trước hàng chục vạn đồng bào ở khắp miền Nam và Campuchia đổ về.

       - Việc ủy ban lâm thời Hành chính Nam Bộ ra đời khẳng định:

        Nhân dân miền Nam đã nắm quyền làm chủ miền Nam và tự xác định là thành phần máu thịt của Chính phủ Việt Minh ở Hà Nội

       - Ở Huế, ngày 23/8 vua Bảo Đại nao núng trước tình hình đã cùng một số quan chức tỏ thái độ muốn được thoái vị... Được sự chấp thuận của Chính phủ lâm thời, ngày 30/8 tại kinh đô Huế, trước bàn dân thiên hạ, quan chức, nhân dân đổng bào Thuận Hóa và đại diện Chính phủ lâm thời, vua Bảo Đại công khai tuyên bố thoái vị, chuyển giao ấn kiếm cho đại diện Chính phủ... và được hoan hô nhiệt liệt.

-           Chính phủ Bảo Đại - Trần Trọng Kim chính thức cáo chung đồng thời với chế độ vương quyền nhà Nguyễn một cách êm thấm, chưa từng có.

       - Việc trao kiếm ấn - tuy chỉ là tượng trưng nhưng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các dân tộc phương Đông.

        Quyền lực lãnh đạo tối cao đất nước được chính thức chuyển giao cho Chính phủ Cụ Hồ ở Hà Nội, vua Bảo Đại trở thành một công dân của chế độ dân chủ mới.

        Chính phủ Hồ Chí Minh lên nắm quyền là một sự kiện đầy chính nghĩa và tính chất nhân đạo, hiếm có trong lịch sử.

        Vào thời điểm lịch sử này, đại tướng tư lệnh Térauchi ở Sài Gòn và Đại sứ Yokohama ở Huế tuy vẫn có nhiều vạn quân ở miền Nam và hàng ngàn quân ở kinh đô Huế... cũng án binh, bất động trước việc Sài Gòn và Huế công khai chuyển theo Chính phủ Việt Minh, với một thái độ đầy thiện chí.

       - Ở Hà Nội chúng tôi không rõ tình hình chuyển biến sôi sục ở miền Nam và miền Trung. Nhưng lại được chứng kiến một sự kiện động trời. Ngày 28/8, lần đầu tiên tên Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất hiện công khai trên bầu trời Hồ Gươm qua việc báo Cứu quốc và các báo loan truyền rộng rãi “Bản Tuyên cáo về việc thành lập Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Bản Tuyên cáo lại ghi rõ: Chính phủ ra mắt ở Hà Nội không phải riêng của Việt Minh hay chỉ gồm đại biểu các chính đảng mà có các vị “nhân sĩ’ tham gia cùng gánh vác...

(Báo Cứu quốc 28/8/1945)        

        Bán Tuyên cáo đã gây chấn động mạnh mẽ. Chúng tôi hiểu là một Chính phủ dân chủ kiểu mới, nhân dân hiểu là một “chính phủ dân chủ” sẽ ra đời, đáp ứng đúng tâm khảm, mong ước của mọi người và xua tan nhiều điều lo ngại, nghi ngờ về Việt Minh, Cộng sản nắm độc quyền cai trị.

        Trước ngày 2/9, bản Tuyên cáo lịch sử xuất hiện như sấm động đầu mùa báo hiệu một kỷ nguyên mới sắp ra đời, các bậc sĩ phu ở Hà Nội cũng như ở các địa phương xa đều hướng về Hà Nội và tìm cách về Hà Nội. Cũng đúng vào lúc đội quân Giải phóng Việt Nam thân thương oai hùng từ Thái Nguyên vượt cầu Sông Cái (cầu Doumer) vào thành phố, trong sự đón tiếp nồng nhiệt của Tự vệ chiến đấu, quân và dân thành Hoàng Diệu mới tự giải phóng.

        Ngày 2/9 từ lễ đài Ba Đình, được dựng lên trên mảnh đất tự do của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ và Chính phủ tuyên thệ trước bàn thờ tổ quốc và nhân dân... Mọi việc diễn ra như là một điều tất yếu của lịch sử và ngày 2/9 đã trở thành ngày hội lớn của toàn dân tộc đã anh dũng đứng lên “tự cứu mình”, không trông chờ “ăn may” như có người đã rêu rao.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2016, 08:52:41 am »


        3. Thắng lợi căn bản, vĩ đại

        Khởi đầu từ 19/8 với sự ra đời vang dội của ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời Bắc Bộ. Tiếp theo ngày 25/8 là ủy ban lâm thời Hành chính Nam Bộ.

        Ngày 30/8 - Chính phủ Bảo Đại/ Trần Trọng Kim tự giải thể ở kinh đô Huế và tuyên bố chuyển giao quyền lực cho Chính phủ Hà Nội.

        Điều đó khẳng định nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời ngày 2/9 là một nước “tự do và độc lập” có chủ quyền dân chủ từ trước ở cơ sở. Điều đó đã được chính thức thể chế hóa qua cuộc bầu cử Quốc hội 6/1/1946 và bản Hiến pháp lịch sử năm 1946.

        Điều I (bản Hiến pháp) đã ghi "Nước Việt Nam là một nước Dân chủ Cộng hòa”.

        “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt giống nòi, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”.

       - Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng tháng Tám là rất cơ bản. Khởi đầu với cuộc khởi nghĩa Hà Nội lịch sử, cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám đã kết thúc cuộc đấu tranh 25 năm gian khổ của nhân dân một cách triệt để, trọn vẹn - giành độc lập và tự do cực kỳ nhanh chóng chỉ sau 2 tuần từ 19/8 mà không phải trải qua đấu tranh nội bộ và chiến tranh đổ máu.

        Nắm bắt thời cơ có một không hai, chúng ta đã vượt trước các nước Đồng minh - một bước đầu quan trọng, trước khi họ kịp vào tiếp quản mảnh đất Việt Nam màu mỡ thì Việt Nam đã có chủ nhân chính đáng, hợp pháp và đủ mạnh để làm thất bại mưu đồ nham hiểm của các thế lực thực dân mượn danh nghĩa nước Đồng minh thắng trận để hòng chiếm và chia cắt nước ta ngay trong buổi đầu Việt Nam mới chào đời, 1945.

       - Việt Nam Dân chủ Cộng hòa một thực thể chính trị xã hội mới xuất hiện từ 1945 đã trở thành một nhân tố quan trọng quyết định, tạo ra cục diện mới trong khu vực và ngày càng lớn mạnh, với vị thế và vai trò trên trường quốc tế ngày càng cao...

*

*       *

        Cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại đã để lại những di sản lịch sử vô cùng quý giá:

        1. Bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9, đã thể hiện như một bản tổng kếl đặc sắc từ thực tiễn cách mạng Việt Nam về con đường xây dựng và phát triển của Việt Nam. Trong đó Bác đã nêu: Việt Nam là nước đã có “tự do và độc lập” - và nhân dân Việt Nam quyết giữ vững quyền “tự do và độc lập” ấy!

        Bác đã nhấn mạnh và rành rọt về hai lĩnh vực Độc lập và Tự do. Có ý nhắc “Tự do” rất quan trọng, không có “Tự do” thì “Độc lập” không có nghĩa... Và Tự do luôn luôn gắn liền với Độc lập, trong việc dựng lập và phát triển của đất nước...

        2. Những quyết sách chiến lược ngày 23/8 - mang tính hòa dịu quốc tế và hòa hợp dân tộc thể hiện một đường lối đoàn kết dân tộc ở mức độ cao, nhấn mạnh vào việc hòa hợp, hòa giải với các tầng lớp trên, ngay khi cách mạng đã nắm chắc phần thắng để trên cơ sở công bằng dân chủ, động viên họ đi cùng đồng bào tham gia xây dựng chế độ dân chủ mới. Quyết sách chiến lược đó là đường lối chủ trương thích hợp nhất và có hiệu quả cao nhất đối với Việt Nam, một đất nước đã bị đô hộ, chia cắt và tranh chấp lâu dài... Đường lối đó đã đảm bảo thắng lợi tuyệt vời của cách mạng tháng Tám - và trở thành nền tảng cơ bản cho đường lối đối nội và đối ngoại cùa nước Việt Nam độc lập hiện dại.

        3. Hà Nội khởi nghĩa thắng lợi là một minh chứng lịch sử về vai trò đặc biệt quan trọng, có tính quyết định của quần chúng nhân dân trong trào lưu dân chủ yêu nước ở một trung tâm đô thị đất nước đối với thắng lợi của cách mạng trên toàn cục.

        Hà Nội đã tích cực chủ động, sáng tạo vận dụng đường lối chỉ đạo của Trung ương để nắm lấy quyền làm chủ địa phương mình và qua đó đã giúp đắc lực cho Trung ương đi sát với tình hình thực tế đang biến động đặng đưa cuộc Tổng khởi nghĩa cả nước chuyển lên một bước mới và giành toàn thắng.

        Qua vai trò lịch sử quan trọng đó, Hà Nội đã nổi lên như ngọn cờ đầu và là biểu tượng đặc trưng nhất của Cách mạng tháng Tám.

        4. Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh tụ Hồ Chí Minh với những chuyển hướng đổi mới từ 1941 nhằm giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và dân chủ đã tổ chức Mặt trận Việt Minh dể trực tiếp lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, tạo dựng nhà nước Việt Nam Dân chủ. Điều đó đã khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam nguyên là Đảng Cộng sản Đông Dương là một nhân tố quyết định hàng đầu làm nên thắng lợi Cách mạng tháng Tám vĩ đại. Và cũng từ đó, Đảng Cộng sản Việt Nam nắm quyền lãnh đạo và trở thành Đảng cầm quyền của nước Việt Nam, được nhân dân tin tưởng và ủng hộ.

        Đó là những di sản quý giá và bài học lịch sử cơ bản thể hiện đặc trưng và nguyên nhân chính yếu đã làm nên sự nghiệp Cách mạng tháng Tám vĩ đại.

        Trong quá trình xây dựng đất nước đã có lúc phát sinh những biểu hiện sai trái lệch lạc gây hạn chế và tổn hại nghiêm trọng cho đất nước như trong thời kỳ những năm 80 và chúng ta đã được “Lịch sử” nghiêm khắc nhắc nhở qua cuộc “đổi mới” nổi tiếng năm 1986 với yêu cầu phải đổi mới toàn diện theo chiều hướng trở lại một cách đúng đắn với các giá trị văn hiến của Cách mạng tháng Tám. Đó là: độc lập dân tộc và tự do dân chủ, đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở dân chủ, chính quyền dân chủ nhân dân và vấn đề Đảng lãnh đạo cầm quyền. Những vấn đề cốt tử mà Cách mạng tháng Tám để lại vẫn giữ nguyên giá trị trong công cuộc đổi mới và hội nhập hôm nay.

        Toàn Đảng quyết tâm hướng vào mục tiêu cao cả và thiết thực làm cho “dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” là dấu hiệu của sự lựa chọn đúng đắn nhất và phù hợp với ý tưởng và ước mong Bác đã nêu từ lúc sinh thời.

Hà Nội - Xuân 2010       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2016, 08:55:37 am »

 
TRÊN ĐƯỜNG THEO CHÂN BÁC TỪ THỦ ĐÔ HÀ NỘI LÊN CHIẾN KHU

       I. XUÔI NAM HAY NGƯỢC BẮC

        1. Phải mất nhiều giờ sau khi tiếng súng kháng chiến bùng nổ đêm 19/12, quân tướng Pháp ở thủ đô Hà Nội mới như hổi tỉnh và phản ứng lại. Sáng 20/12, một đội biệt kích liều tiến từ khách sạn Métropole sang dinh Chủ tịch (Bắc Bộ phủ), và đại tá Herkel vội báo về Bộ chỉ huy: “ông Hồ và ông Giám đã rời dinh ra Hà Đông từ ngày 19”.

        Sau này, nhà nghiên cứu sử học P. Deviller xác nhận: Pháp đã thất bại trong mưu mô nhằm vô hiệu hóa lãnh tụ Hồ Chí Minh và Chính phủ Hà Nội, ngay từ giờ phút đầu trong một kịch bản đã được tướng Valluy và đô đốc D’Argenlieu dàn dựng kỹ càng.

        * Lúc đó, là Bí thư trong Văn phòng Quân sự ủy viên hội, tôi đi theo bộ phận Bộ Tổng Tham mưu. Chúng tôi cùng với số ít cán bộ giúp việc trực tiếp cho Bác, đồng chí Trường Chinh, đồng chí Võ Nguyên Giáp, hình thành một tổ phục vụ các lãnh đạo cao cấp Đảng, Chính phủ, quân đội. Thoạt đầu chúng tôi chuyển ra vùng Mai Lĩnh, Chúc Sơn... huyện Chương Mỹ (Hà Đông), bố trí bao quanh khu vực Chùa Trầm, nơi Bác đóng, gần Đài tiếng nói Việt Nam, rồi chuyển tiếp lên Ngọc Than, Quảng Oai (Sơn Tây). Nhưng Hà Đông vẫn được coi là địa điểm Chính phủ Kháng chiến mới dời ra để chính phủ ta tiếp xúc với Pháp...

        Phần lớn các Bộ: Cứu tế xã hội, Tài chính, Nông nghiệp... và các cơ quan Mặt trận... đã “tổng di chuyển” ra Vân Đình, Thường Tín, đang trên đường cùng đồng bào, dân chúng sơ tán về phía Ninh Bình, Nho Quan... hướng vào Thanh Hóa, Khu Bốn... Để lại sau mình nhà cửa, tài sản, vườn tược... trong khói lửa, thực hiện tiêu thổ kháng chiến.

        Vào thời điểm đó, tại trung tâm thủ đô Hà Nội, cuộc chiến đấu tiếp tục diễn ra ác liệt. Hàng trăm chiến sĩ quyết tử của Trung đoàn Thủ đô cùng nhân dân phố phường kiên cường đánh lại các đợt tiến công liên tiếp của địch. Hướng về Bác và Trung ương thề quyết giữ vững “Liên Khu I”.

        * Hòa vào với đồng bào thôn xóm, Bác đã cùng chúng tôi vui một Tết cổ truyền dân tộc đặc sắc thanh đạm, ấm cúng trong tình quân dân thiêng liêng thấm đậm.

        Một ngày giữa tháng 2, Bác cho gọi đồng chí Vương Thừa Vũ hỏi tin tức mới nhất về viện binh Pháp mới tới, đã qua Gia Lâm vào tham chiến Liên khu I. Với một chút trầm ngâm sâu lắng, Bác đọc cho viết bức thư của “Già Hồ” gửi các “em”, các “chú” chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô yêu quý. Và Bác chỉ thị cho cơ quan chuẩn bị gấp ngay để Bác công khai đi thăm và chúc Tết đổng bào.

        Chiến sự đang độ quyết liệt. Cả đất nước xáo trộn. Khói lửa vừa mới bùng lên. Cụ Chủ tịch đích thân xuất hiện công khai về với đồng bào, giữa lúc mà ai cũng biết ông Hồ là mục tiêu quân địch hung bạo đang chú tâm tìm, từ sau thất bại ở Hà Nội.

        Liền đó, tỏi cũng được phép cùng với một vài “lính văn phòng” xuôi về Thường Tín, Vân Đình, tranh thủ thăm gia đình trên đường tản cư về phía Nam. Nhân đấy tôi được căn dặn tìm hỏi tin bác sĩ Nguyễn Văn Luyện, đại biểu Quốc hội Hà Nội, nghe đồn đã gặp nạn và mất tích trong khi rút ra từ Hà Nội và nhắc các địa phương giúp đỡ thân thuộc các vị Bùi Bằng Đoàn, Vũ Đình Tụng, Lê Tư Lành... cũng đang trên đường hướng vào Khu Bốn...

        Về đến gia đình ở Thường Tín tôi ngẩn người, bàng hoàng khi chợt nghe tiếng loa phát thanh inh ỏi: tin Hồ Chủ tịch công khai xuất hiện ở Chi Nê, Nho Quan đi thăm hỏi cán bộ, đồng bào, cán bộ nhân viên Bộ Tài chính mới sơ tán về đồn điền nông nghiệp... Đội Tuyên truyền xung phong thiếu niên tưng bừng loan tin từ ngày 10 đến 20, Cụ Hổ có đồng chí Vũ Đình Huỳnh tháp tùng tới Kim Sơn, Ninh Bình thăm chúc Tết Đức Giám mục Lê Hữu Từ, Cố vấn Chính phủ, các vị chức sắc và đồng bào Thiên chúa giáo. Tin lành đồn xa, bay bổng cho thỏa tấm lòng người dân lương giáo ngày đêm, lo lắng, cầu nguyện phước lành cho “Cụ Hồ” những ngày đầu khói lửa dậy trời ờ tận Thủ đô xa xôi nóng bỏng...

        Nhưng cùng lúc, các trạm tình báo 2B quân đội Pháp ở vùng công giáo, cửa ngõ Khu Bốn bỗng nhộn nhịp hấn lên, vội vã đưa tin rất cụ thể ngày giờ và những nơi “Ông Hồ” đi và đến. Ngày ấy Bộ Chỉ huy tối cao quân đội Pháp đã có được một bản tin cập nhật, chính xác, chưa từng có: trước cuộc tiến công dữ dội của quân Pháp “Ông Hồ và Chính phủ Việt Minh” đã phải bỏ Hà Nội đi về phía Nam và cuối tháng 2 đang trên đường chuyển gấp vào Thanh Hóa - Khu Bốn...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2016, 09:06:15 am »


        Giữa lúc các tướng tá Pháp chưa hết hí hửng thì một tin bất ngờ dội đến làm choáng váng: Đêm 17/2 toàn bộ lực lượng Việt Minh bị vây hãm trong Liên khu I, đã bất ngờ lặng lẽ rút êm hết qua sông Hồng lên hướng Bắc. Sau khi quân đội bao vây biết thì đối phương đã mất hút...

        Chà là, vào thời điểm đó, các dũng sĩ “quyết tử” Trung đoàn Thủ đô đã nhận được bức thư của “Già Hồ” kính yêu gửi đến chúc Tết, khen “đã chiến đấu 60 ngày đêm là đại thắng lợi”... cùng lúc là một lệnh tuyệt mật của Bộ Chỉ huy Mặt trận... Và kế hoạch rút quân đã được thực hiộn một cách tuyệt vời vào đêm 17/2 đã bảo toàn được lực lượng một cách tuyệt đối. Một chiến tích hiếm có đầu tiên của quân dân Việt Nam, mà không phải chỉ người lính thủ đô mới cảm thấy sung sướng, tự hào, quyện với nỗi thoáng đau nén chịu phải tạm biệt người thân và phố phường yêu dấu. Trung đoàn Thủ đô vượt sông lên phía Bắc, cùng nhân dân tưng bừng liên hoan ờ Thượng Hội (Đan Phượng) rồi an toàn về chiếm lĩnh trận địa mới tại chân núi Tam Đảo, sừng sững nhìn về Hà Nội còn ngổn ngang khói lửa... Tiếp với chiến tích đêm 19/12, đội quân “chủ lực tiên phong” đã giành thêm được một thắng lợi lớn.

        Pháp đâu cam chịu, đầu tháng 3 chúng đã tập trung gần toàn bộ lực lượng đội quân viễn chinh tại miền Bắc, mở cuộc hành quân lón, đánh phá dữ dội khu vực rộng lớn phía nam và tây Hà Nội, nam ngạn sông Hồng... và truy lùng Chính phủ ông Hồ “đang chuyển về phía Nam”. Từ Hà Nội chúng ra Hà Đông rồi bổ thẳng xuống... Từ Nam Định chúng đánh ngược lên... Bất thình lình thả quân dù tinh nhuệ, ngọn mác sắc của quân viễn chinh, xuống Chi Nê, đầm Đa (phủ Nho Quan). Rồi lại rùng rùng phóng binh đoàn cơ giới bọc thép thọc vào khu vực Chùa Trầm ở phía Bắc.

        Nhưng đã chẳng còn thấy đâu bóng dáng thanh mảnh, cao vời của “Cụ Hồ” với cơ quan đầu não Chính phủ vừa mới rời Thủ đô ra.

        Địch cũng đã gây thiệt hại ít nhiều cho bộ máy in bạc của Bộ Tài chính ở Chi Nê, cho các bệnh viện ở phía Vân Đình, cho đổng bào, có người chưa hết ngỡ ngàng trước những tên kẻ cướp rằn ri, hiện đại được thả võng xuống cánh đồng nhà họ và phá phách làng xóm, phố phường. Nhưng đã có xe tăng Pháp đã bị thiêu cháy ngay trên đường vào Chùa Trầm bời súng bazaka vừa xuất xưởng (nhờ cống hiến của kỹ sư Trần Đại Nghĩa mới ở Pháp về và công nhân quân giới trẻ tuổi Việt Nam...).

        Ngày ấy, giữa lúc phía nam còn đang sôi sục, chúng tôi không giấu được mừng vui, thấy Bác trở lại Ngọc Than, sau một cuộc hành trình ngàn dặm, nhọc nhằn và đầy nguy hiểm về gập thăm chúc Tết đồng bào. Và Bác đã không quên mang hơi ấm niềm tin tới lớp lớp con chiên của Chúa, trong những ngày sôi động, gay cấn của đất nước. Dáng Bác dường như khỏe, trẻ ra tuy có gầy hơn nhưng nhanh nhẹn lạ thường. Bác và anh Văn lắng nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến báo cáo tình hình máy in bạc. Hỏi tin tức mới nhất về tình hình Mặt trận Hà Nội với một động thái đầy tin tường, Bác ra lệnh cho di chuyển cơ quan...

        * Tôi vừa từ Thường Tín trở về, được lệnh cùng bộ phận tham mưu, hành quân cấp tốc ra ngay bến đò Trung Hà và bến Chèm cách đó không xa

Đêm đó chúng tôi âm thầm tên ổn qua sông Hồng. Dòng nước hình như cũng chầm chậm trôi một cách rầm rì đưa đẩy một cách khác thường, Để rồi cả đoàn quân lặng kẽ bí mật hành quân trong đêm tối, đặt chân lên đất Phú Thọ. Nghe nói cánh quân cơ giới Pháp, từ Phùng xốc lên, khó nhọc ì ạch vượt qua được bao chướng ngại vật, ổ phá hoại chằng chịt trên đường vừa bị dân quân băm nát,... và những loạt đạn bắn tỉa bắn chặn... Cuối cùng chiều đó, chúng cũng tới được bến phà Trung Hà, nhưng đã chậm.

        Mờ sáng, chúng tôi tới Tiên Kiên (Lâm Thao)... Anh Nguyễn Cơ Thạch tìm đến gặp, báo tin Bác, anh Trường Chinh anh Văn, đã ở trong khu vực Tiên Kiên an toàn tuyệt đối, bình yên vô sự. Anh Thạch chuẩn bị, theo ý Bác, để các đổng chí lãnh đạo cùng Bác lên đền Vua Hùng lễ tổ.

        Còn tôi, nhận lệnh, không nghỉ, vượt lên trước cùng anh em chia đường kéo bộ, gồng gánh qua suối, leo đèo về Sơn Dương, Đèo Khế, Văn Lãng, rồi vào các bản làng và bìa rừng chân dãy Khâu Trang, Núi Hồng...

        Hợp lực cùng anh em công tác đội và đồng bào địa phương, chúng tôi quên cả mệt, đói, cùng nhau chia sẻ cơm, sắn, ngô... tìm suối, chọn rừng, lấy cọ, chặt trúc hối hả dựng lán lớn, lán con chuẩn bị để các đồng chí lãnh đạo hạ trại. Anh em thanh niên vừa rời thành phố hớn hở và ngơ ngác, túm nữ sinh Hà Nội vừa khóc vừa cười; họ được dịp tìm hiểu chú vắt xanh Đèo Khế, cơn sốt ác tính của Đại Từ với những nỗi thoáng nhớ nhà, góc phố.

        Thắng lợi căn bản! Thủ đô kháng chiến chính thức ra đời. Đội quân viễn chinh của tướng Valluy lại một lần nữa tuột tay, kết thúc cuộc hành quân sau khi đã đốt phá, bắn giết, gây thêm tội ác cho đồng bào trên cả một vành đai lớn quanh thủ đô. Rồi đành phải chững lại bên bờ phía nam sông Hồng, đối mặt một cách bất lực với các dũng sĩ Trung đoàn Thủ đô, nòng cốt đội quân “tiên phong” mới hình thành, trấn giữ chân ngọn Tam Đảo, án ngữ cửa ngõ căn cứ Việt Bắc, trong một thế trận mới, với một lời nguyền nung nấu quyết rèn quân chiên đấu để có ngày vượt qua sông trở về.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM