Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:46:52 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đi xa ngoảnh lại  (Đọc 19938 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2016, 08:39:45 am »


       Với Trung đoàn cũng như với tất cả các đơn vị của các Sư đoàn bay, những kinh nghiệm về xử lí các tình huống bất trắc đối với nắp buông lái như của Mai Văn Minh, Vũ Đức Hội chính là những bài học quý giá của các phi công góp phần bảo đảm an toàn bay ngày càng vững chắc hơn.

       Sau này, tôi biết, còn có một phi công cũng đã từng cứu được máy bay trong ban bay huấn luyện kết hợp với bay nhiệm vụ (bay thử máy bay). Đấy là vào một ngày cuối tháng 9 năm 2004, phi công Bùi Thiên Thau bay thử máy bay sau định kỳ 12 tháng.

       Sau khi hoàn tất mọi nội dung của chuyên bay thử xong, Thau về lập hàng tuyến hạ cánh. Khi lao xuống hạ cánh, đến độ cao khoảng 150 mét cách đầu đường băng thì kíp chỉ huy bay phát hiện một chiếc càng bên phải ở trong trạng thái không bình thường liền ra khẩu lệnh cho Thau tăng cửa dầu, bay lại. Tôi đã gặp Bùi Thiên Thau và được nghe anh kể:

        - Ngày ấy là ngày 21 tháng 9 năm 2004, tôi nhận được lệnh chuẩn bị để bay thử máy bay 5266 sau khi định kỳ 12 tháng. Chuyến bay thử tiến hành suôn sẻ, tôi bay về hạ cánh. Gần tiếp cận đầu đường băng thì trong tai nghe của tôi vang lên: “ 29 tăng cửa dầu, bay lại!”... Khi tôi nhận được khẩu lệnh cho bay lại, không được hạ cánh vì càng có vấn đề, tôi tăng cửa dầu, tăng tốc độ rồi từ từ kéo máy bay lên, tiến hành mọi “thủ tục” để bay lại vòng 2. Ngay sau khi thả càng ỏ vị trí trước vòng 3, tôi đã kiểm tra thấy 3 đèn báo càng đều sáng màu xanh cả, có nghĩa là càng đã ra, đã vào chốt khóa rồi, nhưng Đài chỉ huy cho biết là vị trí bánh của chiếc càng phải không nằm vuông góc với mặt đất mà là nằm xoay ngang song song với mặt đất. Nếu cú ấy mà tiếp đất thì... coi như là “xong'’! Chắc chắn máy bay sẽ lật và tai nạn ngay trên đường băng là cái chắc. Tôi xin thu, thả lại càng lần nữa và trớ trêu thay, vị trí càng vẫn ở trạng thái như cũ. Vậy là tôi xin phép “hạ cánh bằng bụng” trên đưòng băng đất (đường băng phụ ỏ bên canh). Đài chỉ huy cho phép, tôi thả càng trước, thả cánh tà bình thường và tiến hành hạ cánh bằng kỹ thuật trượt “bụng” máy bay trên đường băng đất với một càng trước. Cú hạ cánh an toàn, máy bay chỉ bị hỏng hóc nhẹ, đưa vào xưởng sửa chữa sau đúng 1 tháng là lại kéo ra tham gia bay bình thường!

       Những trường hợp như của Mai Văn Minh, Vũ Đức Hội, Bùi Thiên Thau... thì đấy là những trường hợp lập được chiến công, cần có những phần thưởng xứng đáng để động viên, khích lệ không những chỉ cho những người trực tiếp lập được chiến công ấy mà là cho tất cả những thành phần khác của Trung đoàn và trong toàn Quân chủng. Nếu không có sự rèn luyện, không có sự học hành chăm chỉ, miệt mài để tu bổ kiến thức cho mình, nếu không có sự huấn luyện nghiêm túc để nâng cao trình độ kỹ thuật bay thì làm sao có thể xử lí thật chuẩn xác như trong những trường hợp mà các anh phi công Mai Văn Minh, Vũ Đức Hội, Bùi Thiên Thau... gặp phải!

       Đấy mới chỉ là chuyện trong thời bình, khi mọi thứ đều rất yên ổn, đều có thời gian để mọi xử lí còn đàng hoàng, còn bình tĩnh. Trong chiến đấu thì lại khác, tất cả đều phải gấp gáp, nhanh chóng nhưng lại phải thật chuẩn vì kẻ địch không cho ta “khề khà, rềnh ràng’’ bao giờ. Vì vậy, việc rèn luyện, nâng cao bản lĩnh ngay từ thời bình là vô cũng cần thiết. Đến đây tôi lại nhớ lại chuyến hạ cánh bắt buộc khi bay hết dầu của anh Đỗ Văn Lanh: trong một trận không chiến, máy bay của anh bị thương, dầu cứ tự chảy dần khỏi máy bay. Kết thúc cuộc không chiến, anh về đến Vĩnh Yên thì trên máy bay đã không còn giọt dầu nào. Động cơ chết lịm. Sở chỉ huy lệnh cho anh nhảy dù, nhưng anh thấy còn có độ cao, còn tốc độ, máy bay vẫn điều khiển được bình thường thì anh xin phép hạ cánh bắt buộc trên sân bay Đa Phúc. Anh đã tiến hành hạ cánh khi động cơ không làm việc (tắt máy) trên đường băng bê-tông của sân bay. Lúc gặp tôi, anh vẫn còn tiếc rẻ là không hạ được đúng vào vị trí: “u T” (tức là ngang chữ T được kẻ cạnh đường băng - vị trí tiếp đất chuẩn mực cho các phi công). Đến thế là cùng! Đưa được máy bay về an toàn đã là quý lắm rồi lại còn cứ xuýt xoa về cái vị trí tiếp đất chưa thật đẹp nữa thì đúng là chỉ Đỗ Văn Lanh! Anh đã lập được kỳ tích! Cũng chính vì vậy mà vào thòi điểm đó, tuy anh mới bắn rơi 4 máy bay Mỹ thôi, anh đã được nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

       Với các anh như Mai Văn Minh, Bùi Thiên Thau... thì tôi tin rằng trong chiến đấu, các anh ấy chắc cũng sẽ bình tĩnh và sẽ lập được công trạng như anh Đỗ Văn Lanh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2016, 08:41:24 am »


       Theo dõi Trung đoàn, tôi thấy trình độ kỹ thuật của các phi công ngày càng được nâng cao. Tôi có thể tự hào về các phi công của Trung đoàn tôi qua từng khoa mục bay. Ví như bay công kích các mục tiêu mặt đất. Hồi đó, tâm của mục tiêu được khoanh tròn ngay ở đầu đường băng. Dù bay một chiếc hay biên đội đều thực hiện gần như hết tính năng của máy bay, không có “rón rén” trong lúc làm các động tác, tôi thường nói với các phi công là: “Đừng có sợ máy bay bị đau khi nhào lộn thì các động tác mới “ra hồn” được! Bổ nhào ném bom với góc 40 độ là đúng 40 độ. Khi nào cắt bom, khi nào thoát ly là phải dứt khoát, không được phép chần chừ.

       Tôi đã có lần phải thực hiện chuyến bay đuổi bò. Sự thể là thế này: vào thời gian đó, vẫn còn được phép bay trinh sát khí tượng trước ban bay bằng máy bay chiến đấu. Việc thực hiện bay trinh sát khí tượng bằng máy bay chiến đấu có lẽ chỉ bị cấm, chấm dứt hẳn sau chuyến bay của anh Trần Sang đi trinh sát khí tượng và bị tai nạn, hy sinh ỏ khu vực thuộc bán đảo Sơn Trà - Đà Nắng. Sau này thì tất cả các chuyến trinh sát khí tượng trưóc ban bay đều phải tiến hành trên máy bay UMiG-21 (loại 2 chỗ ngồi). Ban bay hôm đó, tôi bay trinh sát khí tượng, sau khi cất cánh bay về các không vực để xem tình hình khí tượng ở các không vực thế nào, thực tại ra làm sao và dự kiến tình hình trong suốt ban bay có đảm bảo hay không, sau đó tôi bay lướt qua khu vực Nà Sản - Sơn La xem tình hình khí tượng của sân cơ động của Trung đoàn rồi quay về thông trường để vào hạ cánh. Khi chuẩn bị thông trường thì tôi phát hiện có mấy đàn bò không biết từ đâu ùa ra gặm cỏ ngay sát đường băng. Thoáng nghĩ trong đầu: lực lượng cảnh vệ chắc chắn là sẽ không kịp ra đuổi khi mình vào hạ cánh rồi. Nếu lúc tiếp đất mà dăm chú bò nhởn nhơ ra dạo ngoài đường băng thì chắc máy bay mình sẽ xâu luôn mấy chú thành bò tái, mà rồi mình cũng đi tong luôn chưa biết chừng. Vậy là nhớ đến cái trò “bay báo cơm” hồi chiến tranh. Tôi thu cửa dầu, điều chỉnh tốc độ bay, cho máy bay giảm độ cao bay dọc đường băng ở độ cao chừng gần chục mét, rồi tăng tốc độ, khi gần đến đàn bò là bật tăng lực rồi kéo vọt lên. Đàn bò chạy tán loạn vào các đồi ở gần đấy, lực lượng thợ máy đảm bảo cho các chuyến bay cũng nhốn nháo không kém. Thoạt đầu, tất cả nghĩ máy bay chắc có vấn đề hỏng hóc gì vì bỗng dưng “chìm” hẳn xuống, sau rồi thấy bay dọc đường băng và bật tăng lực thì hiểu ngay ra là động tác đuổi bò. Tôi về hạ cánh, lúc lăn vào sân đỗ, tắt mấy để đẩy máy bay vào vị trí thì một số anh lè lưỡi, một số thì giơ ngón tay cái lên ra vẻ khâm phục. Anh Nguyễn Văn Động - Trung đoàn phó kỹ thuật gọi tôi ra gần bãi cỏ:

        - Anh làm cú mà tôi hết cả hồn, cứ tưởng máy bay ra làm sao, ai ngờ anh lại “biểu diễn” thế!

        - Tôi không biểu diễn và máy bay không làm sao cả, vì thấy bò nó sắp tràn vào đường băng, nếu đợi cảnh vệ đuổi được bò thì tôi không kịp xử lí rồi, đành tự đuổi vậy!

        - Nhỡ mà rồi sau này ai cũng bắt chước anh thì sao?

        - Không sao đâu! Tôi sẽ có cách nói với anh em!

       Cuộc trao đổi ngắn ngủi giữa tôi và anh Động thế thôi, nhưng tôi phải suy nghĩ nghiêm túc thật. Hồi làm cái trò “bay báo cơm” thì tôi không đạt “Đảng viên 4 tốt”, còn bây giờ mình giở cái trò này ra thì thế nào đây? Đúng như anh Động nghĩ thật, mình bay sát đường băng đuổi bò được thì người khác cũng sẽ làm theo. Lỡ sa sẩy một chút là toi đời!

       Tôi bước vào phòng giao nhiệm vụ trước khi bay với vẻ mặt bình thản, sau khi nghe trực ban khí tượng báo cáo về tình hình dự báo khí tượng trong ngày thì tôi thông báo tình hình khí tượng cụ thể ở các không vực bay và nhận xét ý kiến cá nhân về diễn biến khí tượng ở các không vực bay trong thời gian tới. Xong đâu đấy, tôi bắt đầu nói về chuyến bay “đuổi bò” vừa rồi. Tôi phê bình lực lượng cảnh vệ đã không chú ý làm tròn nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho bay, rồi tôi tự phê bình đã manh động bay thấp như vậy, vừa không đúng quy định độ cao thông trường, vừa gây nhiều yếu tố mất an toàn và cũng khuyên nhủ, đồng thời như ra lệnh không một ai được làm theo. Giao nhiệm vụ bay xong, tất cả về vị trí, ban bay thực hiện đứng theo kế hoạch, đảm bảo an toàn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2016, 08:43:34 am »


       Khi về nhà, anh Đoàn Văn Sàn sang phòng tôi.

        - Cậu lại giở cái trò "lưu manh trên không" ra rồi! Nhỡ hôm nay mà xảy ra vấn đề gì thì làm thế nào?

        - Để xảy ra thì tôi còn làm làm gì!

        - Biết thế đếch nào được! Đời bay có thằng nào dám nói mạnh mồm đâu!

        - Tôi không dám mạnh mồm, nhưng mà thôi, tôi đã tự phê bình trước khi giao nhiệm vụ bay rồi còn gì!

        - Cũng được! Tớ chỉ mong sao đừng có thằng phi công nào học theo cái trò ấy thôi!

        - Chắc không đâu! Anh yên tâm đi!

        - Biết thế đếch nào được!

       Anh Sàn lo là phải, nhưng mà tôi thì tôi tin ỏ các phi công của tôi. Và đúng là không ai học đòi theo cái kiểu "lưu manh trên không" kia thật!

       Số lượng các chuyến bay tăng dần theo các ban bay huấn luyện. Các bài bay nhào lộn kỹ thuật phức tạp, các bài bay không chiến 1 chiếc rồi không chiến biên đội cũng lần lượt được thực hiện. Trình độ kỹ thuật bay cao lên bao nhiêu thì phi công tự tin bấy nhiêu. Qua các đợt diễn tập không thực binh và có thực binh, Trung đoàn đều hoàn thành vói chất lượng từ khá trở lên, đặc biệt sau những đợt di bắn đạn thật, ném bom thật về, các phi công hồ hởi lắm. Tất cả hân hoan ra mặt, phần vì thấy kết quả khả quan của mình, phần vì thấy trình độ của mình được nâng hẳn lên. Tôi vui theo anh em nhiều, nhưng không bộc lộ ra mặt, chỉ trao đổi với các anh chỉ huy trong Trung đoàn thôi.

       Sau hai năm kể từ ngày thành lập Trung đoàn, vào năm 1981, Chủ tịch nước - Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã tặng Trung đoàn lẵng hoa trong dịp lễ mừng công của Quân chủng. Thật khó mà tả nổi nỗi mừng vui của Trung đoàn khi nhận được quà tặng của Chủ tịch nước. Tôi cho rằng, đấy là sự đánh giá rất đúng mức của các cấp lãnh đạo với một Trung đoàn ở xa xôi nhất, chịu nhiều thiệt thòi nhất, khó khăn nhất... nhưng đã biết khắc phục vươn lên, không ỷ lại, kêu ca. Đấy cũng là sự phấn đấu hết mình của toàn thể cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên của Trung đoàn qua các thế hệ. Chúng tôi biết ơn các cấp lãnh đạo trong Quân chủng và các cấp chính quyền địa phương đã thường xuyên quan tâm động viên chúng tôi để chúng tôi vượt khó.

       Khi bước lên vị trí danh dự để nhận lẵng hoa, tôi xúc động vô cùng, tôi nghĩ rằng tôi phải chịu ơn sâu nặng đối với tất cả các cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên của Trung đoàn. Nhờ có sự cố gắng của họ, thành tích của họ mà hôm nay tôi đã được thay mặt tất cả lên nhận lẵng hoa vinh dự này. Tất cả họ đều phải được vinh danh. Họ đã từng chung lưng đấu cật với tôi cùng gánh vác bao nhiệm vụ nặng nề trong những tháng ngày cực kỳ gian nan, éo le. Chính họ đã động viên tôi, giúp sức cho tôi đứng vững trong những ngày gian khổ ấy. Tất cả đã cùng nhau sống gắn bó như trong một gia đình dù ở cảnh ngộ nào cũng vậy... Kể ra, nếu cấp trên tổ chức về tận Trung đoàn để trao tặng lẵng hoa trước toàn thể các cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên của Trung đoàn thì niềm vui của Trung đoàn còn tăng thêm gấp bội phần...

       Các phi công trẻ lần lượt được bổ sung về trung đoàn. Sức mạnh chiến đấu ngày càng được tăng cường, lực lượng ngày càng hùng mạnh. Từ một phi đội khi Trung đoàn mới thành lập, đến năm 1983, Trung đoàn đã có hai phi đội.

       Tuy Trung đoàn đã được bay chuyển loại sang loại máy bay MiG-21 bis nhưng rồi bay mãi nó cũng cũ đi, rồi các Trung đoàn khác bay chuyển loại sang các loại máy bay mới hơn thì lại dồn các máy bay đã sử dụng về cho Trung đoàn tôi. Số lượng đầu máy bay thì nhiều, nhưng số lượng máy bay hỏng hóc thì cũng kha khá, Vậy là đội ngũ thợ máy phải lao động cật lực để tăng số đầu máy bay tốt cho Trung đoàn. Các phi công phải thuần thục trong việc xử lí các hỏng hóc ở trên không trong khi bay, các thành phần khác khi điều hành bay không được phép lơ là, xao nhãng dù chỉ là trong giây lát.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2016, 08:45:15 am »


       Các đợt thi đua liên tục được phát động nhằm động viên cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng, quân nhân chuyên nghiệp phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, nỗ lực khắc phục khó khăn bảo đảm duy trì nghiêm trạng thái sẵn sàng chiến đấu, phát huy bản chất tốt đẹp của bộ đội cụ Hồ, đẩy mạnh huấn luyện đảm bảo an toàn bay, huấn luyện cán bộ, huấn luyện mặt đất, bảo đảm đầy đủ, kịp thời, đồng bộ các mặt kỹ thuật hàng không, kỹ thuật hậu cần cho mọi hoạt động của Trung đoàn. Rồi đẩy mạnh công tác rèn luyện Đảng viên, phát triển Đảng, tăng cường quản lí kỷ luật, chấp hành nghiêm mọi nền nếp, chế độ xây dựng chính quy, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, cải thiện đời sông bộ đội, đẩy mạnh vai trò xung kích của tuổi trẻ...

       Tất cả những đợt thi đua được phát động đều đạt kết quả tốt vì mọi người đều hăng hái tham gia, tham gia hết mình.

       Càng về sau này thì càng có nhiều cuộc diễn tập hơn, quy mô ngày càng lớn hơn và Trung đoàn tham gia cũng với nhiều thành phần hơn, lực lượng tham gia ngày càng hùng hậu hơn. Những cuộc diễn tập có thực binh đều là những cuộc căng thẳng. Dù Trung đoàn nhận nhiệm vụ làm “quân xanh” hay “quân đỏ” cũng đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bao giờ tôi cũng tin vào khả năng của các phi công của Trung đoàn và các thành phần đảm bảo của Trung đoàn. Tôi không hề chủ quan vì lòng tin của tôi đều có cơ sở.

       Bốn tháng sau khi thành lập Trung đoàn (tức là 4 tháng cuối năm 1979) Trung đoàn đã tổ chức bay huấn luyện được 35 ban bay với 616 lần/chuyến, đạt gần 320 giờ bay. Đấy là cơ sở vững chắc cho những bước đi tiếp theo. Các năm sau đó, số lượng ban bay và chuyến bay tăng dần. Có lẽ năm 1986 là năm “(tình điểm” nhất vói 162 ban bay, tính ra là hơn 4000 lần/chuyến, đạt khoảng 2400 giò bay.

       Rồi Trung đoàn không chỉ nhận nhiệm vụ đánh các mục tiêu trên không, trên mặt đất mà sau này còn cả trên biển. Một bộ phận đã cơ động xuống sân bay Kiến An để huấn luyện bay biển.

       Tiếp đến là không chỉ có những ban bay ban ngày mà Trung đoàn đã có những ban bay ban đêm, huấn luyện cho lực lượng đánh đêm. Những bước tiến cứ vững chắc dần tạo đà tạo thế cho Trung đoàn bước tiếp trên chặng đường lịch sử của mình.

       Sau 30 năm kể từ ngày thành lập, Trung đoàn đã đào tạo được 104 biên đội trưởng, 98 giáo viên các khoa mục và 46 chỉ huy bay các cấp.

       Những con số nhỏ nhoi, khô khốc kia nghe chừng chẳng ấn tượng gì cả, nhưng nếu là người trong cuộc, nhất là lại ở Yên Bái nữa thì mới thấy hết cái sự “hoành tráng” của nó.

       Một ban bay, cho dù là chỉ có một chuyến bay thôi thì cũng vẫn phải triển khai đủ các thành phần như với ban bay có nhiều chuyến: từ chỉ huy bay đến các thành phần bảo đảm như kỹ thuật, hậu cần, thông tin... Chỉ huy bay vẫn phải chuẩn bị phương án chỉ huy, giao nhiệm vụ cho thành phần bay cùng các thành phần khác, phải tổ chức kiểm tra. Thành phần tham gia bay phải chuẩn bị mặt đất, nhất là các phi công phải qua tập luyện, hiệp đồng rồi tổ chức kiểm tra (từ việc kiểm tra cách thức thực hiện các bài bay đến kiểm tra sức khỏe trước khi bay...).

       Các thành phần: dẫn đường, tiêu đồ, thông tin, tác chiến, huấn luyện... từ vị trí trong sở chỉ huy đến các đài trạm đều phải triển khai. Thợ máy phải chuẩn bị máy bay, sửa chữa mọi hỏng hóc để không được đem hỏng hóc lên trời, kéo máy bay ra chuẩn bị trước khi bay rồi bay xong lại phải kéo máy bay về. Các thành phần kỹ thuật, bảo đảm cho bay là những người đầu tiên có mặt ngoài sân bay và cũng là những người sau cùng ròi khỏi sân bay. Rồi các thành phần bảo đảm hậu cần phải lo toan từ xe cộ đến việc ăn uống, canh gác ngoài sân bay... Rồi lực lượng thông tin. Với lực lượng này, tôi vẫn nói đấy là “cái tai, cái mồm của người chỉ huy”! khi không nghe được, không nói được thì còn chỉ huy cái nỗi gì, chỉ huy được ai nữa?

       Rồi các Sở chỉ huy từ sở chỉ huy các sân bay dự bị đến Sở chỉ huy Sư đoàn đều phải trực sẵn sàng, đều phải theo dõi chặt chẽ từng chuyến bay một, có vấn đề gì bất bình thường là phải can thiệp ngay.

       Tất cả các sân bay làm nhiệm vụ dự bị cũng đều phải mở các phương tiện, các đài trạm luôn sẵn sàng tiếp nhận, ứng cứu cho sân bay đang bay chính thức...

       Nhiều! Rất nhiều các thành phần phải tham gia để đảm bảo cho một ban bay hoặc chỉ một chuyến bay...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2016, 08:41:23 pm »


       Rồi thì, đâu cứ triển khai ra là bay ngay được. Ví dụ như thời tiết không đảm bảo, tất cả phải ngồi chờ đợi, đợi chán đợi chê mà khí tượng vẫn không tốt lên được, không phù hợp cho các chuyến bay của ban bay thì phải thủ tiêu bay. Các thành phần lại lục tục kéo về, lại phải chuẩn bị lại để hôm sau lại tiếp tục triển khai. Mà cái trò khí tượng thì chẳng biết thế nào, nhất là ở khu vực Yên Bái nữa: nó đỏng đảnh, khó tính đến kỳ lạ chẳng khác gì cô gái nhõng nhẽo, động tí là khóc, khóc sướt khóc mướt, làm mình làm mẩy... Các thành phần dự báo khí tượng thì “ăn cơm dưới đất, nói chuyện trên giời” có phải lúc nào cũng dự báo đúng đâu! Là dự báo mà! Ngay cả khi bay trinh sát khí tượng trực tiếp trước khi bay đấy mà rồi có khi khí tượng nó thay đổi đột ngột đến mức không thể ngờ được nữa là. Cũng đã từng có trường hợp cất cánh đi trinh sát thời tiết trước khi bay, lúc cất cánh lên thì trời tốt, lúc ở không vực về thì sân bay đã bị mây kéo đến che kín mít và thấp tịt, không thể hạ cánh được đành phải đi sân bay dự bị hạ cánh rồi đợi cho thời tiết ở sân mình đảm bảo đủ tiêu chuẩn mới lại “lò dò” về hạ cánh đấy thôi...

       Kỹ sư khí tượng Trần Thông Thạo - người từng trải qua nhiều năm công tác trong ngành khí tượng, từng làm việc ở nhiều sân bay về lĩnh vực khí tượng đảm bảo bay, đã gắn bó với mảnh đất Yên Bái suốt từ năm 1976 khi ngồi với tôi nói đến chuyện khí tượng ở Yên Bái thì cứ chép miệng, lắc đầu:

        - Tôi đã ỏ khá nhiều sân bay, nhưng khi về đây, “vấp” ngay phải cái sự đỏng đảnh, uốn éo của cái hệ khí tượng này, chán lắm! Chẳng thấy đâu mưa nhiều, mù nhiều, mây phủ gần như quanh năm như ở đây. Tôi đã phải viết trong nhật ký của tôi như thế này này:

“Trời như khép cửa sân bay
Thả mưa rơi xuống suốt ngày suôi đêm
Mưa rồi, mưa lại mưa thêm
Lòng thòng suốt tháng, suốt đêm, suốt ngày
Giơ tay cũng túm được mây
Đi trên đường nhựa cũng đầy bùn nhơ
Núi gần chỉ thấy lờ mờ
Núi xa chẳng biết bây giờ trốn đâu!”

       Vậy nên, “kiếm” được 1 giờ bay đâu có phải là chuyện đơn giản. Đấy là chưa nói đến những chuyện bất trắc có thể xảy ra bất kể lúc nào trong khi bay. Chuyện bất trắc ấy không phải là không có nên việc phấn đấu đảm bảo an toàn cho một ban bay, suôn sẻ từ đầu đến cuối là việc phải làm của tất cả các thành phần, không trừ một ai.

       Bắt đầu một ban bay bao giờ cũng có một phát pháo hiệu đỏ được bắn lên và khi kết thúc ban bay thì sẽ bắn một phát pháo hiệu xanh.

       Màu sắc của pháo hiệu đỏ có lẽ cũng có ý báo hiệu ngầm rằng luôn phải cảnh giác, không được lơ là, sơ suất dù là việc nhỏ nhất trong khi bay, trong ban bay. Màu xanh là màu báo hiệu cho sự an toàn.

       Trong Không quân, hình như với Không quân của nhiều nước mà tôi từng biết đều kiêng kị cái từ “cuối cùng” ví dụ như “chuyến bay cuôi cùng”, “ban bay cuối cùng”... chẳng hạn. Người ta thường dùng cụm từ “chuyến bay chót” hoặc “ban bay chót”... Và luôn luôn chúc cho “số" lần cất cánh và hạ cánh bằng nhau!” chính là để nói lên cái quan trọng của việc đảm bảo an toàn bay.

       Tôi phân tích như thế cốt để bạn đọc hiểu thêm rằng những con số về chuyến bay, giờ bay... của một đơn vị nào đó nó không phải là những con số khô cứng, vô hồn... mà những con số ấy nói lên được rất nhiều điều và đằng sau những con số ấy là cả một cuộc sống đầy sôi động, náo nhiệt với đủ mọi loại cảm xúc “hỉ, nộ, ái, ố”... Những con số ấy ngồn ngộn những thăng trầm gắn với từng đơn vị và với số phận của từng con người trong những đơn vị ấy.

       Những con số ấy chất nặng những mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả máu và tính mệnh của những thành phần trong một đơn vị bay. Với người khác thì tôi không biết thế nào, nhưng với cá nhân tôi, khi được nghe hoặc khi được đọc những con số ấy là tôi lại mường tượng được tất cả các công đoạn của các thành phần trong đơn vị với sự cố gắng hết mình của họ để giành giật lấy 1 chữ số hoặc 2 chữ số đó. Tôi thấy cảm phục họ, yêu quý họ và tự hào về họ.

       Trực chiến, xuất kích, bay những khoa mục theo kế hoạch năm, tập mặt đất, học lí thuyết, học chính trị, sinh hoạt tư tưởng... Tất cả những việc đó cuốn theo vòng quay suốt tháng năm tưởng chừng như không còn thời gian rảnh rỗi, không còn thòi gian nghĩ đến chuyện riêng tư... Nhưng không, việc gì đến cứ đến, trong cái chung có cái riêng. Quy luật của cuộc sống là vậy, cứ sinh sôi, cứ phát triển... thậm chí đến hồn nhiên nữa là khác. Trong những ngày bận bay tíu tít ấy đã có mối tình rất đẹp nẩy nở giữa một chàng phi công và một nàng phóng viên, nhà báo ngay tại Trung đoàn tôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2016, 08:43:35 pm »

       Vào một ngày, khi kết thúc ban bay, tôi về đến Trung đoàn thì Trực ban Trung đoàn báo cáo là có một nhà báo nữ đến gặp tôi liên hệ công tác. Tôi mời đến gặp. Đấy là một cô gái nhỏ nhắn, xinh xắn, trẻ trung với tính tình vui vẻ, xởi lởi - phóng viên, nhà báo Ngô Thị Thu Dung muốn tìm hiểu về hoạt động của Trung đoàn, đặc biệt là hoạt động bay và muốn được gặp, trao đổi trực tiếp với các phi công. Tôi giới thiệu nữ nhà báo đến gặp phi công Bùi Minh Tiến - một phi công trẻ, bay giỏi, đầy hứa hẹn.

       Sau vài ngày ỏ Trung đoàn và sau một vài lần nữa đến Trung đoàn thì tôi không biết lửa đã bén rơm hay rơm đã bén lửa, nhưng đôi ấy “kết” nhau lắm. Đương nhiên là tất cả chúng tôi đều ủng hộ và “vun vào” vì thấy đấy là một đôi rất “đẹp đôi”. Một thời gian sau, họ đã quyết định đi đến hôn nhân và đã có một cuộc sống thật hạnh phúc.

       Sau này, những lần tôi gặp lại Ngô Thị Thu Dung, tôi lại trêu cô với những kỷ niệm cũ khi ồ Trung đoàn, cô cười tít:

        - Tại anh với các anh kể chuyện làm em cứ há hốc mồm ra mà nghe, chẳng biết đâu là thật, đâu là bịa nữa!

        - Thế cái cậu Tiến - phi công nhà tôi thì là thật hay là bịa?

        - Anh thì!...

       Thế là tất cả lại cùng cười. Những kỷ niệm với Trưng đoàn đều là những kỷ niệm vui và trong sáng, đáng nhớ lắm, quên làm sao được!

       Cũng như các đơn vị khác trong quân đội, Trung đoàn tôi cũng có “Chiêu đãi sở” để là nơi tiếp đón người nhà, người thân của quân nhân đến thăm. Tuy “Chiêu đãi sở” của Trung đoàn tôi chỉ nhà tranh vách nứa thôi nhưng cũng khá tấp nập, có thời gian còn không đủ phòng để tiếp đón nữa. Nơi ấy cũng là nơi có những chuyện tình viết thành “thiên tình sử” được và cũng đã có khá nhiều những “mầm sống" nhỏ nhoi ra đời - kết quả của những chuyện tình đằm thắm, ngọt ngào... đơm hoa kết trái! Những “mầm sống nhỏ nhoi” ấy bây giờ đã “sinh con đẻ cái”, đã trở thành những ông bố, bà mẹ cả rồi.

       Ai có người thân đến là chúng tôi tổ chức tiếp đón niềm nở, chu đáo và rồi tổ chức ra thăm hỏi, động viên vì vào cái thời ấy, lên được đến Trung đoàn là gian nan lắm, đâu có tiện lợi như hiện nay. Tôi nhớ có lần, vợ một anh cán bộ Trung đoàn lên thăm, anh chị có mời chúng tôi ra chơi. Chúng tôi nhận lời và chiều hôm sau khi công việc đã được thu xếp hoàn tất thì tôi và mấy anh khác cùng ra thăm anh chị ấy. Gần đến Chiêu đãi sở, tôi đề nghị dừng lại hội ý và thống nhất: khi gần đến phòng của anh chị ấy là phải đồng thanh gọi thật to và tất cả phải quay lưng đi giật lùi vào nhà. Bọn tôi hành động đúng như kế hoạch. Anh thì hơi ngạc nhiên, còn chị thì bất ngờ và ngạc nhiên lắm, cứ gặng hỏi:

        - Sao các anh lại đi giật lùi vào nhà thế?

        - Chắc là khi thấy mình không tiếp đón tử tế thì các ông ấy về luôn đỡ phải làm cái động tác quay người lại đấy mà! - Anh giải thích với chị.

        - Không phải thế đâu! - Tôi lên tiếng, - chẳng qua nhỡ anh chị đang... đang... mà không kịp thì còn có thời gian “chỉnh đốn trang phục”, để cho cả hai phía khách, lẫn chủ đều không bị ngượng thôi!

        - Ôi giời ôi! Chết với mấy cái ông ma quái này thôi! - Chị hét lên và rồi rũ ra cười trước cái trò trêu nghịch của chúng tôi.

       Anh chị cũng từng trải qua giai đoạn khó khán của sự hiếm muộn, thế nhưng sau này thì lại “sòn sòn” hai năm một. Phải nói, cái Trung đoàn ở Đồi Cọ này cũng “có duyên” lắm đấy chứ!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2016, 08:44:22 pm »


       Vậy mà cũng đã ba mươi mấy năm trôi qua rồi, đã lên chức ông, chức bà cả rồi. Còn trẻ trung gì nữa đâu. Vậy nhưng tất cả những kỷ niệm ấy nghe chừng vẫn như vừa xảy ra hôm qua hôm kia mà thôi. Ký ức của con người cũng lạ!

       Có thể, những đứa trẻ ngày xưa được hình thành và phát triển hình hài có xuất xứ ở cái khu “Chiêu đãi sở” của Trung đoàn kia nhưng chúng cũng không hề biết đến nguồn gốc nơi hình thành mình đâu. Đến lượt chúng, chúng cũng lại lấy vợ lấy chồng, sinh con đẻ cái theo đúng quy luật của muôn đời, của sự phát triển chung của tạo hóa, của sự phát triển không dừng... rồi con cái chúng cũng có thể cũng chẳng biết đến cái nguồn gốc nơi hình thành mình nữa. Rồi lại đến lượt... cứ thế, cứ thế!

       Cũng mới đấy thôi mà lúc ngồi nhẩm tính lại thì cũng thấy giật mình: sau khi tôi rời khỏi Trung đoàn tới giờ đã có đến chục đời Trung đoàn trưởng nối tiếp sau tôi rồi. Này nhé, anh Trương Tôn, anh Trần Văn Thi, anh Tăng Nguyên Ân, anh Trần Văn Thanh, anh Phan Hồng Quân, anh Đỗ Đức Minh, anh Lê Đình Nhuệ, anh Nguyễn Ngọc Tú, anh Nguyễn Văn Vinh A, anh Tạ Quang Thảo rồi không biết còn những ai nối tiếp nữa... Sự trưởng thành cứ lặng lẽ diễn ra hàng ngày hầu như ít ai để ý, nó cũng tựa như cây lim, cây lát mọc ở sườn núi, khi còn nhỏ, nó chỉ như chiếc tăm rồi ngày qua ngày, nó cứ lớn dần lớn dần... rồi đến một ngày nào đó khi mọi người thấy nó sừng sững thì mới ngỡ ngàng. Đương nhiên Trưng đoàn ở Đồi Cọ thì không đến mức như thế, nó vẫn được chăm bẵm, được quan tâm về mọi mặt và vẫn được theo dõi hàng ngày, nhưng sự phương trưởng của nó thì cũng không phải là không ít người có những bất ngờ. Từ một phi đội, Trung đoàn đã phát triển có hai phi đội. Từ vài chục ban bay với vài trăm giờ bay đã tiến tới vài trăm ban bay với vài ngàn giờ bay trong năm. Từ việc chỉ hoàn thành được những nhiệm vụ trên đất liền tiến tới hoàn thành được cả nhiệm vụ trên biển, rồi từ việc chỉ bay ngày tiến tới bay được cả ban đêm... Ngoài phần thưởng cao quý là lẵng hoa của Chủ tịch nước trao tặng, trung đoàn còn đón nhận Huân chương chiến công hạng Nhì, được nhận danh hiệu “Đơn vị dẫn đầu cụm các Trung đoàn bay phản lực”...

       Đấy là sự chuyển biến lớn lao nếu so sánh từ ngày đầu tiên, bước đi đầu tiên của Trung đoàn với những tháng năm sau này. vẫn biết: “Mọi sự so sánh đều khập khiễng!”, nhưng không thể không so sánh. Có sự so sánh ấy mới thấy hết được công lao, sức lực của mọi thành phần, mọi thế hệ của Trung đoàn đã bỏ ra. Có so sánh như vậy mới thấy được niềm tự hào về Trung đoàn của mình và niềm vui mới ngày càng được nhân lên. Có so sánh như vậy mói tin chắc được rằng dù gian nan, vất vả, dù gian khó đến đâu chăng nữa, Trung đoàn cũng sẽ đứng vững, sẽ vượt qua được và ngày càng trưởng thành trên chặng đường lịch sử của mình để rồi cùng với các Trung đoàn khác viết tiếp những trang sử vẻ vang của Quân chủng Phòng không - Không quân.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2016, 09:14:59 am »


CHƯƠNG BỐN

KÝ ỨC VỀ NHỮNG NGƯỜI ĐÃ MẤT

       Trong quá trình xây dựng, trưởng thành của trung đoàn, dù là ở thời bình, nhưng vẫn có sự mất mát, hy sinh. Những tổn thất dù ở hoàn cảnh nào, dù hy sinh khi làm nhiệm vụ hay mất mát vì bệnh tật, ốm đau... đều làm cho tôi đau buồn với tâm trạng trống vắng, xót xa đến nghẹn ngào.

       Tổn thất đầu tiên đến với Trung đoàn là sự hy sinh của phi công Thiếu úy Trịnh Văn Hòa - một phi công trẻ, sinh năm 1953, quê ở Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Hòa đã gặp tai nạn bay vào cuối tháng Chạp âm lịch. Ngày ấy là ngày 24, sau ngày ông Táo chầu trời một ngày (nếu tính ngày dương thì là 10 tháng 2 năm 1980).

       Thời tiết khu vực sân bay Yên Bái không giống thời tiết ở các sân bay khác của Sư đoàn như Đa Phúc hoặc Kép một tí nào. Nó gần như nằm trong một hệ khí tượng riêng. Khi thời tiết ỏ Yên Bái tốt, đảm bảo bay được thì Đa Phúc và Kép xấu, không làm dự bị cho Yên Bái được. Khi Yên Bái xấu thì Đa Phúc và Kép tốt. Yên Bái không làm dự bị cho hai sân bay kia được nhưng hai sân bay ấy vẫn làm dự bị được cho nhau và họ vẫn tổ chức bay bình thường, chỉ có Yên Bái là ngồi dưới đất, “nuốt nước bọt” mà nhìn thôi. Chính vì vậy mà việc tổ chức được một ban bay huấn luyện ở sân bay Yên Bái là rất khó khăn và vô cùng gian nan. Càng về sau này, khí hậu toàn cầu có nhiều biến đổi thì nó tạo cho cái khí hậu ở vùng trời Yên Bái càng “khó tính, đỏng đảnh” hơn những ngày xưa gấp nhiều lần. Khi chớp được thời cơ thời tiết đảm bảo có thể bay được là phải triển khai bay ngay, không thì sẽ lỡ cơ hội và như vậy sẽ dẫn đến chuyện phi công phải chịu giãn cách bay.

       Nói về chuyện giãn cách bay của phi công, tôi phải giải thích thêm một chút cho bạn đọc hiểu cặn kẽ. Nghề bay không giống các nghề khác ở nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề về giãn cách bay. Tùy theo cấp của phi công: cấp 1, cấp 2, cấp 3 hay không cấp; tùy thuộc vào giờ bay tích lũy của phi công ; tùy thuộc vào phi công đó có phải là giáo viên bay hay không... mà giãn cách bay có thể được tính từ 15 ngày đến 1 tháng rưỡi, nếu trong khoảng thời gian đó mà không bay một chuyến nào thì phải bay kèm (tức là phải ngồi vào buồng lái trước - buồng dành cho học viên, còn buồng lái sau là dành cho giáo viên bay) bất kể phi công ấy đang giữ cương vị gì, cấp bậc gì... Đấy là quy định ngặt nghèo, ai cũng phải chấp hành, không có ngoại lệ nào cả.

       Vậy là ngày 24 tháng Chạp năm 1979 (tức ngày 10 tháng 2 năm 1980) ban bay huấn luyện được tổ chức. Nếu không bay được ban bay huấn luyện này thì số phi công của Trung đoàn sẽ bị giãn cách hàng loạt bởi thòi tiết tại Yên Bái trong khoảng thòi gian từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 dương lịch năm sau hầu như lúc nào cũng u ám, mây mù giăng suốt ngày và mưa dầm triền miên. Nếu vậy thì gần như toàn Trung đoàn không ai còn đủ tiêu chuẩn bay nữa và sẽ trực ban chiến đấu thế nào được.

       Hôm ấy, Trung đoàn tổ chức ban bay huấn luyện với những khoa mục của thời tiết phức tạp: bay xuyên mây.

       Hòa nhận lệnh cất cánh, vòng một vòng ở dưới đáy mây để tiêu dầu trước khi xuyên lên trên mây. Làm xong vòng 1, qua vòng 2 của hàng tuyến là Hòa chui vào mây rồi mất liên lạc luôn. Đài chỉ huy gọi mãi vẫn bặt vô âm tín, nên đành phải cho tất cả các máy bay đang ở trên không về hạ cánh hết để giành sự ưu tiên cho máy bay của Hòa, nhưng rồi theo tính toán, dầu liệu trên máy bay của Hòa đã hết mà không thấy máy bay của Hòa quay về, cũng không thấy Hòa hạ cánh ở sân bay dự bị nào cả. Ban bay thủ tiêu. Các hy vọng về Hòa cứ tắt dần theo thòi gian trôi. Không khí trong toàn Trung đoàn căng thẳng và nặng như chì. Đang có dự định bay xong ban bay huấn luyện này thì Trung đoàn sẽ tổ chức cho anh em đón Tết và đi nghỉ Tết, nhưng thế này thì còn Tết nhất gì nữa!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2016, 09:16:06 am »


       Trung đoàn tổ chức 3 đội đi tìm kiếm dưới mặt đất: 3 ô-tô tải chở các thành phần tác chiến, huấn luyện, chính sách, cảnh vệ, quân y... tỏa ra 3 hướng quây quanh khu vực núi Nả, Bằng La, Khe Tú... Quân chủng cho một chiếc trực thăng quần đảo ở trên không, tìm kiếm trên khu vực ấy suốt ngày. Tôi thì ngồi trong sở Chỉ huy, bụng như có lửa đốt. Các nhóm cứ đi rồi về, rồi lại đi theo các nguồn tin của dân báo. Anh Nguyễn Quang Tấn - Trung đoàn phó cũng đi theo một mũi để tìm rồi cũng về không, khi gặp tôi, kéo tôi ra một chỗ rồi nói: “Tớ đã lần tìm lên tận một đỉnh núi trong khu vực ấy, vào một nhà dân, gặp một ông già dáng vẻ quắc thước lắm đang ngồi bên bếp lửa, khi biết chuyện đoàn của tớ đi tìm cậu Hòa, ông ấy ngồi yên lặng một lúc rồi chỉ nói: “Kính nhi viễn chi!”. Sao lại là “Kính nhi viễn chi”?. Anh em tôi bàn luận mãi. Chẳng lẽ chỉ “đứng xa mà nhìn” thôi à? Mọi chuyện phải bó tay hay sao?. Các đội tìm kiếm dưới mặt đất vẫn thay nhau đi tìm. Tôi thấy quý, thấy thương và cảm phục anh em trong lực lượng tìm kiếm quá. Đường xá khó khăn, xuyên rừng xuyên núi... Biết bao nhiêu là cực nhọc, là khổ sở, là gian nan, là hiểm nguy rình rập trên đường đi tìm kiếm mà anh em đâu có quản ngại, có kêu ca gì!

       Tất cả anh em, từ anh Nguyễn Quang Tấn đến các chiến sĩ trong đội tìm kiếm chắc rất lo lắng cho phi công Hòa không biết sống chết thế nào, lo lắng cho Trung đoàn sau vụ tai nạn này sẽ thế nào khi mà mới thành lập, mói đang đà đi lên thì đã bị ngay cú vấp choáng váng, mà có lẽ một phần cũng là thương xót cho cả tôi nữa nên anh em rất cố gắng cứ hết đi rồi lại về rồi lại đi, mải miết trên đường tìm kiếm. Cứ nghĩ đến đó, tôi lại rưng rưng nước mắt. thật không biết phải lấy gì để đền đáp, để cám ơn công lao của anh em đã bỏ ra vì Trung đoàn và cả vì tôi nữa.

       Trong chiến tranh thì tôi đã để mất số 2 là anh Cao Sơn Khảo trong trận không chiến ngày 10 tháng 5 năm 1972. Thời bình thì để mất một phi công mới - phi công Trịnh Văn Hòa. Hai sự tổn thất trong hai hoàn cảnh khác nhau, nhưng tổn thất nào cũng đau đớn cả.

       Qua Tết Nguyên Đán, qua rằm tháng Giêng cũng đều không thấy tăm hơi gì về dấu vết của Hòa. Rừng núi vẫn âm u, mưa vẫn mù mịt suốt ngày... Trung đoàn đang trong không khí sôi nổi, hăng hái trong mọi hoạt động bây giờ vấp phải tai nạn thế này, không khí chùng hẳn xuống. Sự hi sinh trong thời chiến gây nỗi buồn đau, thương tiếc theo một kiểu khác. Dầu sao, trong khói lửa đạn bom, trong cảnh đổ nát tan hoang, trong cái chết chóc diễn ra hàng ngày quanh ta và chính bản thân ta cũng đang phải lăn lộn trong cuộc chiến cũng chẳng biết sống chết lúc nào thì sự thương đau ấy còn dễ kìm nén được, còn phần nào qua nhanh. Đằng này, sự hi sinh mất mát trong thời bình nó sâu nặng một kiểu khác, thời gian thương đau của nó kéo dài theo một kiểu khác. Nặng nề vô cùng! Tháng ấy lại là tháng mưa nhiều. “Mưa rừng cọ, gió rừng thông'’! Nghe mưa rơi trong rừng cọ quanh Trung đoàn giữa khung cảnh này thật nẫu lòng nẫu ruột... Trước mắt tôi luôn hiện lên hình ảnh một phi công trẻ, dáng dong dỏng cao, thi thoảng lại ngồi cùng với mấy anh em trong Trung đoàn “bắn” thuốc lào, tiếng điếu cày nghe ròn rã và khói thuốc nhẹ nhàng bay với mùi thơm đặc trưng của loại thuốc lào... Mới ngay đấy thôi mà giờ này cậu ta ỏ nơi đâu?...

       Rồi Trung đoàn cũng phải tổ chức lễ truy điệu cho Hòa. Tôi đọc điếu văn trong tiếng nấc. Nhiều người khóc lắm. Tôi cũng khóc. Sự mất mát đến thật phi lí, nặng nề và dư âm của nó kéo dài vô cùng!

       Mất một thời gian dài, dài ghê gớm rồi mới có nguồn tin về vị trí rơi của Hòa và rồi mới lần tìm được đến chỗ máy bay của Hòa bị nạn.

       Trịnh Văn Hòa được đưa về an táng tại nghĩa trang thành phố Yên Bái. Về sau này, có dịp tôi trở lại thăm Trung đoàn, tôi cùng các đồng đội của Hòa ra nghĩa trang viếng Hòa. Tôi khóc ròng. Thương Hòa quá, không thể thốt ra thành lời được!

       Người mất thứ hai là anh Nguyễn Quang Tấn. Anh là người duy nhất vào thời ấy từ một kỹ sư đặc thiết được bổ nhiệm giữ chức vụ Trung đoàn phó kỹ thuật (Trung đoàn phó phụ trách công tác kỹ thuật). Anh về Trung đoàn sau 3 anh em tôi (tôi, anh Tôn và anh Tùng) một thời gian ngắn. Anh là người rất thông minh, hiền hậu, tế nhị trong tất cả mọi chuyện, nghiêm túc và hết lòng vì công việc. Anh cư xử với tôi như một người anh lại như một người cấp phó giúp việc. Trong giờ hành chính thì anh tuân thủ mọi mệnh lệnh rất nghiêm nhưng ngoài giờ hành chính thì đôi lúc anh mắng tôi ra trò. Tôi vẫn nhớ những tối tôi và anh Tấn, anh Sàn (anh Đoàn Văn Sàn - Tôi sẽ kể về anh sau) ngồi uống rượu với nhau, đồ nhắm chỉ là mấy hạt đỗ tương rang, anh Tấn và anh Sàn “quạt” tôi ra phết. Anh Tấn thì không nói tục, tôi chưa thấy anh nói tục bao giờ nhưng anh Sàn thì cũng hay văng tục, khi vui càng văng vô tư.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2016, 09:17:58 am »


       Nói đến “đồ nhắm” thì tôi không sao quên được chuyện “nhắm” với hạt đỗ mèo! Cũng chẳng biết anh Sàn xin được mấy hạt đỗ mèo ở đâu đem về gieo cho nó bò lên cây mỡ, cây phượng. Chỉ có 3 gốc thôi mà khi nó ra quả, đến lúc thu hoạch thì chúng tôi thu được vài chục cân hạt chứ chẳng phải chuyện đùa.

       Vào một tối mưa dầm, không biết làm gì, tôi gọi cậu công vụ của Trung đoàn lên bảo cậu ta xúc lấy một bát hạt, đem đi rang để làm “mồi nhắm”.

       Khi cậu ta rang xong, đem lên cho chúng tôi rồi quay về phòng. Vừa về đến phòng là cậu ta lăn đừng ra bất tỉnh, mấy anh em cùng phòng phải gọi quân y đến cấp cứu. Sau này tôi mới được biết chuyện ấy chứ lúc bấy giờ thì 3 anh em chúng tôi (tôi cùng anh Tấn và anh Sàn) đang ngồi nhâm nhi mấy chén rượu với đỗ mèo rang, nào hay chuyện gì đâu vì cậu ta ở xa chỗ chúng tôi mà. Ra cậu ta bị say đỗ mèo (bị ngộ độc) bởi trong quá trình rang cậu ta có nếm thử vài hạt xem nó đã chín hay chưa. Một lúc sau, cậu ta thấy tim minh đập rất chậm mà mạnh như búa gõ rồi lập tức, tim lại đập xinh xịch tựa như đoàn tàu hỏa đang vào ga (như lời cậu ta nói), sau đó là sốt cao, bọt mép sùi ra. Y sĩ Võ Ngọc Thấu chạy đến, nhìn thấy vậy, đánh giá tình hình được ngay, xử lí ngay bằng cách cho uống nước chanh pha đường và cậu ta cũng ổn luôn. Sau khi được chữa chạy, trở lại bình thường rồi, cậu ta trở lại chỗ chúng tôi, thấy chúng tôi vẫn đang ngồi ăn đỗ mèo thì hốt hoảng:

        - Ôi, các bố ơi! Các bố đừng ăn nữa, con mới nếm có mấy hạt thôi mà vừa rồi suýt bị chết đấy!

        - Thế cậu có nhắm nó với rượu không? - Tôi hỏi.

        - Không ạ!

        - Vậy thế cậu mới bị!

        - Thôi, các bố ơi, các bố nghe con đi, các bố đừng ăn nữa!

       Sau này, tôi tìm hiểu thì mới biết, hạt đỗ mèo có thể giã làm nhân bánh thay đỗ xanh được, nhưng quy trình thì phải luộc hai lần, lần đầu luộc với tro bếp để khử bớt độc tố đi, đãi cho sạch rồi luộc lại lần hai, sau đó mới ăn được. Vậy mà anh em bọn tôi thuộc dạng “điếc không sợ súng”, cứ thế là chén hồn nhiên thôi. May mà không ai việc gì!

       Anh Tấn có nuôi mấy con gà, thi thoảng lại thấy biến mất một con, không phải người bắt mà là do cầy cáo gì đó bắt. Anh hì hục làm một cái bẫy và rồi cuối cùng thì cũng tóm được thủ phạm: một con chiết với hàm răng sắc nhọn ghê gớm! Đúng là một sát thủ!. Với đôi hàm răng kia thì chỉ cần một cú ngoạm nhẹ thôi là chú gà dù to đến mấy cũng đầu lìa khỏi cổ, cưỡng sao được. Anh hỏi tôi:

        - Xử lí con này thế nào đây? Tớ muốn thịt nó quá, mà nó hôi thế này thì cậu bảo nên làm thế nào?

        - Đúng là nó hôi thật, nhưng không gì hơn giềng mẻ. Cái “anh” này cứ bóp giềng mẻ rồi cho nấu “giả cầy”, thêm chút cay cay nữa là có bữa thịnh soạn rồi!

   Tôi trả lời.

        - Cậu nói có vẻ có lí!

       Vậy là chúng tôi làm món “giả cầy” mà tôi vừa đề xuất. Vừa ăn, anh vừa gật gù:

        - Sáng kiến của cậu được đấy!

        - Anh cứ khen! Sáng kiến tối tăm ấy mà! - Tôi vừa nói vừa nâng chén lên.

       Thời gian anh ở với chúng tôi cùng Trung đoàn không lâu (vì anh phải đỉ nhận nhiệm vụ mới) nhưng đã để lại những ấn tượng sâu sắc. Trong thời gian ở với chúng tôi, anh đã tâm sự với tôi về hoàn cảnh gia đình anh, về bản thân anh, về rất nhiều, rất nhiều vấn đề khác nữa. Có lẽ, anh cũng coi tôi như đứa em trai của anh nên muốn chia sẻ tình cảm, chia sẻ những gì có thể chia sẻ được.

       Tất cả các anh em trong Trung đoàn và tôi cũng coi anh như người anh, rất quý mến và tôn trọng anh.

       Khi nhắc đến anh thì vợ tôi lại kể lại chuyện lần anh về thăm vợ con tôi. Lúc đó thằng con tôi đang sốt li bì ngoài bệnh viện Đa Phúc, khi nhìn thấy thằng con tôi oặt oẹo, anh thực sự thương cảm, mà quà cho cháu thì có gì to tát đâu: chỉ độc một quả dưa lê thôi, nhưng anh đã để lại cho gia đình tôi những tình cảm rất quý báu và đáng trân trọng.

       Trước ngày anh đi nhận nhiệm vụ sang Liên-xô giữ chức Phó tùy viên quân sự Đại sứ quán ta tại Liên-xô, anh điện gọi tôi về gặp anh tại nhà anh ỏ Đại học Bách khoa. Hai anh em nằm nói chuyện với nhau trắng đêm. Anh kể cho tôi nghe chuyện anh được đào tạo lái xe như thế nào, rồi rất nhiều chuyện khác nữa, chuyện lớn có chuyện nhỏ có... rồi dò hỏi xem tôi có ưng công việc của anh không, có muốn theo anh không. Tôi từ chối. Rồi anh em tôi chuyển sang nghe cuốn băng với nội dung cuộc nói chuyện của giáo sư tiến sĩ thần học người Ấn Độ nói về chuyện tâm linh. Cuốn băng dài lắm. Thòi gian đến mấy tiếng đồng hồ liền. Ông nói về “thế giới bên kia”, về ma quỷ, về hồn con người sau khi mất, về nhiều lĩnh vực khác nữa...
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM