Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 02:23:52 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tri Ân các Chiến Binh Cao Bằng - Hà Giang - eBB 567 phần 3.  (Đọc 94440 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hạnh phin
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 956


. eBB 567 - Đoàn 982 .


« Trả lời #170 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2017, 08:59:18 am »




XE CHỈ LUỒN KIM
Cuối tháng 8 năm 1975, tiểu đoàn 5 chuyển quân từ xã Bảo đài, đến xã Tam dị, huyên Lục nam. Vẫn phải ở nhờ nhà dân, tiểu đoàn bộ đóng ở Trại mới, nằm ở đoạn giữa làng Thanh giã đi Bãi đỗ, một trại nhỏ có khoảng mươi nóc nhà. Tôi và anh Duân, trợ lý hậu cần tiểu đoàn được xếp ở nhà cụ Phiêu, ngôi nhà nhỏ xíu, cụ Phiêu nhường cho một chiếc giường, hai anh em nằm gác chân lên nhau hàng đêm.
Anh Duân hơn tôi 4 tuổi, đã lấy vợ mấy năm mà chưa có con, quê anh ở thônCố bổn, xã Nam hải, huyện Nam ninh, tỉnh Hà Nam Ninh. Sở dĩ tôi nhớ thôn Cố bổn vì anh Duân có lúc buột mồm gọi là thôn Cố đỉn. Quái lạ, có ai lại dành cho quê nhà mình một cái tên như thế nhỉ ,thật cố đỉn. Mãi về sau, khi thân nhau rồi, anh Duân cũng chỉ nói ngắn gọn : vợ anh ở nhà có vấn đề. Thảo nào có lần tôi nghe anh nói, chán chẳng muốn đi phép.
Tôi mang xe đạp của nhà lên đơn vị để có phương tiện đi lại, anh Duân hay mượn xe tôi đi khá lâu ,có hôm đi cả tối.Tôi hỏi anh chỉ bảo có việc quan trọng. Rồi một chiều nọ , một cô gái trẻ áo xanh màu thiên thanh , nón lá, dắt xe đạp đến nhà cụ Phiêu hỏi anh Duân. Tôi nhìn ra và gọi đúng tên : Thủy,. Thủy ngớ người ra, cho đến khi tôi bảo, tớ là Long, học lớp 3 ,lớp 4 với hai chị em bạn Sơn,Thủy. Thủy đỏ bừng mặt có vẻ lúng túng ngượng ngập. Đã hơn mười năm rồi, hồi đó hai chị em Sơn, Thủy học cùng lớp với tôi.Gia đình Thủy là việt kiều Thái lan về nước. Sơn, Thủy hồi đó xinh xắn nhất lớp, bây giờ là thiếu nữ lại càng đẹp, nét đẹp thuần khiết một vẻ kiêu sa kín đáo. Hỏi chuyện mới biết Thủy đi học sư phạm rồi về dạy học cấp1 ở xã Bảo đài. Đúng là quả đất tròn. Bố Duân này trông tẩm ngẩm thế mà ghê thật, tôi nghĩ bụng thế.
Anh Duân dạo này vui vẻ hơn, thỉnh thoảng còn huýt sáo, có hôm còn cầm cây ghi ta của tôi gảy tưng tửng, một việc mà trước kia anh chẳng bao giờ anh ngó ngàng đến.Anh vẫn mượn xe tôi đi việc quan trọng . Rồi một hôm anh bảo: chú dạy anh đánh đàn bài xe chỉ luồn kim với. Ái dà dà, lại còn thế nữa ,nhưng anh có biết nốt nhạc nào đâu. Thì chú dạy anh kiểu truyền tay. Tôi nhận lời ,từ hôm ấy tối nào không phải đi việc quan trọng là anh lại ôm đàn gảy tưng tưng. Dĩ nhiên là tôi phải ngồi cạnh cầm tay anh bẻ ngón dí vào từng nốt, từng phím đàn.
Đánh vật độ chừng một tháng thì anh gẩy được đàn,đủ để em Thủy nghe ra được đó là bài xe chỉ luồn kim, dù anh chỉ gẩy nốt một, nốt một tưng tửng , tưng tửng. Nhìn anh ôm đàn cũng ra dáng điệu nghệ ra phết ,có lẽ anh luyện dáng cũng dày công như luyện ngón.
Thế rồi đang vui thì đứt dây đàn, cuối năm đó, cả tiểu đoàn được bốc lên Trùng khánh ,Cao bằng làm đường .Xa Bảo đài, xa Lục nam, anh Duân buồn ra mặt. Những đêm mùa đông Trùng khánh lạnh thấu xương, buồn nẫu ruột ,anh Duân lại sang mượn tôi cây đàn để đánh đi đánh lại mỗi một bài xe chỉ luồn kim.
Năm 77 anh Duân đi học, rời xa đơn vị, anh em chia tay nhau. Không biết bây giờ gần 70 tuổi rồi, anh Duân còn đánh được bài xe chỉ luồn kim nữa không .




        Chào bác Thái Long,  câu chuyện se chỉ luồn kim của bác Duân thật ấn tượng,  cũng chỉ tại người dạy đàn mà người luồn kim có lẽ còn vương vấn giờ này còn bâng khuâng thì phải.

       Chia sẻ thêm với bác Thái Long về bác Duân nhé:

       Thương cho anh Duân anh Long nhỉ. mà cũng thậy đáng khen cái tay Nguyễn Thái Long này thật là dí dỏm kể chuyện cứ từ từ mà đi vào lòng người. Hình như anh Duân đi học xong thì vẫn trở lại Cao Bằng nhưng lại được điều vào Bảo Lạc.

       Bởi năm 84 tôi được điều động lên sư bộ 322, rồi có chuyến công tác địa hình vào Bảo Lạc gặp anh ấy, trưởng đoàn công tác lại là bác Bùi Nhật Lệ trung đoàn trưởng trung đoàn 183 lại cũng là người của trung đoàn ta, trước đó bác Lệ làm tham mưu phó đoàn ta 567. sau đó đến cuối năm 84 tôi rút dấn về Bắc Kạn,  từ ngày ấy cũng chưa bao giờ gặp lại.




      
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Bảy, 2017, 07:02:51 pm gửi bởi hạnh phin » Logged

 
                            Hành khúc Trung Đoàn 567 anh hùng.
        
                    [youtube]3APFXOR68MI[youtube]
hạnh phin
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 956


. eBB 567 - Đoàn 982 .


« Trả lời #171 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2017, 07:13:12 pm »





          Hôm nay 26/7/2017  phường Sông Bằng thành phố Cao Bằng,  chi hội Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam toạ đàm kỷ niệm 70 năm ngày thương binh liệt sỹ và tổ chức lễ kết nạp hội viên mới,  dưới đây là hình ảnh trong buổi lễ kết nạp hội viên.


       


       



Logged

 
                            Hành khúc Trung Đoàn 567 anh hùng.
        
                    [youtube]3APFXOR68MI[youtube]
khau chỉa
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 517


— - Ôi Biết Bao Tự Hào - đoàn ta năm trăm sáu bẩy


« Trả lời #172 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2017, 03:17:57 pm »




             Chào bác HP,  chào bác Thái Long,  chào các bác đang xem trang Tri ân phần 3.

             Đúng là em đang hóng chuyện giữa hai bác HP và Thái Long,  những câu chuyện của lính một thời, câu chuyện được nhớ lại của một cựu binh đã từng gắn bó với mảnh đất biên cương bằng tay choòng tay búa,  phá đá mở đường, trồng rừng làm xanh thêm biên giới,  xây dựng quốc phòng an ninh vùng biên cương Tổ Quốc.

            Rồi cũng vẫn những con người ấy vừa buông tay lao động sản xuất làm kinh tế,  các anh các chị đã lao vào cuộc chiến đấu chống xâm lược,  kẻ thù lại là một tên từng là "Đồng Chí" của chúng ta. Ôi thật là nham hiểm khó lường,  chúng thâm độc và dã man hơn quân giặc thời Trung Cổ, hơn thế nữa từ ngàn đời ông cha chúng luôn có máu Bành Trướng và thôn tính các nước lân bang.

            Những câu chuyện mà hai bác HP cùng Thái Long rất đời thường của lính,  đặc biệt bác Thái Long có những câu chuyện rất lính một thời gian khổ éo le như bác Duân .... "thất thập" rồi còn chi ... nếu bác ấy biết bác Thái Long và bác HP đang chuyện trò cùng nhau về bác ấy.  chắc bác Duân cũng cố mà ... dù chưa hay,  xong vẫn cố mà "xe chỉ luồn kim" bác Thái Long nhỉ.



 
Logged

         
                  Toàn cảnh - Thị trấn Ngân Sơn - một thời Đoàn 567 đứng chân.
hạnh phin
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 956


. eBB 567 - Đoàn 982 .


« Trả lời #173 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2017, 09:00:49 pm »






           Hôm nay 27/7/2017 cùng toàn dân với nghĩa cử cao đẹp tri ân tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ.   Tại Cao bằng các  Cựu Chiến Binh đoàn 567 anh hùng cùng thân nhân các liệt sỹ của trung đoàn từ Bắc Kạn,  Lạng Sơn tới nghĩa trang liệt sỹ huyện Quảng Uyên - Cao Bằng dâng vòng hoa thắp nén hương tưởng nhớ tới các anh hùng liệt sỹ.

          Các chiến binh của đoàn 567 anh hùng những năm gian khổ trấn giữ miền biên cương,  với nhiệm vụ xây dựng kinh tế củng cố quốc phòng,  sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu rất ngoan cường bẻ gãy nhiều đợt tấn công xâm lược của quân giặc Trung Quốc tháng 2/1979 và suốt mười năm sau đó.

         Bùi ngùi xúc động kính cẩn nghiêng mình trước anh linh các liệt sỹ,  các anh các chị đã hiến dâng tuổi thanh xuân cho Tổ Quốc trường tồn.

          


    


          


    


          


    


          


Logged

 
                            Hành khúc Trung Đoàn 567 anh hùng.
        
                    [youtube]3APFXOR68MI[youtube]
khau chỉa
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 517


— - Ôi Biết Bao Tự Hào - đoàn ta năm trăm sáu bẩy


« Trả lời #174 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2017, 08:59:30 am »





          Chào bác HP,  chào các bác đang xem trang Tri ân phần 3.

          Thật nghĩa tình,  những ngày này tháng 7 toàn dân tri ân các anh hùng liệt sỹ,  đặc biệt là những đồng đội đoàn ta 567 anh hùng tại Cao Bằng,  các anh đã tới nghĩa trang liệt sỹ Quảng Uyên viếng thăm lại mộ phần đồng đội,  






« Sửa lần cuối: 29 Tháng Bảy, 2017, 04:40:42 pm gửi bởi khau chỉa » Logged

         
                  Toàn cảnh - Thị trấn Ngân Sơn - một thời Đoàn 567 đứng chân.
hạnh phin
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 956


. eBB 567 - Đoàn 982 .


« Trả lời #175 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2017, 05:12:26 pm »






        Xin giới thiệu cùng các chiến binh đoàn ta Năm Trăm Sáu Bảy,  cùng bạn đọc topic Tri ân ... phần 3 bài thơ viếng đồng đội.  Thật xúc động khi chị cũng là một cựu binh của đoàn ta - chị Lê Nga:


        Chào các anh chị, các đồng đội E567.
Em đã đến hang Canh Riềng vào sau năm 1979. Em đã về trước cuộc chiến. Em viết bài qua lời kể của amh Đinh Văn Bản, anh Hồ Tuấn và chi Nguyễn Thị Minh. Một chút tri ân tới các vong hồn đồng đội.
  
  CHUYỆN KỂ Ở HANG CANH RIỀNG

Khẩu AK đâu phải dành cho em
Mà em khoác đi, một sớm sương lạnh giá
Dáng mảnh mai, em- cô y tá
Nơi chiến trường, đầy vơi nỗi xót xa...

Trận Tà lùng - Khau chỉa đêm qua
Thương binh nặng không thể về phía dưới
Những người lính đang chờ em tới
Bông hoa rừng cuốn vào cuộc chiến chinh...

Hang Canh Riềng, nơi trung chuyển thương binh
Lòng hang nông, sặc mùi cồn và máu
Những người lính mất khả năng chiến đấu
Sức kiệt cùng, đang rên rỉ đớn đau...

Những chiếc cáng hối hả về phía sau
Đường gập gềnh, những vết thương bật máu
Vẫn lao đi mặc gai rừng cào cấu...
Tiếng đạn đâu bỗng nổ chát trên đầu...

Em đâu phải là đấng mày râu
Mà dũng cảm ngoan cường đến thế
Dám nhằm thẳng quân thù mà bắn
Dù bọn xâm lăng lúc nhúc như giòi
Đạn AK em găm giữa "biển người"
Sau tiếng súng, những mạng thù gục xuống
Nhưng mình em làm sao chống được
Lửa đạn thù- Ôi cháy đỏ cả hang Riềng.

Ba sáu con người bỗng chốc hóa hồn thiêng...
Dòng suối xanh bật lên tiếng khóc
Ngọn núi xám cúi đầu trầm mặc
Cả núi rừng sôi sục những hờn căm...

Từ hôm nay em phiêu dạt nơi đâu
Đến bữa ăn em nhớ về đơn vị
Về ăn cơm cùng các anh các chị
Rồi chuẩn bị lên đường như buổi sớm mai nay...

Ôi tuổi hai mươi bao mộng ước mê say
Hận quân giặc đã cắt nhành dương thế
Bao năm rồi mắt ai còn đẫm lệ
Còn nhớ thương người em gái ANH HÙNG...

   ( Em xin chia sẻ với các anh chị, các đồng đội nhân ngày 27-7-2017).






« Sửa lần cuối: 30 Tháng Bảy, 2017, 05:17:40 pm gửi bởi hạnh phin » Logged

 
                            Hành khúc Trung Đoàn 567 anh hùng.
        
                    [youtube]3APFXOR68MI[youtube]
khau chỉa
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 517


— - Ôi Biết Bao Tự Hào - đoàn ta năm trăm sáu bẩy


« Trả lời #176 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2017, 11:05:52 am »






             Cám ơn bác HP đã giới thiệu bài thơ của bác Nga Lê cựu binh đoàn ta,  thật xúc động trước những hy sinh của những thương binh đoàn mình thời 79.

             Căm thù quân xâm lược chúng thật dã man.  Chỉ với mấy cô y tá của một trạm phẫu dã chiến bệnh xá cấp trung đoàn đang còn mải mê cứu chữa cho những thương binh từ tuyến trước chuyển về, xong các chị vẫn kiên cường bảo vệ thương binh chỉ với vài khẩu ak mà các chị đã dũng cảm chống lại cả lũ giặc Trung Quốc với sức mạnh "biển người".  

            Cuộc chiến không cân sức cả 36 thương binh cùng ytá ysỹ và người phục vụ đã bị quân Trung Quốc xâm lược sát hại,  thật đau sót - hang Keng Giềng là dáu ấn căm thù quân  Trung Quốc xâm lược tháng 2/79.

            Những vần thơ viếng đồng đội của bác Nga Lê luôn làm cho mọi thế hệ chiến binh đoàn ta - đoàn 567 anh hùng càng thêm trân trọng nghiêng mình trước hy sinh đầy dũng cảm của các chiến binh đoàn ta.






« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tám, 2017, 11:13:31 am gửi bởi khau chỉa » Logged

         
                  Toàn cảnh - Thị trấn Ngân Sơn - một thời Đoàn 567 đứng chân.
nguyễn thái long
Thành viên
*
Bài viết: 25


« Trả lời #177 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2017, 09:00:37 am »

TRỞ LẠI TÀ LÙNG  ( Ký ức chiến tranh )
Tuần đầu tiên trở lại Tà lùng cuối tháng 3 /1979, các đại đội về lại trận địa cũ, riêng tiểu đoàn bộ chuyển quân ra gần cửa khẩu Tà lùng hơn, cách biên giới khoảng 500 m đường chim bay. Công việc đầu tiên là củng cố hầm hào trận địa, cài thêm bãi mìn và vệ sinh tảy uế chiến trường. Bọn Tàu cực thâm và đểu, ngoài việc đặt thuốc nổ san thành bình địa tất cả nhà cửa , cầu cống ,công trình, ngay cả chiếc cột điện chúng cũng giật đổ. Tất cả các giếng nước đều bị chúng ném xuống xác xúc vật , lợn, trâu, bò. Cánh đồng nào cũng nhan nhản xác trâu bò bị bắn chết, không biết chúng có xẻo thịt không nhưng giờ đây, tất cả đều trương phình, thối rữa nồng nặc, ruồi nhặng bu đen từng đám. Ai đã ở Cao bằng rồi thì đã biết gọi là giếng nước nhưng thực chất đó là một mỏ nước chảy ra từ núi đá, trong vắt quanh năm không bao giờ cạn, cả bản có khi 2,3 bản dùng chung mỏ nước đó ,phía trên đầu nguồn gánh nước về ăn uống phía dưới dùng tắm giặt .Vậy mà chúng vứt xuống đầu nguồn giếng nước đầy những xác trâu bò, lợn gà chết,trương phềnh uế tạp vô cùng. Dân bản lác đác có người chạy giặc trở về, bộ đội phải chia nhau đi vớt xác, chôn các xác xúc vật chết mất cả tuần. vẫn không hết được mùi xú uế nồng nặc
Tuần đầu tiên sau chiến tranh , một việc bất ngờ là tiểu đoàn được xem văn công xung kích ngay tại trận địa . Trung đoàn ưu tiên phía trước nên khi văn công xung kích lên biên giới thì được đưa ngay xuống tiểu đoàn 1 phục vụ bộ đội. Ngày đó tất cả đều ưu tiên cho biên giới, nhất là vừa xảy ra chiến tranh . Đội văn công xung kích đó là của quân khu 1 chừng hơn chục diễn viên cùng đi có 2 nhà báo ở Hà nội mới lên, tìm hiểu lấy tư liệu viết bài . Chiến trường còn khét mùi thuốc súng , dầy những hố đạn pháo và nồng nặc mùi xác động vật chết
Văn công biểu diễn ban ngày,buổi chiều ,ngay trên bãi cỏ phía trước sườn núi chỗ tiểu đoàn bộ, không sân khấu , phông bạt gì. Lính các đại đội chia làm 2 kíp thay nhau đi xem , khoác súng ngồi theo hàng lối xung quanh, xem say xưa, vỗ tay cổ vũ nhiệt tình. Văn công biểu diễn cũng rất nhiệt tình , hát theo yêu cầu của lính, nào "tiếng súng đã vang trêm bầu trời biên giới," "chiều biên giới em ơi" tất cả các bài về biên giới và người lính biên cương đều được yêu cầu hát và đáp ứng nhiệt tình. Có một tốp ca nam 3 người hát" làng tôi sau lũy tre mờ xa" hay lắm . Nhớ nhà , nhớ mẹ, nhớ quê hương rớt nước mắt, nhất là vừa qua khỏi cuộc chiến tranh .Suốt hơn một tháng dòng, tin tức chỉ được nghe qua chiếc radio của chính trị viên tiểu đoàn, đường thư từ , liên lạc bị ách hết , biết chắc mẹ ở nhà rất nóng ruột ,mong tin con từng phút giây . Ai đó bỗng nói to : Các anh chị cho chúng tôi nhờ gửi thư về nhà. Lặng đi một lúc rồi bùng lên tiếng vỗ tay, tiếng hoan hô sáng kiến tuyệt vời này. Nhưng cả tiểu đoàn lúc này làm gì có ai có giấy tờ để viết thư vào tuần đầu tiên sau chiến tranh ác liệt như thế này Tôi nói với một cậu văn công : Bạn về Thái nguyên ra bưu điện đánh điện về cho gia đình tôi mấy chữ rằng tôi còn sống kẻo mẹ tôi khóc hết nước mắt . Tôi kể cho cậu ấy sơ sơ về mẹ của tôi rồi ghi cho cậu ấy địa chỉ. Cậu văn công nghe xong, nói nhỏ với anh trưởng đoàn, rồi anh trưởng đoàn đứng lên nói to rằng các đồng chí hãy cho chúng tôi địa chỉ , về đến Thái nguyên chúng tôi sẽ tìm cách báo tin về nhà cho các đồng chí sớm nhất. Anh trưởng đoàn vừa dứt lời , rào rào tiếng hoan hô, tiếng vỗ tay vang trời của lính .Thế rồi sau cuộc biểu diễn đó tất cả diễn viên đều lấy sổ ra ghi địa chỉ của lính tiểu đoàn 1 chúng tôi. Đó là cuộc xem văn công xung kich đặc biệt nhất trong đời của tôi. Cuối năm đó tôi được về thăm nhà trước khi vào Sài gòn học bác sỹ .Mẹ tôi đưa ra cho tôi xem bức điện báo gửi từ Thái nguyên ghi dòng chữ : "Mẹ đừng khóc nữa và yên tâm, con trai của mẹ vẫn còn sống "
Hôm nay tôi viết những dòng này để bày tỏ lòng cám ơn đến người diễn viên văn công xung kích năm xưa. Cám ơn anh, người đồng đội của tôi.
Tháng 7/2017.
P/s :Nói đến văn công xung kích , tôi xin thắp nén tâm nhang viếng các liệt sỹ của đội tuyên văn trung đoàn 567 đã bị bọn giặc Tàu sát hại dã man cùng với các thương binh khác trong cuộc chiến tranh biên giới 17/2/1979 . Nỗi đau chung của cả Trung đoàn
.Trung đoàn của tôi , những người bạn của tôi
Một dải biên cương, rộng dài lịch sử
Những trận đánh, giữ yên bờ cõi
Nơi đồng đội tôi nằm, đất mẹ hóa linh thiêng.



Logged
hạnh phin
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 956


. eBB 567 - Đoàn 982 .


« Trả lời #178 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2017, 10:48:46 am »

  





                     LỜI VIẾNG LIỆT SỸ NGUYỄN VĂN BÉ
    TẠI NGHĨA TRANG XÃ HỒ TÙNG MẬU - ÂN THI - HƯNG YÊN
                          

            Kính thưa linh hồn các liệt sỹ đã anh dũng hy sinh cho nền độc tự do của Tổ Quốc,  trong đó có liệt sỹ Nguyễn Văn Bé - thiếu uý trung đội trưởng đại đội 3, tiểu đoàn 1 trung đoàn bộ binh 567 anh hùng.  

            Hôm nay ngày 19/8/2017,  kỷ niệm 72 năm cách mạng tháng 8 thành công.  Trên quê hương của liệt sỹ Nguyễn Văn Bé,  chúng tôi những cựu chiến binh của trung đoàn 567 anh hùng, thiếu tướng Chu Minh Hồng - phó giáo sư, tiến sỹ - phó cục trưởng cục nhà trường - bộ quốc phòng,  cùng đại diện lãnh đạo chính quyền và nhân dân xã Hồ Tùng Mậu, ban chỉ huy quân sự huyện Ân Thi,  với thân nhân gia đình liệt sỹ Nguyễn Văn Bé,  tề tịu tại nghĩa trang liệt sỹ xã Hồ Tùng Mậu - Ân Thi - Hưng Yên, dâng vòng hoa thắp nén hương,  kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ tới các anh hùng liệt sỹ đã chiến đấu ngoan cường và anh dũng hy sinh cho nền độc lập tự do của Tổ Quốc.
           Đồng chí Nguyễn Văn Bé nhập ngũ tháng 2/1975, là lớp chiến sỹ đầu tiên được tuyển vào huấn luyện tại tiểu đoàn 1202 của trung đoàn 567.  Do nhu cầu phát triển để có đội ngũ cán bộ xây dựng Quân Đội,  tháng 3/1975 đồng chí cùng 30 chiến sỹ của tiểu đoàn 1202 Ân Thi được tuyển chọn đi huấn luyện đào tạo  Hạ Sỹ Quan - Tiểu đội trưởng tại sư đoàn 325b,  đến tháng 11/1975 lớp hạ sỹ quan đã hoàn thành nhiệm vụ - ra trường,  lớp cán bộ được điều động trở lại trung đoàn 567 giữ chức Tiểu Đội Trưởng.
           Trải qua những năm tháng xây dựng đơn vị với những địa danh Lục Nam - Hà Bắc,  Tiên Yên, Ba Chẽ - Quảng Ninh,  đặc biệt là vùng biên giới phía Bắc - tỉnh Cao Bằng,  trung đoàn làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế củng cố quốc phòng,  hàng chục km đường được mở rộng,  hàng chục ha rừng được trồng mới để phủ xanh đất trống đồi núi trọc,  an ninh quốc phòng cả một Biên Cương được củng cố và  giữ vững.
           Thế rồi tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới,  gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới.  Cả trung đoàn buông tay cuốc tay xẻng, tay búa tay chòong cùng quân và dân cả nước bước vào cuộc chiến đấu vì độc lập tự do chống quân Trung Quốc xâm lược bắt đầu từ 17/2/1979.
            Với cương vị chuẩn uý trung đội trưởng - trung đội Nguyễn Văn Bé trong đội hình chiến đấu của đại đội 3, tiểu đoàn 1,  phòng ngự tại đồi Cốc Khău Phục Hoà có nhiệm vụ chốt chặn bẻ gãy các mũi tấn công của quân xâm lược, trên đường quốc lộ số 3 từ cửa khẩu Tà Lùng đi Quảng Uyên Cao Bằng.     Là đơn vị đảm nhiệm phòng thủ trên tuyến đầu của một vùng biên cương hiểm trở,  ngay từ ngày đầu phải chống chọi với sức mạnh "biển người" của quân xâm lược,  cả đơn vị của đồng chí đã mưu trí dũng cảm chiến đấu kiên cường bẻ gãy đẩy lùi hàng chục đợt tiến công điên cuồng của quân Trung Quốc xâm lược dưới sự yểm trợ của xe tăng đại bác,  đơn vị của đồng chí đã hoàn thành xuất sắc  nhiệm vụ chiến đấu:  kìm chân giặc,  chia cắt đội hình tiến công của chúng,  làm thất bại ý đồ đánh nhanh thắng nhanh của địch.    Trước sức tiến công ào ạt của quân thù với tinh thần chiến đấu dũng cảm kiên cường,   chuẩn uý trung đội trưởng Nguyễn Văn Bé đã anh dũng hy sinh tại đồi Cốc Khău - Phục Hoà - Cao Bằng.    Máu của anh cùng cán bộ chiến sỹ trung đoàn ta đã đổ,   để tô thắm thêm trang sử vàng truyền thống của trung đoàn và lá cờ vinh quang của Tổ Quốc Việt Nam.   Để ghi nhận hành động chiến đấu dũng cảm kiên cường của liệt sỹ Nguyễn Văn Bé cấp trên đã thăng quân hàm thiếu uý trước niên hạn cho đồng chí.

              Hôm nay đây - chiến tranh đã lùi xa,  thời gian và cuộc sống mưu sinh đã làm mọi người xa cách nhau về địa lý,  xong tình đồng chí đồng đội của những chiến sỹ tiểu đoàn 1202 Ân Thi,  của những Hạ Sỹ Quan tiểu đoàn 17,  và của cả mọi thế hệ cán bộ chiến sỹ cùng lớp lớp những Cựu Chiến Binh trung đoàn bộ binh 567 anh hùng,  luôn lớn mạnh và ngày càng đoàn kết gắn bó với nhau hơn.     Để xây dựng phong trào Cựu Chiến Binh luôn phát triển,  xứng đáng với truyền thống vẻ vang của trung đoàn 567 anh hùng.

             Dưới chân Đài tưởng niệm,  trước anh linh các anh hùng liệt sỹ !
                 "Phút mặc niệm bắt đầu" !!!!!!!
 

    


    


    


    


    




« Sửa lần cuối: 21 Tháng Tám, 2017, 02:00:26 pm gửi bởi hạnh phin » Logged

 
                            Hành khúc Trung Đoàn 567 anh hùng.
        
                    [youtube]3APFXOR68MI[youtube]
Hoannguyen
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #179 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2017, 08:27:32 am »

Gửi các bác tin vui nhé!
http://soha.vn/sach-su-chi-dich-danh-quan-trung-quoc-xam-luoc-viet-nam-20170820203237037.htm
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM