Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:10:17 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đi xa ngoảnh lại  (Đọc 20040 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2016, 10:54:24 pm »


       Có lần, nửa đêm tôi được khua dậy sang phòng của Tiểu ban huấn luyện để hưởng lạc “thành quả” của đám thợ săn. Tôi hơi ngạc nhiên vì hôm ấy lại thấy có giấy báo che trên cái đám “chiến lợi phẩm”. Mọi hôm thì không thấy thế bao giờ. Nghi hoặc là mình bị chúng lừa, tôi nhanh chóng giật tờ báo lên thi hỡi ôi: trước mắt tôi là những miếng măng mai luộc, được chẻ nhỏ ra đặt ngay ngắn cạnh đám muối ớt. Đến nước này thì không còn gì để nói rồi, nó chẳng thuộc về “trường phái” nào cả. Thấy tôi nhăn mặt, một tay thợ săn nhanh nhảu:

        - Dạ, vì hôm nay xúi quẩy, ra ngõ gặp gái nên tụi em “đá” tạm chiếc măng về để còn có chuyện mà nói. Đêm mai sẽ bù ạ!

        - Này, ngày mai mà để nhà ai đó mất măng phải vào Trung đoàn kiện là tớ không tha cho các cậu đâu!

       -“Cụ” cứ yên trí đi!

       Hôm sau rồi hôm sau nữa không thấy ai kêu mất măng thì cũng thấy yên tâm, nhưng mà hình như sau tối hôm ấy là nhà nào có măng mai mới nhú có thể bị “đá” là phải bôi vôi vào thân cây măng. Cái giông măng đã bị bôi vôi thì đắng lắm, gấu cũng chẳng “xực” nổi nên mới “bảo toàn lực lượng” được.

       Mọi nguồn cung cấp cạn kiệt dần. Thiên nhiên đến lúc không hào phóng nữa. Tìm đâu ra thứ để “đánh chén” bây giò? Nửa thật nửa đùa, thấy manh nha một “trường phái thứ tư”: cứ gọi không thấy “ơi” là xực! Tôi phát hoảng, nếu ỏ đâu đó vang lên tiếng gọi: “Đoàn trưỏng ơi!” mà mình không “ơi” ngay thì có lẽ bị “xả” luôn chưa biết chừng. Cũng may, đấy mới chỉ là cái “cương lĩnh dự thảo” của cái “trường phái” tai quái này thôi!

       Trong cái chuyện “săn lùng thực phẩm” thòi bấy giờ, không chỉ có các chiến sĩ mà còn có cả các cán bộ tham gia. Tôi nhớ, có một lần, anh Nguyễn Quang Tấn không biết từ đâu về, xộc ngay vào phòng tôi, tôi ngửng lên nhìn anh thấy anh mặc bộ quần áo mưa lòe xòe. Tôi ngạc nhiên: trời có mưa đâu mà anh lại mặc áo mưa. Đang định hỏi anh duyên cớ ra làm sao thì anh lại hỏi tôi trước:

        - “Mũ bay cao không” và “găng tay cao không” của cậu đâu? Cậu cho tớ mượn ngay đôi “găng tay cao không” và “mũ bay cao không”!

        - Để làm gì mà gấp gáp thế? - Tôi ngạc nhiên hỏi.

        - Tớ mặc vào để đi “làm” ít ong đất!

        - Ái chà chà! Anh coi chừng kẻo mà bị nó đốt thì gay. Nó đốt chết cả trâu đấy, không đùa được đâu!

       Anh không nói gì, sửa lại bộ quần áo mưa, đội “mũ bay cao không" và đi đôi “găng tay cao không” của tôi xong liền hối hả đi luôn. Tôi sốt ruột không biết anh ấy sẽ xử lí thế nào với cái đám ong kia và cũng không biết vị trí ỏ đâu nữa, chỉ còn biết ngồi đợi. Chừng gần tiếng đồng hồ sau thì anh Tấn về với một bọc ong. Anh lấy bình rượu, cẩn thận “lùa” số ong ấy vào bình, quan sát kỹ lưỡng rồi nói:

        - Cậu thấy chưa? Nọc nó xịt ra ghê chưa? Cái thứ này chữa khớp tốt lắm. Mỗi bữa ta uống một ly là hay lắm đấy!

        - Một ly liệu có ít quá không? - Tôi hỏi.

        - Chỉ được một ly thôi. Nhiều thì có ngày phát đỉên đấy vì nó nóng lắm!

       Anh ngâm chừng một tháng là tôi đã gạ uống. Mấy anh em tôi lôi ra uống thật, có hôm uống không phải chỉ một ly nhưng cũng chưa thấy ai bị điên và tôi cũng chẳng biết có chữa được khớp hay không nữa. Có điều, món ấy không giữ bí mật được lâu, chỉ mấy ngày sau đã lộ ra nên nhiều người đến đòi uống lắm. Khi anh rời Trung đoàn thì không biết cái bình ong ấy đã ngâm đến nước thứ bao nhiêu và anh đưa cho ai cất giữ, tôi cũng chẳng rõ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2016, 11:57:08 pm »


       Tôi cũng không thể không kể đến cái giai thoại “phụp phù” của Trung đoàn được. Ây là, vào một ngày đẹp trời, mấy cậu chiến sĩ ra chợ Yên Bái, đến dãy hàng bán mít, làm quen với một cụ già đang ngồi cạnh đống mít:

        - Chứng con chào bủ ạ!

        - Không dám! Chào các chú! Các chú mua mít đi!

        - Bủ ơi! Có quả nào chín, ăn ngay được không ạ?

        - Có đấy! Đây, quả mít này chín cây đấy, ngon lắm!

        - Mít giai hay mít mật hả bủ?

        - Mít mật đấy! Các chú mua nhé?

        - Vâng! Nhờ bủ bổ ra cho chúng con. Chúng con ăn ngay tại trận ạ!

       Cụ bán mít bổ mít ra cho mấy cậu và các cậu bắt đầu “khỏi sự". Một cậu lấy cái mẹt để trước mặt, một cậu giơ tay xem đồng hồ, tay kia giơ lên chuẩn bị phát lệnh. Cụ già bán mít thấy lạ, chăm chú nhìn xem các chú bộ đội này biểu diễn thế nào. Khi kim giây của chiếc đồng hồ chạm vào con số 12 thì cậu đeo đồng hồ chém gió, phát lệnh: “Bắt đầu!” trước sự ngơ ngác của cụ già. Ngay tắp lự, một cậu cho múi mít vào mồm, chỉ nghe tiếng “phụp” rồi tức khắc lại nghe tiếng “phù” - ấy là lúc hạt mít được “phi” từ trong mồm ra. Và cái nhịp đỉệu “phụp”, “phù”™ “phụp”, “phù”... ấy cứ được kích hoạt liên tục. Một cậu khác thì chăm chú đếm lượng hạt mít trên mẹt, cậu có đồng hồ thì một tay vẫn giơ lên trong tư thế chuẩn bị chém gió, mắt thì chăm chú theo dõi kim giây của đồng hồ. Cụ già bán mít thoạt đầu còn ngạc nhiên, sau thì buồn cười quá, cười đến chảy nước mắt, cười ngặt cười nghẽo.

        - Các chú làm lão chết vì cười mất! Bao nhiêu năm trời đi bán mít mà lão chưa bao giờ thấy cảnh thế này!... Thôi, lão không tính tiền quả mít này đâu! Các chú làm ơn thôi đi cho! Lão buồn cười quá!...

       Nhưng làm sao mà thôi được khi cái kim giây của chiếc đồng hồ kia chưa chạm tới con số 12? Mặc cho cụ già bán mít vừa cười vừa van vỉ, cuộc chơi vẫn tiếp diễn. Tới khi kim giây của chiếc đồng hồ chạm con số 12 thì tay của cậu đeo đồng hồ đang giơ liền chém xuống dứt khoát cùng với câu:

        - Hết giờ!

       Mấy cậu cùng chụm đầu vào đếm hạt mít trên mẹt, không cần quan tâm đến cụ già bán mít đang ôm bụng lăn ra cười.

        - 23 thôi! Mày thua! Mày trả tiền đi!

       Thì ra, dọc đường ra chợ, một trong các “tướng nhà giời” cá cược là trong một phút, có thể “xực” được 25 múi mít mật. Nếu không đạt được số lượng như vậy thì cậu ta phải trả tiền, mà đúng hoặc hơn số lượng trên thì bọn bạn phải trả tiền. Thế thôi! Thế là mới có cái trò diễn kia ngoài chợ!

       Mấy hôm sau, khi một cậu trong nhóm lại ra chợ, cụ già bán mít thấy liền gọi lại và hỏi nhỏ:

        - Này, lão hỏi khí không phải, hôm nọ các chú thi nhau ấy, có lúc lão chỉ nghe thấy tiếng “phụp” mà không thấy tiếng “phù” thì các chú có tính không?

        - Không đâu bủ ơi! Chỉ tính số “phù” trực tiếp trên mẹt thôi!

       Không biết thế nào mà cái giai thoại này “bay” về được tận Sư đoàn và đến tai "Trạng Yêng'’. “Trạng” vừa cười vừa lắc đầu:
       
        - Ôi giời ơi! Cái thằng Huy!... Lắm chuyện quá!...

       Từ đó, hễ gọi nhau đi ăn mít thì đều nói: “Đi “phụp”, “phù” chứ? Đặc biệt là anh Đoàn Văn Sàn - Anh rất thích ăn mít và ăn cũng khỏe nữa thì khoái cái giai thoại này vô cùng. Thi thoảng anh lại đưa cho tôi một miếng mít, miệng cưòi cười:

        - Này, “phụp phù” đi!

        - Anh ăn thừa mứa rồi mới đem về bố thí cho tôi chứ gì? - Tôi trêu anh.

        - Biết thế đếch nào được! - Anh cười rồi bỏ về phòng.

       “Cái ăn, cái uống" ở Trung đoàn thì như vậy, lại còn cái khoản “trà lá” nữa chứ! “Gần mực thì... bia, gần đèn thì... thuốc!” mà! Hai cái khoản mực và bia thì đấy là hai khoản thuộc danh mục thượng hảo hạng thời bấy giờ rồi, hiếm hoi khác gì “nem công, chả phượng”, chẳng ai dám mơ mòng, nhưng đèn, thuốc... thì là những thứ có thể sờ thấy được trong tầm tay. Yên Bái thuở ấy chè bồm nhiều lắm. Chỉ cần vào thăm nhà dân, ngồi hỏi han chuyện trò một lúc thôi là khi về thế nào các bầm, các bủ cũng gói cho một bọc chè bồm. Chè được sao trực tiếp bằng củi nên ám khói, khi uống mới thấy đượm toàn mùi khói. Mà các “con nhà giời” này pha chè thì chẳng giống ai: cứ bốc một nắm cho vào ấm, tay thì to như tay hùm nên riêng chỉ chè thôi đã đầy ấm rồi, tói khi đổ nước sôi vào thì một lúc sau thấy nắp ấm cứ từ từ kênh lên. Nước chè rót ra đặc như nước sắc thuốc bắc, chát sít và đẫm mùi khói. Thật đúng là chè “cắm tăm” thật! Cái đống bã chè đổ đằng sau vách liếp to lù lù, khéo phải đến mấy chục cân. Những người chơi phong lan có thể lấy về bón cho cả vườn phong lan được.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2016, 11:59:07 pm »


       Thuốc lá thì toàn loại thuốc cuộn, “oách” ra thì có Sa Pa, Tam Đảo... mà cũng chỉ là loại bao thường chứ không có được bao bạc. Người nào có một bao hoặc dăm điếu thì cùng chia nhau rít. Khi hết điêu nguyên thì lại lấy các “đầu tóp” bóc ra, “sàng sẩy” lại rồi quấn lại như sâu kèn là lại rít tiếp. Có khi trong bao còn đúng một “điếu lẻ”, đang định lấy ra hút thì gặp ngay mấy tay “mũi nhòm mồm” xộc đến, đành phải lôi cả bao thuốc ra, vờ vịt ngó vào đó rồi than vãn:

        - Cứ tưỏng là còn một điếu, ai ngờ lại chẳng có lấy một sợi! Thế mà vẫn cứ “ngự’ trong túi được. Vớ vẩn thật!

       Nói xong liền bóp dọc bao thuốc (cốt để cái “điếu lẻ” kia không bị gẫy) rồi ném bạch một phát vào xó nhà. Mấy tay “săn thuốc” thấy thế chán quá đành bỏ đi. Bấy giò mới lại len lén nhặt bao thuốc ỏ xó nhà lên, móc điếu thuốc tội nghiệp kia ra, lẳng lặng vừa châm lửa, vừa rít vừa tủm tỉm cười với cái trò “xấu tính” vừa rồi của mình...

       Lâu lâu tôi lại ra ngoài Yên Bái thăm anh Thành Đồng ỏ Công an Tỉnh một lần. Giai đoạn ấy là giai đoạn bọn buôn thuốc lá lậu từ bên Lào về ghê lắm. Thuốc bị bắt, bị tịch thu chất cả đống. Có lần tôi ra, anh cho tôi mấy bao “A Lào” hoặc có lần thì cả “Noi”... Mấy món ấy là mấy món “đặc sản” rồi, khi về chia mỗi anh vài điếu để hút cho “thơm mồm” mà mặt mũi anh nào anh ấy cứ phỏn phơ cả lên.

       Có lần, các anh ấy bắt cả đống thuốc lá sợi - loại nguyên liệu của thuốc “Con Gà” ấy, anh cho tôi hẳn một mũ cối thuốc sợi và mấy tệp giấy quấn thuốc nữa. Ôm cái mũ cối ấy về, đổ ra bàn là mỗi tay đến bốc một nắm, chẳng mấy chốc mà trên mặt bàn chỉ còn loáng thoáng vài sợi vụn...

       Cái trò hút thuốc lá thì có thể hút âm thầm được chứ hút thuốc lào thì không vì khi hút dù là rít hơi khẽ thôi, tiếng điếu vẫn vang lên cả làng đều nghe được. Mà khốn nỗi, trò đời khi “ăn” thuốc lào, điếu mà không kêu ròn tan là... vứt! Đất Yên Bái sẵn nứa. Điếu cày làm bằng nứa thì tiếng kêu của nó ròn rã, vang khác thường so với loại điếu làm bằng tre, Thế rồi sản sinh ra rất nhiều loại điếu, trong đó loại “khủng” nhất có lẽ là loại điếu “ục”! Điếu gì mà người hút không thể tự châm đóm được phải nhờ đến người khác châm cho, bằng không thì đóm phải thật dài thì mới châm với đến nõ điếu được vì nó được “chế tạo” từ nguyên một ống nứa vừa to vừa dài... Có “lão” để cháy đến hết mấy lần đóm mà chẳng rít được hơi nào vì tay thì cứ cầm đóm còn mồm thì cứ nói chuyện, đóm cháy đến sát ngón tay mới vứt vội, rụi rụi đi rồi châm đóm khác, rồi lại cầm đóm đấy tiếp tục chuyện, rồi... lại thế. Mà cái giống đóm được chẻ từ loại tre ngâm thì cháy nỏ lắm, biết bao nhiêu đóm cho lão ta mới xong một điếu thuốc. Chẳng rõ lão ta mải nói chuyện thật hay chỉ giả vờ kiếm chuyện để “khoe” rằng ta đây có kiểu rít lão luyện, khác đời... mà thôi. 

       Thuốc lào đã nặng, đã dễ say hơn thuốc lá, nhưng có “tay chơi” còn cho thêm chút rượu vào trong ống điếu nữa thì mới ghê. Hút là đứ đừ ngay. Mà thuốc không ngon cũng sẽ thành ngon. Đúng là:

“Thuốc lào chồng hút, vợ say
Thằng con châm đóm lăn quay ra nhà
Có ông hàng xóm đi qua
Ngửi phải hơi thuốc, say ba bốn ngày...”

       Có một lần, khi tôi đi chuyến tàu hỏa về xuôi để về Sư đoàn họp. Tàu không đèn đóm, chạy rù rì theo nhip bánh sắt nghiên trên đường ray. Tôi đang gà gật theo nhip lăn đều đều của tàu thì bỗng nghe thấy tiếng rao mà càng về sau này thì tôi lại càng thấy cái “bài rao” ấy quả là độc đáo. Nội dung nó ngắn gọn thôi mà xúc tích lắm:

                                           “Trong tất cả các bài nghiện ngập
                                           Suy cho cùng, hay nhất thuốc lào
                                           Chỉ một hơi là đã thấy lao đao
                                           Tiền đỡ tôh, mà không hao... sĩ diện!”

       Dứt lòi rao là tiếng rít kêu tanh tách, ròn tan của chiếc điếu cày. Kiểu tiếp thị này đúng là... nhất quả đất! Thế là lục tục... từ người ngồi ngay bên canh tôi cho đến các vị trí khác nữa trong toa tàu cứ lần lượt tìm đến nơi có tiếng rít kia. Và chiếc điếu cày cũng được phát huy hết tác dụng của nó. Những tiếng kêu ròn rã cứ vang lên hết đợt này đến đợt khác, mãi không dừng cùng những làn khói thuôc làm cho cả toa tàu như nóng bừng lên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2016, 11:59:53 pm »

       Người nào không đem theo thuốc thì giá khác, người nào có đem theo thuốc thì giá khác. Rất sòng phẳng, rất tự nguyện tự giác chấp hành. Thế mới hay! Ngay từ thời bấy giờ đã có người giỏi về khoản kinh tế thị trường thế chứ lị!

        Rượu sắn, thuốc lá, thuốc lào, chè bồm... là những thú vui giải trí cứ duy trì đều đều. Mà suy cho cùng, không có thú chơi nào là không có đẳng cấp cả. Trong cái giới vui này cũng vậy, cũng được phân chia, phân loại đàng hoàng. Đẳng cấp nhất thuộc về tay chơi nào mà: “mồm ngậm nước lã nhổ ra nước chè, hà hơi chuối chín trứng cuốc, ngáp ố đình màn!” Thế thì biết bao nhiêu là rượu sắn, là chè bồm, là thuốc lá, là thuốc lào các loại cho đủ!

        Những tay chơi ấy được mệnh danh là những “tay chơi búa sừng'’!

        Nghe cái đẳng cấp ấy mà khiếp!

        Để khắc phục việc thiếu thốn thức ăn cho bộ đội, chúng tôi đã bàn bạc một cách nghiêm túc và tổ chức đào ao thả cá, đào hẳn hai chiếc đàng hoàng, một chiếc ao to và một chiếc ao nhỏ. Liên hệ xin được mấy chục ca máy xúc, máy ủi... thế là sức máy cộng với sức người đua nhau lao động. Chẳng mấy chốc đã hoàn tất hai chiếc ao. Rồi liên hệ mua các giống cá về thả: như chép Hưng, rô phi đơn tính, chắm cỏ, mè hoa... Để “chắc ăn”, các loại chắm, chép... thì cứ chọn loại 3 con một cân để “nhỡ có làm sao” thì là có thể biến ngay thành thực phẩm, đánh chén ngay được. Kể từ ngày bắt đầu thả cá, ngày nào, sáng nào mọi người cũng đứng quanh ao xem cá lên ăn. Nghe tiếng cá đớp thức ăn rồi lượn lờ đùa rỡn nhau, ai nấy đều phấn khởi, cưòi nói vui vẻ lắm. Tiếp đến là tổ chức chăn nuôi: nuôi bò, nuôi lợn, gà. Trường Trung cấp Nông nghiệp hồi đó bác Hiền làm Hiệu trưởng “vừa bán vừa cho” chúng tôi một con bê cái đã đến tuổi trưởng thành. Tôi cũng chẳng biết nó được lai tạo thế nào và bố mẹ nó thuộc loại giống gì nhưng chỉ biết khi đem nó về đến Trung đoàn thì trông nó chẳng khác gì con ngựa vía! Với dáng vẻ to cao khác thường, tính tình nó lại còn kinh khủng hơn: nó lồng lộn, kêu la váng cả trời đất và chẳng ai tiếp cận được nó cả. Chúng tôi bàn nhau lùa nó ra thả ở khu vực Đại đội định kỳ vì nơi ấy ở xa Trung đoàn bộ, hơn nữa xung quanh được rào dây thép gai, diện tích lại rộng rãi nữa, phù hợp với những nét hoang dã, tha hồ cho cô ả chạy nhảy và ở đó cũng đã có một số bò được thả trước, có đồng bọn thì may ra tính tình của cô ả mới thuần được chút nào. Vậy mà một vài năm sau cô ả đã sinh con, ra dáng một bà mẹ lắm. Đến bấy giờ thì tính tình nó lại hiền hẳn đi. Thế mới lạ chứ!... Rồi chứng tôi liên hệ với Ty Thủy sản Thác Bà, một vài tháng lại ra đó xin mấy tạ cá về cho bộ đội cải thiện. Phải nói rằng, hồi đó anh Mai ở Ty thủy sản là người giúp đỡ chúng tôi rất nhiệt tình và hiệu quả. Cá của hồ Thác Bà toàn loại cá to. Loại cá mè hoa của hồ có con nặng đến 60kg, còn loại cá măng thì còn nặng hơn nữa: 70, 80kg cũng có. Nghe đến vài ba tạ cá thì nhiều, chứ thực ra chỉ có 2-3 con thôi. Háo hức đón xe chỏ cá về bao nhiêu thì lúc bỏ cá xuống, các bếp trưởng khó xử bấy nhiêu. Bao nhiêu bếp ăn mà thấy độc 2 hoặc 3 con cá to vật thì biết làm thế nào, tất cả cứ đứng gãi đầu gãi tai: phân xử ra làm sao đây, ai lấy khúc đầu, ai lấy khúc đuôi... khúc nào khúc ấy đều vĩ đại cả chứ có bé bỏng gì đâu. Rút kinh nghiệm, về sau chúng tôi ra xin cá chả dám xin “cá vụn” thôi. Loại cá vụn thường là cá trôi, cá chày... Tuy là “vụn” nhưng mỗi con cũng vài ba cân là chuyện thường. Dầu sao cũng còn dễ chia hơn là khuân mấy chú to vĩ đại kia về.

       Có được những nguồn thực phẩm bổ sung, các bếp ăn náo nhiệt hẳn lên. Đến lúc kẻng cơm là bộ đội ta gõ đũa gõ bát nói cười rôm rả lắm!

       Rồi chúng tôi tổ chức cho số phi công không trực chiến ra thăm Thác Bà vào ngày nghỉ, cho xuống tàu đi theo các thủy thủ khai thác cá. Hồ Thác Bà dài cả trăm cây số, rộng đến mấy chục cây số, có đến hàng trăm hòn đảo, có những hòn đảo không có tên, có những hòn đảo được đặt tên theo một trường hợp ngẫu nhiên nào đó ví như “Đảo Gấu” vì có lần có con gấu mò lên đó bị dân săn được... chẳng hạn. Muôn khai thác cá ở hồ, phải đánh bắt bằng tàu và đã có một đội tàu với các thủy thủ chuyên được giao thực hiện nhiệm vụ này. Hồi đó, ỏ Thác Bà còn có cả bọn “hải tặc”, chúng hoạt động cũng ghê gớm lắm.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Tám, 2016, 12:30:07 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2016, 12:19:01 pm »


       Số phi công của Trung đoàn được xuống tàu xem cách đánh cá, chế biến cá và ăn các món ăn từ cá cùng với các thủy thủ trên tàu đánh cá thì phấn khởi lắm. Mà có lẽ, trên đất nước mình, cái món dồi cá thì chỉ ỏ Thác Bà mới có. Phương pháp làm thì giống như là làm dồi lợn, dồi chó thôi, nhưng mà nguyên liệu thì độc chỉ là của cá: gồm trứng cá, gan cá, lòng ruột cá... băm nhỏ cùng vói một sô" “chất phụ gia” như hành, dăm... rồi thuôn vào ruột cá. Anh em thủy thủ cho biết, lấy ruột con cá máng nặng chừng 40- 50kg là ngon hơn loại 60-70kg. Khi thuôn xong, nó chỉ to bằng loại dồi chó thôi, chứ to bằng loại dồi lợn thì ăn sẽ không thơm và ngon bằng loại nhỏ đâu. Sơ chế xong thì đem hấp chín rồi quấn vào ống bương, hoặc ông nứa, đem nướng vàng lên. Đấy là món đặc sản hiếm, không phải nơi nào cũng có được... Thực ra, giai đoạn ấy, nền kinh tế của cả nước đều trong cảnh khó khăn, ai cũng phái chật vật kiếm miếng cơm manh áo cho cuộc sông thường nhật, những nỗi vất vả ấy đâu chỉ có riêng Trung đoàn tôi.

       Đã nói về chuyện “cái ăn” thì không thể không nói đến chuyện “cái thổi”, ở vào thời điểm đó, tất cả các bếp ăn của Sư đoàn đều dùng bếp than, riêng khu vực Yên Bái thì không dùng bếp than vì nếu hạch toán ra thì với việc chuyên chở than từ dưới kia lên cho các bếp của trung đoàn - Tiền công chuyển lên đắt hơn tiền than quá nhiều, rồi chi phí ấy sẽ "lạm” vào tiêu chuẩn ăn của bộ đội. “Một tiền gà, ba tiền thóc”! Tính đi tính lại thế là quyết định khu vực của bọn tôi ở chỉ có đun bằng... củi!

       Đã có quyết định thì phải tổ chức thực hiện. Vậy là “định lượng” của mỗi người trong Trung đoàn (trừ cán bộ Trung đoàn và các phi công ra) cứ mỗi người là 40kg củi một ngày. Thế là, tất cả các loại cây đều được ngả xuống làm củi (tất nhiên là không phá như bọn lâm tặc rồi). Số anh em đã từng quen với rừng thì còn đỡ, riêng số anh em dưới đồng bằng lên, nhất lại là số ở thành phố nữa thì thôi rồi!...Chỉ cần làm sao cho đủ chỉ tiêu 40kg thôi, bất luận đấy là loại cây gì: cây sung cũng chặt, cây ngái cũng phang, cây sơn cũng đốn..., đến cây bứa của dân trồng lấy quả cũng chẳng thoát. Vào một ngày, có một cụ già vác dao quắm đến cổng Trung đoàn kiện việc bộ đội chặt mất cây bứa ỏ vườn nhà cụ. Cây bứa ấy ra quả mấy năm nay và mỗi năm cụ cũng nhờ vào đấy mà thu hoạch được tí tiền cho việc rau dưa hàng ngày. Vậy mà nguồn thu nhỏ nhoi ấy bị mấy chàng pheng mất. Phải dàn xếp mãi cụ mới nguôi giận, còn mấy cậu chiến sĩ trót chặt cây bứa ấy thì trốn biệt tăm, không dám ló mặt ra. Mấy chục năm sau, có một lần bỗng dưng nhắc lại chuyện này, tôi đã được gặp lại cậu chiến sĩ - Thủ phạm của việc “tiêu diệt” cây bứa ấy qua đỉện thoại. Khi tôi mới nhắc đến chuyện cây bứa, cậu ấy đã kêu váng lên:

        - Ối đoàn trưỏng ơi! Sao đoàn trưởng nhớ dai thế? Mà lần ấy, em cũng ân hận quá. Em có biết đấy là cây bứa đâu. Lại còn bàn: cây này mà cho đoàn phó Động làm xà gồ ỏ nhà thì tuyệt. Cứ nhớ lại chuyện cũ là em lại áy náy. Không biết bây giờ các cụ ấy còn sống ở đấy nữa không?

        - Tớ cũng chẳng biết nữa, khi bủ (ở Yên Bái gọi các cụ ông là bủ, các cụ bà là bầm) đến kêu Trung đoàn thì bủ đã già lắm rồi. Từng ấy năm trôi qua, chắc các bầm, các bủ đã thành “người thiên cổ” hết rồi cũng nên. Mà vùng Đồi Cọ bây giờ cũng khác lắm, còn ít cọ lắm, loáng thoáng còn vài cây thôi. Bị chặt vãn cả rồi!

        - Thế thì tiếc quá, mà sao đoàn trưởng biết rõ thế?

        - Thì tớ mới có chuyến “vi hành” lên đó mà!

        - Em cũng rất muốn về lại Trung đoàn, nhưng bận việc quá, chẳng thu xếp được, nhưng thế nào rồi em cũng phải trở lại thăm Trung đoàn. Bao nhiêu là kỷ niệm sâu nặng thế còn gì!

        - Này, cậu có nhớ cái bài hát: “ Hôm qua em đến trường. Mẹ dắt tay từng bước. Hôm nay mẹ lên nương. Một mình em tới lớp...”

        - Có chứ ạ!: “Hương rừng thơm đồi vắng. Nước suối khe thầm thì. Cọ xòe ô che nắng. Râm mát đường em đi!”.„ Cứ nghe thấy bài hát ấy là em lại nhớ đến Trung đoàn. Mà hồi ấy chúng em đúng như lũ trẻ ở lớp mẫu giáo thật, cái gì cũng thấy lạ lẫm, cứ ngơ ngơ ngác ngác lên!

        - Thế mới gọi là tân binh! Vậy mà chỉ sau có một thời gian ngắn các cậu đã thành ma tà hết cả!

        - Ôi, cứ càng nói thì em lại càng nhớ Trung đoàn, thủ trưởng ạ!

       Các cán bộ, chiến sĩ cũ của Trung đoàn vẫn luôn quan tâm đến Trung đoàn cũ của mình như vậy đấy. Có lẽ, càng trong những hoàn cảnh khó khăn, gian khổ thì con người ta càng gắn với nhau, càng nhớ về nhau sâu đậm hơn và thường xuyên hơn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2016, 12:21:08 pm »


       Vừa rồi, nhân cái dịp kỷ niệm chiến thắng B- 52, tôi tình cờ làm quen với mấy anh lính bộ binh ngày xưa ở Hà Giang. Khi nói đến chuyện chặt củi về đun thì các anh ấy bảo: Trung đoàn các ông có 40kg/ người là ít đấy, bọn tôi là phải 60kg cơ. Mà đơn vị thì đóng quân ngay ỏ bìa rừng, nghĩ chuyện 60kg thì quá đơn giản, dăm cây gỗ mỡ là thừa 60 cân, mà ông có biết không, chỉ sau một thòi gian ngắn thôi, thấy vãn cả rừng, có lúc bọn tôi cũng giương cả súng lên để ra oai với mấy ông bảo vệ khi đi chặt gỗ đấy, ông ạ!

       Tôi nghĩ, đúng như vậy. “Miệng án núi lở" kia mà! Ngày nào cũng vào rừng với điệp khúc “rừng ơi ta đã về đây” thì mấy chốc đâu mà hết rừng!

       Khó khăn cứ chồng chất lên nhau, cái nọ đè lên cái kia như thế, chúng tôi đành phải gỡ dần theo kiểu “cháo nóng húp quanh”. Ngoài sự hỗ trợ, giúp đỡ từ các phía, các thành phần, cái chính là tự bản thân chúng tôi phải bươn trải để đi lên bằng sự lạc quan vượt khó, bằng nỗ lực của chính chúng tôi.

       Ngoài việc tổ chức chăn nuôi ra, chúng tôi phát động phong trào phát nương trồng sắn. Lợi thế của Trung đoàn là đất đồi sẵn, chất đất lại tốt nữa, sắn trồng xuống là sông ngay, mà chất lượng thì khỏi nói, khi luộc, củ nào củ ấy cứ bở tơi, thơm lựng... Đích thân tôi cũng vác dao quắm lên đồi, cũng phát nương, cũng bỏ hom sắn như mọi người... vui ra trò.

       Cứ bảo “cái khó bó cái khôn”, nhưng thực ra, trong cái khó lại “ló” ra nhiều cái lắm, nhiều “chiêu”, nhiều “trò” lắm. Anh chàng lái xe con của Trung đoàn là Trần Văn Hiến thành lập cả một “công binh xưỏng” ở ven bò suối, suốt ngày hậm hụi “sáng chể" các loại mặt hàng trong đó điển hình là việc nấu xà- phòng. Vào một buổi chiều muộn muộn, Hiến ta đến tìm tôi, cười tủm tỉm:

        - Mời thủ trưởng xuống chỗ em chơi một tí!

        - Chắc lại có cái trò gì, đúng không? - Tôi hỏi một cách cảnh giác.

        - Không ạ! Chỉ là mời thủ trưởng xuống chơi thôi!

        - Tớ không tin! Tớ vừa ở dưới đó về mà!

        - Đi! Thủ trưởng đi với em một tí!

       Đang lúc rảnh rỗi, hơn nữa cũng tò mò muốn biết cậu ta lại mới có “phát kiến” gì đây, cậu ta cũng là người được giao nhiệm vụ chuyên chở anh em chúng tôi đi họp hành, đi công tác bấy lâu nay nên cũng gắn bó, cậu ấy khẩn khoản mời thế này thì cũng cứ đi xem sao.

       Tôi theo gót cậu ta về nơi ỏ rồi được cậu ta dẫn ra cái gọi là “công binh xưởng” ỏ ven suối. Tại đấy đã có một vài cậu cảnh vệ đợi sẵn. Thấy tôi đến, các cậu trịnh trọng lấy ghế cho tôi ngồi. Nói là ghế cho oai chứ thực ra đấy chi là khúc gỗ có bề mặt khá nhẵn nhụi một chút. Tôi ngồi và chờ xem cái anh chàng Hiến này “khai mạc” thế nào. Anh chàng rón rén rót ra một chén rượu đưa cho tôi, ấp úng:

        - Mời thủ trưởng uống rượu!

        - Mời tớ đến đây chỉ để uống rượu suông thôi à? Nào, có gì thì nói mau đi!

        - Dạ, cũng không có gì đâu ạ! Chẳng là chỉ mời thủ trưỏng đến để em khoe em vừa nấu được mẻ xà phòng!

        - Cậu tự nấu được xà phòng cơ à? - Tôi ngạc nhiên.

        - Vâng ạ! Chúng em đọc báo rồi nghiên cứu và đã nấu thử ạ. Chắc là cũng dùng được! Thủ trưỏng cứ uống rượu đi rồi tí nữa dùng thử xem thế nào ạ!

       Trời đất quỷ thần ơi! Lính của tôi nấu được xà phòng! Tôi ngậm nguyên ngụm rượu trong mồm, không dám nuốt và cũng chẳng tin vào tai của mình nữa. ở vào cái thời đó, ai có được một bánh xà phòng “72 phần trăm” của Liên-xô thì đã là “bố tướng” rồi, còn loại xà phòng bột đựng ỏ túi ni-lông vẽ đôi chim thiên nga thì cũng thuộc vào loại thượng đỉnh.

       Không biết loại xà phòng của Trần Văn Hiến này thế nào đây nhỉ? À! Vậy là cậu ta mời mình xuống uống rượu để ăn mừng mẻ xà phòng đầu tiên được ra lò. Thế mà cứ ấp a ấp ứng, lúng ta lúng túng, thì thà thì thào như bọn đi buôn bạc giả ấy.

        - Thủ trưởng thấy rượu có ngon không ạ? - Anh chàng Hiến cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi.

        - Cũng được! Cho tớ chén nữa! Nào, chạm chén mừng xưởng sản xuất xà phòng bắt đầu hoạt động!

        - Thủ trưởng nói thế thì chúng em ngượng lắm!

        - Làm sao mà phải ngượng? Xà phòng của cậu mà dùng được thì tớ sẽ đề nghị khen thưởng ấy chứ, chuyện đùa đâu!

        - Tí nữa mời thủ trưởng dùng thử nhé?

        - Ừ, đương nhiên rồi!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2016, 12:23:22 pm »


       Tôi “làm” thêm dăm chén nữa để lấy thêm can đảm trước khi dùng thử xà phòng của cái anh chàng này. Đúng là phải làm thế thật vì khi anh chàng bê lên cho tôi một cái chậu con trong đựng một thứ không ra chất rắn cũng chẳng phải chất lỏng lại có thứ mùi khó phân biệt được nó thuộc vào loại mùi gì thì tôi thoáng ghê ghê. Thôi, dầu sao thì cũng không nên phụ lòng tốt của người khác, hơn nữa cũng không nên bóp chết cái “mầm non văn nghệ” (như mấy anh em trong đoàn bay của chúng tôi vẫn nói). Tôi nhúp một nhúp cái thứ nhầy nhầy ấy, xoa đều trong hai tay, vặn đi vặn lại mãi mà chẳng thấy có tí bọt nào ra cả. Đã là xà phòng thì phải có bọt! Không có bọt thế này thì chắc mới chỉ là xa phong! - Tôi nghĩ bụng thế mà không muốn nói ra sợ anh chàng Hiến ngượng. Nét mặt anh chàng rất chăm chú nhìn từng động tác của tôi, xong rồi hỏi:

        - Thế nào thủ trưỏng?

        - Nó không ra bọt, nhưng có vẻ cũng sạch đấy! Cố làm sao cho nó có nhiều bọt và cho cái hỗn hợp này nó cứng như xà phòng thật đi thì cũng hay đấy!

        - Vâng, có thể bọn em sẽ thêm, bớt thành phần xút!

        - Các cậu lấy xút ỏ đâu?

        - Ở các ắc-quy hỏng ạ!

       Trời đất ơi! Thế này thì nó bào da tay ra chứ chang chơi! Thà cứ lấy vỏ quả găng hay vỏ quả bồ hòn như các cụ nhà ta vẫn dùng lại còn an toàn!

       Cái vụ sản xuất xà phòng sau rồi tôi không thấy tiến triển gì thêm nữa. Tôi cũng không hỏi. Có thể, sau lần tôi thử, nhìn thấy vẻ mặt của tôi, chưa chắc cậu ta đã có thêm chút nhiệt tình “cải tiến” cho cái công trình đun nấu kia mà lại hắt hết xuống suối rồi cũng nên.

       Trần Văn Hiến cũng chính là thày dạy lái xe ô- tô của tôi. Thích ô-tô thì là cái sở thích và ham mê từ hồi bé của tôi rồi, nhưng để thực sự được ngồi sau tay lái “vặn vẹo” thì không phải là lúc nào cũng có điều kiện. Chuyện tôi học lái ô-tô cũng là tình cờ, ngẫu nhiên mà thôi. Ấy là, sau khi thành lập Trung đoàn, chúng tôi không được trang bị chiếc xe con nào cả. Tất cả đều phải đi xe tải, về họp ở Sư đoàn thì phải đi nhờ xe hoặc “nhảy tàu” đến ga Đông Anh rồi tìm cách ngược Sư đoàn. Vài năm sau thì chúng tôi được trang bị một chiếc “Bắc Kinh đít tròn” cũ. Thế là tươm lắm rồi. Anh chàng Hiến được cử giữ chiếc xe ấy. Vào một buổi chuẩn bị xe, khi quay ma-ni-ven để sục dầu trước khi nổ máy, sơ ý thế nào mà anh chàng bị ma-ni-ven đánh vào cổ tay phải, bị rạn xương, phải bó bột, đeo băng treo trước ngực. Thôi, vậy là “xong” rồi. Còn lái liếc gì nữa! Tự nhiên, tôi “lóe” ra một ý nghĩ: mình sẽ nhờ anh chàng này dạy lái xe. Đây chính là cơ hội hiếm có đây!

       Nghĩ là làm. Tôi nói với Trần Văn Hiến:

        - Này, tớ bảo nhé! Tay như thế kia thì chịu rồi, đúng không? - Ý tớ là không thể lái xe được nữa trong lúc này.

        - Vâng, có lẽ phải mất một thời gian, thủ trưởng ạ. Em sẽ đề nghị người khác lái thay em để đưa các thủ trưởng đi họp!

        - Thôi, cái đó tính sau! Ngay bây giờ thì cậu hãy dạy tớ lái xe. Không dạy theo kiểu bài bản ở trường mà là dạy ngay chuyện thực hành lái ấy. Lá thuyết thì tớ sẽ học dần dần sau này.

        - Vâng, dưng mà, thủ trưởng không được cãi lại em đấy!

        - Nhất trí! Ai lại cãi thầy bao giờ! Nhưng có phải làm lễ nhập môn hay không?

        - Cái đó thì tính sau ạ!

       Thày dạy của tôi tủm tỉm cười và dẫn tôi ra nhà xe, bắt đầu hướng dẫn từng bước một, từ việc kiểm tra xe trước khi nổ máy theo đúng quy trình, rồi đến việc quay sục dầu... nghĩa là đầy đủ các thủ tục, không được thiếu một tí tì ti gì. Xong hết lượt ấy rồi thì thày bảo tôi lên ngồi sau tay lái, hướng dẫn cách mở máy, sang số bằng lí thuyết rồi bắt tôi thực hành. Ây là giả vò tra chìa khóa xe vào ổ khóa, tay vặn khóa để khỏi động cùng lúc mồm phải kêu “dìn... dìn...” như là tiếng động cơ của xe. Rồi nhấn một chút ga, lại nhả chân ga, ấn chân côn, tay sang số, mồm phải kêu “xoạch” như là vào số thật, rồi từ từ nhả chân côn, từ từ nhấn chân ga tăng ga, mồm vẫn phải “dìn...dìn” theo các động tác cho phù hợp. Từ số một, sang số hai và các số khác đều phải làm y hệt như nhau, mồm cũng cứ “dìn...dìn...” như nhau. Thú thực là chỉ sau mươi phút “dìn...dìn„.” thì mồm tôi khô khốc, không còn tí nước bọt nào. Tôi liền bảo:

        - Thày giáo ạ! Học trò này mỏi hết cả mồm vì cái trò “dìn... đìn...” này của thày rồi! Bây giò cho đi thực hành thôi, thày ạ!

        - Chưa được! Phải tập “khan” thêm một tí nữa đã!

       Tôi bấm bụng ngồi “dìn...dìn...” thêm mươi phút nữa thì thấy thầy bảo:

        - Thôi, nghỉ giải lao mấy phút rồi bước vào thực hành!

        - Nghe tốt!

       Tôi nói như reo lên. Quả thực, nếu cứ bắt tôi “dìn...dìn...” thêm mươi phút nữa chắc tôi bỏ cuộc mất. Có lẽ thầy linh cảm thấy như vậy nên cho tôi chuyển giai đoạn ngay.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2016, 10:18:14 pm »


       Sau khi nghỉ để tôi rít điếu thuốc, thày lên ngồi bên ghế phụ và tôi chễm chệ ngồi sau tay lái, nổ máy và phi ra ngoài sân rồi chạy theo tuyến đường ra ngoài sân bay, vòng về sân bóng đá, ở đó tôi được huấn luyện cách đi vòng tròn hết bên trái đến bên phải rồi vòng số 8, cách thức lùi xe thế nào. Thày luôn mồm nói:

        - Tiến bám bụng, lùi bám lưng! Nào, nào... “côn ra, ga vào” nào!

        - Nhớ rồi! Nhớ rồi! - Tôi trả lời.

        - Lại sắp cãi rồi đấy!

        - Không dám! Không dám! Học trò này ngoan đấy ạ!

       Chạy tiến thì tôi không đến nỗi nào nhưng cái khoản lùi thì kém lắm, nhất là lại bắt lùi theo kiểu zích zắc nữa. Từ bé tới giờ chẳng có ai dạy tôi lùi cả, chỉ toàn dạy, toàn hô tiến thôi nên bây giờ tôi lúng túng trong chuyện “đi bằng lưng’’ này cũng đâu có gì lạ. Này nhé, tôi được học cơ bản nhất là học bay, nhưng máy bay đâu có số lùi, rồi đến khi “học mót” cách chạy xe máy thì xe máy cũng chẳng có số lùi nốt nên tôi lùi kém cũng là chuyện đương nhiên. Thực ra trong quá trình chạy xe thì cũng ít khi phải lùi. Vậy là sau khoảng hơn một tiếng đồng hồ “quần nhau” với chiếc vô lăng ngoài sân bóng đá, tôi đưa xe về nhà xe, dáng vẻ rất hả hê. Ngày trước đã chinh phục được cần lái, bây giờ thì thuần hóa được vô lăng, nghe chừng tôi hãnh diện hẳn, thấy mình “oách” hẳn lên. Chắc lúc bấy giờ có ai nhìn tôi thì thấy mũi tôi to hơn ngày thường nhiều lắm đấy!

       Kể từ lần ấy hễ đi đâu là tôi lại đàng hoàng ngồi sau tay lái và ngồi ở vị trí phụ, bổ trợ tay lái cho tôi là Trần Văn Hiến.

       Nói cho cùng, hồi ấy tôi cũng chỉ dám chạy loanh quanh khu vực sân bay thôi vì tôi chưa có bằng lái xe. Mà nói đến chuyện bằng lái thì ngay đến bằng lái xe mô tô tôi cũng còn chẳng có, nói gì đến bằng lái xe ô tô. Khi về Trung đoàn, tôi có đem theo chiếc mô tô Minsk của Liên Xô sản xuất (dung tích 123 phân khối), mà chưa hề có dịp nào thi lấy bằng lái cả. Để đối phó với các lực lượng kiểm tra, tôi đã soạn ra một tò “trát” chứng nhận tôi là chủ chiếc xe ấy, sử dụng đi công tác và chua thêm một câu rất quan trọng là “bằng lái xe đang đưa đi làm phiếu xăng”. Chẳng là thời gian ấy xăng dầu cực kỳ hiếm, quản lí rất chặt chẽ, xe cộ không có phiếu xăng thì khó lòng mà mua được xăng, mà muốn có phiếu xăng thì phải nộp bằng lái xe. Vậy là tôi cứ ung dung phi trên các ngả đường chẳng lo ngại điều gì vì “tò trát” đã có câu “bằng lái xe đang đưa đi làm phiếu xăng” rồi!

       Đói, rét... nhưng những tiếng hát yêu đời vẫn cất vang: “Hoàng Liên Sơn ơi, hôm nay ta lại về! Mang đôi cánh bạc gìn giữ đất quê. Nghe âm vang bao lời thôi thúc...” - ca khúc “Bài ca Hoàng Liên Sơn”, một sáng tác của nhạc sĩ không chuyên - Trợ lí Câu lạc bộ Nguyễn Xuân Thành (tục gọi Thành “mèo”) của Trung đoàn đã ngân vang rộn ràng và trong buổi Hội diễn liên hoan nghệ thuật quần chúng vào dịp cuối năm tổ chức ỏ Sư đoàn, tiết mục ấy đã đoạt được giải cao.

       Phong trào thơ ca hò vè cũng nở rộ, góp phần vào việc cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần trong Trung đoàn. Nói đến thơ, ở đất Đồi Cọ này không ai là không biết đến cụ Có - cụ Nguyễn Tất Có. Nhà cụ ở ngay sát Trung đoàn. Cụ thường sang Trung đoàn chơi, thăm hỏi anh em, rất quý mến anh em, nhất là đội ngũ phi công và đặc biệt là những người biết làm thơ, hay thơ. Cụ duy trì việc này từ thời Trung đoàn 925 ở đây cho đến tận bây giờ, khi Trung đoàn tôi đến đóng quân ở đây. Khi thăm Trung đoàn, bao giờ cụ cũng mang theo những bài thơ cụ vừa sáng tác rồi đọc cho mọi người nghe, chăm chú nghe những lời bình. Cụ lấy bút danh là “Hoa Sen”. Tất cả cán bộ chiến sĩ của cả hai Trung đoàn chắc chẳng ai quên những câu thơ của cụ như là:

                                   “Hoa Sen Tất Có mừng non nước
                                   Hiệu sách Nam Cường rực ánh sao!”

       Chẳng là cụ có một quán bán sách báo nho nhỏ mà. Rồi nữa:

                                   “Trông lên thấy ảnh thấy cờ
                                   Sít Ta, Mao Trạch, Bác Hồ già hơn!”


       Thời đó, có bức ảnh chụp chung ba vị lãnh tụ là Sit-ta-lin, Mao Trạch Đông và Hồ Chủ Tịch. Bởi Cụ Hồ để râu dài hơn hai vị lãnh tụ kia, vậy là câu thơ “Bút Tre, Bút Nứa” kia ra đời!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2016, 10:20:50 pm »


       Giai thoại về cụ Có thì nhiều, nhiều lắm, ví như: có một Tết, cụ sang chúc Tết Trung đoàn, cụ đã nhận được lời chúc kèm theo một vế đôi: “Cụ Tất Có, cụ không Có Tất!”. Cụ giật mình, nhìn xuống thì thấy mình đi giầy mà không đỉ tất thật. “Xuất đôi dị, đôi đốĩ nan!” (ra vế đối thì dễ mà đối lại thi khó) - người xưa đã nói vậy. Cụ hơi lúng túng trong vài giây, sau trấn tĩnh lại rất nhanh và cười nói: “Ngày mai tôi sẽ đối lại!”, và hôm sau, cụ sang Trung đoàn, đưa ra vế đốỉ lại của mình như sau: “Đại úy Không quân, Không có Quân!”. Tuy không thật chuẩn từng chữ nhưng như thế cũng có thể chấp nhận được. Cái chuyện câu đối ấy còn lưu mãi tận sau này. Có một điều là không biết tâm hồn yêu thơ của cụ có tác động gì lớn đến Trung đoàn không, mà kể từ đó trong Trung đoàn cũng rộ lên phong trào của những cây “Bút Tre, Bút Nứa” để rồi khi đọc lên, mọi người đều cười khoái trí và lấy đó làm “điểm nhấn” trong việc trêu tròng nhau. Hơi có một tí “sự kiện” nào có vẻ bất thường một chút là ngay lập tức, trong thời gian rất ngắn có ngay những câu thơ, câu vè ra đời và được găm ngay vào liếp, nơi mọi người dễ thấy dễ đọc (vì nhà ở của Trung đoàn chủ yếu là mái lá, vách liếp nên việc trình bày những tác phẩm ấy lên để công bố trước bàn dân thiên hạ dễ lắm).

       Tôi xin lấy vài ví dụ để bạn đọc tham khảo:

       Khi hai anh trợ lí tác chiến là Tiến và Bình nghe theo lời hẹn, mua được mấy chú gà con, hì hục xách về, đóng chuồng để nuôi nhưng ngờ đâu, được mấy hôm sau thì gà cứ lăn ra, chân chổng thẳng lên trời, cứng đơ, lạnh toát. Thế là H5N1 rồi! Nhưng mà vào cái thời ấy chỉ gọi là “rù”, là “toi” thôi. Vậy là xuất hiện ngay “tờ treo”:

“Chín chục sáu chú gà con 1
Tiến, Bình ham rẻ nên còn dúm lông
Ấy là chưa kể đến công
Từ cây mười chín, qua sông qua đò
Chỉ vì một cuộc hẹn hò
Chín mươi đồng bạc, bằng cho nó tiền
Người ta hò hẹn nên duyên
Còn mình hò hẹn mất tiền, thêm lo!”

       Trung đoàn phát động phong trào tăng gia, trồng rau xanh để cải thiện bữa ăn cho bộ đội, đưa vào Nghị quyết đàng hoàng, được người người hưởng ứng, hăng hái lắm. Thế là mọi miếng đất đều được khai thác hết tiềm năng. Các mảnh vườn đua nhau mọc lên từ ven đồi, ven suối... Đâu đâu cũng thấy màu xanh của rau cải, rau muống, rau thơm, rồi cà, cà chua... Mọi cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên... những giờ nghỉ là đều có mặt ngoài vườn rau để chăm bẵm, để nhận xét, hàn huyên... rôm rả lắm.

       Những thành phần trực ở sở chỉ huy cũng tranh thủ thời gian rỗi kiếm lấy mảnh đất làm vườn riêng cho mình. Đến như trợ lí Quân báo Nguyễn Đức Sắc -   người gần như suốt ngày ngồi lần mần vói những con số, những sổ với sách cũng phải “bung ra” khỏi Sở chỉ huy để đi trồng rau thì đủ biết phong trào rầm rộ đến mức nào. Mà cái dáng của “lão” Sắc khi đi tăng gia, khi trồng rau thì buồn cười lắm, cứ lom khom, oặn oẹo... trông chẳng giống ai. Thế là “lão ta” được vào thơ ngay:

Ngày có Nghị quyết tăng gia
“Lão” Đức Sắc phải bung ra ngoài đồng
Lưng “lão” cúi, đít “lão” cong
Trông xa cứ tưởng “Quận công ngồi bờ”!...

       Rồi chuyện anh An - Trợ lí dẫn đường đi kiểm tra, điều trị bệnh dãn tĩnh mạch bẹn. Vậy mà cũng có cả thơ. Tôi trích dẫn ra đây không phải là chuyện dung tục quá hay là bậy bạ quá, mà ý tôi chỉ đề cập đến là đòi lính nó rất vui:

“Nghe tin An bị mổ “cà”
Thúy Trinh nhận điện rồi la váng tròi:
“Ối thày ơi, ôi mẹ ơi!
Người mà mất nó thì “chơi” bằng gì?”.

       Trinh là tên vợ anh An. Vậy là anh An phi ngay về Trung đoàn, la hét, quát tháo ầm ầm. Mọi người thì cứ cười rũ ra, rồi đến lúc chính anh An cũng cười. Thế là “hòa cả làng”!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2016, 10:24:12 pm »

       Chuyện chiến sĩ trốn đơn vị về thăm nhà không phải không xảy ra. Lâu lâu lại có một vụ. Mà đặc điểm địa hình ở sân bay Yên Bái thì rất phức tạp, đưòng đi trăm ngả, số trốn đơn vị thì không bao giờ đi đường chính ra ga Yên Bái mà toàn đi đường tắt, thậm chí cũng không vào ga vì sợ bị đơn vị đón lõng, tóm về, toàn đi khá xa rồi hoặc đón ô tô, hoặc ở cung đường mà tàu chạy chậm là “nhảy tàu” thôi. Thế là cũng có thơ:

“Nửa đêm, Thiêm gọi: “Thích ơi!”
Thằng Trung nó trốn mất rồi còn đâu
Nó đi về phía Ầu Lầu
Đường ngang ngõ tắt, biết đâu mà tìm?”

       Có một bài thơ dài, lột tả được cái vụ “lừa có hệ thống”, tôi thấy khá thú vị. Chuyện là, hễ cứ có đợt tân binh nào biên chế về Trung đoàn là y như rằng kiểu gì số tân binh ấy cũng bị đám “ma cũ” lừa để biến thành trò đùa. Mà cái trò “ma cũ bắt nạt ma mới” ấy thì có lẽ Trung đoàn nào cũng có, đơn vị bộ đội nào cũng có, nhưng ở Trung đoàn tôi thì trường hợp này nó xảy ra khá “ly kỳ” và có tổ chức chặt chẽ hẳn hoi.

       Một cậu tiêu đồ ỏ Sỏ Chỉ huy tên là Trần Văn Quất, quê ỏ Mỹ Văn được bổ sung về trung đoàn. Chân ướt chân ráo chưa kịp hiểu đâu vào với đâu thì đã bị các bậc đàn anh lùa vào “mê trận” với những lòi nỉ non rằng:

        - Tất cả những thành phần trực trong sở Chỉ huy đều phải biết bay, phải lên ngồi trong buồng lái ít nhất là dăm chuyến để có cơ sở thực tế, như vậy mới có thể trực sở Chỉ huy được!

        - Nhưng em mới về mà! - Tân binh Trần Quất nói.

        - Không loại trừ một ai! Mới về thì trước tiên phải học lí thuyết đã, rồi phải tập luyện, rèn luyện, sau khi khám sức khỏe thấy đủ điều kiện là được ăn bồi dưỡng và chuẩn bị bay!

        - Vậy khám sức khỏe ở đâu?

        -  Ở ngay Tiểu ban quân y của Trung đoàn thôi! Anh Thấu, chị Bắc, chị Nụ là những người được ủy quyền và có quyền khám và kết luận xem có đủ tiêu chuẩn bay hay không.

       Vậy là Trần Quất ra sức học lí thuyết bay, học xử lí bất trắc qua cuốn “Sổ tay ngưòi lái MiG- 21” rồi đêm đêm được các anh hướng dẫn cho tập xà, tập tạ, tập đu vòng, quay đầu, lắc cổ... Thôi thì đủ cả!

       Rồi Trần Quất được đưa đi khám sức khỏe thật, cũng đo huyết áp, nhịp tim, tai mũi họng, răng hàm mặt, khám bụng, chân tay, quay đầu lắc cổ xem tiền đình có ổn không, cũng được phân loại đàng hoàng, cũng viết đơn, duyệt đơn xét được ăn thêm, bồi dưỡng để chuẩn bị lập kế hoạch bay... nghĩa là cả một chu trình khép kín của sự lừa!

       Các “ma cũ” đã thành tinh, đã thành một lũ “yêu tinh” tiếp tục “chăn dắt”, lùa Trần Quất vào sâu trong “mê trận”: cũng lập kế hoạch bay đàng hoàng, cũng vẽ vẽ, tẩy tẩy, xóa xóa cho ra vẻ hợp lí với từng mục bay... Còn Trần Quất thì ngây thơ đến tội nghiệp, cứ hồn nhiên:

        - Dạ, báo cáo các anh! Các anh cố gắng thu xếp cho em bay cùng anh Đoán chứ đừng để cho em bay với đoàn trưởng hoặc với anh Mai Minh ạ!

        - Sao lại thế?

        - Em nghe thấy các anh phi công nói là đoàn trưởng với anh Mai Minh trong chuyến bay kéo ghê lắm, chắc em chẳng chịu nổi đâu. Xin các anh bố trí cho em bay với anh Đoán vì anh ấy gầy gò, kéo chắc cũng chỉ vừa phải, may ra thì em “trụ” được!

        - Thôi được rồi! Thể theo nguyện vọng cá nhân, chúng tớ sẽ xem xét, sắp xếp cho phù hợp với hoàn cảnh!

        - Em cám ơn các anh ạ!

        - Có gì đâu mà ơn với huệ!

       Vậy là Trần Quất cứ khấp khỏi nhẩm tính từng ngày một để đợi chờ cái giây phút linh thiêng của cuộc đời một tiêu đồ là được cất cánh lên trời!

       Trời thì ở tít trên cao chẳng biết đến khi nào mới với được, còn lũ “yêu tinh, ma quỷ” thì ở đầy mặt đất... và cái vòng lừa đảo kia vẫn cứ tiếp tục quay đến hoa mắt, đến tối tăm mặt mũi vẫn chưa thôi...

       Tới lúc Trần Quất ngớ người ra, biết mình bị lừa thì đã quá muộn, vừa ức, vừa ngượng... chỉ còn nước nằm khóc tu tu.

       Và thế là toàn bộ quá trình ấy là cái “cớ” để cho bài vè khá dài ra đời:

“Trần Quất quê ở Mỹ Văn
Tuổi vừa mười tám, nếp nhăn đã nhiều
Về đây chưa được bao nhiêu
Nghe tiêu đồ cũng ít nhiều phải bay
Quất liền về viết đơn ngay
Trực ban tính sổ đợi ngày ăn thêm
Rồi Quất luyện tập ngày đêm
Tập xà, tập tạ, tập thêm đu vòng
Khi kế hoạch sắp lập xong
Chị Bắc, chị Nụ khám trong, khám ngoài
Khám mắt, khám mũi, khám tai
Khám lưng, khám bụng, khám hai bên sườn
Trần Quất nhiều thịt, ít xương
Bắc rằng: “Bồi dưỡng cân đường mà thôi!”
Nghe xong, Trần Quất bĩu môi:
“Thêm hai hộp sữa là tôi bay liền!”...

       Bài thơ ấy rất dài, tôi đại loại chỉ nhớ được đến thế thôi!
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM