Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:16:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Người tìm chìa khóa vàng  (Đọc 19737 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2016, 07:58:37 pm »


        Tới khi xuất hiện MiG-21 - loại máy bay có tốc độ lớn (tốc độ tối đa của nó là 2.150 km/h, tương đương trị số MACH - M = 2,05) vượt hai lần tiếng động, lại được trang bị tên lửa không đôì không với tính năng vượt trội MiG-17. Nó là loại máy bay tiêm kích đánh chặn, nhưng vì ta mới sử dụng, còn lúng túng trong việc nắm bắt tính năng kỹ chiến thuật của nó và không phải vị chỉ huy nào cũng bay trên loại máy bay MiG-21, còn các phi công được chuyển loại trên MiG-21 thì trước đó đã rất gắn bó với MiG-17 nên việc tìm ra cách đánh trên MiG-21 đương nhiên là gặp rất nhiều khó khăn rồi.

        Điểm mấu chốt là không thể nào thoát khỏi được cách đánh từ bao lâu nay được sử dụng, áp dụng trên MiG-17. “Non sông dễ đổi, bản tính khó dời”! Thay đổi được một thói quen cố hữu đâu phải dễ, đâu phải ngày một ngày hai mà làm được! Vậy nên việc tìm ra chiến thuật đánh cho MìG-21 là cả một vấn đề. Ồng Trần Mạnh đã chuyển loại, đã bay trên MiG-21 và với sự nhạy bén thiên phú của mình, ông đã hiểu được rằng không thể áp dụng lối đánh của MiG-17 cho MiG-21.

        Nhưng MiG-21 sẽ đánh như thế nào ỏ chiến trường Vỉệt Nam?

        Phi công Mỹ vốn được huấn luyện kỹ lưỡng được đào tạo cơ bản, có trình độ học vấn, xuất thân từ các gia đình danh giá, được sự trợ giúp, trang bị đến tận “chân răng” các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Chúng có thời gian bay tích lũy hàng ngàn giờ, có nhiều kinh nghiệm bay và kinh nghiệm trong chiến trận. Số lượng chúng tham gia trong một trận chiến lại rất đông, rất áp đảo đối phương nên chúng rất ngông nghênh, ngạo mạn.

        Vấn đề cốt lõi của chúng ta là các phi công MiG-21 chưa tìm ra được cách đánh phù hợp với loại MiG-21. Các phi công của MiG-21 trăn trở một phần thì ông Trần Mạnh với tư cách một người chi huy trăn trở gấp bội phần. Ông gần như thức trắng nhiều đêm, đốt không biết bao nhiêu điếu thuốc lá... Đám cuộng thuốc trên chiếc gạt tàn cứ càng lúc càng nhiều, càng đầy lên. Những ngón tay của ông đều bị cháy xạm vì khói thuốc...

        Vẫn chưa có cách đánh hiệu quả!

        Rồi trong những cuộc hội nghị “Quân sự dân chủ” đã xuất hiện những tư tưởng hoài nghi về hiệu quả chiến đấu của loại máy bay MiG-21. Có một số phi công từng có kinh nghiệm chiến đấu trên loại MiG-17 đã đề nghị lắp pháo trên MiG-21 và đánh theo kiểu chiến thuật của MiG-17.

        Ngay như anh Lê Trọng Huyên (sau này trở thành Anh hùng lực lượng vũ trang) sau nhiều trận đánh không thành công, không bắn rơi được chiếc nào, trong một cuộc họp đã thốt lên:

        - Giá mà tôi bay trên MiG-17 thì “nó” đã chết với tôi rồi! (Ý anh là nếu trận ấy anh bay trên MiG-17 thì anh đã nện rơi thằng máy bay Mỹ kia ngon lành).

        Tư tưởng đánh theo kiểu của MiG-17 là phải đánh quần. Phải quần nhau với máy bay địch như ở vòng đua ngựa gỗ ấy. MiG-21 đánh quần thì phải dùng súng, dùng rôc-ket, mà như vậy thì cồng kềnh, nhũng nhẵng và không thể cơ động nhanh được, tốc độ lại giảm nhanh và lắm khi tìm cách thoát ly ra khỏi không chiến cũng khó.

        Trận không chiến ngày 9 tháng 10 năm 1966 của biên đội Phạm Thanh Ngân, Nguyễn Văn Minh cất cánh lên đánh đội hình máy bay Mỹ tại vùng trời Phủ Lý - Ninh Bình thì anh Nguyễn Văn Minh bay số 2, đeo rôc-ket đã bắn rơi 2 chiếc F-4 của Hải quân Mỹ, còn Phạm Thanh Ngân số 1 đeo tên lửa thì không có cơ hội bắn. Thế là tư tưởng các máy bay phải đeo rôc-ket để đánh theo kiểu MiG-17 lại rộ lên.

        Anh Nguyễn Hồng Nhi nhớ lại: Khi một số anh được bố trí đi an dưỡng mấy ngày trên khu nghỉ dưỡng ở đỉnh núi Tam Đảo để lấy lại sức sau những trận chiến căng thẳng thì trước khi đi, ông Trần Mạnh có dặn: “Các cậu đi nghỉ nhưng phải cố tìm ra cho được cách đánh sao cho có hiệu quả để sau khi nghỉ về có thể áp dụng được ngay.”

        Vậy là khi đi nghỉ lại còn mệt hơn ở nhà vì luôn phải căng óc ra suy nghĩ, rồi ngồi thảo luận, tranh luận..., cuối cùng rốt cuộc vẫn quay lại lôi đánh của MiG-17. Chỉ có điều biến tấu đi một chút là số 1 đeo tên lửa, còn số 2 đeo rôc-ket mà thôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2016, 08:04:26 pm »


        Ông Trần Mạnh ngồi ở sở chỉ huy cũng “đau đầu” không kém. Bài học bắn máy bay địch của chiến sĩ Ngô Tùng Châu thuộc Tiểu đoàn 308 khi Tiểu đoàn về Mỹ Thạnh Trung chuẩn bị làm lễ chính thức thành lập Tiểu đoàn năm nào cứ như đoạn phim tua đi tua lại trong trí nhớ của ông. ông đã rút ra kết luận: “Một quân đội dù rất hiện đại, một khi kéo quân đi xâm lược nước khác, chắc chắn sẽ phải bộc lộ những điểm yếu cốt tử!”

        “Vậy điểm yếu cốt tử của Không quân Mỹ là gì? Vậy Trung đoàn sẽ đánh theo cách nào?” - Ông bật nói thành tiếng.

        Các phi công Mỹ đâu có phải là đối thủ dễ bị đánh bại. Với số lượng giờ bay tích lũy cao, kinh nghiệm bay và kỹ thuật bay giỏi, với sự hỗ trợ của trang thiết bị, khoa học kỹ thuật hiện đại... thì đúng là một đối thủ khó nhằn.

        Vậy ta đánh theo cách nào?


Ông Trần Mạnh cubgf các phi công thuộc trung đoàn Sao Đỏ

        Trong giai đoạn này, Bộ trưỏng Quốc phòng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tổng Tham mưu trưởng Thượng tướng Văn Tiến Dũng cũng nhiều lần xuống dự họp với các cuộc Hội nghị “Quân sự dân chủ” của Trung đoàn. Khi nói đến “Khu chờ” thì Đại tướng có ý kiến nhận xét, phê phán cái khái niệm “Khu chờ” ấy. Đại tướng nói rằng: Không chờ đợi, đã cất cánh là phải tiến công kiên quyết, đặc biệt là phải đánh vào đội hình cường kích, tiêu diệt chúng, bảo vệ mục tiêu. Phải lợi dụng yếu tố bí mật bất ngờ. Không được mang tư tưởng nóng vội, đặc biệt là phải biết giữ gìn, bảo tồn và phát triển lực lượng của mình cho cuộc chiến đấu lâu dài.

        Những lòi phát biểu, chỉ đạo của Đại tướng đã gợi mở cho ông Trần Mạnh một hướng đi. Sau mỗi trận không chiến, ông đều cùng với các thành phần dẫn đường, quân báo và phi công ngồi trao đổi, rút kinh nghiệm một cách tỉ mỉ, từ công tác chỉ huy dẫn dắt đến việc giữ đội hình, cách phát hiện mục tiêu, cách chiếm vị công kích, rồi điểm ngắm, cự ly xạ kích, cách thoát ly... Ông lắng nghe rất chăm chú, đặc biệt là ở những trận không đánh thắng rồi sau đó giao nhiệm vụ cho sĩ quan dẫn đường tính toán lại cách dẫn dắt...

        Trên bàn làm việc của ông chất đầy những tập tài liệu, sơ đồ, hình vẽ về các trận không chiến theo ý tưởng của ông được các sĩ quan dẫn đường và tiêu đồ phác họa lại.

        Càng ngày ông càng hút thuốc lá nhiều. Hầu như trên tay ông lúc nào cũng có điếu thuôc đang đỏ lửa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2016, 08:32:54 am »


        Người ta nói: “Hút thuốc nhiều hay bị háo phổi”. Có lẽ vì vậy mà ông rất thích ăn kem, nhất là loại kem như kem Eskimô thì ông có thể ăn trừ cơm. Tôi cũng là người thích ăn kem và loại kem ấy tôi cũng rất khoái. Tôi nhớ hồi còn ở bên Nga vào mùa đông khi tuyết phủ một màu trắng tinh khôi lên vạn vật, chúng tôi được nghỉ đông, đi lang thang trong tuyết lạnh, khi bụng hơi “ngót ngót” một chút, tạt vào cửa hàng bán kem, mua một chiếc (hồi ấy giá 28 cô-pêch) loại có bọc sô-cô-la, ăn xong là thấy người ấm hẳn lên, lại có thêm năng lượng để bước tiếp nên tôi không quá ngạc nhiên về người chỉ huy của mình có cái sở thích ấy.

        Nhắc đến chuyện kem thì anh Tạ Quốc Hưng trầm trồ:

        - Riêng khoản án kem thì tớ phải gọi ông Mạnh bằng “cụ”! Cậu có nhớ ngày trước Trung đoàn mình có bộ phận ở Hậu cần làm kem không? Gọi là kem cho oai chứ thực ra nước đá là chính, đâu được kem như bây giờ. Vậy mà có lần, ông Mạnh bảo tớ đi mua lấy một phích kem. Một phích đựng được khoảng hơn 20 chiếc kem. Khi tớ xách về thì có việc ở Sở chỉ huy nên tớ vội giao phích kem cho ông Mạnh rồi lên sở chỉ huy. Lát sau, tớ trở về, hỏi ông Mạnh ăn kem chưa thì ông gật đầu nói ăn rồi. Khi tớ mỏ nắp phích kem ra thì vô cùng ngạc nhiên vì trong ấy chỉ còn độc một chiếc, Tớ hỏi có những ai cùng ăn thì ông điềm nhiên trả lời: “Mình tớ thôi!” Cậu thấy có đáng khâm phục không?

        Đúng là đáng khâm phục thật!

        Ông cũng là người thích ăn ngọt nữa. Nói đến chuyện ăn ngọt thì “Đoàn bay MiG-21 khóa 3” của tôi chắc ai cũng nhớ một giai đoạn dài trong Trung đoàn có phong trào “uống nước đường căm tăm” nghĩa là đường cho vào cốc nước chè xanh phải đặc quánh lên. Mà đâu chỉ có uống một lần trong ngày uống như thế nhiều lần lắm. Ngày uống đã đành, tôi khuya cũng vẫn còn uống. Đã có giai thoại, có bài thơ, vè nói về chuyện ấy cơ mà:

                         Nửa đêm, giờ Tí, canh Ba
                         Thằng Nam thức dậy “làm” ca nước đường
                         Uống xong, nhảy tót lên giường
                         Vội vàng quay mặt vào tường, ngáy luôn!

        Ghê chưa?

        ... Ông Trần Mạnh vẫn nghĩ ngợi, đêm đêm thức cùng với những câu hỏi tự đặt ra rồi tự giải đáp. Điếu thuốc lá lúc nào cũng đỏ lập lòe ỏ trên môi. Càng suy nghĩ ông càng hút thuốc nhiều. Vào một đêm, sau khi xem xét kỹ các sơ đồ, các sô" liệu đã tính toán, ông từ từ cầm điếu thuốc, ấn xuống chiếc gạt tàn, lẩm bẩm: ‘Phải cho bọn giặc lái Mỹ này ăn cháo bằng đũa mới được!”

        Rồi ông bỗng nhấc diếu thuốc lên khỏi chiếc gạt tàn và bằng động tác nhanh, mạnh, dứt khoát, ấn tịt điếu thuốc xuống vì lúc đó trong đầu ông lóe lên ý nghĩ: ‘Tại sao lại không dùng tốc độ lớn, đánh nhanh, thọc sâu, công kích nhanh, thoát ly nhanh? Loại MiG-21 là loại tiêm kích đánh chặn cơ mà! ưu thế của nó là lấy tốc độ nhanh, lấy độ cao nhanh. Có tốc độ thì cơ động sẽ tốt... Nếu cứ để nó sa vào lốỉ đánh quần thì có khác gì vác đại đao vào choảng nhau trong ngõ hẻm!”

        “Đúng rồi! Không thể đánh theo kiểu của MiG- 17 được, cũng không thể rập khuôn máy móc theo lý thuyết của Liên Xô hoặc theo cách đánh của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh Triều Tiên được. Đây chính là sự đột phá trong chiến thuật. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ thị phải tiến công kiên quyết, phải lợi dụng yếu tô" bí mật bất ngờ... Chiếc “chìa khóa vàng” của cách đánh đây rồi! Phải tạo được yếu tố bí mật bất ngờ, đánh nhanh thắng nhanh. Phải mạnh dạn chọc thẳng vào đội hình của chúng, phá vỡ đội hình của chúng, tạo cho chúng sự lúng túng, hoảng loạn... Từ đó ta dễ dàng tấn công hơn...”

        Ông Trần Mạnh gật gù, châm tiếp điếu thuốc nữa, rít một hơi dài, giữ khói trong lồng ngực một lúc rồi mới từ từ thả cho khói bay ra nhẹ nhàng với cảm giác thư thái...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2016, 08:34:19 am »


        “Phải đưa vấn đề này ra bàn ở Hội nghị “Quân sự dân chủ!” ông tự nhủ và vặn thật nhỏ ngọn đèn dầu để chuẩn bị ngả lưng, ngủ một chút. Ông không nhận ra bấy giờ trời đã tang tảng sáng. Một giọng gà gô lảnh lói gáy bên sườn đồi: “Bắt con tép kho cà...!” Máu săn bắn trong người ông lại nổi lên. Ông bước tới vị trí vẫn treo khẩu súng săn, với tay lấy khẩu súng nhưng rồi nghĩ thế nào lại dừng lại. Ông tủm tỉm: “Chú mày là béo lắm đây! Thôi được! Cứ tạm để chú mày đấy đã!” Ông bước ra ngoài, vươn vai tập thể dục. Chân mây phía đằng đông đã ửng hồng...

        Sau khi tố chức Hội nghị “Quân sự dân chủ”, ông mạnh dạn báo cáo với Quân chủng cách đánh mới của MiG-21: “Máy bay MiG-21 là máy bay tiêm kích đánh chặn. Vĩ vậy, nó sẽ được dẫn dắt từ Sở chỉ huy, tạo góc có lợi so với mục tiêu để phi công chủ động tiếp cận, cơ động lao thẳng vào tốp đánh chính là tốp cường kích, dùng tốc độ lớn tạo đà tạo thế, ngắm bắn bằng mắt, không sử dụng ra-đa trên máy bay, đến cự ly có hiệu quả thì phóng tên lửa rồi nhanh chóng thoát ly... Nói ngắn gọn, đấy là phương pháp đánh nhanh, thọc sâu, rút nhanh!”

        Với sự nghiên cứu tỉ mỉ, dựa trên cơ sở khoa học, với sự tính toán của đội ngũ dẫn đường giàu kinh nghiệm, với bản lĩnh dày dạn trong trận mạc, với ý chí và tinh thần dám làm dám chịu của mình, ông Trần Mạnh đã hứa đảm bảo với chỉ huy Quân chủng là sẽ đánh thắng.

        Ông đã thuyết phục được Quân chủng. Sau khi được Quân chủng phê duyệt, bắt đầu từ đầu tháng 12 năm 1966, ông tổ chức cho Trung đoàn huấn luyện, luyện tập theo cách đánh mới. Thoạt đầu, tổ chức tập luyện ngay trên đỉnh sân bay, sử dụng Đài chỉ huy bay bổ trợ ở sân bay để chỉ huy hỗ trợ. Sau một thời gian thấy các động tác đã nhuần nhuyễn, ông bắt đầu cho luyện tập theo cách đánh chặn từ xa, theo đúng các phương án mà ông đã cùng các sĩ quan dẫn đường từng tính toán kỹ lưỡng. Các phi công có trình độ bay điêu luyện như Phạm Thanh Ngân, Nguyễn Hồng Nhị, Nguyễn Đăng Kính, Vũ Ngọc Đỉnh, Đồng Văn Song, Nguyễn Nhật Chiêu, Nguyễn Văn Cốc, Đồng Văn Đe... được huấn luyện, luyện tập theo cách đánh mới thật thuần thục và chuyển sang Trực ban chiến đấu, sẵn sàng cất cánh, lao vào cuộc chiến.

        Ngày 2 tháng 12 năm 1966, hai Trung đoàn Không quân hiệp đồng chặt chẽ với nhau: lực lượng MiG-17 sẽ tác chiến dưới độ cao 2.000m, lực lượng MiG-21 tác chiến trên độ cao 2.000m trở lên. Biên đội Trực ban chiến đấu gồm Vũ Ngọc Đỉnh, Nghiêm Đình Hiếu, Lê Trọng Huyên, Trần Thiện Lương trên MiG-21 đã xuất kích, bay về khu chiến. Khi phát hiện mục tiêu gồm các máy bay F-105 và F-4 biên đội nhanh chóng vứt thùng dầu phụ, tăng tốc độ, cắt bán kính lao vào đội hình địch. Phi công Trọng Huyên tiếp cận một tên F-105 và nhanh chóng hạ gục nó. Đấy là chiếc F-105D.

        Trận mở đầu theo phương pháp đánh mới lập chiến công, tạo tinh thần phấn chấn cho toàn đội ngũ phi công và chỉ huy. Trong chiến dịch “Sấm rền-Alpha 52” của Mỹ vào ngày này, Mỹ đã bị rơi 12 máy bay cả thảy. Một số tác giả Mỹ đã gọi ngày này là “Ngày Thứ Sáu đen tôi” (Black Priday).

        Ngay sau đó 3 ngày, vào ngày 5 tháng 12 năm 1966, các biên đội của Lê Trọng Huyên, Trần Thiện Lương, Vũ Ngọc Đỉnh, Nghiêm Đình Hiếu, Nguyễn Đăng Kính và Bùi Đức Nhu đã xuất kích, bắn rơi 2 chiếc máy bay F-105.

        Tiếp đến ngày 14 tháng 12 năm 1966, biên đội của Nguyễn Nhật Chiêu, Đặng Ngọc Ngự, Đồng Văn Đe, Nguyễn Văn Cốc trong vòng thời gian rất ngắn, chỉ 2 phút 30 giây đã bắn rơi 3 chiếc F-105D.

        Rồi đến ngày 19 tháng 12 năm 1966, biên đội của Nguyễn Hồng Nhị, Nguyễn Đăng Kính, Vũ Ngọc Đỉnh, Nghiêm Đình Hiếu xuất kích chiến đấu bay về khu vực tây bắc Vĩnh Yên, lao vào phía sau đội hình địch, nhanh chóng bắn rơi 1 chiếc F-105 và phá tan đội hình của chúng. Chúng phải vứt bom bừa bãi để tháo chạy thoát thân.

        Nếu chỉ tính riêng tháng 12 năm 1966, cả hai loại máy bay MiG-21 và MiG-17 đã bắn rơi 11 máy bay Mỹ, chiếm 55% tổng số máy bay Mỹ rơi trong tháng. Bản thân các phi công Mỹ cũng thừa nhận, chỉ trong vòng 12 ngày của tháng 12 năm 1966, riêng F-105 đã bị bắn hạ tới 10 chiếc, 7 phi công bị chết hoặc mất tích, 5 phi công bị bắt và chỉ 3 phi công được cứu thoát.

        Mỹ đã phải dừng bay cho đến đầu năm 1967.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2016, 08:35:55 am »


        Những thắng lợi của các trận đánh đã củng cố niềm tin của ông Trần Mạnh, rằng mình đã đi đúng hướng, đã lựa chọn đúng cách đánh để phát huy được lợi thế của loại máy bay MiG-21, nhưng ông cũng hiểu rằng, bọn Mỹ sẽ không chịu ngồi yên nhìn thất bại vì chúng là những kẻ rất thực dụng. Chắc chắn chúng phải nghiên cứu, phải thay đổi chiến thuật cho các đòn đánh tiếp theo. Không phải vô cớ mà chúng lại dừng bay như vậy. Nhưng chiến thuật đó là gì? Ông tự đặt câu hỏi cho mình và tự đặt mình vào vị trí của những nhà chỉ huy Mỹ để tìm ra cách đối phó. Ông giống như người đang chơi cờ vây một mình, khi thì sử dụng quân đen, lúc thì sử dụng quân trắng... tự lần mò tìm ra lối đi thích hợp. Trong căn phòng trực của ông, đèn lại sáng thâu đêm và ánh lửa trên đầu điếu thuốc lá lại liên tục sáng lập lòe...

        Đúng như ông suy nghĩ, Tư lệnh Tập đoàn Không quân sô" 7, Đại tướng John Momyer, nhà nghiên cứu chiến thuật số một của Không quân Mỹ hiện đang ỏ căn cứ Clark bên bờ biển Philippines đã triệu tập Đại tá Robin Old - một phi công Ace đang là Tư lệnh Không đoàn chiến thuật số 8 đến để giao nhiệm vụ phải nghiên cứu, tìm ra cách đánh, chế ngự được MiG-21, không thể để tổn thất nặng nề như thế nữa.

        Đại tá Robin Old là một phi công giỏi, dày dạn kinh nghiệm, từng tham gia các trận không chiến từ Chiến tranh thế giới thứ 2, từng bắn hạ được 16 máy bay của đối phương. Có thể nói, đấy là “con sói già trên không”, có đủ mọi thủ đoạn xảo quyệt... bắt tay ngay vào việc nghiên cứu, tìm biện pháp đối phó với MiG. Và Robin Old đã nhận thấy những trận đánh vừa qua, các biên đội MiG-21 hầu như chỉ cố gắng giao chiến ở khu vực gần sân bay. Vì vậy, Robin Old đưa ra thủ đoạn chiến thuật mới là dùng lực lượng máy bay F-4 bay giả làm máy bay cường kích F-105, bay theo đúng đường bay của F-105 trong thời gian vừa rồi để “nhử’ MiG lên. Còn một lực lượng F-4 khác thì bay thấp, lợi dụng địa hình của dãy Tam Đảo để không bị ra-đa phát hiện sẽ đánh úp MiG khi vừa cất cánh từ sân bay lên.

        Với chiến thuật ấy, trong hai ngày (ngày 2 và 6 tháng 1 năm 1967), Không quân ta đã chịu tổn thất. Ngày 2 tháng 1 năm 1967, lượng mây 10 phần che kín sân bay, đáy mây 200m và đỉnh mây 600m, khi biên đội 4 chiếc của ta xuyên mây lên thì cả 4 chiếc đều bị bắn hạ. Sang ngày 6 tháng 1 năm 1967, ta tiếp tục chịu tổn thất nữa, đặc biệt là phi công Đồng Văn Đe đã hy sinh.

        Anh Tạ Quốc Hưng nhớ lại: Ngày ấy anh trực ở Sở chỉ huy Trung đoàn, ra-đa không bắt được tốp nào hoàn chỉnh cả, trên bàn tiêu đồ thi thoảng mới đi được 1-2 mũi ở phía dãy Tam Đảo và thông báo có khả năng, có nguy cơ là địch sử dụng tiêm kích bay chờ ở đó. Anh Tạ Quốc Hưng báo cáo ông Mạnh sau khi đã quan sát tình hình trên bàn tiêu đồ: “Báo cáo anh! Mây thấp thế này mà ta phải xuyên lên là dễ mất đội hình và dễ bị chúng nó “úp”. Còn nếu như quyết tâm cho xuất kích thì đề nghị anh cho xuyên mây theo phương pháp “bất kỳ” (tức là không theo hướng Đông-Tây), cho bay về hướng Nam rồi tập hợp đội hình...” Ông Mạnh gật đầu, nhấc điện thoại, báo cáo về tình hình địch, những khó khăn của ta và đề nghị phương án xuyên mây chiến đấu, nhưng cấp trên quyết định cho cất cánh và để Sở chỉ huy Binh chủng dẫn. Kết quả là ta chịu tổn thất.

        Ông Trần Mạnh gầy sọp hẳn vì suy nghĩ và thức đêm quá nhiều. Hầu như những đêm ấy ông đều thức trắng. Vậy là chiến thuật mình đưa ra có điều gì bất hợp lý rồi! Bất hợp lý ở chỗ nào nhỉ? Tại sao mấy trận trước lại thắng ròn rã thế? Phải xem xét lại từ đầu mới được! Ông gặp gỡ tất cả các phi công tham gia chiến đấu trong các ngày hôm ấy, hỏi han thật tỉ mỉ, động viên anh em rồi lại cùng đội ngũ dẫn đường bàn bạc, tính toán...

        Hình ảnh phi công Đồng Vàn Đe luôn hiện lên, choán tâm trí ông. ông nhớ lại những lần cùng bay với nhau, những lần Đe đến nhà ông chơi, hay nô đùa với con trai ông, bế cậu bé Mai Tuấn Anh giơ cao lên quá đầu, chọc cho nó cười. Rồi nhớ đến lúc ông trêu Đe, bắt Đe gọi mình bằng chú. Những câu nói như khứa vào lòng ông, chẳng thể nào quên:

        - Mày phải gọi tao bằng chú chứ, vì bố mày hơn tao cũng từng ấy tuổi mà ổng bắt tao gọi ổng bằng chú đấy!

        - Thì đấy là việc của anh với ổng, em đâu biết!

        Đồng Văn Đe là phi công có nhiều triển vọng phát triển, vậy mà lại hy sinh. Mình phải trả lời với ông Đồng Văn Cống thế nào đây? Mình sẽ phải trả lời Quân chủng thế nào đây? Mình thật có lỗi lớn quá!

        Ồng cứ tự dằn vặt, trăn trở...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2016, 10:42:57 pm »


        Cách dẫn dắt, cách đánh trong giai đoạn vừa rồi đã hợp lý chưa và ta có tư tưởng chủ quan, say sưa với thắng lợi hay không? Mà, qua vụ việc cậu Đe nhảy dù không thành công, khi hiệp đồng cần phải nhắc nhở phi công kiểm tra khóa dù thật cẩn thận khi ngồi vào buồng lái mới được!

        Dòng suy nghĩ lại kéo ông trở lại trường hợp của Đồng Văn Đe. Chắc là trong lúc báo động, vội vã nên Đe đã không ấn chặt, không khóa chặt chốt khóa dù. Chỉ một sơ sẩy nhỏ thế thôi mà dẫn đến tổn thất quá lớn. Sau lần ấy, các tổ trưởng thợ máy của máy bay đã nhận được chỉ thị: “Phải giúp các phi công kiểm tra khóa dù trước khi đóng nắp buồng lái!” để không còn vụ việc nào xảy ra tương tự như thế nữa.

        Sau những thất bại đầu tháng 1 năm 1967, ta phải dừng bay cho đến cuối tháng 4 năm 1967. Suốt trong thòi gian ấy là sự tìm kiếm cách đánh mới cho phù hợp. Không thể cứ đánh ở trên đỉnh sân bay, ở khu vực sân bay được nữa rồi, đành rằng ỏ đó sẽ có sự trợ giúp của Đài chỉ huy mặt đất... Vấn đề là ở chỗ vẫn không phát huy được hết tính năng ưu việt của MiG-21. Cuối cùng, tất cả đều thống nhất với phương án mà ông Trần Mạnh đã dự tính từ trước đó. Phương án ấy là phải dẫn máy bay ta vòng ra xa, ra hẳn ngoài vùng hỏa lực Phòng không, sau đó sẽ dẫn máy bay ta vòng lại, tiếp cận với tốc độ lớn, có độ cao ưu thế, có góc vào thích hợp để phi công có thể quan sát được đội hình địch, để lựa chọn đánh tốp nào có lợi nhất rồi chọc thẳng vào đội hình cường kích của địch khi chúng còn kềnh càng đầy bom đạn quanh thân máy bay, chưa kịp dàn trận. Chỉ có vậy mới vừa tạo được thê bất ngờ, vừa phát huy được tính năng của MiG-21.

        Khi tôi có dịp ngồi với anh Lê Hải, nói về chuyện này thì anh Lê Hải rất hào hứng. Giọng anh sôi nổi:

        - Chính xác! Mình không sợ đông! Chúng càng đông càng dễ đánh bởi biên đội của chúng sẽ cơ động kém, hơn nữa bom đạn đầy người nên cơ động lại càng kém hơn. Ta cứ xông thẳng vào, bắn một loạt chiến thuật. Đội hình của chúng hoảng loạn, sẽ tan tác và ta có thòi cơ “thịt” chúng ngay!...

        Cuốỉ tháng 4 năm 1967, các phi công đã triển khai, áp dụng cách đánh mới này. Ngày 30 tháng 4 năm 1967, các biên đội của các anh Nguyễn Ngọc Độ, Nguyễn Văn Cốc, Lê Trọng Huyên và Vũ Ngọc Đỉnh trong buổi chiều hôm ấy đã bắn rơi 4 chiếc F- 105. Tất cả biên đội về hạ cánh an toàn.

        Trong trận này, phi công Nguyễn Văn Cốc lập chiến công đầu tiên để rồi tiếp theo, anh lần lượt bắn hạ thêm 8 chiếc nữa, dẫn đầu thành tích bắn rơi máy bay Mỹ trong cuộc chiến tranh.

        Đây là thắng lợi to lớn sau một thời gian dài tạm dừng bay để rút kinh nghiệm. Đến tháng 5 năm 1967, các phi công MiG-21 đánh 7 trận, bắn rơi 7 máy bay Mỹ. Những thắng lợi này khẳng định thêm một bước lôi đánh của MiG-21, mở ra một giai đoạn mới trong hình thành chiến thuật của MiG-21 là yếu tố bí mật bất ngờ tiếp cận từ xa, dùng tốc độ lớn để tiếp cận, tạo đà tạo thế công kích nhanh thoát ly nhanh.

        Với biên đội bay thì sau khi phát hiện mục tiêu, nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu được giao cho số 1, còn số 2 có nhiệm vụ yểm hộ, bảo vệ cho số 1 vào công kích, nhưng đến ngày 23 tháng 8 năm 1967, khi Trung đoàn trưởng Trần Mạnh chỉ huy cho biên đội Nguyễn Nhật Chiêu, Nguyễn Văn Cốc xuất kích đánh theo đúng ý đồ thì trận này được coi là đỉnh cao minh chứng cho tính hiệu quả của chiến thuật MiG-21. Trận đánh đã mang tính hàn lâm mà sau này nhiều bài vở, nhiều học viện, nhà trường phải nhắc đến. Ngoài việc biên đội bắn rơi 3 máy bay địch, còn là sự sáng tạo ra lối tấn công “đồng thời công kích”, cả số 1 lẫn số 2 khi có điều kiện thuận lợi đều tấn công, đều lập công. Có thể coi đây là mốc son đánh dấu sự hoàn chỉnh về cách đánh của MiG-21. Nó là công lao của tập thể cán bộ chỉ huy, dẫn đường và phi công, nhưng người đóng góp trí tuệ lớn nhất lại là Trung đoàn trưởng Trần Mạnh. Ông đã thắng Đại tá Robin Old - một phi công lừng danh của Không quân Mỹ trong cuộc đấu trí này. Ông đã vận dụng nguyên lý của máy bay đánh chặn từ xa vào điều kiện của Việt Nam, nâng lên thành cách đánh của MiG-21. Đấy chính là kỳ tích sáng tạo của Không quân Việt Nam.

        Nhờ có cách đánh sáng tạo này, Không quân Việt Nam đã giành những thắng lợi ròn rã mà ông Trần Mạnh là người đóng góp quan trọng nhất.

        Tuy nhiên, khi nói đến công lao của ông, ông chỉ cười và khiêm tốn nói: “Đấy là trí tuệ tập thể chứ mình tôi thì làm thế nào được!” Đương nhiên là trí tuệ tập thể, nhưng nếu không có người nghĩ ra, sáng tạo ra và đưa ra bàn bạc rồi thực hiện thì làm sao có được những thắng lợi như vậy. Vai trò của người chỉ huy trong mọi lĩnh vực đều quan trọng lắm chứ!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2016, 10:45:00 pm »


        Đấy là những trận không chiến với máy bay có người lái. Còn việc đánh máy bay không người lái thì thế nào đây? Máy bay không người lái làm nhiệm vụ rất quan trọng là do thám, chụp ảnh các khu vực quan trọng như sân bay, sỏ chỉ huy, trận địa tên lửa phòng không, các trạm ra-đa, các khu vực tập kết hàng, nhà ga, bến cảng... để lên phương án đánh phá. Không thể không tiêu diệt cái “thằng do thám” này được! Nó tuy không có đối kháng nhưng đánh nó có những cái khó, thậm chí rất khó...

        Nó có thân hình nhỏ. Ví như loại hay được sử dụng nhiều trong chiến tranh là loại BQM-34 và AQM-34. Loại BQM-34 thì thân nó chỉ dài 6,98m với sải cánh là 3,92m và cao có 2,04m, tốc độ bay chỉ 700-760 km/h. BQM-34 sau này Mỹ còn cải tiến làm máy bay gây nhiễu, thả nhiễu nữa. Còn loại AQM-34 thì thân dài 8,55m, sải cánh là 3,96m, chiều cao 2,24m, tốc độ bay của nó là 850- 900 km/h. Loại AQM-34 là máy bay trinh sát tầng thấp. Sau này loại AQM-34 được cải tiến thành các kiểu 147-J, s, SK... trên căn bản hình dạng đều giống nhau, trinh sát ở độ cao thấp và cực thấp. Với thân hình như thế thì khi bay trong không trung, nó chẳng khác gì một hạt bụi. Nó bay ở độ cao thấp, bay qua mục tiêu chụp ảnh xong rồi có thể trở về căn cứ của nó vẫn ở độ cao thấp mà cũng có thể từ từ kéo cao hoặc cứ thế bay thấp ra biển. Mà cái cách nó kéo cao mới thật khó chịu. Nó cứ thế lấy độ cao mà tốc độ không bị giảm tí nào. Cứ tưởng tượng khi ta đi xe máy lên dốc, càng lên cao thì tốc độ càng giảm và sẽ tới lúc không đi nổi. Máy bay đánh chặn của ta cũng nằm trong tình trạng tương tự như vậy khi đuổi bám thằng không người lái. Thế là ngày càng bị tụt lại và lắm trận đành chịu để cho nó thoát.

        Nhưng vấn đề chính là phát hiện ra nó thế nào đây? Các trạm ra-đa gần như bị bó tay vì thân hình nó đã bé lại bay rất thấp nên không thể “tóm” được nó.

        Ông Trần Mạnh lại mất nhiều đêm thức trắng. Một buổi sáng, ông cho gọi anh Tạ Quốc Hưng - một trong những sĩ quan dẫn đường kỳ cựu và giàu kinh nghiệm đến sỏ chỉ huy.

        - Báo cáo! Tôi có mặt theo lệnh của đồng chí! - anh Tạ Quốc Hưng bước vào sở chỉ huy, đứng nghiêm báo cáo.

        - Lệnh liếc gì đâu! Cậu ngồi xuống đây, tớ trao đổi chuyện này.

        - Dạ, vâng! - Anh Tạ Quốc Hưng trả lời và kéo ghế ngồi.

        - Tớ muôn cậu chọn thêm một ai đó đi cùng, đi dọc tất cả các cửa sông ven biển, đến tất cả các trạm ra-đa, trạm quan sát, hiệp đồng và ghi lại thời gian xuất hiện của “thằng C-130" cùng với độ cao, hướng bay của nó. Càng chi tiết càng tốt!

        - Rõ! Bao giờ thì đi ạ?

        - Càng sớm càng tốt!

        Anh Tạ Quốc Hưng hối hả chuẩn bị rồi ngay sáng hôm sau, anh cùng anh Chiến thông tin mang theo máy R-809, gồng gánh 2 bộ ắc-quy, thế là “khăn gói lên đường” làm nhiệm vụ. Chuyến đi của các anh xuất phát từ Quảng Ninh rồi cứ thế men dọc theo bờ biển, qua Cửa Cấm, Văn Úc, Diêm Điền, Trà Lý, Bà Lạt...

        Các anh đã đến tất cả các trạm quan sát, đài chỉ huy, các trạm ra-đa để lấy số liệu, hỏi han, trao đổi, ghi chép tỉ mỉ... Không ít nơi khi các anh đến đã phải hứng chịu những trận đánh phá của Không quân Mỹ, bom đạn tơi bời... vì chúng rất tích cực đánh các cửa sông, cửa biển, đánh phá các chân hàng, cầu phà... để ngăn chặn sự tiếp tế của miền Bắc cho chiến trường miền Nam.

                            “Lênh đênh qua cửa Thần Phù
                            Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm!”

        Khi đến đất Ninh Bình, anh đã lẩm nhẩm câu ca ấy và nhủ thầm: ‘Ta đang đi tìm cái Thiện để diệt cái Ác thì đương nhiên ta là Chân Tu rồi. Mà đã là Chân Tu thì làm sao mà chìm được. Bom đạn Mỹ chắc phải né ta ra.”

        Nói đến cửa biển Thần Phù thì đấy là vùng hạ lưu sông Đáy, đất Ninh Bình. Đầu thế kỷ XI, đến chùa Đông Hải, chùa Thiên Đô còn nghe sóng vỗ. Phía trước trông xa bóng Hòn Nẹ, Thần Phù, núi An Tiêm, động Từ Thức... Dải núi có hang động kéo dài địa mạch Tam Điệp - Biện Sơn, mục đầu của dãy Trường Sơn...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2016, 10:48:07 pm »


        Đủ biết, thời ấy sóng dữ, ngày đêm réo quanh ngọn núi có chữ “Thần” - thủ bút của chúa Trinh Sâm (1771) đánh dấu mốc. Nay “Cửa Thần” đã yên vị trong đất liền (xã Nga Thiện, Nga Sơn, Thanh Hóa) rồi. Sông cũ đổi dòng, thắt cổ bồng ôm trọn miền đất sa non mơn mởn như dáng nàng tiên nữ uốn mình trưóc biển. Cát ngấy mặn, nơi có thứ rau Quan Âm, hạt tám thơm, nếp cái hoa vàng ta chỉ được thưởng thức vào dịp lễ Tết cổ truyền... Đã có biết bao ngưòi bỏ ra bao nhiêu công sức ngày đêm đắp đê lấn biển để trồng cói, cấy lúa. Tôi chợt nhớ đến những câu thơ của một nhà thơ đã viết:

                                    “Sông thắt cổ bồng xòe nếp váy
                                    Vòng eo hoa lý nước non mình
                                    Sông Đáy, sông Ninh chùng dải lụa
                                    Gió quẩn theo chân gái Dông Bình
                                    Ai bảo đất này như hũ rượu
                                    Cất bằng men ruộng nếp Quần Liêu
                                    Ta bảo đất này như chiếc đó
                                    Đơm cả khơi xa, nhịp thủy triều
                                    Ai bảo đất này như sanh cói
                                    Dệt vừa cả nước chiếu giường đôi
                                    Ta bảo đất này như hạt tám
                                    Thơm thảo lòng dân tự mấy đời
                                    Đừng ví von nhiều e chẳng đủ
                                    Mười năm một xã biển cho người
                                    Đầu sóng Cồn Mờ vừa lấp ló
                                    Rạng đông chừng đã bớt xa xôi...”


        Kết thúc chuyến khảo sát, anh Tạ Quốc Hưng về viết báo cáo, nộp cho ông Trần Mạnh.

        Hôm sau, ông Mạnh cho gọi anh Hưng đến:

        - Bây giờ, cậu tính cho tớ xem thời gian từ khi “thằng C-130" xuất hiện trên màn hình đến khi đài quan sát phát hiện được “thằng không người lái” là bao nhiêu và nó xuất hiện ở đâu thì đài quan sát phát hiện được nó...

        Anh Tạ Quốc Hưng về tính toán tỉ mỉ và báo cáo chi tiết.

        Dựa vào các số liệu và xét đoán trên cơ sở phân tích một cách khoa học, ông Trần Mạnh đã phán đoán được khi “máy bay mẹ” - tức là C-130 cõng “thằng không người lái” đến vùng nào thì lập tức ông biết ngay thời gian C-130 phóng không người lái. Cũng từ đấy, ông lập ra các khu vực đánh chặn, dẫn đường tính đường bay dự kiến của không người lái và dẫn theo phương pháp “dẫn mò”.

        Bằng phương pháp này, các phi công đã phát hiện được không người lái khá nhanh và bắn hạ nó.

        Anh Tạ Quốc Hưng kể lại:

        - Có lần, sau khi “thằng không người lái" bay thấp, ra-đa không phát hiện được, nhưng ta vẫn dẫn như thường và phi công đã phát hiện, bắn rơi ngay “thằng không người lái” ấy. Tới khi rút kinh nghiệm trận đánh, tôi lên trình bày ở sở chỉ huy mà ông cố vấn liên Xô không tin. ông cố vấn không tin cũng có lý do vì “mắt thần” (ra-đa) đã không nhìn thấy thì làm sao mà “mắt trần” lại thấy và dẫn được! Vậy mà chiến thuật kiểu Trần Mạnh đã làm được mới kính nể chứ!

        (Hồi đó, qua một số sĩ quan dẫn đường thì được biết: Mặc dù các chuyên gia Liên Xô đề nghị tham gia trực ở sở chỉ huy, nhưng ngay từ đầu, Bộ Tổng Tham mưu đã giao nhiệm vụ cho các cán bộ chỉ huy trẻ tuổi của Không quân chủ động xây dựng, tổ chức công tác chỉ huy các trận đánh trong Sở chỉ huy mà không có mặt các chuyên gia nưóc ngoài...)

        Sau những lần Không quân Mỹ đánh phá sân bay, đánh hỏng đường cất hạ cánh, ông Trần Mạnh nghĩ đến việc cho máy bay ta cất hạ cánh trên đường lăn khi đường băng bị đánh hỏng. Chỉ có như vậy thì mới duy trì được sự hoạt động của Không quân ta. Chỉ có vậy thì bọn Mỹ mới bất ngờ vì thấy máy bay ta như “xuất quỷ nhập thần”.

        Ông đã tổ chức cho phi công bay thử để áp dụng khi cần thiết. Chính vì vậy, vào giai đoạn cuối năm 1972, khi hầu hết các sân bay, các đường cất hạ cánh bị đánh phá liên tục nhưng Không quân ta vẫn hoạt động, gây cho Không quân Mỹ những bất ngờ đến kinh hoàng. Chúng không thể hiểu nổi máy bay ta xuất kích theo kiểu gì khi mà mọi đường băng ở khắp các sân bay đều bị đánh phá tan tành, đánh đi đánh lại không chỉ một lần...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2016, 08:39:52 am »


        Bản thân tôi cũng đã nhiều lần cất cánh và hạ cánh trên đoạn đường lăn còn nguyên vẹn với chiều rộng 16m ấy. Cho đến tận bây giờ, khi chạy xe trên những con đường cao tốc, tôi vẫn cứ nghĩ tới việc sử dụng nó để cho máy bay ta cất hạ cánh khi cần thiết và cứ nhớ lại một thời đã từng cất, hạ cánh trên đoạn đường chỉ rộng có 16m...

        Cuối năm 1967, ông Trần Mạnh dẫn một đội quân vào Lệ Thủy, Quảng Bình để nghiên cứu về B-52. Ông cùng các thành phần chỉ huy, dẫn đường, phi công... đứng trên đỉnh đèo quan sát cách bay của B-52, cách các tiêm kích đi yểm hộ và cách đánh của chính B-52. Ông đứng bất động như pho tượng đá, chăm chú nhìn đội hình B-52. ông thầm nghĩ: “Không biết nay mai ra Bắc, bọn chúng có bay như thế này không?” Rồi ông tự trả lời: “Chắc chắn là không rồi!” Ở đây hỏa lực Phòng không mỏng, lại không có MiG-21 hoạt động nên chúng rất ngang tàng. Nếu chúng cứ áp dụng phương pháp đánh này khi ra Bắc thì chúng không thể tồn tại nổi. Mà kiểu gì chúng chẳng ra miền Bắc đánh phá. Ông nhớ lại lời tiên đoán của Bác Hồ: “Sớm muộn gì rồi đế quốc Mỹ cũng đưa B-52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua nó mói chịu thua... ở Việt Nam, Mỹ sẽ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua trên bầu trời Hà Nội!”...

        Hàng trăm câu hỏi ông tự đặt ra rồi lại tự trả lời. Điếu thuốc cháy sát đến tận ngón tay bỏng rát. Ông vứt xuống đất, lấy chân di nát và lẩm bẩm: “Suy cho cùng thì mày cũng chỉ là con ngáo ộp thôi! Vỏ quýt dày khắc có móng tay nhọn! Hãy đợi đấy!”

        Cũng ở mảnh đất Quảng Bình này, một thời gian ngắn sau đó đã nổ ra “Chiến dịch Mậu Thân 68” và ông đã cùng các thành phần ở lại để chỉ huy cho các máy bay vận tải chở hàng hóa, vũ khí, khí tài cho chiến dịch.

        Sau chuyến ông Mạnh đi Quảng Bình về, ông lại giao nhiệm vụ cho anh Tạ Quốc Hưng đi tiếp chuyến nữa để tiếp tục nghiên cứu về B-52.

        Chuyến đi lần này của anh Tạ Quốc Hưng có cả các thành phần phi công bay trên MiG-17 và MiG- 21, đó là các anh Lê Hải, Hoàng Ích, Vũ Ngọc Đỉnh và Võ Sĩ Giáp.

        Chiếc ô-tô GAZ-69 chở các anh hăm hở lên đường.

        Trước khi đi, ông Trần Mạnh dặn đi dặn lại anh Hưng là phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho chuyến đi. Anh Tạ Quốc Hưng hứa sẽ “đi đến nơi, về đến chốn” nhưng ông Mạnh vẫn lo lắng lắm. Không lo lắng sao được khi một lực lượng quan trọng như vậy đi vào vùng đất lửa mà không có bảo vệ, hơn nữa lại là lần đầu tiên đi, làm gì đã có kinh nghiệm...

        Xe các anh đến Đồng Hới thì phải dừng lại Binh trạm để hỏi đường và tính toán cách đi cho an toàn. Người trực ở Binh trạm lập tức gõ kẻng báo động. Lát sau, xuất hiện một phụ nữ tuổi chừng 25- 27. Chị nhìn các anh, nhìn xe ô-tô rồi thốt lên:

        - Trời ơi! “Mì chính cánh” ở đâu lại rơi xuống đây thế này? Mà các anh đi vào hay đi ra?

        - Bọn tôi đi ra! - Anh Hưng trả lời.

        - Các anh đi ra thì mắt phải trắng dã, nước da phải tái mét, môi phải thâm sì vì có ai thoát được cái sốt rét rừng đâu. Mà xe cộ thì phải tróc ghẻ, nham nhở, võ nát đến thảm hại chứ... Đằng này, các anh thì nhẵn nhụi, khỏe mạnh, xe cộ thì còn óng ả... Thế thì làm sao mà gọi là... đi ra! Mà sao các anh lại không ngụy trang xe nhỉ? Thật là chủ quan chết người!

        Chị rút chiếc còi ra thổi 3 hồi ngắn. Nhanh chóng xuất hiện lực lượng nữ thanh niên xung phong. Chị phân công ngay:

        - Các em nhanh chóng chuyển hết rau cỏ, đồ ăn thức uống trên xe xuống rồi chặt cây ngụy trang gấp cho xe. Còn các anh thì vào trong nhà, không phải làm gì cả, chỉ ngồi để cho chúng em ngắm các anh thôi! Xe của các anh qua đây đều vào ban đêm, chúng em có bao giờ nhận được rõ mặt ai đâu. May mắn lần này các anh lại đi vào ban ngày nên chúng em mới thấy được các anh. Các anh đừng đi vội nhé!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2016, 08:42:27 am »


        Vì xe trước khi đi đã được tháo biển số để không lộ đơn vị và anh Hưng cũng không giới thiệu các thành phần trên xe nên các chị không biết các anh là ai và ở đơn vị nào...

        Chẳng mấy chốc, chiếc xe đã được ngụy trang chu đáo. Các anh bấy giờ mới biết chị là Đại đội trưởng lực lượng thanh niên xung phong ở Binh trạm này. Chị Đại đội trưởng căn dặn:

        - Tuy gọi là “đánh hạn chế’ nhưng chúng nó hay xuất hiện bất ngờ và bắn phá bất ngờ lắm. Các anh phải rất chú ý mới được. Em sẽ dẫn các anh đến đoạn đường an toàn nhất rồi em quay về sau. Có điều, các anh phải hứa với em là khi ra, các anh phải tạt vào chỗ chúng em đấy!

        - Có việc gì quan trọng thế?

        - Quan trọng chứ! Để cho chúng em gửi thư nhà, nhờ các anh chuyển hộ!

        -  Vậy thì các anh hứa!

        Xe đi được một lúc thì nghe thấy chị Đại đội trưỏng hét:

        - Dừng xe! Sơ tán!

        Xe lập tức dừng và mọi người nhanh chóng nhảy ra khỏi xe, lăn hết sang hai bên vệ đường ẩn náu. Ngay lập tức xuất hiện 2 thằng F-4 bay rẹt qua và nã súng xôi xả xuống mặt đường rồi mất hút. May mắn là xe cộ và mọi người không ai bị dính đạn. Chị Đại đội trưởng cười:

        - Nếm mùi chiến trường chưa?

        Đoàn của các anh đã lên đỉnh 940 để quan sát cách thức hoạt động của B-52. Chúng bay nghênh ngang với đội hình 3 chiếc một theo kiểu bậc thang. Anh Vũ Ngọc Đỉnh nghiến răng:

        - Lúc này mà tao đang ngồi trong buồng lái MiG-21 thì chúng mày không thể nào thoát được!...

        Nắm quy luật hoạt động của B-52, thảo luận với nhau về phương án đánh..., hôm sau, đoàn của anh Hưng quay ra. Trên đường về, các anh có vào 

        Binh trạm theo đúng lời hứa và đón nhận thư từ của các chị em, đem ra Bắc gửi. Anh Hưng kể anh đã mất đến cả tuần lễ để chuyển thư đến các gia đình ở quanh Hà Nội, còn những ai ở xa thì đành phải dán tem và gửi qua bưu điện.

        Ông Trần Mạnh còn có nhiều chuyến vào chiến trường khu Bốn và anh Tạ Quốc Hưng đều được ông gọi đi “tháp tùng”. Anh Hưng nhớ có một kỷ niệm vui trong một chuyến đi cùng ông Trần Mạnh. Đấy là khi anh đi từ “ngã ba ông Ngư” sang “ngã tư ông Hội” (vào thời gian ấy, cái cụm từ “ngã ba ông Ngư” là chỉ đơn vị pháo phòng không của ông Ngư đóng ở khu vực ngã ba để bảo vệ đơn vị tên lửa thuộc Trung đoàn 238. Còn “ngã tư ông Hội” chính là đơn vị tên lửa thuộc Trung đoàn 238 của ông Hội). Anh Hưng phát hiện thấy các chiến sĩ đang thịt một “chú” lợn rừng chừng hơn 1 tạ vừa bắn được, anh đến hỏi mua vài cân về “cải thiện” bữa ăn. Tình cờ hôm ấy ông Hội lại đến thăm và làm việc với ông Mạnh. Đến bữa, ông Mạnh giữ ông Hội lại cùng ăn cơm. Thấy mâm cơm có mấy món thịt “hoành tráng” thì ông Hội hỏi:

        - Các anh mới vào mà lấy đâu ra món thịt ngon thế này? 

        - Em vừa đi qua chỗ mấy chiến sĩ thịt lợn, em dừng lại mua mấy cân về “cải thiện” thôi mà! - Anh Hưng trả lời.

        - Vậy mấy cậu chiến sĩ ấy không biết cậu à?

        - Không! Mà em cũng không biết các cậu ấy, các cậu ấy cũng chẳng biết em là ai!

        Ông Hội không nói gì, nhưng sau bữa ăn chừng nửa tiếng đồng hồ thì thấy mấy chiến sĩ xách đến mấy cân thịt để biếu và đem tiền lại trả:

        - “Cụ” Hội về “xạc” cho chúng em một trận rằng “ai đời các cậu lại đi bán mà lại bán ngay cho bộ đội cùng Quân chủng thì còn ra làm sao nữa!”

        Tất cả nhìn nhau cười phá lên và mối quan hệ hiệp đồng chiến đấu từ đấy lại càng gắn bó hơn, mật thiết hơn.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM