Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:25:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến mã trên không  (Đọc 18660 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2016, 08:44:21 am »


6

        Bước sang năm 1972 - một năm dự kiến sẽ có  nhiều trận đánh phá ác liệt của không quân Mỹ ra miền Bắc, đặc biệt là sau sự kiện “Mùa hè đỏ lửa” ở Quảng Trị. Trong khoảng thời gian trước đó, vào cái thời gian “ném bom hạn chế” ấy thì phía Không quân, Hải quân Mỹ đã tiến hành một loạt các biện pháp nhằm nâng cao khả năng chiến đấu của các đơn vị sẽ tham gia các chiến dịch đánh phá miền Bắc Việt Nam như các chương hình nâng cao cho phi công rồi cải tiến trang bị các loại tên lửa mới cho các máy bay, cải tiến, bổ sung tính năng kỹ thuật, động lực học (khí động học) cho các máy bay khi cơ động ở các mặt phẳng, nhất là mặt phẳng ngang trong không chiến. Trên các máy bay cũng đã được lắp thêm hệ thống tác chiến điện tử có thể thu được tần số thu phát của máy bay MiG để có thể phát hiện sớm vị trí của máy bay MiG, đồng thời tăng cường gây nhiễu: nhiễu tiêu cực, nhiễu tích cực... với những cường độ lớn, dày đặc.

        Chiến thuật, thủ đoạn đánh phá cũng được thay đổi. Trong đội hình bay vào miền Bắc Việt Nam, chúng sử dụng đội hình nhỏ hơn, bay vào từ nhiều hướng khác nhau, với nhiều độ cao khác nhau. Đặc biệt, tỉ lệ máy bay tiêm kích đi yểm trợ được tăng lên rất nhiều, tỉ lệ đến 3/1. Chính vì vậy, các phi công ta khi tham gia chiến đấu phải đương đầu với những sự khó khăn nhiều hơn gấp bội so với những trận chiến của những năm trước đó.

        Nhưng, tất cả các phi công của ta đã sẵn sàng, đã như mũi tên đặt trên dây cung, chờ lao thẳng vào trận bất kể lúc nào.

        Sau khi Trung đoàn chuyển căn cứ từ Thọ Xuân về sân bay Đa Phúc đã tổ chức những Hội nghị “Quân sự dân chủ” tìm cách đánh và lựa chọn phương pháp bay thấp ra phía xa rồi kéo cao, bất ngờ chọc thẳng vào đội hình địch là phương pháp đánh chính.

        Ngày 20 tháng 5 năm 1972, biên đội Lương Thế Phúc, Đỗ Văn Lanh trực ban chiến đấu ở đầu Đông sân bay Đa Phúc nhận lệnh xuất kích lúc llh35 phút. Sau khi cất cánh, biên đội vòng về khu vực Phủ Lý, nhận lệnh từ sở  chỉ huy:

        - Vứt thùng dầu phụ! Tăng lực kéo lên độ cao 4000 mét!

        - Nghe tốt! - số 1 Phúc trả lời.

        Phúc và Lanh nhanh chóng ấn nút vứt thùng dầu phụ, bật tăng lực kéo lên. sở chỉ huy tiếp tục thông báo:

        - Mục tiêu bên phải 30 độ, 30 cây!

        - Nghe rõ 30 độ, 30 cây!

        Lát sau, Phúc phát hiện được 2 chiếc F-4 ở bên trái liền thông báo:

        - Tôi phát hiện biên đội 2 chiếc bên trái 60 độ, 15 cây!

        - Tôi thấy tốt! - Lanh trả lời.

        - Xin phép công kích! - Phúc báo cáo sở chỉ huy.

        - Cho phép! - Sở chỉ huy trả lời.

        Hai chiếc F-4 bay theo đội hình kéo dài, thường xuyên cơ động đan chéo. Phúc nhiều lần tiếp cận để công kích nhưng 2 chiếc cơ động rất gấp nên không thể công kích được. Trong lúc đó, Lanh vẫn bám chặt theo Phúc ồ phía sau. Phát hiện thấy có 2 chiếc F-4 ở phía sau vừa xuất hiện và phóng tên lửa vào số 1 của mình, Lanh hô:

        - Chúng phóng tên lửa! Cơ động gấp 

        Phúc kéo máy bay làm động tác tránh tên lửa. Khi phát hiện thấy có 1 chiếc F-4 ờ phía trước, Lanh nhanh chóng bám theo, đến cự li chừng 1500 mét với tốc độ là 1100 km/h, điểm ngắm khá ổn định, Lanh ấn nút phóng tên lửa. Quả tên lửa bên cánh trái lao vọt ra, máy bay rung, mang độ nghiêng nhẹ. Lanh vòng gấp thoát li luôn, không thấy được điểm nổ, chỉ thấy thằng F-4 vòng phải, lao xuống rất nhanh mà thôi. Ngay lúc đó, Lanh thấy 2 thằng F-4 bám theo máy bay của Phúc và tiếp tục phóng tên lửa. Lanh báo cho Phúc:

        - Cơ động gấp!

        Phúc lập tức kéo máy bay mình vòng gấp. Hai quả tên lửa vọt qua dưới cánh máy bay MiG. Lanh bám ngay được 2 thằng F-4 ấy. Đến cự li thích hợp, anh ấn nút phóng quả tên lửa thứ hai, thấy điểm nổ ở bên phải chiếc F-4. Lanh kéo lên cao thoát li và không nhìn thấy Phúc nữa. Lanh báo cáo:

        - Tôi mất số 1 rồi!

        - Giảm độ cao, bay hướng 360 về hạ cánh! - sở chỉ huy ra lệnh.

        - Chú ý tăng cường cảnh giới trên đường đi! - số 1 Phúc nhắc thêm.

        - Nghe tốt! - Lanh trả lời và nghĩ: “Vậy là số 1 của mình cũng đã thoát li khỏi trận chiến an toàn rồi!”. Lanh yên tâm về sân bay Đa Phúc hạ cánh.

        Trước đó 5 phút, Phúc cũng đã được sở chỉ huy dẫn về hạ cánh an toàn. Khi Phúc và Lanh gặp lại nhau trong phòng trực chiến thì cũng là lúc nhận được tin thông báo: Lanh đã bắn rơi 1 chiếc F-4 ngay từ quả tên lửa thứ nhất Chiếc F-4 này mang mật danh “Bovvleg 02” do Trung úy John D. Markle và Đại úy James w. Wĩlliam điều khiển. Hai phi công nhảy dù. John D. Markle được cứu thoát, còn James w. William thì bị bắt làm tù binh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2016, 08:47:13 am »


        Phúc bắt tay chúc mừng Lanh. Mọi người kéo đến chúc mừng biên đội và chúc Lanh lập thêm nhiều thành tích hơn nữa. Không khí tại khu trực chiến thật vui vẻ, hân hoan.

        Tin Lanh bắn rơi được máy bay trong trận không chiến cũng được thông báo ngay cho các thành phần trong Trung đoàn để động viên kịp thời. Ai ai cũng phấn khích, đặc biệt là tôi...

        Cũng phải kể lại cái chuyện này một chút Ngày Lanh bắn rơi chiếc máy bay đầu tiên thì ngày ấy không phải là phiên trực ban chiến đấu của tôi. Tôi đang ở trong hầm. Thời chiến tranh ấy, cả quả núi ở gần thôn Lạc Đức được khoét rỗng tạo thành 3 chiếc hầm thông nhau. Mỗi hầm là một Đại đội bay ở ừong đó. Hầm có thể chống được bom tấn và cả bom nguyên tử hạng nhẹ. Phía dưới chân núi là bếp bay, Ban Quân y và Hậu cần. Chỗ ấy nay đã chuyển thành Kho khí tài. Đằng sau núi là hồ nước rất trong. Tương truyền đấy là vết chân ngựa của Thánh Gióng để lại trước khi Người bay về trời. Nếu đi tắt từ hầm bọn tôi ở đến đền Gióng thì chẳng bao xa.

        Nghe tin Lanh bắn rơi 1 F-4, tôi vui quá, nghĩ bây giờ phải làm cái gì đó để chúc mừng thằng bạn mới được. Nhác thấy chiếc bảng đen dựng ở thành hầm dùng để thông báo, phân công các biên đội trực, tôi vác ra cửa hầm, lau chùi sạch sẽ rồi hí hoáy vẽ một phi công trong buồng lái MiG-21 kéo máy bay vọt lên trong trạng thái thoát li khỏi trận chiến, phía dưới là chiếc F- 4 bốc cháy đang lao xuống. Xong xuôi, tôi cẩn thận viết mấy chữ rõ to: “Hoan hô thằng Lanh!”. Rồi tôi mang “tác phẩm” của mình ra treo gần lối lên hầm, cốt để khi Lanh về là phát hiện được ngay. Nào ngờ, Lanh thì chưa thấy bóng dáng đâu mà lại thấy ngay Chính ủy đi từ dưới chân núi lên. Dừng chân trước “tác phẩm” của tôi, hai tay chắp sau lưng ngắm nghía hồi lâu rồi Chính ủy gật gù:

        - Tranh vẽ được đấy! Đẹp đấy! Ai vẽ thế? 

        Tôi phổng mũi, nghĩ phen này mình sẽ được khen là “khéo tay”, hăng hái thưa:

        - Dạ! Tôi vẽ ạ!

        Chính ủy vẫy tôi lại gần rồi nhẩn nha hỏi:

        - Sao không phải là “Đồng chí Lanh” mà lại là “thằng Lanh”?

        - Thì hàng ngày chúng tôi vẫn xưng hô “mày, tao” với nhau bình thường mà!

        - Xưng hô hàng ngày nó khác. Đằng này đua lên bảng như quảng cáo thế này thì... tếu táo quá! Tếu táo quá!

        Tôi thầm nghĩ chắc chỉ là nhắc nhở thế thôi, ai dè, tôi bị phê bình là “lạc quan tếu” và đương nhiên tháng ấy khi bình xét, tôi không đạt “4 tốt” (chỉ còn “3 tốt”, mất “1 tốt” vì cái trò “lạc quan tếu”!)

        Sau đấy thì Lanh gặp tôi:

        - Quên chuyện ấy đi nhé!

        - Quên chuyện gì? - tôi ngơ ngác hỏi lại.

        - Thì cái chuyện “3 tốt” của mày ấy!

        - Thì tao cũng có nhớ nữa đâu!

        Cái việc đạt “3 tốt” với tôi lần này đâu có phải là lần đầu. Tôi hay bị như vậy nên cũng chẳng nặng nề gì. 

        Mấy hôm sau, lão Thân “xồm” tìm gặp tôi:

        - Con cố gắng phấn đấu lên nhé! Cứ đạt “4 tốt” đi rồi bố sẽ có thưởng!

        Mấy anh em chúng tôi chơi với nhau thường hay xưng “mày, tao” nhưng khi mà có việc gì hứng lên thì lại “chuyển gam” gọi “con” và xưng “bố” ngay.

        - Thì con cũng liệu thần hồn đấy! Đã bù lại cho đủ số đạn chưa, kẻo bố mà tố cáo thì chắc gì con đã đạt được lấy “1 tốt”?

        Cái chuyện đạn dược mà tôi hỏi ấy chính là cái chuyện Lanh với tôi và “lão xồm” hay vác súng đi tìm chỗ để thi bắn lắm. Lần tôi cùng Thân “xồm” ra mấy hố bom ở sân bay Sao Vàng - Thọ Xuân thấy có mấy chú ếch nhấp nhô bơi lội thì đố nhau xem thằng nào bắn trúng ếch. Tôi rút khẩu súng ngắn K-59, còn lão “xồm” thì K-54. Hai bên thi nhau đì đùm, kết quả chẳng thằng nào hơn thằng nào mà đến lúc nhìn lại thì hết nhẵn cả cơ số đạn trong súng. Lúc ấy, hai chúng tôi mới ngẩn mặt ra:

        - Bỏ mẹ! Lấy gì bù vào bây giờ đây? - Thân hỏi.

        - Dưới ghế dù của tao có một hộp gồm 16 viên. Tao mà có sợ đếch! Nhảy dù là tao có đạn bắn liền!

        Vậy là cả một giai đoạn dài tôi trực chiến nhưng chỉ có súng không mà chẳng hìề có viên đạn nào cả. Cho tới tận khi ra ngoài sân bay Đa Phúc thì tôi mới tìm cách bổ sung đầy đủ cơ số.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2016, 08:27:11 pm »

        Hồi đó, bọn tôi còn lấy súng tín hiệu với loại đạn màu xanh, màu đỏ để bắn vào những chiếc thùng phuy ngoài sân bay có khoảng 1/3 nước mưa ở trong đó để tạo thành “phẩm màu” rồi lấy những mảnh khăn dù màu trắng cho vào đó nhuộm. Để chừng mươi phút, khi nhấc lên thì những tán khăn dù có màu xanh hoặc màu hồng trông rất đẹp mắt. Có được cái “sáng kiến” ấy, chúng tôi quàng những chiếc khăn màu lên cổ với vẻ mặt nghe chừng vênh váo lắm.

        Mà nói về chuyện bắn thì tôi lại nhớ đến lần mấy tên đi thi tài cùng nhau, trong đó có Lanh. Lanh cuộn một tờ báo đem theo để làm “bia”. Ra khu vực rừng thông thì Lanh lấy báo căng lên, rồi xoay người lại, rất ra dáng, bước từng bước để tính khoảng cách. Lanh rút súng, giương lên theo động tác giống hệt như các điệp viên tình báo trong phim và... bóp cò!. “Đoàng...đoàng...đoàng... !”. Sau khi xử lí hết 6 viẽn ừong băng đạn của súng K-59 thì đĩnh đạc tiến lên kiểm tra kết quả.

        Động tác bắn trông rõ oai, đạn nổ rõ to, nhưng... tờ báo vẫn còn nguyên vẹn, lành lặn như lúc đầu. Vậy thì đạn đi đâu hết nhỉ? Chúng tôi cười ầm lên. Lanh bực mình, rút súng, dùng nòng súng K-59 đâm liên tục vào tờ bào. Mỗi lần đâm là một lần hậm hực: “Này, này...!”. Chúng tôi nhìn tờ báo rách bươm rồi tiu nghỉu rủ nhau về. Thế là vãn trò!

        Dưới đất xạ kích của Lanh thì như thế, vậy mà trên trời thì khác hẳn.

        Sau chiến công đầu 4 ngày, vào ngày 24 tháng 5 năm 1972 thì Lanh đã lập được kỳ tích trong đời bay.

        Ngày ấy là ngày Quân chủng nhận được tin tình báo: Không quân, Hải quân Mỹ sẽ đánh vào phía Tây Nam Hà Nội và các mục tiêu ven đường 1 Bắc.

        Bộ tư lệnh giao cho Trung đoàn sử dụng lực lượng đánh vào các tốp máy bay của Không quân Mỹ trên hướng Tây Nam Hà Nội, ngoài vùng hỏa lực phòng không.

        Hôm ấy có 2 biên đội MiG-21 trực chiến. Biên đội thứ nhất là Phạm Phú Thái và tôi. Biên đội thứ hai là Lương Thế Phúc và Đỗ Văn Lanh.

        Phạm Phú Thái và tôi cất cánh trước - vào lúc 10 giờ 32 phút Chúng tôi bay về hướng Tây Bắc Thái Nguyên. 8 phút sau thì Sở chỉ huy lệnh:

        - Vứt thùng đàu phụ! Tăng lực kéo lên độ cao 5000!

        Nghe tốt 5000! - Thái nhắc lại.

        Cả biên đội nhanh chóng vứt thùng đàu phụ, bật tăng lực và kéo lên lấy độ cao. Khoảng một phút sau, anh Thái phát hiện thấy 1 chiếc F-4 nhưng rồi mất hút. Ngay lập tức, chúng tôi thấy một tốp 12 chiếc F-4 bay theo đội hình kéo dài ở bên trái chúng tôi 30 độ. Phía bên phải lại có thêm 4 thằng nữa bay theo đội hình “bàn tay xòe”. Bọn bay theo đội hình kéo dài thì ở cùng độ cao với chúng tôi, còn 4 thằng “bàn tay xòe” thì ồ cao hơn chừng 500 mét Tất cả bọn chúng hoàn toàn bị bất ngờ nên không có phản ứng gì cả. Phạm Phú Thái chớp thời cơ, ra lệnh cho tôi:

        - Tôi đánh thằng số 4 của biên đội bên phải!

        - Nghe tốt! - tôi trả lời.

        Thái lao vào, phóng liền 2 quả tên lửa rồi thoát li ngay. Sau khi nhận lệnh phân công công kích của Thái, tôi bám theo 2 thằng bên phải, đến cự li 2000 mét, tôi ngắm vào 1 thằng và ấn nút phóng quả tên lửa thứ nhất nhưng không trúng. Tôi tiếp tục bám theo và phóng tiếp quả tên lửa thứ hai, thấy tên lửa nổ phía sau thằng F-4. Tôi nhanh chóng thoát li.

        Sau khi biên đội chúng tôi cất cánh được 7 phút thì biên đội Phúc, Lanh nhận được lệnh xuất kích, bay về phía Phủ Lý. Sở chỉ huy cho thay đổi hướng và độ cao liên tục, rồi lệnh cho biên đội vứt thùng dàu phụ, bật tăng lực kéo lên độ cao 6000 mét và hướng bay 10 độ thì Lương Thế Phúc phát hiện thấy 2 chiếc F-4. Phúc hô:

        - Mục tiêu bên trái, phía trước 20 độ, cự li 15 cây!

        - Nghe tốt! - Lanh trả lời.

        - Xin phép công kích! - Phúc báo cáo.

        - Cho phép công kích! - sở chỉ huy đồng ý.

        - Tăng lực tiếp cận! - Phúc ra lệnh cho Lanh.

        - Nghe rõ!

        Ngay lập tức, 2 thằng F-4 cơ động đan chéo liên tục. Phúc bám theo lụa thời cơ, bắn 1 quả tên lửa nhưng không trúng. Anh tiếp tục tiếp cận, bắn tiếp quả nữa, vẫn không trúng nên thoát li về sân bay Đa Phúc hạ cánh với lượng đầu chỉ còn 50 lít
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2016, 08:29:59 pm »

        Nói về Lanh. Khi cất cánh lấy hướng bay về phía Phủ Lý, Lanh lại chợt nhớ đến trận đánh ngày 20 tháng 5 - trận anh lập được chiến công đầu tiên. Như được tiếp thêm sức mạnh, Lanh thấy mình phấn chấn hẳn lên. Khi nghe số 1 thông báo có mục tiêu, Lanh còn phát hiện thêm biên đội 2 chiếc F-4 nữa bay ở phía bên phải đối đầu. Lanh thông báo:

        - Có 2 thằng ngược chiều bên phải, cùng độ cao!

        - Tôi thấy rồi! Giữ đội cho chắc nhé! - Phúc trả lời.

        - Nghe tốt!

        Trận này, Lanh đã giữ đội yểm hộ cho số 1 Phúc suốt thời gian Phúc bám đuổi, công kích thằng F-4.

        Khi nhận được lệnh thoát li, cả biên đội lấy hướng bay về phía sân bay Đa Phúc để hạ cánh, nhưng tới lúc nhận được thông báo cách sân bay 45km thì bỗng nhiên động cơ máy bay Lanh ngừng hoạt động vì hết dầu!. Lúc này, Lanh đang ở độ cao 5500 mét và tốc độ bay là 700km/h. Lanh báo cáo:

        - Máy bay tôi bị chết máy vì hết dầu!

        - Độ cao hiện nay? - Sở chỉ huy hỏi.

        - 5500 mét! - Lanh bình tĩnh trả lời.

        - Nhảy dù, bỏ máy bay! - Sở chỉ huy ra lệnh.

        - Tôi đang ở hướng thẳng đường băng. Xin hạ cánh bắt buộc!

        - Nhảy dù đi! - sở chỉ huy tiếp tục ra lệnh

        Lanh không trả lời sở chỉ huy vì đang cố gắng điều chỉnh mọi tham số, số liệu bay cho phù hợp để chuẩn bị cho cú hạ cánh bắt buộc với động cơ không làm việc. Lanh đưa đầu máy bay đặt vào vị trí khoảng 2/3 chiều dài của đường cất hạ cánh để lao xuống với tốc độ lao là 450 km/h.

        Sở chỉ huy còn giục Lanh nhảy dù một lần nữa, nhưng lần này thì Lanh đã qua Phúc Yên, sắp đến Đài xa rồi. Biết tính quyết đoán và có phần liều lĩnh của Lanh vì cùng “họ hàng nhà Quất” cả, anh Tạ Quốc Hưng trực dẫn đường trong sở chỉ huy khi thấy thời tiết đảm bảo - không có mây và thời điểm đó tình hình địch cũng “yên ắng” - không có tốp nào hoạt động, Lanh lại đang ở đúng hướng hạ cánh... với đầy đủ các yếu tố “Thiên thời, Địa lợi” như vậy nên anh Tạ Quốc Hưng đã ra những khẩu lệnh hợp lí giúp cho Lanh xuống hạ cánh an toàn. Anh nhắc Lanh:

        - Chú ý đặt điểm lao và giữ tốc độ lao!

        - Nghe tốt! - Lanh trả lời

        - Nhớ phải kéo bằng hai lần để tạo góc tiếp đất cho hợp lí!

        - Nghe rõ!

        Cẩn thận hơn, anh Hưng còn nhắc ngoài Đài chỉ huy K-5 (Đài chỉ huy cất hạ cánh):

        - Chú ý là máy bay bị chết máy nên không có tiếng động đâu. Cần tập trung, phát hiện sớm để chỉ huy giúp việc hạ cánh!

        - Tôi nghe rõ! Tôi đã thấy máy bay đang về đây rồi!

        - Chú ý nhắc cho kịp thời!

        - Nghe tốt!

        Anh Hưng còn yêu cầu anh Nguyễn Đức Trinh trực dẫn đường hiện sóng phải liên tục thông báo cự li và độ cao của Lanh để anh Hưng giúp Lanh chỉnh lượng lao xuống cho phù hợp.

        Các khẩu lệnh vẫn phát đều đặn để nhắc nhở, hướng dẫn Lanh, nhưng không thấy Lanh trả lời nữa. Rõ ràng, Lanh đang tập trung hết mức để đưa máy bay xuống hạ cánh an toàn.

        Sau khi lao qua đài xa ở độ cao lớn hơn 2000 mét, Lanh làm động tác thả càng. Càng không ra. Lanh thu càng lại và thả bằng hệ thống khẩn cấp. Càng đã được thả. Độ cao bây giờ còn gần 1000 mét, đã qua đài gần. Lúc này tốc độ còn 430km/h. Lanh thả cánh tà rồi kéo bằng lần thứ nhất để giảm góc lao. Rồi tiếp tục kéo bằng lần hai để tạo góc cho máy bay tiếp đất theo sự chỉ dẫn của Đài chỉ huy K-5. “Kịch”! - Máy bay đã tiếp đất trên đường băng. Cú tiếp đất hơi nặng so với thông thường khi động cơ còn làm việc, nhưng máy bay đã tiếp đất an toàn!.

        Máy bay chạy được chừng 2/3 đường băng thì dừng lại. Có lẽ do quá căng thẳng và mệt mỏi nên Lanh cứ ngồi nguyên trong buồng lái. Xe ứng cấp chạy đến và anh em thợ máy mở nắp buông lái, đỡ Lanh ra. Khuôn mặt Lanh nhợt nhạt, bộ quầàn áo bay đẫm mồ hôi... nhưng trên môi Lanh lại nở nụ cười hạnh phúc - nụ cười chiến thắng!.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2016, 08:31:56 pm »

        Anh Tạ Quốc Hưng trực dẫn đường trong sở chỉ huy hôm ấy kể lại:

        - Trận ngày 24 tháng 5 năm 1972, tôi trực ban dẫn đường tại sỏ chỉ huy Trung đoàn 921. Khi nghe Đỗ Văn Lanh báo cáo máy bay hết dầu bị chết máy, sở chỉ huy đã 3   lần lệnh cho Lanh nhảy dù, nhưng phi công Đỗ Văn Lanh quyết định quay về hạ cánh để cứu máy bay. Sau lần phi công Võ Sĩ Giáp hi sinh trong khi hạ cánh bắt buộc ngoài sân bay, Bộ tư lệnh đã quy định trong những tình huống tương tự, các phi công phải nhảy dù để bảo toàn lực lượng phi công.

        Tôi thấy trời tốt, không có mây, độ cao và tốc độ của Lanh đều nằm trong giới hạn cho phép nên vẫn hướng dẫn cho Lanh quay về hạ cánh. Rất may là chuyến hạ cánh thành công, chứ không thì...

        Sau này, khi vầ họp rút kinh nghiệm tại sở chỉ huy tại K-12, gặp tôi, Lanh nói: “Anh và anh em đã cứu tôi và máy bay của tôi!...”

        Tới lúc tôi gặp anh Tạ Quốc Hung, tôi hỏi anh:

        - Làm sao mà anh lại rành rọt về chuyện xử lí bất trắc của bọn em thế nhỉ? Cứ như anh cũng đã từng đi học bay ấy!

        Cái thằng “Quất” này! Tao biết được mọi thứ về máy bay MiG-21 là nhờ công của anh Phạm Công Thành đấy. Anh Thành trước đây được cử đi Liên Xô học lớp dẫn đường của tàu ngầm mà vẫn được gọi là Hoa tiêu ấy, hiểu chưa. Anh học mấy năm bên đó nhưng đến khi về nước nghỉ phép thì không sang học tiếp được nữa vì giai đoạn đó bạn không nhận với những lí do gì đó thì tao chịu. Anh Thành tiếp tục học dẫn đường Khóa 2 ở trong nước. Anh Thành rất giỏi tiếng Nga, mọi tài liệu tiếng Nga, nhất là về máy bay, anh đều dịch ra tiếng Việt và dạy tao. Tao có thể nói, ngay từ hồi đó, nhờ anh Thành mà tao đã biết được hết cách xử lí bất trắc trên loại máy bay MiG-21 của chúng mày rồi. Chính vì vậy mà khi thằng “Quất” Lanh nói nó bị hết dầu, xin hạ cánh khẩn cấp là tao đã định hướng phải làm ngay những gì.

        - Ai mà cũng được như anh thì chúng em yên tâm biết bao nhiêu, hạnh phúc biết bao nhiêu. Đúng như là phao cứu sinh ấy!

        - Thôi đi, tao không ăn “bánh hón” đâu!

        - Em nói thật mà, anh!

        Sau này, anh Tạ Quốc Hưng có viết lại chuyến hạ cánh “độc nhất vô nhị” ấy của Đỗ Văn Lanh frên “Tạp chí Thông tin khoa học” của Học viện Không quân thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân, đăng ỏ số 01 năm 1997 với tựa đề: “Thoát hiểm nhờ kỹ thuật lái và lòng dũng cảm” (trang 16-17 của Tạp chí).

        Các anh dẫn đường ngày ấy (và bây giờ cũng vậy) gắn bó với phi công chúng tôi qua sóng vô tuyến - qua đối không. Các anh có thể biết rất rõ tính cách của từng phi công một và chúng tôi qua ngữ điệu, qua giọng nói của các anh cũng có thể đoán biết được tình huống ở trên không lúc bấy giờ.

        Khi nghe giọng của các anh dẫn đường ở sở chỉ huy như anh Nguyễn Văn Chuyên (sau này trở thành Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân), anh Tạ Quốc Hưng, anh Trần Đức Tụ... với khẩu lệnh thư thái, điềm tĩnh là biết tình hình chưa có gì gay cấn, nhưng khi thấy giọng của các anh nhấn mạnh và nói nhanh hơn bình thường thì có nghĩa là tình hình đã trở nên căng thẳng... Đặc biệt, khi nghe giọng của anh Lê Thiết Hùng trực dẫn đường hiện sóng hô: “Cơ động gấp!” là phải kéo cần lái ngay tắp lự và y như rằng thấy ngay vài quả tên lửa không đối không của địch xẹt qua dưới cánh máy bay mình. Bản thân tôi cũng đã được anh cứu cho không chỉ một lần bằng cái khẩu lệnh: “Cơ động gấp!” ấy.

        Những người dẫn đường cùng với người chỉ huy trực ở sở chỉ huy là những người kiến tạo, những “kiến trúc sư” của trận đánh. Họ lặng lẽ nghiền ngẫm, rút kinh nghiệm từng trận đánh một để rồi rút ra những bài học của những trận thắng, trận thua... để rồi đưa ra cách đánh mới, cách thức dẫn dắt mới, tìm những chiến thuật mới cho những trận đánh mới. Họ đã có công lớn, đóng góp phần lớn vào những thắng lợi của cuộc chiến. Chúng tôi gắn bó với họ và biết ơn họ rất nhiều.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2016, 07:29:53 am »

        Trở lại chuyện của Đỗ Văn Lanh - đấy là Lanh nói với anh Tạ Quốc Hưng, còn khi ngồi với tôi thì Lanh lại xuýt xoa:

        - Chuyến ấy tao hạ không “u T”, lại rơi hơi nặng một tí. Kể chỉnh điểm lao tốt hơn và kéo thêm tá nữa thì đẹp!

        - Mày đã cứu được máy bay thế là quá giỏi rồi, “T” với tiếc cái đếch gì nữa, cái thằng “Quất” này! - tôi trả lời.

        Về cái chuyện “u T” mà Lanh nói ở đây thì tôi phải giải thích thêm một chút để các bạn độc giả hiểu:

        Trong quá trình học bay, phía bên trái đường băng tính từ phía cuối đường lên với khoảng cách chừng 200 - 300 mét có đặt một chữ “T” màu trắng (được rắc bằng vôi bột hoặc căng bằng vải trắng) để lấy chuẩn cho vị trí tiếp đất. Nếu máy bay tiếp đất ngang với chữ “T” (gọi là “u T”) thì đạt điểm ưu, nếu vượt quá “T” hoặc chưa đến “T” thì không đạt được- điểm ưu và tùy theo cự li cách “T” bao nhiêu mà sẽ nhận điểm khá hay trung bình hoặc là kém. Sau này, khi về chiến đấu và đặc biệt là ở các sân bay dã chiến, cơ động thì không có chữ “T” nữa, nhưng phàm đã là học viên bay và nhất là phi công thì không ai là không hiểu về khái niệm chữ “T” kia khi về hạ cánh!.

        Trong thời gian chúng tôi bay trên loại MiG-21 ở trường, các giáo viên bay có huấn luyện cách xử lí khi động cơ bị tắt, cách thức mở máy lại ở trên không và cách thức hạ cánh bắt buộc khi máy bay bị tắt máy như thế nào. Chỉ tiến hành mở máy trên không lần cuối ở độ cao không nhỏ hơn 3000 mét. Nếu ở độ cao nhỏ hơn 2000 mét không mở máy được thì phải quyết định hạ bắt buộc hay nhảy dù. Khi quyết định hạ cánh thì cần phải nhớ rằng động cơ không làm việc thì máy bay sẽ rơi xuống với tốc độ thẳng đứng là 50 m/s. Vì vậy, phải tạo được tốc độ cho đường lao xuống là 480 - 500 km/h. Thả càng khẩn cấp ở độ cao 2000 mét. Độ cao trên Đài xa là 1300 -1700 mét. Khi lao xuống đến độ cao 200 - 250 mét thì bắt đầu giảm góc để đưa máy bay đến độ cao 10 -12 mét với tốc độ 380 - 400km/h và tiếp tục hạ cánh.

        Khi thực tập hạ cánh với giả thiết động cơ không làm việc, trong quá trình vào hạ cánh và lướt xuống thì thả mảnh giảm tốc và cửa dầu đặt ở nấc “SPS”. Đường lướt xuống trong trường hợp này gần giống như đường lướt xuống khi động cơ không làm việc.

        Nhưng đấy là trong hoàn cảnh thời bình, trong huấn luyện, mọi thứ đều yên ổn, đều chủ động một cách đàng hoàng, không có gì là gấp gáp cả và tất cả đều được chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước: kể cả từ phi công đến chỉ huy và các thành phần bảo đảm khác...

        Đằng này lại là trong bối cảnh khác: trong thời chiến tranh, địch đang dùng lực lượng Không quân đánh phá, sử dụng lực lượng tiêm kích đi yểm hộ nhiều hơn thời gian trước đó và đặc biệt lại vừa thoát li ra khỏi cuộc không chiến xong. Sự căng thẳng từ phía chỉ huy đến phi công chua hề giảm tí nào lại tiếp tục có sự cố ghê gớm này... sở chỉ huy lệnh cho nhảy dù đến 3 lần, nhưng có lẽ chỉ có Lanh mới dám làm và quyết tâm làm cái việc cứu máy bay đã hết sạch dầu, đưa chiếc máy bay chết máy ấy về hạ cánh an toàn trên sân bay. Rồi lại còn xuýt xoa tiếc rẻ không tiếp đất vào được khu vực đạt điểm ưu nữa...

        Như vậy thì đúng là chỉ có mỗi Đỗ Văn Lanh!


Trở về sau chuyến bay
  
        Cho đến thời điểm ấy và cho đến tận bây giờ, khi tôi ngồi viết nhũng dòng này thì có lẽ trên thế giới chưa có phi công bay MiG-21 nào làm được như Lanh cả!.

        Có lẽ chính vì thế mà khi lấy ý kiến để đề nghị Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Đỗ Văn Lanh thì ai cũng đồng ý, cho dù Lanh chỉ bắn rơi có 4 máy bay (thời ấy, tiêu chuẩn phải bắn rơi 5 chiếc trở lên thì mới đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng). Riêng chuyện đưa chiếc máy bay hết dầu về hạ cánh an toàn trên sân bay đã là hành động Anh hùng, xứng đáng được phong Anh hùng rồi!...
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Bảy, 2016, 07:35:42 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2016, 07:35:26 am »


        Tháng 6 năm 1972 là tháng mà Trung đoàn giành được thắng lợi ròn rã nhất Rất nhiều phi công của Trung đoàn lập công trạng ở tháng 6 này, trong đó có tôi. Riêng Đỗ Văn Lanh thì tháng 6 là tháng anh “gặt hái” được mùa hơn cả: bắn rơi 2 chiếc F-4 trong 2 trận.

        Đầu tiên là vào ngày 13 tháng 6. Hôm ấy, Phạm Phú Thái và tôi trực ỏ đầu Tây, còn Lương Thế Phúc và Đỗ Văn Lanh trực ở đầu Đông sân bay Đa Phúc. Ngày ấy là ngày có nhiều tốp máy bay của Không quân và Hải quân Mỹ vào đánh phá các mục tiêu giao thông của ta và sử dụng lực lượng lớn tiêm kích để đối phó với các máy bay MiG.

        Lúc 8 giờ 54 phút, biên đội Phúc, Lanh chuyển cấp và xuất kích chiến đấu. Biên đội được dẫn đi đánh tốp 12 chiếc của Không quân Mỹ đang bay đến gần khu vực Yên Châu và một tốp 4 chiếc khác đang bay từ Phú Thọ lên Tuyên Quang.

        Sau khi cất cánh, biên đội nhận lệnh từ sở chỉ huy:

        - Hướng bay 260, độ cao 3000!

        - Nghe tốt 260 và 3000! - số 1 Phúc trả lời.

        Rồi tiếp ngay sau đó lại là khẩu lệnh:

        - Vứt dầu phụ! Tăng lực kéo lên độ cao 5000 mét!

        - Nghe rõ!

        Cả biên đội theo lệnh nhanh chóng vứt thùng dầu phụ, tăng lực và kéo máy bay lấy độ cao, nhưng máy bay của Lanh không bật được tăng lực vì biên đội sau khi xuất kích bay vào khu vực loa cất hạ cánh ồ đầu sân bay thì máy bay của Lanh đã bị trúng đạn pháo phòng không. Máy bay bị thương, hệ thống tăng lực không làm việc và hệ thống dầu bổ trợ điều khiển cũng trục trặc. Lanh biết vậy nhưng cứ im lặng bay. Ngay lúc đó, Phúc phát hiện thấy biên đội 4 chiếc F-4 đang bay theo đội hình phân tốp kéo dài. Phúc hô:

        - Tôi phát hiện tốp 4 chiếc bên trái 20 độ, cự li 20 cây ở độ cao 4500!

        - Tôi thấy tốt! - tiếng Lanh đáp lại.

        - Giữ tăng lực! Lấy độ cao công kích từ trên xuống! - Phúc ra lệnh.

        - Nghe rõ! - Lanh trả lời.

        Biên đội kéo lên đến độ cao 6000 mét rồi lật máy bay sang phía trái, ép độ nghiêng bổ xuống, lao vào đội hình của bọn F-4.

        Bọn F-4 đã phát hiện được biên đội Phúc, Lanh. Chúng vòng gấp, ép ngay vào phía bụng máy bay của Lương Thế Phúc. Phúc nghe thấy tiếng Lanh:

        - Cơ động gấp!

        Biết bọn chúng phóng tên lửa, Phúc kéo gấp máy bay mình, tránh được hai quả tên lửa của bọn F-4 vừa phóng ra. Thấy đã lỡ thời cơ, không còn thế chủ động tấn công nữa, Phúc quyết định xin phép thoát li khỏi cuộc chiến. Sở chỉ huy đồng ý và dẫn Phúc về hạ cánh.

        Khi Phúc hô: “Phát hiện...” thì Lanh cũng đã thấy ngay cho dù Phúc chưa nói hết câu. Riêng về khoản phát hiện mục tiêu trên không thì Lanh thuộc dạng rất nhanh và xa. Bình thường, khi thấy Lanh cười - mồm thì méo méo, mắt lại nheo nheo, xếch xếch thì ai cũng nghĩ là Lanh tìm mục tiêu kém lắm. Vậy mà ngược lại!

        Mấy đứa em tôi sau cái lần gặp Lanh xong thì cứ thi nhau hỏi tôi về cái sự “meo méo, xếch xếch” ấy trên khuôn mặt Lanh:

        - Anh ơi! Có phải là anh Lanh bị thương khi đánh nhau không?

        - Lanh đã nhảy dù trong chiến đấu lần nào đâu và có làm sao đâu mà bị thương? - tôi hỏi lại.

        - Thì nhìn mặt anh ấy chúng em đoán thế!

        - Anh cũng chịu thôi! Lúc nào anh sẽ hỏi anh ấy cho, nhưng mà không phải là anh ấy bị thương đâu!

        - Chúng em vẫn nghĩ là...

        Bọn chúng bỏ lửng, không nói hết nhưng tôi biết chúng vẫn nghi ngờ là Lanh bị thương trong chiến đấu mà tôi giấu bọn chúng. Bọn chúng không tín lời giải thích của tôi.

        Tận mãi mấy chục năm sau này, khi có dịp ngồi nói chuyện với ông bố của Lanh, tôi chợt nhớ lại câu chuyện ngày nào của mấy đứa em tôi nghi ngờ, tôi hỏi ông:

        - Ông ơi! Ông cho con hồi, hồi xưa khi con ở với Lanh, con thấy Lanh mồm cứ hơi “meo méo và mắt cũng cứ xênh xếch” thế nào ấy. Lí do sao thế, ông nhỉ?

        - Hồi nhỏ, có lần Lanh bị trúng gió, bị cảm mà cứu chữa chẳng được kịp thời nên sau khi khỏi cảm thì nó để lại cái di chứng ấy đấy! - ông trầm ngâm, trả lời chậm rãi.

        - Đến tận bây giờ con mới biết được điều ấy đấy!

        - Thì cũng có ai nói đâu. Anh biết rồi đấy, nhà quê thì chẳng mấy ai quan tâm tỉ mỉ thế đâu!

        Thế là đã rõ! Tuy mắt Lanh “nheo nheo, xếch xếch” thế thôi, nhưng tinh như mắt cú mắt cáo ấy!

        Trong trận này, Lanh phát hiện gần như cùng lúc với số 1 Phúc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2016, 07:40:04 am »

        Khi Phúc lật máy bay, bổ xuống vòng theo lũ F-4 thì Lanh lại phát hiện được 4 chiếc khác đang cắt bám vào phía sau máy bay của Phúc và bắn tên lửa. Lanh đã hô cho Phúc kịp tránh mấy quả tên lửa không đối không của lũ F- 4 ấy. Khi bám theo số 1 lấy độ cao, Lanh lại phát hiện thêm 4 chiếc nữa ở cự li chừng 7 - 8 km ờ phía bên phải 30 độ đang bổ nhào vào biên đội MiG. Lanh cắt ngay vào bám theo 4 chiếc này, nhanh chóng đưa thằng bay gần nhất vào vòng ngắm. Đến cự li 1500 mét, Lanh vừa ấn nút phóng tên lửa vừa lẩm bẩm:

        - Mẹ thằng “cú đỉn” này!

        Quả tên lửa từ bên cánh trái lao ra, nổ ngay trên lưng thằng F-4. Lanh kéo máy bay thoát li về bên phải. Ngay lúc ấy lại thấy một thằng F-4 khác ở bên phải chừng 20 - 30 độ. Lanh đặt điểm ngắm, giữ ổn định rồi ấn nút phóng quả tên lửa thứ hai, mồm vẫn lẩm bẩm:

        - Mẹ thằng “cú đỉn” này!

        Quả tên lửa nổ ngay phía bên phải thằng F-4. Lanh nhanh chóng dúi ngay máy bay mình thoát li luồn qua dưới bụng thằng F-4 ở cự li gần tới mức Lanh thấy rõ cả cờ hiệu ừên chiếc máy bay F-4 này.

        - Nhanh chóng thoát li về hạ cánh! - sở chỉ huy ra lệnh.

        - Nghe tốt!

        - Giữ hướng bay 60!

        - Nghe tốt 60!

        Cái từ “cú đỉn” nó xuất hiện từ khi nào và trong ngữ cảnh nào thì tôi không được rõ, nhưng chỉ biết rằng quanh nó đã có khá nhiều giai thoại. Chắc chắn một điều lằng, khi đã nói đến cụm từ “cú đỉn” với một ai đó hoặc với một hành động nào đó thì người ta hiểu ngay rằng chẳng hay ho, tốt đẹp gì. Chúng tôi cũng thường dùng nó để biểu tình cảm hay phản ứng của mình, như:

        - Sao mày “cú đỉn” thế?

        - Đúng là “cú đỉn”!

        ...

        Về sau này cái cụm từ ấy bị lãng quên dằn và cho đến bây giờ không thấy ai sử dụng nữa!.

        Khi bay đến ngang Việt Trì, Lanh thấy có 4 chiếc F- 4 lẽo đẽo theo sau anh ở cự li chừng 10 km, nhưng gần đến Vĩnh Yên, bọn chúng biến mất Hỏa lực phòng không của ta được bố trí suốt từ Việt Trì đến Vĩnh Yên bắn rất mạnh tạo thành màn lưới lửa với các độ cao khác nhau. Bọn F-4 không dám tiến vào sâu hơn nữa, đành “bỏ của chạy lấy người”. Lanh đã không bị chúng bám đuôi. Tới lúc này, Lanh thấy máy bay của mình bỗng rung, lắc một cách không bình thường. Lanh quan sát bên ngoài máy bay thì thấy một bên cánh bị vỡ toác một miếng, vòng quay động cơ cũng dao động. Trong lúc quần nhau, bay với chế độ “vòng quay lớn nhất” thì Lanh không để ý lắm. Biết máy bay mình “có vấn đề”, Lanh nhanh chóng về hạ cánh.

        Sau khi tiếp đất, lăn vào sân đỗ thì mới thấy một mảnh đạn của pháo phòng không đã gây ra sự cố ấy. Dầu vẫn còn chảy nhỏ giọt từ thùng dầu trên cánh. May mà Lanh đã hạ cánh an toàn trên sân bay Đa Phúc sau khi bắn hạ được 1 thằng F-4. Sau khi rút kinh nghiêm trận đánh xong, anh Tạ Quốc Hưng hỏi Lanh:

        - Này, “Quất”! Sao mày biết máy bay bị thương mà mày vẫn lao vào trận mà không báo cáo, hả?

        - Em mà báo cáo thì sở chỉ huy đuổi về ngay. Bỏ một trận tiếc lắm!

        Thế mới biết Lanh ham đánh tới mức nào.

        Trong khi đó, ở đầu Tây sân bay, vào lúc 9 giờ 16 phút thì biên đội của Thái và tôi nhận lệnh xuất kích chiến đấu bay về khu vực Sơn Dương - Đại Từ. Khi biên đội kéo lên độ cao 4000 mét, ngang Bắc Cạn thì tôi phát hiện thấy có biên đội 4 chiếc F-4 ở cự li khoảng 13 cây số phía bên phải 30 độ. Lại nói về mắt của tôi. Nếu so với mắt của Lanh thì tôi thua kém xa. Anh em lúc thì gọi tôi kèm theo từ “cận”, lúc lại kèm theo từ “lòa”!. Nghĩa là, tôi chỉ phát hiện được mục tiêu chừng 13 cây sô đổ lại thôi, chứ xa hơn thì tôi “chấp một mắt”! (vì có nhìn căng cả hai mắt ra cũng chẳng thể thấy!).

        Khi biên đội tôi vòng lại đánh tốp này thì lại thấy một tốp nữà ở bên phải, gần hơn một chút Phạm Phú Thái hô:

        - Vứt dầu phụ! Tăng lực! Nện bọn này!

        - Nghe tốt! - tôi trả lời.

        Khi anh Thái bắt đầu tiếp cận thì bọn F-4 cũng bắt đầu cơ động đan chéo. Đợi đúng thời điểm thằng bay số 4 trong biên đội F-4 vừa cải bằng thì Thái nện ngay một quả tên lửa. Quả tên lửa R-3S của máy bay Thái lao thẳng vào thằng F-4. Nó bùng cháy dữ dội. cả anh Thái và tôi đều la:

        - Cháy rồi!

        - Nó cháy rồi!

        Còn lại 3 thằng, lúc bấy giờ chắc bừng tỉnh hẳn. Chúng quay ngoắt vào phía bụng máy bay của chúng tôi. Chúng tôi không thể nào công kích được nữa. Anh Thái báo cáo về Sở chỉ huy xin thoát li và biên đội chúng tôi thoát li khỏi cuộc chiến, về sân bay hạ cánh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2016, 08:51:24 pm »


        Sau đó 1 tuần, vào ngày 21 tháng 6, Lanh tiếp tục lập công, bắn rơi 1 chiếc F-4 nữa khi đi số 2 cho anh Lương Thế Phúc.

        Chiều hôm ấy, sau khi nhận được tin Không quân và Hải quân Mỹ sẽ sử dụng lực lượng lớn đánh vào đường số 2. Sở chỉ huy đã thông báo tình hình cho biên đội Phúc, Lanh đang trực ban chiến đấu biết. Lúc 13 giờ 30 phút, trạm ra-đa cảnh giới của ta phát hiện được 1 tốp 16 chiếc bay từ Bắc bản Ban về phía Tây Sơn La. Ý định của sở chỉ huy sẽ cho biên đội Phúc, Lanh chuyển cấp 1 và xuất kích chiến đấu để đánh tốp bay từ Yên Châu vào.

        Phúc và Lanh đang nằm nghỉ trong nhà trực chiến ở đầu Đông sân bay Đa Phúc thì chuông điện thoại reo dồn dập. Trực ban tác chiến vồ lấy tổ hợp, nghe xong vừa hô vừa chạy ra gõ kẻng báo động:

        - Biên đội Phúc, Lanh cấp một!

        Ba tiếng kẻng phía đàu nhà trực chiến vang lên lảnh lót. Phúc và Lanh bật dậy, vơ lấy mũ bay, vừa chạy ra máy bay vừa đội. Tổ thợ máy của máy bay trực chiến cũng đã kịp mở nắp buồng lái, xe điện APA đã nổ máy ròn rã. Phúc và Lanh ngồi vào buông lái, bật Vô tuyến điện và báo cáo:

        - Biên đội chuẩn bị tốt!

        - “Ấp Bắc! Cờ Hồng!” - (nghĩa là “Mở máy! cất cánh!”)

        - Nghe tốt!

        Biên đội nhanh chóng mở máy, khẩn trương lăn ra, cất cánh.

        Sau khi rời đất, biên đội được sở chỉ huy dẫn về hướng Thanh Sơn. Đến khu vực phía Nam Việt Trì, sở chỉ huy ra lệnh:

        - Hướng bay 280! Độ cao 5000!

        - Nghe tốt 280,5000! - số 1 Phúc dõng dạc trả lời.

        Khi biên đội đang bay ở hướng 180 độ thì sở chỉ huy lại thông báo:

        - Mục tiêu bên phải 30 độ, cự li 12 cây!

        - Nghe rõ! - Phúc vừa trả lời xong thì phát hiện được 4 chiếc F-4 đang bay đối đàu ở cự li 10 km. Phúc liền báo:

        - Phát hiện được 4 chiếc đối đàu ở cự li 10 cây! Xin công kích!

        - Cho phép! Chú ý quan sát các tốp khác! - Sở chỉ huy trả lời và nhắc nhở.

        Phúc lượn phải rồi vòng trái gấp để bám tốp F-4. Anh đua thằng F-4 bay số 2 vào vòng ngắm. Đến cự li phóng tên lửa, điểm ngắm đã ổn định, anh ấn nút phóng tên lửa, nhưng tên lửa không ra. Anh chuyển điểm ngắm sang thằng bay số 1. Đến cự li 1300 mét, anh ấn nút phóng quả tên lửa thứ hai, nhưng không hiểu sao tên lửa cũng không ra. Phúc báo cáo về sồ chỉ huy và xin thoát li khỏi cuộc chiến. Sở chỉ huy đồng ý và dẫn Phúc quay về sân bay Đa Phúc hạ cánh.

        Tốp F-4 mà Lương Thế Phúc lao vào tấn công chính là tốp máy bay đi yểm hộ bọn thả nhiễu. Trong lúc đó, ngoài tốp F-4 ấy ra thì Lanh lại còn phát hiện được bọn thả nhiễu bay ờ phía dưới và xa hơn liền lao đến tấn công bọn này.

        Bọn này gồm 6 chiếc bay theo đội hình kéo dài: 4 chiếc bay kiểu đội hình “bàn tay xòe” đi đầu và 2 chiếc đi xa hơn, ở phía sau. 4 thằng bay với đội hình “bàn tay xòe” chính là bọn làm nhiệm vụ thả nhiễu. Lanh lao thẳng vào cái “bàn tay xòe” ấy, đưa thằng F-4 đang bay ở vị trí số 3 vào vòng ngắm. Đến cự li 2000 mét, Lanh ấn nút phóng quả tên lửa bên trái. Quả tên lửa lao vút ra. Lanh thấy mục tiêu vẫn bay thẳng liền quyết định “nện” tiếp quả thứ hai. Anh ấn nút phóng tên lửa và lẩm bẩm:

        - Mẹ thằng “cú đỉn” này!

        Ngay lúc ấy anh thấy thằng F-4 bùng cháy. Quả tên lửa thứ hai cũng lao luôn vào đuôi thằng F-4 ấy khiến nó nổ tung. Lanh nhanh chóng lật máy bay sang trái và kéo lên độ cao 5000 mét, sau đó lộn xuống bay thật thấp về hạ cánh tại sân bay Đa Phúc.

        Chiếc F-4 mà Lanh thiêu cháy do Đại úy George A.Rose và Trung úy nhất Peter A.Calloghan điều khiển thuộc Phi đoàn 334, Không đoàn 4 với nhiệm vụ đi gây nhiễu cho đội hình tấn công, cả hai phi công trên chiếc F-4 này đã kịp nhảy dù thoát khỏi máy bay và đã bị bắt làm tù binh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2016, 08:53:09 pm »


        Trận đánh ngày 9 tháng 9 là trận đánh ác liệt, cam go đối với biên đội Phúc, Lanh. Trong 2 ngày trước đó, Mỹ đã sử dụng lực lượng lớn máy bay của Không quân để đánh phá các mục tiêu dọc đường số 2, đường 1 Bắc; còn lực lượng máy bay của Hải quân thì đánh phá các mục tiêu ở khu vực Hòn Gai, Quảng Ninh, Thanh Hóa, đồng thời tiến hành trinh sát vũ trang nhiều mục tiêu trọng điểm.

        Vào ngày 9 tháng 9, theo tin tình báo ta nhận được, địch vẫn tiếp tục sử dụng lực lượng lớn để đánh phá đường 1 Bắc, đường số 3, Thái Nguyên và Hải Phòng.

        3 Trung đoàn Không quân tiêm kích của Quân chủng đã nhận nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Thời gian đó, Trung đoàn Không quân tiêm kích 921 đã được trang bị loại máy bay MiG-21 F-96 có nhiều ưu việt hơn loại máy bay MiG-21 F-94. Hôm đó, biên đội Lương Thế Phúc và Đỗ Văn Lanh trực ban chiến đấu với loại máy bay MiG-21 F-96 này.

        Ngoài nhà trực chiến, Phúc-Lanh liên tục được sở chỉ huy thông báo tình hình địch và nhận được những lời động viên chiến đấu. Phúc-Lanh hiệp đồng thêm với cách xử lí các tình huống. Chuông điện thoại reo vang...

        - Biên đội Phúc, Lanh cấp 1! - trực ban tác chiến hô to.

        Cả hai nhanh chóng trèo vào buồng lái, mở máy liên lạc đối không.

        - “Ấp Bắc! Cờ Hồng!” - lệnh từ sở chỉ huy.

        - Nghe tốt!

        Tiếng động cơ nổ rền vang. Không khí ngoài sân bay nhộn nhịp, náo nhiệt hẳn lên. Ai nấy đều biết đây sẽ là một ngày rất căng thẳng, sẽ có nhiều chuyến xuất kích chiến đấu, sẽ có nhiều trận không chiến xảy ra, sẽ có chiến thắng và rồi có thể... cũng sẽ có tổn thất Không một ai mong muốn tổn thất đến với mình cả. Các đồng chí thợ máy là những người có những tâm trạng diễn biến theo những cung bậc khác nhau nhất, nhanh nhậy nhất Khi nhận được tin phi công bay trên máy bay mình bắn rơi máy bay địch thì họ hoan hỉ, hồ hởi và phấn chấn có khi còn hơn cả phi công vì hơn ai hết, họ là những người gắn bó với những chiếc máy bay nhất, họ chăm sóc chúng như chăm sóc đứa con của mình. Họ có thể bỏ ăn, bỏ ngủ, thức thâu đêm suốt sáng để sửa chữa những hỏng hóc dù là nhỏ nhất, để không bao giờ cho phép mang hỏng hóc lên trời... Khi chiến thắng trở về, người đầu tiên đón các phi công là thợ máy, là các thành phần kỹ thuật ngoài khu trực chiến...

        Một khi các máy bay không trở về thì tất cả đều buồn bã chẳng khác gì mình mất đi đứa con dứt ruột đẻ ra. Thật nao lòng đến phát khóc lên được khi thấy cảnh thợ máy cầm càn dắt máy bay, đứng ngóng trông về phía đầu sân bay, đợi chờ hết giờ này đến giờ khác với cái nhìn càng ngày càng tuyệt vọng... Thật hệt như hòn vọng phu ngoài bờ biển! Thấy cảnh tượng ấy, ai mà không thổn thức cho được!

        Chính vì những lẽ đó mà giữa phi công và các thành phần thợ máy đã có mối dây liên kết vô hình ngày càng bền chặt. Càng gian nan hiểm nguy, càng khó khăn vất vả bao nhiêu thì mối dây kia càng khăng khít bấy nhiêu...

        Chúng tôi chưa bao giờ phụ lòng nhau trong từng chuyến bay dù là huấn luyện hay chiến đấu. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn cùng với sự khâm phục đối với các đồng chí thợ máy cùng các thành phần kỹ thuật khác đã không quản khó khăn, luôn chuẩn bị máy bay ở mức độ tốt nhất, sẵn sàng cho mọi chuyến cất cánh bất kể lúc nào! Không có các anh, không có được những sự giúp đỡ, gắn bó tâm huyết của các anh thì chúng tôi cũng chẳng thể làm nên công trạng gì!
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM