Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:00:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh đã bắt đầu như thế  (Đọc 79672 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #200 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2017, 10:12:21 am »

Nhưng Tsê-rê-vi-tsen-cô báo cáo là lực lượng chủ yếu của cánh quân xung kích của phương diện quân vẫn chưa tập trung đầy đủ ở khu vực xuất phát tiến công. Mới chỉ có các sư đoàn bộ binh 96 và 99 đã sẵn sàng chiến đấu, còn các sư đoàn 51 và 253 đang tiến tới tuyến xuất phát. Trong bốn lữ đoàn xe tăng thuộc tập đoàn quân 37, chỉ có các lữ đoàn 3 và 132 đã sẵn sàng tiến công, còn lữ đoàn 142 chưa về tới tập đoàn quân 37, và lữ đoàn xe tăng 2 chỉ có toàn những xe tăng hỏng. Như vậy, chỉ có 92 xe tăng có thể tham gia tiến công ngay. Để bảo đảm pháo binh cho cuộc tiến công, tập đoàn quân 37 chỉ tập trung được 235 khẩu pháo(1). Ở tập đoàn quân 18, hai sư đoàn bộ binh sẵn sàng yểm hộ cho hoạt động của tập đoàn quân 37, còn ở tập đoàn quân 9, một sư đoàn bộ binh và một sư đoàn kỵ binh; ở thê đội hai của cụm xung kích – chỉ có quân đoàn kỵ binh của tướng Khô-run và lữ đoàn thuộc Bộ dân ủy nội vụ. Các sư đoàn kỵ binh 35 và 56 thuộc quân đoàn này chỉ có ba nghìn tay kiếm, 87 súng máy, 10 pháo và 80 súng cối các cỡ…

- Vâng, lực lượng quả là ít… - tổng tư lệnh nói và mỉm cười. – Nhưng bộ đội thì tuyệt biết bao! Anh em đã được tôi luyện trong chiến đấu liên tục, có lúc bị thua nhưng không hề bị đè bẹp… Và như ông già Xu-vô-rốp đã nói, người ta sẵn sàng đổi hai người chưa ăn đòn lấy một người đã nếm mùi thất bại. Đồng chí đã phỏng tính so sánh lực lượng chưa?

- Đã.

Tsê-rê-vi-tsen-cô đưa ra những số liệu mà bộ tham mưu của đồng chí nắm được. Về bộ binh, các đơn vị thuộc cụm xung kích của ta sẽ có một số ưu thế, nhưng về pháo binh, ưu thế của ta không đáng kể, còn xe tăng thì địch nhiều hơn ta. Về không quân, lực lượng hai bên hầu như ngang nhau. Ta có 72 máy bay tiêm kích, 119 máy bay ném bom và 13 máy bay cường kích. Tại dải hành động của cụm xung kích của ta, địch có gần một trăm máy bay tiêm kích và hơn sáu chục máy bay ném bom.

- Nhưng phải tính là, - Tsê-rê-vi-tsen-cô nói, - ta đã huy động tất cả những gì có thể huy động được, còn địch có thể tăng cường không quân cho tập đoàn quân của Clai-xtơ nhờ cơ động từ các hướng khác về. Đồng chí thấy đấy, tiến công sẽ không dễ dàng gì.

- Vậy thì sẽ đọ nhau ngang sức! Kẻo bộ máy tuyên truyền của phát-xít vẫn ra sức làm rùm beng khắp thế giới về tính bất khả chiến thắng của quân đội chúng. Thử xem chúng sẽ hỏi ra sao khi ta đánh tan chúng ở thế ngang bằng, thậm chí xe tăng còn ít hơn. Và phải làm tất cả để cho cán bộ và chiến sĩ ta quán triệt không chỉ ý nghĩa quân sự, mà cả ý nghĩa chính trị của chiến dịch sắp tới.

Ủy viên Hội đồng quân sự Phương diện quân Nam L. R. Coóc-ni-ét-xơ cam đoan là cán bộ chính trị đã nhận được những chỉ thị về vấn đề này.

- Ta hãy xác định rõ thêm nhiệm vụ của cụm xung kích, - tổng tư lệnh chỉ thị.

Mở sổ tay, tư lệnh phương diện quân bắt đầu trình bày những nhiệm vụ chủ yếu của các đơn vị tham gia tiến công. Tập đoàn quân 18 sẽ đột kích ở sườn trái của mình bằng hai sư đoàn bộ binh trên hướng chung đi Đi-a-cô-vô, Đơ-mi-tơ-ri-ép-ca. Trong bốn ngày đầu, những sư đoàn này phải tiến tới sông Mi-u-xơ. Tập đoàn quân 37 dùng toàn bộ sáu sư đoàn bộ binh và ba lữ đoàn xe tăng đột kích từ chính diện Đa-ri-ép-ca, Đôn-gian-xcai-a trên hướng chung đi Bôn-sê – Crê-pin-xcai-a, tức là về phía Nam. Những đơn vị này có nhiệm vụ: hiệp đồng với các các tập đoàn quân 9 và 18 tiêu diệt những đơn vị đối phó của Clai-xtơ và đến cuối ngày tiến công thứ tư phải tiến tới sông Tu-dơ-lốp. Tập đoàn quân 9 sẽ hiệp đồng ở bên trái cụm quân xung kích; tập đoàn quân sẽ đột kích bằng một sư đoàn bộ binh và một sư đoàn kỵ binh ở sườn phải mình trên hướng chung Nô-vô-sa-khơ-tin-xcơ, Bôn-đư-rép-ca, tức là vào sau lưng bọn địch đang phòng ngự trước chính diện của tập đoàn quân 37. Ở thê đội hai, ở phía sau đội hình chiến đấu của tập đoàn quân 37, hai sư đoàn thuộc quân đoàn kỵ binh của Khô-run đã được tập trung. Khi những đơn vị tham gia tiến công của ta chiếm lĩnh được tuyến Đi-a-cô-vô, Grim-phen-đơ, thì quân đoàn này được tăng cường một lữ đoàn thuộc Bộ dân ủy nội vụ và xe tăng, sẽ được đưa ngay vào chiến đấu đúng ở chỗ tiếp giáp giữa tập đoàn quân 37 và 18. Nhiệm vụ của cụm cơ động này là phải mau chóng tiến mạnh đúng về phía Tây và kìm cánh quân địch ở khu vực Txi-xti-a-cốp bằng cách đột kích vào sườn chúng và, qua đó, bảo đảm cho các đơn vị tham gia tiến công của ta không bị công kích từ phía Tây.

- Như vậy, Tsê-rê-vi-tsen-cô tóm tắt, - toàn bộ lực lượng của ta đều được tung ra hành động và lực lượng dự bị của tôi hầu như không còn gì nữa. Đó là chỗ yếu chính của ta: nếu tình hình trở nên phức tạp, ta chỉ có thể tác động tới các sự kiện bằng các cơ động các sư đoàn đang tiến công.

Sau khi nêu rõ những nhiệm vụ của không quân, Tsê-rê-vi-tsen-cô cũng báo cáo tóm tắt việc tư lệnh các tập đoàn quân lập kế hoạch tiến công của đơn vị mình.

Tổng tư lệnh hỏi: bộ tư lệnh phương diện quân tổ chức bảo đảm hậu cần cho cuộc tiến công ra sao. Tsê-rê-vi-tsen-cô đáp lại rằng cánh quân xung kích có đủ cơ số đạn dược và xăng dầu cần thiết. Tập đoàn quân 37 đã được chuyển giao 380 ô-tô, 30 xe xích và 30 ô-tô cứu thương để chuyên chở quân cụ và sơ tán thương binh. Có thể coi cuộc tiến công đã được bảo đảm về mặt vật chất – kỹ thuật.

X. C. Ti-mô-sen-cô hài lòng tổng kết cuộc họp:

- Như vậy là hiện nay, các đồng chí không còn có lý do quan trọng nào để trì hoãn cuộc tiến công. Vậy thì ngày mai, hãy bắt đầu vào tám giờ, chậm nhất là chín giờ sáng.


(1) Trong số này không kể pháo chống tăng 45 mi-li-mét và súng cối 80 mi-li-mét.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #201 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2017, 10:13:25 am »

Ăn trưa xong vội vã, tổng tư lệnh rời tập đoàn quân 37. Cơ quan tham mưu tập đoàn quân đóng cách Ca-men-xcơ - Sa-khơ-tin-xcơ 25 ki-lô-mét. Chưa đến một giờ sau, chúng tôi ngồi trong văn phòng rộng rãi, nghe thiếu tướng A. I. Lô-pa-tin báo cáo. Hầu như tất cả các cán bộ lãnh đạo tập đoàn quân đều có mặt. Tôi rất vui mừng gặp ủy viên Hội đồng quân sự chính ủy sư đoàn N. C. Pô-pốp. Đồng chí đã giữ cương vị này ở tập đoàn quân 6, sau đó ở tập đoàn quân 37 phòng ngự Ki-ép. Đồng chí đã an toàn vượt qua mọi thử thách và giờ đây lại phụ trách công tác chính trị của tập đoàn quân 37 tái sinh. Cạnh đồng chí là đại tá I. X. Va-ren-ni-cốp, tham mưu trưởng, một người quen cũ. Trước đây, đồng chí lãnh đạo cơ quan tham mưu tập đoàn quân 26, lúc đó do trung tướng Cô-xten-cô chỉ huy.

Nếu như Pô-pốp và Va-ren-ni-cốp đã đứng đầu ban lãnh đạo tập đoàn quân ngay từ những ngày đầu chiến tranh, thì đối với tư lệnh tập đoàn quân A. I. Lô-pa-tin, đó là những bước đi đầu tiên. Tôi được biết là từ cuối tháng Tám, Lô-pa-tin đã thay tướng A-lếch-xây-ép ở cương vị quân đoàn trưởng quân đoàn bộ binh 6 thuộc tập đoàn quân 26 và đã đưa bộ đội còn lại của mình thoát vây. Bây giờ, đồng chí được vinh dự chỉ huy tập đoàn quân mà tổng tư lệnh đặt toàn bộ hy vọng trong cuộc tiến công sắp tới. Lô-pa-tin đã kịp chứng tỏ mình là một người dũng cảm, quyết đoán, kiên trì. Và X. C. Ti-mô-sen-cô coi trọng trước hết chính những phẩm chất đó của các cán bộ chỉ huy.

Lô-pa-tin có thân hình vạm vỡ, chắc nịch, vai rộng. Mái đầu lớn húi trọc, nét mặt cân đối, nhưng xem ra tất cả đều có vẻ quá to – mũi khoằm, đôi môi cong đẹp, đôi mày rậm trên đôi mắt to, sáng. Toàn bộ vóc dáng của đồng chí đều toát lên sức mạnh và nghị lực.

Lô-pa-tin nói to và chậm rãi. Đồng chí cho biết dù ít thời gian, nhưng mọi loại hình trinh sát đều đã thu được những tin tức khá tỉ mỉ về địch. Phát hiện được cách bố trí lực lượng và phương tiện của địch trực tiếp đối phó với tập đoàn quân. Thu được và nghiên cứu 3.035 lá thư của binh lính và sĩ quan, 49 cuốn sách các loại, 340 tờ báo và tạp chí Đức. Tất cả những thứ đó giúp ta hình dung khá chính xác không chỉ về thành phần chiến đấu và tính chất phòng ngự của các đơn vị địch, về những kế hoạch của bộ chỉ huy của chúng, mà cả về tâm trạng binh lính và sĩ quan phát-xít.

Qua phân tích những tài liệu thu được, cho phép ta giả định là địch không biết gì về cuộc tiến công của ta. Công việc xây dựng công trình do bộ đội ta tích cực tiến hành dọc theo tiền tuyến đã thu được kết quả: bọn Hít-le cho rằng chúng tôi đang gấp rút củng cố tuyến phòng ngự của mình.

Theo tin tức của trinh sát, trong ngày đầu tiến công, tập đoàn quân 37 có thể vấp phải sức kháng cự của các binh đội thuộc sư đoàn cơ giới SS “Vi-kinh” và sư đoàn xe tăng 16, còn sau đó có thể có những lực lượng khác của Clai-xtơ kéo tới.

Thiếu tướng lần lượt nêu tỉ mỉ những điểm tựa quan trọng nhất của địch, đặc điểm của từng tên sư đoàn trưởng Đức đối phó với ta, cho biết số quân chiến đấu của những đơn vị đó, giả định tương quan lực lượng hai bên. Những kết luận của đồng chí không khác với những kết luận của tư lệnh phương diện quân.

Lô-pa-tin đặc biệt nhấn mạnh những khó khăn khi vượt tuyến phòng ngự của địch, vì phải chiến đấu với nhiều xe tăng chôn ngang mặt đất. Muốn diệt chúng, cần có nhiều pháo, mà chúng ta mới tập trung được có 235 khẩu: 104 khẩu sẵn có và 131 khẩu tăng cường. Trên chính diện tiến công, mỗi ki-lô-mét chỉ vẻn vẹn có 10-12 khẩu, thậm chí tại hướng chủ yếu không quá 15 khẩu(1). Vì mật độ pháo rất thưa, tư lệnh tập đoàn quân đề nghị cho không quân yểm hộ: không quân phải lấp được phần lớn chỗ thiếu hụt của pháo binh.

Địa hình dải tiến công sắp tới trống trải, không có rừng. Điều đó đòi hỏi phải quan tâm đặc biệt tới công tác phòng không và ngụy trang. Bộ tư lệnh và cơ quan tham mưu tập đoàn quân theo dõi sát sao để việc tập trung và thay quân chỉ được tiến hành vào ban đêm, thêm nữa, ô-tô phải chạy tắt đèn. Toàn bộ phương tiện chiến đấu đều được ngụy trang kín đáo.

Khi nói về các đơn vị của mình, tư lệnh tập đoàn quân phàn nàn là cả bốn sư đoàn bộ binh ngày mai bước vào tiến công đầu tiên, đều ít quân số. Mỗi sư đoàn chỉ có 2.000 đến 3.500 tay súng (đáng lẽ phải là 11 nghìn). Hai sư đoàn thuộc thê đội hai có rất ít pháo (Hy vọng được tăng cường pháo lấy trong lực lượng dự bị của Đại bản doanh đã không thành, vì toàn bộ pháo và xe tăng dự bị được tung ra để xây dựng những tập đoàn quân mới dành cho cuộc phản công ở gần Mát-xcơ-va).

Đại tá Va-ren-ni-cốp, tham mưu trưởng tập đoàn quân, báo cáo về việc lập kế hoạch chiến dịch tiến công. Chiều sâu chung của chiến dịch từ 80 – 100 ki-lô-mét. Trong bốn ngày đầu, từ 17 đến hết ngày 20 tháng Mười một, tập đoàn quân phải diệt tan lực lượng đối phó của địch và tiến về hướng Nam 50 – 55 ki-lô-mét, tới sông Tu-dơ-lốp, tiếp đó, sau khi ngoặt sang Tây – Nam, đến cuối ngày 23 tháng Mười một, trên toàn dải tiến công, bộ đội phải tiến tới sông Mi-u-xơ. Sau đó, chiến dịch có thể phát triển theo nhiều phương án, phần lớn tùy thuộc vào hoạt động của địch. Nếu lực lượng chủ yếu của Clai-xtơ bị chia cắt, thì dự định tổ chức tiêu diệt chúng trong vòng vây, còn nếu đch thoát sang được bên kia sông Mi-u-xơ, thì đã dự kiến phát triển tiến công về phía Tây tuyến đó.


(1) Mật độ thông thường của pháo để đột phá tuyến phòng ngự của địch tại hướng chủ yếu là 50 – 60 khẩu, đến cuối chiến tranh thường đạt tới 200 – 250 khẩu và hơn nữa trên một ki-lô-mét chính diện.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #202 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2017, 10:13:49 am »

I. X. Va-ren-ni-cốp nêu lên tỉ mỉ nhiệm vụ của từng sư đoàn bộ binh của thê đội một và thê đội hai, nhất là việc sử dụng các binh đoàn xe tăng. Hai lữ đoàn xe tăng (3 và 132) bổ sung đầy đủ hơn cả được điều cho các sư đoàn bộ binh 96 và 253 tiến công ở hương đột kích chủ yếu, còn lữ đoàn thứ ba có số quân ít nhất (chỉ có mấy xe tăng) vẫn để làm lực lượng dự bị. Sư đoàn trưởng sư đoàn bộ binh 96 sử dụng số xe tăng điều cho đồng chí như sau: mỗi trung đoàn bộ binh thuộc thê đội một được tăng cường một tiểu đoàn xe tăng, số xe tăng còn lại nằm trong lực lượng dự bị. Sư đoàn trưởng sư đoàn bộ binh 253 giải quyết theo cách khác. Đồng chí giao cho lữ đoàn xe tăng nhiệm vụ độc lập là hiệp đồng với trung đoàn bộ binh 981 tiêu diệt chốt đề kháng Grin-phen-đơ của địch, nơi dự định đưa quân đoàn kỵ binh vào chiến đấu, và yểm hộ cho kỵ binh không bị địch có thể tập kích từ phía Đông – Nam.

Khi phát huy chiến quả ở chiều sâu trong hệ thống phòng ngự của địch, tất cả các lữ đoàn xe tăng sẽ hiệp đồng với quân đoàn kỵ binh tung hoành sâu sau lưng địch.

Nguyên soái Ti-mô-sen-cô tán thành ý định chung về chiến dịch và căn dặn:

- Các đồng chí cần nhớ là số xe tăng của ta ít hơn của Clai-xtơ nhiều, do đó phải biết gìn giữ, không tung vào chiến đấu khi chưa trinh sát kỹ địa hình và hiệp đồng chống tăng của địch. Mỗi xe tăng phải được ít nhất một – hai khẩu pháo yểm hộ. Vì hệ thống phòng ngự của địch được xây dựng dưới dạng các điểm tựa độc lập, nên không cần ném xe tăng ra công kích vỗ mặt vào những công sự. Các chiến sĩ xe tăng cũng cần tránh đụng độ với xe tăng địch ra phản kích. Nếu bọn phát-xít phản kích tập trung bằng xe tăng, thì phải đánh lui chúng bằng hỏa lực chính xác tại chỗ từ trong các công sự, rồi sau đó mới đánh tan địch trong đợt công kích đối điện. Các đồng chí đứng quên là ta không có lực lượng xe tăng dự bị và cũng không thể trông chờ được bổ sung. Hiện nay, chính Mát-xcơ-va cũng đang ở trong tình trạng khó khăn và trước mắt không thể giúp ta được gì.

Chủ nhiệm pháo binh tập đoàn quân báo cáo việc tổ chức bảo đảm về mặt pháo binh. Đã thành lập mấy cụm pháo. Cụm chi viện cho xe tăng, gồm một phần pháo của tiểu đoàn, trung đoàn và pháo chống tăng phối thuộc của các trung đoàn thê đội một. Còn về cụm chi viện cho bộ binh thì mỗi trung đoàn bộ binh tiến công trên hướng chủ yếu được cung cấp một – hai tiểu đoàn pháo. Mỗi sư đoàn bộ binh đều có cụm pháo của mình, gồm súng cối phản lực (“Ca-ti-u-sa”) và một phần pháo của sư đoàn. Cuối cùng, cụm pháo tầm xa của tập đoàn quân, gồm trung dàn pháo 226 thuộc quân đoàn, trung đoàn pháo 8 và một biên đội máy bay hiệu chỉnh.

Như vậy, bộ phận chủ yếu của pháo binh vẫn nằm trong tay tư lệnh tập đoàn quân và các sư đoàn trưởng, sẽ giúp cho việc cơ động pháo được dễ dàng hơn, nhất là khi chúng ta đang thiếu pháo thì việc đó càng có ý nghĩa quan trọng. Nguyên soái Ti-mô-sen-cô tỏ ý hoàn toàn tán thành việc lập kế hoạch như vậy. Song đồng chí không quên nhắc lại chỉ thị gần đây của Bộ Tổng tư lệnh tối cao về những vấn đề sử dụng pháo binh trong chiến đấu. Kinh nghiệm cho thấy, đạn mảnh khi bắn bằng súng nòng dài cua trung đoàn và sư đoàn sẽ gây tổn thất cho bộ binh nhiều gấp hai lần lựu pháo sát thương. Do đó, đạn mảnh phải chiếm một phần năm cơ số chiến đấu. Tổng tư lệnh nhắc lại là đạn mảnh cỡ 76 mi-li-mét có ngòi chạm nổ, xuyên được thép dày tới 30 mi-li-mét.

Nguyên soái cố gắng đi sâu vào mọi mặt của cuộc tiến công sắp tới. Cụ thể là, đồng chí chú ý nhiều tới việc bảo đảm công trình cho chiến dịch. Phải bảo đảm bí mật việc điều động và tập trung bộ đội, bố trí vật cản yểm hộ các sườn của tập đoàn quân và chỗ tiếp giáp giữa các sư đoàn, tổ chức xây dựng các công sự nhằm lừa địch, trong tiến tình tiến công phải bảo đảm cho bộ đội vượt bốn con sông, tháo gỡ mìn trên đường sá và cầu cống, dùng mìn yểm hộ những chỗ tiếp cận tới các trận địa pháo binh. 12 tiểu đoàn công binh của tập đoàn quân không đảm đương nổi khối lượng công việc lớn như vậy, nên phải điều thêm những phân đội bộ binh tới chi viện.

X. C. Ti-mô-sen-cô đặc biệt quan tâm theo dõi báo cáo của ủy viên Hội đồng quân sự tập đoàn quân. Chính ủy sư đoàn N. C. Pô-pốp nhấn mạnh là trên thực tế, cán bộ và chiến sĩ lần đầu tiên tham gia một cuộc tiến công với quy mô lớn. Trong thời gian ngắn phải tạo được một bước ngoặt về tinh thần, thổi bùng khí thế tiến công – nhất là đối với những chiến sĩ chưa nếm mùi súng đạn, - chấm dứt hiện tượng sợ xe tăng, vì một số còn nghĩ rằng địch có không biết cơ man nào là xe tăng. Nhằm những mục đích đó, các cơ quan chính trị của tập đoàn quân đã in hàng vạn tờ bướm ca ngợi những anh hùng trong các cuộc chiến đấu với xe tăng địch, chỉ rõ những chỗ yếu của chúng. Các cuộc mít-tinh đã thông qua bức thư của bộ đội tập đoàn quân 37 gửi những người bảo vệ Mát-xcơ-va, kêu gọi đánh tan địch, đuổi quân chó đẻ phát-xít ra khỏi bờ cõi xô-viết. Khi thảo luận bức thư, các chiến sĩ và chỉ huy hân hoan đón mừng tin về cuộc tiến công sắp tới. Các chiến sĩ tuyên bố: “Đã đến lúc dạy cho bọn Hít-le một bài học. Phải cho bọn phát-xít bò lê bò càng trên băng giá”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #203 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2017, 10:14:09 am »

Buổi nói chuyện ở cơ quan tham mưu tập đoàn quân kéo dài tới khuya. Mọi điều đều cho thấy tổng tư lệnh hài lòng với tình hình công việc. Lúc chia tay Lô-pa-tin, Ti-mô-sen-cô nhắc nhờ:

- Coi chừng đấy, đồng chí Lô-pa-tin ạ. Chớ bắn phí đạn vào chỗ không người. Nếu địch láu cá hơn ta: ban đêm chúng rút quân ra vài ki-lô-mét thì sao?

- Không thể được, - tư lệnh tập đoàn quân cam đoan. – Rạng sáng, chúng tôi sẽ tiến hành trinh sắt bằng trận chiến đấu và chỉ sau đó mới quyết định có bắn pháo chuẩn bị hay không.

Dù đã muộn, Nguyên soái vẫn tới cơ quan tham mưu tập đoàn quân 9. Chúng tôi gặp tướng Kha-ri-tô-nốp đang làm việc. Đồng chí ra những chỉ thị cuối cùng về cuộc tiến công ngày mai.

- Công việc chỗ đồng chí ra sao? – tổng tư lệnh hỏi.

- Tất cả đã sẵn sàng. Cả hai sư đoàn đều đang chờ tín hiệu.

Nguyên soái hỏi han tỉ mỉ những chi tiết quan trọng nhất của cuộc tiến công sắp tới, quan tâm tới tâm trạng của mọi người.

Kha-ri-tô-nốp trả lời cặn kẽ mọi vấn đề và cho biết anh em chiến sĩ và cán bộ rất phấn khởi, mọi nguồi đều tin tưởng vào thắng lợi.

Chúng tôi về đến bộ tham mưu Phương diện quân Nam lúc trời đã rạng sáng. Còn không đầy hai tiếng để nghỉ ngơi. Nhưng dù rất mệt, chín giờ sáng, anh em đã dậy cả.

Nhìn qua cửa sổ, tướng Tsê-rê-vi-tsen-cô chửi đổng: mưa phùn lắc rắc từ những đám mây đen sà thấp, bốn bề sương mù dày đặc. Máy bay không thể cất cánh được. Đành thiếu không quân vậy.

Nguyên soái Ti-mô-sen-cô khoát tay kiên quyết:

- Ta vẫn tiến công. Không thể bó tay ngồi chờ được!

Có báo cáo từ tập đoàn quân 37 gửi về: đến sáu giờ rưỡi sáng, các đội trinh sát đã tiến được 6 – 8 ki-lô-mét, tới sông Na-gôn-mai-a và làng lớn Các-pô-vô – Crê-pin-xcôi-e. Và ở đây, anh em bị chặn lại.

Tsê-rê-vi-tsen-cô rất mừng. Các đội trinh sát đã hoàn thành nhiệm vụ. Chúng ta biết rõ là hệ thống phòng ngự của địch chạy dọc theo tuyến sông Na-gôn-nai-a. Bọn phát-xít không đánh lừa được chúng ta và buộc phải bắn chuẩn bị vào một đất trống không dài tám ki-lô-mét, nơi trinh sát ta mới đánh đuổi đội cảnh giới của bọn Đức. Tướng Tsê-rê-vi-tsen-cô liên lạc với các tư lệnh tập đoàn quân và xác nhận mệnh lệnh: không hoãn cuộc tiến công.

9 giờ 40 phút, tư lệnh tập đoàn quân 37 báo cáo: “Sau 30 phút bắn chuẩn bị, các sư đoàn bộ binh 96, 253, 99 và 51 được các lữ đoàn xe tăng 3 và 132 yểm hộ, đã bắt đầu công kích”. Chúng tôi cũng nhận được những thông báo tương tự của các tướng Kha-ri-tô-nốp và Côn-pác-tsi. Cuộc công kích đã bắt đầu mà không có không quân yểm hộ. Tình hình đó làm cho sự việc thêm phức tạp: Clai-xtơ có thể cơ động xe tăng và các đơn vị cơ giới mà không sợ bị tập kích đường không.

Bị thu hút hoàn toàn vào việc triển khai tiến công ở gần Rô-xtốp trên sông Đôn, tổng tư lệnh tạm thời gác sang một bên tình hình ở cánh Bắc, nơi đồng chí đã phái phó tổng tư lệnh tới. Nhưng có lẽ, Đại bản doanh vẫn lo lắng cho đoạn này hơn là cuộc tiến công đã bắt đầu ở gần Rô-xtốp. Điều đó cũng là tất nhiên. Vì nếu xảy ra tai biến gì ở cánh bắc Phương diện quân Tây – Nam thì tình hình các cửa ngõ phía Nam thủ đô sẽ xấu đi ngay: không bị đe dọa từ phía Nam, Gu-đê-ri-an có thể dốc toàn bộ lực lượng về Mát-xcơ-va.

Chúng tôi chưa kịp thu thập những tin tức đầu tiên về kết quả cuộc công kích vào các đơn vị của Clai-xtơ mới bắt đầu, thì tướng Bô-đin đã báo qua điện báo cho tôi nội dung công văn hỏa tốc của tổng tham mưu trưởng gửi tổng tư lệnh. Cho biết nguy cơ ngày càng gia tăng ở chỗ tiếp giáp giữa các Phương diện quân Tây và Tây – Nam, Sa-pô-sni-cốp nhân danh Đại bản doanh yêu cầu Ti-mô-sen-cô đột kích địch ở cánh Bắc các đơn vị mình. Nhằm mục đích đó, tập đoàn quân 3 được chuyển thuộc các sư đoàn bộ binh 239, 299 và sư đoàn xe tăng 108. Để yểm hộ cho uộc tiến công này, Sa-pô-sni-cốp yêu cầu sử dụng không quân của Phương diện quân Tây – Nam. Yêu cầu đó làm cho Ti-mô-sen-cô bối rối.

- Tôi đã báo cáo rằng tôi sẽ sử dụng phần lớn không quân của Phương diện quân Tây – Nam để bảo đảm cho cuộc tiến công ở gần Rô-xtốp cơ mà! – Vừa đưa bức điện cho tôi, đồng chí vừa chỉ thị: - Đồng chí chuyển cho Bô-đin để đồng chí ấy nói lại việc này với Sa-pô-sni-cốp.

Suốt ngày, tư lệnh Phương diện quân Nam không được tổng tư lệnh để yên, hết liên lạc với các tư lệnh tập đoàn quân lại đến các cơ quan tham mưu tập đoàn quân, yêu cầu báo cáo kết quả tiến công. Các tư lệnh đều trả lời vắn tắt: bộ đội đang tiến công. Kinh nghiệm của chúng tôi biết là những báo cáo chung chung như thế chỉ xảy ra khi đợt công kích bị dừng lại.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #204 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2017, 10:14:35 am »

Trong khi đó, chúng tôi còn nhận được báo cáo đầy lo âu của tướng Rê-mê-dốp: “Clai-xtơ tiến công ở chỗ tiếp giáp giữa các sư đoàn bộ binh 317, 353 và phát triển cuộc tiến công này từ phía Bắc, về hướng chung đi Bôn-sni-e Xa-lư, Rô-xtốp”.

- Đó chính là điều tôi e ngại! – đọc xong báo cáo, Ti-mô-sen-cô phiền muộn thốt lên. – Tôi đã nhiều lần bảo Rê-mê-dốp phải chú ý củng cố sườn phải. Mà cậu ta thì cứ cố chứng minh Clai-xtơ sẽ đột kích ở sườn trái, dọc đường Ta-gan-rốc – Rô-xtốp. Thế là bây giờ, địch thọc đúng nơi Rê-mê-dốp bố trí những đơn vị yếu nhất. Giờ đây, biết lấy cái gì để chặn xe tăng của Clai-xtơ? Lực lượng dự bị gần nhất của Rê-mê-dốp chỉ có sư đoàn bộ binh 31 và lữ đoàn xe tăng 9. Như thế là quá ít.

Vậy là chúng tôi không kịp đánh phủ đầu Clai-xtơ, còn hắn thì bất chấp mối nguy cơ từ phía Bắc, đã liều mạng lao về Rô-xtốp như con chó đói nhảy xổ vào khúc xương. Chúng tôi có kịp tóm đuôi và chặn nó lại được không? Để làm được việc đó, phải cho tập đoàn quân 37 tiến nhanh vào sau lưng địch. Nhưng lúc này chưa làm như vậy được.

Buổi chiều, tướng Lô-pa-tin cho biết các sư đoàn của đồng chí đã tiến được 6 – 10 ki-lô-mét về phía Nam và đang chiến đấu giành các điểm tựa Grin-phen-đơ và Đa-ri-nô – Éc-ma-cốp-xki. Dù sao cũng đã có kết quả: các đơn vị tập đoàn quân 37 đã thọc sâu được vào tuyến phòng ngự của địch.

Những sự kiện ở các đơn vị bạn của Lô-pa-tin phát triển kém hơn. Các sư đoàn thuộc tập đoàn quân 18 chỉ tiến được 3-4 ki-lô-mét và vấp phải điểm tựa mạnh Đi-a-cô-vô. Mọi đợt công kích đều không có kết quả.

Tập đoàn quân 9 hiện vẫn dậm chận tại chỗ. Kha-ri-tô-nốp hành động không kiên quyết lắm. Rõ ràng, cuộc tiến công của các sư đoàn của Clai-xtơ bắt đầu ở sườn trái của mình đã làm cho đồng chí khó chịu.

Tổng tư lệnh liên lạc bằng máy “bô-đô” với cơ quan tham mưu của Kha-ri-tô-nốp cuộc nói chuyện khá căng. Chưa đọc hết báo cáo của tư lệnh tập đoàn quân, Nguyên soái đã giận dữ đọc cho nhân viên điện báo:

“Đồng chí không chấp hành mệnh lệnh chiến đấu của ngày hôm nay. Chú ý trong vài giờ nữa, đồng chí sẽ nhận được lệnh hướng dẫn khẳng định nhiệm vu ngày mai. Không cho địch ăn ngon ngủ yên ngay cả ban đêm. Phải vu hồi các cứ điểm. Các đồng chí chĩa thẳng vào chúng để làm gì? Hãy đánh chiếm từ phía sau. Nhớ là ngày mai, tập đoàn quân 37 phải chiếm được Ba-ri-lô – Crê-pin-xcai-a, còn tập đoàn quân của đồng chí phải chi viện cho tập đoàn quân bạn”.

Lát sau có trả lời:

“Nhiệm vụ đã rõ. Hôm nay, chúng tôi sẽ làm chủ Bôn- đư-rép-ca. đến đêm, chúng tôi sẽ chiếm Đa-ri-ép-ca”.

Như vậy, ngày tiến công đầu tiên không mang lại kết quả mong muốn, mà tình hình lại xấu đi trông thấy. Tư lệnh tậo đoàn quân 12 báo cáo là những đơn vị địch đã thọc sâu vào tuyến phòng ngự của ta ở chỗ tiếp giáp giữa các sư đoàn bộ binh 15 và 230 tới 15 ki-lô-mét, và vẫn tiếp tục tiến về Péc-vô-mai-xcơ. Quân đoàn kỵ binh của Bư-tsơ-cốp-xki và sư đoàn bộ binh 218 được chuyển thuộc lấy từ lực lượng dự bị của phương diện quân vẫn chưa tới khu vực đột phá. Do đó, tình thế vẫn còn nguy ngập.

Tin tức ở chỗ tướng Rê-mê-dốp còn đáng lo ngại hơn. Đồng chí cho biết, đến chiều, trên một trăm xe tăng địch đã đột nhập Bôn-sưi-e Xa-lư, cách Rô-xtốp 12 ki-lô-mét về phía Bắc. Quả thật là, ta đã cắt được bộ binh phát-xít với xe tăng và chặn được chúng. Rê-mê-dốp tuyên bó là đến đêm, đồng chí sẽ cố gắng tiêu diệt số xe tăng địch đã đột nhập băng lực lượng của lữ đoàn xe tăng 6 và các nhóm chiến sĩ diệt xe tăng.

Tổng tư lệnh lắc đầu:

- Đúng là Đa-vít chiến đấu với Gô-li-át. Đồng chí ấy hy vọng một đêm tiêu diệt một trăm xe tăng Đức bằng ba mươi chiếc xe tăng của ta. Báo cho đồng chí ấy là tôi khuyên nên điều tới Bôn-sưi-e Xa-lư càng nhiều pháo chống tăng và chiến sĩ diệt xe tăng càng tốt, cho tới khi bộ đội ta tiến vào sau lưng Clai-xtơ, lúc ấy hắn sẽ không còn dám mơ tới Rô-xtốp nữa.

Rõ ràng đối với những chiến sĩ bảo vệ thành phố, ngày mai sẽ còn khó khăn hơn nhiều.

Ti-mô-sen-cô lệnh cho Tsê-rê-vi-tsen-cô chuyển cho các tư lệnh tập đoàn quân yêu cầu; bắt đầu từ sáng ngày 18 tháng Mười một, phải tăng cường sức ép và đến cuối ngày không chỉ tiến tới sông Lê-vưi Tu-dơ-lốp như kế hoạch đã định, mà tiến sâu hơn nữa, tới tuyến Min-lê-rô-vô, Đê-ni-xô-vô – A-lếch-xê-ép-ca. Ba-ri-lô – Crê-pin-xcai-a để đột nhập vào sau lưng quân đoàn cơ giới 14 của Đức.

Còn Mát-xcơ-va, sau khi biết tổng tư lệnh vẫn có mặt bên cánh trái Phương diện quân Nam như trước kia, đã tỏ ra lo ngại. Trong bức điện gửi tổng tư lệnh có nói: “Đại bản doanh yêu cầu đồng chí đích thân can thiệp vào việc bảo đảm cho sườn phải và có mặt ở đó”. Điều này có nghĩa là Ti-mô-sen-cô phải để cuộc tiến công ở gần Rô-xtốp cho Tsê-rê-vi-tsen-cô gánh vác, còn bản thân tổng tư lệnh thì tới cánh Bắc các đơn vị của mình. Nhưng Ti-mô-sen-cô cho rằng đồng chí không thể bỏ đi khi chưa rõ kết quả cuộc tiến công, và ra lệnh thảo bức diện gửi Xta-lin, trong đó đồng chí nêu lên nguyên nhân mình lưu lại ở khu vực Rô-xtốp và đề nghị cho phép đồng chí ở lại đó.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #205 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2017, 10:15:42 am »

Ngày hôm sau cũng chẳng có gì hơn về tiến trình các trận giao chiến: các đơn vị tiến công tiến chậm, phải chiến đấu vất vả, bị dừng lại khá lâu ở gần các điểm dân cư mà địch đã kịp bố trí tuyến phòng ngự.

Những đơn vị sườn trái của tập đoàn quân 18 bị sa lầy ở khu vực Đi-a-cô-vô, cố gằng đi vòng từ phía Tây và phía Đông. Những sư đoàn của tập đoàn quân 37 lại chỉ tiến được vài ki-lô-mét về phía Nam, còn bộ đội tập đoàn quân 9 vẫn dẫm chân tại chỗ. Kha-ri-tô-nốp vẫn không làm trọn lời hứa là sẽ làm chủ Đa-ri-ép-ca bằng một trận đánh vào ban đêm.

Sợ cuộc tiến công bị đình hẳn lại, Lô-pa-tin yêu cầu các sư đoàn trưởng không dừng lại ở gần các điểm dân cư, mà đánh vu hồi, chiếm lấy chúng bằng cách đột kích từ phía sau.

Lúc này, tình thế của những chiến sĩ bảo vệ Rô-xtốp càng xấu thêm. Đúng như tổng tư lệnh dự đoán, ban đêm, ta không thể tiêu diệt được những chiếc xe tăng Đức đã đột nhập vào Bôn-sưi-e Xa-lư. Đến sáng hôm sau, một cụm xe tăng địch đã tiến tới ngoại vi phía Bắc Rô-xtốp, còn cụm thứ hai – tới sau lưng các sư đoàn đang phòng ngự ở phía Tây thành phố.

Rê-mê-dốp áp dụng những biện pháp quyết liệt: ném lực lượng dự của đồng chí vào khu vực chiến đấu. Quân địch bị mất 35 xe tăng, phải rút lui về Bôn-sưi-e Xa-lư. Nhằm động viên Rê-mê-dốp, Nguyên soái gọi đồng chí tới dây nói trực tiếp và cho biết tiến triển của cuộc tiến công của cụm xung kích Phương diện quân Nam: “Chúng sẽ phải kéo tất cả lên phía Bắc, hoặc bắt đầu rút lui sang phía Tây, do vậy, mọi sự đều phụ thuộc vào đồng chí. Cố tóm lấy đuôi và giữ chúng lại. Tận dụng không quân làm cho chúng tê liệt. Ưu thế về xe tăng của địch không thể làm cho đồng chí lo lắng”.

Rê-mê-dốp trả lời là, tiếc thay, không thể sử dụng được không quân vì thời tiết xấu, do đó, để đối phó với các đơn vị xe tăng của Clai-xtơ, đồng chí có thể dùng bộ binh và pháo binh. Đã áp dụng mọi biện pháp để ngăn chặn các đơn vị địch tiến vào Rô-xtốp. Đồng chí đang điều ngay sư đoàn bộ binh 347 từ bên kia sông Đôn về, và rạng sáng ngày 19 tháng Mười một, sư đoàn sẽ triển khai ở ngoại vi phía Bắc thành phố.

Các sư đoàn của Clai-xtơ đột phá tới Rô-xtốp khiến Đại bản đoanh lo lắng. Lúc này, Sa-pô-sni-cốp không yêu cầu tổng tư lệnh rời Phương diện quân Nam nữa. Hơn nữa, ngày 19 tháng Mười một, đồng chí còn cho biết: việc chuyển giao từ phương diện quân Tây sang Phương diện quân Tây – Nam tất cả những sư đoàn được chỉ định thực hiện cuộc tiến công ở dải tập đoàn quân 3 đã bị bãi bỏ, do đó, tổng tư lệnh không cần chuyển sang cánh Bắc nữa, mà có thể triển khai cuộc tiến công ở gần Rô-xtốp.

Trận đánh diễn ra ngày một ác liệt. Cả tổng tư lệnh và tư lệnh Phương diện quân Nam đều thấy rằng cần phải áp dụng những biện pháp kiên quyết nhất nhằm đạt được một bước ngoặt trong tiến trình tiến công.

Trước đó một ngày, tôi bày tỏ ý kiến cần thay đổi nhiệm vụ cho quân đoàn kỵ binh của I. I. Khô-run. Theo kế hoạch, đồng chí phải tiến công sang phía Tây, tức là vào sau lưng những sư đoàn địch đang phòng ngự phía trước các đơn vị tập đoàn quân 18. Còn đối với chúng tôi, điều quan trọng là phải bẻ gãy càng nhanh càng tốt sức kháng cự của các đơn vị địch đang kìm chân lực lượng xung kích chủ yếu của ta là tập đoàn quân 37. Tôi nảy ra ý không tung quân đoàn kỵ binh về phía Tây, mà về phía Đông – Nam, vào sau lưng các đơn vị địch thuộc quân đoàn cơ giới 14 của Đức đang điên cuồng chống lại bộ đội của tập đoàn quân 37.

Cho đến hôm qua, đề nghị đó còn bị tổng tư lệnh cho là chưa đạt, và đồng chí không đồng ý. Bây giờ, diễn biến của các sự việc buộc đồng chí phải nhìn nhận việc này bằng con mắt khác. Và Nguyên soái quyết định thay đổi nhiệm vụ cho quân đoàn kỵ binh: rút quân đoàn về khu vực Min-lê-rô-vô, Ru-xcô – Đê-ni-xốp-xki, Đê-ni-xô-cô – A-lếch-xây-ép-ca, và sau khi tăng cường cho nó một lữ đoàn xe tăng, sẽ điều sang phía Đông, về Ba-ri-lô - Crê-pin-xcai-a. Để chi viện cho quân đoàn kỵ binh 66 và lữ đoàn xe tăng 142 thuộc tập đoàn quân 9 phải đột kích trực diện. Việc những lực lượng này thọc vào sau lưng những đơn vị thuộc quân đoàn cơ giới 14 của Đức sẽ đưa quân đoàn đến chỗ diệt vọng. Còn để bảo đảm cho kỵ binh ta không bị đánh từ phía Tây, tổng tư lệnh ra lệnh đưa sư đoàn bộ binh 295 tới chỗ tiếp giáp giữa các tập đoàn quân 18 và 37.

Ti-mô-sen-cô bắt đầu kiên trì thực hiện ý định đó. Đồng chí liên lạc bằng điện thoại với tư lệnh tập đoàn quân 9 và yêu cầu điều ngay sư đoàn kỵ binh và lữ đoàn xe tăng về A-gra-phê-nốp-ca. Tư lệnh tập đoàn quân báo cáo là sư đoàn kỵ binh 66 và lữ đoàn xe tăng 142 đã được đưa vào chiến đấu rồi. Lực lượng địch đối đầu với những đơn vị đó rất manh: chúng có rất nhiều xe tăng.

Tổng tư lệnh không cho đồng chí nói hết:

- Đồng chí đừng lo tính toán lực lượng địch, mà hãy nghĩ cách tiêu diệt chúng. Cần điều ngay sư đoàn kỵ binh và lữ đoàn xe tăng tới A-gra-phê-nốp-ca. Cả quân đoàn kỵ binh cũng sẽ hành động ở hướng đó.

- Rõ, - tư lệnh tập đoàn quân trả lời, - tôi sẽ tung tất cả về Agra-phê-nốp-ca.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #206 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2017, 10:16:01 am »

Có mặt lúc đó, tôi rất hiểu tâm trạng của Kha-ri-tô-nốp. Đồng chí được lệnh tiến quân về phía Tây, mà lúc đó, xe tăng địch đang vu hồi vào sườn trái tập đoan quân của đồng chí. Và tất nhiên, tư lệnh tập đoàn quân muốn điều sư đoàn kỵ binh và lữ đoàn xe tăng tới chính đó. Còn tung chúng về A-gra-phê-nốp-ca, thì đồng chí cảm thấy là quá ư mạo hiểm. Nhưng trong chiến tranh, không tránh khỏi phải mạo hiểm.

Sau Kha-ri-tô-nốp, tổng tư lệnh gọi tư lệnh tập đoàn quân 37 tới đường dây nói chuyện trực tiếp, giải thích ý định đưa quân đoàn kỵ binh vào chiến đấu trên hướng mới.

- Rõ, - tư lệnh tập đoàn quân phấn khởi đáp. – Sẩm tối, chúng tôi sẽ cố gắng đưa quân đoàn kỵ binh tới khu vực đã định để từ đó tập kích vào sau lưng địch. Tôi cũng sẽ điều sư đoàn bộ binh 295 tới đó.

Tổng tư lệnh suy nghĩ một lát rồi ra lệnh:

- Không cần chờ đến tối. Sương mù dày đặc giúp ta giữ được bí mật việc bố trí lại lực lượng. Cần phải điều ngay quân đoàn kỵ binh và sư đoàn bộ binh.

Rê-mê-dốp cho biết là những trận chiến đấu ở vùng Rô-xtốp vẫn diễn ra ác liệt. Hôm nay khó khăn lắm mới bẻ gãy được những đợt công kích của sư đoàn xe tăng 14 của Đức đang cố đột nhập vào làng Ác-xai-xcai-a và cắt thành phố từ phía Đông. Tư lệnh tập đoàn quân buộc phải gấp rút bố trí lại lực lượng.

Tại sao Clai-xtơ cứ lao như điên về Rô-xtốp, bất chấp nguy cơ diệt vọng đang đe dọa tập đoàn quân của hắn từ phía Bắc, tức là từ phía cụm xung kích của Phương diện quân Nam? Quả là một ý định phiêu lưu, chỉ có thể được giải thích bằng việc bọn tướng tá Hít-le đang choáng váng say mê trước thắng lợi của những tháng đầu chiến tranh.

Thành thật mà nói, lúc đó, chúng ta đánh giá cao hơn về trinh sát của bọn phát-xít lẫn tài thao lược của bọn tướng lĩnh Đức. Và chúng ta rất đỗi ngạc nhiên là Clai-xtơ lại dấn thân vào bẫy một cách hớ hênh như thế. Mãi sau chiến tranh khi đọc lại nhật ký của Han-đe, tổng tham mưu trưởng lục quân Dức, tôi mới thấy rõ là không riêng Clai-xtơ, mà cả bộ chỉ huy tối cao phát-xít cũng không mảy may ngờ rằng nguy cơ đang treo trên đầu các đơn vị Đức ở vùng Rô-xtốp. Chính ngày 19 tháng Mười một, Han-đe hí hửng ghi vào nhật ký: “Nhìn chung, lại thêm một ngày thú vị. Tập đoàn quân xe tăng của Clai-xtơ đang tiến công có kết quả vào Rô-xtốp”. Trong khi đó thì tình hình lại không hứa hẹn điều gì tốt đẹp cho tập đoàn quân của Clai-xtơ.

Ngày hôm đó, ý định của tổng tư lệnh chúng tôi bắt đầu được thực hiện. Quân đoàn kỵ binh và sư đoàn bộ binh 295 được đưa vào chiến đấu ở sườn phải tập đoàn quân 37, vừa bẻ gãy sức kháng cự ngoan cố của địch, vừa tiến lên đánh thốc vào sau lưng các đơn vị Đức đang phòng ngự ở Đi-a-cô-vô và dọc sông Na-gôn-nai-a.

Bọn Hít-le chống cự điên cuồng. Hôm ấy, các đơn vị thuộc sư đoàn bộ binh 96 đặc biệt vất vả. Trung đoàn bộ binh 209 ở sườn phải sư đoàn đã đánh lui ba đợt phản kích của địch, mỗi đợt có hai chục xe tăng. Trong trận chiến đâu chiếm điểm cao Pi-xa-nai-a, các chiến sĩ pháo binh thuộc khẩu đội của trung úy Sa-tơ-rốp-xki đã chiến đấu rất anh dũng. Anh em hạ nòng pháo xuống bắn thẳng, hứng chịu mười sáu xe địch và tiêu diệt được 9 chiếc.

Những đợt phản kích của địch làm cho các sư đoàn của tập đoàn quân 37 tiến quân rất chậm. Lúc đó, Lô-pa-tin quyết định đưa vào trận đánh hai trung đoàn thuộc sư đoàn bộ binh 216, đơn vị dự bị cuối cùng của đồng chí. Nhưng tình hình chỉ thay đổi sau khi kỵ binh của tướng Khô-run được xe tăng hộ tống xuất hiện ở khu vực Min-lê-rô-vô. Kỵ binh ta tiến như vũ bão đánh vào sau lưng các đơn vị địch, làm bọn Hít-le phải run sợ. Số địch rú lui bị không quân ta truy kích. Ngày hôm đó, máy bay ta xuất kích gần 400 đợt.

Hệ thống phòng ngự ở dải của quân đoàn 14 Đức bắt đầu bị sụp đổ không làm cho Clai-xtơ tỉnh ngộ. Hắn vẫn điên cuồng lao về Rô-xtốp. Nhằm cắt đường rút lui của tướng Rê-mê-dốp, ngày 20 tháng Mười một, Clai-xtơ ném ba cụm xe tăng lớn về làng Ác-xai-xcai-a, về phía Bắc vùng ngoại ô Rô-xtốp và Cra-xnưi Gô-rốt – Xát. Bọn phát-xít mất một phần ba số xe chiến đấu, nhưng lọt được vào thành phố. Nhà ga xe lửa rơi vào tay bọn bộ binh cơ giới Đức. Rê-mê-dốp thông báo là tập đoàn quân của đồng chí bị chia cắt làm hai: đơn vị học viện pháo binh, sư đoàn kỵ binh 68 và bộ phận còn lại của sư đoàn bộ binh 317 vừa đánh vừa rút về Nô-vô-tséc-cát-xcơ, còn các sư đoàn 343, 353 và bộ phận còn lại của sư đoàn bộ binh 31 đang chiến đấu trong thành phố, đồng thời mở đường đến các bến vượt sông Đôn. Tư lệnh tập đoàn quân cùng Hội đồng quân sự và cơ quan tham mưu cùng đi ở cụm này. Sa-pô-sni-cốp gửi tư lệnh bức điện yêu cầu tổ chức phòng ngự vòng trọng và trụ giữ đến cùng.

Nhằm kìm lực lượng dự bị của ta và, nhờ đó, giúp Clai-xtơ chiếm Rô-xtốp được dễ dàng, bộ chỉ huy quân sự tối cao phát-xít đẩy mạnh tiến công ở các đoạn khác. Ngày 19 tháng Mười một, bọn Hít-le chiếm được thành phố Tim. Chúng cũng sấn sổ lao tới Péc-vô-mai-xcơ. Sức ép của địch ở chỗ tiếp giáp giữa phương diện quân chúng tôi và Phương diện quân Tây không hề giảm bớt. Tình hình đó buộc Tổng tư lệnh tạm thời rút cho tướng Tsê-rê-vi-tsen-cô toàn bộ việc chỉ đạo tiếp tục tiến công, còn đồng chí thì trở về với bộ tham mưu Phương diện quân Tây – Nam.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #207 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2017, 10:16:25 am »

Rạng sáng ngày 21 tháng mười một, chúng tôi đã có mặt ở Vô-rô-ne-giơ. Ở đây, tôi được biết là người bạn chiến đấu trung thành của tôi, đại tá Da-khơ-va-ta-ép, người đã cùng làm việc với tôi suốt chặng đường từ biên giới với tư cách là cấp phó của tôi, đã về Mát-xcơ-va. Tôi rất tiếc đã mất một người trợ thủ không ai có thể thay thế nổi, nhưng cũng rất mừng cho đồng chí: đồng chí được nhận chức tham mưu trưởng tập đoàn quân 19. Con đường lớn rộng mở trước đồng chí.

Vừa tới Vô-rô-ne-giơ, tổng tư lệnh liên lạc điện thoại ngay với tướng Pốt-la-xơ, tư lệnh tập đoàn quân 40.

- Thế nào mà địch lại chiếm được Tim? – Nguyên soái hỏi. – Có lẽ trinh sát của các đồng chí làm việc tồi quá chẳng?

- Không thể mạnh trên toàn chính diện được, - tướng Pốt-la-xơ cố thanh minh. – Chúng tôi bám trụ ở chỗ này, địch lại đánh chỗ khác, nên đã xảy ra những chuyện bất ngờ như vậy.

- Những ai đã thụ động thì bao giờ cũng bị đánh. – tổng tư lệnh bác lại.- Các đồng chí chờ địch đánh, trong khi, lẽ ra phải nện chúng trước.

Sau đó, tổng tư lệnh nói chuyện khoảng hai giờ với tướng Cô-xten-cô. Cô-xten-cô làm tổng tư lệnh yên lòng vì tình hình ở chỗ tiếp giáp với Phương diện quân Tây đã phần nào được củng cố.

Buổi chiều, Hội đồng quân sự thảo luận kỹ về triển vọng phát triển chung của tình hình tác chiến ở hướng chúng tôi. Qua trao đổi ý kiến, Hội đồng quân sự đã hạ quyết tâm là ngay trước khi cuộc tiến công của chúng tôi ở gần Rô-xtốp kết thúc, phải bắt tay chuẩn bị một chiến dịch tiến công mới ở sườn Bắc Phương diện quân Tây – Nam. Chiến dịch nhằm hai mục đích quan trọng: kìm chân các đơn vị sườn Nam của Gu-đê-ri-an đang tiến về Mát-xcơ-va và đồng thời yểm hộ vững chắc cho cánh phải chúng tôi không bị địch vu hồi từ phía Bức. Đây là những ý định ban đầu về chiến dịch mà sau này chúng tôi sẽ nói tới.

Còn bây giờ, tôi xin trở lại những sự kiện ở hướng Rô-xtốp. 16 giờ ngày 21 tháng Mười một, tướng Rê-mê-dốp báo cáo là bộ đội của đồng chí đã bỏ thành phố và vượt băng sang bờ Nam sông Đôn. Tin đó làm mọi người chúng tôi buồn. Chúng tôi tin chắc rằng Clai-xtơ vây vo trước chiến thắng chẳng được bao lâu, mà bản thân hắn chẳng mấy nữa sẽ chui đầu vào bẫy, nhưng sự kiện Rô-xtốp trên sông Đôn, “hòn ngọc của vùng sông Đôn”, lọt vào tay địch khiến chúng tôi rất đau xót. Trong khung cảnh đáng buồn đó, kết quả của bộ đội tập đoàn quân 37, dù đã tiến được thêm 5 ki-lô-mét, vẫn phần nào bị lu mờ. Khi nghe báo cáo tin này, tổng tư lệnh chỉ khoát tay:

- Chúng ta để chậm mất rồi! Clai-xtơ đã ở Rô-xtốp. – Rồi đồng chí đấm xuống bàn – Nhưng dù sao chúng ta cũng sẽ cho hắn biết tay.

Và đúng là Clai-xtơ không có gì để vui mừng. Lọt vào Rô-xtốp, hắn giống như người đi săn đã tóm được một chú gấu mà giờ đây không biết làm thế nào để thoát được nó: từ phía Tây – Bắc, cụm xung kích của Phương diện quân Nam vẫn tiến xuống ngày một mãnh liệt, còn từ phía Đông, hắn vẫn phải đối đầu với tập đoàn quân 56 của chúng tôi như trước kia, mà nói thì lại có thể phản đột kích vào bất cứ lúc nào.

Bộ chỉ huy phát-xít sẽ làm gì trong tình hình này? Nếu Clai-xtơ vẫn cứ yên vị ở Rô-xtốp thì bẫy sẽ xập xuống, và Han-đe sẽ đi tong thêm một tập đoàn quân nữa.

Đề phòng bọn phát-xít sực tỉnh, bỏ thành phố chạy về phía Tây, Ti-mô-sen-cô ra lệnh cho tướng Tsê-rê-vi-tsen-cô ném toàn bộ lực lượng của tập đoàn quân 37 về Bôn-sê-crê-pin-xcai-a, tiến nhanh hơn nữa xuống phía Nam. Ngày hôm đó, không hề nói gì đến chuyện ngoặt về Rô-xtốp cả: tổng tư lệnh không tin là Clai-xtơ ngốc đến mức cam chịu ngồi đợi cho đến khi bẫy sập xuống. Chúng tôi yên tâm trước tình hình của tập đoàn quân Re-mê-dốp, vì chỉ kẻ nào điên đầu mới dám tiến công nó trong tình huống như thế. Hơn nữa, mặc dù tình hình ở ngoại vi Mát-xcơ-va vẫn gay go, hôm đó, Đại bản doanh vẫn hạ quyết tâm trao cho Rê-mê-dốp ba sư đoàn bộ binh và ba lữ đoàn bộ binh còn sung sức. Tổng tư lệnh thấy thế không được hài lòng. Đồng chí đã có ý kiến hoàn toàn đúng là lẽ ra nên đưa lực lượng dự bị vài dải tiến công của cụm xung kích của Phương diện quân Nam thì hơn. Đối với tập đoàn quân của Clai-xtơ, điều đó sẽ gây ra những hậu quả tệ hại hơn nhiều.

Còn bộ chỉ huy quân sự phát-xít thì làm rùm beng trên toàn thế giới về “chiến thắng vĩ đại mới” của chúng. Hít-le tặng phần thưởng lớn cho Clai-xtơ đã chiếm được Rô-xtốp, và Clai-xtơ cố gắng để xứng đáng với nó. Tổng hành dinh Hít-le cũng như bộ tổng tham mưu lục quân Đức đều tin rằng tình hình ở chỗ Clai-xtơ rất thuận lợi. Chúng không thấy ở cuộc tiến công của chúng tôi một ý nghĩa gì đặc biệt. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua nhật ký của Han-đe: “Có lẽ đối với quân ta chẳng có gì nguy hiểm đặc biệt, song bộ chỉ huy Đức và quân Đức xứng đáng được đánh giá cao nếu đứng vững trước sức ép đó và tiến tới chỗ ngoặt của sông Đôn”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #208 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2017, 10:17:03 am »

HẠNH PHÚC CỦA NGƯỜI LÍNH LÀ THẾ ĐÓ!

Khoảng quá năm giờ sáng gày 22 tháng Mười một, chúng tôi nhận được bức điện của Mát-xcơ-va. Đại bản doanh cho biết, dù bị mất Rô-xtốp, nhưng nhiệm vụ của bộ đội Phương diện quân Nam vẫn không hề thay đổi: phải gia tăng sức ép vào Ta-gan-rốc. Mát-xcơ va đánh giá đúng tình hình và cũng đợi Clai-xtơ vội vã chuồn khỏi cạm bẫy.

Tin địch chiếm Rô-xtốp vội đã khơi dậy nỗi căm giận trong bộ đội đang tham gia tiến công. Anh em xông lên, như thế chẻ tre. Ngày 20 tháng Mười một, Tsê-rê-vi-tsen-cô báo cáo là địch không trụ được trước sức tiến công của bộ đội ta và đang rút lui về phía Nam, bỏ lại vũ khí hạng nặng và phương tiện kỹ thuật.

Một lần nữa, nhưng suy nghĩ lại rầy vò chúng tôi. Nếu Clai-xtơ bỏ chạy thì phải đánh vào Ta-gan-rốc và chặn đường rút của địch, còn nếu – điều gì mà chẳng có thể xảy ra! – Hắn vẫn ngồi lì trong thành phố, thì có lẽ tốt nhất nên điều tập đoàn quân 37 về Rô-xtốp chăng? Tổng tư lệnh yêu cầu trinh sát tìm hiểu ý định của địch, nhưng việc này không đơn giản. Lúc này vẫn cứ phải phán đoán. Thường là ý kiến không thống nhất trong những trường hợp như vậy.

Tướng Tsê-rê-vi-tsen-cô chứng minh là cần tiếp tục tiến công về Ta-gan-rốc, vì tới đó chỉ còn 90 ki-lô-mét.

- Khi bộ đội ta tiến tới sông Mi-u-xơ, - đồng chí giải thích ý nghĩ của mình, - lúc đó – xin mời ngài Clai-xtơ, chúng tôi đang chờ ngài ở Rô-xtốp quay về. Còn nếu ta quay sang Rô-xtốp, thì sẽ chạm trán với quân Clai-xtơ ở Rô-xtốp chạy ra. Ngăn chặn chúng lúc ấy có khó khăn hơn.

Ý kiến của Bô-đin lại khác. Đồng chí cho rằng thói kiêu ngạo của người Phổ không cho phép Clai-xtơ tự chạy trốn khỏi Rô-xtốp, khi mới đây, bộ máy tuyên truyền phát-xít đã làm rùm beng trước thế giới về thắng lợi của hắn. Tức là cần ngoặt về Rô-xtốp và đánh tan cụm quân địch đang cố thủ trong thành phố.

Lần đầu tiên trong một thời gian cùng làm việc với nhau, tôi không thống nhất với tham mưu trưởng về đánh giá tình hình. Tôi ngả theo đề nghị của Tsê-rê-vi-tsen-cô. Nó có lợi trong cả hai trường hợp – dù Clai-xtơ ngồi lì ở Rô-xtốp hay phải trốn chạy khỏi thành phố. Trường hợp thứ nhất, tôi nghĩ, sau khi bộ đội Phương diện quân Nam tiến tới sông Mi-u-xơ và giải phóng Ta-gan-rốc, thì hình thái tập đoàn quân của Clai-xtơ bị cắt khỏi các căn cứ của chúng, sẽ rất xấu. Còn nếu Clai-xtơ bỏ chạy thì bộ đội Phương diện quân Nam đang tiến công vẫn kịp chặn đường rút của y, và lúc đó, Clai-xtơ cũng sẽ rất khó khăn. Tôi ủng hộ ý kiến của tư lệnh Phương diện quân Nam.

X. C. Ti-mô-sen-cô hạ quyết tâm phải triển cuộc tiến công trên hướng chủ yếu đi Ta-gan-rốc. Nhưng tất nhiên, không phải ý kiến của tôi cũng như ý kiến của Tsê-rê-vi-tsen-cô làm cán cân nghiêng về phía đó. Lập trường của Đại bản doanh đã chấm dứt cuộc tranh luận: Xta-lin và Sa-pô-sni-cốp cũng đều hướng chúng tôi về Ta-gan-rốc.

Ngày 23 tháng Mười một, cuộc tiến công ở hướng Ta-gan-gốc vẫn tiếp tục có kết quả như trước. Nhưng căn cứ vào mọi dấu hiệu bên ngoài thì Clai-xtơ hoàn toàn không có ý định dời Rô-xtốp.

Tổng tư lệnh bèn thay đổi quyết tâm. Nguyện vọng sớm giải phóng được thành phố đã thắng. Nguyên soái ra lệnh cùng với việc bộ đội ta tiến tới sông Tu-dơ-lốp sẽ điều động lực lượng của các tập đoàn quân 9 và 37 sang phía Đông – Nam và từ đó đột kích vào Rô-xtốp. Quân đoàn kỵ binh của tướng Khôn-run được tăng cường xe tăng sẽ điều về Ta-gan-rốc để cùng với các đơn vị của tập đoàn quân 18 yểm hộ cho bộ đội tiến công vào Rô-xtốp tránh bị đòn đột kích phía Tây, sau khi đã chiếm lĩnh tuyến phòng ngự dọc sông Mi-u-xơ.

Như vậy, có lẽ, thái độ bình tĩnh và tự chủ của Clai-xtơ đã buộc chúng tôi phải thay đổi kế hoạch ban đầu. Nhưng trên thực tế, lúc đó, địch có bình tĩnh và vững tin không? Hóa ra mọi việc hoàn toàn khác: Clai-xtơ thấy rõ mình như người đi săn đã tóm được con gấu. Hắn đánh rơi luôn thói kiêu ngạo và bắt đầu gào to: “Cứu tôi với!”. Bộ chỉ huy Đức nghe thấy tiếng kêu cứu của hắn. Ngày 22 tháng Mười một, tức là ngay sau hôm Clai-xtơ vào Rô-xtốp, Han-đe ghi nhật ký: “Tư lệnh lục quân cho biết bộ tổng chỉ huy quân đội Đức rất lo lắng về tình hình của tập đoàn quân xe tăng 1. Đã điều thêm cho nó một sư đoàn xe tăng và một sư đoàn bộ binh cơ giới, không kể bốn sư đoàn bộ binh do Run-stết điều tới”. Cuối ngày, Han-đe ghi thêm: “Tổng hành dinh của quốc trưởng lo lắng, cho rằng tình hình bên sườn tập đoàn quân xe tăng 1 đang rất nguy ngập. Tổng hành dinh ra lệnh cho Run-stết rút một phần lực lượng của các tập đoàn quân 17 và 6, nhưng chúng đã bị trói chặt”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #209 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2017, 10:17:20 am »

Đúng, sự việc đã diễn ra như vậy. Không chỉ bộ đội chúng tôi ép Clai-xtơ, mà cả ở các đoạn khác, bộ đội ta chấp hành yêu cầu của Hội đồng quân sự hướng Tây – Nam, đã hành động đến mức tối đa: những trận đánh lác liệt diễn ra trên nhiều đoạn của một mặt trận rộng lớn. Địch không thể tự do cơ động lực lượng dự bị của chúng nữa.

Thế là lúc đó, Clai-xtơ không tự chủ nổi. Hắn bắt đầu điều từ khu vực Rô-xtốp sang phía Tây – Bắc hai sư đoàn xe tăng để đón đánh tập đoàn quân 37 và 9 đang tiến công. Những đơn vị này đến cuối ngày 23 tháng Mười một đã tiến tới sông Tu-dơ-lốp. Sườn phải tập đoàn quân 37 kéo dài đến chỗ cách Qui-bư-sê-vô 15 ki-lô-mét về phía Đông, rồi tuyến mặt trận chạy dọc sông Tu-dơ-lốp đến Bôn-sê-crê-pin-xcai-a. Cả ba lữ đoàn xe tăng đã được tập trung ở khu vực Bôn-sê-crê-pin-xcai-a và ở phía Bắc vùng này. Các sư đoàn của tập đoàn quân 9 đã triển khai ở bên trái, dọc theo sông Tu-dơ-lốp đến Ca-men-nưi Brốt.

Kết quả cuộc tiến công là khá: các cơ quan tham mưu tổng kết lại trong sáu ngày đầu chiến đấu, tập đoàn quân 37 và tập đoàn quân 9 đã nện cho Clai-xtơ những đòn đau: ba trung đoàn bộ binh cơ giới bị tiêu diệt gọn. Bọn Hít-le mất 54 xe tăng, trên 50 khẩu pháo và gần 250 ô-tô.

Cần nhanh chóng phát huy kết quả. Nhưng không thể tiến công Rô-xtốp với một cụm quân như trước ngày 24 tháng Mười một được. Cần phải tập trung các sư đoàn trải dài trên một chính diện thành những quả đấm mạnh, cung cấp đạn dược, xăng dầu cho bộ đội, nhanh chóng lập kế hoạch tiếp tục tiến công. Muốn làm được những việc này, cần ít nhất hai ngày đêm. Thêm nữa, theo quyết tâm mới, cần điều lực lượng chủ yếu tới gần Rô-xtốp hơn và ở đó tổ chức chúng thành những cánh quân xung kích. Việc này cũng mất tới hai ngày đêm. Như vậy, Clai-xtơ được xả hơi một thời gian khá dài.

Khi trận hội chiến đang diễn ra và người chỉ huy phải hạ quyết tâm có thể nói là một cách mò mẫm, chưa nắm được ý đồ của địch, thì khó nói chính xác quyết tâm nào là đúng hơn. Dưới ánh sáng của những sự kiện mà sau này chúng ta được biết phải thừa nhận rằng quyết tâm khi đó cho bộ đội quặt về Rô-xtốp là không đạt lắm. Chúng tôi không cần mất thời gian quý báu để điều động các tập đoàn quân áp sát Rô-xtốp. Tốt hơn hết là cứ phát triển tiến công thẳng xuống phía Nam rồi dần dần cho chính diện ngoặt sang phía Đông để đột kích vào Rô-xtốp từ hướng Tây. Trong trường hợp này, chúng tôi không những để mất thời gian quý báu để điều động, mà còn có thể tiến vào những con đường giao thông ở sâu bên trong của tập đoàn quân Clai-xtơ nối với lực lượng chủ yếu của cụm các tập đoàn quân “Nam”. Khi rút khỏi thành phố, quân của Clai-xtơ sẽ vấp phải những binh đoàn của các tập đoàn quân 37 và 9 của ta.

Tổng tư lệnh rất nóng lòng muốn sớm tới khu vực Rô-xtốp để gần bộ đội đang tiến công. Nhưng tình hình nguy ngập tại chỗ tiếp giáp với Phương diện quân Tây làm đồng chí phải hoãn chuyến đi. Mỗi ngày một lần, đồng chí nói chuyện khá lâu với tướng Cô-xten-cô lúc nào cũng có mặt ở cánh Bắc Phương diện quân Tây – Nam. Nguyên soái đề ra những yêu cầu của mình, góp ý kiến, điều viện binh cho Cô-xten-cô, nhưng tất cả những biện pháp đó cũng không làm thay đổi được tình hình bao nhiêu, vì tình hình ở gần Mát-xcơ-va đang ngày một thêm phức tạp do bọn phát-xít đã mở cuộc tiến công mới.

Đến đêm, tổng tư lệnh mới giải quyết hết mọi vấn đề liên quân đến việc củng cố tình hình tại chỗ tiếp giáp với Phương diện quân Tây, và đồng chí lại chuyển sang hướng Rô-xtốp. Gọi tướng Tsê-rê-vi-tsen-cô bằng đường dây trực tiếp, Nguyên soái hỏi han tỉ mỉ tiến trình tiến công. Tsê-rê-vi-tsen-cô báo cáo là không cần tính đến sư đoàn SS “Vi-kinh” và sư đoàn xe tăng 16, còn sư đoàn bộ binh sơn chiến 4 của Đức đã bị tiêu hao nặng. Những đơn vị tiến công đang truy kích địch. Thế nhưng, do nguy cơ uy hiếp sườn trái tập đoàn quân 9 ngày càng tăng, nên tư lệnh phương diện quân đã lệnh cho Kha-ri-tô-nốp phải điều đến đó hai sư đoàn khá nhất là sư đoàn bộ binh 30 và sư đoàn ca-dắc 66. Hai đoàn tàu bọc thép và một trung đoàn pháo chống tăng thuộc tập đoàn quân 37 cũng được điều tới đó. Tsê-rê-vi-tsen-cô phát biểu ý kiến là cánh quân chủ yếu của Clai-xtơ đang ở ngoại vi phía Bắc Rô-xtốp, và không loại trừ khả năng Clai-xtơ sẽ đột kích vào tập đoàn quân của Kha-ri-tô-nốp. Do đó, đồng chí đề nghị Tổng tham mưu trưởng ra lệnh cho tư lệnh tập đoàn quân độc lập 56 tăng cường bộ binh và xe tăng cho khu vực phòng ngự Nô-vô-tséc-cát-xcơ và chuyển khu vực đó cho Phương diện quân Nam nhằm tổ chức hiệp đồng đánh trả Clai-xtơ. Sa-pô-sni-côp đồng ý cho chuyển khu vực đó, nhưng từ chối việc tăng cường những đơn vị mới, vì không còn lực lượng dự bị.

Cuối buổi nói chuyện, Ti-mô-sen-cô tỏ ý tin tưởng là hiện nay, Clai-xtơ không dám nghĩ đến tiến công, còn những hành động tích cực của trinh sát của hắn tại chỗ tiếp giáp giữa các tập đoàn quân của Rê-mê-dốp và Kha-ri-tô-nốp là nhằm tìm hiểu xem có thể bị ta giáng đòn đột kích mới từ đâu. Do đó, cần chuyển quân cấp tốc trên đường đi Tsen-tưa (phía Tây Rô-xtốp) nhằm cắt đường vận chuyển của địch từ phía Ta-gan-rốc và chuẩn bị toàn bộ không quân để phá vỡ ý đồ tiếp tế đường không của chúng. Nguyên soái ra lệnh chuẩn bị truyền đơn kêu gọi binh lính Đức hạ vũ khí để tránh đổ máu vô ích, và sẽ thả truyền đơn xuống thành phố khi chặn được đường rút lui của địch.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM