Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:06:48 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến mã trên không  (Đọc 18667 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2016, 08:57:20 pm »

        Trở lại chuyến xuất kích của biên đội Phúc và Lanh. Sau khi biên đội đã tách đất, sở chỉ huy vẫn chưa xác định được hướng đánh chính của địch. Phúc, Lanh nhận lệnh bay về hướng 230 độ, sau đó bay về hướng 360 độ. Lúc này Sỏ chỉ huy đã quyết định cho biên đội Phúc, Lanh đánh vào tốp 12 chiếc đang bay ra.

        - Vứt thùng dầu phụ! Tăng lực kéo lên độ cao 6000! - Sở chỉ huy ra lệnh

        - Nghe tốt 6000! - Phúc trả lời

        Biên đội nhanh chóng vứt thùng dầu phụ, bật tăng lực và kéo lên lấy độ cao.

        - Hướng bay 100! - sở chỉ huy ra lệnh tiếp.

        - Nghe rõ 100!

        - Tôi phát hiện 4 chiếc bên trái 30 độ, 18 cây! - Tiếng Phúc dõng dạc

        - Tôi thấy tốt! - tiếng Lanh đáp lại.

        - Còn 4 chiếc nữa bên phải, hàng ngang cách 8 cầy!

        - Tôi thấy tốt! - Lanh trả lời.

        - Tôi công kích chiếc bên phải, ngoài cùng! - Phúc phân công.

        - Nghe rõ!

        Phúc lao vào tốp gần nhất, bám theo thằng bay số 4, đưa nó vào vòng ngắm. Đến cự li gần 2000 mét, Phúc ấn nút phóng tên lửa. Quả tên lửa bên cánh trái rời khỏi bệ, lao vút về phía trước. Phúc vừa kịp nhìn thấy chiếc F-4 cắm xuống thì nghe thấy tiếng Lanh hô:

        - Cơ động! Nó bắn súng đấy!

        Ngay lập tức, Phúc kéo vọt gấp lên cao thoát li, sau đó được Sở chỉ huy dẫn dắt về hạ cánh ở sân bay Kép. Khi về đến sân bay Kép, vì lượng dầu trên máy bay còn ít nên Phúc xin hạ cánh trực tiếp mà không bay theo hàng tuyến thông thường, sợ không đủ dầu bay lại nếu như gặp sự cố. Sở chỉ huy đồng ý cho Phúc vào hạ cánh trực tiếp. Vừa thả càng, thả cánh tà xong thì Phúc nhận được lệnh từ Đài chỉ huy K-5 ngoài sân bay:

        - Thu càng, thu cánh tà! Quay lại phản kích!

        Hôm đó, Nguyễn Xuân Hiển đang trực chỉ huy trên Đài K-5 vừa quan sát máy bay của Phúc vừa quan sát tình hình chung để đảm bảo chỉ huy cho Phúc xuống hạ cánh an toàn. Phát hiện được biên đội 2 chiếc F-4 bám theo máy bay của Phúc, phán đoán chúng sắp phóng tên lửa nên Hiển ra lệnh rất kịp thời. Phúc nhanh chóng thu càng, thu cánh tà, tăng tốc độ rồi vòng gấp lại. tức thì, 2 quả tên lửa bay sạt ngay phía trên lưng máy bay. Máy bay rung lên. Phúc tiếp tục kéo vòng gấp để bám vào bán cầu phía sau của 2 thằng F-4, nhưng đúng lúc ấy thì máy bay của Phúc hết dầu, động cơ tắt lịm. Phát hiện thấy có ánh chớp lửa dưới cánh thằng F-4, Phúc biết chúng lại tiếp tục phóng tên lửa vào máy bay mình. Anh kéo gấp máy bay để tránh, đồng thời tìm cách mở máy trên không, nhưng vì dầu liệu đã hết sạch, hơn nữa độ cao quá thấp nên Phúc quyết định nhảy dù, rời bỏ máy bay.

        Lương Thế Phúc tiếp đất an toàn tại huyện Lạng Giang - Bắc Giang.

        Bọn F-4 vẫn còn tiếp tục lao vào bắn chiếc máy bay “không người lái” của Phúc nữa, nhưng không trúng. Chiếc máy bay tự rơi!.

        Vào giai đoạn này, bọn F-4 rất hay dùng thủ đoạn “tự do săn lùng”, sục sạo ờ các khu vực hai đầu loa cất hạ cánh ở các sân bay để mai phục máy bay ta khi cất cánh lên hoặc khi về hạ cánh sau khi thoát li khỏi không chiến. Lúc đó, tốc độ của máy bay ta còn nhỏ, nhất là nhũng máy bay nào bị thương trong không chiến phải thoát li về nữa thì dễ làm “miếng mồi ngon” cho bọn chúng lắm. Trường hợp của Lương Thế Phúc lúc này cũng tương tự như vậy, anh cũng bị chúng bao vây, tấn công. Nhưng, dù cho chúng đã chiếm ưu thế về số lượng máy bay, về cả thế chiến thuật, chúng vẫn không bắn rơi được Phúc. Anh phải nhảy dù, bỏ máy bay vì lẽ đơn giản là máy bay hết đầu, tắt máy ở độ cao thấp mà thôi.

        Nói về số 2 Đỗ Văn Lanh. Lúc số 1 của mình là Lương Thế Phúc phóng tên lửa thì đúng vào thời điểm đó anh cũng phát hiện thấy 2 thằng F-4 tiếp cận vào máy bay Phúc để sử dụng súng trên máy bay công kích Phúc. Thời gian ấy, trên máy bay F-4 đã được cải tiến, trang bị thêm súng 20 li, loại M61A120mm để tăng khả năng công kích ở cự li gần. Trận này, chúng đã sử dụng chiến thuật ấy để tấn công Lương Thế Phúc.

        Thấy bọn F-4 áp vào máy bay số 1 của mình, biết là chúng sẽ sử dụng súng trên máy bay, Lanh báo ngay cho số 1 biết và nhanh chóng phóng một quả tên lửa về phía bọn F-4 nhằm uy hiếp, xua đuổi chúng, bắt chúng rời khỏi máy bay của Phúc. Nhimg biên đội F-4 không dễ gì nhả ngay “miếng mồi” mà chúng cho rằng sắp “sực” được đến nơi. Chúng vẫn tiếp tục bám đuổi Phúc. Lanh quyết định bám theo bọn này. Anh đưa một thằng vào vòng ngắm, tăng tốc độ, tiếp cận đến cự li 1600 mét thì ấn nút phóng tên lửa. Quả tên lửa bên cánh phải máy bay rời khỏi bệ phóng, lao đi rất căng và chui thẳng vào động cơ của thằng F-4. Một vầng lửa rất to bốc lên! Thằng F-4 lao cắm đầu xuống đất!
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Bảy, 2016, 10:35:28 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2016, 07:55:42 am »


        Lanh kéo vọt máy bay mình lên đến độ cao 13000 mét để thoát li. Lanh nghe thấy Phúc nhắc nhở:

        - Chú ý không bay vào làng kéo khói!

        - Nghe tốt! - Lanh trả lời.

        Lanh biết số 1 của mình vẫn theo dõi, quan tâm liên tục đến diễn biến trận đánh, biết rằng số 1 đã cảnh báo không nên bay ồ độ cao của tầng kéo khói vì như vậy bọn khác sẽ phát hiện và bám theo công kích nên Lanh nhanh chóng giảm độ cao xuống còn 10000 mét rồi tiếp tục hạ độ cao để thoát li khỏi chiến trận. sở chỉ huy lệnh cho Lanh về hạ cánh ở sân bay Gia Lâm.

        Khi đến gần bay Gia Lâm, Lanh nghe thấy tiếng hô:

        - Quay lại phản kích!

        Lanh nhanh chóng tăng cửa dầu, kéo gấp máy bay vòng lên quan sát nhưng không thấy gì nên quyết định tiếp tục xuống hạ cánh.

        Lanh xuống hạ cánh với tốc độ tiếp đất lớn. Phán đoán có khả năng máy bay sẽ xông ra khỏi đường băng, Lanh tắt máy luôn và thả dù giảm tốc. Dù giảm tốc bị đứt ngay vì tốc độ lao lớn hơn tốc độ cho phép sử dụng dù và máy bay lướt ào ào. Lanh bóp phanh hết cỡ nhưng không thể ghìm được chú ngựa “bất kham” đang phi nước đại ấy. Nó lao xuống ruộng nước sâu như cái ao. Nghe “rầm” một tiếng. Nước bắn lên tung tóe. Mày bay lướt thêm một đoạn rồi dừng hẳn. Lanh ngồi trong buồng lái ngó ra thấy xung quanh mình toàn nước là nước liền mở nắp buồng lái, nhảy ra đứng trên cánh máy bay, ngó nghiêng... Chợt phát hiện ra có rất nhiều ốc nhồi ở ven bờ. Cái khoản ấy ở vùng sân bay Gia Lâm thì sẵn lắm! Lanh cởi giày bay, buộc giây lại với nhau rồi quàng qua cổ, tiện thể cởi luôn quần bay vắt lên vai và nhảy khỏi cánh máy bay, lội vào bờ. Lên đến bờ thì Lanh cởi bỏ tiếp mũ bay và để lại giày bay trên đó rồi buộc túm một ống quần bay lại, lội xuống nhặt ốc cho vào đầy ống quần sau đó ôm tất cả “đồ nghề” lững thững đi bộ về khu “ba nhà” (khu có ba nhà liền cạnh nhau, nơi chúng tôi cơ động đến sân bay Gia Lâm, ăn nghỉ ở đó khi không đến phiên trực). Gặp số anh em chúng tôi đang ở đó thì vừa hàn huyên, vừa bắc mấy hòn gạch và đặt ốc lên... làm nồi ốc luộc!

        Lực lượng trực ứng cấp khi thấy máy bay Lanh bị đứt dù giảm tốc, lao với tốc độ lớn thì đoán thế nào cũng xông ra đường băng nên chuẩn bị sẵn sàng ứng cứu. Nhưng khi xe chạy đến nơi thì chỉ thấy máy bay nằm dưới nước mà không thấy phi công đâu liền phân công nhau tìm kiếm. Gọi chán cũng chẳng thấy ai trả lời, săm soi khắp nơi khắp chốn cũng không thấy bóng dáng nào thì tất cả nhìn nhau ngơ ngác, chẳng hiểu được sự thể thế nào cả.

        Khi lần đến khu “ba nhà” thì thấy Lanh ta đang ngồi nhể ốc ăn cùng đám bọn tôi.

        Chiếc máy bay của Lanh được kéo về, phải thay động cơ và một số thiết bị, sau đó nó lại tiếp tục tham gia trực chiến, chiến đấu...

        Tiếp đến ngày 30 tháng 9 năm 1972. Hôm ấy Đỗ Văn Lanh và Lê Văn Hoàn ra nhận trực thay cho biên đội Trần Việt, Lê Minh Dương vào tầm gần trưa.

        Khi hiệp đồng chiến đấu thì Lê Văn Hoàn bị mệt, phải đổi trực cho người khác. Trung đoàn quyết định lại đưa Trần Việt ra thay. Vậy là biên đội có sự xáo trộn, sắp xếp lại: Trần Việt bay số 1 và Đỗ Văn Lanh bay số 2. Giai đoạn này, các phi công của Trung đoàn đều bay trên loại máy bay MiG-21MF (loại F-96).

        10 giờ 30 phút, một tốp 12 chiếc F-4 bay ở độ cao 6500 mét vào phía Nam Nà sản. Trạm ra-đa cảnh giới của ta đã phát hiện bọn chúng và sở chỉ huy lệnh cho biên đội Việt, Lanh vào cấp 1, rồi mở máy, xuất kích.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2016, 07:58:32 am »


        Biên đội được dẫn bay về phía Hòa Bình, sau đó sở chỉ huy ra lệnh:

        - Hướng bay 270, độ cao 5000!

        - Nghe rõ 270,5000! - Tiần Việt trả lời.

        -  Hướng bay 350! - sau đó chưa đầy 1 phút, sở chỉ huy lại ra lệnh cho biên đội.

        - Nghe tốt 350!

        - Mục tiêu bên trái 10 độ, 20 cây!

        - Nghe rõ!

        Sau khi báo cáo “Nghe rõ” xong, khoảng chừng 30 giây sau thì Việt thông báo:

        - Phát hiện 4 chiếc bên trái 30 độ, cự li 12 cây!

        - Tôi thấy tốt! - tiếng Lanh vang lên trong tai nghe.

        - Chú ý cảnh giới! Tôi vào công lách! - số 1 Trần Việt ra lệnh.

        - Nghe rõ! - Lanh trả lời.

        Trần Việt ép độ nghiêng cắt vào bám biên đội 4 chiếc này. Đến cự li khoảng 7 km, biên đội F-4 dùng chiến thuật tách tốp và đan chéo: hai chiếc vòng trái, hai chiếc vòng phải theo kiểu rắn bò. Việt quyết định bám chặt 2 chiếc đang vòng phải. Vừa lúc chúng cải ra để đổi chiều thì Việt đưa ngay thăng bay số 2 vào vòng ngắm. Đợi đúng thời điểm nó bay thẳng, Việt nhanh chóng tiếp cận. Đến cự li gần 2000 mét, anh ấn nút phóng tên lửa. Quả tên lửa bên cánh trái lao vút ra. Việt thấy quả tên lửa đi chệch mục tiêu và ngay lúc ấy nghe thấy tiếng Lanh:

        - Có 4 chiếc phía sau anh! Thoát li đi!

        Việt thấy thằng phía trước vẫn còn bay thẳng và nhanh chóng đánh giá tình hình: bọn phía sau có thể chưa kịp bắn mình, thời cơ để mình diệt thằng phía trước là trong tầm tay rồi. Vậy là Trần Việt quyết định nán lại, bám chặt thằng F-4 bay phía trước và đến cự li 1500 mét, anh ấn nút phóng quả tên lửa thứ hai. Quả tên lửa rời bệ phóng, lao thẳng vào thằng F-4. Có cảm giác như thằng F-4 bỗng khựng lại và một vầng lửa bùng lên. Nó bốc cháy dữ dội, lao xuống đất.

        - Cơ động gấp! Nó phóng tên lửa! - Lanh hô cho số 1 Việt biết

        Việt kéo gấp máy bay tránh. Hai quả tên lửa không đối không của bọn F-4 bám phía sau anh bay sạt qua. Máy bay anh hơi rung nhẹ. Việt tiếp tục vòng, tạo gia trọng lớn để tránh tiếp 2 quả khác chúng vừa phóng. Chiếc F-4 bay số 2 tìm cách tiếp cận anh để sử dụng súng nhưng Trần Việt đã nhanh chóng cho máy bay mình chui vào mây, mất hút trước sự ngơ ngác của kẻ địch.

        Trần Việt ra khỏi mây, nhanh chóng giảm độ cao để về hạ cánh ở sân bay Đa Phúc, nhưng khi thấy sân bay Gia Lâm, anh báo cáo sở chỉ huy xin xuống hạ cánh ồ đó. sở chỉ huy đồng ý. Trần Việt đã hạ cánh trên sân bay Gia Lâm với lượng dầu chỉ còn 100 lít

        Khi nghe khẩu lệnh của số 1: “Chú ý cảnh giới!” thì Lanh phát hiện được biên đội 4 chiếc F-4 đang tăng lực lao về phía biên đội của anh. Lanh kéo cao lên quan sát cho rõ và hô cho số 1 thoát li sau khi thấy số 1 đã phóng tên lửa. Thấy số 1 vẫn tiếp tục tiếp cận thằng F-4 và tiếp tục phóng tên lửa, Lanh lại thấy bọn F-4 bắn, anh hô cho số 1 cơ động để tránh những quả không đối không của bọn F-4. Nghe tiếng Sỏ chỉ huy ra lệnh cảnh giới phía sau, Lanh phát hiện thấy 4 chiếc khác đang tăng lực bám theo biên đội của anh. Lanh kéo gấp máy bay vòng lại phản kích. Biết các máy bay MiG đã cảnh giác, phát hiện và phản kích nên bọn F-4 này chuồn thẳng.

        Lanh quay lại, bám theo số 1 về hạ cánh ở sân bay Gia Lâm vào lúc 10 giờ 59 phút.

        Trận ngày 30 tháng 9 này, biên đội Trần Việt - Đỗ Văn Lanh đã lập công. Chiếc F-4 bị Trần Việt bắn hạ chính là chiếc máy bay Mỹ thứ 300 bị các phi công của Không quân nhân dân Việt Nam tiêu diệt khi chúng đánh phá ra miền Bắc Việt Nam.

        Ngày 9 tháng 10 năm 1972, khi ta sử dụng lực lượng của Tiểu đoàn ném bom 929 để đánh căn cứ Buôn Lọng nằm ở phía Tây Bắc Bản Ban 25 km (của Lào) khi chiến dịch Cánh đồng Chum diễn ra quyết liệt Tôi và Lanh đã cất cánh bay yểm trợ trên tuyến Bá Thước - Yên Châu để cho 2 chiếc Il-28 của tổ bay anh Bùi Trọng Hoan (anh Hoan lái chính, anh Nguyễn Đình Nhẫn dẫn đường trên không, anh Nguyễn Hùng Cường xạ thủ súng máy kiêm thông tin trên không) và tổ bay anh Nguyễn Văn Trừ (anh Trừ lái chính, anh Thân Xuân Hạnh dẫn đường trên không, anh Ngô Văn Trung xạ thủ kiêm thông tin trên không) sau khi đánh Buôn Lọng xong về hạ cánh an toàn.

        Gần như suốt trong thời gian chiến tranh, Lanh chỉ bay ở vị trí số 2 và đều lập công khi bay ở vị trí này, cũng giống như anh hùng Nguyễn Văn Cốc vậy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2016, 08:06:23 pm »


        Tôi nói thêm một chút về vị trí các số trong biên đội. Với biên đội 2 chiếc thì số 2 có trách nhiệm chính là yểm hộ, bảo vệ số 1. Số 1 có nhiệm vụ nhận lệnh từ sở chỉ huy, dẫn biên đội theo lệnh, phát hiện địch và quyết định đánh hay không đánh, đánh chiếc nào trước, liên tục công kích hay đồng thời công kích... rồi khi nào thoát li khỏi trận chiến và thoát li ra làm sao... Có nghĩa là, cơ hội lập công, tiêu diệt địch gần như đêu thuộc về số 1. Nói vậy không phải là số 2 không được công kích, không được lập công. Tùy theo tình huống cụ thể của từng trận đánh mà cả hai cùng đồng thời công kích hoặc khi số 2 phát hiện được địch mà số 1 chưa thấy thì số 2 được phép vào công kích trước, hoặc giả, vị trí số 2 gần địch hơn, công kích sẽ tạo bất ngờ hơn thì số 2 sẽ vào công kích trước số 1... và nhiều tình huống khác nữa. Có điều, số 2 luôn có ít thời cơ lập công hơn số 1 nhưng đối với anh Nguyễn Văn Cốc và Đỗ Văn Lanh thì lại khác. Các anh đều lập được thành tích khi bay ở vị trí số 2 và vẫn bảo vệ cho số 1 an toàn.

        Tôi với Lanh cứ ngày càng “gắn” với nhau qua những thời gian ở các sân bay cơ động và một thời gian dài Lanh cũng bay số 2 cho tôi. Sau cái bận đánh Buôn Lọng, lúc đó Lanh đã hạ được 4 chiếc rồi thì một hôm, Chính trị viên gọi riêng tôi đi “tâm sự”:

        - Huy ạ! Mình thấy có một việc này muốn nói rõ với Huy để Huy phải thật sự hiểu!

        - Chuyện gì mà nghiêm trọng thế anh? - tôi chột dạ và hỏi với giọng lo lắng.

        - À! Không có gì nghiêm trọng đâu! Chỉ là thế này này... Cậu Lanh đã bắn rơi 4 máy bay Mỹ rồi, tổ chức đang có ý định đề nghị trên phong tặng danh hiệu Anh hùng cho cậu ấy, nếu cứ để cậu ấy bay số 2 mãi thì cũng có cái gì đó ngài ngại. Mà bây giờ Huy đang là số 1 của Lanh, nếu lại để bay số 2 cho Lanh thì cũng lại ngại. Chẳng hiểu ý của Huy ra sao?

        - Ôi giời ơi! Tưởng gì! Khi anh gọi tôi ra để đặt vấn đề, tôi nghĩ là chắc trời sập đến nơi rồi mới thấy ghê, chứ chuyện này thì bình thường thôi! Nói thật với anh, trong không chiến, số 1 đúng là dễ có thời cơ lập công thật nhưng không phải 100% được thế đâu. Nó còn là cái “duyên” trong chiến bận nữa. Như anh Cốc đấy, toàn bay ở vị trí số 2 mà bắn bọn Mỹ rụng như sung đấy thôi. Còn riêng tôi với Lanh, anh đừng băn khoăn gì vì chúng tôi là bạn của nhau rồi, đứa nào bay số nào mà chẳng được. Mà chẳng cứ phải là bạn của nhau, số 1 và số 2 đều phải có trách nhiệm với nhau khi đã ở trên trời, nhất lại là trong không chiến nữa! Tôi nói ngắn gọn thế thôi chắc anh hiểu. Từ ngày mai, Lanh cứ làm số 1 đi, tôi làm số 2 vô tư mà!

        - Ừ, cám ơn Huy nhé! Trước khi đặt vấn đề này với Huy, mình cứ thấy lo lo...

        - Sợ tôi không hiểu sẽ phá đám chứ gì? - Tôi ngắt lời.

        - Không đến mức đó đâu, nhưng mà dự định là cứ phải giải thích với Huy thật dài dòng cơ!

        - Vẽ chuyện! - Tôi định nói thêm “anh không phải “họ hàng nhà Quất” nên anh chẳng hiểu gì cả, nhưng kịp ngậm miệng lại ngay.

        Trong giai đoạn chiến tranh, việc đả thông tư tưởng đối với các phi công chúng tôi là công việc khó và không phải ai cũng làm được trọn vẹn, trôi chảy. Có trường hợp chỉ hơi vội vàng một tí thôi thế là hỏng hết mọi chuyện. Ví như cái trường hợp khi có báo động chuyển cấp, phi công đang hối hả chạy ra máy bay thì một đồng chí chính trị viên lại chạy theo, gọi với:

        - Này, khi cần thì báo tin cho ai nhỉ?

        Thế là nhận được sự phản ứng gay gắt ngay tức thì:

        - Cho cái con củ c... ! Bố mày đếch bay nữa! Gở mồm gở miệng thế này thì còn đánh đấm cái đếch!

        Đúng là, trước lúc xuất kích, chuẩn bị lao vào cuộc chiến một mất một còn, khi mà cái ranh giới giữa sống và chết còn nhỏ hơn cả sợi tóc mà lại hỏi ngay cái câu “Khi cần báo tin cho ai?” thì không choáng mới lạ! Ngay cả những người có thần kinh thép thì chắc cũng phải hơi “choằn” trước câu hỏi đột ngột như vậy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2016, 08:12:13 pm »

        Thực ra, lúc bấy giờ khi hỏi câu ấy, không ai nghĩ là mang tính xúc phạm đâu. Chẳng qua, nếu không hỏi ngay thì không kịp điền vào danh mục theo dõi và phải nộp lên trên theo quy định, đúng thời hạn mà thôi, nhưng cái cách hỏi và thời điểm hỏi không hợp lí nên mới gây ra sự phiền toái như thế.

        Chuyện ấy về sau này đã trở thành giai thoại trong đám phi công của chúng tôi. Cho đến tận gần đây, khi chúng tôi có dịp tụ hội với nhau, nếu anh nào đó có việc gì vội, phải đứng lên dời chỗ thì thế nào cũng có một ai đó sẽ gọi với lại và hỏi:

        - Này, khi cần thì báo tin cho ai nhỉ?

        Tất cả lại cùng cười rộ lên. Cuộc sống có những chuyện kỳ thú trong từng lĩnh vực như vậy đấy.

        Trở lại chuyện số 1, số 2 của tôi và Lanh. Sau lần gặp gỡ giữa chính trị viên và tôi thì tôi chuyển sang bay số 2 cho Lanh. Ngày trực đầu tiên, mấy anh ngoài tuyến trực tưởng trực ban sắp nhầm khi chúng tôi ra tiếp thu máy bay. Tôi cười và nói: “Vị trí biên đội đúng đấy, không lầm đâu!”. Anh em hiểu ra ngay.

        Lúc hiệp đồng chiến đấu sau khi tiếp thu máy bay xong, Lanh nói với tôi:

        - Cứ thế nhé!

        - Ừ, cứ thê! - tôi trả lời.

        Người ngoài cuộc thì chẳng thể hiểu chúng tôi vừa trao đổi với nhau cái nội dung gì, nhưng chúng tôi thì quá hiểu. Những vấn đề từng hiệp đồng biên đội khi đi trực với nhau là những vấn đề “thuộc lòng như cháo chảy” rồi, cần chi phải thêm nếm cho rườm rà nữa. Tôi với Lanh có phải bay chuyến này là chuyến đầu tiên đâu. Chúng tôi đã từng là “họ hàng nhà Quất” kia mà!.

        Sang đến tháng 11 năm 1972 thì Lanh chuyển sang Trung đoàn 927 và người đi số 2 cho Lanh là Dương Bá Kháng.

        Ngày 27 tháng 12, Lanh và Kháng nhận lệnh xuất kích đánh chặn tốp máy bay chiến thuật của Không quân Mỹ, bảo vệ Hà Nội và Hải Phòng... Trong bận này, Dương Bá Kháng đã bắn cháy 1 chiếc F-4.

        Anh Dương Bá Kháng kể lại:

        “Ngày hôm ấy chúng tôi nhận lệnh báo động chuyển cấp đến mấy lần rồi lại xuống cấp. Đến 11 giờ 30 phút khi tôi và anh Lanh đang ngồi ăn bữa cơm trưa thì nhận lệnh vào cấp 1 và mở máy cất cánh luôn. Sau khi cất cánh, chúng tôi xuyên mây lên độ cao 3000 mét, rồi nhận được lệnh từ Sở chỉ huy:

        - Vòng phải, hướng 160 độ, độ cao 2000, phía sau bên phải 20 độ, 20 cây đang có nhiều tốp địch!

        - Địch bên trái 25 độ, 16 cây! - lệnh tiếp theo ngay sau đấy từ Sở chỉ huy.

        - Giảm độ cao xuống 500, hướng 210 độ, địch đang bám sát!

        Sau khi chúng tôi xuống độ cao 500 mét thì nhận được thông báo:

        - Địch bên trái 30 độ, 10 cây!

        Biên đội của chúng tôi nghiêng trái rồi nghiêng phải để quan sát Tôi phát hiện thấy 2 chiếc F-4 liền xin phép vào công kích. Nhận được lệnh: “Cho phép công lách!”, tôi đưa ngay một thằng vào vòng ngắm và phóng tên lửa. Thằng địch có vẻ chao đảo. Chúng tôi tiếp tục quần nhau. Tôi đưa thằng khác vào vòng ngắm. Tiếng anh Lanh động viên tôi:

        - Bình tính ngắm bắn cho chính xác, tôi sẽ cơ động nhử địch!

        - Nghe tốt! - tồi trả lời

        Để chắc ăn, tôi đếm một, hai, ba rồi mới ấn nút phóng. Quả tên lửa lao vút ra, thằng F-4 bùng cháy. Anh Lanh hô:

        - Bắn rất tốt! Quá đẹp!

        Trận không chiến của chúng tôi vào ngày ấy gần như là trận không chiến cuối chiến tranh vì sang ngày hôm sau, anh Lê Văn Kiền và Hoàng Tam Hùng đánh trận cuối cùng về ban ngày trước khi kết thúc chiến tranh rồi!”.

        Cũng trong ngày này, Trần Việt cũng đa thiêu cháy 1 chiếc F-4 khác khi một mình xuất kích từ sân bay Miếu Môn.

        Với những thành tích xuất sắc trong chiến đấu và kỳ tích đã lập được trong đời bay, ngày 11 tháng 1 năm 1973, Đỗ Văn Lanh đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân.




Chủ tịch hội đồng nhà nước Trường Chinh gắn huy hiệu Bác Hồ cho đồng chí Nguyễn Văn Lanh
     
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Bảy, 2016, 08:17:33 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2016, 08:22:37 pm »

         
7

        Người xưa vẫn nói: “Trai lớn đựng vợ, gái lớn gả chồng!”. Lanh cũng đã đến lúc cần phải lập gia đình, xây dựng hạnh phúc riêng tư cho mình. Bố mẹ Lanh cũng đã nhắc nhở, thúc giục Lanh nhiều lần. Lanh biết không thể lần khân được nhiều hơn nữa nên đã tâm sự với mấy cô em gái:

        - Thày bu cứ giục tao lấy vợ. Thôi, bảo tao lấy ai thì lấy, biết đâu mà kén chọn. Mà chúng mày thấy đám nào được thì “chỉ điểm” cho tao để tao đến!

        - Trong làng thì chúng em thấy có chị Lan với chị Lâm đấy, không biết anh chọn ai?

        - Ai cũng được hết Cứ chúng mày đồng ý là tao cũng đồng ý!

        - Ơ, anh lấy vợ thì anh phải chọn chứ. Nhỡ đâu sau này...

        - Sau này gì? Lơ mơ là tao nện cho một trận!

        - Anh nện được chứ làm sao chúng em dám nện!

        - Thôi được, biết thế! Tao sẽ sang thăm mợ rồi sang các nhà kia!

        Lanh nói và đi thăm các nhà thật. Được cái, mọi nhà đều quý Lanh bởi lần nào được về thăm quê, Lanh cũng đi chào hỏi tất cả các nhà trong thôn, không ngồi ờ nhà ai lâu, nhưng đều đi khắp lượt. Lanh thấy mẹ mình nói cũng có lí: Nếu lấy vợ là người làng thì gia cảnh thế nào ai cũng biết cả, rồi tính tình của “người ấy” ra sao cả làng cũng đều biết từ tấm bé, chẳng giấu vào đâu được, rồi sau này có “sinh con đẻ cái” cũng có nhiều cái thuận hơn là lấy vợ thiên hạ, lấy vợ xa. Các cụ đã từng ví:

“Ta về ta tắm ao ta
Biết đâu trong, đục mà qua ao người!”
        Còn lớp trẻ thời nay thì lại nói:

“Ta vê ta tắm ao ta
Dàu trong, dàu đục cũng là... cái ao!”

        Chẳng qua đấy chỉ là “vui miệng” mà thôi, nhưng mà vẫn có câu: “Trâu ta ăn cỏ đồng ta”... đấy thôi!

        Mình cứ đi biền biệt thế này, nay cơ động đến sân bay này, mai lại cơ động đến sân bay khác chẳng biết khi nào dừng thế thì cũng phải tìm lấy nơi neo đậu cho vững chắc, cho yên hàn. Mà điều ấy thì lấy vợ cùng quê là hay hơn cả.

        Lanh đắn đo, suy đi tính lại và đã có quyết định lấy vợ làng!

        Người mà Lanh chọn chính là Lâm - Nguyễn Thị Lâm - người cùng làng cùng xóm.

        Lanh quyết định thế rồi thì tìm cơ hội để “tấn công”.

        Chuyện vợ chồng chừng như là duyên số. Tôi không rõ có nhiều người nghĩ như thế hay là phản đối, nhưng riêng tôi, tôi càng ngẫm nghĩ thì càng thấy đúng như vậy. Đúng là theo thuyết âm dương thì con người ta sinh ra mới chỉ có “một nửa”, chưa trọn vẹn được nên cứ phải đi tìm “nửa kia” của mình. Có người tìm được dễ dàng, có người thật khó khăn, chật vật, người thì tìm thấy ngay, người mãi mới thấy, cũng lại có người cứ tìm mãi tìm mãi mà cũng chẳng thấy đâu. Âu cũng là cái quy luật sinh tồn của muôn đời...

        Chuyện với Lanh thì hình như đã là thiên định. Một lần, khi ở quê lên đơn vị thì Lâm đi nhờ xe. Bấy giờ chị đang làm việc ở nhà máy Z-125. Dọc đường chẳng hiểu đôi bên chuyện trò thế nào nhưng gần đến đơn vị thì Lanh đặt vấn đề:

        - Anh mời em về đơn vị anh ăn Tết!

        - Không, em phải về cơ quan em! - Lâm trả lời.

        - Thế thì Tết anh sẽ đến chúc Tết nhé?

        - Vâng!

        Một sự “tiếp cận” thật nhẹ nhàng, êm đềm.

        Rồi Lanh hỏi địa chỉ và đến thăm Lâm thật. Chị Nguyễn Thị Lâm kể:

        “Thời đó kinh tế khó khăn lắm, có lần anh Lanh cùng với anh Nguyễn Văn Đậu đến cơ quan, chúng tôi giữ lại ăn cơm nhưng thức ăn chẳng có gì, anh Lanh nói ngay: “Cần gì phải bày vẽ, chỉ cần nấu cơm chín rồi cho chút muối vào đảo đều lên là ăn thôi, cầu kỳ làm gì!”. Thật ngại quá đi mất Mà đúng anh ấy là người cực kỳ đơn giản, không câu nệ gì thật. Khi anh ấy được Nhà nước tuyên dương Anh hùng, đám bạn đọc báo, đưa cho tôi xem thì tôi nhận ra anh và nói: “Đây là người làng tao chứ đâu!”. Rồi một thời gian sau, khi tôi sang bên nhà máy Z-117 chơi thì thấy bạn tôi bảo:

        - Này, “cái nhà ông Lanh” sẽ sang hỏi mày làm vợ đấy!

        - Mày đừng có mà vớ vẩn! Làm gì có chuyện ấy! - tôi trả lời - anh ấy đi nói chuyện ở trường học, nhà trường giới thiệu, gán cho cả giáo viên rồi cả con giáo viên mà anh ấy còn chả ưng nữa là!

        - Vậy mà lại ưng mày đấy!

        - Thôi đi!

        Lanh ưng chị Lâm thật. Lanh ngỏ lời một cách chất phác, thật thà theo đúng kiểu quê nhà và chị Lâm cũng nhận lời một cách mộc mạc như theo kiểu quê nhà thật.

        Chuyện ấy xảy ra vào cuối năm 1974.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2016, 02:08:11 am »


        Một năm sau, vào tháng 10 năm 1975, anh chị tổ chức đám cưới.

        Anh chị về quê đăng ký và ủy ban xã Ninh Khánh khi ấy đã tổ chức cho 3 đám cưới liền một lúc theo nghi thức “đời sống mới” tức là trong đám cưới chỉ có trầu, kẹo, thuốc lá... Đơn giản thế thôi nhưng mà vui lạ. Các cụ bà thì say trau, các cụ ông thì say thuốc, còn cánh thanh niên thì... say nhau!

        Nhà máy Z-125 nơi chị Nguyễn Thị Lâm làm việc ưu tiên bố trí cho anh chị nửa gian nhà ngói. Tổ ấm bé nhỏ của anh chị được hình thành.

        Giai đoạn ấy là giai đoạn khó khăn đủ mọi kiểu, mọi mặt. Lo cái ăn đã khổ, lo cái đun còn khổ hơn. Tôi còn nhớ, khi ở khu gia đình tập thể của Sư đoàn “Đồi mồ mả” - người ta vẫn gọi quen miệng thế vì nơi ấy trước kia là khu nghĩa địa sau mới dời chuyển đi. Trên đồi còn khá nhiều thông, những cây thông to có, bé có và cũng có khá nhiều cây bị chết khô rồi nhưng không một ai dám đụng đến vì sợ bị kiểm lâm bắt, bị kỷ luật. Một lần tôi nói với Lanh:

        - Tao muốn “xử lí” mấy cây thông khô quá mà ngại!

        - Ngại gì? Vớ vẩn! Tao sẽ giúp một tay!

        Nói là vậy thôi, nhưng cũng phải còn bàn bạc, tính kế chứ, làm sao dám ngang nhiên lên đồi mà chặt được. Tôi và Lanh đều im lặng, rồi hầu như cả hai cùng bật ra:

        - Sao không “chơi” vào lúc mưa gió nhỉ?

        Đúng là khi trời mưa to gió lớn thì chẳng ai muốn ra khỏi nhà cả. Chính lúc ấy là lúc có thể thực hiện ý định được. Bàn là bàn thế thôi, tôi cứ nghĩ là rồi Lanh sẽ quên, nhưng đúng hôm mua to thì Lanh đến chỗ tôi:

        - Khởi sự chứ?

        Thoạt đầu tôi hơi bất ngờ bởi sự xuất hiện đột ngột của Lanh và câu hỏi cũng bất ngờ như vậy, sau tôi nhớ ra và trả lời ngay:

        - Tiến hành thôi! 

        Vậy là hai thằng tôi vác dao lên đồi chẳng quản gì mưa gió, chẳng sợ gì sấm chớp vì mua càng to, sấm chớp càng lớn thì bọn tôi chặt càng hăng, những tiếng dao chặt cây càng lọt thỏm vào mưa gió.

        Ngả xong cây là chặt khúc, nhanh chóng vác về xếp gọn ghẽ, đậy điệm sau nhà. Mọi thứ ổn rồi thì Lanh nói:

        - Thôi, tao đi đây!

        - Ừ, cẩn thận kẻo dằm mua ốm thì khốn!

        - Còn lâu!

        Lanh nói dứt lời là quay bước đi luôn, khuất dàn sau màn mưa.

        Anh Nguyễn Viết Thân (Thân “xồm”), Đỗ Văn Lanh và tôi rất thích dầm mưa. Ngày mưa thì anh Nguyễn Viết Thân, anh Lại Văn Hiện vác dao đi chém cá. Riêng khoản chém cá nếu không biết cách là tự chém vào chân mình ngay vì khi chém dưới nước, lưỡi dao bị lạng đi ghê lắm, không “có mẹo” là ăn đòn. Lanh đi bắt cá ngược theo dòng nước, còn tôi đơn giản chỉ là đi dầm mưa cho khoái mà thôi. Đến mãi tận sau này tôi vẫn cứ thích tắm mưa, dằm mưa. Tôi đã từng thốt lên:

“Trời mưa bong bóng phập phồng
Một đàn con trẻ tồng ngông dưới mưa
Thú chơi biết mấy cho vừa
Thú nào bằng thú dầm mưa... tồng ngồng!"

        Những ngày mưa là có biết bao nhiêu kỷ niệm, trong đó không sao quên được lúc đội mưa chặt cây cùng với Lanh.

        Chuyện “lo cái thổi” thì Lanh cũng giống như tôi thôi, khác gì đâu. Chị Lâm nhớ lại:

        “Lần nào được về nhà, kiếm được gốc cây hoặc củi gộc là anh Lanh đem ra bổ cật lực. Lo cái đun cho vợ mà! Cái ăn thì đã có sổ gạo, cái thổi mới là vấn đề. Mọi người trong nhà máy quý anh ấy lắm. Anh ấy chào hỏi tất cả, lại nhanh mồm nhanh miệng nữa. Có người phải kêu lên: “Mình định chào trước nó một câu mà cũng không được!”. Tình Lanh vốn vẫn thế.

        Rồi bé Đỗ Thị Hằng ra đời vào năm 1976. Cuộc sống trở nên tất bật hơn, vất vả hơn, đương nhiên là có niềm vui hơn rồi. Con cái bao giờ chẳng là sợi dây níu bố mẹ lại cho gần, cho chặt!. Anh Lanh vẫn đi bay, rồi vẫn đi bộ những khi được về nhà.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2016, 02:14:30 am »


        Hai năm sau thì tiếp đến “chú lính con” Đỗ Văn Hải ra đời. Năm Lanh gặp nạn thì cháu Hải mới được 18 tháng tuổi. Chị Lâm bồi hồi, xúc động nhớ lại và kể với giọng nghèn nghẹn:

        “Khi nhận được tin anh Lanh mất, tôi khóc tới mức không còn nước mắt để khóc nữa. Nỗi đau xót tới tận cùng và cho đến bây giờ hầu như cũng vẫn chẳng nguôi ngoai. Mới lấy nhau được có 5 năm chứ nhiều nhặn gì đâu. Anh Lanh “ra đi” để lại một mình tôi với hai nách con nhỏ. Biết xoay xở, sinh sống thế nào bây giờ khi trụ cột gia đình không còn nữa. Cuối năm 1980 thì mẹ con tôi chuyển về khu gia đình của Sư đoàn, tôi được bố trí làm ỏ Trạm sửa chữa thuộc Phòng Hậu cần rồi chuyển sang văn thư bảo mật sau đó lại chuyển sang Thư viện. Nhà trẻ của Sư đoàn giai đoạn ấy, vất vả không biết đâu mà kể. May là tôi được các đồng đội của anh Lanh như anh Hán Vĩnh Tưởng, anh Phạm Tuân, anh Tạ Quốc Hưng, anh Nguyễn Đức Soát... giúp đỡ nhiệt tình chứ không thì chẳng biết thế nào.


Gia đình bé nhỏ của anh Đỗ Văn Lanh


        Rồi mẹ con tôi chuyển về Hà Nội, tôi vào Đội tăng gia của Cục chính trị, sau rồi về Bảo tàng rồi về xưởng in của Quân chủng... Cũng làm đủ các việc. Nhờ Trời, các cháu đều mạnh khỏe, ngoan ngoãn, cứ lớn dần theo từng ngày nên tôi cũng đỡ vất hơn. Cháu Hải thì theo nghiệp bố nhưng không bay trên loại máy bay tiêm kích mà là bay trên loại máy bay trực thăng Mi-8, Mi-17, Mi-171. Trong tổ bay, cháu làm công tác dẫn đường trên không. Cháu Hằng cũng đã có việc làm ở Công ty ACC của Quân chủng. Hai cháu cũng đã xây dựng gia đình, sinh con đẻ cái cả rồi. Tôi thấy cũng được an ủi phần nào. Tôi bây giờ đã có 4 cháu nội, ngoại, cũng đã thành ba nội bà ngoại rồi, nhanh thế đấy!”...

        Chị Lâm cố nén tiếng thồ dài, mắt như nhìn vào cõi xa xăm...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2016, 02:20:40 am »


        Nhắc lại cái thời ở Sư đoàn ấy, anh Tạ Quốc Hưng kể với tôi:

        - Tháng 10 năm 1982 thì tao được cử làm Phó Tham mưu trưởng Sư đoàn 371. Tao thấy vợ “thằng Quất” Lanh vất vả, lận đận quá nên tao đề nghị với Tham mưu trưởng Nguyễn Văn Chuyên cho Lâm về bộ phận Văn thư lưu trữ, giao cho cậu Thu kèm cặp, hướng dẫn công việc. Khốn nỗi, một thời gian sau, khi nghe báo cáo là Lâm không quen việc đánh máy chữ, tao đành sắp xếp cho Lâm về thư viện của Sư đoàn và phải phân việc cụ thể: “Lâm phụ trách tờ “Quân đội”, chị Bích Ngọc phụ trách tờ “Nhân dân” và chị Quỳnh Phim phụ trách tờ “Phụ nữ”. Thế là tạm ổn...

        Đúng là cái thời ấy có xa xôi gì lắm đâu, vậy mà khi nhớ lại, người ta vẫn thấy như là trong truyện cổ tích ấy. Một thời thật gian nan chẳng bao giờ có thể quên.

        Tôi đã có dịp ngồi nói chuyện với chàng sĩ quan trẻ của Quần chủng Phòng không Không quân Đỗ Văn Hải. Hải giống anh Lanh ghê lắm, giống từ “phoóc người, đến dáng đi dáng đứng, đến cả cách nói, cách diễn đạt nữa. Hải không biết gì về bố, không có kỷ niệm gì về bố cả, nhưng qua những gì mẹ kể lại, bạn bè của bố kể lại, qua những bài báo viết về bố thì Hải thấy rất tự hào về bố mình. Ngắm nhìn dáng vẻ chững chạc, tự tin của Hải, tôi thầm nghĩ: “Hải sẽ còn tiến xa trên bước đường công tác của mình, cầu mong cho cháu luôn gặp được may mắn và hạnh phúc!”

        Rồi chị Lâm bế cháu bé - con thứ hai của Hải “khoe” với tôi:

        - Cháu “đích tôn” của anh Lanh đây này, ông trẻ này!


Chị Nguyễn Thị Lâm:"Cháu “đích tôn” của anh Lanh đây ạ !"

        - Trộm vía, nó giống bố nó và giống cả ông nội nó quá! Nhìn cái tai nó thế kia sau này chắc hơn ông nó, hơn bố nó! - tôi tiếp lời.

        Đúng là cháu có rất nhiều nét của Lanh, nhất là nước da trắng như da con gái vậy. Chắc ở “nơi xa” kia, Lanh cũng mừng lắm!.
       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2016, 11:59:26 pm »

         
8

        Lanh chuyển từ công tác quân sự sang làm công tác chính trị hình như vào năm 1974 (nếu tôi nhớ không lầm). Tôi hơi ngạc nhiên. Lanh sinh ra không phải ở cương vị ấy mà để làm một anh “thợ bay” với cuộc sống phóng khoáng, không chịu gò bó về mọi mặt. Đặt Lanh vào vị trí ấy sẽ gây khó cho Lanh và khó ngay cả với tổ chức. Đúng như vậy. Một thời gian sau thì Lanh về làm Chủ nhiệm bay của Sư đoàn. Tôi cho rằng, vị trí ấy phù hợp với Lanh hơn.

        Giai đoạn tôi ờ sân bay Yên Bái, Lanh cũng hay lên cùng Trung đoàn chúng tôi. Bấy giờ thì tôi và Lanh đã mỗi đứa ở một cương vị khác nhau rồi, nhưng chúng tôi vẫn “mày tao” với nhau như xưa. Rồi những lúc rảnh rỗi, chúng tôi vẫn cùng nhau đi bộ lùng sục các nơi, áo vắt trên vai, cởi trần trùng trục, đầu không mũ nón, uống nước suối, nhai lá rừng... mà thấy cuộc sống thật êm đềm, đẹp đẽ đến lạ lùng.

        Chúng tôi cùng vào rừng, chặt giang về chẻ lạt, học đan giần, đan sàng... “Biết thì đan lóng mốt. Dốt thì đan lóng đôi!” - Cái câu ấy tới khi học đan tôi mới hiểu thế là thế nào. Hai thằng tôi hì hục gò lưng tôm để học đan học lát nghe chừng miệt mài ra trò. Bây giờ thì giang nứa chẳng còn mấy, tre pheo cũng gần hết cả, mọi đồ dùng hàng ngày được thay hết bằng đồ nhựa nên “lóng mốt, lóng đôi “ cũng chẳng để làm gì nữa!.

        Lanh hay hỏi tôi, hỏi rất tỉ mỉ, rất chi tiết về các bài bay nhào lộn động tác phức tạp, đặc biệt là ở độ cao thấp. Lanh biết tôi bay nhiều hơn Lanh với các bài bay này, có nhiều kinh nghiệm hơn nên tranh thủ "moi” kinh nghiệm ở nơi tôi. Tôi từng bay với Lanh nhiều chuyến hơi “ẩu” nếu như không nói là “mạo hiểm” hoặc là “không chấp hành quy định”, hoặc nặng hơn nữa là “lưu manh trên không”. Đấy là bài bay với động tác nhào lộn phức tạp, độ cao đỉnh là 2000 mét, đáy là 200 mét, nhưng chúng tôi bắt đầu thực hiện động tác chỉ với độ cao 1800 mét thôi. Đương nhiên, độ cao kết thúc các động tác vẫn phải là 200 mét Riêng với động tác nhào lộn theo phương thẳng đứng này, tôi thường xuyên nói với Lanh:

        - Khi máy bay lao xuống với tư thế cắm xuống vuông góc với mặt đất, không bao giờ được phép để nó ở tư thế ấy dù chỉ là phần nào đó của giây. Phải coi vị trí ấy như là điểm tiếp tuyến của đường tròn ở phương thẳng đứng, chỉ cần giữ chậm một tí ti thôi là sẽ không có đủ độ cao thoát li ra đâu. Bằng bất kỳ giá nào cũng phải đưa máy bay thoát nhanh ra khỏi cái “điểm tiếp tuyến” ấy càng nhanh càng tốt!

        - Tao hiểu rồi!

        - Mày thấy đấy. Trung đoàn tao có hai phi công là Nguyễn Huy Đãng và Nguyễn Văn Hải kỳ cựu đấy chứ. Thế mà khi bay trên UMiG-21 với bài bay ấy chỉ tí nữa là lao xuống đất đấy. Lí do đơn giản là khi ở vào cái thời điểm “tiếp tuyến” ấy anh nọ cứ tưởng anh kia sẽ kéo. Thế là máy bay cứ cắm thôi. Khi chợt nhận ra thì cả hai đều ra sức kéo đến mức máy bay “ưỡn’ hẳn ra tưởng như sẽ gãy đôi. Tao nghĩ bụng: phen này hỏng mất rồi! Thế mà may mắn làm sao lại vượt ra được, không bị tai nạn. Khi về hạ cánh thì anh bị chảy máu tai, chảy máu mắt vì kéo quá tải lớn quá. Ngay tối hôm đó dù Trung đoàn bị mất điện, tao vẫn cho đốt đuốc lên để giảng bình chuyến bay, nói xa xả cả tiếng đồng hồ, phân tích tỉ mỉ về chuyến bay ấy. Mày nên nhớ: riêng với các động tác của bài bay ấy, khi lộn xuống là không thể đùa được!

        - Nhớ rồi! Nhớ rồi! - Lanh trả lời.

        Ở cương vị của Lanh lức bấy giờ, Lanh đã bay khá nhiều các chuyến bay phức tạp như vậy với các thành phần khác nhau của các Trung đoàn trong Sư đoàn. Lanh có vẻ cũng rất khoái những bài bay nhào lộn phức tạp như vậy vì chỉ có ở đó mới thực sự được vùng vẫy, mới thực sự được tung hoành, khuấy đảo bầu trời.

        Giai đoạn năm 1979 ta có chủ trương đào tạo phi công vũ trụ. Rất nhiều phi công được đi khám tuyển, khám cả ở bên nước mình và khám cả số đang học ở bên Liên Xô. Phạm Tuân trúng tuyển khi đang học ở Học viện Không quân mang tên Gagarin ở Liên Xô. Tôi được biết ta có ý định chuẩn bị hai đôi bay là Nguyễn Văn Cốc, Đinh Trọng Kháng và Phạm Tuân, Bùi Thanh Liêm sau rồi chỉ còn đôi bay Phạm Tuân, Bùi Thanh Liêm là được gửi đi học, đào tạo thành phi công vũ trụ tại “Thành phố Ngôi Sao” của Liên Xô.

        Chuyện đào tạo trở thành phi công vũ trụ như thế nào và khi bay vào vũ trụ ra làm sao thì anh Phạm Tuân đã từng kể nhiều rồi, tôi không nhắc lại ở đây nữa. Có điều, khi gần đến ngày bay thì các bạn Liên Xô gợi ý với anh Phạm Tuân là hãy cho một người bạn thân của mình từ nhà sang đón anh khi anh bay từ vũ trụ về Trái Đất.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Bảy, 2016, 12:24:22 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM