Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:41:48 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đi xa ngoảnh lại  (Đọc 19928 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2016, 09:26:19 pm »


       Tôi không ngờ, đêm ấy lại là đêm cuối cùng anh em chứng tôi được nằm cùng nhau, nói chuyện cùng nhau!

       Sáng ra, tôi phi xe máy về Sư đoàn, anh cũng chuẩn bị bay sang Liên-xô nhận nhiệm vụ mới. Chúng tôi tạm chia tay nhau!.

       Mấy năm sau, tôi nghe tin anh bị bệnh. Bạo bệnh đã cướp anh đi!. Hôm tôi đón con trai anh là Nguyễn Quang Vinh cõng anh trên lưng, trong ba lô trở về thì không ngờ... ngày trước anh to cao như thế vậy mà bây giờ anh nằm gọn lỏn trong chiếc bình con con..., không ngờ anh đã thành tro bụi! Chú cháu tôi ôm nhau mà nước mắt tôi cứ trào ra, rơi lã chã. Thương anh quá!

       Ngày tổ chức tiễn biệt anh, các cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn về cũng nhiều, về để tiễn biệt người chỉ huy, người anh của mình! Với tôi, anh là người mẫu mực, tận tụy đối với công việc và với gia đình. Anh sống giản dị với tình cảm chân thành, độ lượng. Đến bây giờ, tôi vẫn có thể hình dung ra anh bất kể lúc nào với những nét rất đặc trưng: vầng trán cao rộng, dáng vẻ điềm tĩnh, với những câu nhận xét sâu sắc mà hóm hỉnh, với những lời mắng tôi nhẹ nhàng như những lời răn dạy. Tôi luôn kính cẩn nghiêng mình trước vong linh anh. Nhờ có những lòi răn, lời mắng của anh mà tôi đã đứng vững, đã trưởng thành.

       Anh đã đi sang “thế giới bên kia” - Thế giới mà anh và tôi từng nghe vào cái đêm trước khi anh đi nhận nhiệm vụ mới. Không biết anh có hòa nhập với cái thế giới đó nhanh hay không, thế giới đó có giống những gì tôi với anh đã từng được nghe hay không và nay mai đây, nếu đến lượt tôi sang “thế giới đó”, tôi có còn cơ hội gặp được anh hay không?

       Anh Nguyễn Ngọc Chân là người nhập ngũ cùng lứa với tôi từ năm 1965 mặc dù anh hơn tuổi tôi, rồi cùng sang Liên-xô học, cùng tốt nghiệp ở trường Không quân Crax-nô-đa. Có điều, bọn tôi học bay còn anh thì học kỹ thuật (thợ máy). Khi về nước, anh em tôi lại cùng ở Trung đoàn 921. Loanh quanh thế nào mà rồi đến khi thành lập Trung đoàn 931 thì chúng tôi lại về cùng nhau - Anh giữ cương vị Phi đội phó phụ trách công tác kỹ thuật (phi đội phó kỹ thuật) của phi đội thay vào vị trí của anh Hải khi anh Hải đi nhận nhiệm vụ khác. Tôi luôn coi anh như người bạn cùng trang lứa, luôn quý và tôn trọng anh. Anh có một đặc điểm đặc biệt là dù trời nắng hay trời mưa, đi đâu cũng chỉ để đầu trần mặc dù đầu anh hói nhẵn, chỉ còn lơ thơ vài sợi tóc. Ngắm đầu anh, tôi lại cứ liên tưởng đến đầu chú dế mèn trong truyện “Dế mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài.

       Anh thuộc loại khéo tay. Hồi ấy, trong Trung đoàn có phong trào làm giát giường bằng cây diễn rất sôi động. Cây diễn, cây mai cùng thuộc họ tre, có điều diễn và mai ít gai hơn tre, gióng dài và thẳng hơn tre, dễ pha hơn và khi trải ra thì phẳng hơn tre nhiều. Vậy là đua nhau đi mua diễn về để làm và người nào cũng phải có ít nhất là một bộ. Phải công nhận rằng, ở cái thời kỳ khó khăn ấy, có được một bộ giát giường như vậy đã là “hoành tráng “ lắm. Khi đi mua diễn, phải chọn những cây thẳng, gióng đều, không mọc ỏ gần suối, mà thời điểm mua cũng phải tính: “Tháng Chín chặt tre non làm nhà, tháng Ba chẻ tre già làm lạt!” - câu ngạn ngữ ấy có tự ngàn xưa. Về mùa Xuân - Tre hồi sức, trẻ lại, tưởng chừng già mà hóa ra non, nếu lấy loại tre đó làm giát giường thì không dùng được lâu, dễ bị mối mọt, nhanh hỏng lắm. Từ tháng Chín âm lịch về cuối năm, thòi tiết hanh hao, tre già đanh lại, bấy giờ ngả xuống dùng thì bền hơn nhiều. Cây mọc ở gần suối thì hút nhiều nước, óng ả đấy nhưng không tốt bằng cây mọc ở trên đồi. Khi mua về, pha ra, lấy đúng kích cỡ rồi tìm được cái hố nhà ai tôi vôi xong, đã dùng hết vôi rồi, lấy nước cho vào hố, ngâm diễn xuống đó một thời gian rồi mới đem lên làm giát giường thì các loại mối mọt chỉ có... khóc thét!

       Anh là người làm khá nhiều bộ giát giường, làm để dùng, làm để cho..., nghĩa là hễ cứ rỗi việc là anh lại kỳ cạch làm. ít lâu sau khi gặp anh, tôi thấy “quy trình” làm giát giường của anh khác hẳn mọi người: anh không bổ diễn tạo thành từng mảng một mà chẻ thành từng nan rồi vót, chuốt cho kỹ lưỡng rồi lấy dây dù đan níu từng nan một. Sau đó một thời gian anh lại bỏ cách ấy, chế ra máy dùi lỗ, xâu các nan lại với nhau để có độ khít hơn, khi đã trải ra là không cần đến chiếu nữa vì nó đã rất nhẵn và phẳng rồi. Anh làm cho tôi phải ngạc nhiên hết cái này đến cái khác. Cái “phát minh” cuối cùng của anh thì làm tôi phục quá: anh sắp xếp các mấu diễn của từng nan lại sao cho tạo thành những mảng sóng uốn lượn rồi tạo được cả chữ “Thọ” trên cái giát giường ấy thì thực sự phải ngưỡng mộ!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2016, 09:28:51 pm »


       Tâm sự với tôi về chuyện gia đình, anh nói:

       - Sau này về, tôi chỉ có mỗi nhiệm vụ mài dao thái phở thôi! Mài mấy con dao thái phở xong là chỉ có ngồi chơi và uống rượu chứ không phải làm việc gì khác!

       - Thế thì anh sướng nhất rồi, nhưng mà ngồi không thì cũng buồn chết! - Tôi nói với anh.

       - Chẳng việc gì phải buồn hết! - Anh cười.

       Vậy mà con người tài hoa, đầy trách nhiệm trong công việc ấy đã “ra đi”. Hình ảnh của anh bất chấp mưa gió, nắng nôi... cứ để đầu trần, hì hục chuẩn bị máy bay cho ban bay huấn luyện, cho máy bay trực chiến, rồi thức thâu đêm suốt sáng bằng mọi cách khôi phục, sửa chữa những máy bay hóng hóc để nâng tỉ lệ máy bay tốt cho Trung đoàn lên cứ in đậm trong tâm trí tôi.

       Nhớ lần tôi cùng với các anh Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Văn Giá và Nguyễn Đức Duệ đến thăm nhà anh. Vượt chặng đường gồ ghề đầy những “ổ trâu, ổ voi” trên bờ đê của dòng Lô, đến tới nhà anh thì đã gần trưa. Ngắm di ảnh anh trên ban thờ mà thương tiếc anh vô hạn. Nỗi buồn cứ xâm chiếm cõi lòng tôi với câu hỏi: tại sao những người tốt lại phải “ra đi” sớm vậy? Do định mệnh hay do cái gì nhỉ? Rồi lại luẩn quẩn với bao câu hỏi khác nữa như anh Chân với anh Tấn liệu có gặp nhau không, hoặc rồi nay mai đến lượt tôi, tôi còn có được gặp các anh không hay các anh đã sang một thế giới khác rồi?

       Nhớ thương các anh quá!...

       Một người nữa chất thêm nỗi buồn thương trong tâm khảm tôi là cô "chị nuôi” Vũ Thị Lựa. Đấy là cô “chị nuôi” nhanh nhẹn, khỏe mạnh, xốc vác, hiền hậu với tính tình vui vẻ. Những lần tôi lên thăm Trung đoàn, tôi đều đến thăm các cô “chị nuôi” - những người nuôi quân của Trung đoàn. Lần nào cô cũng hỏi tôi:

       - Bây giờ chú còn làm thơ nữa không? Cô chú và gia đình vẫn mạnh khỏe chứ ạ?

       - Vẫn làm thơ! Thơ thẩn ấy mà, túc tắc thôi cô cháu ạ! Cám ơn cháu, gia đình chú ổn cả. về đây, thấy Trung đoàn phát triển, thấy bọn cháu mạnh khỏe, xinh xắn thế này là mừng lắm rồi! - Tôi nói.

       - Ôi, chú ơi! chúng cháu già mà xấu lắm rồi!

       - Phỉ thui cái mồm! Đứa nào nói thế đấy? - Tôi vừa cười vừa nói.

       Thế mà lần sau đến thăm Trung đoàn thì nghe tin Lựa đã mất rồi.

       Chúng tôi ra nhà Lựa ở khu gia đình, thắp cho Lựa nén nhang.

       Khi cắm nhang vào bát hương, nhìn khuôn mặt của Lựa trong khung ảnh trên ban thờ mà tôi không cầm được nước mắt. Lại cứ nhớ đến những câu đối thoại ở lần chú cháu gặp nhau: “Chứng cháu già mà xấu lắm rồi!”, “Phỉ thui cái mồm!”.- Vậy là cháu không bao giờ già đi nữa, mãi mãi chững lại ở cái tuổi này mặc cho thời gian trôi đi bao lâu thì trôi, chỉ có chính các chú là ngày càng già, càng xấu di mà thôi!

       Rồi tôi lại nghe tin anh Đoàn Văn Sàn mất. Anh Sàn vốn gốc gác từ Trung đoàn 919, anh không phải là người bay nhưng ở trong tổ bay cũng cùng hoạt động trên không như chúng tôi thôi, sau “chuyển ngạch” sang làm công tác chính trị. Khi anh Trần Xuân Tùng rời khỏi Trung đoàn vào năm 1981 thì anh Đoàn Ván Sàn về thay anh Tùng. Anh lớn tuổi hơn tôi nhiều nên tôi nể trọng anh lắm, coi anh như người anh. Anh thực sự là người chân chất, sống chan hòa, cỏi mở, nhân ái và vị tha. Anh hòa nhập với cuộc Sống của Trung đoàn khá nhanh, nắm bắt tình hình trong Trung đoàn rất nhạy bén. Anh đã giúp tôi rất nhiều trong lĩnh vực làm công tác tư tưởng, động viên, khích lệ anh em toàn Trung đoàn vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ bởi chính anh là tấm gương tiêu biểu nhất. Tôi còn nhớ như in cảnh tôi đi kiểm tra các bếp ăn trong Trung đoàn vào các bữa ăn. Lần ấy, khi đến bếp ăn của cơ quan, thấy anh ngồi cùng bộ đội, trệu trạo nhai chiếc bánh bao (thời ấy gọi thứ đó là bánh bao vì trông hình thù của nó giống bánh bao thôi, chứ thực ra nó là loại bột đen nhò nhờ, hôi hôi... lại lẫn cả những con mọt gạo trong đó nữa, được nặn thành bánh rồi cho hấp hoặc luộc lên). Nó cứng đến mức “Ném chó, chó chết! Ném mèo, mèo quay!”. Có những anh đến nhà bếp lấy suất của mình, đem về phòng lẳng vào một góc, chẳng thèm ngó ngàng đến, thà nhịn còn hơn là gặm cái thứ đó. Vậy nhưng, anh Sàn vẫn ngồi điềm tĩnh nhai từng miếng “bánh bao gỗ” ấy (xin lỗi, tôi không biết gọi như thế nào cho chính xác vì nó cứng lắm). Ngắm anh cố cắn từng miếng mà tôi thấy xót và áy náy vô cùng. Khi về phòng (phòng của anh, phòng của tôi, phòng của anh Tôn, phòng của anh Tấn ở cùng dãy, nằm sát nhau), tôi sang nói với anh:

       - Anh là cán bộ Trung đoàn, là Chính ủy Trung đoàn, anh không cần đến bếp ăn đâu. Tôi sẽ nói với cậu công vụ đem suất ăn của anh về, tôi cũng mang suất của tồi về cùng ăn cho vui, anh nhé?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2016, 09:31:56 pm »


       Ý định của tôi là cùng đem suất ăn về thì tôi có thể san sẻ bớt cho anh tiêu chuẩn của tôi, nhưng anh nhìn tôi một lúc rồi nói:

       - Tớ không ngồi ăn ỏ đó cùng anh - em thì chúng nó bỏ hết, còn ra cái đếch gì nữa!

       Tôi không nói được lời nào thêm. Bằng hành động của mình, anh đã là tấm gương vượt khó cho tất cả anh em noi theo, chỉ nhìn cách cư xử của anh thôi, mọi người đã nể phục và tin theo rồi, đâu cần phải nói nhiều lời.

       Trong cuộc họp của Trung đoàn, tôi đã đem chuyện ấy ra kể trước cuộc họp như là những lời tâm sự với những người anh em trong gia đình. Sau đấy thấy tình hình biến chuyển hẳn, các bếp thi đua vói nhau trong cách chế biến các món ăn, nấu nướng sao cho ngon hơn giúp cho bộ đội ăn hết khẩu phần của mình.

       Anh cũng là người hay lần mần tìm các loại cây trái lạ lạ, hiếm hiếm về để trồng, trong số đó có cả loại đỗ mèo mà tôi đã kể ở trang trước. Một điều lạ nhất là anh chẳng bao giờ bị dĩn (muỗi mắt) đốt cả. Đất Yên Bái thì nhiều dĩn vô kể. Cái loài “muỗi mắt” ấy đào ỏ đâu ra sao mà lắm! Cái lũ ấy hay “chơi” vào vành tai và các chỗ quần áo không che kín lắm. Mấy anh em có ngồi với nhau, anh thì chẳng sao chứ tôi thì chỗ hai ông chân nơi quần không che kín thì chúng bâu vào kín mít trông như là miếng bánh đa vừng. Lấy tay đập một cái thì thấy hàng mấy chục con đã hút căng máu tự bao giờ. Anh nhìn rồi cười:

       - Sao tớ chẳng bị gì cả?

       - Chắc kiếp trước tôi có nợ máu nên kiếp này bọn chúng đòi, anh ạ! - Tôi trả lời.

       - Biết thế đếch nào được! - Anh tủm tỉm.

       Anh rất hay nói: “Biết thế đếch nào được!” - “Biết thế đếch nào được” gần như là câu cửa miệng của anh - cái câu mang rất nhiều hàm ý ấy lắm lúc tôi cũng trêu lại anh và anh chỉ cười mà thôi.

       Tôi đã về quê anh, về nhà anh ngồi uống rượu với những người dân ở quê anh, ngắm hồ nước ở quê anh trông giống bàn tay xòe ra với năm ngón tay chỉ về năm hướng. Người dân ở các làng quê đâu cũng chân chất, mộc mạc như nhau. Tôi vốn xuất thân từ thằng bé chăn bò nên hợp với cảnh ngộ ấy lắm. Tối tối, ba anh em chúng tôi: tôi, anh Sàn và anh Tấn hay ngồi với nhau hàn huyên rồi bàn chuyện công việc sẽ triển khai vào hôm sau và ngày tới. Anh hay mang quà về cho tôi như người anh đi đâu cũng nhớ đến thằng em vậy: khi thì miếng mít, khi thì khúc mía... Mà ăn mít, nhất là mít mật thì đã có giai thoại “phụp phù” rồi. Khoản ăn mía thì tôi ăn nhanh hơn anh ấy nhiều: tôi dùng răng tước vỏ, nghe “đốp” một cái là tôi đã cắn được một khẩu, nghe “xịt” là tôi đã nhai hít hết nước, nhả bã luôn. Anh thấy vậy thì bảo tôi:

       - Cậu làm thế đếch nào mà ăn nhanh thế? Chỉ nghe thấy mấy tiếng “đốp”, “xịt”... quay lại là đã thấy hết cả cây mía rồi, ăn như voi ăn không bằng!

       - Thì răng tôi khỏe hơn răng anh, với lại không chén nhanh thì để anh chén hết à!

       - Biết thế đếch nào được! - Anh cười.

       Và cũng từ bấy giờ trở di, anh hay gọi tôi bằng cái biệt danh “đốp, xịt”. Ngày anh bị tai biến vì huyết áp cao, chứng tôi đến thăm anh. Anh nằm bất động trên giường với dáng rất mệt mỏi. Thấy có khách, anh gượng ngồi dậy nhưng trông “lơ mơ” lắm. Chị Tặng (chị Kiều Thị Tặng) - vợ anh vừa đỡ anh vừa hỏi:

       - Ông có còn nhận ra ai đây không?

       - Cái lão “đốp, xịt” này thì làm gì mà chẳng nhận ra - Anh vừa nói một cách khó nhọc, vừa cười với cái cười méo mó của người bị tai biến.

       Sau đấy, tôi còn ghé thăm anh được một lần nữa, thòi gian không lâu sau thì nghe tin anh mất. Chúng tôi đến viếng, thắp cho anh nén nhang vĩnh biệt anh. Tôi buồn bã vô cùng, nghĩ thương đến hoàn cảnh của anh. Nhà cửa thì vẫn còn chưa ra đâu vào đâu. Mới cào được mặt bằng ở miếng đất bên cạnh với dự định xây cán nhà cho ra hồn thì anh đã đổ bệnh, vào nằm viện và rồi “ra đi”. Tôi đứng nhìn miếng đất trống trải phía bên cạnh nơi anh định làm nhà mà thấy nghẹn ngào. “Chắc hẳn anh ra đi cũng chẳng được thanh thản!” - ý nghĩ ấy cứ day dứt mãi trong tôi và nó cũng như một câu hỏi đọng lại mãi mà không tìm được câu trả lời.

       Vậy là trong Ban chỉ huy Trung đoàn cũ của tôi đã có hai người rời bỏ đồng đội về nơi vĩnh hằng, để lại bao sự tiếc thương, buồn nhớ. Các anh đi như đã trả xong món nợ. Chẳng hề muốn quay lại cảnh đời thường.

       Thôi, cũng là cái lẽ xoay vần của tạo hóa, của cái vòng sinh tử! Khi tôi viết những dòng này, tôi lại nghĩ, có thể lúc này ở “thế giới bên kia”, anh với anh Nguyễn Quang Tấn lại đang ngồi với nhau, trước mặt hai anh là những miếng mít, miếng dứa, những khúc mía... và hai anh cũng đang “phụp, phù”, “đốp, xịt” cũng nên, mà rồi, anh Tấn lại trêu anh về vấn đề gì đó để rồi anh lại cười cười:

       - Biết thế đếch nào được!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2016, 09:09:46 am »


       Những năm về sau này, khi tôi đã rời khỏi Trung đoàn, Trung đoàn vẫn có những tổn thất, vẫn có những vấp váp trên bước đường mình đi. Với một đơn vị bay, luôn luôn phải phấn đấu để làm sao đảm bảo được an toàn tuyệt đối trong các hoạt động bay, nhưng đấy là chỉ tiêu để phấn đấu, chứ thực chất thì hầu như ở đâu đó vẫn có những sự việc xảy ra, lắm lúc thật bất ngờ, thật trớ trêu và Trung đoàn của tôi cũng không được tính trong diện ngoại lệ. Năm 1996 thi “mất” phi công Lê Văn Dũng, năm 2004 thì “mất” phi công Nguyễn Văn Thái hồi giữa năm và phi công Phạm Thanh Tùng hồi cuối năm, năm 2009 thì “mất” hai phi công Nguyễn Văn Vinh A và Đặng Hồng Vinh B. “Chẳng ai nắm tay được từ sáng đến tối” - người xưa đã tổng kết như thế. Có điều, với một Trung đoàn bay, càng hạn chế được tổn thất, mất mát bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu, nhất là với đội ngũ phi công - những người trong những thành phần được đào tạo đặc biệt, tốn rất nhiều công sức, của cải mới có được. Có câu: “Phi công nặng bao nhiêu thì giá bằng đúng cân nặng của vàng bấy nhiêu!”. Mọi sự so sánh đều khập khiễng! Con người là vô giá, nhưng có lẽ, sự so sánh kia chỉ mang tính hình tượng, ước lệ mà thôi, có thể xét nó với một khía cạnh nào đó thì được. Để “tìm” cho ra một phi công đã thấy hiếm. Hồi tôi được khám tuyển, cả trường cấp Ba của tôi có khoảng 300 học trò, nhưng chỉ chọn ra được 19 người để đi khám. Qua các đợt “sàng lọc” thì chỉ còn có 2 người trúng tuyển, trong đó có tôi. Một anh vướng “vấn đề lí lịch” nên không được gọi nhập ngũ. Vậy là cả trường với khoảng 300 học sinh có mỗi mình tôi đi học bay để trở thành phi công. Đi cùng tôi sang bên liên Xô và gộp hai đoàn học bay vào làm một thì có hơn 100 học viên bay. Đến khi kết thúc khóa học bay lần một (trên loại máy bay phản lực “sơ cấp” L-29) thì chỉ “trụ” được có một nửa. Rồi trong số ấy lại chọn được có 24 anh em chúng tôi bay lên loại Mig-21 và rồi vẫn bị rớt mất 3 anh, còn 21 anh em. Sơ so về số lượng là như vậy, nhưng để đào tạo được một phi công, riêng tính số dầu bay cho những chuyến bay, giờ bay thôi đã là tốn kém lắm. Này nhé, nếu tính bình quân khi cất cánh với một chuyến bay thông thường trên MiG-21 không đeo thừng dầu phụ thì trên máy bay phải tra nạp 2700 lít dầu, phải tiêu thụ cho đến khi về hạ cánh dầu còn ít hơn 700 lít (vì nếu dầu liệu lớn hơn thì sẽ ảnh hưởng đến độ bền của hệ thống càng của máy bay). Mỗi chuyến bay bình quân 30 phút. Muốn có 1 giờ bay tích lũy là phải bay 2 chuyến bay. Một phi công có 1000 giờ bay tức là phải bay 2000 chuyến bay, mỗi chuyến bay bình quân mất 2000 lít dầu. Vậy là để có 1000 giờ bay thì ít nhất chàng phi công kia phải “xài” 4000000 lít dầu. Ta thử nhân sốlượng dầu ấy với cái giá dầu bây giờ thì đủ biết đã là bao nhiêu tiền rồi, không kể đến các khoản chi tiêu khác nữa như hao mòn máy móc, các khí tài các đài trạm, các thành phần bảo đảm cho từng chuyến bay, rồi nuôi ăn cho phi công, cho các thành phần ấy, rồi tiền lương, tiền phụ cấp, “trăm thứ bà rằn” khác nữa... Nếu để trở thành một phi công chiến đấu thì lại còn tốn kém hơn nhiều. Vì vậy, khi nghe tin mất một phi công, tôi lại đau xót không sao tả nổi.

       Năm gần đây thì lại có sự mất mát đến vô lí.

       Việc ấy xảy ra với anh Hoàng Văn Định. Anh là người đi học bay cùng đoàn học viên bay ở Ba-Lan, sau về nước bay chuyển loại sang MiG-21. Trước khi về nghỉ hưu, anh từng giữ chức vụ Trung đoàn phó.

       Anh là người ham thể thao, thích hoạt động... Khi chơi bóng rổ, anh có cổ tay khá dẻo, động tác ‘lên rổ” của anh khá đẹp mắt và khá chuẩn...

       Một chiều, anh ra sân chơi cầu lông như mọi chiều khác. Ai ngờ đấy lại là buổi chiều cuối cùng. Khi anh rời sân ra ngoài ngồi nghỉ thì anh từ từ gục xuống. Chở anh đi viện cấp cứu nhưng anh không hồi tỉnh mà ra đi vĩnh viễn. Sao cái chết lại nhẹ nhàng đến như vậy được nhi? Tôi nhận được tin mà cứ bàng hoàng, không thể tin vào tai mình, cứ phải hỏi đi hỏi lại mãi. Anh là Hội trưởng Hội “Cựu quân nhân” của Trung đoàn thuộc khu vực từ phía Phú Thọ trở lên, tôi thì chịu trách nhiệm tập họp các “Cựu quân nhân” của Trung đoàn ở khu vực Hà Nội. Hội của anh hoạt động sôi nổi và đều đặn hơn phía tôi phụ trách nhiều. Thế là tôi lại mất thêm một đồng đội, một cán bộ Trung đoàn, một phi công MiG- 21 nữa! Thật buồn làm sao! vẫn biết quy luật có sinh ắt có tử, nhưng mà những sự “ra đi” đột ngột thế này làm cho những người ở lại dễ bị đứng tim lắm!

       Nhóm “Cựu quân nhân” ở khu vực Hà Nội lên thắp nhang viếng anh mà thương tiếc anh vô hạn, buồn bã vô hạn...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2016, 09:12:09 am »


       Rồi lại đến chuyện của anh Tăng Nguyên Ân. Anh từng giữ chức Trung đoàn trưởng của Trung đoàn. Anh “ra đi” cũng rất vô lí. Anh “bị” trong một vụ tai nạn giao thông khi đi xe máy từ quê anh lên Hà Nội. Chúng tôi tổ chức đến viếng anh Ân mà vẫn không tin là anh đã mất. cả hai anh: anh Định và anh Ân “đi” quá nhanh, các anh chẳng dặn dò gì cho người ỏ lại... Tuy các anh đã về hưu, nhưng còn lâu mới đến cái tuổi “Thất thập cổ lai hy”. Các anh vẫn còn trẻ, còn sung sức lắm!

       Anh Lôi Đình Tiến là người dân tộc Tày. Tôi biết anh từ hồi còn đi học ở Học viện Không quân Ga-ga- rin. Anh học ở hệ đảm bảo hậu cần còn tôi học ở hệ chỉ huy tham mưu. Khi về nhận công tác thì tôi với anh lại gặp nhau trên đất Kép. Tôi ở Trung đoàn còn anh ở Tiểu đoàn đảm bảo hậu cần (ta thường gọi là Tiểu đoàn căn cứ). Anh có “cái tật” là khi có tí rượu vào là rất hay bị ngã xe máy. Thoạt đầu thì tôi không để ý đến chuyện ấy đâu, có một lần, khi gặp nhau, giơ tay ra bắt thì anh ấy lại giơ tay trái ra, còn tay phải thì buông thõng. Tôi “cà khịa”:

        - Anh em với nhau mà sao lại bắt tay nhau bằng tay trái thế? Có gì “giữ miếng” à?

        - Không phải đâu, “miếng miếc” gì đâu mà giữ! Tớ vừa bị ngã xe đấy! - Câu sau thì anh ghé tai tôi nói nhỏ.

       Một thời gian ngắn sau, lúc gặp anh, khi bắt tay, lại thấy cánh tay trái của anh thõng xuống. Tôi chỉ vào tay trái của anh, hỏi nhỏ:

        - Sao thế?

        - Đổ xe!

        - Trời đất ơi! Lần thì ngã xe, lần thì đổ xe. Rồi sẽ còn trò gì nữa, hả ông Lôi?

       Đã có lần anh lai một anh bạn bằng xe máy đến một nhà quen uống rượu, tới khi về chẳng hiểu anh tránh xe ô-tô thế nào mà cả hai anh “phi” thẳng xuống ao. ‘Tiếp nước” xong là hai anh bơi lấy bơi để. Tìm cách thoát hiểm mà! Đám trẻ con chăn bò đứng trên bò thấy vậy thì hét to:

        - Các chú ơi! Không phải bơi đâu vì nước nông lắm!

       Hai chú nghe thấy vậy thì đứng lên. Bấy giờ nước chỉ ngập quả thắt lưng một tí. Lội lên bờ xong thì hai chú mới chợt nhớ đến chiếc xe. Nhìn xuống ao thì chiếc xe chỉ còn mỗi chiếc ghi-đông là hơi nhô lên mặt nước một tí, còn đâu là chìm nghỉm hết. Hai chú liền mượn thừng, buộc thành vòng rồi giống hệt như bọn cao-bồi miền Tây nước Mỹ, quăng dây thừng vào ghi-đông xe, hò hét nhau kéo xe lên. Lôi được chiểc xe lên bờ là thi nhau đạp cho nổ máy nhưng chiểc xe vẫn trơ ra, không nhúc nhích. Bấy giờ mới lại nhớ ra rằng nước đã vào chế hòa khí, vào cả bình xăng nữa cũng nên, đành dựa xe vào gốc tre, tìm cách xin cứu hộ, cứu viện. Thế là, một chiếc Minsk cùng một chiểc MZ lao đến nơi lâm nạn tìm mọi cách “tải” được người và xe về.

       Vài tuần sau khi cái “sự cố” ấy xảy ra, tôi gặp anh, trêu anh về chuyện ấy và hỏi xem tay chân anh bây giờ thế nào. Anh cười cười tìm cách lảng chuyện:

        - Này, trưa nay có rỗi không, ra nhà tớ uống rượu nhé! Tó có cái ao thả đến một nghìn con cá mè, khi kéo vó không cẩn thận, chúng nhảy là có khi bị đâm mù mắt đấy!

        - Nghe ấn tượng quá! Vậy trưa nay tôi đến!

       Nhà anh ở không xa khu vực doanh trại lắm nên buổi gần trưa tôi phóng xe máy đến. Anh đón tôi hào hứng lắm. Uống được vài tuần nước thì anh gọi thằng con anh:

        - Dương đâu?

        - Dạ!

        - Lên đây bố bảo!

        - Bố bảo gì ạ? - Thằng bé xuất hiện rất nhanh ngoài cửa.

        - Thực hiện “Nghị quyết sáu lăm!”

       Tôi còn đang ngơ ngác chưa biết cái “Nghị quyết sáu lăm” của bố con ông Lôi Đình Tiến này là thế nào thì đã thấy thằng bé cắp chiếc vỏ chai 65 vào nách và hỏi:

        - Vẫn chỗ cũ hả bố?

        - Vẫn chỗ cũ!

       Các câu hỏi và câu trả lời đúng là khẩu khí con nhà lính: ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2016, 09:14:14 am »

       Thằng bé chạy vù đi và tôi cũng hiểu được ngay cái gọi là “Nghị quyết sáu lăm” của bố con anh qua những câu thoại ngắn ngủi cùng hành động của thằng bé. Bây giờ là đến lượt anh em chúng tôi vác vó ra ao kéo cá. “Ao” nhà anh rộng hơn cái hố bom một tí, quả thực là có đến một nghìn con cá mè thật vì thấy chúng nhảy loạn xạ kín cả mặt nước. Khi kéo mẻ lưới lên, anh cười cười nói với tôi:

        - Ông thấy ghê chưa? Chỉ cần một mẻ thôi là anh em mình “chiến đấu” phải biết!

        - Với cái loại này khi chén thi phải cẩn thận không xương nó đâm tòe mồm mình ra mất vì có khác gì nhai đám xương rồng đâu!- Tôi vừa nói vừa liếc đám mè ranh, ái ngại.

        - Không sao, rán giòn lên là đâu vào đấy cả mà!

       Chẳng mấy chốc là bữa chén của chúng tôi đã được chuẩn bị xong. Những chú cá mè to cỡ hơn ngón tay được rán giòn, vàng ướm... chất đầy một đĩa tây to, cạnh đấy là bát nước mắm ớt chanh hấp dẫn. Anh đon đả:

        - Nào, ngồi đi! Ta “kin lẩu” thôi (uống rượu thôi). Hôm nay thực hiện “Nghị quyết sáu lăm” nhé!

        - Thực hiện thì thực hiện thôi! - Tôi trả lời.

       Cái bữa ấy để lại ấn tượng sâu đậm mãi đến tận sau này, mỗi khi anh em chúng tôi gặp nhau chúng tôi vẫn cứ nhắc đi nhắc lại.

       Rồi từ sân bay Kép, tôi được điều về Trung đoàn ở Đồi Cọ. Loanh quanh thế nào tôi và anh lại gặp nhau ở đất Yên Bái ấy. Anh cũng về Tiểu đoàn căn cứ (Tiểu đoàn bảo đảm hậu cần) ở phía ngoài khu vực Đồi Cọ một chút. Khi gặp nhau, tôi bắt tay anh và hỏi:

        - Còn ngã xe hay đổ xe nữa không?

        - Thôi rồi, thôi rồi!

        - Vậy còn “Nghị quyết sáu lăm”?

        - Thì vẫn! Trưa nay nhé! - Anh sởi lởi.

       Tiểu đoàn căn cứ lúc thì không trực thuộc Trung đoàn, một giai đoạn lại trực thuộc Trung đoàn, nhưng tôi và anh Tiến thì vốn đã biết nhau, hiểu nhau nên dù đơn vị anh có trực thuộc hay không trực thuộc, chúng tôi vẫn hiệp đồng với nhau trong công việc ăn ý lắm. Khi anh ở Tiểu đoàn, cũng có giai thoại là anh bắt cậu công vụ của Tiểu đoàn học thuộc hơn chục loại “mật lệnh”, ví dụ như nháy mắt trái thì nghĩa là gì, khi nháy mắt phải thì nghĩa là gì, rồi nhún vai trái, vai phải, nhếch mép trái, mép phải... mỗi thứ đều có một ý nghĩa nào đấy. Anh đem điều ấy “khoe” với tôi. Tôi cảnh giác:

        - Không cẩn thận có ngày cậu ấy quên một điều nào đó chẳng hạn, anh đang ngồi họp mà cậu ấy vào hỏi trước mặt mọi người thì buồn cười lắm!

        - Không sao đâu! Nó thuộc lòng mà!

       Cái điều tôi cảnh báo với anh đúng là đã xảy ra thật. Nhiều việc, nhiều thứ thế thì có lúc phải quên chứ. Mà quên thì phải hỏi chứ. Vậy là hỏi thôi. Đúng là có lần cậu công vụ vào hẳn trong cuộc họp hỏi anh thật. Anh vừa bực vừa buồn cười. Không thể đổ hết lỗi cho cậu ấy được. Dầu sao cũng là sản phẩm của anh mà. Hôm anh kể với tôi về cái “vụ việc” ấy xảy ra trong khi anh đang họp ở hội trường thế nào, cả hai chúng tôi cười đến chảy nước mắt nước mũi. Ôi ông Lôi ơi là ông Lôi!...

       Anh thuộc dạng uống rượu khỏe, từng được mang danh Can Bình Tiến (thay vào Lôi Đình là Can và Bình) cơ mà. Tôi nhớ, có lần giữa mùa hè nóng bức thế mà anh lôi tôi đi uống rượu với “mồi nhắm” là... mít giai! về nhà nóng tới mức như bị phát rồ, đêm không sao ngủ nổi. Cứ một lúc là tôi lại xách xô ra giếng múc nước lên dội vào người cho “nguội”. Anh thi thoảng lại quay điện thoại vào hỏi tôi:

        - Ông ngủ chưa?

        - Chưa!

        - Ông thế nào?

        - Cũng chưa!

        - Nóng quá!

        - Đúng, nóng quá không ngủ được!

        - Tôi vừa ra giếng dội nước xong!

        - Thì tôi cũng vậy!

       Đứng là chả cái dại nào bằng cái dại nào! Thế mà bẵng đi một giai đoạn, khi tôi gặp lại anh, mời anh đi uống rượu thì anh lắc đầu:

        - Bây giờ thì chịu rồi!

        Nhìn thần sắc của anh, tôi ái ngại quá. Mới từng ấy năm cách xa nhau đến giờ gặp lại mà sao anh rệu rã đến thế! Một thời gian sau thì nghe tin anh “ra đi”. Tôi cứ bần thần cả người. Nghĩ mà thương anh rồi lại nghĩ đến những người khác, nghĩ đến mình... Cuộc sống này nhiều điều bất ngờ quá. Lúc viết những dòng này, tôi lại như nghe được tiếng anh ngay bên tai tôi:

        - Nghĩ gì mà thần mặt ra thế? “Kin lẩu” thôi vớ! Thực hiện “Nghị quyết sáu lăm” nhé!...

       Tôi bỗng thấy nghèn nghẹn trong lòng và cay cay nơi khóe mắt.

       Rồi đến một ngày nào đó, anh em tôi cũng sẽ lần lượt “đi” theo các anh mà thôi. Không biết thế nào mà tôi vẫn cứ tin ở cái thuyết luân hồi! Rồi ở đâu đó, ngày nào đó chứng tôi sẽ lại gặp lại nhau, lại cùng nhau bay trong đội hình, lại cùng ngồi “kin lẩu”, lại cùng nhau ôn lại những kỷ niệm xa xưa của một thời không dễ gì quên!...
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Tám, 2016, 09:21:00 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2016, 09:20:32 am »

        
Thay cho lời kết

       Thoắt cái thế mà tôi đã rời khỏi Trung đoàn đến mấy chục năm rồi. Mới biết, thời gian trôi đi ghê thật. Còn nhớ, một lần về thăm Trung đoàn, có mấy anh chị em đến gặp tôi, nói:

        - Các anh thì đi khỏi Trung đoàn hết cả, chỉ bọn chúng em là còn ở lại, gắn bó với Trung đoàn thôi, chúng em phải được phần thưởng gì chứ nhỉ?

        - Cứ yên tâm đi! Khi nào chuẩn bị về với “ông bà ông vải” thì tớ sẽ đề nghị với Trung đoàn cho mỗi đứa một cỗ áo quan bằng gỗ ràng ràng mít! - Tôi vừa cười vừa trả lòi.

       Thế là tất cả quây lấy tôi, đấm tôi thùm thụp!

       Cái cỗ ràng ràng mít tôi nói ở đây nó có tích gắn với một thời, ấy là ở cái thời khốn khó, nhà ai có “cha già mẹ héo” mà chuẩn bị trước cho các cụ được bộ hậu sự bằng gỗ ràng ràng mít là ghê lắm rồi, thường thì chỉ bằng gỗ trám mà thôi!

       Tình cảm của các cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên của Trung đoàn là như vậy đấy, làm sao mà không quý, không thương Trung đoàn được kia chứ. Nghĩ lại thì cũng thấy đúng thật. Số những thành phần cũ của Trung đoàn còn lại “bám trụ” xây dựng cơ ngơi của mình còn không nhiều: quanh khu Đồi Cọ chỉ có gia đình anh Nguyễn Xuân Dương, gia đình anh Nguyễn Văn Ban... Ngoài khu đầu Bắc sân bay thì có gia đình các anh Lê Xuân Từ, Nguyễn Văn Dựng, Nguyễn Xuân Hạnh..., khu Đại đội định kỳ thì có gia đình anh Tô Văn Tụ, gia đình anh Nguyễn Huy Hàm, gia đình anh Tam..., khu vực “cây Ba” (khu cây số 3) thì có gia đình các anh Đoàn Văn Sàn, Nguyễn Đắc Khái, Nguyễn Danh Điểm và một số ít ỏ khu gia đình bây giờ như gia đình anh Nguyễn Văn Hạnh, gia đình cô “chị nuôi” Nguyễn Thị Chính, gia đình anh Lê Văn Thân... Những người gắn bó chí cốt với Trung đoàn từ những ngày đầu thành lập, chuyển rời muộn nhất là gia đình anh Võ Ngọc Thấu, rồi đến gia đình cô “chị nuôi” Ma Thị Dung đều đã về Phú Thọ cả... Tôi rất muốn mời mọi người về thăm Trung đoàn của tôi để cùng chia sẻ mọi nỗi vui buồn cùng Trung đoàn. Tôi đã viết bài “Về Trung đoàn với anh, em nhé!”. Xin được trích lại ỏ đây:

                              Trung đoàn anh đóng quân nơi ấy
                              Có sông Hồng như dải lụa chảy qua
                              Và đường băng như chiếc trâm ngà
                              Cài trên đầu rừng xanh bát ngát
                              Cọ xòe tay vẫy chào, múa hát
                              Hương quế nồng say, man mác,... bồi hồi...
                              Mùi táo Mèo quyến rũ, đọng mãi đầu môi...
                              Bưởi Cát Lem đậm đà vị ngọt

                              Về Trung đoàn
                              Em sẽ ngẩn ngơ giữa tiếng chim lảnh lót
                              Sẽ sững sờ trước màu sắc muôn hoa
                              Anh sẽ đưa em thăm thắng cảnh Thác Bà
                              Qua Yên Bình, về Nam Cường, lên Cổ Phúc
                              Thăm thành phố rộn ràng, đông đúc
                              Ngược phía Ầu Lâu
                              Vượt những nhịp cầu
                              Ngang sông Hồng, sang Nghĩa Lộ
                              Anh sẽ đưa em lên Bắc Hà
                              uống rượu ngô, ăn thắng cố
                              Nghe tiếng sáo, tiếng khèn gọi bạn... lả lơi

                              Về Trung đoàn
                              Ngắm những đôi cánh MiG tung hoành
                              ngang dọc giữa trời
                              Luôn sẵn sàng giữ yên vui Đất Mẹ
                              Các bạn anh - những chàng lính trẻ
                              Sôi nổi, hồn nhiên,... càng lắng đậm tình người

                              Dù anh bay khắp bốn phương trời
                              Anh vẫn mang theo dáng hình em nhỏ bé
                              Về Trung đoàn với anh, em nhé!
                              Anh ngóng trông, thao thiết đợi em về!


       Có lẽ lời mời đó và nỗi chờ đợi đó không phải chỉ có riêng tôi mà là của nhiều người trong Trung đoàn. Người miền ngược luôn quý khách và Trung đoàn Không quân 931 của tôi cũng không nằm ngoài cái lệ ấy. Mời các bạn khắc đến, khắc biết!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2016, 09:24:51 am »

       Thoắt đấy mà Trung đoàn cũng đã được 35 năm kể từ ngày thành lập. Với một đời người thì đây đang là cái tuổi sung mãn nhất, phát triển nhất về mọi mặt. Trung đoàn cũng vậy. Đồi Cọ bây giờ đã thưa thớt cọ, những ngôi nhà lợp mái lá cọ như xưa kia hầu như không còn nữa và Trung đoàn đã ra nơi ở mới từ lâu. Nhiều phi công của Trung đoàn đã được đi chuyển loại sang loại máy bay mới hiện đại hơn, tính năng ưu việt hơn. Nhiều lớp cán bộ của Trung đoàn đã được bổ nhiệm vào những cương vị mới, đảm nhận chức vụ mới, chức trách mới, cấp bậc mới... Nhiều người đã trở thành những tướng lĩnh trong quân đội như các anh Trần Văn Thi, Trần Văn Thanh, Đỗ Minh Tuấn, Nguyễn Kim Sơn, Bùi Văn Tâm..., nhiều người từng giữ những chức vụ với những trọng trách lớn như Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Giám đốc, Phó Giám đốc Học viện Phòng không - Không quân và những chức vị quan trọng khác của Bộ Quốc phòng, của Quân chủng... Nhà nước cũng đã truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho các phi công Nguyễn Văn Vinh A, Đặng Hồng Vinh B. Nhiều gia đình cũng đã chuyển về xuôi hoặc đi các vùng miền khác nhau trong cả nước. Trung đoàn đã trưởng thành, đã phát triển nhưng không phải không có những cơn sóng gió, những bước thăng trầm trong chặng đường trưởng thành của mình. Tôi vẫn cứ nghe phong thanh về chuyện Trung đoàn có còn tồn tại nữa hay không, hay là phải giải thể. Xóa phiên hiệu một đơn vị thì không khó, nhưng để thành lập được một đơn vị, nhất là lại là một đơn vị bay và giữ cho được cái truyền thống của nó thì không dễ tí nào. Tôi cứ luyến tiếc cho Trung đoàn Không quân tiêm kích 925 - một Trung đoàn tuy mới hoạt động được hơn 10 năm tính từ ngày thành lập (1968 - 1979) nhưng đã có bề dày thành tích: đã từng có cả trăm trận không chiến, đã từng bắn hạ cả chục máy bay Mỹ trong cuộc chiến tranh chống Không quân Mỹ đánh phá miền Bắc Việt Nam, đã từng xây dựng “cơ ngơi” ở khu vực Đồi Cọ này cả chục năm trời bị giải thể quá sớm. Quy luật của cuộc sống không có gì là bất biến cả. Nay có thể sáp nhập đơn vị này, mai lại tách đơn vị kia ra cũng là chuyện bình thường. Tôi cứ nhớ đến câu của Gơt (Johann Wolfgang von Goethe (1749 - 1832) được coi là một trong những vĩ nhân trong nền văn chương thế giới. Ông là một nhà thơ, nhà viết kịch, tiểu thuyết gia, nhà văn, nhà khoa học, họa sĩ của Đức. Do đó ông là một trong số ít những người được xem là nhà thông thái) đã nói: “Mọi lí thuyết đều màu xám. Chỉ có cây đời mãi mãi xanh!”. Trung đoàn 931 của tôi dù thế nào đi chăng nữa, còn tồn tại hay sẽ không còn nằm trong biên chế của Sư đoàn, phải giải thể... thì danh hiệu của nó vẫn luôn sáng chói trong lòng mọi người. Con người theo năm tháng khắc sẽ phải già đi, rồi sẽ có lúc cũng trong tình trạng nhớ nhớ, quên quên nhưng tình cảm của mọi người đối với Trung đoàn 931 thì vẫn nguyên vẹn như thuở ban đầu. Những cánh bay của Trung đoàn vẫn vẫy vùng, tung hoành giữa trời cao và bầu trời Hoàng Liên Sơn, bầu trời miền Tây Bắc của Tổ quốc này vẫn coi đó như một phần máu thịt của mình, không thể thiếu vắng được. Tôi luôn thấy vang vọng trong tôi khúc hát: “Hoàng Liên Sơn ơi, hôm nay ta lại về! Mang đôi cánh bạc gìn giữ đất quê. Nghe âm vang bao lời thôi thúc. Nghe âm vang muôn lời trống giục. Thề giữ quê hương và gìn giữ đất tròi!...”.

       Mảnh đất Hoàng liên Sơn và vùng trời Tây Bắc của Tổ quốc luôn luôn và mãi mãi vẫn cần đến những người lính canh trời - những dũng sĩ trên không với những đôi cánh bạc để bảo vệ và giữ gìn sự trong lành, sự yên bình của mình!

Lời bạt

       Cứ giả sử rằng, tôi là một người đọc không quen biết tác giả cuốn sách này và tác giả không dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít để kể chuyện thì tôi coi đây là một cán bộ cấp Trung đoàn mà chắc phải là cán bộ chính trị, một người có năng khiếu văn chương chẳng kém gì người viết văn chuyên nghiệp. Nhưng rất may, tôi đã là người bạn, đồng chí, đồng nghiệp của anh từ gần 50 năm nay.

       Tôi định nói dài dòng một chút về tác giả, nhưng có lẽ xin được nói ngắn gọn thế này: Nếu bạn muốn hiểu về tác giả, chỉ cần bạn đọc cuốn sách “Tôi từng là phi công tiêm kích” và cuốn sách nậy: “Đi xa ngoảnh lại” và bạn cũng đồng ý với tôi rằng: “Văn là người” thì bạn sẽ hiểu Nguyễn Công Huy là ai.
Riêng tôi, nếu nói về Huy thì chỉ xin được nói bằng lời ngắn gọn: Đó là một người “chăm học, chăm làm” và thấm đẫm tình người đến mức... khó tin!.

       Nhân đây xin tặng Huy và Trung đoàn Đồi Cọ mấy câu "văn vần - vui vui” sau:


“ĐI XA NGOẢNH LẠI’ “ngon” ghê!
Loay hoay tìm mãi chẳng chê chỗ nào
Bạn tôi tay viết đã cao
Người viết “Văn tế” khác nào... “Nguyễn Du”
Đồi Cọ rừng núi âm u
Smh ra lắm kẻ... “phụp, phù” quái chiêu
“Đốp, xịt”... ăn thế cũng nhiều
“Biết thế đếch nào được” những điều mai sau?
Chút tình chia sẻ cùng nhau!

HÀ QUANG HƯNG      
HẾT
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM