Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:28:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tiêm kích sống bằng chiến trận  (Đọc 53307 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2016, 09:09:28 pm »

      
        - Tên sách: Tiêm kích sống bằng chiến trận

        - Tác giả: Nhicôlai Xcômôrôkhôp

        - Người dịch: Phicôngtiêmkích (Nguyễn Công Huy)

        - NXB: Quân đội nhân dân

        - Số hóa: Giangtvx



        Tác giả cuốn tiểu thuyết "Tiêm kích sống bằng chiến trận" là Nguyên soái không quân, Phi công chiến đấu công huân, được tặng thưởng 2 lần danh hiệu Anh hùng Liên Xô (cũ). Nguyên là Hiệu trưởng Học viện Không quân mang tên Iuri Gagarin. Đồng chí đã tham gia chiến tranh từ tháng 12 năm 1942 với cương vị là một phi công chiến đấu, tham dự 143 trận không chiến, bản thân bắn rơi 46 máy bay địch, cùng đồng đội tiêu diệt 8 chiếc khác.

        Trong cuốn tiểu thuyết này, đồng chí kể lại những trận không chiến ác liệt, chủ nghĩa anh hùng và lòng quả cảm của các phi công Xô viết, và miêu tả lại rõ nét, sinh động cuộc sống ngoài mặt trận...

        Hy vọng bạn đọc sẽ hiểu được phần nào và học hỏi thêm những đức tính quỷ báu ấy của những công dân Xô viết trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại...

        Bản dịch đầu tay này chắc chăn sẽ có những thiếu sót. Rất chân thành cảm ơn những ỷ kiến đóng góp của bạn đọc.


Người dịch        

« Sửa lần cuối: 28 Tháng Hai, 2020, 07:17:26 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2016, 08:47:35 am »


MỤC LỤC
       
        Tiểu thuyết đã nảy sinh như thế nào.   

        Chương 1: Hồi chúng tôi 20 tuổi   

        Chương 2: "Atler" có nghĩa là "Đại bàng”   

        Chương 3: Những cơn dông Cuban.   

        Chương 4: Chào Ucraina.   

        Chương 5: Vùng trời Cursk và Đônbat.   

        Chương 6: Ôi! Đnhiprô, Đnhiprô...   

        Chương 7: Lại đến Hắc Hải lần nữa.   

        Chương 8: Trên phòng tuyến của Đnhextrơ.   

        Chương 9: Bukharet - Xôphia.   

        Chương 10 - Đường đến Bengrat.   

        Chương 11: Dưới cánh là Hunggari.   

        Chương 12: Trên Buđapet.   

        Chương 13: Bản Van-xơ thành Viên.   

        Phần kết   

       


Tiểu thuyết đã nảy sinh như thế nào

        Một lần, khi soạn đống thư từ của mình, tôi có đọc lại một bức thư hoàn toàn khác thường do các học viên trường cao đẳng Hàng không Khaccôp mang tên X.I.Grisep viết cho tôi như sau:

        Kính gửi đồng chí thiếu tướng!

        Xin đề cập tới đồng chí một vấn đề thường thôi thúc chúng tôi:

        Tất cả mọi người vẫn thường nói với chúng tôi - những phi công tiêm kích tương lai: "Hãy sánh với những người Anh hùng! Hãy học ở họ lòng dũng cảm và tinh thần gan dạ! Hãy rèn luyện cho mình những phẩm chất cần thiết trong chiến đấu!".

        Chúng tôi, lẽ dĩ nhiên phải tiếp nhận những lời giáo huấn ấy, nhưng đồng thời lại suy nghĩ: vậy học lòng dũng cảm của những người Anh hùng như thế nào?

        Chừng như, trước tiên muốn trả lời được câu hỏi này thì cần phải hiểu được tường tận rằng lòng dũng cảm bắt nguồn từ đâu?

        Chiến công - đấy là đỉnh cao của sự biểu lộ lòng dũng cảm. Nhưng chiến công không thể tự xuất hiện được. Nó phải bắt đầu từ một cái gì chứ, nó phải có nguồn gốc đầu tiên của nó chứ. Chúng tôi hiểu rằng có biển Catxpiên bởi có dòng Vonga đổ nước vào đấy. Và dòng Vonga lại bắt nguồn từ một nguồn nước nhỏ.

        Vậy thì, nguồn gốc của lòng dũng cảm ở đâu?

        Biết rằng, những phi công Anh hùng nổi tiếng từng tham gia trong những trận không chiến với bọn phát xít trước kia đều ở lứa tuổi 20. Hầu hết chúng tôi bây giờ cũng cùng ở lứa tuổi ấy, nhưng không một ai trong số chúng tôi dám so sánh mình với những phi công kỳ cựu của cuộc chiến tranh qua. Thành ra, những lớp người đi trước như khác biệt hẳn với lớp chúng tôi bây giờ. Nếu vậy, để xuất hiện lòng dũng cảm, cần phải có những phẩm chất nào đấy rất khác thường? Hoặc là tất cả mọi chuyện đều ở trong những hoàn cảnh thật đặc biệt? Nhất trí với điểm này hay điểm khác thì có nghĩa là phải dừng lại ở vấn đề - những mầm mống của lòng dũng cảm còn đang tiềm ẩn trong mỗi người chúng tôi, và sẽ nảy nở khi gặp hoàn cảnh thích hợp đòi hỏi.

        Và nếu như các mầm mống ấy còn tiềm ẩn thì cần phải chăm sóc cho chúng phát triển ra sao?

        Cùng chiến đấu với Alêchxăngđrơ Pôkrưskin và Ivan Côgiêđup có hàng nghìn người đều ở lứa tuổi như họ. Nhưng có nhiều người nổi trội hẳn lên được như họ hay không? Đâu phải ai cũng có sự thử thách của lòng dũng cảm. Và lòng dũng cảm đâu có cho được tất cả mọi người. Đấy là tài năng thiên bẩm, thiên phú cho chăng? Nếu như không được trời cho thì đành bó tay sao?

        Chúng tôi nhớ đến Alêchxây Maretxep. Anh đã có đủ nghị lực vượt được qua phòng tuyến dù bị thương nặng, có đủ sức lực để học bay với đôi chân giả... Lòng dũng cảm ai mà không thèm muốn. Nhưng lấy nó ở đâu?

        Có thể, khi có được mục đích cao cả rồi thì sẽ nảy sinh ra lòng dũng cảm lớn lao chăng?

        Chúng tôi đã được đọc những truyện viết về nhà du hành vũ trụ Satalôp. Anh rất hồi hộp khi bay vào vũ trụ lần thứ 2. Nhưng vẻ ngoài anh lại tỏ ra rất bình tĩnh. Có lẽ, tính chất đặc biệt của nhiệm vụ đã cho anh sức mạnh?

        Khi nhìn lại một số học viên của chúng tôi. Trước mắt họ củng là một mục đích lớn lao, đầy sức quyến rủ - trở thành những phi công tiêm kích. Bước vào nghề phức tạp này củng cần phải có quyết tâm cao. Nhưng chúng tôi thấy được gì? Số này thì đáp ứng được chương trình, số khác thì vật lộn chật vật, nhưng vẫn muốn bay. Tại sao mục đích được đặt ra trước họ lại không làm cho họ mạnh mẽ lên được?

        Nếu như không cho rằng lòng dũng cảm là phẩm chất bẩm sinh, nếu như không cho rằng lòng dũng cảm chỉ nảy sinh trong những tình thế đặc biệt, thì có lẽ phải dừng lại ở vấn đề là lòng dũng cảm đều có trong từng con người và trở thành hiện tượng thường xuyên trong cuộc sống.

        Trong trường hợp ấy, tìm kiếm lòng dũng cảm thế nào? Bắt đầu từ đâu?

        Đấy là tất cả những vấn đề từng thôi thúc chúng tôi. Đồng chí đã từng tham gia chiến tranh khi đồng chí 20 tuổi, và đã được phong tặng danh hiệu hai lần Anh hùng Liên xô. Chúng tôi rất mong muốn nhận được những câu trả lời của đồng chí".

        Bức thư đã làm tôi suy nghĩ rất lung và làm cho tôi hồi tưởng lại cả một quãng đời. Tôi càng suy nghĩ thì càng thấy việc trả lời các câu hỏi của các học viên đặt ra quả không phải là chuyện đơn giản. Tôi hình dung lại tất cả cuộc sống của mình những năm ngoài tiền tuyến, những bạn hữu từng sát cánh chiến đấu, nhớ lại từ đầu, từ lúc chúng tôi học tập, rèn luyện ra làm sao, phải trả một giá như thế nào để giành lấy chiến thắng, và dần dà như vậy, cuốn tiểu thuyết này đã nảy sinh.

Tác giả       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2016, 08:50:33 am »

    
Chương I

HỒI CHÚNG TÔI 20 TUỔI

        Cha mẹ tôi là những người dân Vonga. cả hai đều làm việc trên dòng trường giang của nước Nga - thủy thủ và chài lưới. Từ những năm tôi còn nhỏ, cha mẹ tôi đã hướng tôi - đứa con trai độc nhất trong gia đình vào công việc ấy. Và nghĩ rằng tất cả cuộc đời mai sau của tôi sẽ gắn bó với dòng Vonga và làng quê Lapôt thân yêu. Sau này làng tôi đổi tên thành làng Belôgorxcôie thuộc huyện Zôlôtôp và tỉnh Xaratôp. Tôi rất yêu làng quê của tôi với dòng sông rộng mênh mang, bao la mà xưa kia Xtêpa1  Radin - lãnh tụ của phong trào khởi nghĩa của nông dân (những năm 1600) từng hoạt động. Tại sao quê lại có tên là Lapôt? (tên một loại giày bện bằng cỏ chỉ ôm lấy gan bàn chân). Trong khi ở thôn, mọi người dân kéo thuyền đã đi những đôi giày cỏ bằng những đôi "giày" bện bằng cây thùy liễu rồi, vì loại cây này mọc khá nhiều trong các khe lạch. Cách làng không xa có một mỏm đá phủ đầy rêu. Có một bài dân ca Nga hát về cảnh ấy. Khu vực đó củng là nơi xưa kia Radin đã lập nhà tù giam bọn cường hào. Dòng họ của nhiều người dân nơi đây phản ánh nhiều sự kiện có liên quan tới thời ấy. ví dụ như gia đình Xcômôrôkhôp (có nghĩa là người hát rong) chẳng hạn. Nghe kể lại là cùng với thời Xtêpan Radin xưa kia, những người hát rong đã đến định cư ở làng tôi khi cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, và từ đó xuất hiện dòng họ Xcômôrôkhôp.

        Từ thời thơ ấu, tôi đã rất yêu vùng quê của tôi với quá khứ vẻ vang, với khí hậu khắc nghiệt, với những phong tục, tập quán, truyền thống địa phương, và bao giờ tôi củng bị giày vò đến khổ sở nếu một khi tôi không nghĩ về đó.

        Cảm giác khổ sở ấy đôi khi ập đến trong thời gian thử thách khắc nghiệt của cuộc chiến tranh qua, nhưng nó không làm tôi mềm yếu, mà càng tôi luyện cho tôi cứng rắn thêm.

        Tuổi trẻ và tất cả quá khứ của nó thật quý giá đối với mỗi chúng ta. Đáng kể chi khi nó trôi qua với những bộ quần áo vá chằng vá đụp, cùng với cái đói rét, căm giận và sự bất công. Theo thời gian, mọi thứ xấu xa sẽ bị lu mờ, còn những cái tốt, quý giá sẽ được giữ lại bền chặt.

        Sự âu yếm hiếm hoi của người mẹ, sự nghiêm khác nhưng đòi hỏi công bằng của người cha, sự quan tâm thân thiết và săn sóc của người chị Panhia - tất cả những cái đó mãi mãi hằn sâu trong ký ức tôi, sưởi ấm cho tôi trong những phút giây nặng nề nhất của cuộc sống.

        Khi tôi tốt nghiệp lớp 3 trường làng, gia đình tôi chuyển về Axtrakhan. Bố tôi sang làm thủy thủ ở xà lan. Tôi cùng với người giữ chân tiếp phẩm và bồi bếp, chúng tôi thường xuyên đi câu. Thời ấy, cá ở sông Vonga sẵn hơn bây giờ rất nhiều. Mỗi lần câu - số cá vừa đủ ăn, vừa đủ đem ra chợ bán. Cá là mặt hàng cấm, nhưng vì tôi là đứa nhóc con nên cũng có thể tha thứ được, và trong trường hợp bất đắc dĩ, tôi cũng đành phải hứng chịu những cái bợp tai nhẹ nhàng, về sau, bố tôi dạy tôi cách đan lưới. 5 giờ. sáng tôi bị đánh thức, nhận công việc xong, tôi chạy đến trường học, trở về nhà, làm bài xong là tiếp tục vơ lấy lưới để đan. Cứ thế, ngày tiếp ngày. Việc đan lưới theo tôi cả vào trong giấc ngủ, trong những giấc mơ.

        Axtrakhan - không như làng Lapôt. Đó là thành phố độc đáo với nhiều tiếng nói khác nhau, với điện Cơremlanh nổi tiếng, với chợ Tácta muôn hình muôn vẻ, với tiếng ồn ào của bờ Vonga. Vậy mà không chinh phục được một đứa trẻ nông thôn, không lôi kéo được nó vào trong quỹ đạo của cuộc sống thành phố thiên hình vạn trạng ấy.

        Tôi đã phát hiện được điều làm tôi ngạc nhiên. Thì ra, tổ tiên của Vlađimia Ilich - đã sống ở Axtrakhan. Ông Nhicôlai Vaxilêvich Ulianôp và ông Ilia Nhivôlaiêvich đá từng tốt nghiệp trường trung học của địa phương. Trong thành phố còn giữ được ngôi nhà của gia đình họ.

        Trong đời, tôi được đi thăm khá nhiều thành phố trong nước và ngoài nước. Mỗi lần thăm, tôi lại thấy rõ rệt hơn về niềm tự hào của nhân dân địa phương đối với những người con ưu tú của họ. Tôi lại càng không thể không quan tâm tới những người dân Axtrakhan, những người đã biết sưu tầm và cất giữ những tài liệu quý giá có liên quan tới dòng dõi tổ tiên của Vlađimia Ilich Lênin. Những tài liệu lưu trữ này được bảo quản tại viện bảo tàng địa phương. Qua tài liệu nghiên cứu chúng ta có thể hiểu được là ông của Lênin đã kết hôn vớì Anna Alêchxâyepna - con gái của ông Alêchxây Xmirnôp - một người dân thường của Axtrakhan. Họ sinh hạ được bốn người con. Ngoài ngôi nhà ra, họ không còn gì khác, cả nhà sống bằng tiền công của người chủ gia đình - nhân viên của xưởng may thủ công nghiệp.

--------------
1. Người Nga có cách gọi thân mật đối với những người gần gũi, quý trọng, chảng hạn Xtêpan thành Xtêpa; Xecgây thành Xeviogia, v.v...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2016, 08:52:24 am »

        Thành phố lớn mang đặc tính khác thường như Axtrakhan - là một trường học tốt cho lứa trẻ. Ở đấy, tôi đã biết được rất nhiều điều thú vị. Một thời gian ngắn thôi, tầm hiểu biết của tôi được mở rộng ra khá nhiều, tôi có thêm những người bạn mới, những lúc rỗi rãi sau khi học và hết việc chúng tôi lại kéo nhau ra sông Vonga.

        Vonga - dòng sông của thời thơ ấu và tuổi trẻ của tôi. Đến bây giờ, khi được nghe nghệ sĩ Lutmila Zưkina hát bài "Từ nơi xa kia dòng Vonga chảy dài lâu", tôi lại hồi tưởng lại đôi bờ dựng đứng của Vonga. Bao nhiêu là nỗi buồn vui, cay đắng và đủ thứ trò nghịch ngợm của tôi đã gần bó với dòng đại trường giang của nước Nga này. Tôi đã lớn lên, đã trưởng thành, đã được thành người trên bờ sông ấy.

        Sau khi tốt nghiệp trường dạy nghề FZO, tôi trở thành thợ nguội, sau đó là thợ tiện trong nhà máy mang tên "Quốc tế III". Cũng ở đó, tôi đã học xong chương trình lớp 7. về sau, tôi còn vào trường trung cấp chuyên nghiệp thư viện, mà ở đó tôi đã được bầu là bí thư ban chấp hành đoàn.

        Nhưng cuộc sống của tôi thực sự chỉ bắt đầu khi tôi gia nhập Câu lạc bộ Hàng không.

        Từ lâu rồi, những người trong những bộ quần áo màu xanh sẫm, đội mũ ca nô, thắt dây đai lưng, mà tôi chỉ được gặp một lần đã chinh phục trái tim tôi. Các bạn trẻ này làm tôi thèm muốn bởi phong thái đĩnh đạc, can đảm, khỏe khoắn, và... cả y phục của họ nữa. Sau này, không ít lần tôi thấy rằng, hình thức bên ngoài của các nhà chuyên môn thuộc nghề nghiệp này hoặc nghề nghiệp khác còn lâu mới đóng vai trò cuối cùng trong việc thức tỉnh sự chú ý của các bạn trẻ đối với nghề nghiệp ấy. Bọn trẻ thường phát hiện các phi công từ xa, tụ tập thành đám đông để tiếp đón và tiễn đưa.

        Trong và sau chiến tranh, binh chủng không quân cúng có những bộ quân phục khá đẹp: quần xanh sẫm với những đường viền màu xanh da trời, áo cổ đứng màu xanh xám với quân hàm màu vàng, mũ ca nô hoặc mũ kê pi hàng không gài phù hiệu với hình "bắp cải" hoặc "con cua". Tôi biết nhiều phi công chiến đấu hiện nay, họ đã đến với ngành qua sự tác động của bộ quân phục này.

        Vậy thì, sẽ có độc giả cố chấp sẽ hỏi - chẳng qua là anh bị quyến rủ bởi hình thức bên ngoài chứ gì?

        Cái đó hoàn toàn không hẳn như vậy. Thời ấy, không quân và những người trong ngành hàng không luôn được phủ một vòng hào quang sáng ngời của tinh thần anh dũng và những chiến công hiển hách. Tôi cũng như các thanh niên khác không thể không xao xuyến, khâm phục những chiến công của M.v. Vôđôpianôp, I.v. Đôrônhin, N.P-Kamanhin, X.A. Lêvanhepski, A.V.Liapiđepski, v.c. Môlôcôp, M.T. Xlepnhôp - những người đầu tiên của đất nước được tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô.

        Chúng ta không thể không khâm phục chuyến bay từ Mátxcơva qua Bắc cực sang nước Mỹ của v.p. Trcalôp, G.F.Baiđucôp, A.V.Beliacôp và sau đó là M. M.Grômôp, A.B.Iumansep và X.A. Đanhilin, lòng can đảm của các nữ phi công Xô viết V.X.Grizôđubôva, M.M.Raxcôva, P.D.Oxipencô.

        Vào thời ấy khắp đất nước vang lên lời kêu gọi: "Đoàn viên thanh niên Cômxômôn, lên máy bay!".

        Qua đó mới hiểu được rằng khi chúng tôi gặp những phi công về nghỉ ở Axtrakhan khác nào được gặp những người nhà trời từ thế giới khác tới. Và thế giới đầy bí ẩn, kỳ lạ ấy đã lôi cuốn nhiều người trong số chúng tôi. Tôi củng nằm trong số đó.

        Những phi công từng tốt nghiệp câu lạc bộ hàng không chắc chắn sẽ mãi mãi còn giữ được những hồi ức đẹp đẽ nhất về những chuyến bay đầu tiên. Đấy không chỉ là ý kiến của riêng tôi. Rất nhiều phi công kỳ cựu, nổi tiếng cũng đều dùng những lời lẽ trong sáng nhất để nói về việc học tập của mình trong câu lạc bộ hàng không.

        Vậy mọi chuyện ở đó ra sao?

        Tôi nghĩ rằng, trong câu lạc bộ hàng không, tất cả đều được trải qua những cảm giác mới mẻ lạ thường. Như chuyến bay đơn đầu tiên chẳng hạn. Nó gây ấn tượng xúc động mạnh mẽ không gì so sánh được. Anh - một người bình thường trên trái đất, bỗng chốc trở thành người làm chủ tầm cao! cảm giác của độ cao cũng thật lạ thường. Nó gây trong tâm khảm cảm giác hồi hộp đến run sợ mà suốt cả cuộc đời mình không thể nào lãng quên nổi.

        Đấy, trong câu lạc bộ hàng không, những gì vây quanh anh, hướng anh vào cảm giác của tầm cao, mãi mãi là kỷ niệm sâu sắc nhất chính là vậy.

        Với riêng tôi thì không một câu lạc bộ hàng không nào có thể sánh được câu lạc bộ hàng không Axtrakhan, và không một giáo viên bay nào tuyệt vời hơn Lep Ivanôp - người thày dạy bay của tôi. Đó là một người luôn tự chủ được mình, mà chúng tôi luôn ngưỡng mộ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2016, 08:55:14 am »

        Những chuyến bay cảm giác đầu tiên, chúng tôi được chỉ dẫn làm động tác xoắn ốc. Không vực bay hầu như ở ngay trên đỉnh nhà máy của tôi. Tôi còn nhớ là sau khi cất cánh, chúng tôi lấy độ cao. Nhìn xuống dưới, tôi ước mong rằng sẽ cảm động làm sao nếu như bây giờ bố mẹ tôi và bạn bè tôi biết được tôi đang bay trên Vonga. Bỗng dưng, đầu máy bay ngóc lên, sau đó đổ sang một bên cánh, rồi vừa quay vừa rơi dần xuống đất. Mọi ý nghĩ bay hết ra khỏi đầu tôi, một tay tôi bám chặt vào ghế ngồi, còn tay kia bám chặt vào thành buồng lái. Tôi không còn hiểu mọi chuyện diễn biến ra làm sao cả, nhưng tất cả các hành động của tôi đều được giáo viên bay theo dõi qua tấm gương phản chiếu.

        - Bình tĩnh, Xcômôrôkhôp ạ. Hãy cầm lấy cần lái nhẹ nhàng và xem tôi làm.

        Tôi đã "cầm" cần lái nhẹ nhàng tới mức giáo viên ngồi đằng sau không thể nhúc nhích cần lái được chút nào.

        - Thả ra, đừng quá căng thẳng như thế, - tôi lại nghe thấy giọng rất bình tĩnh.

        Dần dà, tôi hồi tỉnh lại và thấy máy bay chúng tôi đang bay bằng.

        Thôi, tốt hơn hết là bây giờ cả bố lẫn mẹ lẫn bạn bè đừng có ai thấy tôi cả.

        Tiếp đó là những ngày học tập trôi qua. Học bay là một chuyện không đơn giản. Nhưng tôi đã gặp may mắn vì tôi xác định được trạng thái trên không một cách khá nhanh. Tôi luôn biết được tôi đang ở đâu và bay đi đâu. Còn đối với các học viên khác thì điều ấy đâu đã có ngay được. Chính vì xác định được trạng thái trên không nên về sau này nó giúp tôi nhiều lần thoát khỏi những tình huống hiểm nghèo. Lep Ivanôp đã giúp tôi phát triển năng khiếu ấy. Đồng chí thường nhấn mạnh rằng người phi công tiêm kích phải tin ngay vào chính mình - vì anh vừa là người dẫn đường, lại vừa là người điều khiển máy bay. Tôi củng không hiểu được dựa vào đâu mà đồng chí ấy lại quả quyết rằng tôi sẽ trở thành phi công tiêm kích. Thời gian ấy đối với tôi, điều đơn giản nhất là say mê bay. Còn giáo viên bay thì lại tìm hiểu bọn tôi, phát hiện xem ai có những năng khiếu gì.

        Đến tận bây giờ tôi vẫn còn như thấy Lep Ivanôp ngồi trong "đài chỉ huy bay" quan sát các học viên bay những chuyến bay đơn đầu tiên. Đó - đồng chí hơi ngồi xổm xuống - có nghĩa là máy bay đã tới gần đầu đường băng. Sau đấy Lep Ivanôp tập trung hết tinh lực vào chiếc máy bay đang tiếp cận dần đến chữ "T" hạ cánh. Những ngón tay của đồng chí ấy mân mê chiếc dây của cặp bay bị rơi xuống dưới cỏ. "Xuống tí, xuống tí, xuống tí nửa" - môi đồng chí ấy thầm thì, đồng thời đồng chí cũng ngồi thấp dần, thấp dần, tay phải cũng kéo tựa như đang kéo cần lái và bất ngờ ngồi bệt xuống đất...

        Tất cả đều nói rằng những mối xúc động quá lớn sẽ làm cho những nghệ sĩ mau già. Tôi cũng sẽ không lầm, nếu nói rằng đối với những người giáo viên bay tất cả cũng hệt như vậy. Đôi khi, những quá tải họ phải chịu đựng ở trên không, không thể so sánh được với những cảm xúc mà họ phải chịu ở dưới mặt đất.

        Tôi đã bay đến chuyến thứ 40. Một mình trên Axtrakhan, trên Vonga! - Trong lòng ngân đầy tiếng hát. Sau này, tôi có cả hàng nghìn giờ bay, nhưng niềm vui và nỗi xao xuyến mãnh liệt như vậy không bao giờ có nửa. Đó - Câu lạc bộ hàng không đối với tôi tại sao lại quý giá vô ngần chính là vậy đó.

        Buổi chiều, tôi về nhà trong bộ áo liền quần cùng với mủ và kính bay. Tất cả những ai có những chuyến cất cánh vào buổi sáng sớm đều được phép mặc như vậy. Đi dọc theo thành phố, trên tàu thủy, đâu đâu tôi củng bắt gặp những cái nhìn thán phục của mọi người, nhất là những chàng trai trẻ cùng trang lứa tôi. Tôi không được tự nhiên lắm trước sự chú ý ấy - nên bối rối và đỏ bừng mặt.

        Về tới nhà. Bố tôi thì đã biết là tôi tham gia câu lạc bộ hàng không rồi, mẹ tôi thì chưa hay chuyện ấy. Mẹ không hiểu ngay được vì sao tôi lại xuất hiện trong trang phục như vậy.

        - Mẹ ơi! Mẹ biết không, ngày hôm nay con đã cất cánh đầu tiên đưa máy bay lên trời đấy. Mẹ chúc mừng con đi!

        Cho tới bấy giờ mẹ tôi mới vỡ lẽ. Người ôm lấy tôi, ghì vào ngực và khóc.

        Mẹ, Mẹ ơi!...

        Cụộc đời mẹ phải gánh chịu đau thương quá nhiều, mà niềm vui lại quá ít. Mẹ nghĩ rằng niềm an ủi của mẹ trong cuộc đời là được sống cạnh đứa con trai. Vậy mà bầu trời đã lôi cuốn nó. Và một khi bầu trời, nơi mà trước kia mọi người chỉ biết nhìn lên đó để khấn vái đã thu hút những người đi chinh phục nó thì còn đổi thay làm sao được nữa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2016, 08:56:48 am »

        Bầu trời quả là đã chia cách chúng tôi. Mùa thu năm 1940, chủ nhiệm Câu lạc bộ hàng không - đồng chí thiếu tá Panlô đã chúc mừng chúng tôi những lời chúc tốt đẹp nhân ngày lễ tốt nghiệp. Chờ đón chúng tôi ở phía trước - là trường hàng không. Từ ngày ấy, tôi rất ít khi được gặp lại bố mẹ. Giờ đây, chỉ còn mỗi mình mẹ tôi - Elêna Lazarepna là còn sống, Người đã 90 tuổi và vẫn ở lại nơi làng quê thân yêu của chúng tôi. Bố tôi mất sau chiến tranh, thọ 80 tuổi.

        Tôi nhận được quyết định về học ở trường hàng không Bataisk - nơi đào tạo các phi công tiêm kích.

        Cuộc đời quân ngũ của tôi thực sự bắt đầu từ tháng 12 năm 1940.

        Bataisk - đấy là một thành phố nhỏ với các tiện nghi còn thiếu thốn ở cách Rôstôpna Đônu không xa lắm. Đó cũng là thành phố mới thứ hai trong đời tôi. Sau này, tôi qua rất nhiều thành phố, nhưng Axtrakhan và Bataisk chiếm vị trí đáng kể trong ký ức - ở đó, tôi đã vượt qua được những nấc thang đầu tiên đầy gai góc trên con đường vào bầu trời.

        Ở trong trường, các phi công phải chấp hành mọi chế độ một cách nghiêm ngặt. Với một người lớn lên bên bờ Vonga như tôi thì không dễ dàng gì thích nghi ngay một lúc được. Thời gian đầu tiên, tôi thăng tiến như "diều gặp gió". Tôi được cử làm tiểu đội trưởng, sau đó là trung đội trưởng. Rồi tiếp đó là - a lê hấp - bị giam trong nhà giam năm ngày. Tôi bị kỷ luật bởi sự thật thà và cả tin của mình. Sự thể là thế này. Đồng chí phụ trách nhóm - chuẩn úy Sôcôlaep lắm lúc không muốn lên lớp, chỉ huy việc tập đội ngủ nên đôi khi giao việc ấy cho tôi. Còn tôi thì đã lấy đâu ra kinh nghiệm chỉ huy? Vậy là, hết học viên này đến học viên khác kêu bị phồng chân, tôi tin như vậy và cho nghỉ hết. Tới lúc đồng chí phi đội trưởng kiểm tra đột xuất thì mới phát hiện ra là không ai bị xây sát tí gì. Số học viên ấy bị tống giam và tôi cũng vậy. Phi đội trưởng còn không thèm nói với tôi một lời nào. Có lẽ, bằng biện pháp nghiêm khắc như vậy, đồng chí ấy muốn dạy tôi một nguyên tắc chỉ huy bất di bất dịch: tin ở cấp dưới nhưng phải kiểm tra họ. Tôi thật đau đớn, khổ sở, vết thương lòng này chẳng bao giờ phai mờ. Từ bấy đến suốt cuộc đời tôi, tôi đã tránh được những quyết định nghiêm khắc cứng nhắc một khi có liên quan tới sinh mệnh chính trị của mọi người. Mọi chuyện trong cuộc sống diễn ra thật thiên hình vạn trạng, bắt ta phải khắc nghiệt, đòi hỏi đôi khi quá mức, nhưng trong tôi hình như còn có "một con người khác" luôn luôn nhắc nhở tôi đề phòng đừng mắc sai lầm, gây ra những vết thương lòng không đáng có.

        Chương trình ở câu lạc bộ hàng không đơn giản hơn ở trường đào tạo các phi công. Trong trường, chúng tôi học những lý thuyết cơ bản và bay rất nhiều. Các giáo viên, các thày dạy bay đều là những người dày dạn kinh nghiệm. Tôi còn nhớ thiếu úy Côstưrcô đã biểu diễn cho tôi xem những động tác nhào lộn phức tạp với trình độ điêu luyện. Tôi ước ao, mong cho mình cũng đạt được trình độ ấy.

        Chúng tôi đã học được một năm ba tháng.

        Thời gian ấy, có những biến cố xảy ra, làm thay đổi số phận của hàng triệu con người.

        Ngày 22 tháng 6 năm 1941, chúng tôi vẫn ở trong doanh trại.

        Đó là ngày chủ nhật, không tổ chức bay nên không báo thức sớm, mà đúng như thường lệ, vào lúc bảy giờ sáng.

        Mặt trời chói lòa của mùa hè khua chúng tôi dậy. Chúng tôi tập thể dục xong, chuẩn bị đi ăn cơm sáng... Doanh trại chúng tôi không có đài truyền thanh công cộng, nên chúng tôi là một trong số nhóm nhỏ của những người được hưởng hòa bình lâu hơn những người khác vài tiếng đồng hồ.

        Tiếng chuông điện thoại của Ban tham mưu réo lên và báo một tin khủng khiếp: Chiến tranh!

        Thoạt tiên, mọi người nghĩ ràng chắc đấy là một tin lầm lẫn. Nhiều đồng chí còn khẳng định chẳng qua chỉ là sự hiểu lầm.

        Nhưng đó lại là sự thực.

        Tin tức nặng nề ấy không làm cho chúng tôi kinh ngạc. "Gây sự ư?" Được rồi, chúng ta sẽ nghiền bọn bay thành bột!". Tất cả chúng tôi đều tin như vậy. Sau đó, không rõ từ đâu lại nhận được tin là Xtalin đã ra chỉ thị cho Timôsencô trong vòng năm tiếng đồng hồ phải tống cổ hết bọn Hítle ra khỏi bờ cõi của đất nước. Và chúng tôi, những con người ngây thơ, đã nhìn đồng hồ, chờ đợi tin báo kết quả tiêu diệt lủ xâm lược càn bậy.

        Ảo tưởng của chúng tôi tan biến, không đọng lại chút dấu vết nào khi một đồng chí từ trường chính trị về nói chuyện tại buổi mít tinh. Tất cả những gì mà đồng chí ấy thông báo đều làm chúng tôi ngạc nhiên. Tại sao lại có thể như vậy được nhỉ? Bọn phát xít đã giày xéo lên đất nước chúng ta, còn chúng ta lại không cản chúng lại. Chúng tôi vẫn nghĩ rằng chúng tôi luôn sẵn sàng giáng trả những đòn thích đáng vào bất kỳ kẻ nào dám cả gan xâm lược Tổ quốc chúng tôi. Chúng tôi tin tưởng thiêng liêng vào những lực lượng và sức mạnh của đất nước. Vậy mà bây giờ thế đấy...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2016, 08:58:36 am »

        Dẫu rằng chúng tôi ở cách xa chiến tranh, nhưng những tin tức về tình hình chiến sự đã làm thay đổi tất cả. Mọi người chừng như trở nên sáng đẹp hơn, sống giản đơn hơn. Tất cả những nỗi bực dọc nhỏ nhen, những chuyện cãi nhau vặt vãnh, những sự không hài lòng tự dưng biến mất. Một nguyện vọng bao trùm lên tất cả chúng tôi là phải chuẩn bị mọi mặt thật nhanh, thật tốt để đương đầu với quân thù.

        Chúng tôi phải làm sao nắm thật vững tính năng loại máy bay tiêm kích I-16.

        Lần đầu tiên tôi thấy loại máy bay này hồi ở Bataisk. Từ đó tôi cứ mơ ước được bay trên loại máy bay ấy.

        Bây giờ, giấc mơ ấy đã trở thành hiện thực...

        "Masa, ước gì giờ đây em biết được bọn anh đang bay trên loại máy bay như thế nào... Tính năng của nó đạt tốc độ và độ cao mới tuyệt vời làm sao!" - Tôi xúc động viết cho một cô gái có tính cách dịu dàng, điềm đạm, chúng tôi đã kết bạn với nhau hồi tôi học ở trường trung cấp thư viện Axtrakhan. Tôi viết và biết rằng cô ta sẽ hiểu và củng chia sẻ niềm vui với tôi như với một người bạn tốt, chân thành. Những lá thư đầu tiên, tôi viết đều dè dặt, vắn tắt, chẳng dòng nào có tính trữ tình cả.

        Máy bay I-16 tự giới thiệu cho chúng tôi biết rằng nó rất khỏe khoắn và dũng mãnh. Thành ra, trước chuyến bay đơn đầu tiên, không ít người trong số chúng tôi trở nên rụt rè. Nhận thức về việc chúng tôi sẽ chiến đấu trên loại máy bay này đã tạo cho chúng tôi tính cương quyết.

        Chúng tôi sẽ phải chiến đấu... Chúng tôi tin, mà lại không tin điều ấy. Một ý nghĩ cứ bám chặt lấy chúng tôi là sự rút lui của Hồng quân chỉ là tạm thời, chẳng bao lâu nữa, chúng tôi sẽ giành thắng lợi. Một số người còn buồn phiền, cho rằng rồi họ sẽ không thấy được mặt thằng lính Đức ra làm sao, không được nện nhau với chúng.

        Chúng tôi thật ngây thơ không biết tí gì về cuộc chiến tranh hiện tại, không nhận thức được mối hiểm nguy nghiêm trọng tới mức độ nào đang đe dọa đất nước, càng không thể đoán trước được là chúng tôi sẽ phải chịu đựng bao nỗi gian truân, cơ cực, và nhiều người trong số chúng tôi vĩnh viễn không bao giờ hiểu được cuộc chiến tranh kết thúc khi nào và ra sao.

        Còn bọn Đức thì ngày càng tiến tới gần Mátxcơva, nỗi báo động bao quanh chúng tôi ngày càng lớn hơn.

        Mọi ảo tưởng của chúng tôi sụp đổ hoàn toàn khi đầu tháng 10 năm 1941, hai chiếc máy bay I của chúng tôi cất cánh lên gặp bọn "Iunker" đang điên cuồng ném bom xuống chiếc cầu bắc qua sông Đông, gần Rôstôp. Bay trên một chiếc I-16 là một giáo viên bay của phi đội bạn. Thằng "Iunker" đã bắn đồng chí ấy một loạt đạn dài, khó nhọc lắm đồng chí ấy mới về được đến sân bay của mình.

        Chúng tôi vây quanh máy bay. Và chiến tranh đã nhìn chúng tôi bằng những lỗ thủng thực tại trên những cánh máy bay I.

        Tất cả đảo lộn lên hết.

        Chúng tôi giải tán về các phi đội với tâm trạng nặng nề. Mấy phút sau, chúng tôi được triệu tập đến cạnh các dãy lều bạt. Một đồng chí từ trường chính trị tới, không biết lần này đồng chí ấy định thông báo những gì?

        Chúng tôi chăm chú lâng nghe và dần hiểu, đánh giá lại trận đánh vừa qua. Và lần đầu tiên chúng tôi đã hiểu được rằng trong chiến tranh, có nhiều trường hợp thành tích của trận đánh không cần đánh giá bằng số lượng máy bay địch bị bắn rơi, mà phải tính xem mục đích của trận đánh có đạt được hay không.

        Nhiệm vụ chiến đấu đầu tiên của chúng tôi là phải cất cánh bảo vệ chiếc cầu chiến lược qua sông Đông, không được để cho kẻ địch phá hủy. Các biên đội của chúng tôi đã hoàn thành được nhiệm vụ ấy - tất cả các loạt bom của kẻ thù đều ném chệch mục tiêu. Không ai cần quan tâm đến chuyện máy bay I-16 vũ trang kém, khó chống chọi với bọn "Iunker". Các giáo viên bay của chúng tôi chấp nhận sự hy sinh trong không chiến. Họ kiên trì tấn công bọn phát xít, chia cắt đội hình chúng, không cho chúng ngắm bắn, ném bom vào mục tiêu.

        Chúng tôi đã tiếp nhận bài học đầu tiên về lòng dũng cảm chân chính là vậy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2016, 09:03:18 am »

        Lớp học viên chúng tôi nổ ra cuộc tranh luận sôi nổi. Liệu chúng tôi có hành động được như vậy hay không? Chúng tôi có đủ tinh thần gan dạ để tấn công kẻ thù như vậy không? Một số nôn nóng: "Được! Chỉ cần cấp trên cho cất cánh mà thôi!". Số khác thì lặng im, trầm tư suy nghĩ, cân nhắc để tự rút ra kết luận cho riêng bản thân mình.

        Bánh xe chiến tranh đã lăn tới gần chúng tôi. Càng ngày báo động càng nhiều và thi thoảng còn loan cả những tin thất thiệt. Một số bọn phá hoại của Đức đã đóng giả công an để hoạt động nhưng bị tóm cổ, cũng vì vậy mà khi đi tuần tra quanh thành phố, chúng tôi đã phải cảnh giác với cả những người mặc sắc phục công an. Mọi chuyện đó tác động đến chúng tôi thực là nặng nề và trái tim chúng tôi trở nên sắt đá, tàn nhẫn.

        Trong thời gian khó khăn ấy, những người làm công tác tuyên truyền, những cán bộ nòng cốt của Đảng, của Đoàn thanh niên Cômxômôn đã đóng vai trò rất lớn. Họ đã chọn được những lời lẽ, những dẫn chứng, lập luận để củng cố thêm niềm tin trong chúng tôi thêm chắc chân vì sự nghiệp của chúng tôi là chính nghĩa, chúng tôi nhất định thắng. Qua kinh nghiệm hoạt động nhiều năm, tôi càng hiểu rằng, ở những thời kỳ khủng hoảng, bị tổn thất, để làm sao cho con người thấy được tương lai tươi sáng và giữ trọn được niềm tin thì đó là cả vấn đề quan trọng.

        Khoảng đầu tháng 10 chúng tôi nhận được lệnh đột xuất: nhanh chóng sơ tán đến Dacapcadơ. Các giáo viên bay trong thời gian ngắn đã cất cánh bay về thành phố được chỉ dẫn dọc theo sườn chính của dãy Capcadơ. Một phần học viên được đưa về khu cơ sở trung tâm để giúp cho các gia đình sĩ quan thu dọn đồ đạc. Tất cả hối hả gói ghém, thu xếp, chúng tôi chẳng có chút thời gian nào để phân tích, phán đoán xem những gì sẽ xảy ra và vì sao chúng tôi lại phải cơ động chuyển sân vội vã như vậy.

        Hòm xiểng, bọc lớn, bọc nhỏ... được chuyển ra ga, chất lên các toa vội vã, tất bật đến chóng mặt, đến không kịp thở. Không có được một phút nào rảnh để ngó lên trời, mà đúng ra lại cần phải quan sát tình hình trên đó. Bất ngờ, những máy bay của bọn phát xít xuất hiện và lao xuống ném bom. Những tiếng còi rít lên, kéo dài mãi, những tiếng nổ chát chúa, những cột khói bụi... tất cả những cái đó xuất hiện quá đột ngột khiến bọn tôi không kịp định thần. Thôi thì, ai tìm được chỗ nào ẩn thì ẩn, nấp thì nấp, cốt chờ cho đợt oanh tạc sớm kết thúc. Vậy mà nó lại kéo dài, dai dẳng tới hai tiếng đồng hồ. Bọn chúng công kích theo từng tốp nhỏ một và chẳng gặp một trở ngại nào cả. Chính điều ấy làm cho chúng tôi thực sự ngạc nhiên. Không quân của ta ở đâu nhỉ? vì sao kẻ địch lại không bị trừng phạt, vẫn ngang nhiên tiến hành cái công việc đen tối ấy của chúng? Nhiều, rất nhiều câu hỏi nảy sinh, và rất khó tìm được câu trả lời mạch lạc. Chỉ mỗi niềm tin là bọn phát xít rồi sẽ bị chúng tôi nện cho đến nơi đến chốn đã củng cố tinh thần chúng tôi.

        Chúng tôi trở lại doanh trại, nhóm giáo viên cuối cùng củng lên đường. Trên sân bay của chúng tôi thấy xuất hiện những máy bay Su-2, sau đấy là Mig-3, I-16... Quân ta đã rút lui...

        Rất nhiều những phi công chiến đấu ngoài mặt trận đã được tặng thưởng những huân chương, huy chương. Chúng tôi vây quanh họ, hỏi họ về những trận không chiến họ tham gia. Họ đều trả lời một cách miễn cưỡng, cáu kỉnh. Một ai đó trong số chúng tôi ngỏ ý rằng chúng tôi nóng lòng muốn được đi tham chiến, thì chủ nhân của một chiếc "Mig", râu ria chẳng thèm cạo trả lời:

        - Đừng nôn nóng, các bạn trẻ ạ. Dầu sao cũng không có máy bay đâu, chúng tôi còn đến hàng nửa phi đội thiếu máy bay kia kìa...

        Chúng tôi không rời các phi công chiến đấu: chúng tôi hiểu rằng, mọi trận chiến đấu của chúng tôi còn ở cả phía trước nên phải cố hỏi cặn kẽ về không quân của bọn Hítle nhất là chiến thuật và trang bị của nó. Những gì mà chúng tôi hỏi được chẳng an ủi chúng tôi là bao: bọn Đức mạnh hơn chúng ta nhiều nên chúng nắm được quyền làm chủ trên không và ngày càng trở nên càn rỡ.

        Vào cuối tháng 10, các học viên phải đi sơ tán. Những phi công của các trung đoàn chiến đấu rất luyến tiếc khi phải chia tay với chúng tôi, vì những ngày qua chúng tôi đã giúp họ phục vụ, tra nạp dầu cho máy bay, tình cảm của chúng tôi đã gán bó sâu nặng.

        - Hãy cố học đi, các bạn trẻ ạ, khắc sẽ đến lượt các bạn cùng sát cánh với chúng tôi. Tin tưởng rằng các bạn sẽ được trang bị loại máy bay tốt hơn.

        Đó cũng là những điều mà chúng tôi mong muốn và hy vọng.

        Người cuối cùng chúng tôi đến chia tay là ông già Anhixim - vị bô lão sống gần sân bay. Chúng tôi luôn được ông thết đãỉ khi thì thứ này, khi thì thứ khác, và đối xử với chúng tôi rất dịu dàng, công bằng. Gặp ông, chúng tôi như được sống trong cảnh gia đình thân thuộc. Chúng tôi rất yêu quý ông.

        Vậy mà phải giã từ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2016, 10:46:53 pm »

        Chúng tôi im lặng. Tất cả đều hiểu không cần lời nói.

        - Với các chuyến bay của các cháu, ông rất yên tâm, - ông Anhixim nói.

        Cũng dễ hiểu thôi: bởi các chuyến bay của học viên là những chuyến bay tập. Còn từ giờ là những chuyến bay chiến đấu rồi.

        Chúng tôi ra đi buồn bã.

        - Chúng cháu sẽ trở lại, ông ạ! Chúng tôi nói khi chia tay.

        - Dĩ nhiên là không thể khác được - kẻ thù rồi sẽ bị đánh gãy xương sống, - ông trả lời.

        Trong những lời nói của ông - là lòng tin sắt đá. Nó đã được truyền sang chúng tôi.

        - Hẹn ngày gặp lại ông nhé!

        - Hẹn ngày gặp lại, các con ạ!

        Chúng tôi lên đường. Khi ngoảnh lại, tôi thấy ông vẫn đứng cạnh bờ rào, đang lấy tay chùi những giọt nước mắt lăn trên đôi gò má nhăn nheo.

        Hình dáng của ông rất nhiều lần hiện ra trong ký ức tôi. Tôi cảm nhận được tình cảm và trách nhiệm trước một người dân lao động bình thường. Và có lẽ, với tôi, ông tượng trưng cho cả một dân tộc vĩ đại...

        Chúng tôi rời Bataisk với tâm trạng nặng nề. Bọn phát xít đã đến gần Rôstôp. Ngược ra phía ấy là từng đoàn, từng đoàn xe chở khí tài và các đơn vịbộ đội.

        Tất cả đều hướng ra mặt trận, còn chúng tôi lại lùi về hậu phương, lại còn rất sâu trong hậu phương nữa. Từ những nhận thức ấy, lòng chúng tôi áy náy không yên. Nhưng chúng tôi lại không ra lệnh được cho số phận của mình.

        Chúng tôi thèm được như các giáo viên bay, được xuất kích chiến đấu nơi tiền phương. Người mà tôi ngưỡng mộ là đại úy Bôgđanôp - người dẫn đầu các phi đội ấy.

        Chúng tôi hành quân rất lâu, rồi cuối cùng cũng đến nơi cần đến. Chúng tôi chui từ các toa tàu ra gặp ngay không khí oi bức ở một vùng núi bao quanh, và phía dưới là một thung lũng sáng xanh.

        Đấy chính là Adecbaigiăng.

        Đoạn đời học viên chúng tôi qua đi là thế đó.

        Nơi chúng tôi đến chẳng hề có gì, ngoài một bãi đất bằng phẳng.

        - Chúng ta sẽ bât đầu từ con số không, - giáo viên bay Vichto Cônôvalencô nói.

        Đúng như vậy thật. Chúng tôi phải cắt sửa lại cây cối, xây nhà ở, trang bị mọi thứ cho sân bay.

        Vào thời gian ấy, báo chí đến với chúng tôi vô cùng chậm và hiếm. Đài đóm thì không. Và đã xuất hiện đủ mọi tin đồn, cho dù có cắt xén đi cũng chẳng xuể được. Sau đó nhiều lần tôi thấy rằng: ở đâu cứ vắng những nguồn tin chính thức là ở nơi đó những tin đồn nhảm thống trị. Khó nói được là ai đã tung những tin ấy, nhưng chúng đều có một đặc điểm chung là luôn làm cho mọi người phải lo lắng, dẫn đến chán nản, đôi khi còn cảm thấy kinh hoàng.

        Khi giải phóng Ucraina, dân làng Bligiơnetxư cho chúng tôi xem tờ áp phích mà họ đã cất giữ từ những ngày đầu chiến tranh. Bức tranh vẽ một bà già với đôi mắt mở to, kinh hãi, đang thì thầm điều gì đó với bà già đứng bên cạnh. Sau lưng họ là vũng nước có mấy chiếc thuyền giấy của trẻ con thả ở đó. Mấy câu thơ trên tờ áp phích trích từ lời của một bài hát chế giễu những kẻ tung tin đồn nhảm, nghĩ rằng những chiếc thuyền giấy kia là những tàu chiến phóng lôi của bọn Đức.

        Thời nay, rõ ràng hình thức tuyên truyền như tờ áp phích kia còn có cái gì đó non nớt, nhưng ở thời đó, nó có hiệu lực đáng kể. Bọn phát xít chẳng dọa được ai cả. Lắm tin vịt còn ngô nghê đến nực cười.

        Thế nhưng, khi quân địch tiến đến gần thì ngay cả những tin lố bịch nhất củng có khả năng làm cho nhiều người mất tinh thần. Bây giờ cứ mường tượng lại xem tâm trạng của chúng tôi bấy giờ thế nào khi có tin là "người Đức chỉ còn cách thủ đô chẳng bao xa và chẳng mấy chốc sẽ chiếm được Mátxcơva. Sự thực quả là chiến trận đang xảy ra ở vùng ngoại ô Rôstôp. Vậy thì làm sao mà không lo lắng được?

        Chúng tôi tìm gặp các giáo viên bay. Họ xác nhận là bọn phát xít đã bị đánh tơi bời ở gần Mátxcơva, nhưng cụ thể ra làm sao thì không ai biết cả. Chúng tôi cứ cố gắng chống chọi, nhưng các nguồn tin lại làm chúng tôi nao núng. Đấy, một khi thiếu vắng các nguồn thông tin thì con người phải sống trong tâm trạng nặng nề và tinh thần mất thăng bằng như thế nào.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2016, 10:49:34 pm »

        Chúng tôi thoát khỏi trạng thái chán nản một cách hoàn toàn bất ngờ. Rakhim - người bưu tá của địa phương phi đến sân bay chúng tôi, người đẫm mồ hôi với gương mặt rạng rỡ. Anh ấy luôn xuất hiện khi biết được những tin nóng hổi. Lần này, anh ta đến với tờ báo trong tay bay phấp phới như lá cờ.

        -  Xtalin, Xtalin đã phát biểu trong ngày diễu binh!- Với giọng nói của người phương Đông, anh ta sung sướng reo to.

        - Cuộc diễu binh nào? Cái gì? ở đâu?

        - Xem đi các bạn, đăng cả ảnh nửa đây này...

        Chưa bao giờ chúng tôi thấy quý những dòng chữ trên báo đến như vậy. Chúng tôi đọc nghiến ngấu, đọc đi đọc lại, cố gắng thuộc từng đoạn một, từng lời một.

        Ngày mồng 7 tháng 11 đã tổ chức diễu binh ở Mátxcơva.

        Trên lễ đài của lăng Lênin, Xtalin đã phát biểu.

        Tất cả tựa như trước chiến tranh.

        Thế nhưng... lũ phát xít đã đến cạnh tường Mátxcơva.

        Tờ báo chuyển tải một điều kỳ diệu: nếu đã có diễu binh, nếu Xtalin đã phát biểu và quân đội đã tiến thẳng từ Hồng trường ra tiền tuyến - có nghĩa là kẻ thù đã đến lúc bị đập tan.

        Chúng tôi chính thức được hồi tỉnh, chỉ sau có vài phút thôi mà tình thế trở nên hoàn toàn khác. Tất cả những gì mang tính chất nghi hoặc đều đã bị loại trừ.

        Cả Rakhim và chúng tôi đều vui mừng, bởi anh ấy cùng chúng .tôi đều đói tin tức. Và có lẽ cả dân làng của anh củng vậy. Số phận của Mátxcơva thật quý giá vô ngần.

        Rồi sân bay dã chiến của chúng tôi cũng chuẩn bị xong. Các giáo viên bay tổ chức những chuyến "bay thử" đầu tiên. Chúng tôi còn phải có thời gian để nghiên cứu khu vực bay, địa hình quanh khu vực sân bay, vì tất cả đều mới lạ đối với chúng tôi.

        Chẳng bao lâu sau, các học viên chúng tôi cũng bắt đầu được bay. Khi các giáo viên thấy chúng tôi bay xong chương trình hồi phục, bắt đầu lập chương trình cất hạ cánh về ban đêm. Một số người, trong đó có cả tôi, "quá" may mắn được chọn làm hành khách. Thế là đã kết thúc giai đoạn "chuẩn bị đêm" của chúng tôi, mà dầu sao sau này cũng có lúc cần đến.

        Phi đội trưởng Đrus chia tay chúng tôi. Xergây Xergeêvich - một người chỉ huy mẫu mực đã về thay. Chúng tôi giữ những kỷ niệm sâu sắc với đồng chí ấy bởi lòng nhân từ, chăm lo, thấu hiểu đồng cảm với mọi người, hăng hái tham dự vào số phận mọi người.

        Phi đội trưởng cũ ra đi, tôi sống thấy dễ thở hơn vì tôi luôn bị đồng chí ấy xét nét đủ mọi khía cạnh mà chẳng mấy khi được đánh giá thành tích. Tôi còn nhớ, có một lần sau khi bay xong, tất cả vào nhà ăn rồi nhưng tôi còn phải ở lại trả một số thứ lặt vặt nên về muộn. Chuẩn úy Cudnhetxôp bắt gặp chúng tôi và ra lệnh luôn:

        - Đằng sau quay, bước!

        Thật rõ ràng là không công bằng. Tôi đến gặp chuẩn úy và bắt đầu giải thích nhưng đồng chí ấy nổi nóng, không cho tôi nói. Tôi đến tìm đồng chí đại úy Đrus.

        - Vì cuộc tranh cãi với chuẩn úy, tôi phạt giam đồng chí năm ngày.

        Chẳng cần suy luận gì, đại úy tuyên bố luôn.

        Thế là tôi lại có thêm một lần nữa để ngẫm nghĩ, mặc dù chẳng lấy gì làm thú vị. Bạn bè tôi đến thăm thì lại cứ như đổ thêm dầu vào lửa.

        - Lẽ phải sẽ phải thuộc về cậu chứ! Tất cả nói để tỏ niềm thông cảm với tôi.

        Tôi thì lại không đồng tình như vậy, bởi vì tôi đã biết khá nhiều vị chỉ huy và đã hiểu được rằng: thói hách dịch phụ thuộc vào tính cách và bản chất của từng người một. Tôi tin rằng, người nào không làm đúng chức vụ của mình thì chẳng tồn tại lâu được. Niềm tin ấy có căn cứ vì tôi đã may mắn trải qua một trường giáo dục. Bố tôi, một người lý tưởng về đức tính chân thật và công bằng đã từng dạy tôi là luôn phải sống thật thà.

        - Con không sống như vậy, con không thể hiểu được lòng tôn trọng con người, mà thiếu điều ấy, thì cuộc sống không còn là cuộc sống nửa.

        Chân lý ấy, tôi đã được học qua các thày dạy, các công nhân. Tôi nghiệm được rằng những người với tính cẩu thả, tâm hồn nhỏ nhen, nhẫn tâm, hay hận thù, thường sớm muộn gì rồi củng bị trừng phạt.

        Có điều, hồi đó tôi chưa hiểu được rằng, những người như thế sẽ còn phải chịu rất nhiều ngược đãi trước khi cuộc sống đưa họ trở lại dòng chảy trong lành của nó. về lĩnh vực này, chiến tranh rồi sẽ cho tôi những bài học kinh nghiệm quý báu.
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM