Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:02:36 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến mã trên không  (Đọc 18662 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2016, 08:25:54 am »

     
        Anh Phạm Tuân nhớ lại:

        “Sau khi tôi và anh Bùi Thanh Liêm đã kết thúc khóa đào tạo phi công vũ trụ thì tôi được chọn là người bay chính thức cùng với phi công vũ trụ Gorbatcô. Phía bạn có nhã ý là khi chúng tôi kết thúc nhiệm vụ, từ vũ trụ bay trỏ về Trái Đất thì ngoài gia đình ra, hãy mời một người bạn thân cùng đến đón. Tôi nghĩ ngay đến Đỗ Văn Lanh vì trong số bạn hữu thì chỉ có mỗi mình Lanh là chưa biết gì nhiều về đất nước Liên Xô nên tôi đề nghị Lanh sẽ đi đón tôi. Đề nghị ấy được chấp nhận. Sau đó tôi về sân bay Baicônua tiếp tục làm những công tác chuẩn bị cho chuyến bay, không biết thêm thông tin gì nữa. Ngày 23 tháng 7 năm 1980 tôi bay vào vũ trụ và ngày 31 tháng 7 về hạ cánh. Sau khi hạ cánh tôi được thông báo là có Nguyễn Đức Soát đến đón. Tôi liền hỏi:

        - Thế Lanh đâu?

        Tất cả im lặng trong giây phút rồi tôi nhận được câu trả lời:

        - Đỗ Văn Lanh đã hy sinh trong một chuyến bay huấn luyện!

        Tôi bàng hoàng. Thê là tôi mất một người bạn thân. Trong chiến tranh ác liệt, chiến đấu dũng cảm như thế thì nguyên vẹn, vậy mà trong thời bình, trong huấn luyện thì lại gánh chịu tổn thất. Chẳng bao giờ Lanh còn biết đất nước Liên Xô thế nào nữa rồi!”...


        Chuyện Đỗ Văn Lanh sẽ đi đón Phạm Tuân thì mọi người đều biết và Lanh cũng đã có động tác chuẩn bị nhưng rồi không thực hiện được. Nhắc đến chuyện này, anh Dương Công Danh - nguyên Phó trưởng phòng huấn luyện của Sư đoàn Không quân 371 kể lại với giọng trầm hẳn, buồn hẳn:

        “Hôm mồng 8 tháng 7, tôi và Lanh đang ngồi học chính trị ở Hội trường thì nhận được cú điện thoại của Trung đoàn 921 báo cáo việc chuẩn bị cho ban bay vào ngày mồng 9 tháng 7. Tất cả đã sẵn sàng nhưng có một khó khăn là thiếu giáo viên bay khoa mục nhào lộn động tác phức tạp, đề nghị Sư đoàn giúp. Anh Lanh bấy giờ là Chủ nhiệm bay của Sư đoàn. Tôi trao đổi với anh Lanh:

        - 921 nó thiếu giáo viên ở khoa mục bay không vực phức tạp. Nó đề nghị mình xuống giúp. Anh suy nghĩ, cân nhắc xem có nên xuống hay không vì ngày tới là anh sang Liên Xô đón anh Tuân. Anh không bay với chúng cũng không sao, tôi sẽ tính cách khác.

        - Tôi sẽ xuống bay với chúng nó ban bay cuối cùng rồi về chuẩn bị cho chuyến đi cũng kịp chán! - Lanh trả lời ngay.

        Đúng là ban bay ấy là ban bay cuối cùng của Lanh thật và chuyên bay ấy cũng là chuyên bay cuối cùng đối với Lanh thật. Chuyến bay ấy như là chuyến bay định mệnh. Lanh đã bay kèm Nguyễn Văn Vịnh trên chiếc UMiG-21 với bài bay “không vực động tác kỹ thuật cao cấp ở độ cao thấp”.

        Khi anh Nguyễn Văn Thục với cương vị Trực Huấn luyện trên sở chỉ huy chạy về báo:

        - Anh Danh ơi! Lanh mất liên lạc!

        - Thôi hỏng rồi! - Tôi thốt lên.

        Cả hai anh em chúng tôi cùng chạy lên sở chỉ huy, ở đó những tiếng gọi Lanh vẫn vang lên nhưng không hề vọng lại tiếng đáp lời.”


        Anh Danh kể tiếp:

        “Tôi và một số thành phần được điều ra ngoài sân bay Đa Phúc, lên chiếc trực thăng để làm nhiệm vụ tìm cứu. Rủi làm sao khi máy bay cất cánh mới chỉ đến Đông Anh thì động cơ trục trặc, lại phải quay về Đa Phúc. Một lúc sau, khi đã khắc phục được sự cố rồi thì chúng tôi lại cất cánh bay về Phú Bình rồi đến chỗ Lanh gặp nạn. Bấy giờ trời đã về chiều. Nắng mặt trời đã tắt, hoàng hôn dàn buông. Không gian tình mịch, lặng lẽ và u ám. Máy bay của Lanh gần như “ngồi bệt” xuống vùng đất ruộng rất rộng, nước đến quá đâu gối. Chúng tôi làm mọi cách đưa Lanh và Vịnh ra khỏi máy bay rồi cùng với nhân dân hai xã quanh đấy làm các thủ tục cần thiết và lo liệu thật chu đáo. Đêm ấy tôi đã ngủ lại ngay cạnh đấy chờ đến sáng hôm sau mai táng cho hai anh em. Tôi nằm ngủ trên chiếc nong hồi chiều nhà ai đó vừa phơi vừng xong. Nong phơi vừng gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, duỗi thẳng chân thì không được, cứ phải nằm cò quăm. Sương xuống lạnh lạnh. Gió thi thoảng réo từng cơn như tiếng hú ai oán. Côn trùng kêu ri rả như tiếng rên, tiếng nấc. Tôi gần như thức trắng cả đêm. Chẳng phải vì sương vì gió, vì ngứa ngáy của chiếc nong phơi vừng gây ra đâu. Vì thương Lanh mà thôi. Tôi với Lanh thật gắn bó khi Lanh về Phòng huấn luyện. Tôi có thể giận người khác nhưng không bao giờ giận được Lanh. Lanh là người cực tốt với cách sống giản dị, chân thật, tình cảm. Mất một người như thế đúng là một nỗi đau khó hàn gắn!. Những năm còn ở Sư đoàn tôi hay ra thăm và động viên vợ con của Lanh, nhưng giờ về hưu rồi, ở mãi tít trong Nghệ An, xa xôi cách trở thế nên chẳng thăm vợ con Lanh được nữa. Đành nhận lỗi vậy chứ biết làm thế nào...”
       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2016, 08:31:02 am »


        Khi gần đây tôi có dịp ngồi với anh Nguyễn Văn Cốc, tôi nhắc tới chuyện Lanh thì anh Cốc nói:

        “Hồi đó mình là cán bộ Sư đoàn. Ngày hôm ấy lượng mây Cu chùng 4-5 phần, ở độ cao 500 - 600 mét gì đó. Mình nhắc Lanh:

        - Mây thấp sẽ ảnh hưởng đến bài bay đấy. Hãy kết thúc các động tác ở trên đỉnh mây nhé!

        - Đã gọi là bay độ cao thấp mà lại ở trên đỉnh mây thì còn gọi gì là độ cao thấp nữa? - Lanh cự lại một cách khẳng khái như vậy.

        - Thế rồi chuyện gì xảy ra đã xảy ra như cậu biết rồi đấy. Mình quý Lanh và tất cả các anh em khác như nhũng người ruột thịt của mình. Mọi mất mát đều làm mình buồn ghê gớm!”
- Anh Cốc trầm hẳn giọng xuống.

        Nguyễn Thị Hồng Yên - Vợ của một phi công tiêm kích MiG-21 vào giai đoạn đó đang là y tá của Tiểu đoàn Thông tin của Sư đoàn 371, khi nhắc đến Lanh lại rưng rưng, mắt đỏ hoe:

        “Chuyện anh Lanh sẽ bay sang Liên Xô để đón anh Tuân thì ai cũng biết và mừng cho anh ấy. Đầu giờ chiều ngày hôm anh Lanh bay huấn luyện thì mọi người trong Khu gia đình cứ thì thào cho nhau về chuyện của anh Lanh gặp nạn. Chị Lâm hồi ấy còn ở Z-125 chớ chưa về Khu gia đình nên có khi biết muộn hơn. Thương anh Lanh quá! Chuyên đi bộ từ Sư đoàn về nhà rồi lại từ nhà lên Sư đoàn, mà đường thì có ngắn đâu, gần chục cây số chứ ít ỏi gì, thế mà anh ấy cứ vui vẻ như không. Người tốt như thế sao lại “mất” sớm được nhỉ?”

        Vậy là Lanh không thể đi đón người phi công vũ trụ Anh hùng Phạm Tuân được nữa. Anh đã “xếp lại đôi cánh” của mình và yên nghỉ tại vùng đất Phú Bình - Thái Nguyên vào năm 1980.

        Số phận đã bắt anh phải rời bỏ đời bay, rời bỏ bầu trời vĩnh viễn...

        Giai đoạn ấy tôi đang ở Trung đoàn 931 tại sân bay Yên Bái. Nhận được tín mà tôi sững sờ. ôi, Lanh ơi! Vừa mới đây thôi hai thằng còn khuấy đảo khoảng không với những động tác “lộn xuống” rồi “thắt vòng đứng”, “thắt vòng nghiêng”, “khoan lên”, “khoan xuống”...., từng “vẽ” trên bầu trời Yên Bái những nét vẽ bằng chế độ tăng lực, bằng các chế độ khác của động cơ UMiG-21 kia mà. Vậy sao cũng loại UMiG-21 ấy lại là điểm kết thúc, lại là dấu chấm hết với đời bay của Lanh? Thật oan nghiệt làm sao!

        Tôi gần như người mất hồn. Trời Yên Bái bỗng kéo đầy mây xám xịt.. Gió réo lên như những tiếng hú dài ai oán. Những tàu lá cọ rạp xuống, rũ rượi, tang tóc...

        Đau thương! Đau thương vô hạn không thốt được nên lời! Lanh ơi là Lanh ơi!...

        ... Lanh đã “ra đi” mãi mãi, nhưng những đồng đội, bạn hữu, những người thân của Lanh vẫn luôn nhắc đến Lanh, nhớ về Lanh:

        Anh hùng lực lương vũ trang nhân dân Lê Hải -  Cựu phi công MiG-17, người giáo viên bay kèm cặp, dạy dỗ Lanh khi Lanh tốt nghiệp bay về nước, từng huấn luyện cho Lanh những động tác bay phức tạp, những bài bay không chiến:

        - Sau khi tốt nghiệp, Lanh về nước, được biên chế về Đại đội của tôi. Lanh là một phi công thông minh, dũng cảm, lì lợm, có bản lĩnh, không hề biết nịnh bợ, rất thẳng tính!”

        Nguyễn Hữu Khoán - Giáo viên dạy bay của Lanh khi bay ừên loại máy bay Iak-18 bên Tường Vân:

        - Lanh là người tính tình hiền lành, trung thực, cương trực, thẳng thắn, lì lợm, gan dạ, ham học. Chăm chú “học mót” nhanh, bay giỏi. Là học viên bay đơn đầu tiên của Khóa 6.

        Nguyễn Minh Cảnh - Cựu giáo viên bay của Trường Tường Vân:

        - Lanh là người chân thật, thẳng thắn, thực sự cầu thị, cái gì không biết là hỏi ngay, không giấu dốt. Đối với bạn bè, Lanh luôn hòa nhã, vui vẻ, nhưng cũng là người nóng tính.

        Lưu Đức Ngân - Người cùng nhập ngũ, cùng đoàn bay với Lanh:

        - Lanh là một phi công nông dân, chân chất, thật thà với tính cách chất phác, hiền hậu. Giúp đỡ anh em rất nhiệt tình, hăng hái. Một đặc điểm của Lanh mà tôi nhớ nữa là biết lái máy bay đấy nhưng lại không biết đi xe đạp. Trông Lanh với nước da trắng mai mái thì ai cũng nghĩ là yếu, nhưng thực ra lại rất khỏe. Lanh có thể chơi đu quay đến hơn 200 vòng mà không cần nghỉ giữa chừng. Có điều, miệng Lanh hơi “meo méo” và mắt lại hơi “xênh xếch” nên tôi thường gọi Lanh là “thằng trượt cạnh” và có lẽ cái tên Lanh “trượt cạnh” xuất phát từ đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2016, 08:35:16 am »


        Tạ Văn Vượng - Người cùng đoàn bay với Lanh:

        - Lanh là người hiền, thật thà, thuộc loại trẻ nhất đoàn nhưng có trình độ kỹ thuật bay tốt

        Hán Vĩnh Tưởng - Phi công cùng đoàn bay, cùng tổ bay năm đầu tiên với Lanh:

        - Trong tổ bay, Lanh thuộc loại bay giỏi, thẳng thắn, giản dị, không sợ dư luận, không sợ ai, thấy gì “trái khoáy” là phản ứng luôn. Tuy Lanh cục tính nhưng sống rất tình nghĩa, sống hết mình với công việc, ghét cảnh bon chen. Rất tâm huyết với đồng đội.

        Lương Quốc Bảo - Phi công cùng đoàn bay, cùng tổ bay khi bay trên loại máy bay MiG-17 với Lanh:

        - Lanh là người tốt tính, rất thật thà, chất phác như một người nông dân nhưng lắm khi cũng ngang ngang...

        Lê Văn Bàng - Phi công cùng đoàn bay với Lanh:

        - Lanh là người hiền lành, bộc trực, dễ nổi nóng. Lanh cũng là người đầu tiên trong Đại đội bay chơi đu quay đếm được 100 vòng liền, cả Đại đội đứng vỗ tay cổ vũ, hầm trồ tán thưởng. Lanh là con người có ý chí, đã quyết là làm bằng được. Bởi vẻ ngoài của Lanh khác anh em khác với cái miệng, cái mắt không bình thường nên anh em gọi Lanh là “trượt cạnh” và rồi sau này khi gặp Lanh, mọi người không gọi tên mà dùng “tên húy” để gọi, ví như “Trượt cạnh” đi đâu đấy?... chẳng hạn.

        Tạ Quốc Hưng - Một trong những cựu sĩ quan dẫn đường của Quân chủng Phòng không - Không quân, người cùng “họ hàng nhà Quất”:

        - Lanh là con người trung thực, rất trung thực. Mình nhớ lần xuất kích của Phúc và Lanh. Hôm ấy Phúc bắn xong thoát li luôn, không nhìn thấy điểm nổ. Lanh lao vào bắn tiếp. Thằng F-4 ấy bốc cháy dữ dội và lao cắm xuống đất Khi vê rút kinh nghiêm chiến đấu, Phúc nói: “Tôi bắn xong thoát li ngay, không quan sát được điểm nổ, nhưng chắc là không trúng!”. Khi ấy Lanh nói ngay: “Chiếc máy bay ấy là của anh Phúc vì khi bắn xong, anh thoát li ngay, tôi chưa thấy nó cháy nên lao đến bồi thêm cho nó một quả, nhưng quả tên lửa của tôi vừa rời khỏi bệ phóng thì thằng F-4 đã bốc cháy rồi và quả tên lửa của tôi cũng lao vào đám cháy, nổ luôn. Vì thế, chiếc máy bay ấy là do anh Phúc bắn cháy trước, nhẽ ra tôi chẳng cần phải bồi thêm một phát làm gì!”. Qua đó, mình thấy Lanh đúng là người rất trung thực. Lanh cũng là người thông minh, bình tình, dũng cảm. Chuyện hạ cánh khi máy bay chết máy đấy. Rồi còn lần đi đánh nhau máy bay bị thương ở cánh, chảy dầu, hỏng cả hệ thống thủy lực mà vẫn bắn được một thằng F- 4 và vẫn về hạ cánh thì biết rằng Lanh rất dũng cảm và bình tĩnh trong chiến trận.

        Trần Văn Năm - Cựu phi công tiêm kích MiG-21:

        - Lanh là người trung thực, thật thà, thẳng thắn!

        Hà Quang Hưng - Cựu phi công tiêm kích MiG-21:

        - Lanh thích gắn tánh cách hoặc hình dáng của người với một con vật quen thuộc nào đó để gọi hoặc đặt “tên húy”. Ví như, khi gặp tôi, bao giờ Lanh cũng nói: “Ê! “Con gà rù” đi đâu thế?.

        Hoàng Quốc Dũng - Cựu phi công tiêm kích MiG-21:

        - Lanh là người trung thực, thẳng thắn, giản dị, nhưng quyết liệt, làm gì phải làm bằng được mới thôi.

        Nguyễn Văn Lục - Cựu phi công tiêm kích MiG-17, người cùng đoàn bay với Lanh:

        - Lanh là người có cá tính, thẳng thắn, trung thực, dám nói ra những ý nghĩ của mình mà không sợ trù dập. Khi thấy những gì chướng tai gai mắt là chửi thẳng cánh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2016, 07:23:14 pm »


        Từ Đễ - Cựu phi công tiêm kích MiG-17:

        - Lanh là người thẳng tính, không thích phô trương, chỉ ngấm ngầm thôi, nhưng đối xử với bạn bè thì thật tuyệt vời.

        Hạ Vĩnh Thành - Cựu phi công tiêm kích MiG-21, người từng chuyển loại bay từ MiG-17 lên MiG-21 cùng với Đỗ Van Lanh:

        - Lanh là một phi công bay giỏi, quả cảm, tích cực bảo vệ số 1 nhưng không bỏ lỡ thời cơ lập công. Sống với bạn bè rất chân thật. Luôn có tinh thần lạc quan. Thích khám phá cái mới. Đã từng tự tháo đồng hồ ra xem rồi lắp lại. Khi lắp xong rồi mới thấy vẫn còn thừa một số ốc vít, chẳng biết nó nằm ở vị trí nào thế là quăng luôn chiếc đồng hồ đi.

        Lê Tùng - Người cùng bay nhiều chuyến với Đỗ Văn Lanh ở bài bay động tác nhào lộn kỹ thuật phức tạp độ cao thấp:

        - Lanh là người sống tình nghĩa, luôn quan tâm đến đồng đội, không hề nghĩ về chức tước, cương vị. Có trình độ kỹ thuật bay giỏi.

        Nguyễn Ngọc Dương - Nguyên Chính ủy Trung đoàn Không quân 927:

        - Lanh là người chất phác, thẳng thắn, mang đậm tính nông dân. Rất nhiệt tình, có trách nhiệm với công tác và cằn cù.

        Nguyễn Hùng Thông - Cựu phi công tiêm kích MiG-21:

        - Đỗ Văn Lanh là người chất phác, thẳng tính và hay... nói bậy, chửi bậy nếu thấy ngang trái.

        Nguyễn Vinh Đạt - Cựu phi công tiêm kích MiG-21:

        - Lanh là người bay giỏi, tính tình vui vẻ, hòa đồng.

        Trần Tuấn Việt - Cựu phi công tiêm kích MiG-21:

        - Nhớ nhất cảnh anh Lanh chơi bóng bàn với anh Trân bếp trưởng. Một anh thì lác mắt, một anh thì méo mồm mà lại hay trêu nhau để làm trò cười trong lúc chơi bóng làm cho tất cả mọi người xem cũng phải cười theo. Mà hễ cứ bay xong là anh Lanh hay đi bộ về đơn vị, áo vắt lên vai, chẳng cần mũ nón gì hết.

        Dương Đình Lợi - Từng phụ trách tổ kỹ thuật máy bay của Đại đội 7:

        - Lanh rất hay uống nước lã và ăn rau sống. Thường hay cởi trần đi bộ.

        Phạm Ngọc Cảnh - Nguyên tổ trưởng máy bay UmiG:

        - Lanh là người sống hòa nhã, vui vẻ, có tác phong quần chúng, thân thiết với mọi người.

        Vũ Phi Hùng - Cựu thợ máy của Trung đoàn Không quân 921:

        - Hình ảnh của Đỗ Văn Lanh luôn in đậm trong tôi những khi bay xong thường cởi trần, áo vắt vai, xắn quần đi bộ hệt một nông dân vừa hoàn tất công việc nhà nông. Là người rất thẳng tính, trực tính.

        Mai Bá Quát - Cựu phụ trách ngành kỹ thuật qua nhiều thê hệ:

        - Lanh là người hiền lành, bay giỏi, dũng cảm, phải cái cục tính nhưng rất thông cảm với các thành phần kỹ thuật.

        Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Đăng Kính- cựu phi công MiG-21:

        - Khi Lanh sang bay chuyển loại lên MiG-21 thì Lanh là một phi công lì lợm, dũng cảm, dám nhận khuyết điểm, khi nhận xét mà thấy mình sai thì không bao giờ cãi. Lanh thuộc diện thông minh, làm gì được nấy. Lanh là người bay xuất sắc trong nhóm chuyển loại từ MiG-17 lên MiG-21, nhưng cũng hay hứng chí kiểu bạt mạng. Đã có lần Lanh tự ý nhảy lên máy bay An-26, bay cùng tổ bay vào chơi trong miền Nam mà chẳng báo cáo gì hết. Khi Đại đội trưởng hỏi tôi về sự vắng mặt của Lanh thì tôi cứ ngớ người ra vì Lanh lẳng lặng đi theo máy bay có báo gì đâu!.

        Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Cốc - Cựu phi công MiG-21:

        - Lanh là người ít nói, tính tình thẳng thắn, trung thực nhưng cũng thuộc loại đa sầu đa cảm đấy. Và rất khảng khái nữa!

        Lương Thế Phúc - Cựu phi công tiêm kích MiG-21, người bay số 1 của Đỗ Văn Lanh suốt một thời gian dài trong chiến tranh:

        - Lanh là người linh hoạt, nhanh nhẹn, dũng cảm. Có tính chủ động, sáng tạo, nhưng ý thức chấp hành kỷ luật
chiến trường có lúc chưa được cao, hay tách đội để tấn công riêng lẻ.

        Dương Bá Kháng - Cựu phi công tiêm kích MiG-21, người từng bay số 2 cho Đỗ Văn Lanh trong trận không chiến ngày 27 tháng 12 năm 1972:

        - Anh Lanh là người luôn vui vẻ, rất tốt tính, thật thà, thẳng thắn và trung thực.

        Lê Văn Kiền - Cựu phi công tiêm kích MiG-21:

        - Anh Lanh sống rất thoải mái vói bạn bè, tốt tính lắm, không hề phân biệt mình là cấp trên hay đang giữ cương vị gì. Rất quần chúng, gần gũi với mọi người và chất phác lắm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2016, 07:29:30 pm »

        Trần Thị Toan - “Toan ốc”:

        - “Ông sư” Lanh luôn vui vẻ, lạc quan, sống chan hòa với mọi người. Chẳng thể nào quên được “ông sư Lanh” vì ông từng ăn cả mối sống.

       Dương Công Danh - Nguyên Phó trưởng phòng Huấn luyện của Sư đoàn Không quân 371:

        - Lanh là một Anh hùng nông dân, chất phác, thật thà, càn cù, chân chất như hạt lúa, củ khoai. Tôi vẫn thường ví Lanh là “củ khoai Hoàng Long” đây rồi. Lanh rất thẳng thắn, thẳng vô cùng, không cần bợ đỡ, xu nịnh. Đấy là một người thợ: thợ bay, thợ đánh giặc, giao gì làm nấy. Cương trực lắm!.

        Anh hùng lực lương vũ trang nhân dân - Phi công vũ trụ Phạm Tuân - Người sống cùng với Lanh từ khi ở Trung đoàn Không quân tiêm kích 923, cùng chuyển loại lên máy bay MiG-21:

        - Lanh là người đày cá tính ở mọi lĩnh vực. Rất nông dân nhưng lại không theo kiểu nông dân. Bản chất và cách cư xử nhiều khi cứ thấy hơi ngược ngược thế nào ấy. Sinh hoạt tự do nhưng chăm chút công việc. Thích làm gì là phải làm bằng được. Chiến đấu dũng cảm. Mà có lẽ khi vào trận, lúc đánh nhau thì Lanh mới thể hiện đúng mình.

        Đỗ Thị Thảnh, Đỗ Thị Thu - Các em gái của Đỗ Văn Lanh:

        - Anh Lanh với vẻ bề ngoài thì như người thô kệch, khô cứng nhưng thực chất anh lại là người sống rất tình cảm, yêu thương mọi người, quan tâm đến mọi người và sống rất đơn giản. Anh có thể hy sinh hết chẳng cằn gì giữ lại cho mình cả. Có lần, thấy bộ đội lau súng, anh đã xé vạt áo mình đưa cho các anh ấy làm giẻ lau súng đấy. Khi anh ấy được phong Anh hùng, xã đến đặt vấn đề rải nhựa cho đoạn đường từ đường chính vào đến nhà, anh Lanh không đồng ý, nói là không được trội lên làm gì. Rồi đến lúc xã cho hai sào đất, anh cũng gạt đi với lí luận: “Ăn hết nhiều chứ ở hết mấy! ở nhà không được ai lấy gì hết kẻo mang tiếng!”. Anh rất quý các em, chăm lo cho các em từng tí một Anh mất đi đúng là một tổn thất lớn đối với gia đình. Chúng em luôn nhớ về anh ấy, không khi nào quên được!.

        Đỗ Văn Hải - Con trai của Đỗ Văn Lanh:

        - Tôi rất tự hào về bố tôi với những sự cống hiến của bố tôi trong cuộc chiến tranh chống Không quân Mỹ đánh phá ra miền Bắc Việt Nam. Tự hào về bố bao nhiêu thì tôi càng phải cố gắng rèn luyện bấy nhiêu để trưởng thành, để không hổ thẹn trước vong linh của bố tôi. Tôi sẽ nuôi dạy con cái cho nên người và sẽ kể cho chúng về ông nội của chúng!


Bút tích ít ỏi, hiếm hoi của đồng chí Đỗ Văn Lanh


Các cựu phi công tiêm kích MiG-21 thăm gia đình đồng chí Đỗ Văn Lanh



« Sửa lần cuối: 20 Tháng Bảy, 2016, 08:27:28 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2016, 08:43:24 pm »

        
9

        Vào một ngày của tháng gần cuối năm 2013, tôi cùng chú em út của Đỗ Văn Lanh đến nghĩa trang Bảo Lý để viếng Lanh. Suốt dọc đường đi, trong tôi cứ luẩn quẩn, vương vấn một câu: “Phải chi họ có thêm 100 mét độ cao!”, “Giá mà họ có được 100 mét độ cao!”...

        Biết rằng sự ước muốn ấy không bao giờ có được, nhưng sao vẫn cứ ao ước.


Em út Đỗ Văn Nguyên cùng bố nói chuyện về Lanh


Các cựu phi công tiêm kích MiG-21 thắp nhang viếng đồng chí Nguyễn Văn Lanh


Nơi yên nghỉ cuối cùng của đồng chí Đỗ Văn Lanh

        Không gian quanh nghĩa trang thật yên ả, tình lặng. Tĩnh lặng như khi Đỗ Văn Lanh đưa chiếc máy bay chết máy vì hết đầu về hạ cánh... Tĩnh lặng như sau khi máy bay của các anh đã “ngồi bệt” trên vùng đất này...

        Chúng tôi thắp nhang và lúc bấy giờ trời lặng lẽ rắc mưa. Những hạt mưa nhỏ li ti rơi, tôi như nghe được cả tiếng chạm nhẹ của nó trên mộ Lanh. Rồi mưa ngày càng mau hạt hơn. Không một làn gió... chỉ có màn mua ngày càng dày, phủ kín đất trời. Trời cứ lặng lẽ đổ mưa. Tôi cứ lặng lẽ khóc. Khói nhang cứ lặng lẽ tỏa nhạt nhòa khắp nghĩa trang...

        “Ước gì có thêm được trăm mét độ cao!”, “Phải chi có thêm được trăm mét độ cao... Lanh ơi!” - Tôi khóc thầm, khấni thầm bên mộ Lanh.

        Đỗ Văn Nguyên - chú em út của Lanh cũng đứng lặng, môi mấp máy chắc đang thì thầm điều gì đó với anh mình...


Em út Đỗ Văn Nguyên bên mộ Đỗ Văn Lanh

        Không gian thật tình lặng, lĩnh lặng vô thường!...

        Rồi tôi lại cứ nghĩ miên man, không biết có phải là nghĩ quẩn hay không, rằng “Lanh sinh ra từ bùn đất, từ một làng quê nghèo... nhung đã trở thành “con Trời” như Lanh từng nói. Lanh trở thành người nhà Trời thật, đã từng vẫy vùng, từng tung hoành ngang dọc trên trời, từng lập được kỳ tích trong đời bay. Và rồi, số phận đã không cho Lanh tiếp tục khuấy đảo trời mây nữa, đã đến độ phải “lôi” Lanh xuống. Nơi Lanh xuống là vùng ruộng nước thuộc vùng đập thôn Ngò của “Thủ đô gió ngàn”, một vùng địa linh... Vậy thì, biết đâu, có thể bây giờ, Lanh sau khi đã hoàn thành sứ mệnh cao cả của “con Trời” rồi, lại tiếp tục làm “con vua Thủy Tề” để vùng vẫy nơi sóng nước, làm nốt sứ mệnh tiếp nối của mình thì sao?...”

        Có thể lắm chứ! Đời này đã ai biết được, ai giải thích được cặn kẽ mọi chuyện đâu. vấn đề này chắc chỉ mỗi Lanh biết được mà thôi!

        Tôi cứ ngồi bần thần, bần thần trong màn mưa rồi bỗng như nghe thấy tiếng gọi giật giọng của Lanh:

        - Ê! “Quất”!...

        Mưa dày hạt hơn, nặng hạt hơn!

HẾT
   
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM