Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:45:04 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Hỏa Lò đến phủ Khâm Sai Bắc Bộ  (Đọc 16409 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 10 Tháng Tám, 2016, 08:55:35 am »

       
        - Tên sách: Từ Hỏa Lò đến phủ Khâm Sai Bắc Bộ
        - Tác giả: Lê Trọng Nghĩa
        - Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
        - Số hóa: Giangtvx

        
        SƠ LƯỢC VỀ TÁC GIẢ  

        • Ông sinh năm 1922,
        • Ngày 19 tháng 8 năm 1945, ông là Ủy viên Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội
        • Ngày 20 tháng 8 năm 1945, ông là Ủy viên Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời Trung ương.
        • Kháng chiến bùng nổ, ông là Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng.
        • Năm 1950, ông là Đại tá, Cục trưởng Cục Quân báo khi mới 28 tuổi và trở thành trợ tá đắc lực của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhất là trong trận Điện Biên Phủ.[8]
        • Năm 1954, trong Sở chỉ huy mặt trận Điện Biên Phủ, ông phụ trách Quân báo khi mới 32 tuổi[9]
        • Năm 1960, ông trở lại với cương vị là Cục trưởng Cục Quân báo, Bộ Tổng Tham mưu thay cho ông Trần Hiệu
        • Năm 1962, thôi giữ chức Cục trưởng Cục Quân báo, Bộ Tổng Tham mưu[10]
        • Năm 1962 đến năm 1967, ông là trợ tá thân cận cho tướng Võ Nguyên Giáp.
        • Tháng 2/1968, ông bị an ninh bắt vì cho là có liên quan đến "nhóm Xét lại", tuy không được xét xử theo pháp luật nhưng vẫn bị giam và cải tạo lao động từ năm 1968 đến 1976.
        • Ông mất năm 2015


        MỤC LỤC

        Lời nói đầu

        Phần một HÀ NỘI TỰ DO ĐỘC LẬP

        1.   Chuyện về đồng, chí Trần Đăng Ninh
        2.   Những cuộc đấu tranh và tiếp xúc giữa Việt Minh với Chính phù Trần Trọng Kim ở Hà Nội   
        3.   Các ủy ban nhân dân Cách mạng ra mắt ờ Hà Nội trong Cách mạng tháng Tám   
        4.   Ký ức về một tháng Tám lịch sử
        5.   Từ mùa thu Iháng Tám Hà Nội, nhớ lại kỷ niệm trên đất Cảng
        6.   Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm đầu tiên
        7.   Hà Nội - Hồ Chí Minh và Cách mạng tháng Tám thắng lợi căn bản, vĩ đại
        8.   Trên dường theo chân Bác từ thủ đô Hà Nội lên chiến khu

        Phần hai MỘT SỐ BÀI VIẾT CỦA CÁC TÁC GIẢ

        1.   Sứ già của Việt Minh trong những ngày Hà Nội khởi nghĩa Th.s Phạm Kim Thanh
        2.   Tuổi hai mươi được tham gia lật trang sử nước nhà Kiến Quốc
        3.   Gặp “Người thiếu niên Việt Minh” năm ấy Mai Hiên
        4.   Nhà ngoại giao của Chính quyền nhân dân cách mạng La Thủy Giang
        5.   60 năm cuộc vượt ngục lịch sử Kháng Chiến - Kiến Quốc

« Sửa lần cuối: 15 Tháng Sáu, 2020, 02:45:29 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2016, 07:39:49 pm »


        Với tất cả lòng kính trọng và yêu mến, tưởng nhớ người lính già, khai quốc công thân, đại tá Lê Trọng Nghĩa.

        Tôi có duyên gặp mặt ông trước khi mất, và được ông trao cho quyển sách này kèm theo lời dặn dò, đại ý: Tôi giao quyến sách này cho anh, anh sử dụng nó ra sao là quyền của anh, anh có thể đưa cho bạn anh. Đây là quan điểm cá nhân của tôi, dựa trên góc nhìn của tôi, tôi rất hoan nghênh nếu anh đưa ra những phản biện, phê bỉnh tôi.

        Cũng xin lưu ý lời ông dặn dò bằng cách nhân mạnh các thông tin thống kê, lưu trữ mà tôi chụp lại ngay những trang đầu rằng đây không phải là quyên sách “ngoài lề”.

        Phần 2 của hồi ký của ông, kế lại các sự kiện từ Điện Biên Phủ tới Mậu Thân 1968 có lẽ sẽ không bao giờ được ra mắt bạn đọc nữa.

        Nhân ngày cụ Lê Trọng Nghĩa vê với thế giới người hiền, về với thủ trưởng Võ Nguyên Giáp của ông.

Hà Nội ngày 30 tháng 3 năm 2013       
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tám, 2016, 09:58:48 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2016, 10:22:18 am »

        Phần "TỰ BẠCH" này ông Lê Trọng Nghĩa cho đánh máy, in rồi chính ông chỉnh sửa lại. Tuy vậy rất nhiều chỗ không rõ ý của ông nên người số hóa đành phải đưa bản chụp để người đọc tự xem xét. Thành thật xin lỗi bạn đọc.








« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tám, 2016, 10:32:23 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2016, 10:31:50 am »

       




Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2016, 10:36:14 am »

 
LỜI NÓI ĐẦU

        Đây là hồi ức của một thanh niên Hà Nội vinh dự được tham gia vào cuộc Tổng khởi nghĩa “cướp phủ Khâm sai Bắc Kỳ”1, ngày 19/8, nay tường thuật lại cuộc khởi nghĩa nổi tiếng đó của nguời dân Hà thành trong Cách mạng tháng Tám - 1945.

        Cuộc nổi dậy 19/8 của nhân dân Hà Nội - thủ phủ của Bắc Bộ do Việt Minh phát động, lãnh đạo để tự giải phóng lấy mình là một sự kiện đặc biệt chưa từng có trong suốt chiều lịch sử dựng nước và xây dựng thủ đô của dân tộc.

        Các lễ hội tưng bừng, hoành tráng khắp nước để kỷ niệm, tôn vinh các cuộc “định đô”, “dời đô” “giải phóng thủ đô” lịch sử... lại càng thắp sáng lên những kỷ niệm xúc động, sâu sắc về kỳ tích “Hà Nội tự giải phóng”.

        Qua các bài tường thuật, tôi cũng muốn chuyển đến người đọc một vài cảm nhận sâu sắc nhất của tôi càng ngày càng được khẳng định đậm, rõ nét...
 
        1.   Khi nói về cuộc khởi nghĩa thành công ngày 19/8 các ủy ban nhân dân cách mạng Bắc Bộ và Hà Nội công khai ra đời là khẳng định “Hà Nội đã tự giải phóng” và trở thành mảnh đất tự do độc lập đầu tiên trong cả nước do Việt Minh quản lý và là đối tác của Bộ Tổng tư lệnh Nhật ở Bắc Bộ.

        2.     Khi chính quyền bù nhìn Bảo Đại vẫn đang nắm giữ Sài Gòn, miền Nam và Kinh đô Huế; quân đội Đồng minh, với những mưu đồ đen tối nhằm chiếm Việt Nam và Đông Dương đã lên đường tiến sát biên giới phía bắc và ngoài khơi biển Đông. “Hà Nội tự do, độc lập” ra đời đã mở ra một cục diện đấu tranh mới, và đó lại là một sự kiện đặc biệt, xuất hiện ngoài dự kiến của lãnh đạo, trong khi Trung ương còn đang tập trung hoạt động ở Thái Nguyên... Tạo được những điều kiện cơ bản, chủ yếu để Bác và Bộ Chính trị rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội vùng đất tự do đầu tiên và kịp thời đưa ra những quyết định thần kỳ:

        - Thúc đẩy nhân dân Sài Gòn, miền Nam và miền Trung (trên phần còn lại của đất nước mà phong trào Việt Minh không mạnh như tại Việt Bắc và còn hơn 4 vạn quân Nhật chiếm đóng) làm một bước nhảy vọt, tự mình anh dũng và tài giỏi đứng lên nắm lấy chính quyền làm chủ địa phương mình và chuyển theo Việt Minh Hà Nội, từ 23/8 đến 30/8.

        - Nhờ đó Trung ương đã nhanh chóng đưa cuộc tổng khởi nghĩa khắp cả nước giành thắng lợi vĩ đại cuối cùng, lập nên nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2/9 lịch sử và cũng là ngày các nước Đồng minh và Nhật ký hiệp định kết thúc cuộc Đại chiến thế giới khốc liệt lần 2; nhưng lúc đó quân Đồng minh chưa tới được đất Việt Nam khi ấy dã chính chức có chủ.

        Khởi nghĩa 19/8 thành công là một kỳ tích đặc sắc, độc đáo chưa từng có trong lịch sứ. Nó thể hiện và khắng định rõ sự bùng lên của khối quần chúng nhân dân Hà Nội, tiêu biểu là lớp thanh niên là một nhân tố có tính quyết định sự thành công của Cách mạng tháng 8 do Bác, Đảng, Mặt trận Việt Minh vun xới và lãnh đạo.

        Ủy ban nhân dân Cách mạng Bắc Bộ ra đời tối 19/8 là tiền đề cho sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2/9.

       Nói về vấn đề “giành chính quyền” của Hà Nội thực chất đó là phương thức đấu tranh với mục tiêu “giành lấy chủ quyền dân tộc trong tay chính quyền bù nhìn khâm sai đang dao động lung lay và tránh xung đột ngay với quân đội Nhật”.

        Ở đây có khía cạnh khác và sáng tạo so với đường lối chỉ đạo phổ biến lúc đó là dùng vũ trang khởi nghĩa, du kích chiến tranh nhằm đánh Nhật là chủ yếu. Phương thức “giành chính quyền” mà nhân dân Hà Nội thể hiện là một biện pháp then chốt và có hiệu quả nhất đảm bảo cho cuộc nổi dậy ngày 19/8 thành công nhanh chóng và rất tốt đẹp, không có chống đối và đổ máu.

        Và nó đã được coi như là một hình mẫu đấu tranh thích đáng nhất, để lại dấu ấn đặc sắc trong cuộc Cách mạng tháng Tám, là nhằm giành lấy chủ quyển dân tộc, quyền dân chủ của nhân dân là điều căn bản đảm bảo cho việc giành độc lập và vấn đề dân quyền, dân chú đã luôn gắn liển với vấn đề độc lập. Cách mạng giải phóng ở Việt Nam lúc đó đã dựng lên dược một nhà nước tự do (có chú quyền dân chú) và độc lập

        Đó cũng chính là sức mạnh và đặc điểm sáng ngời nổi bật trong cuộc giải phóng vĩ đại của dân tộc Việt Nam, vốn là một đất nước phụ thuộc và bị chia cắt lâu dài, còn nghèo nàn và lạc hậu...

        Mô tả người Hà Nội thời kỳ sôi nổi cách mạng mùa thu để nêu lên đức tính nổi trội của họ: yêu đời, yêu nước thương đồng bào, và mặc dù còn nhiều non kém, họ đã có dũng khí dám nói, dám làm và dám chịu trách nhiệm... Là cộng sản Việt Minh, đảng viên Dân chù, Thanh niên cứu quốc hay chỉ là một người dân thường, họ đều mang một nét đặc trưng trong cốt cách của một người Hà Nội, rất nhạy bén, tích cực xung phong trong cuộc “giành chính quyền” nổi tiếng.

        Tôi cũng đã có ý viết hồi ký về đời mình từ những năm 90, nhưng còn dở dang vì gặp không ít hạn chế và ràng buộc chủ quan, khách quan...

        Chắc chắn tập Hổi ký này còn nhiều thiếu sót, bất cập nhưng tôi cố gắng tái hiện một phần ký ức của thời kỳ sôi động Cách mạng tháng 8/1945, như một dịp để tri ân và tỏ lòng tôn kính đối với Thủ đô Hà Nội và nhân dân Hà Nội thân thương - Nơi lắng hồn núi sông ngàn năm, sau một thời gian dài đen tối đã anh dũng vùng lên làm nên “một Hà Nội tự do độc lập , tự khẳng định mình; gánh trên vai nhiệm vụ lịch sử dẫn đường mở lối đưa cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám vĩ đại của dân tộc ta đến toàn thắng.

        Xin chân thành cám ơn các bạn gần xa đã luôn nhắc nhở. Và đặc biệt cảm ơn sự giúp đỡ to lớn về nhiều mặt cúa Ban Tuyên giáo Thành ủy. UBND thành phố Hà Nội và Nhà xuất bản Hà Nội để cuốn Hồi ký được ra mắt bạn đọc.

Hà Nội, kỷ niệm mùa thu Cách mạng, 2011        
Lê Trọng Nghĩa                          


------------------
1. Sau cuộc đảo chính ngày 9/3 của Nhật, Chính phủ Bảo Đại/Trần Trọng Kim được thành lập ở Huế, đã cử khâm sai Phan Kế Toại nhậm chức ở Hà Nội và từ 5/4 tòa Thống sứ Bắc Kỳ (thời Pháp thuộc) đổi thành "Phủ Khâm sai", tòa Đốc lý Hà Nội thành "Thị chính Hà Nội"
        Từ "Dinh Khâm sai" thường được dùng để chỉ nơi "Quan Khâm sai" đóng
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Tám, 2016, 06:20:23 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2016, 10:39:36 am »

 
PHẦN MỘT

HÀ NỘI TỰ DO ĐỘC LẬP

CHUYỆN VỂ ĐỒNG CHÍ TRẦN ĐĂNG NINH

        Nhân dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Tám, trong cuộc gặp mặt các tù chính trị, cũng như qua cuốn sách viết về nhà tù Hỏa Lò, tên đồng chí Trần Đăng Ninh được nhắc nhiều với một tình cảm đầy mến phục.

        Tôi nhớ lại một số chuyện về “người cộng sản kiên cường ấy - như chúng tôi thường gọi những lúc được gần anh trước đây, người Cộng sản đã để lại những dấu ấn đầu tiên sâu sắc nhất đời tôi.

        Vào đầu 1942, khi tôi còn đang bị giam ở khám lớn (vio-lon) Sở mật thám Hà Nội, một buổi bỗng cả nhà giam náo động. Tên Chánh mật thám Lanèque, tên hung thần Lutg lớn tiếng loan tin chúng đã bắt được và đưa về đây “Đáng to đầu”, “tên cộng sản đầu sỏ nguy hiểm” đã “chỉ huy nổi loạn Bắc Sơn” với “hùm xám Chu Văn Tấn”. Chúng tôi bàng hoàng... Được biết chúng đã tra tấn anh rất dã man nhưng cũng tỏ thái độ thực sư nể phục sự kiên gan sắt đá của anh và có ý muốn mua chuộc Chúng hí hửng ra mặt, công khai nói rằng đã phá vỡ được Thành ủy (Hà Nội) bắt các xứ ủy viên... nhất định phen này sẽ tóm hết được Trung ương, và ngay cả Đặng Xuân Khu (tức anh Trường Chinh), Hạ Bá Cang (tức anh Hoàng Quốc Việt) cũng không thể thoát. Nhưng sau mấy trận truy lùng rầm rộ bọn mật thám đã tiu nghỉu, chịu thất bại và với anh Ninh lại là những trận đòn thù
tiếp theo vô cùng tàn khốc dã man... Chúng tôi ngó nhìn anh qua lỗ cửa xà lim mà lòng xót xa. Từ phòng tra tấn về quần áo tả tơi, bết máu, mặt thâm xạm như càng bạnh to ra, với vẻ cương ngạnh, khi qua xà lim giam tôi cạnh nhà xí, mắt vẫn nhìn thẳng, anh nói khẽ mà như phóng vào phòng tôi:

        - Hãy cố chịu đấy nhé!

        Hình ảnh anh, lời khích lệ của anh đã làm tôi như bừng tinh và sáng lên trong lòng một niềm tin mạnh mẽ. Chả là đám học sinh chúng tôi, giữa cuộc thử thách khốc liệt gay go lúc đó đang; có tâm trạng hoang mang lo lắng trước những tổn thất, tan vỡ từ trên xuống dưới của tổ chức và phong trào.

        Tấm gương đấu tranh kiên cường, bất khuất của anh làm bừng lên trong tôi tính cách nổi trội của một công nhân áo xanh đích thực, không những so với lớp tiểu tư sản mà cả với đám đông thợ thủ công, nông dân, trí thức, nhân sĩ, các lãnh tụ chính trị, Quốc dân Đảng, Đại Việt, Phục quốc đang ngả nghiêng, rã rời, suy sụp. Tôi đã tự nhủ thầm: công nhân là như thế đấy, thực dáng cảm phục.

        Anh Ninh đã bị án tù chung thân, vào Hỏa Lò, lên Sơn La, vượt ngục rồi đến 1944 lại bị bắt về giam cùng chúng tôi ở Hà Nội.

        Trong nhà tù, mọi người đều thừa nhận vai trò lãnh đạo và đoàn kết đấu tranh của anh cùng với các đảng viên cộng san kiên cường khác: Trần Tử Bình, Lê Tất Đắc v.v... chúng tôi học tập được nhiều ở anh qua các cuộc đấu tranh khá căng thẳng giữa anh và các đồng chí đồng cấp như anh Đào Duy Kỳ về vấn đề Đảng... và những cuộc tranh luận chính trị với những lãnh tụ Đệ tứ (tờ-rốt-kit), với các lãnh tụ Đại Việt, Phục quốc khác diễn ra khõng kém phẩn gay gắt. Tuy vậy, cái đặc sắc ở đây là trong những phút đấu tranh mạnh mẽ, thẳng thắn anh vẫn kiên trì giữ cho được đoàn kết. Không bè phái, anh nhắc nhở chúng tôi thực hiện cho được việc đoàn kết với tất cả tù nhân: số vuông (cộng sản), số chéo (quốc gia: Đại Việt, Quốc dân Đảng, Phục quốc) và cũng không được quên lôi kéo anh em số đỏ (thường phạm khổ sai) để đấu tranh cho việc cải thiện đời sống chung ở nhà tù... Không những thế, trong trường học nhà tù nổi tiếng này, bên cạnh những bài giảng về triết học, chính trị, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội... của các anh Đào Duy Kỳ, Kỳ Vân (Sao Đỏ), những bài nói chuyện, những kinh nghiệm sống, thực tế của chính bản thân anh Ninh quả thực là vô giá. Nhờ đó mà anh em trong các tổ trung kiên chúng tôi (tổ chức nòng cốt cách mạng trong Hỏa Lò) và cả các chị em tù như chị Viếng (tức Trương Thị Mỹ), đã hiểu sâu, nắm chắc và vô cùng hào hứng biết thế nào là chuyển hướng chiến lược mới của Đảng về Mặt trận Việt Minh, sự quan trọng và tính chất quyết định của chính sách Đại đoàn kết dân tộc, những kinh nghiệm xương máu về vũ trang khởi nghĩa Bắc Sơn và công tác vận động cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa. Thắng lợi Cách mạng tháng Tám đã chứng minh cho những bài học quý giá của đồng chí bí thư Xứ ủy và của người cán bộ dày dạn đấu tranh đã được Đảng giao giữ vững căn cứ Bắc Sơn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2016, 10:41:32 am »


        Tháng 3/1945. Tinh hình sôi sục, theo hướng dẫn của “những người cộng sản kiên cường”, anh em tù nhân hăm hở bàn bạc tìm cách nhanh chóng trốn ra ngoài hoạt động, noi
theo các gương dũng cảm vượt ngục còn nóng hối của các anh Trần Đăng Ninh, Văn Tiến Dũng...

        Rồi đêm 11/3, toán tù đầu tiên gồm anh Ninh cùng một số người trong, tố trung kiên đã trèo lên mái trại “lô cốt" vượt tường cao ra phố, còn toán tiếp theo đã phải chuyển sang tìm “đường cống” và vượt được ra ngoài sau khi đã bị chặn lại mất hơn một đêm.

        Nhớ lại ngày hôm trước, theo chỉ thị của anh Ninh, tôi đi bàn với anh em tù thường phạm cùng tổ chức vượt tường, nhưng buổi sau, khi lên được mái nhà, một số tù thường phạm lại tranh giành và gây lộn nhau ầm ĩ, lính gác đã nổ súng bổ ra vây chặn. Anh Ninh đáng lẽ phải đi ngay từ đầu (vì là cán bộ chủ chốt) nhưng lúc đó vẫn thấy còn nằm nép lại bên nóc nhà. Tôi hoảng quá, men lại gần. “Làm ăn kiểu gì thế này? Thôi vọt lên đi, chờ gì nữa!” tiếng anh quát khẽ. Tôi như bị điện giật, xông phăng lên, cũng lôi kéo giằng co như ai và nắm được đầu thang, tay sượt mảnh chai, tuột ngay xuống chân tường ngoài phố. Sau đó tôi mới biết anh Ninh cùng các anh Lợi, Chính... cũng đã kịp ra được và đã lẩn vào đêm tối của Hà Nội.

        Ngay trong tháng 4, anh Ninh đã được Thường vụ Trung ương cử tham gia Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ lịch sử tiếp đó anh được cử vào ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc cùng với anh Võ Nguyên Giáp trong Bộ Chỉ huy Giải phóng quân Nam tiến đánh vào Thái Nguyên (20/8). Các đồng chí trong tổ trung kiên từ Hỏa Lò ra, tôi thì được Xứ ủy chỉ định tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ngày 19/8 ở thủ đô Hà Nội. Các đồng chí khác người vào cơ quan Trung ương, người về các địa phương đều có những đóng góp xứng đáng... cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám. Những quan điểm lý luận và kinh nghiệm đấu tranh vô cùng quý báu tiếp thu được từ sự chỉ bảo và hành động gương mẫu của anh Ninh cũng như anh Trần Tử Bình, trong nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội là hành trang vô giá của tôi trên con đường chiến đấu cho Cách mạng tháng Tám vĩ đại.

        Cho đến 1948, tôi lại có dịp biết rõ một lần nữa về anh khi tôi làm Chánh văn phòng Bộ Quốc phòng, Tổng chỉ huy lúc đó đóng ở căn cứ Việt Bắc.

        Lúc ấy, quân dân trong căn cứ đang hân hoan vui mừng chiến thắng vì mới đánh bại được cuộc tiến công chiến lược thu đông 1947 của địch nhằm đánh phá cơ quan đầu não cuộc kháng chiến của ta thì lại xảy ra vụ án gián điệp H.Xăngvanhđơ (H122). Vụ án tai tiếng đã gây rung động, hoang mang trong các cơ quan lãnh đạo quân đội ở căn cứ. Hàng trăm cán bộ chiến sĩ và dân - trong đó có cán bộ chủ chốt Bộ Tổng tham mưu, cán bộ quân khu Việt Bắc, Trung đoàn chủ lực Bắc Bắc đã bị bắt, bị dùng cực hình để lấy cung. Khi được biết sự việc này, nhận định là có địch lũng loạn, Trung ương và Bác đã giao ngay đồng chí Trần Đăng Ninh - Thanh tra Chính phủ, gấp rút kiểm tra xem xét... Với những kết quả điều tra trực tiếp sâu sát và thực tế của đồng chí Trần Đăng Ninh, vụ án oan đã được giải quyết, những quyết định sửa sai đã được thực hiện một cách gọn ghẽ đúng đắn, ổn định và tin tưởng trở lại

        40 năm sau, trong cuộc gặp mặt cán bộ quân đội cũ có dịp gặp lại một số nạn nhân đã may mắn được giải oan nhắc lại những ngày kinh hoàng đó ở Việt Bắc, mọi người rất xúc động trân trọng nhắc đến “phúc đức” của đồng chí Trần Đăng Ninh, tiếc thương “một Bao Công” của thời đại Hồ Chí Minh.

        Và chúng tôi cũng không quên ca ngợi anh là người đã có công lớn trong sự nghiệp xây dựng quân đội nhân dân, xây dựng Đảng, khi anh lãnh nhiệm vụ nặng nề trong Tổng Quân ủy làm Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần từ những năm khó khãn nhất của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Tháng 12/1995         
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2016, 08:13:22 am »


NHỮNG CUỘC ĐẤU TRANH VÀ TlỂP XÚC GIỮA VIỆT MINH VỚI CHÍNH PHỦ TRẦN TRỌNG KIM Ở HÀ NỘI1

        I. CHUẨN BỊ KHỚI NGHĨA VÀ GẶP GỠ VỚI KHÂM SÁI PHAN KẾ TOẠI, THỦ TƯỚNG TRẦN TRỌNG KIM

        1. Sau khi vượt Hỏa Lò ra, đến tháng 5/1945, giữa lúc các đoàn thể Việt Minh ở Hà Nội sôi nổi bước vào chuẩn bị khởi nghĩa, tôi và anh Chính được Đảng điều sang giúp Đảng Dân chủ Việt Nam (còn gọi là Dân chủ Đảng - trong Việt Minh). Cùng với đồng chí Vũ Quý, ba chúng tôi họp thành Đảng Đoàn bên cạnh Trung ương Đảng Dân chủ.

        Khi đó anh Dương Đức Hiền, Tổng Thư ký mắc đi công tác ở Việt Bắc. Anh Vũ Quý (tức Kiến), người đã giúp gây dựng Đảng Dân chủ ngay từ những buổi đầu, lại được cấp tốc chuyển sang công tác khác rồi bị mất liên lạc luôn trong một vụ việc nghi là dính líu đến "A,B"2. Anh Chính cũng rời Hà Nội, cùng với một số trí thức, kỹ sư, bác sĩ... lên chiến khu họp Quốc dân Đại hội Tân Trào.

        Tôi nhớ mãi trong một buối họp, trên một căn gác ở phố Rolland (phố Hai Bà Trưng hiện nay), đổng chí Lê Đức Thọ3 thay mặt Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh giao cho tỏi phụ trách Đảng Đoàn và lãnh đạo khối Dân chủ Đảng ở Hà Nội và các thành phố của Bắc Kỳ (Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Phú Thọ, Vĩnh Yên...).

        Nhưng rồi anh Thọ cũng rời địa bàn lên Việt Bắc dự hội nghị. Tôi được giới thiệu bắt liên lạc và phối thuộc vào sự lãnh đạo của Thường vụ Xứ ủy - đồng chí Nguyễn Khang. Lúc này chưa lập Kỳ bộ Việt Minh.

        Được Đảng Cộng sản tận tình giúp đỡ, Đảng Dân chủ là một thành viên của Mặt trận Việt Minh khi ấy đang trong thời kỳ phát triển mạnh.

        Qua việc nắm được Tổng hội sinh viên (thời anh Dương Đức Hiền, Nguyễn Dương Hồng là hội trưởng và phó hội trưởng) và thu hút một số nhân vật nổi tiếng trong nhóm Thanh Nghị (số nhân sĩ trí thức tập hợp quanh tờ báo “Thanh Nghị”), Đảng Dân chủ đã tổ chức được nhiều cơ sở là viên chức trung cao cấp ở các công sở quan trọng, một số đông sinh viên ở các trường Luật, Y, Canh nông... và nhiều người làm “nghề tự do” (nhà giáo, thầy thuốc, viết báo). Lúc ấy, cũng đã lập được Thành ủy Đảng Dân chủ Hà Nội do tôi làm Bí thư với một Ban Tuyên truyền xung phong năng nổ tháo vát cùng các tổ tự vệ và đội Danh dự trừ gian...

        Báo Dộc lập cùa Đảng Dân chủ được in ấn ngay ở ngoại thành với các bài của anh Nguyễn Đình Thi, Văn Cao vừa sáng tác vừa là người in đá (li-tô)... các báo Cứu quốc, Hồn nước Độc lập... là tài liệu bí mật cùa Việt Minh được dân chúng đón chờ, tìm đọc và ca ngợi.

        Thanh thế, tổ chức của Đảng Dân chủ dưới danh nghía thành viên Mặt trận Việt Minh phát triển và “bốc” cao nhất là trong giới tiểu tư sản tri thức, nhân sĩ nội ngoại thành Hà Nội. Với nhiều sinh viên, trí thức, Đảng Dân chủ là Việt Minh, Việt Minh là Đảng Dân chủ, mà cũng là Cứu quốc...

        Tôi thật phấn khởi khi nhận nhiệm vụ mới nhưng cũng lo, thoáng cảm thấy như đơn độc hoạt động ở trung tâm thành phố, xa lãnh đạo. Các đồng chí Xứ ủy và Thành ủy lúc đó đóng tại A.T.K (an toàn khu) ở phía nam, phía bắc ngoại thành và ở vùng nông thôn Hà Đông nên liên lạc không nhanh chóng dễ dàng.

        Tôi đã chọn ngôi nhà số 101 Gambetta (nay là phố Trần Hưng Đạo)4 ở trung tâm thành phố làm cơ quan bí mật thường xuyên hoạt động. Trạm giao thông cũng gần đó, ở 75 Hàng Bông Thợ Nhuộm5  ).

        Nhà 101, một biệt thự lớn, không những là vỏ bọc tốt mà thú vị là chỉ ở xế cạnh, cách độ hơn trăm mét, căn nhà nhỏ của bác sĩ Trần Văn Lai mới được Chính phủ Huế và Nhật đồng ý bổ nhiệm là Thị trưởng Hà Nội, ở lại Cité Tân Hưng (ngõ Tức Mạc bây giờ) cùng một dãy với trụ sở Hội Tam Điểm (Franc MaCon, một hội kín của giới tư sản).

        Ở đây ngày đêm tôi như được tắm mình và nuôi dưỡng trong cái sôi sục lãng mạn, đầy nhiệt huyết, sáng tạo bất ngờ của quần chúng nhân dân Thủ đô đang lúc cao trào rừng rực dâng lên. Nhờ đó tôi có được nhiều thuận lợi đặc biệt cho công tác Mặt trận và rất thích hợp với tình hình đang biến động nhanh chóng, không thể lường trước được trong lúc ấy.

        Không khí cách mạng và chuẩn bị khởi nghĩa từ miền núi, ven đô đã dội mạnh và lan nhanh vào một Hà Nội còn ngổn ngang phờ phạc, đói rách của những ngày bão lụt với đầy tai ương của một cuộc chiến tranh xa lạ, sắp tàn. Cờ đỏ sao vàng, truyền đơn biểu ngữ của Việt Minh xuất hiện một cách táo bạo ngày càng nhiều cùng với các cuộc mít tinh, diễn thuyết xung phong, phá kho thóc, chống Nhật và bù nhìn, Đại Việt Quốc dân Đảng như ở Bách Thảo,... đang khuấy động cả thành phố. Công tác trừ gian một cách đích đáng và có hiệu quả được quần chúng ca tụng truyền đi như những câu chuyện huyền thoại mà mọi người mong đợi và sẵn sàng ủng hộ, che chở; người dân đã tìm nhiều cách để ủng hộ các chiến sĩ du kích ở tận chiến khu...

        Một sáng tháng bảy, đúng hẹn trên đường Cổ Ngư (đường Thanh niên bên hồ Tây hiện nay), tôi đã đón được anh Vũ Đình Hòe để kịp đưa đi dự Quốc dân Đại hội sắp họp ở Tân Trào. Anh cảm động và hổi hộp tranh thủ kể về cuộc họp đầy xúc động của các nhân vật chủ chốt trong nhóm (báo) Thanh Nghị. Có vị đang còn là công chức cao cấp cũng lặn lội từ miền Trung ra để rồi quyết định “chia tay đôi ngả”, nhưng theo anh thì ai nấy vẫn còn “lưu luyến một lòng”. Các anh Vũ Đình Hòe, Đỗ Đức Dục lúc này đã dứt khoát ra chiến khu với Việt Minh. Một số các vị trí thức lớn đàn anh khác như luật sư Phan Anh, thạc sĩ Hoàng Xuân Hãn... người nghỉ, người lên đường trở về với Chính phủ Huế, lòng ngổn ngang trăn trở.

-------------
1. Đã trích đăng trong Tạp chí Xưa và nay: "Các cuộc tiếp xúc giữa Việt Minh và Chính phủ Trần trọng Kim", số 5, 6 tháng 8, 9/1994, có sửa và bổ sung thêm

2. Tên tổ chức chống Cộng của mật thám Đông Dương thời Pháp thuộc A.B: Antibolchévic (Ăng ti Bôn sê vích)

3. Đồng chí Lê Đức Thọ lúc đó là phái viên Trung ương Đảng với danh nghĩa của Tổng bộ Việt Minh đã lãnh đạo Đảng Đoàn bên cạnh Trung ương Đảng Dân chủ

4. Nhà 101 của gia đình ông Nguyễn Bá Chính, công chức cao cấp thân thuộc Tổng đốc Hoàng Trọng Phu, qua con em Nguyên Bá Lương (Đảng Dân chủ), Lê Quân (Thanh niên cứu quốc Hoàng Diệu), Quang Liên (Đội Danh dự) đã dành cho Việt Minh sử dụng
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2016, 08:20:29 am »


        Điều anh kể khẳng định nhóm Thanh Nghị đã bị phân liệt. Vốn là một nhóm trí thức, nhân sĩ có tiếng tăm, được nhiều người mến phục ở Hà Nội cũng như tại miền Bắc và Trung; nhóm nổi lên sau thời kỳ Nhật, Pháp khủng bố những năm 1942 - 1943 thể hiện xu hướng yêu nước, dân chủ, tiến bộ, hoạt động trong khuôn khổ công khai hợp pháp, nay tự giải thể, một số lớn đã chuyển theo Mặt trận Việt Minh, làm cách mạng giải phóng. Điều đó có ý nghĩa khá quan trọng.

        Nhưng qua sự kiện trên, tôi cũng thấy được Chính phủ đương thời của nhà học giả Trần Trọng Kim, tuy bị khủng hoảng nghiêm trọng, nhưng được người Nhật hậu thuẫn nên vẫn còn có sức thu hút, cũng tập hợp lực lượng thành lập một chính phủ mới thân Nhật.

        Tôi lại có một cuộc gặp chớp nhoáng ở Hàng Gai với ông Hồ Hữu Tường, một nhân vật “Trốt kít” (còn được gọi là những người “Đệ tứ quốc tế cộng sản”) lúc đó ở Hà Nội. Ông tỏ ra sốt sắng chủ động tìm đến với Việt Minh, đề xuất việc “các đổng chí của ỏng” lúc này có ý muốn tham gia Việt Minh và xin được vào ngay Tổng bộ để đưa ra một chú trương mới nhằm gạt Chính phủ họ Trần1.

        Tôi tỏ ý hoan nghênh nhưng nói ông phái chờ đế cấp Trung ương quyết định và trả lời. Trao đổi riêng với nhau, chúng tôi cho rằng không thể đặt vấn đề liên minh với nhóm của ông Hồ Hữu Tường, vì những người Trốt kít ở Hà Nội không nhiều, không thành một tổ chức lớn như ở Nam Bộ. Vả chăng cũng còn tồn tại một số tai tiếng đối với những người "Đệ tứ"5 nên Mặt trận Việt Minh lúc đó chỉ sẵn sàng thu nạp từng cá nhân vào đoàn thể của Mặt trận.

        Nhưng qua cuộc gặp, tôi đã nhận thêm được một tín hiệu đáng phấn khởi và rất thôi thúc. Những người gọi là “Đệ tứ” hay “Trốt kít” ở đây, trước vẫn phê phán chương trình Việt Minh, nay đã có thái độ và hành động công khai muốn tham gia Mặt trận Việt Minh, tẩy chay và chống chính phủ, chính quyền Khâm sai. Điều đó có nghĩa là thanh thế của Việt Minh thực sự đã lên tới đỉnh cao và chính phủ ngày càng bị cô lập.

        Người Nhật lúc này tranh thủ cho xúc tiến nhanh chuyển giao hành chính: Tòa Thị chính, các sở Bảo an, Cảnh sát Bưu điện, Tòa án, Thông tin báo chí... cho chính quyền Khâm sai.

        Qua một số sinh viên Đảng Dân chủ2  chúng tôi đã bắt mối với anh Lê Văn Lãng, một cứ nhân trẻ, dân Nam Bộ, để người Nhật và Khâm sai giao cho làm giám đốc lực lượng cảnh sát Hà Nội. Như thế là trong những ngày chuẩn bị khởi nghĩa, Việt Minh đã nắm và chi phối được một trong hai công cụ đàn áp của chính quyền mới được xây dựng (lực lượng Bảo an và lực lượng Cảnh sát).

        Tôi lại bắt liên lạc với anh Nguyễn Văn Lưu3 được giao làm Chánh án và anh đã chấp nhận sau khi được sự đồng ý bi mật của Việt Minh.

        Đó là những nội tuyến cao cấp ở ngay trong chính quyền Khâm sai có khả năng phát huy tác dụng lớn trong một cuộc khởi nghĩa hay đảo chính, binh biến mà Xứ ủy nhắc phải trân trọng bảo vệ (nhất là trong lúc công tác trừ gian đã thành phong trào) và tìm cách sử dụng hiệu quả. Điều đó gợi cho chúng tôi thấy được những khả năng to lớn phá sập chính quyền Khâm sai từ bên trong như thế nào và bộ máy chính quyền “bù nhìn” đó thực sự đã rệu rã và vá víu đến đâu.

        2. Ở Hà Nội vẫn có tin dai dẳng, ông Phan Kế Toại, Khâm sai Bắc Bộ mới lên, nhưng cũng nhiều lần xin từ chức và đã được giữ lại. Ông lại ngỏ ý muốn được tiếp xúc với một Việt Minh đích thực. Sau khi thấm tra qua nhiều cơ sở tin cậy, chắc chắn (người thân trong gia đình, thư ký tin cẩn của ông trong tư dinh) tôi với bí danh là giáo sư Lê Ngọc, đã đổng ý một cuộc gặp gỡ bí mật đầu tiên với ông Phan Kế Toại, ngay tại dinh Khâm sai vào một buổi sáng, trong giờ làm việc. Cũng chỉ là một cuộc tiếp xúc thăm dò, tìm hiểu trong một bối cảnh phức tạp đang biến động mạnh, đầy rẫy mưu mô cạm bẫy và âm mưu từ rất nhiều phía. Trong cuộc đối thoại giữa già và trẻ, trên những cương vị khác nhau và đối lập về chính trị, tôi trân trọng trình bày chủ trương và hoạt động chống Nhật giải phóng đất nước của Mặt trận Việt Minh, cố ý nhắc đến khả năng sát sườn về Hoa quân nhập Việt, tin Anh - Mỹ đã đưa quân đến cửa ngõ đất nước ta và có thể đổ bộ... phong trào chiến tranh du kích đang lan rộng ở miền núi...

-----------------
1. Chính phủ Trần Trọng Kim mới dược thành lập mặc dù bất lực nội bộ tranh chấp phe phái, tham nhũng nổi tiếng trong những vụ đầu cơ tích trữ gạo, thuốc cứu tế, đã phải xin từ chức, nhưng lại được người Nhật mạnh tay cố nhanh chóng vực dậy và tranh thủ trao lại Nam Kỳ chuyến giao hành chính và vũ khí ở Bắc, Trung Kỳ để trương thanh thế như là một chính phù Việt Nam độc lập...

2. Anh Lê Văn Ngượn, Đảng Dân chù, sinh viên Luật cùng quê Nam Bộ dã giới thiệu anh Lãng. Sau khời nghĩa, anh Lăng là một cán bộ cao cấp của Sở Liêm phóng (sau này là Bộ Công an), Bộ Ngoại thương... nay đã nghi hưu ở Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Anh Nguyễn Văn Lưu (tức Lưu Phệ), một luật  sư trẻ, qua anh Phan Tử Nghĩa đã nhận nhiệm vụ Mặt trận Việt Minh. Sau này anh là cán bộ cao cấp Bộ Ngoại giao cùa Chính phú ta. dã nghi hưu và đã mất.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2016, 08:24:46 am »


        Ông Phan Kế Toại chăm chú nghe, hỏi, nhưng cũng tránh đi sâu vào các vấn đề cụ thể và những gì có thể đụng chạm đến chính quyền, chính phủ. vẻ quan tâm cởi mở nhưng có cân nhắc của ông tỏ ra có thiện cảm đối với nhiệt tình hãng hái của tôi một thanh niên, nhưng đồng thời cũng biểu thị một thái độ trọng thị Mặt trận Việt Minh. Ông đề xuất việc tiếp tục giữ mối quan hê, liên lạc nhưng xin hết sức kín đáo.

        Ra về, tôi mang theo một cảm giác rõ rệt: - qua cuộc gặp gỡ ông Phan Kế Toại thể hiện thực sự không chống lại Việt Minh nhưng cũng không muốn theo Việt Minh. Là người cầm đầu phủ Khâm sai Bắc Bộ, ông tỏ ra cứng rắn không theo chủ trương chống Việt Minh của quân đội Nhật. Nhưng cũng không có một lời thanh minh hay bênh vực Chính phủ Huế.

        Cục diện chiến tranh lúc này đã trở nên hết sức khấn trương phức tạp với những tin đồn dồn dập chung quanh vấn đề Hội nohị Postdam, Liên Xô tham chiến, cuộc phản công thắng lợi của Đồng minh ở biển Đông...

        Ở Hà Nội, sau vụ các chiến sĩ Việt Minh phá cuộc mít tinh ở Bách Thảo (17/6/1945), Hiến binh Nhật, mật thám có Thanh niên ái quốc làm chỉ điểm, mở một cuộc bố ráp lớn vào Trường Cán bộ hành chính khu Việt Nam học xá... nơi chúng cho là trung tâm hoạt động của Việt Minh và phong trào dân chủ, yêu nước ở nội thành...

        Nhiều sinh viên, Việt Minh cũng có, mà không Việt Minh cũng có thậm chí cả người có tiếng thân Nhật cũng có, đã bị bắt giữ, tra tấn hoặc truy lùng.

        Ban Trị sự Tổng hội Sinh viên, báo Tự trị phải ngừng hẳn hoạt động... Nhưng cuộc khủng bố bừa bãi, mù quáng trong những ngày này càng thúc đẩy cho phong trào đấu tranh chống Nhật lên cao và mở rộng. Đến lúc thanh niên nam nữ đã thấy phải dứt khoát lao vào cuộc đấu, thoát ly gia đình, về nông thôn, tìm Việt Minh, tìm đường lên chiến khu, tìm cách mạng.

        Tin về đồn Bần Yên Nhân, ngay trên đường Hà Nội - Hải Phòng bị Việt Minh đánh chiếm, mặc dù được bưng bít, đã lan nhanh vào Hà Nội. Người ta to nhỏ bàn tán: Quân du kích (Việt Minh) đã về đổng bằng.

        Tinh hình Hà Nội sục sôi thêm với các hoạt động trừ gian xuất quý nhập thần của các Đội Danh dự Việt Minh, với các cuộc tuyên truyền xung phong của Đoàn Thanh niên tuyên truyền xưng phong Thành Hoàng Diệu. Dân chúng phấn khởi nhưng chỗ này chỗ kia phảng phất xuất hiện lo âu.

        Giữa lúc ấy, ông Phan Kế Toại báo muốn giới thiệu tôi gặp Thủ tướng Trần Trọng Kim nhân dịp ông ra Bắc nắm tình hình ngoài này. Tôi được biết thêm là Thủ tướng đến Hà Nội Ià để thị sát tình hình sau vụ Việt Minh đánh đồn Bần, đồng thời điều đình với tướng Tsuchihashi, Tổng Tư lệnh quân chiêm đóng, kiêm Toàn quyền Nhật ở Đông Dương, nhằm thúc đẩy nhanh chóng thực hiện chuyển giao hành chính, vũ khí cho Phủ Khâm sai Bắc Bộ và giao lại Nam Kỳ (lúc đó vẫn do người Nhật trực tiếp quản) cho Chính phủ sớm vào đầu tháng Tám...

        Tôi đã nhận lời, nghĩ rằng có cơ hội thì cứ mạnh bạo tiếp cận để thăm dò. Có phần mạo hiểm nhưng không có dịp nào tốt hơn để có thể trực tiếp tiếp xúc với những người cầm đầu cao cấp Chính phù Huế.

        Vả chăng, vào thời điểm đó cũng có nhiều điều cần phái được làm sáng tỏ. Có tin vua Bảo Đại, qua một huynh trưởng Hướng đạo ở Hà Nội, đang thăm dò nên đánh hay không đánh Việt Minh. Chỉnh phủ đã xin được với quân đội Nhật để thả một số sinh viên mới bị bắt và nói là trong đó có cả Việt Minh1.

        Cuộc gập gỡ đã diễn ra trong phòng khách lớn dinh Khâm sai Bắc Bộ với sự có mặt của ông Phan Kế Toại

        Ngay từ phút đầu, qua thái độ và vẻ một nhọc hơi khô khan cùa ông Trần Trọng Kim, khi nghe ông Phan Kế Toại giới thiệu tôi linh cảm thấy như cuộc gặp gỡ và cá nhân tôi không được coi trọng đúng mức. Phải chăng vì mình quá trẻ, vả lại đến đây chỉ có một mình nên đã không có được những hình ảnh của nhân vật quan trọng như ý ông thủ tướng mong đợi? Hay, đúng hơn là việc tìm gặp Việt Minh và nói chuyện với Việt Minh đã không phải là một chủ đích trong cuộc hành trình ra Bắc cùa Thú tướng họ Trần?

-------------
1. Vụ các anh Phạm Thành Vinh, Nguyễn Ngọc Minh, Lê Văn Giang và nhiều người khác bị Nhật bắt giam ở nhà Đỏ (nhà Shell) của Bộ Tư lệnh Hiến binh Nhật (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ ở phố Trần Hưng Đạo)
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM