Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 08:33:54 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký 50 năm Không quân nhân dân Việt Nam  (Đọc 30319 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2016, 11:01:49 pm »

        
ĐI TÌM NGƯỜI CÒN SỐNG VÀ ĐI TÌM NGƯỜI ĐÃ KHUẤT

LÊ ĐÌNH CẢNH                            
Nguyên phi công đại đội bay đêm trung đoàn 921        
Trợ lý tham mưu tác chiến trung đoàn              

        1. ĐI TÌM NGƯỜI CÒN SỐNG

         Vào một buổi chiều hè, khi màu hồng của hoàng hôn buông xuống thì có lệnh rút ban. Một máy bay vẫn chưa về. Cả sân bay lo lắng. Những con mắt đăm đăm nhìn về phía chân trời xa.

         Trung đoàn trưởng Trần Hanh gọi tôi tới giao nhiệm vụ.

         - Có điện của Bộ Tư lệnh Quân chủng thông báo - Anh Lê Quang Trung nhảy dù ở Việt Trì. Anh lên tổ chức cấp cứu và giải quyết những vấn đề cần thiết. Lấy xe của tôi, cậu Nong lái xe đưa anh đi.

        Ngày đó, đi tìm máy bay rơi, hoặc đón anh em phi công nhảy dù, thường được gọi vắn tắt là "cấp cứu'. Phương tiện cấp cứu là máy bay trực thăng Mi-4 hoặc ôtô Com-măng-ca, hiếm khi có xe cấp cứu chuyên dụng. Những người tham gia thường là cán bộ tác chiến, quân y, chính sách, chính trị...

        Chiếc xe chở tôi lăn nhanh trên con đường số 2. Tới Việt Trì trời còn sớm.         - Cầu phao Việt Trì vừa bị địch đánh hỏng. Bộ đội công binh đang khẩn trương sửa chữa. Tôi xuống xe, đi hỏi thăm mọi người. Nhiều người nhìn thấy chiếc dù rơi gần nhà máy hoá chất Việt Trì, không hiểu của ta hay của địch. Tôi đã thấy mừng.

        23 giờ cầu sửa xong. Xe chúng tôi được ưu tiên sang trước. Đi về đâu bây giờ? Lê Quang Trung nhảy dù ở gần nhà máy hoá chất Việt Trì thì chắc đâu anh còn ở đó. Trời tối đen, xe chỉ được chạy đèn gầm để tránh máy bay địch. Tôi quyết định hỏi thăm vào bệnh viện ViệtTrì, bệnh viện đã sơ tán về một vùng quê ngoại thành.

        Xe chúng tôi dừng trước căn nhà lá rộng, thoáng mát. Lê Quang Trung nằm trên chiếc cáng thương, vẫn nguyên vẹn trên người bộ đồ bay. Các bác sĩ bệnh viện cho tôi biết, sức khoẻ của anh vẫn bình thường, khôngbị chấn thương phần mềm, cũng như phần cứng. Anh chưa tỉnh vì não bị chấn động mạnh. Các bác sĩ vẫn để anh mặc quần áo bay, kể cả mũ công tác, chờ đại diện đơn vị lên cùng quyết định.

        Tôi đề nghị bệnh viện đưa anh về bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đi theo xe cứu thương còn có một bác sĩ, một y tá của bệnh viện và chiếc xe cấp cứu chuyên dụng. Tôi đã rút được kinh nghiệm cấp cứu đồng chí Đặng Ngọc Ngự nhảy dù thành công. Khi đó anh Ngự còn khoẻ tuy không đi cấp cứu, nhưng  vì không có giấy tuỳ thân, nên rất khó khăn vượt lên trước. Lần này tôi có đầy đủ giấy tờ, phương tiện chắc chắn gặp nhiều thuận lợi. Phà Chèm bị đánh hỏng, xe xếp hàng khá dài. Tiếng còi xe cứu thương vang lên, cùng danh nghĩa cấp cứu phi công nên cũng được ưu tiên lên trước. Vậy mà, tới bệnh viện cũng đã 4 giờ 30 sáng.

         5 phút sau, kíp trực của bệnh viện đã có mặt đông đủ hội chẩn. Vừa lúc đó Lê Quang Trung bừng tỉnh. Anh hỏi:

        - Tôi đang ở đâu thế này?

        - Anh Trung? Anh có nhận ra tôi không?

        Anh khẽ gập đầu nói:

        - Tôi hiểu rồi? Tôi nhớ ra rồi?

         Sau thời gian ngắn điều trị, Lê Quang Trung trở về bay hồi phục và tham gia chiến đấu cùng đồng đội. Đã vài lần đi tìm anh em phi công nhảy dù thành công, tìm và mai táng anh em hy sinh ở vùng rừng núi xa xôi, hiểm trở; nhưng lần đi tìm Lê Quang Trung nhảy dù an toàn để lại cho tôi ấn tượng lâu nhất. Vì anh trở về tham chiến cùng đồng đội, bắn rơi thêm 2 chiếc máy bay Mỹ, cộng với 3 chiếc cũ là 5 chiếc . Anh còn được bổ nhiệm trung đoàn trưởng trung đoàn 925 chỉ huy trung đoàn bắn rơi 9 chiếc máy bay Mỹ. Rất tiếc anh đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Anh được Nhà nước, Quân đội truy tặng đanh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngày 20 tháng 12 năm 1994.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2016, 11:05:29 pm »

       
        2. ĐI TÌM NGƯỜI ĐÃ KHUẤT

        Trong kháng chiến, không gia đình nào là không có mất mát, hy sinh. Gia đình tôi cũng như vậy. Khi còn là chiến đấu viên của đại đội bay đêm, tôi gạt bỏ mọi băn khoăn suy nghĩ để chiến đấu, để hoàn thành nhiệmvụ. Người phi công khi chụp cái mũ bay lên đầu, ngồi vào ghế máy bay và cất cánh, mọi suy tư, ưu phiền đều tan biến. Cái tập trung toàn bộ tinh lực lúc này là nhũng chiếc đồng hồ trong buồng lái, là mệnh lệnh chỉ huy từ mặt đất, là quân thù trước mặt ... Sự hy sinh của những chiến sĩ không quân lúc này coi nhẹ như sợi mây nhỏ giữa trời cao, như làn sương mảnh đầu mút cánh máy bay khi làm động tác lượn vòng chiến đấu.

        Khi tôi từ biệt nền trời xuống đất làm nhiệm vụ tham mưu, đôi lúc có điều kiện tạt qua nhà mới thấy cái khó khăn thực tế của gia đình mình. Vợ tôi khi đó là công nhân nhà máy dệt mồng 8 tháng 3 đi sớm về khuya, hàng hơn chục cây số, suy dinh dưỡng người ốm tong teo. Các con tôi ốm đau, sài đẹn. Thước đất cắm dùi không có, phải ở nhờ gian nhà chật hẹp của gia đình vợ. Mẹ tôi phải đi ở nhờ nơi khác. Không hiểu sao anh Trần Mạnh biết hoàn cảnh của tôi. Anh khuyên.

        - Cậu tìm 15 - 20m đất tôi sẽ cho anh em làm căn nhà nhỏ để cụ và các cháu ở tạm.        -

        Lúc này anh Mạnh, anh Hanh đã lên Bộ Tư lệnh Binh chủng. Tôi cảm ơn anh, vì tôi biết anh, chị Thu cùng các cháu còn đang ở căn buồng để vừa chiếc giường đôi ở chiêu đãi sở 354. Anh Trần Hanh cùng chị Xuyến còn ở nhờ căn buồng nhỏ khu tập thể Khí tượng pháo đài Láng.

        Ngày đó, có câu chuyện cười ra nước mắt.

        - Tôi đi cùng đơn vị chiến đấu ở Khu 4 đã lâu không về nhà. Được về họp ở Quân chủng, tôi tạt về thăm các cháu. Vừa gặp mặt tôi, vợ tôi đã oà lên khóc. Bố vợ tôi lập cập chạy ra, nắm tay tôi: Con đã về rồi ư. Tôi hốt hoảng tưởng gia đình có chuyện gì? Thì ra chuyện là thế này.

         Đơn vị thấy gia đình tôi khó khăn đã gửi tiền về trợ cấp (ngày đó là rất hiếm có). Vợ tôi tưởng là tiền tuất và tôi đã hy sinh. Thấy cô khóc tức tưởi mãi không thôi, tôi an ủi.

        - Anh đã về đây! Sao em khóc mãi vậy!

        - Anh cứ để cho em khóc. Đã bao ngày đêm em nuốt nước mắt vào bên trong để gia đình được yên ổn.

        Tôi hiểu vợ tôi cũng như các chị vợ anh em khác khi tới chiêu đãi sở thăm chồng. Chiêu đãi sở nằm dưới một đồi thông khá đẹp. Mỗi khi nghe tiếng máy bay nổ rung đất, các chị lại lên đỉnh đồi dõi theo những biên đội xuất kích. Khi đếm đủ những chiếc máy bay hạ cánh, các chị mới về. Nhiều chị còn bị tai nạn gãy tay. Con ốm đau đi bệnh viện vẫn không viết thư cho chồng, để các anh yên tâm công tác. Những người vợ chiến sĩ ấy lo lắng cho chồng như vậy, nhưng đều âm thầm chuẩn bị cho mình những điều không may xảy tới. Họ đều là những người vợ chiến sĩ xứng với tám chữ vàng Bác Hồ ban tặng "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang".

        Lúc này vợ và các con tôi chỉ sống bằng 20 đồng tiền lương tôi gửi về (lương chuẩn uý 54 đồng).

         Sau bao đêm trăn trở, suy nghĩ, tôi sinh và lớn lên trong cái nôi không quân bao phen sinh tử, đồng đội, phi đội, phi đoàn, xa nó sao đành.

         Xót vậy nhưng tôi mạnh dạn đề xuất xin chuyển ngành.

        May quá, khi tôi đề xuất với anh Hanh. Anh không hề trách cứ, mà nhìn tôi với thái độ thông cảm anh nói:

        - Tôi cho cậu đi học đại học, quân số vẫn thuộc Quân chủng. Cậu không phải thi. Sau 5 năm muốn ở lại quân đội thì ở, muốn chuyển ngành thì chuyển. Cuộc sống đỡ vất vả hơn.

        Tôi cảm ơn các anh. Cảm động trước sự ưu ái của các anh, 5 năm đi học thì thà tôi ở lại Quân chủng còn hơn.

        Hôm tôi xa đơn vị anh Trần Hanh cho tôi một chiếc giường bộ đội, một ít gỗ về đóng đồ đạc bàn ghế làm việc. Tôi chuyển ra công ty quản lý khai thác cát Hà Nội, ngày đầu tôi được phân công phụ xe ủi đá ở bãi đá cạnh chiêu đãi sở Quân chủng.        Nhiều anh em đến thăm, giở xuất cơm thấy chỉ là cơm nguội gói trong giấy báo với mấy quả cà.

        Chuyên gia Bungari sang làm việc không có người phiên dịch, tôi được đều lên văn phòng công ty. Sau đó được đề bạt trưởng phòng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2016, 11:09:49 pm »


        Công việc lúc này đã bớt phần vất vả, gia đình tôi cũng bớt khó khăn hơn. ít lâu sau anh Phạm Sĩ Liêm,Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội định điều tôi về văn phòng UBND thành phố. Tôi từ chối cảm ơn anh, vì tôi còn nguyện vọng khác.

        Anh Nguyễn Hồng Nhị về thay anh Hoàng Ngọc Diêu làm Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng không dân dụng. Tôi gặp và trình bày nguyện vọng với anh và xin về hàng không để có điều kiện thực hiện mục đích mình ấp ủ lâu nay.

        Anh đồng ý ngay. Anh là người thủ trưởng, người đồng chí, người anh cả tôi kính trọng. Chính anh đã thắp lửa, truyền lòng nhiệt tâm, giúp tôi vượt mọi khó khăn để tới với các liệt sĩ. Chính anh đã từ lâu ấp ủ ý định này, nhưng không có ai giúp thực hiện. Tôi trở về với anh khác nào nắng hạn gặp mưa rào.

        Khi có điều kiện tôi cùng anh bôn ba đi khắp Bắc -Trung - Nam tu sửa tìm mộ, gắn bia cho các liệt sĩ.

         Rất may nhà nhiếp ảnh Xuân át đã lưu giữ được nhiều ảnh phi công, anh cung cấp để làm bia liệt sĩ.

        Song làm gì cũng phải có kinh phí. Lấy quỹ chung e không tiện. Trong lúc đang băn khoăn thì anh Nhị trao cho tôi chiếc phong bì trong đó có 5 triệu đồng góp vào quỹ "tìm đồng đội, và tu sửa phần mộ liệt sĩ không quân". Với bản quyết định còn tươi nét mực của Tổng giám đốc Cụm cảng Hàng không sân bay miền Bắc Nguyễn Xuân Hiển.

         Anh Hiển cũng là một phi công, anh là trung đoàn trưởng trung đoàn không quân 918, hiện nay anh là Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Đa số các liệt sĩ không quân di chuyển về miền Nam đều được anh cấp vé miễn cước, đều có ghế ngồi như khách. Đây là ngoài thông lệ hàng không. Anh đã ký công văn đề nghị Văn phòng sứ quán Việt Nam tại Nga giúp đỡ đưa hài cốt liệt sĩ không quân hy sinh ở Nga về nước.

        Chuyện tìm, di dời tu sửa mồ mả gắn bia cho cácliệt sĩ thì nhiều. Mỗi lần đi là một câu chuyện dài, tôi chỉ kể vài chuyện trong mấy chục chuyến đi.

        Năm 1997 tôi và anh Nguyễn Hồng Nhị viếng thăm phần mộ anh Lê Quang Trung. Mộ anh đặt ở nghĩa trang huyện Phú Bình, Yên Bái. Phần mộ các anh đa số là sơ sài, có mộ chưa có bia. Tôi xúc động nhìn Thiếu tướng Nguyễn Hồng Nhị đầu bạc phơ cúi xuống nhổ những bụi cỏ dại trên mồ anh Quang Trung. Tôi vẫn giữ được tấm ảnh hôm đó với dòng chữ:

                                Anh đã về trong lòng đất mẹ
                                Để nhớ thương cho đồng đội thuở chiến chinh
                                Tóc đã bạc qua thời gian năm tháng
                                Nhớ thương anh làm đẹp chỗ anh nằm.


        Cũng thời gian đó chúng tôi tới viếng, gắn bia cho anh Đặng Ngọc Ngự ở nghĩa trang Trần Hưng Đạo -Vĩnh Yên. Anh là dũng sĩ trên cao đánh giỏi 9 lần nổ súng, 7 lần bắn rơi máy bay địch. Anh hy sinh ngày 8-7-1972 đó là những ngày chiến đấu quyết liệt của bộ đội PK-KQ để chuẩn bị cho trận Điện Biên Phủ trên không tháng 12-1972. Nguyễn Ngọc Ngự được Nhà nước truy tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngày 11-1-1973.

        Gắn bia cho liệt sĩ Nguyễn Văn Lung xong thì đã quá 12 giờ. Tôi trải tờ báo đặt nắm cơm và ít muối vừng lên vạt cỏ ở nghĩa trang An Châu - huyện Sơn Động -Bắc Giang. Đang ăn anh Nhị bỗng hỏi.

        - Cậu Biên nằm đâu nhỉ?

         Anh Biên là phi công MIG-17 trong biên đội Biên - Mẫn. Ngày 19-7-1966 biên đội chiến đấu tại vùng trời Vĩnh Phúc bắn rơi 1 F- 105. Ngày 29-9-1966 anh cất cánh từ sân bay Gia Lâm lên đánh máy bay không người lái. Cự ly bắn quá gần, thoát ly không kịp, máy bay đâm vào tâm nổ. Đã nhiều lần anh Nhị nhắc tôi đi tìm phần mộ anh Biên. Tôi biết các anh cùng quê ở Hoài Nhơn - Bình Định nên nghĩa tình rất sâu đậm. Đã nhiều lần tôi lên nghĩa trang Việt Trì và những nghĩa trang gần đó mà tìm không thấy. Tôi vào phòng chính sách Quân chủng. Rất may sơ đồ mộ chí của anh vẫn còn. Mộ của anh trên ngọn đồi thuộc xã Văn Luông cách Việt Trì 13km. Ngọn đồi có 6 ngôi mộ, anh nằm ở ngôi thứ 3 giữa đỉnh đồi.

        Đồi núi trung du không cao. Chung quanh là đồng ruộng. Mỏm đồi bằng phẳng không phân biệt được đâu là phần mộ, ngoài những cây bạch đàn đã chặt đang mọc chồi non. Lớp dương xỉ, mẫu đơn, hoa mua phủ một tấm thảm dày. Biết Nguyễn Văn Biên nằm đâu? Chỗ nào? Sơ đồ mộ thì cũng không giúp tôi tìm được nơi anh nằm. Năm tháng đã xoá nhoà tất cả. Tôi về báo cáo anh Nhị. Anh ngồi im lặng hồi lâu rồi chậm rãi.

         Được rồi! Ta có cách.

        Sau đó không lâu anh điện cho tôi. Năm Chiến bay ra lúc 9 giờ. Cậu lên sân bay đón ông ta lên nghĩa trang làm việc luôn.

         Tôi biết Năm Chiến là nhà ngoại cảm nổi tiếng ở vùng Đà Nẵng. Tôi đưa ông lên Việt Trì. Chỉ bằng 2 chiếc nan hoa xe đạp xoắn ở khúc giữa một vòng, nắm lỏng trên 2 tay, ông di động trên khắp khu đồi. Hai chiếc nan hoa khi khép, khi mở. ông kết luận có ba ngôi mộ chưa cải táng. Tôi rút bút đánh dấu địa điểm 3 ngôi mộ rồi về xin ý kiến địa phương, đơn vị... Vậy là 3 ngôi mộ được khai quật. Lần khai quật đó có thượng tá Phạm Quang Trung - trưởng ban chính sách Quân chủng, trung tá Lê Đình Thìn - trợ lý chính sách, anh Nhị và tôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2016, 11:12:52 pm »


        Thật kỳ diệu. Vị trí 2 ngôi mộ không sai một ly, nhưng không được xác nhận. Còn ngôi thứ ba. Đúng là ngôi mộ của Nguyễn Văn Biên. Chiếc quần simini gấp để dưới chân, áo ni lông đắp trên ngực. Song không có di vật nào của không quân. Để chắc chắn chúng tôi phải đi xác định.

        Tôi và đồng chí Phạm Quang Trung lên xe đến chỗ máy bay rơi. May quá, chúng tôi gặp ngay được bác Hưng, nhân chứng sự kiện hôm đó, bác kể:

         - Hồi đó tôi là dân quân. Lúc đó tôi không trực ban mà đang đào giếng. Bỗng thấy đất rung lên. Sợ quá, tôi vọt lên. Máy bay cháy, đạn pháo nổ ầm ầm. Thấy cờ đỏ sao vàng trên cánh - Thôi chết! Máy bay của ta? Tôi xuống mương bốc bùn trát lên quân hiệu. Chính tay bác đã đem Biên ra khỏi buồng lái.

        Không mặc quần áo cho anh được, vì anh đã biến dạng. Không còn di vật vì máy bay bốc cháy dữ dội. Vậy là đã rõ. Hôm nay chúng tôi khâm niệm anh theo truyền thống của dân tộc trong chiếc tiểu sành đỏ nâu màu đất quê hương, trên phủ lá cờ Tổ quốc. Đồng đội của anh sau bao năm tìm kiếm, rước hài cốt anh về nghĩa trang thành phố Việt Trì.

        Tôi đã ghi phía sau bức ảnh của anh:

                                      Đã lâu lắm anh nằm yên nghỉ
                                      Sau chiên tranh tìm mãi mới thấy nhau
                                      Đưa anh về nơi nghĩa trang lộng gió
                                      Để muôn đời các thế hệ nhớ công lao.

        Câu chuyện tìm hài cốt Nguyễn Văn Bảy (Bảy B) mới thật kỳ công.

         Tôi được biết anh hy sinh trong một trận đánh không cân sức trên vùng trời huyện Bá Thước – Thanh Hoá ngày 26-5-1972 và lao xuống ngọn núi Pu Ví xã Tân Thành. Đây là vùng núi hiểm trở thuộc huyện Thường Xuân. Nhân dân còn nhớ rất rõ nơi chôn cất anh ở chân núi Lê Lai.

         Nhưng không hiểu ai đó đã di dời anh đi đâu. Tôi lên đó nhiều lần tìm kiếm mà không kết quả. Nhiều cuộc họp huyện đội, phòng lao động thương binh xã hội huyện Thường Xuân, trung đoàn không quân 923 và tôi, vẫn không xác định được nơi di rời mộ người liệt sĩ. Coi như vô kế khả thi. Tôi phải vào từng thôn bản để tìm nhân chứng. Rất may gặp được ông Bùi Xuân Đức, trưởng công an xã thời bấy giờ. Nay ông đã ngoài 70 tuổi. ông rất yếu nhưng kể chuyện rất say sưa. Tôi vẫn chú ý lắng nghe nhưng chẳng hiểu gì cả, vì ông nói tiếng Mường. Sau dịch lại. Tháng 7- 1972 anh Nguyễn Văn Năm anh thứ năm của Nguyễn Văn Bảy mang theo tấm sơ đồ nơi Bảy hy sinh đạp xe lên vùng núi Thường Xuân tìm em. Địa phương nghi anh là người xấu, giữ anh lại một tháng sau khi xác minh anh mới được thả. Chính từ nguồn tin này anh Nhị đã gặp được anh Năm ở Sài Gòn. Chúng tôi xác định được mộ anh di dời về nghĩa trang huyện Quảng Xương từ những năm cuối thập kỷ 70. Bia của người anh hùng đánh trọng thương khu trục hạm Ha Bích ở vùng biển miền Trung là một miếng đá nhỏ ghi mấy chữ Nguyễn Văn Bảy, Bạc Liêu. Anh Nhị mừng lắm, thân chinh vào huyện xin đưa anh về Hà Nội để đưa về quê hương. Nhưng cơ quan, chính quyền địa phương không đồng ý. Được biết Thiếu tướng Mai Văn Cương, Phó tư lệnh Quân chủng có mối quan hệ mật thiết với tỉnh Thanh Hoá. Đặc biệt với Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Trọng Quyền.

        Nhờ đồng chí Mai Văn Cương giúp đỡ, tôi cầm lá thư của anh vào cơ quan Tỉnh uỷ. Đang ở văn phòng thì đồng chí Bí thư đi tới. Sau khi xem lá thư, đồng chí Bí thư gọi điện ngay sang Sở Lao động thương binh xã hội. Ông yêu cầu tôi sang đó phối hợp giải quyết. Chúng tôi đã đưa được Nguyễn Văn Bảy về Tân Sơn Nhất. Ban liên lạc Câu lạc bộ Không quân phía Nam Nguyễn Văn Bảy A, Nguyễn Thành Út, Đinh Văn Dây, đồng đội và gia đình ra tận sân bay để đón hài cốt người anh hùng.

         Hài cốt các liệt sĩ được đặt tại trạm 77 của Không quân để đồng chí, đồng đội thắp hương tưởng niệm.

        Nhiều đồng chí đã viết vào sổ tang ôn lại một thời oanh liệt, khó khăn gian khổ, dũng cảm kiên cường của các chiến sĩ không quân. Nhiều bài thơ được đặt lên ban thờ để nhớ thương đồng đội (phụ lục I).

        Cũng tại đây trạm 77 không quân đã đón khá nhiều hệt sĩ không quân người miền Nam hy sinh trên miền Bắc trở về quê hương.

         Cho tới nay tôi đã nghỉ hưu, tuy còn nhiều trăn trở duyên nợ chưa làm tròn với các liệt sĩ, song tôi cũng tự hào làm hết sức mình vì các anh hùng liệt sĩ. Để các anh hùng liệt sĩ trường tồn với non sông, đất nước, với nhân dân Việt Nam anh hùng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2016, 11:16:09 pm »

        
PHỤ LỤC

        Trích tâm sự của NGUYỄN NGỌC ẨN hôm tiễn đưa 2 liệt sĩ Trần Thiện Lương, Trần Văn Mão về Bến Tre

                                       Đưa anh về với quê hương
                                       Hai anh Lương, Mão dáng hình còn đây
                                       Hương lòng đồng đội hôm nay
                                       Thắp lên thương nhớ tháng ngày bên nhau
                                       Tiếc thương đau xót nghẹn ngào
                                       Gửi hồn sông núi đi vào thiên thu.


Nguyễn Ngọc Ẩn                           
Cán bộ kỹ thuật máy bay Trung đoàn KQ 919        

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 22-12-2000       

Trích thư cảm ơn
của gia đình liệt sĩ Nguyễn Văn Bảy

        Hài cốt liệt sĩ anh hùng Nguyễn Văn Bảy đã được di dời an toàn về quê nhà và được an táng nghiêm trang trọng thể tại nghĩa trang liệt sĩ thành phố Cà Mau.

        Công ơn ấy, tình nghĩa ấy bao la như trời đất, sâu đậm như đại dương.

         Xin nhận nơi gia đình chúng tôi lòng biết ơn sâu sắc nhất.

         Chị cả và các anh, em của liệt sĩ Nguyễn Văn Bảy ký tên.
         (Nguyễn Thị Nhậm - Nguyễn Năm - Nguyễn AnhSơn - Nguyễn Tấn Sỹ - Nguyễn Hữu Công).

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25-4-2002.       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2016, 11:22:01 pm »

       
CĂN CỨ SÂN BAY KHÔNG QUÂN

Đại tá HÀ VĂN CHẤP                     
Nguyên phó tham mưu trưởng Không quân       

        Cuộc chiến đấu giữa không quân Việt Nam với không quân Mỹ trong cuộc chiến tranh phá hoại là không cân sức. Chúng ta thường so sánh cuộc chiến đấu không cân sức không những với lực lượng chiến đấu trên không mà còn ở cả cơ sở hậu cần sân bay ở mặt đất càng không cân sức.

        Nhân kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống Không quân nhân dân Việt Nam. Tôi ghi lại một chuyện về quá trình nghiên cứu, xây dựng, khôi phục, sửa chữa sân bay mà không quân ta ở miền Bắc bảo đảm cho không quân ta chiến đấu.

        Năm 1956 đến 1958 Cục Không quân có 2 chủ trương lớn. Một là đào tạo gấp rút đội ngũ phi công và cán bộ chỉ huy tham mưu, cán bộ công trình, kỹ thuật và hậu cần không quân, hầu hết được gửi sang Trung Quốc, Liên Xô đào tạo; bảo đảm tổ chức cơ quan và các đơn vị chiến đấu đầu tiên của không quân.

        Hai là, nhanh chóng lập quy hoạch xây dựng, tu sửa, khôi phục hệ thống sân bay hiện có; Cục Không quân đã cử cán bộ tác chiến và công trình, đi khảo sát 16 sân bay do Pháp xây dựng - Đồng chí Hà Văn Chấp, Tạ Đức, Nguyễn Chí, Kim Sinh, Nguyễn Đức Khuông, Nguyễn Phúc Ninh dưới sự chỉ đạo của đồng chí HoàngNgọc Diêu và đồng chí Đào Hữu Liêu lần lượt đến sân bay Nà Sản, Điện Biên, Lai Châu, Quỳnh Nha, Nghĩa Lộ, Yên Bái, Lao Cai, Tiên Yên, Đồng Bẩm, Kép, Chủ, Cẩm Thủy, Thọ Xuân, Vinh, Đô Lương, Đồng Hới. Trừ sân bay Gia Lâm, Cát Bi, Kiến An còn hầu hết sân bay, bằng đất, ngắn hẹp, tĩnh không hạn chế, quân Pháp dùng cho máy bay cánh quạt loại nhỏ hoạt động. Tuyvậy hệ thống sân bay Pháp để lại vẫn là tài sản quý giá đối với không quân ta.

         Cục Không quân hồi đó đã lập kế hoạch xây dựng sân bay mới, khôi phục, sửa chữa một số sân bay cũ, để chuẩn bị cho trung đoàn không quân đầu tiên hoạt động, trung đoàn không quân 921, 923 và 919. Được Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, đệ trình Chính phủ quyết định.

        Xây dựng mới sân bay Nội Bài do Nhà nước quyết định, Thủ tướng Phạm Văn Đồng chủ trì giao nhiệm vụ cho các Bộ, các ngành trực tiếp bảo đảm kinh phí, vật tư. Đồng chí Trần Quý Hai, Tổng Tham mưu phó trực tiếp chỉ đạo công trình. Sân bay Nội Bài khởi công 1959 đến năm 1963 hoàn thành sân bay cấp 1 đầu tiên ở miền Bắc. Năm 1965 bắt đầu khôi phục sân bay Kép, đổ bê tông đường băng, đường lăn, sân đỗ, tiêu chuẩn sân bay cấp 2, có đủ đường xá, kho tàng các trạm phục vụ.

        Sửa chữa sân bay Gia Lâm, Cát bi, mở rộng sân bay Kiến An. Tiếp đó xây dựng sân bay Yên Bái và chuẩn bị kế hoạch xây mới sân bay cấp 1 Thọ Xuân.

         Vinh dự cho không quân ta Nhà nước, quân đội trong những năm sau kết thúc chiến tranh chống Pháp, nền kinh tế rất khó khăn; đời sống nhân dân ta còn thấp kém, thiếu thốn nhưng Đảng và Chính phủ quyết tâm xây dựng Không quân Việt Nam chuẩn bị cho thắng lợi của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.

         Đi đôi với xây dựng công trình sân bay, Cục Không quân đã triển khai tổ chức các lực lượng chiến đấu; các tổ chức hậu cần kỹ thuật, xây dựng hệ thống sở chỉ huy, nhà ở, nhà nghiệp vụ ở các sân bay. Cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ bắt đầu 1964, diễn ra rất ác liệt giữa không quân ta với không quân Mỹ. Trong đó Mỹ đánh phá sân bay ta nhiều lần, lắp đi lắp lại cố phá hủy những sân bay chính của ta như sân bay Nội Bài, Cát Bi, Kép, Yên Bái, Kiến An, Gia Lâm hòng triệt phá căn cứ xuất kích của không quân ta. Nhưng đế quốc Mỹ đã nhầm, Quân đội và nhân dân Việt Nam anh hùng đã thực hiện khẩu hiệu "Địch phá ta sửa, ta tiếp tục chiến đấu” không quân ta đã chiến đấu suốt 12 năm chiến tranh phá hoại góp phần đánh bại không quân Mỹ. Công lao trước hết là quân đội và nhân dân, đã chăm lo cho lực lượng không quân chiến đấu. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chính phủ.

        Ôn lại những sự kiện quá trình xây dựng, chiến đấu của Không quân Việt Nam anh hùng - 50 năm Không quân Việt Nam là kỷ niệm sâu sắc trong đời quân ngũ của chúng ta.

Ngày 30 tháng 10 năm 2004.       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #86 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2016, 08:14:08 am »

           
NHỮNG MỐC SON TRONG CUỘC ĐỜI “ANH BỘ ĐỘI NHẢY DÙ” - CỤC KHÔNG QUÂN NGÀY ẤY

BÙI DUY TRINH       
Đoàn cán bộ nhảy dù Cục Không quân       

        Buổi đầu thành lập.

        Cuối năm 1958, đầu năm 1959, Cục Cán bộ - Tổng cục Chính trị đã đến trường Bổ túc văn hóa Quân đội Lạng Sơn lấy người đưa về Viện Quân y 108 Hà Nội khám tuyển được vài chục đồng chí để phát triển lực lượng cho không quân, trong đó có cả các đồng chí Trần Mạnh, Nguyễn Phúc Trạch.

        Đoàn cán bộ nhảy dù được thành lập, rút ra trong số đã tuyển chọn ở trên, và từ đội ngũ đã chiến đấu sau chiến thắng Điện Biên Phủ, trên đường chính quy, hiện đại hóa, đã có thêm lực lượng mới - những "anh bộ đội 'nhảy Dù” Cục Không quân.

         Ngày ấy, Tư lệnh và cơ quan Cục Hàng không còn đóng "đại bản doanh" ở khu vực sân bay Gia Lâm, đồng chí đại tá Đặng Tính là Cục trưởng và thượng tá Hoàng Thế Thiện là Chính ủy.

        Ngay trong năm 1959 đoàn dù sang tập luyện tại căn cứ của sư đoàn đổ bộ đường không Trung Quốc. Đoàn gồm có 41 đồng chí lấy từ các đơn vị chiến đấu chống Pháp trên khắp các chiến trường cả nước, như các đồng chí đại úy Trần Thẩm, thượng úy Bùi Duy Trinh, chuẩn úy Vũ Minh Ngọc thuộc đại đoàn 312 (sư đoàn 312) đã tham dự chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, đại úy Đặng Nhơn là quân Nam tiến, chuẩn úy Đại từ chiến trường Trung Bộ, chuẩn úy Cao Minh Dương chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ.

        Mùa hè năm 1960, đoàn dù tiến hành nhảy dù thực tập lần đầu trên vùng đất bãi Yên Lãng ven bờ Bắc sông Hồng thuộc Phúc Yên, Vĩnh Phúc. Trong suốt các năm từ 1961 đến 1967, cánh dù và cánh bay đã gắn bó với nhau cùng “bay, nhảy” trên nhiều sân bay và khắp các vùng miền của đất nước như anh em vẫn thường nói là "cuộc đời bay nhảy".

        Huấn luyện nhảy dù.

        Với sự giúp đỡ của các chuyên gia nhảy dù Liên Xô (5 đồng chí) đoàn dù tập trung sức lực nhằm nhanh chóng xây dựng lữ đoàn dù 305 lớn mạnh (lữ đoàn dù 305 được thành lập vào đầu năm 1961), tại khu vực Bắc Giang với các bãi nhảy lớn (Buồm - huyện Lạng Giang, Chũ - huyện Lục Ngạn).

        Hàng vạn lượt nhảy dù đã được tiến hành an toàn trên các loại máy bay An-2, Li-2, IL-14 và cả trên khinh khí cầu lớn.

         Năm 1962 đã thực hành nhảy dù diễn tập đội hình lớn với sự tham dự của toàn bộ đoàn dù thuộc lữ đoàndù 305 với hơn 200 bộ đội dù trên 9 máy bay Li-2 đánh chiếm đầu cầu bến vượt sông tại khu vực Bắc Ninh, Hải Dương, phối hợp bảo đảm cho các binh chủng vượt sông chiến đấu.

        Ngoài huấn luyện nhảy dù cơ bản tại bãi nhảy đã chuẩn bị còn tổ chức nhảy nâng cao trình độ trên các địa hình phức tạp và thời tiết khác nhau: Nhảy dù xuống nước tại các hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc), hồ Đầm Nậu (huyện Tam Nông, Phú Thọ), nhảy đêm xuống vùng đồi Lục Ngạn (Bắc Giang), nhảy phân đội trinh sát xuống khe, thung lũng hẹp vùng Nghĩa Lộ (Yên Bái), nhảy dù xuống rừng Hữu Lũng (Lạng Sơn).

        Một sự kiện đặc biệt là mùa thu năm 1962, Bộ Quốc phòng, Cục Quân huấn đã tổ chức hai đội: Đội nhảy dù và đội mô tô để tham dự Đại hội thể thao các nước XHCN lần 2 (SKDAII - 1962) tại Tiệp Khắc.

        Đội nhảy dù gồm 19 đồng chí được chọn từ lữ đoàn dù 305 (l5 đồng chí) tiểu đoàn trinh sát 174, Cục 2, Bộ Tổng tham mưu (3 đồng chí) và Câu lạc bộ thể thao Tổng cục Thể dục thể thao (l đồng chí) do đồng chí thượng úy Bùi Duy Trinh là đội trưởng. Thi đấu nhảydù có 3 môn được tổ chức tại thành phố Brno, Tiệp Khắc từ ngày 8 - 10-9-1962. Môn thứ nhất là thi nhảy dù trúng đích từ độ cao 1500m, rơi tự do 20 giây; môn thứ 2 là nhảy dù trúng đích từ độ cao 1000m, rơi tự do 3 giây, và môn thứ 3 là nhảy dù tập thể với trang bị và chạy 20km. Mỗi môn thi với mỗi nước được cử 5 vận động viên. Đoàn Việt Nam đăng ký tham dự cả 3 môn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #87 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2016, 08:15:54 am »


        Ngày thứ nhất thi đấu với môn thứ nhất có yêu cầu kỹ thuật tổng hợp nhảy dù cao hơn: Nhảy dù từ độ cao 1500m, rơi tự do 20 giây, tư thế rơi phải giữ đúng theo hướng bay, tự mở dù rồi điều khiển dù tiếp đất trúng đích là tâm chữ thập. Kết quả đội Việt Nam đoạt giải 3sau 2 đội Tiệp Khắc và Liên Xô. Hai môn thi đấu các ngày tiếp theo đội Việt Nam đều xếp hạng thứ 4. Môn thứ 3 là nhảy dù tập thể với 5 vận động viên được trang bị ba lô 10kg, vũ khí mang theo là trung liên và tiểu liên, lựu đạn, chạy qua nhiều địa hình, dọc đường phải thực hiện các nội dung bắn súng và ném lựu đạn trúng đích, mang vác thương binh về đích, cự ly chạy là 20km. Về bắn súng đội Việt Nam đạt điểm cao nhất.

        Chiều ngày thứ hai, ban tổ chức kết hợp buổi lễ khai mạc ngày hội hàng không Tiệp Khắc đã trao giải thưởng nhảy dù. Trước sự chứng kiến của hàng vạn khán giả, quan khách và nhà báo Tiệp Khắc và quốc tế 5 vận động viên Việt Nam gồm các đồng chí Trình (độitrưởng), Dưỡng, Đó, Ngạc và Trường bước lên bục nhận Huy chương Đồng của môn thi đấu thứ nhất, cờ đỏ sao vàng của Việt Nam được kéo lên bay phần phật cùng cờ của hai nước bạn Tiệp Khắc và Liên Xô. Trong chiều nắng đẹp đó, tất cả các anh em đều xúc động, tự hào với cảm giác như mơ vì đã đạt được thành tích cao ngay lần đầu Việt Nam "đọ cánh" với các đội bạn Đông âu và Liên Xô có trình độ kỹ thuật khá điêu luyện và có nhiều kinh nghiệm thi đấu nhảy dù quốc tế.

        Đây cũng là phần thưởng xứng đáng cho ý chí gian khổ tập luyện của các vận động viên Việt Nam cùng với sự giúp đỡ tận tình của các bạn Tiệp Khắc. Tất cả cácvận động viên Việt Nam thi đấu với tinh thần hết sức tự tin, tự chủ, quyết tâm cao. Đây cũng là lần đầu tiên các vận động viên thể thao Việt Nam ra thi đấu quốc tế đạt được giải tập thể có huy chương.

        Vào ngày Quốc khánh 2-9- 1962 bộ đội dù đã biểu diễn chào mừng và ra mắt nhân dân Thủ đô tại khu vực sân bay Gia Lâm.

        Vào dịp Quốc tế lao động 1-5-1964 bộ đội đã nhảy dù chào mừng tại sân bay Cát Bi, Hải Phòng.

         Hoạt động dù phục vụ chiến đấu.

         1. Chiến trường Lào.

         Cuối năm 1960 đầu năm 1961, khi đoàn dù đang tập luyện nâng cao tại Trung Quốc thì được lệnh về gấp. Đoàn được máy bay bạn đưa từ sân bay Vũ Hán bay về hạ cánh tại sân bay Gia Lâm, rồi ngay trong đêm đó, đoàn kỹ thuật dù bắt tay vào công việc cùng các đồng chí hậu cần, kỹ thuật Cục Không quân và tổ bay chuẩn bị cho hoạt động tiếp tế cho bộ đội Pa thét Lào.

        Liên tiếp trong các năm 1961 - 1962 , đã tổ chức thả dù tiếp tế đáp ứng nhu cầu cần chi viện rất lớn cho bộ đội Pa thét Lào, quân tình nguyện Việt Nam tại Lào, quân dù "Coong Le" sau đảo chính lật đổ phái phản động cực hữu thân Mỹ.

         Trong hai năm 1962 - 1963 ta còn cử cán bộ dù (đồng chí Hồ Sĩ Tấn) sang huấn luyện quân dù Coong Le và thực hành nhảy dù biểu diễn trong ngày tết Lào chào mừng thắng lợi của Chính phủ hòa hợp dân tộc Lào.

        Trong suốt quá trình phục vụ chiến đấu chiến trường Lào đã thả hàng triệu tấn vũ khí, khí tài, lương thực an toàn đến tay các đơn vị chiến đấu.

        2. Chiến trường miền Nam.

        Trong cuộc nổi dậy tổng công kích tết Mậu Thân năm 1968 của quân giải phóng miền Nam vào các thành phố và đô thị lớn trên toàn miền Nam. Bộ đội dù đã hiệp đồng chặt chẽ với các tổ lái máy bay, với ý chí chiến đấu cao, trình độ kỹ thuật được nâng cao đã vượt qua mọi khó khăn, bay đêm trong thời tiết xấu, bị địch phát hiện khống chế, phải luồn lách núi, thay đổi độ cao, chuyển đổi hướng bay thả, đã tiếp tế kịp thời cho bộ đội chiến đấu khu vực Tây Thừa Thiên - Huế.

        3. Chiến tranh biên giới phía Bắc 1978 – 1979

        Quân chủng Không quân đã tổ chức một số chuyến bay thả vũ khí và lương thực cho một bộ phận chủ lực đang chiến đấu ở khu vực Trà Lĩnh, Đông Bắc thị xã Cao Bằng trong các tình thế luồng tiếp tế băng qua đường số 4 hiện gặp phải rất nhiều khó khăn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #88 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2016, 08:17:36 am »


        4. Các hoạt động phối hợp chiến đấu khác.

        Trong những năm chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ, một số đơn vị dù thực hiện một phương thức mới để đánh máy bay địch là sử dụng khinh khí cầu gắn mìn định hướng. Với sự giúp đỡ của Bộ Tổng tham mưu, Viện nghiên cứu KH-KT quân sự, cơ quan Tổng cục Hậu cần, kỹ thuật, quả khinh khí cầu lớn thường chở bộ đội nhảy dù được vận dụng để chế tạo các bóng chứa khí hyđrô. Có hai loại bóng khí hyđrô: Loại 30m3 và loại 50m3 được gắn mìn định hướng, bóng được giữ bằng dây cước ny lông và thả ở độ cao trên dưới 1000m.

         Khinh khí cầu được thả để tạo thành các bãi chướng ngại vật trên không giống như bãi chông mìn trên trời nhằm chống lại chiến thuật bay thấp luồn lách theo các cửa sông, dải núi rừng vào đánh lén các mục tiêu quân sự, chính trị, kinh tế như cầu giao thông quan trọng trên miền Bắc nước ta.

        Hoạt động này hiệp đồng cùng với các quân binh chủng khác như ra đa, tên lửa phòng không trong việc phát hiện và chủ động đánh máy bay địch có hiệu quả hơn.

        Kết quả của cách đánh máy bay bằng cách thả khinh khí cầu đã gây bất ngờ và hoảng sợ cho không quân địch. Theo một số thông tin thì có 3 máy bay phản lực Mỹ bị vướng nổ và rơi. Ngày 8-2-1967 một máy bay AD 6 bất ngờ bị lao vào bóng khinh khí cầu có gắn mìn định hướng tại bãi khinh khí cầu được thả tại huyện Yên Khánh, Ninh Bình. Chiếc máy bay này bị nổ tungvà rơi tại Cửa Đáy, Ninh Bình.

        5. Một số hy sinh xương máu của bộ đội nhảy dù.

        Trong đợt nhảy dù chào mừng ngày Quốc tế lao động 1-5-1964 tại sân bay Cát Bi, Hải Phòng một tai nạn đã xảy ra, toàn bộ kíp lái một máy bay An-2 thả dù cùng một đồng chí nhảy dù đã hy sinh. Cánh quạt của chiếc An-2 bay thả dù đội hình phía sau do đồng chí Tình là lái chính đã va quệt vào cánh bên phải của chiếc An-2 bay phía trước do đồng chí Cẩn là lái chính và bị gẫy văng đi. Tất cả bộ đội nhảy dù trên chiếc máy bay này đều được lệnh nhảy ra và mở dù an toàn hết. Trong máy bay còn lại 2 đồng chí chỉ huy thả dù, một đồng chí kịp thoát ra khi máy bay vừa chúi xuống, rơi tự do cách mặt đất khoảng hơn 100m, mở dù và tiếp đất an toàn (đồng chí Trinh). Đồng chí thứ 2 (đồng chí Thao) tuy có thoát ra ngoài máy bay được và dù có thấy mở nhưng đã hy sinh trong tư thế ngồi nghiêng gần sát chỗ chiếc máy bay An-2 cắm xuống đất.

        Trong cuộc nổi dậy tổng công kích tết Mậu Thân 1968 trong khi tiến hành các đợt thả dù tiếp tế cho bộ đội ở chiến trường Thừa Thiên - Huế đã có 3 máy bay gồm cả kíp lái cùng anh em kỹ thuật thả dù đã mãi mãi không trở về trong nỗi nhớ thương mong đợi của đồng đội và người thân. Bảy đồng chí bộ đội dù đã hy sinh là: Đồng chí Toàn, thượng úy chính trị viên đội thả dù sân bay Gia Lâm và sáu đồng chí khác là Lưa, Huy, Ngạc, Thái, Thịnh và Thương.

        Bộ đội dù phát triển và lớn mạnh.

        Sau giai đoạn 1962 - 1963, Bộ Quốc phòng điều lữ đoàn dù 305, tiểu đoàn trinh sát 174 Cục 2 và một số cán bộ kỹ thuật dù (các đồng chí trung úy Phúc, chuẩn úy Huệ , Thửa , Dưỡng) ... về Quân chủng Không quân theo yêu cầu phát triển thêm một số trung đoàn và sư đoàn bay chiến đấu.

        Đến năm 1980 Quân chủng Không quân cũng đã đưa một số cán bộ sang học tập nâng cao trình độ và dự thi nhảy dù tại Hung-ga-ri.

        Trong các năm tiếp theo, Câu lạc bộ Hàng không của Quân chủng Không quân phối hợp với Cung thiếu nhi Hà Nội, Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô, Cung văn hóa thể thao thanh thiếu niên Hà Nội tổ chức huấn luyện và thực hành nhảy dù cho hàng trăm học sinh, sinh viên và công nhân viên, những người yêu thích môn nhảy dù.

        Ngày nay, đội ngũ bộ đội nhảy dù đã và đang được phát triển ngày càng vững mạnh kế thừa truyền thống oai hùng của bộ đội nhảy dù thời kỳ đoàn cán bộ nhảy dù Cục Không quân.

        Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Quân chủng Không quân, chúng tôi những "anh bộ đội nhảy dù” từ thời Cục Không quân ngày ấy rất vui mừng và chúc các đồng chí "bay nhảy" hôm nay luôn phát huy truyền thống, rèn luyện bản lĩnh, kỹ thuật ngày càng tinhnhuệ, hiệp đồng chặt chẽ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Hà Nội, tháng 2 năm 2005.       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #89 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2016, 08:19:00 am »

       
VÀI NÉT CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI CỦA MỸ Ở HOÀ LẠC

TRẦN THẨM           
Sân bay Gia Lâm       

                Sân bay có 1, 2 biên đội máy bay trực chiến hay không thì các bộ phận như (SCH), thông tin, khí tượng. Các bộ phận phục vụ xăng dầu, ô xy khí lạnh, xe nạp điện, xe kéo đất máy bay đều phải sẵn sàng phục vụ tốt. Sân bay là mục tiêu cố định, vừa dài, vừa rộng, máy bay Mỹ dễ đánh trúng. Sân bay ở phía Tây, Hà Nội nên không thể không đánh. Cứ 1 đến 2 ngày máy bay giặc lại đến ném bom nếu chưa hỏng; đánh như cơm bữav v.. Hố bom phá rộng 18 - 20m, sâu 10 - 15m, nếu là bom nổ chậm phải chui xuống tháo kíp, lôi bom lên mới sửa chữa sân bay được. Đơn vị sân bay phải hiệp đồngvới các đơn vị bạn như công binh, pháo binh, dân quân, du kích, san lấp ngay. Là sân bay dã chiến: Đất đồi, lát ghi sắt nên mỗi quả bom nổ ghi lại cong lên như hoa muống. Quyết tâm của Đảng ủy và Bộ tư lệnh Không quân là "Địch đánh ta sửa ta bay", "dứt tiếng bom là mệnh lệnh". Thủ trưởng sân bay phải nắm vững và có kế hoạch sửa chữa sao cho nhanh đúng kỹ thuật bảo đảm chất lượng đường băng. Có trận 1 - 2 đêm sửa chữa xong, có trận 4 - 5 đêm mới sửa chữa xong. Lực lượng chủ yếu là của sân bay, công binh, dân quân, tự vệ, du kích, địa phương. Có trận chỉ huy tỉnh đội, Tỉnh ủy viên trực tiếp đến sân bay đóng góp ý kiến, điều động lực lượng. Tôi nhớ có lần phải trực tiếp lên chỗ sơ tán của tỉnh báo cáo kết quả công việc và xin điều động thêm lực lượng, đồng chí Xuân Trường - Bí thư tỉnh và đồng chí Bạch Thành Phong - Chủ tịch tỉnh đang họp Tỉnh ủy "tuyên bố nghỉ 10 phút gặp các cậu sân bay xem công việc sao đã". Nhờ có sự quan tâm của tỉnh nên việc điều động lực lượng sửa chữa cũng nhanh chóng kịp thời. Từ 5-9-1967 đến 5-9-1968 máy bay giặc Mỹ đánh phá gần 60 trận có trận chúng vào ném bom đêm như trận 30-5-1968 trên sân bay 1500 người đang sửa chữa, đèn điện, đèn măng xông thắp sáng rực cả 1 góc trời, lệnh của Bộ tư lệnh Không quân, máy bay Mỹ còn đánh nữa, cho giải tán ngay... là thủ trưởng sân bay tôi rất lo, giải tán thì không khó nhưng ảnh hưởng đến việc sửa chữa những trận sau. Đang sửa chữa sân bay, qua điện thoại tôi báo cáo Tư lệnh: Người tuy đông nhưng không ai bị thương vong vì nhờ hệ thống hầm hố đã được chuẩn bị từ mấy ngày trước và xin thêm 1 vọng quan sát xa trên núi để báo động kịp thời. Phó tư lệnh Nguyễn Văn Tiên nghe và cho phép tiếp tục sửa chữa, sân bay được 1 đêm sửa chữa trọn vẹn được Bộ tư lệnh và Tỉnh ủy biểu dương khen ngợi... lại có lần 16 ủy viên thường vụ tỉnh Hà Tây về thăm đơn vị và khu sơ tán máy bay ở trong rừng, sân bay đã canh gác và hướng dẫn phái đoàn đi thăm an toàn. Trước khi về tỉnh sân bay có tổ chức liên hoan nhẹ. Đồng chí Trị nhân viên dự báo khí tượng sáng tác 1 bài hát "Cô gái Hà Tây" ngụ ý ca ngợi hình ảnh của người con gái Hà Tây kiên cường đánh Mỹ, sửa chữa gấp sân bay được đoàn của tỉnh hoan nghênh và xin bài hát về làm kỷ niệm...

        Nhớ lại một lần khác sân bay hoàn thành xong 3 hầm phòng tránh bom bi của Mỹ, công việc mới mẻ lại gấp gáp nhưng được cái thuận lợi sân bay dã chiến nền bằng đất đồi, lát ghi sắt, nên là sân bay làm xong trước. Đồng chí Tư lệnh Phùng Thế Tài một trong số thủ trưởng nóng tính, có lần trước cuộc họp các trung đoàn trưởng cao xạ, Tư lệnh đã nói: Làm công sự cho pháo gì mà "chưa đụng vào đã đổ”, ý nói làm công sự bôi bác quá không bảo đảm phòng tránh cho khí tài. Nên khi được tin Tư lệnh xuống kiểm tra tôi rất sợ. Nhưng thực ra không đến nỗi thế. Vì Tư lệnh được tin sân bay Hòa Lạc đã làm xong hầm chống bom bi, nên Tư lệnh muốn kiểm tra thực tế để phổ biến kinh nghiệm, động viên các sân bay khác nhanh chóng hoàn thành... Nên trái với các lần gặp gỡ khác Tư lệnh tìm hiểu cách thức làm hầm phòng tránh bom bi của Mỹ. Vì chính những thanh đường ray dài 9m nặng mấy tạ, phía trên liên kết bằng ghi sắt Liên Xô, đổ đất. Sau trận máy bay Mỹ đánh cả bom phá, bom bi nhưng máy bay vẫn an toàn. Suốt buổi thủ trưởng rất vui vẻ hỏi han khá tỷ mỉ, động viên cán bộ chiến sĩ sân bay xong lên ô tô về cơ quan, anh em thở phào nhẹ nhõm .
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM