Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:21:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Người tìm chìa khóa vàng  (Đọc 19740 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2016, 08:46:04 am »

        
5. HẠNH PHÚC NGỌT NGÀO

        Hạnh phúc đối với người lính canh trời - người phi công tiềm kích chiến đấu có khi rắt đơn giản: Đấy là được cất cánh rồi về hạ cánh trên đường băng oà được thảnh thơi bước chậm rãi từng bước trên mặt đất.

        Và gia đinh chính là đường băng, chính là mặt đất thân yêu ấy !


        Muốn ai nói gì thì nói, tôi vẫn cứ tin vợ chồng là duyên số. Chẳng thế mà người xưa đã có câu: “Cái duyên cái số nó vồ lấy nhau!” Không biết ngày trước “nó vồ lấy nhau” thế nào, chứ ngày nay hay dùng cái từ “tiếng sét ái tình”. Mà rồi, chẳng hiểu là “tiếng sét ái tình” hay “tiếng thét ái tình” nữa mà càng gần đây tôi càng thấy họ hay bỏ nhau lắm. Xoạch một cái là đã yêu nhau, là cưới nhau! Xoạch một cái là lại bỏ nhau! Yêu yêu, bỏ bỏ đến chóng hết cả mặt! Lấy nhau thật dễ mà bỏ nhau cũng thật dễ!

        Từ khi có điện thoại di động thì tôi hay nhận được tin nhắn. Mà là toàn tin nhắn bằng thơ thôi. Một hôm, như người ta vẫn hay ví von là: Vào một ngày đẹp trời, tôi nghe thấy tiếng điện thoại di động của mình kêu choe chóe - đấy là tín hiệu “Bạn có một tin nhắn!”. Tôi mở ra thì thấy:

“Bạn tôi đang yên đang lành
Một phát bỏ vợ cái đoành là xong
Luân hồi đã hết một vòng
Nợ nần trả hết, thong dong hai người!”

        Tròi ơi, đất ạ! Sao mà lại dễ như một cái hắt hơi như thế nhỉ? Chẳng hiểu thực hay hư nữa. Tôi đành nhắn lại hỏi và biết đích thực đấy không phải chuyện đùa. Tôi cứ bần thần cả người...

        Thời chúng tôi yêu nhau phải là cả một quá trình, tìm hiểu chán chê rồi mới dám ngỏ lời. Rồi yêu nhau cũng phải mấy năm trời, rồi hai gia đình phải biết nhau, rồi báo cáo tổ chức... sau đó mới dẫn đến hôn nhân. Có lẽ “các bước” như vậy là lạc hậu quá rồi! Thời nay yêu nhau rất nhanh mà bỏ nhau cũng rất nhanh. Mọi chuyện đều đơn giản...

        Tình yêu của ông Trần Mạnh với bà Triều Thu chắc cũng như thời chúng tôi yêu nhau mà thôi vì cùng cái giai đoạn từng ấy năm mà! Đoàn bay của chúng tôi cũng có nhiều đôi gặp gỡ nhau một cách tình cờ, với thời gian ngắn ngủi và rồi cũng “bén duyên nhau” như vậy. Tôi từng được nghe câu ca dao:

Bao giờ trạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình...

        Nghĩa là “ra giá” ghê lắm, nhưng rồi lại có câu:

Ai xui trạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước để ta lấy mình...

        Thì ra, bóng cây đa soi xuống mặt nước nên “trạch đẻ ngọn đa, sáo đẻ dưới nước” là chuyện thường tình. Đã hợp duyên, hợp số thi kiểu gì chẳng thành nghĩa tao khang!

        Lần tôi đến thăm bà Triều Thu, tôi mạnh dạn hỏi bà về chuyện tình duyên của bà với ông Trần Mạnh thì bà kể:

        - Trước đó, tôi và anh Mạnh đâu có quen biết nhau. Anh thì là bộ đội, sau này mới biết là Chính ủy của Sư đoàn 330 sau khi ảnh tốt nghiệp Trường Sĩ quan Lục quân khóa 9. Tôi thì ở đoàn văn công của Sư đoàn 324. Sau một lần biểu diễn thì tình cờ chúng tôi gặp nhau. Tôi ở Bồng Sơn, Bình Định. Vậy là cùng đồng hương với nhau. Đồng hương với nhau nên khi gặp nhau là dễ thông cảm với nhau lắm...

        - Đúng rồi! Nhất lại là “trai tài gái sắc” nữa! - Tôi ngắt lời.


Ông Trần Mạnh và bà Triều Thu hồi trẻ

        Bà tủm tỉm cười, không nói gì. Quả là hồi đó, Thiếu tá Trần Mạnh đúng là một “trai tài”, còn cô văn công Nguyễn Thị Triều Thu xinh đẹp, nền nã thì đương nhiên là một “gái sắc” rồi!
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Bảy, 2016, 09:04:00 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2016, 08:50:46 am »


        Khi họ gặp nhau, quen biết nhau, tất cả ai biết chuyện cũng đều gán ghép, vun đắp cho họ... Rồi tình yêu như có phép nhiệm màu, tạo nên biết bao điều kỳ diệu mà nhân loại đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để viết về nó... Tuy họ ở xa nhau nhưng tình cảm thì cứ càng ngày càng xáp gần và họ yêu nhau, tình yêu của họ như tiền định. Từ khi họ ngỏ lời yêu tói khi tổ chức cưới cũng mất đến 5- 6 năm trời chứ chóng vánh gì đâu. Bà Triều Thu nhớ lại:

        - Chúng tôi yêu nhau hơn 5 năm tròi. Đến tháng 7 năm 1961 thì tổ chức cưới ở nhà hàng ăn uống Phú Gia (về sau là khách sạn Phú Gia). Bộ Quốc phòng giới thiệu cho chúng tôi đi đăng ký và đứng ra tổ chức lễ thành hôn cho chúng tôi. Khi ấy, tôi đang học ở Trường Đại học Y nhưng chưa tốt nghiệp. Anh Mạnh thì đang học ỏ Trung Quốc. Lễ cưới của chúng tôi chỉ có chừng 50 người dự thôi, chủ yếu là bộ đội, nhưng vui lắm!

        - Tôi cũng đã từng được dự những đám cưới hồi đó. Tổ chức rất đơn giản, gọn nhẹ. Trên chiếc phông chính của tiệc cưới thế nào cũng có đôi chim bồ câu trắng gắn mỏ vào nhau được cắt dán cẩn thận, rồi có chữ “Hạnh phúc” (bây giờ thì thay vào đó bằng chữ “Song Hỷ”), rồi thế nào cũng có câu khẩu hiệu: “Vui duyên mới không quên nhiệm vụ!”. Mà tiệc cưới cũng chỉ có trà thuốc, bánh kẹo... Như vậy đã là sang, là “xôm trò” lắm rồi chứ đâu như bây giờ cỗ bàn, thực đơn lắm món “sơn hào hải vị”. Thời đó cũng làm gì có ảnh cưới. Bây giờ thì trước khi cưới, các cô các cậu đều dẫn nhau đi đến mấy ngày chụp ảnh để làm an-bum cưới. Mà nói thực với bác, có mấy khi lôi ra xem lại đâu! Đúng không, bác?

        - Chú nói đúng đấy! Giai đoạn ấy nó thế! Cưới theo kiểu “đời sống mới” mà! Đơn giản nhưng mà vui, mà đằm thắm lắm, không có tí gì hời hợt, xã giao đâu...

        - Tôi có nghe mối tình của hai bác cũng là mối tình đẹp nổi tiếng ở Không quân đấy!

        - Chú cứ nói quá thế!...

        Tôi nhớ lại lần gặp Trung tướng Chu Duy Kính -   nguyên Chính ủy Trung đoàn Không quân Sao Đỏ, nghe ông tâm sự:

        - Tất cả những người vợ phi công đều là những người phụ nữ dũng cảm. Họ đều biết phi công là tuyệt vời, nhất lại là phi công phản lực chiến đấu, danh hiệu thật cao quý. Các phi công đều trong sáng, lóng lánh như pha lê... Quý giá như vậy đấy nhưng rất mong manh. Cậu thì cậu quá biết chuyện ấy. Phút giây này còn ngồi bên nhau, nhưng rồi thoắt cái là đã vĩnh viễn tan biến trong mây trời. Ranh giới cái sống và cái chết mỏng mảnh không bằng sợi tơ. Nhưng mà tình yêu của họ thì tuyệt đẹp. Chắc cậu đã đọc truyện Khoảng trời Ban-tích, đã biết chuyện tình yêu của các phi công Liên Xô hồi chiến tranh rồi. Tình yêu của họ rất đẹp, nhưng mà tình yêu của các phi công chúng ta còn đẹp hơn. ở kia chỉ là một khoảng trời Ban- tích thôi, còn ta thì xuyên suốt cả hai đầu đất nước, vẫn đánh nhau, vẫn yêu nhau... Chiến tranh mặc chiến tranh, nhưng cuộc sống vẫn tiếp diễn theo cái quy luật của nó... Cậu thấy đấy, con anh Trần Hanh được sinh ra ỏ cái thôn mình đặt Sở chỉ huy dã chiến, rồi anh Mai Cương cũng có con ở Chiêu đãi sở của Trung đoàn... rồi đến thời các cậu cũng thế, có biết bao nhiêu là mối tình đẹp đẽ, cậu quá rõ còn gì.... Những người vợ phi công thực sự là những người phụ nữ dũng cảm. Họ dám chấp nhận sự hy sinh lớn lao cho một tình yêu lớn lao. Họ xứng đáng được vinh danh và nhận những phần thưởng cao quý...

        - Tôi nghĩ, không chỉ những người vợ phi công mới dũng cảm mà những người vợ bộ đội đều là những người dũng cảm. Và nhìn chung, tất cả phụ nữ Việt Nam đều là những người dũng cảm. Vậy mối có danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”...

        Nói đến các phi công của Liên Xô thì khi tôi dịch cuốn hồi ký Tiêm kích sống bằng chiến trận của Nguyên soái Không quân Liên Xô - Nhicôlai Xcômôrôkhôp - phi công chiến đấu công huân, được tặng thưởng 2 lần danh hiệu Anh hùng Liên Xô, nguyên là Hiệu trưởng Học viện Không quân mang tên Gagarin. Ông đã tham gia chiến tranh từ tháng 12 năm 1942 vói cương vị là phi công chiến đấu, tham dự 143 trận không chiến, bắn rơi 46 máy bay của phát xít Đức. Trong hồi ký của ông, có một chi tiết rất thú vị: Đấy là phi công danh tiếng Pôcrưskin đã bay đến đơn vị của ông Xcômôrôkhôp, tìm đến một tiểu đoàn, nơi có cô y tá thân yêu của ông mà ông mới làm quen hồi ở Grôgioniíi. Đó là cô Maria Korgiuc trẻ trung, xinh đẹp, nết na...

        Trong buổi khiêu vũ ban chiều, Pôcrưskin đã có một kế hoạch táo bạo “bắt cóc người yêu”. Được một số đồng đội giúp đỡ, Maria trốn khỏi cuộc khiêu vũ và Pôcrưskin đã chở Maria trên chiếc máy bay Po-2 (loại máy bay chỉ dùng trong việc liên lạc và chuyên chở công văn) bay khỏi nơi ấy về đơn vị của Pôcrưskin - về Phương diện quân Ucraina-4.

        Từ đó, không có sức mạnh nào có thể đưa Maria trở về đơn vị cũ của cô được nữa vì Maria đã trở thành vợ của người phi công anh hùng...

        Mãi tận sau này, khi Nguyên soái Không quân V. A. Xuđes biết chuyện cô y tá ưu tú nhất của Quân đoàn đã bị “bắt cóc” thì ông chỉ còn cách tủm tỉm cười và giơ nắm đấm lên trời dọa dọa...

        Tình yêu thật diệu kỳ! Nó giúp cho người ta vượt qua được bao khó khăn tưởng chừng như không thể vượt nổi. Mối tình của ông Trần Mạnh và bà Triều Thu không đến nỗi phải “bắt cóc” như Pôcrưskin nhưng cũng lắm vất vả, gian truân. Sự vất vả, gian truân của “Ngưu Lang Chức Nữ”, của “chồng Bắc vợ Nam”...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2016, 08:54:25 am »


        Bà Triều Thu kể:

        - Chúng tôi cưới nhau được mấy ngày thì anh Mạnh lại đi học tiếp bên Trung Quốc. Anh học ở đó cho đến tận sau khi tôi sanh cháu Mai Tuấn Anh...

        - Vậy là có như cái chuyện con gọi bố bằng “chú bộ đội” không?

        - Cứ để tôi kể cho chú nghe! Ngày tôi sanh cháu Tuấn Anh ở Quân y viện 108 thì anh Mạnh có ở nhà. Tôi sanh cháu hôm trước thì hôm sau anh Mạnh đến thăm, biết mặt con rồi mới sang Trung Quốc học bay. Ngày tôi ra viện, chị Tuyết Hoa ôm bó hoa đến tặng tôi và đón tôi về khu gia đỉnh Nam Bộ tập kết. Tôi hỏi chị Hoa: “Hoa ở đâu mà chị tặng tôi vậy?” Chị Hoa trả lời: “Anh Mạnh dặn tôi phải mua hoa đến tặng chị và có gửi tôi một tháng lương để thanh toán viện phí!”

        - Bác Mạnh sống hào hoa và tâm lý thế còn gì! -  Tôi nói chen vào.

        - Ừ, đúng vậy! Chú để tôi kể tiếp! Khi đưa tôi về khu gia đình Nam Bộ tập kết thì chị Hoa nấu cho tôi một phích nước sôi và mua cho tôi một bát phở bồi dưỡng sau khi sanh. Vậy là từ khi sanh cháu Tuấn Anh vào năm 1963 cho tới khi sanh cháu Tuấn Tú vào năm 1968, hầu như tôi đều phải nuôi con một mình. Chúng tôi được phân nhà ở khu Trạm 354 nhưng anh Mạnh chỉ tạt qua chốc lát rồi lại đi ngay, có được ở nhà lâu đâu. Ngày cháu Tuấn Anh ra đời thì anh Mạnh còn đang học bên Trung Quốc. Ngày cháu Tuấn Tú ra đời thì anh Mạnh đang ở Bộ Tư lệnh tiền phương trong khu Bốn. Sau khi tốt nghiệp Đại học Y thì tôi được phân công công tác ở Bệnh viện Bạch Mai. Vậy là sáng sáng phải gửi con ở Ngọc Hà rồi đạp xe đến Bệnh viện Bạch Mai làm việc. Mà chú biết không, thấy hoàn cảnh tôi như vậy, gia đình bác hàng xóm thương tình, cho cô con gái sang ngủ bên nhà tôi để sớm hôm sau giúp tôi. Tình làng nghĩa xóm thật cao cả, chú ạ! Tôi sẽ không biết xoay sở thế nào nếu như không có được sự giúp đỡ ấy. Mà chú ạ, tôi cứ ân hận mãi tới tận bây giờ là tôi không còn nhớ được tên bác hàng xóm ấy nữa và không biết bác đã chuyển nhà đi đâu rồi. Ân nghĩa ấy tôi không bao giờ quên. Muốn gặp lại một lần để gửi lời cám ơn mà cũng chẳng được. Chú tính vậy có buồn không?

        - Thế thật bác ạ! Người giúp thì chẳng bao giờ nhớ để kể công đâu. Có lẽ cái thuyết luân hồi là thế hay sao ấy. Người A giúp người B không bao giờ mong người B sẽ giúp lại mà người B rồi sẽ giúp người c... rồi người nào đó sẽ giúp người A... Cái quy luật ấy nó như vậy có đúng không bác? Cái thời ấy, vợ bộ đội, nhất lại là vợ phi công nữa chịu nhiều thiệt thòi lắm, thiếu thốn lắm. Sân bay tuy cố định nhưng phi công thì có được cố định ỏ một sân bay nào đâu, căn cứ nào đâu. Cứ nay đây mai đó là chuyện thường tình. Một ngày có khi phải cơ động đến mấy sân bay ấy. Người nhà có tìm đến cũng chẳng gặp được...

        - Đúng đấy chú ạ! Đã có lần không hiểu sao tự dưng tôi rất nóng ruột. Cứ nghĩ quẩn quanh không biết anh Mạnh công tác có sao không nên liều gửi cháu Tuấn Anh ở nhà, đạp xe lên đơn vị anh Mạnh thăm nhưng mà có gặp anh ấy được đâu. Hôm ấy anh trực chiến ngoài sân bay. Đơn vị cử anh Trần Hanh ra tiếp tôi. Tôi hỏi han một lúc rồi cáo từ, đạp xe về nhà, lòng ngổn ngang trăm mối lo, khi thì lo cho anh Mạnh, lúc lại lo cho cháu Tuấn Anh. Bên chồng, bên con... chú tính có sung sướng gì đâu...

        - Vâng, với những người lính canh trời thì ngay cả thời bình nhiều khi người thân đến thăm cũng chẳng gặp được huống hồ là thời chiến tranh. Tình cảm của mọi lứa đôi gắn bó với nhau đều phải qua những dòng thư hoặc qua những trang nhật ký thôi. Mà thư từ thì làm sao nhanh và kịp thời như là điện thoại di động thời bây giờ được. Từ khi viết thư đến lúc dán con tem vào phong bì gửi đi cho đến lúc nhận được thư trả lời là thời gian mất cả tháng hơn tháng kém. Đấy là chưa kể đến chuyện thất lạc, rồi lại cả thời gian đi cơ động chiến đấu ở các sân bay khác nữa chứ... Mà cái thời ấy cũng có khối chuyện vui qua chiếc phong bì thư... Ví như có đôi yêu nhau, khi gửi thư cho nhau, ngoài địa chỉ người gửi, người nhận ra, người gửi lại còn cẩn thận viết trên phong bì thư hai câu:

“Xa nhau tình cảm dạt dào
Nhờ “ông” bưu điện chuyển vào tận tay!”

        Rồi chẳng biết có phải “ông” bưu điện hay là “ông” nào đấy viết tiếp ngay cho hai câu bên dưới:

“Ông” thì “ông”... đếch chuyển ngay
Để xem đôi lứa chứng mày ra sao!”

        Thế thì bác bảo có cười ra nước mắt hay không? Mà bác có gặp trường hợp nào tương tự như thế không nhỉ?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2016, 08:58:43 am »

         
        - Không! Tôi không có ghi như vậy ngoài bì thư bao giờ đâu! Nghe chuyện chú kể vậy thì cũng vui mà cũng tức cười thật đấy! Cứ nhớ lại cảnh nuôi con một mình là tôi lại thấy ớn. Vất vả thật đấy chú ạ! Khi chúng nó khỏe mạnh đã vất vả rồi. Lúc chúng nó ốm đau thì nỗi vất vả, khổ cực ấy tăng gấp không biết bao nhiêu lần nữa. Tôi nhớ cái lần cháu Tuấn Anh bị sốt cao, người cứ như cái tàu lá chuối bị hơ lửa, rũ ra như cái xác chết ấy. Bấy giờ cháu Tú thì phải nhốt trong cũi. Tôi ôm con mấy ngày đêm liền, mệt quá tới mức ngủ gật, ngã quay ra, chú ạ! Rồi cháu phải đi Bệnh viện Xanh-Pôn... Chú biết không, hồi ấy có bà cụ ở Khâm Thiên thương mẹ con tôi lắm. Cụ sai con cụ về Nam Định lấy gạo mới lên, lấy một ít rang để nấu nước cho uống rồi nấu cơm gạo mới cho ăn, nhận tôi như con của cụ vậy. Tôi cũng quý cụ, coi cụ như mẹ mình... Lúc hoạn nạn, cơ nhỡ... có được người giúp đỡ mình chân tình như thế thì chú tính còn gì quý bằng? Ân nghĩa ấy tôi khắc ghi suốt đời, chú ạ! Mà chú ạ, thư từ thì chỉ hồi trước thôi, chứ sau này thì chẳng có thời gian mà viết đâu!

        - Vâng, nhưng mà thời ấy khi nhận được thư nhà, nhất lại là của người thân yêu thì quý lắm, nhiều lúc bức thư ấy cứ như là “tấm bùa hộ mệnh” ấy!

        Bà Triều Thu từng gửi cho ông Trần Mạnh “tấm bùa hộ mệnh” như vậy:

        “Anh yêu quý của em!

        Chủ nhật vừa rồi, em định xếp sắp chớp nhoáng lên thăm anh. Nhưng cơ quan bố trí cho tất cả các cháu còn lại lên hết khu sơ tán ở Sài Sơn nên em đã theo xe lên trên đó thăm con Tuấn Anh. Vậy anh đừng buồn mà bằng lòng để lá thư này thay em đến với anh nhé, anh yêu. Em báo tin để anh yên tâm. Mẹ con em vẫn khỏe. Hôm rồi, em lại đưa con Tuấn Anh đi X quang lại chỗ bả vai. vết gãy đã liền lại hoàn toàn. Con luôn nhắc và hỏi em về anh hoài. Ở nơi sơ tán hôm đầu cứ níu áo em đòi má ở cùng, nhưng có các cô động viên và có nhiều bạn nên con đã quen rồi. Còn anh cũng không phải lo về cái hầm trú ẩn ở nhà mình. Chủ nhật vừa qua, các chú ở Bộ Tham mưu Quân chủng đã ra phụ thêm với mấy anh trong khu tập thể làm giúp cho mẹ con em rất kiên cố hoàn tất rồi. Vừa làm xong buổi trưa, chiều Hà Nội có báo động, em đã “khai trương” và có cảm giác như mình đang ở trong khu căn cứ rất an toàn. Tất cả chỉ còn thương và lo cho anh. Bây giờ bom đạn Mỹ đã trút xuống ở cả nơi các anh cất cánh rồi. Mỗi khi nghe tiếng bom nổ rền trên phía đó, lòng em lại cồn cào như lửa đốt. Nó chỉ dịu đi khi nhìn thấy những cảnh bay của anh sau đó vẫn xuất hiện trên bầu trời. Nhưng đêm xuống, không đêm nào em ngủ ngay được. Cứ thấy hình ảnh anh quá vất vả lo cho đơn vị như đang hiện ra trước mắt em với bộ áo quẩn nhàu nát, xộc xệch, đầu tóc rối bù, da sạm đen, gương mặt hốc hác mà em đã thấy và rất xót xa hôm lên đơn vị thăm anh. Em biết rằng trách nhiệm của các anh và đặc biệt của riêng anh là “Cánh chim đầu đàn” của Trung đoàn với đất nước trong lúc này nặng nề lắm. Nhưng em không thể nào trực tiếp san sẻ được. Chỉ cố gắng hết sức mình với công việc ở hậu phương để anh yên tâm chiến đấu. Cũng như đã bao năm phải xa anh, anh cứ yên tâm về chuyện đời sống của mẹ con em. Em chẳng mong gì hơn là anh gắng giữ gìn sức khỏe, mong cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nước thần thánh này của dân tộc ta mau thắng lợi để anh cùng em và con luôn được sống gần, sống hạnh phúc bên nhau. Anh yêu ơi! Em tạm dừng lời nhé! Hôn anh nhiều, anh nhớ thương, yêu quý của em!”...

        Ông Trần Mạnh ngồi lặng đi và quãng thời gian đã qua như những thước phim quay chậm được tua lại. Biết bao nhiêu điều từng nén trong sâu thẳm bỗng dưng ào ạt hiện lên. Rồi ông lại nhớ đến trách nhiệm của người chồng, người cha... Rồi biết bao nhiêu thứ khác nữa... Ông lại châm thuốc hút và lặng lẽ nhả khói, suy tư... ông đã từng nằm cạnh con canh chừng cho con ngủ, nghe tiếng rên của con mà lòng se thắt lại. ông cũng từng nghe bà Triều Thu trách ông qua hai hàng nước mắt: “Anh chỉ biết có máy bay thôi, còn con thì anh có ngó ngàng gì tới nó...” Ông muốn bộc bạch nhiều, rất nhiều mà rồi ông lại chỉ độc thoại với mình ông thôi...
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Bảy, 2016, 09:58:22 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2016, 09:58:02 pm »


        Tôi bỗng trở nên trầm ngâm, nghĩ về câu nói của người xưa: “Một duyên, hai nợ, ba tình...” Không biết có phải rằng sau cái “duyên” gắn bó với nhau là phải đến cái “nợ”: nợ gây dựng gia đình, nợ sinh con đẻ cái, nợ cho chúng ăn chúng học, nợ dạy cho chúng thành người... hay không. Rồi còn những khoản nợ nào nữa? Rồi đến bao giờ mới hết nợ vì có người sau khi nuôi con xong lại còn phải nuôi cháu nữa cơ mà... Hết cái “nợ” mới đến cái “tình” thì đã già cốc đế ra rồi còn gì! ừ, mà có khi chưa chắc đã có “duyên” mà chỉ là có “nợ” không thôi cũng nên, vì tôi cũng từng được nghe câu:

“Chồng gì anh, vợ gì tôi
Chẳng qua là cái nợ đời nhau đây
Mỗi người một nợ cầm tay
Xưa anh nợ vợ, tôi nay nợ chồng!”

        Vậy thì phức tạp thật! Biết thế nào mà lần!

        Thấy tôi bỗng dưng ngẩn người ra, bà Triều Thu giục:

        - Kìa! Uống nước di chú! Mà sao chú lại trầm ngâm thế?

        - Dạ, vâng! Tôi đang nghĩ đến cảnh hai bác cũng giống như nhiều lứa đôi khác trong thòi chiến, chẳng khác gì cảnh vợ chồng Ngâu.

        - Thì đúng là cảnh vợ chồng Ngâu thật, chú ạ! Chả mấy khi được sum vầy gia đình đâu. Hồi nãy chú có nói đến cái chuyện con gọi bố bằng “chú bộ đội” thì ngay thằng cháu Tuấn Anh nhà tôi đây chứ đâu xa. Khi bố Mạnh cháu về thăm, trời nóng mới lấy cái nón của tôi để quạt quạt thì nó bảo ngay: “Bác bộ đội trả nón cho mẹ cháu đi!”

        - Vậy lúc bấy giờ bác Mạnh nói sao?

        - Anh ấy cười thật hiền và tôi biết anh bắt đầu đặt ra kế hoạch giáo dục, dạy dỗ con cái. Tôi để ý, anh Mạnh không chỉ bảo từng ly từng tí đâu, anh ấy chỉ chỉ bảo, định hướng cho các con để cho các con tự phát triển tư duy một cách độc lập. Anh ấy thường hay mua sách cho các con, rèn luyện qua sách vở, dạy cho các con biết trọng nghĩa khinh tài, biết tự lập, biết đứng vững bằng năng lực của chính bản thân mình chứ không dựa dẫm vào cha mẹ. Anh Mạnh ít nói lắm và đặc biệt rất ít khi đánh mắng các con. Anh nghiêm khắc, không nuông chiều các con như những ông bố khác đâu. Những ngày anh ở nhà, anh hay lôi bọn chúng ra để tắm rửa, kỳ cọ, hướng dẫn bọn chúng tự chăm sóc bản thân. Vào những dịp các con nghỉ hè, anh ấy thường đưa các con vào xưởng, như xưởng A-41 chẳng hạn để dạy chúng lao động, tập làm thợ, để rèn tính cách... Anh Mạnh tuy có đôi chút vụng về, nhưng cùng với tình yêu Tổ quốc nồng nàn, anh rất mực thương yêu vợ con.

        - Vậy mà chẳng có cháu nào theo nghiệp của bác Mạnh nhỉ?

        - Chú thử nhìn lại trong Quân chủng xem có được mấy ai nối nghiệp cha không? Có được bao nhiêu gia đình bố làm phi công, con cũng lại làm phi công? Nói thực với chú, hai đứa nhà tôi không đứa nào theo được cha cả. Tôi cứ nhớ những người đồng đội cùng bay với anh Mạnh ấy, trong chiến đấu cứ lần lượt ra di, nay thì nhận được tin người này mất, mai lại nhận được tin người kia mất. Mà sự mất mát trong khi bay thì chú thừa biết rồi đấy, nó ghê gớm, nặng nề lắm. Chú cứ nói những người vợ phi công là những người dũng cảm, thực ra có những lúc, tôi tưởng tôi không thể chịu đựng nổi. Tôi đã từng trải nghiệm, cô nhà chú chắc cũng vậy. Mỗi một lần nghe tiếng máy bay xuất kích chiến đấu, rồi bom rơi đạn nổ tứ phía, cả ở dưới đất lẫn trên trời thì chú bảo còn nỗi lo nào hơn nỗi lo cho người thân yêu, ruột thịt đang trong cái chảo lửa ấy. Mà đâu chỉ có một ngày... Chiến tranh kéo dài biết bao nhiêu ngày chứ. Càng ngày càng ác liệt hơn chứ. Không biết người ra đi rồi có trở về hay không, rồi trở về còn có nguyên vẹn hay không... Những nỗi ám ảnh ấy đeo đẳng tâm trí tôi không biết bao nhiêu ngày. Là người đàn bà - người vợ, người mẹ... chúng tôi có những nỗi lo mà những người đàn ông như các chú chẳng hiểu nổi đâu. Mà hai cháu nhà tôi: cháu Mai Tuấn Anh nó học kỹ thuật hàng không - ngành đặc thiết ấy, nó làm bảo dưỡng cho máy bay, thế là cũng còn chút liên quan đến nghề nghiệp của bố cháu ngày xưa đấy chứ. Còn cháu Mai Tuấn Tú thì học ở Đại học Bách khoa, ngành tự động hóa, làm ở Văn phòng khu vực miền Nam của Tổng công ty Hàng không Việt Nam một thời gian sau thì cháu chuyển ra ngoài, thành lập công ty riêng, trở thành doanh nhân lăn lộn trên thương trường. Thì thế cũng là một phần liên quan đến quãng đời của bố cháu khi chuyển ngành sang lĩnh vực làm ăn kinh tế còn gì.

        - Vậy là hai bác cũng đã có đủ hai nửa quân sự lẫn dân sự liên quan đến bầu trời và liên quan đến thương trường. Đúng là nghiệp của bác Mạnh để lại! Chắc hẳn các cháu càng ngày càng hiểu, càng chia sẻ những vất vả, những căng thẳng, những áp lực trong cuộc sống ở các lĩnh vực ấy mà khi bác Mạnh còn sống không mấy khi bác có cơ hội tâm sự với các cháu! Mà bản thân hai bác chắc cũng không có nhiều thời gian ở với nhau?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2016, 10:05:27 pm »


-           Đúng vậy, chú ạ! Khi anh Mạnh ở trong Nam thì mấy mẹ con tôi ở ngoài Bắc, rồi khi anh ấy ra ngoài Bắc thì tôi lại ở trong Nam. Sau khi giải phóng miền Nam tôi vào Nam một thòi gian rồi ra Bắc, làm việc ở Cục Quân y, là bác sĩ đa khoa mà, rồi các anh cấp trên phân công tôi học về khoa siêu vi trùng xong, tôi lại trở vào Nam. Tôi nhớ lần ấy tôi được bay cùng chuyến bay với ông Hoàng Quốc Việt. Rồi hai anh em Tuấn Anh, Tuấn Tú cũng vào Tân Sơn Nhất, về số 3 Tản Viên, chú ạ! Chúng tôi chỉ thực sự ở với nhau, chăm chút được cho nhau sau khi anh Mạnh về hưu thôi. Anh Mạnh chịu nhiều vất vả, thiệt thòi nhưng tôi nghĩ anh ấy là người hạnh phúc!


Gia đình ông Trần Mạnh

        Ý nghĩ của tôi lại quay trở lại với “cái duyên, cái nợ, cái tình”. Có lẽ rất nhiều lứa đôi chỉ được ở bên nhau sau khi đã hoàn tất xong cái giai đoạn hai - giai đoạn sau cái “nợ”. Tôi đã chứng kiến nhiều cặp vợ chồng già quan tâm đến nhau, thương nhau còn hơn cả khi còn trẻ. Cái “tình” bấy giờ mới thấm đậm, mới sâu sắc. Ngẫm cái câu: “Con chăm cha không bằng bà chăm ông!” thật chí lí. Mà rồi hình như cũng có người lại không được hưởng hết cái giai đoạn “tình” thì phải, bởi bà thì phải đi chăm cháu, còn mỗi mình ông ỏ nhà đành vui với cảnh “Khi chén rượu, lúc cuộc cờ. Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên”... thui thủi một mình vậy. Thế thì họ có hạnh phúc hay không nữa? Chịu, chả thể nào hiểu nổi!


Bà Thu,ông Mạnh những năm 1980

        Vâng, hạnh phúc! Cái từ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng có không biết bao nhiêu cuộc tranh luận, bàn thảo và viết về nó. Hạnh phúc với mỗi người đều khác nhau và mỗi người quan niệm về hạnh phúc cũng khác nhau. Lắm lúc tôi cứ nghĩ: Hạnh phúc đối với người lính canh trời - người phi công tiêm kích chiến đấu có khi rất giản đơn. Đấy chỉ là được cất cánh rồi về hạ cánh trên đường băng và được thanh thản bước những bước trên mặt đất thân yêu.

        Và gia đình chính là đường băng, chính là mặt đất thân yêu ấy
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2016, 11:55:38 am »

           
TIẾNG VỌNG MAI SAU

        "Cọp chết để da, người ta chết để tiếng”.

        Õng là một trong số ít, rất ít người mà cả phía quân sự lẫn phía dân sự khi nhắc đến đều nói với những lời yêu mến, quý trọng oà kính phục. Một người đức độ, có tâm và có tài thực sự."


        Cách đây chừng dăm năm, khi có dịp vào Nam, tôi lần tìm đến thăm anh Lê Hải - người phi công Anh hùng bay trên loại máy bay MiG-17. Hai anh em tôi đã từng gắn bó vói nhau qua những lần trực ban chiến đấu, hiệp đồng chiến đấu trên các sân bay cơ động, sân bay dã chiến trong thời kỳ chiến tranh, đã từng xuất kích, yểm hộ cho nhau...

        Anh chuyển nhà về quận Gò Vấp. Tôi tìm được nhà anh thì trời đã nhá nhem tối. Tôi ấn chuông. Anh ra mở cửa, đứng chững trong giây lát rồi la lên:

        - Trời ơi mày! Trời ơi thằng em! Sao mà em tìm được nhà anh?

        - Trong bụng mẹ em tôi tăm thế mà em còn tìm được đường ra nữa là! - Tôi cười trả lời.

        - Trời ơi! Cái thằng em này, mày vẫn cứ tếu táo vậy! Vào nhà đi mày!

        Anh em tôi ngồi hàn huyên được một lúc thì anh nói:

        - Em còn có thể viết được thì em viết về bác Trần Mạnh đi. Bác là người đáng để viết lắm. Không viết thì uổng mất, “nhà văn” ạ!

        - Anh lại trêu em rồi! Em đâu phải là “nhà văn”. Em chỉ là người kể chuyện thôi!

        - Ừ! Gì cũng được ráo trọi! Nhưng phải viết nhanh lên nhé!

        - Anh cho em thư thư chút! Còn phải tìm các tư liệu, phải gặp gỡ, hỏi han những bác những chú từng sống vói bác Mạnh nữa chứ!

        - Ừ! Nhưng phải hứa vói anh là sẽ viết nhé?

        - Nghe rõ, anh Hai!

        - Có thế chứ!

        Anh Lê Hải cười to, sảng khoái và tay thì đập đập lên vai tôi như một lòi nhắn nhủ tin cậy.

        Kể từ lần gặp ấy, tôi lẳng lặng sưu tầm những gì có liên quan đến ông Trần Mạnh và hầu như tôi gặp ai thì cũng đều nhận được lòi giục: “Hãy cố viết về ông Trần Mạnh đi!”

        Dầu sao khi đã có ý định rồi thì phải bắt tay vào việc và phải làm bằng được, phải gặp nhiều người để biết rõ hơn về ông. May cho tôi là ai cũng ủng hộ tôi, giúp đỡ tôi trong việc này.

        Tất cả những người tôi gặp gỡ, những người từng công tác bên quân sự cũng như bên dân sự đều nhắc tới ông với sự yêu mến, quý trọng và nể phục.

        Anh Hà Bình Nhưỡng - người từng có mặt ngay từ ngày đầu thành lập Trung đoàn Sao Đỏ và ngày Trung đoàn đánh thắng trận đầu đã viết:

        “Viết về Không quân ta, có thể thiếu chuyện này, chuyện khác nhưng nhất thiết không thể thiếu truyện viết về anh - nhân vật chủ chốt “kiến trúc sư về chiến thuật” đã vật lộn tìm ra được “chiểc chìa khóa vàng'’ cho đoàn Không quân Sao Đỏ để đoàn đã tung hoành với loại máy bay mới MiG-21 vừa có được trong tay. Làm sao có thể bỏ qua anh - một người khi nào cũng đầy ắp những tư duy mới, hừng hực tư tưởng tiến công, sống cương trực, thanh liêm, làm việc gì cũng muốn cống hiến hết mình với tâm hồn trong sáng và là người đầu tiên sớm đặt nền móng cho Hàng không thương mại Việt Nam. Không riêng thế, qua anh nó còn là lời giải xác đáng nhất cho câu hỏi: “Lẽ nào ta chỉ viết, chỉ ca ngợi các phi công đã làm cho lũ giặc Mỹ kinh hồn, thất đảm ở trên mây mà quên không nói đến những người chỉ huy ở mặt đất đã dẫn dắt, chỉ huy tài trí để góp phần quan trọng tạo nên những vòng hào quang lấp lánh, sáng ngòi trên ngực áo của họ?”...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2016, 11:58:12 am »


        Khi nhắc đến những trận không chiến thì phi công Anh hùng Vũ Ngọc Đỉnh nói:

        - Tôi không biết ai là tác giả cách đánh của MiG-17, nhưng theo tôi, lối đánh “nửa đánh chặn” của MiG-21 là do Trung tá Trần Mạnh tổng hợp, đề ra đầu tiên trong các cuộc Hội nghị “Quân sự dân chủ”. Tôi, anh Nguyễn Đăng Kính, anh Lê Trọng Huyên, anh Đồng Văn Song, anh Nguyễn Nhật Chiêu, anh Nguyễn Văn Cốc... là những người ứng dụng đầu tiên. Bản chất của chiến thuật này là Sở chỉ huy dẫn vào bán cầu phía sau ở góc vào thích hợp, các phi công chủ động, tạo thời cơ, góc vào, tốc độ chênh lệch, tạo thế tạo đà, bám sát ngắm bắn bằng mắt, phóng tên lửa và thoát ly nhanh trước khi đối phương kịp hiểu điều gì đang xảy ra...

        Tôi có dịp ngồi nói chuyện khá lâu và khá dài với Trung tướng Chu Duy Kính, người Chính ủy của Trung đoàn Sao Đỏ khi ông Trần Mạnh làm Trung đoàn trưởng. Với tuổi ngoài 80 nhưng ông còn sắc sảo và mẫn tiệp lắm. Khi nhắc tới ông Trần Mạnh thì giọng ông hào hứng hẳn:

        - Năng lực chỉ huy, tổ chức trận đánh cũng như khả năng tổng kết, khái quát cách đánh của anh Trần Mạnh, một vị chỉ huy đặc biệt. Giá mà anh Mạnh được đi học một khóa 1 năm hoặc 6 tháng tại Học viện Ga-ga-rin thì còn hay hơn nhiều. Anh là người chịu khó đọc, chịu khó nghiền ngẫm để tìm ra cách đánh, tìm ra lối đánh cho MiG-21. Có một giai đoạn MiG-21 đánh không được, trong khi đó thì MiG-17 liên tục lập chiến công. Khi đi họp ở Quân chủng, đã có ý kiến nói rằng: “Trung đoàn “Sao Đỏ” thành “Sao Đen” mất rồi!” Anh Trần Mạnh và tớ không nói gì nhưng thấy nặng nề lắm. Mình chưa hoàn thành trách nhiệm của người chỉ huy. Cậu biết không, cấp trên chỉ nói một cách chiến lược, khái quát là: “Thắng không kiêu, bại không nản!”, nhưng mà để triển khai cụ thể hóa nó ra thì là cả một vấn đề lớn, đâu có thể nói chung chung mà được. Đã có lúc, anh Trần Mạnh nói với tớ: “Đời tôi có lẽ chỉ gắn vối thất bại thôi!” thì tó nói ngay: “Vấn đề là ta chưa tìm ra thôi!” Đúng như thế, cậu ạ! Cái khó nó không bó cái khôn mà là ló cái khôn. Anh Trần Mạnh đã tìm ra. Đầu tiên là phải phát huy tốc độ của loại MiG-21, phải đánh từ xa, không được đánh quần, đánh ở độ cao thấp. Đánh phải có dẫn dắt... Sau trận của Độ - Cốc thì rút ra việc dùng biên đội nhỏ đánh vào đội hình lớn, tìm cách để phát hiện sớm, bắn rơi nhiều máy bay, phá tan đội hình địch. Rồi sau trận của Nhị - Kính mới phát huy được đúng ưu thế của việc đánh nhanh thọc sâu. Cậu thấy đấy, tiếp ngay sau đó là trận của Hà Chúc, một mình xông thẳng vào đội hình địch 36 chiếc, bắn rơi ngay thằng liên đội trưởng đấy thôi...

        Anh Mạnh là người kiên định, tin ở bản thân mình và tin ở anh em. Anh từng đặt ra mục tiêu trong một trận, 2 chiếc của ta phải bắn rơi được 2 chiếc của địch, rồi bắn được 3 chiếc của địch, tiến tới bắn rơi 4 chiếc của địch. Cậu cũng nằm trong nhóm tác giả cuốn Những trận không chiến nhìn từ hai phía thì cậu đủ biết bao nhiêu trận thực hiện được đúng ý đồ của anh Mạnh rồi. Mà cậu biết không? Chính trong những ngày khó khăn nhất, máy bay của ta còn ít nhất, chỉ còn có 3 chiếc là 34, 36, 27 thôi mà ta lại bắn rơi được nhiều nhất. Hồi ấy, máy bay đến thời hạn định kỳ nhưng ta chỉ tổ chức định kỳ từng nửa phần một, đánh xong lại định kỳ tiếp. Thế mà hiệu suất chiến đấu lại rất cao. Thằng địch có biết chiến thuật của ta nhưng cũng khó đối phó. Thoạt đầu, chúng xem thường ta lắm chứ. Chúng đã từng tuyên bố là sẽ bắn hạ máy bay ta như bắn hạ lũ vịt giời khi đi săn kia mà! Sau rồi không thể đánh được, thằng địch lúng túng và phải đánh sân bay. Thực ra cách đánh sân bay là không còn biết làm thế nào nữa rồi, hèn rồi. Thằng địch rất muốn thắng chúng ta trong những trận không chiến. Thắng như thế mới là đàng hoàng, mới có tính chất hiệp sĩ trên không. Vậy nhưng chúng có làm được thế đâu!

        Phải nói rằng, anh Trần Mạnh là người có tri thức, có nhiều kinh nghiệm khi chiến đấu ở bộ binh. Có phẩm chất chiến đấu, kiên nghị, dám xông vào khó khăn, tìm hiểu rất kỹ về kẻ thù và có quyết tâm rất cao. Anh thường nói: “Phải dám đánh thì mới tìm ra cách đánh! Ta không thể xem thường địch, nhất lại là bọn Mỹ, không được chủ quan, nhưng phải tìm ra bằng được chỗ yếu của địch!”... Có những lần đi rút kinh nghiệm chiến đấu ở Bộ Tư lệnh về, trên đường đi, tớ nói với anh Mạnh: “Lần này ta đánh thắng, đi họp cũng đỡ đau đầu” thì anh Mạnh thay bằng câu trả lời, liền “lẩy Kiều”: “Chén vui chưa nhắp, nỗi lo dập dồn!” Đúng thế đấy cậu ạ! Người chỉ huy bao giờ cũng phải lo toan. Dù thắng đấy nhưng anh Mạnh vẫn tìm tòi cách đánh nào có hiệu quả nhất. Anh rất tin vào đội ngũ phi công, vào lực lượng quần chúng, vào cán bộ. Anh luôn tự hỏi: “Có sợ địch không? Có tin ở anh em không?” Tớ cho rằng, điều đó là cơ bản của người chỉ huy...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2016, 12:00:02 pm »

        Anh Trần Mạnh có những câu nói đánh dấu cho những thời kỳ quan trọng. Đó là: “Thời kỳ mò mẫm cách đánh đã qua. Thời kỳ mạnh dạn đưa MiG-21 vào đánh đã đến!” Rồi sau trận ngày 23 tháng 8, anh nói: “Thòi kỳ hình thành cách đánh đã rõ!”

        Anh là người công phu nghiên cứu mọi trận đánh, cả thắng cả thua đều vậy. Anh nghiên cứu từng quả tên lửa, bắt anh Kim Khôi là Đại đội trưởng Đại đội tên lửa báo cáo chi tiết tính năng từng loại vũ khí, rồi gặp từng phi công sau khi chiến đấu về, hỏi xem điểm ngắm, cự ly bắn ra làm sao, nhìn bằng mắt thường thì thấy thế nào... từ đó anh rút ra kết luận về cự ly bắn hiệu quả nhất.

        Anh là người mà tớ chưa hề thấy sự chủ quan bao giờ. Cậu biết không, có trận, khi phi công ta hô bắn rơi máy bay địch rồi thì trong Sở chỉ huy, có anh bỏ tai nghe ra, vỗ tay. Anh bắt đeo ngay vào và nhắc nhở: Khi nào phi công về hạ cánh an toàn, ta rút kinh nghiệm, bấy giờ vỗ tay cũng không muộn. Cậu thấy chưa? Người chỉ huy phải nhạy bén như thế chứ!

        Mà anh Mạnh, cậu biết không, là người lười tắm lắm đấy. Anh sáng tác ra cái trò tắm khô, nhiều anh học tập theo đấy!

        Thôi, tớ nói ngắn gọn thê này: “Dám đánh đã là Anh hùng. Đánh thắng là rất Anh hùng. Thắng nhiều thua ít là Tuyệt vời. Càng đánh càng thắng thì thật là quá Tuyệt vời!”...

        Ông Chu Duy Kính cho rằng: “Đã xuất hiện một thế hệ các chỉ huy cấp chiến dịch, cấp Quân binh chủng Phòng không - Không quân tài năng, hiện thực hóa thắng lợi chủ trương của Bộ Tổng tư lệnh.”

        Lịch sử của Trung đoàn Không quân Sao Đỏ cũng đã ghi nhận:

        “Trung đoàn trưởng Trần Mạnh là người chỉ huy quân sự có đầu óc nhạy cảm, là con người có chí. Khi Trung đoàn chuyển loại sang MiG-21, anh cũng học để chuyển loại, nhưng vì phải trực tiếp chỉ huy và luôn luôn phải trực chiến, không thể theo học một lớp có giáo viên như các anh em phi công khác. Anh phải tự học, tự đọc sách và nhờ những người hiểu biết về MiG-21 phụ đạo thêm. Cuối cùng, khi lớp học chuyển loại của các phi công bước vào sát hạch, anh cũng xin sát hạch. Anh không những phải sát hạch nghiêm túc mà còn phải sát hạch kỹ hơn những phi công khác. Chẳng hạn, các phi công trả lòi 5 câu hỏi thì Trung đoàn trưởng phải trả lòi tới 20 câu. Khi bay kiểm tra, anh em bay 3 vòng là được đánh giá kết luận, Trung đoàn trưởng phải bay 5 vòng...

        Trung đoàn trưởng Trần Mạnh không những được công nhận là đủ điều kiện để lái MiG-21 mà sau đó anh còn tiến lên làm giáo viên kèm cho một số phi công khác để huấn luyện nâng cấp bay các thòi tiết và khí tượng phức tạp. Con người có quyết tâm lốn ấy lại lao vào nghiên cứu, không phải chỉ cho anh, người chỉ huy, mà quan trọng hơn, cho các phi công trực tiếp chiến đấu...”

        Nhắc đến ông Trần Mạnh, phi công Anh hùng Thiếu tướng Nguyễn Hồng Nhị ca ngợi:

        - Ông Trần Mạnh có 3 đóng góp quan trọng nhất: Một là, “kiến trúc sư” chiến thuật của MiG- 17 và MiG-21. Hai là, “địa lý sư”, là người tinh tường địa lý, lựa chọn đặt các Sở chỉ huy rất đắc địa, ví như Sở chỉ huy của Trung đoàn Không quân Sao Đỏ ở Hương Gia, Nam Cường, Sóc Sơn bên dòng sông Cà Lồ mà sau này được xếp hạng di tích lịch sử chiến tranh của thành phố Hà Nội. Ba là, ông là chỗ dựa tinh thần cho phi công khi thắng lợi cũng như khi tổn thất. Ngoài tài năng của một nhà quân sự, chỉ huy, ông còn có tố chất của một nhà chính trị tích lũy được qua những năm tháng là Chính trị viên Tiểu đoàn 308 Nam Bộ rồi Chính ủy Trung đoàn 556 (Sư đoàn 330). Tuy nhiên, với tính khiêm nhường, khi nói đến quá trình hình thành chiến thuật của MiG-21, ông Trần Mạnh luôn khẳng định: Đấy là công lao của các thế hệ chỉ huy, phi công và dẫn đường... mới là người sáng tạo đích thực các chiến thuật trăm trận trăm thắng.

        Anh Nguyễn Sỹ Hưng, một cựu phi công MiG- 21, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đã từng viết về ông, gọi ông là “kiến trúc sư” của chiến thuật MiG-21, nhà “tiên tri đỏ”, người đi tiên phong trong ngành Hàng không.

        Anh viết: “Suốt trong gần 50 năm hoạt động ở những lĩnh vực khác nhau, ông Trần Mạnh đã để lại dấu ấn quan trọng, như vị “kiến trúc sư” của các chiến thắng. Ông chưa nhận được danh hiệu gì, nhưng danh hiệu cao quý nhất chính là hình ảnh của ông trong lòng mọi người, đồng đội, bạn bè, người thân - một Trần Mạnh tài năng mà bình dị và chân thành... Ông đã đóng góp công sức của mình cho chiến thắng chung của bộ đội Không quân và chính Không quân đã là bệ phóng, là môi trường tuyệt vời để hình thành nên một vị tướng tài năng, nhân nghĩa...” Và anh kết luận: “Bên trong vẻ ngoài hiền lành, giản dị đặc chất Nam Bộ của ông là trái tim nhân hậu, trung thành, là tài năng, bản lĩnh và nhân cách của một vị tướng: nhìn xa, nghĩ sâu, chấp nhận mạo hiểm bản thân để đem lại lợi ích cho đất nước, nhưng luôn gần gũi nhân dân và đồng đội... Đất nước rất cần những con người lãnh đạo như vậy!”
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Bảy, 2016, 12:31:54 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2016, 12:29:07 am »


        Nhắc đến ông thì người phi công Anh hùng Thiếu tướng Nguyễn Văn Cốc gọi ông là “Cha đẻ của chiến thuật Không quân Việt Nam”.

        Còn Đại tá - phi công Anh hùng Nguyễn Nhật Chiêu nói:

        - Tôi đã viết trong sổ truyền thống của Trung đoàn: “Trung tá Trần Mạnh là người chỉ huy tài giỏi của Không quân!” Anh đã để lại cho Trung đội trưởng Chiêu những ấn tượng tốt đẹp không bao giờ phai mờ vì đấy là con người đức độ, tài ba khi ở đơn vị mới, lĩnh vực mới - đấy là Quân chủng Phòng không - Không quân. Tôi thực sự kính phục anh Mạnh! Anh không những chỉ huy giỏi mà còn rất tâm lý, rất hiểu cấp dưới của mình. Tôi nhớ, giai đoạn đánh nhau quyết liệt, chúng tôi trực ngoài sân bay đến cả tháng liền. Một lần, anh Mạnh nói với tôi: “Tình hình mấy ngày nay chắc cũng ổn ổn, tôi đi họp Thường vụ nên cậu lấy xe tôi mà về thăm nhà trong vòng 24 tiếng đồng hồ!” Tôi cảm động vô cùng. Đã có được mấy ai là thủ trưởng mà quan tâm đến mình như thế đâu. Anh cũng là người thử thách sự kiên cường của cán bộ dưới quyền mình rất khéo. Như lần Trung đoàn hết máy bay chiến đấu, chỉ còn có 2 chiếc F-13 đã lâu không sử dụng. Anh Mạnh gọi tôi đến và nói: “Ta chỉ còn có 2 chiếc F-13, hiện nay anh em thợ máy đang kiểm tra, tu bổ cho hoàn chỉnh. Loại máy bay F-13 này so với loại PF thì nó cũ hơn, chắc nhiều người sẽ ngại ngần khi sử dụng nó, nhưng vào giai đoạn này, ta không thể để thiếu vắng tiếng máy bay được!” Vậy là tôi hiểu. Cấp trên đã lo một thì chúng tôi phải lo mười. Tôi về trao đổi với số 2 của tôi là Nguyễn Văn Cốc: “Trung đoàn trưởng Mạnh vừa giao nhiệm vụ cho tớ, anh em mình phải trực chiến trên F-13. Nó tuy cũ rồi, nhưng hồi chiến tranh Triều Tiên, các phi công Triều Tiên đã có nó mà bay đâu! Nó nhẹ, cơ động dễ, anh em mình phải cố nhé!” Sau khi chúng tôi ra trực thì anh Mai Bá Quát - người phụ trách khối kỹ thuật của Trung đoàn đến báo cáo cho chúng tôi biết tình trạng máy bay ra làm sao, đã thay thế những khí tài gì... và chúng tôi yên tâm trực chiến. Ngày hôm đó anh em tôi đã xuất kích chiến đấu và hai anh em tôi đã bắn rơi 2 chiếc máy bay địch. Tôi bắn rơi 1 chiếc, số 2 Cốc bắn rơi 1 chiếc. Thế mới biết, sự sáng suốt và ý chí của người chỉ huy quan trọng như thế nào! Nhưng mà anh Mạnh lại quá thiệt thòi vì tính anh thẳng thắn quá, cương trực quá!

        Cựu phi công chiến đấu MiG-21 Vũ Đình Rạng nói:

        - Chuyến tôi được đi Quảng Bình, Vĩnh Linh theo ông Mạnh dùng máy TZK quan sát đội hình của B-52 đánh ở đèo Mụ Giạ để nghiên cứu cách hoạt động của B-52, để tìm cách đánh B-52 mới biết ông còn là người rất tỉ mỉ, chu đáo vì sau xe của ông có đủ cả xoong, nồi... hệt như chuyến xe của bộ phận hậu cần vậy. Trên đường về, vào lúc chiều xuống, khi đến vùng cửa sông thì ông Mạnh hô: “Nóng quá! Xuống tắm tí chút đi tụi bây!” Nói xong là ông cởi quần áo, “ùm” xuống luôn. Bấy giờ lại có chuyến cá về, ông hô anh em xúm vào kéo lưới hộ dân. Mẻ lưới ấy nhiều cá lắm, toàn loại cá bé tí hình như là cá trích hay sao ấy. Các ngư dân thấy chúng tôi kéo lưới hộ thì bảo: “Các chú lấy cá về mà ăn! Lấy bao nhiêu cũng được!”, nhưng mà chúng tôi có lấy bao nhiêu đâu. ông Mạnh bảo đem cái xoong ra xúc lấy một xoong thôi rồi chúng tôi lên đường. Đến chỗ nghỉ nấu cơm, đem cá nấu lên thì đúng là cá ngon thật đấy! Càng nghĩ càng thấy ông Mạnh là người chu đáo trong mọi hoàn cảnh mà sống thật gần gũi, tình cảm vối mọi người...

        Anh Nguyễn Hữu Khoán - nguyên Trưởng tiểu ban Quân lực của Trung đoàn Không quân Sao Đỏ thì nói với tôi:

        - Ông Trần Mạnh có cái thú mê săn bắn. Lần tôi được nghỉ an dưỡng ở Đầm Vạc - Vĩnh Phú, ông rủ tôi đi săn. Ông dẫn tôi đi từ sáng tới chiều mới về, bỏ cả cơm trưa. Khi về đến nhà thì mệt mỏi rã rời nhưng mà vui lắm! Đúng là đi săn có sự đam mê riêng thật!

        Lần nào tôi gặp anh Từ Đễ - cựu phi công MiG- 17 trong “Phi đội quyết thắng", anh cũng đều tâm sự với tôi:

        - “Cụ” là một vị tướng tài, là một “Chính ủy phi công”. “Cụ” không bao giờ cáu gắt, rất tâm lý, cứ như đọc hết được ý nghĩ của từng người vậy...

        Tôi công nhận. Tôi chưa hề thấy ông Trần Mạnh quát tháo bao giờ. Mọi chuyện ông đều xử lý nhẹ nhàng, minh bạch, kể cả khen kể cả chê cũng rất rõ ràng. Tôi từng được ông cho “ăn” một cái “xê- xê” (CC - kỷ luật cảnh cáo) nói theo ngôn ngữ của thời ấy khi Trung đoàn Không quân của tôi bị tai nạn cấp 1 bay (mất cả máy bay lẫn phi công). Hồi đó, các cán bộ Trung đoàn hầu như ai cũng bị 1 "xê- xê”. Có anh còn bị đến mấy lần. Khi họp Quân chính ở Sư đoàn, mấy anh em tôi hay ngồi cùng nhau và cùng tâm sự:

                              Làm Trung đoàn trưởng nghĩ cũng ghê
                              Lơ mơ là “ăn” cái “xê-xê”!


        Tôi như được một roi vụt vào đít, tỉnh ngộ ra rất nhiều điều. Tờ giấy ông ký kỷ luật tôi, tôi vẫn còn giữ tới tận bây giờ. Nó được in rô-nê-ô trên giấy pơ-luya mỏng manh nhưng nó giống như lưỡi gươm luôn lơ lửng trên đầu tôi, bắt tôi phải thận trọng trong từng chuyến bay, trong từng ban bay, từ việc lập kế hoạch trở đi...
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM