Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:11:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đi xa ngoảnh lại  (Đọc 19935 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2016, 10:27:36 pm »

        
        - Tên sách: Đi xa ngoảnh lại
        - Tác giả: Nguyễn Công Huy
        - Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Văn học
        - Số hóa: Giangtvx

        - Thông tin thêm: Là  một phó trung đoàn trưởng quyền phụ trách một trung đoàn phi công tiêm kích, Nguyễn Công Huy kể lại những năm tháng gian khó xây dựng và trưởng thành của của trung đoàn tiêm kích 931 Yên Bái.

        Nguyễn Công Huy cũng là thành viên trong diễn đàn, có nickname là Phicôngtiêmkích. Các bạn có thể tìm hiểu thêm trong các topic mà ông thành lập và chủ trì. Có thể trao đổi trực tiếp với tác giả ở: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=29092.0

        MỤC LỤC

        Lời nói đầu

        Chương một     “Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy
        Chương hai        Lạc quan vượt khó
        Chương ba        Trưởng thành
        Chương bốn       Ký ức về những người đã mất
        Thay cho lời kết

        Lời bạt



Lời nói đầu

       Nói đến Không quân thì ai cũng nghĩ rằng đấy là một đội quân được ưu ái đặc biệt và “cơ ngơi” chắc sẽ vô cùng khang trang, được trang bị đầy đủ, chẳng thiếu thứ gì. Điều đó cũng không sai, nhưng ít người biết được rằng đã từng có một đơn vị Không quân - một Trung đoàn Không quân tiêm kích lại nhiều năm “đóng đô” ỏ khu vực Đồi Cọ với những dãy nhà tranh vách nứa. Và không phải chỉ có một Trung đoàn mà đến tận hai Trung đoàn kế tục nhau đóng quân ỏ khu Đồi Cọ ấy. Họ đã tham gia chiến đấu trong cuộc chiến tranh chống bọn đế quốc Mỹ đánh phá bằng Không quân ra miền Bắc Vĩệt Nam, đã tham gia bảo vệ vùng tròi Tây Bắc của Tổ quốc, đã gắn bó với vùng đất Hoàng Liên Sơn ngày trước và Yên Bái ngày nay.

       Tác giả cũng là một trong những người đầu tiên có mặt từ ngày thành lập Trung đoàn Không quân tiêm kích MiG-21 ấy, nay như người đi xa ngoảnh lại nhìn nơi mình từng sống, từng gắn bó, từng có biết bao kỷ niệm một thời... muốn được bày tỏ, chia sẻ những khó khăn mà đơn vị gặp phải trong “cái thuở ban đầu” và với tinh thần lạc quan cách mạng, Trung đoàn đã vượt được mọi khó khăn, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao... để độc giả hiểu thêm về Không quân - về lực lượng non trẻ trong Quân Binh chủng hợp thành này.

       Xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các cấp lãnh đạo trong Quân chủng, các cơ quan đoàn thể và tới tất cả bà con các dân tộc vùng Tây Bắc, tỉnh Hoàng Liên Sơn ngày trước và Yên Bái ngày nay, đặc biệt là nhân dân các xã quanh sân bay, huyện Trấn Yên đã từng giúp đỡ cho Trung đoàn từ những ngày đầu thành lập tới tận bây giờ để Trung đoàn hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.

       Cám ơn các đồng đội đã động viên tôi hoàn thành cuốn sách này.

       Trong quá trình biên soạn, có thể còn có những thiếu sót, mong được các bạn đọc phê bình, góp ý!

TÁC GIẢ      
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Sáu, 2020, 07:12:56 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2016, 08:34:34 am »


CHƯƠNG MỘT

“CÁI THUỞ BAN ĐẦU LƯU LUYẾN ẤY"...

       Khu vực Đồi Cọ thuộc địa phận xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Gọi là Đồi Cọ vì khu đồi ấy có trồng nhiều cây cọ. Cọ mọc suốt hai bên đường, mọc quanh đồi và các ngôi nhà được xây dựng xen kẽ dưới gốc những cây cọ. Lá cọ có rất nhiều tác dụng: lợp nhà, làm liếp che, bện chổi, đan quạt..., quả cọ cũng có thể án được bằng cách ỏm cọ (tức là ngâm quả vào nước nóng khoảng 70-80 độ một lúc là có thể vớt ra ăn được.)

       Trước khi Trung đoàn Không quân tiêm kích 931 thành lập thì đã có một Trung đoàn Không quân tiêm kích - Trung đoàn Không quân 925 “định cư” ở khu vực Đồi Cọ rồi.

       Trung đoàn Không quân tiêm kích 925 được trang bị loại máy bay tiêm kích MiG-19. Trung đoàn đã cùng với các Trung đoàn Không quân tiêm kích khác của Sư đoàn tham gia chiến đấu trong cuộc chiến tranh phá hoại bằng Không quân của đế quốc Mỹ đánh phá miền Bắc Việt Nam.

       Bầu trời Hoàng Liên Sơn từng náo động bởi những tiếng động cơ của loại tiêm kích MiG-19 khi cất cánh, từng chứng kiến những trận không chiến nảy lửa, một mất một còn giữa những cánh “én bạc” và bầy “quạ Mỹ”, từng ghi dấu những khúc ca bi hùng trong suốt những tháng năm dài chống Mỹ...

       Trong các trận không chiến, các phi công của Trung đoàn Không quân tiêm kích 925 tuy còn non trẻ, giờ bay tích lũy chưa được nhiều, chưa hề xông pha trận mạc, nhưng đã thể hiện lòng quả cảm, trí thông minh, dám đương đầu với lũ giặc trời của Không quân Mỹ, ngông nghênh, dày dạn kinh nghiệm và tích lũy nhiều giờ bay.

       Tôi vẫn còn nhớ trận đánh ngày 8 tháng 5 năm 1972 của biên đội 4 chiếc, gồm Tiếp, Tiêm, Sơn A, Sơn B (Nguyễn Ngọc Tiếp, Nguyễn Đức Tiêm, Nguyễn Hồng Sơn và Nguyễn Hùng Sơn) trực ở đầu Bắc sân bay. Biên đội 4 chiếc của các anh sau khi cất cánh, vòng trái để xuyên mây. Khi xuyên ra khỏi mây, biên đội bay về phía Thác Bà, khi vòng lại thì bị tốp F-4 đuổi bám. Các phi công của ta đã quần nhau vối 12 chiếc F-4 ngay trên vùng trời sân bay, ở trên mây. Địch dùng chiến thuật tách tốp. Các phi công ta cũng tách tốp, thành 2 biên đội 2 chiếc để không chiến với chúng. Biên đội của Tiếp, Tiêm đánh tốp trước, biên đội Sơn A, Sơn B đánh tốp sau. Khi bị biên đội của Sơn A và Sơn B bám đuổi, bọn F-4 tiếp tục tách tốp để thằng thì vòng lên cao, thằng thì vòng xuống thấp, lựa thế yểm hộ cho nhau. Nếu biên đội của ta bám theo thằng vòng lên thì lập tức thằng ở dưới sẽ quay ngoắt lại để bám đuôi biên đội của ta và ngược lại, nếu ta đuổi theo thằng lượn xuống thì thằng ở trên sẽ bổ xuống, tấn công biên đội của chúng ta ngay. Chiến thuật này bọn chúng sử dụng khá nhiều lần và cũng đã có lần thành công. Nhưng biên đội của Sơn A cũng đã tách đội. Sơn A bám đuổi thằng kéo lên, còn Sơn B theo thằng lượn xuống dưới. Những tiếng tăng lực của động cơ, tiếng đạn nổ, tiếng tên lửa rít... náo loạn bầu trời Yên Bái. Tất cả trận chiến sống mái ấy đều diễn ra ở trên mây càng làm tăng thêm sự căng thẳng và kích thích trí tò mò của những người ở dưới mặt đất. Sau 8 phút không chiến, trận chiến kết thúc khi các phi công ta về hạ cánh an toàn trên sân bay. Hai phi công Nguyễn Ngọc Tiếp và Nguyễn Hùng Sơn đã bắn cháy 2 chiếc máy bay địch. Trận này là trận khỏi đầu cho những chiến công tiếp theo của Trung đoàn Không quân 925.

       Hai ngày sau, ngày 10 tháng 5 năm 1972, biên đội 4 chiếc của Bổng, Hà, Cương, Tưởng (Hoàng Cao Bổng, Phạm Cao Hà, Nguyễn Văn Cương và Lê Văn Tưởng) trực chiến ở đầu Bắc, biên đội 4 chiếc của Tâm, Sơn c, Phúc, Oánh (Phạm Ngọc Tâm, Phạm Hùng Sơn, Nguyễn Văn Phúc và Lê Đức Oánh) trực chiến ỏ đầu Nam, nhận nhiệm vụ hiệp đồng tác chiến cùng với lực lượng MiG-21 bảo vệ nhà máy thủy điện Thác Bà và sân bay Yên Bái. Các biên đội đã xuất kích chiến đấu, không chiến với bọn địch ngay trên đỉnh sân bay ở độ cao thấp. Cho dù lực lượng của địch đông và chủ động khống chế hai đầu loa cất hạ cánh ỏ hai đầu đường băng, nhưng các phi công ta đã dũng mãnh lao vào trận không chiến với sự tấn công quyết liệt, táo bạo. Trong trận không chiến này, Nguyễn Văn Phúc và Lê Văn Tưởng đã lập công, mỗi người hạ gục một F- 4 của Không quân Mỹ.

       Tiếp đến ngày 12 tháng 5 năm 1972, bọn địch thay đổi cách đánh, sử dụng các máy bay tiêm kích khống chế trên sân bay và dùng lực lượng cường kích ném bom đánh phá sân bay nhằm không cho lực lượng trực ban chiến đấu tại sân bay cất cánh lên được. Ngày ấy trực chiến ỏ đầu Bắc là biên đội Tâm, Long (Phạm Ngọc Tâm và Nguyễn Thăng Long), biên đội trực ở đầu Nam là Sơn A, Tản (Nguyễn Hồng Sơn và Vũ Viết Tản). Biên đội của Tâm, Long lập tức lên quần nhau với địch bất phân thắng bại và sau trận không chiến thì biên đội Tâm, Long phải về sân bay Đa Phúc hạ cánh. Tiếp đến là biên đội Sơn A, Tản cất cánh lên gặp ngay một tốp F-4 bay từ phía Tây Bắc vào đầu Bắc sân bay, các anh đã vứt thùng dầu phụ và giao chiến. Tiếng gầm rú của các loại máy bay cùng tiếng nổ của các loại vũ khí trên máy bay bắn ra trong quá trình không chiến... khuấy động vùng tròi Tây Bắc...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2016, 08:35:53 am »


       Trên đây chỉ là sơ qua vài trận không chiến trong rất nhiều trận không chiến của Trung đoàn. Thời gian đó, tại sân bay Yên Bái không chỉ có lực lượng của Trung đoàn Không quân tiêm kích 925 mà còn có cả lực lượng cơ động của Trung đoàn Không quân tiêm kích 921... Hai loại máy bay đã hiệp đồng tác chiến chặt chẽ với nhau suốt giai đoạn dài của cuộc chiến tranh. Vậy là, tại khu vực Đồi Cọ, các phi công tiêm kích MiG-21 và MiG-19 đã cùng sát cánh trong chiến đấu và trong cuộc sống thường nhật. Tôi cũng đã từng được nhận nhiệm vụ cơ động lên sân bay Yên Bái trực chiến, từng chung sống với các phi công MiG-19, hòa nhập với nếp sinh hoạt chung của các anh, cùng hiệp đồng chiến đấu, cùng sẻ chia những niềm vui, nỗi buồn với các anh suốt trong thời gian chiến tranh... Sân bay Yên Bái cũng đã để lại trong tôi những dấu ấn sâu đậm, những kỷ niêm thật khó quên trong những tháng năm chống Mỹ.

       Trung đoàn Không quân tiêm kích 925 đã nhận và hoàn thành nhiều nhiệm vụ được giao, đã tham gia nhiều trận không chiến, đã trải qua chặng đường chiên đấu, có bề dày thành tích trong cuộc chiến tranh chống Không quân Mỹ đánh phá ra miền Bắc Việt Nam. Và rồi, sau chiến tranh, vào năm 1979, như người xưa nói: “Vật đổi, sao dời!”, Trung đoàn không còn nằm trong biên chế của Sư đoàn và không còn phiên hiệu nữa. Trung đoàn giải thể nhưng sân bay Yên Bái vẫn còn đó, vẫn cần sự hoạt động của những “cánh én bạc” và vùng tròi Tây Bắc của Tổ quốc vẫn cần những dũng sĩ canh trời.

       Vào một ngày cuối tháng 8 năm 1979, khi ấy tôi đang giữ cương vị Tham mưu phó tác chiến của Trung đoàn Không quân 927, tôi được Tư lệnh Sư đoàn (hồi ấy, Sư đoàn trưởng được gọi là Tư lệnh Sư đoàn) triệu tập về Sư đoàn nhận nhiệm vụ. Cùng về nhận nhiệm vụ với tôi có anh Trương Tôn - Tham mưu phó Trung đoàn Không quân 921 và anh Trần Xuân Tùng - phó chính ủy Trung đoàn không quân 927.

       Trong cuộc họp, Tư lệnh Phạm Thanh Ngân giao nhiệm vụ cho ba anh em chúng tôi với nội dung rất ngắn gọn:

       - Hiện nay do nhu cầu cần phải thành lập thêm một Trung đoàn Không quân tiêm kích nữa. Các cậu sẽ nhận nhiệm vụ với tư cách là các cán bộ Trung đoàn!

       Tôi được cử làm Trung đoàn phó phụ trách chung, tức là Quyền Trung đoàn trưởng (và cái “Q” ấy đến tận lúc tôi rời khỏi Trung đoàn vẫn giữ nguyên, không “cắt Q” - như các anh em vẫn thường nói đùa với nhau), anh Trương Tôn là Trung đoàn phó phụ trách công tác quân sự, anh Trần Xuân Tùng là Quyền Chính ủy Trung đoàn.

       Trung đoàn phó kỹ thuật do anh Nguyễn Quang Tấn đảm nhận, nhưng hôm giao nhiệm vụ, anh Tấn vắng mặt có lí do, không đến dự được. Anh Tấn sẽ về Trung đoàn gặp chúng tôi sau.

       Tư lệnh Sư đoàn giao cho chúng tôi chọn ngày ra mắt Trung đoàn (ngày thành lập Trung đoàn). Ba chúng tôi hội ý với nhau: bây giờ đã là cuối tháng 8, đầu tháng 9 này có ngày 2 tháng 9 là ngày Quốc khánh, ngày khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, một ngày rất có ý nghĩa trong tâm thức của mọi con dân nước Việt, chi bằng ta cũng lấy ngày đó là ngày thành lập Trung đoàn là có ý nghĩa nhất.

       Sau khi thống nhất ý kiến, chúng tôi báo cáo và được chấp thuận.

       Vậy là ngày thành lập Trung đoàn đã được ấn định là ngày 2 tháng 9 năm 1979 với phiên hiệu Trung đoàn Không quân 931. Căn cứ đóng quân: Đồi Cọ.  Sân bay hoạt động: Yên Bái.

       Thực ra, từ ngày 13 tháng 7 năm 1979, Bộ Quốc phòng đã ra quyết định thành lập Trung đoàn Không quân 931 rồi và cho đến tận ngày 10 tháng 11 năm 2004, Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân mới ký quyết định lấy ngày truyền thống của Trung đoàn 931 thuộc Sư đoàn 371 là ngày mồng 2 tháng 9 năm 1979.

       Tối ngày mồng 7 tháng 9 năm 1979, quyết định thành lập Trung đoàn đã được công bố tại Hội nghị cán bộ của Trung đoàn: tôi với cương vị Trung đoàn phó - quyền Trung đoàn trưởng, anh Trương Tôn với cương vị Trung đoàn phó quân sự kiêm Tham mưu trưỏng, anh Nguyễn Quang Tấn với cương vị Trung đoàn phó kỹ thuật, anh Trần Xuân Tùng với cương vị quyền chính ủy Trung đoàn, anh Nguyễn Văn Mại với cương vị Tham mưu phó Trung đoàn... Sang ngày mồng 8 tháng 9 năm 1979 tôi nhận được quyết định Trung đoàn phó Trung đoàn 931.

       (Anh Trần Xuân Tùng ở với chúng tôi không được lâu, sau hơn một năm là đã rời khỏi Trung đoàn về Sư đoàn nhận nhiệm vụ mới. Anh Nguyễn Văn Mại đến năm 1981 chuyển về cơ quan Quân chủng. Anh Trương Tôn thì “bám trụ” cho đến năm 1988. Tôi và anh Nguyễn Quang Tấn cũng chỉ gắn bó trực tiếp với Trung đoàn cho đến năm 1982 rồi cũng chuyển về Sư đoàn).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2016, 08:38:31 am »


       Trung đoàn được biên chế 1 phi đội bay, gọi là Phi đội 1, giao cho anh Trần Tuấn Việt làm Phi đội trưởng, anh Nguyễn Ngọc Chân phụ trách công tác kỹ thuật của Phi đội sau khi anh Hải về nhận nhiệm vụ ỏ đơn vị mới và anh Phạm Văn Chấn phụ trách Chính trị của Phi đội.

       Chúng tôi nhận lệnh phải hành quân về ngay Trung đoàn mới. Tôi đề nghị cho tôi về Kép lấy tư trang rồi lên Yên Bái sau, nhưng không được chấp nhận. Tư lệnh nói:

       - Sẽ có người chuyển lên cho cậu!

       - Nghe tốt! - Tôi trả lời.

       Vậy là tôi theo xe của Sư đoàn ngược Yên Bái luôn.

       Con đường lên Yên Bái vào những năm 1979 khác xa so với con đường thời bây giờ. Nếu bây giờ xe chạy từ Hà Nội lên Yên Bái chỉ mất vài tiếng đồng hồ thì hồi đó, từ Sư đoàn lên cũng đã mất cả ngày giời. Thuở ấy, cây cối còn um tùm, những bụi tre, bụi nứa mọc sít nhau, xòa ra gần như che kín đường. Đường thì nhỏ, quanh co, đầy những “ổ gà, ổ trâu, ổ voi”... Lâu lắm mới gặp một nhà dân nép ỏ ven đường, khuất dưới những lùm cây, cảnh như trong những bức tranh cổ. Sau này, khi về Sư đoàn họp, có anh hỏi tôi:

       - Đưòng lên Yên Bái thế nào?

       - Anh hãy cứ tưởng tượng cái mồm con khủng long nó há ra với những hàm răng lỏm chỏm như thế nào thì con đường lên Trung đoàn của tôi đúng hệt như thế! - Tôi minh họa.

       - Thật khủng khiếp! - Anh nhún vai.

       Mà đúng là khủng khiếp thật. Từ hồi còn nhỏ, tôi đã được nghe:

“Lại nghe nói Lào Cai, Yên Bải
Mấy muôn người xẻ núi, khơi sông
Độc thay lam chướng ngàn trùng
Sông sâu bỏ xác, hang cùng chất xương...”

       Những câu thơ xưa làm ta cảm thấy rùng mình và nghĩ đâu hai địa danh đó ỏ rất gần nhau. Những địa danh ấy luôn gắn với rừng thiêng, nước độc, với những sự huyền bí của nơi thâm sơn cùng cốc, với những bệnh sốt rét, vàng da, ma xó, bùa ngải... và bao nhiêu thứ ghê gớm khác nữa.

       Chiếc xe cà tàng chở chúng tôi đi mãi, đi mãi... càng đi càng thấy heo hút. Đầu tiên mọi người còn hăng hái sôi nổi nói chuyện, cười đùa... nhưng càng về sau càng thấy im dần, im dần... Không ai nói vói ai câu nào, phần vì đưòng xa mệt mỏi, phần vì mỗi người đều theo đuổi ý nghĩ riêng của mình. Riêng tôi khi ngồi lắc ngang lắc dọc theo nhịp xe thì cứ mường tượng cảnh trong truyện “Thủy hử" với các hảo hán của Lương Sơn Bạc khi chưa đến với Lương Sơn đều bị thích chữ vào mặt giải đi xuyên rừng xuyên núi, có lẽ con đường chắc cũng cô quạnh như thế này... Rồi lại cảnh thày trò Đường Tăng đi lấy kinh trong "Tây du ký” nữa, cũng con đường dài heo hút thế mà thôi, yêu quái sẽ xuất hiện ở đoạn nào nhỉ... Kia có phải là động Bàn Tơ vói lũ yêu nhền nhện không?... Rồi nghĩa quân của “Việt Nam Quốc Dân Đảng” mà lãnh tụ là Nguyễn Thái Học đã chuẩn bị cho cuộc khỏi nghĩa Yên Bái sau bao ngày vất vả, gian nan... Như nghe được cả tiếng súng, tiếng bom khi nghĩa quân đánh đồn Yên Bái hôm mồng 10 tháng Hai năm 1930 với các lá cờ Đảng màu đỏ sao vàng bay phấp phới và đoàn nghĩa quân tay đeo băng “cách mạng quân” lao lên đánh đồn giặc... Rồi cảnh tượng 17 nghĩa quân trong số 44 nghĩa quân tham gia khỏi nghĩa Yên Bái bị hành hình trên máy chém, nối nhau ra pháp trường gồm:

       Nguyễn Thái Học
       Phó Đức Chính
       Bùi Chí Toàn
       Đào Văn Nhật
       Nguyễn Văn Tiềm
       Hà Văn Lao
       Bùi Văn Chuân
       Nguyễn Văn Thịnh
       Nguyễn An
       Nguyễn Văn cửu
       Nguyễn Như Liên
       Ngô Văn Dư
       Đỗ Văn Tư
       Đặng Văn Lương
       Đặng Văn Tiếp
       Nguyễn Văn Thuyết
       Ngô Hải Hoàng


       Tiếng họ hô vang: “Việt Nam vạn tuế!” như còn vang đâu đây. Rồi cả tiếng Nguyễn Thái Học sang sảng đọc mấy câu thơ của Pháp bằng tiếng Pháp khi ra pháp trường:

                                  “Mourir pour sa patrie
                                   ơest le sort lephis beau...”

                                   (Tạm dịch là:
                                   Chết vì Tổ Quốc
                                   Cái chết vinh quang
                                   Lòng ta sung sướng
                                   Trí ta nhẹ nhõm...)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2016, 10:07:59 pm »


       Và câu nói bất hủ của Nguyễn Thái Học từng được tồn tại qua bao thế hệ: “Không thành công cũng thành nhân!”. Rồi tôi lại nhớ đến mối tình tuyệt đẹp của Nguyễn Thái Học với người bạn gái, ngưòi đồng chí Nguyễn Thị Giang khi họ đi bên nhau giữa cảnh núi rừng trùng điệp của khu Đền Hùng, nhớ đến câu thơ Nguyễn Thị Giang đã đọc cho Nguyễn Thái Học nghe:

“Trời cao bể rộng đất dày
Sông Thao núi Tản chốn này làm ghi...”

       Rồi bỗng những câu thơ trong bài ‘Tây nến” lại vang bên tai tôi:

                                  “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
                                  Quân xanh màu lá dữ oai hùm
                                  Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
                                  Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm...”


       Thế hệ của nhà thơ Quang Dũng đã chinh chiến vượt “sông Mã gầm lên khúc độc hành”, để lại bao dấu ấn chói lọi cho bao thế hệ phải noi theo, còn mấy anh em chúng tôi thì bây giờ lại đang “Tây Bắc tiến”, theo đường số 2, chạy ngược ven sông Hồng.

       Tất cả cứ như những thước phim được tua nhanh, đi ngược thời gian vậy. Tôi lẩm nhẩm câu hát của nhạc sĩ Văn Cao: “Ôi còn đâu đây sắc chàm pha màu gió...”. Càng về chiều trời càng âm u, cảnh vật cũng sẫm dần. Lâu lâu mới thấy mấy sợi nắng nhàn nhạt chiếu qua các kẽ lá. Đã thấy những vạt sương mỏng manh giăng ngang các rừng cây, bay bay nhẹ như tơ. Những làn gió bất chợt đến làm cho cây rừng nghiêng ngả, các khóm tre, khóm nứa, những bụi lau sậy xòa xuống che kín mặt đường. Thảng hoặc, một tiếng chim “bắt cô trói cột” hay “khó khăn khắc phục”... vang lên phía bìa rừng xóa tan không khí lặng lẽ của chốn sơn lâm. Mấy con khướu nô đùa quanh các lùm cây ồn ã một lúc rồi im bặt, kết thúc bản hòa tấu của miền sơn cước. Rừng lại lặng lẽ với chiều sâu bí hiểm của mình. Tôi ngồi không yên, ngọ nguậy nhìn ngó hết phía này đến phía khác. Sân bay Yên Bái thì tôi đã từng cơ động lên đó để trực ban chiến đấu rồi, đã từng ăn một cái Tết, từng đi bắn chim, bắn quạ về nướng. Nhắc đến quạ thì phải nói là những năm 69, 70 quạ đen, quạ khoang ỏ sân bay Yên Bái nhiều vô kể. Chúng đỗ hàng đàn đen ngòm cả một khu ở trên đường băng và tiếng kêu của chúng khi chúng cất cánh lên thì náo loạn cả một vùng. Tôi và anh Trần Ngọc Nhuận đã từng bắn quạ về nướng, lừa anh Nguyễn Cát A và Trần Thông Hào, nói đấy là thịt gà nước, mấy anh tưỏng thật, ăn và khen ngon đáo để, nhưng mà đến bây giờ thì chúng biến đi đâu hết cả, bói cũng chẳng ra được một con. Chúng đã bị tiêu diệt hết trong những tháng năm chiến tranh, bị bom đạn xóa sổ, hay đã được “điều động” lên bắc cầu qua dải sông Ngân Hà giúp cho vợ chồng Ngâu qua sông gặp nhau? Chẳng ai biết được sự thể thế nào! Mà rồi, vợ chồng tôi thì cũng có khác gì vợ chồng Ngâu đâu. Cưới xong được mấy ngày thì tôi lại đi biệt, hai năm sau mối quay về. Rồi tôi lại ở tận Kép, vợ thì “hạ sơn” xuống học ở Đa Phúc, rồi tôi tham gia chiến tranh ỏ biên giới phía Bắc, rồi lại ngược Yên Bái đây, có mấy khi được gặp nhau, ở với nhau liên tục với thời gian dài dài đâu...

       Thực ra, đi đường bộ từ Sư đoàn lên Yên Bái thì tôi mới đi đây là lần đầu. Không, là lần thứ hai thì đúng hơn. Lần đầu tiên là sau khi tôi nhảy dù xuống xã Liên Hoa, Phù Ninh vào ngày 12 tháng 8 năm 1972 trong một trận không chiến với bọn F-4, xe của Trung đoàn 925 đã về Phú Thọ đón tôi lên Yên Bái để từ đó ngày hôm sau trực thăng đưa tôi về Gia Lâm. Ngày đó tôi không quan sát gì được ở hai bên đường cả vì các anh ấy bắt tôi phải nằm bất động (sợ sau khi nhảy dù bị chấn thương cột sống) thì lần này cũng có thể coi là lần đầu cũng được. Xe cứ chạy, cứ nhảy chồm chồm qua các “ổ gà, ổ trâu”..., ý nghĩ của tôi cũng cứ nhảy nhót theo nhịp xóc của xe, cái nọ xọ ra cái kia, chẳng tập trung được, cứ nát vụn ra...

       “Rừng cọ, đồi chè đồng xanh ngào ngạt. Nắng chói sông Lô hò ô tiếng hát. Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca”... những câu thơ trong sách văn học của thòi học trò xưa lại văng vẳng đâu đây. Sao mà lãng mạn thế, sao mà đẹp đến thế, mà nên thơ đến thế!... Thực tại bây giờ sao khác xa đến thế! Hay là qua từng ấy năm tất cả đều đã cằn khô, thiên nhiên không còn tíu đãi như cái thuở nguyên sơ nữa. Hay là nhà thơ đã “chộp” được những khoảnh khắc tuyệt vời ấy ỏ đâu đó, đưa vào đây để khắc họa lại cảnh đẹp của núi rừng miền Tây Bắc này. Trong đầu tôi ngổn ngang bao ý nghĩ: Bao giờ mới đến được Trung đoàn nhỉ? Tôi được thừa hưởng mảnh đất với truyền thống chiến đấu của một Trung đoàn đàn anh đã từng tham gia cả trăm trận không chiến, từng bắn hạ cả chục máy bay của lực lượng Không quân Mỹ trong giai đoạn chiến tranh, cho dù Trung đoàn ấy đã giải thể, đã không còn nằm trong biên chế của Sư đoàn nữa và rồi Trung đoàn mới của tôi sẽ hoạt động thế nào đây, có lập được các thành tích như các bậc đàn anh hay không và rồi liệu sau mươi năm có lại giải thể theo các anh ấy không tựa như một cái “dớp” không? Các cán bộ, chiến sĩ của tôi sẽ thế nào? Những gì nên bắt đầu, những gì sẽ tiếp theo?...

       Tôi không thể mường tượng được khung cảnh khi tôi đến Trung đoàn và cũng không tưởng tượng được nổi những khó khăn mà Trung đoàn sẽ gặp phải nay mai.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2016, 10:09:55 pm »


CHUƠNG HAI

LẠC QUAN VƯỢT KHÓ

       Sẩm tối thì chúng tôi đến Trung đoàn. Tôi đứng giữa sân Trung đoàn mà ngao ngán khi nhìn cảnh tượng trước mắt.

       Trước đấy hai ngày, có một cơn lốc đi qua đúng nơi Trung đoàn đóng quân. Mà sức mạnh của lốc tố thì thật khủng khiếp. Cái “vòi rồng” ấy xoáy đến đâu thì nơi ấy tơi bời, xơ xác đến đó. Sức mạnh của Mẹ Thiên Nhiên thực sự là ghê gớm và đáng sợ biết nhường nào. Nhà cửa của Trung đoàn đổ ngổn ngang, kèo cột, vách liếp văng tứ tung, những mái nhà bị tốc mái thì giơ những đòn tay khẳng khiu lên trời như ngưòi sắp chết đuối vẫy gọi kêu cứu. Cây cối gãy, ngả nghiêng, bật gốc, bật rễ... Cám cảnh vô cùng! Thật chẳng khác gì một trận càn của giặc Pháp ngày xưa ngang qua đây. Tôi cắn chặt hai hàm răng, đứng trầm ngâm suy tính. Anh em trong Trung đoàn toàn những người ỏ tứ xứ - ỏ các Trung đoàn khác, các đơn vị khác dồn chia cho.

       Mọi người đều lén nhìn tôi, dò xét phản ứng. Tôi không nói năng gì, ngay tối hôm đó triệu tập cán bộ họp, nói rõ yêu cầu, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành phần trong Trung đoàn, động viên mọi người bắt tay vào công việc ngay từ buổi sáng sớm hôm sau. Bản thân tôi cũng xoay trần, lao động cật lực cùng các cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn.

       Số thì thu dọn các đống đổ nát, số thì dựng lại các cột, kèo, số thì vào rừng chặt nứa, lấy lá cọ, cắt cỏ tranh về để lợp, để đan vách liếp... Không khí khá nhộn nhịp, náo động...

       Chừng một tuần lễ sau thì Trung đoàn đã ra dáng một doanh trại quân đội. Cũng sau đó một tuần kể từ khi thành lập Trung đoàn, chúng tôi đã tổ chức lực lượng trực ban chiến đấu và bay huấn luyện ban bay đầu tiên.

       Tuy số lần bay ở ban bay đầu tiên không nhiều, nhưng nó đã tạo ra khí thế cho Trung đoàn. Vùng trời Hoàng Liên Sơn lại náo nhiệt bởi những tiếng tăng lực khi cất cánh và những cánh én bạc lại xuất hiện lấp loáng trên bầu trời... Lâu lắm rồi khu vực rừng núi này mới lại sôi động như vậy. Những chuyến bay ấy đã tạo đà cho Trung đoàn tiến bước trên chặng đường lịch sử của mình và cũng tạo cho vùng trời Hoàng Liên Sơn có một khí thế mới, khung cảnh mới. Một Trung đoàn non trẻ mới thành lập và đây là những bước đi đầu tiên, từ cột mốc đầu tiên. Chặng đường trước mặt còn rất dài, có không ít thuận lợi nhưng cũng đầy cam go, thử thách... Đứng trước hàng quân, tôi ngắm nhìn từng khuôn mặt của từng cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn. Tôi đọc được và cảm nhận được niềm tin qua ánh mắt của họ. Tôi thấy rất vững tâm và tự nhủ: “Với những con người như thế này, mình có thể cùng họ vượt qua được lửa, nước và ống đồng!”

       Tuy vùng biên giới phía Lạng Sơn đã yên ổn, nhưng ở phía Tây Bắc này: vùng Thanh Thủy, Mường Khương, Xín Mần... vẫn còn rất căng thẳng. Súng vẫn nổ, chiến sự vẫn còn tiếp diễn với quy mô nhỏ lẻ. Người dân biên giới vẫn phải đi sơ tán.

       Chúng tôi phải tổ chức bay trực tuần tiễu trên không. Dưới đất thì tổ chức tuần tra canh gác nghiêm ngặt, ngay cả các cán bộ Trung đoàn cũng phải phân công nhau đi tuần tra cùng với một số tổ tuần tra hoặc bất ngờ đi kiểm tra riêng... nghĩa là không khí sẵn sàng chiến đấu vẫn phải ở mức độ cao nhất.

       Tôi nhớ, có một đêm, khi nhận được điện của Công an Yên Bái thông báo có khả năng trong đêm ấy địch sẽ đột nhập vào khu sân đỗ máy bay, khu trực chiến và khu kho bom để phá hoại. Chúng tôi lập tức hội ý, giao nhiệm vụ cho các đơn vị tăng cường lực lượng canh gác xong thì đích thân đi kiểm tra, tuần tra. Đi cùng với tôi có một trợ lí tác chiến, một cảnh vệ và cậu công vụ của Trung đoàn. Cậu công vụ của Trung đoàn bấy giờ còn quá trẻ, vừa mới chớm bước vào tuổi 18, lại chưa bao giờ tiếp xúc với rừng núi, hơn nữa lại đi vào ban đêm, nên cậu cứ “co rúm người lại”, về sau tôi lại biết thêm một chi tiết nữa là cậu ta rất sợ ma!

       Tôi thì đâu có để ý đến chuyện ấy vì còn phải lo cho tình hình chung lúc “nước sôi lửa bỏng'’ thế này. Vậy là cứ dẫn quân đi thôi! Hành trình đi tuần tra và kiểm tra hôm ấy do tôi định ra và dẫn đầu đoàn.

       Cậu ta vốn nhát, lại sợ ma nên len lén tụt xuống đi cuối tốp. Tôi thì vốn dĩ quen đi nhanh, bước nhanh nên cậu ta ỏ đằng sau chỉ còn có nước là... chạy gằn!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2016, 11:59:05 am »


       Từ Đồi Cọ, tôi dẫn cả tốp đi theo con đường tắt ra đầu Bắc sân bay, ra khu sân đỗ máy bay. Con đường đi rất hẹp, quanh co, cây côi rủ um tùm, nhiều lúc phải cúi rạp người xuống để gạt các cành nứa ra thì mới đi nổi. Đêm tĩnh mịch, vắng lặng như tờ, lâu lâu lại nghe tiếng cú rúc vang vọng giữa khung cảnh hoang vắng, lạnh lẽo... Càng ngày mức độ sợ hãi của cậu ta càng tăng, cho tới lúc đi qua bãi tha ma (gọi là bãi tha ma thì có vẻ ghê chứ thực chất đấy chỉ là một vạt đất rộng, có dăm ngôi mộ chôn ỏ đấy thôi) thì nỗi sợ của cậu ta lên đến đỉnh điểm, cậu ta như bị cứng hàm, không thể nói không thể rên lên được lấy một tiếng. Và rồi, cái nỗi sợ hãi ấy cũng phải tự động chọn lấy phương pháp “hạ nhiệt” cho mình bằng cách... “ướt một tí”! Lúc về đến Trung đoàn, mặt cậu ta liên tục biến sắc, lúc thì đỏ tía, lúc thì tái nhợt khi lên phòng gặp tôi với giọng ấp úng:

        - Báo cáo đoàn trưỏng!

        - Có gì vậy? - Tôi ôn tồn hỏi.

        - Dạ... dạ...

       Thấy thái độ lúng túng của cậu ta, tôi đoán ngay là có chuyện gì đó bất bình thường xảy ra với cậu ta. Tôi nhẹ nhàng:

        - Nào, ngồi xuống đây. Có gì không, nói tớ nghe xem nào?

        - Dạ... dạ... ngày mai đoàn trưởng đừng cho con đi tuần vào ban đêm nữa ạ!

        - Sao thế?

        - Con nói ra mà đoàn trưởng đừng mắng thì con mới dám nói ạ! - Cậu ta chuyển sang xưng con với tôi theo thói quen như khi thường ngày vẫn xưng hô với tôi và với tất cả các cán bộ trung đoàn vì bố cậu ta còn trẻ.

        - Cậu nói ra thì làm sao tớ mắng cậu được? Giấu giếm khuyết điểm thì mới đáng mắng chứ, đúng không?

        - Dạ... thưa, lúc đi qua bãi tha ma... con đã... đái ra quần ạ!

       Tôi không kìm được, bật cười phá lên làm cậu ta ngượng đến chín người, rồi sau đó chính cậu ta cũng phì cười.

       Tôi đứng dậy, ôm lấy cậu ta, vỗ vỗ:

        - Thôi! Không sao đâu! Chuyện này chỉ tớ với cậu biết thôi nhé! Cậu sẽ không đi tuần tra nữa, chỉ ở nhà thôi, nhưng cũng có thể, có lúc tớ sẽ đưa cậu đi chơi đêm với tớ cho quen nhé!

        - Dạ, vâng ạ!

       Cậu ấy là một chiến sĩ tốt, tính tình chất phác, hiền lành, thật thà, ngoan ngoãn. Qua lần “xưng tội” của cậu ấy, tôi thấy quý và thương cậu ta quá, rồi tôi lại tự trách tôi lỡ đêm ấy có chuyện gì xảy ra, phải nổ súng thì cậu ấy biết xoay sở thế nào và rồi biết những gì sẽ đến với cậu ấy và nhỡ cậu ấy có làm sao thì tôi biết ăn nói thế nào với bố mẹ cậu ấy đây...

       Ban chỉ huy Trung đoàn chúng tôi đều quý mến cậu ấy, coi cậu ấy như con mình thật. Cái chuyện cậu ấy làm ướt đũng quần thì bây giờ tôi mới nói ra, mới kể ra. Cậu ấy bây giờ chắc đã làm bố, mà biết đâu đã lên chức ông rồi cũng nên. Ở nông thôn, thanh niên lấy vợ sớm lắm. Hết hạn nghĩa vụ về là có khi lấy vợ sinh con luôn chưa biết chừng!

       Tôi thật sự xin lỗi nếu cậu ấy phật ý khi đọc được những dòng này, nhưng cũng bởi “cái mạch hồi tưỏng” của tôi đang chảy như thác, tôi không thể dừng lại được.

       Vào cái đận ấy, về ở với khu vực Trung đoàn còn có cả lính đặc công của Trung đoàn anh Hoàng Mạnh Thời. Anh Hoàng Mạnh Thời vóc người to cao, chuyên mặc quần ống chẽn, đi ủng, đeo khẩu súng “côn” lặc lè bên hông. Tôi nói với anh ấy:

        - Nhìn kiểu án mặc của anh, tôi cứ thấy giông giống như kiểu của Phi-đen ấy!

        - Tôi có được sang bên Cu-ba tập huấn một thời gian đấy, ông ạ! Mà sao ông tinh thế?

        - Tôi có mù đâu anh!

        - Đúng là cái ‘lão” này! - Anh cười và chuyển ngay cách xưng hô.

       Đúng là anh có sang tập huấn bên nước bạn Cu-ba một thời gian thật. Anh là Anh hùng Đặc công. Trung đoàn của anh về sau đóng quân ở Đại Lải. Khi tôi về Sư đoàn, tôi có đến thăm anh và các chiến sĩ của anh mấy lần và anh cũng ghé qua Sư đoàn thăm tôi mấy lần, vẫn cứ quý nhau như xưa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2016, 12:01:43 pm »


       Vào cái giai đoạn cuối năm 1979 ấy, khi đơn vị anh nhận nhiệm vụ lên Yên Bái, anh đến Trung đoàn tôi và ngay từ lần đầu gặp nhau tôi đã thấy quý anh ấy rồi, một phần cùng là cấp Đại úy với nhau, một phần cùng là những người lính vùng giáp biên gắn với trận mạc, phần nữa như là linh cảm... Vậy thôi. Anh đặt thẳng vào vấn đề không cần rào đón:

        - Tối nay tôi đề nghị anh tạo điều kiện cho lính của tôi luyện tập đánh máy bay ở khu sân đỗ máy bay của anh nhé!

        - Anh có thể nói rõ hơn cho tôi các điều kiện về phía tôi là thế nào không?

        - Là thế này, anh ạ! Anh cứ cho tăng cường ánh sáng, tăng cường lực lượng tuần tra canh gác để tôi đánh giá khả năng thực sự của lính tôi!

        - Đồng ý! Thế thì đơn giản quá, nhưng mà như vậy thì bọn tôi phát hiện ra các anh ngay, các anh hành xử thế nào được?

        - Các anh không thể phát hiện được bọn tôi đâu!

        - Anh lấy gì để đảm bảo nhỉ?

       Tôi cược với anh là nếu lính của anh phát hiện được lính tôi thì tôi mất cho anh bữa rượu lạc, còn nếu lính anh không phát hiện được lính tôi, để lính tôi đánh dấu than lên máy bay của các anh thì anh phải mất rượu lạc cho tôi, đơn giản thế thôi! Được chưa?

        - Quá đơn giản! Nhất trí!

       Đêm ấy, tôi cho mắc thêm một số bóng đèn vào những chỗ xung yếu để tăng cường độ sáng cho sân đỗ máy bay rồi bổ sung thêm lực lượng canh gác và giao nhiệm vụ cụ thể cho lực lượng trực này, đồng thời cử các tốp ngoài kíp trực đi kiểm tra đàng hoàng. Không phải vì tôi sợ bị mất bữa rượu lạc mà là tôi nghe danh về đơn vị Anh hùng này từ lâu rồi. “Văn kỳ thanh, bất kiến kỳ hình!” - chỉ cần nghe là đã đủ rồi cần gì phải xem tận nơi - người xưa nói vậy nhưng nay tôi có dịp để được “mục sở thị” xem sao, chứ chỉ nghe thôi thì biết thế nào.

       Tôi gọi điện ra khu vực sân đỗ kiểm tra luôn và lần nào cũng nhận được báo cáo là tình hình vẫn bình thường. Tôi cũng tin là mọi chuyện sẽ yên ổn cả. Sáng hôm sau, tôi “phi” ra khu sân đỗ máy bay thì... ôi thôi! - Một loạt máy bay trên sân đỗ đã bị các “ông tướng” nhà Hoàng Thòi lấy than gạch chéo trên thân đen nhẻm cả! Thế này mà các "lão” ấy đánh thật thì đúng là mình đi tong chứ chẳng chơi! Tôi phải đích thân ra gặp Trung đoàn trưởng Hoàng Mạnh Thời:

        - Công nhận là quân ông giỏi!

        - Quân tôi không giỏi lắm đâu, chẳng qua tại quân ông hơi xoàng mà thôi!

        - Này, đừng có mà mới thế mà đã làm cay mũi nhau nhé! Tôi xách rượu về đây!

        - Thôi rồi! Nào, rượu lạc đâu?

       Anh em tôi bá vai nhau cười hả hê. Sau này, đơn vị anh ấy còn biểu diễn cho các chuyên gia về đặc công của Liên Xô xem nữa. Các chuyên gia đánh giá cao lắm. Mấy lần khi đã về đóng quân ở Đại Lải, anh đến Sư đoàn thăm tôi, thấy tôi đeo hàm Thiếu tá rồi Trung tá, mà anh mới được đề bạt Thiếu tá thì anh bảo tôi:

        - Bên Không quân phong hàm nhanh thật đấy!

        - Ừ, không phải bên Không quân phong hàm nhanh đâu mà là bên Đặc công phong chậm thôi!

        - Này, đừng có mà làm cay mũi nhau nhé! - Anh đay lại chắc nhớ cái lần tôi phải xách rượu ra gặp anh ấy ở Yên Bái.

       Anh Hoàng Thời thì cũng đã về nghỉ hưu rồi. Nghe đâu anh về quê ỏ khu vực Giỏ thuộc vùng đất Kép. Nhiều người nói rằng anh chẳng bao giờ nhớ lại cái chuyện này đâu, nhưng riêng tôi thì tôi dám chắc rằng anh chẳng bao giờ quên các chi tiết này. Anh là Anh hùng Đặc công cơ mà!

       Vừa rồi, tôi lại được biết một chi tiết về anh: anh bị tai biến đã ba bốn năm nay, bây giờ đi lại khó khăn lắm rồi. Tôi thầm nhủ, khi nào có dịp sẽ đến thăm xóm Cả, Mỹ Thái của huyện Lạng Giang - nơi anh đang sống. Chắc gặp được nhau thì vui lắm mà cũng sẽ có nhiều chuyện để kể!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2016, 12:03:43 pm »


       Cũng phải nói về “cái án, cái ở” của Trung đoàn một chút. Thời đó, rừng còn nhiều, cây côi um tùm che kín khắp nơi, quả đúng với cái câu “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù” thật. Đêm đêm nằm nghe tiếng sương đọng trên các tàu lá cọ rơi xuống lộp độp không khác gì mưa rào. Mây mù và sương giăng hầu như suốt ngày đêm, thi thoảng mới hửng nắng. Quần áo giặt càng phơi càng ẩm, phải hong xung quanh các đống lửa nên ngấm toàn mùi khói, chẳng mấy bộ là không bị mốc hoa như nấm mộc nhĩ. Gần đây nhất, khi tôi có dịp “vô Nam”, gặp lại mấy người bạn cũ, các anh ấy lại nhắc lại cái kỷ niệm hồi gặp tôi ở Yên Bái với bộ quần áo luôn khét mùi khói và “lốm đốm trứng cóc”. Có lẽ đấy là nét đặc trưng của những người từng sống ỏ khu vực Đồi Cọ thời bấy giờ. Cái ở của Trung đoàn đã khổ sở: chỉ nhà tranh vách nứa, mà điện lại không có, sau này có thì lại rất chập chờn mà rồi cũng chỉ như “con đom đóm đực” thôi, lúc mò lúc tỏ, chẳng ra cái thể thống gì cả. Thế là phải thắp đèn dầu, tức là cho dầu thải của máy bay vào trong chai, tạo một cái bấc bằng giẻ nhét vào đấy, thắp lên, khói um nhà, sáng dậy rửa mặt, cho tay vào lỗ mũi ngoáy thì thấy muội than bám đen sì khắp lỗ mũi, trông như hề. Riêng khoản nước thì ngược lại - Trung đoàn được “sở hữu” mấy chiếc giếng nước trong leo lẻo và ngọt lắm, uống trực tiếp được. Mùa Hè thì nước mát lạnh, mùa Đông thì nước lại ấm. Tuy giếng chỉ sâu chừng mét rưỡi mét tám thôi nhưng chẳng bao giờ hết nước cả, cứ trong veo quanh năm thôi. Chiếc giếng gần suối lại có cây dâu da mọc ngay bên thành giếng, quả rất sai nhưng mà không khi nào “trụ” được. Cứ hơi mây mẩy một tí là những cặp “mắt cú mắt cáo” với những cái mũi nhòm mồm đã liếc qua liếc lại rồi đánh hơi khìn khịt quanh gốc cây khi xuống giếng tắm. Thoáng hôm trước vừa thấy còn mấy chùm thì hôm sau đã chẳng thấy gì, cây đã lại “trơ thổ địa” như chưa bao giờ biết đến chuyện “sinh nở”. Vậy, cái ăn còn khổ hơn: thuần một loại hạt bo bo, nuốt không nổi. Các bạn trẻ bây giờ chắc chẳng biết bo bo nó là cái thứ gì! Xin thưa: hạt bo bo là một thứ lương thực viện trợ, nó chính là hạt của loại cây dạng như lúa đại mạch, cao lương thì phải, chắc chỉ dùng trong chăn nuôi, hoặc giả phải có công nghệ chế biến mới trỏ thành thức ăn cho người được. Thứ này tôi cũng không rành lắm, có điều, khi bộ đội ta ăn vào thế nào thì “đầu ra” gần như nguyên xi như thế. Thật chẳng biết nói thế nào nữa!

       Hồi đó, chúng tôi có “sáng kiến tối tăm” là lấy hạt bo bo đem đi nấu rượu. Phải nói theo ngôn từ của những nhà cất rượu là rất “được nước”! Thay thế vào suất bo bo là lên đồi nhổ sắn về luộc hoặc làm các loại thức ăn chế biến từ sắn để thế vào chỗ rượu bo bo kia.

       Nói về khoản rượu thì ở Yên Bái vào thời ấy chỉ có mỗi loại rượu sắn mà thôi, uống thì đắng mà gây đau đầu lắm. Chẳng thế mà trong Trung đoàn không biết ai đã “chế tác” ra bài hát trong đó có câu “men rượu sắn khiến ta đau đầu, người ơi! uống nữa đi anh, cho hết trăm phần trăm! Trời đất ngả nghiêng ta càng uống!...”. Cũng vì cái trò “chuyển hóa” bo bo kia mà tôi suýt bị kỷ luật. Chẳng là, không rõ tin đồn thế nào về đến tận Sư đoàn là toàn bộ Trung đoàn tôi không thèm ăn bo bo mà đem bo bo chuyển đổi thành rượu hết. Đà này thì hỏng rồi, Trung đoàn suốt ngày say khướt, mất sức chiến đấu đến nơi chứ chẳng chơi. “Trời đất ngả nghiêng ta càng uống...” cơ mà! Một đoàn kiểm tra đột xuất được cử đi để xác minh, dẫn đầu là Chủ nhiệm chính trị Sư đoàn Nguyễn Trọng Yêng. Khi đến Trung đoàn, tận mắt chứng kiến thấy các suất án của bộ đội vẫn đủ theo quy định thì Chủ nhiệm chính trị gặp riêng tôi:

        - Cậu cho tớ nếm thử cái loại “rượu bo bo” của các cậu!

       Tôi rót rượu ra chiếc ca sắt tráng men có dòng chữ “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” đưa cho Chủ nhiệm và hồi hộp chờ đợi kết quả. Nhấp một ngụm khá to, thoáng sau, Chủ nhiệm nói:

        - Hay ra phết, mày ạ!

       Tôi thở phào nhẹ nhõm. Vậy là tôi đã đoán được diễn biến của câu chuyện. Tôi không biết khi về Sư đoàn, đoàn kiểm tra báo cáo những gì và như thế nào, nhưng tin “thất thiệt” về Trung đoàn thì không còn nữa.

       Sau này, khi giữ chức Chính ủy Sư đoàn, thi thoảng gặp tôi, Chủ nhiệm Yêng (mà chúng tôi thường gọi là bác Yêng) lại nhắc lại chuyện ấy, vừa cười vừa lắc lắc đầu.

       Thế mà bác đã thành “ngưòi thiên cổ” vì bạo bệnh đã cướp bác đi. Viết những dòng này, tôi xin kính cẩn nghiêng mình và nói lời cám ơn đến bác với niềm kính trọng và tiếc nuối trước linh hồn bác.

       Với tôi, bác là người chỉ huy cấp trên rất gần gũi, gắn bó với cấp dưới, là người phản ứng rất nhanh nhạy, sắc bén trước mọi tình huống, vô cùng hóm hỉnh và sống rất tình nghĩa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2016, 10:52:29 pm »


       Nói về chuyện hóm hỉnh trong ứng xử thì bác đã được mọi người phong cho danh hiệu là “Trạng” - “Trạng Yêng”! Có một chuyện rằng: có một lần, có một cú điện thoại gọi từ sân bay về để báo cáo Phòng Kỹ thuật, nhưng thế nào lại gọi nhầm vào máy của Phòng Chính trị, vào máy của bác. Khi bác nhấc máy, phía đầu dây bên kia chẳng cần xưng danh, cũng chẳng cần biết là ai đang nói chuyện với mình, “nố" luôn:

        - Hết A-zôt rồi thì làm thế nào?

       Lập tức, phía đầu dây bên kia nhận được câu trả lời:

        - Hết A-zốt thì lấy A-ngu mà tra chứ còn sao nữa!

       Lại nhớ, một hôm sau khi đi chuẩn bị và kiểm tra trường bắn để cho các phi công bắn và ném bom thật theo kế hoạch huấn luyện, trên đường về, chúng tôi có ghé vào nhà bác chơi. Thấy chúng tôi đến, bác chạy ra vồn vã:

        - Chào các chú! Các chú quá bộ đến thăm nhà cảm động quá! Tình hình thế nào?

       Vì biết tính bác nên tôi vừa trả lời vừa “cà khịa” luôn:

        - Báo cáo bác! Tình hình là rất tình hình! Kể từ sáng tới giờ là chưa cơm cháo, mít mủng, tiết canh tiết củng gì cả ạ!

        - Bố anh! Sẽ có tiết canh!

       Rồi bác gọi thằng con ra, dặn bắt hai con vịt về đánh tiết canh thật. Chúng tôi vào nhà, ngồi uống nước được một lúc thì bác gọi với xuống dưới bếp:

        - Tiết canh được chưa? Có đông không, mày ơi?

        - Dạ, được rồi, đông lắm thày ạ!

-          Mày thử ném vào tường xem nó có bị vỡ không? - Bác nói to cho dưới bếp nghe thấy rồi quay lại vừa cưòi vừa nói nhỏ với chúng tôi: Đến bố nó cũng chẳng dám ném!

       Tất cả cười ầm lên còn ở dưới bếp thì chẳng hiểu chuyện gì xảy ra ỏ trên nhà. Tới lúc ngồi uống rượu, bác chỉ có mỗi một chai nửa lít đặt cạnh mâm, mà chúng tôi thì thuộc dạng “ăn vung, uống thùng”, toàn loại mồm “vạc ông dầu” cả nên chẳng mấy chốc đã hết bay nửa lít “cay cay”. Bác cầm chai lên, lắc lắc rồi gọi thằng con:

        - Mày vào trong buồng lấy “nốt” chai rượu thuốc ra đây cho thày!

       Bác cố ý nhấn manh và kéo dài từ “nốt” với nhiều hàm ý cho chúng tôi nghe thấy. Mỗi ngưòi uống thêm một chén rượu thuốc nữa thì tôi giơ tay đề nghị:

        - Báo cáo, em có ý kiến! Xin được cất chai rượu này đi để thuốc nó đỡ bị khô ạ!

        - Chú thì chỉ được cái hiểu ý bác! - Bác liếc tôi, cười hóm hỉnh.

       Tất cả lại được phen cười hả hê. Tận mãi về sau này, hàng mấy chục năm sau, khi mấy anh em tôi gặp lại nhau, chúng tôi vẫn kể về những kỷ niệm thật trong sáng, thật tình nghĩa khi nhắc đến bác.

       Trở lại chuyện về “cái ăn” của Trung đoàn. Đúng là thời ấy có lắm chuyện để kể ra thật: trong cái khó ló ra... nhiều “trường phái” về lĩnh vực này lắm. Mọi thứ từ những con vật dù to hay nhỏ, dù biết bay hay không biết bay, dù ở trên mặt đất hay dưới mặt đất, trên cạn hay dưới nước... đều được liệt kê vào danh mục của các “trường phái”. Con nào chén được thì chén, con nào không chén được ngay thì ngâm rượu, không thể bỏ sót, không để lãng phí. Nhớn bùi, bé mềm! Tận dụng hết! Tận dụng triệt để! ‘Trường phái thứ nhất” trong Trung đoàn lúc đó là: tất cả mọi thứ, cứ lưng chổng lên giời là ăn được! Thì đương nhiên rồi: trâu, bò, gà, vịt, ngan, ngỗng... lưng chẳng chổng lên tròi thì sao! Có điều, đấy đều là thứ hàng xa xỉ, đâu phải ngày nào cũng được hưỏng. Vậy là “trường phái thứ hai” ra đời với quan điểm: bất luận thứ gì cứ gọi là “con” là có thể ăn được. Cũng đúng: con chó con má, con cầy con cáo... đều là loại thực phẩm có giá cả. Lập tức, xuất hiện các tay thợ săn của Trung đoàn đi lùng sục khắp nơi... để thực thi cái quan điểm của “trường phái” ấy. Hầu như không đêm nào là cánh này không hoạt động, không chốn nào là không có vết chân của cánh thợ săn ấy. Khốn nỗi, cầy cáo, chim chóc... cũng chỉ có hạn, săn lùng mãi thì cũng phải hết, đâu cứ có sẵn mãi được. Trong cái hoàn cảnh mọi thứ đã khan hiếm, “trường phái thứ ba” ra đòi luôn với cái quan niệm là: cứ vật gì ngọ nguậy được là chén được! Thôi thì, châu chấu, cào cào, Ốc lốn Ốc nhỏ, bọ mồi, kiến cánh... đều có thể chế biến thành thực phẩm.
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM