Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:31:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tiêm kích sống bằng chiến trận  (Đọc 53302 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2016, 10:51:38 pm »

        Lần bị phạt giam thứ hai này rất có thể dẫn đến việc tôi sẽ bị đuổi ra khỏi trường. Điều ấy làm cho tôi sợ hãi và lo lắng khôn cùng. Đại úy Bôgđanôp đã giúp tôi chấm dứt được những nỗi khổ tâm ấy.

        -  Cậu sẽ trở lại bay, Xcômôrôkhôp ạ, - đồng chí ấy nói - Tất cả sẽ được xóa bỏ hết...

        Chúng tôi tiếp tục đập phá sự yên tĩnh của các vùng núi lân cận bằng những tiếng gầm rú triền miên của các loại máy bay. Chúng tôi bay không có giới hạn, nghĩa là muốn bay bao nhiêu cũng được - thời gian đối với chúng tôi quá hạn hẹp. Chúng tôi bay nhưng vẫn luôn theo dõi tin tức những gì xảy ra ở các mặt trận và chung trong toàn quốc.

        Ở  nơi cách khá xa cuộc chiến tranh đẫm máu này đã có sự kiện xảy ra, thôi thúc chúng tôi, chất thêm cho chúng tôi lòng căm thù sâu sắc đối với bọn phát xít. Đó là việc người nử du kích anh hùng Pêtr Liđôva Tanhia bị bọn phát xít hành hình.

        Chúng tôi đọc tiểu sử của người nữ du kích ấy, từng dòng, từng dòng làm chúng tôi vô cùng xúc động.

        Tanhia! Em đã lấy được sức lực ở đâu để lập nên chiến công tuyệt vời như vậy? Ai dạy em lòng can đảm, chí kiên trung và dũng cảm đến như vậy? Anh có thể hành động được như em không nếu như anh ở vào vị trí của em?

        Từng người trong số chúng tôi đều tự đặt những câu hỏi cho mình như thế. Và lại tự tìm câu trả lời. Điều ấy có thể nhận thấy qua các cuộc nói chuyện, trong các bài phát biểu ở các cuộc mít tinh truy điệu người nữ du kích Tanhia. Tất cả đã đồng thanh:

        -  Khi ra mặt trận, chúng ta sẽ bắt kẻ thù trả một giá vô cùng đắt về cái chết của Tanhia...

        Nhiều người đã thề phải bắn rơi ít nhất là 10 máy bay địch. Trong thâm tâm tôi, tôi cũng đã thề như vậy.

        Cái chết của Tanhia đã thức tỉnh hàng nghìn, hàng vạn thanh niên nam nữ, mọi người thuộc mọi thế hệ tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh. Một thanh niên bình thường như tôi, cho đến bây giờ chỉ có biết mơ ước về những chuyến bay, những trận không chiến, nay đã sống khác hẳn, với mục đích duy nhất: nhanh chóng ra mặt trận, và ở đấy - tích cực tham gia chiến đấu, sẽ quyết không để một tên phát xít quái vật nào thoát khỏi sự trừng phạt.

        Thời gian ấy chúng tôi còn nhận được chỉ thị - chuyển một số học viên sang các đơn vị bộ binh. Chúng tôi hiểu rằng, số lượng máy bay trang bị không đủ, mà số phi công thì lại thừa, vì vậy, rất nhiều học viên tự nguyện bày tỏ nguyện vọng được chuyển sang bộ binh để sớm được chiến đấu chống quân xâm lăng không đội trời chung. Bộ Tư lệnh chỉ chọn có một số người và chuyển họ ra mặt trận bảo vệ Capcadơ. Sự tuyển lựa và thuyên chuyển rất nhanh chóng. Số người còn lại, trong đó có tôi, vẫn mong ngóng được chuyển ra tuyến hạnh phúc của người lính chiến trước, rồi sẽ trở lại với bầu trời sau.

        Chẳng bao lâu sau, những tin tức của những người lính chiến đã bay về - họ chiến đấu rất can đảm và anh dũng. Nhưng không phải ai ước mong trở lại với bầu trời cũng đều trở lại được. Một số đã vĩnh viễn nằm lại trên tiến lộ đến Capcadơ, số khác thì bị thương nặng phải rời khỏi quân ngũ.

        Ngay sau khi các đồng đội của chúng tôi ra tiền tuyến thì chúng tôi nhận được thông báo là không còn dầu và suốt mùa đông này không bay bò gì hết. Một lần nửa, chúng tôi lại trở thành lũ ăn không ngồi rồi giữa thời gian vô cùng căng thẳng và khác nghiệt đối với đất nước.

        Thế rồi, chúng tôi lại nhận được nguồn tin là cấp trên đã hứa cho chúng tôi chuyển loại sang máy bay LAGG-3. Chúng tôi cảm thấy được an ủi và yên tâm phần nào, bắt tay vào việc nghiên cứu cấu tạo, tính năng loại máy bay mới.

        Liệu có cần phải trình bày chúng tôi bắt tay vào công việc với sự hăng hái như thế nào hay không? - Chúng tôi đã nghiên cứu, hiểu tường tận loại máy bay này đến từng chiếc đinh vít một. Thi cử đạt kết quả rất mỹ mãn. Chẳng cứ với môn động cơ, máy bay mà các môn khác đều vậy.

        Sau này, chính kiến thức ấy đã cứu giúp chúng tôi bao phen. Chẳng phải vô cớ mà người ta lại nói: kiến thức đâu phải là hòn đá đè trên vai!

        Thi cử xong xuôi, chúng tôi ngồi chờ máy bay.

        Lúc ấy chúng tôi lại nhận được chỉ thị mới: chuyển một số học viên sang trung đoàn dự bị. Một nhóm được lựa chọn nhưng lại không có tên tôi trong số ấy. Tôi vội vã đến gặp trung đội trưởng để trình bày, trung đội trưởng đi gặp đồng chí Tham mưu trưởng phi đội - đại úy Gnôbes và nói:

        -  Không nên hành hạ cậu này thêm nữa, cho cậu ta đi thôi!

        Thế là, tôi có tên trong nhóm.

        Ngày mồng 8 tháng 3 năm 1942, tôi gửi thư chúc mừng Masa, mẹ và chị tôi nhân ngày Phụ nữ Quốc tế và cũng báo luôn là địa chỉ của tôi sẽ thay đổi. Đoàn quân chuyển về Bacu, nhưng chúng tôi không được đến thủ đô của Adecbaigiăng - người ta đưa chúng tôi xuống một trong những ga xép. Mọi thứ ở đây khá tươm tất. Phố không lớn lắm. Nhà ăn vào loại khá. Đường băng đất. Thế nhưng máy bay thì toàn loại LAGG-3, MIG-3, IAK-7u.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2016, 10:53:24 pm »

        Có cảm giác là chúng tôi ở đó sẽ không lâu. Trung đoàn dự bị là ranh giới cuối cùng trên đường ra mặt trận. Hãy vượt qua nó nhanh nhanh lên!

        Cùng thời gian ấy, toàn thế giới đã hiểu được rằng, chiến thắng gần Mátxcơva cùng những thắng lợi của quân đội chúng ta trên khắp các hướng: sự phá sản của mưu đồ phát xít - hòng chiếm Capcadơ đã khẳng định sức mạnh của Hồng quân không hề bị hao tổn, nó không những chỉ biết phòng ngự, mà còn biết phản công.

        Khó mà đoán trước được những biến cố sẽ diễn biến phức tạp tới mức nào, nhưng một điều rõ ràng là: chiến tranh còn kéo dài.

        Chúng tôi nhận thức được sự cần thiết của mặt trận đối với những cánh bay của chúng tôi tới mức nào, nên khi vừa làm chủ được loại máy bay LAGG-3 xong là chúng tôi đề nghị ngay: cho chúng tôi ra mặt trận, còn bắt chúng tôi nằm ở hậu phương đến bao giờ nữa? Chúng tôi nhận được câu trả lời: tất cả rồi sẽ đến lúc, hãy cứ chuẩn bị cho kỹ đi, phía trước còn chờ đón các đồng chí nhiều.

        Lứa tuổi 20 thiếu kiên nhẫn. Nỗi chờ đợi tưởng chừng dài vô tận là sự tra tấn đối với chúng tôi. Nhưng dầu sao nó cũng có nghĩa của nó. Thời gian chờ đợi, chúng tôi đã tích lũy được những kiến thức, những hiểu biết, và trong tim chúng tôi đã chín mọng những chùm quả căm thù đối với bọn phát xít áp bức.

        Những diễn giả, những người tuyên truyền, những người hoạt động nổi tiếng ở lĩnh vực văn học, văn hóa thường xuyên đến trung đoàn dự bị của chúng tôi. Bây giờ tôi không thể nhớ hết được tên những người đã phát biểu trên diễn đàn, nhưng trong tâm trí, tôi vẫn còn giữ được những lời nói thiết tha, nồng nhiệt của họ.

        Một lần, vào một ngày tháng năm, chúng tôi nghe vang vang âm thanh của một dàn nhạc. Băn khoăn, chúng tôi chạy ùa ra và thấy một đoàn người đang tiến dần vào thành phố. Thế là thế nào nhỉ? Ai đến đấy nhỉ?

        Đoàn người tiến đến gần, đến gần... Dàn nhạc im bặt, và lập tức những giọng hát vút bay lên tới tận trời xanh:

        "Ước mong sao cho chuyến bay của những cánh chim của chúng ta cao hơn, cao hơn, cao hơn nửa...".

        Đoàn người tới nơi là cả một khung cảnh hoàn toàn khác thường đối với thành phố này: các phi công bước đều trong đội ngũ chỉnh tề, ngực ai cũng gắn huân chương và huy chương. Đi đầu là đồng chí chỉ huy - Anh hùng Liên Xô với vóc người vạm vỡ, khuôn mặt cương nghị, mặc bộ quần áo bay hồi trước chiến tranh.

        - Những người phi công cận vệ của trung đoàn Sestacôp, - ai đó nói.

        Đúng, đấy là những người thuộc trung đoàn 69 (sau này là trung đoàn tiêm kích cận vệ số 9) quang vinh của thiếu tá Lep Lvôvich Sestacôp từng tham gia các trận đánh bảo vệ Ôđetxa. Trung đoàn đến chỗ chúng tôi để củng cố lại sau những trận đánh đến kiệt sức ở Crưm. Thời ấy, trên tất cả các mặt báo đều đăng tải những sự tích anh hùng của các chiến sĩ Sestacôp. Chúng tôi đã từng biết lòng dũng cảm và kỹ thuật lái điêu luyện, tuyệt vời của họ.

        Nhưng những gì mà chúng tôi thấy tận mát đã vượt ra ngoài sức tưởng tượng. Trung đoàn từng sống qua hồi phòng thủ Ôđetxa và những trận đánh ở Crưm đã xuất hiện trước chúng tôi như trong cuộc diễu binh - tất cả đều trong binh phục chỉnh tề, giày đánh bóng lộn, râu cạo sạch sẽ, tư thế chững chạc oai phong cùng khúc quân hành hùng tráng...

        Trạng thái tinh thần vững vàng làm sao! Ai có thể tin được rằng những người này đã phải trải qua giai đoạn rút lui đau thương? Phong thái của họ, tư cách của họ đã chứng tỏ một ý chí kiên cường và lòng khát khao chiến thắng không gì lay chuyển nổi.

        Chúng tôi từng được nghe kể rất nhiều về tính cương nghị, lòng dũng cảm của những chiến sĩ ngoài tiền tuyến cùng những tấm gương lập nên những chiến công kỳ diệu. Nhưng đoàn của Sestacôp đã cho chúng tôi nhận thức nhiều hơn hàng ngàn hàng vạn lần. Khi ngắm Sestacôp và những "con đại bàng" cận vệ của đồng chí ấy, chúng tôi tin chắc rằng trên thế gian này không có một thế lực nào có thể đánh gục được người Xô viết, lung lạc được lòng tin chiến thắng vào sự nghiệp chính nghĩa vĩ đại của chúng ta.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2016, 10:54:42 pm »

        Sestacôp dự định sẽ lấy quân số Trung đoàn dự bị của chúng tôi để bổ sung vào đội ngũ chiến đấu của đồng chí ấy. Với mỗi người chúng tôi, thì trong cuộc đời mình nếu được như vậy thì còn hạnh phúc nào bằng. Nhưng sự việc lại không diễn ra. Chúng tôi vẫn phải ở lại Trung đoàn dự bị và thèm muốn cái đội ngũ chiến đấu đoàn kết ấy. Mà củng chẳng phải chỉ bấy giờ, ngay sau này khi Trung đoàn Sestacôp giải phóng Rôstôpna Đônu, Crưm, chiến đấu ở đông Pruxi, gần Beclin củng vậy. Trung đoàn có 26 người được tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô, bốn người - Vlađimia Lavrinhencôp, Alêchxây Alênhiukhin, Paven Gôlôvatrep, Amet - khan - Xyntan đã được tặng danh hiệu cao quý ấy hai lần. Danh tiếng của Trung đoàn lừng lẫy suốt cuộc chiến tranh. Chỉ tiếc rằng Lep Lvôvich chẳng sống được đến ngày chiến thắng - ngày 14 tháng 3 năm 1944 đồng chí hy sinh gần làng Đavưtcôpsư, huyện Khơmennhiscaia. Đồng chí hy sinh vì sóng chấn động của máy bay địch nổ khi đồng chí bẳn gần. Bây giờ, ở nơi chiếc máy bay của người chiến sĩ canh trời tuyệt vời ấy rơi đâ được dựng một đài kỷ niệm. Lep Lvôvich Sestacôp - phi công chiến đấu cấp 1, con trai của người Anh hùng vẫn thường xuyên đến viếng.

        Trước mắt tôi giờ đây người cha của đồng chí ấy vẫn như còn sống - tóc màu hạt dẻ, vóc người tầm thước, vai rộng, cân đối, ngực ưỡn thẳng, tay vung mạnh mẽ nhưng chậm rãi, cất cao giọng hát. Chúng tôi, những người lính trẻ đều đứng nghiêm chào đồng chí ấy ở những lần gặp gỡ rất hiếm hoi, còn thời gian rỗi thì toàn nói về đồng chí cùng các chiến hữu của đồng chí ấy. Khắp doanh trại đều bàn luận ngưỡng mộ họ. Trí não và con tim đã chịu sự ảnh hưởng của sức mạnh và tác động của lòng dũng cảm chân chính, chủ nghĩa anh hùng thực sự là như thế.

        Sau những lần gặp các đồng đội của Sestacôp, sau những lần nghe họ kể chuyện chiến đấu thì chúng tôi lại đòi ra mặt trận chiến đấu bằng được, tới mức là một số suýt nửa bị lãnh án vào nhà giam. May là sự việc đó không diễn ra. Số người hăng hái và kiên trì nhất đã được cử đi học lớp đào tạo trung đội trưởng bay mở ngay trong trung đoàn. Tôi củng ở trong số ấy.

        Thượng úy A.Tumansep - trưởng khóa nói với chúng tôi:

        - Thế nào là người trung đội trưởng bay? Trước hết, đấy là người phải nắm vững được công việc của mình. Trong chiến đấu không phải lúc nào củng nói với cấp dưới bằng lời, mà phải bằng hành động thực tế của mình. Biết bay, biết bắn thật giỏi - đấy là những gì các đồng chí phải học ở đây.

        Và đấy cũng chính là những điều mà chúng tôi ước mong.

        Tháng 7, tháng 8, tháng 9 năm 1942 là những tháng cuối khóa học. Thời gian chuẩn bị dài như vậy chính là sự rèn luyện, bồi dưỡng những điều cần thiết nhất cho các phi công trẻ để rồi được tung vào những trận đánh khốc liệt mang tính chất quyết định sau này. Nhưng chúng tôi không hề biết điều ấy và không sao hiểu hết được mọi chuyện.

        Vào hồi tháng 10 đồng chí ủy viên quân vụ quân đội các lực lượng không quân của Phương diện quân Capcadơ, chính ủy trung đoàn - P.Iacôvencô bay trên chiếc I-16 đến trung đoàn.

        Sau khi trung đoàn tập họp đông đủ, đồng chí đã kể cho chúng tôi nghe về mối hiểm họa tiếp sau Nôvôrôxisk là đến lượt Tuapxe, về sự chiến đấu anh dũng của Quân đoàn 18 dưới sự chỉ huy của thiếu tướng A.A.Grêscô, ủy viên hội đồng quân sự - chính ủy P.V.Kudmin, chủ nhiệm chính trị L.I.Brêgiơnep. Qua lời kể của đồng chí, chúng tôi được biết rằng phòng chính trị Quân đoàn đã tiến hành một chiến dịch tuyên truyền rất lớn nhằm động viên sự hàng hái của các Đảng viên Đoàn viên ở Tuapxe đứng lên bảo vệ thành phố thân yêu. Bọn Đức nếu phá vỡ được phòng tuyến vào Tuapxe thì đấy là mối đe dọa lớn cùng với những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng - kẻ thù có thể tiến dọc theo bờ Hắc Hải chọc vào Capcadơ. về vấn đề này, Iacôvencô cho hay Bộ Tổng hành dinh đã thông qua những biện pháp cấp bách phòng thủ những tiến lộ vào Tuapxe. Trong đó, đồng chí nói tiếp, có sự quyết định tăng cường không quân trên hướng chính của Tuapxe. Điều này đòi hỏi rất nhiều ở các phi công trẻ đã được chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt...

        Cuối cùng - có cảm tưởng rằng giờ hành động của chúng tôi đã điểm!

        "Có cảm tưởng" - bởi vì kinh nghiệm của nỗi chờ đợi đằng đẵng và khốn khổ khi gửi người ra mặt trận đã dạy chúng tôi: những chuyện kể bao giờ kể cũng nhanh, còn những việc làm thì không phải lúc nào cũng được như vậy. Duy có điều an ủi nhất đối với chúng tôi là chúng tôi có thể được chuyển sang trung đoàn chiến đấu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2016, 10:55:56 pm »

        Chúng tôi làm quen với các đồng chí chỉ huy trẻ - thiếu tá trung đoàn trưởng A.D.Mêlenchep, ủy viên quân vụ - chính trị viên tiểu đoàn I.I.Êgôrôp, Thiếu tá trung đoàn phó V.V.Ermilôp, thiếu tá tham mưu trưởng G.A.Gornôp.

        Chúng tôi nhìn họ - những chiến binh từng trải, những con người xứng đáng với lòng kính trọng đầy vui sướng.

        Qua một thời gian, chúng tôi thấy quý mến Mêlenchep, Êgôrôp vì họ đã để lại cho chúng tôi những ấn tượng tốt đẹp. Chúng tôi củng thấy chán Ermilôp, không ưa thích Gornôp. Chiến tranh là chiến tranh, ở đó bản chất của từng con người hiện ra thật rõ nét.

        Ngay từ đầu, chúng tôi đá thấy thân thiết thiếu tá Georghi Bravichcôp. Đồng chí khoảng chừng 40 tuổi, không hề chăm chút cho hình dáng bản thân chút nào, nhưng không hiểu sao, ngay từ lần gặp đầu tiên mọi người đã muốn gần đồng chí ấy. Đồng chí ấy sống rất đơn giản, chan hòa cởi mở với mọi người. Đồng chí ấy chẳng giấu giếm điều gì. Tất cả đều vì mọi người, dành cho mọi người. Chúng tôi rất thích những chuyện đùa vui đua đồng chí ấy. Ở đâu có mặt đồng chí là ở đó rộn lên tiếng cười, mặc dù đồng chí có nỗi đau khổ riêng: bặt tin của cả gia đình. Đồng chí kìm nén, không để lộ ra nét mặt vì đồng chí hiểu rằng chiến tranh đâu chỉ đem nỗi bất hạnh cho mình gia đình đồng chí ấy. Tôi được biên chế vào phi đội 2 thuộc quyền chỉ huy của thiếu tá Ia.I.Mikitchencô. Iacôp Ivanôvich là người duy nhất trong trung đoàn đã tốt nghiệp khoa không quân của Học viện mang tên Phrunde trước chiến tranh. Đồng chí được trang bị cơ bản về mặt lý thuyết. Chúng tôi - Tôlia Martưnôp, Xecgây Sakhbagian, Xecgây Lapchep, Xasa Depkin và tôi rất may mắn được làm lính của đồng chí ấy.

        Chúng tôi cùng Martưnôp ghép lại thành một trung đội bay dưới sự chỉ huy của trung úy Vlađimia Eptôđiencô.

        Tuổi trẻ còn có điều lạ vì đôi lúc nó gắn bó chúng tôi với những người mà sau này sẽ dẫn lối như ngọn hải đăng trong suốt cả đời mình. Tôi biết ơn tuổi trẻ của tôi vì nó đã dẫn tôi đến với Eptôđiencô. Đồng chí sinh trưởng ở Tômaspôn thuộc vùng Vinhiskaia, là Đảng viên, đầu tiên giữ chức trung đội trưởng bay của trung đoàn không quân dự bị 25, từ tháng 12 năm 1942 đã cùng chúng tôi tham dự các trận chiến đấu của trung đoàn 164 thuộc quân đoàn 5 không quân.

        Đại úy Mikhaiin Đmitriep sinh trưởng ở vùng Ivanôpscaia - phi đội trưởng phi đội 1 cũng là người nổi tiếng trong trung đoàn; đồng chí cũng từng tham gia chiến đấu ngay từ những ngày đầu chiến tranh. Đồng chí đã được tặng thưởng 3 Huân chương Cờ đỏ.

        Với tôi, tôi quý Đmitriep bởi đồng chí đã dũng cảm phá vỡ những tập quán bay đã lỗi thời. Sau đồng chí ấy là đến lượt tôi - là những người duy nhất trong trung đoàn thời đó bay đóng nắp buồng lái. Điều ấy làm tăng chất lượng khí động lực học của máy bay, tăng được tốc độ. Tất cả những người còn lại vì quen với nếp bay trên loại máy bay UTI-4 không có nắp buống lái nên cũng không đóng nắp buồng lái khi bay máy bay LAAG-3. Thực ra, củng có chi tiết thế này: phần làm kín các cánh quạt thì luôn hở, đầu máy bay bị vấy bẩn dầu mỡ, khi cất cánh và hạ cánh phải thò đầu ra ngoài buồng lái để quan sát, rồi trên mặt đất lại phải xem xét các cánh quạt... thì không phải ai củng đủ tính kiên nhẫn, chịu đựng. Đmitriep và tôi không tính đến những cái đó, cái chính là cả hai chúng tôi đều có trình độ kỹ thuật khá, không sợ việc khó, khi cần là có thể lao vào cuộc được ngay. Giai đoạn đầu, kỹ sư cơ giới của trung đội - Nhicôlai Tôncôglas và cơ giới viên Pêtr Marchiusep rất ngạc nhiên, sau đó họ quen dần và rất thân thiết với chúng tôi, cùng nhau phục vụ, chăm sóc máy bay.

     Trong trung đoàn chiến đấu còn có một cuộc sống nữa rất khác biệt, rất sinh động và được bồi đáp bằng đủ mọi sự kiện. Khác vì công tác Đảng, công tác Đoàn được xây dựng thiết thực hơn, mọi cuộc họp đều có mục đích rõ ràng, thực tế. Các Đảng viên - những người lính chiến tích cực vô cùng: họ hiểu được rằng cần phải dạy chúng tôi những gì để ngay từ trận chiến đấu đầu tiên, chúng tôi không bị bó tay trước kẻ thù. Các đồng chí chăm chú theo dõi chúng tôi, chăm chút chúng tôi sao cho chúng tôi sớm được bổ sung vào hàng ngũ của Đảng. Chúng tôi được giao rất nhiều nhiệm vụ và chúng tôi đều hoàn thành một cách tận tâm, cố gắng xứng đáng với lời khen của những người chỉ huy từng trải của chúng tôi. Nhìn chung, chúng tôi không có gì phải phàn nàn cả. Mọi thứ đã động viên, đã nhân thêm sức lực của chúng tôi. Nếu ai không đạt được điều gì đó thì các đồng chí cũ sẽ giúp ngay và rồi đâu sẽ vào đấy.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Sáu, 2016, 05:57:30 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2016, 10:57:31 pm »

        Bầu không khí thân mật, tương trợ lẫn nhau như vậy đã nhanh chóng gắn các phi công vào một tập thể mới. Chúng tôi thường xuyên tập trung theo phi đội, không thì toàn trung đoàn, bắt đầu là những câu chuyện đùa hóm hỉnh, những câu chuyện trao đổi nhẹ nhàng, vui vẻ, những lời châm chọc tế nhị. Dần dần, trong chúng tôi xuất hiện những tài năng sau này là những ngôi sao của đội văn nghệ trung đoàn. Tất cả những điều đó thú vị tới mức ngay cả tôi, chẳng hề biết phân biệt tí gì về cung độ của âm nhạc, không có giọng hát, vậy mà vẫn đứng trong dàn đồng ca cùng với các đồng chí khác. Đệm phong cầm cho chúng tôi là chú bé 14 tuổi Vanhia Calisencô - con nuôi của trung đoàn. Người ta cứu được chú bé rách rưới và kiệt sức ấy ở đâu tận Ucraina, cho nương náu, nuôi nấng và dạy cho nghề sửa chữa máy bay, phong cho quân hàm binh nhất. Gia đình mới của chú bé xuất hiện, cuộc sống mới của chú bắt đầu và chú sẽ trở thành con người tốt. Cách đây không lâu, chúng tôi gặp lại Ivan Ilich Calisencô - đang giữ chức giám đốc trường nhạc ở thành phố Dnheprôpêtrôski, thật là tay bắt, mặt mừng với những hồi ức vô bờ bến.

        Và rồi những người con gái nuôi của trung đoàn - Tôchilencô Cachia, Nhina Orlôpva cũng đã làm cho chúng tôi rất phấn khởi với những bài hát, những điệu nhảy của họ. Số phận của họ củng tương tự như số phận của Vanhia Calisencô. Có điều, họ không trở thành những người thợ máy, mà là thợ gấp dù. Tất cả phi công chúng tôi, ai cũng muốn dù của mình phải do chính tay Cachia hoặc Nhina gấp. Cachia bây giờ sống ở Lêningrat chăm nom các cháu, ba đứa con của cô đều đã trưởng thành cả. Nhina khi lớn lên yêu Grisa Ônhiskêvich hồi ấy là trung đội trưởng bay của phi đội 1. Grisa củng đến với cô ta bằng tất cả trái tim mình. Sau khi kết thúc chiến tranh, họ đã cưới nhau - đấy là đám cưới đầu tiên trong trung đoàn chúng tôi sau ngày chiến thắng.

        Cuộc sống trong tập thể mới đã lôi cuốn chúng tôi bằng sự chuẩn bị cho các trận đánh. Qua một thời gian ngắn, chúng tôi cảm thấy mình như đã từng được tham gia chiến trận. Niềm tin sớm sủa ấy đã hướng cho chúng tôi tới tương lai.

        Tương lai ấy xảy ra muộn hơn.

        Chúng tôi lại nhận được chỉ thị bất ngờ - di chuyển về phương Nam, hơn nữa lại bằng tàu hỏa. Duy có một điều an ủi là chúng tôi đi theo sau bộ phận kỹ thuật mới.

        Bất chấp sự chờ đợi, chúng tôi ở lại đó không lâu. Chúng tôi nhớ nhất là buổi liên hoan văn nghệ chia tay. Nhân dân địa phương đến dự rất đông. Họ vỗ tay, hát hòa theo chúng tôi, cổ vũ bằng những lời khen trầm trồ. Họ đón tiếp những phi công chiến đấu rất nhiệt tình, nhưng chúng tôi, những người mới về trung đoàn có mặc cảm như mình là những khách tình cờ của bữa tiệc. Chỉ khi đến lượt chúng tôi phải hát thì bấy giờ sự rụt rè mới không còn. Chúng tôi đã hát bài "Hành khúc không quân", "ái cha, thuốc lá, thuốc lào" và những bài hát quen thuộc khác thời bấy giờ với sự hăng say cao độ.

        Đấy là những giờ phút cuối cùng với cuộc sống thời bình ở sâu trong hậu phương. Ngày mai chúng tôi sẽ được trao tận tay những chiếc LAAG-3 mới toanh cùng với niềm ao ước hằng chờ mong bao ngày: chúng tôi được ra mặt trận chiến đấu.

        Mêlenchep dẫn đầu trung đoàn.

        Đối không thời ấy mới chỉ được lắp trên các máy bay tiêm kích, trong khi bọn Đức đã sử dụng thành công từ lâu và trợ giúp bọn chúng khá nhiều trong các trận đánh.

        Với chúng tôi thì chỉ máy bay của người chỉ huy mới có máy thu phát, các máy bay khác chỉ có máy thu. Đối không quả là đáng ghét - nghe kém vô cùng.

     Trước khi cất cánh, thiếu tá Mêlenchep đã phòng ngừa các phi công trẻ:

        - Các đồng chí trung sĩ, tuy đeo tai nghe, nhưng mắt không được rời khỏi tôi. Tôi sẽ ra khẩu lệnh bằng cả cách lắc cánh nữa đấy.

        Bám chặt máy bay của người chỉ huy vì sự bị mất đội trên những vùng núi vô tận này, chúng tôi cất cánh rời xứ sở Grudin chan hòa ánh nắng.

        Vào cuối tháng 11 năm 1942, trung đoàn chúng tôi hạ cánh xuống sân bay ở Atler.

        Một cuộc mít tinh lớn được tổ chức ngay lập tức.

        Đồng chí Êgôrôp - chính trị viên tiểu đoàn khai mạc cuộc mít tinh, nói vắt tât những đặc điểm tình hình chiến sự trên phòng tuyến mặt trận của chúng tôi, kêu gọi chúng tôi hãy đừng tiếc máu xương và cả cuộc sống của mình để giành lấy chiến thắng.

        Thiếu tá Mêlenchep nói tiếp - chúng ta phải chống lại bọn phát xít hung dữ đang xông đến vùng dầu mỏ Capcadơ bằng nghệ thuật điêu luyện trong không chiến, bằng lòng dũng cảm, kiên định và ý chí quyết thắng của mình. Đồng chí kết thúc bài phát biểu bằng một câu đã in đậm trong tâm khảm của tôi không bao giờ phai mờ:

        - Các bạn thân mến, hãy chiến đấu sao cho những dãy núi của Capcadơ này mãi mãi ghi nhớ các chiến sĩ Không quân Xô viết. Các bạn hãy nhớ râng "Atler" - có nghĩa là "Đại bàng"!
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Sáu, 2016, 05:58:25 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2016, 06:01:16 am »

   
Chương II

"ATLER" - CÓ NGHĨA LÀ "ĐẠI BÀNG"

        Trong cuống họng chiến tranh có hàng triệu số phận. Mỗi một số phận trong vùng nước xoáy của nó cũng tựa như mỗi hạt cát, mỗi giọt nước trong biển khơi. Nhưng những "hạt cát", "những giọt nước trong biển khơi" ấy lại quyết định chính số phận của cuộc chiến tranh.

        Năm 1942... Mặt trận đã lan từ Barensep đến tận bờ Hắc Hải. Và chúng tôi, những con chim non, chưa hề biết đến chiến trận là gì đã được đứng trong đội ngũ chiến đấu ngay trên tuyến lửa bên bờ Hắc Hải của Capcadơ - Atler.

        Atler!.

        Tên gọi ấy đã trở thành danh tiếng - trở thành cổng trời của Capcadơ. Trước chiến tranh thì ít người biết về nó. Ở đấy không hề có sân bay, vì các loại máy bay bay hạng nhẹ đã hạ cánh hết ở Xôtri.

        Chúng tôi thấy Atler có một đường cất hạ cánh khá tốt. So với thời ấy, bãi để máy bay trang bị không đến nỗi tồi, các loại máy bay chiến đấu đứng đầy, những tòa nhà thấp tròn là dành cho bộ đội cùng cơ quan tham mưu.

        Sân bay chừng như đã có từ lâu, nhưng thực ra mới được xây dựng cách đây một năm về trước. Nó được xây cấp bách, tựa như công trình Coocsơghin nổi tiếng xây nhánh đường sắt về Bôiarca ngày xưa vậy. Những chiến công của người dân Xôtri chúng tôi không được biết ngay, rồi sau này tôi sẽ kể thêm. Bây giờ, tôi sẽ kể đôi lời về Xôtri thời chiến tranh.

        Ngầm nghía nơi nghỉ mát phương Nam tráng lệ ngày nay, không ít người từ khắp mọi miền Tổ quốc khi về đây đã hiểu được rằng vùng đất thần tiên này củng đã từng bị đôi cánh màu đen chết chóc của chiến tranh chạm tới. Phải đâu chỉ qua những bảng kỷ niệm ở các nhà an dưỡng với những con số phân bổ những quân y viện từng đóng ở vị trí nào ở đây mới bắt ta phải chú ý, phải suy nghĩ về số phận của thành phố kỳ diệu này. Thường nghe được câu:

        - Thương binh được điều trị ở đây thì tốt quá rồi, vì nó ở xa mặt trận...

        Nhưng mặt trận thì lại ở rất gần: những lực lượng tiền quân của địch đã có khả năng chọc thẳng vào thung lủng sông Tuapxinca nằm cách Xôtri chẳng bao xa.

        A.L.Bêlôux - nguyên là chủ tịch ủy ban thành phố, bây giờ là công dân danh dự của Xôtri, kể về những năm tháng chiến tranh như sau:

        - Những ngày đáng lo ngại của mùa hè và mùa thu năm 1942 mãi mãi được giữ trong tâm khảm của những người dân lao động Xôtri. Krasnôđar, Maicôp. Trerkesk, Kislôvôsk lần lượt thất thủ. Bọn Hítle đã chiếm được một số đèo thuộc dãy Capcadơ chính. Những trận chiến đấu oanh liệt diễn rạ ngay gần Nôvôrôsixk và Tuapxe. Bọn phát xít đã chọc thủng phòng tuyến sang đèo Pxeskhô, đang cố tiến về Krasnaia Pôliana, chiếm Atler, vượt qua đèo Belô retrenski sang Đagômưs - Xôtri để chia cát một phần quân đội Xô viết ở Hắc hải.

        Máy bay và tàu ngầm của địch đã săn đuổi những tàu thuyền của ta làm nhiệm vụ tiếp tế lương thực, thực phẩm cho Xôtri và đã ném bom xuống thành phố.

        Đó là những thời kỳ khó khăn. Tình trạng thời chiến đã được công bố. Những chiến sĩ thuộc đội quân chiến đấu của thành phố và lực lượng dân quân tự vệ đã phải sống trong doanh trại. Bắt đầu sơ tán. Tất cả các xí nghiệp chuyển sang sản xuất những sản phẩm giành cho mặt trận. Các xưởng sửa chứa ở Cảng củng đã tiến hành sửa các động cơ điêzen, đồng thời sản xuất xẻng công binh, thùng đạn, lò sưởi sắt cho các hầm tránh đạn đại bác và các nhà hầm. Thợ đúc G.Kirchô và thợ tiện L.Ikhnô đã làm quen với việc chế tạo lựu đạn và mìn. Số lựu đạn và mìn ấy được đàn lừa chuyển theo những con đường hẹp đưa tới các đội quân chiến đấu trong thành phố. Xí nghiệp "Brôđprôm" đã tổ chức sản xuất những chai chứa chất cháy. Trong nhà để xe ở khu nghỉ của Hội đồng quốc phòng Liên Xô, trong các xưởng thợ lưu động ở công viên "Rivera" đã chế tạo những máy cái để sản xuất "Cachiusa" miền núi.

        Mẫu "Cachiusa" miền núi nhỏ nhẹ đầu tiên được đem đi bắn thử từ công viên thành phố hướng ra biển. Kết quả vượt quá sự chờ đợi của chúng tôi. Chúng tôi báo cáo điều ấy với nguyên soái Liên Xô X.M.Buđônnưi - tư lệnh phương diện quân Bắc Capcadơ. Đích thân nguyên soái đã đến kiểm tra. Ngạc nhiên về hiệu quả của loại đạn này, nguyên soái đã ra lệnh nhanh chóng sản xuất hàng loạt những bệ phóng như thế.

        Cuối tháng 10, "Cachiusa" của chúng tôi đã giành được thắng lợi với những thử thách của trận chiến đấu trên cao điẻm Xêmascô.

        Cựu thợ máy - trung úy Kh.Xulaep đã được tặng thưởng Huân chương Lênin, A.A.lphêrôp - người phụ trách các xưởng thợ, được tặng thưởng Huân chương Cờ đỏ vì kết quả nghiên cứu, chế tạo loại "Cachiusa" của Xôtri. Tất cả các công nhân địa phương cũng đều được tặng thưởng.

        Những ngày anh dũng ấy, mỗi người dân Xôtri đều làm việc gấp đôi, gấp ba. Tất cả cho tiền tuyến và tất cả cho việc chống trả quân xâm lược. Khắp thành phố được xây các chiến lũy, công sự, tuyến phòng thủ, đồng thời củng tích cực điều trị cho các thương binh để đưa họ trở lại đơn vị.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2016, 06:03:12 am »

        Xôtri, nơi tiền duyên đã chiến đấu như thế đó. Chúng tôi, những phi công đã được chứng kiến điều đó. Chúng tôi được phân công về ở trong dãy nhà an dưỡng "Tin tức" - cự ly cách 15 phút xe từ sân bay. Chúng tôi được nuôi dưỡng rất tốt - đất nước quan tầm chu đáo đến các chiến sĩ của mình. Càng vậy, chúng tôi càng thấy đau khổ khi biết rằng nhân dân của thành phố đang độ phát triển này hàng ngày nhận được khẩu phần vô cùng ít ỏi. Khi chúng tôi định chia suất ăn của mình cho những đồng chí phục vụ ở đây thì đều nghe được câu trả lời:

        - Các đồng chí cần có sức để chiến đấu, còn chúng tôi thì sống thế nào cũng được.

        Người dân Xôtri sống thật vất vả, nhưng không ai nao núng tinh thần, bởi ai cũng hiểu được số phận của những người dân ở Lêningrat, Xêvastôpôn còn khổ hơn mình nhiều.

        Một sự kiện làm chúng tôi xúc động tận đáy lòng sâu thẳm. Các phi công trẻ được tổ chức đến thăm viện bảo tàng Nhicôlai Ôstrôpski. Nghĩ rằng, chỉ có chúng tôi đến đó mà thôi, nhưng chúng tôi đã lầm! Chúng tôi phải đứng xếp hàng rất lâu mới đến lượt mình được vào trong ngôi nhà nhỏ, nơi nhà văn kính mến, người sáng tạo ra mẫu người Coocsơghin xuất chúng từng sống. Những ai đã từng đến đây rồi? Tất cả những người mới ốm dậy trước khi về đơn vị, những chiến sĩ đến Xôtri công tác... và rất nhiều những người dân địa phương, phần lớn là thanh niên, những chiến sĩ của đội quân chiến đấu và trung đoàn dân quân tự vệ. Họ đi để được trực tiếp tham gia vào cuộc sống vĩ đại, thề rằng sẽ kiên định, dũng cảm, trung thành với Tổ quốc như Nhicôlai Ôstrôpski. Tôi còn nhớ, hồi đó tôi đã rất xúc động khi đọc một trong những bức thư gửi cho Ôstrôpski: "Chú Côlia kính mến! Mẹ cháu đã kể cho cháu nghe rất nhiều về chú - và cháu đã rất yêu chú. Chú hãy viết nhanh lên quyển sách nói về Paven, cháu củng sẽ can đảm như chú và như Paven, cháu sẽ là phi công. Cháu hôn chú. Valia Cônhônốc". Lá thư được gửi đi từ Chistưc Prutgôp. Tôi rất tò mò muốn tìm hiểu xem số phận của Valia được sắp đặt như thế nào? Dầu sao bấy giờ tôi cũng đã thèm muốn lòng dũng cảm của cậu ta. Lần đầu tiên khi đọc "Thép đã tôi thế đấy", tôi cũng muốn viết thư cho Nhicôlai Ôstrôpski, nhưng lại sợ.

        Cho tới bây giờ tôi vẫn còn nhớ rất rõ, chúng tôi, những phi công từng tham gia chiến tranh đã bước vào nhà bảo tàng với nỗi xúc động ra làm sao, nghiên cứu kỹ lưỡng từng hiện vật như thế nào. Với chúng tôi, tất cả đều quý giá và thiêng liêng.

        Củng tại đây, trong thời gian tham quan chúng tôi đã được nghe kể về việc xây dựng sân bay Atler ra sao.

        ... Tất cả được bắt đầu từ ngày 9 tháng 7 năm 1941.

        Cần xét lại tình hình chung trên mặt trận Nga - Đức bấy giờ như thế nào? Tất cả đã được thượng tướng K.X.Grusevôi, nguyên là bí thư tỉnh ủy tỉnh Đnheprô Pêtơrôpki viết trong quyển "Lúc bấy giờ, vào năm bốn mươi mốt" nói về sự thật hiển nhiên ở giai đoạn đầu chiến tranh: tất cả đều rõ ràng, gần ngày mồng 9 tháng 7 và cuối ngày ấy, khi những pháo thủ của Đnheprô Pêtơrôpki bẻ gãy cuộc tấn công bằng không quân của kẻ địch thì đường mặt trận của cuộc chiến đấu chống bọn xâm lược Đức đã dịch về phía Đông, cách biên giới phía Tây của đất nước khoảng 350-600 km rồi. Những trận chiến đấu ác liệt với kẻ địch đang ra sức tấn công diễn ra suốt một giải từ Piarni, Tartu, Pxcôp, Đrixa, Vitebơxk đến phía nam Đnhepr tới Retơrisa và tiếp đó là qua Nôvôgrat - Vôlưnski, Gitômir, Berđitrep, Xtarôcônstăngtinôp, Camenhes - Pôđônski, Môghilep - Pôđônski, Lêôvô, Prut và Đunai đến bờ Hắc Hải.

        Có nguy cơ là bọn Hitle sẽ chọc thủng phòng tuyến tới Lêningrat, Xmôlensk, Kiep, Litva, Latvia, Bêlôrutxia và một phần lớn lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Ucraina và Mônđavi đã rơi vào tay địch. Từ ngày 11 tháng 7 đến ngày 19 tháng 9, Kiep đã phòng thủ kiên cường, gây nhiều thiệt hại cho địch.

        Tình hình diễn biến rất nhanh, không như chúng ta đã tưởng. Những thông báo có tính chất chỉ dẫn chuyển về úy ban tỉnh rất chậm, nhưng những tin tức lấy từ đường dây của NKVĐ (tên viết tắt của chữ Bộ nội vụ ủy viên nhân dân) và theo báo cáo của các phi công thuộc quân đoàn của Đại tá V.A.Xutsep làm cho ta phải chú ý. Ngoài ra, tình hình còn được xác định qua điện thoại từ mặt trận, nhờ L.I.Brêgiơnep luôn giữ vững liên lạc với Ủy ban tỉnh.

        Những chuyện về tình huống bất lợi ngoài mặt trận thì rất nhiều...".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2016, 06:04:51 am »

        Chính những chuyện bất lợi ấy đã là nguyên nhân cho việc bắt đầu xây dựng những mục tiêu quân sự khác nhau, trong đó có cả những sân bay mới nằm sâu trong hậu phương.

        Ngày mồng 8 tháng 7, A.Bêlôux - chủ tịch Xô viết thành phố đã mời kỹ sư trưởng của Xôtri, đồng chí Sepcunhencô Ivan Gavrilôvich - người mà hồi trước chiến tranh đã phụ trách việc xây dựng lại nơi nghỉ Xôtri - Masexta tới và giao nhiệm vụ đặc biệt cho đồng chí đó: lãnh đạo việc xây dựng sân bay ở Atler. Công việc bắt đầu ngay từ ngày hôm sau. Thời hạn hoàn thành trong vòng hai tháng.

        Sepcunhencô (hiện nay là công nhân viên hưu trí, vẫn sống ở Xôtri) chưa bao giờ đảm nhận một công việc phức tạp như vây. Nhưng đă là lệnh thì phải chấp hành!

        Sáng hôm sau, tại bìa rừng của Atler, ông đứng ngắm nghía, tầm mắt bắt gặp những vườn rau, những vườn cây ăn quả, những bụi cây gai hoang dại, những đầm lầy nho nhỏ. Cạnh ông là kỹ sư trưởng V.V.Grêcôp, chính ủy công trình xây dựng. M.I.Suliatchep, đại diện bộ phận sân bay của binh chủng không quân Hạm đội Hắc Hải. Đằng sau họ là khoảng bảy nghìn người dân Xôtri, phần lớn là phụ nữ và người già cùng các dụng cụ như xẻng, búa chim, xe cút kít, cáng...

        Tất cả đều thấy được rằng có đến hàng trăm hecta đất đá khá khó khăn trong việc xây dựng. Hơn nứa, thời tiết lại nóng. Máy móc không hề có lấy một cái. Vất vả lắm mới cung cấp đủ nước uống cho mọi người, còn thức ăn thì tùy từng người tự chuẩn bị lấy.

        Nhưng tất cả bắt tay vào công việc rất nhiệt tình. Bài phát biểu của đồng chí chính ủy trong buổi mít tinh khởi công đã đóng góp phần lớn vào việc ấy. Đồng chí kể về tình hình khó khăn ngoài mặt trận, về hành động man rợ của bọn phát xít trong những vùng chúng chiếm đóng.

        - Bọn xâm lược đang tiến gần Kiep, đồng chí nói, - Thủ đô của Ucraina đang chuẩn bị đánh trả bọn địch. Kiep ở xa chúng ta, nhưng mặt trận ngày nay chạy qua thành phố của chúng ta. Bọn Đức đã đến gần bờ Hẳc Hải. Không quân của chúng ta cần sân bay. Hãy quai búa cho vững, ấn sâu lưỡi xẻng để cho Atler nhanh được vươn cánh.

        - Hãy cho Atler những đôi cánh, những đôi cánh!

        Suliatchep nói tiếp. Hãy làm việc như Coocsơghin! Phương châm của công trình xây dựng của chúng ta phải là vậy.

        Tiếng ồn ào của muôn giọng nói tán thành vang lên.

        Làm việc như Coocsơghin! Phương châm nhiệt thành ấy thấm vào trái tim mọi người, bởi đấy là điều rất gần và dễ hiểu. Số phận kỷ lạ của Paven đã tiếp tục sống trong hàng nghìn, hàng triệu trái tim, phục vụ cho sự nghiệp vĩ đại và cao cả.

        Cho tới thời điểm ấy thì bờ Hắc Hải của Capcadơ vẫn chưa chứng kiến được công trình xây dựng nào với quy mô như vậy. Củng chưa hề biết được lòng nhiệt tình nào như vậy, sự lao động quên mình nào như vậy.

        Thực ra, lịch sử đã chứng kiến trước kia ở đây có tiến hành hàng loạt các công trình lớn. Thí dụ, vào năm 1892 xây dựng con đường Nôvôrôxiski - Xukhumi. Nhưng việc xây dựng ấy như thế nào? Ai đã tiến hành? Nhà đại văn hào Nga A.M.Goocki, người từng tham gia đã kể về công trình ấy trong truyện "Khi một con người ra đời" hùng hồn hơn cả. Ông viết về mọi người, chia sẻ nỗi khổ của mọi người như sau: "Nó đã nhổ họ khỏi mảnh đất thân yêu, mệt mỏi, xa lạ và như một cơn gió cuốn những chiếc lá khô khỏi các đầm lầy, đưa họ tới nơi này, mà sự lộng lẫy của thiên nhiên lạ lẫm - đã làm họ kinh ngạc, mê muội, và những điều kiện lao động nặng nhọc thì đã bám chặt lấy họ...".

        Con người đã bị ràng buộc một cách ghê gớm...

        Nửa thế kỷ sau đó, cũng với những búa chim, những xẻng, những cáng như thế, cũng với khung cảnh thiên nhiên như vậy, những người dân Xô viết chủ nhân của đất nước mình, thử thách trong cảnh khổ cực tương tự như vậy đã nhận thức đầy đủ được sự cần củng cố phòng thủ để tiến đến thắng lợi. Đáng lẽ phải xây dựng trong vòng hai tháng thì công việc đã hoàn tất trong 50 ngày. Nói cho đúng, đấy không phải là công việc xây dựng, mà là một trận chiến đấu. Atler - ngọn núi đầu tiên của dãy Capcadơ. Những lớp đất đá, những mạch nước ngầm, vô vàn những cây cành khô ngổn ngang... tất cả những cái đó đã chống lại con người với những khí cụ lao động vô cùng thô sơ của họ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2016, 06:05:59 am »

        Các nữ hộ lý, y tá, nữ bác sĩ, những người già nua xoa xoa những lớp chai tay, nghiến răng đào những gốc cây trong lớp bùn lẫn đá, lấp các hố, san bằng các gò đống, đào hệ thống tiêu nước và dùng các ống ngầm dẫn nước thoát ra sông Mzưmta.

        Cái nóng của mùa hè năm ấy quả là ghê gớm, rất nhiều người phải chịu đựng, chống trả lại một cách khó nhọc, nhưng không một ai có ý nghĩ bỏ việc, ngóng ra biển cả. Đêm củng ngột ngạt, không đem lại được chút nào nhẹ nhõm.

        Đêm qua đi rất nhanh. Chưa hửng sáng mọi người đã vơ lấy công cụ lao động. Không hề có mệnh lệnh nào phải ban bố, mọi người làm việc rất tự giác, chẳng ai phải thúc giục ai. Trong thời gian nghỉ ngắn ngủi để ăn trưa, chính ủy Suliachep thông báo cho mọi người biết những tin tức ngoài mặt trận. Những tin tức ấy không làm ai yên lòng. Mọi người trở nên khắc khổ hơn, nuốt vội bát canh loãng - và lại tiếp tục với công việc. Cứ như vậy, ngày tiếp ngày.

        Vào khoảng trung tuần tháng 7, những quân y viện đã được bố trí trong các nhà an dưỡng.

        Xôtri trước thời chiến là một nơi thưa dân. Chiến tranh đã cướp đi tất cả những người đàn ông có khả năng cầm súng. Phụ nữ đã thay thế vị trí làm việc của họ. Vậy mà bây giờ lại có lệnh tiếp tục thay thế một phần nhân viên y tế đã chuyển sang tu bổ các nhà an dưỡng. Các phụ nữ luống tuổi sẵn lòng hưởng ứng lời kêu gọi của Xô viết thành phố, bắt tay ngay vào công việc.

        Ngày mồng 1 tháng 9 năm 1941, sân bay đã tiếp đón những máy bay chiến đấu đầu tiên của không quân Hạm đội Hắc Hải.

        Ngày ấy là ngày khánh thành sân bay Atler. Tôi là người thổ lộ lịch sử thành lập sân bay, rất mong muốn rằng, trên bức tường của tòa nhà ga Atler được khắc một bảng kỷ niệm tỏ lòng kính trọng chiến công của những người dân Xôtri.

        Đấy, chúng tôi đã làm quen với lịch sử chiến tranh phong phú của Xôtri trên sân bay tiền duyên đầu tiên của mình là vậy đấy. Chúng tôi biết được mọi điều là do bà mẹ Nhicôlai Ôstơrôpki - bà Onga Oxipôpna, người đã từng tham gia xây dựng sân bay kể cho chúng tôi nghe khi bà đến thăm đơn vị không quân đầu tiên.

        Sự hiểu biết lịch sử một vùng đất quang vinh mà mình phải bảo vệ, - là yếu tố khá quan trọng để nâng cao tư tưởng và ý chí chiến đấu.

        Chúng tôi dầu sao củng chưa từng trải trong các trận không quân chiến, chưa qua trận thử lửa đầu tiên đá lĩnh hội những lời nói của trung đoàn trưởng Mêlenchep hoàn toàn theo cách khác: - "Atler" - đấy có nghĩa là "Đại bàng!".

        Đúng như vậy thật, thành phố - đại bàng, những con người - những con đại bàng, và điều đó đòi hỏi trách nhiệm của chúng tôi với thành phố. Tôi còn nhớ là đã rất giận một ông già khi ông giải thích cho chúng tôi rằng "Atỉer" không phải là một từ dịch từ tiếng Đức ra với nghĩa là "Đại bàng", mà chính là tên gọi của một bộ lạc sống ở đây từ xa xưa tên gọi Atlia. Chúng tôi đã gắn bó với Atler - Đại bàng, và điều ấy khích lệ chúng tôi.

        Vậy là, chúng tôi đã ở trên tuyến lửa đầu tiên của mình - sân bay Atler. Những trung đoàn không quân của Quân đoàn 5 chúng tôi dưới sự lãnh đạo của trung tướng không quân X.K.Goriunôp và các đơn vị phòng không không quân mặt trận khác đều đóng ở đấy.

        Ngay ngày đầu tiên, chúng tôi đã được thông báo rằng; hướng tác chiến chính của chúng tôi là hướng Tuapxe. Đối địch với chúng tôi, kẻ thù tập trung tới 600 máy bay chiến đấu, còn lực lượng của chúng tôi thì yếu hơn, với tương quan một chọi hai.

        Bộ chỉ huy thận trọng, từ tốn đưa dần lực lượng phi công trẻ vào chiến đấu.

        Chúng tôi được huấn luyện một số bài về dẫn đường và chiến thuật. Chúng tôi tập trung vào việc nghiên cứu khu vực, nhất là cất hạ cánh. Chúng tôi phải thực tập chạy lăn trên sân bay. Điều ấy cũng có lý do của nó - phi đội chúng tôi ở gần ngay chân núi, còn phi đội một thì ở gần biển. "Các anh gần núi, chúng tôi gần biển" - các phi công của Đmitriep thường đùa vậy. Mỗi người trong số chúng tôi cần phải học lăn về chỗ đỗ của mình, không được phạm một sai sót nào, vì trong điều kiện máy bay nhiều như vậy rất dễ đâm vào nhau.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2016, 06:14:40 am »

        Chẳng bao lâu - chúng tôi đã được thấy chiếc máy bay địch đầu tiên. Không hiểu sao trong số chúng tôi lại không có ai cất cánh chiến đấu. Máy bay địch ném bom từ độ cao lớn - bom nổ ở một phía sân bay.

        Sau đó lại xảy ra tình huống làm chấn động những phi công trẻ chúng tôi. Khi một chiếc "I1-2" xuống hạ cánh, thì xuất hiện 2 chiếc "Metxer". Trong nháy mất, chúng bắn cháy ngay chiếc máy bay của ta và biến mất.

        Chiến thuật ăn cướp của chúng nó thế đấy. - Đmitriep bực dọc lên tiếng. - Cho tới bao giờ thì chúng tôi mới được đi đánh? Alêchxây Lipatôp không ghìm được, hỏi.

        - Tất cả đều có lượt của mình cả, - phi đội trưởng trả lời, và sau một thoáng suy nghĩ thì đồng chí ấy nói thêm: - còn đồng chí, Lipatôp ạ, ngay ở dưới mặt đất này cũng có những vấn đề đau đầu đấy.

        Đồng chí ấy nói cạnh khóe chuyện gì, chúng tôi đều rõ cả. Nó làm cho tôi và Martưnôp bối rối. Sự thể là thế này. Quá trình bay chuyển ra mặt trận, chúng tôi có xuống hạ cánh ở Cutaixi. Chúng tôi phải lưu lại mấy ngày ở đó. Một lần chúng tôi được phép ra phố chơi. Chúng tôi tạt vào nhà văn hóa. Tiền nong của chúng tôi bấy giờ quả là khan hiếm, nhưng biết chắc là Lipatôp có, vì cậu ta không hút thuốc, không uống rượu mà. Martưnôp giữ cậu ta lại và nói đùa:

        - Aliôsa, có thể đãi bọn này một bữa mừng dịp được bay ra mặt trận không?

        Thế là thuận đường, chúng tôi rẽ vào một quán rượu vang. Alêchxây gọi một chai "Portơvâyna", uống xong, chúng tôi lại tiếp tục đi. Trong nhà văn hóa, Lipatôp đã chạm trán với Mêlenchep và ngay sau đó, cậu ta bị đưa thẳng về sân bay. Sáng hôm sau, khi tập họp đơn vị, cậu ta đã bị quở trách.

        Lipatôp buồn phiền đến cùng cực. Cậu ta trở nên xa lánh đồng đội. Cậu ấy vào thành phố một mình và sự việc đã xảy ra: đầu tiên là chính ủy, sau đó là chỉ huy đánh dấu" được cậu ta, như họ nói, là ở ngay cạnh hầm rượu vang mà Alêchxây không để ý thấy. Thế là tiếng đồn loan ra rằng - Lipatôp là thằng nghiện rượu. Đmitriep nói chính về chuyện đó.

        Tôi với Martưnôp rất muốn bênh vực cho đồng chí ttùnh, chúng tôi cố gắng thuyết phục tất cả là cậu ta hoàn toàn không như thế, không như người ta nghĩ. Nhưng ban chỉ huy không muốn nghe chúng tôi. Cuối cùng, chúng tôi phải tìm những biện pháp quyết liệt để bảo vệ danh dự cho đồng đội, có điều là hơi bị chậm...

        Sau một số chuyến bay vào không vực, chúng tôi nhận được thông báo:

        - Ngày mai là ngày xuất kích chiến đấu đầu tiên. Các đồng chí hãy chuẩn bị cho tốt và nghỉ ngơi cho tốt!

        Những lời rất đơn giản và bình thường ấy đã ngân vang trong chúng tôi, chúng tôi đã chờ những lời ấy gần năm rưỡi nay rồi.

        Trận chiến đấu đầu tiên...

        Chúng tôi cất cánh khi mặt trời đã lên khá cao.

        Chúng tôi bay về hướng Tuapxe, dọc theo bờ biển. Phía bên này là núi, còn phía bên kia là biển mênh mông không bờ bến.

        Đằng trước là Mikitchencô, bên phải đồng chí ấy là tôi, bên trái - Eptôđiencô và Martưnôp, phía sau và cao hơn - Đmitriep và Cudơnhetxôp.

        Tôi liên tục nhìn xuống phía dưới, xuống thành phố. Toàn bộ thành phố đã bị đào bới, bị chia cắt bởi các tuyến phòng thủ. Ớ nhiều nơi, công việc đồng áng vẫn tiếp tục. Thành phố luôn cảnh giác. Chúng tôi cũng vậy. Là những người đầu tiên trong số các phi công trẻ được xuất kích đi yểm hộ bộ binh, chúng tôi nhận nhiệm vụ với niềm tự hào vì được tin tưởng lớn lao đến như vậy. Phía dưới - Đagômưs, Gôlôvinca, Ladarepscôie, Macôpxe, Tuapxe lần lượt bơi qua.

        Theo như tính toán thì bây giờ phải là phòng tuyến mặt trận. Trong trí tưởng tượng của tôi thì đấy phải là các đường giao thông hào nhằng nhịt, những luồng đạn không bao giờ ngớt bắn ra từ hai phía. Nhưng ở đấy, ở vùng núi hoàn toàn khác hẳn. Tôi chỉ thấy những bựng sáng riêng biệt của những phát đạn đại bác bắn.

        Còn kẻ địch trên không ở đâu? Tôi nôn nóng và hơi lo sợ phải gặp chúng. Chúng nó sẽ như thế nào hở kẻ thù của tôi? Củng còn non trẻ như tôi, hay đã dày dạn kinh nghiệm như một con sói già trên không? Tự điều khiển mình ra sao, hành động của tôi sẽ thế nào? Tôi có giữ được bình tĩnh và tự chủ được hay không?

        Hàng chục câu hỏi đã nảy sinh, và chỉ khi chạm trán với kẻ địch thì mới có thể trả lời được câu hỏi ấy.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM