Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 12:15:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà giang ký ức của chúng tôi cùng đồng đội {phần 27 }  (Đọc 123592 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #170 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2016, 10:26:43 am »

Chào các bác ccb Hà giang  , chào bác Longtrec . Rất vui khi mọi người  lại có mặt đông đảo như mọi khi .
Nhà em cũng rất ấn tượng về loạt bài viết của các bác cựu Hg đặc biệt là mấy bài viết của bác Thai60 .
Nếu như các bác từng chiến đấu ở mặt trận Vị xuyên giai đoạn 1979- 1989 mà vào viết bài ở diễn đàn VMH nhiều hơn nữa , hẳn là chúng ta sẽ có một bức tranh toàn cảnh về cuộc sống, chiến đấu của các chiến sỹ QĐND VN  trên chiến trường Vị xuyên ngày ấy .
Nhà em hy vọng một ngày nào đó trang Hà giang lại nhộn nhịp như thủa nào .Hic.
Chúc các bác ccb Hg mạnh khỏe , viết đều tay .Chúc diễn đàn VMH không ngừng lớn mạnh .
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
thai60
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 833


« Trả lời #171 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2016, 05:54:01 pm »

                                   Chào các bác và anh em .

    Chào bác Longtrec và bác Nguyenhongduc . Em viết câu chuyện kể về anh Vĩnh , một "người lính vô danh" , vào buổi chiều hôm thứ Bẩy vừa rồi , trong một tâm trạng buồn bực , bức bối , hậu quả của những va chạm gay gắt về đối nhân xử thế ở cơ quan , rồi của những điều chướng ta gai mắt trong thực tế cuộc sống , và của cả những nhố nhăng càn rỡ vô lối trên những trang mạng của thế giới ảo .

    Sau khi gửi câu chuyện đã viết (thực ra chủ yếu là ghi lại) , em để ý thấy cũng có tới cả trăm lượt người đã đọc , nhưng em thực sự rất băn khoăn , day dứt khi không thấy ai chia sẻ cảm xúc hay bình luận một chút gì về câu chuyện đó . Em đã tự hỏi , phải chăng câu chuyện ấy , với những gì mà nó hàm chứa , khơi gợi ..., đã không chạm tới được trái tim mọi người , nhất là trái tim của những người cựu lính . Nếu quả thực là như thế , chắc chắn là em sẽ rất buồn .

    Bên cạnh nỗi buồn nho nhỏ của một người viết đã không thành công với cây bút của mình (dù em không phải là nhà văn) trong mục đích cố gắng chuyển tải , mà còn có nỗi buồn lớn lao hơn nữa của những trái tim rướm máu đang đớn đau mà không được đồng cảm sẻ chia , vỗ về an ủi . Sẽ thật là buồn khi chẳng có ai đau cùng nỗi đau , day dứt cùng nỗi day dứt chất chứa trong trái tim tâm hồn của anh Vĩnh , của người vợ anh ấy , của hàng trăm hàng ngàn những con người khác có nỗi niềm tương tự .

    Những dòng chia sẻ cảm thông của các bác thực sự đã giải tỏa niềm băn khoăn của em , và sẽ mang đến niềm vui không nhỏ cho những trái tim tâm hồn dù mang đầy thương tích nhưng vô cùng nồng nàn mạnh mẽ và rất đáng trân trọng ấy.

    Cũng là một người cựu lính ,  Thai60 em luôn hy vọng rằng cùng với thời gian , hình ảnh của người lính chúng ta sẽ được tái hiện , phản ánh phong phú sâu sắc và đa diện hơn trên trang Ký ức này .

    Xin cám ơn các bác .
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Chín, 2016, 07:40:33 am gửi bởi thai60 » Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #172 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2016, 08:48:40 pm »

Chào các bác, chào bác thai60, bác lại "tâm trạng" rồi, đọc bài của bác xong tôi cứ lặng người đi, sự thật sao nó lại phũ phàng như vậy. Tôi tin nhiều bác cựu nhà mình khi đọc xong bài của bác cũng có tâm trạng đó như tôi, có điều họ chưa tìm được lời nào chia sẻ cùng bác thôi. Ngày trước tôi cũng như bác do mải làm ăn, biết bao đồng đội cùng đơn vị với mình ở quê ngay sát mình mà chẳng nhận ra. Rồi qua trang nhà, qua các sự kiện mới nhận ra nhau, trước đây trong buổi đám cưới con bác Tuyên "mo" mọi người đều ngạc nhiên khi bác Tuyên giới thiệu tôi là người cùng ở đơn vị. Có bác tôi tưởng sẽ chẳng bao giờ gặp lại như bác Quách cao Thắng,et 266, bác Thiêm Hà Tĩnh e150, hay bác Chí c23.. đúng là trái đất tròn bác ạ. Trường hợp của bác Vĩnh cũng na lá như 2 bác e14 của bác mà tôi gặp năm trước ở Hải Phòng cũng vậy, Thương tích đầy mình với rất nhiều đơn đề nghị gửi các cơ quan chức năng mà cũng chẳng được hưởng chế độ gì, ngay như e457 của tôi hiện nay còn có 2 đơn vị còn không có trong biên chế trên sổ sách của sư nữa mới đau, đó là dP10 và đơn vị tôi nữa đó là c18. Giờ gặp lại những đồng đội cùng c18 họ bảo: ông pháo làm thế nào mà đơn vị lại bị " xóa sổ" như vậy? Gặp gỡ cấp trên họ giải thích: ẹ Pháo không có  c thông tin, mà các giấy tờ ra quân có dấu đỏ đoàng hoàng ghi rõ là c18, mà cứ 18 phải là TT. Thực ra đơn vị tôi là c trinh sát hay còn gọi là c chỉ huy pháo, thường các đơn vị có phiên hiệu là c20 nhưng ngược đời, mỗi đơn vị tôi lại là c18 nên họ "chuyển đổi"  là c TT mới lạ chứ?
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Chín, 2016, 10:33:11 pm gửi bởi pb47vp » Logged
thai60
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 833


« Trả lời #173 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2016, 07:51:26 am »

                                     Chào các bác và anh em .

    Chào bác Pb47 . Đúng là lính VT 60 em cũng có bị "tâm trạng" thật . Cái nỗi niềm này nó giông giống như những khi bọn em tải hàng lên chốt , đến chỗ giao hàng mà chả thấy bố nào ra nhận , hoặc có ông xuất hiện , nhìn nhìn ngó ngó , hít hít ngửi  ngửi , xì một cái , rồi quay lưng chui tụt vào ngách đá , kệ mẹ thằng cu "Ngựa thồ nhà chị Dậu " đang mồ hôi mồ kê nhễ nhại ... Đại khái nó thế thôi , chứ cũng chả có gì trầm trọng lắm đâu bác ạ .

    Viết đến đây em lại chợt nhớ tới mấy câu :

"... Những gương mặt lính sáng lên rồi lại thẫn thờ
     Chẳng có gì đâu trong ba lô toàn đạn nhọn
     Bởi mấy hôm rồi chẳng có chuyến xe lên
     Những dấu hỏi hằn gương mặt xạm đen :

     Hay là đã quên ? hay là đã bán ?
     Hay là đã chán ? hay là phủi tay ?... "

trong nguyên bản của bài thơ MÙA THU KHÔNG BÌNH YÊN mà em đã viết hồi nửa cuối năm 1986 trên chiến trường Vị xuyên .

    Vâng , có nhiều cái dấu hỏi cứ nằm ì ra như những tảng đá thời hậu chiến , chả biết có loại đòn tre cáng thương nào có thể xoay vần được chúng không đây Huh
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Chín, 2016, 08:05:19 am gửi bởi thai60 » Logged
Mạnh1427
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 721


« Trả lời #174 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2016, 11:25:52 am »

Chào các bác .

         Qua câu chuyện của các bác ,đặc biệt là câu chuyện của bác Thái 60 ,tôi đọc xong muốn viết vài chữ gì đấy nhưng cứ viết xong lại xóa .Cuối cùng tôi chỉ ngẫm nghỉ có một điều .Những người như Vĩnh và nhiều đồng đội khác ,đã từng cầm súng chiến đấu và đổ máu ở mặt trận vị xuyên năm xưa .đang bị họ lãng quên .
         Ai cũng có nỗi bức xúc ,bức xúc với những sự lãng quên ,lãng quên máu xương của những người lính đã từng cầm súng bảo vệ Tổ Quốc .


Logged
dapxichlo
Thành viên
*
Bài viết: 291


« Trả lời #175 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2016, 03:30:47 pm »

                      -Kính chào toàn thể các bác-chào buổi sáng.
Sau khi đọc bài viết của bác Thai60 xong,đúng như bác pb47 nói,em ngả người ra ghế để nghĩ lại một trường hợp không còn gì để nói,em bái phục vợ bác vinh người phụ nữ tuyệt vời,không có cách nào để giúp bác Vinh hưởng chế độ các bác nhỉ,trong chiến tranh nhiều chuyện xẩy ra ngoài sự tưởng tượng của cuộc sống của con người,đau thương đến tột cùng.
   -Nhân đây em cũng kể lại cho các bác một trường hợp của một chiến sỹ công binh, em chỉ biết tên là Hồng trong chiến dịch rào rấp biên giới cuối năm 1978,Hồng là con một, bố là ccb chống Mỹ khi phục viên chức vụ tiểu đoàn trưởng,quê ở Ninh Bình trước khi nhập ngũ ở quê Hồng đã có người yêu,cả hai bên đã chuẩn bị khi nào về phép sẽ tổ chức đám cưới,nhưng lúc ấy biên giới đã có nhiều dấu hiệu căng thẳng,đợi mãi không thấy Hồng về,ông bố đã cùng cô con dâu tương lai lên (Hà Tuyên) nay là Hà Giang,vào thẳng E bộ 122,sau khi nghe trình bầy,các thủ trưởng bố trí cho 2 bố con ở nhà khách,và hứa sẽ gải quyết trong vòng 2 ngày,vì qua kiểm tra và thông báo cho 2 bố con biết, Hồng đang ở trong Lao Chải.
    -Điện thoại từ trung đoàn gọi thẳng vào máy của C12,yêu cầu Hồng ra thẳng E bộ 122 ,từ bản Nậm Lầu,liên lạc của C12 lại phải sang 1558b,truyền đạt mệnh lệnh,vì lúc đó Hồng đang gài mìn ở khe âm phủ,bên trái 1558b Đ/C lên lạc nhìn thấy tổ công binh thì gọi:
       -Ai tên là Hồng ra E bộ ngay.
Thì cũng là lúc một tiếng ầm vang lên,tổ tác chiến ứng cứu tại hiện trường Hồng đã hy sinh,và 1 đồng đội bị thương,chúng tôi đã đưa Hồng ra nghĩa trang cầu phỉ.
-Chiều hôm sau tổ tác chiến đi làm nhiệm vụ bên bản Cáo sào,mấy anh em rủ ra cầu phỉ kiếm tý cá ,thì gặp quân bưu của D3 đi vào,cùng 1 người đàn ông và một cô gái tất cả mặc quần áo bộ đội,nhưng chúng tôi biết không phải bộ đội,qua trao đổi với Đ/C văn quân bưu thì buổi sáng sớm hôm nay đang trên đường vào,thì gặp 2 bố con Đ/C ccb đi vào khi hỏi thì biết vào Lao Chải nên đã cho đi cùng,chúng tôi còn đang trao đổi thì đ/c ccb tiến đến nói:
     -Các Đ/c tôi là ccb các Đ/C yên tâm,tôi là bố đẻ của Hồng còn đây là người yêu của Hồng con dâu tương lai của gia đình tôi,tôi biết Hồng đang ở trong này và đã gặp chuyện không hay,nếu các cháu biết chỉ giúp, Hồng nằm ở Đâu:
   Anh Hành trong tổ tác chiến gãi đầu hỏi:
     -Trung đoàn báo cho bác biết rồi ạ?
     -Bác biết hết cả rồi.
 Ông nói mà người cứ run lên bần bật chúng tôi cứ nghĩ ông bị lạnh,anh Hành đưa tay chỉ :
     -Hồng Nằm ở kia bác ạ.
Ông nhìn vào nghĩa trang và khụy xuống,chúng tôi phải riu ông vào nghĩa trang, cái rét tái tê,mây mù dầy đặc tiếng  gọi con của người cha như phát ra từ lồng ngực,tiếng gào thét ai oán của cô gái ôm lấy ngôi mộ,chiều đông Lao Chải xót xa.
  Đoạn kết:đêm  đó tổ tác chiến đã phải căng bạt tại nghĩa trang,gác bảo vệ an toàn cán bộ của D3 đến thăm hỏi động viên,sáng hôm sau chúng tôi bàn giao cho người của trung đoàn vào đón,và điều tra xem ai là người tiết lộ thông tin,kết luận cuối cùng như sau:E hứa chắc chắn giải quyết trong 2 ngày,nhưng khi biết tin xấu, đến ngày thứ 2 cán bộ E gặp 2 bố con nói là Hồng không ra ngay được,2 bố con cứ về E sẽ giải quyết về sau,và dùng xe con chở ra bến xe mua vé khi xe khách chạy,mới quay về,nhưng linh tính của ông ccb đã qua trận mạc,con ông đã gặp chuyện chẳng lành,xe chạy được một đoạn thì ông xuống xe,quay lại Thanh Thủy và tìm đường vào Lao Chải,đi qua cây số 6 thì gặp quân bưu của D3 bắt kịp và dẫn vào ,đến khi gặp tổ tác chiến,thì lại nghĩ E đã thông báo tin xấu cho 2 bố con biết nên đã nói hết.
  -kính chào toàn thể các bác-chúc mọi sự tốt lành
Logged
thai60
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 833


« Trả lời #176 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2016, 07:06:25 pm »

                              
                                    Chào các bác và anh em .

    Chào bác Mạnh . Trong câu chuyện nói qua ĐT vào tối hôm kia với bác , tôi có tâm sự rằng khi kể lại câu chuyện đời của anh Vĩnh , một đồng đội Vị xuyên đang còn sống hiện hữu hôm nay , để tránh gây nên những cảm xúc phẫn nộ , bức bối không cần thiết trong lòng người đọc , tôi đã lược bỏ đi rất nhiều những câu từ , tình tiết nhạy cảm . Thế nhưng , bác , hay tôi , hay bao nhiêu người nữa , vẫn cứ thấy băn khoăn , day dứt , bực bõ trong lòng .

    Thú thực với các bác , khi nghe anh Vĩnh kể rằng ngày ở viện 9 , dù vết thương đã bớt đau đớn , anh đã có thể tỉnh táo đi lại , nhưng không còn nhớ nổi một chút gì trong quá khứ , vì thế hễ cứ thấy ai mặc quần áo lính là anh lại lân la đến hỏi có biết anh là ai không , đa số mọi người đều chỉ cười thông cảm , nhưng cũng có người đã nổi khùng lên với anh , chửi bới hoặc thậm chí nện cho anh một trận , ví dụ chuyện anh , với thân hình gầy đét , đầu trọc tếu , bộ quần áo kẻ sọc , tay xách cái điếu cày , khật khưỡng mò vào một phòng toàn các ông lính què cụt , hỏi cụt lủn "chúng mày có biết tao là ai không?" thì bị mắng "Mày có là thằng chó nào bố cũng đéo cần biết , định dọa ai...dọa ai???..." và một rừng tó vung lên bổ ngang bổ dọc khiến anh phải ôm đầu trọc nằm quay đơ giữa sàn nhà v.v... Thai60 cũng chỉ phì cười vì cái nét gì ngồ ngộ hài hước trong tính cách và cảnh ngộ của các anh lính .

    Thế nhưng khi nghe anh kể đã bị tống vào khoa tâm thần cả năm trời , bị nhốt cùng lồng sắt với những bệnh nhân chính cống , bị họ xé áo quần , trét phân lên tận mũi v.v...thì tôi đã không thể còn cười được nữa . Chẳng biết khi đọc câu chuyện về anh Vĩnh , có bác nào đã băn khoăn tự hỏi tại sao , dù gia cảnh rất nghèo , vợ anh Vĩnh đã khăng khăng đón anh ấy về nhà để tự tay chăm sóc chữa bệnh cho cái thân hình "thân tàn ma dại " đó không ? Buồn , cay mũi , bức xúc lắm các bác ạ...

    Rồi lại còn cái tình tiết cách đây 5-6 năm , có một anh cán bộ cũ của đơn vị (Anh Vĩnh nói rằng anh không còn nhớ tên là gì nữa) đã tìm đến nhà , nói rằng hiện nay trong danh sách của đơn vị cũ (Mẹ kiếp - Không biết cái gọi là đơn vị cũ này nó là cái cấp nào ấy các bác  nhỉ - Thai60) , anh Vĩnh được liệt vào số ...mất tích nữa chứ . Ôi ... Một thằng lính bị thương ngay trên  chiến trường , đồng đội nó đã băng bó cho nó , xe tải thương của quân đội đã đưa nó cùng những anh em thương binh và tử sỹ khác về bệnh viện tuyến sau để cứu chữa , số anh em chứng kiến vụ việc đó vẫn còn sống nhăn , vậy mà người ta vẫn cứ "vinh danh" nó như vậy , hỏi trời cao với đất dày có xót lòng không .

    Lại nữa , khi được cho biết để giải quyết được chế độ cho anh Vĩnh , sẽ phải tốn XXX tiền , vợ anh Vĩnh đã nói rằng nhà anh chị nghèo , có bao nhiêu tiền đều dành lo thuốc men cho anh ấy , đề nghị đơn vị cũ xem nếu giúp được anh ấy miễn phí thì giúp cho . Anh cán bộ nọ đã nhận lời . Nhưng đến bây giờ vẫn bặt vô âm tín ....

    Phải chăng , Như bác Mạnh đã kết luận ,"lãng quên" chính là nguồn gốc của vấn đề . Và phải chăng , sau một quãng thời gian cỡ khoảng ... 47 năm bị quên lãng (như cái mốc thời gian 1968 - 2015 trong câu chuyện về những người Anh Hùng đã khắc họa nên "Dáng đứng Việt nam " của bác Longtrec ) , những người lính có cảnh ngộ như anh đồng đội Vĩnh của chúng ta sẽ có cơ hội "tìm lại được tên mình" , khi may ra những núi "hủ tục" nghiệt ngã sẽ bị sương gió thời gian và nước mắt nhân thế bào mòn ...

    Nào , mời các bác và anh em , cùng với câu chuyện xúc động của bác Đapxichlo , chúng ta cùng tiếp tục xơi món ...tâm trạng  .
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Chín, 2016, 07:35:53 pm gửi bởi thai60 » Logged
Phó cối
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 717


« Trả lời #177 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2016, 09:48:11 pm »


                                     Chào các bác

  Hai hôm nay tôi theo dõi và đọc bài của các bác như long tréc bác thái 60 bác đạp xích lô và bác mạnh tôi
  cũng suy nghĩ rất nhiều và tôi cũng đã nhìn thấy viễn cảnh đó vì vậy tôi cũng rất bức súc vì nó quá dã man
  người đáng được hưởng thì không được hưởng còn người không đáng được hưởng thì lại được hưởng .ở nơi
  tôi thời gian vừa qua cũng đã kiểm tra rà soát lại thì một số thương binh ( rởm) đã bị cắt chế độ nhưng ở gần
  tôi có một trường hợp chưa ai tìm ra lý do để sử lý vì hồ sơ đã được hợp lý hóa từ trên xuống dưới vì có thằng
  cháu làm ở cục chính sách ở quân khu .đối tượng này nhập ngũ năm 1973 sau ba tháng huấn luyện thì đi
  nam ,sau hơn ba tháng thì có mặt ở nhà sau này một số người làng cùng nhập ngũ về nói đối tượng đó hành
  quân vào đến quảng bình thì trốn còn chưa vào tới vĩ tuyến 17 thế mà hắn khai man để bây giờ được hưởng
  chế độ thương binh tỷ lệ thương tật 41% nhưng vẫn chưa hết đâu hắn còn kê khai bị chất độc màu da cam
  và đang chuẩn bị hưởng thêm chế độ da cam nữa .
  mời chạm tới đất quảng bình mà cũng được chất độc da cam trong khi đó luật quy định từ vĩ tuyến 17 trở
  vào trong mới được hưởng chế độ da cam .đấy là một trường hợp còn một trường hợp nhập ngũ cùng tôi
  lên vị xuyên về C14e122 ông này có một đứa con tật nguyền . sau này ông ta bị tai nạn chết vợ ông ấy đem
  đứa con đi khắp nơi đòi chế độ chất độc da cam về sau người ta cũng cho cái chế độ trẻ khuyết tật nhưng
  khi gặp tôi .tôi mới hỏi chồng cô bị chât độc da cam ở chiến trường nào có khi tôi cũng bị chất độc da cam
  mất rồi cô ta không nói gì   
  Trên đây cũng là tâm sự của tôi và các bác cho ý kiến như thế có đúng không
Logged
Mạnh1427
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 721


« Trả lời #178 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2016, 11:15:07 pm »

Chào toàn thể các bác .

           Chào bác Đapxichlo .Đọc câu chuyện của bác xong ,buồn quá bác ạ ,thôi thì bởi chiến tranh phải có sự mất mát hy sinh ,nhưng ở trường hợp này, như có một linh cảm báo trước cuộc chia ly mãi mãi giữa tình cha con và người yêu ,để giữ chân hai người ở lại với anh ấy .Thật đau buồn quá !


           Chào bác Phó Cối .Đôi khi chuyện thật mà như bịa bác ạ ,có người vào lính rồi đằng sau quay mà nó lĩnh chế độ trước đấy ,còn những người đủ giấy tờ thì ngồi chờ thế mới buồn cười !
Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #179 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2016, 11:50:54 am »

Xin chào các bác cựu lính Vị xuyên. Nhà em cũng trôi theo các bác chuyện nhọc nhằn đời lính lúc còn trận mạc , cho đến khi giả từ vũ khí trở về xây dựng quê hương .
Nói cho công bằng thì anh em lính , đúng nghĩa là lính binh nhì : Lúc ra trận thì xông pha chỗ nguy hiểm nhất, nhưng đến khi ra quân thì chẳng cơ quan nào giơ tay ra đón vào .Hic.Nhận các bố vào thì sắp xếp công việc thế nào ?
Chẳng bù cho mấy ông ngồi mãi tuyển 2 , tuyển 3 ...chẳng nghe tiếng pháo gầm , mà lúc chuyển về thời bình họ trở thành đại quan - một bước cũng xe hơi ...hô một tiếng : Trăm người dạ ?
Nhưng cũng phải nhìn lại phía sau , anh em mình cũng hạnh phúc chán .
Các bác thế nào chứ nhà em đây : Sau 32 năm giã từ vũ khí , nhà em đã trải qua mấy cơ quan , đã cung cấp cho xã hội 2 cô sinh viên nhé ...oai đấy chứ các cụ ?
Còn về cuộc sống thường ngày thì khỏi chê :
Cơm 3 bữa , nếu tính tổng thu nhập , cũng đủ uống bia cỏ mệt nghỉ .Hic.
Xét một cách toàn diện , thì nhà em lãi to các cụ nhỉ ?
Vậy nên các cụ cũng đừng buồn về chuyện không công bằng trong đãi ngộ mà ảnh hưởng tới " Long thể "
Cứ vui sống giữa đất trời , cùng cỏ cây hoa lá , chim muông là nhất các cụ lính ạ .
Thôi nhà em xin nhường sân cho các bác Hg .
Chúc các bác ccb Hg mạnh khỏe .Chúc diễn đàn VMH không ngừng lớn mạnh.
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM