Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:59:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh đã bắt đầu như thế  (Đọc 79657 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #20 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2016, 06:33:14 am »

Tổng kết xong đợt tập huấn, Gh. C. Giu-cốp chính thức tuyên bố với chúng tôi về việc sắp xếp lại cán bộ: tướng Xô-vết-ni-cốp được cử làm phó tư lệnh quân khu, phụ trách các khu vực cố thủ, còn tướng Puốc-ca-ép tiếp nhận tập đoàn quân 5 của Xô-vết-ni-cốp. Sau khi chúc các đồng chí nhậm chức mới đạt nhiều thành tích và thân mật chào tạm biệt các cán bộ tham gia tập huấn, đại tướng ra lệnh cho tất cả về ngay vị trí công tác. Hôm sau, đồng chí cũng về Mát-xcơ-va. Ra ga tiễn đại tướng có những đồng chí đã cùng lãnh đạo quân khu, đại diện các tổ chức đảng và chính quyền của thành phố. Qua cảnh tiễn đưa, chúng tôi thấy rõ Giu-cốp được sự kính trọng sâu sắc ở Ki-ép. Đồng chí rất xúc động. Nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt thường ngày nghiêm nghị của đồng chí.

Mấy ngày sau, Puốc-ca-ép gọi điện cho tôi:

- Ta ra ga đón đồng chí tư lệnh mới.

Tàu đến chậm. Trong lúc chờ đợi, chúng tôi đi dạo trên sân ga và nói chuyện về Kiếc-pô-nô-xơ. Trong chúng tôi, chỉ có tướng Puốc-ca-ép là người duy nhất biết rõ quá trình công tác chính của tư lệnh mới. M. P. Kiếc-pô-nô-xơ tham gia Hồng quân từ ngày mới thành lập. Trong những năm nội chiến, đồng chí là trợ lý sư đoàn trưởng sư đoàn U-cra-i-na 1 nổi tiếng và đã chỉ huy trung đoàn ở đây. Năm 1927, đồng chí tốt nghiệp xuất sắc Học viện quân sự mang tên M. V. Phrun-dê. Trong chiến cục Phần Lan, đồng chí chỉ huy một sư đoàn bộ binh. Mùa đông năm 1940, sư đoàn này đã vượt qua bãi băng lầy trong tầm hỏa lực của địch để đánh tập hậu vào các trận địa phòng ngự của chúng ở Vư-boóc-gơ. Hội đó, đồng chí được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô vì ý chí kiên quyết và lòng dũng cảm của mình.

- Nói chung, tư lệnh mới của chúng ta là một người có năng lực, – Phuốc-ca-ép kết luận.

Tàu đến. chúng tội vội tới cuối đoàn tàu, nơi có toa xa-lông. Đứng ở cửa toa là một vị tướng dáng người cao, cân đối. đồng chí nhẹ nhàng nhảy từ cửa toa xuống, mỉm cười và bắt tay những người ra đón.

Vừa mới đến, tư lệnh đã đi thăm khắp bộ tham mưu. Rõ ràng, đồng chí muốn mau chóng nắm được tình hình công việc và anh em cấp dưới. Đồng chí cũng đến phòng tác chiến chúng tôi. Dáng người hơi gầy, cân đối của đồng chí bó sát trong chiếc áo cổ đứng được là cần thận. Trên ngực lấp lánh ngôi Sao vàng Anh hùng. Khuôn mặt xanh được cạo nhẵn hầu như không có một nếp nhăn. Trên độ mắt xanh, to là hàng lông mày đen. Mái tóc rậm, sẫm màu rẽ ngôi cẩn thận. Chỉ vài sợi tóc bạc trên thái dương để lộ ra con người tuy trông còn trẻ nhưng đã gần năm mươi tuổi rồi.

Tư lệnh hỏi tỉ mỉ về công tác của tôi trước đây. Biết tôi đã là giảng viên chính của Học viện Bộ Tổng tham mưu, đồng chí vui vẻ nói:

- A, tôi biết đã gặp đồng chí đại tá ở đâu rồi! Té ra là chỗ quen biết cũ, bây giờ ta lại cùng nhau làm việc.

Kiếc-pô-nô-xơ tiếp xúc với các trợ lý của tôi và tìm hiểu những vẫn đề đang giải quyết cùng những khó khăn của chúng tôi.

Tôi trả lời rằng chúng tôi đã chuẩn bị xong kế hoạch mới về phòng thủ biên giới quốc gia. Kế hoạch này được nghiên cứu xây dựng với sự tham gia của tham mưu trưởng các tập đoàn quân sát biên giới và của chủ nhiệm các binh chủng.

- Kế hoạch phòng thủ là một văn kiện quan trọng bậc nhất, - Kiếc-pô-nô-xơ nói. – Nếu có chiến tranh, bộ đội quân khu sẽ triển khai các hoạt động chiến đấu ban đầu theo kế hoạch đó. Chính vì vậy, chúng ta phải nghiên cứu thật nghiêm túc về kế hoạch này.

Chỉ một hoặc hai ngày sau, thiếu tá A. N. Gơ-nhen-nưi, sĩ quan tùy tùng của tư lệnh đã cho biết rằng tướng Kiếc-pô-nô-xơ gọi tôi lên. Tôi mang theo bản đồ và tài liệu về kế hoạch phòng thủ biên giới. Sau khi đọc lướt các tài liệu, tư lệnh nói ngay:

- Đồng chí để lại toàn bộ tài liệu ở chỗ tôi. Tôi sẽ nghiên cứu và phát biểu ý kiến sau.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #21 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2016, 06:33:44 am »

KẾ HOẠCH PHÒNG THỦ

Hai ngày sau, tư lệnh lại gọi tôi lên. Trong phòng làm việc của đồng chí có Va-su-ghin và Puốc-ca-ép. Yên lặng chỉ ghế cho tôi, Kiếc-pô-nô-xơ mở cặp đựng tài liệu về kế hoạch phòng thủ biên giới.

- Tôi nghĩ rằng, - đồng chí bắt đầu nói, nhấn mạnh từng chữ, - từ lúc tuyên bố động viên cho đến lúc các lực lượng lớn bắt đầu hoạt động tích cực ở biên giới thì chỉ là một khoảng thời gian nào đó thôi. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, thời gian đó là mấy tuần lễ, còn trong điều kiện hiện nay, tất nhiên, nó sẽ ít hơn nhiều. Nhưng, dẫu sao chúng ta cũng có được vài ngày. Cho nên, chúng ta có thể tách ra một lực lượng tối thiểu để phòng thủ biên giới quốc gia, sử dụng lực lượng tối thiểu để phòng thủ biên giới quốc gia, sử dụng lực lượng còn lại tùy theo tình hình cụ thể. Chắc là ta sẽ phải xây dựng một cánh quân xung kích mạnh nhằm phản công quyết liệt bọn xâm lược. – Kiếc-pô-nô-xơ rút trong cặp bảng tính của chúng tôi: - Thế tôi hỏi các đồng chí: liệu chúng ta có tập trung quá nhiều bộ đội ở biên giới không?

Không ai trả lời. Tư lệnh đặt tờ giấy xuống và nói tiếp:

- Theo tôi, quá nhiều. Tôi cho cho rằng cần rút bớt ở mỗi khu vực phòng thủ biên giới của tập đoàn quân ít ra là một sư đoàn bộ binh. Như vậy, chúng ta sẽ dễ dàng xây dựng được một cánh quân xung kích đủ mạnh và tung nó sang phía địch. Các đồng chí cần nhớ rằng nếu bị tiến công, chúng ta phải nhanh chóng tổ chức đánh trả.

- Ừ, Puốc-ca-ép trầm ngâm nói. – Như vậy cũng được: tất nhiên, chúng ta phải nghĩ đến đánh trả. Nhưng phải chuẩn bị thật chu đáo. Còn nếu địch tiến công bất ngờ, đánh tan các đơn vị bảo vệ thưa thớt của ta và dốc toàn lực lượng tiến sâu vào nội địa thì sao? Lúc đó, phòng ngự càng khó, chứ đừng nói đến tổ chức phản công.

- Nhưng không được để đối phương đánh phủ đầu chúng ta, - Kiếc-pô-nô-xơ lạnh lùng gạt đi. – Trinh sát để làm gì?

- Đúng thế các đồng chí ạ. – Va-su-ghin nói xen vào, - chúng ta không nên suy nghĩ về phòng ngự. Nếu kẻ địch gây chiến với chúng ta thì quân đội Liên Xô sẽ là đội quân có nghệ thuật tiến công giỏi nhất trên thế giới này. Nó sẽ giáng cho đối phương một đòn đánh trả trí mạng và tôi sẽ truy kích chúng đến tận hang ổ.

- Đồng chí đại tá nghĩ thế nào? – Kiếc-pô-nô-xơ hỏi tôi.

Tất nhiên, tôi cũng thống nhất ý kiến với tham mưu trưởng; đồng chí đã trình bày kết quả những suy nghĩ chung của chúng tôi. Chúng tô xuất phát từ chỗ quân đội Hít-le đông hàng triệu tên, trên thực tế đã chinh phục toàn bộ Tây Âu., có sức đột phá cực mạnh. Giờ đây, chúng lại được rảnh tay: “cuộc chiến tranh kỳ lạ” ở phương Tây không làm cho bọn Đức phải quan tâm nhiều. Sử dụng mạng lưới đường sắt và đường nhựa phát triển, Hít-le có thể trong một thời gian ngắn tập trung những lực lượng lớn áp sát biên giới phía Tây của Liên Xô và tung chúng sang ta. Trong những điều kiện đó, theo chúng tôi, chúng ta phải bổ sung cho thê đội phòng thủ biên giới số quân đủ để đánh trả đòn đầu tiên của đối phương. Được sự yểm trợ của các đơn vị mạnh phía trước, chúng ta sẽ dễ dàng điều quân dự bị đến và chuyển sang phản công.

Cho nên tôi không do dự trả lời rằng tôi đống ý với tham mưu trưởng và ủn hộ kế hoạch như đồng chí đề nghị.

- Các đồng chí suy nghĩ không đúng, - tư lệnh thở dài – Tôi không thể đồng ý với các đồng chí. – Tư lệnh xếp cặp lại và đưa cho tôi: - Các đồng chí sửa lại kế hoạch như tôi đã trình bày, sao cho có nhiều lực lượng dự bị hơn.

Trong khi các cơ quan tham mưu lập kế hoạch tác chiến đánh trả cuộc xâm lược có thể xảy ra thì các đơn vị trong quân khu đang được huấn luyện chiến đấu rất khẩn trương. Việc huấn luyện chiến thuật chiến đấu cá nhân đã xong và bước sang chiến thuật của những phân đội nhỏ. Phần lớn thời gian học tập nhằm giải quyết những vấn đề chiến đấu trong tiến công. Vấn đề phòng ngự cũng được chú ý. Tướng Kiếc-pô-nô-xơ đòi hỏi chiến sĩ phải làm quen với những cuộc tiến công của xe tăng. Từ các đơn vị trở về, các sĩ quan tham mưu hào hứng kể chuyện các chiến sĩ trẻ của chúng ta bình tĩnh trước những chiếc tăng gầm rú lao hết tốc lực qua đội hình chiến đấu của các phân đội.

Công tác huấn luyện chiến đấu được kết hợp với việc xây dựng tuyến phòng ngự chạy dọc biên giới. Các đơn vị hoạt động rất căng.

Vào hạ tuần tháng Hai có lệnh triệu tập tham mưu trưởng quân khu cùng với các tướng lĩnh và sĩ quan đã tham gia lập kế hoạch phòng thủ biên giới quốc gia phải về ngay Mát-xcơ-va. Cùng đi với Puốc-ca-ép có tham mưu trưởng không quân thiếu tướng N. An. La-xkin, trưởng phòng 5 bộ tư lệnh quân khu thiếu tướng I. I. Tơ-rút-cô, tư lệnh bộ đội thông tin liên lạc thiếu tướng Đ. M. Đô-bư-kin, chủ nhiệm bộ đội giao thông vận tải đại tá A. A. Coóc-xu-lốp, tôi và đồng chí phó trưởng phòng đại tá A. I. Đa-ni-lốp.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #22 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2016, 06:33:59 am »

Lệnh gọi bất ngờ về Mát-xcơ-va, một mặt, làm chúng tôi lo lắng tự hỏi: chẳng lẽ kế hoạch xây dựng tồi đến mức phải làm lại? Mặt khác, chuyến đi này cũng làm tôi phấn khởi, bởi đã gần nửa năm, tôi chưa gặp lại gia đình.

Đến Mát-xcơ-va, mọi việc đều sáng tỏ: chúng tôi phải tham gia nghiên cứu những biện pháp nhằm tiếp tục củng cố biên giới quốc gia.

Thời gian này, công chúng đang tập trung chú ý vào Hội nghị đại biểu đảng lần thứ XVIII. Hội nghị đã nghiên cứu những nhiệm vụ trong lĩnh vực công nghiệp và giao thông vận tải cùng những vấn đề rất quan trọng khác. Hội nghị đã xác nhận những thành tích lớn lao về phát triển niền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, Ủy ban trung ương cũng đã chỉ ra những thiếu sót tồn tại, với tinh thần thẳng thắn bôn-sê-vích. Đọc những văn kiện của hội nghị, tôi bỗng nhớ tới lời nói của V. I. Lê-nin, ngươi ta căn cứ vào thái độ của đảng đối với những thiếu sót của mình để đánh giá sức mạnh và tính nghiêm túc của đảng. Tinh thần phê bình lành mạnh đó được thể hiện khá rõ trong buổi lễ kỷ niệm lần thứ 23 ngày thành lập Hồng quân. Các báo cáo đọc trong những cuộc họp trọng thể không phải chỉ nhắc đến ưu điểm. Bài nói của Gh. C. Giu-cốp đăng trên số báo “Sao đỏ”, ra nhân ngày kỷ niệm, cũng quán triệt tinh thần đó. Tổng tham mưu trưởng kiên quyết phản đối thói dập khuôn máy móc trong huấn luyện chiến đấu của các đơn vị. Đồng chí nhấn mạnh rằng giờ đây, khi tình hình thế giới đang buộc chúng ta luôn luôn phải hoàn toàn sẵn sàng chiến đấu, thì điều này là hoàn toàn không thể tha thứ được.

Tại Hội nghị đại biểu đảng lần thứ XVIII, tư lệnh đặc khu Ki-ép M. P. Kiếc-pô-nô-xơ được bầu làm ủy viên dự khuyết Ủy ban trung ương Đảng cộng sản (bôn-sê-vích) toàn Liên bang. Ít lâu sau, đồng chí được phong cấp thượng tướng. Chúng tôi chân thành chúc mừng đồng chí.

Đầu tháng Ba, tình hình ở Ban-căng phức tạp hơn. Chính phủ Liên Xô tuyên bố với chính phủ Bun-ga-ri rằng việc cho quân Đức vào lãnh thổ Bun-ga-ri sẽ dẫn đến việc mở rộng phạm vi chiến tranh và kéo Bun-ga-ri vào cuộc chiến và Chính phủ Liên Xô rất lo lắng trước sự việc này. Những sự kiện đáng lo ngại đó buộc tất cả chúng ta phải đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng kế hoạch củng cố biên giới.

Làm xong nhiệm vụ, giữa tháng Ba, chúng tôi trở về Ki-ép. Các đồng chí trong bộ tham mưu quân khu đang chờ chúng tôi. Số trợ lý ít ỏi của tôi đang bù đầu vì khối lượng công việc khẩn trương ngày một nhiều. Tổng tham mưu trưởng yêu cầu quân khu tiến hành diễn tập thực nghiệm nhằm kiểm tra trên thực tế việc tổ chức sư đoàn bộ binh thời chiến. có chỉ thị phải bổ sung lập một binh đoàn có đủ biên chế thời chiến: cá chiến sĩ và hạ sĩ quan lấy trong số quân nhân dự bị đã tập trung huấn luyện, và một số sĩ quan ở các sư đoàn khác biệt phái sang một thời gian, còn vũ khí và khí tài kỹ thuật sẽ lấy trong kho dự trữ bất khả xâm phạm. Dự định để sư đoàn sung sức đó hành quân, tiến hành các trận đánh tiến công và phòng ngự nhằm xác định khả năng chỉ huy và tính cơ động của các binh đội, mức độ bảo đảm các phương tiện hỏa lực, khả năng của các phân đội hậu cần. Tóm lại, cuộc diễn tập nhằm kiểm tra xem các sư đoàn bộ binh với biên chế mới có đáp ứng được những yêu cầu của chiến tranh hiện đại không.

Đó là một công tác có khối lượng lớn và hết sức tỉ mỉ. Bộ Tổng tham mưu dự định đến mùa thu năm 1941 sẽ hoàn thành công việc này. Bạn đọc cũng hiểu rằng nhiệm vụ ấy không được xúc tiến trọn vẹn. Chiến tranh đã nỏ ra khi những sư đoàn của chúng ta còn đang giữ biên chế trong thời bình.

Ở vùng Xla-vu-ta, Rô-vơ-nô, I-di-a-xláp, Sê-pê-tốp-ca đã triển khai cuộc diễn tập lớn dưới sự chỉ huy của Ô. I. Gô-rô-đô-vi-cốp, trưởng thanh tra kỵ binh của Hồng quân. Khoa mục: “Hành quân và trận đánh tao ngộ của một quân đoàn kỵ binh tăng cường đang hoạt động bên sườn của một tập đoàn quân”. Tham gia diễn tập có quân đoàn kỵ binh 5 gồm các sư đoàn kỵ binh 3 và 32, cùng với sư đoàn xe tăng, cơ giới và sư đoàn không quân. Địa hình được chọn khá phức tạp, có nhiều sông suối và đầm lầy, tràn bờ vì băng lũ mùa xuân. Chúng ta dễ hình dung thấy các đơn vị đã gặp khó khăn như thế nào. Trong những điều kiện đó rất khó hiệp đồng giữa các binh đoàn và binh đội thuộc các binh chủng khác nhau. Mọi người đều phải gắng sức. Tiếc rằng bên cạnh những kết luận đúng đắn, rất bổ ích cho chiến đấu trong tương lai, lại có những kết luận không xác thực. Những người chỉ huy diễn tập đau lòng trước một số thất bại, đã đưa ra những đề nghị chẳng hạn như: “Tránh điều động các sư đoàn xe tăng và cơ giới vào ban đêm”. Vì sao? Anh thấy không, chỉ huy bộ đội sẽ phức tạp thêm, tốc độ hành quân bị giảm thấp, dễ xảy ra hỏng hóc, sửa chữa kỹ thuật trong đêm tối lại khó khăn. Các trận tấn công ban đêm cũng dứt khoát bị loại trừ, bời vì sau đó khó mà thu thập được quân số.

Chiến tranh không chấp nhận những ý kiến đó. Nó đòi hỏi thường phải hành quân đêm và không được xem nhẹ việc tổ chức tiến công đêm.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #23 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2016, 06:34:17 am »

Trước hết, tôi phải lập kế hoạch phòng thủ biên giới quốc gia của tập đoàn quân. Trước đây, trong việc này, chúng tôi công tác chặt chẽ với tướng Gh. C. Ma-lan-đin. Nhưng hiện nay, đồng chí đã về Mát-xcơ-va, được bổ nhiệm làm cục trưởng Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu. Thay chân đồng chí là thiếu tướng A. I. An-tô-nốp, bạn học với tôi ở Học viện Bộ Tổng tham mưu. Đồng chí rất giống người nhận chức trước mình cả về tính cách, trí tuệ và học vấn. Thậm chí hình dáng bên ngoài của đồng chí với Ma-lan-đin cũng có những nét giống nhau khó tả. Tôi gặp đồng chí lần đầu vào năm 1936 ở Học viện Bộ Tổng tham mưu. Bấy giờ, đồng chí là trưởng phòng tác chiến quân khu Khác-cốp tới học. Nhưng chưa kịp học hết năm thứ nhất, thì đồng chí đã được điều khỏi học viện và bổ nhiệm làm tham mưu trưởng quân khu thủ đô. Sau đó, đồng chí giảng dạy ở Học viện quân sự mang tên M. V. Phrun-dê. Thế là số phận lại lần nữa gắn bó chúng tôi vào trước lúc chiến tranh.

Khi giải quyết những vấn đề tổ chức – động viên, An-tô-nốp đã biết nhanh chóng phân tích tình hình, đánh giá đầy đủ tầm quan trọng của kế hoạch phòng thủ biên giới. Đồng chí đã giúp đỡ rất nhiều cho toàn bộ công tác của chúng tôi.

Các kế hoạch phòng thủ biên giới quốc gia của tập đoàn quân được xây dựng dưới sự lãnh đạo và kiểm tra trực tiếp của bộ tư lệnh quân khu. Tham mưu trưởng của tất cả các tập đoàn quân cùng với nhóm sĩ quan được tham gia vào công tác này đều được triệu tập về quân khu. Trong suốt thời gian đó, họ không rời khỏi Ki-ép. Khi chúng tôi ở Mát-xcơva trở về, mọi kế hoạch đã được chuẩn bị xong. Rất may là không phải sửa đổi nhiều.

Cuối tháng Ba, tướng Puốc-ca-ép được gọi đến Mát-xcơ-va. Khi trở về, đồng chí tỏ ra vui vẻ khác thường và hết sức hài lòng. Lao động quên mình của đồng chí đã được đánh giá bằng tấm huân chương Cờ đỏ thứ hai.

Tham mưu trưởng ở thủ đô về với những tin tức sốt dẻo. Đặc biệt, đồng chí cho biết, các đồng chí ở Mát-xcơ-va lo nại về những sự kiện đang phát triển ở Nam Tư. Bộ Tổng tham mưu được tin Hít-le chọn Nam Tư làm vật hy sinh tiếp theo và sẽ chiếm đóng nước này. Do Chính phủ Liên Xô quan tâm tới vận mạng của nhân dân Nam Tư, nên quan hệ giữa Liên Xô với nước Đức phát-xít có thể có những phức tạp.

Quả vậy, trong những tuần gần đây, tình hình Đông – Nam châu Âu căng thẳng hẳn lên. Ngày 27 tháng Ba, ở Bê-ô-grát đã nổ ra cuộc khởi nghĩa chống chính phủ Nam Tư lúc đó đang mưu toan biến Nam Tư thành chư hầu của nước Đức phát-xít. Những người chống Hít-le do tướng Xi-mô-vích lãnh đạo lên nắm chính quyền. Mấy ngày sau, ngày 5 tháng Tư năm 1941, Chính phủ Liên Xô ký hiệp ước hữu nghị và không xâm lược lẫn nhau với chính phủ mới của Nam Tư. Hiệp ước này là sự ủng hộ của nhân dân Nam Tư về mặt tinh thần và đồng thời cũng là đòn cảnh cáo rõ ràng đối với Hít-le.

Nhưng Hít-le không đếm xỉa đến điều đó và đã ném những đạo quân phát-xít sang Nam Tư. Báo chí Liên Xô vì những nguyên nhân dễ hiểu, đã phản ứng về sự kiện này có chừng mực, nhưng tin quân Hít-le tiến công Nam Tư đã gây nên sự căm phẫn trong nhân dân.

Ngay sau khi bọn phát-xít bắt đầu chiếm đóng Nam Tư, Bộ Tổng tham mưu đã ra những chỉ thị quan trọng về kế hoạch phòng thủ biên giới quốc gia. Bộ tư lệnh quân khu được lệnh tăng cường hơn nữa cho những đơn vị đã áp sát biên giới. Bốn quân đoàn cơ giới, bốn sư đoàn bộ binh cùng nhiều binh đoàn và binh độ đặc chủng được điều động bổ sung tới đây.

Việc tăng cường phòng thủ biên giới đó phải làm suy yếu đáng kể đòn đột kích đầu tiên của địch. Song mệnh lệnh mới này làm tướng Kiếc-pô-nô-xơ phần nào không vui. Tư lệnh vẫn giữ ý kiến cũ cho rằng không được làm suy yếu cánh quân sẽ được sử dụng vào nhiệm vụ phản đột kích.

Tất nhiên, rõ ràng là ngay khi đó, Bộ Tổng tham mưu đã đánh giá nguy cơ về đòn tiến công bất ngờ của địch một cách hiện thực hơn và đã rút ra kết luận đúng đắn: muốn đánh trả đòn đột kích đầu tiên thì cần phải có nhiều lực lượng hơn là phương án phòng thủ biên giới quốc gia được nghiên cứu lúc đầu.

Các tham mưu trưởng tập đoàn quân và các sĩ quan tham mưu lập kế hoạch lại được triệu tập về Ki-ép. Mọi người trải qua hơn một tuần làm việc căng thẳng. Công việc càng thêm phức tạp ở chỗ các tướng lĩnh và sĩ quan làm kế hoạch phải tự tay viết tài liệu từ trang đầu đến trang cuối, thậm chí còn phải đánh máy lấy. Tôi còn nhớ bản thân mình cũng phải học lại cách đánh máy đã biết từ hồi còn trẻ, lúc làm sĩ quan tùy tùng cho trung đoàn trưởng.

Hội đồng quân sự quân khu, sau khi nghiên cứu kỹ, đã nhanh chóng phê chuẩn kế hoạch phòng thủ mới.

Chính là chúng ta đã dựa vào phương án kế hoạch này để tổ chức đánh trả quân phát-xít Đức nên, có lẽ, tôi sẽ kể tỉ mỉ hơn về nội dung của nó.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #24 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2016, 06:34:38 am »

Biên giới quốc gia trong phạm vi quân khu trải dài 940 ki-lô-mét, do các tập đoàn quân 5, 6, 2 và 12 phòng thủ. Trong dải của tập đoàn quân 5 (từ Vlô-đa-va đến Crư-xtư-nô-pôn dài 170 kilô-mét) bố trí cách biên giới từ 10 đến 150 ki-lô-mét có năm sư đoàn bộ binh, quân đoàn cơ giới 22, tám tiểu đoàn súng máy độc lập vốn là những đơn vị thuộc khu vực phòng thủ, một trung đoàn pháo dự bị của Bộ Tổng tư lệnh, ba tiểu đoàn pháo cao xạ. Hai sư đoàn không quân đóng tại các sân bay. Các đoàn biên phòng 90 và 98 ở ngay biên giới.

Thiếu tướng binh chủng xe tăng M. I. Pô-ta-pốp chỉ huy tập đoàn quân 5. Theo tôi, trong số cán bộ chỉ huy quân khu chúng tôi, đồng chí là người trẻ tuổi nhất, có khả năng và giàu nghị lực hơn cả. Lúc chiến tranh bắt đầu, đồng chí vừa tròn 39 tuổi. Đồng chí sinh ở vùng Xmô-len-xcơ, thời niên thiếu làm việc ở xưởng sửa chữa tàu điện Khác-cốp. Năm 1920, gia nhập Hồng quân, đã từng làm chiến sĩ, trung đội trưởng, đại đội trưởng kỵ binh, theo học nhiều lớp chỉ huy và sau đó tốt nghiệp xuất sắc Học viện quân sự mô-tơ cơ giới của Hồng quân công nông. Được huấn luyện quân sự toàn diện và có năng khiếu khác thường, đồng chí đã tiến bộ nhanh trong công tác. Phẩm chất chỉ huy của đồng chí nổi bật trong các trận chiến đấu ở Khan-khin - Gôn, nơi đồng chí chỉ huy lữ đoàn xe tăng, rồi làm phó tư lệnh một cụm quân độc lập. Năm 1940, Pô-ta-pốp được bổ nhiệm làm quân đoàn trưởng quân đoàn cơ giới 4 mới thành lập, sau đó làm tư lệnh tập đoàn quân 5.

Ủy viên Hội đồng quân sự tập đoàn quân là chính ủy sư đoàn M. X. Ni-ki-ép; tham mưu trưởng là thiếu tướng Đ. X. Pi-xa-rép-xki.

Tập đoàn quân 6 phòng thủ vùng biên giới phía Nam, trên hướng Lơ-vốp, từ Crư-xtư-nô-pôn đến Ra-đưm-nô (140 ki-lô-mét). Tập đoàn quân gồm ba sư đoàn bộ binh và một sư đoàn kỵ binh, quân đoàn cơ giới 4, năm tiểu đoàn súng máy làm nhiệm vụ bảo vệ khu vực cố thủ 4 và 6, hai trung đoàn pháo binh. Ngoài ra, trực thuộc tập đoàn quân còn có hai sư đoàn không quân và một trung đoàn pháo cao xạ. Thành phố Lơ-vốp được sư đoàn không quân 4 bảo vệ. Trong dải tập đoàn quân còn có các đội của đoàn biên phòng 91 và một bộ phận của đoàn biên phòng 91.

Trung tướng I. N. Mu-dư-tsen-cô, một người cương nghị và quyết đoàn, chỉ huy tập đoàn quân 6. Là con một gia đình thủy thủ, từ bé đồng chí đã nếm cảnh thiếu thốn và lao động cưỡng bức nặng nhọc, vào đảng năm 18 tuổi và đã chiến đấu trên các mặt trận trong thời nội chiến. Mu-dư-tsen-cô đã qua hầu hết các chức vụ ở cấp trung đoàn, tháng Bảy năm 1937, đồng chí được bổ nhiệm làm sư đoàn trưởng sư đoàn kỵ binh sông Đôn 4, cấp lữ đoàn bậc trưởng, rồi làm nhiệm vụ giảng dạy chiến thuật ở các lớp huấn luyện kỵ binh trong một thời gian. Trong những trận chiến đấu ở eo đất Ca-rê-li-a đầu năm 1940, đồng chí chỉ huy sư đoàn bộ binh và ngay nửa năm sau được bổ nhiệm tư lệnh tập đoàn quân. Chính ủy quân đoàn Va-su-ghin rất mến người chỉ huy trẻ, đã có lần nhận xét là đồng chí: “Mu-dư-tsen-cô là một cán bộ chỉ huy đang độ trưởng thành. Thiếu sót duy nhất của đồng chí là tính quá gay gắt. Trong thời chiến, sẽ là một tư lệnh tập đoàn quân tốt”.

Ủy viên Hội đồng quân sự tập đoàn quân là chính ủy sư đoàn N. C. Pô-pốp; tham mưu trưởng là lữ đoàn bậc trưởng N. P. I-va-nốp.

Tại hướng Pê-rê-mư-slơ, trên khu vực dài 130 ki-lô-mét từ Ra-đưm-nô đến Tơ-vô-rưn-ne, dải tập đoàn quân 26 gồm ba sư đoàn bộ binh và một sư đoàn không quân, các đơn vị bảo vệ khu vực cố thủ Pê-rê-mư-slơ, quân đoàn cơ giới 8, một trung đoàn pháo binh, hai sư đoàn pháo phòng không. Một bộ phận của đoàn biên phòng 92 và toàn bộ các độ thuộc đoàn biên phòng 93 làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới.

Tôi biết khá rõ trung tướng Ph. I-a. Cô-xten-cô, chỉ huy tập đoàn quân. Đồng chí là một người hết sức trung thực, cần cù, cương nghị, dũng cảm, giàu kinh nghiệm chiến đấu được tích lũy trong thời nội chiến, có chí hướng và có sức làm việc hiếm có. Năm 1940, vào lúc tròn 45 tuổi, đồng chí được bổ nhiệm làm tư lệnh một cụm kỵ binh, sau này được tổ chức lại thành tập đoàn quân 26. Cô-xten-cô là một cán bộ chấp hành mệnh lệnh rất nghiêm túc và không ưa bàn cãi khi đã có lệnh. Đồng chí được đánh giá cao vì tinh thần cương quyết và tính chính xác khi thực hiện quyết định của bộ tư lệnh.

Ủy viên Hội đòng quân sự tập đoàn quân là chính ủy lữ đoàn Đ. E. Cô-lê-xni-cốp; tham mưu trưởng là đại tá L. X. Va-ren-ni-cốp.

Các đơn vị của tập đoàn quân 12 đóng ở sườn cực Nam, kéo dài gần một nghìn năm trăm ki-lô-mét, từ thành phố Tséc-nô-vi-txư (nay là Tsécnốp-txư) tới cửa sông Đa-xtơ-rơ. Ở đây có sáu sư đoàn bộ binh và hai sư đoàn không quân, quân đoàn cơ giới 16 và năm tiểu đoàn pháo cao xạ. Lữ đoàn phòng không 11 bảo vệ Đrô-gô-bư-tsơ. Các đội thuộc đoàn biên phòng 94, 95, 96 và 97 làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới.

Chỉ huy tập đoàn quân 12 là thiếu tướng P. G. Pô-nê-đê-lin, có lẽ là người có học lực cao hơn cả trong số tư lệnh tập đoàn quân của chúng tôi. Trước kia, đồng chí đã chỉ huy sư đoàn bộ binh, lãnh đạo bộ tham mưu quân khu Lê-ni-grát, chủ nhiệm bộ môn chiến thuật Học viện quân sự mang tên M. V. Phrun-dê. Là người am hiểu về chiến thuật các binh đoàn lớn, giỏi phân tích các vấn đề nghệ thuật quân sự, đồng chí rất có uy tín trong quân khu chúng tôi.

Ủy viên Hội đồng quân sự tập đoàn quân là chính ủy lữ đoàn I. P. Cu-li-cốp; tham mưu trưởng là thiếu tướng B. I. A-ru-sa-ni-an.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #25 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2016, 06:35:06 am »

Trong thời bình thì biên giới như vậy là đã được bảo vệ vững chắc. Nhưng đảng và chính phủ vẫn lo ngại trước những sự kiện ở phương Tây nên rất quan tâm đến việc tiếp tục tăng cường cho các quân khu sát biên giới. Ngày 26 tháng Tư, chúng tôi nhận được mệnh lệnh trong vòng một tháng phải thành lập xong năm lữ đoàn pháo chống tăng cơ động. Sau này, các lữ đoàn đó đã giữ vai trò khá quan trọng trong các trận đánh với các sư đoàn xe tăng phát-xít, mặc dầu lúc bắt đầu chiến tranh, các lữ đoàn ấy vẫn chưa được trang bị đầy đủ về phương tiện vận tải. Chỉ huy các binh đoàn này là những pháo thủ xuất sắc của các quân khu, trong đó có tướng K. X. Mô-xca-len-cô và đại tá M. I. Nê-đê-lin.

Quân đoàn đổ bộ đường không 1 đang được gấp rút thành lập, gồm có lữ đoàn đổ bộ đường không 211 mới điều từ Viễn Đông tới, lữ đoàn đổ bộ đường không 204 của quân khu và số cán bộ, chiến sĩ còn dư ra do biên chế lại bốn sư đoàn bộ binh của tập đoàn quân 12 thành các sư đoàn bộ binh sơn chiến.

Bộ tư lệnh quân khu được thông báo cho biết bộ chỉ huy quân đoàn bộ binh 31 từ Viễn Đông sẽ rời quân khu chúng tôi vào ngày 25 tháng Năm. Đồng thời, trường sĩ quan bộ binh Lơ-vốp được chuyển về U-ran.

Bộ tư lệnh quân khu ngày càng thêm nhiều việc. Việc tổ chức lại các binh đoàn hiện có, thành lập các binh đoàn và binh đội mới, tiếp nhận và bố trí các đơn vị ở trong nước gửi đến đòi hỏi nghị lực và tinh thần chủ động của tất cả các cán bộ trong cơ quan tham mưu. Chúng tôi hiểu rằng Mát-xcơ-va coi tình hình biên giới phía Tây của chúng tôi nguy hiểm hơn nhiều so với sự đánh giá – vì những nguyên nhân hoàn toàn rõ ràng – trên báo chí và theo đường chính thức.

Ki-ép bước vào ngày lễ 1 tháng Năm cuối cùng trước chiến tranh trong tiết xuân âm u khác thường, mây xám vần vũ trên bầu trời từ sớm. Nhưng thời tiết xấu vẫn không làm giảm không khí hội hè của người Ki-ép. Dường như cả thành phố tràn ra khắp các ngả đường và quản trường. Cuộc duyệt binh bắt đầu từ lúc 10 giờ sáng. Mở đầu là khối học viên các trường sĩ quan bộ binh Ki-ép. Đồng chí giám đốc trưởng đọc mệnh lệnh của Bộ trưởng Bộ dân ủy quốc phòng phong quân hàm sĩ quan và nghiệp vụ quân sự tương ứng cho các học viên tốt nghiệp. Nhìn những khuôn mặt tươi trẻ đầy nghị lực của những người chỉ huy mới, tôi rất vui mừng thấy quân đội ta sẽ nhận được những cán bộ tốt. Qua thực tế công tác, họ sẽ trở thành những cán bộ chỉ huy xuất sắc. Tiếc rằng những trung úy trẻ đó chưa tiếp thu được kịp thời kinh nghiệm thực tiễn. Học xong, họ được đi nghỉ phép, và khi chiến tranh nổ ra thì những sĩ quan đó lại phải làm quen ngay với các chiến sĩ đầu tiên của mình trong thực tiễn chiến đấu.

Nhân dân đứng chật hai bên hè phố Crê-tsa-tích hân hoan đón chào từng đoàn quân.

Bộ đội nhảy dù đầu đội mũ da trong đôi kính lấp lánh, và sau họ là các chiến sĩ hải quân, đội mũ không lưỡi trai.

Đoàn quân ngựa chiến kéo theo những cỗ pháo nòng dài diễu qua quảng trường. Tiếp theo là bộ binh cơ giới, binh chủng tương lai của quân đội ta – ngồi trên xe vận tải. Tiếc rằng hồi ấy còn ít ỏi vì thiếu xe. Trông thật oai hùng là những đơn vị kỹ thuật. Người xem trầm trồ ngắm nhìn hững chiếc máy định vi âm thanh, đèn pha, pháo cao xạ và súng máy bốn nòng.

Đoàn xe xích mũi bè kéo theo những cỗ súng lớn làm mọi người xuýt xoa khâm phục. Pháo binh xứng đáng là một binh chủng mạnh và cơ động! Đại tá N. N. Xê-mi-ô-nốp,thanh tra pháo binh của quân khu, đứng bên tôi thốt lên:

- Tiếc rằng hiện nay, chúng ta chưa được trang bị nhiều về loại vũ khí này. Nhưng một hai năm nữa thì tình hình sẽ khác.

Tiếng máy của đoàn xe kéo pháo chìm trong tiếng ầm ì của đoàn xe bọc thép. Và đây, đoàn xe tăng đang lướt tới làm cho chúng tôi – những quân nhân – cũng phải sửng sốt. Hình dáng của nó bất giác làm cho mọi người nghĩ đây chính là phương tiện đột kích và cơ động chiến dịch chủ yếu trong chiến tranh tương lai! Có người chỉ huy nào là không mơ ước nắm lấy nó trong tay!

Đoàn xe tăng diễu qua, diễu qua, dường như vô tận. Đi đầu là loại tăng hạng nhẹ xếp thành hàng ba, tiếp theo là tăng hạng trung xếp thành hàng đôi và tăng hạng nặng tiến theo hàng một. Chỉ những con mắt có kinh nghiệm mới nhận được ra trong số đó có nhiều xe tăng cũ. Trong số người xem, ít ai hiểu ằng những chiếc xe tăng nhiều tháp, dáng dấp oai vệ kia lại là rất cũ và thực ra không còn được sản xuất nữa. Những chiếc tăng T-34 là loại mới nhất, sau này lừng danh nổi tiếng và xe CV tham gia duyệt binh còn tương đối ít. Không phải do quân khu có ít xe để tham gia duyệt binh, mà đáng tiếc những chiếc xe này mới được chuyển cho quân đội và các chiến sĩ lái chưa thật thông thạo kỹ năng để điều khiển chúng.

Những chiếc tăng cuối cùng chưa rời khỉ quảng trường thì trên không trung bỗng ầm ầm lao tới những chiếc máy bay tiêm kích I-16 bay thấp, một loại máy bay cơ động, nhưng tốc độ không cao lắm. Máy bay cường kích có tốc độ chậm hơn, bay theo sau như được yểm hộ. Chỉ có một tốp nhỏ máy bay hiện đại có tốc độ cao “TSAI-CA” và MIC-3 nổi tiếng mới xuất hiện trong quân đội và không thua kém bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào tốt nhất thời đó, làm đẹp mắt cả những người am hiểu nhất về quân sự. Lúc đó, quân khu đã có hơn một trăm chiếc loại này, nhưng các chiến sĩ lái của chúng ta chưa kịp điều khiển thành thạo.

Tiếp đó, quảng trường tràn ngập trong biển người Ki-ép ăn mặc lộng lẫy tưng bừng không khí ngày hội lớn. Nhân dân vui mừng trước những thành thành tích của mình. Những con số được ghi trên các biểu ngữ diễu hành: công nhân báo cáo đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ sản xuất. Nhưng cũng có những biểu ngữ kêu gọi nâng cao cảnh giác cách mạng và củng cố quốc phòng. Tôi còn nhớ một tấm áp-phích lớn thể hiện công nhân và nông trang viên với gương mặt nghiêm nghị, nắm chắc tay súng.

Khối diễu hành nửa triệu người lướt qua quảng trường mất gần ba tiếng! Một cảnh tượng không thể nào quên!
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #26 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2016, 06:35:29 am »

Tháng xuân cuối cùng không đem lại ấm dịu cho bầu không khí quốc tế. Nhà nước xô-viết đang chuẩn bị đánh trả bọn xâm lược. Chúng tôi, những cán bộ trong bộ tham mưu quân khu, nhận định việc bổ nhiệm I. V. Xta-lin làm Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng dân ủy chính là để như vậy. Lần đầu tiên trong suốt những năm Chính quyền xô-viết, việc lãnh đạo Ủy ban trung ương đảng và Hội đồng bộ trưởng dân ủy được tập trung vào một người. Phải nói rằng mọi người đều hài lòng đón nhận tin tức này.

Đầu tháng Năm, chúng tôi nhận được lệnh hướng dẫn tác chiến của bộ trưởng Bộ dân ủy quốc phòng quy định nhiệm vụ của bộ đội quân khu trong trường hợp đất nước ta bị Hít-le tiến công bất ngờ.

Bạn đọc có thể băn khoăn về sự cần thiết của lệnh hướng dẫn này bởi đã có kế hoạch phòng thủ biên giới quốc gia quy định việc đánh trả cuộc xâm lược có thể xảy ra. Song hồi đó, kế hoạch này chưa được Mát-xcơ-va phê chuẩn. Có lẽ vì vậy mà bộ trưởng dân ủy quốc phòng đã quyết định dùng lệnh hướng dẫn riêng để nâng cao tinh thần sẵn sàng chiến đấu của các quân khu sát biên giới phía Tây. Nhiệm vụ được đề ra rất cụ thể: phải kịp thời phát hiện việc tập trung quân của đối phương, cụm lực lượng của chúng; không cho quân xâm lược đột nhập lãnh thổ Liên Xô; sẵn sàng phòng ngự kiên cường để yểm hộ vững chắc cho việc động viên, tập trung và triển khai các đơn vị trong quân khu.

Kế hoạch dự kiến sẽ triển khai các quân đoàn bộ binh ở thê đội một và các quân đoàn cơ giới (trong bốn tập đoàn quân thì mỗi tập đoàn quân sẽ triển khai một quân đoàn) làm thê đội hai. Các binh đoàn bộ binh phải chặn đứng quân xâm lược bằng bất kỳ giá nào ở các tuyến cứ điểm trên dọc biên giới và tiêu diệt lực lượng địch đã đột nhập bằng những đòn đột kích tập trung quyết liệt của các quân đoàn cơ giới và không quân. Để bổ sung cho kế hoạch phòng thủ, mệnh lệnh của bộ trưởng yêu cầu tư lệnh quân khu gấp rút chuẩn bị tuyến phòng ngự phía sau, cách biên giới 30-35 ki-lô-mét, và điều tới đó năm quân đoàn bộ binh và bốn quân đoàn cơ giới, lập nên thê đội hai của quân khu. Việc điều quân này được bắt đầu theo mệnh lệnh đặc biệt của bộ trưởng. Không quân phải thường xuyên sẵn sàng để chuyển đến các sân bay dã chiến. Quy định nơi đặt sở chỉ huy, để khi bị kẻ địch tiến công, bộ tư lệnh quân khu sẽ từ đó chỉ đạo tác chiến. Sở chỉ huy được gấp rút xây dựng ở Tác-nô-pôn.

Các tướng Puốc-ca-ép, Đô-bư-kin, Tơ-rút-cô, tôi và đại tá phó trưởng phòng Đa-ni-lốp có thêm nhiệm vụ mới, trong một thời gian ngắn phải soạn thảo xong toàn bộ các văn kiện tác chiến, tổ chức điều động các quân đoàn thuộc thê đội hai tới vùng sát biên giới. Khi bắt tay vào công việc này, tôi thấy phân vân vì chiều sâu phòng ngự chung khá mỏng, chỉ có 50 ki-lô-mét. Nếu địch đột phá được thì sao? Ai sẽ chặn đánh chúng ở phía sau? Vì bộ tư lệnh quân khu hầu như không còn lực lượng dự bị nữa…

Tôi trình bày nỗi lo lắng của mình với tướng Puốc-ca-ép. Giống như mọi lần, đồng chí chưa trả lời ngay. Đồng chí cau mày, im lặng một lát rồi trả lời cộc lốc:

- Mát-xcơ-va đã biết phải làm gì. Sẽ có đơn vị chặn đánh địch lọt vào phía sau.

Sau này, tôi thấy rõ là tham mưu trưởng nói đúng. Vào hạ tuần tháng Năm, chúng tôi nhận được được lệnh hướng dẫn tiếp nhận và bố trí cơ quan chỉ đạo tác chiến của quân đoàn bộ binh 34 cùng các đơn vị của quân đoàn, bốn sư đoàn bộ binh và một sư đoàn bộ binh sơn chiến từ quân khu Bắc Cáp-ca-dơ chuyển tới. Cùng đi theo bộ đội có nhóm cán bộ tác chiến dưới quyền chỉ huy của trung tướng M. A. Rây-te, phó tư lệnh thứ nhất quân khu Bắc Cáp-ca-dơ.

Bộ Tổng tham mưu cũng quy định nơi đóng quân của các đơn vị mới chuyển đến.

Thê đội một phải có mặt ngày 20 tháng Năm.

Lệnh hướng dẫn mới tuy không có gì bất ngờ đối với bộ tư lệnh quân khu, nhưng cũng làm mọi người lo lắng bởi phải bố trí hầu như cả một tập đoàn quân trong một thời hạn ngắn. Kiếc-pô-nô-xơ ngồi suy nghĩ hồi lâu rồi ngoáy bút viết lệnh: “Gửi đồng chí tham mưu trưởng. Tôi đề nghị đồng chí bảo đảm việc chấp hành mệnh lệnh hướng dẫn này và đặc biệt chú ý tới tiện nghi nơi ăn chỗ ở của bộ đội”. Ngay lúc đó, Puốc-ca-ép lệnh cho tôi phải soạn thảo nhanh chóng một kế hoạch thích hợp.

Ngày hôm sau, kế hoạch lập xong và được tư lệnh phê chuẩn.

Công việc bận rộn mới đã cản trở tôi tham gia cuộc diễn tập chỉ huy – tham mưu của quân khu do trung tướng I-a-cô-vlép, phó tư lệnh quân khu, điều khiển. Theo ý kiến của mọi người, cuộc diễn tập tiến hành tốt, cơ quan tham mưu các tập đoàn quân thu hoạch được nhiều điều bổ ích về lập kế hoạch và thực hành chiến dịch tiến công của tập đoàn quân.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #27 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2016, 06:35:51 am »

Cuối tháng Năm, phần lớn cán bộ trong bộ tham mưu quân khu đều bận vào việc tiếp nhận và bố trí các đơn vị mới. Các đoàn tàu thay nhau đến. Phòng tác chiến biến thành trạm điều hành độc đáo, nơi thu nhân toàn bộ thông tin về việc di chuyển và tình hình các đơn vị. Các sư đoàn mới đến đều có sức chiến đấu, tuy còn có lời phàn nàn về cán bộ chỉ huy trung cấp chưa được kiện toàn; vũ khí, phương tiện vận chuyển và thông tin liên lạc còn thiếu. Các cán bộ chỉ huy được an ủi rằng sau khi tuyên bố động viên, họ sẽ nhận được đủ mọi thứ cần thiết.

Những ngày đầu tháng Sáu, chúng tôi được biết là cơ quan chỉ đạo tác chiến của tập đoàn quân 19 đã được thành lập ở Tséc-ca-xư. Tập đoàn quân mới gồm tất cả năm sư đoàn của quân đoàn bộ binh 34 và ba sư đoàn thuộc quân đoàn bộ binh 25 của quân khu Bắc Cáp-ca-dơ. Tập đoàn quân sẽ trực thuộc bộ trưởng Bộ dân ủy quốc phòng. Trung tướng I. X. Cô-nép, tư lệnh quân khu Bắc-ca-dơ, chỉ huy tập đoàn quân.

Một ngày sau, Bộ Tổng tham mưu lại thông báo: chúng tôi phải tiếp nhận thêm tập đoàn quân 16 của trung tướng M. Ph. Lu-kin đang được điều động từ vùng Da-bai-can tới trong khoảng từ 15 tháng Sáu đến 10 tháng Bảy.

Như vậy là chúng tôi có thêm hai tập đoàn quân. Thật đáng mừng. Nỗi lo khi xảy ra chiến tranh, không có bộ đội bố trí ở phía sau cũng tiêu tan.

Nhưng cũng từ hôm đó, các đồng chí lãnh đạo bộ tham mưu quân khu không còn được yên tĩnh nữa. Tiếc rằng một ngày chỉ gói trọn trong 24 tiếng đồng hồ. Vừa hoàn thành công việc theo kế hoạch phòng thủ biên giới quốc gia, vừa tiếp nhận và bố trí hai tập đoàn quân mới đến tăng cường cho quân khu, chúng tôi còn phải chuẩn bị đầy đủ các văn kiện tác chiến đưa năm quân đoàn bộ binh và bốn quân đoàn cơ giới từ vị trí cũ tới vùng sát biên giới. Các biện pháp tiến hành xen kẽ nhau. Phòng tác chiến chong đèn suốt đêm.

Tư lệnh quân khu đi xuống các đơn vị thường xuyên hơn. Tham mưu trưởng, người làm việc nghiêm túc và có phương pháp, giải quyết công việc trong thời gian tư lệnh vắng mặt. Tướng Kiếc-pô-nô-xơ kiểm tra đặc biệt cân thận tình hình của các quân đoàn cơ giới. Thường đi cùng với đồng chí tư lệnh quân khu có tướng R. N. Moóc-gu-nốp, cục trưởng bộ đội ô-tô - xe tăng - thiết giáp, tướng V. V. Pa-ni-u-khốp, trưởng phòng huấn luyện chiến đấu, và một trợ lý của tôi. Nhưng ngày 27 tháng Năm, Puốc-ca-ép gọi tôi lên:

- Đồng chí hãy chuẩn bị gấp để đi cùng với tư lệnh lên tập đoàn quân 6.

- Có lâu không?

- Hai hoặc ba ngày.

Buổi sáng, chúng tôi có mặt ở nhà ga Lơ-vốp. Tôi nhớ không chính xác, không hiểu vì lý do gì mà trung tướng I. N. Mu-dư-tsen-cô, tư lệnh tập đoàn quân 6, đã vắng mặt. Một đoàn tướng lĩnh và sĩ quan do chính ủy sư đoàn N. C. Pô-póp, ủy viên Hội đồng quân sự tập đoàn quân dẫn đầu, ra đón Kiếc-pô-nô-xơ.

- Đồng chí đến cơ quan tham mưu tập đoàn quân hay tới thẳng các đơn vị? – Pô-pốp hỏi.

- Xuống quân đoàn cơ giới 4, - Kiếc-pô-nô-xơ đáp.

Khoảng một giờ sau, chúng tôi đã có mặt ở bãi thử xe tăng. Những chiếc tăng đầy bụi lao trên bãi trống, vừa gầm rú vừa leo lên những ụ đất. Kiếc-pô-nô-xơ chăm chú theo dõi. Một chiếc T-34 khéo léo vượt qua mọi vật cản.

Kiếc-pô-nô-xơ vui lòng mỉm cười: - Cừ lắm! - và quay sang bảo sĩ quan tủy tùng: - Gơ-men-nưi, đồng chí hãy chọn chiếc đồng hồ tốt nhất trong số quà thưởng để trao tặng đồng chí thợ máy lái xe. Ta hãy lại gần làm quen với đồng chí ấy.

Chúng tôi dừng lại bên chiếc tăng. Cái đầu đội mũ da nhô lên khỏi tháp. Một cán bộ chỉ huy mặt sám nắng nhảy xuống đất. Anh tiến tới báo cáo:

- Thượng úy Cô-tsu-bây, đại đội trưởng đại đội xe tăng 3.

- Ai lái xe tăng? – Kiếc-pô-nô-xơ hỏi.

- Báo cáo thượng tướng: tôi tự lái. Tôi hướng dẫn các chiến sĩ cách vượt vật cản.

- Thượng úy lái rất giỏi, - Kiếc-pô-nô-xơ biểu dương. – Đồng chí hãy cố gắng sao cho anh em cấp dưới cũng lái giỏi như vậy. Vì kỹ thuật lái xuất sắc, tôi trao tặng đồng chí chiếc đồng hồ có khắc tên.

Mặt ửng đỏ, đại đội trưởng nhanh nhẹn đáp lại:

- Vì Tổ quốc phục vụ, sẵn sàng!
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #28 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2016, 06:38:06 am »

Quay sang phía thiếu tướng Moóc-gu-nốp, Kiếc-pô-nô-xơ chỉ thị:

- Cần rèn cho mọi chiến sĩ xe tăng đều lái giỏi như vậy.

- Thưa đồng chí tư lệnh, đó là điều khó. Nhưng chúng tôi sẽ cố gắng.

- Còn bây giờ, - tư lệnh quay sang phía thượng úy, - đồng chí cho xem năng lực của anh em cấp dưới.

- Rõ!

Leo lên tháp xe, Cô-tsu-bây dùng cờ ra hiệu cho những chiếc xe tăng đang ở vị trí xuất phát. Một chiếc T-34 từ từ tiến đến bãi cỏ vật cản. Một chiến sĩ non tay lái điều khiển nên vất vả lắm mới vượt qua được. Hai chiếc khác có khá hơn. Trông theo những chiếc tăng đang vận động, Kiếc-pô-nô-xơ cau mặt:

- Không được!

- Không có gì đáng ngạc nhiên, thưa đồng chí tư lệnh, - tướng Moóc-gu-nốp thở dài. – Anh em chưa làm chủ được loại xe tăng mới, vì chưa tập luyện được ba tiếng đồng hồ.

- Cần đẩy mạnh việc học tập, phải tranh thủ tập lái xe và tận dụng từng phút một, tư lệnh chỉ thị. Nếu không ta sẽ bị bất ngờ.

Hôm sau, các chiến sĩ xe tăng tập bắn. Anh em bắn pháo và súng máy trên xe tốt hơn là khi lái. Kiếc-pô-nô-xơ tỏ ra hài lòng.

Đêm, đồng chí ra lệnh báo động chiến đấu cho toàn sư đoàn. Các chiến sĩ xe tăng hành động khá, nổ máy đúng thời gian quy định và tiến ra địa điểm tập trung rất có tổ chức. Cuộc diễn tập quan hệ tiếp theo làm Kiếc-pô-nô-xơ có phần kém vui. Chúng tôi thấy khá nhiều chiếc xe phải nằm lại trên dọc đường hành quân của các trung đoàn xe tăng. Càng đi, càng gặp nhiều xe hỏng. Kiếc-pô-nô-xơ chau mày. Khi sư đoàn trưởng đến báo cáo tiến độ hành quân, tư lệnh ngắt lời đồng chí:

- Đồng chí đại tá, sao lại có tình trạng lộn xộn như vậy? Mới hành quân mà xe đã nằm lại như vậy thì khi chiến đấu sẽ ra sao?!

Sư đoàn trưởng công tác giải thích rằng những xe bị nằm lại là loại xe T-26 và BT đã cũ, chỉ dùng cho học tập.

- Cũng không được nằm lại! Đồng chí phải theo dõi việc sửa chữa.

- Chúng tôi không đủ phụ tùng để thay thế những xe tăng đã cũ.

Tư lệnh quay về phía Moóc-gu-nốp:

- Không hay, thiếu tướng ạ! Đồng chí cần tìm cách nhanh chóng chấn chỉnh lại tình hình. Về Ki-ép, đồng chí sẽ báo cáo…

Phòng trinh sát quân khu nhận được những tin tức ngày càng đáng lo ngại. Đại tá trinh sát G. I. Bôn-đa-rép gần như trở thành vị khách thường xuyên nhất của tư lệnh. Chúng tôi nhận thấy, sau mỗi lần nói chuyện với Bôn-đa-rép là M. P. Kiếc-pô-nô-xơ lại đăm chiêu hơn. Nỗi lo lắng đó là có căn cứ. Hàng ngày, Bôn-đa-rép thông báo cho phòng tác chiến những tin tức thu thập được từ các nguồn.

Cuối thượng tuần tháng Sáu, tư lệnh triệu tập Hội đồng quân sự để nghe trưởng phòng trinh sát báo cáo tất cả những gì đã nắm được.

Mới vào đầu xuân đã có tin: ở biên kia biên giới, bọn Đức đang xây dựng nhiều sân bay dã chiến, mở thêm nhiều nhánh đường sắt cùng rất nhiều đường bộ kéo thẳng đến biên giới Liên Xô. Sang tháng Tư, bọn đức ráo riết chuyển quân. Đó là gì – tập trận chăng? Nhưng mọi cuộc tập trận đều có mở đầu và kết thúc, còn việc quân Đức kéo tới áp sát biên giới thì không hề chấm dứt mà ngày một gia tăng. Hiện nay, hàng ngày có đến hai trăm đoàn tàu chở binh lính và dụng cụ chiến tranh kéo đến những vùng biên giới sát U-cra-i-na.

- Chúng tôi có những tin đã được kiểm tra, - Bôn-đa-rép báo cáo, - bọn Đức đã đuổi tất cả những người dân thường ở vùng biên giới thuộc lãnh thổ Ba Lan bị chiếm đóng. Hơn nữa, bộ chỉ huy Đức còn báo trước cho chính quyền địa phương Ba Lan rằng nếu xảy ra chiến sự thì dân chúng không được gieo rắc hoang mang, bằng không sẽ bị xử bắn tại chỗ. Bọn Đức biến các cơ sở dân y trên đất Ba Lan thành viện quân y và đưa nhân viên y tế của chúng đến. Bọn Hít-le thay thế tất cả những người Ba Lan đang làm những việc quan trọng trên tuyến đường sắt bằng các nhân viên Đức. Hiệ nay, các đoàn tàu Đức chạy tới biên giới đều có đội bảo vệ hộ tống tăng cường là người Đức. Lãnh thổ của “quan thống đốc” (bọn Hít-le mệnh danh cho nước Ba Lan bị chiếm đóng như vậy) đã được đặt trong tình trạng chiến tranh.

- Chắc người Ba Lan làm cho chúng phải điên đầu! – Va-su-ghin nhận xét.

- Có thể như vậy, đồng chí chính ủy ạ. Nhưng, theo tôi vấn đề không chỉ ở chỗ đó. Chúng tôi vừa được tin mới nhất: bọn Đức bắt đầu thay lính biên phòng bằng lính chiến đấu ở khắp nơi. Còn ở phía Tây Pê-rê-mư-slơ và Ra-đưm-nô, ngay sát biên giới, chúng đang tập trung rất nhiều xe ngựa thồ của nông dân.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #29 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2016, 06:39:09 am »

Tướng E. X. Pơ-tu-khin, tư lệnh không quân, lưu ý các ủy viên Hội đồng quân sự về việc máy bay phát xít xâm phạm biên giới Liên Xô ngày một nhiều.

- Phải vít cổ chúng xuống! – Đồng chí vung tay chém vào không khí. – Tôi vẫn chưa quên bọn phát-xít trong những trận chiến đấu ở Tây Ban Nha. Bọn chó đẻ, chừng nào chưa bị tóm cổ thì chúng vẫn còn giở trò cắn càn.

- Tiếc rằng chúng ta không được phép làm như vây. – Kiếc-pô-nô-xơ bình tĩnh và lạnh lùng nói. – Đồng chí hãy tìm cách không nổ súng mà vẫn ngăn được chúng trinh sát lãnh thổ ta. – Tư lệnh quân khu đưa mắt nhìn những người có mặt. – Một điều đã rõ ràng là tình hình rất đáng lo ngại. Bọn phát-xít đang chuẩn bị một cái gì đó thật nghiêm trọng để chống lại chúng ta: hoặc là một vụ khiêu khích lớn theo kiểu đồng minh của chúng – bọn võ sĩ đạo Nhật Bản, hoặc là… Nhưng, dù trong trường hợp nào, thì tình hình cũng đòi hỏi chúng ta phải có những hành động kiên quyết. Về phương diện này, chúng ta đã tìm được một số việc. Tôi đã chỉ thị cho tư lệnh các tập đoàn quân dùng những phân đội nhỏ chiếm lĩnh các trận địa dã chiến đã được chuẩn bị ở dải phía trước các khu vực cố thủ. Như vậy sẽ cho phép ta trong trường hợp bị quân Hít-le tiến công bất ngờ, có thể chi viện cho các đội bảo vệ khu vực cố thủ và nhờ đó bảo đảm cho các đơn vị dã chiến làm nhiệm vụ phòng thủ biên giới kịp chuẩn bị và triển khai đánh trả cuộc tiến công có thể xảy ra. Như các đồng chí biết, chúng ta được lệnh cho tất cả quân đoàn đang nằm sâu trong quân khu và là thê đội hai của quân khu sẵn sàng áp sát biên giới. Chúng ta đã làm những gì cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đó: các quân đoàn chỉ còn chờ lệnh để lên đường. Nhưng lệnh đó chưa được ban bố. Tuy vậy, chúng ta vẫn áp dụng những biện pháp cần thiết để tăng cường lực lượng và nâng cao tinh thần sẵn sàng chiến đấu của bộ đội phòng thủ biên giới.

Tư lệnh nói là đã đến lúc cần đưa sư đoàn bộ binh 62 thuộc tập đoàn quân của Pô-ta-pốp từ Lút-xcơ đến sát biên giới và bố trí nó ở nơi trú quân dã ngoại; đưa sư đoàn bộ binh 193 từ Cô-rô-xten tới gần biên gới hơn – đến khu trú quân dã ngoại Pô-vu-rơ-xcơ. Phải điều động cơ quan chỉ huy tác chiến của quân đoàn bộ binh 13 từ Xam-bo đến Xtơ-rưi; kéo sư đoàn kỵ binh 3 từ vùng Giun-kép(1) về I-li-a-xláp, tới doanh trại của sư đoàn kỵ binh 32 và rút sư đoàn bộ binh 1930 từ Tséc-cát-xư tới địa điểm của sư đoàn kỵ binh 3.

Kiếc-pô-nô-xơ quay sang tham mưu trưởng:

- Đồng chí Puốc-ca-ép, đồng chí chuẩn bị đệ trình ngay toàn bộ những vấn đề này lên bộ trưởng. Chỉ cần đồng chí ấy tán thành là chúng ta sẽ bắt tay ngay vào việc. Còn trước khi được Mát-xcơ-va cho phép, bộ tham mưu phải tiến hành mọi công tác chuẩn bị.

- Chỉ sợ làm hơi chậm, tham mưu trưởng trầm ngâm nói.

- Tôi nghĩ rằng chính đồng chí bộ trưởng sẽ thúc chúng ta khi tình hình chỉ mới đột biến thôi, - tư lệnh phản đối. – Còn một điều nữa. Tôi cho rằng cần phải ra ngay mệnh lệnh sau đây cho các đơn vị thê đội hai của quân khu: đạn dự trữ mang theo cho mỗi trung đoàn phải để trực tiếp ở ngay các phân đội ngay bên súng trung liên và đại liên, hơn nữa, một nửa số đạn phải lắp sẵn vào băng và hộp; lựu đạn thì giữ trong kho, nhưng ngay bây giờ phải phân phối chúng theo các phân đội; nửa cơ số đạn pháo và cối phải nạp sẵn, đạn cao xạ cũng vậy; nhiên liệu dự trữ cho các loại xe phải sẵn sàng theo hai cách: đổ đầy két xăng và chứa ở trong thùng phuy. Cuối cùng, tôi đề nghị giảm thời hạn đưa bộ đội vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu đến mức tối đa: đối với đơn vị bộ binh và pháo binh là 2 giờ, đối với kỵ binh, cơ giới và pháo binh có xe kéo – 3 giờ. Tóm lại, đưa thê đội hai vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao giống như bộ đội đang làm nhiệm vụ phòng thủ biên giới.

Những người có mặt đề nhất trí với đề nghị của tư lệnh. Tướng Puốc-ca-ép nhíu đôi mày rậm, thỉnh thoảng mới gật đầu tán thành. Nhưng khi Kiếc-pô-nô-xơ ngừng nói, lấy tay xoa trán như muốn nhờ xem đã nói hết ý chưa, thì tham mưu trưởng không kìm được nữa:

- Nhưng làm thế nào để bổ sung đủ biên chế cho những sư đoàn thuộc các quân đoàn làm nhiệm vụ của thê đội hai? – đồng chí hỏi Kiếc-pô-nô-xơ. - Vì, thế có xảy ra bây giờ thì các quân đoàn không có đủ xe kéo pháo, nhiều sư đoàn hoàn toàn không được bảo đảm về phương tiện vận tải, không có xe để chở đạn. Cả người cũng vậy.

Tư lệnh chậm rãi cầm lược, cẩn thận chải mái tóc sẫm úp về phía sau bằng những động tác quen thuộc, rồi cũng chậm rãi cất lược vào túi ngực áo cổ đứng và nói:

- Chuyện đó thuộc về vấn đề đường lối của nhà nước. Tôi và các đồng chí cần hiểu rằng Mát-xcơ-va hiện đang áp dụng mọi biện pháp để củng cố khả năng phòng thủ ở biên giới phía Tây, đồng thời vẫn cố gắng không cho Hít-le có thể vin vào một cớ nhỏ nhặt nào để khiêu khích chống chúng ta. Còn để bổ sung đủ quân số cho các sư đoàn và quân đoàn, bảo đảm có đủ xe kéo, ô-tô và các phương tiện khác trong nền kinh tế quốc dân, thì chúng ta phải động viên cục bộ. Đây là một việc mà một quân khu sát biên giới, chúng ta không thể che dấu được bọn trinh sát Hít-le. Cho nên ban lãnh đạo vị tất đã áp dụng những biện pháp đó.

- Rất đúng và có lý! – Va-su-ghin nhiệt liệt ủng hộ. – Việc quan trọng như thế thì phải hết sức thận trọng!

- Thôi, không được là không được, - Puốc-ca-ép không yên tâm, - nhưng dù thế nào chúng ta cũng phải đưa các trung đoàn pháo binh và tiểu đoàn công binh ở các thao trường của quân khu về sư đoàn.

Mọi người đều đồng ý.


(1) Ngày nay là thành phố Ne-xte-rốp.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM