Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 05:46:21 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký 50 năm Không quân nhân dân Việt Nam  (Đọc 30339 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #60 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2016, 11:49:08 am »

       
TRẬN ĐÁNH ĐÊM MỪNG SINH NHẬT ĐẢNG

ĐOÀN HOÀI TRUNG                     
(Theo lời kể của phi công Lâm Văn Lích)       

        Đại tá phi công Lâm Văn Lích, Anh hùng lựclượng vũ trang nhân dân đã từng bắn rơi 4 máy bay của đế quốc Mỹ. Nhân dịp kỷ niệm 75 nămngày thành lập Đảng, tôi đã có cuộc trò chuyệnvới ông về trận đành mà đúng vào ngày 3-2-1966, một mình ông xuất hích giữa đêm tối mịt mùng và trong vòng chưa đầy 2 phút bắn rơi tại chỗ 2 chiếc máy bay Mỹ...

        + Ra đi từ mũi Cà Mau đến trường không quân số 3

        Ông Lâm Văn Lích sinh năm 1932, tại xã Định Thành, huyện Gia Rai, tỉnh Bạc Liêu (nay là xã Tắc Vân thành phố Cà Mau), trong gia đình mẹ Việt, bố gốc người Hoa. Từ xa xưa, các cụ tổ nhà ông từ làm nghề đi biển đã di chuyển từ Trung Quốc xuống khẩn hoang vùng đất Mũi phương Nam. Vùng đất này ngày còn rất hoang sơ, rừng rậm với các loài thú dừ, rắn rết rình dập con người, buộc cho người đất Mũi phải có tinh thần dũng cảm, ý chí quật cường. Người đất Mũi đã tự đứng lên tham gia khởi nghĩa cướp chính quyền cách mạng tháng Tám năm 1954, ảnh hưởng của gia đình và dòng họ đầu năm 1946 khi mới 13 tuổi ông Lâm Văn Lích đã tham gia hoạt động trinh sát cho đội du kích xã. ông đã len lỏi theo dõi quy luật hoạt động của tên ác ôn trong vùng, để báo du kích trừ khử hắn.

        Năm 1949, ông được vào đại đội 554 địa phương quân tỉnh Bạc Liêu, tham gia các trận chống càn của Pháp vào căn cứ của ta. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội Nam bộ cũng góp phần kìm chân địch, bao vây các đồn bốt của chúng để chúng không đưa quân chi viện cho chiến trường Điện Biên Phủ. Có một lần, tiểu đội ông chỉ có mấy người, bao vây đồn Đốc Bét với vài phát súng thị uy, thế mà tên đồn trưởng đã hoảng sợ giơ cờ trắng ra hàng. ông được kết nạp vào Đảng năm 1953. Đơn vị ông đã vào tiếp quản tuyến tập kết tạm thời của bộ đội miền Nam ra Bắc và là nơi trao trả tù binh giữa ta với Pháp thuộc thành phố Cà Mau ngày nay. ông theo chuyến tàu gần cuối cùng tập kết ra Bắc với cương vị trung đội phó của đại đội 3 tiểu đoàn 9 trung đoàn 3 miền Tây Nam bộ.

        Giữa năm 1955, ông được trên cho đi học ở trường văn hóa Bộ Quốc phòng và nhờ có sức khỏe tốt nên ông được tuyển chọn học lái máy bay tại trường Không quân số 3 ở Liêu Ninh, Trung Quốc. Đây là khóa 1 đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam. Cùng với ông có các ông Đào Đình Luyện, Trần Hanh, Phạm Ngọc Lan, Nguyễn Ngọc Độ, Nguyễn Nhật Chiêu ... Trong quá trình học tập, Bác Hồ có sang Trung Quốc gửi tặng cho các phi công 2 chiếc huy hiệu của Người. Đoàn trưởng Đào Đình Luyện và ông được anh em bình chọn nhận hai chiếc huy hiệu này, mà ngày nay ông vẫn lưu giữ như một "tài sản" quý giá. Sau khi học xong, ông đượctham gia biên đội đầu tiên cùng trung đoàn trưởng ĐàoĐình Luyện và phi công Phạm Ngọc Lan hạ cánh xuống sân bay Nội Bài giữa những ngày khói lửa của cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #61 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2016, 11:50:00 am »


NHỮNG TRẬN KHÔNG CHIẾN

        Trở về nước với cương vị Chủ nhiệm kỹ thuật bay trung đoàn không quân 921 Quân chủng Phòng không - Không quân, ông đã cùng đồng đội kiên trì học tập thêm một số khoa mục để có thể chiến đấu trong điều kiện khí tượng và địa hình phức tạp. Ngày 17 tháng 6 năm 1965, biên đội của ông gồm: Lích, Long, Tinh, Chiêu cất cánh từ sân bay Nội Bài chặn đánh địch tại Hồi Xuân - Thanh Hóa. Ông đã chỉ huy biên đội chia làm hai mũi, một mũi đánh đuổi, một mũi đánh phía trên đội hình địch. Bất ngờ thấy một chiếc máy bay địch đang bám đuôi mình, Lâm Văn Lích đã bình tĩnh, dũng cảm lái máy bay quay lại đối đầu với địch, tới cự ly nổ súng, ông đã bắn rơi chiếc máy bay địch. Trong ba phút chiến đấu cả biên đội bắn rơi 2 máy bay, bắn bị thương 2 chiếc khác. Số máy bay địch còn lại hốt hoảng bỏ chạy. Trước khi quay trở về ông thấy một chiếc dù của một đồng chí phi công ta đang lơ lửng trên không, lúc này các đồng chí khác trong biên đội đã trở về, tuy nguy hiểm một mình ông vẫn ở lại bay yểm hộ cho đồng chí xuống tới đất rồi quay về.

        Đêm 3 tháng 2 năm 1966 là một đêm không bao giờ quên trong tâm trí của ông, ấy là đêm đã lập nên chiến công vang dội dâng lên ngày sinh nhật Đảng Lao động Việt Nam. Đêm ấy, phi công Lâm Văn Lích được phân công trực ban sẵn sàng chiến đấu. Sở chỉ huy báo động có máy bay địch vào xâm phạm vùng trời của ta. Cả sân bay nhộn nhịp chuẩn bị cho ông cất cánh, những người thợ máy kiểm tra lại lần cuối, xe nạp điện đã sẵn sàng. Chiếc máy bay MIG – 17PF cất cánh và lao vút lên bầu trời đêm, phi công Lâm Văn Lích hồi hộp khó tả, vì đây là lần đầu tiên đánh đêm của không quân ta. Ông được sở chỉ huy các cấp dưới đất dẫn bay vào tiếp cận mục tiêu. Ban ngày trời trong xanh, phi công có thể phát hiện máy bay địch bằng mắt thường hơn 10 cây số, nhưng ban đêm chỉ còn trông chờ vào ra đa trên sân bay, nhưng ra đa phải khi nào vào gần địch mới được mở, vì mở sớm địch sẽ phát hiện ngay, vì trên máy bay địch có thiết bị phát hiện sóng ra đa của ta. Khi máy bay đến Hòa Bình, Mộc Châu ông đã mở ra đa và phát hiện máy bay địch ở cự ly 8km. Ông lập tức cho máy bay tăng tốc đuổi theo. Trên máy bay MIG-17PF có 3 khẩu pháo 23 ly, có ra đa ngắm bắn. Ông quan sát đưa máy bay mình vào đúng độ cao máy bay địch phía trước khoảng 5000m, rồi đưa mục tiêu vào vòng ngắm. Mục tiêu đã rõ, cự ly khoảng 800m, ông tăng tốc và định tiếp cận khoảng 400m thì bắn, nhưng thật bất ngờ mục tiêu trên màn ra đa bỗng chao đảo không ổn định, rồi biến mất. Lúc đó ông không hiểu nguyên nhân tại sao, nhưng giờ đây ngẫm lại, ông cho rằng có thể 2 máy bay địch đi sát nhau quá, nên ra đa không biết phải bám mục tiêu nào và hơn nữa ông tăng tốc độ quá lớn nên không kịp xử trí khi tiếp cận địch. Lúc ấy, trong máy bay của ông có các đèn báo nguy hiểm và tiếng chuông báo hiệu sắp va chạm máy bay với nhau. Thoáng bối rối trong khi luyện tập, nếu tình huống 2 máy bay sắp va nhau thì phi công phải nhanh chóng thoát ly. Nhưng lúc này Lâm Văn Lích quyết định lao cả máy bay vào địch làm một cảm tử quân vì Tổ quốc. Ý chí của người phi công lúc ấy mong muốn tiêu diệt máy bay địch bằng mọi giá dù hy sinh tính mạng để lập công dâng lên Đảng kính yêu. Nhưng lao mãi mà không gặp máy bay địch, ông nhìn ra ngoài trời đêm thì phát hiện máy bay địch lù lù dưới cánh mình khoảng 8m. Lúc đầu ông định chui xuống đạp máy bay vào cánh máy bay địch, nơi chỗ hiểm yếu dễ rơi và sẵn sàng nhảy dù nhưng sau đó một ý nghĩ chợt lóe ra, sao mình không lùi lại để dùng súng bắn nó? Nghĩ vậy ông giảm tốc độ lùi lại cách chừng 10m, ông không dám lùi xa vì sợ mất mục tiêu địch trong đêm. ông từ từ cho máy bay xuống thấp ngang tầm máy bay địch và đưa vào ngắm bằng mắt mục tiêu to bè, sẵn sàng bóp cò. Vừa lúc đó một luồng khí phản lực của máy bay địch phụt ra làm máy bay của ông chao đảo lật nhào. Đầu ông lắc lư đập cả vào nắp buồng lái. ông choáng váng không biết trạng thái của mình ra sao, máy bay không điều khiển được rơi xuống. ông tưởng máy bay bị trúng đạn của địch. Nhưng rơi được một lúc độ cao khảng 4000m, ông thử lại điều khiển, thì thấy máy bay vẫn bình thường. Nhớ lại hướng bay bám địch, ông tăng ga ngóc lên đi tìm địch. Quan sát lại màn ra đa, ông phát hiện mục tiêu cách 3km. ông tăng tốc đuổi theo và quyết định kỳ này có cơ hội là bắn liền, không để lỡ thời cơ nữa. Và một may mắn đã đến, không biết có phải vì sợ va chạm vào nhau hay không? Mà hai chiếc máy bay địch trước mắt bật đèn nhấp nháy thông tin với nhau. Lúc đó ông mới biết phía trước mình là hai chiếc máy bay địch. Quan sát chúng bằng ra đa và mắt thường, Lâm Văn Lích tăng tốc bám sát máy bay địch. Lần này ông không tăng tốc quá lớn vì khi cự ly khoảng 600m, ông chọn một chiếc máy bay bên trái, ngắm bằng mắt giữa hai chiếc đèn đuôi và cánh máy bay địch bóp cò thật dài, để máy bay địch nổ tan tác trên bầu trời. Luồng đạn đỏ rực xé màn đêm lao vào máy bay địch. Khi dừng hẳn, tự nhiên không thấy chiếc máy bay bên trái đâu, còn chiếc bên phải đang chạy trốn, nhưng nó cũng quên tắt đèn. ông lập tức nghiêng cánh, vòng đuổi theo. Cùng lúc đó ông nhìn thấy chiếc máy bay kia đang bốc cháy lao nhanh xuống đất. Trong lòng tăng thêm niềm tin, ông ngắm ngay chiếc thứ hai và bắn xối xả. Khoảng cách giữa hai lần bắn thực ra chỉ hơn 1 phút, còn trận đánh chỉ hơn 2 phút. Luồng đạn đỏ rực cắm thẳng vào mục tiêu, chiếc máy bay bùng lên thành ngọn đuốc cắm đầu xuống.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #62 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2016, 11:51:16 am »


        Cảm giác của ông lúc ấy lâng lâng, dạt dào, đến nỗi sở chỉ huy thông báo có địch, báo ông quay về ngay ông cũng không để ý, vì ông còn cuốn theo men thắng trận, ông lượn quay lại để xem cho rõ hình ảnh hai chiếc máy bay như hai cục lửa đỏ rực rơi xuống đất phía Tây Hòa Bình. Giữa bầu trời bao la mênh mông, ông là người duy nhất nhìn thấy những máy bay địch rơi xuống đất bùng lên ngọn lửa đỏ. Đó là giây phút hạnh phúc nhất trên đời của người đất Mũi qua bao tháng ngày rèn luyện vất vả. ông nhớ đến Bác Hồ, nhớ lần Bác đến thăm trung đoàn không quân tiêm kích 921 tại sân bay Nội Bài vào ngày 9 tháng 11 năm 1964, Bác đã dừng lại hồi lâu khi nghe ông giới thiêu: "Cháu là Lâm Văn Lích, quê ở Cà Mau”. Bác đã hỏi chuyện và mong ông xứng đáng với truyền thống anh hùng của miền Nam thành đồng Tổ quốc, tiêu diệt nhiều máy bay Mỹ. Thế thì hôm nay, một mình ông đã chiến đấu với nhiều máy bay địch, đã dũng cảm bình tĩnh bắn rơi 2 máy bay A1 của hải quân Mỹ.

         Khi ông thoát ly khỏi khu vực, thì đèn báo hiệu có máy bay địch bám đằng sau. ông lập tức làm động tác chui xuống tránh tầm kiểm soát của địch. Sở chỉ huy yêu cầu ông bay về khu vực trận địa tên lửa của ta, để mặt đất sẵn sàng hỗ trợ. Đến lúc tín hiệu hỏi trả lời của trận địa tên lửa nhấp nháy, ông sung sướng tin rằng mặt đất sẽ bảo vệ ông. Phi công Lâm Văn Lích xin về hạ cánh, đèn đường băng sân bay Nội Bài rực sáng. ông hạ cánh an toàn trong vòng tay của đồng đội bạn bè. Chính ủy Đặng Tính ôm chầm lấy ông và chúc mừng.

         - Các chòi quan sát mặt đất của ta đã báo về hai chiếc máy bay rơi. Đây thực sự là món quà của bộ đội Phòng không - Không quân dâng lên Đảng, Bác kính yêu nhân kỷ niệm 36 năm ngày thành lập Đảng.

TRỞ VỀ VỚI ĐỜI THUỜNG

        Ngày 1 tháng 1 năm 1967, phi công Lâm Văn Lích được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng lựclượng vũ trang nhân dân". ông đã trải qua nhiều cương vị khác nhau trong Quân chủng, trung đoàn phó, trung đoàn trưởng trung đoàn không quân 923, Hiệu trưởng trường Không quân 910, Hiệu phó trường Trung cao Không quân. Năm 1985, ông chuyển ngành về Ban tổ chức thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó được trên tín nhiệm đưa ông sang làm Tổng giám đốc liên hiệp xí nghiệp Mô tô - Xe đạp thành phố Hồ Chí Minh. Tình hình liên hiệp xí nghiệp khi ông về hết sức rối ren, làm ăn thua lỗ, cán bộ tham ô, công nhân không có việclàm ... ông đã đưa cách làm ăn mới theo cơ chế thị trường vào trong liên hiệp xí nghiệp với sự ủng hộ của Bí thư Thành ủy lúc bấy giờ là ông Nguyễn Văn Linh. Người đảng viên, chiến sĩ trở về với đời thường làm kinh tế thật không đơn giản chút nào, nhiều ý kiến phản đốivới cách làm mới của ông. Nhưng ông đã dũng cảm tiên phong trong liên doanh với nước ngoài. Công ty liên doanh VICO (Việt Nam - Hồng Kông) là liên doanh đầu tiên của thành phố Hồ Chí Minh với nước ngoài, đến nay vẫn hoạt động có hiệu quả, sản xuất được các mặt hàng nông ngư cơ khí như máy cày, bừa, xới, bơm nước , . . Chiếm phần lớn thị trường ở miền Nam, phục vụ đắc lực cho ngành nông nghiệp .

        Vợ của ông là bác sĩ Đường Duy Hiền, bà cũng là người con miền Nam tập kết ra Bắc. ông Lích quen bà Hiền trong dịp về phép tết năm 1959, khi ấy bà mới là y tá bệnh viện Hải Phòng. Đám cưới của ông bà được ông Đào Đình Luyện làm chủ hôn (ông Đào Đình Luyện sau này là Thượng tướng thứ trưởng Bộ Quốc phòng - Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam). ông bà có 2 con trai và 1 con gái. ông Lâm Văn Lích đã nghỉ hưu từ năm 1994, nhưng vẫn tham gia cố vấn cho công ty liên doanh VICO. Anh hùng trở về với đời thường vẫn giữ được phẩm chất và ý chí của người chiến sĩ cách mạng.

Thành phố Hồ Chí Minh, 1-2005.       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #63 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2016, 04:12:16 pm »

        
NHẦM MỤC TIÊU
(Chuyện kỷ niệm sâu sắc nhân dịp năm mươi năm ngày Không quân nhân dân Việt Nam)

Thiếu tướng NGUYỄN HỒNG NHỊ               
Phi công máy bay MIG-21                        
Anh hùng lực lượng vũ trang                    
Nguyên PTL - TMT Quân chủng Không quân          
Nguyên TCT Tổng cục Hàng không Dân dụng VN        

        Đầu năm 1966, máy bay tiêm kích MIG-21 được đưa ra trực ban chiến đấu trên sân bay Nội Bài - Hà Nội. Nhiệm vụ chủ yếu của MIG-21 lúc bấy giờ được sử dụng đánh máy bay trinh sát chụp ảnh tầng cao của Mỹ (máy bay U-2, không người lái).

         MIG-21 thuộc loại máy bay tiêm kích siêu âm hiện đại nhất lúc bấy giờ của Liên Xô viện trợ cho Việt Nam. Tôi có vinh dự cùng với một số anh em được trung đoàn chọn đi chọn chuyển loại từ lái máy bay MIG- 17 sang lái máy bay MIG-21 và được tham gia chiến đấu trên loại máy bay tiêm kích hiện đại đó.

         Con đường binh nghiệp của tôi được đánh dấu một bước ngoặt sâu sắc từ đây. Từ một người lính cầm súng bộ binh sang làm người cầm cần lái máy bay chiến đấu. Bao nhiêu kỷ niệm sâu sắc của người lính bộ binh được nối tiếp với những kỷ niệm sâu sắc của người lái máy bay chiến đấu.

         "Nhầm mục tiêu” - Một trong những kỷ niệm sâu sắc nhất trong đời người lái máy bay chiến đấu của tôi. Trong bộ đội không quân ta cũng đã từng xảy ra. "Nhầm mục tiêu” và mỗi lần như thế thường để lại đau xót vô cùng. Nhưng trong trường hợp tôi "nhầm mục tiêu” , ngược lại rất may mắn còn được trở về với Tổ quốcvới đồng đội.

        Đầu năm 1966, Mỹ ráo riết dùng máy bay không người lái trinh sát tầng cao chụp ảnh các trục đường chiến lược của ta như Hà Nội - Lạng Sơn; Hà Nội – Lào Cai; Hà Nội - Hải Phòng... phục vụ cho kế hoạch của chúng đánh phá cắt đứt giao thông miền Bắc Việt Nam với bên ngoài nhằm cô lập Việt Nam dân chủ Cộng hòa với phe xã hội chủ nghĩa và thế giới. Cuối tháng ba năm 1966, tôi được trên giao nhiệm vụ trực ban chiến đấu "cao không". Gần trưa, mây tan, bầu trời trở nên trong xanh. Địch cho máy bay không người lái trinh sát tầng cao bay trinh sát - chụp ảnh dọc theo tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai. Sau khi sở chỉhuy thông báo có máy bay không người lái trinh sát tầng cao bay vào miền Bắc. Tôi được lệnh cất cánh bay lên tiêu diệt chiếc máy bay đó.

         Sau khi máy bay cất cánh và chiếm lĩnh độ cao trên mười ngàn mét. Tôi phát hiện mục tiêu (*) và báo cáo về sở chỉ huy: "04 phát hiện mục tiêu phía trước, xin công kích". Thường lệ khi sở chỉ huy nghe người lái báo cáo phát hiện mục tiêu trên không phải thông báo lại cho người lái biết về khoảng cách giữa máy bay ta với mục tiêu; độ cao của mục tiêu và khẩu lệnh cuối cùng cho phép hay không cho phép người lái công kích". Trong lòng tôi mừng quá? Tôi quên hỏi lại sở chỉ huy về khoảng cách giữa tôi với mục tiêu? (sau này về rút kinh nghiệm trận đánh, tôi mới biết cụ thể mục tiêu tôi phát hiện là mục tiêu ở bên kia biên giới rất xa...). Tôi đẩy tay ga tăng lực toàn phần của động cơ để bám sát mục tiêu. Chiếc MIG-21 còn mới đang thời sung mãn. Tốc độ máy bay cứ tăng đều đều rất nhanh lên 1.400 rồi 1.900km/giờ! Độ cao máy bay cũng lên cao đến mười lăm ngàn mét.

        Bỗng đột ngột mục tiêu ngoặt gấp và lao xuống thấp ... Tôi nghĩ mình bị nhầm mục tiêu rồi? Mục tiêu không phải máy bay không người lái, trái lại mục tiêu là một chiếc máy bay có người lái và đang cơ động gấp để tránh đối phương công kích? Tôi kiên quyết bám theo mục tiêu đồng thời báo cáo về sở chỉ huy nhưng không nghe ai trả lời. Tôi tiếp tục gọi về sở chỉ huy nhiều lần, nhưng vẫn im lặng? Tôi ấn nút chuyển sóng VTĐ sang các kênh dự bị gọi vẫn không có tín hiệu trả lời. Tôi đoán rằng máy bay mình đã bay vượt ra ngoài phạm vi làm việc của các đài chỉ huy ở mặt đất? Có lẽ máy bay đã bay rất xa cách sân bay của mình, liệu có còn đủ dầu để bám theo mục tiêu công kích và quay về sân bay hay không? Linh tính báo cho tôi sự hiểm nguy đó! Tôi kiểm tra đồng hồ chỉ lượng dầu trong buồng lái, đèn tín hiệu chỉ lượng dầu "khẩn cấp" đã bật sáng? Nó báo cho người lái biết phải tìm ngay một sân bay gần hạ cánh? Lần nữa, tôi gọi sở chỉ huy nhưng vẫn im lặng! Bây giờ tôi phải tự quyết định mọi việc, phải rất khẩn trương vì kim đồng hồ chỉ lượng dầu của máy bay cứ nhích dần về con số không (0).

        Tôi nhìn xuống dưới cánh máy bay, thấy toàn núi cao, rừng xanh biếc, không có một ngôi nhà, không có một vạt nương rẫy, hoặc con đường mòn... Trong lòng tôi dâng lên nỗi buồn lo và cô đơn vô hạn chưa từng có trong đời bay của mình. Tôi quyết định lấy hướng bay chín mươi độ (900) - Hướng bay về biên giới Tổ quốc. Nếu về được đến đó, chắc chắn mình sẽ liên lạc được với sở chỉ huy và nhờ giúp đỡ, nhưng không mấy hy vọng vì khoảng cách đến đó còn quá xa!

         Máy bay sắp hết dầu. Tôi nghĩ nếu mình phải hạ cánh bắt buộc hoặc phải nhảy dù xuống đất thù địch chắc chắn mình sẽ trở thành con mồi béo bở cho bộ máy tâm lý chiến của Mỹ. Chúng nó sẽ nói rùm beng trên các phương tiện thông tin báo chí rằng: "Có một phi công Bắc Việt đào thoát sang họ, đầu hàng"... Họ nhằm mục đích bôi nhọ tinh thần chiến đấu của không quân ta, trấn an tinh thần phi công Mỹ vì chúng nó đang run sợ lưới lửa phòng không - không quân của chúng ta. Nếu tôi để xảy ra tình huống tồi tệ đó, ngẫu nhiên tôi trở thành tên phản bội Tổ quốc, phản bội đồng đội hay sao? Ai cải chính cho mình?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #64 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2016, 04:15:49 pm »


         Tôi quyết định lái máy bay về hướng có nhiều núi cao, rừng rậm. Đến đó, tôi sẽ phi tang chuyến bay cả người lẫn máy bay không để lại rơi vào tay quân thù. Tôi sẽ lái máy bay và cho đâm vào ngọn núi cao. Người cùng với máy bay sẽ cắm sâu vào ngọn núi, sẽ phi tang mọi dấu tích, sẽ không còn gì để địch có thể sử dụng nói xấu phi công Bắc Việt - Phi công Việt Nam của chúng ta.

         Tôi cho máy bay bay ở chế độ tiết kiệm dầu. Tiếng máy nổ đều đều rất êm trong tai, không có tiếng rít. Nó gợi cho tôi nỗi nhớ thương da diết về quê: Ngày nào mình còn nằm trên võng, nghe lời ru của mẹ? Ngày nào còn đi chăn bò, cưỡi trên lưng bò nhìn bầu trời xanh, ước mơ được làm phi công ... Giờ này trên sân bay Nội Bài anh em thợ máy chắc đang nóng lòng đợi máy bay về hạ cánh?

         Máy bay đã bay gần đến vùng núi cao, rừng rậm. Tôi khẽ nhích cần lái cho máy bay lên độ cao và nhìn xa xa về hướng Đông - phía chân trời Tổ quốc để nói lời chào vĩnh biệt ... Bỗng tôi nhìn sang phía bên kia dãy núi cao, có một vùng đất bằng phẳng, màu đất còn đỏ tươi ở giữa vùng đất có một con đường màu trắng như sữa, xung quanh vùng đất có nhiều nhà tranh. Tôi nhìn thật kỹ lại một lần nữa và trong cổ họng bật ra thành tiếng: "Sân bay" ... "Sân bay". Tôi ấn nút VTĐ nói thật to như để cho sở chỉ huy cùng nghe. Đúng có một sân bay mới xây dựng chưa có một chiếc máy bay nào đậu trên sân. Đường băng vắng lắm.

         Tôi nghĩ đến cơ may cuối cùng để mình có thể xác định được nơi đây là đất thù hay đất bạn? Nếu xác định chính xác đất bạn, mình sẽ hạ cánh ngay để cứu lấy chiếc máy bay thân yêu của mình? Tôi lái máy bay vượt qua dãy núi, rồi hạ thấp độ cao vừa nghiêng cánh máy bay lướt qua các khu nhà tranh. Tôi nhìn thấy có nhiều người đứng trên sân nhìn theo máy bay. Họ mặt quần áo màu cỏ úa giống quân giải phóng Trung Quốc. Để chắc chắn có phải đất Trung Quốc thật không, tôi cho máy bay bay qua các dãy nhà để xem tường nhà. Tôi thấy trên tường nhà có nhiều chữ vuông to màu trắng."ồ đúng chữ Trung Quốc rồi. Đất bạn thật rồi! Mình có thể hạ cánh xuống đây và xin bạn vài ba tấn dầu nạp cho máy bay. Mình sẽ ung dung bay trở về Tổ quốc để tiếp tục chiến đấu ... Tôi mừng quá đỗi kêu lên một mình như vậy.

        Tôi ấn nút VTĐ báo cáo về sở chỉ huy rằng tôi đang bay trên đất Trung Quốc, máy bay hết dầu xin phép được hạ cánh khẩn cấp! Nhưng đâu có liên lạc được với sở chỉ huy. Tôi quyết định thả càng máy bay và vòng gấp máy bay vào đối chuẩn với đường băng và thực hiện động tác hạ cánh. Máy bay tiếp đất và chạy hết đà đến gần cuối đường băng. Máy nổ ngừng vì dầu hết.

        Máy bay dừng lại ở cuối đường băng. Tôi thở phàotrút nỗi căng thẳng cực độ thần kinh vừa qua. Tôi ngồi im trong buồng lái và quan sát xung quanh. Sân bay mới vừa xây dựng, xung quanh đường băng còn xe máy công trình để nằm ngổn ngang. Bộ đội Trung Quốc ở các dãy nhà tranh đang kéo ra sân bay. Tôi mở nắp buồnglái và bước ra khỏi máy bay. Cùng lúc ấy rất nhiều người đến đứng quanh máy bay. Tôi hồi hộp lo lắng không biết chuyện gì? Tôi và họ nhìn nhau vui vẻ nên cũng bớt lo. Tôi nói được mấy tiếng Trung Quốc đơn giản: "Phây xỉn doẻn" "duy nàn" "thừa nậy" (phi hành viên Việt Nam - Hà Nội).

         Tôi nói Việt Nam - Hà Nội để tránh bạn có thể hiểu nhầm tôi là phi hành viên Việt Nam - Sài Gòn. Một chốc có một người cao, to tách đám đông bước nhanh vào chỗ tôi đang đứng và nói to bằng tiếng Việt:"Phi hành viên Việt Nam, từ đâu đến? Tôi trả lời: "Từ sân bay Nội Bài" ông ta Oà lên một tiếng rất to và ôm tôi nói: "Tôi đã từng làm công trình sư xây dựng sân bay Nội Bài". Tôi mừng quá có một người bạn biết tiếng Việt để xin bạn nạp dầu cho máy bay. Sau này tôi được biết ông ta tên Tô chuyên gia giúp ta xây dựng sân bay Nội Bài vào những năm đầu thập kỷ sáu mươi.

        Ngày hôm sau, chiếc máy bay vận tải quân sự LI-2 chở đồng chí Trần Hanh - Trung đoàn phó trung đoàn 921 và tổ thợ máy do đồng chí Nguyễn Văn Sành - Tổ trưởng cơ giới, đồng chí Phạm Hồng Lợi - tổ trưởng đặc thiết và một số đồng chí khác ... bay sang sân bay BìnhViễn (Trung Quốc) để nhận chiếc MIG-21 số 04-PFL, tôi đã hạ cánh xuống đó.

        Anh em gặp nhau vui mừng khôn xiết. Tôi mới xa trung đoàn vài ngày mà cứ tưởng như đã xa hàng tháng. Bao nhiêu chuyện hàn huyên muốn nói với nhau nhưng anh em thợ máy phải khẩn trương đi kiểm tra máy bay và chuẩn bị cho tôi bay về nước. Vì khí tượng sân bay Nội Bài dự đoán chiều tối hôm đó mây thấp, có mưa.Máy bay đã kiểm tra và chuẩn bị xong. Chỉ huy bay đồng chí Trần Hanh cho phép tôi cất cánh bay lên và lượn một vòng nghiêng cánh chào tạm biệt bạn Trung Quốc! Rồi lấy hướng bay thẳng về nước.

        Tôi bay về tới sân bay Nội Bài. Bầu trời đầy mây,tầm nhìn rất xấu. Máy bay phải mấy lần xuyên mây, dầu gần cạn mới hạ cánh được.

         Anh em lái máy bay và thợ máy ra sân bay đón.Tôi vừa bước ra khỏi buồng lái, đồng chí trung đoàn trưởng Trần Mạnh đã chờ sẵn ôm hôn tôi rất thân tình và đồng chí nói: Mầy đã bình tĩnh, quả cảm, xử lý chính xác cho nên người còn, máy bay còn về đây. Vậy phải giữ vững tinh thần, khí phách người lái máy bay chiến đấu để tiếp tục chiến đấu nghe". Tôi đáp lại "Vâng”

        Trong lòng tôi tràn đầy xúc động. Suốt trong đời bay, tôi luôn luôn nhớ những lời động viên và nhắc nhở thật thân tình cán binh hôm đó của đồng chí trung đoàn trưởng.

        Những năm tháng chiến đấu tiếp sau, khi tôi được xuất kích và phát hiện mục tiêu, tôi lại nhớ tới bài học sâu sắc "nhầm mục tiêu” hôm ấy. Cứ mỗi lần như thế tôi lại hỏi sở chỉ huy cho biết khoảng cách đến mục tiên! Tuy rằng tôi không để xảy ra nhầm mục tiêu một lần nào nữa. Song bài học sâu sắc ấy đã giúp cho tôi kinh nghiệm vô giá về ước lượng khoảng cách đến mục tiêu, để khi tên lửa được phóng ra nó bay chính xác tới mục tiêu tiêu diệt quân thù.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12- 2004       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #65 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2016, 11:50:34 pm »

       
TRẬN ĐÁNH ĐÁP LỜI BÁC GỌI

VŨ THÀNH         

        15 giờ 15 phút ngày 19 tháng 7 năm 1966.

        Mười hai chiếc máy bay địch đầu nhọn, cánh vát, nổi bướu ở hai bả cánh, từ Bắc Tuyên Quang tràn xuống lũng Tam Đảo. Hai lần bị tên lửa chặn đánh, nhưng tên chỉ huy vẫn cứ dẫn đội vọt qua. Và phó mặc cả cho đồng bọn thuộc liên đội Cò Rát bay ở phía sau. Tâm trí hắn lúc này đang dồn vào mục tiêu phía trước, như con diều hâu sắp sửa vồ mồi.

         Đó là Giêm Cát-xlơ, thiếu tá, anh hùng không quân Mỹ. Cuộc đời của tên phi công 42 tuổi này được đeo đầy vòng hoa nguyệt quế. Nào là "Phi công sáu giác quan", "Phi hành gia số 1", "Nhân vật thần thoại trong không quân Mỹ".

        Sau lần chỉ huy 16 chiếc F- 105 chọc thủng hỏa lực phòng không mạnh của Hà Nội vào ném bom kho xăng Đức Giang, hắn càng ưỡn ngực ba hoa. Nhà báo Mỹ Krên Ha-vy, sau khi phỏng vấn Cát-xlơ ở Tân Sơn Nhất, đã thốt lên: "Trong tay Cát-xlơ, chiếc F- 105 thật là cái búa đáng sợ".

        Hôm nay hắn lại dẫn 12 máy bay F- 105, chia làm ba tốp, từng tốp cách nhau 3.600m, cơ động ở độ cao 600m đến 1.500m lẩn sát vào triền núi Tam Đảo để tránh ra đa của sân bay thủ đô và cụm phòng không Bắc Hà Nội.

         Trong khoảnh khắc, hắn đã nhìn thấy cầu Hạ Giá. Từ đây đến kho xăng Đông Anh chỉ còn 18km. Cát-xlơ tin chắc sẽ diễn lại chót lọt một phi vụ đặc biệt như trận ném bom Đức Giang. Với tốc độ 810km/giờ, chỉ cần một phút bay nữa thôi, hắn sẽ ấn nút bom và những cột lửa sẽ bùng lên trùm lấy chín bể xăng và cả đoàn tàu dài chở xăng vừa mới đến. Cũng dễ dàng và nhanh chóng như khi hắn thọc tay vào túi lấy chiếc bật lửa châm thuốc1.

        Nhưng khi chiếc F-l05 của hắn vừa đến cầu Hạ Giá thì đột nhiên một biên đội hai chiếc MIG từ bên dãy núi Phúc Yên lao thẳng sang và bám đuôi những chiếc máy bay của Cát-xlơ. Theo kế hoạch hành quân tác chiến, việc đối phó với máy bay đánh chặn của đối phương là do bọn F- 105 ở Cò Rạt đảm nhiệm. Nhưng bọn này đang bị hút cả vào các "tổ ong vè vẽ" quanh thành phố Thái Nguyên rồi. Bị rơi vào tình thế bất ngờ, nhưng Cát-xlơ phản ứng một cách tỉnh tháo. Hắn lật cánh kịp thời tránh đòn hiểm của đối phương và quyết định rất nhanh: Hắn và trungúy Đai-mơn vứt hết bom ở lại đối phó, tên bay số 3 tiếp tục dẫn đội đi đánh kho xăng. Với hắn, hai chiếc MIG- 17này tuy đã được cải tiến thêm hệ thống tăng lực, cũng chẳng có gì đáng sợ. Trong chiến tranh Triều Tiên, hắn đã từng bắn rơi nhiều chiếc MIG- 15 và MIG - 17 của không quân Trung Quốc. Chỉ cần hai chiếc F-l05 ở lại là đủ để ghìm cánh và diệt hai chiếc MIG cánh én này. Khi lật cánh tránh hai chiếc MIG bám ở phía sau, Cát xlơ đồng thời giảm luôn độ cao và cùng với Đaimơn lập thành 1 vòng tròn phòng thủ cơ động trên độ cao 300 đến 30 m. Trong những trận không chiến Triều Tiên, với chiến thuật này, hắn đã từng biến nguy thành an rồi đánh với những con mồi hữu dũng vô mưu. Hắn tin rằng với độ cao cực thấp này, hắn càng có thể phát huy tính năng siêu việt của “cái búa đanh rất đầm tay này” với kỹ thuật tích lũy của trên 3000 giờ bay.

        Biên đội Mig 17 trên gồm Nguyễn Biên và Võ Văn Mẫn phi công thuộc đoàn không quân Yên Thế. Để nâng cao trình độ hiệp đồng tác chiến của hai loại máy bay Mig 17 và Mig 21, từ tháng 4-1966, Quân chủng Phòng không – Không quân đã lệnh cho đòan Yên Thế thuờng xuyên đưa hai biên đội Mig 17 phối thuộc chiến đấu với đoàn Sao Đỏ. Từ ấy trên hai đầu đường băn của sân bay Thủ đô bao giờ cũng có hai loại máy bay trực ban chiến đấu.

        14 giờ 47 phút, trạm quan sát của đòan Sao Đỏ báo cáo có nhiều tốp F105 bay thấp dọc theo sườn phía Đông dãy Tam Đảo. Dựa vào nhận định của Bộ Tư lênh quân chủng, đoàn trưởng Trần Mạnh phán đoán:

        - Tốp địch này có thể xuống đánh Đông Anh. Chắc chắn chúng sẽ cho một bộ phận kiềm chế sân bay.

        Sau khi trao đổi nhanh với chính ủy, anh ra lệnh:

        - Cho biên đội Biên - Mẫn cất cánh gấp tuần tiễu trên đỉnh sân bay.

        Trong lúc sĩ quan tác chiến truyền lệnh cho biên đội, dòng suy nghĩ của đoàn trưởng vẫn không dứt quãng. Đôi mắt anh nheo lại, tay phác một đường bay lấy sân bay làm tâm, bán kính 15km, nửa vòng cung phía Nam, huớng từ Tây sang Đông, nửa vòng cung phía Bắc áp sát vào dãy Tam Đảo. Đường bay này thuận lợi cho biên đội dễ phát hiện được địch mà địch lại khó phát hiện ra ta.

        Sĩ quan dẫn đường lập tức truyền tham số bay cho biên đội bằng mật ngữ.

        Biên đội được lệnh bay ở độ cao 600, tốc độ 700.

--------------------
1. Những tư liệu về Cát-xlơ đều dựa vào lời khai củateen phi công này sau khi bị bắn rơi và bị bắt ngày 8/6/1966 ở Yên Bái
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #66 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2016, 11:53:08 pm »


        Biên và Mẫn hiểu ngay là mình đang được chuẩn bị để không chiến ở tầng thấp.

        Cùng lúc ấy đài chỉ huy bổ trợ đặt trên núi Am Lơn, báo gấp: Phát hiện ba tốp F105 ở cuối lõng núi Tam Đảo, tốp cách tốp 4 đến 5 km. Bay thấp.

        Đoàn trưởng ra lệnh bám sát. Bằng giọng nói bình thản rủ rỉ như nói với người ngồi trước mặt, anh chỉ thị cho biên đội:

         - Theo phương án tác chiến trên đỉnh sân bay mà đánh. Đừng để chúng lùi ra xa và dắt lên cao nhé!

        Sau những trận đánh độ cao thấp thắng lợi trên vùng trời Lục Ngạn - Sơn Động, Quân chủng đã kịp thời tổng kết kinh nghiệm cách đánh của Đoàn Yên Thế và phổ biến kỹ cho các đơn vị không quân.

        Biên đội trưởng Nguyễn Biên nhớ mấy điểm cốt lõi của phương án: Dựa vào sự chỉ huy của các đài bổ trợ và sự yểm hộ của pháo cao xạ ghìm địch xuống thấp, trên đỉnh sân bay: Mặc dù quân địch đông hơn, nhưng anh rất vững tin khi vào công kích.

        Đài Am Lơn được lệnh liên lạc thẳng với biên đội và dẫn biên đội bay chéo qua đỉnh sân bay tiếp cận địch.

         Tốp địch bay đầu gồm bốn chiếc F- 105 xuất hiện trước mặt, đội hình bậc thang hai chiếc sau cách hai chiếc trước 1.500m, bay cao hơn ta không nhiều lắm.

        Đánh rắn phải đánh giập đầu! Biên nghĩ thế và dẫn đội thọc vào phía sau hai chiếc đi đầu. Vừa kéo máy bay lên tạo thế công kích, nhanh chóng rút ngắn cự ly, rồi lẹ làng đưa chiếc máy bay dẫn đầu vào vòng ngắm, Biên nổ súng ở khoảng cách 600m.

        Tốp địch như đoán biết thời điểm nguy hiểm đó, đã kịp thời lật cánh và chúi ngoặt xuống thấp. Gần như đồng thời, tên số hai cùng làm theo động tác đó. Mẫn vội giảm tốc độ và cắt vòng phía trong vòng ngoặt của địch.

         Thấy địch chúi xuống thấp, Biên rất mừng, ở độ cao ấy, tốc độ máy bay ta không kém địch, còn bán kính lượn vòng thì hẹp hơn hẳn F-l05. Anh dẫn đội truy sát. Ta và địch xoáy tròn đuổi nhau như những chiếc lá bay trong cơn lốc, xen kẽ nhau một chiếc địch, một chiếc ta bám đuôi nhau. Trong cái vòng xoáy lốc đó, chốc chốc lại bốc lên những chớp lửa, lúc thì ta bắn, lúc thì địch bắn.

        Cát-xlơ nhằm bắn vào chiếc MIG của Biên. Cự ly rất gần. Tài xạ kích của hắn đã được chứng minh ở Triều Tiên. Khẩu ca nông cỡ 20mm như lưỡi gươm lửa đáng lẽ phải chém đôi chiếc MIG trong giây lát. Thế nhưng điều đó vẫn không xảy ra, mặt dầu hắn đã nổ súng vào chiếc MIG những bốn lần. Người lái chiếc MIG hình như có mắt ở đằng sau. Hễ hắn sắp bấm cò là máy bay lại ngoặt gấp, không sao bắn kịp. Lần đầu tiên trong đời bay hắn thấy bối rối và mất tự tin.

        Đài chỉ huy bổ trợ đặt trên núi Am Lơn theo sá ttrận chiến đấu như ông bầu theo sát đội bóng nhà. Biên và Mẫn như có thêm một lái phụ ngồi xoay lưng lại, quan sát phía sau mình, kịp thời phát hiện nhất cử nhất động của đối thủ, báo cáo cho phi công kịp thời đối phó.

        Qua bảy vòng quần nhau trên cầu Hạ Giá, khôngtài nào hạ nổi đối phương, lại luôn luôn bị những cú đánh dựng tóc gáy, Cát-xlơ dường như mất tự chủ, mất phương hướng. Cái vòng xoáy lốc bị đẩy dần dần vào vùng hỏa lực bảo vệ sân bay lúc nào hắn không bay biết. Phút thứ 10, tên trung úy Đai-mơn bay số 2, có lẽ nhận ngay ra nguy cơ. Hắn đã phát chán về những vòng quay ú tim đó, vội bứt ra định tháo chạy, không cần đợi lệnh của Cát-xlơ.

        Mẫn chỉ chờ có thế, giảm ngay độ nghiêng bám đuôi sát Đai-mơn. ở dưới đất thì hiền lành, thư thả, cặp mắt lúc nào cũng ươn ướt như mắt con gái, nhưng bay lên trời thì Mẫn lại như con chim cắt dũng mãnh, linh hoạt, tên Đai-mơn vừa cố thoát ra khỏi vòng xoáy lốc đã bị Mẫn bắn trúng. Máy bay bốc khói, đột ngột vọt lên thẳng đứng. Cát-xlơ phản ứng rất nhạy, ngoặt gấp về bên phải cho Biên quá đà vượt qua, rồi đẩy hết cần tăng lực vọt lên cao uy hiếp Mẫn để cứu tên bay số 2. Nhưng trước khi hắn ấn cò khẩu ca nông cực nhanh 6.000 phát/phút thì đã thấy chiếc dù của tên trung úy tung ra rồi. Và chiếc MIG lại đã quặt gấp rất lẹ sangtrái tránh khỏi luồng đạn điên giận của hắn.

        Biên lại xông đến bám phía sau Cát-xlơ, chiếc MIG bị bắn trượt cũng đang vòng gấp lại. Một gọng kìm đáng sợ. Mất hẳn cái nhuệ khí con người hùng được không lực Hoa Kỳ tôn thờ, Cát-xlơ phải kêu cứu đồng bọn. Hắn gọi mãi, nhưng bốn bề vẫn vắng lặng, không thấy một chiếc F- 105 nào. Trong cảnh thân cô thế cô, hắn rùng mình khi nhận ra phía dưới là đường băng của sân bay Nội Bài.

        Thật ra, đồng bọn của Cát-xlơ đã nhận được lời kêu cứu của hắn. Bị các trận địa pháo bảo vệ kho xăng bắn lên rất mạnh, lại thấy chủ tướng lâm nguy, tên nào tên nấy vứt bừa bom xuống cho nhanh và quay lại tọa độ cũ. Chưa tìm thấy Cát-xlơ đâu, chúng đã bị pháo cao xạ bảo vệ sân bay nện cho tối tăm mặt mũi. Đội hình chúng tản ra, rối loạn và bị mất phương hướng khá lâu mới xác định được trận không chiến đang diễn ra trên đỉnh sân bay. Chúng nối đuôi nhau lao vào, lại bị pháo chặn đánh dữ dội, phải bật trở lại. Tên bay số 3 tốp số 2 bị trúng đạn, tháo chạy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #67 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2016, 11:54:46 pm »


        Chính ủy Đoàn Sao Đỏ đứng trên hầm quan sát trận đánh, phấn khởi cầm lấy ống nói gọi sang trung đoàn pháo cao xạ Quang Trung:

        - Thay mặt Đoàn Sao Đỏ, xin nhiệt liệt hoan nghênh các đồng chí đã hiệp đồng chặt chẽ, chi viện có hiệu quả cho không quân.

         Đoàn trưởng Trần Mạnh vui vẻ, móc bao thuốc lá mời trước tiên đồng chí sĩ quan cao xạ sang trực ban hiệp đồng trong sở chỉ huy. Anh vừa bật lửa vừa nói:

        - Pháo mình phân biệt địch ta tốt lắm ...

         Nhưng diễn biến của trận không chiến lại thu hút anh. Lúc ấy ở các vị trí trên sân bay, cán bộ, chiến sĩ trong đoàn đều bị những pha rất hồi hộp của trận đánh hấp dẫn. Họ đứng cả lên xem máy bay ta và địch đánh nhau. ở trongcác thôn xóm và trên đồng ruộng, đồng bào cũng theo dõi trận đánh một cách chăm chú, hào hứng. Tất cả đều mải mê y hệt như đang xem một trận đấu bóng quốc tế hấp dẫn và thú vị.

        Hai chiếc máy bay ta thay nhau liên tục công kích. Cát xlơ đang bị dồn vào thế bí. Cái bản năng ngoan cố thúc đẩy hắn chống cự một cách điên cuồng. Hắn tung hết những thủ đoạn không chiến được tích lũy trong hai chục năm nghề bay ra đối phó.

        Biên lao vào công kích, cự ly rút ngắn dần. Anh sắp ấn cò thì máy bay địch đột nhiên giảm tốc độ. Làn đạn vọt lên trước và máy bay cũng xông lên trước máy bay địch. Cát-xlơ thu vội cánh giảm tốc, bám theo đuôi Biên. Khẩu ca nông của hắn vừa khạc lửa, thì chiếc MIG như có phép thần thông, lại thoát khỏi vòng ngắm sau một cái ngoặt gấp rất tài nghệ, đúng lúc, góc ngoặt lớn gần 90 độ. Chính là đài chỉ huy ở sân bay đã cảnh giới phía sau và kịp thời ra lệnh cho Biên cơ động.

         Cát xlơ chưa bắn hết điểm xạ đã phải lo đối phó với chiếc MIG số hai. Cặp mắt tinh tường của Mẫn đã phát hiện địch dùng cánh giảm tốc đột ngột làm cho Biên lỡ đà: Anh quyết định tấn công từ phía dưới lên. Cát xlơ tin rằng động tác mở và thu cánh giảm tốc rất nhanh của hắn chưa bị lộ có thể một lần nữa lừa được đối phương. Hắn cơ động theo kiểu rắn bò rồi bất thình lình tung cánh giảm tốc. Mẫn đã ngừa trước điều đó, khi anh chọn đường công kích từ dưới lên. Khi thấy cánh giảm tốc của máy bay địch bung ra, trong tư thế bay lên anh đã dễ dàng hãm bớt tốc độ nên không bị lỡ đà. Anh ấn cò súng. Tiếc thay ba khẩu pháo đang bắn thì bị tắt. Mẫn vọt qua Cát-xlơ, thì Biên lại lao tới sau lưng hắn rồi. Cự ly không đầy 400m. Cát-xlơ hoảng. Hắn bỏ bám đuôi Mẫn, vội lái máy bay trượt cạnh để tránh luồng đạn của Biên, nhưng muộn rồi. Loạt đạn của Biên đã nã trúng cánh bên phải máy bay hắn. Hắnlật cánh lao cắm xuống rồi kéo lên chạy thục mạng.

         Đến lúc này tốp đầu hai chiếc F- 105 mới lọt qua được vòng hỏa lực phòng không bảo vệ sân bay nhưng không còn hồn vía nào mà lao vào không chiến. Tốp thứ hai liều chết xông vào bám đuôi Mẫn nổ súng. Nhưng Mẫn đã kịp thời cơ động xuống thấp. Các trận địa pháo phía Đông sân bay lập tức chuyển làn tập trung hỏa lực vào tốp F-l05 còn lảng vảng trên đỉnh sân bay, buộc chúng phải tháo chạy về hướng Ba Vì - Sơn Tây.

         Biên đội Biên, Mẫn hạ cánh an toàn xuống sân bay Gia Lâm. Hai người bạn ôm chầm lấy nhau, ôm chầm các bạn bè ra đón họ ở chân cầu thang máy bay.

        - Nè, mình trông rất rõ dù của thằng bị cậu xơi tái bung ra tròn vo như thế này này! - Biên vừa nói vừa vung hai bàn tay thành một vòng tròn.

        - Cái thằng mà anh và tôi quần nhau với nó ấy, chắc phải là tay sừng sỏ!

        - Thật tiếc quá xá? Mình chỉ mới nện trúng được cánh nó thôi. Giá mà súng tôi không tắc, thì nó không thoát được.

        Tham mưu trưởng Trần Thuyết rời sở chỉ huy ra đón Biên, Mẫn. Anh siết chặt tay từng người rồi nói:

         - Trận đánh hôm nay tốt lắm. Ta đã ghìm địch xuống, kéo chúng về trên đỉnh sân bay mà đánh, một lần nửa lại chứng minh MIG- 17 đánh quần tại chỗ là đúng.

         - Đánh thấp trên sân bay, chúng tôi như được thêm tay, thêm mắt.

        - Đài bổ trợ hôm nay chỉ huy rất kịp thời. Pháo sân bay hiệp đồng chi viện cho không quân rất có hiệu quả.

        Tham mưu trưởng nói rất vui:

        - Trận thắng hôm nay là chiến công của trung đoàn ta, một trận đánh hiệp đồng tuyệt đẹp đáp lời kêu gọi của Bác ngày 17 tháng 7.

         Nắng trên sân bay dịu dần, gió từ sông Hồng thổi về từng đợt, từng đợt xua đi cái nóng hầm hập trên đường băng. Lời chúc mừng của tham mưu trưởng khiến Biên và Mẫn nghĩ và nhớ đến Bác Hồ. Hồi đầu năm, các phi công có thành tích được gọi lên gặp Bác ở Phủ Chủ tịch. Từ đây sang chỗ Bác chỉ qua một cái cầu. Giá mà được sang báo cáo với Bác và được nghe Bác chỉ bảo. Lòng Biên và Mẫn tràn ngập một niềm sung sướng vô hạn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #68 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2016, 12:04:14 am »

          
TRẬN KHÔNG CHIẾN 23-8-1967

Đại tá NGUYỄN NHẬT CHIÊU                
Anh hùng lực lượng vũ trang                  
Nguyên phi công tiêm kích máy bay MIG-21        

        Ở tuổi xưa nay hiếm lại trải qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp, chống Mỹ, đã trực tiếp cầm súng cùng đoàn quân về giải phóng Thủ đô và Hải Dương quê hương...

         Chưa kịp về phép để lợp cho mẹ mái nhà, thăm lại và dặn dò cô hàng xóm "em hãy đợi anh về”, lại cùng hàng vạn thanh niên Hải Dương sánh vai với thanh niên cả nước bước vào cuộc trường chinh chống kẻ thù xâm lược mạnh nhất của thế kỷ thứ 20. Trách nhiệm của người trai góp phần nhỏ bé vào thắng lợi của toàn dân thống nhất đất nước.

Thật vậy, phận trai già cõi chiến trường
Khi suối mái tóc điểm sương mới về.

         Cả mấy chục năm xa nhà tới nay về nghỉ tại quê hương mang tên người anh hùng dân tộc văn võ toàn tài đã lãnh đạo quân dân Triều Trần đánh bại kẻ thù hung hãn nhất hành tinh ở thế kỷ thứ 13.

        Ông là một trong những vị tướng tài giỏi nhất từ cổ đại đến hiện đại. Quê tôi xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, Hải Dương. Đang từng bước xóa đói, giảm nghèo tiếng máy cày, máy gặt cũng không át tiếng động cơ máy bay chiến đấu trên khoảng trời tôi yêu.

        Cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta đã bước sang giai đoạn quyết liệt, chiến thắng ở cả 2 miền ngày càng lớn. Vì vậy kẻ thù càng hung hãn xảo quyệt hơn. Những phi vụ trực ban trên không, tuần tiễu, xuất kích cũng tăng dần.

        Trận không chiến ngày 23-8-1967 trên sân bay Nội Bài hôm nay phi đội 1 (một) MIG-21 F94 do tôi là phi đội trưởng và số 2 là Nguyễn Văn Cốc.

         Lúc này vào khoảng 14 giờ 25' cả phi đội và nhân viên kỹ thuật, tham mưu, hậu cần, chính trị đang ngồi xung quanh chiếc đài bán dẫn nghe bài hát xa khơi do nghệ sĩ Tân Nhân hát sao mà ngọt ngào mượt mà đến thế.

        Hồi chuông điện thoại reo lên như có thói quen mọi người bật dậy. Sĩ quan tham mưu nói đủ nghe: Mời đồng chí Chiêu gặp trung đoàn trưởng Trần Mạnh. Với giọng nói ấm áp của người chỉ huy chúng tôi kính trọng. Anh nói ngay: Chiêu ơi hôm nay trời đẹp có lợi cho không quân 2 phía, phán đoán địch sẽ đánh vào ga Đông Anh, kho xăng Đức Giang, cầu Trung Giã. Cậu chuẩn bị và kiểm tra anh em nhé.

        - Thưa đồng chí trung đoàn trưởng tôi nghe rõ, tôi rời máy điện thoại ra ngắm trời quan sát thời tiết tuyệt đẹp chỉ có mấy đụn mây bồng bềnh còn toàn trời là màuxanh nước biển.

        Tôi sực nghĩ đến bài thơ trong báo tường của phi đội. Tôi khẽ đọc:

                          Trời cao lồng lộng mây lưa thưa.
                          Từng đoàn chim sắt bay trong nắng.
                          Để giữ trời xanh mãi 4 mùa.


        Những phát tín hiệu vụt lên từ đài chỉ huy, chúngtôi lên máy bay mở máy khẩn cấp phút chốc phi đội MIG-21 của chúng tôi cất cánh.

        Vừa lên đến độ cao 100m đã nghe rõ tiếng nói quen thuộc của sĩ quan dẫn đường Nguyễn Văn Tụ, Tạ Quốc Hưng, Bùi Quý Lưu, Phạm Văn Cậy.

        - 36 vòng phải = 240; H = 6000m; V = 900km/giờ.

         Phi đội tôi bay qua cầu phao sang sông Hồng... ..Nhìn Hà Nội thân yêu và vững vàng. Tôi thầm nghĩ Bác Hồ, nhân dân Hà Nội ra lệnh cho phi đội tôi bay nhanh hơn, cao hơn, xa hơn. Tôi quan sát khoảng không, quan sát số 2 Nguyễn Văn Cốc ở vị trí đội hình quy định.

        Tôi yên tâm và tự hào vững tin chiến thắng. Vì phi đội tôi được sự chỉ huy của trung đoàn trưởng Trần Mạnh linh hoạt sáng tạo kiên quyết, lại có đội ngũ sĩ quan tham mưu dày dạn kinh nghiệm.

        Đặc biệt là có Nguyễn Văn Cốc người chiến sĩ mới 24 tuổi hăng bay say đánh.

        Vừa có trong tay MIG-21, vừa đẹp người lại khỏe mạnh.

         Trên đường bay ra trận tôi nghe rõ lệnh từ sở chỉ huy, đồng chí Tụ thông báo:

        - 36, 34 (là số hiệu của tôi và số 2 Nguyễn Văn Cốc) bên trái 300; H = 5000m có mục tiêu xuất hiện (có máy bay địch vào) .

        - 36 nghe rõ, số 2 chú ý quan sát, SCH ra lệnh:

        - 36 tốc độ 1000km/gíờ.

        - 36 độ cao 6000m.

         Thực tế lúc đó tôi đã có tốc độ 1100km/giờ, tôi báo cáo:

        - 36 phát hiện mục tiêu. Tôi hỏi số 2:

        - 34 thấy mục tiêu chưa? bên trái 300 phía dưới, Nguyễn Văn Cốc trả lời:

        - 34 thấy mục tiêu tốt, a nhiều lắm. Số 2 hỏi:

        - 36, anh công kích.

        Vẫn giọng nói ấm áp nhưng kiên quyết của trung đoàn trưởng Trần Mạnh:

        - Vào công kích.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #69 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2016, 12:07:29 am »

 
        Tôi nghiêng cánh và tăng tốc độ để vào chiếm vị trí có lợi lại nghe tiếng nói rất gấp của Nguyễn Văn Cốc!

        - 36 chú ý phía sau còn nhiều lắm.

        Tôi lập tức cải bằng quan sát thấy nhiều tốp địch ở phía sau, tôi lựa thời cơ lao xuống chiếm vị trí có lợi hướng mặt trời lại có ưu thế về độ cao và tốc độ.

        Trong giây lát biên đội chúng tôi đã chiếm gọn vị trí công kích từ phía sau địch. Chúng không hề biết có MIG-21 sẽ tiến công chúng. Thực vậy mục tiêu dày đặc muốn bắn cái nào thì bắn. Trong tiềm thức nghĩ ngay đến lời dạy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp:

        - Chủ động tiến công.

         - Bí mật bất ngờ.

         - Đánh chắc thắng.

        Tôi nhìn sang phải thấy số 2 bám sát biên đội, đang bám địch trong thế công kích. Tôi lệnh số 2: - 34, đội hình biên đội tốt, chúng ta đồng thời công kích, theo lệnh tôi, Cốc trả lời: - 34 nghe rõ.

        Mục tiêu trong tầm sát thương, tôi ấn nút phóng tên lửa, cánh trái máy bay nâng lên, một vệt lửa dài lao thẳng đến mục tiêu bùng cháy, tích tắc một vệt lửa dài của tên lửa ở bên phải tôi lao vào trúng mục tiêu bốc cháy do số 2 Nguyễn Văn Cốc phóng tên lửa rất kịp thời, nhưng cự ly xạ kích của số 2 quá gần nguy hiểm! Số 2 phấn khởi không kịp báo cáo, mà giọng hồi hộp hoan hô 2 chiếc F4 cháy rồi.

         Trong giọng nói xúc động và kiên quyết của trung đoàn trưởng Trần Mạnh lệnh thoát ly chiến đấu về Kép hạ cánh, vừa lại nghe số 2 báo cáo máy bay bị thương không lấy được tốc độ nữa.

         (Khi về hạ cánh nhân viên kỹ thuật kiểm tra máybay bị thương 51 mảnh ở phần chóp nón).

        Tôi định quay lại yểm trợ cho số 2 nhưng thấy đội hình địch vẫn ở phía có lợi cho tôi công kích. Tôi phóng quả tên lửa thứ 2 một chiếc nữa bốc cháy trước con đại bàng thân yêu của tôi.

        Trận không chiến trên vùng trời Tây Bắc kết thúc. Biên đội MIG-21 của chúng tôi đã bắn hạ 3 chiếc. Chỉ ngày hôm ấy máy bay MIG-21 và MIG-17 từ 3 sân bay Nội Bài, Kép, Gia Lâm đã bắn rơi 6 máy bay Mỹ, quân dân địa phương bắt sống 5 giặc lái Mỹ và nhiều hiện vật đưa về trung đoàn 921.

         Sau khi đã tiêu diệt được 3 máy bay địch. Tôi hỏi số 2: 34 đang ở đâu? 34 trả lời: Hiện ở Vĩnh Yên.

         Phi đội về tới sân bay Nội Bài, tình huống vô cùng phức tạp, ngay trên đỉnh sân bay cả 2 phía máy bay Việt Nam và máy bay Mỹ dầy đặc trên sân bay. Trên cao thì hỏa lực phòng không bắn đỏ trời, MIG-21 sau trận dầu cạn, đạn hết.

        Máy bay địch F4, F105 và MIG-21 bay trong đội hình ở vòng 3 trên Tam Đảo, bay gần nhau nhìn rõ số hiệu trên thân máy bay địch.

         Thế mà không bên nào tiến công bên nào được nữa. Một trong những chuyện lạ mà có thật trong không chiến 23-8-1967.

        Phức tạp và lạ lùng thế mà phi đội MIG-21 của chúng tôi vẫn hạ cánh an toàn về mặt đất thân yêu với bao đồng đội, với những cánh tay chắc khỏe của kỹ thuật trưởng Mai Bá Quát, tổ trưởng máy bay (Tích),Trịnh Thắng.

        Các anh ôm lấy chúng tôi hôn lên đầu lên vai và hôn cả lên bộ áo phi công còn bóng những mồ hôi của cái nắng tháng 8 rám trái hồng này.

         Thực ra các anh cùng chúng tôi thì đúng hơn cả phi công và nhân viên kỹ thuật, hậu cần còn sặc mùi dầu mỡ và khói bom.

        Chẳng ôm nhau, hôn nhau được lâu phải gián đoạn vì những tiếng nổ của bom, tên lùa địch bắn xuống vào tuyến hạ cánh và đài chỉ huy.

         Lúc này khói bom chưa tan đã thấy chiếc xe của trung đoàn trưởng Trần Mạnh lao xuống tuyến đỗ máy bay.

         Tôi được ra báo cáo:

         - Tôi đại úy Nguyễn Nhật Chiêu phi đội trưởng phi đội 1 cùng trung úy Nguyễn Văn Cốc chiến đấu trở về và toàn thể cán bộ, chiến sĩ, trực ban chiến đấu chờ lệnh đồng chí.

        Đồng chí trung đoàn trưởng ôm cả 2 chúng tôi rất chặt như sợ chúng tôi chạy mất, nét mặt rạng rõ, mắt anh ngấn lệ vì quá xúc động, sung sướng.

         Các sĩ quan chiến sĩ đứng quanh anh cùng xúc động theo.

         Đồng chí nói ngắn gọn: Tôi biểu dương phi đội 1 MIG-21 và toàn thể cán bộ, chiến sĩ trực ban chiến đấu hôm nay đoàn kết hiệp đồng, lập công tập thể.

         Thưa các đồng chí thế là phi đội tôi đã thực hiện lời hứa với Bác Hồ trong ngày được gặp Bác:

        "Chúng cháu sẽ bắn rơi nhiều máy bay để Bác vui lòng. Kính chúc Bác mạnh khỏe".

Mùa đông 2004.         
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM