Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 06:49:29 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tiêm kích sống bằng chiến trận  (Đọc 53454 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #140 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2016, 07:40:29 am »

        Để kỷ niệm trường hợp hiếm có ấy, Iacubôpski lấy ngay chiếc mủ bay mới tinh của thằng Đức để dùng.

        - Thằng ấy không cần đến nó nữa, bay thế là đủ rồi...

        Nhưng biến cố cũng không kết thúc ở đấy.

        Chừng như, thằng "Metxer" bị bắn rơi còn có thằng số 2 nữa mà chúng tôi không phát hiện thấy. Chắc chắn nó sẽ báo cáo là cách tuyến trước khoảng 2-3 km có một trung đoàn không quân Nga đã đến đóng ở đó.

        Về quá chiều, khi chúng tôi vừa mới nằm xuống ngủ thì ở ngay đâu đó rất gần rít lên những tiếng nổ của đạn đại bác, ngày càng nổ gần hơn, sắp tới đây có thể nó sẽ trùm lên cả biệt thự. Đó, một viên đã cắt đúng vào góc biệt thự rồi, các tấm kính bay ra khỏi ô cửa sổ, một cái gì đó thì từ trên trần sụp xuống.

        Bằng một giọng bình tĩnh, Onuphriencô nói:

        - Đình chỉ việc đùa cợt với số mệnh - tất cả hãy xuống nhà hầm!

        Đến gần sáng, đợt bắn phá mới giảm. Chúng tôi định đến nhà ăn để uống trà. Chui ra khỏi nhà hầm, chúng tôi đi đến nhà ăn, thì ở đó, một viên đạn rơi thẳng đã giết mất người bếp trưởng và làm bị thương các chị nhà bàn. Còn trà triếc gì ở đó nữa chứ...

        Chúng tôi cất cánh với dáng điệu mệt mỏi của một đêm mất ngủ, nặng nề. Chiều đến, chúng tôi bàn nhau xem tối nên ngủ ở đâu. Chúng tôi rút ra kết luận - tốt nhất là đến ở cạnh chỗ các đồng chí thợ máy - đấy là một làng nhỏ nằm gần Chakvar.

        Đến nơi ở mới, chúng tôi lăn ra ngủ như chết, nhưng vào chừng ba giờ sáng, tiếng súng lại dựng chúng tôi dậy.

        Trung tá Gornôp - tham mưu trưởng chạy vụt vào nhà chúng tôi với dáng điệu lo âu:

        - Bọn Đức tấn công đấy!

        Tôi nhìn qua cửa sổ - đúng là bọn Đức thật.

        Chúng nó từ đâu ra thế không biết? Onuphriencô ra lệnh chuẩn bị chiến đấu. Chúng tôi lôi súng ngắn ra khỏi bao,   đợi tình hình tiếp diễn thế nào. Tiếng súng lúc thì giảm, lúc thì tăng. Dần dà, các chuyện lộn xộn kia cũng lắng xuống.

        Không biết chuyện gì đã xảy ra thế nhỉ?

        Thì ra, có một đại đội Đức hành quân đi lạc đường và bất ngờ chạm trán với đội quân tiếp vận của chúng ta. Họ đã đón những khách không mời mà đến ấy bằng hỏa lực của các súng tiểu liên.

        Buổi sáng cũng không đem lại cho chúng tôi chút yên tĩnh nào. Đâu đó ở gần sân bay, trận chiến đấu giành chiếm điểm cao vẫn tiếp    diễn, trên sân bay tiếng mìn vẫn nổ giòn. Lại còn việc phải đi lấp các hố đạn đại bác nửa. Trung tá Gornôp bắt đầu khuyên Onuphriencô chuyển đến sân bay khác. Gây áp lực lần thứ nhất không được, đến lần thứ hai - thì Onuphriencô chịu khuất phục, đồng chí ấy gọi điện về Chỉ huy sở sư đoàn, và nhận được câu trả lời rằng không được rút đi đâu hết, cần phải trụ lại để chiến đấu.

        Chúng tôi đành ở lại nơi ấy. Chúng tôi được tăng cường một trung đoàn pháo bảo vệ. Khi những xe tăng địch kéo đến sân bay, các khẩu đội đã chiến đấu rất dũng cảm, bắn bị thương 4 chiếc tăng địch. Chúng tôi cũng giúp đỡ họ bằng cách cất cánh dùng hỏa lực chia cắt lũ tăng với bộ binh. Bằng mọi nỗ lực chung, chúng tôi đã bẻ gãy đợt tấn công của địch, nhưng cuộc chiến đấu trên trời - dưới đất vẫn còn phải tiếp diễn thêm vài ngày đêm nữa. Chúng tôi đã gặp những khó khăn trong lúc cất hạ cánh: liên tục bị vô số các mảnh của mìn và đại bác đâm thủng lốp máy bay hết chiếc nọ đến chiếc kia. Biết được điều ấy, đại úy Alêchxây Capuschianski - phi công của phi đội Krapsôp, bạn thân của Vaxili Calasônôc - đã nhanh chóng làm quen với máy bay chiến lợi phẩm, dùng máy bay ấy đến tổng kho lấy được lốp đem về.

        Bọn phát xít ngày càng ác độc hơn. Chúng ném đầy mìn và trút đạn xuống chỗ chúng tôi. Những máy bay đứng ở ngoài ụ đã bị loại ra khỏi vòng chiến đấu. Chúng tôi mất khá nhiều thời gian để khôi phục lại chúng.

        Đành phải nghiên cứu việc bảo vệ sân bay cho chắc chân. Chúng tôi chia sân bay ra thành bảy dải quạt, trong những dải quạt ấy lại chia ra dải quạt quan sát và hỏa lực riêng.

        Chúng tôi tiến hành đào các rãnh, các giao thông hào, thiết lập mối hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng pháo thủ và bộ binh.

        Mặc dù các biện pháp đã được thực hiện, nhưng chúng tôi cũng không thoát khỏi được những trở ngại gần như làm chúng tôi phải bó tay: toàn bộ sân bay chi chít những hố đạn đại bác, mỗi chuyến cất hạ cánh đều rất nguy hiểm, rất nhiều máy bay bị loại khỏi vòng chiến đấu, số còn lại thì lại không có lốp.

        Trong tình huống khó khăn ấy, Onuphriencô lại phải báo cáo lên cấp trên. - Không được kinh hoảng Onuphriencô, - câu trả lời là như vậy. Sự thể đâu đã đến nỗi nào. Tôi không muốn thay đổi những ý kiến của mình về chỗ ở của các anh đâu.

        Rút cục, chúng tôi vẫn phải ở lại.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #141 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2016, 07:43:17 am »

        Phải suy nghĩ tìm cách nào cho tình cảnh của chúng tôi nhẹ nhõm hơn một chút chứ. Cần phải làm thế nào đấy để chúng tôi không phải ở dưới hỏa lực triền miên của kẻ địch, lật ngược thế cờ, bắt chúng phải ở vào vị trí của chúng tôi chứ. Nhưng làm thế nào được nhỉ? Suốt từ sáng tới chiều, từng biên đội của chúng tôi thay nhau đi công kích phòng tuyến hỏa lực của địch. Cách thử ấy cũng có tác dụng - bọn địch phải câm lặng, chúi đầu vào trong các chiến hào, nhưng rồi chúng lại phục thù về đêm. Vất vả lắm các lực lượng chung của chúng tôi mới bẻ gãy được những đợt tấn công của chúng. Rồi ngay từ sáng sớm, bọn "Phôcker" và "Metxer" đã xuất hiện, oanh kích chúng tôi kịch liệt. Trong số chúng tôi ai kịp cất cánh thì xông vào không chiến với bọn giặc trời ấy.

        Đến gần chiều, trên sân bay chúng tôi thấy xuất hiện chiếc Pô-2, nó dũng cảm lao xuống hạ cánh. Không biết ai đến chỗ chúng tôi vào cái giai đoạn căng thẳng thế này nhỉ ? Ra là Vlađimia Alêchxăngđrôvich Xuđes. Từ lâu chúng tôi đã được biết là đồng chí hay đến những nơi sát tuyến đầu, nơi mà ở đấy đang diễn ra những tình huống cấp bách nhất. Bọn phát xít lại dập luôn xuống sân bay một đợt đạn mooc-chiê nữa. Ngay lúc ấy có ai đó đã kịp đẩy thủ trưởng nằm xuống và tất cả chúng tôi bò về Sở chỉ huy. Trong hầm trú ẩn, V.A.Xuđes quở mắng Onuphriencô:

        - Tại sao các anh lại không í báo về tình cảnh của các anh bi đát như thế này?

        - Báo cáo đồng chí Tư lệnh, tôi đã báo cáo đồng chí rồi đấy ạ...

        - Rằng là chúng bẳn xung quanh, và thiếu lốp phải không?

        Onuphriencô như bị đứng trên tổ kiến lửa, cứ đổi hết chân này sang chân khác, không biết nên nói thế nào.

        - Thôi được, hãy nghe đây, - Tư lệnh nghiêm khác nói - tập trung các máy bay lại, - chuyện ấy các anh đã có kinh nghiệm rồi, - và chuyển đến một sân bay dã chiến, ở đó các anh tập họp lại, rồi bay về Tekel. Những máy bay bị loại khỏi vòng chiến đấu, cần phải sửa chửa lớn sẽ cho phép hủy hết.

        V.A.Xuđes cất cánh đi sau khi đã để cho chúng tôi chìm đám trong suy nghĩ.

        Còn nửa tiếng nữa là trời tối. Hầu như không còn thời gian để chấp hành chỉ thị nữa.

        Onuphriencô triệu tập các cán bộ phi đội cùng các kỹ sư lại.

        - Chúng ta sẽ phải làm gì bây giờ?

        - Báo cáo đồng chí chỉ huy, - Ôlêch Xmimôp nói - việc gì phải dỡ máy bay ra nữa? Đã bay được đến tận bây giờ thì chúng ta cũng có thể bay luôn đến chỗ mới chứ.

        Rõ ràng là ý kiến ấy hợp với Onuphriencô.

        - Thế nào, chính ủy? - đồng chí quay sang phía trung đoàn phó phụ trách công tác chính trị - chúng ta ủng hộ Xmirnôp chứ?

        - Có thể ủng hộ được. Để hoàn thành nhiệm vụ, trước hết phải lắng nghe ý kiến của những người làm công tác chuyên môn, trung tá Reznhicôp trả lời. - Nếu như vậy, - Onuphriencô kết luận, - chúng ta sẽ cất cánh. Có điều là không về Tekel ngay vì tối thế này chưa chắc đả thấy được sân bay, mà trước tiên hãy về sân bay cũ của chúng ta đã. Lên máy bay!

        Nhóm đầu tiên do Onuphriencô dẫn đầu cất cánh lúc trời còn sớm. Để giã từ, họ lao vào bắn phá các phòng tuyến địch với sự phẫn nộ và sau đó lấy hướng về Kiscunlaskhar.

        Tôi với một số phi công nữa phải cất cánh cuối cùng, khi trời đã tối hẳn.

        Chúng tôi sẽ hạ cánh ra sao - đấy là cả một câu đố. Còn cách sân bay cũ chừng 10 cây số, chúng tôi nhìn thấy pháo hiệu bắn. Đoán là Onuphriencô đã ra lệnh cho các pháo thủ bắn để đánh dấu đường hạ cánh. 2/3 đường băng là bêtông, phần còn lại là đá dăm. Bọn Hítle định làm sân bay cho các máy bay phản lực, nhưng chưa kịp hoàn tất.

        Khó nhọc lắm chúng tôi mới tiếp đất được, nhưng an toàn. Chúng tôi đếm lại máy bay, thấy thiếu mất một chiếc. Thật là lo lắng: ai đã không kịp đến nhỉ? Trong đêm tối thế này khó mà xác định được. Trong mọi trường hợp - cứ phải tiếp tục bẳn pháo hiệu, đến khi thấy không thể chờ được nữa chúng tôi mới quyết định tập họp về một chỗ để tìm xem thiếu ai.

        Chúng tôi vừa tập họp xong - thì nghe thấy tiếng bước chân của ai đó bước trên đường bê tông. Đến gần - hóa ra là Alêchxây Artemôp.

        - Cậu sao thế, đi bộ từ Khakvar đến đấy à? - Onuphriencô vui mừng hỏi.

        - Không, tôi bay đến đấy chứ ạ, nhưng chiếc La bị mắc vào đá dăm...

        Vậy là, một lần nữa chúng tôi lại đến Kiscunlaskhar. Đôi lúc tôi vẫn nhớ tới ông thợ rèn, nghĩ rằng dứt khoát rồi sẽ phải đến thăm ông ấy.

        Về đây, chúng tôi cách mặt trận đến 100 km. Yên tĩnh, bình thản. Chúng tôi báo cáo với Tư lệnh về chuyện chuyển sân. Đầu tiên, đồng chí ấy ngạc nhiên, sau đó rất đỗi vui mừng và gửi lời cám ơn tới toàn thể bộ đội của trung đoàn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #142 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2016, 07:45:13 am »

        Từ sáng sớm, với sự giúp đỡ của một số thợ máy cùng bay theo máy bay, chúng tôi bát tay ngay vào việc chuẩn bị. Quá trưa, tôi cùng biên đội 4 chiếc cất cánh bay chuyến đầu tiên. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, chúng tôi vòng đến đảo Chepel. Đấy là khu vực từng có một nhà máy lớn. Chúng tôi hạ thấp độ cao, quan sát sân bay - không hề thấy có chiếc máy bay nào, nhưng đã thấy có một tiểu đoàn nào đó ở đấy rồi, dáng chừng như đang đợi chờ trung đoàn thì phải. Tôi phái các số 2 quay về, còn mình thì xuống hạ cánh để kiểm tra lại sân bay phục vụ cho công tác chiến đấu.

        Sau nửa tiếng, tôi quay về và thấy Onuphriencô đang quát nạt các số 2 của tôi:

        - Làm sao mà các anh lại có thể để Xcômôrôc ở lại đó một mình được? Nếu có chuyện gì đó xảy ra với cậu ta - tôi sẽ chặt hết đầu các anh đi, - đồng chí ấy làm ầm lên.

        - Báo cáo đồng chí chỉ huy, - vừa bước vào nhà, tôi vừa nói, - không có chuyện gì xảy ra cả, các đồng chí ấy chấp hành lệnh của tôi đấy. Còn sân bay Chekel tình trạng rất tốt, có thể ngay bây giờ chuyển tới đó cũng được.

        Onuphriencô bối rối trong giây lát, không biết nên xử trí thế nào. Sau đó đồng chí phẩy tay:

        - Thôi được, lần này tôi tha thứ cho tất cả, còn bận sau mà như vậy - thì hãy liệu thần hồn.

        Tôi vẫn không từ bỏ ý định đến thăm ông thợ rèn Sanđor. Một chuyện thật là lạ lúng là không còn nghe thấy những tiếng búa đập trên đe nữa. Liệu có điều gì xảy ra với ông già hay không? Tranh thủ mấy phút rảnh rỗi, tôi vội vàng đến lò rèn, và kinh ngạc khi thấy xưởng rèn bị sụt vì bom nổ, không sao vào đó được, không thấy được gì ở trong. Sanđor ở đâu? Tôi đến một nhà ở gần đấy, thấy có một bà đang ở ngoài sân, dáng chừng như đã theo dõi tôi.

        - Bom của bọn Đức đã giết chết Sanđor rồi, chúng tôi không còn thợ rèn nữa, - bà ta nói.

        - Còn Laxlô?

        - Sống, Laxlô còn sống...

        - Cho tôi gửi lời thăm cháu ấy nhé, - tôi trả lời và cúi đầu đi về sân bay.

        Thương tiếc ông già lao động người Hung đến chảy nước mắt. Ông đã hy sinh trên cương vị lao động của mình. Bao nhiêu ngày phải thử thách, chịu đựng, chờ đợi được, thế mà cuối cùng vào những ngày tươi sáng thế này thì lại chết bởi trái bom lạc lõng!

        Có một cái gì đó quá tàn nhẫn và bất công trong chuyện ấy.

        ... Đảo Chepel nằm giữa lòng sông Đunai cũ và mới, ở ngay cạnh Buđapet. Sân bay được xây dựng khá khéo léo, với đường cất hạ cánh bằng bê tông có chất lượng cao. Các đơn vị không quân của Đức đã từng đóng quân ở đó.

        Một lần nữa chúng tôi lại ở sát khu vực tác chiến đúng vào giai đoạn phản công lần thứ 3 của bọn địch ở phía Tây Buđapet.

        Số lượng xuất kích ngày càng tăng. Bọn Đức định lập một cầu hàng không để đến với cụm địch đang bị vây hãm, tiếp tế súng đạn, vũ khí, lương thực vào Buđapet. "Chiếc cầu" ấy được một lực lượng lớn "Metxer" và "Phôcker" bảo vệ. Những cuộc không chiến ác liệt liên tục xảy ra ngay trên thủ đô Hunggari. Gorcôp, Calasônôc, Kiriliuc, Maxlôp, Sưkin và các phi công khác hầu như đều tăng thành tích cá nhân của mình lên qua từng ngày. Nhưng chúng tôi cũng không tránh khỏi những tổn thất. Trong những ngày ấy, toàn sư đoàn mất 24 chiếc. Thiếu úy Ivan Philipôp - số 2 của tôi cũng đã không trở về sau khi đi làm nhiệm vụ.

        Đấy là một tổn thất nặng nề không thể tưởng tượng được đối với tôi. Nặng nề bởi vì tôi đã gắn bó với Philipôp bằng tất cả tấm lòng của mình và cho đến lúc đó, tôi chưa hề bị mất một số 2 nào cả - tôi luôn bảo vệ họ, cũng như họ đã bảo vệ tôi.

        Vậy sự việc diễn biến ra làm sao?

        Theo lệnh của Onuphriencô, tôi và Philipôp hầu như cất cánh trong sương mù. Lên trên không, chúng tôi bắt liên lạc với Grisa Onhixkêvich trực ở đài dẫn dắt.

        Onhixkêvich là phi đội trưởng, Anh hùng Liên Xô. Sau khi bị thương nặng, củng như Michia Krapsôp, tạm thời không bay được, nhưng tỏ ra có năng lực ở đài dẫn dắt - xác định được tình huống trên không rất nhanh, phân tích được từng chi tiết của chiến thuật tác chiến của ta nên đã trở thành người giúp đỡ tin cẩn của chúng tôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #143 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2016, 07:48:16 am »

        Đồng chí thông báo là có một tốp lớn máy bay địch đang bay đối đầu với chúng tôi. Chẳng bao lâu, chúng tôi phát hiện được chúng ở cùng độ cao. Ngoặt gấp về hướng mặt trời, tôi để cho bọn Hítle lướt qua dưới bụng, sau đó vòng bám theo. Số 2 - vẫn theo tôi. Tôi tiếp cận vào đội hình mật tập, lao vào thằng "Iunker" đi sau cùng, bắn cháy động cơ bên phải. Nó vẫn còn lết được. Tôi lượn vòng bên trái, lật qua cánh và bắn tiếp vào động cơ thứ hai.

        Thằng "Iunker" lao thẳng xuống đất. Một thằng "Metxer" định vào công kích tôi, nhưng Ivan Philipôp trung thành của tôi luôn cảnh giác. Bằng một loạt đạn dài, đồng chí đã xua được nó đi.

        Tốp phát xít hoàn toàn tán loạn. Chúng tôi vẫn tiếp tục tấn công. Khi thấy một biên đội 9 chiếc Iu-52 nữa dưới sự yểm hộ của hơn 20 thằng Me-109 đến, lập tức tôi xông ngay vào thằng "Iunker" đi đầu. Và nó đã lăn xuống dưới vì trúng đạn. Ngay lúc ấy, tôi bị kẹp giữa hai gọng kìm của hai thằng "Metxersmit". Một lần nửa, Philipôp lại cứu vớt tôi - đồng chí đã bắn cháy một chiếc trong số ấy khi phản kích địch.

        Nói thế nào được? Thật là tuyệt diệu! Có thể hoàn toàn không phải lo lâng gì về hậu phương của mình nữa - đồng chí đã che đỡ cho tôi bằng tấm lá chân không sao xuyên thủng.

        Onhixkêvich ở đài quan sát đã thấy hết: chúng tôi quần nhau ra sao, những gì đang xảy ra ở phía bên kia. Ở đó đang có 11 chiếc Iu-52 dưới sự yểm hộ của 15 thằng "Metxer" tiến về Buđapet. Onhixkêvich dẫn chúng tôi ra tốp ấy.

        Một lần nửa tôi lại phải bổ vào công kích, nhưng bọn Hítle đã tiếp chúng tôi bằng một màn đạn rất dày. Lách ra một chút khỏi những đường giao đạn chúng tôi buộc chúng vào không chiến. Năm phút trôi qua - vô hiệu quả. Bọn "Metxer" quấy rối chúng tôi, không cho quành lại. Tôi giao chiến luôn với bọn chúng: bám vào đuôi một biên đội, còn một đôi khác ngay lúc ấy củng bám luôn sau tôi. Philipôp điểm hỏa, nhưng đồng chí củng bị chúng tấn công. Tôi xua được bọn "Metxer" ra khỏi cậu ta và hét:

        - Philip, thoát ly đi!

        Tôi thấy - ở ngay phía trên tôi còn có hai thằng phát xít nữa. Cần phải cải ra khỏi vòng lượn gấp: số đạn của tôi chỉ còn đủ dành cho những trường hợp thật khẩn cấp mà thôi. Tôi kịp tránh thêm một luồng đạn nửa của địch. Tôi bền bỉ nhắc lại:

        - Thoát ly đi, Philip, thoát ly đi!

        Bản thân tôi thì bắt đầu dùng một lối chơi ranh mãnh: dùng độ nghiêng lớn, bất ngờ cám đầu máy bay xuống, giảm độ cao rất nhanh, cốt để cho kẻ địch nghĩ rằng tôi đã bị thương. Xung quanh tôi chi chít những luồng đạn.

        Tôi nghe thấy giọng của Phỉhpôp đầy tức giận và căm thù:

        - Ngay bây giờ đây, tao sẽ cho mày - thằng đểu biết tay!

        Số 2 đã nhận ra. Chà, thật không đúng lúc làm sao. Cậu ta cho mối tức giận của mình bằng ý chí, còn chúng thì lại hành hạ cậu ta. Trong trận không chiến, nỗi tức giận không phải lúc nào củng là người giúp việc tin cẩn, đôi lúc nó làm cho con người ta mù quáng, lấy mất những khả năng tỉnh táo để đánh giá tình hình.

        Tôi chỉ còn 500 m độ cao dự trử khi nhìn thấy đằng sau Philipôp có hai thằng "Metxersmit" bám theo và chúng sắp bắn đến nơi rồi. Tôi cải ngay ra khỏi bổ nhào, bắn luôn mấy viên đạn.

        Bọn "Metxer" dạt ra các phía, nhưng trên nền đất, tôi không thấy Philipôp đâu cả vì khói dày đặc. Tôi cố quan sát kỹ cũng không thấy.

        - Philip, cậu ở đâu? ở đâu?

        Im lặng.

        "Thôi được, - tôi nghĩ, - mình đã xua được bọn "Metxer" dạt ra khỏi cậu ta rồi, cậu ta sẽ tự tìm được đường về". Tôi vòng lại, quay về Buđapet và một lần nữa lại chạm trán với một tốp địch lớn. Tôi cắt ngay vào đội hình, ấn cò súng, bắn được mấy viên và than ôi - hết đạn.

        Trong suốt cả cuộc chiến tranh, đây là lần thứ hai tôi bị hết đạn. Bây giờ thì chỉ còn mỗi nước là quay về thôi, nhưng, như người ta thường nói là thèm đến rỏ rãi!

        Bất ngờ, tôi nghe thấy giọng nói của trực đài chỉ huy ở sân bay vang lên trong đối không:

        - Máy bay "La", máy bay "La" chi có một càng ra thôi, bay lại vòng hai đi...

        Tôi nói chen vào:

        - Đấy là Philip đã về phải không?

        - Đúng rồi, máy bay thì của cậu ấy, nhưng không thấy trả lời...

        - Dẫu sao củng đã về được rồi. Tốt rồi - tôi trả lời vui mừng. - Tôi hết mất đạn, chuẩn bị cho tôi chiếc máy bay khác để tôi có thể cất cánh luôn được, - trên trời còn rất nhiều bọn "Metxer".

        - Chúng tôi sẽ phái vào vùng của anh thêm một đôi nữa. Và sẽ chuẩn bị máy bay cho anh.

        Tôi lặn vào đám khói dày đặc như sữa, đi qua tấm màn trắng đục ấy, trườn ra thẳng Đunai, và qua tấm gương phản chiếu của dòng sông - mò về sân bay. Tôi tiếp đất, vội vã muốn gặp Philipôp.

        Nhưng tôi không còn được thấy cậu ta nữa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #144 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2016, 07:58:45 pm »

        Cậu ta xuất hiện trên sân bay với chiếc máy bay chỉ thả được có một càng. Không thể tính toán vào hạ cánh được, phải bay lại vòng hai. Và rồi cậu ấy đã vĩnh viễn đi vào nơi không tin tức hồi âm. Chúng tôi đợi sự quay về của cậu ta cho tới tận chiều tối, đợi suốt ngày thứ hai, ngày thứ ba. Chúng tôi tích cực tổ chức những cuộc tìm kiếm - tìm khắp mọi nơi quanh sân bay và với sự giúp đỡ của những người thợ lặn, lùng sục cả một số khúc sông của Đunai. Chúng tôi tìm được một số mảnh của máy bay La, thấy được cả số hiệu của nó, nhưng không trùng với số máy bay của Philipôp. Cho tới tận bây giờ chúng tôi củng vẫn không biết được những gì đã xảy ra với cậu ta, nhưng tất cả đều cho rằng thiếu úy Ivan Philipôvich Philipôp đã bị những đợt sóng của Đunai nuốt đi. Và bây giờ, khi nghe bài hát quen thuộc "Đunai, Đunai, ôi, liệu biết được chăng, đây là quà của ai..." thì tôi lại nhớ ngay đến số 2 trung thành của mình, người lính bay tuyệt vời, chỉ trong một thời gian ngắn đã được tặng thưởng 2 Huân chương Cờ đỏ.

        Tai họa giáng xuống xuyên vào trái tim tôi nỗi đau buốt nhói.

        Vào ngày ấy, ở chuyến xuất kích lần thứ hai, tôi dẫn hẳn biên đội 4 chiếc đi, gồm Kiriliuc, Gorcôp, Grisenhiuc. Một lần nữa lại những trận không chiến. Trên đường quay trở về, có một chuyện kỳ lạ đã xảy ra với chúng tôi. Chúng tôi gặp 1 chiếc "Iu-52" có 2 thầng "Metxer" đi yểm hộ.

        - Kêrim, tấn công thằng "béo phệ" đi, tôi đánh thằng "còm nhom" cho. Và tôi bổ vào tấn công.

        Kêrim hoàn thành công việc của mình thật tuyệt vời: bẳn bị thương thằng "Iunker", bắt nó phải hạ cánh trên địa phận của ta, cách hộ Velense không xa lâm.

        Bọn "Metxer" sau khi thấy chẳng còn ai để bảo vệ nửa liền tăng hết cửa dầu, tháo chạy. Chúng tôi quần đảo trên đỉnh đầu chiếc "Iunker" chờ xem sự việc tiếp diễn ra sao. Chúng tôi thấy người của ta vội vã lên ô tô lao ra, các ky binh cũng nhanh chóng tiến đến, tổ lái máy bay củng chui ra ngoài máy bay. Bất ngờ, không biết từ đâu ra - xuất hiện một chiếc máy bay Đức loại nhẹ - chiếc "Phizle-Storkh". Bọn Đức bắt đầu vẫy tay, vẫy mú bay: hạ cánh đi, xuống chở chúng tớ đi. Chiếc "Phizle- Storkh" bát đầu lao xuống. Tôi tiếp cận đến nó. Tôi đến rất gần, tới mức nhìn rõ mặt tên phi công, ơ, đây lại là Lênhia Capuschianski! Tại sao trước đây tôi lại không nghĩ tới điều này nhỉ? Trong trung đoàn chúng tôi có một chiếc máy bay chiến lợi phẩm "Phizle- Storkh", Lênhia đã làm quen với nó, thi thảng hay đi chở người hoặc hàng. Lần này thì đồng chí ấy chở đại úy bác sĩ của trung đoàn Vlađimia Antônliuc đi công tác. Cần gì phải như vậy nhỉ, bởi chúng tôi có thể nhầm lẫn pheng đầu nó đi mất.

        Tôi lấy tay chỉ cho Capuschianski thấy chiếc "Iunker". Đồng chí hiểu và lao xuống hạ cánh, tước vũ khí của bọn Đức đang đứng đờ người ra vì ngạc nhiên và giao số tù binh ấy lại cho các đồng chí kỵ binh vừa kịp tới.

        Sau này Lênhia Capuschianski thường kể lại rất hài hước chuyện đồng chí bay trên máy bay chiến lợi phẩm đã bẳt bọn phi công Đức làm tù binh ra làm sao. Còn Vaxia Calasônôc, bạn của đồng chí ấy - thì vặn lại:

        - Sao cậu không nói ai đã bắn rơi thầng "Iưnker"? Niềm vinh quang của cậu còn ít hay sao mà lại còn định lấy thêm của người khác nữa?

        .... Đợt phản công thứ ba của bọn Hítle. Phòng tuyến của ta ở phía Bắc Balatôn bị phá vỡ. Bọn phát xít một lần nữa lại đến được Đunai, định theo dọc sông tiến về Buđapet và không mất hy vọng vào việc cứu cụm quân đang bị vây hãm.

        Vào những ngày ấy nhiều tình huống nặng nề, bất thường đã xảy ra với một số trung đoàn của Quân đoàn không quân chúng tôi.

        Bốn trung đoàn của sư đoàn ném bom ban đêm số 262 đã phải nằm lại vùng lãnh thổ bị địch chiếm đóng. Họ đã nhận được nhiệm vụ bằng bất kỳ giá nào cũng phải giữ cho đến sáng, hơn nửa không phải chỉ là giữ đơn thuần, mà là phải ngăn cản bọn địch đang di chuyển qua cầu bắc trên kênh đào Sarvis. Các phi công đã hoàn thành nhiệm vụ ấy rất xuất sắc. Các tổ bay cất cánh về ban đêm, thả bom chiếu sáng trên cầu, bọn địch không thể nào vượt qua được kênh đào mà lại không bị ăn đạn.

        Sư đoàn không quân ném bom ban đêm... Nghe thì có vẻ ghê đấy, nhưng trang bị chỉ toàn là máy bay Pô-2. Bây giờ thì không thể không ngạc nhiên vì lòng dũng cảm, gan dạ tuyệt vời của những người từng bay trên loại máy bay đó.

        Hồi ấy thượng úy Nhicôlai Platônôp - phi đội trưởng của trung đoàn không quân ném bom số 672 đã nổi tiếng là một kiện tướng đánh cầu giao thông. Cầu giao thông - là mục tiêu điểm. Không phải ai cúng ném trúng được nó ngay từ lần đầu, nhưng Platônôp đã không bao giờ phải làm lại lần thứ hai. Vào tháng 3 năm 1945, người phi công xuất sắc ấy đã trở thành Anh hùng Liên Xô.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #145 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2016, 08:00:23 pm »

        Trong những ngày ấy, chúng tôi còn được biết thêm về sự kiên định tuyệt vời của những người Cadăc cận vệ, từng cùng với bộ đội tăng thiết giáp bẻ gãy được những đợt tấn công mãnh liệt của kẻ địch ở Đông Nam hồ Velense. Khi bay trên vùng ấy, mỗi người chúng tôi đều có cảm giác thật đặc biệt - bởi ở đó đã từng diễn ra những trận chiến đấu rất ác liệt của những người Cadăc sông Đông quyết bảo vệ đến cùng. Chúng tôi liên tục bay trên những phòng tuyến của Cadăc, không cho bọn địch thả bất kỳ một quả bom nào xuống đó. Phòng tuyến mặt trận hầu như chạy qua ngay gần sân bay. Ngay ở vòng một, sau khi cất cánh, chúng tôi đã có khả năng đánh vào các phòng tuyến địch để giúp đỡ những người Cadăc đứng vững trong tình huống cực kỳ nặng nề ấy rồi. Họ đã đánh giá xứng đáng những cố gắng của chúng tôi - thường gửi lời cảm ơn, động viên chúng tôi.

        Dân Cadăc sông Đông - là một dân tộc kỳ lạ. Họ có lòng trung thành thái quá đối với kỵ binh. Người Cadăc mà không có ngựa - thì không khác gì chim không có cánh. Sau chiến tranh, tôi có dịp được gặp sư trưởng sư đoàn kị binh sông Đông số 12 - thiếu tướng Grigôrôvich. Ông đã say sưa kể lại những chuyện về những người kỵ binh dũng cảm của mình.

        Ở vùng hồ Velense, những người Cadăc phải chiến đấu chạy bộ nhiều hơn, nhưng ý nghĩa là ở đâu đó trong hậu phương, những con ngựa chiến đang chờ đón họ, mà với chúng, họ có thể mặc áo choàng dạ rộng, hiên ngang phi qua thành phố được giải phóng khỏi bọn phát xít đã động viên họ. Những cuộc tấn công với đội hình kỵ binh trong cuộc chiến tranh qua thường diễn ra rất ít với hoàn cảnh trong thành phố, nhưng ở Hunggari, khi chiếm Xekhesphekhervar lại không thế thiếu được sự đột nhập bằng kỵ binh, và người bạn thân của tôi, người xà ích cũ của Oca Ivanôvich Gôrôđôvicôp - trung tá Prôtôpôpôp đã chặt được bảy thằng phát xít trong một trận chiến đấu trên đường phố.

        Những trận chiến đấu ác liệt rền vang làm chúng tôi mất ăn mất ngủ và không hề biết đến nghỉ ngơi, nhưng dầu sao thi thoảng chúng tôi củng khôn khéo tìm được cho mình những giờ phút khác để giải trí. Chúng tôi tổ chức những buổi liên hoan ngẫu hứng, bay thử các máy bay chiến lợi phẩm có trong trung đoàn, đôi khi hơi ẩu.

        Thiếu tá Vlađimia Xeređin - chủ nhiệm dẫn đường sư đoàn đã đến chỗ chúng tôi thay thế vị trí của Rômanôp. Đồng chí thường ở trung đoàn tôi nên biết những máy bay chiến lợi phẩm của chúng tôi và quyết định cứ lúc nào rỗi là bay. Một quyết định thật thiếu thận trọng.

        Có một lần, chúng tôi cùng Onuphriencô ngồi trong phòng tham mưu nói chuyện. Bất ngờ có một chiến sĩ chạy đến hớt hải kêu:

        - Máy bay bị rơi!

        Chúng tôi chạy ra sân bay - ở đó thấy chiếc máy bay Avitca vỡ tan, và dưới các mảnh của nó - là Vôlôđia Xeređin. Chúng tôi tìm nguyên nhân tai nạn. Thì ra, nó rất đơn giản: vì chưa nắm được tính năng kỹ chiến thuật của loại máy bay lạ, Xeređin đà mắc phải khuyết điểm trong việc điều khiển nó khi có gió cạnh lớn. Thế là chiếc Avitca lao xuống đất - để sửa chữa khuyết điểm - không còn đủ độ cao nửa.

        Kinh nghiệm cay đắng ấy đã dạy cho chúng tôi rất nhiều. Trong ngành hàng không, không nên hành động một cách tùy tiện. Cưỡi lên con ngựa bất kham đã là nguy hiểm, nhưng còn nguy hiểm hơn nhiều khi ngồi vào buồng lái một máy bay lạ.

        Kỷ luật nghiêm ở cả dưới đất lẫn trên trời - là sự đảm bảo tốt nhất để tránh khỏi mọi dạng tai nạn.

        ... Vòng vây xung quanh Buđapet đã siết chặt. Sự kết cục không thể tránh khỏi đả đến gần. Kẻ địch ngày càng thêm tàn bạo hơn. Nó chịu nhiều tổn thất lớn, nhưng bao nhiêu người của chúng ta củng đã hy sinh.

        Tin nặng nề về cái chết của thiếu tá Nhicôlai Phêđôrôvich Krasnôp, Anh hùng Liên Xô đã đến với chúng tôi. Tin ấy làm tôi choáng váng. Bởi ở đó, dưới sự lãnh đạo của đồng chí ấy, tôi đã qua trường không chiến và nghệ thuật chỉ huy tuyệt diệu, có một không hai. Còn vòng chiến đấu của Krasnôp với sự cải ra về phía ngược lại thì sao? Nó đã được đưa vào kho tàng chiến thuật tác chiến của chúng tôi, đã đem lại không ít chiến thắng. Vòng chiến đấu ấy đã làm bùng lên trong chúng tôi ngọn lửa của sự tìm kiếm sáng tạo.

        Vậy mà Nhicôlai Krasnôp không còn nữa,

        Thật là khó tin được điều ấy: một nghệ nhân như vậy, một kiện tướng như vậy - thế mà đùng một cái lại không trở về được do các luồng đạn địch...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #146 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2016, 08:01:48 pm »

        Không, người phi công lão luyện quang vinh của chúng ta không hy sinh vì đạn địch. Đồng chí cất cánh đi làm nhiệm vụ, và đã xảy ra tình huống: một chiếc càng không thu lại được sau khi cất cánh. Quay về sân bay thì không phải là tính cách của Krasnôp. vẫn với một chiếc càng không thu được như thế, đồng chí đã giao chiến với bọn "Metxersmit". Đồng chí bắn rơi chiếc thứ nhất, rồi chiếc thứ hai, nhưng khi không chiến với thằng thứ ba thì đồng chí đã cảm thấy động cơ làm việc không đều - vì quá nóng. Chẳng bao lâu sau, nó hoàn toàn ngừng hẳn. Chỉ còn một lối thoát là hạ cánh bắt buộc. Krasnôp thấy ở phía dưới có một cánh đồng bằng phẳng, ở đó đã có một chiếc "Bôstôn" của chúng ta về hạ cánh khi bị thương rồi. Khi hạ cánh, chiếc máy bay La bị lật ngửa, nắp buồng lái nằm dưới đất. Bị ngất do va chạm, Nhicôlai Phêđôrôvich đã bị treo lơ lửng bởi các dây buộc dù. Số 2 của đồng chí ấy, lẽ ra phải xuống hạ cánh bằng "bụng" ở bên cạnh thì lại quay về sân bay báo cáo. Người ta phái chiếc Pô-2 đi ứng cứu, nhưng lại lạc đường. Thợ máy chạy đến chỗ chiếc "Bôstôn", vòng quanh chiếc tiêm kích bị lật ngửa, hiểu rằng chỉ có thể kéo được phi công ra bâng cách chặt thân máy bay, nên vội chạy vào làng thôn gần đó để mượn rìu.

        Khi tất cả những việc ấy diễn ra thì Krasnôp đã hy sinh rồi. về chuyện Krasnôp sau khi hạ cánh vẫn còn sống có thể thấy được qua các ngón tay nắm lại trong găng tay thành nắm đấm: băng bị gạt tan vì đồng chí đã làm nóng nó.

        Nhicôlai Krasnôp được mai táng với tất cả nghi thức trọng thể ở Ôđetxa trong nghĩa trang của thành phố. Ở đó bây giờ vẫn còn tấm bia gắn ảnh của người Anh hùng.

        ... Còn cuộc sống thì vẫn tiếp diễn. Mùa Xuân đã đến gần. Băng trên dòng sông Đunai bắt. đầu tan. Những người dân Hunggari đối xử với chúng tôi đã nhiệt tình hơn.

        Ở Tekel, chúng tôi chia nhau vào ở cùng các nhà dân. Chủ nhà của tôi là một kỹ sư luống tuổi làm việc ở nhà máy của địa phương. Chúng tôi với ông ta rất nhanh chóng tìm thấy tiếng nối chung - ông ta nói tiếng Nga không phải loại tồi - vì đã từng là tù binh từ hồi chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

        Chẳng bao lâu, tôi đã kết bạn được với toàn thể gia đình của ông ta - vợ và hai người con gái, họ củng bắt đầu học tiếng Nga, để rồi buổi sáng có thể gặp tôi, bằng những lời "Chúc một buổi sáng tốt lành" và chiều về thì "Chúc ngủ ngon". Tất cả những cái đó đều thật cảm động, nó chứng tỏ . rằng sự tuyên truyền chống Xô viết dù tinh tế đến đâu để chống lại chính nghĩa của chúng ta củng đã không có hiệu quả.

        Thái độ của những người Hunggari đối với chúng tôi đặc biệt thay đổi rất đột ngột khi ở phía Tây

        Buđapet có phát hiện thấy những hố chôn người tập thể, lấp đầy hàng nghìn đồng bào vô tội của họ bị bọn phát xít bắn. Tôi đã được thấy những hố ấy - cảnh tượng thật là khủng khiếp: trong đó là những xác trẻ em, phụ nữ ông bà già... Tất cả những điều ấy đều do bọn Hítle gây nên. Trong thành phố Buđapet bị vây hãm, chúng đã cướp bóc nhân dân theo đúng kiểu kẻ cướp, giật đi cả những miếng bánh mỳ cuối cùng.

        Các chiến sĩ của chúng ta đến - đã chia sẻ với những người dân Hunggari tất cả những gì mà họ có.

        Những người dân Hunggari đã thấy rằng người lính Xô viết đúng là người giải phóng thực sự của mình, giải phóng cho họ thoát khòi nạn dịch hạch màu nâu.

        ... Những trận giao chiến đã diễn ra ngay trong thành phố Buđapet. Khi chúng tôi bay tới gần thủ đô Hunggari thì thấy được toàn cảnh của một thành phố lớn cùng với các dãy phố của mình nằm ở hai bên bờ sông Đunai chìm ngập trong khói bụi mù mịt.

        Bọn Đức vẫn tiếp tục phái những máy bay hạng nặng Iu-52 đến chi viện cho cụm quân bị vây hãm cho tới ngày tồn tại cuối cùng. Chúng cứ phái đi, mặc dù chỉ có một số rất ít là lọt được vào Buđapet. Ngoại ô thành phố rải đầy các mảnh máy bay vận tải của phát xít. Tôi còn nhớ là hồi đó, phòng chính trị Quân đoàn đã phát những tờ truyền đơn với lời kêu gọi: "Hãy tiêu diệt địch như các đồng chí thiếu tá Krapsôp, đại úy Iacubôpski, thượng úy Xmirnôp, trung úy Kiriliuc đã tiêu diệt!".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #147 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2016, 08:02:51 pm »

        Trong những ngày cuối cùng của đợt tấn công vào Buđapet đã có rất nhiều phi công của sư đoàn chúng tôi vượt trội hẳn lên. Các máy bay của phát xít xuất hiện trên đỉnh thành phố trong những đám mây dày đặc. Thường là thế này, tất cả chúng tôi đều nghe thấy tiếng động cơ của chúng, nhưng không sao diệt chúng được. Phi công Paven Đôngarep ở trung đoàn số 116, sau này trở thành Anh hùng Liên Xô đã cùng với số 2 của mình - Ivan Antônôp nghiên cứu bắn được bọn "Iunker" từ vị trí tuần tiễu trên không, trên mây.

        Để thả hàng, bọn phi công phát xít phải tìm "Các cửa sổ" ở trên không. Khi chúng vừa hiện ra - thì gặp ngay các máy bay tiêm kích của ta. Trên bầu trời của thủ đô Hunggari, P.Đôngarep cùng với số 2 của mình đã bắn rơi 14 máy bay, trong số đó có 6 "Metxersmit". Về phần các phi công của trung đoàn chúng tôi thì trong thời kỳ các trận không chiến sôi nổi nhất ở gần Buđapet đã bắn rơi được 60 máy bay địch. Trong số ấy Xmirnôp bắn rơi sáu chiếc, Kiriliuc - bảy chiếc, Sưkin - chín chiếc.

        Ngày 13 tháng 2, thủ đô của Hunggari được giải phóng. Quân đội Xô viết đã bắt làm tủ binh 110 nghìn tên lính và sĩ quan phát xít. Kết quả của việc kết thúc tốt đẹp chiến dịch Buđapetcaia là nước đồng minh cuối cùng của Đức ở châu Âu đã thoát khỏi thảm họa chiến tranh.

        Buđapet đã được giải phóng. Tất cả chúng tôi đều nóng lòng muốn nhanh chóng được vào đó xem xem những gì đã còn lại sau những trận chiến đấu đổ máu kéo dài.

        Chúng tôi tập họp để vào thành phố, khi ấy lại nhận được tin: phái đoàn của những người Cadăc cận vệ thuộc Quân đoàn kỵ binh sông Đông số 5 của tướng X.I.Gorscôp đến thăm.

        Chúng tôi rất vui mừng vì có những khách quý. Chúng tôi đã được biết lòng dũng cảm, sự kiên định đặc biệt của họ từ lâu rồi nên rất mong muốn được gặp họ.

        Dẫn đầu phái đoàn là trung tá N.I.Privalôp. Trong phái đoàn còn có cả đại úy râu rậm PXKurkin, đã 60 tuổi - người lính ky binh từng được tặng thưởng 4 Huân chương Chữ thập Georgiepski, 3 Huân chương Cờ đỏ. Chúng tôi còn được biết, cùng tham gia chiến đấu với ông, còn có cả các con trai và con rể của ông nửa, và tất cả đều là sĩ quan.

        Chúng tôi đã tổ chức buổi liên hoan đoàn kết chiến đấu. Sự đoàn kết đã được nảy sinh trong những trận chiến đấu căng thẳng nhất. Tình thế xảy ra với Phương diện quân Ucraina - 3 hồi đó rất nghiêm trọng. Bộ Tổng tư lệnh đã cho phép I.F.Tônbukhin dẫn quân sang bờ bên phải của Đunai, nhưng Tư lệnh không làm như vậy vì hiểu được sự cơ động như thế sẽ xảy ra những hậu quả như thế nào và đã ra lệnh cho những người Cadăc nhanh chóng quyết đứng vững để chặn đường bọn Hítle điên cuồng.

        Sư đoàn không quân 17 chúng tôi đã được lệnh phải bảo vệ vững chắc cho những người Cadăc sông Đông. Chúng tôi biết rất rõ là những con người can đảm này sẽ gặp nhiều khó khăn nên liên tục quần đảo trên tuyến trước, trút bom đạn lên đầu kẻ địch. Những người Cadăc đã phản công kịch liệt, tỏ rõ sự kỳ diệu của lòng dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng. Rất nhiều người trong số họ vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường, nhưng không một ai dao động, không lùi một bước. Phương châm của những người Cadãc là: "Quyết giữ vững!" và họ đã giữ được phòng tuyến của mình, kìm được sự tấn công mãnh liệt của kẻ thù.

        Bây giờ thì họ lại đến để cám ơn chúng tôi vì đã yểm hộ cho họ từ trên không. Còn chúng tôi thì khâm phục những vị khách quý của chúng tôi vô bờ - đấy là những con người dũng cảm tuyệt vời.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #148 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2016, 08:05:10 pm »

       
Chương XIII

BẢN VAN XƠ THÀNH VIÊN

        Tháng 2 năm 1945 được đánh dấu bằng một sự kiện đặc biệt quan trọng - Hội nghị Iantinscai của ba cường quốc đồng minh chính: Liên Xô, Mỹ, Anh được tổ chức.

        Có một tình huống đầy kịch tính mà hội nghị đã phải chịu đựng: đó là ở Arđenna - các đồng minh chịu thất bại nghiêm trọng, và để cứu giúp họ, bộ chỉ huy Xô viết đã phải tiến hành phản công trên khắp các mặt trận trước thời hạn. Quân đội chúng ta vững vàng tiến về thủ đô của nước Đức phát xít - Beclin.

        Trong những trận chiến đấu ác liệt nhằm giải phóng Buđapet, chúng tôi không ngừng chăm chú theo dõi quá trình hội nghị, đọc đi đọc lại tất cả những tờ báo có thông báo về nó, chú ý lắng nghe các buổi nói chuyện của các cán bộ chính trị, các cán bộ làm công tác cổ động, tuyên truyền. Quan trọng nhất là chúng tôi phải biết Xtalin, Rudơve, Sơcsin nói về vấn đề gì. Tất cả hiểu rằng: mỗi lời nói của họ ghi trong văn bản của hội nghị đều dính líu đến số mệnh thế giới sau chiến tranh. Trong niềm hân hoan tột bậc, chúng tôi còn biết rằng tổng hành dinh của Hítle đang bị chia rẽ trong khối đồng minh và chịu một thất bại mới nữa: 3 cường quốc đã vạch ra chương trình hành động cho sự xây dựng hòa bình sau khi phá tan hoàn toàn nước Đức phát xít.

        Công việc và kết quả của Hội nghị trong nhiều văn bản dự thảo đã được duyệt, và sau này đã được thông qua ở Pôsđam. Ngày 17 tháng 2, Bộ Tổng Tư lệnh tối cao giao nhiệm vụ cho Phương diện quân Ucraina - 2 và 3: Tập trung lực lượng triển khai cho việc phản công trong thời gian tới về phía Tây với mục đích giải phóng hoàn toàn Hunggari, và sau đó là Áo.

        Thành Viên... Trí tưởng tượng của mỗi người về nó đều gần liền với âm nhạc. Hình như, không một ai lại có thể gọi cái thành phố âm nhạc cổ xưa ấy khác đi được. Bởi vậy, rất nhiều người trong số chúng tôi đã thầm hát khe khẽ âm điệu quen thuộc từ lâu của bản Vanxơ thành Viên.

        Nhưng, hình như là sự hòa tấu trữ tình lên giây hơi sớm: vì còn phải tiến hành những cuộc chiến đấu ác liệt mất đến mười ngày nữa.

        Chúng tôi lại được phái đi làm nhiệm vụ trinh sát. Một cụm quân lớn của Hítle đã tập trung trên một vùng không rộng lắm ở giữa hồ Balatôn và Valense. Bọn địch tập trung lại làm gì? Phòng thủ ư? Hay chúng sẽ giáng trả lại ta một đòn nào đó?

        Một điều rõ ràng là: bọn phát xít bằng bất kỳ giá nào củng phải cố chặn con đường tiến của chúng ta về Áo và Đức, ở đó có tập trung nền công nghiệp quốc phòng của chúng. Chúng rất cần phải giữ được trong tay chúng cả vùng dầu phía Tây Hunggari - mà thời ấy là nguồn cung cấp dầu duy nhất cho những công ty cỡ bự. Sau chiến tranh, chúng tôi còn được biết rõ thêm những nguyên nhân khác nửa của cuộc chống cự dai dẳng của bọn Hítle trên mặt trận của chúng tôi là: nếu như chúng phòng thủ chắc ở Đunai thì chúng sẽ chuyển được một bộ phận về gần Bec-lin, kéo dài được chiến tranh và sẽ; có một thế giới riêng rẽ với các cường quốc phương Tây. Đó là những điều bí mật của việc tập trung quân Đức ở giữa các vùng hồ.

        Trong khi đó, thời tiết ngày càng xấu dần. Nhưng, bất chấp điều ấy, từng người một vẫn cất cánh không những chỉ trinh sát, mà còn đánh thực sự. Đồng thời chúng tôi củng tích cực chuẩn bị cho những trận chiến đấu sắp tới: tích trữ đạn dược, nhiên liệu, sửa chữa những máy bay hỏng, nghiên cứu khu vực tác chiến mới, tập thành thục các cánh đánh...

        Trong phi đội, chúng tôi phân tích kỹ lưỡng các trận đánh ở Buđapet, công nhận những trận thắng lợi, phân tích các trận tổn thất. Như đã biết - tất cả đều phải học qua những sai lầm - điều đó chúng tôi không bao giờ quên được, ngay cả khi ở mặt trận. Đặc biệt, ở đó trách nhiệm cao cả của tính Đảng đã giúp chúng tôi. "Đặc điểm chính của người đảng viên - Onuphriencô từng nhắc đi nhắc lại nhiều lần - là tự phê bình". Bản thân đồng chí củng đã làm gương cho chúng tôi về chuyện ấy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #149 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2016, 08:07:55 pm »

        Những cuộc mạn đàm về tư cách của những người đảng viên trong hoàn cảnh chiến đấu được tiến hành đều đặn trong các cuộc họp chi bộ của phi đội. Và không có một trường hợp nào, một người nào bực mình khi bị phê bình gay gắt; tất cả đã hiểu rằng trong chiến trận chúng tôi sẽ trao đổi cuộc sống cho nhau. Đấy chính là tình anh em bay chiến đấu chân chính, mà với nó - không có một sự giả dối nhỏ nhặt nào, một sự thiếu chân thật nào, một sự lộn xộn nào có thể dung hòa được.

        Chúng tôi đã chuẩn bị cho các trận đánh mới với bọn phát xít rất toàn diện, rất sâu sắc.

        Ngày 23 tháng 2 năm 1945.

        Trung đoàn tổ chức mít tinh. Đồng chí trung đoàn trưởng đọc chỉ thị về ngày lễ của Bộ Tổng Tư lệnh tối cao, sau đó là trung đoàn phó phụ trách công tác chính trị phát biểu, tiếp sau - là các phi công. Tôi được lên phát biểu. Tôi rất muốn nói nhiều về đồng đội. Nhưng bài phát biểu của tôi lại rất ngắn: một khi đứng lên phát biểu, anh sẽ thấy hồi hộp hơn là phải sống trong trận đánh, anh rất khó tìm được những lời cần thiết. Thay mặt toàn phi đội, tôi hứa với Ban chỉ huy trung đoàn là sẽ chiến đấu không vì lẽ sống, mà là vì cái chết để tiêu diệt toàn bộ kẻ thù.

        Buổi mít tinh kết thúc. Tất cả giải tán. Bất ngờ, giọng của Onuphriencô vang lên kháp sân đỗ máy bay:

        - Xcômôrôkhôp và Kiriliuc ở đâu? Đưa họ lại phía tôi, tung họ lên!

        - Trò gì thế? Cái gì thế?

        Tôi với Kiriliuc chạy vội đến chỗ Onuphriencô. Đồng chí ấy ôm lấy chúng tôi, hôn chúng tôi và bằng giọng hồi hộp, nói thật to để mọi người đều nghe tiếng:

        - Các đồng chí ơi! Xcômôrôc và Kêrim - là Anh hùng Liên Xô.

        Tôi với Vichto chưa kịp trấn tĩnh thì đã thấy mình ở trên không trung rồi. Bạn bè tung chúng tôi lên rất nhiều lần và nhiệt tình tới mức tôi phải nghĩ: thật tiếc là tôi không kịp chui vào trong buồng lái và đóng chặt nắp buồng lái lại như trường hợp Lep Simanchich đã làm.

        Anh hùng Liên Xô!

        Khi khắp thế giới truyền đi tên tuổi của những người Anh hùng Liên Xô đầu tiên: M.Vôđôpianôp, I.Đôrôhin, N.Camanhin, X.Lêvanhepski, A.Liapiđepski, V.Môlôcôp và M.x.lepnhep thì những người ấy hiện ra trong trí tưởng tượng của tôi là những con người thật xuất chúng.

        Rồi sau đó số phận đã dẫn tôi đến với những con người tuyệt vời ấy - các Anh hùng Liên Xô N.F.Bananôp, Grigôri Onuphriencô và Nhicôlai Krasnôp. Tôi đã cùng với họ sát cánh xông vào kẻ thù, nhưng ngay trong ý nghĩ tôi cũng không dám sánh mình với họ, bởi tôi cho rằng họ là những người dũng cảm vô hạn.

        Và rồi tôi cũng được gia nhập vào đội ngủ của những người được Tổ quốc Xô viết tin cẩn tặng cho Huân chương cao cả nhất của người lính.

        Điều ấy quả là nửa tin, nửa ngờ.

        Tôi với Kiriliuc đi như say trong niềm hạnh phúc quá lớn lao, chúng tôi tiếp nhận những lời chúc mừng của các bạn bè, nụ cười luôn hiện trên nét mặt. Trước kia, tôi chưa bao giờ có những nỗi xúc động như vậy: tâm hồn thật thanh thản, trái tim reo hát, và như có đôi cánh mọc đàng sau lưng mình.

        Chiều đến, trên lối vào nhà ăn có treo một bức tranh mới vẽ, còn tươi mùi sơn: Iacubôpski, Kiriliuc và tôi trong binh phục của người chiến binh Nga cổ xưa, cưỡi trên những con tuấn mã. Ba chàng lực sĩ ! Một ai đó trong số các chiến sĩ đã vẽ bức tranh kia theo yêu cầu của đồng chí Tham mưu phó trung đoàn - thiếu tá Valentin Paplôp. Bức tranh chưa tỏ ra lỗi lạc về ưu điểm nghệ thuật, nhưng rất quý giá đối với tất cả chúng tôi.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM