Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 12:40:27 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Hỏa Lò đến phủ Khâm Sai Bắc Bộ  (Đọc 16482 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2016, 08:05:30 pm »

     
NHÀ NGOẠI GIAO CỦA CHÍNH QUYỂN NHÂN DÂN CÁCH MẠNG

La Thủy Giang1       

        84 tuổi. Da hồng hào. Dáng quắc thước. Nói chuyện bằng cả tay chân mắt miệng, lúc bừng bừng khí thế, lúc căng thẳng đến nghẹt thở. Càng nghe, càng thấy ông đúng là có khiếu làm ngoại giao thiên bẩm, dù ông thú nhận mình đã nhận nhiệm vụ đó phần nhiều do thời thế.

        Sinh ngày 19/8

        Lê Trọng Nghĩa tên thật là Đoàn Xuân Tín. Tham gia phong trào học sinh sinh viên khi bắt đầu theo học trường Thăng Long - Hà Nội và trường Bonnal - Hải Phòng. Hơn 20 tuổi, Nghĩa đã được cử làm cán sự của thanh niên Việt Minh. Cuộc đời chàng thanh niên quê Hiệp Hòa, Yên Hưng, Quảng Yên (nay là tỉnh Quảng Ninh) từ thời điểm đó trờ đi đầy ắp sự kiên. Biến động không ngừng. Bị địch bắt giam ở Hỏa Lò - Năm 1941. Leo tường vượt ngục - 3/1945. Chính thức được công nhận là đảng viên Đảng cộng sản - 5/1945, là thành viên của Ủy ban khởi nghĩa Hà Nội 15/8/1945, cùng các đồng chí Nguyễn Khang và Trần Tử Bình. Chi huy mũi của đoàn quân khởi nghĩa đánh chiếm phú Khâm sai, bắt Khâm sai Bắc Kỳ Nguyễn Xuân Chữ - 19/8/1945. Trong thành phần của ủy ban Nhân dân Cách mạng Bắc bộ (UBNDCM) được thành lập ngay trong đêm 19/8 có Lê Trọng Nghĩa, thay cho tên gọi thầy u đã đặt và anh em đồng chí trong tù đã quen biết là Đoàn Xuân Tín.

        Khoát bàn tay một cách mạnh mẽ, hơi đổ người về phía trước, ông cười rạng rỡ: Chỉ có mấy năm mà bằng sống cả cuộc đời. Rồi tiếp: Đó chỉ mới là điểm khởi đầu của “sự nghiệp” làm ngoại giao rồi tình báo của tôi. Chợt trầm ngâm: Nhiều khi nghĩ lại thấy mình cũng liều thật; rồi bỗng dưng lại “hăng” lên: Thời điểm ấy không thể chần chừ, phải mạo hiểm chớp lấy thời cơ theo đúng tinh thần tích cực tiến công của khởi nghĩa mới mong giành thắng lợi.

        Trạng thái tình cảm thay đổi liên tục, ỏng nói nhiều về những hoạt động ngoại giao của mình từ khi tham gia UBND- CM Bắc Bộ. Khi ấy, bản thân ông không nghĩ như thế là ngoại giao, chỉ biết tổ chức đã phân công thì “xông” lên làm.

        Lê Trọng Nghĩa còn có một niềm tự hào khác đặc biệt không kém. Đó là được khai sinh lần thứ hai đúng vào ngày cách mạng thành công. Sự kiện 19/8, rồi sau đó là 2/9 đã đưa lịch sử dân tộc sang một chặng đường mới. Đã qua 60 năm nhưng với thế hệ tuổi trẻ đứng lên làm cách mạng, lập nên bao kỳ tích phi thường thời ấy thì không dễ gì nguôi quên. Cả phút giây hào hùng và khó khăn thử thách. Tính ngày mẹ sinh, Lê Trọng Nghĩa vừa tròn 24 tuổi. Các thành viên chính quyền đầu  tiên của nhân dân chiến thắng cũng chỉ ở độ tuổi ấy. Lê Trọng là để tri ân người thầy đã khai sáng cho anh tư tưởng tiến bộ. Nghĩa hàm ý nhân dân khởi nghĩa. Từ đó, bí danh này được dùng thay cho tên khai sinh, ông hãnh diện lắm. Nên chẳng mấy khi nhớ tới nỗi thua thiệt của bản thân khi danh sách những người tù Hỏa Lò vượt ngục được lập nhưng không còn ai biết tung tích Đoàn Xuân Tín.

        Chuyện đó chỉ thoảng qua trong đầu ông như một làn khói nhẹ. Sau này cũng có đôi người bảo làm đơn, nhưng ông cười: chẳng lẽ bây giờ lại đi xác minh mình vào tù à? Lịch sử là lịch sử, có thể vài điều ban đầu chưa đặt đúng vị trí nhưng dần dần sẽ trở lại với chính nó. Nghĩ thế, nên chẳng bao giờ ông để ý xem cần phải “khai” thành tích như thế nào. Lại nghĩ, công trạng này là của toàn thể nhân dân, mình chỉ là góp vào một phần bé nhỏ. Suốt thời gian cùng quần chúng tổng khởi nghĩa, ông đã thấm thía: cha mẹ cho hình hài, thầy dạy điều hay lẽ phải, Đảng mở đường cho mình đi tới, thực tiễn đấu tranh là chiếc nôi giúp mình trưởng thành. Chưa từng làm công tác ngoại giao, nhưng khi vận mệnh đất nước đã đặt lên đôi vai tuổi 20, khi Đảng đã giao nhiệm vụ thì quyết làm không lùi bước.

-------------
1. Truyền hình VTV: số 61-9/2005.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2016, 08:07:05 pm »


        Tay không 2 lần bắt địch

        Giành được vị thế độc lập đối với quân đội Nhật mà tránh được đổ máu - câu nói đó được Lê Trọng Nghĩa liên tục nhấn mạnh. Có lẽ cũng chính mục đích cao cả này đã dẫn đường để ông dám “đơn phương độc mã” vào tận hang ổ, đem mấy tấc lưỡi “đấu” với quân địch. Ông không kể lại chi tiết nhưng tiết lộ: rất căng thẳng và gay gắt.

        Khi được thành lập, UBNDCM lâm thời Bắc Bộ tuy chỉ có ba người (đồng chí Nguyễn Khang làm Chủ tịch, đồng chí Nguyễn Duy Thân phụ trách nội vụ và Lê Trọng Nghĩa đảm nhận công tác đối ngoại) còn nhiều lúng túng bỡ ngỡ nhưng vẫn quyết định giao cho Lê Trọng Nghĩa cùng cố vấn Trần Đình Long chủ động tìm gặp Tổng tư lệnh kiêm toàn quyền Nhật - tướng Tsuchihashi. “Không còn ai khác, hơn nữa, ai cũng phải một người làm việc bằng hai, ba” - ông giải thích “hiện tượng” vì sao mình lại được giao phó một nhiệm vụ quan trọng một cách bình thản. Nhưng tôi thì ngờ rằng có lẽ đồng chí Nguyễn Khang đã sớm nhận ra phẩm chất của nhà ngoại giao mềm dẻo nhưng kiên quyết ờ trong con người ông. “Cuộc gập diễn ra rất căng thẳng tại Tổng hành dinh quân đội Nhật. Cuối cùng, quân Nhật đã phải đồng ý không can thiệp vào nội bộ của người Việt, mặc nhiên thừa nhận chúng tôi là nhà chức trách đương quyền tại Bắc Bộ phủ (dinh Khâm sai cũ). Thêm một việc không đổ máu (cũng là thêm một chiến công lớn của ông - NV)” - Lê Trọng Nghĩa thở ra nhẹ nhõm.

        Sau này thì ông và các đồng chí mới biết chỉ cần chậm chân một chút là mình đã có thể bị “diệt”. Vì ngày 20/8/1945, giải phóng quân nổ súng đánh Nhật ở Thái Nguyên. Liều thế mà thắng. Thắng một cách cơ bản, có ý nghĩa quyết định cho toàn cục. “Thế ông không sợ à? Nhỡ quân địch bắt bớ hay ám sát thì sao?” - tôi hỏi. Lại một cái khoát tay mạnh mẽ: “Tôi có niềm tin vào khí thế cách mạng của ta lúc đó. Không có bộ đội đi kèm, là dân làm ngoại giao đại diện cho một chính quyền nên sung sướng vô kể. Quân Nhật công nhận, nhân dân công nhận, sĩ phu Bắc Hà nổi tiếng khó tính cũng công nhận. Còn gì hân hoan bằng hả cô?”. Rồi cười: “Mặc dù lúc đó bác sĩ Trần Duy Hưng - một trong những thủ lĩnh phong trào Hướng đạo sinh nói: “Chúng tôi đã sớm có cảm tình và đồng ý ủng hộ Việt Minh nhưng lãnh tụ anh là ai, chứ trông anh còn non trẻ thế kia thì cũng tức anh ách...”

        Thấy ông say chuyện quá, hơi thở có vẻ nặng hơn, tôi lo lo, định bụng để ông nghỉ hôm khác quay lại. Nhưng ông đã tiếp luôn: “Còn cái lần tay không bắt giặc thứ hai, tôi kể cho cô nghe”. Từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội, ngoài chuyện tham gia một vài chương trình, hội thảo kỉ niệm 60 năm cách mạng tháng Tám và quốc khánh 2/9, ông còn phải đi “thăm bệnh” nữa. Hàng tiếng đồng hồ trả lời phỏng vấn, giọng nói có mệt hơn nhưng tinh thần mỗi lúc một hãng. Hồi ức đã làm ông như trẻ lại. “Tôi mà sợ bệnh tuổi già à? Ngày trước hết giặc ngoài giặc trong tôi còn chẳng ngại...”.

        Không có gì ngăn được ông tuôn trào dòng cảm xúc. Cái lần thứ 2 Lê Trọng nghĩa “tay không bắt địch” kể cũng không kém phần nguy hiểm. Ngày 21/8/1945, ông nhận lệnh là đại diện Việt Minh Hà Nội cùng Tổng đốc Hà Đông Hồ Đắc Điềm đến tận nơi đồn trú của tên Quản Dưỡng - là chỉ huy bảo an Hà Đông vừa tổ chức nổ súng vào đoàn biểu tình, chiếm thị xã, gây thương vong nặng cho quần chúng. Kết quả là thuyết phục được hắn quy hàng, về ý nghĩa của sự việc này, Lê Trọng Nghĩa có viết trong một bài báo: “UBNDCM lâm thời Bắc Bộ đã ngăn chặn một cuộc xung đột vũ trang vừa chớm nổ, có nguy cơ lan rộng ở ngay cửa ngõ Thủ đô. Vị thế và uy tín của ủy ban càng được củng cố và nâng cao”.

        Quan trọng là thế nhưng bây giờ, tác giả của những chiến công đó chỉ khiêm nhường hóm hỉnh: đã dám mạo hiểm để làm nhiệm vụ...

        Sau ngày 2/9/1945, Lê Trọng Nghĩa chuyển sang làm công tác Mặt trận. Tham gia Quốc hội khóa 1 - Quốc hội lập hiến đầu tiên (1946). Làm Chánh Văn phòng Bộ Tổng tư lệnh quân đội quốc gia (năm 1947). Cục Trưởng Cục quân báo (1950), phụ trách công tác tình báo trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Năm 1955 được phong quân hàm đại tá. Nay nghỉ hưu tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2016, 08:09:23 pm »


60 NẢM CUỘC VƯỢT NGỤC LỊCH sử

Kháng Chiến - Kiến Quốc       

        Cách đây vừa tròn 60 năm, vào các đêm 11, 12 đến 15, 16/3/1945, hơn một trăm tù chính trị bị giam tại nhà lao Hỏa Lò (Hà Nội) đã tổ chức thành công cuộc vượt ngục tập thể lịch sử. Các chiến sĩ cách mạng đã mau chóng trở về với Đảng, bổ sung kịp thời cho lực lượng lãnh đạo ờ các địa phương trong những ngày sôi động chuẩn bị Tổng khởi nghĩa.

        Nãm 1997, chúng tôi đến thăm Đại tướng Văn Tiến Dũng, nguyên bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ. Khi nhắc đến cuộc vượt ngục thần kỳ trên, ông nhớ ngay đến hai xứ ủy viên, hai tù chính trị tham gia vượt ngục là Trần Đăng Ninh và Trần Tử Bình. Họ là những người bạn, người đồng chí thân thiết của Đại tướng từ những ngày hoạt động bí mật gian khổ. Ông còn hóm hỉnh nói: “Ông Bình và ông Ninh cùng anh em tù chính trị đã dùng phép “thăng thiên” và “độn thổ” để vượt ngục”. Theo ông, toàn thể anh em tù chính trị trở về đã có những đóng góp quý báu cho Tổng khởi nghĩa 1945, cho kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và xây dựng Tổ quốc.

        Chúng tôi còn liên lạc được với cựu tù chính trị Lê Trọng Nghĩa, người đã cùng tử tù Trần Đăng Ninh vượt ngục bằng phép “thăng thiên” vào tối 11/3/1945. Lão đồng chí sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh, năm nay tuổi đã 85 nhưng rất sôi nổi nhắc lại hổi ức ấy với cảm xúc như sự kiện mới xảy ra: “Cuộc vượt ngục tập thể đã thành công một cách thần kỳ! Nhưng để có được thành công đó, anh em chúng tôi đã phải khổ công chuẩn bị chu đáo, toàn diện suốt năm 1944... Sự kiện có tác động lớn đến ý chí của anh em tù chính trị là sự ra đi của đồng chí Hoàng Vãn Thụ. Vào sáng tháng 5/1944, khi quân thù đưa anh ra pháp trường, chúng tôi đã hô lớn: “Phản đối án tử hình! Cách mạng Việt Nam thành công muôn năm! Tinh thần Hoàng Văn Thụ bất diệt!”. Và Hoàng Văn Thụ đã dõng dạc hô đáp lại: “Việt Nam độc lập muôn năm! Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm! Chào các anh ở lại!”. Tinh thần bất khuất của anh luôn là tấm gương cho mỗi tù chính trị, luôn thúc giục sự khát khao tự do, nguyện vọng hiến dâng sức lực, trí tuệ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Cũng trong thời gian 1943 - 1944, Trung ương có chủ trương tổ chức vượt ngục cho tù chính trị. Anh em còn nhận được tin vui về cuộc vượt ngục thành công của nhóm tù chính trị Sơn La vào tháng 8/1943 (trong đó có đồng chí Nguyễn Lương Bằng) và cuộc vượt ngục từ nhà tù Bắc Ninh của đồng chí Văn Tiến Dũng vào tháng 12/1944. Những sự kiện này càng động viên anh em quyết tâm vượt ngục khi có thời cơ”.

        Theo ông Nghĩa, tù chính trị thành lập ra một tổ chức công khai lấy tên là “Ban sinh hoạt” để chăm lo đời sống cho anh em, giao dịch với giám thị nhằm bảo đảm chế độ cho tù nhân. Thực chất đây là một tổ chức đấu tranh công khai với kẻ thù. Các đổng chí Trần Đăng Ninh, Bí thư Xứ ủy cùng hai Xứ ủy viên Trần Tử Bình, Lê Tất Đắc được anh em tín nhiệm. Họ là những người đưa ra những chủ trương chỉ đạo trong nội bộ tù chính trị. Năm 1944, đồng chí Bình dược cử làm trưởng han; còn Lê Trọng Nghĩa vốn là học sinh Thăng Long, thông thạo tiếng Pháp còn được cử làm ủy viên phụ trách giao dịch với giám thị nên có điều kiện đi lại tự do hơn giữa các trại. “Ban sinh hoạt” tổ chức cho anh em học tập nâng cao trình độ lí luận, nâng cao khả năng tuyên truyền, diễn thuyết, công tác bí mật, lí luận quân sự, thảo luận về tình hình quốc tế, về Liên Xô, Trung Quốc... Đồng chí Bình trước khi bị bắt đã dự cuộc họp Xứ ủy vào ngày 13/11/1943 để triển khai nghị quyết tháng 2/1943 của Thường vụ Trung ương “Toàn bộ công tác của Đảng phải nhằm vào việc chuẩn bị Tổng khởi nghĩa để khi có cơ hội đến sẽ đưa quần chúng nhân dân ra chiến đấu”. Khi bị chuyển về Hỏa Lò, đồng chí đã phổ biến tinh thần nghị quyết này cho anh em. Mục tiêu giải phóng dân tộc thu hút suy nghĩ của mọi người. Vấn để vượt ngục vốn đã nung nấu nay càng trở nên cấp bách, ai cũng muốn về với phong trào để được góp sức vào thời cơ có một không hai này. Tại Hỏa Lò, các tù chính trị nam và nữ bị giam riêng biệt. Vì có điều kiện đi lại nên đồng chí Nghĩa thường truyền đạt ý kiến của đổng chí Trần Đăng Ninh cho đổng chí Trương Thị Mỹ, Xứ ủy viên. Bộ phận nữ tù chính trị là một tập thể kiên cường, có tổ chức, chị em cũng đã sẵn sàng.

        Và thời cơ quý báu đã đến, đó chính là bước ngoặt của tình thế. Tối 9/3/1945, quân Nhật đảo chính hất cẳng Pháp, độc chiếm Việt Nam và Đông Dương. Ngay tối đó, anh em tù chính trị đã thống nhất: “1- Kiên quyết giữ vững lập trường, khí tiết của người cộng sản, không để bọn Nhật lợi dụng. 2- Triệt để tranh thủ tình hình rối ren, khi bọn Nhật chưa vững chân, tổ chúc của địch còn lòng lẻo để khẩn trương tạo cơ hội vượt ngục”. Nửa đêm 9/3, một sĩ quan Nhật dẫn một tiểu đội lính chiến với súng ống, lưỡi lê vào nhà tù tìm bọn tay sai bị giam tại đây. Viên sĩ quan đưa ra luận điệu lừa phỉnh: “Người Nhật đã đánh bại quân Pháp, giúp Việt Nam được độc lập, ngày mai sẽ thả các anh ra”. Vừa nghe, đồng chí Nguyễn Tuân tranh thủ nói: “Các ông nói ngày mai thả chúng tôi, vậy đề nghị mở cửa các trại để chúng tôi gặp nhau, chia tay trước khi về quê!”. Hắn ta gật đầu đồng ý. Vậy là anh em tù chính trị lợi dụng điều kiện này qua lại gặp nhau, trao đổi kế hoạch vượt ngục. •

        Ngày 10/3, mọi kỷ cương hà khắc bao năm của nhà tù bỗng chốc bị đảo lộn. Các giám thị và quan chức Pháp cùng gia đình bị dồn vào trong một phòng. Giám thị người Việt không còn nghênh ngang, hung bạo. Đồng chí Trần Tử Bình nhanh chóng thống nhất trong anh em tù chính trị: Ai có điều kiện trốn vào lúc nào thì chủ động trốn, các đổng chí bị án nặng được ưu tiên đi trước. Quỹ tài chính do anh em đóng góp cũng được chia cho mọi người. Lợi dụng lộn xộn về quản lý, đồng chí Trần Đăng Ninh bị biệt giam ở xà lim tử tù cùng một số tù chính trị trà trộn sang khu giam thường phạm. Sáng 10/3, nhiều tù thường phạm đột nhập vào nhà kho lấy đi một số đồ dùng, xà beng chăn chiên: họ cũng lập một kế hoạch vượt ngục táo bạo.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2016, 08:10:05 pm »

        Ngày 11/3, đổng chí Trần Đăng Ninh cùng anh em tù chính trị tập trung bàn kế hoạch vượt ngục. Trước tình hình thực tế của trại thường phạm, đồng chí Nghĩa đã gặp Cầm Văn Dung, nguyên Tri châu Mường La, bị kết án khổ sai về tội mưu sát công sứ Sơn La Xanh Pu-lốp, trong nhiều năm là thủ lĩnh của cánh thường phạm. Cầm Văn Dung vốn là người có học, ghét Pháp, nên khi trao đổi hai bên đã nhất trí kế hoạch vượt ngục

        theo đường trèo lên mái nhà trại giam, nhảy tường thoát ra ngoài. Tại trại thường phạm, chăn chiên được xé ra, bện thành nhũng dây dài, to, chắc. Theo kế hoạch thì tù nhân sẽ leo lên mái nhà, buộc cố định một đầu dây, đầu còn lại được tung ra móc vào trụ điện trồng trên tường vây quanh nhà lao, ở nơi có cự li gần nhất giữa mái nhà và tường bao. Tù nhân sẽ leo lên mái nhà rồi đu theo dây đến được bờ tường, sau đó nhảy ra ngoài. Đi ra lần lượt, cứ một tù chính trị thì một thường phạm. Và trong đêm 11/3, các đổng chí Trần Đăng Ninh, Vũ Kỳ, Lê Trọng Nghĩa, Nguyễn Tuân, Lê Tất Đắc, Nguyễn Văn Kha, Châu Ký, Nguyễn Chương, Minh Chính... đã thoát ra ngoài từ trại thường phạm theo đường này. Nhưng do số lượng thường phạm quá đông, họ tranh nhau trèo lên mái nhà. Thấy ồn ào, quân Nhật đã nổ súng. Lối đi này bị lộ. Như vậy trong đêm 11/3, toán tù chính trị đầu tiên từ Hỏa Lò đã về với tự do, mau chóng bắt liên lạc với tổ chức.

        Còn có nhiều tình huống vượt ngục rất đặc biệt. Đổng chí Xưa, một tù chính trị sắp mãn hạn, được phép để tóc dài, có sẵn bộ quần áo tây bằng lụa màu mỡ gà, lợi dụng lúc lính Nhật đổi gác đúng vào giờ viên chức ra về, đã “thắng” bộ quần áo mới rồi thản nhiên đi ra bằng đường cổng chính. Nhóm nữ tù chính trị cũng có vài đồng chí cải trang thành người vào thăm tù rồi thoát ra ngoài.

        Ngày 12/3, không khí trong tù càng sôi sục. Toán thường phạm có xà beng thử đục tường hoặc phá nền xi-măng, đào hầm chui ra nhưng không thành. Anh em tù chính trị thì vắt óc nghĩ các phương án vượt ngục. Đổng chí Trần Tử Bình, một cán bộ cách mạng đã trải qua nhiều nhà lao đế quốc, đang thơ thẩn thì vô tình thấy một nắp cống xi-măng có gắn vòng sắt để nhấc lêu khi dọn cống. Một phương án vượt ngục táo bạo lóe lên, được đem ra bàn bạc. Một số anh em khác cùng đưa ra ý kiến “độn thổ”.

        Trưa đó, bọn Nhật đưa hai tù nhân, từ Sơn La vể đợi mãn hạn trả tự do, vào trại J (trại trẻ con). Lợi dụng lúc nhốn nháo, ba đổng chí Phan Văn, Nguyễn Huy Hòa và Trần Văn Cử từ xà lim án chém lẻn sang trại J. Khi nhìn thấy một nắp cống thì máy nhau “May ra thoát được bằng lối này!”. Phan Văn nói với Hòa và Cử: “Mình gác cho hai cậu nhỏ người chui xuống thử xem sao!". Chờ lúc vắng người, họ dùng nẹp cùm bẩy nắp cống lên. Hòa, Cử theo nhau chui xuống cống, Văn đậy nắp lại cẩn thận rổi ẩn vào trong nhà canh chừng. Thấp thỏm chờ tới nửa tiếng sau mới thấy có ám hiệu, van giúp hai người bê bết bùn cống, hơi thối nổng nặc. Một số tù chính trị và thường phạm nhìn thấy, đổ xô lại hỏi nhưng cả hai lấc đẩu chán nản: “Gay go lắm. Tắc. Chả ăn thua gì”. Chờ khi mọi người tản ra, Hòa, Cử mới nói với Văn: “Đi được rói! Mình nhìn thấy cả xe đạp chạy trên đường...”. Tín này được báo cho đồng chí Trẩn Từ Hình. Như vậy ba đổng chí Hòa, Cử, Vân là những người có công đi tiên phong tìm được lối thoát, chuẩn bị để tù chính trị “độn thổ”.

        Theo hổi ký của đổng chí Trần Tử Bình, ngay sau khi được thống báo, một kố hoạch vượt ngục chi tiết đã được vạch ra: Ngay chập tối 12/3 sẽ có 29 đổng chí vượt ngục, địa điểm tập trung là trại J. Đổng chí Bình bàn giao trách nhiệm cho người ở lại tổ chức cho anh cm di tiếp vào các ngày sau. “Ban sinh hoại" yổu cầu anh em phải tuyệt đối giữ bí mật lối thoát, sao
cho số tù chính trị sẽ thoát ra hết trong vài ngày. Cũng may vào thời điểm đó, bọn Nhật chi lo giữ cổng chính, lơ là kiểm tra, tuần tiễu bên trong nên dù công tác chuẩn bị có sôi động nhưng không hề bị lộ. Chập tối, 29 tù chính trị đã có mặt đầy đủ ở trại J. Khoảng 8 giờ, đồng chí Bình phát lệnh: “Mở nắp cống!”. Trước giây phút làm phép “độn thổ”, đồng chí còn đùa “Sống thì nhớ, chết thì giỗ giờ phút này!”. Nhóm đầu chui xuống cống gồm các đổng chí Nguyễn Huy Hòa, Trần Tử Bình, Phan Vân, Nguyễn Tuân. Sau khoảng nửa tiếng mò mẫm dưới cống, 04 đồng chí đến được nắp cống ở vườn hoa Chí Linh, sát với chân tường nhà tù, từ đây nhìn rõ tháp canh và tên lính Nhật cầm súng đi lại. Trong đêm, 04 người về đến Hà Đông và liên lạc được với Xứ ủy. Nhóm thứ hai có đồng chí Cao Đàm và Đỗ Mười, do đồng chí Trần Vãn Cử dẫn đường. Đúng kế hoạch, 29 đồng chí có trong danh sách đã thoát được ra bên ngoài.

        Toàn bộ số tù chính trị vượt ngục trong các đêm 11, 12, đến 16/3/1945 đều mau chóng bắt liên lạc được với Đảng, kịp trở về với phong trào và có những đóng góp quý báu cho những ngày chuẩn bị Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

        Tháng 8/2004, nhân kỉ niệm 59 năm Cách mạng tháng Tám, Hội khoa học Lịch sử có tổ chức buổi gặp gỡ tưởng niệm đồng chí Trần Tử Bình. Tại đây, chúng tôi được gặp các lão đồng chí Nguyên Huy Hòa, Trần Văn Cử - những người đã dũng cảm tìm ra con đường vượt ngục theo đường cống ngầm ngày ấy. Lão đồng chí Nguyễn Huy Hòa hóm hỉnh nói: “Cuộc vượt ngục đã thành công một cách thần kì nhờ “ba cái có”: anh em tù chính trị có lòng dũng cảm, có mưu trí, sáng tạo và còn có cả máu mạo hiểm”. Ngẫm lại thấy cũng phải, nếu không dám mạo hiểm có lẽ sẽ mất thời cơ! Chúng tôi được gập cả lão đồng chí Nguyễn Tuân, người được chọn vào nhóm chui cống đầu tiên, thoát ra trong đêm 12/3/1945.

        Trong hơn 100 tù chính trị vượt ngục ngày ấy, đến hôm nay còn lại gần bốn chục đồng chí, tuổi tác đã cao song vẫn khỏe mạnh, minh mẫn. Tháng 3 năm nay, họ sẽ họp mặt tại Nhà bào tàng Hỏa Lò để kỷ niệm 60 năm ngày trở về với Đàng, với dân. Xin kính chúc các cựu tù chính trị Hỏa Lò mạnh khỏe để cùng con cháu chứng kiến sự đổi thay của đất nước!

Thành phố Hổ Chí Minh, tháng 212005        

HẾT
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM