Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:32:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nghịch lý thế kỷ XX  (Đọc 20752 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #60 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2016, 05:56:19 am »


        NẾU NHƯ CỐ TÌNH THÌ SAO?

        Không phải lúc nào những điệu bộ gây hấn của con người khi bị tia sáng cắt qua cũng có kết cục yên ổn. Cuộc gặp gỡ với người vũ trụ xảy ra vào ngày 13 tháng 8 năm 1967 ở Crisac (bang Gôiax, Braxin) đã dẫn đến một kết cục bi thảm. Lúc 16 giờ, người công nhân nông trường tên là Inaxiu đi Xôza cùng với vợ là Maria trở về trang trại- một vùng rộng lớn tính có đến vài ngàn hecta và có cả đường cất hạ cánh cho máy bay riêng của chủ nhân hoạt động. Khi về đến gần nhà, Inaxiu và vợ anh ta trông thấy trên đường băng có một chiếc “máy bay” lạ lùng, giống như chiếc chảo lật úp với đường kính 35m. Họ còn hoảng sợ hơn khi thấy có bóng 3 người đang ở khoảng cách giữa “chiếc chảo” và ngôi nhà của họ. Khi trông thấy Inaxiu và vợ anh ta, những người hói đầu kia chạy về phía họ. Lo sợ bị tấn công, Inaxiu quyết định nổ súng, không đợi tình hình diễn biến tiếp nữa. Và phát hỏa. Nhưng đúng vào thời điểm ấy thì Inaxiu đã ngã gục bởi vì từ “chiếc chảo” phóng ra một tia sáng xanh chói vào đúng vai anh ta. Maria chạy bổ đến chỗ chồng, giương súng, nhưng những người lạ mặt kia đã đi vào trong phi thuyền, cất cánh thẳng đứng với tốc độ rất lớn, ngoài ra còn nghe thấy những tiếng động giống như tiếng vù vù của đàn ong. Trong suốt hai ngày sau, Inaxiu thấy buồn nôn, người đờ đẫn, tay chân run rẩy. Anh ta được đưa đến Gôiax để kiểm tra y tế. Ở vùng vai trái thấy có vết bỏng hình tròn, đường kính 15cm. Chẩn đoán: bị bệnh bạch cầu cấp tính, chỉ sống được 2 tháng nữa là cùng. Tình trạng của anh ta giảm sút trầm trọng. Trên bề mặt của da xuất hiện những vết to như móng tay màu vàng sáng. Inaxiu chỉ còn da bọc xương. Ngày 11 tháng 10 thì anh ta từ giã cuộc sống.

        Cũng có vài trường hợp nói đến tính chất gây hấn của các đội bay của UFO. Một trong những trường hợp ấy đã xảy ra ở bang Ôhaiô (Mỹ) vào buổi chiều ngày 14 tháng 3 năm 1968. Cậu bé 9 tuổi tên là Grêgori Uen vì một lý do nào đó phải ra chiếc xe hòm đỗ cách nhà bà cậu ta khoảng 45m, cậu ta thấy một vật thể lạ lùng treo ở trên các ngọn cây. Grêgori ngạc nhiên, dừng lại. Từ phần phía dưới của cỗ máy thò ra một chiếc ống, phóng ra những chùm sáng và quần áo của cậu bé lập tức bốc cháy. Nghe tiếng kêu, bà và mẹ cậu ta chạy ra dập lửa. Cậu bé được chuyển đến bệnh viện vì bị bỏng. Vật thể hình trụ thì bay về phía nhà của cậu bé. Việc ấy một số người hàng xóm đều thấy cả.

        Ngày 4 tháng 11 năm 1957, Phort Itaipu (Braxin). Vào lúc 2 giờ sáng, có hai người lính canh phát hiện được một đốm lửa sáng chói trên bầu trời đang tiếp cận rất nhanh đến chòi gác. Phút chốc, thấy rõ ràng đấy là một vật thể vô định tỏa ánh sáng màu da cam. UFO treo ở độ cao 50m, trên bốt gác. Những tia sáng màu da cam làm cho những người gác đứng đờ ra, không thể nào báo động được. Những tiếng ồ ồ, ầm ầm vang ra từ vật thể hình đĩa đang treo tràn ra những đợt nóng bỏng rát. Một người gác đã ngã gục, bất tỉnh nhân sự. Người kia thì kêu thét lên vì đau đớn và chui xuống dưới giá súng. Tiếng thét của anh ta vang khắp doanh trại, nhưng ngay lúc ấy thì ánh sáng tắt ngấm, rất nóng bức và sự hoảng loạn bắt đầu xảy ra. Sau khoảng 1 phút thì độ nóng giảm, ánh sáng lại có trở lại. Một số người lính còn trông thấy vật thể vút bay xa. Bộ Tổng tham mưu Braxin đã phái những máy bay chiến đấu đến khu vực ấy, nhưng bầu trời hoàn toàn vắng tanh vắng ngắt, về sau, thành phần tham gia nghiên cứu vấn đề ấy gồm có các sĩ quan quân đội Braxin và cả đại diện của lực lượng Không quân Mỹ nữa.

        CHẲNG CÓ GÌ MỚI MẺ CẢ.

        Trong những chuyện nói về thứ ánh sáng bí hiểm thì chẳng có gì là mới mẻ cả, vì may thay, ánh sáng có thể là vô hại. “Lễ rửa tội được ấn định vào cuối buổi chiều ngày thứ tư, 29 tháng 12 năm 1875. Bấy giờ trời rất tối. Sau buổi cầu nguyện, tôi gặp Đgiôn Taylo và Xaru Laiveli. Tôi và những người ấy đã làm lễ tẩy ở sông Temze (thành phố Luân đôn, vùng Ôntariô, Canađa). Bất ngờ, từ trên trời chảy tràn xuống một thứ ánh sáng tuyệt dẹp, chiếu sáng tất cả và tất cả những tông đồ có mặt ở đó đều sáng rực hơn ban ngày... Luồng sáng cứ hạ thấp dần, thấp dần kèm theo âm thanh giống như tiếng gió rít, và khi nó xuống đến một độ thấp nhất định thì chúng tôi hiểu ra rằng, chúng tôi đã được tắm trong ánh hào quang của Chúa Trời. Ánh hào quang bao phủ tất cả không gian giữa trời và đất, nhưng không hiểu tại sao lại không chiếu sáng tất cả 1 dặm xung quanh... Sau lễ rửa tội, chúng tôi ra về mà ánh sáng vẫn không tắt, nó cứ di chuyển cho đến khi khuất khỏi tầm mắt chúng tôi” (G.I.Vent, “Sách Kinh thánh của châu Mỹ cổ”).

        Ánh hào quang của Chúa Trời... Xét về mọi phương diện, các nhà bác học thời nay dễ dàng chấp nhận hơn là với những vật thể bay vô định, mà sự xuất hiện của chúng kèm theo những hiệu ứng khác nhau, trong số ấy có cả tia sáng có mấu kết thúc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #61 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2016, 05:58:06 am »

       
CHƯƠNG VI

“ĐĨA BAY” - VĂN BẢN TRÍ TUỆ

        CHÚNG TA GIỮ VAI TRÒ TRONG CÁC CUỘC THỬ NGHIỆM.

        Thú nhận là, tôi đã mượn những tiêu đề của giáo sư Đ.Ia.Martưnôp trong các trang của tạp chí Trái đất và vũ trụ (1977, số 4) tính chất vô căn cứ của các câu chuyện về “đĩa bay" và những kẻ trưng bày trong thế giới xấu xa là những “người bị quyến rũ bởi sự gây dư luận ầm ỹ của Mỹ, loan truyền những chuyện ngồi lê đôi mách về UFO hay là đọc “diễn văn” trong giảng đường hẹp...”. Nhưng tất cả sự tán thưởng nào đấy của công chúng độc giả hoặc không phải là độc giả của chúng ta mà họ có được, - Đ.Ia.Martưnôp viết tiếp, thì chính bây giờ đây trong chúng ta lại thấy rõ ràng sự hồi sinh của những tin đồn đại về UFO, bắt tôi phải cầm bút viết” (trang 44). Và như vậy, thú nhận là tôi đã mượn những tiêu đề của giáo sư Đ.Ia.Martưnôp chỉ dẫn tính chất vô căn cứ... Thêm nữa, chính sự chỉ dẫn tính chất vô căn cứ ấy đã bắt tôi phải cầm bút. Trong bài báo của mình, Đ.Ia.Martưnôp viện dẫn từ sách của Đ. Đgiâycôp “Cuộc luận chiến về UFO ở Mỹ” (1975), tạp chí Trái đất và vũ trụ (1970, số 3, trang 14), sách của Đ.Menzen “Về đĩa bay” (M. “Văn học nước ngoài”, 1962), bài báo của V.Marcôvich (Trái đất và vũ trụ, 1968, số 3), đề cập đến vấn đề, rằng “trước khi mất không lâu, giáo sư Menzen đã viết xong một dị bản mới”. Sau đó lại có những bài nhận xét của A.Clac gửi cho tờ Thời báo Niu Óoc và tạp chí nổi tiếng là tạp chí Sao Thuỷ (1975, số 6) do hiệp hội thiên văn học Thái Bình Dương xuất bản. Nội dung đụng chạm đến việc thử nghiệm trí tuệ đối với vấn đề UFO. Không có tham vọng, nhưng ít nhiều tôi cũng muốn thử vận may trong chuyện thử nghiệm về trí tuệ. Mà muốn làm được việc đó thì lại phải cần tiếp cận với những tài liệu của Đ.Ia.Martưnôp. Không biết Đ.Ia.Martưnôp trình bày quyển sách của Đ. Đgiâycôp “Cuộc luận chiến về UFO ở Mỹ” thế nào mà các độc giả của tạp chí Trái đất và vũ trụ đã có những quan điểm lệch lạc về nó. “Đại đa số trong số ấy (UFO) cuối cùng cũng nhận ra rằng: một số hóa ra không phải là khí cụ bay, một số khác - thậm chí không phải là vật thể nữa”- Đ.Ia.Martưnôp viết, không cho biết chính xác đấy là quan niệm của ông ta hay là của Đgiâycôp. Than ôi, không phải là Đgiây- côp rồi. Cái tạp chí mà Đ.Ia.Martưnôp viện dẫn về quyển sách của Đgiâycôp đăng tải như sau: "... đấy là sự nghiên cứu sáng suốt trong những sự nghiên cứu, tập trung vào đặc tính lịch sử của Hội đồng lực lượng Không quân. Tuy vậy, tác giả nghiêng về quan điểm “khó giải thích” với một số hiện tượng quan sát”. Thêm nữa, tính chất cuốn sách của Đgiâycôp lại thuộc về địch thủ thực tế UFO. “Sự nghiên cứu sáng suốt trong những sự nghiên cứu” - điều ấy nếu như trong 2 từ với ý kiến lạ lẫm, các bạn hãy tự đọc lấy và dừng ở đoạn: “Cuộc luận chiến về UFO” kể về cuộc đấu tranh của lực lượng Không quân và Phòng không với việc che dấu sự thật về UFO đối với nhân dân Mỹ. “Lực lượng Phòng không quan tâm đến hiện tượng đặc biệt của UFO trong thời gian quan sát được vào năm 1952.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #62 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2016, 05:58:34 am »


        Họ và một số sĩ quan cao cấp của lực lượng Không quân, trong đó có cả các vị tướng Vanđenber và Xemphord, cho rằng, khối lượng thông tin về UFO có thể trở thành mối đe doạ đối với nền an ninh quốc gia (Đ.Đgiâycôp “Cuộc luận chiến về UFO”, trang 89). Đối với Đ. Đgiây- côp, sự khác biệt với Đ.Ia.Martưnôp là một số những vật thể bay đã trở thành vô định. Còn những bài báo của Đ.Ia.Martưnôp thì không có được khả năng phán đoán như vậy. Hơn nữa, trong đó có cả việc thử nghiệm trí tuệ: tôi viết thế chắc các bạn chẳng thể hiểu được gì cả, và nếu như các bạn có tham vọng, thì hãy tự phân tích lấy. Ớ trang 44, Đ.Ia.Martưnôp viết: "... Vào năm 1968, Chính phủ Mỹ đã ra quyết định thành lập một hội đồng đặc biệt. Hội đồng đó gồm có các nhà bác học và đại diện của lực lượng không quân có nhiệm vụ kiểm tra các tin đồn về những “tách bay” hoặc “đĩa bay” xuất hiện ở một số vùng của nước Mỹ với những kiểu rất giật gân. Hội đồng đã nghiên cứu “những vật thể bay vô định” (họ gọi như vậy với mục đích khách quan nhất) rất lâu và thận trọng, so sánh với cả hàng trăm trường hợp trước đó và xác nhận: “Chúng tôi thống nhất quan điểm là nghe tất cả mọi luồng thông tin và vận dụng khoa học kỹ thuật một cách khách quan để đề cập đến việc giải quyết vấn đề “những vật thể bay vô định”. Dựa trên những kiến thức hiện đại, có thể nói rằng, ít ra giả thuyết về sự đến thăm trái đất của những sinh vật có lý trí ngoài hành tinh là sự giải thích tương tự của “những vật thể bay vô định” (“Trái đất và vũ trụ”, 1970, số 3, trang 14). Tôi không biết mình có hiểu những-tài liệu về thử nghiệm trí tuệ sâu hay không, đúng hay không nữa?. Khả năng là đúng. Và điều ấy đã đẩy tôi vào vị trí khó xử: thật khó nói làm sao rằng giáo sư Đ.Ia.Martưnôp đã không hiểu được nội dung bài báo đăng trên tạp chí “Trái đất và vũ trụ”, ở số 3, năm 1970 (trang 14). vả tất nhiên, điều đó chính là: kết luận của hội đồng này lại đem đặt vào miệng kẻ khác. Điều ngượng ngùng ấy đi theo sự rối rắm mà có thể nói là Đ.Ia.Martưnôp hoàn toàn không am hiểu tí gì trong vấn đề nghiên cứu. Vào năm 1968, chẳng có một hội đồng đặc biệt nào của chính phủ Mỹ được thành lập để nghiên cứu chương trình ƯFO cả. Nếu có dưới dạng hội đồng của Kônđôn thì nó cũng đã bắt tay vào công việc từ ngày 7 tháng 10 năm 1966. Và nó không nghiên cứu, “kiểm tra những tin đồn”, mà là phân tích những tài liệu, trong đó có những tài liệu chính thức của lực lượng không quân. Hơn nữa, lại còn khéo léo tránh những trường hợp đặc biệt phức tạp. Trong hàng trăm trường hợp, như Đ.Ia.Martưnôp viết thì không thể nào có được. Đã xem xét 59 trường hợp. Đ.Ia.Martưnôp viện dẫn nhận xét Hội đồng Hàn lâm viện khoa học quốc gia hiểu được từng trường hợp một khi đọc những bài trong tạp chí “Trái đất và vũ trụ” (1970, số 3, trang 14). Thực ra hội đồng đó có 11 người và thời gian để xem xét kỹ lưỡng đối với vấn đề nào đó là không có được: sau khi nhận 1485 trang đánh máy của nhóm Kônđôn soạn thảo vào tháng 11 năm 1968, 11 người ấy không đi mua những lời tán dương, và vào ngày 8 tháng 1 năm 1969, niềm hân hoan của họ đã được thông báo cho các nhà báo. Nhân thể xin nói thêm, tất cả những điều đó, Đ.Ia.Martưnôp có thể biết được qua cuốn sách của Đgiâycôp (trang 238-240). Bị lẫn lộn tất cả, Đ.Ia.Martưnôp viết: “Hình như, sau bao nhiêu kết luận tinh tế về uy tín măt nào đó tương tự, cần phải bỏ đi sự hấp dẫn của mình. Nhưng điều ấy lại không xảy ra” (“Trái đất và vũ trụ”, 1977, số 4, trang 44). Điều ấy không xảy ra được, nhất là khi tự đặt cho mình câu hỏi: điều gì che đậy những mánh khoé vụng về khi phản đối UFO?. Đ.Ia.Martưnôp viết về “kết luận uy tín”. Chúng nhiều lắm. Nhưng cũng có ít quyển tố giác vai trò của trung tâm tình báo, đóng dấu “Mật” trong việc “kết luận uy tín” tương tự. Thời gian cứ trôi và đã xuất hiện những cuốn sách, trong đó trung tâm tình báo đưa ra vai trò người từ thiện và người đỡ đầu khoa học nghệ thuật. Trung tâm tình báo đóng vai những người biện hộ, ví như Đ.Oberg là người có uy tín về phương diện đăng ký những vật thể quan sát được gán cho sự thử nghiệm của kỹ thuật quân sự và vũ trụ của Liên Xô. Các nhà bác học của chúng ta bực bội về việc báo chí đăng sai sự thật về UFO, về vai trò của trung tâm tình báo đã làm mất uy tín của chương trình này. Sự thử nghiệm trí tuệ vẫn cứ tiếp diễn, và tôi xin các thành viên của hội đồng cứ yên vị cho.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #63 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2016, 06:00:10 am »


        Đ.MENZEN.

        Chúng ta hãy quay về với quyển sách của Đ.Menzen “Về những đĩa bay” (M. Văn học nước ngoài, 1962). Theo lời của Đ.Ia.Martưnôp, “những người lật tẩy tất cả những lời giải thích nhảm nhí của những hiện tượng quan sát, và đôi khi còn không có “những hiện tượng được quan sát” nữa. (Trái đất và vũ trụ, 1977, số 4, trang 44). Đônan Menzen quá cố, nhà thiên văn vật lý học, nguyên giám đốc đài thiên văn Gavarxki, đã giải thích tất cả những sự quan sát bằng hiện tượng khí quyển, bằng ánh sáng phản chiếu của thuỷ tinh, bằng sự ảo giác quang học, bằng những bầy chim, những đám mây dạng hình đĩa, hơn nữa, bằng những mũ nón, bằng những cơn gió đứt, bằng những mạng lưới, bằng những xuất sứ ở sao Hỏa hoặc sao Kim... Trong khi ấy ông ta lại không bị bối rối vì những vật thể bị rađar đánh dấu được hoặc những dấu vết để lại trên mặt đất... Cách tiếp cận “khoa học” của Menzen (nếu giả dụ như chỉ có một mình ông ta!) đã kết thúc bằng sự không mong muốn biết tất cả, rằng các giả thuyết đã chống lại ông ta.

        Trường hợp tiếp theo giới thiệu chúng ta với phương pháp của Menzen: ngày 25 tháng 8 năm 1951, trên thành phố Labôc (Têchdat, Mỹ) có một tốp những ánh sáng màu xanh da trời lặng lẽ bay qua. Hiện tượng ấy quan sát được cả vào mấy đêm sau đó nữa, và điều ấy ngay cả bản thân Menzen cũng không cải chính. Sự miêu tả trường hợp ấy cũng là một trong những tin đáng tin cậy nhất. Ba giáo sư ở trường cao đẳng kỹ thuật bang Têchdat đứng gần nhau, cùng lúc đều quan sát thấy tốp sáng lộn xộn bay vụt qua bầu trời một cách lặng lẽ. Sau đó mấy ngày, một sinh viên 18 tuổi đã chụp ảnh được nhóm vật thể bay trong đội hình với hình chữ V giống hệt như những con ngỗng trời hoặc máy bay. Những giáo sư lần đầu quan sát thấy hiện tượng ấy, đặc biệt nhấn mạnh rằng những vật phát sáng đã bay lung tung, hỗn độn trên bầu trời” (Đ.Menzen, “Về những đĩa bay”, trang 46). Tiếp đó, Menzen nghĩ. Và nghĩ như thế này: “Tôi nghĩ rằng, hiện tượng ấy là sự phản xạ của ánh sáng từ một tầng dạng sóng mỏng của khói sương mù ở ngay trên đầu người quan sát. Nguồn gốc của ánh sáng có thể là hàng đèn đường phố hoặc là các ánh sáng đèn pha ô tô ở đâu đó khá xa hoặc thậm chí ở gần nhà hoặc một nhóm nhà nào đấy” (trang 48). Thật là lạ lùng là cả ba vị giáo sư quan sát lần đầu tiên thấy những ánh sáng ấy lại không nghĩ cách kiến giải đơn giản như vậy. Lạ lùng nữa là sự tương tự như lần quan sát ấy không có nữa, mặc dù ở Labôc và những ngôi nhà, những đèn đường, đèn pha ô tô vẫn có từ trước kia và cả bây giờ, còn tầng mỏng dạng sóng của khói sương mù, hiển nhiên, có thể xuất hiện ngay trên đỉnh đầu người quan sát. Và “những ngọn lửa đêm” nữa chứ. Rồi Menzen lại viết tiếp: “Một trong số những trường hợp được miêu tả qua đồng nghiệp của tôi là Klai U.Tômboi ở Lat-Kruxex (bang Niu Mêxichcô) - một nhà thiên văn học nổi tiếng vào năm 1930 đã phát hiện na sao Diêm vương. Ông ta quen với việc quan sát bầu trời rồi, chắc gì ông ta lại nhầm lẫn được với máy bay thông thường...

        Chuyện ấy xảy ra vào ngày 20 tháng 8 năm 1949, lúc gần 22 giờ 45 phút. Klai U.Tômboi, vợ và mẹ vợ ông ta đã trông thấy sáu hoặc tám hình chữ nhật chiếu sáng bằng “ánh sáng xanh - vàng nhạt”. Khi những hình chữ nhật bay xuất hiện trên bầu trời, chúng đã qua đỉnh bầu trời và chuyển dịch về phương Nam. Chúng chuyển dịch rất nhanh và đều, chỉ cần chừng 3 giây đồng hồ là đã qua được đoạn đường từ đỉnh đến điểm cách đó khoảng 50 độ tính từ đỉnh bầu trời, sau đó mất hút. Khi chúng bay, những hình chữ nhật trở nên chừng ngắn hơn theo trục chuyển động. Có cảm giác đấy hoàn toàn là những vật phẳng và kích thước cũng nhỏ dần theo khoảng cách đến người quan sát. Tất cả nhóm dàn trên bầu trời, chiếm một khoảng không gian ước chừng 1 độ, tức là to gần gấp đôi mặt trăng rằm”. Menzen viết tiếp: “Qua hàng mấy nghìn giờ trong đời mình từng quan sát bầu trời đêm, tôi chưa bao giờ thấy được cảnh tượng lạ lùng và ngạc nhiên đến như vậy. Tôi kinh ngạc đến mức quẫn trí. Thật tiếc làm sao là bấy giờ tôi lại không mang theo ống nhòm; Chúng bay hoàn toàn lặng lẽ” (trang 49). Đến đây, sự trích dẫn của bản thân Tômboi kết thúc, nhưng chúng ta biết rằng (trong sự trình bày của Menzen và những lời giải thích của ông ta), Tômboi “đã thấy 3 vật thể nữa, nhưng đó chẳng qua đơn giản chỉ là những điểm sáng chói khác thường, mà có khả năng là những thiên thạch chói lọi hay là ánh sáng loé ra, gây ra ảo ảnh mà thôi”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #64 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2016, 06:01:02 am »


        Có thể tin rằng, khi bắt đầu bằng những từ “mà, khả năng, đã...” thì quan điểm của Menzen tự được diễn đạt. Rồi tiếp đó: “Chúng không thể nào so sánh được với đoàn diễu hành của những hình chữ nhật với ấn tượng đặc biệt, mà hiển nhiên thuộc về phạm trù hiện tượng, rằng những ánh sáng ở Labôc, cho dù đã xuất hiện trước đó 2 năm”. Và ở đây lại chuyện: “mà hiển nhiên...”... kết luận của Menzen thật ngạc nhiên: những hình chữ nhật “thuộc về cùng phạm trù ánh sáng ở Labôc...” Và cuối cùng lại còn ngạc nhiên hơn nữa: “dù cho xuất hiện gần như trước đó 2 năm”. Thế là thế nào? Phải chăng đoàn diễu hành của những hình chữ nhật, theo quan niệm của Menzen cũng thuộc vào cùng phạm trù ánh sáng ở Labôc, cần phải xuất hiện kiểu khác, chỉ mình Menzen biết được thời hạn mà thôi? Nhưng chúng ta hãy quay trở lại chuyện liên quan đến Tômboi (trong sự diễn đạt của Menzen). “Tiếp đó Tômboi nói về những gì mà theo quan điểm của ông ta, những vật thể ấy không thể là những phi thuyền vũ trụ hoặc tựu trung là những khí tài bay được, mặc dù một số đã gọi sáu hình chữ nhật là “những cửa sổ phát sáng” của tên lửa giữa các hành tinh, mà bản thân nó là vô hình, nhưng vẫn để lại dấu vết sáng mờ dưới dạng những ngọn đuổc phản chiếu” (trang 49). Có thể hiểu được sự nghi ngờ của nhà thiên văn học lỗi lạc Tômboi, mặc dù chúng ta không có khả năng trực tiếp tiếp xúc với bản thông báo và những bức hoạ của ông ấy trong bức thư gửi riêng cho Đ.Menzen. Đành phải chấp nhận vào sự tin tưởng qua chuyện kể của Menzen, người từng là đối thủ số 1 của UFO. Nhưng dầu sao chăng nữa, Tômboi cùng vợ và mẹ vợ ông ta đã thấy những gì? Chúng ta nhớ lại rằng, những hình chữ nhật bay chuyển động nhanh và đều đặn, “chỉ khoảng chừng 3 giây đã bay qua khoảng cách từ đỉnh đến điểm cách đấy với góc 50 độ...”, và rằng khi chúng bay “các hình chữ nhật trở nên như ngắn hơn theo trục chuyển động, có cảm giác đấy hoàn toàn như các vật phẳng và chúng giảm kích thước so với cự ly cách người quan sát”. Chúng ta đi đến kết luận rằng: những vật thể bay được mà không thể xác định được thì đấy chính là những vật thể bay vô định.

        Nhưng Menzen lại không giản đơn thế. Khi anh sống giữa đám người lạc hậu không biết một tí gì, thì phải giải thích cho họ mọi việc thật cặn kẽ: “tầng sương mù hoặc tầng khói mỏng manh ở độ cao thấp đã hắt ánh sáng của các ô cửa sổ của ngôi nhà nào đó, hoặc là từ một nguồn sáng nào đó lên”. Nhưng ngay tự nó đã thấy vô căn cứ rồi: “sương mù, hiển nhiên là không thể có vì Tômboi nói là không khí trong suốt đến lạ thường” (trang 50). Klai U.Tômboi, người từng được nhận giải thưởng Nôben, người đã từng cống hiến hàng nghìn giờ trong đời mình cho việc quan sát bầu trời đêm và là người quan sát trực tiếp chuyến bay của những hình chữ nhật bí ẩn, không thay thế sương mù, còn Đ.Menzen- người chuyên ngồi sau bàn giấy lại thải số lượng sương mù đằng sau nhiều tới mức đến tận bây giờ nó vẫn không tan hết!. Và sương mù sẽ không tan cho đến khi nào mà mọi người chấp nhận được sức quyến rũ của bức thư tay có kết cấu chặt chẽ với sắc thái khoa học. Menzen là một nhà thiên văn vật lý học nổi tiếng. Điều ấy rất tốt. Nhưng những gì liên quan đến UFO thì trong tay Menzen chẳng có tí tài liệu nào, ngoài con bài thua cuộc, lén lút công bố những điều sai sự thật. Phương pháp “khoa học” ấy cũng đem áp dụng với cả sự quan sát của Klai Ư.Tômboi. Và đây là những gì thu được từ con bài thua cuộc: “Giáo sư Tômboi viết ngày 10 tháng 9 năm 1957: “Những hình chữ nhật phát sáng mà tôi quan sát được đã giữ vị trí ổn định tuyệt đối giữa chiếc nọ với chiếc kia, điều ấy cho phép phỏng đoán rằng vật thể được cấu tạo từ vật liệu cứng. Tôi vô cùng nghi ngờ về cái điều cho rằng hiện tượng ánh sáng đặc biệt ấy là do sự phản quang của ánh sáng mặt đất” (Ph.Etvard, “Những đĩa bay- vấn đề nghiêm túc”, trang 41-42). Điều ấy Menzen có biết hay không? Tất nhiên là tất cả mọi người đều biết điều ấy rồi. Menzen cũng biết những gì mà theo lời đồng nghiệp của ông ta là Tômboi về vật thể bay bí ẩn hình dáng điếu xì-gà lớn. Biết, nhưng lại không nhắc đến. Menzen im lặng về những điều mà theo lời của Tômboi thì dọc theo độ dài của vật thể lờ mờ trên nền trời với hình dáng điếu xì-gà, có một hàng lỗ hổng được chiếu sáng bằng ánh sáng màu vàng. Không phải là “cuộc diễu hành đặc biệt ấn tượng của các hình chữ nhật”, mà là những hình chữ nhật phát sáng được bố trí thành hàng ở giữa vật thể hình điếu xì-gà. A.Phran nhận thấy là “có thể tin tưởng mà không cần dựa vào cơ sở nào hết, nhưng không được nghi ngờ khi không có cơ sở”. Klai Ư.Tômboi không hề cho thế giới khoa học một chút cơ sở nghi ngờ nào vào phương pháp của ông ta quan sát và phân biệt những vật bay trên bầu trời với sự phản xạ của những tia sáng từ những cửa sổ của ngôi nhà nào đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #65 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2016, 06:02:00 am »


        Ví dụ sau đây chỉ cho Menzen biết như là cuộc luận chiến nhỏ “khéo léo”. Lập luận của nó sẽ làm tổn thương sâu sắc và tất nhiên sẽ chứng minh về trí tuệ lớn chống đĩa bay. Cuối buổi chiều ngày 3 tháng 9 năm 1965, ỗ khu vực thành phố Exetơra đã xảy ra một sự kiện như sau: Noocman Maxcarelô - chàng trai 18 tuổi khi đi đến gần ngôi nhà của Klai Raxen thì thấy trên đỉnh những ngọn cây gần đấy xuất hiện một vật thể lạ lùng phát sáng bằng ánh sáng màu đỏ. Maxcarelô sợ hãi, nấp vào đằng sau bức tường đá. Trong thời gian ấy, UFO di chuyển và treo trên mái nhà. Theo lời kể của Maxcarelô thì vật thể có kích thước to hơn ngôi nhà, chiều dài từ 80 đến 90 phit (một phit bằng 30,5cm). Khi UFO bay không tiếng động về phía rặng cây, Maxcarelô liền chạy đến đập cửa, nhưng Raxen không trả lời vì cho rằng đấy là một kẻ say rượu nào đó gõ. Vào lúc 1 giờ 45 phút sáng, Maxcarelô đến trạm cảnh sát của Exetơra cách chỗ quan sát thấy ƯFO khoảng 2 dặm để báo cáo. Hai viên cảnh sát là Tôlan và Bertran không tin vào chuyện kể lộn xộn của cậu Maxcarelô đang trong trạng thái sợ hãi, nhưng dầu sao Bertran cũng vẫn đi cùng cậu ta đến chỗ xảy ra sự cố. Không thấy UFO đâu cả, nhưng sau đó một thời gian ngắn, nó lại xuất hiện ngang tầm rặng cây và chuyển dịch hướng về phía mọi người, ở độ cao 60 - 70 phit. Rõ ràng trông thấy trên vật thể có một hàng những ánh sáng đỏ nhấp nháy. Bertran rút súng định bắn nhưng rồi lại thôi. Thứ tự xung lượng của 5 điểm sáng là 1-2-3-4-5-4-3-2-1 làm cho Bertran nghĩ đến “chiếc phi thuyền điều khiển có lý trí”. Ánh sáng chói lòa không cho phép nhìn rõ vật thể, nhưng rõ ràng là nó to lớn - hình dạng tròn hoặc hình trứng. Bertran gọi ứng cứu qua bộ đàm. Cảnh sát Đêvit Khan từ trạm cảnh sát của Exetơra đến và vẫn còn thấy được UFO, quan sát trong vòng 6 phút theo vật thể ngày càng bay xa dần, những ánh sáng đỏ của nó vẫn còn tiếp tục nhấp nháy. Nhóm phóng viên đài truyền hình ABC của Mỹ đã tổ chức họp báo nhân sự kiện ấy. Tham gia chương trình ấy có cả các giáo sư Menzen, Xprinla, Xônberi và nhà báo Phuler được tiến hành trong vòng sáu tuần lễ ở khu vực Exetơra để thu thập tài liệu cho cuốn sách “Sự kiện xảy ra ở Exetơra”. Menzen phát biểu với uy tín chắc chắn. Theo lời của ông ta, thì tất nhiên, hai cảnh sát đã lầm lẫn. Ngoài ra, họ còn ở trong trạng thái loạn thần kinh, và nhìn chung, chuyện đó chẳng cần phải quan tâm gì hết.

        Phuler đặt cho Menzen những câu hỏi sau: ông ta đã ở Exetơra bao lâu để tiến hành nghiên cứu trường hợp này? Ông ta nói chuyện với cảnh sát trong thời gian bao lâu? Ông ta có đi cùng với các nhân chứng đến địa điểm xảy ra sự kiện không? Ông ta có đọc những bản báo cáo tương tự trong tạp chí cảnh sát không? Ông ta có tìm được những nhân chứng nào khác nữa của sự kiện ấy không?. Hình như, Menzen chưa bao giờ đặt chân đến Exetơra và cũng chẳng trả lời được câu hỏi nào cả. Và khi mà “lập luận khoa học”, các kết luận của giám đốc đài thiên văn Garvaxki giáo sư Menzen đã trở nên hoàn toàn hiển nhiên, nhà bác học đã la ầm lên cái lý lẽ xác đáng nhất của mình: “Hãy câm miệng đi!”. Tại sao tất cả lại bác bỏ những hiện thực của UFO và nhanh chóng bực bội... Chính về Menzen này, Đ.Ia.Martưnôp đã kể lại như về một nhà bác học tận tụy, người tiếp cận một cách công khai đến với chương trình UFO! Và cùng đó là nhắc lại một sự thử nghiệm trí tuệ nào đó!

        Hoặc là có thêm một ví dụ nữa minh chứng cho sự quan trọng của quan điểm của Menzen. Mùa hè năm 1968, trong Hội đồng khoa học và ngành du hành vũ trụ tại kỳ Đại hội Hạ nghị viện Mỹ cần được nghe những bản báo cáo về vật thể bay vô định. Trước khi Hội nghị bắt đầu cho đến lúc các thông báo xuất hiện thì đều tin rằng sẽ không có lời nhận xét nào được gửi đến địa chỉ lực lượng Không quân hoặc là hội đồng của Kônđôn mà lại không giải quyết được. Phát biểu trước Hội đồng gồm: nguyên cố vấn khoa học của lực lượng Không quân Mỹ, trưởng khoa thiên văn học của trường đại học Tây-Bắc, giáo sư Alây Khainhêch; nhà vật lý học chủ chốt của trường Đại học Vật lý Các hiện tượng khí quyển, trường Đại học Tổng hợp Arizônxki, giáo sư Đgiây Măc Đô- nan, giáo sư K.Xagan từ Đại học Tổng hợp Kornhenxki, trưởng Khoa xã hội học của trường Đại học Tổng hợp Ilinôixki, giáo sư R.Khôn, giáo sư Đgiây Kharđe từ trường Đại học Tổng hợp Caniphoocni, giáo sư Rôbert Bâycơ, nguyên cố vấn tập đoàn hàng không “Đuglat”, nguyên lãnh đạo trung tâm nghiên cứu khí động lực học của tập đoàn “Lôckhit”, lãnh đạo Nghiệp đoàn khoa học về nghiên cứu máy tính, nguyên biên tập viên tạp chí “ngành du hành vũ trụ”, chủ tịch hội đồng về vũ trụ động lực học Hàng không học và ngành du hành vũ trụ thuộc trường đại học Mỹ. (Nhân thể xin nói thêm, R.Bâycơ đã quan tâm đến chương trình UFO từ khi ông là cố vấn của tập đoàn hàng không “Đuglat”. Chẳng rõ bằng cách nào mà ông lại có trong tay hai tấm phim chụp được UFO. Bâycơ nghiên cứu những tấm phim trong vòng 18 tháng và đi đến kết luận rằng những hình ấy, không thể giải thích đấy là những hiện tượng của thiên nhiên được). Hội uỷ cũng nhận được những ý kiến trình bày bằng văn bản về vấn đề trên của giáo sư Menzen, giáo sư Gari Genđerxôn, giáo sư Ibo Xprin, giáo sư xtentôn T. Pritman, giáo sư Richarđ Sêpar và giáo sư Phren Xônberi. Mười người bày tỏ việc bảo vệ sự nghiên cứu UFO. Quan điểm của KXagan có thể tóm tắt như sau: ông ta không cho là mối liên hệ của UFO với những nền văn minh ngoài trái đất có những chứng cứ hiển nhiên, nhưng lại không có những cơ sở xác đáng để chống lại giả thuyết ấy. Chống lại sự nghiên cứu - chỉ có mỗi mình Menzen mà thôi. Và cũng chỉ có mỗi sách của Menzen là được dịch ra tiếng Nga. Giải thích thế nào về hiện tượng lạ lùng này? Tuy vậy, chúng ta hãy quay trở lại với bài báo của Đ.Ia.Martiihôp: “Trước khi chết, giáo sư Menzen đã viết xong một dị bản mới. Chúng ta tin tưởng rằng nó sẽ đạt được mục tiêu đề ra, nhưng mà các độc giả cũng chẳng có nhiều tác phẩm ấy trong tay đâu!” (“Trái đất và vũ trụ”, 1977, số 4, trang 45). Đúng là số lượng không có nhiều thật. Không đọc cuốn của Martưnôp thì làm sao mà hiểu được cuốn mà Menzen cùng viết với Tâyvz, nhờ vào đó mà nó trở nên thú vị hơn nhiều.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #66 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2016, 06:03:11 am »


        CÁC QUAN ĐIỂM CỦA CÁC NHẢ BÁC HỌC.

        Các nhà bác học có những quan điểm rất khác nhau về UFO. Sự tranh luận của họ dai dẳng và gay gắt. Chúng ta có thể tính đến B.Marcôvit với “Vật lý và phép siêu hình của những vật thể bay vô định”, rồi A.Klac với “Những đĩa bay-cuộc thử nghiệm về trí tuệ”, hay E.Parnôp, Giorg Ler, Rôber Saru, M.Monheri, Ph.Klac..., rồi Kônđôn với rất nhiều nghiên cứu và lập luận. Trong cuộc “đấu tranh”quyết liệt ấy cũng có cả những thành phần bỗng trở thành nhân vật trung gian, như Tômboi chẳng hạn: “Tôi không nghĩ là ngoài Trái đất ra lại có một hành tinh nào trong hệ mặt trời lại có được những điều kiện vật lý để duy trì cuộc sông lý trí. Nhưng cũng có thể có những hành tinh thích hợp quay quanh những vì sao khác, với cự ly tương đối xa. Tôi không biết có những đĩa bay của hành tinh khác đến hay không, vì thế tôi đứng trung gian”. Chúng ta cần quan tâm đến chương trình UFO, chứ không phải đến những người với bản chất tiền hậu bất nhất. Rồi đến các bức ảnh có đáng cho chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng đã chụp được UFO hay không. Bức ảnh sẽ là bằng chứng, nhưng với điều kiện nó không bị làm giả. Mà sự giả tạo thì lại nhiều vô cùng. Một nhóm nghiên cứu mang tên “Quan sát UFO từ mặt đất” (bang Arizôn, Mỹ) khi nghiên cứu các bức ảnh, đã rút ra kết luận rằng có đến 90-95% là giả tạo. Vậy còn lại 5% kia thì sao? Ví dụ trên chuyến bay của con tàu “Đgiemin-4” quanh quỹ đạo gần trái đất, ngày 4 tháng 6 năm 1965, phi công vũ trụ Măc Đivit phát hiện thấy một vật thể dạng hình trụ đang tiếp cận tàu của mình. Anh ta định điều khiển gấp để tránh sự va chạm, nhưng rồi nhận ra rằng không có gì nguy hiểm cả. Măc Đivit đã chụp một số kiểu ảnh và một trong số đó được trưng bày ở trung tâm nghiên cứu vũ trụ NASA và có đăng tải ở tạp chí Khoa học và đời sống. Không chỉ mình Măc Đivit chụp được ảnh của UFO, mà khá nhiều người khác ở nhiều hoàn cảnh khác nhau cũng đã chụp được những bức ảnh khác nhau nữa. Các nhà bác học cũng đã mất rất nhiều công sức để nghiên cứu cả âm bản lẫn dương bản, nhưng rồi kết cục thì chưa cho chúng ta một kết luận nào cụ thể cả. Biết bao nhiêu giả thuyết được đặt ra quanh vấn đề UFO với những cuộc tranh luận nẩy lửa, ví dụ như giả thuyết “Ngoài Trái đất”, hay “Cuộc chiến tranh bí mật”, hoặc “Thế giới song song”, “Du ngoạn theo thời gian” v.v...., nhưng giả thuyết thì vẫn cứ là giả thuyết và chúng ta thì vẫn cứ chờ đợi câu trả lời thực chất có hay không có UFO.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #67 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2016, 06:06:42 am »


PHẦN KẾT

        Như vậy, về vấn đề những vật thể bay vô định đã có hai quan điểm trái ngược nhau: UFO thực sự tồn tại và UFO không tồn tại. Hiển nhiên, hai dòng tư duy trái ngược nhau ấy đều trình bày về cùng một vấn đề và hai dòng tư duy ấy không thể cùng là hiện thực. Điều đó có nghĩa là, hoặc là phía này, hoặc là phía kia nhầm lẫn. Nói đom giản thì là thế, nhưng từng phía là thế nào và ai trong phía ấy có uy tín hơn cả?. Phía đầu tiên là những người công khai công nhận UFO tồn tại. Trong nhóm này còn có cả Bộ quốc phòng Pháp, giám đốc sở hiến binh Pháp, Tư lệnh không quân Anh trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai, người điều phối chính của lực lượng Phòng không và Không quân Tây Âu, Tổng tư lệnh các lực lượng liên quân NATO ở Nam châu Âu, dẫn đường công huân Liên Xô là V.I.Akuratôp và nhà du hành vũ trụ L.Măc Đivit là những người từng trực tiếp nhìn thấy những vật thể vô định.

        Chúng ta tạm dừng không thì danh sách còn rất dài.

        Phía thứ hai - là nhóm những người phản bác, gồm những thành viên chống đối tích cực nhất: Ph.Clac, L.Oberg, KKagan, những phóng viên thông tấn AN CCCP- V.A.Krat, V.V.Migulin, I.X.Sklôpxki (số có máu mặt đến nay không còn nữa).

        Nhưng vấn đề UFO có thực hay không có thực thì không thể giải quyết đơn giản bằng cách biểu quyết được. Liên Xô

        Chúng ta thử chú ý đến cách tiếp cận chương trình với trách nhiệm và sự nghiêm túc cùng với cách bày tỏ minh bạch. Nếu xuất phát từ những tiêu chí ấy, thì nhóm phản bác không thể cầu mong dạt được điểm 3 trên thang điểm 5. Hơn nữa, có thể cho họ phụ thêm 1 điểm vì khoa học lõa thể của Cac Xaghen (trong thời kỳ tác giả chung với I.X.Sklôpxki đã qua) được đăng tải trên các tờ tạp chí Lá cải, mà tôi cho rằng những tranh vẽ và cả những bức ảnh đều rất giật gân. Vả lại, chúng ta cũng chẳng cần xúc động làm gì đối với K.Xagan lẫn Đ.Oberg. Quan trọng hơn cả là phải hiểu bằng cách nào mà các nhà bác học của chúng ta lại phản bác các hiện tượng, phát sinh sự khao khát thay đổi sự phân tích khoa học hiện thực khách quan bằng cái học thuyết chủ quan lố bịch? Bởi vì, triết học duy vật không hạn chế sự tự do xác nhận những hiện tượng thực tế. Nghịch lý của UFO không bất tiện đối với người tư duy giáo điều theo nguyên nhân thái quá, với quan điểm của hệ biến hóa thống trị, chống lại mâu thuẫn sự phát triển của các sự kiện thực tế. Nỗi sợ hãi trước sự mâu thuẫn cướp đi sự hứng thú đang đến đón họ, và vi vậy không một sự khám phá nào, nhất là sự giải quyết vấn đề nào của họ được đặt ra cả. Đúng ra, có thể cho rằng, cả hai quan điểm về UFO đều có thể mắc sai lầm. Quan niệm ấy đã được Đêcart diễn đạt chính xác từ thế kỷ 17 qua ví dụ hai người cãi nhau: “Trong mọi trường hợp, khi hai người giữ hai quan điểm trái ngược nhau về một vấn đề, thì chắc chắn rằng một trong số họ sẽ lầm lẫn hoặc thậm chí không một ai trong số họ tìm được sự thật” (Đêcart p. “Tuyển tập”, M. 1950, trang 82).

        Thế còn những đường bay dích dắc, những phương pháp khó hiểu khác, những dấu vết vật chất để lại trên mặt đất, những vệt bỏng của người lính gác Braxin ở vọng gác Itaipu vào năm 1957, những gì đã thấy trên trạm xe tăc-xi Tbilixi vào ngày 8 tháng 2 năm 1978, những gì xảy ra với viên cai trưởng Vanđe, những gì mà các nhà thiên văn học đã thấy, trong đó có cả người từng nhận giải thưởng Nôben, những gì đã chụp ảnh được thì sao? Những câu hỏi này có thể còn tiếp tục, nhưng chẳng lẽ lại không có lấy một trường hợp tương đối tin cậy? Một trường hợp thôi! Những người đặt niềm tin vào sự tồn tại thực tế của UFO sẽ vui mừng làm sao khi được tiếp xúc với bất kỳ sự tranh luận, lập luận nào. Sự tranh luận không tách ra khỏi các sự kiện xuất phát chỉ từ việc “đạt trình độ học vấn khoa học đủ sành sỏi”, chỉ có cơ sở thực tế, không có sự tung hứng. Những người đặt niềm tin vào sự tồn tại thực tế của UFO khẳng định sâu sắc vào sự cần thiết phải lôi kéo ngành khoa học vào chương trình này, tính toán cách tiếp cận nghiêm túc đến nghịch lý của thế kỷ XX sẽ là tác nhân kích thích mạnh mẽ cho sự phát triển khoa học và kỹ thuật. Đều biết rằng, ai chứng minh nhiều thì chẳng chứng minh được gì. Chúng ta sẽ không ôm đồm, việc ấy là của những người phản bác. Chúng ta sẽ quên tất cả những giả thuyết đã nêu, xóa bỏ người ngoài hành tinh trong bộ nhớ. Chúng ta tìm cách khác. Hiện thực đang thách thức các nhà bác học. Những người phản bác hiện thực của UFO đã đề nghị dạng thử nghiệm trí tuệ đối với những trường hợp như: Hồ CORB. Đêm 27 rạng ngày 28 tháng 2 năm 1961, TÊHÊRAN, ngày 19 tháng 9 năm 1976; RAXÂYNHAI, ngày 20 tháng 8 năm 1974.; RÔKISKIX, ngày 29, 30 tháng 4 năm 1978; MÔLÔTAI, ngày 8-9 tháng 5 năm 1978.

        Tôi xin hé mở một bí mật nhỏ: tất cả những trường hợp nêu ra trên đây chỉ có thể giải thích bằng cách cho rằng hoặc là có vật thể bay vô định, hoặc là ma quỷ. Nếu như bạn không tin vào ma quỷ thì hãy cho rằng đấy là UFO. Hãy đọc lại quyển sách này một lần nữa và nó sẽ cho bạn quan niệm khác. Còn nếu như bạn ngả về phía ma tà hoặc là “mánh khoé gian lận của lũ quỷ sứ” thì hãy cho rằng các nhà bác học phản bác đã chiến thắng, khi sợ nhìn thẳng vào mặt con cháu chúng ta. V.I.Lênin đã viết rằng, chủ nghĩa Mác đặt tất cả các vấn đề phát triển xã hội trên “nền tảng lịch sử, không với tư duy chỉ giải thích cái cũ, mà với tư duy không sợ tiên đoán tương lai...” (V.I.Lênin, Toàn tập, tập 26, trang 75). Và rồi, trong khoảng 35 năm tới đây thôi, tương lai sẽ gõ cửa dồn dập, còn chúng ta thì lại giả tảng như chúng ta không có nhà...

HẾT
   
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM