Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:26:08 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường cổng trời  (Đọc 15661 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2016, 09:56:12 pm »

       
        Những bóng đen hốt hoảng, ngoắt đầu ra biển.
       
        Đài quan sát gọi về.
       
        Một hồi còi rúc lanh lảnh.
       
        Chiếc ca- nô AD732 rồ máy. Vọt thẳng hướng Eo Chẹt. Những guộc sóng cộn lên loang loáng. Hơn trăm cặp mắt dõi theo ánh sáng đỏ buồng lái.
       
        Hơn trăm lồng ngực nén thở. Hơn hai trăm con mắt không chớp. Những guộn sóng như dát bạc nối tiếp dệt chồng lên nhau. Sáu vòng, tám vòng...
       
        Vẫn không tiếng nổ (!) Người ta bảo cái chết thường run rảy sợ hãi sức sống, nhưng cái chết lại rất nham hiểm, nó rình mò chờ đợi lặng lẽ, rồi bất thần chồm lên ghì chặt cái sống vào nơi băng giá của nó. Thằng Mỹ như thế đấy? Hôm nay ai cũng mang máng cảm thấy điểu đó, nhưng cũng chẳng ai muốn kể điều đó lên, mà chỉ nghĩ ba ngày nữa. Không! Chỉ sáu mươi tư giờ nữa thôi, cuộc sống thật, cuộc sống lứa đôi của người con trai đang băng mình trên nếp sóng kia, cùng với cô gái đang đợi ở đầu sông sẽ xuất hiện tại đây. Hôm ấy sẽ vui lắm. Ba chiếc thuyền máy sẽ kết hoa từ bến sông Son đi tới thôn Cổ Giang đón dâu về thôn Phong Nha. Tuy ở đấy cây đã trụi hết lá, nhà đã trơ cả nền, gác chuông nhà thờ Giang Hưng bên kia sông cũng sụp đổ vi bom Mỹ. Không hề chi! Anh em sẽ dựng cái cổng chào hình vòm bằng lá bống- báng xanh ngạt ngay bực sóng bước lên. Những thân cây trơ trụi, chúng sẽ được choàng những chùm hoa thắm nhiều hương sắc. Anh em sẽ đánh về đây mấy cây thông, bạch đàn xúm xuê rợp bóng. Những nếp nhà xiêu vẹo sề được dựng lại, lá gồi tươi càng thêm duyên cho khoảnh đất đen nhẻm mầu na- pan. Phòng lớn được đại đội trưởng coi là nơi nhiều ý nghĩa nhất. Liên hoan thắng lợi vượt sông; tiệc đón mừng hạnh phúc lứa đôi; kỷ niệm ngày tuyên ngôn độc lập... Đại đội trưởng trực tiếp vẽ kiểu, chỉ huy làm nhà "âu” nửa chìm nửa nổi, có đường sơ tán, có hầm chữ A. Tất nhiên mọi sinh hoạt sẽ chỉ diễn ra khi hết ánh mặt trời. Thằng Mỹ gây ra thế! Chúa cũng không được quyền... Mấy cô Tâm, Thái, Vân, Hạnh toàn là những nữ sinh đã để cả tuần tranh thủ giờ nghỉ để trang điểm cho phòng cưới, đôi chim và khẩu hiệu thì chẳng thể tùng tiệm được. Lễ cưới sẽ kết thúc bằng cuộc đua thuyền kết hợp với việc kéo phao từ bên sông Son lên giấu động Phong Nha. Nới cô hai dòng nước chéo nhau đập vách đá, xúi bọt. Cứ vào lúc mặt trời chênh chếch, thiếc móng cụt cầu vồng thoắt dựng lên kỳ ảo!

        Anh chị em đã chuẩn bị ở đấy hai trăm bó đuốc. Hai họ cùng cô dâu chú rể- những người chủ của động nhưng hôm đó mới chinh thức là khách tham quan. Thuyền bơi vào hang Nước, ghé hang Luồn, cặp bãi cát Tiên, đến thăm phòng khách Nhà Trời có nóc vòm cao ngất, những cột đá buông thõng lơ lửng. Những đầu voi xám chen nhau vươn vòi khoe cặp ngà trắng toát. Con sư tử xanh phủ phục trước hang Luồn, con đại bàng vỗ cánh định tung mình, thần Pơrômêlê bị xiềng chân trên hốc đá nóc động? Vách đá óng ánh như dát kim cương hay vàng lá. Mắt những cặp kỳ lân, sư tử, trăn thần như nạm ngọc lưu ly ánh đuốc tất, màu sáng bỗng huyền ảo như ánh trăng, mong manh như sương sớm bỗng huyền ảo tỏa nhẹ xuống trần gian. Ở nơi tận cùng của vách động kế mép nước có đôi trai gái đang khỏa mình trong sóng. Đến đây ban văn nghệ mới tấu nhạc. Rồi đại đội trưởng sẽ kể cho nghe câu chuyện thần núi với nàng tiên cá đánh con thủy quái để bảo vệ tổ ấm tình yêu… Cứ nghe giới thiệu thế anh chị em đã xốn xang chờ đón buổi tham quan kỳ thú. Nhưng..., nếu không may... Tất cả mọi nếp óc đểu dừng lại chỗ ấy... Họ sẻn từng hơi thở. ánh đỏ trong chiếc ca- nô phá bom vẫn loang loáng ẩn hiện, ngoặt qua ngoặt lại. Tiếng máy vụt rồ lên át cả tiếng sóng vỗ cằm cặp.
       
       
        Đột nhiên mọi người cảm nhận đất dưới chân mình rung rinh. Những cột nước như những thác bạc chen nhau dựng sừng sững. Tiếng nổ từng đợt liên tiếp chen lấn rền vang vách đá. Trong ánh trăng vãng vặc, muôn vàn hạt li ti tung tóc, năm sắc cầu vồng hiện lên rực rỡ.
       
        - Nổ rồi? Nổ rồi?- Tiếng thét muốn rạn vách núi.
       
        Trên mỏm Hòa Lộc, ánh đèn xanh lập lòe báo hiệu mười bảy lần bom nổ.
       
        - Giỏi quá! Hoan hô đội trưởng Huân! Quét sạch lũ quỷ rồi.
       
        - Nhưng kìa?... ánh đỏ tín hiệu đâu?!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2016, 09:56:56 pm »

       
        Mọi vật bên kia bờ thoắt mờ đi. Mặt sông phẳng lặng hẳn, sự yên tĩnh chập chờn trong lòng. Hồ tái mặt. Kinh nghiệm nghề nghiệp cho anh biết có cái gì không hay đã xảy ra trong vụ nổ dồn dập như thế. Anh vẫy đồng chí đại đội phó:
       
        - Anh thay tôi chỉ huy thông cầu. Cho Tiến đi rải lộ tiêu và đón phao ra.
       
        - Anh đi đâu??
       
        - Đi tìm Huân?- Giọng Hồ lặng hẳn. Anh bước xuống chỗ anh em lái túc trực chờ lệnh. Họ dồn cả mạt vào dáng lầm lì của đại đội trưởng, họ cũng trở nên ít nói.
       
        - Đồng chí Dếnh.
       
        - Có tôi
       
        Cấp cứu cậu ấy…- Giọng Hồ đẫm nước mắt-  Các đồng chí sân sàng... hộ tống việc ghép phao…
       
        Dếnh ngoặt mình chạy ào xuống ca- nô. Anh em ngây người nhìn cánh tay băng tráng của đại đội trưởng dập dờn lướt đi.
       
        Chiếc ca- nô của Huân bị nhồi lên dập xuống, hất khỏi Eo Chẹt. Huân không gượng nổi với những cái vật trời giáng. Đầu anh lúc nặng như đeo đá, lúc nhẹ tênh. Hai tai ù đặc, mất nhòa nhoẹt, mặt đẫm nước. Huân chợt cảm thấy chiếc ca- nô của mình vút bay lơ lửng, bồng bềnh trên sóng, trôi tuồn tuột vào hang Luồn, bỗng nó chúi đầu tụt mãi, tụt mãi xuống, tối thui…
       
        Ca- nô của Dếnh xông thẳng vào vùng bom vừa nổ. Anh lướt một vòng, hai vòng. Hồ căng mắt theo dõi từng gợn sóng. Không thấy. "Nó đâu rồi? Hay là...”. Hồ ứa nước mất. Có thể như vậy không? Hồ bảo Dếnh mở rộng vòng lượn sát hai bờ lau bụi, vẫn không thấy dấu hiệu bóng dáng chiếc AD732. "Hay nó chìm mất rồi...”. Dính muốn khóc òa, phải bậm chặt môi, đưa tay quẹt ngang mắt.
       
        - Báo cáo anh... Cho lên vịnh nước xoáy tìm... Không thấy... tui sẽ lặn tìm cậu ấy.
       
        Hồ gật mạnh. Dếnh đẩy cần số. Mặt nước bị xé toạc trâng phau. Ca- nô lao vun vút tới vịnh. Mặt sông ở đây như lệch nghiêng vào vách đá đen loáng. Dòng nước cuộn xoắn, trôi tuồn tuột tới cái hút hoắm như chiếc phễu khổng lồ. Mọi vật rơi vào đấy cứ nẩy lên bần bật rồi mất tăm. Mũi ca- nô vừa chớm guộc nước xoáy liến bị nó lém ngay lấy. Dính chỉ non tay một chút, nó sẽ lôi tuột vào "chiếc phễu”, dù thoát khỏi bị dìm sâu tận đáy cũng bị bẻ gãy bánh lái. Dếnh lựa chiều vượt nhanh khỏi guộc xoáy.
       
        - Ánh đỏ kìa? -  Hồ bật dậy.
       
        Dếnh bẻ tay lái cho ca nô tiến dần vào. Hồ rút cây sào, chống ghìm tốc độ, nhè nhẹ áp mạn chiếc AD732, anh với tay đu người nhảy sang, bấm đèn pin soi buồng lái. Huân nằm gục, nghẹo đầu lên cánh tay đặt trên cần số. Hồ vội quỳ xuống, áp người đỡ Huân. Dòng máu tươi trong khóe mép Huân nhau xuống.
       
        Những chiếc thuyền máy kéo cầu phao trong hang khí tài xuôi dòng ven theo lộ tiêu băng băng xuống bến. Các trung đội ghép các khoang phao hối hả làm như để bù lại khoảng thời gian đã mất. Từ hai bên bờ, những nhịp cầu phao được ghép nối vươn mãi ra giữa sông. Chiếc xe đi thử bắt đầu lăn bánh. Mọi người đưa mắt tìm cô y tá kiêm tổ trưởng đội dẫn cầu hôm nay. Họ đã thấy cô ở buồng lái ra đứng bên mép phao, đầu hơi cúi, hai bàn tay bóp chặt lấy nhau, hai mật đăm đăm nhìn dòng sông bị chặn ngang mặt nước sóng sánh vỗ vào thân cầu như thì thầm mách bảo chuyện vừa xảy ra trong lòng nó...  Hai phát súng báo hiệu. Các đoàn tăng, pháo, xe ở tận chân hòn Đá Đẽo giục giã nhau hối hả rùng rùng vượt sông.
       
        Thìn từ từ ngước lên, tóc bay lõa xóa. Gương mặt như tạc hướng tới khoe sông tối om lạnh lẽo “Anh ấy không đón như mọi khi...! Dếnh gọi vào bảo anh ấy cứ giành lái phá bom... Thì anh ấy là phân đội trưởng lái mà... Sao anh Dếnh lại phải xin lỗi vì không thay được anh ấy?!...”. Hai mất Thìn mở to nhìn dòng sông lạnh giá "... Cũng chẳng thấy anh Dếnh đâu... Nghe lào thào cả đại đội trưởng cũng đi tìm...”. Thìn rùng người, đưa hai tay ôm đầu tóc bị gió đánh tung, không dám nghĩ tiếp. Một cái gì đó mơ hồ nén chặt lồng ngực muốn nghẽn thở, Thìn muốn bước đi, muốn day mắt khỏi cái hóc núi Eo Chẹt tun hút như hang thuồng luồng. Nhưng cô cảm thấy chỉ một cử động nhỏ thôi cũng làm mình khuỵu xuống, không sao dậy được nữa.
       
        - O Thìn!
       
        "Có tiếng của ai đấy nhỉ?? Nhưng sao lại văng vẳng như tự nơi nào đưa tới ? ?". Thìn không quay lại mắt vẫn ngơ ngáo.
       
        O Thìn ơi ?
       
        "A! Đúng tiếng đồng chí đại đội trưởng rồi. Đồng chí ấy đến phê bình mình cứ phụ trách dẫn phao ra đấy"
       
        - O có nghe tôi nói không? Hồ đây mà.
       
        Thìn quay lại khe khẽ lắc đầu hất tóc xõa hai bên má ra sau lưng. Cô cúi đầu.
       
        - Thưa đại đội trưởng? Tôi có lỗi... Giọng Thìn run rảy như hơi thở người đang cơn sốt.
       
        Dưới sông, chiếc ca- nô, ánh đèn đỏ đọc nhấp nháy áp bên cầu phao... Đại đội trưởng rầu rầu:
       
        - Cô đến với...
       
        Thìn vùng nấc lên. Cô vội đút bàn tay vào hai hàm răng nghiến bật máu. Cái gì cô mường tượng thì nay nó đã xảy ra. "Anh ấy chết thật rồi. Thế là mình vĩnh viễn mất anh ấy...". Thìn khuỵu xuống rũ rượi.
       
        Thái và Hạnh chạy vội tới đỡ Thìn, ghé tai cô:
       
        - Huân tỉnh rồi.
       
        Thìn ngửa mặt hổn hển, hàm răng hạt lựu hé mở trắng bóng. Hai mật Thìn mở to nhưng nước cứ trào đầm mặt. ánh đỏ bên cầu phao nhấp nhoáng như năm sắc cầu vồng rực rỡ
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2016, 10:14:00 pm »


Những ngày cuối cùng
       
        "Ngụm chết chỉ thật chết khi không còn sống trong lòng người khác "
Lỗ Tấn       
               
        Anh Đặng Tính đến đúng lúc sư đoàn họp kiểm tra lại công việc đã triển khai, tôi báo cáo tóm tắt nội dung và mời anh cho ý kiến chỉ đạo. Anh Tính khẽ gật:
       
        - Đã đến, nhân dịp họp xin dự, nhưng để nghe và học thêm- Anh cười lớn tiếng- Với lại mình rất sợ lối chỉ đạo "kiểu anh sẩm" đoán mò lắm. Mình nói nghiêm túc đấy. Có gì đáng xấu hổ bằng đem cái kiến thức của kẻ mới nhập môn để chỉ đạo cho những người thợ già.
       
        Kịp hiểu ý sâu của anh định nói gì, tôi không nài nỉ. Anh Tính bước vào phòng họp. Mọi người đứng lên chào. Anh đi quanh bắt tay khắp lượt rồi về chỗ chăm chú nghe và ghi.
       
        Sắp kết thúc, tôi viết giấy đề nghị anh nói với hội nghị điều gì thấy cần thiết cho nhưng ngày mở đầu giai đoạn mới. Anh Tính cầm xem, suy nghĩ một chút, nhìn tôi khẽ gật đầu rồi đứng dậy. Tiếng vỗ tay nổi rào rào. Anh Tính cười:
       
        -  Tôi đã phát biểu được câu nào đâu mà hoan nghênh mạnh thế. (tiếng cười rộ lên vì câu đùa ý nhị). Ai cũng nghe rõ chủ trương của Đảng ủy, biện pháp lớn thì tư lệnh Nguyên đã chỉ thị rồi, các đồng chí lại vừa thảo luận khá cụ thể kế hoạch thực hiện của sư đoàn. Tôi đã ghi để chiêm nghiệm, chỉ có điều tôi nghĩ đây là chặng đường cuối cùng tới đích, tình hình còn diễn biến phức tạp nhiều cam go, nhưng hiện nay có thuận lợi lớn mức nào? Cách làm của ta còn thích hợp không?... Anh Tính ngừng lại đưa mắt nhìn mọi người- Tinh thần cảnh giác thì lúc nào cũng đúng, nhưng thời thế này mà dò dè nghe ngóng là chưa ổn. Sao ta lại không dồn sức vận chuyển hết khối lượng vào hướng chính mà lại còn dàn đều? Ta không mở toang đường cũ bị định đánh trước đây thành con đường rộng đủ cho hai làn xe chạy ban ngày?... Các đồng chí đừng quá ngại. Không quân Sài Gòn chẳng dám vượt Trường Sơn đâu khi Mỹ đã rút hết. Ngay việc cố giữ chỗ đứng họ còn lo không nổi mà... Thiển nghĩ của tôi, trước đây Mỹ thật sự nhảy vào vòng chiến cũng chỉ hơn mười năm phải rút, là kể cả từ hồi còn mồ ma Ken- nơ- đi. Nay đơn độc một mình ngụy, lại bị xé nhỏ ra nhiều nơi, nếu ta làm giỏi như trước chứ chưa tính giỏi hơn, thì quân ngụy sẽ chịu được bao lâu?...- Anh nhấp hụm nước, cao giọng- Có lẽ nó chỉ trụ được khoảng phần ba thời gian so với lúc Mỹ có mặt ở miến Nam là giỏi lâm. Nếu nó kém quá thì chỉ vài ba năm nữa thôi... (tiếng cười vui vẻ rộn lên). Nhưng cũng còn do ta đấy. Chặng đường về tới đích tuy đã mở rộng, nhưng nếu không làm với tất cả tiềm lực trí tuệ eủa mỗi con người thì sẽ chậm. Tuy nhiên, chúng ta nhất định phải đến nơi đã định- Anh dí dỏm -  "Đã tin điều trước ắt rành điều sau”, đúng không?
       
        Cả phòng họp vỗ tay cười hoan hỷ. Anh Tính vừa ngồi xuống liền quay sang hỏi tôi:
       
        - Anh đã cho dọn khu sân bay chưa?
       
        - Báo cáo rồi.
       
        - Anh dẫn tôi đi xem được chứ?
       
        Tôi đứng lên. Anh Tinh đứng theo, xin lỗi hội nghị không dự được đến cùng.
       
        Xe đưa chúng tôi đến sân bay Sê- pôn. Anh Tính bật cửa nhanh nhẹn nhảy xuống, đứng dạng chân nhìn bao quát địa thế toàn cảnh một lúc, rồi cười sảng khoái.
       
        - Thật tuyệt. Hiếm có cái sân bay nào trên cao nguyên eo mặt bằng không bị cản, lại thích hợp hướng gió thế này- Anh dậm dậm gót giầy trên mặt đất pha sỏi- Nền tự nhiên cũng hết sức lý tưởng. Giá thành xây dựng ở đây thấp hơn bất cứ nơi nào ở miền Bắc. Ta phải sửa sang, khôi phục lại để sử dụng...
       
        Về bộ môn khoa học này tôi mù đặc, nên chỉ nghe, biết thế nào mà có ý kiến. Tôi nghĩ theo cánh người thực dụng "Không rõ hiệu suất của nó thế nào trong thời chiến và cả khi thời bình đối với hoàn cảnh đất nước bạn”.
       
        Hình như anh Tính bật được cảm nghĩ của tôi, anh giơ một ngón tay:
       
        - Ông chưa khoái mục này phải không?
       
        Tôi cười.
       
        - Chính ủy mẫn cảm lắm. Nhưng xin mời anh kiểm tra.
       
        Anh Tính đi dọc sân bay, nhìn đống cây mới hạ, lau lách phát gọn, đường “băng" được bộc lộ rõ, những chiếc cọc đăng ký sửa chữa khá đầy đủ. Anh xúc xạo khớp nơi xem xét hệ thống thoát nước, cống ngầm đặt dây điện thoại... Tôi sợ anh vấp phải mìn lá còn sót vội ngăn lại:
       
        - Tôi nghĩ anh đi xem các hạng mục chính như váy cũng đã đủ. Công trình mới triển khai, nên đề phòng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2016, 10:14:44 pm »

       
        Anh Tính cười trơ lợi:
       
        - Bom mìn hay nể mình ông ạ!- Anh đứng lại giữa đường băng, gật đầu hỉ hả- Tôi hoan nghênh anh ở chỗ chưa tin nhưng vẫn chấp hành khá tốt- Anh Tính hấp háy đôi mắt nhìn tôi- Sẽ có lúc anh hối hận vì đã hoài nghi việc mình đã làm, một công trình trọng yếu lại tốn kém ít nhất.
       
        - Vâng, nếu thế thì đáng hối hận thật. Song hình như tôi có cơ sở để tin rằng sẽ chẳng dùng cái sân bay này, hoặc có cũng không hết công suất, mà trang thiết bị cho nó lại rất lớn so với hoàn cảnh ta hiện nay.
       
        Anh Tính mở to mất nhìn tôi như một hiện tượng lạ: "Cái anh chàng lúc nào cũng có thái độ chấp hành nghiêm chỉnh mọi việc lại dám nói thẳng sự suy nghí trái ngược của mình với ý chính ủy chứ". Anh Tính chỉ thoáng chút biểu hiện ngạc nhiên thế thôi, không hề tỏ ý bực bội và nói:
       
        - Dù thế chăng nữa cũng phải làm chứ?
       
        - Báo cáo rõ. Đó là bổn phận của quân nhân.
       
        Anh Tính không nói, chỉ giơ tay. Tôi nắm lấy xiết chặt như một lời cam kết (sau này anh Hoàng Ngọc Phách- thư ký của chính ủy- nói lại, khi đi đường anh Tính còn nhắc: "Tuy cán bộ Sư 472 chưa thông, nhưng tôi tin tinh thần trách nhiệm của họ. Song về phía lãnh đạo cũng phải xem lại các lý do để anh em hoài nghi".
       
        Chiều đó, anh Tính còn dặn dò tiếp một số công viện, rồi lấy phin pha hai ly cà phê, giọng vui vui:
       
        - Mời anh. Sáng mai tôi đi sớm. Tạm biệt nhé!
       
        Nhân lúc anh Tính đang rảnh, tôi hỏi:
       
        - Anh cho trở lại câu chuyện lúc sáng được chứ?
       
        - Chuyện gì? Chuyện cái sân bay ấy à?
       
        - Đó là lệnh rồi. Tôi muốn hỏi cơ sở suy lý về cái khoảng thời gian về cung đường cuối cùng tới đích mà sáng nay anh nói.
       
        - Á!- Anh Tính ngúc ngắc thiếc đầu tròn vo- Tôi hiểu ý ông rồi. Ông lại hoài nghi tôi ước đoán ngày tận số của chế độ Sài Gòn chứ gì?
       
        Tôi mỉm cười:
       
        - Chuyện này thì tôi không hoài nghi, nhưng tôi muốn nghe anh phân tích có căn cứ thuyết phục hơn.
       
        Anh Tính nhìn tôi một chút. Tôi cũng nhìn thẳng anh và nghĩ "có lẽ ông chính ủy này cho mình là anh chàng thích soi mói vặn vẹo. Không. Mình vẫn mến phục ông hơn nhiều vị mình từng quan hệ. Nhưng nếu ông nghĩ thế thì đáng buồn cho đội ngũ lãnh đạo chi thích nói cho người ta nghe, mà không thích nghe cấp dưới nói".

        Anh Tính chợt hỏi:
       
        - Anh có chú ý tin tức gần đây ở miền Nam đang nổi lên những phong trào chống tham nhũng, vạch mặt các tướng lĩnh, các quan đầu tỉnh, thứ bộ trưởng buôn lậu, chiếm hữu của công, lấn đất xây dinh thự... Và phong trào đòi quyền tự do ngôn luận, đòi quyền sống ấm no không?
       
        Tôi thú thực chỉ theo dõi tin địch vi phạm hiệp định, tin chiến sự và dư luận phương Tây về Việt Nam sau hòa đàm Pa- ri.
       
        - À thế thì phải đàm đạo với ông đây- Anh Tính lúc nào cũng sẵn sàng vào cuộc cách hồ hởi như thế. Anh chậm rãi nói:- Trước đây ở miền Nam có những phong trào giành quyển tín ngưỡng của Cao Đài, Hòa Hảo rồi phong trào phật tử, phong trào sinh viên xuống đường... Song chỉ là sự "nổi loạn cục bộ". Mỹ- ngụy đủ tinh ma xảo thuật phân hóa, mua chuộc, cô lập rồi dẹp yên. Nhưng lúc này sự “nổi loạn" khác hẳn, các phong trào đụng đến chiều sâu của nhận thức là “lòng tin”, không còn "chỗ dựa” để tin nữa, làm rời rã tất cả. Các tầng lớp trên xuống dưới đều chộn rộn chống đối. Đó là biểu hiện của thời nổi loạn "tâm lý" xã hội khá sâu sắc...
       
        Tôi chợt nhận một khía cạnh suy lý tỉnh táo, không khuôn mẫu như nhiều ông chính ủy khác. Anh Tính nhìn thẳng tôi- ... Chúng ta nói địch nhất định thua, không phải suy đoán lý thuyết cách công thức đâu. Một chân lý thật đơn giản được thể nghiệm trong xã hội là: Trước khi người ta có nhận thức vế lòng trung thành với một chế độ xã hội, thì họ đã cảm nhận thấy cuộc sống của họ ra sao trong chế độ đó để có thái độ thích hợp. Cái thể chế xã hội mà họ đã gắn mình vào dù ý thức tự nguyện hay vô thức làm họ mất lòng tin vào hiện tại, phòng tin vào tương lai thì làm sao có thể đòi hỏi họ dốc sức bảo vệ cái chế độ ấy cơ chứ...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2016, 10:15:21 pm »

       
        … Tôi lắng nghe anh bầy tỏ sự suy nghĩ thật thoải mái, không lên gân. Người nghe cảm thấy như anh tìm kiếm hay làm sáng tỏ chân lý từ một thực tiễn hiển nhiên, chứ không phải cách giáo lý khiên cưỡng. Anh thong thả rót nước ra hai chén, đẩy đến phía tôi, giơ tay mời. Anh cầm chén nước đưa lên môi nhấp một chút, cất giọng dí dỏm:
       
        - ...Chúng ta không hằn thù chế độ họ theo cảm tính hoặc theo bản sắc chính trị khác biệt đâu. Không nên thế. Khi muốn rút ra một kết luận chân lý mà hằn học sẽ mất khách quan...- Anh nheo mất nhìn tôi- Chế độ nào cũng dựa vào một tầng lớp xã hội nhất định làm nền tảng. Thế giới và nước ta, xưa và nay đã qua nhiều chế độ xã hội, dù xuất phát từ lợi ích giai cấp nào thì chế độ ấy cũng chỉ có thể tồn tại được do tầng lớp lao động sản xuất có ổn định cuộc sống không? Ngẫm từ xưa tới nay, hễ tập đoàn lãnh đạo chỉ biết vơ vét cho bản thân, mặc cho đời sống cần lao quá khổ, cả tảng lớp trung gian cũng bần cùng hóa đi, lòng dân xao xuyến đến cực điểm, lập tức tác động ngược lên tầng lớp trên của chế độ đó cũng sinh hoài nghi nốt. Sự chia rẽ bật nguồn từ đấy. Tập đoàn lãnh đạo không có cách sửa thì chế độ đó ắt phải đổ. Ngay cả chế độ dân chủ, nếu vi phạm những sai lầm như thế thì cũng tan rã thôi. Những người lãnh đạo cái chế độ cộng hòa miền Nam tay sai đế quốc Mỹ lắp đúng vết hằn cảnh báo của lịch sử thì còn cách nào chèo chống nổi, tất phải sụp đổ không tài nào cứu vãn được khi hết nguồn dinh dưỡng… Những điều anh nói đâu có mới nhưng sao hút người nghe thế? Phải chăng trong cách diễn đạt và ngôn ngữ anh không đao to búa lớn? Phải chăng còn do cái duyên của giọng nói với đôi mắt trong trẻo thanh thản của anh? Tôi nghĩ tất cả đúng như thế, mà trong cách nói của anh làm cho người nghe cảm nhận tính vô tư, lấp lánh nét suy tư từ câu chuyện hôm nay, gợi ta thoáng nghĩ tới mai sau. Có lẽ tôi không bao giờ quên buổi nói chuyện ngắn ngủi này với chính ủy Đặng Tính- Những lời "tiên đoán có cánh" (!)
       
        9 giờ sáng ngày 3 tháng 4.
       
        Theo chương trình, anh Đặng Tính đến làm việc với Quân khu Nam Lào, ngày 4 tháng 4 thủ trưởng các Sư đoàn 968, 472 và Đoàn 565 đến Sư 471 do chính ủy Tính chủ trì hiệp đồng nhìệm vụ vận chuyển, chiến đấu giúp bạn xây dựng căn cứ. Nhưng chính ủy muốn đảo chương trình sau khi làm việc với Quân khu Nam Lào sẽ cắt ngang Sa- ra- van đi Tha Teng qua Sư 968 rồi Sư 471. Anh lý lẽ thế lợi đường hơn lại ghé thăm được các đơn vị tiền tiêu.
       
        Tôi báo cáo tình hình ở khu Sa- ra- van, Tha Teng chưa ổn. Địch vẫn đưa biệt kích lẻn vào đấy hoạt động, cũng chưa bảo đảm quét sạch mìn dọc đường. Anh Tính tỏ ý không bằng lòng:
       
        - Anh làm vận tải mà chẳng ứng dụng vận trù học thì tốn công sức quá.
       
        - Báo cáo anh, trường hợp này đành vậy.
       
        - Thời gian gấp quá rồi. Sao ông máy móc về nguyên tắc an toàn thế?
       
        Tôi nhận thấy anh phật ý, nhưng không thể nhân nhượng đi liều được.
       
        - Báo cáo chính ủy tôi là tư lệnh khu vực, cấp trên đi trong giới tuyến phụ trách của tôi, cũng phải theo quy chế bảo đảm an toàn chứ ạ!
       
        - Cậu giở lý với mình thì nói gì- Anh cười xòa- Cậu phải linh hoạt chứ. Mùa mưa Trường Sơn sắp đến rồi đấy.
        - Vâng lý mà có tình. Không thể vì lợi được một cung đường mà mất đi cái quý giá gấp vạn lần.
       
        Có lẽ vẻ kiên quyết, giọng nói tự nhiên xúc động của tôi khiến anh Tính thông cảm.
       
        - Thôi được. Mình theo đúng kế hoạch. Cậu điện cho các trạm chỉ đường.
       
        Đúng hẹn tôi vào Sư đoàn 471. Đồng chí sư trưởng bắt tay tôi cười khà khà:
       
        - Ông lỡ tầu rồi.
       
        - Ủa? Thế chính ủy Tính đâu?- Tôi ngỡ ngàng nhìn sư trưởng Lạn- ông ấy hẹn tôi vào đây cùng anh hiệp đồng nhiệm vụ do ông ấy chủ trì mà!
       
        - Chính uỷ đi với "Bình Phè” rồi. Có thư ông ấyđây
       
        "… Việc hiệp đồng giới tuyến và nhiệm vụ giữa các sư đoàn tạm hoãn đợi 601 (Mật danh của tư lệnh Nguyên) ra. Việc giúp bạn cần điều chỉnh thế nào, sau khi tôi làm việc thêm với tỉnh ủy bạn sẽ có ý kiến. Anh cần nghiên cứu ở 471 cứ bàn với anh Lạn rồi vào A- tô- pơ sẽ gặp. Chúc anh khỏe. Tính" .
       
        Bất giác tôi cảm nhận có chuyện trục trặc gì đó khá quan trọng, khiến con người ưa sự chính xác phải đảo lộn kế hoạch. Nhưng cũng ngài ngại trước tình hình bức bách, anh dễ khinh xuất. Đoàn nhà văn cùng đi vào với chính ủy Tính, cũng may các anh không bị cuốn theo cách đi như lốc của chính ủy. Các anh Chế Lan Viên, Đức Toàn và Vũ Dũng Minh dừng lại đây còn có điểu kiện tham quan bến Bạc, thác Hài của sông Lông.
       
        Sáng hôm sau tôi đi A- tô- pơ trước, định bụng nắm tình hình rồi ở đấy đón anh Tính. Đến ngã ba bản Phồn, hai chiếc Gạt 69 đi ngược chiều bỗng dạt sang bên, người ngồi trên xe đưa tay ngoắc tôi dừng lại.
       
        Anh Miên cán bộ cục chính trị bật cửa nhảy ra mặt tái mét:
       
        - Anh Tính hy sinh rồi...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2016, 10:15:49 pm »

       
        Lông trên người tôi thoắt sởn dậy. Những ngón tay Miên run rẩy, hai mắt đỏ hoe, môi uốn éo mãi không rõ tiếng. Tôi ngó vào xe, thi hài các đồng chí chưa kịp băng bó, máu nhuễ nhoại đẫm quần áo. Anh Tính gãy chân, đầu vỡ toác. Tôi bỏ chương trình đi A- tô- pơ, cùng các anh quay lại Sư 471.
       
        Tối đó, anh Miên và Hoàng Ngọc Phách bí thư của anh Tinh nghẹn ngào kể lại.
       
        … Sau khi làm việc với Đoàn 565 , chính ủy đến Quân khu Nam Lào hội với chính ủy Sa- mẳn Vi nha- kệt. Hai ông thảo luận nhất trí các vấn đề lớn đặt ra cho yêu cầu nhiệm vụ chiến lược của giai đoạn mới. Đến cuối buổi làm việc, chính ủy Sa- man nêu một ý thắc mắc: 'Vừa rồi, trận đánh Pak Sáng sao bộ đội Việt Nam không tiến nữa? Nếu tiếp tục tiến thì có thể giúp chúng tôi mở rộng được vùng giải phóng hơn nhiểư”.
       
        Anh Tính bị bất ngờ với cách đặt vấn đề của bạn. Anh suy nghĩ một chút, xin khất để trình bày lại sau khi nắm kỹ mọi mặt. Trên đường về, anh Quyết Thắng trưởng đoàn chuyên gia quân sự Nam Lào cũng nói mình có cảm giác như chính uy Sa- mẳn.
       
        Anh Tính nghĩ đến trách nhiệm của Bộ tư lệnh Trường Sơn phải báo rõ lên BỘ tổng tham mưu kiểm tra lại mệnh lệnh tác chiến, nhưng bản thân mình cũng phải xem lại thế bố trì của sư đoàn 968 bộ binh mới có lời giải xác đáng.
       
        Về Sư đoàn 471, anh Tính điện mời anh Bình chính ủy 968 đến làm việc. Anh Bình báo cáo: “Lúc đánh Pak Soòng chỉ có bốn trăm quân, muốn đánh thẳng tới Pak Sế cũng không đủ lực lượng thắng nổi hai GM địch. Hơn nữa sư đoàn không được lệnh đánh Pak Sế...".
       
        Anh Đặng Tính thấy cái lý của anh Bình không thể bác được, nhưng ý của bạn vẫn gieo nỗi trăn trở không thể bỏ qua. Sáng hôm sau anh nói với cán bộ: "Phải hiểu thêm các tỉnh ủy bạn có nghĩ như vậy không? Có thể do sát thực tế họ thấy rõ vấn đề hơn quân khu. Cũng phải đến các trung đoàn, nghe anh em trình bày lại thực tế diễn biến. Về lý, có thể anh Bình đúng, biết đâu trong tình huống cụ thể không phải vậy" .
       
        Giờ xuất phát, kế hoạch lộ trình không đổi, nhưng khi anh Tính đến ngã ba đường 17 và 232 đột nhiên dừng lại. Anh mở cửa xe bước xuống chờ hai xe sau đi tới, anh vẫy tay mời hội ý. Anh nói:
       
        - Tôi nghĩ, ta cần nắm được thật rõ ý của bộ đội đã chiến đấu trước khi đến làm việc với tỉnh ủy bạn. Ta nên đến trung đoàn tiền tiêu.
       
        Anh Bình phân vân:
       
        - Do không bàn trước, xe bọc thép kiểm tra đường bảo vệ đã đi Bua- la- vên theo kế hoạch rồi. Đề nghị cho phóng theo gọi nó quay lại...
       
        - Thế thì mất thời gian lắm...- Anh Tính gạt đi- Không cần. Xe cứ giữa đường mà chạy, lo gì. Vả lại, ngày nào không có xe tải ở chốt về sau chở hàng tiếp tế.
       
        Anh Miên góp ý:
       
        - Ta cứ... tiếp tục đến Ba- la- vên, hôm sau theo đường ngang quay lại Pak Soòng, trời sáng sủa dễ quan sát…
       
        Anh Tính không tán thành, tỏ vẻ kiên quyết:
       
        - Phải nhìn thấy và trực tiếp đối thoại với đơn vị cho rõ sao không tiến quân giải phóng nốt Pak Sế? Có thời cơ thực hiện không? Đúng sai phải rõ mới làm cho bạn tin. Đây là trách nhiệm quốc tế, không thể xuề xòa được.
       
        Không có lý lẽ nào đủ sức thuyết phục lay chuyển ý thức trách nhiệm đến cùng của chính ủy Tính. Anh em trong đoàn đề nghị cho thay đổi người ngồi trên mỗi xe và xếp lại thứ tự xe trong đội hình.
       
        Xe đi đầu do anh Miên, Phách và tổ bảo vệ . Xe tiếp theo gồm chính ủy Tính, Bình Sư 968, Yêm cục phó cầu đường và nhạc sĩ Trịnh Quý. Xe hậu cần đi sau cùng. Quy định mỗi xe chạy cánh nhau năm trăm mét, xe sau bám đúng vệt xe đi tướt. Mới chạy được hơn bốn cây số...- Ngọc Phách bậm môi nén tiếng nấc, giọng anh khàn lại:- Một tiếng nổ rất to phía sau, chúng tôi vội dừng xe quay lại. Chiếc xe chính ủy Đặng Tính trúng mìn, lật sấp. Mọi người bật khỏi xe…
       
        Tai tôi bỗng ù đặc, không còn nghe tiếng kể nữa. Tôi lặng người nhìn thi hài năm đồng chí vừa liệm trắng lốp nằm trong nhà âm. Ánh đèn bão phập nhờn càng tăng cảm giác đau xót trong tôi về sự mất mát nặng nề trên chặng đường cuối cùng tới đích.
       
        Tôi vô cùng thương tiếc anh. Song cũng tự an ủi sẽ mãi mãi không bao giờ thay đổi trong ký ức tôi đầy đủ vẻ đẹp một chính ủy cương trực, vẻ đẹp của con người đầy tình thương yêu trân trọng đồng đội, đằm thám trung hậu mà không hề kiểu cách. Anh sống mãi trong tôi mà không bao giờ theo thói thường: “Vinh thăng gắn liền với quyền uy luôn dẫn đến tâm lý khinh bạc”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2016, 08:10:16 am »

         
Chuyện vợ chồng nhà văn trên đường mang tên Bác
       
        Tôi đến trạm giao liên đường 9. Đồng chí trạm trưởng phấn khởi báo cáo tình hình các đoàn khách ra đều an toàn. Thời tiết tháng năm đã vào cuối mùa khô Trường Sơn, những con suối vẫn chưa đầy nước, xe đi lại còn thông suốt. Tôi yên tâm, hỏi:
       
        - Đến bây giờ có đoàn nào nghỉ ở trạm không?
       
        - Chỉ còn đoàn nhà văn Anh Đức cùng gia đình nghỉ lại một hôm.
       
        Tôi đến thăm theo tục lệ của tuyến. Anh Đức đang ghi chép gì đó, thấy có người, anh ngửng lên tươi tỉnh. Qua vài phút trao đổi, tôi được biết anh chị tử B2 ra tới đây mới có dịp nghỉ hẳn một ngày để tắm giặt thoải mái trước khi vượt cầu Hiền Lương... Tôi chân tình hỏi:
       
        - Anh chị đi từ trong ra có trở ngại không?
       
        - Không có chuyện chi anh à.
       
        - Anh đi "B" lâu lắm mới có dịp ra Bắc đấy nhỉ? Đôi mắt nâu sáng của Anh Đức hơi sẫm lại, chậm rãi nói:

        - Khoảng giữa năm sáu hai tôi được giao nhiệm vụ về Nam. Bấy giờ Trường Sơn đã chớm vào đầu mùa mưa, bây giờ là cuối mùa khô bảy ba...- Anh nhoẻn cười- Mười một năm anh à! Lẹ không ngờ.
       
        - Vâng. Lâu mà cũng mau. Hồi đó anh vào một mình ư?
       
        - Hồi ấy có anh Bổng, Nguyễn Thi và Nguyên Ngọc cùng đi, nhưng Nguyên Ngọc vào Khu 5 còn tôi vào Nam Bộ. Mặc dù có anh em trong hội nhà văn cho biết cái khổ khi đi đúng mùa lũ Trường Sơn, nhưng chúng tôi vẫn không nản chí...- Anh Đức thoáng một chút suy nghĩ- ... Kể ra cũng có thể lùi lại chờ qua trận lũ, song khí thế miền Nam sau đồng khởi đã thúc giục chúng tôi. Thiệt là một bó lửa bùng lên thành núi lửa, Mỹ- ngụy hốt hoảng dập tất nó, nhưng cả miền Nam đứng lên rầm rầm, cả miền Bắc chi viện. Những người cầm bút cũng phải là những người "lính" chứ...- Anh Đức mỉm cười- mà cũng còn do cái hăng của thời sung sức mới đủ gan đi vào lúc đó.
       
        Tôi cũng cười tỏ sự đồng cảm với anh.
       
        - Cả chị cùng đi chứ?
       
        Chị Loan vợ Anh Đức khẽ lắc.
       
        - Không anh ạ! Lúc đó em đâu đã được đi.
       
        Tôi ngờ ngợ có chuyện thú vị ở cặp vợ chồng nhà văn. Trên đường giao liên tôi đã chứng kiến bao nhiêu việc bình thường mà rất cảm động. Tính tò mò nghề nghiệp thúc tôi tìm hiểu, nhưng chưa biết nên khơi gợi như thế nào cho tiện. Có lẽ đọc thấy ý đó trong mắt tôi, Anh Đức vui vẻ nói:
       
        - Chính vì chuyện đó mà tôi phải mất một thời gian dằn vặt đấy...- Anh nở nụ cười thật dễ tin- Tôi với cổ thương nhau cả năm rồi anh à! Khi tôi dứt khoát phải đi cũng là lúc chúng tôi đã hẹn ngày tổ chức. Thực tình lúc đó tôi cứ rối cả tâm trí, định dứt hẳn ra nhưng lại ghìm vào cuộc độc thoại nặng nề.
       
        Một số bạn khuyên tôi nên cắt thôi, chiến tranh dữ dằn vậy biết thế nào, không khéo để khổ cho người yêu. Cụ Nguyễn Tuân thì không tán thành cách đó. Cụ bảo: "Không việc gì phải cắt. Cứ thả nổi thế, vả lại…". Tôi hiểu ý cụ... “tình yêu, cuộc sống là một thử thách cháy bỏng nhiều vẻ dạng mới trở nên hoàn mỹ...”. Chúng tôi chấp nhận và tin sẽ thương yêu gắn bó nhau hơn qua cái đận này. Cách nói của cụ Tuân hợp ý tôi, song quyết liệt quá...
       
        Anh Đức châm thuốc rít một hơi, từ từ nhả khói, nhấp hớp nước trà, điềm đạm kể tiếp:
       
        - Những ngày đi trên Trường Sơn, tôi nhận thấy con đường rất khác với những điều hình đung trước đây tuy vậy cũng ác liệt lắm. Đoàn quân soi đường trước đây hơn ngàn người, nay chỉ còn mươi anh. Họ trỏ những nấm mộ rải rác dọc tuyến giao liên nói rõ tên tuổi, phần đông người Khu 5, khu 6- Anh Đức cố nén tiếng thở dài- Chúng tôi đi được hơn tháng thì vào giữa mùa lũ Trường Sơn...
       
        - Có nghe bao nhiêu người kể, đọc bao nhiêu sách về chuyện này cũng không thể nhận biết đầy đủ, thấm thía bằng thực sự rơi vào đúng cảnh lũ lụt giữa đại ngàn. Mấy anh em đùm túm lấy nhau, nằm treo ở thân cây hoặc bám vào sườn núi. Trên đầu sét đánh tóe lửa, sấm giật liên hồi bắt rợn. Dưới chân nước ngập trắng rừng, không biết đâu ra đâu nữa. Nhìn quanh chỉ có ta với bão giật gào rú, cây đổ đá lăn rầm rầm. Ngớt bão chúng tôi lại phải dò dẫm đi trong biển nước mênh mông. Suốt ngày nhớp nhúa vì nước, vì bùn đất, vì máu chảy nhễ nhại do vất cắn, nhưng không ai dám nghĩ tới dừng chân tạm trú vài ngày.
       
        Vì lương ăn đã chia từng bữa tới trạm kế tiếp rồi. Chúng tôi kinh sợ nhất là một mình rớt lại, có toạc chân sái cẳng cũng cố tập tễnh lết tới. Đã có những người ở các đoàn trước buộc phải nằm lại, rồi không bao giờ dậy nữa. Thôi thì khốn khổ mấy cũng cố dìu nhau đi, kẻ ốm dựa người yếu, vào cảnh này mới thương nhau hết nhẽ...- Giọng Anh Đức bùi ngùi xúc động, đôi mật mở to, hơi mờ đi, tròng đen bất động- ... Rồi chúng tôi cũng lết được đến một chỗ nào đó gọi là trạm, chỉ vài cái túp dựng vội lợp lá cọ. Mọi người đã mệt bã, họ cũng phải cố tìm mấy cây nứa chẻ mỏng, treo hăng gô lên trạc cây mà nấu...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2016, 08:10:45 am »

        
        Cái khoảnh khắc sung sướng nhất trong những ngày này là phút được ngả lưng lên chiếc võng vải. Có lẽ trong đời tôi không bao giờ yêu nhớ quê hương, yêu nhớ Hà Nội đến thế. Tôi nhớ từng nét của Thủ đô từng đổi thay trong buổi sáng thu, từng gương mặt giọng nói bạn bè, nhớ lảm. Bỗng chốc tôi như hóa thân, đang trà thuốc trong phòng họp của hội thắt lại chơi vơi trên sườn núi...
        
        Anh Đức đưa điếu thuốc lên môi rít một hơi dài, nghiêng đầu sang bên nhả khói- ... Đi mãi mà con đường vẫn rậm rịt, xa lắc, gạo bữa cứ phải giảm đến mức chỉ dám nhúm một chút để nấu cháo cũng không đủ để vượt qua "chặng đường đói!'. Anh em giao liên bảo: "Nhiều đoàn đến quãng đường này đều xỉu. Có đoàn phải bỏ lại cả chục người không kịp chôn". Chúng tôi rùng mình khi đến trạm, mỗi người chỉ nhận được miếng thịt khô bầng bàn tay. Câu nói xưa “đói chén cả cơm thiu” tôi nghe nhiều lần nhưng chỉ hiểu nó bằng tri thức, còn lúc này hiểu nó bằng cả sự thèm khát. Chỉ cần có chút cơm, dù sống sít hay thiu chúng tôi cũng còn có cách làm cho ngon...- Anh Đức ngước nhìn ra khoảnh rừng, hơi trầm giọng- Đến giờ tôi còn ngẫm mãi về miếng ăn, anh ạ!
        
        Chị Loan đã biết cả chuyện đó, hôm nay nghe chồng kể cũng ngây người xúc động. Anh Đức thủ thỉ:
        
        - … Đã sợ đói còn thêm lo ốm, anh ạ! Ở đời quả thiệt có đối lúc muốn “ốm" để thư giãn, "ốm" để được chăm sóc, nhưng ở đây chỉ thoáng nghe cũng phát khiếp. Vì ốm là sốt rét rừng, không thuốc trị sẽ thành ác tính. Tôi đã cảnh giác thế mà cũng bị khi vừa qua khỏi rừng Trường Sơn, chỉ còn bốn ngày nữa là tới suối Cày nơi cơ quan văn nghệ giải phóng miền Nam. Tôi quy xuống, hôn mê ở trạm giao liên bờ sông Sài Gòn kề lộ Nha Bích. Ba ngày liền co giật bất tỉnh. Tôi đã trượt khỏi tay thần chết là nhờ một bác sĩ quân y tận tình cứu chữa. Người trạm trưởng giao liên nói: Anh em đây bó tay cả, nếu không gặp thầy gặp thuốc thì anh tiêu rồi...- Mắt Anh Đức nhòa đi, giọng nghén nghẹn- ... Tôi ráng tìm đồng chí bác sĩ ân nhân, nhưng ảnh không còn nữa... trong một trán đánh...
        
        Cũng đã được sống lại trong tình cưu mang như thế, tôi trân trọng hồi ức đau thương của nhà văn, bất giác nhớ câu thơ Tố Hữu "Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay". Điều ghê nhất là lúc vinh thân quên hết bạn bè, quên hết cả ân tình trả lại cho ta cuộc sống. Tình cảm của tôi đối với Anh đức lúc này vụt lớn, không phải vì tác phẩm nổi tiếng của anh mà vì chất người đẹp trong anh.
        
        Để thoa bớt phút hồi ức nặng nề tôi làm vẻ vui hỏi chị Loan:
        
        - Thế khi nào anh ra đón chị vào?
        
        Anh Đức khe khẽ lắc mái tóc bồng bềnh.
        
        - Tôi không ra được anh ạ? Năm sáu lăm thiệt tình...- Đức đưa mất nhìn vợ, mỉm cười - ... Lắm lúc nhớ quá, nhưng cũng không rỏ ý cổ thế nào. Tôi viết thư ra...
        
        Chị Loan cười tiếp lời chồng:
        
        - Anh Đức viết thư hỏi em có quyết tâm vào không? Em trả lởi ngay, rồi cố cậy cục xin vảo!
        
        - Chị cũng xin đi để viết?
        
        Em làm việc ở hội nhà văn chứ có sáng tác gì đâu- Chị Loan tủm tỉm- ... Cho nên em không được tiêu chuẩn đi. Mãi ban lãnh đạo mới cho đi và cả chị Tú Hồng có chồng ở thông tấn xã Khu 5 cùng đi theo đoàn văn nghĩ sĩ...- Chị Loan hơi nhíu lông mày để cố nhớ -  Nếu em không nhầm đợt đi này do anh Lưu Hữu Phước làm trưởng đoàn, các anh Hoàng Việt, Hồ Văn Tây, Nguyễn Xuân Phong cùng mấy anh nữa. Lúc này đi đỡ khổ hơn hồi anh Đức em, nhưng vẫn leo núi, chưa có ô tô như bây giờ. Em đi đến ngày thứ mười hai thì ngã trẹo cẳng, hôm sau không nhấc nổi chân nữa... Các anh trong đoàn tính để lại, em không chịu. Không hiểu sao lúc đó em khóc dữ thế, chắc thảm lắm làm các anh không đành tâm, bàn cách thay nhau cáng em. Mất đến hai ba ngày, may quá được bác sĩ quân y trên đường vào chích thuốc xoa bóp cho. Mấy hôm sau em chống gậy lò dò đi được. Càng đi sâu vào giữa Trường Sơn, mọi người đuối sức dần, ai cũng một gùi nặng, có anh còn thêm máy quay phim, máy ảnh lếch thếch lắm cơ...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2016, 08:11:53 am »


        Nghe chị nói, tôi hình dung một đoàn người tập tễnh cõng chiếc ba lô với những "đồ nghề” ra trận. Cuộc chiến tranh của dân ta kỳ lạ thế! Ái lực nào đã hút bật những con người khỏi chỗ êm ấm, đi vào nơi chỉ mới nghe "dặm đường máu lửa"…, "xương trắng rừng xanh" đã lạnh toát sống lưng. Chắc không phải vì danh vọng. Có ai dại đi tìm hư vinh trong cái chết, không cả quyền lợi vật chất. Chính tình yêu Tổ quốc, danh dự làm người đã hút ta đi... Dáng người thanh mảnh của chị Loan, gợi tôi nhớ những cô gái Huế leo núi Kê Côi cõng gạo về nuôi bộ đội đánh giặc. Các cô gái Vân Kiều cũng ráng leo dốc Nguyễn Chí Thanh ngàn bậc, đi suốt tháng này sang tháng khác. Cuộc chiến tranh đã hút cả chức phận làm vợ, làm mẹ của những người con gái nước ta...
       
        -  Đoàn em đến địa phận gì đó... Cách Bà Rá khoảng ba ngày đường, có anh đã nhấc em quên mất...
       
        - Địa phận Quân khu 6 -  Anh Đức gợi ý.
       
        - À vâng? Đoàn em bị biệt kích đánh anh ạ! Nó bắn tùm lum. Em sợ quá. Từ bé chẳng đụng cái trò ấy bao giờ. Đoàn chạy lạc mỗi người một ngả, mãi mới thấy lại nhau. Nhiều chuyện kỳ lắm cơ, nghĩ đến tức cười. Nhưng thôi để khi khác...- Chị bỗng bật cười thành tiếng, có lẽ chợt nhớ tôi chỉ là "bạn" trên đường ra trận, biết thế nào mà hẹn.
       
        Anh Đức nói chen:
       
        - Thông tin ở B2 độ này đã khá. Cổ bị kích tôi cũng hay. Tôi đã sắm đủ các thứ. Chẳng còn mấy ngày đường mà đợi hoài. Hôm đó tôi với Anh Xuân “Dáng đứng Việt Nam” ấy mà! Hai đứa đang nằm cạnh nhau thì được tin cổ tới. Ôi chao mừng? Tôi và Xuân tức tốc nhào ra...
       
        Câu chuyện đến đây đã xóa đi khoảng cách thân sơ ban đầu. Tôi vui miệng hỏi:
       
        - Thế bao giờ anh chị tổ chức?
       
        - Độ mươi ngày sau anh ạ!- Chị Loan nhoẻn cười- Hôm ấy cơ quan hội Văn nghệ Giải phóng tổ chức liên hoan. Anh Hai Tân đứng lên tuyên bố lý do:- Chào đón đoàn Văn nghệ Trung ương vào, lễ thành hôn của hai đồng chí Anh Đức- Mộng Loan và lý do hoan nghênh đội công tác vùng sâu mới về...- Nói tới đó chị bật cười- Anh nghe cái lý do buổi lễ cưới của chúng em kỳ quá hỉ!
       
        Tôi lại nghĩ nét "kỳ lạ" ở chỗ khác kia, chứ đáng kể gì cái hình thức muôn đời ấy. Từ xưa những cặp trai gái hứa hôn mà bền vững qua thời gian đã đáng trân trọng, nhưng đều do chàng trai vượt núi băng sông đến với người thương. Hiếm thấy cô gái vượt cả ngàn cây số núi rừng, mưa lũ, bom đạn bời bời lên mặt trận để cùng người yêu trọn lời nguyền. Làm gì có tiền lệ vượt ra khói tập tục ngàn đời. Chính sự “cả gan” của cô gái lại tạo nên một nét mới đồng điệu giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu Tổ quốc. Tôi chợt nhớ lời Xi- mô- nốp "... Em hãy đợi anh về...". Ở đây người con gái Việt Nam không đợi thế mà ngược lại. Nét “kỳ lạ” là ở đấy.

        Thoáng một lúc Anh Đức như tách khỏi chúng tôi, hướng ra dải núi trước mặt bị bom Mỹ làm trơ trụi. Cánh rừng rậm rạp đầy gai góc năm xưa anh đã qua nay không thấy nữa. Có lẽ con đường nhỏ rộng thênh thang kia choán chỗ rồi. Những đoàn xe không ngụy trang nối nhau nườm nượp lao xuống phía Nam...
       
        -  Anh thấy thế nào sau thời gian đi xa trở về?
       
        Anh Đức quay lại nhìn thẳng mắt tôi. “Một dáng nhìn chân thực”. Tôi thoáng nghĩ và lắng nghe giọng trầm ấm.
       
        -  Một sự hùng vĩ lạ thường anh ạ. Thật may mắn cho dân tộc ta có con đường này, bởi không có nó chúng ta không có chiến tháng. Còn đối với tôi, thật sung sướng đã được đi qua con đường Hồ Chí Minh để tới tận cùng của đất nước, mũi Cà Mâu, Kiên Giang, Bảy Núi... Những miền đất giúp tôi sinh ra những tác phẩm và dẫn tôi tới “Hòn đất”.
       
        Tôi ngắm khuôn mặt anh hơi gầy, da hơi mét nhưng ánh mắt vui, thông tuệ và chân thật. Người ta bảo cái thần tập trung ở đấy.
       
        Xem đồng hồ đã đến lúc phải lên đường, tôi đứng dậy chào anh chị, xiết chặt tay nhau với sự nuối tiếc:
       
        - Không biết lúc nào lại gặp nhau được nhỉ?
       
        - Anh yêu văn học, tôi yêu con đường đó là cái cớ để chúng ta dễ tìm gặp...- Anh Đức lặng một chút, nhìn thẳng, mắt chúng tôi chạm nhau- Tôi nghĩ không lâu nữa đâu. Có khi lần sau sẽ ở giữa thành phố mang tên Người đấy!
       
        Tôi xiết chặt bàn tay nóng hổi của Anh Đức. Phải có tình yêu lý tưởng mạnh mẽ và cuộc "sống thật” trong chiến đấu mới vững lòng tin như thế.
       
        (Quả thực hai năm sau tôi gặp lại Anh Đức trong hội mừng giải phóng miền Nam- tháng Năm sinh nhật Bác Hồ).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2016, 08:13:40 am »


Hang Ma
       
        Mặt trời vẫn như lò lửa khổng lồ phun hơi nóng nóng xuống lèn đá vôi. Những lùm cây mọc chen sườn đồi bị xơ xác vì nóng. Cái nóng dai dẳng thêm khô khốc vì gió Lào khiến cho vỏ cây rộp lên, cành khẳng khiu, cuống lá hết cả nhựa, uể oải rơi xuống.
       
        Mặt trời đang vắt kiệt cả nước trong đá. Trên chóp hòn Phu Khao, hơi bốc ngủn ngút. Những mảng vôi hóa ở đầu núi càng trắng như mái tóc ông già.
       
        Trung đoàn trưởng Cầu đi dọc đường 23 mới mở qua hệ thống “Tam đảo", khu đá bàn, khe sỏi, "cua" bóng đèn... tới chỗ nào cũng thấy anh em chia nhau từng hớp nước, để rồi cái nóng lại vắt kiệt cả nước lẫn muối trong cơ thể họ. Lòng anh đau nhói khi nhìn những khuôn mặt trẻ măng ấy sạm lại, hai hốc mắt thâm quầng, trũng sâu. Tiếng choòng, cuốc chạm đá, tiếng rìu chặt, tiếng cây đổ hòa lẫn tiếng máy nổ rì rì, khoan đá xén xẹt... cái nhịp phách quen thuộc bỗng nhiên rời rạc lỏng chỏng. Cầu đành phải ra lệnh cho "ca" làm trưa nghỉ để giữ sức.

        Về chỉ huy sở, đôi lông mày của Cầu trắng bụi đá, díu chặt với nhau thành một vạch ngang mặt, đôi mép trễ xuống khắc khổ. Đầu anh nặng trịch vì tình hình thi công, nó đe dọa kế hoạch ngày “N” của chiến dịch tổng công kích. Không hiểu rồi đây sẽ đảo lộn đến mức nào, khi các binh đoàn kỹ thuật đã vào khu tập kết mà con đường bí mật vẫn không thông. Trong lúc đó hàng đàn máy bay địch vẫn ra sức cản phá hai trục 12 và 18. Anh thầm nguyền rủa cái khí hậu thổ tả này. Khi mà ở hệ thống đồi Phú Vát và dấy Kô Ka đã sắp sửa vắt ra nước thì ở đây cứ như lò than hầm.
       
        Hơn một tuần qua, các tổ khảo sát len lỏi đến những nơi, trước đây mấy tháng nước đầy ắp, gần lút rừng khộp, thế mà bây giờ những sợi nước như đàn trạch đã rủ nhau chui hết cả xuống gầm núi, cát sỏi trơ trỏng khô giòn trong lòng suối. Anh em khảo sát phải lần xuống những ngách đá sâu thẳm cũng chỉ gạn được độ chục gánh nước cho cả công trường. Nước khe Rào sâu và rộng mông mênh đến thế, mà nay cũng không còn một giọt. Các đại đội đã phải tăng cường số người chuyển nước uống từ sau lên cách gần hai chục ki lô mét. Quân số lao động trực tiếp tụt xuống hơn bốn mươi phần trăm. Từ các khu thi công liên tiếp điện về báo cáo số người bị ngất xỉu vì khát. Tổ đánh đá khu Bàn Cờ đã mất hai chiến sĩ vì chóng mặt, quai búa hụt, dụi đầu vào vách đá. Tổ hạ đốc Ba Thang bị mẩn đỏ khắp người, môi rộp, mắt mờ hẳn. Đội làm nền qua dốc sỏi đã phải nghỉ nửa quân số vì nghẹn thở...
       
        Nét mặt Cầu đanh lại, gân máu hai bên thái dương giật giật theo từng lời báo cáo của đồng chí trợ lý thống kê. Gần mười năm lăn lộn trên các tuyến giao thông vượt hệ thống núi đá Trường Sơn, anh chưa bao giờ gặp cái nắng khủng khiếp đến thế. Cầu nhíu cặp lông mày rậm, cắn chặt vành môi dưới, hai mắt mở to không động “giải thoát bằng cách nào?... Cụ già Khươn thợ săn. Có lẽ...  Cầu với tay cầm máy điện thoại, gọi trực ban tham mưu:
       
        - A lô! Đồng chí điện về khu hang Gấu, bảo đội 5 cho người đi đón già Khươn lên đây ngay.
       
        Đặt máy xuống, Cầu vẫn hoài nghi khả năng tìm được nguồn nước bí mật nào đó trong vùng núi đá vôi. Cầu biết rõ cán bộ chiến sĩ trong đại đội khảo Sát của trung đoàn. Họ là những con người đã nhiều năm lần mò trên đỉnh Trường Sơn, tìm được cả những tuyến đường ở địa hình hiểm hóc, thế mà cũng chẳng kiếm ra được nguồn nước thì chắc gì ông già ấy biết. Đôi mắt Cầu vẫn đăm đăm nhìn khoảng không trước mặt. ánh nắng rực rỡ oi ả như chiếc máy nén vô hình đang ép mọi vật teo dần lại, xáe ra rồi biến thành hơi. Cái nắng đến đá cũng phải nứt rời nhau mà lăn xuống, những con chồn sóc không thiết trèo cây nữa chúi đâu cả. Con chim không sức thụt cái lưỡi nhọn hoắt của nó vào giữa đôi vỏ cứng há hốc...
       
        Cái nắng chói chang giội xuống đá tóe ra vô vàn chiếc kim dài lóa mất, chớp chớp từng đóm xanh, tím đỏ bay lơ lửng thoắt trôi đi vùn vụt, túm lại với nhau thành từng mảng đen ngòm trộn với màu đỏ gât, vàng chóe, nhức nhối. Gió cũng trốn đâu hết. Chỉ có nắng trùm lên không gian.
       
        Đồng chí cán bộ tham mưu tất tả đi vào. Theo sau anh là cụ già Khươn và Sây- những người thợ săn của bản San Kao. Cầu đứng dậy nắm tay hai người, niềm nở mời ngồi. Không để tốn thời gian anh liền nhanh chóng nói cho hai người biết tình hình bộ đội thiếu nước uống, đang cản trở công việc chiến đấu, rồi hỏi:
       
        - Già Khươn và anh Sây biết ở đâu có nguồn nước?
       
        - Tui không thấy mà- ông nhăn vầng trán rộng, một lúc sau bỗng à lên một tiếng rõ to “Cán bộ ơi! Cho anh em lấy vỏ cây Ca Rinh (Cây Cam thảo rìmg, còn gọi là cây men rượu). Nó ngòn ngọt, ngậm thôi, đừng có ăn nhiều, say đấy.
       
        Già Khươn nhíu nhíu đôi lông mày rậm, đốm bạc.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM