Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:17:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Người tìm chìa khóa vàng  (Đọc 19739 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2016, 05:11:31 pm »


TỪ CHÍNH ỦY TRỞ THÀNH PHI CÔNG TIÊM KÍCH

        Sau những vòng khám tuyển sức khỏe, ông Trần Mạnh đã trúng tuyển để đi học lái máy bay. Vậy là bước chân từng chinh phục dải Trường Sơn năm xưa, nay lại bước vào buồng lái máy bay để chinh phục bầu trời!

        Từ tháng 3 năm 1959 đến tháng 1 năm 1964 đã có những đợt tuyển chọn trong toàn quân, tuyển những cán bộ ưu tú để đi học lái máy bay.

        Là người có trình độ văn hóa, lại giỏi tiếng Pháp, ông Trần Mạnh đã lọt vào “kính ngắm” của Cục Cán bộ - Bộ Quốc phòng đang lựa chọn cán bộ chủ chốt dẫn đầu “Đoàn bay sô' 2” sang Trung Quốc học để rồi sau này dần dần sẽ bồi dưỡng trở thành cán bộ lãnh đạo tương lai của Không quân Việt Nam.

        Trước đó, “Đoàn bay sô" 1” mà ông Đào Đình Luyện được điều về làm trưởng đoàn cũng đã bay ở Trung Quốc rồi. Hồi ấy, Trung Quốc có mấy trường giúp ta đào tạo phi công và thợ máy là:

        - Trường Không quân số 2 đào tạo phi công cánh quạt.

        - Trường Không quân số 3 đào tạo phi công phản lực.

        - Trường Không quân số 8 đào tạo kỹ thuật của máy bay MiG-19.

        - Trường Không quản số 9 đào tạo kỹ thuật của máy bay MiG-17.

        Đại tá Trần Thanh - nguyên Phó Cục trưởng Cục Hậu cần tâm sự với tôi:

        - Đoàn của tôi và đoàn của ông Luyện đi đúng vào dịp vỡ đê Mai Lâm, khó khăn vô cùng. Bây giờ ai đó được đi ra nước ngoài thì hoành tráng lắm, nhưng hồi ấy chúng tôi đi thật gian nan. Mỗi người được phát hai mét vuông vải trắng, hai bộ quần áo xanh xi-lâm và một đoạn dây...

        - Để làm gì ạ? - Tôi hỏi chen vào.

        - Để sau khi gói quần áo cho gọn ghẽ, lấy vải trắng bọc ở bên ngoài, rồi lấy dây buộc chặt lại làm cái “va-li” mà xách lên tàu liên vận đi sang Trung Quốc chứ còn làm gì!

        - Các bác đã vậy. Thế đoàn của bác Luyện và của bác Mạnh cũng như vậy hả bác? - Tôi hỏi tiếp.

        - Thì đều vậy hết, như nhau cả mà! Chúng tôi đi phải giữ bí mật. Đi ra nước ngoài mà ở nhà có ai biết là mình đi ra nước ngoài đâu. Thư từ viết về nhà thì phải để ngỏ, không được dán. Sau khi được cấp có thẩm quyền xem xét, thấy không có vấn đề gì lộ bí mật thì mới đóng thành gói gửi về nước, về Cục Cán bộ. Ở đó, phong bì mới được dán tem và gửi bưu điện. Thư ỏ nhà gửi cho mình thì gửi theo hòm thư đã được quy định, tất cả được tập trung lại, đóng gói xong mới gửi sang...

        - Thì đến khi bọn tôi sang học bay bên Liên Xô cũng vẫn phải chấp hành theo cái quy định ấy, có gì thay đổi đâu bác!

        - Vậy đoàn của bác và đoàn của bác Luyện, bác Mạnh cùng học ở một nơi à?

        - Không! Đoàn của bọn tôi mang tên là đoàn “Hồ Nam”, tức là viết tắt ghép hai chữ Bác Hồ và Việt Nam lại mà thành. Bọn tôi học ở Trường Không quân sô" 9, các ông học bay thì học ở Trường Không quân số 2 rồi Trường Không quân số 3. Thế nhưng, có một giai đoạn tất cả mấy đoàn đều tập trung về cả ở Cao Mật, Sơn Đông - cả bay, cả máy, cả tham mưu, chính trị... và bấy giờ đoàn “Hồ Nam” đổi thành “Đoàn Hồ Nam 17”. Con sô" 17 đây chính là MiG-17 đấy! Mật danh mà!

        - À! Ra thế! - Tôi thốt lên. Vậy cái câu thơ “Ăn sạch lương Cao Mật...”

        - Đấy là thơ của ông Nguyễn Trọng Sự, về sau làm Đại đội trưởng Đại đội 14 của Trung đoàn Sao Đỏ. Ông ấy viết là:

                                 Uống cạn nước Trường Xuân
                                 Ăn sạch lương Cao Mật
                                 Gót anh hùng dẫm nát cỏ Giang Tô...


        Chuyện ở Cao Mật, tí nữa tôi sẽ kể cho mà nghe! Uống nước đi! Nước nấu bằng cây chó đẻ răng cưa đấy! Uống tốt lắm!

        - Vâng, tên của nó là “diệp hạ châu”! Nhiều nơi gọi là “chó đẻ răng cưa”! Cũng là nó cả mà!

        - Ừ, ừ...

        Cuôì năm 1959, “đoàn bay số 2” thoạt đầu do ông Nguyễn Phúc Trạch làm đoàn trưởng và ông Trần Mạnh làm đoàn phó phụ trách công tác chính trị, là Chính ủy của đoàn chuẩn bị lên đường sang Trường Không quân số 3.

        Nhưng sau khi có đợt khám lại sức khỏe, với nguyện vọng của mình muốn trở thành phi công và vượt qua được các vòng khám tuyển, ông Trần Mạnh đã đạt tiêu chuẩn trở thành học viên bay.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2016, 05:13:14 pm »


        Việc khám sức khỏe cũng nhiều gay cấn, hồi hộp lắm. Tôi còn nhớ, khi chúng tôi rời ghế nhà trường đi khám tuyển thì cũng giống như ông Trần Mạnh thôi. Cứ qua một khoa khám tuyển, thấy trên một trang trong “Sổ sức khỏe” của mình có ghi chữ ĐĐK ngoáy tít kèm theo chữ ký của bác sĩ khoa ấy là yên tâm “thoát một cửa ải” để đi tiếp sang khoa khác (ĐĐK chính là chữ viết tắt của “Đủ điều kiện”). Khoa nào cũng được ghi ĐĐK thì hồ hởi lắm, phấn chấn lắm... Chỉ còn mỗi động tác là đợi hội đồng khám tuyển “gật đầu” phê duyệt nữa là xong, là một chân đã bước qua được ngưỡng cửa vào cõi mơ để lên trời rồi.

        Với sức lực từng được rèn luyện qua cuộc vượt dãy Trường Sơn ra Bắc, ông Trần Mạnh vượt qua các vòng khám tuyển không mấy khó khăn.

        Thế là, sau những vòng khám tuyển sức khỏe, bước chân từng chinh phục dải Trường Sơn năm xưa, nay lại bước vào buồng lái máy bay để chinh phục bầu tròi!

        “Đoàn bay số 2” của các ông gồm 60 người - 60 học viên chuẩn bị cho việc đi học bay bên đất nưóc Trung Quốc, đến Trường Không quân số 3 ỏ Cẩm Châu.

        Tôi có dịp ngồi nói chuyện với Đại tá Mai Đức Toại, người cùng “Đoàn bay số 2” với ông Trần Mạnh, sau này về nước chiến đấu, xuất kích nhiều lần trên loại máy bay MiG-17, từng bắn rơi 2 máy bay Mỹ, rồi giữ rất nhiều chức vụ quan trọng trong Quân chủng Phòng không - Không quân như: Trung đoàn phó Trung đoàn Không quân tiêm kích 923, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân tiêm kích 925, Tham mưu trưởng Binh chủng Không quân, Sư đoàn trưởng các Sư đoàn Không quân 370, 371, Hiệu trưởng Trường Chỉ huy Kỹ thuật Không quân, Phó tư lệnh, Chủ nhiệm Hậu cần Quân chủng Không quân. Ông kể:

        - Đoàn của chúng tôi lúc đầu có 60 người, nhưng khi sang kiểm tra sức khỏe thì chỉ còn được 54 người. Năm đầu tiên bay trên loại máy bay Iak- 18 ở sân bay Bắc thuộc huyện Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh...

        Tôi có biết trận Cẩm Châu năm 1948, một trận đánh trong nội chiến Trung Quốc giữa Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa của Đảng cộng sản Trung Quốc với Quân đội cách mạng quốc dân của Quốc Dân Đảng. Đây là một trong những trận đánh mang tính quyết định nhất trong chiến dịch Liên - Thẩm, quyết định sự kiểm soát của lực lượng cộng sản Trung Quốc tại miền Đông Bắc nước này.

        Cẩm Châu án ngữ con đường chính đi bình nguyên Hoa Bắc, đi qua Sơn Hải Quan. Vì vậy, đây là một vị trí có tầm quan trọng chiến lược. Chiếm được Cẩm Châu, quân giải phóng có thể thuận lợi tiến quân vào bình nguyên Hoa Bắc.

        Trong một bức điện gửi cho các lãnh đạo quân sự quân giải phóng ở miền Đông Bắc Trung quốc, Mao Trạch Đông đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải phóng Cẩm Châu, cụ thể, ông cho rằng chìa khóa cho thắng lợi của toàn bộ chiến dịch Liên - Thẩm là phải “tấn công và đánh chiếm Cẩm Châu trong vòng một tuần”.

        Cẩm Châu là một địa cấp thị của tỉnh Liêu Ninh, có 3 quận là Thái Hòa, Cổ Tháp, Lăng Hà, có 2 thị xã là Lăng Hải và Bắc Trấn, có 2 huyện là Hắc Sơn và Huyện Nghĩa.

        Diện tích của cẩm Châu là 10.111,45 km2. Dân cư không đông. Cho tới năm 2007 thì mới có 3,8 triệu dân.

        Hồi đoàn bay của ông Trần Mạnh bay ở đó chắc dân số ít hơn nhiều.

        Vậy là “Đoàn bay số 2” của các ông cũng được huấn luyện ở vị trí đắc địa - một vị trí chiến lược trên đường đi bình nguyên Hoa Bắc...

        Ông Mai Đức Toại kể tiếp:

        - Chuyến bay đầu tiên thầy giáo dạy bay cho bay đi xem địa hình và rồi “tranh thủ” làm các động tác nhào lộn nên một số anh không chịu được, về nôn thốc nôn tháo...

        - Hình như với đoàn bay nào cũng vậy thì phải. Chẳng cứ đoàn bay ở Trung Quốc phải “chịu” cảnh như thế mà đoàn bay ở Liên Xô cũng vậy thôi. Có thể, các thầy dạy bay kiểm tra sức khỏe thực tế của các học viên bay cũng nên! - Tôi tiếp lời.

        Mà hình như đúng thế thật! Tôi lại nhớ đến “Đoàn bay MiG-21 khóa 3” của tôi, ngay chuyến bay cảm giác đầu tiên, bay đi tham quan địa hình ấy, các thầy dạy bay cũng làm như thế và sau khi bị “tra tấn” bằng những cú nhào lộn lên xuống, những cú khoan ngang khoan dọc thì cũng có khối anh về chẳng nôn ra mật xanh mật vàng đó thôi.

        Những thầy dạy bay là những bác sĩ hàng y giỏi nhất, đánh giá chuẩn xác nhất, tuyển chọn sức khỏe chính xác nhất. Khi các thầy đã viết cho mấy chữ ĐĐK với học viên nào thì chắc chắn học viên ấy sẽ quen với sinh hoạt trên không rồi, quen với các trạng thái ở trên không rồi và vấn đề còn lại chỉ là phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật bay nữa mà thôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2016, 05:15:03 pm »


        Ngay bản thân tôi cũng thế, chuyến đầu tiên cũng được thầy “khoắng” cho mấy cái, sau rồi hỏi tôi có thấy đường chân tròi không. Tôi dám chắc 100% là với tất cả những ai lần đầu tiên ngồi vào buồng lái máy bay, bay lên trời thì không thể biết đâu là đường chân trời cả. Tôi vốn xuất thân từ thằng bé chăn bò, vừa mới rời ghế nhà trường, đi khám tuyển, trúng tuyển rồi được gọi nhập ngũ và sau chưa đầy một tháng đã đi sang nước bạn để học bay. Còn đang ngỡ ngàng với bao nhiêu điều mới lạ thì đã hiểu ra làm sao cái đường chân trời ở trên không!

        Mà “chân tròi” được hiểu theo định nghĩa thì đấy là “đường giới hạn của tầm mắt ở nơi xa tít, trông tưởng như bầu trời tiếp xúc với mặt đất hay mặt biển”. Đằng này đang ở trên trời thì biết tìm đường chân tròi ở đâu, trời lại tiếp với trời hay sao? Tôi thật chịu, mù tịt, chẳng biết nó ở đâu cả.

        Cũng phải mất đến mấy chuyến bay sau, tôi mới được thầy chỉ cho một cách cụ thể hơn:

        - Hãy nhìn ra xa, nhìn ngang kính ngắm ấy thì sẽ thấy một vệt nằm ngang, cắt ngang kính ngắm ấy và như vậy là máy bay của ta đang bay bằng. Thấy chưa?

        - Thấy rồi ạ! - Tôi gần như reo lên khi nhìn thấy một đường kẻ thẳng băng ngang kính ngắm trước mặt mình mà tại sao mấy chuyến trước thầy nói lại không thấy được.

        Đúng là đường chân trời rất quan trọng trong khi bay. Nó giúp cho ta giữ vị trí máy bay, biết được máy bay đang bay bằng, đang mang độ nghiêng hay đang bay lên, hoặc đang chúi xuống. Quan sát được đường chân trời thì ta định hướng, định vị được vị trí máy bay của ta trong không gian một cách dễ dàng và điều khiển máy bay cũng rất dễ dàng.

        Trong buồng lái của tất cả các máy bay, trên bảng đồng hồ đều được bô" trí một đồng hồ gọi là “đồng hồ chân tròi”. Chiếc đồng hồ ấy hỗ trợ phi công bay trong thời tiết phức tạp hay bay đêm..., khi không thấy đường chân tròi bằng mắt thường thì phải theo sự chỉ dẫn của đồng hồ ấy. Nó giúp phi công hiểu được trạng thái thực tế lúc bấy giờ của máy bay như thế nào: đang bay bằng hay có độ nghiêng, máy bay đang lấy độ cao hay giảm độ cao...

        Đường chân trời! Ba từ ngắn gọn vậy thôi mà rất quan trọng, mà ngay từ đầu tìm chẳng thấy, mà rồi đi cả đời cũng chẳng đến được. Thế mới biết trên đời này còn biết bao nhiêu thứ thật mung lung...

        Sau khi bay thì “Đoàn bay số 2” lại có sự thay đổi về nhân sự lãnh đạo, ông Trần Mạnh lên làm đoàn trưởng và ông Nguyễn Phúc Trạch làm đoàn phó phụ trách công tác chính trị. Việc thay đổi này đã gây ra sự hiểu lầm dẫn đến những xích mích, nhưng với tính cách là người suy nghĩ chín chắn, sâu sắc và tính tình đỉềm đạm, ông Trần Mạnh đã dung hòa được mọi vấn đề, không để xảy ra mất đoàn kết trong nội bộ lãnh đạo.

        Từ 60 người, đoàn bay của ông Trần Mạnh còn 54 ngưòi. 6 người đã bị loại về sức khỏe. Sau khi bay trên loại máy bay Iak-18, kết thúc khóa học trên loại máy bay này thì đoàn còn 32 người. Số này được chuyển sang bay trên loại máy bay MÌG-17A (loại MiG-17 không có tăng lực).

        Cách đào tạo phi công thời ấy ở Trung Quốc và ở Liên Xô hoàn toàn giống nhau. Đầu tiên phải bay trên loại máy bay sơ cấp - loại máy bay cánh quạt Iak-18 đã, rồi sau khi tốt nghiệp trên loại máy bay Iak-18 mới chuyển sang học lý thuyết và học bay trên loại máy bay MiG-17. Rồi sau khi tốt nghiệp bay trên loại máy bay MiG-17 mới chuyển sang học lý thuyết và học bay trên loại máy bay MiG-21...

        Đấy là huấn luyện theo kiểu hàn lâm!

        Khi bay trên loại máy bay Iak-18, đoàn của ông Trần Mạnh bay ở sân bay Bắc của huyện Cẩm Châu. Đấy là sân bay đất. Sân bay Bắc nằm ở khu vực bình nguyên nên địa hình và thời tiết rất thuận lợi, phù hợp cho công việc đào tạo những học viên bay đầu tiên bước vào nghề bay.

        Trong những giai đoạn nghỉ bay thì đoàn bay của ông tham gia lao động gặt cao lương giúp dân. Cao lương là một loại cây lương thực cùng họ với ngô, nhưng thân và lá lớn, giẻ ngắn, hạt to tròn. Đi gặt nó thì vất vả cũng chẳng kém gì việc gặt lúa cả. Cứ nghe đến “cao lương mỹ vị” thì nghĩ ngay đến món ăn ngon và bổ dưỡng. Thế nhưng đi gặt cao lương thì “biết tay nhau”!

        Bọn tôi hồi học bay ở Liên Xô cũng vậy, khi nào vào giai đoạn nghỉ bay thì đi đến các nông trường, nông trang lao động, nhưng bọn tôi chủ yếu là đi hái, đi thu hoạch hoa quả như táo, lê, cà chua, dưa hấu... nên vừa thu hoạch vừa được nếm, được ăn thoải mái và khi về lại còn được mang về làm quà nữa. So sánh với việc đi gặt cao lương thì chúng tôi quá sướng! Gặt cao lương thì ăn gì? Chẳng nhẽ nhai sống hạt cao lương? Đi gặt cao lương thì khổ hơn chúng tôi cả trăm lần là cái chắc!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2016, 02:18:10 am »


        Vì MiG-17 không có loại máy bay UMIG-17 (loại hai buồng lái để học viên ngồi trước, giáo viên bay ngồi sau) nên đoàn bay của ông Trần Mạnh phải bay trên loại máy bay MiG-15 với các UMIG-15.

        Khi bay trên loại MiG-15, đoàn phải chuyển đến sân bay Tây. Đấy là sân bay có đường cất hạ cánh (đường băng) bằng bê-tông.

        Kết thúc khóa học bay trên loại máy bay MiG- 15, đoàn của ông còn 29 người để chuyển sang bay trên MiG-17A.

        Khi bay trên loại MiG-17A, đoàn của ông về bay ở Dương Thôn. Đấy là khu vực thuộc Thiên Tân và đến lúc các ông chuyển sang bay trên loại MiG- 17F (loại máy bay có tăng lực) thì “Đoàn bay số 2 của ông Trần Mạnh chỉ còn có 26 người, đó là: Trần Mạnh, Nguyễn Phúc Trạch, Mai Đức Toại, Lê Quang Trung, Nguyễn Văn Bảy (A), Đỗ Huy Hoàng, Võ Văn Mẫn, Đồng Văn Đe, Nguyễn Văn Tài, Phạm Thành Chung, Võ Sử, Triệu Bội Ngọc, Ngô Đức Mai, Nguyễn Thế Hôn, Trần Huyền, Lưu Huy Chao, Trần Triêm, Trần Tấn Đức, Lê Trọng Huyên, Nguyễn Văn Lai, Dương Trung Tân, Trần Ngọc Síu, Vũ Thế Xuân, Nguyễn Thành Phương, Nguyễn Hồng Thanh. Đặng Trình.

        Giai đoạn này là giai đoạn ở đất nước Trung Quốc đang xảy ra cuộc “cách mạng văn hóa” long tròi lở đất. Nhà trường muốn lôi kéo đoàn học viên bay của Việt Nam vào tham gia cuộc “cách mạng” ấy, vào các cuộc mít tinh, biểu tình, thị uy...

        Phải xử lý thật khéo léo, phải thực sự mềm dẻo, thực sự tế nhị trong mọi mối quan hệ thì đoàn bay của ông mới né tránh được, mới không bị cuốn hút vào cái vòng xoáy của cuộc “cách mạng văn hóa” ấy và cũng không để nhà trường hiểu lầm.

        Một thòi gian sau, vì thiếu dầu liệu bay nên các ông lại phải chuyển về Sơn Đông. Trong cuốn hồi ký 60 năm Không quân nhân dân Việt Nam, Đại tá Trần Thanh nhớ lại:

        “Cuối tháng 8 năm 1957, đoàn học kỹ thuật lên đường sang học bên Trung Quốc, về Trường Không quân số 9 ở Trường Xuân. Sau 3 năm miệt mài học tập, đoàn đã tốt nghiệp đạt 100% khá giỏi, nhưng do yêu cầu nhiệm vụ, sau khi tốt nghiệp, đoàn chưa về nước ngay mà đến cuối tháng 8 năm 1960, thì đoàn chuyển từ Trường Xuân về Cao Mật thuộc tỉnh Sơn Đông (vùng Hoa Trung). Tháng 9 năm 1960, đoàn học bay MiG-17 của ông Đào Đình Luyện tốt nghiệp ở Trường Không quân số 3 tại Cẩm Châu về Cao Mật nhập đoàn. Đây là đoàn có cả phi công và kỹ thuật máy bay. 6 tháng sau thì đoàn học bay MiG-17 số 2 của ông Trần Mạnh cũng về hội tụ ở Cao Mật vì lý do nhà trường không đủ dầu liệu bay huấn luyện...”

                Vùng Cao Mật đã thực sự gắn bó với các học viên Không quân của ta suốt một thời gian dài. Gần đây, tôi có biết được tin Trung Quốc sẽ biến Cao Mật thành “Làng văn hóa Mạc Ngôn” sau khi Mạc Ngôn trở thành tác giả Trung Quốc đầu tiên đoạt giải Nobel Văn học năm 2012. Làng Bình An Trang, nơi Mạc Ngôn sinh ra và lớn lên là một cộng đồng nông nghiệp nghèo thuộc huyện Cao Mật, tỉnh Sơn Đông - miền Đông Trung Quốc. Ở nơi này, Mạc Ngôn đã từng phải ăn vỏ cây và rau dại để sống sót qua thời thơ ấu khắc nghiệt. Nay thì chính quyền Cao Mật đang tính đến một hướng phát triển mới thu hút dòng khách du lịch thông qua tên tuổi của Mạc Ngôn và nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng của ông như Cao lương đỏ, Báu vật của đời, Cây tỏi nổi giận, Đàn hương hình... Ngôi làng thơ ấu của cha đẻ Báu vật của đời sẽ trở thành “vùng trải nghiệm văn hóa Mạc Ngôn”...

        Không biết có ai trong đoàn “Hồ Nam” và các “Đoàn bay số 1”, “Đoàn bay số2” từng ở Cao Mật đã đến làng Bình An Trang?

        Đến cuối tháng 3 năm 1963, ta đã tiếp nhận 32 chiếc MiG-17A và 4 chiếc UMIG-15 làm nhiệm vụ huấn luyện. Vậy là đã đủ biên chế vũ khí trang bị cho một trung đoàn bay rồi. Đây là những chiếc máy bay tiêm kích phản lực đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam. Tuy phần lớn những máy bay này được sản xuất từ những năm 1952 đến 1954, nhưng với chúng ta thì đấy là loại hiện đại nhất lúc bấy giờ rồi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2016, 02:19:36 am »


        Đầu tháng 6 năm 1963, toàn đoàn cùng các trang bị kỹ thuật quân sự được chuyển quân, rời căn cứ Cao Mật của tỉnh Sơn Đông về căn cứ Không quân Mông Tự thuộc tỉnh Vân Nam, sát biên giới nước ta.

        Những ngày này, tình hình nước nhà đang có nhiều biến động: Mỹ đẩy mạnh cuộc chiến tranh ở miền Nam và leo thang đánh phá miền Bắc một cách dữ dội, ác liệt. Tại căn cứ Mông Tự, không khí rất sôi động. Ai cũng muốn nhanh chóng được trở về nước để tham gia chiến đấu.

        Rồi Trung đoàn chiến đấu cũng phải được thành lập. Ngoài lực lượng sẵn có ở sân bay Mông Tự, còn được bổ sung thêm các lực lượng từ nước nhà đưa sang cho đủ các thành phần. Tất cả đều được tập kết ỏ sân bay Mông Tự. Bên ngoài vẫn là những ngày học tập bình thưòng nhưng bên trong là cả một sự khẩn trương chuẩn bị cho ngày lễ ra mắt của Trung đoàn.

        Ngày 3 tháng 2 năm 1964, trên một sân vận động của sân bay Mông Tự, toàn thể cán bộ chiến sĩ tập trung đông đủ. Buổi lễ ra mắt chính thức công khai Trung đoàn Không quân tiêm kích đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam được tiến hành. Trung đoàn được mang tên “Trung đoàn Sao Đỏ”.

        Sau bao nhiêu năm học tập, chuẩn bị, vậy là đứa con đầu lòng của Không quân tiêm kích đã ra đời.

        Sau này, trong quá trình chiến đấu, lực lượng Không quân Việt Nam càng đánh càng mạnh, càng phát triển, càng trưởng thành, càng có thêm những Trung đoàn Không quân khác nữa, nhưng Trung đoàn Không quân Sao Đỏ - Trung đoàn Không quân tiêm kích đầu tiên luôn xứng đáng với danh hiệu như một người anh cả - “Anh cả Đỏ”!

        Rồi sau “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” ngày 5 tháng 8 năm 1964, Trung đoàn nhận được lệnh khẩn trương chuẩn bị để trở về nước, về Đất Mẹ.

        Ngày 6 tháng 8 năm 1964, các biên đội MiG- 17 lần lượt nối đuôi nhau lăn ra đường băng và cất cánh về sân bay Đa Phúc (nay là sân bay Nội Bài) trong không khí nhộn nhịp, náo nức của những người con xa Tổ quốc nay đã đến lúc trỏ về.

        “Đi bằng đường bộ, trở về bằng đường trời!” - Lời nói của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh hôm nào càng làm tăng thêm niềm vui và nghị lực cho mọi người.

        Sau khi tề tựu đông đủ ở sân bay Đa Phúc thì ngay chiều hôm ấy, ta đã tổ chức trực ban chiến đấu trên sân bay với 2 biên đội 2 chiếc là Phạm Ngọc Lan, Lâm Văn Lích và Trần Hanh, Nguyễn Nhật Chiêu.

        Các thành phần trực ở sở Chỉ huy cũng bắt tay ngay vào công việc điều hành và Trung đoàn trưởng Đào Đình Luyện và Trung đoàn phó Trần Mạnh đã ở cùng trong sở Chỉ huy.

        Đến đầu năm 1966, khi Trung đoàn được trang bị loại máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-21 thì ông Trần Mạnh đã cùng với các phi công dày dạn kinh nghiệm chiến đấu trên loại máy bay MiG-17 chuyển loại thành công lên máy bay MiG-21.

        Đại tá - phi công Anh hùng Nguyễn Nhật Chiêu nhớ lại:

        - Để chuyển loại lên máy bay MiG-21, Trung đoàn đã chọn 5 phi công làm nhiệm vụ chuyển đầu tiên. 5 phi công đó gồm: anh Trần Mạnh chỉ huy, tôi và các anh Phạm Ngọc Lan, Nguyễn Ngọc Độ, Trần Hanh. Lên lớp lý thuyết là tất cả các giáo viên của ta. Tuy trình độ tất cả bấy giờ chỉ là trung cấp thôi, nhưng số giáo viên này nắm rất chắc. Họ truyền đạt cho chúng tôi đầy đủ, tỉ mi nhưng rất dễ hiểu. Khi đó, nhóm chuyên gia Liên Xô chưa sang, ta không thể đợi được nên Trung đoàn trưởng quyết định không chờ. Anh Trần Mạnh động viên: “Máy bay đã lắp ráp xong, nhu cầu của chiến trường rất cần đến sự hoạt động của Không quân ta. Giả dụ không có bạn sang thì ta vứt máy bay đi à? Vì vậy, ta cần phải quyết tâm bay chuyển loại khi không chờ được giáo viên. Các anh đã là những phi công dày dạn kinh nghiệm trên loại máy bay MiG-17, đã dày dạn kinh nghiệm trong chiến đấu. Tôi tin là các anh và cả tôi nữa sẽ chuyển loại được trên MiG-21. Chính bây giờ mới là sự thể hiện quyết tâm và cố gắng của anh em chúng ta!” Anh Trần Mạnh đã nói vậy thì không ai là không cố gắng. Rất may là sau đó, nhóm chuyên gia Liên Xô đã sang và ông Chaban đã bay kèm chúng tôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2016, 02:21:11 am »


        - Vậy từ MiG-17 chuyển lên MiG-21 anh thấy thế nào?

        - Đầu tiên tớ cũng hơi “gờm” vì MiG-17 thì bé nhỏ so với MiG-21. MiG-21 thì cao lớn, dài rộng hơn MiG-17 nhiều, nhưng rồi tớ lại nghĩ: “Về nguyên tắc thì các máy bay là như nhau, chỉ có điều tốc độ, độ cao... và các tính năng khác là có chút khác nhau thôi. Nhưng mình đã chinh phục được “em” MiG-17 rồi thì “chị” MiG-21 này chắc chắn cũng sẽ chinh phục được! Có quyết tâm là làm được hết!

        - Vâng, rồi khi bay chính thức thì thế nào ạ?

        - Chúng tớ được sát hạch phần lý thuyết xong thì ra sân bay tập buồng lái rồi tập nổ máy, tập lăn, tập cất cánh thử rồi cất cánh thật. Bay đến chuyên thứ hai thì tớ mê ngay. Sau dăm sáu chuyến thì tớ được bay đơn theo hàng tuyến, rồi được kèm một chuyến vào không vực, chưa được kèm bay biên đội thì đã đi chiến đấu rồi. MiG-21 quả là lợi hại và là loại máy bay tuyệt vời thật! Anh Trần Mạnh vừa bay vừa phải trực chỉ huy nên anh bay chậm hơn một chút. Nhìn chung, cả nhóm chúng tớ được Trung đoàn lựa chọn đã chuyển loại “ngon lành” làm cơ sở cho các đợt chuyển loại sau này.

        Vậy là ông Trần Mạnh đã làm chủ loại máy bay tiêm kích chiến đấu hiện đại vào loại bậc nhất thời bấy giờ với những tính năng, ưu điểm vượt trội MiG-17. Việc chuyển loại bay trên MiG-21 đã giúp ông có cơ sở đưa ra những cách đánh phù hợp với loại máy bay này để giành chiến thắng trước một kẻ thù vừa đông, vừa mạnh, vừa giàu kinh nghiệm trận mạc trên không.

        “Đoàn bay số 2" của ông còn lại không nhiều. Tôi nhẩm tính cho tới giờ chỉ còn có các ông: Mai Đức Toại, Nguyễn Văn Bảy A, Triệu Bội Ngọc Nguyễn Thành Phương, Nguyễn Hồng Thanh... Đại đa số đã hy sinh trong chiến đấu, trong những trận không chiến. Số ít thì mất vì tuổi tác, vì bệnh tật.

        Nhiều người trong “Đoàn bay số 2” của ông đã được Nhà nước phong tặng, truy tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân như các ông: Nguyễn Văn Bảy A, Lưu Huy Chao, Lê Trọng Huyên, Nguyễn Văn Lai, Lê Quang Trung, Võ Văn Mẫn, Ngô Đức Mai, Nguyễn Thế Hôn, Trần Huyền, Dương Trung Tân

        Các đồng chí trong “Đoàn bay số 2” của ông là những nốt nhạc trầm bổng trong bản giao hưởng với những giai điệu thiết tha, bi tráng, hào hùng của một thời không thể nào quên...

        Cuộc đời ông Trần Mạnh đã có những bước chuyển đổi quan trọng: Từ một chàng sinh viên trở thành anh lính bộ binh rồi thành Chính ủy Tiểu đoàn, Chính ủy Trung đoàn, rồi từ Chính ủy lại trở thành người lính canh trời - trở thành phi công tiêm kích, rồi thành người “kiến trúc sư” của các chiến thuật, các cách đánh cho loại máy bay tiêm kích MiG-21... Chắc ông cũng không thể đoán được chặng đường phía trước của ông sẽ còn có bước ngoặt quan trọng nữa - đưa ông sang hẳn một lĩnh vực mới: Một chiến trường không có tiếng súng nhưng gian nan, vất vả không kém gì những trận không chiến ác liệt. Có một điều, dù ở lĩnh vực nào, ông cũng để lại những dấu ấn quan trọng, tạo nên những sự đột phá quan trọng mà khi nhắc đến, nhiều người phải nể phục...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2016, 09:13:03 am »

           
3. KIẾN TRÚC SƯ KHÔNG CHIẾN

        "Nếu như mỗi chiến công bắn rơi một máy bay Mỹ, các phi công và chỉ huy được tặng một Huân chương thì ngực áo của Trần Mạnh - người chỉ huy gần 100 trận không chiến thắng lợi, chắc không còn chỗ để đeo Huân chương...”

        Vào giai đoạn cuối tháng 4 năm 1968, khi lớp phi công trẻ chúng tôi tốt nghiệp trên loại máy bay MiG-21 (sau này vẫn được gọi là “Đoàn bay MiG- 21 khóa 3”) về nước thì ông Trần Mạnh đã là Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân Sao Đỏ thay cho ông Đào Đình Luyện.

        Với cương vị Trung đoàn trưởng thì ông chỉ huy là chính, bay là phụ nhưng không phải vì thế mà kỹ thuật bay bị “hao mòn”. Tôi không có vinh dự được bay với ông, nhưng ai đã từng bay với ông đều có chung một nhận xét về ông - “Đấy là một phi công nhìn nhận mọi vấn đề, mọi khía cạnh rất sắc sảo, là người chỉ huy tài năng với tính tình thật điềm đạm mà thẳng thắn”. Anh Hà Quang Hưng - người cùng đoàn bay với tôi, người từng có “cơ duyên” bay với ông, khi nói chuyện với tôi, anh tâm sự:

        - “Cụ” Mạnh là người rất thẳng thắn. Tôi nhớ lần tôi bay với “cụ”, sau khi về hạ cánh xong, “cụ” ôn tồn nói với tôi: “Cậu cứ về Trung đoàn, cứ bay đi, sai đâu khắc sửa đấy!” Tôi nghiệm ra, ít ai vừa chỉ ra thiếu sót của mình lại vừa chỉ cho đường hướng để mình bước tiếp. Đấy là một người chỉ huy tài năng, đầy sức thuyết phục.

        Tôi đồng ý với anh Hà Quang Hưng. Mọi người quý trọng ông chính vì lẽ ấy. Tôi chưa thấy ông nói to tiếng hoặc quát tháo ai bao giò. Lúc nào cũng thấy ông trầm tĩnh, điềm đạm, phân tích mọi chuyện có đầu có cuối, chỉ rõ đâu thuộc về khách quan, đâu thuộc về chủ quan và cách khắc phục nên thế nào. Có lẽ, trong con người ông, giữa công việc của một người chính ủy và một người làm công tác quân sự hòa quyện với nhau chặt chẽ, nhuần nhuyễn không ranh giới nên ông xử lý mọi vấn đề đều có tình có lý.


Phi công tiêm kích MiG-21 Tướng Trần Mạnh

        Ông bước vào trực chỉ huy khá sớm. Anh Tạ Quốc Hưng - một trong những sĩ quan dẫn đường kỳ cựu của Không quân nói với tôi:

        - Khi tớ tốt nghiệp khóa học dẫn đường về nước thì đã thấy ông Mạnh đang được ông Luyện (Đào Đình Luyện) kèm trực ở Sở chỉ huy rồi!

        Tôi chợt nghĩ đến sự so sánh, mặc dù biết rằng “mọi sự so sánh đều khập khiễng”, nhưng không thể không so sánh. So sánh để thấy được xuất phát điểm của chúng ta và địch, để thấy được ta có những khó khăn như thế nào và chiến thắng của ta giành được gian nan, chật vật, vất vả ra làm sao... Từ đó mới thấy được chiến thắng của chúng ta vẻ vang như thế nào.

        Hầu như tất cả các chỉ huy của chúng ta trong chiến tranh đều không được đào tạo cơ bản. Họ là những phi công trong chừng mực nào đó tự kèm cặp nhau ở Sở chỉ huy, ở Đài chỉ huy... rồi bước vào trực chỉ huy, điều hành trận chiến... Còn phía Mỹ? Các chỉ huy của Không quân Mỹ đều thuộc vào thành phần có đẳng cấp, thuộc giới thượng lưu, được học hành tới nơi tới chốn, được đào tạo cơ bản cùng với sự hỗ trợ tích cực của khoa học kỹ thuật tiên tiến và sự trải nghiệm qua những đợt diễn tập, tập luyện, qua các cuộc chiến tranh bằng không quân.

        Vậy mà họ thua! Thua trí tuệ Việt Nam, thua con người Việt Nam...

        Ông Trần Mạnh không trực tiếp tham gia xuất kích chiến đấu, tham gia các trận không chiến. Ông trực ở Sở chỉ huy - cơ quan đầu não quan trọng với những quyết đỉnh quan trọng cho trận chiến.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2016, 09:14:47 am »


        Ngay từ những ngày đầu trong sở chỉ huy, ông đã cho các thành phần dẫn đường trong sở chỉ huy luyện tập cách phát các khẩu lệnh qua đối không. Ông hiểu rằng mối liên lạc, sự gắn kết giữa sở chỉ huy với các phi công chỉ bằng làn sóng điện trên vô tuyến, thường được gọi là “liên lạc qua đối không”. Sự liên lạc mỏng manh ấy lại đóng vai trò vô cùng quan trọng. Sợi dây vô hình ấy lại là cả sự sống còn của trận chiến, sự sống còn của những biên đội ở trên trời, thậm chí ở cả dưới mặt đất. Không có những khẩu lệnh, những sự dẫn dắt từ sở chỉ huy thì người phi công không biết sẽ phải đi đâu, không biết tình hình trên không bây giờ diễn ra thế nào, không rõ được những tình huống, sự nhận biết về hình thái ta, địch, không biết được đâu là khó khăn, đâu là thuận lợi, rồi sẽ đánh vào đâu... và rất nhiều các vấn đề khác nữa. Và ngược lại, nếu không qua sợi dây liên lạc vô hình kia thì các thành phần ở Sở chỉ huy cũng không thể hiểu được tình trạng thực tế ở trên trời, như phi công phát hiện được mục tiêu hay chưa, biên đội còn thấy nhau hay đã mất nhau, quyết định của phi công công kích tốp nào, bắn rơi máy bay địch hay không bắn rơi, đã thoát ly khỏi trận chiến hay chưa, có những khó khăn gì cần phải trợ giúp... Nghĩa là cũng có rất nhiều vấn đề liên quan đến nhau, không thể tách rời nhau được... Tôi vẫn nói đùa: “Đối không - đấy chính là cái tai, cái mồm của những người dưới đất và những ngưòi trên trời!”

        Mà những cuộc trao đổi, những khẩu lệnh, mệnh lệnh, những báo cáo... đều không thể nói “dài dòng văn tự” được, tất cả đều phải ngắn gọn, khúc triết, dễ hiểu, đồng thời lại phải giữ được bí mật.

        Mỗi phi công đều có một số gọi riêng thay cho gọi tên mình, và số gọi ấy được thay đổi thường xuyên, có thể một tháng, vài tháng hoặc lâu hơn, hoặc ngắn hơn tùy theo tình hình lại thay đổi một lần. Ví như, khi tôi lên trời thì tôi không còn mang tên tôi nữa mà là mang số gọi “65” hay “45” hoặc “50”... gì gì đó chẳng hạn.

        Nói đến số gọi thì tôi lại nhớ đến cái số gọi (mật danh) đầu tiên trong đời bay của tôi. Hôm đầu tiên, sau khi đã thi xong các phần lý thuyết và qua phần chuẩn bị trực tiếp ngoài sân bay thì chúng tôi được chia tổ bay. Thầy giáo dạy bay (có người gọi là giáo viên bay cũng vậy) đến tổ bay của tôi cốt để thầy trò làm quen, biết mặt nhau và qua tiếp xúc trực tiếp giúp cho thầy đánh giá sơ bộ về từng học viên của mình. Rồi lần lượt mỗi học viên được nhận một số hiệu (mật danh). Tổ bay năm đầu tiên của tôi có 4 anh em là các anh Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Văn Giá, Hoàng Thế Thắng và tôi. Anh Khánh tổ trưởng mang số 12, tiếp đến tôi mang số 13, anh Thắng số 14 và anh Giá mang sô" 15.

        Sáng hôm sau, thầy đến gặp tôi và nói:

        - Số 13 là con số xấu, số không may mắn. Tôi đã báo cáo với phi đội để thay số gọi cho cậu. Phi đội đã đồng ý rồi. Từ bây giờ, cậu sẽ mang số hiệu 50. Cậu thử nói “50” tôi xem?

        - Pi-at-dzê-xiat! - Tôi đáp ngay lập tức.

        - Nghe chưa ổn! Dài và có vẻ khó phát âm, nhất là lại nói qua ống nói (mi-crô phôn) buộc ở phía dưới cổ họng thì chắc lại càng khó nghe. Thôi, tôi nghĩ, cậu hãy thay “50” bằng “nửa trăm” có lẽ sẽ thuận hơn. Nó vừa ngắn mà lại dễ phát âm hơn. về nghĩa thì vẫn thế cả thôi. Tôi sẽ báo cáo vấn đề này với phi đội!

        Vậy là suốt một thời gian dài bay trên loại máy bay phản lực sơ cấp L-29, số hiệu bay đầu đời của tôi cho tới lúc tôi trở thành phi công là “nửa trăm” (pôl-xôt-nhi) và những khẩu lệnh, những câu trả lời, những báo cáo... với cái từ “nửa trăm” ấy được ngân vang trong không trung không chỉ một lần:

        - “Pôl-xôt-nhi” xin mở máy!

        - “Pôl-xôt-nhi” xin phép cất cánh...

        Sau này, khi về nước, khi tham gia chiến đấu thì số gọi của tôi được thay đổi liên tục và tôi cũng không thể nhớ hết những số gọi ấy.

        Tôi lấy ví dụ như vậy để bạn đọc thấy được mối liên hệ giữa các thành phần ở sở chỉ huy với phi công đều chỉ bằng sợi dây vô hình - qua làn sóng vô tuyến điện mà thôi.

        Mọi khẩu lệnh phát ra đều phải ngắn gọn và mang ý nghĩa quan trọng.

        Chính vì vậy, ông Trần Mạnh đã cho các thành phần dẫn đường, chỉ huy luyện tập cách phát các khẩu lệnh qua đối không, tập đi tập lại cho tới khi ông trực tiếp duyệt thấy được thì mới thôi, bởi mỗi khẩu lệnh của dẫn đường, của sở chỉ huy phát ra phải đúng ý đồ của người chỉ huy, phải chuyển tải được tình hình thực tế ở sở chỉ huy lúc bấy giờ để phi công cảm nhận được.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2016, 09:16:43 am »


        Khi tôi có dịp ngồi trao đổi với anh Lê Đình Cảnh - một phi công trong tổ bay của anh Nguyễn Hồng Nhị và Nguyễn Đăng Kính (cả hai anh Nguyễn Hồng Nhị và Nguyễn Đăng Kính đều được phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang vì có thành tích bắn rơi nhiều máy bay Mỹ), từng bay ở “Đoàn bay MiG-21 khóa 1”, sau này đã chỉ huy rất nhiều chuyến cất hạ cánh ở các sân bay cơ động, sân bay dã chiến trong cuộc chiến tranh qua, nói với tôi:

        - Số lượng từ trong một khẩu lệnh không được nhiều. Ngữ điệu của giọng nói cũng rất quan trọng, nhất là trong những tình huống gay cấn, khi phi công hoặc máy bay bị thương... lại càng quan trọng hơn. Khẩu lệnh phát ra phải làm sao để phi công yên tâm, phải giúp được họ trong những lúc khó khăn. Ví như, có một lần, khi anh Lưu Huy Chao về hạ cánh, tớ thấy máy bay bay như người say rượu, khi tớ hỏi thì anh ấy nói là anh ấy bị thương, rất mệt. Tớ cho anh ấy kéo lên để lấy độ cao nhảy dù, nhưng anh ấy nói: ‘Tôi vẫn hạ cánh được!” Vậy là tớ phải chỉ huy, giúp anh ấy từng tí một, từ việc chỉnh hướng, chỉnh tầm đến nhắc độ cao kéo bằng tới lúc tiếp đất rồi cả quá trình lăn về đến sân đỗ...

        - Thế thì gần như anh trực tiếp bay chuyến ấy còn gì nữa! - Tôi nói.

        - Cũng không hẳn thế mà cũng gần như thế. Nếu qua đối không mà cứ cáu gắt, quát tháo hoặc nói giật cục thì chắc hỏng việc. Tớ nghĩ, tớ đã giúp được anh Chao hạ cánh an toàn. Thế thôi!

        Đúng, ngữ điệu của câu nói đóng vai trò rất quan trọng. Tôi nghĩ, các bạn sẽ đồng tình với tôi khi giả dụ như có mấy người đang ngồi nói chuyện với nhau say sưa, đúng lúc ấy một ai đó phát hiện thấy có một con rắn đang trườn tới. Nếu người ấy chỉ nhẹ nhàng nói: “Có một chú rắn đang tiếp cận chúng ta kìa!” thì chắc tình hình sẽ khác hơn nhiều khi người ấy hét thất thanh: “Rắn kìa! ối giời ơi, rắn kìa!”

        Việc chuẩn bị cho các thành phần ở sở chỉ huy tập phát khẩu lệnh qua đối không chứng tỏ ông Trần Mạnh là một chuyên gia về tâm lý.

        Anh Từ Đễ - một phi công trong “Phi đội quyết thắng”, từng đánh bom vào sân bay Tân Sơn Nhất ngày 28 tháng 4 năm 1975, nhiều lần tâm sự với tôi:

        - “Cụ” Mạnh quả là rất giỏi về mặt tâm lý và là người làm công tác chính trị thật tuyệt vời!

        - Thì ông vốn là Chính ủy mà! - Tôi trả lời.

        - Tôi kể cho anh nghe cách “cụ” động viện tư tưởng tuyệt thế nào nhé! Khi giao nhiệm vụ cho bọn tôi đi đánh bom, lúc tất cả chuẩn bị căn giờ chuẩn theo lệnh của “cụ” thì tôi báo cáo: “Đồng hồ chỉ giờ trên máy bay của tôi bị hỏng!” “Cụ” liếc nhìn tôi, thấy tôi không có đồng hồ đeo tay, “cụ” liền tháo ngay chiếc đồng hồ trên tay “cụ” ra, đưa cho tôi và nói: “Tớ chỉ cho cậu mượn thôi nhé! Đánh trận xong phải đưa trả tớ đấy!” Anh thấy “cụ” làm công tác tư tưởng có ghê không? Có nghĩa là: Kiểu gì đi cũng sẽ về! Và về một cách an toàn! Đâu cần phải lên gân, hô khẩu hiệu “Quyết tâm! Quyết tâm!”... Chỉ cần một hành động nhỏ của người chỉ huy thế thôi, cấp dưới đã cảm thấy rất yên lòng, thấy tin tưởng lắm rồi!

        - Đúng thế! Đúng thế! - Tôi đồng tình. Mà không hiểu có phải từ tấm gương ấy hay không, về sau này tất cả các đơn vị bay từ Trung đoàn trở lên, các Chính ủy đều lấy từ phi công?

        Trở lại vấn đề những trận không chiến. Sau sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” vào ngày 5 tháng 8 năm 1964, toàn bộ Trung đoàn MiG-17 của ta từ sân bay Mông Tự đã cất cánh chuyển sân về nước, về sân bay Đa Phúc (nay là sân bay Nội Bài) với mật danh X-l.

        Ngay sau khi hạ cánh, các biên đội đã bước vào trực ban chiến đấu, sẵn sàng cất cánh chiến đấu, sẵn sàng nghênh chiến với không quân Mỹ.

        Lòi dạy của Bác Hồ khi Bác đến thăm Trung đoàn vào ngày 9 tháng 11 năm 1964:   “Tổ tiên ta ngày xưa đã có những chiến công oanh liệt trên sông, trên biển như Bạch Đằng, Hàm Tử, trên bộ như Chi Lăng, Vạn Kiếp, Đống Đa... Ngày nay, chúng ta phải mở mặt trận trên không thắng lợi. Trách nhiệm ấy trước hết là của các chú...” càng làm ông nhận rõ thêm trách nhiệm và quyết tâm của mình: Phải chiến đấu và chiến thắng!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2016, 07:55:20 pm »


        Đến đầu năm 1966, khi Trung đoàn được trang bị loại máy bay mới - loại tiêm kích đánh chặn MiG-21, ông Trần Mạnh đã cùng các phi công dày dạn kinh nghiệm trong chiến trận như Trần Hanh, Phạm Ngọc Lan, Nguyễn Nhật Chiêu, Nguyễn Ngọc Độ, Trần Ngọc Síu, Đồng Văn Đe... chuyển loại thành công trên loại máy bay MiG-21 mà tôi đã kể ở phần trên.

        Tôi “mở ngoặc” để nói một chút về phi công Đồng Văn Đe mà ỏ phần trước tôi có đề cập đến. Anh Đồng Văn Đe quê ở Giồng Trôm, Bến Tre, anh là con trai của Trung tướng Đồng Văn Cống nổi tiếng (mà ông Trần Mạnh từng có chuyến đi “xuyên Việt” với thòi gian 1 năm 10 ngày cùng với vị tướng nổi tiếng này vào năm 1954). Anh Đồng Văn Đe tập kết ra Bắc năm anh 14 tuổi, học tại Trường Học sinh miền Nam. Tháng 2 năm 1959, anh nhập ngũ và được tuyển chọn cử đi học lái máy bay ở Trung Quốc. Tình cờ, anh lại cùng đoàn bay với ông Trần Mạnh do ông phụ trách. Ông và anh Đe rất quý mến nhau. Sau này, khi về nước, anh Đồng Văn Đe hay đến thăm nhà ông, anh thích chơi đùa với bọn trẻ con, đặc biệt hay bế bé Mai Tuấn Anh (con trai đầu lòng của ông Trần Mạnh) nhấc bổng đưa lên trên đầu phía trần nhà.

        Ông Trần Mạnh cũng hay trêu đùa với Đồng Văn Đe:

        - Mày phải kêu tao bằng chú đó vì tuổi tao với ba mày lệch nhau cũng như tao với mày thôi mà ổng vẫn bắt tao gọi ổng bằng chú đó!

        - Đấy là chuyện của anh với ba em, em đâu có rành! - Anh Đe cự lại.

        Khi anh Đồng Văn Đe cùng ông Trần Mạnh chuyển loại lên MiG-21 thì hai người càng gắn bó với nhau hơn.

        Ngày 14 tháng 12 năm 1966, biên đội Nguyễn Nhật Chiêu, Đặng Ngọc Ngự, Đồng Văn Đe, Nguyễn Văn Cốc xuất kích chiến đấu và trận đánh diễn ra với thòi gian rất ngắn - chỉ trong vòng 2 phút 30 giây, biên đội của các anh đã bắn rơi 3 chiếc F-105D tại khu vực phía Bắc dãy núi Tam Đảo, trong đó phi công Đặng Ngọc Ngự bắn rơi 1 chiếc và Đồng Văn Đe bắn rơi 2 chiếc.

        Trong trận đánh ngày 6 tháng 1 năm 1967, biên đội Trần Hanh, Mai Văn Cương, Đồng Văn Đe, Nguyễn Văn Cốc xuất kích giao chiến với bọn F-4 thì máy bay của Đồng Văn Đe bị trúng tên lửa do bọn F-4 bắn. Anh nhảy dù nhưng không thành công. Anh Đồng Văn Đe hy sinh khi mới 27 tuổi.

        Sau khi chuyển loại thành công trên loại máy bay MiG-21 thì đấy là điều kiện rất tốt để ông Trần Mạnh hiểu rõ hơn tính năng máy bay MiG- 21, đồng thời cũng nắm vững hơn những trình độ, những tâm tư, những nỗi bức xúc của các phi công MiG-21.

        Hồi đó, sau trận ngày 4 tháng 3 năm 1966, khi anh Nguyễn Hồng Nhị bắn rơi chiếc máy bay không người lái của Mỹ trên độ cao 18.000m thì toàn Trung đoàn bước vào huấn luyện về kỹ thuật, chiến thuật, chuẩn bị cho những trận đánh tiếp theo ở tất cả các độ cao khác nhau, không phân biệt “cao không7’ hay “trung không”.

        Tuy nhiên, các trận đánh tiếp theo không thật sự thành công. Trong thòi gian từ tháng 4 đến đầu tháng 11 năm 1966, MiG-21 cất cánh nhiều lần nhưng hiệu suất chiến đấu không cao. Có tổn thất về máy bay và phi công: 7 phi công phải nhảy dù, 1 phi công hy sinh trong khi chỉ bắn hạ được có 4 máy bay Mỹ. Có ngày xuất kích 3 trận, phóng 6 quả tên lửa, phóng 16 quả rôc-ket mà không bắn rơi chiếc máy bay nào.

        Có lẽ tôi cũng phải nói kỹ hơn một chút về tính năng kỹ chiến thuật của các loại máy bay tiêm kích thời đó để bạn đọc có thể hình dung ra cách đánh và những khó khăn trong việc tìm ra chiến thuật cho từng loại máy bay.

        Từ những ngày “đánh thắng trận đầu”, chúng ta chỉ có loại máy bay MiG-17. Loại tiêm kích MiG- 17 là loại máy bay tiêm kích “cận âm” - tức là tốc độ tối đa của nó chưa vượt được tiếng động. Trang bị vũ khí thì chỉ có 1 khẩu pháo 37 ly và 2 súng 23 ly mà thôi. Khi vào chiến đấu, bắt buộc nó phải sử dụng cách đánh quần thảo, chủ yếu là vòng mặt bằng, tìm cách cắt bán kính tiếp cận máy bay đối phương đến cự ly thích hợp mới phát hỏa. Ưu việt của nó là cơ động ỏ mặt phẳng ngang rất tốt, gọn nhẹ... Tất cả các chi huy các cấp từ Tư lệnh Quân Binh chủng đến các Trung đoàn trưởng đều bay trên. MiG-17. Các phi công lớp trước cũng đều bay trên MiG-17. Chính vì vậy mà từ nhận thức đến việc sử dụng, thực hành trong chiến đấu đều lấy phương pháp đánh quần là chính. Nó cũng giống như hai đô vật trên sàn đấu, phải vờn nhau, lừa miếng nhau, anh nào chớp được thòi cơ, ra đòn nhanh hơn thì thắng. Từng ấy năm trong chiến tranh với bao nhiêu trận không chiến, cách đánh của MiG-17 đã hằn sâu trong tiềm thức của các phi công và người chỉ huy rồi.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM