Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:58:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nghịch lý thế kỷ XX  (Đọc 20753 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2016, 12:23:43 am »


        A.Lêônôp, hai lần Anh hùng Liên Xô:

        Giả thuyết liên quan đến câu hỏi về khả năng gặp gỡ giữa các phi công vũ trụ với những người ngoài hành tinh, phi công vũ trụ của nước cộng hòa nhân dân Ba lan - M.Germasepxki, người cùng bay chuyến bay với P.Climuc cho rằng: minh chứng cho sự tồn tại của các bóng thám không ngoài hành tinh ở quỹ đạo gần trái đất ít bao nhiêu thì minh chứng rằng họ không tồn tại cũng ít bấy nhiêu” (Kỹ thuật - Tuổi trẻ, 1979, số 7).

        Tất cả những lần ở gần mặt trời, phần lớn vật chất những ngôi sao chổi chia ra cho sự tạo thành đuôi. Biết được trọng lượng của sao chổi và trọng lượng đuôi, ta có thể dễ dàng tính được thời gian tồn tại của nó,- thời gian mà tự nó phải tiêu phí. Nhưng sao chổi sau khi biến mất sau vùng chân trời, qua 100 - 200 - 300 năm, đã phá vỡ toàn bộ những dự đoán, .lại tiếp tục xuất hiện lần nữa và lần nữa! Tại sao vậy? Thế còn định luật bảo toàn năng lượng? Hình như ở đâu đó trên con đường của vũ trụ, những ngôi sao chổi đã có những tác động, những thay đổi mà chúng ta không được biết thì phải. Một câu hỏi được đặt ra là chúng được bảo vệ từ đâu. Bởi rõ ràng - tuổi của hệ mặt trời không nhỏ hơn 4,5 tỉ năm. Nếu như cho rằng chúng cùng sinh ra với hệ mặt trời thì chúng đã hết năng lượng từ lâu rồi. Nhưng nếu tin vào “mắt mình”, thì các sao chổi vẫn cứ tồn tại, và hơn nữa số lượng lại còn gia tăng. Kết quả là các sao chổi được “tạo ra” ở đâu đó do những nghệ nhân huyền bí của bầu trời. Một giả thuyết cho rằng - đó là do sự phún xuất của những núi lửa cực mạnh trên các hành tinh lớn và các vệ tinh. Giả thuyết khác lại cho rằng chúng được sinh ra trong vùng lân cận của Mặt trời từ những đám mây sao chổi khổng lồ. Nhưng sự hão huyền của các nhà thám hiểm lại còn dẫn dắt xa hơn nữa - xuất hiện giả thuyết cho rằng một số sao chổi có những phi thuyền trinh thám của nền văn minh khác đã hàng ngàn năm nay thu thập thông tin về hệ Mặt trời, trong đó có cả Trái đất. Xin được nói thêm là, những sự kiện từng đưa ra chẳng thấy ai có ý kiến phản đối cả...” (Kỹ thuật - Tuổi trẻ, 1979, số 5).

        A. Êlixâyep, hai lần Anh hùng Liên Xô, Tiến sĩ khoa học:

        “...Những gì liên quan đến việc gặp gỡ với những người ồ hành tinh khác thì tôi không chuẩn bị cho cuộc trao đổi một cách nghiêm túc ở đây, trong khi chẳng có tư liệu tin cậy nào về sự tồn tại của một cuộc sống ngoài hành tinh, và hơn nữa lại là về hình dạng của nó. Thêm vào đó là việc giao tiếp của hai nền văn minh nhìn chung không cần thiết phải chung cho cả hai phía. Khả năng, những hình thái của cuộc sống và mức độ phát triển của nó trên các thiên thể khác nhau dị biệt tới mức một trong các khía cạnh có thể không hoài nghi rằng đã có những cuộc tiếp xúc lẫn nhau từ lâu rồi. Tiếc là cho tới giờ chúng ta không sắp xếp được dù là lượng thông tin nhỏ nhất để xây dựng trong chừng mực nào đó những giả thuyết có căn cứ về đặc điểm những cuộc gặp gỡ tương tự” (Kỹ thuật - Tuổi trẻ, 1980, số 6).

        A. Gubarep, hai lần Anh hùng Liên Xô:

        “Những gì liên quan đến người ngoài hành tinh, thì cá nhân tôi, tôi tin vào sự tồn tại của họ. Gần đây, các nhà bác học người Mỹ đã đăng ký được tín hiệu của tần số xác định hướng đến từ vũ trụ. Tồn tại sự phỏng đoán rằng nó được nhận từ một nền văn minh khác. Biểu đồ của tín hiệu nói về sự xuất xứ nhân tạo của nó. Đáng tiếc là, các nhà bác học Mỹ không ghi nhận được tín hiệu lặp lại nên không phân tích được môi trường cụ thể. Dầu sao, những người lạc quan cũng đã thấy sảng khoái hơn. Khi trên trái đất xảy ra sự di dân của những lãnh thổ mới với nền văn minh tương đối phát triển (muốn nói trước tiên là từ châu Âu), đã gặp một nền văn minh khá lạc hậu, già cỗi. Khi chinh phục vũ trụ, bức tranh có lẽ sẽ khác: người ta sẽ tính toán chỉ ra được 9 nền văn minh phát triển trội hơn hẳn chúng ta từ 10 sự tồn tại bất kể nào. Tôi không muốn so sánh một cách cứng nhắc, chỉ nói rằng, nhờ sự chinh phúc vũ trụ và nhờ những cuộc gặp gỡ với những người anh em có lý trí, khoa học và kỹ thuật của chúng ta có thể hoàn thành được bước đột phá chất lượng. Nghĩ rằng, “chiếc vòng vĩ đại” - hiệp hội những nền văn minh của hệ Ngân hà mà Ivan Antônôvich Êphrêmôp từng mơ tưởng không còn là sự viển vông nữa” (Kỹ thuật - Tuổi trẻ, 1980, số 1).

        Sự xuất hiện UFO trên Têhêran vào ngày 19 tháng 9 năm 1976 được xem xét vào những chương tiếp theo đã là nội dung chính của tờ Têhêran thời báo: “Các phi công vũ trụ Liên Xô, những thành viên của tàu liên hợp “Liên hiệp - Apôlô”, ngày hôm qua đã có cuộc trao đổi với các phóng viên quan điểm “chờ đợi và quan sát” đối với mối quan hệ với các vật thể bay vô định, trên cơ sở những sự kiện ấy cộng với một chút viễn tưởng, chúng tôi có thể phỏng đoán rằng đã có những phi thuyền vũ trụ đến từ các hệ mặt trời khác, nhưng chúng không bay vào vùng khí quyển của Trái đất”, - Valêri Cubaxôp đã phát biểu trong Câu lạc bộ đế chế Hàng không ở sân bay Mêkhrabat như vậy” (Trích dẫn từ bản thảo của Ph.Iu.Zighen “Sự quan sát UFO tại Liên Xô”, xuất bản tháng 3 năm 1978).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2016, 12:27:40 am »

      
CHƯƠNG III

PHƯƠNG PHÁP “KHOA HỌC” TRONG HÀNH ĐỘNG THẤY NHỮNG GÌ TRÊN THÀNH PHỐ PÊTRÔZAVÔT?

        “Các độc giả của tờ báo Sự thật là V.Mencôp ở Pêtrôzavôt, N.Phlorôp ồ Ômxk, Iu.Nhicôlaep ở Kiep đã thuật lại những hiện tượng mà họ thấy và yêu cầu được giải thích căn nguyên. Nhóm đông độc giả, sau khi được nghe về cái gọi là UFO hoặc “những đĩa bay” cũng muốn biết chính kiến của các chuyên gia về vấn đề ấy - V.Gubarep đã viết trong “Huyền thoại của người ngoài hành tinh” (Báo Sự thật ngày 2 tháng 3 năm 1980). Tôi không hiểu N.Phrolôp ở Ômxk và lu.Nhicôlaep ở Kiep nhìn thấy gì, nhưng trong vấn đề ấy, những gì liên quan đến V.Mencôvaia, thì bà ta cùng các người khác ở Pêtrôzavôt đã quan sát thấy được cái gì đó liên tục xảy ra ở đó. Các độc giả muốn được nghe chính kiến của các nhà chuyên môn về cái gọi là UFO theo đúng quy luật. Nhưng nói về UFO mà lại bỏ qua dù chỉ là sự phân tích nhỏ thôi những trường hợp ở Pêtrôzavôt cũng đã là không có ý nghĩa rồi. Hoàn toàn rõ ràng, trong khuôn khổ một bài báo nhỏ thì V.Gubarep không thể nào kể lể một cách chi tiết được những gì đã xảy ra ở Pêtrôzavôt và các nhà chuyên môn đã suy nghĩ những gì. Cái gì đã xảy ra ở Pêtrôzavôt nhỉ? Và các nhà chuyên môn suy nghĩ gì nhỉ?.

        MỘT TRỒ CHƠI VỚI CÁC ĐOẠN VĂN.

        Trong bài bút ký ngắn với tiêu đề “Cái gì trên bầu trời ở phía đằng kia nhỉ?” (Đăng trên báo Tuần lễ, 1979, số 3). V.Mitrulin - thành viên của hiệp hội phóng vỉên Liên Xô và Iu.Platôp - tiến sĩ vật lỷ toán học khoa học đã thừa nhận rằng “với những hiện tượng không tìm được lời giải thích ở giai đoạn hiện nay, thì những gì quan sát thấy ở vùng Pêtrôzavôt vào tháng 9 năm 1977 là một trong những lượng thông tin đáng giá nhất”. Ở đó, có thể thấy rằng “những người nhiệt tâm đã nhiều lần bắt tay vào việc thử thu thập và tổng hợp tư liệu thực tế của những lần quan sát. Mức độ nào đó, các tác giả khác nhau đã làm được điều ấy, nhưng khi lựa chọn và phân tích những tài liệu, theo quan điểm của chúng tôi, thì họ đã phạm phải sai lầm nghiêm trọng. Thôi thì, cũng phải tôn trọng các quan điểm khác nhau. Những gì liên quan đến các kết luận, chúng tôi nhường cho độc giả tự đánh giá lấy xem họ quả đoán đến mức nào.

        Để làm được điều đó, cần phải có sự phân tích cụ thể từng thí dụ một, tài liệu cũng cần được lựa chọn và phân tích không thể chỉ bằng sự nhiệt tình. Từ cái gọi là “bài giảng gây chấn động”, những độc giả “nhiệt tình” tình cờ hiểu ra rằng, nhiều vấn đề sau những biến cố, cần phải tiếp tục nghiên cứu thêm vào ngày hôm sau ở bất kỳ tờ báo nào. Nhưng nếu điều ấy không xảy ra, thì báo chí cũng phải tính đến việc công bố những tin tức về những sự kiện bí ẩn mà những sự kiện ấy có thể đếm trên đầu ngón tay, và tôi cũng cố gắng thu thập vào một nơi, đánh số thứ tự để dễ dàng so sánh với các bài báo viết trên các báo.

        Tờ báo Nền công nghiệp XHCN từ ngày 23 tháng 9 năm 1977 đã đăng tải bài với tiêu đề:

        HIỆN TƯỢNG VÔ ĐỊNH CỦA THIÊN NHIÊN

        . Dân chúng Pêtrôzavột là những người được chứng kiến những hiện tượng bất thường của thiên nhiên - ngày 20 tháng 9, vào lúc gần 4 giờ sáng, trên nền trời tối sẫm bỗng loé sáng một “ngôi sao” khổng lồ, phát xung lượng từng chùm ánh sáng xuống mặt đất. “Ngôi sao” ấy từ từ chuyển dịch về khu vực Pêtrôzavôt, rồi trải xoài ra như hình con sứa, buông xuống thành phố những dòng sáng mỏng manh, có cảm giác như đang trút những dòng nước mưa vậy.

        2. Sau một thời gian ngắn thì sự chiếu sáng kết thúc, “con sứa” biến thành hình bán nguyệt sáng chói, tiếp tục di chuyển về phía hồ Ônhegiexki, quanh đường chân trời của nó được bao phủ bằng những đám mây màu xám. về sau, trong màn mây ấy hình thành một hố xoáy bán nguyệt với màu đỏ chói ở giữa và màu trắng ở xung quanh.

        Hiện tượng đó theo các nhân chứng cho biết là kéo dài chừng 10 - 12 phút.

        3. Giám đốc trạm khí tượng thuỷ văn của thành phố là ông Iu.Grômôp đã kể cho phóng viên thông tấn xã Liên Xô rằng những nhân viên khí tượng của Garêli từ trước tới giờ chưa hề thấy một hiện tượng nào tương tự như vậy cả. Hiện tượng ấy được gọi là gì và nó là thế nào của thiên nhiên thì là cả một sự bí ẩn, bởi vì không có sự thay đổi nào trong khí quyển mà lại không được ghi lại ở những ngày qua. Chúng ta cũng biết rằng, Iu.Grômôp nhấn mạnh, không có bất kỳ cuộc thử nghiệm kỹ thuật nào trong khu vực của chúng ta vào thời gian ấy. Song, đưa tất cả chúng vào loại ảo ảnh cũng không nên, bởi vì có rất nhiều người chứng kiến được hiện tượng bất thường ấy, miêu tả lại nhiều nét giống nhau mặc dù sự quan sát không để lại chứng cứ vật chất nào. Những thông tin ấy được đưa đến từ những vị trí khác nhau của thành phố. Pêtrôzavôt, N.Milôp.

        4. Phóng viên Thông tấn xã Liên Xô ở Lêningrat đã đề nghị giám đốc Trạm thiên văn trung tâm Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, hội viên Hội nhà báo Liên Xô, ngài V.Krat cho biét quan điểm của mình. “Quả cầu lửa sáng rực, - nhà bác học nói,- bay vụt qua bầu trời của vùng Lêningrat và Carêli từ phía Nam lên phía Bắc vào rạng sáng ngày 20 tháng 9 thì các đài thiên văn của Puncôpxki cũng quan sát thấy, về việc xác định sự xuất xứ của nó thì bây giờ khó giải thích vì các nhân chứng vẫn tiếp tục gửi các thông tin về và mọi thông tin đều đang được xử lý”. Tin được đáng trong tờ báo Nền công nghiệp XHCN mà tôi tình cờ phát hiện được vẻn vẹn chỉ có sáu dòng có lẽ là sự thông báo đầy đủ nhất về sự quan sát huyền bí.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2016, 12:30:45 am »

       
        Trù tính đến những chi tiết thú vị nào đó thấy được trực tiếp từ vị trí quan sát, tôi đến bộ phận báo chí ra đều kỳ của thư viện mang tên V.I.Lênin, lấy tờ báo Sự thật được xuất bản ở Pêtrôzavôt để xem. Thật ngạc nhiên, tờ báo này lại chỉ trả lời về sự kiện kia sau khi các tờ báo trung tâm đã đăng tải, có nghĩa là sự kiện đã xảy ra được bốn ngày rồi. Trong sô báo ra ngày 24 tháng 9, với tiêu đề “Hiện tượng vô định của thiên nhiên”, trích dẫn từ tờ “Sự thật” dòng đầu tiên, dòng thứ hai và dòng thứ năm có bổ sung như sau:

        5. “Tuy nhiên, trên cơ sở những dữ liệu đã có, các nhà bác học nghiêng về phía đánh giá một cách nhanh gọn nhất, đấy là những thiên thạch có kích thước khổng lồ. “Người ngoài vũ trụ” đã để lại sau mình dấu vết sáng chói lọi, rồi lu mờ dần và tan biến sau đó 20 phút. Đấy là điều hoàn toàn hiển nhiên vì khi chạm vào bầu khí quyển của trái đất, tảng đá trời bốc cháy và nung nóng đến trắng ra trên chặng đường đi, phát quang cùng lớp vỏ bọc không khí”. Tiếp sau đó, tờ báo ở Pêtrôzavôt trình bày bài của mình “Người ngoài vũ trụ trên thành phố Pêtrôzavôt”, nhưng lượng thông tin đến muộn hơn một chút.

        Bây giờ chúng ta hãy nhìn lại tổng thể các đoạn văn với các nội dung một cách chung nhất xem sao. Hoàn toàn rõ ràng là, không phải ở đoạn 3 (“những nhân viên khí tượng của Karêli trước đó chưa hề thấy trường hợp nào tương tự cả”, “không có một sự thay đổi đột ngột nào trong khí quyển diễn ra ở những ngày qua mà lại không được ghi chép lại”), không ở đoạn 4 (“không hề có một sự thử nghiệm kỹ thuật nào trong khu vực của chúng ta trong thời gian ấy”), không cần đến sự gần gặn của đoạn 5 (“trên cơ sở những dữ liệu đã có, các nhà khoa học nghiêng về phía đánh giá một cách nhanh gọn nhất, đấy là những thiên thạch có kích thước khổng lồ”). Những đoạn ấy chẳng ăn nhập gì với nhau. Trong tờ “Tin tức” chỉ đăng có đoạn 1, đoạn 2, mà không có đoạn 3 - đoạn rất súc tích và quan trọng để ghi nhớ những gì đã qua, bởi vì qua đoạn 3, chúng ta thấy được rằng không thể có những cuộc thử nghiệm, phủ nhận những ảo ảnh, biết bao người nhân hậu không tán thành UFO đã có sự tôn trọng đối với các nhân chứng, biết bao người không yêu mến những người phản bác UFO. Để bổ sung cho hiện tượng huyền bí lu mờ, đoạn 4 chẳng cần sự vô định. Đoạn 5 rất quan trọng, bởi vì qua đó chúng ta hiểu được rằng quả cầu lửa sáng chói bay vụt qua bầu trời vùng Lêningrat và Karêli từ phía Nam lên phía Bắc đã được các đài thiên văn Puncôpxki phát hiện. Nói một cách khác, quả cầu đó là một thực thể rõ ràng chứ không phải là ảo ảnh hay là hậu quả của chứng bệnh loạn thần kinh tập thể. Đấy là điểm thứ nhất. Điểm thứ hai, quả cầu đó không phải là vật thể đã thấy trên Pêtrôzavôt, bởi vì ở đây - nó bay vụt qua ngang bầu trời, còn đằng kia là chuyển động chậm chạp, hay đấy chính là nó mà bản thân nó có thể thay đổi được tốc độ bay tuỳ ý, hơn nữa lại còn treo được (“ngôi sao” ấy chậm chạp chuyển động đến Pêtrôzavôt rồi tan ra chuyển thành hình “con sứa”, treo lơ lửng...). Treo lơ lửng! Thế thì sức hút trái đất ở đâu? Đấy, cái gì xảy ra ở đoạn 4 đã không cho phép xác định được nguồn gốc của “ngôi sao” huyền bí, “bởi vì các thông tin của các nhân chứng vẫn tiếp tục gửi đến và đang được xử lý”. Nhằm nhò gì! Đoạn 6 đã làm cho tất cả những đoạn trước tan biến thành mây khói, là “trên cơ sở những dữ liệu đã có, các nhà bác học nghiêng về phía đánh giá một cách nhanh gọn nhất, đấy là những thiên thạch có kích thước khổng lồ”. Ai là những nhà bác học ấy? Vâng, đấy chừng như không phải là nhà bác học, vì rằng nhà bác học nào mà lại đưa ra giả thuyết về thiên thạch, nếu như vật thể đầu tiên chuyển động chậm chạp, sau đó lại treo lơ lửng trong không trung, rồi treo chán lại bắt đầu chuyển động? Rồi cũng đó lại giải thích “khoa học” rằng “tảng đá bốc cháy và nung nóng đến trắng ra trên chặng đường đi, phát quang cùng lớp vỏ bọc không khí”. Thật mong muốn dù chỉ một lần thấy được hòn đá đã luyện được cách treo trong không trung hay là chuyển động chậm chạp theo ý của mình!

        Tuy nhiên, hòn đá ở đó cũng chẳng là gì, nhưng mà nhà bác học lại mạo hiểm với cách giải thích “lô gích” như vậy dù chỉ một lần thôi thì cũng ghê thật! Ai ẩn giấu dưới cái từ vững chãi là “nhà bác học”? Rõ ràng là không phải Iu.Grômôp- giám đốc Trạm khí tượng thuỷ văn của Pêtrôzavôt rồi, vì quan điểm của ông ta được trình bày rất rõ ràng ở đoạn 3 và đoạn 4. Chúng ta sẽ cho rằng đấy là sự huyền bí trong huyền bí. Tác giả bài báo trong tờ báo Tuần lễ có nhận ra sự sai sót nghiêm trọng của các chuyên gia trong việc thu thập các tài liệu và phân tích chúng, “rằng dẫn đến những kết luận nông nổi” hay không? Nếu như các nhà bác học nghiêng về ý kiến cho rằng đó chỉ là việc quan sát thấy thiên thể khổng lồ do lầm lẫn vì kém cỏi trong việc phân biệt với các thiên thể - thì điều đó cũng chẳng nguy hiểm gì, nhưng nếu như chúng ta tham dự vào những mưu toan vụng về để đánh lạc hướng chú ý của xã hội khỏi sự quan sát nghiêm túc với bất kỳ sự giúp đỡ nào, kể cả sự giải thích không nghiêm túc, cốt sao gạt bỏ khả năng xuất hiện những giả thuyết về vật thể bay vô định, thì chúng ta sẽ nhận được kết quả theo chiều hướng khác đấy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2016, 12:33:07 am »


        BIẾN DỊ TRONG ĐÊ TÀI QUẢ CẦU LỬA.

        Chúng ta hãy làm quen với tờ báo xuất bản ở Pêtrôzavôt với đề mục: “Người ngoài vũ trụ ở trên thành phố" Pêtrôzavôt”.

        Điều ấy bắt đầu vào lúc gần 4 giờ sáng và kết thúc vào khoảng 5 giờ 10 phút ngày 20 tháng 9 năm nay. Vào lúc 8 giờ 40 phút cùng ngày, phóng viên của chúng tôi đã phỏng vấn các nhân chứng trong ca trực là nhân viên lái xe cứu thương V.A.Bêlaep và bác sĩ V.I.Mencôvôi. Sự thể là thế này, Vlađimia Alêchxâyêvich Bêlaep kể, - lúc gần 4 giờ sáng, tôi cùng kíp cứu thương đang trên đường phố Anôkhin theo lệnh gọi đến nhà sô 37-B. Khoảng 4 giờ 05 phút, thấy có sự phát sáng trên nóc nhà đối diện (đêm ấy trời quang mây, không trăng sao). Rồi tôi nhìn thấy một vừng hào quang lạ lùng và một ngôi sao đang tỏa sáng, chiếu ra các luồng sáng bao trùm một phần lớn bầu trời. Khi quả cầu lửa tiến đến gần “cánh tay” của chòm sao Đại hùng tinh, sự tỏa sáng biến mất, còn nó thì rơi thẳng xuống dưới. Sự việc ấy kéo dài khoảng chừng 10-15 phút. Sau đó chúng tôi tiến ra sân và đi vào đại lộ Lê nin, tôi thấy đằng sau hồ có quầng sáng. Trên các đám mây hiện lên rõ ràng một hình ô-van không trọn vẹn, phía trên nó có sắc thái hồng hồng, ở phía dưới thì sáng chói. Cảnh tượng quả thực là khác thường. Đúng, đúng thế thật! - Viôleta Ivanôpna Mencôva trầm trồ. Quả thực là khác thường! Thời gian ấy tôi cũng ở cùng chỗ với lái xe Vatrexlap Xavin và y sĩ Valentina Xvixtunôva mà. Tôi còn có thể bổ sung được gì nữa đây?. “Ngôi sao” chiếu ánh sáng rất chói. Nó trông như con sứa, có điều nó trong suốt hơn nhiều, có lồng bao xung quanh, ở giữa không có khoảng tối nào cả. Tất cả những điều ấy không thể nào cắt nghĩa nổi, phi thực tế, viễn tưởng lắm và làm cho ta liên tưởng đến thiên thể của Bắc cực quang và nhiều nơi khác nữa. Khi chúng tôi đến gần bệnh viện thành phố, “ngôi sao” chuyển về phía bên và hạ thấp xuống. Các tia sáng bao quanh nó trở nên mờ hơn, sau đó chỉ còn lại dấu vết như sương mù. Với “những người ngoài vũ trụ”- có nhiều người dân của Pêtrôzavôt quan sát được: như người phụ nữ ở trong trạm điện thoại tự động, người khác thì thấy lúc đang vội vã đến hiệu thuốc, rồi cả đội ngũ công nhân cảng nữa. Một trong những số ấy- anh công nhân cần cẩu tên là Anđrây Akimôp còn vẽ được cả “vị khách” ở các thời điểm khác nhau trong chuyến viếng thăm bầu trời Pêtrôzavôt của “vị khách” ấy. Vào lúc 9 giờ sáng, chúng tôi gọi điện thoại cho giám đốc trạm khí tượng thuỷ văn- ông Iu.Grômôp, người từng cùng với các cộng sự của mình tham gia nghiên cứu hiện tượng bất thường này, có so sánh với các sự quan sát nhận được từ các thành phố khác nhau nữa. Có giả định cho rằng đấy là một thiên thạch, nhưng các nhà bác học cũng vẫn chưa đưa ra được kết luận cuối cùng. (Báo Sự thật Lêningrat ngày 24 tháng 9 năm 1977).

        Các bạn có thấy quả thực là khác thường khi quả cầu lửa tiếp cận đến “cánh tay” của chòm sao Đại hùng tinh, sau đó lại hạ thẳng đứng xuống dưới, rồi lại chuyển dịch sang phía bên và hạ thấp hơn nữa, du ngoạn giữa bầu trời Pêtrôzavôt mà không rơi không? Vậy mà người ta vẫn trình bày cho độc giả đấy là thiên thạch. Thông thường, “thiên thạch” luôn gắn bó với “sự rơi”, vẫn có câu: sự rơi của thiên thạch, hoặc thiên thạch sa. Nhưng việc nghe về sự tiếp cận của thiên thạch với sự rơi, sau đó rồi lại di chuyển sang một phía khác thì chưa bao giờ thấy cả. Bài bút ký phụ thuộc rất nhiều vào sự lựa chọn các tài liệu, như xen vào câu nói về cái mà V.I.Mencôva sực nhớ ra các thiên thạch, Bắc cực quang và nhiều cái khác nữa, và bài văn đó đã tìm được sắc thái yên tĩnh. Chúng ta nhớ lại lời của Iu.A.Grômôp rằng “những nhân viên khí tượng của Karêli từ trước tới giờ chưa hề thấy hiện tượng tương tự như vậy trong thiên nhiên”. Hoàn toàn có thể cho rằng, cả V.I.Mencôva cũng không quan sát được những gì tương tự. Khi đó, ta loại bỏ những thiên thạch và Bắc cực quang, chỉ còn lại “rất nhiều cái khác”. Nhưng về quan điểm của Iu.A.Grômôp, các độc giả của báo Pêtrôzavôt không hiểu được, bởi vì trong đó không có sự nhớ lại của các đoạn 3 và 4. Trong trường hợp nếu Iu.A.Grômôp đưa ra lời phỏng đoán về thiên thạch, như có thể cho phép, thì xét đoán theo những dòng cuối của bài bút ký, sẽ đưa ra kết luận rằng giám đốc trạm khí tượng thuỷ văn đã gây ra hàng loạt những phỏng đoán và đẩy chúng vào sự phụ thuộc bởi tờ báo và các độc giả, nhưng diều ấy lại không như vậy: Iu.A.Grômôp trong cuộc toạ đàm với phóng viên thông tấn xã Liên Xô đã nói rất rõ ràng về thiên nhiên huyền bí. Như chúng ta đã thấy, bỏ qua dòng này hay dòng khác với sự bổ sung những sự mâu thuẫn cho bài văn đầy đủ sự suy lý sẽ bóp méo thông tin. Bằng cách hoán trạng phù hợp, có thể trong sự tính toán cuối cùng đưa “hiện tượng huyền bí” của Pêtrôzavôt vào việc quan sát thấy sao Kim hay sao Mộc của những người nhiệt tâm dẫn đến những kết luận vội vàng trong kết quả của sự lựa chọn các tài liệu không đúng đắn và phân tích sau đó. Nhưng chúng ta hãy tiếp tục:

        Ngày 25 tháng 9 năm 1977, tờ Lao động đã đăng bài ký “Bầu trời bùng sáng trên thành phố Henxinhky”: Vào rạng sáng ngày thứ ba 20 tháng 9, lúc 3 giờ 6 phút theo giờ địa phương (4 giờ 6 phút theo giờ Matxcơva) bầu trời trên thành phố Henxinhky (Phần Lan) bị xé rách bởi sự bùng nổ sáng chói. Một vật thể sáng bay ngang qua trên đầu thành phố về hướng Bắc. Phóng viên các tờ báo “Kanxan Ưtixôt” và “ưen Xuômi” nhân dịp này đã gặp gỡ nhà phát minh Matti Kivinhen - người cộng sự của đài thiên văn vật lý ở Puriliarvi. Ông ta cho rằng, vật thể bay trên bầu trời của Phần Lan là phần còn lại của tên lửa đẩy hoặc là vệ tinh nhân tạo của Trái đất. Thông thường, khi từ vũ trụ bay vào tầng khí quyển dày đặc thì chúng nổ hoặc bốc cháy, vì vậy những trường hợp tương tự như đã thấy là rất hiếm. Nhà bác học cũng nói thêm rằng kiên quyết bác bỏ những lời đồn đại hủ lậu cho rằng đấy có thể là “đĩa bay” hoặc là phi thuyền với những người ngoài hành tinh. R.Khintunhen.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2016, 12:34:26 am »


        Còn đây lại là những gì mà phóng viên thông tấn UPI đưa tin:

        “Henxinhki, ngày 20 tháng 9, một quả cầu lửa sáng rực được quan sát trong vòng 4 phút vào buổi sáng sớm trên thành phố Henxinhki. Có thể đấy là vụ nổ của tên lửa vũ trụ Liên Xô. Đại diện khoa thiên văn học của trường đại học Henxinhki đã thông báo về việc này vào hôm thứ ba. Hiện tượng kỳ lạ tương tự như vậy cũng được quan sát vào hồi tháng 4 và chính quyền Xô viết sau này đã thông báo rằng đấy là vụ nổ của tầng tên lửa đẩy. Đại diện cảnh sát Henxinhki nói rằng quả cầu sáng chói được phát hiện thấy từ lúc 3 giờ 6 phút đến lúc 3 giờ 10 phút.

        Ông ta nói rằng quả cầu ấy rất sáng và để lại vệt khói. Đài kiểm soát của sân bay Henxinhki thông báo rằng đã theo dõi được quả cầu sáng này qua màn hình rađar, nó di chuyển sang phía Đông. Đài kiểm soát cũng thông báo rằng, sự xuất hiện của quả cầu lửa cũng làm tăng cường độ đối không trẽn lãnh thổ Liên Xô vào thời điểm mà đối không thường im lặng” (Thông báo của phóng viên hãng thông tấn UPI được viện dẫn từ bản thảo của Ph.Iu.Zighen “Sự quan sát UFO ở Liên Xô", số 3).

        Ở đây có một chi tiết thú vị: trong bản thông báo đầu tiên từ Henxinhki thì vật thể bay “về hướng Bắc”, bản thông báo sau thì lại “chuyển động về hướng Đông”. (Chúng ta nhớ lại rằng các nhà thiên văn của Puncôpxki đã quan sát thấy quả cầu lửa sáng rực bay vút qua bầu trời từ Nam lên Bắc). Trong bài báo của tờ Lao động chứng ta cũng thấy rằng cộng sự của đài thiên văn địa lý đã loại bỏ những tin đồn hủ lậu, mà những tin ấy không cần phải tranh luận, phải loại bỏ, để đi đến kết luận về sự quan sát trên Henxinhki là phần còn lại của tầng tên lửa đẩy hoặc là vệ tinh nhân tạo của Trái đất, mà “thông thường khi từ vũ trụ bay vào tầng khí quyển dày đặc thì chúng nổ hoặc bốc cháy, vì vậy những trường hợp tương tự như đã thấy là rất hiếm”. Từ những việc kể trên thì thấy rằng, trong trường hợp hãn hữu, phần còn lại của tầng tên lửa đẩy khi bay vào tầng khí quyển dày đặc lại không bốc cháy, không nổ mà lại vẫn tiếp tục hành trình bay và phù hợp với mọi sự tồn tại của các định lý vật lý, nhất định phải rơi xuống đất. Nhưng nó lại không rơi, mặc dù sự rơi của vật thể chiếu sáng không thể không nhận thấy. Vật thể sáng ấy vẫn tiếp tục bay và cuối cùng là bay đi đâu không biết, bởi vì nó chẳng để lại một mảnh vụn nào. Thành thử, quan điểm của nhà phát minh Matti Kivmhen theo ý nghĩa khoa học của mình đã chuyển sang phạm trù tin đồn hủ lậu. Mà chúng thì dĩ nhiên là phải loại bỏ. Bản thông báo của phóng viên hãng thông tấn UPI làm kinh ngạc bằng sự trắng trợn của mình. Quả cầu lửa được đại diện khoa thiên văn của trường đại học Henxinhki giải thích như là sự nổ của tên lửa Xô viết. Mà tại sao lại chính là Xô viết? Phải chăng trạm rađar của sân bay Henxinhki nhận thấy quả cầu sáng chuyển động về phía Đông, có nghĩa là về phía Liên Xô? Có vẻ có sức thuyết phục đấy. Những gì liên quan đến việc trích dẫn trường hợp tháng 4 mà “chính quyền Xô viết sau này đã xác nhận”, thì nếu như có cái gì đó đã bay thì nó cứ bay, khi chẳng phá vỡ những định lý vật lý nổi tiếng, không gây ra những trận mưa ánh sáng và không treo lơ lửng trên các thành phô trước sự ngạc nhiên của dân chúng. Nếu như cho rằng quả cầu chuyển động sang phía Đông đã là nguyên nhân làm tăng cường độ đối không trên lãnh thổ chúng ta, khi mà cộng sự của đài quan sát vật lí M.Kivinhen, người cho rằng quả cầu bay về hướng Bắc, thì là không phù hợp với địa lý học, là cần phải giả định về sự quan sát thấy một số vật thể sáng xuất hiện ở biên giới Liên Xô và bay về các phía khác nhau, vào thời gian ấy lại còn có một vật thể nữa bay từ phía Nam lên phía Bắc trên khu vực Lêningrat và Karêli. Tất cả những sự nhầm lẫn ấy phát sinh từ những sự thu nhận khác nhau: một đằng thì muốn bằng những sự thật và không thật bác bỏ mọi tin đồn hủ lậu về “đĩa bay”, đằng khác - thì kết tội Liện Xô về việc tiến hành những cuộc thử nghiệm nguy hiểm của kỹ thuật tên lửa trên lãnh thổ khác. Kết quả cuối cùng là đã tạo ra luồng thông tin ở mức độ những lời đồn hủ lậu. Nhưng chúng ta lại quay trở lại Karêli...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2016, 12:36:05 am »


        Viện dẫn trong bài ký “Sự quan sát UFO ở Liên Xô” (phát hành số 3) có đoạn văn ngắn của tờ báo Sự thật Lêningrat mà chúng ta đã từng được tiếp xúc, Ph.Iu.Zighen khả năng muốn bênh vực quan điểm của mình về những vật thể bay vô định, đã bỏ đi những câu cuối, cụ thể là: “Giả định đấy là thiên thạch, nhưng cuối cùng thì các nhà bác học vẫn không đưa ra được kết luận cụ thể”. Trong vấn đề này ông ta không đúng, bởi vì con người chân chính thì phải tin tưởng vững chắc vào lẽ phải của quan điểm của mình chứ, việc gì phải sợ sự viện dẫn của những người phản biện. Mọi người cũng không đến nỗi đần độn như ai đó tưởng đâu, và nếu như bày ra trước họ tất cả các sự kiện, họ cũng rút ra được những kết luận đúng đắn đấy. Còn chúng ta thì đã thấy ở phần trên như thế nào, sự thay đổi hướng bay của vật thể lạ cho đến việc nó treo trong không trung vẫn bị bác bỏ, nói một cách nhẹ nhàng về giả thuyết thiên thạch. Sự thật- đấy không chỉ là minh chứng lập luận tốt nhất, mà còn là chứng cứ vững chắc nhất, hiệu quả nhất cho việc phản bác. Nhưng nếu những sự kiện gây cản trở cho những đối thủ thực tế của UFO, họ sẽ tế nhị né tránh nó. Chúng ta thì quan tâm đến những sự kiện. Trên cơ sở phân tích những thông tin nhận được, những người nghiên cứu người ngoài hành tinh của Xô viết đã đi đến kết luận rằng vào đém rạng ngày 20 tháng 9 năm 1977, những hiện tượng lạ thường trên bầu trời đã được quan sát thấy trên lãnh thổ rộng lớn từ Henxinhki đến Pêtrôzavôt và từ Pxcôp đến Murmanxk. Nhưng những sự quan sát thú vị nhất hình như lại ở Pêtrôzavôt. Vật thể bí hiểm bay đến từ hướng Đông Bắc, dừng trên đỉnh Pêtrôzavôt trong thời gian 10-12 phút, sau đó bay về hướng Bắc. Vật thể có lõi cứng, được bao bọc xung quanh chừng như bằng chất plasma phát sáng. Phần ấy của UFO đã được các nhân chứng vẽ lại như một vật dạng hình cầu hay hình đĩa phát sáng với đường kính khoảng chừng 1 độ. Trong thời gian bay và trong thời kỳ treo, UFO phóng ra những luồng khí sáng (khả năng trong quá trình tái hợp), làm ta liên tưởng đến những xúc tu của con sứa. Khi vật thể tiến đến gần Pêtrôzavôt, những dòng ấy hướng về phía ngược lại với sự chuyển động. Khi vật thể treo, ta có cảm tưởng như những vòi phun nước phun ra từ vật thể theo đường cong parabôn tỏa xuống dưới. Sự giống nhau như con sứa, cái ô, cái dù trong những phút ấy đã được nhiều người chứng kiến ghi nhận. Cảnh tượng rực rỡ khác thường. Vùng lõi của vật thể có màu đỏ - vàng da cam, còn những dòng tỏa ra từ vật thể lại có màu trắng- xanh da trời. Sáng đến chói lọi (“sáng như ban ngày”), nhưng cũng chỉ sáng theo vùng, khu vực thành phố là sáng còn vùng xung quanh vần tối. Phân tích những bức hoạ của A.Akimôp, ta thấy rằng có màn mây khí do UFO tỏa ra, đầu tiên có dạng hình cầu, trong đó lại có những xoáy lốc theo trục quay của UFO. Sau đó, đám mây mất dần hình dáng cũ và tan ra khắp bầu trời. Việc chiếu sáng của UFO theo các xung lượng thường so sánh được với các vật thể cùng chủng loại. Sự chiếu sáng ấy đã gây ra một số “sự cảm xúc cảm ứng” (Ph.Iu.Zighen, “Sự quan sát UFO ở Liên Xô”, phát hành số 3). Chúng ta hãy nhớ lại bài được đăng trong tờ Sự thật Lêningrat, trong đó người lái xe cứu thương và bác sĩ đã kể về những gì họ đã nhìn thấy. Thật tiếc là bài báo không hề viết tí gì về những cảm giác của họ. Thực ra, khi ô tô rơi vào vùng ánh sáng chiếu ra từ vật thể, tất cả những người ngồi ở trong xe đều bị “bao trùm bởi cảm giác sợ hãi và tuyệt vọng”, lái xe dừng xe lại và chỉ nhúc nhích khi sự chiếu sáng kết thúc. Phân tích những lời khai của các nhân chứng, sự chiếu sáng ấy được gọi là “mưa ánh sáng”. V.G.Agiagia đã viết về “trận mưa ánh sáng” như thế này: "... Bắt đầu một trận mưa không bình thường. Thoạt tiên, từ UFO chiếu ra một luồng sáng trung tâm thẳng đứng, tựa như chiếc kính thiên văn đẩy ra chiếc chân của máy ảnh vậy. Sau đó xuất hiện và chiếu xuống mặt đất những luồng sáng xa trung tâm. Hoàn toàn có cảm giác là mưa rào. Thậm chí, một số người còn nghe thấy cả tiếng mưa, nhưng đấy chẳng qua chỉ là ảo giác. Một số còn có cảm giác là những tia lửa không chiếu thẳng, mà lại rung rung “như rắn bò”. Cảnh tượng đã chế ngự bằng tính huyền ảo và bất thường của mình. Các nhân chứng nói rằng: chúng tôi rất sợ hãi và chỉ muốn vùi mình vào trong đất. Đấy hoàn toàn là sự phản ứng tự nhiên của con người, mà không một ai kịp chuẩn bị tiếp nhận hiện tượng ấy. Ngược lại, xã hội chúng ta thì lại luôn giải thích rằng những việc tương tự như vậy không tồn tại”. (V.G.Agiagia, “Trí tuệ trong vũ trụ? Những thực tế và giả thuyết”, trích yếu toàn bộ bản báo cáo).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2016, 05:23:59 am »


        TIẾC RẰNG CÓ NHIỀU NHÂN CHỨNG QUÁ.

        Tờ báo Sự thật Lêningrat cho biết có rất nhiều dân chúng của Pêtrôzavôt đã quan sát thấy “những vị khách đến từ vũ trụ”: nào là “người phụ nữ khi đứng trong buồng điện thoại tự động, người khác thì đang vội đi mua thuốc, rồi đội công nhân cảng...”. Chúng tôi xin dẫn lời của Tamara Tikhônôva- khi ở buồng diện thoại tự động: “Ngày 20 tháng 9 năml977, vào lúc gần 4 giờ sáng, tôi đã chứng kiến một hiện tượng bất thường. Khi vừa ra khỏi buồng điện thoại tự động để đi sang góc phố Anticainhen và đại lộ Lênin, tôi có cảm giác là có cái gì đó to lớn vụt qua phía trước ngang tầm mắt trái. Tôi chạy vọt ra giữa đại lộ Lênin và thấy ở vị trí gần khách sạn “Phương Bắc” (mà cũng có thể ở gần về phía tôi một chút cũng nên) có một vật thể lạ với kích thước lớn, khi chuyển động không có tiếng động. Tôi chỉ nhìn thấy phía sau của nó thôi. Nó hình tròn, màu sáng, lúc thì xanh da trời, lúc thì màu xám. Vật ấy di chuyển về phía hồ ở độ cao không lớn lắm, nhưng rồi đến một khoảng cách nhất định, nó như nhấc lên phía trên và lệch sang phía bên trái một chút. Khi vật thể ấy đến hồ, phần mặt phía trên của vật thể chuyển thành màu hồng, sau đó chuyển sang màu lửa và xung quanh toé ra những luồng tựa như lúc mặt trời mọc vậy. Vật thể để lại sau mình một vệt hình xoắn ốc giống như các máy bay phản lực thường để lại vệt bay trên bầu trời. Sau đó quả cầu lửa vỡ ra trên trời và ở chỗ đó hình thành “chiếc hố” kích thước lớn, được chiếu sáng từ phía trong ra. Rồi từ “chiếc hố" ấy xuất hiện hai luồng khí thải với kích thước khá lớn. Tôi, đương nhiên là rất sợ hãi, về đến nhà rồi mà mãi vẫn không sao chợp mắt được, sợ hãi tất cả mọi thứ, sợ đến phát điên lên”. Một người dân của Pêtrôzavôt tên là A.Pavlencô kể lại cho phóng viên thồng tấn xã Liên Xô là N.P.Miđôp rằng ông ta đã thấy một vật thể hình cầu, hạ độ cao theo đường xoắn ốc và treo trên khách sạn “Phương Bắc”. Vật thể nhấp nháy và phát ra tiếng ồn. Sau 5-7 phút gì đó, tiếng rú tăng lên và vật thể bay về phía hồ. Trong bài báo của tờ Sự thật Lêningrat, chúng ta đã làm quen với bác sĩ của xe cứu thương là V.I.Mencôva. Bà kể lại như sau: “Trên hồ Ônhegiơki có một “ngôi sao” như bị đông cứng lại và bắt đầu hạ xuống, các đám mây bao quanh nó thì ngày càng nhiều hơn. “Ngôi sao” ấy tỏa ánh sáng rất chói, về hình dáng, nó giống như con sứa, như chiếc dù với chiếc vòm mà ở giữa là “ngôi sao” lấp lánh. Bất ngờ, từ “ngôi sao” đó có cái gì đó tách ra, như tia sáng và điểm cuối của tia sáng đó xuất hiện hình bánh xe tỏa sáng dạng chiếc đĩa hình ô-van, nó bắt đầu hạ thấp xuống rồi sau đó biến mất” (những lời kể của các nhân chứng được trích dẫn theo bài viết của Ph.Iu.Zighen “Những sự quan sát ƯFO ở Liên Xô”, xuất bản lần hai).

        Tờ báo “Cờ đỏ” của Xortavan trong số ngày 8 tháng 10 năm 1977 đã đăng bài với nhan đề như sau:

        “ĐIỂU BÍ ẨN CỦA THIÊN NHIÊN”

        Sáng sớm ngày 20 tháng 9 năm 1977, trên vòm trời của thành phố Xortavan đã quan sát thấy một hiện tượng thú vị từ 4 giờ 10 phút và kéo dài trong vòng 15 phút. Bầu trời không một gợn mây, sáng rực những ngôi sao. Rồi ở hướng Đông Bắc, vị trí khoảng 60 độ so với đường chân trời, xuất hiện một ngôi sao không lớn lắm. Thoạt đầu, nó chuyển động rất nhanh từ hướng Đông Bắc sang Tây Nam, sau đó nó chuyển động chậm lại, và chẳng mấy chốc, “ngôi sao” ấy như treo đứng một chỗ. Theo mức độ tiếp cận, kích thước nó lớn dần và tỏa ra những tia sáng trắng chói lọi được tạo quanh “ngôi sao” hình ê-lip này. Diện tích của nó tăng lên nhanh chóng. Có cảm giác là vết đen loang ra theo hình cân đối như gân lá hoặc tia sáng, làm ta gợi nhớ đến những sợi râu của loài cá miệng tròn. Tăng kích thước, hình ê-lip quay đảo và nghiêng về phía trái đất. Sự chiếu sáng tỏa lóng lánh. Phía vành của vết đen về phía bên phải có 3 chấm vàng tựa như đèn ở trên thân máy bay. Những chấm ấy loé lên, tạo thành những vết màu như vết lớn và biến mất, để lại đằng sau mình vệt sáng màu vàng. Theo thời gian, những vết sáng tăng lên thành những luồng sáng rực như ánh đèn nê-ông. “Ngôi sao” bắt đầu chuyển động về phía Bắc. Sự chiếu sáng cũng nhạt dần và độ sáng giảm hẳn. Có cảm giác rằng “ngôi sao” bị hút vào trong vết sáng của mình, nhưng theo mức độ xa dần về phương Bắc, vết ấy lại chuyển thành hình đuôi cá với ánh sáng rực như đèn nê-ông. “Ngôi sao” biến mất hút, chỉ còn lại một quả cầu mờ đục, nhạt mờ dần, chuyển thành vòng tròn và khuất dưới đường chân trời. Trước đó hai tiếng rưỡi đồng hồ, ở phía Tây Bắc quan sát thấy hiện tượng bắc cực quang yếu, còn sau khi “ngôi sao” mất hút, lại quan sát thấy vầng cầu vồng sáng rực ở phía Đông Bắc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2016, 05:25:02 am »


        A.Xôlôviôpva, N. Êgorưtrep, L.Abramencô là các nhà khí quyển học, X.Bebenhina là nhà khí tượng học của đài khí tượng thuỷ văn Xartavanxki. Những con người này đã quen nhìn vào bầu trời, biết phân biệt rõ rệt sự khác biệt giữa hiện tượng của thiên nhiên- bắc cực quang yếu với ngôi sao bí hiểm chuyển động trên bầu trời theo tốc độ khác nhau và treo ở một chỗ. Sự hấp thụ “ngôi sao” của vết sáng thì các nhà nghiên cứu vật thể bay vô định hiểu quá rõ. Tất nhiên, vầng sáng cầu vồng sót lại, thường đánh dấu khi UFO chuyển động với những hiệu ứng ánh sáng chói lọi. Và cuối cùng là câu chuyện của kỹ sư A.P.Nôvôgilôp- người từng công tác ở trường Đại học Quản lý hồ của Liên Xô vào thời gian ấy (theo bài của K.K.Pôlevixki, Lêningrat). “Bị lỡ mất chuyến tàu thuỷ về Lakhđenpôkhia, tôi quyết định đi bằng ô tô đến Priôzerxk.Tôi đứng gần đường quốc lộ ở làng Curkiôki để đợi xe. Lúc đó khoảng gần 4 giờ sáng ngày 20 tháng 9. Tôi đứng quay mặt về phía đường, quay lưng lại phía hồ, nhìn về hướng Tây Bắc. Thoạt đầu có mưa, sau đó trời tạnh và thấy được những vì sao. Nôvôgilôp thấy một ngôi sao sa, anh ta tưởng là sao băng, nhưng “ngôi sao băng” lại không rơi mà dừng lại và bắt đầu chuyển động đến chỗ người quan sát, kích thước tăng rất nhanh, hình dáng vật thể trông rõ, giống như khí cầu máy. Vật thể có đến sáu hoặc tám hình dáng, kéo dài, hẹp ở giữa và phía sau có những vết sáng chói. Những nguồn sáng ấy được nối với nhau bằng sáu hoặc tám cạnh, bố trí cân xứng. Những cạnh ấy chiếu ánh sáng trắng chói, có một vài vết mờ. Các mặt được giới hạn bằng các cạnh bằng nhau và chiếu sáng cũng bằng ánh sáng trắng, ánh sáng của chúng yếu hơn ánh sáng phía mặt, hơn nữa ở các mặt ánh sáng như được chiếu từ phía trong cửa sổ, tựa như phía trong của hai tấm màn tuyn vậy. Vật thể chuyển động ở độ cao 300 -500m, có đường kính khoảng 12-15m. Sự tiếp cận của vật thể làm cho người đang quan sát có cảm giác báo động và hoảng loạn. Anh ta kể: “Thật là khủng khiếp, tôi nằm rạp người xuống đất”. Vật thể dài chừng 100 m. Trên đường tiến đến phía người quan sát, từ phần đuôi của vật thể bắn ra quả cầu trắng sáng chói và bay về phương Bắc, vuông góc với hướng chuyển động của “khí cầu máy” đang chuyển động từ Tây sang Đông. Thoạt tiên quả cầu bay bằng, sau đó lao xuống phía sau rừng, xuống đất. Khi quả cầu tiếp đất, một vừng ánh hồng chói lọi bùng lên, nhìn rõ được cả khu rừng trên nền phông ấy. Vào thời điểm vật thể lớn tiến đến, tôi kịp lấy máy ảnh trong ba lô ra và chụp ba kiểu với tốc độ giữ chậm 0,1 giây, màn chắn sáng 2,0 và phim 65 đơn vị. Thời gian ấy cũng có thêm hai người nữa đến và cũng quan sát thấy hiện tượng ấy. Cả ba chúng tôi trèo lên đồi để nhìn ánh hồng và chỗ rơi của vật thể sau khi tách ra. Tôi lên xe buýt về Êlixenvara. Đến Êlixenvara, tôi chuyển sang đi xe điện và đi về Lêningrat. trên xe tôi đã mê man. Ngày sau, tôi cảm thấy rất yếu. Ngày thứ hai, ngày thứ ba tôi vẫn bị ngất. Vật thể bay với tốc độ như trực thăng. Thời gian quan sát được là khoảng 10-15 phút. Tất cả diễn ra trong sự im lặng tuyệt đối. Vật thể to gấp nhiều lần mặt trăng. Những tâm ảnh đều bị hỏng cả. Tiến sĩ khoa học Pôlevixki Cônxtantin Cônxtantinôvich soạn thảo những lời kể của A.P.Nôvôgilôp vào ngày 30 tháng 10 năm 1977. (Ph.Iu.Zighen, “Sự quan sát UFO ở Liên Xô”, xuất bản lần 3, bút ký). Nhiều nguồn tin về sự quan sát và tất cả đều chứng minh rằng vào đêm rạng sáng ngày 20 tháng 9 năm 1977 mọi người đã thấy một vật thể ở trên trời được gọi là UFO. Nhưng những thông báo riêng biệt thì chẳng nói lên điều gì, và để nhìn nhận một cách tổng thể thì nhà bác học không muôn nhận những thỏa mãn trong lòng khỏi cuộc đấu tranh với các sự kiện, bởi lẽ bấy giờ chẳng có gì để bác bỏ cả. Nhưng những gì đã quan sát được trên bầu trời Pêtrôzavôt thì là một bộ phận của sự xuất hiện thực tế những vật thể bay vô định trong tầng khí quyển trái đất. Trong ngữ cảnh này, trường hợp của Pêtrôzavôt được tiếp thụ với ý nghĩa đặc biệt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2016, 05:25:54 am »


        “SỰ HUY HOÀNG VÀ KHỐN CÙNG” CỦA MỘT LÝ THUYẾT.

        Cần phải đọc kỹ bài báo của tiến sĩ hóa học khoa học M.TĐmitriep được đăng trên tạp chí Hàng không và vũ trụ (1978, số Cool, tờ báo Vận tải đường không (ngày 17 tháng 8 năm 1978 và tạp chí Kỹ thuật và khoa học (1978, số 9). M.T. Đmitriep giải thích hiện tượng ở Pêtrôzavôt là sự phát quang do phản ứng hóa học, không hề đả động tí gì về việc quan sát sự chuyển động của các vật thể được ghi chép vào cùng đêm hôm đó ở trên các thành phố khác. Và điều đó được hiểu là: nếu bản thân mình không tạo những điều kiện cho cách đề cập khoa học, thì ai sẽ làm điều đó? Trước khi xảy ra trường hợp ở Pêtrôzavôt, quan hệ của M.T. Đmitriep với sự phát quang do phản ứng hóa học làm ta nhớ đến mối quan hệ của bất kỳ ông bố nào với đứa con của mình. Hơn nữa, đấy cũng hợp quy luật thôi: 20 năm làm việc, khai thác bộ phân tích tự động xách tay về tầng ô-zôn trong khí quyển (xem tạp chí Thiên nhiên, 1977, số 7; “Vệ sinh học và vệ sinh phòng bệnh”, 1976, số 2 và 1975, số Cool. Nhưng hồi đó, sự ghi chép trong những bài báo của M.T, Đmitriep vào năm 1978 thiếu quy mô vũ trụ. Sự phát quang do phản ứng hóa học là cái gì vậy? Đấy là sự phát sáng của không khí sạch, phụ thuộc vào hàng loạt yếu tố. Có thể nói, loài người từ lâu đã từng quen với những hiện tượng tương tự, bởi vì không khí sạch thì rất sẵn, những yếu tố cần thiết đôi khi có khả năng phát sinh, nhưng không phải tất cả giản đơn là “khoa học biết rằng, sự chiếu sáng mờ nhạt của không khí không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà chỉ được xác định bằng những thiết bị đặc biệt” (Hàng không và vũ trụ, số Cool. Vấn đề như vậy đấy. Lẽ dĩ nhiên là trước khi có trường hợp ở Pêtrôzavôt. Vào thời gian ấy khoa học đã biết rằng nếu bằng mắt thường không nhìn thấy gì thì hoặc là chẳng có sự chiếu sáng nào hết hoặc là yếu ớt. Vậy thì phát hiện sự chiếu sáng ấy thế nào? Như thế này: “Gần 20 năm trước đây, chúng ta đã quy ước rằng, không khí sạch có tính chất bức xạ riêng. Nó được phát hiện, đối chiếu đơn giản. Nếu trong một phòng với độ tối tương đối, ở đó ta hướng vào cửa sổ của bộ phận quang một dòng không khí sạch, rồi nối mạch với máy tăng áp vào bộ phân quang, ghi lại những sự phát quang tương đối đậm (Thiên nhiên, 1977, số 7). Chúng ta tính rằng, khu vực trên Pêtrôzavôt đã hoàn thành chức năng của phòng tối trong cuộc thử nghiệm thiên nhiên. “Khối lượng phòng tối càng lớn bao nhiêu thì sự phát quang càng mất chậm bấy nhiêu. Trong phòng với khối lượng gần 10 triệu, sự phát quang của không khí kéo dài chỉ 20 giây. Khối lượng 10-20 triệu - vài phút” (Thiên nhiên, 1977,số 7). Thời gian phát quang sẽ kéo dài bao lâu trên Pêtrôzavôt theo sô liệu của M.T.Đmitriep? Sự phát quang kéo dài 10-20 phút (Hàng không và vũ trụ, 1978, số Cool. “Sự phát quang cường độ lớn kéo dài đến hơn 20 phút” (Kỹ thuật ưa khoa học, 1978, số 9). Như chúng ta thấy đấy, trong 1 tháng (từ tháng 8 năm 1978 đến tháng 9 năm 1978) sự phát quang đã tăng thêm cường độ và thời gian phát quang hơn 8 phút. Vậy thì có lô-gich hay không nếu cho rằng với khối lượng “phòng” của Fêtrôzavôt, thì sự phát quang có thế kéo dài đến vài giờ? Chúng ta cũng ghi nhận rằng “cường độ phát quang riêng của không khí chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: thời gian mùa trong năm, ngày đêm, thời tiết, đặc điểm địa hình v.v... Như vậy, cường độ của sự tự phát quang lớn nhất là từ giữa mùa Xuân đến giữa mùa Hạ, còn thời gian trong ngày thì tăng phần lớn vào giữa trưa. Tuy vậy, ban đêm thực tế không khí luôn luôn có sự tự phát quang. (Thiên nhiên,  số 7). Trong trường hợp của chúng ta, lúc ấy là tháng 9, có nghĩa là qua giữa mùa Hạ lâu rồi, lại vào lúc 4 giờ sáng, có nghĩa là còn lâu mới đến trưa. Còn ban đêm thì không khí có thể, đương nhiên là có sự tự phát quang, nhưng khoa học cũng biết rõ là sự phát quang yếu ớt của không khí mắt thường hoàn toàn không thấy được.

        “Theo mức độ cách xa mặt đất ở độ cao l - 2 km, cường độ phát quang tăng lên, sau đó từ từ giảm đi” (Thiên nhiên, 1977, số 7). Khoảng cách đến “ngôi sao” có được, và chuyển động, rồi lại treo, ước chừng khoảng 13 km. Phân tích những gì đã viết trước ngày 20 tháng 9 năm 1977, M.T. Đmitriep nói không úp mở rằng, việc quan sát được những hiện tượng đặc biệt đâu có phải đơn giản. Và bỗng nhiên ở Pêtrôzavôt - có một cảnh thần tiên không thể nào quên được, một hiện tượng có một không hai. “Giám đốc đài thiên văn của Pêtrôzavôt thông báo,- M.T. Đmitriep viết,- rằng trong suốt lịch sử, sự quan sát thấy hiện tượng như vậy là độc nhất vô nhị. Cái này là thế nào, điều này là thế nào? Giám đốc đài thiên văn luôn quan sát vào bầu không khí sạch và chưa hề thấy một lần nào tương tự. Tuy nhiên, trong đài thiên văn, sự tự phát quang quang học phát hiện được “bằng cách so sánh đơn giản”. Nếu ở trong phòng với độ tối tương đối, và ở đó ta hướng cửa sổ của bộ phân quang v.v... (xem ở phần trên). Rút ra kết luận: ở Pêtrôzavôt đã quan sát thấy cái gì đó khác với sự phát quang do phản ứng hóa học.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2016, 05:26:50 am »


        Ý KIẾN CỦA CÁC NHÀ BÁC HỌC. “ĐIỀU TUYỆT DIỆU CỦA PÊTRÔZAVÔT” ĐÃ 'ĐƯỢC CHỜ ĐỢI.

        Để thật minh bạch, cũng cần phải nhớ đến M.T. Đmitriep và những lời phát biểu của thành viên- phóng viên báo chí thông tấn xã của AN CCCP Viện Hàn lâm Liên Xô là V.Crat: “Quả cầu lửa sáng rực bay vụt cắt qua bầu trời từ phía Nam lên phía Bắc trên vùng Lêningrat và Karêli vào buổi sáng sớm ngày 20 tháng 9. Những nhà thiên văn học ở Puncôpxki cũng quan sát thấy” (Nền công nghiệp XHCN, ngày 23 tháng 9 năm 1977). Tương tự, điều ấy không thích hợp cho việc giải thích trường hợp ở Pêtrôzavôt bằng sự phát quang do phản ứng hóa học. Không đáng sợ lắm. Đấy chỉ là “những người nhiệt tâm không chỉ một lần tiến hành những thử nghiệm thu thập và khái quát tư liệu thực tế của những lần quan sát” mà thôi. (V.Migulin và Iu.Platôp). Nhưng M.I. Đmitriep lại không liên quan đến những người nhiệt tâm, ông ta không cần thu thập và khái quát tư liệu thực tế của những lần quan sát. Đã có đủ tài liệu thích hợp để xây dựng lý thuyết riêng của ông ta rồi. Và các bạn thấy đấy, không một ai nói cho M.T. Đmitriep biết rằng khi tập hợp những tài liệu và phân tích chúng thì “đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng là đi đến kết luận một cách vội vàng”. Còn đây là một số dòng tiếp theo bài báo của M T. Đmitriep, rất thú vị: “Những kỹ sư trực đêm ấy ở trung tâm máy tính bố trí gần khu vực quan sát đã nhận thấy có những rối loạn lớn trong chế độ làm việc của hệ thống máy tính điện tử, sau đó các chức năng lại được hồi phục hoàn toàn” (Hàng không và vũ trụ, 1978, số Cool. Đấy. chính là trường hợp điển hình khi UFO xuất hiện: "... Hai chiếc máy bay tiêm kích “F-4 - Con ma” của lực lượng không quân Iran đã xuất kích theo lệnh báo động đế tiến hành đánh chặn một vật thể nào đấy tỏa ánh sáng chói chang trên bầu trời gần thủ đô Têhêran. Các tiêm kích “F-4”, như trong báo cáo, đã truy đuổi và phát hiện được mục tiêu. Khi họ tiếp cận mục tiêu thì đối không hoàn toàn bị mất liên lạc. Trong bản báo cáo của các nhà chức trách Mỹ cũng có nói rằng, hệ thống điều khiển vũ khí trên mạn tàu của một trong số máy bay đã không làm việc khi phi công chuẩn bị phóng tên lửa “Âymơ-9” vào một mục tiêu nhỏ hơn như được tách ra từ vật thể lớn hơn. Những thiết bị điện tử của các máy bay ấy, theo như thông báo, thì lại làm việc trở lại sau khi họ thoát ly về một phía tách khỏi vật thể nhỏ kia...”. (TASS, ngày 25 tháng 1 năm 1979, trang 18). Vào đêm ngày 9 rạng ngày 10 tháng 11 năm 1978, UFO đã hạ cạnh ở gần thành phố En-Cuvây. Đã ghi nhận được sự tác động vật lý của vật thể bay vô định đến các khí tài mặt đất: những nhân chứng tìm mọi cách để liên lạc với Bộ Nội vụ và các cơ quan báo chí, nhưng không thể được. Tất cả các mạng thông tin hữu tuyến và vô tuyến trong khu vực ấy dều tịt mít trong vòng 7 phút, khi mà UFO đang ở trên đất Cuvây. Bất ngờ, vật thể lạ lùng cất cánh theo phương thẳng đứng với tôc độ chóng mặt” (TASS, ngày 13 tháng 11 năm 1978, trang 14). Sau trường hợp ấy thì các cấp chính quyền có thẩm quyền bắt đầu theo dõi, cố gắng tìm hiểu tình huống xuất hiện UFO trên đất Cuvây. Cụ thể là tìm hiểu tình huống xuất hiện! Chứ không phải là cấm xuất hiện!
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM