Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 04:34:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tri Ân các Chiến Binh Cao Bằng - Hà Giang - eBB 567 phần 3.  (Đọc 94443 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
khau chỉa
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 517


— - Ôi Biết Bao Tự Hào - đoàn ta năm trăm sáu bẩy


« Trả lời #160 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2017, 01:24:50 pm »




        Nghĩa cử cao đẹp:

       Toàn dân nghiêng mình trước anh linh các liệt sỹ,  thật trân trọng trước những tình cảm đồng đội của anh Tiến,  bạn đã vượt hàng trăm cây số qua đèo cao vực sâu trở lại Cao Bằng thắp hương viếng đồng đội.

       Và cũng thật trân trọng với tình quân dân và còn hơn thế nữa ,  chỉ một lời hẹn ước mà suốt mấy chục năm nay âm dương cách biệt,  người con gái ấy vẫn nhớ về người bạn và luôn giữ  trọn lời thề, để hàng năm cứ ngày này tháng 7 và  18/2 là ngày anh đã anh dũng hy sinh, chị lại về nơi anh an nghỉ thắp hương và như là tâm sự cùng anh. Một mối tình thật đẹp.


          


          


            Chào bác HP,  đúng là một nghĩa cử cao đẹp của các chiến binh đoàn ta,  cho dù ở phương trời nào họ đều nhớ về đồng đội những ngày này tháng 7:

             Tổ quốc xây tượng đài liệt sỹ
             Ghi công ơn chiến sỹ hi sinh
             Mộ bia ngang dọc xếp thẳng hàng
             Các anh mãi ngàn năm yên giấc.
             Cho Tổ Quốc mình mãi xanh tươi.


« Sửa lần cuối: 20 Tháng Bảy, 2017, 02:32:00 pm gửi bởi khau chỉa » Logged

         
                  Toàn cảnh - Thị trấn Ngân Sơn - một thời Đoàn 567 đứng chân.
hạnh phin
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 956


. eBB 567 - Đoàn 982 .


« Trả lời #161 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2017, 04:24:11 pm »



    


         Hùng tráng và tự hào - những chiến binh một thời chống quân bành trướng Bắc Kinh - Nay về họp mặt kỷ niệm 40 năm truyền thống - đoàn 567 Anh Hùng.

        thành lập 1/1975 đến 2/1979 chiến công oai hùng được tặng "Lẵng Hoa Bác Tôn, trong xây dựng kinh tế và củng cố quốc phòng. Trung đoàn được thưởng Huân chương Quân Công hạng Nhì, cBB1, c14 cối 82, dBB1 và Nguyễn Chí Cương chính trị viên phó cBB1,  được tặng danh hiệu Anh Hùng LLVTND,  năm 1979 chống quân Trung Quốc xâm lược":

        Năm năm truyền thống trung đoàn ta,
        Lấp lánh huân chương rực cờ hoa,
        Âm mưu bành trướng còn xâm lược,
        Tiến lên viết tiếp bản hùng ca.

      Đúng vậy,  năm 1985 eBB 567 được điều động sang Vị Xuyên Hà Giang, lúc này trung đoàn mang tên Đoàn Lê Lợi và mang phiên hiệu đoàn 982, tiếp tục chiến đấu chiếm lại cao điểm a6b Thanh Thuỷ Vị Xuyên Hà Giang, ngày 31/5/1985.  đuổi quân Trung Quốc xâm lược về bên kia biên giới. Chiến công ấy được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh Hùng LLVTND cho cBB 5 và eBB 567.  Thật là:

      Mười năm truyền thống trung đoàn ta,
      Lấp lánh huân chương rực cờ hoa,
      Chiến công biên giới còn vang mãi,
      Anh hùng xứng đáng được tuyên dương.

    

« Sửa lần cuối: 22 Tháng Bảy, 2017, 09:40:56 am gửi bởi hạnh phin » Logged

 
                            Hành khúc Trung Đoàn 567 anh hùng.
        
                    [youtube]3APFXOR68MI[youtube]
khau chỉa
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 517


— - Ôi Biết Bao Tự Hào - đoàn ta năm trăm sáu bẩy


« Trả lời #162 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2017, 04:41:13 pm »




          Chào bác HP,  chào các bác đang xem trang Tri ân phần 3.

          Bác HP giới thiệu đội hình hùng tráng, những chiến binh một thời phá đá mở đường, trồng rừng ... rồi chiến đấu gian khổ hy sinh để góp phần làm nên những chiến công của đoàn 567 - 982.  

         Tham gia diễn đàn này với những đồng đội một thời Hoa Lửa - em nhớ cũng ngày này nhưng là tháng 22/8/2015 em viết bài đầu tiên với trang Tri ân các Chiến Binh - Cao Bằng - Hà Giang - eBB 567.

         Thật đáng nhớ.


« Sửa lần cuối: 20 Tháng Bảy, 2017, 09:05:07 pm gửi bởi khau chỉa » Logged

         
                  Toàn cảnh - Thị trấn Ngân Sơn - một thời Đoàn 567 đứng chân.
nguyễn thái long
Thành viên
*
Bài viết: 25


« Trả lời #163 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2017, 07:33:06 am »

VĂN CÔNG XUNG KÍCH ( Ký ức chiến tranh )
Tuần đầu tiên trở lại Tà lùng cuối tháng 3 /1979, các đại đội về lại trận địa cũ, riêng tiểu đoàn bộ chuyển quân ra gần cửa khẩu Tà lùng hơn, cách biên giới khoảng 500 m đường chim bay. Công việc đầu tiên là củng cố hầm hào trận địa, cài thêm bãi mìn và vệ sinh tảy uế chiến trường. Bọn Tàu cực thâm và đểu, ngoài việc đặt thuốc nổ san thành bình địa tất cả nhà cửa , cầu cống ,công trình, ngay cả chiếc cột điện chúng cũng giật đổ. Tất cả các giếng nước đều bị chúng ném xuống xác xúc vật , lợn, trâu, bò. Cánh đồng nào cũng nhan nhản xác trâu bò bị bắn chết, không biết chúng có xẻo thịt không nhưng giờ đây, tất cả đều trương phình, thối rữa nồng nặc, ruồi nhặng bu đen từng đám. Ai đã ở Cao bằng rồi thì đã biết gọi là giếng nước nhưng thực chất đó là một mỏ nước chảy ra từ núi đá, trong vắt quanh năm không bao giờ cạn, cả bản có khi 2,3 bản dùng chung mỏ nước đó ,phía trên đầu nguồn gánh nước về ăn uống phía dưới dùng tắm giặt .Vậy mà chúng vứt xuống đầu nguồn giếng nước đầy những xác trâu bò, lợn gà chết,trương phềnh uế tạp vô cùng. Dân bản lác đác có người chạy giặc trở về, bộ đội phải chia nhau đi vớt xác, chôn các xác xúc vật chết mất cả tuần. vẫn không hết được mùi xú uế nồng nặc
Tuần đầu tiên sau chiến tranh , một việc bất ngờ là tiểu đoàn được xem văn công xung kích ngay tại trận địa . Trung đoàn ưu tiên phía trước nên khi văn công xung kích lên biên giới thì được đưa ngay xuống tiểu đoàn 1 phục vụ bộ đội. Ngày đó tất cả đều ưu tiên cho biên giới, nhất là vừa xảy ra chiến tranh . Đội văn công xung kích đó là của quân khu 1 chừng hơn chục diễn viên cùng đi có 2 nhà báo ở Hà nội mới lên, tìm hiểu lấy tư liệu viết bài . Chiến trường còn khét mùi thuốc súng , dầy những hố đạn pháo và nồng nặc mùi xác động vật chết
Văn công biểu diễn ban ngày,buổi chiều ,ngay trên bãi cỏ phía trước sườn núi chỗ tiểu đoàn bộ, không sân khấu , phông bạt gì. Lính các đại đội chia làm 2 kíp thay nhau đi xem , khoác súng ngồi theo hàng lối xung quanh, xem say xưa, vỗ tay cổ vũ nhiệt tình. Văn công biểu diễn cũng rất nhiệt tình , hát theo yêu cầu của lính, nào "tiếng súng đã vang trêm bầu trời biên giới," "chiều biên giới em ơi" tất cả các bài về biên giới và người lính biên cương đều được yêu cầu hát và đáp ứng nhiệt tình. Có một tốp ca nam 3 người hát" làng tôi sau lũy tre mờ xa" hay lắm . Nhớ nhà , nhớ mẹ, nhớ quê hương rớt nước mắt, nhất là vừa qua khỏi cuộc chiến tranh .Suốt hơn một tháng dòng, tin tức chỉ được nghe qua chiếc radio của chính trị viên tiểu đoàn, đường thư từ , liên lạc bị ách hết , biết chắc mẹ ở nhà rất nóng ruột ,mong tin con từng phút giây . Ai đó bỗng nói to : Các anh chị cho chúng tôi nhờ gửi thư về nhà. Lặng đi một lúc rồi bùng lên tiếng vỗ tay, tiếng hoan hô sáng kiến tuyệt vời này. Nhưng cả tiểu đoàn lúc này làm gì có ai có giấy tờ để viết thư vào tuần đầu tiên sau chiến tranh ác liệt như thế này Tôi nói với một cậu văn công : Bạn về Thái nguyên ra bưu điện đánh điện về cho gia đình tôi mấy chữ rằng tôi còn sống kẻo mẹ tôi khóc hết nước mắt . Tôi kể cho cậu ấy sơ sơ về mẹ của tôi rồi ghi cho cậu ấy địa chỉ. Cậu văn công nghe xong, nói nhỏ với anh trưởng đoàn, rồi anh trưởng đoàn đứng lên nói to rằng các đồng chí hãy cho chúng tôi địa chỉ , về đến Thái nguyên chúng tôi sẽ tìm cách báo tin về nhà cho các đồng chí sớm nhất. Anh trưởng đoàn vừa dứt lời , rào rào tiếng hoan hô, tiếng vỗ tay vang trời của lính .Thế rồi sau cuộc biểu diễn đó tất cả diễn viên đều lấy sổ ra ghi địa chỉ của lính tiểu đoàn 1 chúng tôi. Đó là cuộc xem văn công xung kich đặc biệt nhất trong đời của tôi. Cuối năm đó tôi được về thăm nhà trước khi vào Sài gòn học bác sỹ .Mẹ tôi đưa ra cho tôi xem bức điện báo gửi từ Thái nguyên ghi dòng chữ : "Mẹ đừng khóc nữa và yên tâm, con trai của mẹ vẫn còn sống "
Hôm nay tôi viết những dòng này để bày tỏ lòng cám ơn đến người diễn viên văn công xung kích năm xưa. Cám ơn anh, người đồng đội của tôi.
Tháng 7/2017.
P/s :Nói đến văn công xung kích , tôi xin thắp nén tâm nhang viếng các liệt sỹ của đội tuyên văn trung đoàn 567 đã bị bọn giặc Tàu sát hại dã man cùng với các thương binh khác trong cuộc chiến tranh biên giới 17/2/1979 . Nỗi đau chung của cả Trung đoàn
.Trung đoàn của tôi , những người bạn của tôi
Một dải biên cương, rộng dài lịch sử
Những trận đánh, giữ yên bờ cõi
Nơi đồng đội tôi nằm, đất mẹ hóa linh thiêng.


Logged
hạnh phin
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 956


. eBB 567 - Đoàn 982 .


« Trả lời #164 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2017, 08:05:25 am »






          Chào bác Thái Long,  cùng các bạn đang xem topic Tri ân phần 3.

          Đọc những dòng hồi ức của bác Thái Long mà lòng ngẹn ngào xúc động.  Do trải qua cả tháng trời chiến đấu không cân sức với quân xâm lược, chúng ta phải lui về phỉa sau củng cố lại đội hình,  nhận bổ xung vũ khí đạn dược.  

          Như bác Thái Long kể lại là trở lại Tà Lùng,  xong đây là cuộc truy kích lũ giặc xâm lược thì đúng hơn,  thời gian ấy tôi cũng trong đội hình ấy.  Tiểu đoàn 1 của bác lại được  đi trước rồi đến các đại đội hỏa lực trợ chiến,  tôi trực tiếp dẫn c14 cối 82 cũng lại xuyên rừng đến bản Pác Thò thì rừng lại bởi giặc Tàu đã rút quân từ hôm trước, chúng chỉ để lại đội hình cảnh vệ khóa đuôi lại phía sau vừa làm nhiệm vụ ngăn chặn các mũi truy kích của ta và phá hoại đường xá cầu cống cũng là để ngăn sự truy kích của ta mà thôi.

          Quân Tàu chúng tuyên bố rút quân, xong thức tế đại quân của chúng đã rút trước hàng tuần trước lệnh rút quân đó, để tránh bị các mũi truy kích và chia cắt đội hình khi thất bại trong tiến công xâm lược không đạt được mục đích.

          Quả thật quân Tàu thật dã man và thâm độc khi chúng đã hủy diệt cuộc sống của đồng bào ta miền biên giới lúc bấy giờ.

« Sửa lần cuối: 21 Tháng Bảy, 2017, 08:40:10 am gửi bởi hạnh phin » Logged

 
                            Hành khúc Trung Đoàn 567 anh hùng.
        
                    [youtube]3APFXOR68MI[youtube]
khau chỉa
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 517


— - Ôi Biết Bao Tự Hào - đoàn ta năm trăm sáu bẩy


« Trả lời #165 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2017, 03:30:33 pm »





          Chào bác Hp, chào bác Thái Long cùng các bác đang xem trang Tri ân phần 3.

          Hai bác HP và Thái Long cùng thời trận mạc nên có nhiều chuyện để cùng chia sẻ,  những câu chuyện chiến trường mà bác Thái Long kể về những ngày gian khổ ở giai đoạn sau tháng 2 một tý.

          Rất mong được hóng chuyện giữa hai bác HP và Thái Long.




Logged

         
                  Toàn cảnh - Thị trấn Ngân Sơn - một thời Đoàn 567 đứng chân.
hạnh phin
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 956


. eBB 567 - Đoàn 982 .


« Trả lời #166 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2017, 05:44:15 pm »





          Chào chú Khau Chỉa, chào các bạn đang xem topic Tri ân ... phần 3.

          Dạo này trên VMH vắng các thành viên vào trò chuyện, mà bên fb lại đang đông vui nhộn nhịp,  nhất là trong dịp tháng Tri ân, mà  bác Thái Long lại đang gặp nhiều bạn cũ thời chiến đấu gian lao bên đó,  bác Thái Long đang dốc bầu tâm sự cùng đồng đội,  cũng là đồng đội đoàn ta 567 thôi mà.

         Những câu chuyện chiến trường và tình đồng đội mà bác Thái Long đang làm đồng đội cùng thời với bác như sống lại một thời trai trẻ, của những vất vả gian nan đời quân ngũ.

         Chú Khau Chỉa có mong thì cứ từ từ thế nào bác Thái Long cũng ghé qua trang nhà.




Logged

 
                            Hành khúc Trung Đoàn 567 anh hùng.
        
                    [youtube]3APFXOR68MI[youtube]
nguyễn thái long
Thành viên
*
Bài viết: 25


« Trả lời #167 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2017, 04:29:38 pm »

HAI LY RƯỢU PHẦN ( Ký ức chiến tranh )
Tuần trước đi công tác Thái nguyên, tôi điện cho Giám đại đội 1, Đông liên lạc tiểu đoàn . Bọn chúng mừng húm , cười lé phé bảo mong anh lắm. Bữa rượu hôm đó thật vui, tôi vốn không uống được rượu mà hôm đó còn làm được vài ly. Rượu đang khí thế, chú Giám đứng lên hào hứng : em hát lại bài hát ngày trước anh Long sáng tác cho hội diễn của tiểu đoàn, vỗ tay rào rào. Hát được nửa chừng , bỗng Giám ngừng lại một lúc lâu không hát được nữa, rồi ngồi xuống , giọng trầm hẳn đi :Thương " hai thằng Hùng bố con " quá anh ạ, hôm hai thằng Hùng chết, chính tay em chôn chúng nó. Năm sau, em còn cầm cái đồng hồ Senko, kỷ vật cuối cùng của thằng " Hùng bố "mang về tận nhà nó ở Thái nguyên giao cho ông cụ thân sinh.
Cuộc rượu chùng lại, lòng tôi mềm xuống ,ký ức ngày xưa lại trở về.
Đó là cuối năm 1977,trung đoàn 567 mừng công đón lẵng hoa Bác Tôn khen về thành tích làm kinh tế trên miền biên giới Cao bằng. Trung đoàn có tổ chức hội diễn văn nghệ thi giữa các đơn vị . Anh Cộng, chính trị viên tiểu đoàn giao cho tay Vinh trung đội trưởng đại đội 2 quê Cát bà, Hải phòng và tôi phụ trách đội văn nghệ, của tiểu đoàn 1, tập luyện tiết mục đi hội diễn. Đội văn nghệ gần 2 chục người , cả nam, cả nữ, lấy dưới các đại đội lên . Tôi còn nhớ mấy hạt nhân văn nghệ : Thuyết, Giám, Xuân, Hà, và hai cậu Sĩ Hùng , Văn Hùng đều quê Bắc thái.Tôi sáng tác một vở kịch ngắn nói về người chiến sỹ biên cương, giao cho Thuyết vai đại đội trưởng, Sĩ Hùng vai bố, chính ủy sư đoàn, Văn Hùng vai con trai chính ủy, lính biên cương. Sau đợt hội diễn ấy, bọn lính cứ "Hùng bố" "Hùng con"mà gọi . "Hùng con" hễ gặp tôi là lại cằn nhằn . Tôi bảo: Sang năm có hội diễn, tao viết vở mới, cho mày đóng vai ông, còn thằng Sĩ Hùng đóng vai cháu là được chứ gì. Hùng cười bảo tôi : Anh nhớ đấy.
Lời hứa ấy tôi không thực hiện được . Sáng sớm ngày 17 tháng 2 năm1979, súng nổ toàn tuyến biên giới . Bọn Tàu tấn công dữ dội chỗ ngã ba Đòong lèng, nhà máy đường Phục hòa ngay gần cửa khẩu Tà lùng, nơi trận địa chôt của đại đội 1.Xe tăng của chúng mấy chục chiếc bắn rát rạt , bọn bộ binh bám theo đông như kiến. Đại đội 1 chỉ có súng bộ binh và b40, b41, một chọi hàng trăm mà giữ vững trận địa qua hai ngày, đánh bật nhiều đợt tấn công của bọn Tàu, bắn cháy 8 cái xe tăng. Các đơn vị của tiểu đoàn 1 chỉ rút về phòng ngự phía sau đèo Khau chỉa khi có lệnh của trung đoàn.
Ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh đó, buổi sáng "Hùng bố" bị một viên đạn thẳng xuyên ngực, buổi chiều "Hùng con" bị dính trọn quả đạn pháo. Chính tay cậu Giám chôn hai người bạn ở đoạn ngách chiến hào dưới chân đồi .
Đau xót .
Gặp lại đồng đội cũ , kỷ niệm về đội văn nghệ tiểu đoàn năm xưa, ký ức chiến tranh biên giới 1979 lại trở về mới như ngày hôm qua .Tôi và Giám rót hai ly rượu đầy, châm hai điếu thuốc để riêng ra, phần cho " hai thằng Hùng bố, con ", hai người em, hai người bạn của chúng tôi.
Rượu đắng.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Bảy, 2017, 06:47:34 pm gửi bởi nguyễn thái long » Logged
hạnh phin
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 956


. eBB 567 - Đoàn 982 .


« Trả lời #168 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2017, 09:52:25 am »





           Chào bác Thái Long,  đọc những câu chuyện đồng đội của bác mà lòng lại bâng khuâng,  vậy là bác Thái Long lại có dịp cùng đồng đội ôn về một thời để nhớ.

           Sau trận chiến với quân Trung Quốc xâm lược tháng 2/79,  là hàng loạt các sự kiện sinh hoạt chính trị mà đoàn ta tổ chức để giúp cho các chiến binh đoàn ta cùng nhân dân các dân tộc vùng mà chúng ta đóng quân thêm căm phẫn những hành động dã man của quân xâm lược.
    
           Những tiết mục văn nghệ của tiểu đoàn 1 luôn đứng đầu về số các tiết mục tham gia và cũng luôn được đánh giá rất cao về tính tuyên truyền và giáo dục tinh thần yêu nước, căm thù quân xâm lược.

          Ngoài hai cái tên Hùng mà bác Thái Long miêu tả,  tôi còn được biết thêm về một nhân vật nữa là Hùng thông tin quê Tuyên Quang,  Toan phổ yên,  hai chiến binh này thường có những bài song ca lên án sự bạo tàn của quân Trung Quốc đã gây ra cho đồng bào ta vùng biên giới.

         Tôi trưng bức hình của anh Hùng thông tin xem anh và các đồng đội có nhận ra anh Hùng không nhé,  năm 2014 anh Hùng cùng đoàn Tuyên Quang lên Cao Bằng dự Họp Mặt nhân 35 năm chiến tranh biên giới chống quân Trung Quốc xâm lược được tổ chức tại Cao Bằng, đúng vào ngày 17/2.  Tóc bạc hết cả rồi,  mà hơn thế nữa mới vừa rồi thấy các đồng đội Tuyên Quang báo tin anh Hùng ấy đã vĩnh biệt chúng ta do một căn bệnh hiểm nghèo, ung thư dạ dày ...!!!...


      







        
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Bảy, 2017, 10:23:49 am gửi bởi hạnh phin » Logged

 
                            Hành khúc Trung Đoàn 567 anh hùng.
        
                    [youtube]3APFXOR68MI[youtube]
nguyễn thái long
Thành viên
*
Bài viết: 25


« Trả lời #169 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2017, 07:45:39 pm »

XE CHỈ LUỒN KIM
Cuối tháng 8 năm 1975, tiểu đoàn 5 chuyển quân từ xã Bảo đài, đến xã Tam dị, huyên Lục nam. Vẫn phải ở nhờ nhà dân, tiểu đoàn bộ đóng ở Trại mới, nằm ở đoạn giữa làng Thanh giã đi Bãi đỗ, một trại nhỏ có khoảng mươi nóc nhà. Tôi và anh Duân, trợ lý hậu cần tiểu đoàn được xếp ở nhà cụ Phiêu, ngôi nhà nhỏ xíu, cụ Phiêu nhường cho một chiếc giường, hai anh em nằm gác chân lên nhau hàng đêm.
Anh Duân hơn tôi 4 tuổi, đã lấy vợ mấy năm mà chưa có con, quê anh ở thônCố bổn, xã Nam hải, huyện Nam ninh, tỉnh Hà Nam Ninh. Sở dĩ tôi nhớ thôn Cố bổn vì anh Duân có lúc buột mồm gọi là thôn Cố đỉn. Quái lạ, có ai lại dành cho quê nhà mình một cái tên như thế nhỉ ,thật cố đỉn. Mãi về sau, khi thân nhau rồi, anh Duân cũng chỉ nói ngắn gọn : vợ anh ở nhà có vấn đề. Thảo nào có lần tôi nghe anh nói, chán chẳng muốn đi phép.
Tôi mang xe đạp của nhà lên đơn vị để có phương tiện đi lại, anh Duân hay mượn xe tôi đi khá lâu ,có hôm đi cả tối.Tôi hỏi anh chỉ bảo có việc quan trọng. Rồi một chiều nọ , một cô gái trẻ áo xanh màu thiên thanh , nón lá, dắt xe đạp đến nhà cụ Phiêu hỏi anh Duân. Tôi nhìn ra và gọi đúng tên : Thủy,. Thủy ngớ người ra, cho đến khi tôi bảo, tớ là Long, học lớp 3 ,lớp 4 với hai chị em bạn Sơn,Thủy. Thủy đỏ bừng mặt có vẻ lúng túng ngượng ngập. Đã hơn mười năm rồi, hồi đó hai chị em Sơn, Thủy học cùng lớp với tôi.Gia đình Thủy là việt kiều Thái lan về nước. Sơn, Thủy hồi đó xinh xắn nhất lớp, bây giờ là thiếu nữ lại càng đẹp, nét đẹp thuần khiết một vẻ kiêu sa kín đáo. Hỏi chuyện mới biết Thủy đi học sư phạm rồi về dạy học cấp1 ở xã Bảo đài. Đúng là quả đất tròn. Bố Duân này trông tẩm ngẩm thế mà ghê thật, tôi nghĩ bụng thế.
Anh Duân dạo này vui vẻ hơn, thỉnh thoảng còn huýt sáo, có hôm còn cầm cây ghi ta của tôi gảy tưng tửng, một việc mà trước kia anh chẳng bao giờ anh ngó ngàng đến.Anh vẫn mượn xe tôi đi việc quan trọng . Rồi một hôm anh bảo: chú dạy anh đánh đàn bài xe chỉ luồn kim với. Ái dà dà, lại còn thế nữa ,nhưng anh có biết nốt nhạc nào đâu. Thì chú dạy anh kiểu truyền tay. Tôi nhận lời ,từ hôm ấy tối nào không phải đi việc quan trọng là anh lại ôm đàn gảy tưng tưng. Dĩ nhiên là tôi phải ngồi cạnh cầm tay anh bẻ ngón dí vào từng nốt, từng phím đàn.
Đánh vật độ chừng một tháng thì anh gẩy được đàn,đủ để em Thủy nghe ra được đó là bài xe chỉ luồn kim, dù anh chỉ gẩy nốt một, nốt một tưng tửng , tưng tửng. Nhìn anh ôm đàn cũng ra dáng điệu nghệ ra phết ,có lẽ anh luyện dáng cũng dày công như luyện ngón.
Thế rồi đang vui thì đứt dây đàn, cuối năm đó, cả tiểu đoàn được bốc lên Trùng khánh ,Cao bằng làm đường .Xa Bảo đài, xa Lục nam, anh Duân buồn ra mặt. Những đêm mùa đông Trùng khánh lạnh thấu xương, buồn nẫu ruột ,anh Duân lại sang mượn tôi cây đàn để đánh đi đánh lại mỗi một bài xe chỉ luồn kim.
Năm 77 anh Duân đi học, rời xa đơn vị, anh em chia tay nhau. Không biết bây giờ gần 70 tuổi rồi, anh Duân còn đánh được bài xe chỉ luồn kim nữa không .

« Sửa lần cuối: 26 Tháng Bảy, 2017, 07:31:40 am gửi bởi nguyễn thái long » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM