Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:51:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh đã bắt đầu như thế  (Đọc 79651 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #110 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2016, 05:43:59 pm »

Còn tình hình bộ đội ta ở cánh trái thì ngày một xấu. Các đơn vị ngày càng bị đẩy lui xuống phía Nam. Ý định bắt liên lạc với các đơn vị trên các hướng đánh vu hồi không thành công. Những đại diện của bộ tham mưu phương diện quân đáp máy bay tới đó rất vất vả, phải vượt qua một dải rộng đã bị địch chiếm. Bộ tham mưu phương diện quân ngày càng khó chỉ đạo hoạt động của những đơn vị ấy. Gay hơn nữa là những căn cứ của chúng tôi không thể tiếp tế cho tập đoàn quân 6 và 12. Chúng tôi cứ luôn phải đề nghị bộ tư lệnh Phương diện quân Nam cung cấp dù chỉ là một ít đạn và xăng cho hai tập đoàn quân trên. Tính chất không bình thường của tình hình vừa diễn ra buộc X. M. Bu-đi-ôn-nưi sáng 25 tháng Bảy phải gửi điện cho Tổng tham mưu trưởng: “Mọi ý định thoát về phía Đông và Đông – Bắc của các tập đoàn quân 6 và 12 đều không có kết quả. Tình hình đòi hỏi phải nhanh chóng rút những tập đoàn quân này về hướng Đông – Nam. Do đó, tôi cho rằng cần chuyển thuộc tập đoàn quân 6 và 12 cho bộ tư lệnh Phương diện quân Nam và yêu cầu đồng chí ấy rút họ về khu vực Tan-nôi-e, Khơ-ri-xti-nốp-ca, U-man. Ngoài việc cần phải tổ chức hiệp đồng chặt chẽ hơn giữa tập đoàn quân 6 và 12 với sườn phải của Phương diện quân Nam, biện pháp này còn do sự cần thiết phải cải tiến việc chỉ đạo và bảo đảm vật chất. Tôi đề nghị Đại bản doanh phê chuẩn quyết định này”.

Mỗi khi vấn đề đã đến tay Gh. C. Giu-cốp là được giải quyết ngay: Đại bản doanh trả lời chuyển thuộc tập đoàn quân 6 và 12 cho Phương diện quân Nam.

Tôi xin nói trước là cả hai tập đoàn quân này đều đã anh dũng chiến đấu với những lực lượng lớn của địch đang lấn ép. Nhưng cuộc chiến đấu diễn ra trong những điều kiện hoàn toàn bất lợi. Bộ đội ta bị địch bao vây. Phải chăng, việc chuyển các tập đoàn quân 6 và 12 từ phương diện quân này sang phương diện quân khác đã là nguyên nhân gây ra tình hình nói trên, như một số đồng chí suy nghĩ không? Tất nhiên là không. Tôi tin chắc rằng nếu các tập đoàn quân vẫn thuộc phương diện quân chúng tôi, thì tình hình còn xấu hơn nữa vì mất liên lạc và không được tiếp tế.

Tuy đã quyết định chuyển thuộc các tập đoàn quân 6 và 12 cho Phương diện quân Nam, song Đại bản doanh vẫn yêu cầu chúng tôi phải tiếp tục phản đột kích ở sườn trái của mình như trước để không cho địch tiến sâu thêm vào sau lưng những đơn vị rút lui. Nhiệm vụ ấy lại vẫn giao cho tập đoàn quân 26 như cũ. Để giúp đồng chí tư lệnh có thể hoàn toàn tập trung sự chú ý vào việc thực hiện một nhiệm vụ khó khăn như vậy, tướng Kiếc-pô-nô-xơ quyết định rút quân đoàn 64 ra khỏi quyền của đồng chí. Quân đoàn lúc này sẽ trực thuộc bộ tư lệnh phương diện quân như mọi lực lượng dự bị khác ở cửa ngõ Ki-ép.

Từ đó, tướng Ph. I-a. Cô-xten-cô và cơ quan tham mưu của đồng chí đã làm việc hết sức mình, không chỉ để ngăn chặn địch đang tiến mạnh tới bờ sông Đni-nép-rơ, mà còn để chi viện cho tập đoàn quân 6 và 12 thuộc Phương diện quân Nam mà tình hình lúc này dang ngày một xấu hơn. Và không phải lỗi của tư lệnh tập đoàn quân khi không thực hiện được nhiệm vụ đó đến cùng vì đồng chí có rất ít lực lượng.

Đêm khuya ngày 28 tháng Bảy, đại úy Xa-ra-cu-txa, sĩ quan phòng tác chến, lúc đưa cho tôi ký bản thảo thông báo tác chiến, cho biết tham mưu trưởng mới của phương diện quân đã đến. Tôi biết tướng Puốc-ca-ép sẽ được triệu về Đại bản doanh, nhưng không ngờ lại sớm như vậy.

Tôi tới phòng làm việc của tham mưu trưởng phương diện quân. Puốc-ca-ép đang ngồi sau bàn, cạnh đồng chí là một vị tướng tóc đen, còn khá trẻ. Khuôn mặt cởi mở, rất gợi cảm. Cặp mắt đen với cái nhìn chăm chú và hiếu kỳ.

Tôi tự giới thiệu. Vị tướng đứng ngay dậy, bắt tay tôi và trả lời:

- Tu-pi-cốp.

Đồng chí là tham mưu trưởng mới của phương diện quân.

Tôi được biết thiếu tướng V. I. Tu-pi-cốp phục vụ trong quân đội từ năm 1922. Đồng chí đã tốt nghiệp Học viện quân sự mang tên Phrun-dê, năm 1939 đã phụ trách bộ tham mưu quân khu Khác-cốp. Trước chiến tranh, đồng chí làm tùy viên quân sự ở Đức, và khó khăn lắm, đồng chí mới trở về Tổ quốc được.

Đồng chí am hiểu tưởng tận những quan điểm chiến thuật và chiến dịch của các tướng lĩnh phát-xít. Ít lâu sau, chúng tôi càng thấy rõ điều đó: đồng chí biết nhìn trước tiến trình các sự kiện ngoài mặt trận hơn tất cả chúng tôi. Rất tiếc là không phải bao giờ mọi người cùng đều nghe theo ý kiến của đồng chí.

Nở nụ cười thân mật, Tu-pi-cốp nói:

- Ở Bộ Tổng tham mưu, tôi được nghe nói về đồng chí. Tôi nghĩ ràng trong quá trình làm việc, chúng ta sẽ có điều kiện hiểu nhau hơn. Còn bây giờ tôi chỉ đề nghị đứng trên tình đồng chí, đứng giận khi tôi nóng nảy. Tôi muốn nói trước là nếu đồng chí có điều gì ngờ vực với những quyết tâm của tôi thì cứ nói thẳng. Tôi thích cấp dưới thi hành mệnh lệnh một cách tin tưởng, chứ không bị ép buộc.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #111 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2016, 05:44:41 pm »

Tướng Puốc-ca-ép không tham gia câu chuyện, lặng lẽ xếp đồ dùng cá nhân vào cặp.

- Và đây là yêu cầu đầu tiên của tôi với đồng chí, - tham mưu trưởng mới vừa tiếp tục nói, vừa chăm chú nhìn tôi… Đồng chí Puốc-ca-ép sẽ giới thiệu tôi với tất cả các cán bộ phụ trách trong bộ tham mưu. Còn đồng chí sẽ cho tôi làm quen với tình huống tỉ mỉ hơn, theo khả năng… Đồng chí thông cảm, - Tu-pi-cốp nói thêm như để xin lỗi, - tới được chỗ các đồng chí thật mệt bã người, chân như muốn rời ra. Tôi muốn tìm hiểu tình hình khi đầu óc minh mẫn, nên xin phép được nghỉ ngơi chốc lát. Do đó, đề nghị đồng chí mang báo cáo đến chỗ tôi lúc 4 giờ sáng.

Đúng giờ hẹn, tôi gỡ cửa phòng tham mưu trưởng. Không có tiếng trả lời. Tôi hé cửa. Thiếu tướng nằm ngủ trên chiếc giường dã chiến, tay dang rộng. Tôi thử đánh động. Đồng chí vẫn không thức giấc. Tôi cũng không nhớ làm mình đã được nghỉ ngơi vào lúc nào, bởi tình hình ngoài mặt trận không cho phép nghĩ đến ngủ. Tranh thủ chợp mắt trong khi tham mưu trưởng đang nghỉ. Tôi nằm ghé xuống đi-văng. Đạn cao xạ và những tiếng nổ rầm trời làm tôi choàng dậy. Máy bay địch lại tới bắn phá như thường lệ. Và qua tiếng ầm ầm như ở dưới địa ngục đó, tôi bỗng nghe thấy giọng hát khe khẽ. Tôi ngạc nhiên mở mắt. Tham mưu trưởng mới đang bước rộng từ góc này sang góc khác trong phòng làm việc, trầm ngâm hát nhỏ giọng.

Tiếng đạn cao xạ xen lẫn tiếng bom nổ liên hồi, kính vỡ răng rắc, vữa rơi lả tả từ trên trần nhà, đèn treo đung đưa như quả lắc đồng hồ.

Tu-pi-cốp chưa quen với những cảnh này, và chắc là tiếng bom nổ đã nhanh chóng đánh thức đồng chí. Chúng tôi, những “chiến sĩ dày dạn” đã quen với những trận bắn phá của máy bay địch, phần nữa đã kiệt sức sau một ngày làm việc căng thẳng, nên thường ngủ say trong lúc địch ném bom. Tôi còn nhớ một trường hợp đến vui. Một thiếu tá, cán bộ phòng tác chiến, phải đáp máy bay đến cơ quan tham mưu tập đoàn quân 6 để truyền đạt nhiệm vụ. Trước khi đi, đồng chí muốn nghỉ ngơi chốc lát và đề nghị trực ban tác chiến hai giờ nữa sẽ đánh thức đồng chí dậy. Nhưng đúng lúc trực ban đi đánh thức thiếu tá thì máy bay địch ầm ầm trên đầu. Đồng chí trực ban nghĩ rằng tiếng bom nổ nhất định sẽ đánh thức tất cả mọi người nên thản nhiên quay về phòng mình. Máy bay địch tập kích được năm mươi phút rồi, mà thiếu tá mắt vẫn còn ngái ngủ, tóc tai rối bù, vừa chửi đổng vừa chạy tới chỗ trực ban.

- Cậu định chơi xỏ mình hay sao đấy! – đồng chí kêu lên. – Mình đã đề nghị với cậu đúng bốn giờ thì gọi dậy. Thế mà bây giờ đã năm giờ kém mười lăm. Bị chậm mất rồi!

Đồng chí trực ban chưng hửng dang tay:

- Bom đạn nổ đinh tai nhức óc đến người chết cũng phải bật dậy. Bọn Đức ném bom đánh thức cậu nửa tiếng liền mà chẳng lẽ cậu không nghe thấy gì ư?

- Cái gì? Máy bay ném bom thật à? – thiếu tá hỏi và tươi tỉnh: - Nếu vậy thì không sao. Tôi sẽ nói là ngồi trong hầm đợi cho đến khi địch cút.

… Tôi bật khỏi đi-văng và trải bản đồ trên bàn.

- Thiếu tướng cho phép báo cáo?

- Được, đồng chí báo cáo đi. Bọn phát-xít không cho tôi ngủ chứ không thể ngăn cản tôi làm việc.

Tôi thuật lại tóm tắt những sự kiện ở phương diên quân từ lúc bắt đầu trận hội chiến biên giới, giới thiệu với đồng chí thành phần chiến đấu, quân số, tập đoàn các đơn vị trong chiến dịch và nhiệm vụ của các đơn vị ấy. Nói ràng đại tá Bôn-đa-rép, trưởng phòng trinh sát bộ tham mưu phương diện quân, sẽ báo cáo tỉ mỉ về địch, nên tôi chỉ tình bày khái quát đặc tính tập đoàn các đơn vị phát-xít Đức, so sánh lực lượng hai bên và những mục đích tác chiến sắp tới mà bọn Hít-le đang cố đạt trên mặt trận của chúng tôi. Tôi nói tỉ mỉ hơn về tình hình các tập đoàn quân của phương diện quân trong những ngày vừa qua và nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tướng Tu-pi-cốp vừa chăm chú nghe vừa nghiên cứu tỉ mỉ bản đồ.

- Đúng, tình hình thật phức tạp, - đồng chí trầm tư tóm tắt, rồi bắt đầu nói về tập đoàn quân 26 và quân đoàn bộ binh 64.

Theo ý kiến đồng chí, chính những đơn vị này đang gây cản trở cho bộ chỉ huy HÍt-le, khiến chúng không thể ập tới Ki-ép, mà cũng không thể tập trung được một lực lượng chống lại các tập đoàn quân 6 và 12 đang lùi xuống phía Nam. Do đó, địch chưa thể yên tâm khi chưa hất được bộ đội của tướng Cô-xten-cô sang bên kia sông Đni-ép-rơ. Chúng ta không có khả năng để tăng cường cho những sư đoàn này. Nhưng cần hướng dẫn cho các sư đoàn chuẩn bị chu đáo để sẵn sàng đánh trả đòn đột kích sắp tới của địch.

Tôi lưu ý tham mưu trưởng là hiện nay, tập đoàn quân 26 phải đem hầu như toàn bộ lực lượng ra để phòng ngự và chỉ công kích ở một vài nơi cá biệt bên sườn trái.

- Thế dấy, - Tu-pi-cốp nhanh chóng tiếp lời, - giờ đây, bộ tư lệnh của tập đoàn quân đang đứng trước ngã ba đường: không có mệnh lệnh chuyển sáng phòng ngự vững chắc; mệnh lệnh tiến công ban hành trước đây cũng chưa được bãi bỏ. Do đó, bội đội trên thực tế hiện nay là đang phòng ngự và đôi chỗ phải rút lui, nhưng đây đó vẫn cố gắng thể hiện “tinh thần tiến công”. Cần chấm dứt tình trạng hai mặt đó và ra một chỉ lệnh rõ ràng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #112 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2016, 05:48:28 pm »

Tôi cùng Tu-pi-cốp dự thảo mệnh lệnh chiến đấu.

“Gửi Hội đồng quân sự tập đoàn quân 26. Địch đang kết thúc việc tập trung những lực lượng chủ yếu của chúng ở khu vực Ca-ra-pư-si, Bô-gu-xláp, Tê-ti-ép-ca nhằm đột phá tới những chỗ vượt sông Ca-nép. Những trận địa các đồng chí đã chiếm lĩnh và lực lượng của các đồng chí đủ bảo đảm đánh tan địch, không cho chúng tới bờ sông Đni-ép-rơ. Để hoàn thành nhiệm vụ này chỉ cần toàn thể cán bộ và chiến sĩ tập đoàn quân, từ các đồng chí tới anh em chiến sĩ, phải cùng chung một ý chí: thà hy sinh để chặn được địch, không cho chúng tới sông Đni-ép rơ, còn hơn là sống mà phải rút sang bờ phía Đông, bỏ lại bờ phía Tây cho địch

Tôi lưu ý là cần kết hợp phòng ngự bằng hỏa lực kiên cường đến viên đạn cuối cùng với phản đột kích tích cực, nhất là bằng các lực lượng kỵ binh của các đồng chí.

Tôi ra lệnh: phải đánh tan địch trong khi chúng có ý định đột phá tới sông Đni-ép-rơ, và tiếp tục kiên trì giữ vững tuyến các đồng chí đang chiếm lĩnh”.

Đánh máy xong văn kiện, tôi lần lượt đi lấy chữ ký của tham mưu trưởng, tư lệnh và ủy viên Hội đồng quân sự.

Lúc ký mệnh lệnh, tướng Kiếc-pô-nô-xơ hỏi tôi:

- Đồng chí đã tự giới thiệu với ủy viên Hội đồng quân sự mới chưa?

- Chưa, chưa có dịp.

- Đây thật là một dịp tốt. Đồng chí đánh máy thêm tên ủy viên Hội đồng quân sự ở dưới bản mệnh lệnh, rồi báo cáo với đồng chí ấy.

Ủy viên thứ hai của Hội đồng quân sự phương diện quân là chính ủy sư đoàn E. P. Rư-cốp đến chỗ chúng tôi ít ngày sau cái chết của N. N. Va-su-ghin. Nhưng ngay từ những ngày đầu, đồng chí đã bận tối mắt về công tác hậu cần chưa được tổ chức tốt và lo chuẩn bị lực lượng dự bị, do đó, anh em hầu như không thấy đồng chí ở sở chỉ huy. Khi đồng chí tới bộ tham mưu phương diện quân, tôi đang công tác ở dưới đơn vị, nên chưa kịp làm quen với đồng chí.

Tôi biết rằng trước khi đến chỗ chúng tôi, Rư-cốp đã ở cương vị ủy viên Hội đồng quân sự quân khu Trung Á. Tôi cho rằng mình đã gặp một chính ủy dày dạn, đầy chiến công, mở đầu con đường chiến đấu của mình từ thời nội chiến. Nhưng khi bước vào phòng làm việc, tôi sững người ở ngưỡng cửa. Một người còn trẻ đứng dậy, tiến ra đón tôi. Áo va-rơi có thắt lưng bó chặt thân hình tầm thước, chắc nịch. Tôi nhớ mình đã gặp khuôn mặt hồng hào với chiếc mũi hơi hếch, cặp mắt xám nhạt tinh nghịch, mái tóc rậm màu vàng này ở đâu đây? Nhớ ra rồi! Ngay mùa hè năm 1933, lúc đang học ở học viện, tôi đi thực tập ở U-cra-i--na tại sư đoàn kỵ binh 1 Ca-dắc Đỏ. Khi ấy, Rư-cốp còn là một chính trị viên trẻ tuổi, cán bộ phòng chính trị của sư đoàn. Hồi ấy, đồng chí chưa đến 25 – 26 tuổi. Tôi còn nhớ, đồng chí vui vẻ mời tôi đến ở căn phòng nhỏ độc thân của mình. Người chủ nhà hiếu khách không chỉ trẻ hơn tôi nhiều về tuổi đời, mà cả tuổi quân, do đó, rất thích thú hỏi han những chuyện về nội chiến, về phục vụ trong quân ngũ sau chiến tranh. Nhiều tối, chúng tôi nói chuyện tâm tình với nhau. Đồng chí sinh tháng Mười hai năm 1906 trong một gia đình bần nông Ca-dắc. Khi còn trẻ, đồng chí đã phải làm thuê cho bọn phú nông trong làng. Tuy theo học không được đều đặn ở trường làng, nhưng chàng trai ham hiểu biết và có khả năng ấy vẫn đuổi vượt những người cùng tuổi trong học tập. Năm 1925, các đoàn viên thanh niên cộng sản bầu đồng chí làm bí thư chi đoàn. Nghị lực sôi nổi và trí thông minh khác thường của người bí thư chi đoàn đã nổi bật và đồng chí được tiến cử làm công tác ở tỉnh đoàn Xê-mi-pa-la-tin-xcơ. Năm 1928, đồng chí nhập ngũ tại đây. Chàng trai khéo léo, cường tráng vùng An-tai sớm được anh em kính nể và được bầu làm bí thư đoàn thanh niên cộng sản của trung đoàn.

Ít lâu sau, người bí thư chi đoàn trẻ tuổi chuyển sang công tác tại phòng chính trị sư đoàn. Và chúng tôi gặp nhau lần đầu tiên cũng vào chính lúc ở Prô-xcu-rốp.

Giờ đây, người quen cũ lại đang đứng trước mặt tôi. Tám năm qua, đồng chí đã trưởng thành từ một cán bộ Đoàn thành ủy viên Hội đồng quân sự của một trong những Phương diện quân chủ yếu. Vẻ ngoài, đồng chí ít thay đổi. Và nếu không có hai hình quả trám cấp hiệu trên áo va-rơi thì có lẽ, tôi đã không kìm được và thốt lên: “Chào cậu!”.

Nhưng thật bất ngờ, đồng chí tiếp tôi lạnh lùng như thể chúng tôi chưa hề gặp nhau bao giờ. Hai người tự giới thiệu nhau. Rồi đồng chí mời tôi ngồi ở cạnh bàn và hỏi dồn dập về công việc: phương diện quân có gì mới, phòng tác chiến làm việc ra sao, anh em làm việc có đều tay không, tinh thần mọi người thế nào. Bây giờ, khó mà nhớ lại chúng tôi đã nói với nhau những gì, nhưng buổi nói chuyện kéo dài hơn một tiếng đồng hồ.

Mới đầu, tôi cảm thấy như có gì bị tổn thương do sự quên lãng kỳ lạ của người quen cũ, nên trả lời trịnh trọng và ngắn gọn, nhưng sau đó, trước sự quan tâm chân thành của đồng chí đối với tất cả những gì làm cho chúng tôi lo lắng và cách xưng hô giản dị, thân mật của Rư-cốp, tôi không để ý mình đã mải mê trò chuyện như thế nào.

Rư-cốp hỏi han tỉ mỉ về gia đình tôi. Biết gia đình tôi đã tản cư về Ta-sken, đồng chí ghi chép gì đó vào sổ thay. Khi ấy, tôi không để ý đến điều này. Về sau, qua thư của nhà tôi, tôi mới biết là vợ của chính ủy sư đoàn, lúc ấy cũng đang sống ở Ta-sken, đã giúp gia đình tôi trong việc thu xếp nơi ăn chốn ở tại nơi cư trú mới.

Thăm hỏi tôi xong, Rư-cốp cầm bản dự thảo mệnh lệnh chiến đấu gửi tập đoàn quân 26. Đồng chí đọc đi đọc lại hai lần. Suy nghĩ một lát, rồi đồng chí ký tên ngay.

- Thật là một điều tốt vì mệnh lệnh không chỉ có tính chất tác chiến, mà còn mang tính chất chính trị nhiều hơn, kêu gọi mọi người bằng bất kỳ giá nào cũng không cho địch tới Đni-ép-rơ. Mỗi chiến sĩ và cán bộ chỉ huy phải thấm nhuần ý nghĩ: chúng ta không có chỗ đứng ở phía sau sông Đni-ép-rơ. Các cán bộ chính trị và đảng viên cộng sản phải làm cho quần chúng quán triệt tư tưởng đó.

Lúc chuẩn bị ra về, không kìm nổi, tôi đã hỏi chẳng nhẽ đồng chí không nhớ ra tôi ư. Rư-cốp phá lên cười, ôm chặt tôi.

- I-van Khơ-ri-xtô-phô-rô-vích, tất nhiên là tôi nhận ra ngay và rất sung sướng lại được gặp cậu. Nhưng trước hết phải tính đến công tác đã. Còn khi tình hình mặt trận đỡ nặng nề hơn, chúng ta sẽ tổ chức cuộc gặp gỡ cho ra trò.

Con người dễ mến, yêu đời đó, với tài tổ chức và mẫn cảm cao độ của mình, đã sớm được toàn thể anh em yêu mến. Đồng chí không bao giờ giải quyết bất cứ vấn đề nào một cách thờ ơ, mà luôn luôn cố gắng đi sâu vào bản chất công việc. Đó là một cán bộ lãnh đạo tích cực và giàu tính chủ động.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #113 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2016, 05:48:45 pm »

Tinh thần chiến đấu kiên định của bộ đội ta, những đợt phản đột kích liên tục ở ngưỡng cửa Ki-ép đã phá vớ kế hoạch của bộ chỉ huy phát-xít. Trong lúc diễn ra những trận đánh hồi tháng Bảy, tướng Han-đe đã viết trong nhật ký: “Chiến dịch ở cụm các tập đoàn quân “Nam” ngày càng tỏ ra lộn xộn… Ở khu vực Bắc mặt trận của cụm các tập đoàn quân, số lực lượng bị kìm chân nhiều hơn dự tính”.

Bộ chỉ huy Hít-le vội vã đưa quân tiến công Ki-ép từ phía Tây – Nam. Tập đoàn quân 6 Đức được tăng cường bảy sư đoàn: ba sư đoàn lấy trong lực lượng dự bị, bốn sư đoàn lấy trong cụm quân của tướng Svét-le đang tiến công ở phía Nam Ki-ép. Tướng Rây-khơ-nao, tư lệnh tập đoàn quân, bố trí lại các đơn vị của y. Quân đoàn bộ binh 29 có lực lượng chiến đấu mạnh được đưa vào cụm xung kích chĩa vào ngoại vi Tây – Nam của thành phố. Địch cũng vội vã ném vào đó cả những binh đoàn thuộc thê đội tác chiến hai.

Đến cuối tháng Bảy, địch đã tập trung được hơn hai mươi sư đoàn ở các cửa ngõ vào Ki-ép.

Bộ chỉ huy phát-xít Đức chuẩn bị đòn đột kích mới, đã tính toán không chỉ nhằm chiếm Ki-ép mà còn nuôi ý định sau khi cắt được tập đoàn quân 5 của ta ra khỏi sông Đni-ép-rơ, sẽ bắt liên lạc với cánh quân ở Mô-dưa thuộc cụm các tập đoàn quân “Trung tâm”. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua nhật ký của Han-đe ghi ngày 20 tháng Bảy: “Chiến dịch của các đơn vị của Rây-khơ-nao phải đạt mục đích hất đối phương ra khỏi sông Đni-ép-rơ. Ngày 25 và 26 tháng Bảy có thể hiệp đồng với quân đoàn bộ binh 35 đang hoạt động ở khu vực Mô-dưa”. Thế nhưng, tập đoàn quân của Pô-ta-pốp đã không cho địch thực hiện ý định đó. Cho nên, mười ngày sau, như tướng A. Phi-líp-pi của tập đoàn quân Hít-le viết, bộ tổng chỉ huy lục quân Đức một lần nữa phải xác định lại nhiệm vụ trước đây: “Tập đoàn quân 6 phải tiến công đối phó với tập đoàn quân 5 của quân Nga hoạt động ở đoạn đầm lấy phía Tây – Bắc Ki-ép, nhằm ngăn đối phương rút sang bờ Bắc sông Pri-pi-át và tiêu diệt chúng ở phía Tây sông Đni-ép-rơ”.

Dù kẻ địch tập trung được những lực lượng rất lớn, nhưng chúng cũng đã phải trả giá cho mỗi bước tiến quân, bị mất nhiều sinh lực, khí tài và,về thực chất, vẫn bị cầm chân tại chỗ. Đến cuối tháng Bảy, ở phía trước các khu vực cố thủ Cô-rô-xten và Ki-ép, nhìn chung, quân địch đã phải dừng lại. Còn ở phía Nam Ki-ép, những lực lượng đáng kể của tập đoàn quân 6 và cụm xe tăng 1 của địch đã sa vào những trận chiến đấu khốc liệt. Ở đây, tập đoàn quân 26 của ta đã bẻ gãy mọi ý đồ của địch hòng đột phá tới những chỗ vượt sông Đni-ép-rơ ở Rơ-gi-sép và Ca-nép. Tuyến mặt trận Ki-ép vẫn khá ổn định, cách con đường sắt Ki-ép – Cô-rô-xten 15-20 ki-lô-mét về phía Nam và trải dài tới sông Iô-pen, rồi chạy dọc theo bờ trái, sau vòng qua Va-xin-cốp, Bô-gu-xláp, Mét-xin, Xmê-la.

Chúng tôi hiểu địch sẽ không chịu như vậy. Trinh sát cho biết địch đang tập trung lực lượng ở phía Bắc Bê-lai-a Txéc-cốp, ở đây có tới bảy sư đoàn phát-xít. Bộ đội ta đã được thông báo về tình hình này và chuẩn bị đòn đánh trả. Ngay 30 tháng Bảy, địch bắt đầu đột kích. Quân đoàn bộ binh 64 bảo vệ đường cái Bê-lai-a Txéc-cốp – Ki-ép phải chịu đựng nặng nề nhất: năm sư đoàn địch đã tiến công vào đây. Đến trưa, tướng D. D. Rô-gô-dơ-nưi, tham mưu trưởng, tạm thời phụ trách tư lệnh quân đoàn, báo cáo rằng quân đoàn bị những lực lượng địch mạnh hơn công kích. Địch đột kích chủ yếu vào giữa quân đoàn. Thường xuyên có tới 25 – 30 máy bay ném bom của địch bắn phá vào các trận địa phòng ngự của ta. Không quân và pháo binh địch dột kích mãnh liệt đã phá hỏng hệ thống thông tin liên lạc. Bội đội ta đánh trả quyết liệt, nhưng, tiếc rằng việc chỉ huy các binh đội thuộc sư đoàn bộ binh 165 bị gián đoạn, chính diện bị chọc thủng. Tuy vậu, những binh đội cá biệt của sư đoàn vẫn kiên trì bám chắc trận địa, mặc dù địch đã thọc sâu vào tuyến phòng ngự và đánh vào phía sau bộ đội ta.

Nửa đêm ngày 30 tháng Bảy, chúng tôi đã hình dung được hoàn toàn rõ ràng hình thái của các binh đoàn thuộc quân đoàn. Đòn đột kích chủ yếu của ba sư đoàn phát-xít đánh vào nơi tiếp giáp giữa các sư đoàn bộ binh 165 và 175. Trên một chính diện hẹp Pin-tsu-ki, Vi-nít-xki-e Xta-vưa. Chính tại nơi đây, địch đang cố gắng đột phá tới thành phố từ phía nam, dọc theo đường cái Bê-lai-a Txéc-cốp – Ki-ép. Sư đoàn trưởng sư đoàn bộ binh 165 tổ chức yếu, đã buông lỏng việc chỉ huy các binh đội nên dẫn đến những hậu quả nặng nề. Mấy tiểu đoàn bị cắt khỏi chủ lực và hiện đang chiến đấu trong vòng vây.

Khi tham mưu trưởng phương diện quân báo cáo tình hình này, tư lệnh lườm tôi:

- Lại cái anh bạn đồng ngũ kỵ binh của anh. Lúc vượt sông Đni-ép-rơ thì chậm như rùa, còn bây giờ thì thả lỏng dây cương. Tiếc rằng ta đã không thay anh ấy bằng một người chỉ huy kiên quyết hơn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #114 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2016, 05:49:03 pm »

Tướng Rô-gô-đơ-nưi đề nghị tư lệnh phương diện quân cho phép rút quân về tuyến đã chuẩn bị sẵn. Kiếc-pô-nô-xơ trầm ngâm suy nghĩ hồi lâu trước tấm bản đồ. Cuối cùng, đồng chí bảo tướng Tu-pi-cốp:

- Lúc này, quân đoàn không thể khôi phục được hình thái như trước đây nữa. Nhưng cũng không thể cho quân đoàn rút lui. Cần chi viện cho quân đoàn bám trụ được ở những tuyến hiện nay.

- Vâng, - tham mưu trưởng đồng ý. – Nhưng yêu cầu Rô-gô-đơ-nưi phải chi viện cho những tiểu đoàn đang bị bao vây trở về với đồng đội. Họ chỉ ở cách có hai, ba ki-lô-mét thôi. Phải biết lợi dụng đêm tối. Quân đoàn phải đứng vững. Nêu quân đoàn rút về phía sau thì lập tức mở đường cho địch tiến tới các chỗ vượt sông Đni-ép-rơ.

Nhưng lấy gì để chi viện cho quân đoàn?

Chúng tôi cho mời tư lệnh lực lượng không quân. Kiếc-pô-nô-xơ lệnh cho đồng chí sử dụng được càng nhiều càng tốt máy bay cường kích và máy bay tiêm kích để chi viện và yểm hộ cho những binh đội của quân đoàn.

Hơn hai giờ sáng, chúng tôi truyền cho quân đoàn trưởng chỉ lệnh: phải kiên trì bám trụ trận địa để chiếm lĩnh, không cho địch tiếp tục tiến tới các chỗ vượt sông Đni-ép-rơ. Chúng tôi cũng thông báo cho đồng chí biết là đang gửi tới chỗ đồng chí hai đoàn tàu bọc thép ở Ki-ép, và đến sáng, quân đoàn sẽ được không quân của phương diện quân chi viện.

Tiếc rằng tình hình ở hướng rất quan trọng này đối với chúng tôi mỗi giờ một xấu thêm. Nắm được chỗ yếu trong tuyến phòng ngự của chúng tôi, bọn phát-xít tung vào đó những lực lượng mạnh. Đến sáng ngày 31 tháng Bảy, những binh đội lẻ tẻ thuộc sư đoàn bộ binh 165 bị đẩy lùi về hướng Đông – Bắc, làm cho sư đoàn bộ binh 175 bị hở sườn, buộc sư đoàn phải rút lui để tránh bị tiêu diệt.

Đến ngày 1 tháng Tám, địch tăng cường những lực lượng mới cho các sư đoàn bội binh 71 và 95 của chúng đang tiến công ở đây. Những binh đội thuộc quân đoàn 64 bị địch tiến công ngày càng mạnh, phải vừa chiến đấu, vừa rút về trận địa thuộc khu vực cố thủ Ki-ép. Cả đơn vị nhỏ của tướng Ma-tư-kin cũng vừa rút lui, vừa chiến đấu giữ từng tấc đất.

Qua báo cáo đều đặn của quân đoàn, chúng tôi có thể thấy rõ tinh thần hy sinh quên mình cao cả của các chiến sĩ và cán bộ chỉ huy ta. Những binh đội thuộc sư đoàn bộ binh 175 của đại tá X. M. Giô-vát-xki được tổ chức ở Ca-bác-đi-nô – Ban-ca-ri-a tỏ ra đặc biệt kiên cường. Các chiến sĩ đã chiến đấu đến giọt máu cuối cùng Đại úy G. M. Ma-gien-cốp, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1 thuộc trung đoàn bội binh 632, tuy bị thương, vẫn tiếp tục chỉ huy chiến đấu. Noi gương tiểu đoàn trưởng, những người bị thương còn cầm được vũ khí đều không rời vị trí. Mười lăm xe tăng phát-xít lao vào tiểu đoàn, có những lớp bộ binh dày đắc tiến theo sau. Các chiến sĩ Hồng quân đã đón đánh địch thật dũng cảm. Bốn xe tăng bị diệt, và cả lần này, bọn Hít-le cũng phải tháo chạy.

I. Ph. Ép-đô-ki-mốp, chính ủy khu vực cố thủ Ki-ép, theo dõi những trận đánh này cũng đánh giá cao hành động của trung đoàn bội binh 632. Đồng chí hào hứng kể lại về một khẩu đội bảo vệ bằng hỏa lực của mình bắn cháy một xe tăng, diệt được cả số bộ binh tiến sau xe. Bọn Hít-le tổ chức đánh vu hồi. Chúng xông mãi, rồi cũng sáng được bên tả ngạn. Các phân đội của ta đã chuyển sang tuyến có lợi hơn. Khẩu đội vẫn ở chỗ cũ; anh em pháo thủ yểm hộ cho bộ đội rút lui. Các chiến sĩ bộ binh, sau khi bám chắc những trận địa mới, đã nhả đạn vào quân thù, tạo điều kiện cho phân đội được yểm hộ rút lui. Trung úy Mu-ra-vi-ốp, khẩu đội trưởng, cho các chiến sĩ đánh xe ngựa kéo pháo cùng cả khẩu đội dũng cảm của mình. Chiếc xe ngựa bon về phía trận địa hỏa lực. Pháo vẫn bắn giòn giã, mặc dù chỉ còn lại một chiến sĩ ngắm pháo I. P. Phê-đi-u-nin. Đạn cày quanh trận địa. Rồi xạ thủ cũng ngã nốt, đồng chí bị thương vào chân. Pháo ngừng bắn. Các chiến sĩ đánh xe thúc ngựa. Anh em nom rõ Phê-đi-u-nin đang bò giữa những đồng chí đã hy sinh, thu thập lựu đạn. Mọi người không kịp tới nới: bọn phát-xít đã lao tới khẩu pháo, nhảy bỏ lên người chiến sĩ ngắm pháo bị mất máu, đang kiệt sức. Giữa lúc đó, một tiếng nổ vnag lên. Phê-đi-u-nin đổi mạng mình lấy sinh mạng của hàng chục tên lính địch. Cảnh hỗn loạn do tiếng nổ gây ra giúp anh em đánh xe trở về được với đồng đội.

Ph. N. Ma-rơ-cốp, chiến sĩ bắn súng máy của trung đoàn nói trên, khi yểm hộ đồng đội rút lui, đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Chiến sĩ tiếp đạn hy sinh, bản thân đồng chí cũng bị thương nặng, nhưng khẩu súng vẫn nhả đạn, không cho quân địch ngóc đầu dậy.

Ở bên trái quân đoàn bộ binh 64, những binh đoàn thuộc tập đoàn quân 26 phòng ngự rất kiên cường. Cả ở đây, anh em chiến sĩ, cán bộ chỉ huy và cán bộ chính trị cũng đã thể hiện tinh thần dũng cảm vô song. Các phân đội có lúc bị địch vây, nhưng anh em vẫn tiếp tục chiến đấu cho đến khi thoát vây trở về với đồng đội, hoặc phải hy sinh trong chiến đấu.

Sư đoàn bộ binh 277 phải chịu đựng một đòn tập kích mạnh. Địch dùng một sư đoàn cơ giới có 50 xe tăng và một cụm lớn máy bay ném bom yểm hộ, tiến công vào các một khu vực của sư đoàn. Các đơn vị ta đánh trả có kết quả. Toàn bộ số pháo, kể cả pháo cao xạ, đều được sử dụng để bắn vào xe tăng địch. Trong báo cáo có nêu tên trung úy P. N. Prô-cô-phi-ép. Các chiến sĩ và cán bộ chỉ huy thuộc đại độ đồng chí đã dùng pháo bắn ngắm trực tiếp, đánh lui nhiều đợt công kích và diệt được 6 xe tăng địch.

Ưu thế về lực lượng cũng không giúp bọn phát-xít hất được những binh đoàn thuộc tập đoàn quân 26 về sông Đni-ép-rơ, như bộ chỉ huy Hít-le mong muốn. Bộ đội ta vẫn giữ vững bàn đạp ở bờ bên trái.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #115 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2016, 05:49:23 pm »

Trong những ngày khó khăn này, một lần nữa, các chiến sĩ lái máy bay của ta đã quên mình chi viện cho các đơn vị mặt đất.

Ngày 1 tháng Tám, tôi được chứng kiến tận mắt một trận không chiến ác liệt ở cửa ngõ Tây – Bắc Ki-ép. Xe chúng tôi đang chạy chậm, lượn qua những hố bom thì gặp máy bay địch. Mặt đường trở nên trống trải: xe và người tìm cách ẩn vào ven những cây non mới trồng. Vì đang vội, nên tôi quyết định cứ cho xe chạy. Có khi lại gặp may! Tôi ngước nhìn lên trời. Một đàn máy bay ném bom “Gioong-ke” bay ở đội thấp, gào rút dữ dội đang hướng thẳng về phía chúng tôi. Tôi đếm được gần năm mươi chiếc. Thật khủng khiếp khi hình dung rằng chỉ vài phút nữa, chúng sẽ trút toàn bộ các gánh nặng chết chóc kia lên thành phố.

Hình như không có gì chặn được đàn chim sắt khát máu này. Tôi bất lực căm giận nhìn theo chúng. Nhưng cái gì thế kia? Trên đường bay của địch bỗng bùng ra những cụm khói trắng của đạn cao xạ. Đội hình bay của địch có phần hơi rối loạn. Đúng lúc đó, một tốp nhỏ máy bay tiêm kích của ta lao vào bầy phát-xít như tia chớp rạch xé mây đen. Chiếc “Gioong-ke” thứ nhất, thứ hai, rồi thứ ba… bị bắn rơi. Chỉ trong chốc lát, 16 chiếc máy bay địch như những bó đuốc cháy rực cắm xuống đất. Những chiếc còn lại bỏ chạy tán loạn.

Tôn còn được theo dõi trận không chiến tiếp theo trên các cầu qua sông Đni-ép-rơ. Ở đây, máy bay ném bom phát-xít được những chiếc “Méc-xơ-smít” yểm hộ. Mấy chiếc máy bay tiêm kích của ta lao tới chặn địch. Anh em chia cắt đội hình máy bay ném bom và hầu như bắt đầu bắn thẳng vào chúng. Máy bay tiêm kích địch lao vào chi viện cho bọn “Gioong-ke”. Nhưn ba chiếc “MIC” nhanh như sóc của ta đã chặn được chúng. Các chiến sĩ lái của ta hành động mau lẹ, táo bạo, dũng cảm lao vào tiến công trực diện. trận không chiến ác liệt diễn ra không lâu. Thần kinh bọn phát-xít không chịu đựng nổi nữa. Lúc đầu, một chiếc, rồi tiếp đó là những chiếc khác tháo chạy về phía Tây.

Tôi hỏi thiếu tướng I-a. X. Scu-rin, tham mưu trưởng lực lượng không quân phương diện quân: những chiến sĩ lái vừa chiến đấu cực kỳ dũng cảm bảo vệ cầu thuộc đơn vị nào. Đồng chí cho biết, họ thuộc sư đoàn không quân 36 thuộc bộ đội phòng không của đại tá V. V. Dê-len-txốp, và nói thêm, các chiến sĩ lái của ta đã quen với những trận chiến đấu không cân sức như thế.

Mãi đến ngày 3 tháng Tám, địch phải dốc toàn lực mới tiến được đến tiền duyên phòng ngự chủ yếu ở phân khu Nam khu vực cố thủ Ki-ép. Bọn Hít-le hy vọng bám sát những đơn vị ta đang rút lui để đột nhập vào khu vực cố thủ trong hành tiến, song chúng không thực hiện nổi.

Sư đoàn bộ binh 175 đã chiếm lĩnh tuyến phòng ngự ở phía Đông – Nam Bê-lô-gô-rốt-ca, còn đơn vị của tướng Ma-tư-kin ở ven sông Đni-ép-rơ, ngoại vi làng Mơ-rư-ghi. Bộ tư lệnh phương diện quân lệnh cho tướng Rô-gô-đơ-nưi chuyển giao những binh đoàn này cho khu vực cố thủ, điều những binh đội thuộc quân đoàn và sư đoàn bội binh 165 về bờ Đông sông Đni-ép-rơ, phối hợp với sư đoàn bộ binh cơ giới 7 tổ chức phòng ngự ở đây, không cho địch vượt sông ở phía Nam thành phố.

Các trận đánh vẫn không dịu đi. Các chiến sĩ ở hỏa điểm kiên cố thuộc tiểu đoàn súng máy độc lập 28 của khu vực cố thủ và những binh đội thuộc sư đoàn bộ binh 147 của đại tá Pô-tê-khin đã bẻ gãy hết đợt này đến đợt khác của địch. Đại tá Tséc-nốp, chỉ huy phó, và đại tá Li-khốp, tham mưu phó khu vực cố thủ, đã chỉ huy bộ đội ta ở đấy. Mọi người luôn thấy hai đồng chí ở những nơi mũi nhọn khó khăn nhất.

Vào thời gian đó, tập đoàn quân 26 vẫn tiếp tục đánh lui cuộc tấn công của cánh quân địch rất mạnh đang lao tới những chỗ vượt sông Đni-ép-rơ ở các khu vực Rơ-gi-sép và Ca-nép. Nhận thấy bàn đạp Tséc-ca-xư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tổng tư lệnh bội đội hướng Tây – Nam lệnh cho tư lệnh phương diện quân đến ngày 3 tháng Tám phải đưa cơ quan chỉ huy của tập đoàn quân mới số 38, vừa được tổ chức ngay trên cơ sở cơ quan tham mưu của quân đoàn cơ giới 8, đến Tséc-ca-xư. Trung tướng Đ. I. Ri-a-bư-sép, quân đoàn trưởng quân đoàn này, rất xuất sắc trong chiến đấu, được chỉ định làm tư lệnh tập đoàn quân này. Thuộc quyền chỉ huy của đồng chí còn có những sư đoàn đang phòng ngự ở bàn đạp và bờ Đông sông Đni-ép-rơ ở phía Nam Tséc-ca-xư.

Bộ tư lệnh và bộ tham mưu phương diện quân chú ý theo dõi những sự kiện ở cửa ngõ Tây – Bắc Ki-ép. Như chúng tôi dự kiến, bọn phát-xít ở đây cũng chuẩn bị đột kích nhằm tiêu diệt tập đoàn quân 5 của ta và đơn vị bạn bên trái là quân đoàn bội binh 27. Các đơn vị này là mối nguy cơ lớn ở mặt phía Băc và Đông – Bắc đối với cụm quân địch đang tiến mạnh tới Ki-ép. Bọn Hít-le bắt đầu tiến công ở chỗ tiếp giáp giữa tập đoàn quân 5 và quân đoàn bộ binh 27. Mục đích của chúng rất rõ: cắt những đơn vị ở cánh phải của ta ra khỏi sông Đni-ép-rơ và bao vây họ ở bên bờ Tây gần Cô-rô-xten. Làm được như vậy sẽ giúp địch có thể đi vòng qua Ki-ép từ phía Bắc và vượt được sông Đni-ép-rơ tại đây, làm cho hình thái tác chiến của bội đội ta trên toàn hướng Ki-ép bị xấu hẳn đi.

Tư lệnh tập đoàn quân 6 Đức tạo được ưu thế khoảng gấp ba lần về lực lượng trọng tải tiến công. Địch vung vãi bom đạn, công kích liên tục, nhưng vẫn không bẻ gãy được sức phòng ngự của các sư đoàn xô-viết. Chúng chỉ có thể tiến được trên từng đoạn. Song, những đơn vị phát-xít vẫn không thể đột nhập sau vào sau lưng tập đoàn quân 5. Cùng với những binh đội thuộc quân đoàn 27, các phân đội bộ đội đường sắt và sư đoàn 4 thuộc Bộ dân ủy nội vụ đang làm nhiệm vụ bảo vệ những công trình hậu phương quan trọng của ta, đã nhiều lần chặn địch trên đường tiến quân của chúng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #116 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2016, 05:49:41 pm »

Một lần nữa, tôi muốn dùng những lời lẽ tốt đẹp nói về các chiến sĩ bộ đội đường sắt, những người hình như rất ít liên quan đến hoạt động chiến đấu. Nhiệm vụ của anh em chỉ là khôi phục những đoạn đường sắt bị bị phá hủy. Nhưng khi cần, mỗi người cũng lại là một chiến sĩ dũng cảm và thiện chiến.

Khi đội đường sắt lưu động – đoàn xe nhỏ gồm một số toa tàu được trang bị để sửa chữa – từ Ma-lin đi thì gặp một đoàn xe tăng và ô-tô chở bộ binh của địch. Không ai ra lệnh cho thượng úy P. X. Li-át-xki, đại đội trưởng (đại đội nằm trong tiểu đoàn đường sắt độc lâp 32), phải bước vào chiến đấu. Đồng chí đã hành động với tinh thần chủ động của mình mà đó là điều đặc biệt cần thiết trong điều kiện chiến đấu. Thay vì né tránh sự nguy hiểm, thượng úy đã dẫn đội của mình xông lên đánh đoàn xe địch. Đoàn xe sửa chữa đường sắt, tất nhiên, bị trúng ngay đạn đại bác của xe tăng địch, nhưng các chiến sĩ đường sắt kịp nhảy từ trên sàn toa xuống và chiếm lĩnh tuyến phòng ngự ở ven đường cái. Họ chỉ có một nhóm người, trang bị gồm toàn súng trường và lựu đạn. Nhưng họ không rút lui. Đoàn xe địch dừng lại, xe tăng và bộ binh phát-xít lao vào chiến sĩ đường sắt. Đại đội trưởng Li-át-xki bị thương vào bụng nhưng vẫn tiếp tục chỉ huy chiến đấu.

Được tin, đại úy C. I. Khai-li-úc, quyền tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 32, đưa đại đội của thượng úy V. I. Bôn-đa-ren-cô lên đoàn xe khác và gấp rút tới chi viện giải vây. Cùng đi có chính ủy tiểu đoàn V. X. Mô-gia-rốp và tham mưu trưởng T. C. Rô-ma-nen-cô. Trên đường, họ chạm trán với xe tăng phát-xít và đoàn xe của họ cũng bị bắn tan. Cùng với những chiến sĩ còn sống sót, Khai-li-úc vẫn đến được chỗ anh em bị bao vậy. Đại úy chỉ còn một xe goòng tự động có rơ-moóc. Đặt thương binh lên xe, Khai-li-úc cho họ cùng với một số người hộ tống về Ma-lin, còn đồng chí và những chiến sĩ khác cố đột nhập vào ga Tê-tê-rép nhằm bắt liên lạc với tiểu đoàn đường sắt của đại úy V. C. Xu-scô, nhưng không thành. Đồng chí liền quay lại và chiếm lĩnh phòng ngự ở cửa ngõ Ma-lin, gần cầu đường sắt qua sông Tê-tê-rép. Tình hình thật phức tạp. Khai-li-úc không biết ta đâu, địch đâu.

Sau khi hạ lệnh chuẩn bị cấp tốc nổ cầu, đại úy cố liên lạc với cơ quan tham mưu lữ đoàn, nhưng đường dây lại bị đứt. Chỉ còn đường dây liên lạc với đội cảnh giới chiến đấu ở ga Pe-ni-a-dê-vi-tsi vẫn được thông suốt. Một lát sau, từ nhà ga gọi về: “Xe tăng và bộ binh phát-xít đã tiếp cận, chúng tôi đang chiến đấu”. Qua máy điện thoại còn nghe rõ rừng tràng tiểu liên và tiếng đạn pháo. Đường dây bị đứt. Khai-li-úc phái trinh sát tới ga. Đội trưởng trinh sát báo cáo là các chiến sĩ và cán bộ chỉ huy của đội cảnh giới chiến đấu đã anh dũng hy sinh trong lúc đánh lui những đợt công kích của xe tăng và bộ binh cơ giới địch.

Một lúc sau, bọn phát-xít tiến gần tới đội của Khai-li-úc và dội bão lửa vào anh em. Các chiến sĩ đường sắt cho nổ cầu và bắn súng chống tăng ở cự ly gần. Xe tăng địch cháy ngùn ngụt.

Địch không ngờ bị đánh trả mãnh liệt như vậy nên phải tháo chạy. Sau đó, chúng đi vòng qua chiếc cầu bị sập, vượt sông. Các chiến sĩ đường sắt tổ chức phòng ngự vòng tròn và tiếp tục chiến đấu. Xung quanh là rừng. Bọn phát-xít nấp sau thân cây, đôi khi tiến sát tới trận địa của đội. Xe tăng và lính tiểu liên địch xông vào độ ngũ các chiến sĩ xô-viết đã thưa đi nhiều. Và cứ mỗi lần tháo chạy, địch đều phải bỏ lại những chiếc xe tăng bị bắn cháy và xác lính.

Đến tối, chính ủy tiểu đoàn Mô-gia-rốp bị hy sinh trong trận đánh giáp lá cà. Còn đại úy Khai-li-úc ngất đi vì bị dập thương nặng và đã được cáng về lều đường sắt, nơi mà những thương binh khác đang nằm. Khi trờ tối sẩm, tham mưu trưởng Rô-ma-nen-cô nhận quyền chỉ huy, quyết định giải vây. Anh em khiêng thương binh. Nhưng thượng úy Li-át-xki yêu cầu để đồng chí lại, vì mỗi chấn động dù nhỏ cũng đều gây đau đớn không thể chịu nổi. Đồng chí gọi Rô-ma-nen-cô lại gần và nói với giọng yếu ớt:

- Đồng chí đại úy, để lại bên cạnh tôi một khẩu tiểu liên và kiểm tra xem trong đĩa có đạn không. Đồng chí buộc lựu đạn thành chùm giúp tôi.

Biết rằng dù thế nào cũng không thể mang thượng úy đi được nữa, anh em lặng lẽ thu thập một số lựu đạn, buộc lại và kiểm tra ngòi nổ rồi đặt bên phía tay phải người đang hấp hối, cạnh khẩu tiểu liên của đồng chí.

Đưa mắt nhìn tham mưu trưởng, Li-át-xki ra hiệu chỉ vào ngực. Rô-ma-nen-cô hiểu. Đồng chí mở túi áo va-rơi, thận trọng rút tấm thẻ đảng viên và chứng minh thư. Li-át-xki gật đầu cảm ơn. Rô-ma-nen-cô dẫn các chiến sĩ xông lên công kích. Họ đã mở đường phá vây bằng lưỡi lê và lựu đạn.

Khi đội tới được nơi an toàn thì từ xa vọng lại tiếng súng nổ. Trong tiếng súng tiểu liên không dứt có thể nhận ra được từng loạt đạn ngắn: người bắn tiết kiệm đạn. Rồi tiếng súng im bặt. Và một phút sau vang lên một tiếng ầm nổ. Rô-ma-nen-cô ngả mũ ca-lô. Anh em chiến sĩ làm theo đồng chí.

- Đúng, nếu đã chết thì phải chết như vậy: như một con người! – có chiến sĩ khẽ nói. Mọi người lại tiếp tục tiến về phía trước.

Ở bộ tham mưu phương diện quân, chúng tôi biết tin này do chính những người tham gia trận chiến đấu kể lại. Và câu chuyện chọ họ lắng đọng trong trái tim tôi với đầy dủ mọi chi tiết.

Tất cả những phân đội nằm trên đường tiến quân của địch cũng chiến đấu kiên cường và dũng cảm như vậy. Kết quả là các đơn vị phát-xít không thực hiện được mệnh lệnh của bộ chỉ huy của chúng là tiến đến sông Đni-ép-rơ và chia cắt tập đoàn quân 5 của ta với những lực lượng khác của Phương diện quân Tây – Nam.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #117 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2016, 08:01:20 am »

CUỘC TỔNG CÔNG KÍCH

Quân địch không bám sát được những sư đoàn buộc phải rút lui thuộc quân đoàn bộ binh 64, để đột phá tới Ki-ép. Ngay khi đó, chúng kéo pháo hạng nặng, tập trung trên một chính diện hẹp cụm xung kích của tướng Ốp-xtơ-phen-đe gồm trên bốn sư đoàn được tăng cường khá nhiều xe tăng và đến ngày 4 tháng Tám lại tiến công khu vực cố thủ Ki-ép từ phía Tây – Nam và Nam. Tướng Rây-khơ-nao tung ra một tập đoàn máy bay ném bom khá mạnh để tăng viện cho các đơn vị bộ binh. Y ra lệnh bắt đầu công kích cả ở những đoạn phòng ngự khác của Ki-ép để chi viện cho cụm xung kích của Ốp-xtơ-phen-đe.

Bọn Hít-e chuẩn bị chu đáo cho trận tổng công kích. Bộ chỉ huy phát-xít bằng mọi giá chỉ cốt chiếm cho được thủ đô U-cra-i-na. Ngày cũng như đêm, không lúc nào im tiếng đại bác. Những trận tập kích lớn bằng không quân nối tiếp nhau. Địch vung vãi bom đạn. Sau này, qua các tài liệu của bọn Đức, chúng tôi biết rằng để tổng công kích Ki-ép, chúng đã chuẩn bị ở Rô-vơ-nô hơn bốn nghìn tấn đạn dược, phần lớn là đạn xuyên bê tông.

Địch công kích quyết liệt nhất trên chính diện I-u-rốp-ca, Mơ-rư-ghi, chống các binh đội của sư đoàn bô binh 175 và 147, đơn vị hỗn hợp của tướng Ph. N. Ma-tư-kin và trận địa tiểu đoàn súng máy độc lập của đại úy I. E. Ki-pô-ren-cô. Sau khi đột nhập tuyến phòng ngự của ta ở chỗ tiếp giáp của các sư đoàn bộ binh, bọn phát-xít đã bao vây một vài hỏa điểm kiên cố nhưng các chiến sĩ ở đó vẫn tiếp tục chiến đấu kiên cường. Sư đoàn bộ binh 147 nằm trên hướng đột phá chủ yếu của địch gặp rất nhiều khó khăn. Để chi viện cho các chiến sĩ trung đoàn bộ binh 600 đóng ở bên sườn phải đã kiệt sức rong trận chiến đấu không cân sức, chỉ huy trưởng khu vực cố thủ đã phải tung ra lực lượng dự bị của mình là trung đoàn xe tăng 132 (gần một nghìn chiến sĩ không có xe tăng). Địch bị chặn lại. Nhưng đến trưa, thiếu tướng A. A. Mác-ti-a-nốp, tham mưu trưởng khu vực cố thủ (nguyên làm tham mưu trưởng quân đoàn cơ giới 4, thay trung tá Ê-pi-pha-nốp từ ngày 19 tháng Bảy), báo cáo lên tướng Tu-pi-cốp là lần này, địch đưa vào tiến công những lực lượng mới để đối phó với trung đoàn 640 ở sườn trái thuộc sư đoàn bộ binh 147 và đơn vị hỗn hợp của tướng Ma-tư-kin. Tư lệnh phương diện quân lệnh điều động lữ đoàn đổ bộ đường không 2 của trung tá C. Ph. Stai-nơ thuộc lực lượng dự bị để chi viện cho những đơn vị của Ma-tư-kin đang ở trong tình thế rất nguy kịch. Những trận chiến đấu thường kết húc bằng đánh giáp lá cà. Những đơn vị địch tiến công dọc hữu ngạn sông Đni-ép-rơ đã bị chặn lại. Nhưng ở phía Tây, địch vẫn chiếm được Vê-ta Pốt-stô-vai-a, Tsa-ba-nư. Trận đánh quyết liệt bắt đầu ở ngoại vi Le-xơ-ni-ki, Khô-típ, Gát-nôi-e và I-u-rốp-ca.

Chỉ huy trưởng khu vực cố thủ ra lệnh phải đánh bật ngay những đơn vị phát-xít đã đột nhập. Các sư đoàn trưởng sư đoàn bộ binh 147 và 175 là X. C. Pô-tê-khin và X. M. Giô-vát-xki đã đi khắp các trung đoàn trong tầm hỏa lực pháo binh địch và tổ chức những cụm xung kích để phản kích. Hầu hết các cán bộ chính trị đều có mặt ở tiền duyên. Trưởng phòng chính trị sư đoàn bộ binh 175 chính ủy tiểu đoàn K. V. Sta-nép, có chính ủy trẻ tuổi của trung đoàn bộ binh 632 Gh. P. Pi-ra-tô-rốp đi cùng, đã đến các tiểu đoàn giải thích cho các chiến sĩ bộ binh, pháo binh và công binh hiểu rõ phải nhanh chóng đến chi viện cho anh em bị vây ở các hỏa điểm kiên cố.

Đến tối, trung đoàn bộ binh 632 thuộc sư đoàn của Giô-vát-xki, các trung đoàn bộ binh 600 và 640 thuộc sư đoàn của Pô-tê-kin bước vào phản kích quyết liệt. Khi vấp phải hỏa lực mạnh của địch, vận động bị chậm lại, cán bộ chỉ huy và chính ủy trung đoàn đã tiến lên phái trước, nêu gương cho anh em cấp dưới. Các chiến sĩ pháo binh dùng tay kéo pháo theo sát bộ binh. Họ ngắm bắn trực tiếp vào các hỏa điểm của địch. Trong báo cáo có nêu bật thành tích khẩu đội của thượng úy X. I. Rét-cô, một người kiên quyết và mưu trí. Khẩu đội của đồng chí luôn luôn có mặt ở những nơi cần thiết nhất và bắn trăm phát trăm trúng.

 Trung đoàn trưởng pháo hạng nhẹ 630 thuộc sư đoàn bộ binh 175 là thiếu tá I. X. Bu-lây-cô cùng các chiến sĩ thông tin liên lạc của mình đi trên hàng đầu những người phản kích, vừa tiến quân vừa hướng dẫn hành động cho các chiến sĩ pháo binh. Bên cạnh đồng chí là chính ủy cơ quan tham mưu sư đoàn A. A. Tơ-rê-ti-a-cốp, một người chín chắn, điềm tĩnh. Các đồng chí đánh hăng đến mức không nhận ra mình đã bị tách khỏi đồng đội. Họ thoát vây được thật là kỳ lạ.

Các cán bộ chỉ huy và cán bộ chính trị, thậm chí cả nhiều cán bộ cấp cao, đều nhất định muốn đi đầu trong những trận công kích đã trở thành một hiện tượng thông thường. Họ bị phê bình rất đúng là hành động như thế sẽ làm cho đội ngũ cán bộ chỉ huy bị tổn thất không cần thiết. Song hành động đó quả không phải là bốc đồng vô nghĩa, mà do tình hình khó khăn và ý thức trách nhiệm đã buộc họ phải làm như vậy.

Chính ủy sư đoàn bộ binh 147 Ph. A. Ba-ben-cô đã để lại trong tâm trí của toàn thể anh em đúng là một con người dũng cảm như vậy. Mình đầy bụi, trên mặt còn lỗ chỗ mảnh lựu đạn, chiếc mũ sắt luôn luôn trên đầu và khẩu tiểu liên trong tay, bao giờ đồng chí cũng có mặt ở nơi nước sôi lửa bỏng. Mọi người đều biết cứ đến những chỗ gay go nhất là có thể tìm thấy chính ủy. Pô-tê-khin, một đại tá giàu kinh nghiệm và điềm tĩnh hơn, đã cố gắng kìm bớt người chính ủy trẻ tuổi, sôi nổi này, nhưng rồi bàn thân đồng chí đôi khi cũng bị lôi cuốn vào trận chiến đấu sôi sục (Ba-ben-cô gặp rất nhiều khó khăn. Khi phá vây hồi tháng Chín, đồng chí bị thương nặng. Bà con nông trang tìm thấy Ba-ben-cô lúc đồng chí hầu như đã tắt thở và chút nữa thì định chôn cất vào nấm mồ chung. Họ phải vất vả lắm mới chữa chạy được cho chính ủy. Trên đường về với đồng đội, đồng chí bị bọn phát-xít bắt, rồi trốn thoát, nhưng không đủ sức xuyên qua mặt trận. Đồng chí tới được Da-pô-rô-giê là nơi trước chiến tranh, theo lệnh động viên của Ủy ban trung ương Đảng cộng sản (bôn-sê-vích) U-cra-na, đồng chí được cử vào Hồng quân. Tại đây, bà con đã giúp đỡ đồng chí hồi phục sức khỏe để trở về với đồng đội).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #118 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2016, 08:01:46 am »

Đòn phản kích quyết liệt của các đơn vị của Pô-tê-khin và Giô-vát-xki đã đẩy lùi được địch ở một số đoạn. Các trận đánh đều ác liệt nên không tránh khỏi bị thiệt hại. Để bù lại những tổn thất, tổ chức đảng thành phố đã cử về các sư đoàn nhiều đảng viên cộng sản với tư cách là chính trị viên. Cán bộ Ủy ban trung ương Đảng cộng sản (bôn-sê-vích) U-cra-i-na là I. V. Bê-lô-út được chỉ định làm trưởng phòng chính trị khu vực cố thủ Ki-ép.

Các chiến sĩ lái thuộc sư đoàn máy bay ném bom 19 và 62, các sư đoàn máy bay tiêm kích 16 và 36 đã chi viện đắc lực cho các đơn vị bộ binh. Dân quân Ki-ép cũng tham gia chiến đấu. Đêm rạng ngày 4 tháng Tám, hai đoàn tàu bọc sắt của dân quân đã tập kích bất ngờ vào nhà ga Bô-i-a-rơ-ca, diệt được một đoàn tàu chở bộ binh phát-xít và phá hủy một kho đạn.

Hầu như trong các báo cáo gửi về bộ tham mưu phương diện quân đều nhắc tới các chiến sĩ pháo binh. Cá phân đội trưởng bộ binh và súng máy phòng ngự ở khu vực làng Tsa-ba-nư và Khô-típ đã chân thành cám ơn các chiến sĩ pháo binh trung đoàn lựu pháo 344 do thiếu tá Cát-lai chỉ huy. Chiến sĩ đại đội pháo chống tăng được đánh giá cao nhất. Trong báo cáo có nói về thiếu úy Ph. Pê-rê-véc-tai-lô, trung đội trưởng tiểu đoàn pháo chống tăng độc lập thuộc sư đoàn bộ binh 175. Đồng chí và đồng đội trong khi đánh lui đợt công kích của xe tăng địch, đã không rời trận địa ngay khi có nguy cơ bị bao vây.

Những khẩu đội pháo chống tăng thuộc tiểu đoàn pháo chống tăng độc lập 231 của sư đoàn Pô-tê-khin đã chiến đấu rất dũng cảm. Hai khẩu pháo của trung đội do trung úy M. I. Vi-nô-gra-đốp chỉ huy, đánh lui những đợt công kích của địch ở địa đoạn thuộc trung đoàn bộ binh 600. Khi các đại đội bộ binh bị đẩy lui, thì hai khẩu pháo này đã bắn chặn đường quân địch. Ba lần bọn phát-xít xông tới hòng cướp pháo, song cả ba lần, anh em pháo binh đều đánh lui địch bằng những phát đạn chính xác. Sau khi bị diệt gần 40 tên, địch đành vòng sang hai bên sườn. Đến lúc này, mọi người mới chịu rời trận địa và trở về với đồng đội.

Các chiến sĩ ở một trung đội khác cũng thuộc đại đội này, đã chiến đấu đến cùng ở bên trái Vi-nô-gra-đốp. Ở đây, xe tăng địch bất chấp mọi trở ngại. Chiến sĩ I. T. A-pha-na-xi-ép đã ngắm bắn thẳng, hạ ba xe địch. Xe tăng địch bắt đầu chuyển hướng bắn vào khẩu pháo từ xa. Các pháo thủ lần lượt hy sinh.

Lại một đợt công kích mới. Khẩu đội trưởng T. M. Tơ-rô-i-an bị thương và chỉ còn lại một mình. Đồng chí lau hai mắt đầm đìa máu và tự mình lấy đường ngắm. Nhưng máy ngắm bị vỡ. Tơ-rô-i-an mở kháo nòng và ngắm qua nòng pháo. Đồng chí nhanh chóng nạp đạn và kéo dây. Xe tăng địch khựng lại, bốc cháy Thu hết sức tàn, Tơ-rô-i-an lại bò tới khẩu pháo. Đồng chí còn kịp bắn ba phát nữa và diệt thêm ba xe tăng địch.

Nhằm tạo điều kiện cho những đơn vị rút lui bám chắc được tuyến mới, những chiếc xe bọc thép hạng nhẹ của tiểu đoàn trinh sát thuộc sư đoàn Pô-tê-khin lao tới đón đánh địch. Trung úy I. V. Sơ-mư-ga-rép, đại đội trưởng xe bọc thép, dẫn đầu đoàn xe. Dùng hỏa lực súng máy, xe bọc thép đánh bật được bọn lính tiểu liên của quân phát-xít. Nhưng giữa lúc ấy, xe tăng địch xuất hiện. Sau khi ra lệnh cho đại đội rút lui, Sơ-mư-ga-rép cùng hai xe bọc thép (chiếc thứ hai do X. N. Sư-ma-rép lái) lao vào trận đánh. Cả hai tổ lái đều hy sinh, nhưng đã kìm chân được xe tăng địch.

Ngay từ ngày đầu tiên quân địch công kích, công việc ở bộ tham mưu phương diện quân ngày một thêm căng thẳng. Thật đáng ngạc nhiên là mọi người vẫn đứng vững. Liên lạc với các đơn vị thường bị đứt. Tướng Đ. M. Đô-bư-kin, chủ nhiệm thông tin liên lạc phương diện quân, vất vả lắm mới khôi phục được những đường dây bị hỏng. Nơi nào không thể liên lạc bằng kênh được thì việc tiếp xúc với các đơn vị được tiến hành thông qua những sĩ quan đặc biệt. Các đồng chí đã quên mình băng qua làn bom đạn địch để mang mệnh lệnh tới các binh đội, binh đoàn và nhận báo cáo trở về bộ tham mưu phương diện quân. Nhờ vậy, bộ tư lệnh có điều kiện kịp thời xử lý trước những thay đổi trong các tình huống chiến đấu.

Những đợt công kích của bọn phát-xít ở gần Ki-ép hết sức quyết liệt. Một tên sĩ quan địch bị ta bắt, thuộc sư đoàn bộ binh 95 Đức, đã trả lời câu hỏi tại sao chúng bất chấp mọi thất bại như sau: “Hít-le lệnh cho chúng tôi trong những ngày sắp tới phải mở được cánh cửa Ki-ép. Và chúng tôi sẽ mở được bằng bất kỳ giá nào!”.

Tôi không biết Hít-le có ra một mệnh lệnh như thế cho những tên ác ôn thuộc cụm quân của tướng Ốp-xtơ-phen-đe không, nhưng việc hắn cho trận đánh triển khai ở hướng Ki-ép có một ý nghĩa lớn đã được xác nhận bằng sự kiện là chính Hít-le đã tới U-cra-i-na trong những ngày này và từng họp với bộ chỉ huy cụm các tập đoàn quân “Nam”. Bọn tướng lĩnh phát-xít cố sống cố chết làm vui lòng thủ lĩnh của chúng. Tù binh Đức khẳng định rằng ngày 8 tháng Tám đã được ấn định là ngày duyệt binh ở Ki-ép và đích thân Hít-le sẽ có mặt.

Mường trượng trước rằng cuộc duyệt binh đó sẽ được tổ chức ở Crê-tsa-tích nên tướng Ốp-xtơ-phen-đe, có trong tay các quân đoàn bộ binh 29 và 55, đã xua quân của y công kích hết trận này đến trận khác dọc theo đường cái Va-xin-cốp – Ki-ép.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #119 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2016, 08:02:05 am »

Nguyên soái X. M. Bu-đi-ôn-nưi đến sở chỉ huy Phương diện quân Tây – Nam đã không hài lòng về tiến trình chiến đấu ở Ki-ép. Nghe xong báo cáo của tướng Kiếc-pô-nô-xơ, đồng chí nỏi giận thốt lên:

- Các đồng chí thân mến, không phải chỉ có chống đỡ, mà phải đánh bại quân địch!

Kiếc-pô-nô-xơ trình bày bằng bộ đội khu vực cố thủ Ki-ép không ngừng phản kích địch. Hôm nay, lữ đoàn đổ bộ đường không 2 và một tiểu đoàn thuộc lữ đoàn 3 lấy trong số lực lượng dự bị đã được đưa vào chiến đấu. Dân quân Ki-ép và hai đoàn tàu bọc thép của họ cũng xung trận.

- Đừng chia thành những mũi nhỏ, - Bu-đi-ôn-nưi tiếp tục nói. – Hãy mở những đòn đột kích bằng những quả đấm mạnh.

Nguyên soái hỏi sao không đưa sư đoàn bộ binh 206 và quân đoàn đổ bộ đường không 3 vào chiến đấu.

Tư lệnh phương diện quân giải thích rằng đồng chí giữ sư đoàn lại vì tình hình đang căng thẳng tột độ, mà sư đoàn này hiện là lực lượng dự bị duy nhất ở Ki-ép. Những binh đội thuộc quân đoàn đổ bộ đường không thì mới bắt đầu đến.

Sau khi được cam đoan là ngày hôm sau sẽ có những đòn đột kích mạnh, X. M. Bu-đi-ôn-nưi đáp máy bay về sở chỉ huy của mình.

Hôm sau, lữ đoàn 6 thuộc quân đoàn đổ bộ đường không 3 đã tiếp cận, tướng Kiếc-pô-nô-xơ quyết định đưa sư đoàn bộ binh 206 cùng với lữ đoàn vào chiến đấu. Các đơn vị có nhiệm vụ chi viện cho bộ đội khu vực cố thủ Ki-ép chặn địch và sau đó sẽ tổ chức phản đột kích quyết liệt, tiêu diệt cụm quân xung kích của địch.

Sư đoàn bộ binh 206 do đại tá X. I. Goóc-scốp, đảng viên từ năm 1920, lãnh đạo. Sau khi tốt nghiệp trường kỵ binh năm 1922, đồng chí công tác chủ yếu ở các cơ quan chỉ đạo tác chiến. Khi nổ ra chiến tranh, đồng chí là trưởng phòng cán bộ quân khu Ô-đét-xa. Nhưng ngay từ những ngày đầu chiến tranh, đồng chí luôn luôn đề nghị cấp trên điều động mình về đơn vị và trở thành sư đoàn trưởng như thế đó. Đồng chí đã trải qua nhiều thử thách nặng nề. Sư đoàn 206 của đồng chí thuộc quân đoàn bộ binh 7, rơi vào vòng vây. Vất vả lắm, Goóc-scốp mới chứng tỏ mình không thua kém những sư đoàn trưởng khác, có nhiều kinh nghiệm hơn ở trình độ tổ chức, nghị lực và nghệ thuật động viên mọi người.

Chúng tôi đặt nhiều hy vọng cả vào đại tá V. G. Giô-lu-đép, lữ đoàn trưởng lữ đoàn đỏ bộ đường không 6. Người sĩ quan 35 tuổi, vóc dáng cân đối như thanh niên, sôi nổi, hiếu động, có nhiều kinh nghiệm trong công tác quân sự (đồng chí phục vụ trong quân đội từ năm 15 tuổi), đã tham gia chiến đấu khi xảy ra xung đột ở tuyến đường sắt Viễn Đông – Trung Quốc. Đồng chí đã chỉ huy chi đội, rồi trung đoàn đổ bộ đường không từ năm 1934. Sau đó, đồng chí làm sư đoàn trưởng bộ binh một thời gian và trước khi xảy ra chiến tranh lại trở về bộ đội đổ bộ đường không.

Goóc-scốp và Giô-lu-đép đã kịp thời đưa các binh đoàn của mình tới địa đoạn chiến đấu. Rạng sáng ngày 7 tháng Tám, các đơn vị cùng các binh đội thuộc các sư đoàn bộ binh 147, 175 và lữ đoàn đổ bộ đường không 2 được pháo binh và không quân yểm hộ, đã phản đột kích vào cụm quân địch. Địch bắn pháo mãnh liệt vào bộ đội ta. Máy bay ném bom địch lọt qua số máy bay tiêm kích ít ỏi của ta, trút bom vào các đơn vị phản kích. Toàn bộ khu vực cố thủ cũng bị dội bom ác liệt. Tiếng nổ không ngớt vang vọng tới thanh phố, khói bụi của bom đạn che lấp cả mặt trời.

Chúng ta bị tổn thất. Trong số những người bị thương nặng hôm ấy có chủ nhiệm pháo binh tập đoàn quân 37(1) là tướng C. X. Xtê-pa-nốp, tham mưu trưởng của đồng chí là đại tá Va-xi-li-áp, chính ủy khu vực cố thủ Ki-ép là Ép-đô-ki-mốp và đại tá Pô-tê-khin. Nhưng không một ai chịu rời trận địa. Tơ-rê-ti-a-cốp, chính ủy cơ quan tham mưu sư đoàn, tạm thời thay chính ủy trung đoàn bộ binh 728 đã bị loại khỏi vòng chiến đấu.

Những chiến sĩ bảo vệ Ki-ép kiên cường tiến về phía trước, trên con đường rải đầy xác địch.

Quả là một con đường thật khủng khiếp, nhưng mọi người vẫn xông lên với khát vọng cháy bỏng đánh bật quân thù ra khỏi thành phố.


(1) Tập đoàn quân 37 được thành lập trong quá trình chiến đấu bảo vệ thủ đô U-cra-i-na trên cơ sở các đơn vị của khu vực cố thủ Ki-ép.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM