Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 12:26:57 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh đã bắt đầu như thế  (Đọc 79790 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #140 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2016, 02:30:00 pm »

Cũng xin nói thêm, ngay trong những tháng đầu chiến tranh, tôi đã tin chắc rằng phẩm chất chân chính của người chỉ huy chỉ bộc lộ rõ trong chiến đấu. Chiến đấu là người giám định nghiêm khắc nhất, nó xác định rõ năng lực của từng con người. Nơi đây, chính trong khói lửa và thử thách đã nổi lên những cán bộ chỉ huy dũng cảm và tài năng, trong tình hình phức tạp nhất có khả năng lôi cuốn được mọi người theo mình và dạy họ đánh thắng. Trong số đó, không hiếm những người mà trong thời bình, do tính cách và những phẩm chất cá nhân khác, họ không có gì nổi bật. Nhưng trong chiến tranh, những nét ưu tú nhất của họ lại bỗng được thể hiện một cách rực rỡ, nhưng trí sáng suốt, tài thao lược, lòng dũng cảm, ý chí sắt đá. Đồng chí Pu-khốp là một con người như thế.

… Tôi hỏi Pu-khốp tình hình công việc. Thiếu tướng không trả lời ngay. Lấy khăn tay lau mồ hôi quyện bụi trên mặt, thiếu tướng nói:

- Chưa có gì khấm khá lắm. Trong ba ngày chỉ tiến được một – hai ki-lô-mét. Chúng tôi vừa lao lên thì địch phản kích điên cuồng ngay và không yên khi chưa đánh lui được chúng tôi một lần nữa. Không quân quần đảo liên tục. Pháo địch cũng nã liên hồi và như đồng chí đã thấy, đã xua chúng tôi xuống hầm… Đồng chí xem cái gì sẽ xảy ra bây giờ.

Thiếu tướng bước lên bờ hào và đưa ống nhòm cho tôi. Khắp nơi, từ sau những điểm cao, pháo ta nhả đạn. Tôi thấy rõ từng cột đất tung lên ở phía trước. Khói bụi mờ mịt ở phía chân trời. Pháo chuyển làn xa dần. Địch vẫn im tiếng. Chỉ từ phía sông Đni-ép-rơ, máy bay địch xuất hiện, lượn vòng quanh các khẩu đội pháo của ta. Mấy khẩu cao xạ và súng máy bốn nòng nhả đạn. Sư đoàn trưởng nói như thể trần tình:

- Đó là toàn bộ trang bị phòng không của chúng tôi.

Các pháo thủ vẫn nổ súng, bất chấp bom đạn địch. Nhưng tiếng súng thưa dần vì không thể tránh khỏi tổn thất.

- Đồng chí hãy xem kìa, bộ đội ta đang công kích… - Pu-khốp chỉ về mạn sườn Bắc của điểm cao phía trước.

Những dáng người bé nhỏ bé màu xám đang lao lên dốc. Pháo bắn mạnh, nghe rõ cả tiếng súng máy và súng trường. Lớp chiến sĩ đi đầu đã lên tới đỉnh, rồi khuất về phía sau. Lớp khác bám theo sau. Bỗng toàn bộ điểm cao chìm trong màn khói nâu xám của bom, đạn cối và pháo địch. Lát sau, khoảng hai chục chiếc xe tăng xuất hiện trên đỉnh dốc, và chậm chạp bò xuống. Các chiến sĩ ta vừa bắn trả vừa rút lui đến chỗ pháo binh có thể yểm hộ được…

- Thế mà tôi không có một chiếc xe tăng nào, - sư đoàn trưởng nói. – Hầu như trận công kích nào của chúng tôi cũng kết thúc như vậy.

Đúng vậy, không có xe tăng, không có pháo binh và không quân mạnh, thì ở đây không thể làm được gì cả. Tiến công trong những điều kiện đó là vô nghĩa.

Nói chuyện bằng điện thoại với tư lệnh tập đoàn quân, tôi khẩn khoản đề nghị đồng chí cho phép sư đoàn trưởng ngừng công kích trong khi chờ viện binh tới, để đồng chí ấy bám chắc vào tuyến đã chiếm lĩnh, chấn chỉnh lại các đơn vị, tổ chức chuyên chở đạn dược. Phê-cơ-len-cô đồng ý.

Trận đánh tạm ngừng. Pu-khốp triệu tập các trung đoàn trưởng. Thiếu tướng nói chuyện với cán bộ cấp dưới một cách điềm tĩnh và thiết thực, không chút cáu kỉnh. Trong khi giao nhiệm vụ mới, đồng chí cố gắng làm cho từng trung đoàn trưởng tìm hiểu kỹ tình hình, quán triệt vai trò và tác dụng của mỗi trung đoàn trong điều kiện sư đoàn chuyển sang phòng ngự.

Lát sau, tôi quay trở lại sở chỉ huy tập đoàn quân, trao đổi ý kiến với những đại diện khác của bộ tư lệnh phương diện quân đã kịp thị sát ở nhiều khu vực. Các đồng chí cũng có những nhận xét như tôi. Chúng tôi đề nghị tướng Phê-cơ-len-cô ngừng công kích trên toàn tuyến, và chúng tôi trực tiếp báo cáo ngay tất cả những điều này với X. M. Bu-đi-ôn-nưi và M. P. Kiếc-pô-nô-xơ.

Thấy rõ nếu tiếp tục công kích bằng những lực lượng nhỏ bé như vậy là hoàn toàn không có lợi, tổng tư lệnh ra lệnh tạm ngừng, đồng thời chuẩn bị đòn phản đột kích mới không những chỉ bằng lực lượng của tập đoàn quân, mà cả toàn bộ lực lượng dự bị đang được phái đến thuộc tập đoàn quân. Cuộc phản đột kích được ấn định vào sáng ngày 8 tháng Chín. Trong số các đơn vị của tập đoàn quân 38 thì quân đoàn kỵ binh 5 cùng với sư đoàn kỵ binh 34 và bốn sư đoàn bộ binh sẽ tham gia cuộc phản đột kích này. Tổng tư lệnh lấy trong lực lượng dự bị của mình ba lữ đoàn xe tăng vừa được thành lập và mấy trung đoàn không quân.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #141 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2016, 02:30:24 pm »

Nhiệm vụ thật không dễ dàng. Không đơn thuẩn bởi địch có nhiều lực lượng hơn so với số quân mà bộ tư lệnh phương diện quân chúng tôi có thể tập trung được. Thời gian để chuẩn bị tổ chức phản đột kích chỉ còn già một ngày đêm. Còn những lữ đoàn xe tăng và những đơn vị pháo cao xạ thì mới bắt đầu tới khu vực Pôn-ta-va. Thêm nữa, toàn bộ việc lập kế hoạch chuẩn bị phản đột kích trút lên vai một nhóm nhỏ sĩ quan phòng tác chiến của cơ quan tham mưu tập đoàn quân đứng đầu là đại tá M. I. Pô-ta-pốp.

Đêm 6 tháng Chín, các đơn vị nhận được chỉ lệnh chiến đấu. Tư lệnh tập đoàn quân quyết định giáng hai đòn đột kích theo hai hướng hợp điểm. Một – bằng những lực lượng của bốn sư đoàn bộ binh đánh dọc theo tả ngạn sông Pxi-ôn đến Cô-lê-béc-đa. Một - ở sườn trái tập đoàn quân, trên chính diện Pu-ru-bai, Ô-đi-ô-cư đánh vào bên sườn và sau lưng quân địch đã bám trụ được tại bàn đạp, đồng thời tiến đến những chỗ vượt sông của địch. Nhiệm vụ này giao cho quân đoàn kỵ binh 5 được tăng cường các lữ đoàn xe tăng 3, 142 và sư đoàn xe tăng 47 có không đầy 30 chiếc.

Tư lệnh hạ quyết tâm như vậy là xuất phát từ chỗ có rất ít thời gian để chuẩn bị phản đột kích, không kịp bố trí lại bộ đội về cơ bản. Hướng đột kích do Phê-cơ-len-cô chọn đòi hỏi chỉ phải bố trí lại bộ đội ở mức tối thiểu; đây là điều rất quan trọng khi không có nhiều thời gian. Dự kến đó hợp lý nên chúng tôi đồng ý với quyết tâm của tư lệnh.

Song, dù phải bố trí lại rất ít, tập đoàn quân vẫn không thể chuẩn bị công kích đúng thời hạn quy định. Mặc dù phải hành quân cấp tốc, các binh đoàn và binh đội mới của tập đoàn quân vẫn không kịp tiến ra các khu vực xuất phát. Tư lệnh phương diện quân buộc phải hoãn thời điểm tiến công.

Trong khi chúng tôi chuẩn bị phản đột kích ở sườn trái tập đoàn quân thì địch vượt sông Đni-ép-rơ ở phía Nam Crê-men-tsúc. Sư đoàn bộ binh Đức vượt sông đã được những đơn vị chiếm giữ bàn đạp từ trước chi viện. Còn chúng tôi có một trung đoàn thuộc sư đoàn bộ binh 297 phòng ngự ở Crê-men-tsúc. Lực lượng hai bên quá chênh lệch. Thành phố lọt vào tay quân địch. Sau khi điều thêm một sư đoàn bộ binh đến đây, địch cố gắng phát triển tiến công lên phía Bắc. Nhưng chúng bị chặn lại ở phía Bắc Crê-men-tsúc nhờ những đợt phản đột kích quyết liệt của những binh đội thuộc sư đoàn bộ binh 297 của đại tá G. A. A-pha-na-xi-ép.

Ngày 9 tháng Chính, sau khi nhận được cáo cáo là việc tiến quân của địch ở khu vực này đã bị chặn đứng, Phê-cơ-len-cô lại tập trung vào việc chuẩn bị phản đột kích ở sườn trái tập đoàn quân của đồng chí. Cả bộ tư lệnh phương diện quân cũng thấy không có gì nguy hiểm đặc biệt từ phía Crê-men-tsúc. Được trinh sát cho biết là ở khu vực bàn đạp Đê-ri-ép-ca phát hiện thấy có tiểu đoàn trinh sát thuộc sư đoàn xe tăng 9 của địch, bộ tư lệnh phán đoán rằng cả những lực lượng chủ yếu của cụm xe tăng của tướng Clai-xtơ cũng sẽ đến chính nơi này. Và cánh quân xung kích của tập đoàn quân 38 của ta sẽ đón đánh địch ở đây. Nhưng sau này chúng tôi mới biết, kẻ thù có những kế hoạch hoàn toàn khác…

Tập trung vào chuẩn bị cho tập đoàn quân 38 phản đột kích, chúng tôi vẫn hết sức chú ý theo dõi diễn biến các sự kiện phát triển ở cánh Bắc phương diện quân chúng tôi. Mỗi chúng tôi đều hiểu rằng chính ở đó, vào lúc này đang quyết định kết cục trận giao chiến trên hướng Ki-ép. Bộ đội của tập đoàn quân 40 có đứng vững trước dòng thác xe tăng của Gu-đê-ri-an được không?

Ngồi tại cơ quan tham mưu của Phê-cơ-len-cô, tất nhiên, chúng tôi không thể hình dung được đầy đủ chi tiết những trận chiến đấu ở khu vực đó. Sau này, tôi mới được rõ mọi điều qua tướng Tu-pi-cốp, tham mưu trưởng phương diện quân, và đại tá Da-khơ-va-ta-ép, phó phòng của tôi, khi tôi về tới bộ tham mưu phương diện quân. Những văn kiện còn giữ được cũng giúp tôi khôi phục lại nhiều chi tiết.

Sau đây là những sự kiện xảy ra lúc ấy ở cánh Bắc của chúng tôi. Thượng tuần tháng Chín, tập đoàn quân 40 vẫn tiếp tục chống lại quyết liệt những đơn vị của tướng Gu-đê-ri-an được không quân chi viện mạnh mẽ, có ưu thế áp đảo về xe tăng, pháo binh cũng như về khả năng cơ động. Những đơn vị của ta đã kìm chân những sư đoàn xe tăng và cơ giới địch ở giữa hai con sông Đê-xna và Xây-mơ trong hai tuần.

Sau chiến tranh, Gu-đê-ri-an hổ thẹn không dám thú nhận rằng những lực lượng đáng kể thuộc tập đoàn xe tăng của y hồi đầu tháng Chín năm 1941 đã bị trói chân bởi những đòn phản kích tích cực của một sư đoàn xô-viết duy nhất – sư đoàn bộ binh 293 do đại tá P. Ph. La-gu-tin chỉ huy, vốn chỉ có vài chục chiếc xe tăng của sư đoàn xe tăng độc lập 10 của Anh hùng Liên Xô tướng C. A. Xê-men-tsen-cô chi viện. Tên tướng phát-xít nói bừa rằng đó là bốn sư đoàn, chứ không phải một sư đoàn bộ binh của ta, nhưng như chúng ta đều biết, cả tập đoàn quân 40 không hề có số quân như vậy.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #142 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2016, 02:30:47 pm »

Hoàn toàn bất ngờ trước sự kháng cự mãnh liệt của bộ đội xô-viết, bộ chỉ huy Hít-le rất lo lắng. Thượng tướng Han-đe trong những ngày ấy đã đánh giá những kết quả của Gu-đê-ri-an không có gì đáng vui mừng. Hắn ghi trong nhật ký: “Tập đoàn quân xe tăng 2 trong quá trình tiến công vượt sông Đê-xna đã bị đối phương kìm chặt bên sườn trái đến mức phải ngừng phát triển tiến công xuống phía Nam. Thậm chí tập đoàn quân buộc phải bỏ lại nhưng khu vực đã chiếm được”.

Những kết quả đầu tiên của tập đoàn quân 40 làm Kiếc-pô-nô-xơ yên lòng đến nỗi đồng chí quyết định điều một trong những sư đoàn thuộc tập đoàn quân 40 là sư đoàn bộ binh 135 của tướng Ph. N. Xme-khô-tơ-vô-rốp tới chi viện cho tập đoàn quân 5 hiện đang lâm vào tình thế ngày một xấu do địch lọt sâu ở các hướng Tséc-ni-gốp và Ô-xti-ô-rơ. Địch cố chia cắt các đơn vị của tập đoàn quân 5 và sau khi hợp vây được, sẽ tiến vào phía sau tập đoàn quân 37 của ta đang phòng ngự ở ngay sát Ki-ép. Thời gian này, do bị tách khỏi bộ tham mưu phương diện quân, nên chúng tôi không hiểu được tại sao Kiếc-pô-nô-xơ lại trì hoãn việc rút những binh đoàn của Pô-ta-pốp? Về sau, tôi mới biết do Đại bản doanh dứt khoát không cho phép thực hiện việc đó. Chắc Mát-xcơ-va vẫn hy vọng ở bộ đội của Phương diện quân Bri-an-xcơ có thể tiến công đánh bật địch ra khỏi sông Đê-xna.

Ngày 7 tháng Chín, tư lệnh Phương diện quân Tây – Nam buộc phải gửi Đại bản doanh bản báo cáo đặc biệt, trong đó đồng chí chứng minh rằng không thể chậm trễ được nữa. Tổng tham mưu trưởng hỏi ý kiến Nguyên soái Bu-đi-ôn-nưi. Đồng chí hoàn toàn ủng hộ đề nghị của bộ tư lệnh phương diện quân. Cuối cùng, ngày 9 tháng Chín, Nguyên soái Sa-pô-sni-cốp thông báo: “Tổng tư lệnh tối cao phê chuẩn việc rút tập đoàn quân 5 và sườn phải tập đoàn quân 37 về sông Đê-xna”. Nhưng lúc này, các đơn vị phát-xít đã kịp bám trụ ở hai bên bờ sông Đê-xna. Các binh đoàn của Pô-ta-pốp bị kẹt giữa hai gọng kìm: những đơn vị của tập đoàn quân 6 Đức đánh lấn trên chính diện và những binh đoàn của tập đoàn quân 2 Đức đánh ở phía sau lưng.

Sáng 10 tháng Chín, xe tăng của Gu-đê-ri-an đột kích vào cả tập đoàn quân 40. Chúng tiến công trên một đoạn hẹp, tập trung toàn bộ sức mạnh vào một điểm. Tướng Pốt-la-xơ báo cáo về bộ tham mưu phương diện quân, đề nghị chi viện. Nhưng phương diện quân không còn một sư đoàn dự bị nào.

Bộ đội tập đoàn quân 40 đã chiến đấu đến cùng. Các đơn vị không chịu rút lui. Xe tăng địch chỉ mở được con đường giữa Ba-tu-rin và Cô-nô-tốp là nơi không còn một chiến sĩ nào của ta. Những đơn vị của sư đoàn xe tăng 10 đã chiến đấu anh dũng. Tại đoạn của trung đoàn bộ binh cơ giới 10 thuộc sư đoàn, khi 17 xe tăng và xe bọc thép địch xông vào những đồng chí còn lại trong đại đội của trung úy Pê-tơ-rốp, thì 9 chiến sĩ còn sống đã cùng đại đội trưởng vẫn không chịu lùi bước. Họ đón địch bằng lựu đạn và các chai cháy. Đại đội bạn đã thấy rõ trận đánh diễn ra như thế nào. Hầu hết những người anh hùng đều hy sinh, nhưng bọn phát-xít cũng phải trả một giá đắt: 9 xe tăng và xe bọc thép bị phá hủy.

Trên đường phủ đầy xác lính và những chiếc xe tăng cháy rực của mình, Gu-đê-ri-an tiến đến Rôm-nư ở sâu sau lưng phương diện quân chúng tôi. Không còn ai để chặn đoàn xe bọc thép của địch nữa.

Cuối ngày 10 tháng Chín, những binh đội tiền tiêu thuộc sư đoàn xe tăng 3 Đức của tướng Mô-đen đã hội quân được với lính đổ bộ đường không đổ bộ vào Rôm-nư. Chính diện của tập đoàn quân 40 của ta bị cắt làm đôi: quân đoàn đổ bộ đường không 2 của tập đoàn quân rút lui về dải của tập đoàn quân 21 kế bên, những lực lượng còn lại vừa cố thủ Cô-nô-tốp vừa kéo chính diện đã bị chọc thủng lui về phía Nam.

Dù xe tăng địch có bất ngờ đột nhập Rôm-nư, nhưng các phân đội nhỏ thuộc các đơn vị chuyên môn kỹ thuật và các cơ quan hậu cần ở thành phố vẫn không chịu hạ vũ khí.

Họ đã bố trí phòng ngự vòng tròn bằng những ổ đề kháng riêng lẻ và chiến đấu đến cùng. Thậm chí Gu-đê-ri-an cũng buộc phải công nhận sự thật này. Hắn viết rằng khi tiến vào thành phố mà sư đoàn 3 của hắn vừa chiếm được thì hắn chỉ có thể đi lại bằng xe bọc thép.

Tôi và các đồng chí có mặt ở tập đoàn quân 38 trong những ngày ấy rất ít biết về việc các sư đoàn của Gu-đê-ri-an đã lọt sâu vào sau lưng phương diện quân chúng tôi. Ngày mà xe tăng của Gu-đê-ri-an tiến mạnh từ Cô-nô-tốp tới Rôm-nư, thì ở phía Nam, nơi chúng tôi có mặt lúc đó, bộ đội cụm xung kích của tập đoàn quân 38, sau khi được không quân và pháo binh bắn dọn đường, đã bắt đầu tiến công từ sáng. Tiếc rằng chúng tôi không đủ máy bay và pháo binh, nên không dập tắt được hệ thống hỏa lực của địch. Những sư đoàn tiến công vấp phải hỏa lực dày đặc và bị địch phản kích quyết liệt, nhưng chúng vẫn không ngăn được bộ đội ta. Anh em tiếp tục tiến công. Chúng tôi vui mừng trước những thành tích của quân đoàn kỵ binh 5 của tướng Ph. V. Cam-cốp: tiến công ở sườn trái, tuy chậm nhưng kiên trì, quân đoàn đã đẩy lùi địch về sông Đni-ép-rơ. Những binh đội thuộc sư đoàn kỵ binh 34 của đại tá A. A. Grê-tsơ-cô thu được những kết quả lớn nhất trong ngày hôm đó.

Chúng tôi cố gắng gấp rút thanh toán bàn đạp của địch, vì hiểu rằng qua đó, tình hình của toàn phương diện quân sẽ được cải thiện: khi đó, đòn đột kích của tập đoàn xe tăng Gu-đê-ri-an mất sự yểm hộ từ phía Nam, nên sẽ không còn nguy ngập lắm. Tiếc rằng cụm xung kích của tập đoàn quân 38 vừa phải chiến đấu chống các đơn vị phát-xít phản kích liên tục, vừa bị tổn thất lớn vì không quân địch, nên bước tiến ngày một chậm. Cần gây sức ép đối với địch đến mức tối đa. Tất cả các đại diện của bộ tư lệnh phương diện quân đều có mặt ở các đơn vị tiến công. Sáng 12 tháng Chín, tôi trở lại sư đoàn của Pu-khốp. Vất vả lắm mới đến nổi sở chỉ huy của đồng chí: máy bay địch quần đảo liên tục nên hoàn toàn không thể đi trên địa hình trống trải. Chúng tôi buộc phải để xe lại ở hầm trú ẩn. Có những lúc phải nằm xuống hố bom: pháo binh Đức bắn vào khắp nơi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #143 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2016, 02:31:11 pm »

Lần này, tôi và Pu-khốp gặp nhau như những người quen biết cũ. Đồng chí khá lạc quan, mặc dù đơn vị của đồng chí chưa tiến được nhiều.

- Nếu ta oanh tạc thật mạnh dù chỉ một lần thôi, - thiếu tướng nói, - thì bọn phát-xít đã bị dồn xuống sông từ lâu rồi.

Theo đề nghị của tôi, tướng Phê-cơ-len-cô rút mấy phi đội máy bay cường kích, có máy bay tiêm kích đi hộ tống, tới chi viện cho hai sư đoàn bộ binh 300 và 304. Trong chừng mực nhất định, thế cũng đã tốt rồi. Những đơn vị của Pu-khốp lại tiến lên.

Bộ đội ta không ngừng công kích ngoan cường cả trên các đoạn khác, trong bàn đạp của địch. Chúng tôi chưa mất hy vọng hất địch về sông Đni-ép-rơ.

Đến chiều, tướng Phê-cơ-len-cô gọi điện đề nghị tôi về ngay sở chỉ huy của đồng chí. Ở đây, tôi được biết một tin không vui. Trong khi chúng tôi cố gắng thanh toán bàn đạp ở Đê-ri-ép ca thì tướng Clai-xtơ bí mật điều những sư đoàn xe tăng và cơ giới của hắn tới khu vực Crê-men-tsúc. Sáng ngày 12 tháng Chín, chúng nhảy bổ vào một trung đoàn thuộc sư đoàn bộ binh 297, chia cắt chính diện của sư đoàn và tiến mạnh lên phía Bắc theo hướng chung đi Khô-rôn. Trên dải tiến công của địch, ta chỉ có rất ít lực lượng. Và tất nhiên, Clai-xtơ tiến quân để đón Gu-đê-ri-an. Những đơn vị tiền tiêu của Gu-đê-ri-an lúc này đã tiến xa khỏi Rôm-nư về phía Nam rồi

Không khó khăn gì lắm để đoán ra tập đoàn xe tăng Clai-xtơ sẽ cố gắng tiến đón quân của Gu-đê-ri-an. Nhưng chúng tôi tin chắc rằng xe tăng địch sẽ tiến quân từ chính cái bàn đạp lớn nằm ở giữa hai con sông Pxi-ôn và Voóc-xcơ-la, rằng bọn phát-xít rất quyết tâm mở rộng bàn đạp, bắc cầu phao ở phía sau cũng chính là nhằm mục đích này. Một sự việc nữa làm chúng tôi thêm vững tin là cũng chính tại nơi đây, ngày 10 tháng Chín, chúng ta đã tóm được những tù binh thuộc cụm của Clai-xtơ.

Tóm lại, chúng tôi không kịp thời phát hiện xe tăng của Clai-xtơ tập trung ở khu vực Crê-men-tsúc, nên đã không xác định được đoạn địch sẽ đột kích. Tất nhiên, đó là một sai lầm lớn. Lúc này đã có hai trong bốn tập đoàn xe tăng Đức có mặt trên toàn mặt trận Xô – Đức đang tiến mạnh vào sau lưng những lực lượng chủ yếu của phương diện quân chúng tôi.

Ngày nay, khi toàn bộ những sự kiện đã diễn ra trong những ngày đó được hoàn toàn sáng tỏ, tôi chợt nẩy ra ý nghĩ: giả như trinh sát ta có thể giúp chúng tôi dự đoán được cụm xe tăng của Clai-xtơ sẽ đột kích vào đâu, thì mình cũng chưa chắc đã ngăn chặn nổi sự đột phá của chúng. Địch có ưu thế chung quá lớn về lực lượng và phương tiện. Vì khi tập đoàn xe tăng 1 của Đức (có bốn sư đoàn xe tăng và ba sư đoàn cơ giới) tới đây, thì địch đã tập trung được gần hai mươi sư đoàn để đánh vào cánh Nam của phương diện quân chúng tôi. Và toàn bộ lực lượng này tập kích vào năm sư đoàn bộ binh và bốn sư đoàn kỵ binh của tập đoàn quân 38. Về bộ binh và pháo binh, địch mạnh gần gấp ba lần; về không quân, và nhất là về xe tăng, ưu thế của chúng còn lớn hơn nhiều.

Cần nói thêm rằng tình hình phương diện quân bạn ở bên trái chúng tôi rất thuận lợi cho việc quân địch tập trung lực lượng như vậy. Lúc này, bộ đội Phương diện quân Nam bị đẩy lui qua sông Đni-ép-rơ đến tận cửa sông. Dựa vào chướng ngại vật bằng nước rộng lớn đó, bộ tư lệnh cụm các đoàn quân “Nam” chỉ để lại ở đấy một đội cảnh giới nhỏ, còn đại bộ phận của tập đoàn quân dã chiến 17 và tập đoàn xe tăng 1 được tập trung thành một quả đấm mạnh, mở đòn đột kích từ phía Nam lên đón những binh đoàn của Gu-đê-ri-an.

Vinh dự cho những đơn vị với quân số ít ỏi của tập đoàn quân 38, trong những điều kiện ác liệt như vậy, vẫn giáng trả đích đáng ở bàn đạp giữa hai con sống Pxi-ôn và Voóc-xcơ-la và buộc địch phải từ bỏ ý định tiến công trên hướng thuận lợi nhất của chúng. Đòn phản đột kích rất quyết liệt và dũng cảm của các đơn vị tướng Phê-cơ-len-cô đã buộc địch phải tìm đoạn khác để đột phá và chuyển những nỗ lực của chúng sang nơi đó.

Tôi gặp Phê-cơ-len-cô lúc này đang suy nghĩ rất lung.

- Làm gì bây giờ, I-van Khơ-ri-xtô-phô-rô-vích? – đồng chí hỏi. – Có tiếp tục tiến công hay thôi?

Tôi trả lời rằng, theo tôi, phản đột kích vào lúc này không còn ý nghĩa nữa. Cái chính hiện thời là cố gắng bằng bất kỳ giá nào cũng phải thanh toán bằng được chỗ đột phá đang đưa toàn bộ phương diện quân chúng tôi vào hoàn cảnh cực kỳ nguy nan.

- Nhưng bằng lực lượng nào? – thiếu tướng đau lòng nói. – Lực lượng dự bị của tôi chỉ vẻn vẹn còn một trung đoàn bộ binh. Thậm chí nếu chúng ta lấy ra phần lớn lực lượng của tập đoàn xung kích, thì cũng không có thời gian để điều tới đoạn đột phá. Làm sao mà bây giờ có thể theo kịp Clai-xtơ!

- Đuổi theo Clai-xtơ là vô ích, - tôi đồng ý. – Nhưng nếu ta đột kích vào bên sườn và bịt được cửa mở thì sẽ cắt được đường vận chuyển của các sư đoàn xe tăng và cơ giới của địch, và bộ tư lệnh phương diện quân sẽ dễ đối phó hơn với những binh đoàn cơ động đang đột phá của chúng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #144 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2016, 02:32:26 pm »

Nhìn lại, phải công nhận rằng trong trường hợp này, tinh thần lạc quan của tôi không có cơ sở, vì như sau đó chúng tôi được biết, bộ tư lệnh phương diện quân Tây – Nam chỉ có thể điều hai sư đoàn bộ binh rút từ tập đoàn quân 26 ra để đối phó với hai tập đoàn quân xe tăng địch đã đột phá sâu vào sau lưng bộ đội ta.

Nhận thấy không có lối thoát nào khác, tướng Phê-cơ-len-cô đề nghị tổng tư lệnh cho phép ngừng những đợt công kích ở bên sườn trái tập đoàn quân và rút ở đấy một phần lực lượng về làm nhiệm vụ dự bị để phục hồi chính diện đã bị chọc thủng và chống lại khả năng một cuộc tiến công của địch và Pôn-ta-va. Lệnh cho phép được ban bố ngay. Đồng thời, Nguyên soái Bu-đi-ôn-nưi còn lệnh cho tư lệnh tập đoàn quân phải ném ngay tất cả các lữ đoàn xe tăng thuộc tập đoàn quân 38 tới đoạn đột phá.

Đến tối mới hoàn toàn biết rõ là ba sư đoàn bên sườn phải của tập đoàn quân Phê-cơ-len-cô đứng đầu là cơ quan tham mưu tập đoàn quân, đã bị tách khỏi những lực lượng chủ yếu và đang tiến hành những trận đánh gay go với một cụm quân mạnh thuộc tập đoàn quân 17 của Đức tiến công họ từ phía Đông – Nam. Biết tin đó, bộ tham mưu của tổng tư lệnh hiểu rằng từ nay, tập đoàn quân 38 kéo dài trên một chính diện 140 ki-lô-mét, sẽ phải chiến đấu thực ra là trên hai hướng chiến dịch tách nhau: Crê-men-tsúc, Rô-mô-đan và Cô-le-béc-đa, Pôn-ta-va.

Bây giờ, tôi xin trở lại những sự kiện ở cánh Bắc phương diện quân. Bộ đội tập đoàn quân 5, sau khi được phép rút lui qua sông Đên-xna quá muộn, đã phải chiến đấu ác liệt để mở đường thoát vây. Địch bám riết và không ngừng công kích từ mọi phía. Trong hoàn cảnh phức tạp đó, các chiến sĩ và cán bộ chỉ huy các quân đoàn bộ binh 15 và 31 đã tỏ rõ ý chí gang thép. Các đơn vị kiên trì rút về Đê-xna, dưới tầm bon đạn không ngớt của địch.

Các đơn vị phát-xít đã hai lần bao vây trung đoàn 711 thuộc sư đoàn bộ binh 215 của đại tá P. A. Ba-ra-ba-nốp(1), nhưng các chiến sĩ và cán bộ chỉ huy đã công kích quyết liệt mở đường thoát vây. Những binh đội thuộc sư đoàn bội binh 193 của đại tá A. C. Bê-re-xtốp trong hai ngày chiến đấu ác liệt đã diệt được 700 tên địch.

Các binh đoàn thuộc tập đoàn quân 5 không có hậu phương: chỗ nào cũng là mặt trận. Ở sư đoàn bộ binh 200, khi bộ binh và xe tăng Đức đột phá qua đội hình chiến đấu lại tới cơ quan tham mưu sư đoàn, các sĩ quan tham mưu, chiến sĩ thông tin liên lạc và bảo vệ đã xông ra đánh địch. Thiếu tá A. P. Côn-pa-tsi-ốp, sư đoàn trưởng, trực tiếp chỉ huy chiến đấu. Anh em hy sinh trong những trận đánh không cân sức, nhưng địch cũng bị thiệt hại nặng. Ba xe tăng địch tiếp tục lao lên. Lúc đó, các chiến sĩ Cu-la-cốp, Ô-xi-pốp và Xéc-gây-ép đã chạy tắt đón đường. Họ ném chai cháy vào xe tăng địch chỉ trong khoảng cách 10 – 15 mét. Cơ quan tham mưu được cứu thoát.

Chúng ta có thể hình dung tâm trạng của chiến sĩ và cán bộ chỉ huy khi vượt được tới Đê-xna thì đã thấy bọn địch chiếm bờ sông rồi. Các sư đoàn 193, 195 và 215 thuộc quân đoàn bộ binh 31 dưới quyền chỉ huy chung của tướng V. N. Nê-xmê-lốp, sư đoàn trưởng sư đoàn 195, bị lâm vào một tình thế như vậy. Các đơn vị bị địch tập kích cả ở chính diện lẫn sau lưng, không thể tìm được lối thoát. Trước tình huống đó, đồng chí đã hạ quyết tâm dùng một phần lực lượng để kìm những đơn vị địch công kích từ phía Tây, còn bộ phận khác sẽ vừa chiến đấu vừa vượt sông Đê-xna. Không có phương tiện vượt sông. Họ phải phá hủy pháo và ô-tô. Chỉ có sư đoàn bộ binh 200 của quân đoàn này là bọn phát-xít không chặn được. Sư đoàn trưởng không những đã biết khôn khéo tránh địch đuổi theo, mà còn biết vượt địch tiến ra sông Đê-xna. Sư đoàn vẫn giữ nguyên được toàn bộ pháo binh và các đơn vị hậu cần. Các sư đoàn 45 và 62 của quân đoàn bộ binh 15 tiến ra sông Đê-xna ở phía Nam Tséc-ni-gốp. Tại đây, bờ sông cũng đã lọt vào tay địch. Quân đoàn trưởng là thiếu tướng C. X. Mô-xca-len-cô (thay tướng Blan-cơ đã hy sinh) đã khôn khéo tổ chức công kích đồng loạt, đánh tan địch và thoát vây.

Sau những trận đánh cực kỳ căng thẳng đó, tập đoàn quân 5 bị tổn thất đáng kể, nhưng ngày 11 tháng Chín, các đơn vị vẫn chọc thủng được vòng vây.

Trong lúc những đơn vị cánh phải của phương diện quân mở đường thoát vây thì những binh đoàn bên sườn phải của tập đoàn quân 37 đã phá vỡ mưu toan đánh vu hồi vào Ki-ép từ phía Đông – Bắc của một cánh quân mạnh của địch. Cuộc chiến đấu phòng ngự kiên cường của họ đã làm dịu bớt một phần số phận của tập đoàn quân 5.


(1) Trước đây là sư đoàn cơ giới. Từ ngày 22 tháng Tám, tất cả các sư đoàn bộ binh cơ giới được tổ chức lại thành các sư đoàn bộ binh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #145 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2016, 02:37:34 pm »

TRONG VÒNG LỬA

Rõ ràng, những đơn vị của phương diện quân bị những mũi thọc sâu của địch chia cắt, nên việc cố thủ tại tuyến sông Đni-ép-rơ ngày một thêm khó khăn. Như vậy, các đơn vị sẽ phải tiếp tục phòng ngự trong hoàn cảnh bị cô lập hẳn với những lực lượng khác của Hồng quân. Lúc gặp tôi, đại tá Da-khơ-va-ta-ép kể lại là đêm rạng ngày 11 tháng Chín, đồng chí cùng tướng Tu-pi-cốp tới gặp tư lệnh phương diện quân. Lúc đó, ở chỗ Kiếc-pô-nô-xơ có hai ủy viên Hội đồng quân sự - Buốc-mi-xten-cô và Rư-cốp. Tham mưu trưởng báo cáo tình hình. Kết luận của đồng chí là trong khi còn chưa muộn, phải rút bộ đội về tuyến sông Pxi-ôn, nơi đã chuẩn bị tuyến phòng ngự ở phía sau. Lập luận của Tu-pi-cốp rất xác đáng. Sau khi thảo luận tình hình mọi mặt, Hội đồng quân sự phương diện quân quyết định gửi Đại bản doanh bức điện với nội dung như sau:

“Tập đoàn xe tăng địch đã đột phá vào Rôm-nư, Grai-vô-rôn. Các tập đoàn quân 40 và 21 không thể tiêu diệt chúng. Cần phải điều ngay bộ đội từ khu vực cố thủ Ki-ép tới đường chuyển quân của địch và rút bộ đội phương diện quân về những tuyến đã báo cáo với các đồng chí(2). Đề nghị phê chuẩn qua máy vô tuyến điện”.

Trong khi chờ Đại bản doanh trả lời, Kiếc-pô-nô-xơ và bộ tham mưu phương diện quân bắt tay vào việc phục hồi lại tuyến mặt trận đã bị đứt ở nhiều đoạn. Các tư lệnh tập đoàn quân 21 và 40 được lệnh đưa được càng nhiều lực lượng càng tốt vào các cụm xung kích và bằng những đòn đột kích hợp điểm vào Bu-khơ-ma-tsơ siết chặt sườn của các đơn vị. Tư lệnh các tập đoàn quân 21, 5 và 37 được lệnh bịt cửa mở trong các dải phòng ngự của mình. Bộ tư lệnh phương diện quân đặc biệt chú ý củng cố tình hình ở hướng Ô-xti-ô-rơ nhằm không cho địch vu hồi vào Ki-ép từ phía Đông – Bắc dọc theo tả ngạn sông Đni-ép-rơ. Sư đoàn bộ binh 147 của đại tá X. C. Pô-tê-khin ở khu vực cố thủ Ki-ép được điều tới Ô-xti-ô-rơ.

- Có thể điều thêm lực lượng nào đến đoạn này nữa? – Kiếc-pô-nô-xơ hỏi.

Tu-pi-cốp trả lời rằng đã để lại ở khu vực Ki-ép tiểu đoàn cơ giới thuộc sư đoàn của Bộ dân ủy nội vụ và hai đội du kích vừa mới thành lập để chiến đấu với bọn biệt kích địch. Kiếc-pô-nô-xơ hạ lệnh đưa cả những đơn vị trên vào chiến đấu. Nhưng điều đó cũng như muối bỏ bể.

- Như thế chẳng khác nào dùng xẻng để bịt lỗ rò ở đập Đni-ép-rơ, - Tu-pi-cốp đau xót nhận xét.

Khoảng hai giờ đêm, Đô-bư-kin, chủ nhiệm thông tin liên lạc phương diện quân báo cáo với Kiếc-pô-nô-xơ là có điện gọi của Mát-xcơ-va. Nguyên soái B. M. Sa-pô-sni-cốp lúc ấy lãnh đạo Bộ Tổng tham mưu, cho biết: “Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao cho rằng cần tiếp tục chiến đấu tại các trận địa do những đơn vị của Phương diện quân Tây – Nam đang chiếm lĩnh theo điều lệnh đã quy định”. Tổng tham mưu trưởng nêu một loạt khuyến nghị nhằm diệt tan những cánh quân địch đã đột phá, nhưng lại không cho phép lấy ra một sư đoàn nào ở khu vực cố thủ Ki-ép.

Kiếc-pô-nô-xơ liên lạc với Bu-đi-ôn-nưi và đề nghị đồng chí trình bày với Tổng tham mưu trưởng rằng việc chậm rút bộ đội của phương diện quân chỉ một chút thôi cũng sẽ gây nên những hậu quả vô cùng tai hại. Mấy tiếng đồng hồ sau có cuộc nói chuyện giữa Bu-đi-ôn-nưi và Sa-pô-sni-cốp. Tổng tham mưu trưởng giữ nguyên ý kiến. Lúc ấy, Bu-đi-ôn-nưi gửi Đại bản doanh bức điện:

“Hội đồng quân sự Phương diện quân Tây – Nam cho rằng trong tình hiện hiện nay cần cho phép rút phương diện quân về tuyến sau. Nguyên soái Sa-pô-sni-cốp, Tổng tham mưu trưởng, thay mặt Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao trả lời đề nghị đó, đã ra chỉ thị lấy của tập đoàn quân 26 hai sư đoàn bộ binh và sử dụng họ để tiêu diệt địch từ khu vực Ba-khơ-ma-tsơ, Cô-nô-tốp đột phá tới. Đồng thời, đồng chí Sa-pô-sni-cốp còn chỉ ra rằng Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao cho việc rút những đơn vị thuộc Phương diện quân Tây – Nam về phía Đông là chưa đúng lúc. Về phía mình, tôi cho rằng lúc này đã hoàn toàn bộc lộ rõ ý đồ của địch là vu hồi và bao vây Phương diện quân Tây – Nam từ Nốp-gô-rốt – Xê-véc-xki về hướng Nam và từ Crê-men-tsúc về hướng Bắc. Để phá vỡ ý đồ trên, cần thành lập một cụm quân mạnh. Mà Phương diện quân Tây – Nam thì không thể làm được việc đó.

Nếu về phía mình, Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao lúc này không có khả năng tập trung một cụm quân mạnh như thế, thì việc Phương diện quân Tây – Nam rút lui là hoàn toàn đúng lúc. Biện pháp quy định cho Hội đồng quân sự phương diện quân phải đưa ra phía trước hai sư đoàn của tập đoàn quân 26, chỉ là biện pháp để hỗ trợ. Hơn nữa, tập đoàn quân 26 sẽ rất suy yếu. Trên chính diện 150 ki-lô-mét chỉ còn ba sư đoàn bộ binh(2). Việc chậm rút Phương diện quân Tây – Nam có thể dẫn đến tổn thất về quân số và một số lớn phương tiện vật chất. Cùng lắm, nếu việc rút quân không được xét lại, tôi đề nghị cho phép rút dù chỉ là bộ đội và số phương tiện kỹ thuật phong phú của khu vực cố thủ Ki-ép; những lực lượng và phương tiện này, tất nhiên, sẽ giúp Phương diện quân Tây – Nam chống lại việc bị bao vây”.


(1) Những tuyến ở phía sau, đã được chuẩn bị trên sông Pxi-ôn.
(2) X. M. Bu-đi-ôn-nưi không tính đến ba sư đoàn nữa đang được thành lập.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #146 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2016, 02:37:57 pm »

Xét theo lời đề nghị của Tu-pi-cốp, Da-khơ-va-ta-ép và căn cứ vào bản ghi những cuộc nói chuyện còn giữ lại được thì X. M. Bu-đi-ôn-nưi rất chú ý theo dõi sự phát triển những sự kiện ở phương diện quân chúng tôi. Đồng chí luôn luôn gọi Kiếc-pô-nô-xơ hoặc Tu-pi-cốp tới máy nói và hỏi về tình hình ở các khu vực Cô-tô-nốp và Rôm-nư. Bộ tư lệnh phương diện quân định kìm chân Gu-đê-ri-an cho tới khi các sư đoàn của Cô-xten-cô tiếp cận đến như thế nào, và đã làm những gì để đưa tập đoàn quân 5 thoát vây. Hôm ấy, giữa Bu-đi-ôn-nưi và Kiếc-pô-nô-xơ có cuộc nói chuyện sau đây:

- Đồng chí định tổ chức cung cấp cho bộ đội như htế nào, nếu địch cắt đường vận chuyển của phương diện quân? - tổng tư lệnh hỏi.

- Chỉ có thể vận chuyển bằng tuyến đường phía nam, - Kiếc-pô-nô-xơ đáp.

- Đồng chí không hiểu ý tôi. Tôi biết là tuyến đường phía Bắc đã bị cắt. Đồng chí sẽ làm gì nếu địch cắt cả tuyến đường phía Nam?

- Chỉ còn một cách – đường không.

- Máy bay không thể bảo đảm cho một khối lượng bộ đội lớn như thế được, - Bu-đi-ôn-nưi phản đối. – Ngay bây giờ phải hết sức tiết kiệm đạn dược và lương thực.

Máy ngừng rồi, Kiếc-pô-nô-xơ bảo Buốc-mi-xten-cô:

- Hết sức tiết kiệm – nói thì dễ lắm. Về lương thực thì còn được. Có thể rút khẩu phần đến mức tối thiểu, anh em chiến sĩ dễ thông cảm với ta. Nhưng làm sao có thể bắt tiết kiệm đạn khi mà trên toàn mặt trận, bọn phát-xít xông tới như những con sói điên đánh hơi thấy mồi?!

Thời gian còn lại trong ngày, chúng tôi bận túi bụi vào việc bịt vô vàn lỗ hổng trên tuyến mặt trận dài 800 ki-lô-mét và giải thoát những binh đoàn riêng lẻ của các tập đoàn quân 5 và 21 đang bị bao vây.

Tối ngày 11 tháng Chín, Mát-xcơ-va gọi Kiếc-pô-nô-xơ. Tư lệnh phương diện quân có Buốc-mi-xten-cô, Rư-cốp, Tu-pi-cốp và Da-khơ-va-ta-ép đi cùng vội vã tới phòng đàm thoại. Đứng bên máy lần này là đích thân Tổng tư lệnh tối cao.

Chào hỏi xong, Xta-lin tuyên bố: “Đề nghị của các đồng chí về việc rút về tuyến sông mà các đồng chí đã biết, theo tôi là nguy hiểm. Để chứng minh điều đó, Xta-lin dẫn chứng những thất bại khi bộ đội phương diện quân rút về phía sau sông Đni-ép-rơ. - “Có cái gì bảo đảm rằng hiện nay, điều đó sẽ không xảy ra một lần nữa? Đó là một. Hai là, trong tình hình hiện nay ở bờ Đông sông Đni-ép-rơ, việc rút quân do các đồng chí đề nghị có nghĩa là sẽ làm cho bộ đội ta bị hợp vây, vì địch sẽ tiến công vào các đồng chí không chỉ từ hướng Cô-tô-nốp, tức là từ phía Bắc, mà còn từ phía Nam, tức là từ hướng Crê-men-tsúc và cả từ phía Tây, bởi vì khi tra rút quân khỏi sông Đni-ép-rơ thì địch sẽ chiếm ngay bờ Đông sông Đni-ép-rơ và bắt đầu công kích. Nếu cánh quân địch ở Cô-tô-nốp nối liền được với cánh quân địch ở Crê-men-tsúc thì các đồng chí sẽ bị vây…”

Kiếc-pô-nô-xơ không rời mắt khỏi tấm băng đang từ từ kéo dài.

“Như các đồng chí thấy, các đồng chí đề nghị rút quân ngay mà lại không chuẩn bị trước tuyến vượt sông Pxi-ôn, đó là một, và hai là, các đồng chí không hiệp đồng với Phương diện quân Bri-an-xcơ công kích quyết liệt cụm quân địch ở Cô-tô-nốp, tôi nhắc lại, thiếu hai điều kiện đó, những đề nghị của các đồng chí về việc rút quân là nguy hiểm và có thể dẫn đến tai họa. Vậy có lối thoát nào không? Có thể như sau:

Một. Nhanh chóng bố trí lại lực lượng, dù chỉ là dựa vào lực lượng ở khu vực cố thủ Ki-ép và các đơn vị khác, và hiệp đồng với Ê-ri-ô-men-cô công kích quyết liệt vào cụm quân địch ở Cô-nô-tốp, tập trung ở khu vực đó chín phần mười không quân. Ê-ri-ô-men-cô đã nhận được những chỉ thị thích đáng rồi. Ngày hôm nay, chúng tôi sẽ ra một mệnh lệnh đặc biệt điều cụm không quân của Pê-tơ-rốp về Khác-cốp và chuyển thuộc nó dưới quyền chỉ huy của hướng Tây – Nam.

Hai. Tổ chức ngay tuyến phòng ngự ở sông Pxi-ôn hoặc nơi khác trên tuyến này, dành ra một cụm pháo lớn của phương diện quân cho mặt phía Bắc và phía Tây và điều năm – sáu sư đoàn về tuyến đó.

Ba. Sau khi đã thực hiện hai điểm trên, và chỉ sau khi đã thực hiện hai điểm trên, tức là sau khi đã tổ chức được một quả đấm để đối phó với cụm quân địch ở Cô-nô-tốp và sau khi đã làm tất cả những việc trên, sẽ bắt đầu sơ tán Ki-ép. Chuẩn bị chu đáo cho việc phá các cầu. Không để lại một phương tiện vượt sông nào ở Đni-ép-rơ, phải phá hủy chúng và sau khi sơ tán Ki-ép, sẽ bám trụ ở bờ Đông sông Đni-ép-rơ, không cho địch đột nhập vào bờ Đông.

Thôi, hãy chấm dứt việc tìm tuyến rút lui và phải tìm cách chống lại”.

Phòng đàm thoại in bặt. Với tính lô-gích gang thép của mình, Tổng tư lệnh tối cao có thể tước vũ khí của bất kỳ ai. Thậm chí Tu-pi-cốp cũng bối rối. Sau này, đồng chí nói với tôi là khi đọc băng điện, đồng chí nảy ra ý nghĩ: cần nhân đề nghị này mà trước tiên rút năm – sáu sư đoàn và phần lớn lực lượng pháo binh về tuyến sông Pxi-ôn. Chính đó sẽ là mở đầu cho việc rút bộ đội phương diện quân về tuyến mới. Vì, thực ra, Xta-lin không phản đối rút quân, mà chỉ yêu cầu bảo đảm tốt việc rút lui bằng tổ chức phòng ngự vững chắc trên dọc sông Pxi-ôn…

Nhưng tất cả đều sững người trước câu nói cuối cùng của Tổng tư lệnh tối cao: “Thôi, hãy chấm dứt việc tìm kiếm tuyến rút lui và phải tìm cách chống lại”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #147 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2016, 02:38:18 pm »

Như Da-khơ-va-ta-ép kể lại, Kiếc-pô-nô-xơ tái mặt, nhẩm bật thành tiếng câu này hai lần. Đồng chí hỏi các ủy viên Hội đồng quân sự:

- Các đồng chí có ý kiến gì?

Rư-cốp im lặng, vò mái tóc rậm. Buốc-mi-xten-cô khẽ nhắc:

- Nếu không được rút quân thì chúng ta sẽ không đề nghị bỏ Đni-ép-rơ.

Thời gian cứ trôi qua, mà ở đầu dây kia, Xta-lin đang đang đợi.

Kiếc-pô-nô-xơ dứt khoát quay lại bảo nữ điện báo viên:

- Truyền đi!

Đồng chí nói chậm, như chắt lọc từng lời:

- Chúng tôi không có ý nghĩ rút quân trước khi nhận được yêu cầu phát biểu ý kiến rút quân về phía Đông và định rõ các tuyến sẽ đến chiếm lĩnh, mà chúng tôi chỉ yêu cầu xin tăng cường lực lượng dự bị cho Phương diện quân chúng tôi, vì trận tuyến của chúng tôi đã kéo dài đến hơn tám trăm ki-lô-mét…

Sau này, Da-khơ-va-ta-ép kể lại rằng khi nghe Kiếc-pô-nô-xơ nói, Tu-pi-cốp ôm đầu. Kiếc-pô-nô-xơ ngạc nhiên nhìn đồng chí, rồi lại tiếp tục nói với giọng khản đặc:

- Theo chỉ thị của Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao nhận được đêm rạng ngày 11 tháng chín, chúng tôi rút của tập đoàn quân Cô-xten-cô hai sư đoàn bộ binh có kèm theo pháo binh và điều bằng đường xe lửa về hướng Cô-nô-tốp với nhiệm vụ phối hợp với các tập đoàn quân Pốt-la-xơ và Cu-dơ-nê-txốp nhằm diệt tan cụm quân cơ giới của địch đã đột nhập vào hướng Rôm-nư. Theo chúng tôi, hiện nay không thể lấy thêm quân của khu vực cố thủ Ki-ép, vì đã rút ở đây hai sư đoàn rưỡi cho hướng Tséc-ni-gốp rồi. Chỉ có thể lấy ở khu vực cố thủ Ki-ép một phần pháo binh. Chỉ thị của Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao mà chúng tôi vừa nhận được sẽ được thực hiện ngay. Hết.

Bản thân Kiếc-pô-nô-xơ không nhận thấy là đồng chí bỗng nhiên đã từ bỏ toàn bộ những gì mình vừa đề nghị. Tất cả mọi người bên cạnh hiểu ngay điều đó. Và, tất nhiên, không thoát khỏi sự chú ý của Xta-lin. Máy lại gõ. Lời lẽ trên băng nặng như chì:

“Thứ nhất. Những đề nghị về rút quân của Phương diện quân Tây – Nam là xuất phát từ đồng chí và từ Bu-đi-ôn-nưi, tổng tư lệnh hướng Tây – Nam. Đây là những đoạn trích trong bức điện của Bu-đi-ôn-nưi ngày 11…” Tiếp theo là những câu trong bức điện của Bui-đi-ôn-nưi mà bạn đọc đã biết. Trong đó, dựa vào đề nghị của Hội đồng quân sự phương diện quân và với tính thẳng thắn, kiên quyết của mình, Bu-đi-ôn-nưi đã khẩn khoản đề nghị cho rút bộ đội Phương diện quân Tây – Nam.

Máy tạm ngừng, dường như người nói ở đầu dây bên kia muốn cho người đối thoại có thể tập trung suy nghĩ dù ít thời gian. Sau đó, dây băng lại chuyển:

“Đồng chí thấy đấy, Sa-pô-sni-cốp phản đối rút quân, còn tổng tư lệnh hướng Tây – Nam lại chủ trương rút, cũng như Phương diện quân Tây – Nam thì chủ trương rút quân ngay…” Thay cho kết luận là một mệnh lệnh phải tuyệt đối chấp hành: “… Nếu không được phép của Đại bản doanh thì không được bỏ Ki-ép và không được phá các cầu. Hết. Tạm biệt”.

Kiếc-pô-nô-xơ vừa lau trán đẫm mồ hôi, vừa trả lời:

- Chỉ thị của đồng chí, chúng tôi đã rõ. Xin hết. Tạm biệt.

Vung tay vẻ bực tức, đồng chí chạy ra khỏi phòng đàm thoại.

- Làm gì bây giờ? – Tu-pi-cốp hỏi Buốc-mi-xten-cô.

- Phải suy nghĩ, đồng chí ạ. Mệnh lệnh là mệnh lệnh.

- Giá cứ suy nghĩ mà ra được lực lượng thì hay quá. Còn khi lực lượng không có thì nghĩ mãi cũng chẳng được ích gì.

Hôm sau, chúng tôi được biết, Đại bản doanh đã cách chức tổng tư lệnh bộ đội hướng Tây – Nam của Bu-đi-ôn-nưi và chỉ định Nguyên soái Liên Xô X. C. Ti-mô-sen-cô thay thế.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #148 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2016, 02:38:58 pm »

Ngày 12 tháng Chín, tập đoàn quân 38 nhận được mệnh lệnh ngừng tiến công, nên những đại diện của bộ tư lệnh phương diện quân không cần ở đây nữa. Các tướng Pác-xê-gốp, Vôn-xki, đại tá Lô-đô-vôi – Sép-tsen-cô, tôi và những đồng chí cùng đi tập trung tại sở chỉ huy tập đoàn quân. Sau khi hội ý, chúng tôi quyết định đề nghị tổng tư lệnh hướng trả chúng tôi về bộ tham mưu phương diện quân. Chúng tôi liên lạc với thiếu tướng A. P. Pô-crốp-xki, tham mưu trưởng hướng. Đến khuya, chúng tôi được trả lời: tổng tư lệnh ra lệnh cho chúng tôi ở lại tại chỗ và tiếp tục giao cho việc chỉ huy bội đội tập đoàn quân 38. May là chúng tôi vẫn liên lạc được với bộ tham mưu phương diện quân. Khó khăn lắm tôi mới gọi được tướng Tu-pi-cốp tới máy. Máy làm việc tồi. Tuy nhiên, tôi vẫn kịp báo cáo tình hình công việc với thiếu tướng. Đồng chí hứa sẽ dùng đủ mọi cách. Tôi không biết thủ trưởng của tôi làm thế nào, nhưng sáng 13 tháng Chín, bộ tham mưu của tổng tư lệnh báo cho chúng tôi được phép trở về bộ tham mưu phương diện quân.

Lát sau, Vôn-xki và những sĩ quan cùng đi, tôi cùng thiếu tá Xáp-tsúc và thượng úy Bô-khô-rốp là sĩ quan tùy tùng của tôi lên xe nhằm về hướng Rô-sê-ti-lốp-ca, nơi có trạm liên lạc tiền phương của bộ tham mưu của tổng tư lệnh. Chúng tôi hy vọng được biết làm sao để trở về với đồng đội. Pác-xê-gốp và Lô-đô-vôi – Sép-tsen-cô phải nhập đoàn với chúng tôi sau một chút.

Dọc đường gặp nhiều phân đội lẻ tẻ, những đoàn vận tải bị tách khỏi các đơn vị, các cơ quan hậu cần. Như thường xảy ra khi rút lui, không ai biết rõ tình hình.

Gần Rê-sê-ti-lốp-ca, chúng tôi gặp đoàn vận tải của sư đoàn bộ binh 297. Qua một cán bộ chỉ huy, chúng tôi biết rằng các xe của cơ quan tham mưu tập đoàn quân 38 đã bắt đầu rời Rê-sê-ti-lốp-ca. Tôi rất ngạc nhiên: vì theo những tin tức chúng tôi nắm được, thì cơ quan tham mưu cùng với những sư đoàn bên sườn phải của tập đoàn quân đã bị các đơn vị của Clai-xtơ cắt rời. Tại sao nó lại có thể ở đây, bên tả ngạn sông Pxi-ôn được.

Tìm được trạm liên lạc ở Ra-sê-ti-lốp-ca khá vất vả. Tin tức nhận được làm chúng tôi buồn rầu: mọi con đường dẫn đến bộ tham mưu phương diện quân đều đã bị địch cắt. Các đồng chí đưa cho chúng tôi lệnh của tổng tư lệnh hướng ở lại Rê-sê-ti-lốp-ca cho đến khi có chỉ lệnh đặc biệt, chỉnh đốn lại những đơn vị vừa thoát vây về đây và tổ chức phòng ngự bằng những lực lượng đó. Chúng tôi bắt tay ngay vào thi hành nhiệm vụ. Tướng Vôn-xki tới khu vực tập trung của hai lữ đoàn xe tăng được điều từ sườn trái tập đoàn quân đến, còn tôi bắt đầu tìm kiếm cơ quan tham mưu tập đoàn quân 38. Anh em chỉ cho tôi một ngôi nhà nhỏ ở ngoại vi Rê-sê-ti-lốp-ca. Ở đó, tôi đã gặp thiếu tướng V. N. Xim-vô-lô-cốp, tham mưu trưởng tập đoàn quân 38. Trong những năm ba mươi, tôi cùng học với đồng chí ở Học viên mang tên M. V. Phrun-đê. Nhưng phải tạm thời gác tình bạn cũ lại. Tôi nghiêm khắc hỏi tại sao cơ quan tham mưu lại bị cắt đứt với các đơn vị của mình. Xim-vô-lô-cốp cho biết không chỉ có một mình cơ quan tham mưu thoát vây, mà còn có sư đoàn bộ binh 297 của đại tá G. A. A-pha-na-xi-ép và một bộ phận sư đoàn kỵ binh 37 của đại tá G. M. Rôi-ten-béc. Sau này mới biết, những binh đội còn lại của sư đoàn kỵ binh và sư đoàn bộ binh 97 do đại tá Ph. V. Man-txép chỉ huy, đã rút sang hữu ngạn sông Xu-la và chiếm lĩnh tuyến phòng ngự ở đấy. Ngày 13 tháng Chín, tư lệnh phương diện quân đặt các đơn vị dưới quyền của tư lệnh tập đoàn quân 26.

Thiếu tướng cho biết, khó khăn hất trong khi phá vây là vượt sông Pxi-ôn.

- Không có phương tiện vượt sông, mà bọn Đức đã chiếm hết các cầu. Còn chúng tôi thì cả một đoàn ô-tô và xe ngựa. Làm thế nào bây giờ? Chúng tôi quyết định công kích ban đêm để chiếm bến vượt sông, và rồi đã chiếm được. Bọn địch điên cuồng, nhưng chúng tôi vẫn giữ được cầu cho tới khi người chiến sĩ cuối cùng vượt qua. Sau đó, chúng tôi cho phá cầu.

Lúc này, cơ quan tham mưu tập đoàn quân đang tổ chức phòng ngự dọc sông Pxi-ôn, nhưng lực lượng quá mỏng. Xim-vô-lô-cốp chỉ có thể giải những phân đội cảnh giới nhỏ đến làng Vê-li-cai-a Bô-ga-tsơ-ca, còn ở xa hơn nữa thì tuyến mặt trận đã bị đứt. Như vậy, hướng đi Pôn-ta-va từ phía Tây – Bắc đã bị hở. Bộ tham mưu cả tổng tư lệnh hướng và tư lệnh tập đoàn quân 38 đang áp dụng mọi biện pháp nhằm lấp những lỗ hổng trên tuyến mặt trận.

Chúng tôi thảo luận xem nên bố trí bộ đội như thế nào cho tốt nhất. Sau đó, được phép của Nguyên soái. C. Ti-mô-sen-cô, tôi đến bộ tham mưu hướng ở gần Pôn-ta-va. Tại đây, tôi được đọc bản thông báo tác chiến cuối cùng. Thật là ảm đạm. Chỉ còn những lực lượng chủ yếu của tập đoàn quân 37 ở khu vực Ki-ép và tập đoàn quân 2 đang phòng ngự dọc sông Đni-ép-rơ ở phía Nam và Đông – Nam thành phố còn giữ vững được các tuyến. Trong dải phòng ngự của các sư đoàn 21, 5 và các sư đoàn sườn phải thuộc tập đoàn quân 37, bộ đội ta phải từ từ rút lui trước sức ép của các lực lượng địch chiếm ưu thế hơn. Không còn trận tuyến liên tục nữa. Khoảng đứt quãng giữa tập đoàn quân và các quân đoàn ngày một rộng, và những binh đoàn địch lũ lượt kéo vào đó.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #149 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2016, 02:40:10 pm »

Các tập đoàn quân ở cánh Bắc phương diện quân ra sức kìm địch ở sông Ô-xti-ô-rơ. Những trận chiến đấu ác liệt diễn ra ở vùng Nê-gin. Ở phía Tây thành phố này, giữa Cô-đa-rư và Cô-dê-lét, chính diện bị chọc thủng, và những binh đoàn thuộc tập đoàn quân 6 của Đức đã thọc sâu vào lỗ hồng đó. Ở khu vực Cô-bư-giơ-tsơ, chúng đã cắt đứt tuyến đường sắt nối Nê-gin với Ki-ép. Những binh đoàn ở sườn phải của tập đoàn quân 37 đánh lui những đợt công kích của các sư đoàn bộ binh địch đang tiến công dọc theo đường cái Cô-dê-lét – Ki-ép. Địch cố vòng qua những sườn bị hở của các tập đoàn quân 5 và 21 đã mấy lần rơi vào vòng vây. Trung tướng V. I. Cu-dơ-nê-txốp, tư lệnh tập đoàn quân 21, báo cáo là ba sư đoàn của đồng chí – 187, 219 và 117 – đã chiến đấu vất vả lắm mới thoát vây được. Các binh đoàn của ta bị tiêu hao trong những trận chiến đấu ác liệt. Về thực chất, bộ đội phương diện quân đã bị cắt rời. Các tập đoàn quân lâu không được bổ sung, nay bị mất đi những lực lượng còn lại. Thí dụ, tập đoàn quân 40 lúc này chỉ còn gần năm nghìn tay súng, một trăm pháo và mười xe tăng. Tình hình của tập đoàn quân 5 cũng không hơn gì. Ở các sư đoàn thuộc quân đoàn bộ binh 31 của tập đoàn quân do tướng N. V. Ca-li-nin tiếp tục chỉ huy, chỉ còn không đầy hai nghìn rưởi tay súng. Nhưng không hiểu có điều kỳ diệu nào mà những binh đoàn đã bị tiêu hao như vậy lại có thể cố thủ được trên một khu vực dài gần bảy mươi ki-lô-mét.

Tôi được xem báo cáo của Kiếc-pô-nô-xơ gửi Bộ Tổng tham mưu và tổng tư lệnh hướng kết thúc bằng những câu như sau:

“Phương diện quân phải chiến đấu trong những điều kiện bị bao vây và các đường giao thông đã hoàn toàn bị cắt đứt. Tôi chuyển sở chỉ huy về Ki-ép, đó là địa điểm duy nhất để từ đó có thể chỉ huy bộ đội. Đề nghị chuẩn bị những biện pháp cần thiết nhằm cung cấp cho các tập đoàn quân của phương diện quân đạn dược bằng đường không”.

Tim tôi thắt lại vì càng có ít khả năng trở về với bộ tham mưu phương diện quân.

Sáng 16 tháng Chín, tôi được gọi lên gặp Tổng tư lệnh hướng. Trong phòng làm việc có X. C. Ti-mô-sen-cô và ủy viên Hội đồng quân sự hướng là N. X. Khơ-rút-sốp.

- Thế nào, vẫn định về với người mình chứ? – Nguyên soái hỏi.

- Vâng, đúng thế. Trong lúc khó khăn này, tôi có nhiệm vụ phải có mặt ở bộ tham mưu phương diện quân. Mọi đường đều đã bị cắt đứt, nên tôi xin phép được dùng máy bay.

Nhìn tôi với vẻ tán thành, tổng tư lệnh bắt đầu nói về tình hình trên hướng Ki-ép. Hình thái tác chiến của bội đội phương diện quân ngày một xấu. Hôm qua, địch chỉ cách bộ tham mưu phương diện quân khoảng hai mươi – ba mươi ki-lô-mét. Chỉ một chút nữa là việc chỉ huy bộ đội có thể bị tê liệt.

Chậm rãi xoa thái dương như thể làm dịu cơn đau, Nguyên soái nói:

- Bây giờ, chúng tôi làm hết khả năng để giúp phương diện quân: điều đến Rôm-nư và Lúp-nư toàn bộ lực lượng mà chúng tôi có thể lấy được, kể cả quân đoàn kỵ binh của Bê-lốp được tăng cường xe tăng và ba lữ đoàn xe tăng độc lập. Mấy ngày sau, những sư đoàn của Ru-xi-a-cốp và Lu-di-u-cốp(1) tới chỗ chúng tôi. Chúng tôi sẽ dùng những lực lượng đó đột phá để đón những đơn vị bị bao vây của phương diện quân. Chúng tôi hiểu rõ rằng không thể diệt hai tập đoàn quân xe tăng của phát-xít đã đột nhập, nhưng có thể tạo ra được những cửa mở mà nhờ đó, các đơn vị đang bị vây có thể thoát ra ngoài. Đó chính là mục đích những đòn đột kích của chúng tôi. Chúng tôi tin rằng Tổng tư lệnh tối cao sẽ cho phép Phương diện quân Tây – Nam rút về sông Pxi-ôn. Chính vì vậy, chúng tôi quyết định ngay bây giờ sẽ ra mệnh lệnh tổ chức thoát vây.

Tổng tư lệnh im bặt đi đi lại lại trong phòng khoảng một phút.

- Ngày hôm may, chúng tôi thử nói chuyện một lần nữa với Mát-xcơ-va xem. Tôi tin rằng chúng tôi sẽ thuyết phục được Đại bản doanh. Trong lúc chúng tôi nói chuyện thì Kiếc-pô-nô-xơ và bộ tham mưu cần biết lợi dụng tình hình địch chưa có tuyến hợp vây liên tục.

Tôi cho rằng sau những lời đó, Nguyên soái dường như trút bỏ được những ngờ vực cuối cùng. Khuôn mặt truyền cảm của đồng chí dịu đi, những nép nhăn sâu trên trán giãn ra. Đồng chí tiếp tục nói dần từng chữ:

- Đồng chí Ba-gra-mi-an, đồng chí báo cáo với tướng Kiếc-pô-nô-xơ: trong tình hình hiện nay, Hội đồng quân sự hướng Tây – Nam cho rằng đối với bộ đội Phương diện quân Tây – Nam, việc rút lui có tổ chức là một quyết tâm duy nhất hợp lý. Đồng chí chuyển cho tư lệnh phương diện quân mệnh lệnh miệng của tôi: sau khi bỏ khu vực cố thủ Ki-ép và được yểm hộ bằng những lực lượng nhỏ dọc sông Đni-ép-rơ, cần bắt đầu ngay rút những lực lượng chủ yếu về tuyến phòng ngự phía sau. Nhiệm vụ chính là cùng với sự chi viện của các lực lượng dự bị của chúng ta phải đánh tan địch đã tiến vào sau lưng bộ đội phương diện quân, sau đó chuyển sang phòng ngự dọc sông Pxi-ôn. Kiếc-pô-nô-xơ cần hoạt động tích cực đến mức cao nhất, đột kích quyết liệt hơn nữa trên các hướng ở Rôm-nư và Lúp-nư, không chờ chúng tôi giải vây.


(1) Sư đoàn bộ binh cận vệ 1 và sư đoàn bộ binh cơ giới cận vệ 1.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM