Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:23:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thanh kiếm bầu trời  (Đọc 29825 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #70 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2016, 09:21:56 pm »

        Tôi tâm đắc với bài thơ “Viết tiếp trang Anh hùng” của nhà văn Thế Kỷ đã viết về anh:

                         “Tiếng hát Mẹ ru từ vành nôi Bình Định
                         Giọng à ơi còn vọng tự xa xưa
                         Chim đất gù, đọt măng vòi cong bịn rịn
                         Mống chiều mưa lắc rắc đập xơ dừa...
                         Ước mơ tuổi nhỏ đung đưa
                         Ngước nhìn, ngửa mặt ngọn dừa trên cao
                         Lớn lên vươn tới trời sao
                         Ngọn dừa dưới thấp bay vào mênh mông
                         Đường bay xưa đỏ từng không
                         Viết nên trang sử chiến công cmh hùng
                         Vượt qua bom đạn bão bùng
                         Tóc sương vừa phủ vừng hồng đã lên
                         Bô câu rợp ánh bình minh
                         Trời xanh mây trắng tầm nhìn mở ra
                         Chim Ưng thỏa sức bay xa
                         Năm châu bốn biển bao la tình người
                         Quang Trung đất Mẹ đây rồi
                         Trên mây vẫn nhớ từng lời ru xưa...
                         “Ầ ơi...
                         Công đâu công uổng công thừa
                         Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan
                         Công đâu công uổng công hocmg
                         Công đâu gánh nước Tam Quan tưới dừa... ”
                         Dừa đung đưa, Nôi đung đưa
                         Ước mơ tuổi nhỏ ngày xưa đã thành
                         Áo bay (đã) thay sắc lộ trình
                         Mà đường chưa hết gập ghình chông gai
                         Gập ghình của cái hôm nay
                         Khác xa với nỗi chông gai năm nào
                         Cánh bay sóng sánh ngàn sao
                         Ngọn dừa rợp mát vẫn cao ngang tầm
                         Gừng cay muối mặn đã từng
                         Lời nguyền sau trước vì dân đã nguyền
                         Mặc cho gió xoáy trăm miền
                         Cánh bay chẳng chút trùng triền, lung lay
                         Không hề sai lệch đường bay
                         Theo đường Bác vạch thẳng ngay một đường
                         Xưa chiến trường, nay thị trường
                         Đường băng sống chết dễ thường tử sinh
                         Thủy chung một dạ đinh ninh
                         Công ơn Đảng Bác, nghĩa tình nước non
                         Mùa Thu bốn tám vừa tròn
                         Trăm công ngàn việc vẫn còn thời gian
                         Đường bay ngày một thênh thang
                         Anh hùng lại viết tiếp trang Anh hùng...


        Với những đóng góp của cá nhân anh trong chiến đấu và xây dựng kinh tế, lịch sử phát triển ngành Hàng không dân dụng Việt Nam không bao giờ vắng tên anh - người Anh hùng phi công Nguyễn Hồng Nhị.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #71 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2016, 09:29:34 pm »

       
ĐƯỜNG BĂNG DỊU ÊM

        Với những người làm nghề sông nước thì bến bờ là nơi trú ngụ, là điểm tựa an toàn, vững chắc nhất trong mọi bão giông, hiểm nguy... của những chuỗi ngày lênh đênh.

        Với đội ngũ phi công, dù muốn bay cao, bay xa đến đâu thì rồi cũng vẫn phải quay về với mặt đất thân yêu. Cất cánh, tách đất, rời đất... rồi kiểu gì cũng phải tiếp đất. Đường băng là nơi cho anh lấy đà lao vút vào trời cao, là nơi tạo cho anh cơ hội trải nghiệm, thực hiện những ước mơ cao cả của mình và cũng là nơi đón nhận anh về trong tâm trạng hào hứng, phấn khích hay u buồn, mệt mỏi...

        Gia đình đối với người phi công cũng đúng như đường băng kia. Nơi ấy là nơi tạo nguồn cảm hứng, là nơi chắp cánh những ước mơ cho anh, là chỗ dựa vũng chắc cho mọi bước chân anh trên mọi nẻo đường, là chỗ dựa vững chắc cho sự nghiệp của anh. Cho dù anh chói lòa trong hào quang hay bình dị như những con người bình dị nhất thì đấy chính là nơi anh hạ cánh, nơi anh luôn tìm được sự bình yên mặc cho bầu trời đầy bão giông với đủ mọi hiểm nguy rình rập.

        Cho đến bây giờ, tôi vẫn cho rằng tình yêu như là điều gì đó được sắp đặt theo số phận. Các bạn cứ thử suy từ chính các bạn ra mà xem. Anh Nguyễn Hồng Nhị - một chàng trai tận miền quê Bình Định lại gắn bó với một sơn nữ của miền sơn cước Tam Đảo! Lạ lùng chứ! Mà mối tình của họ cũng đặc biệt hiếm hoi!

        Số là, vào tháng 8 năm 1966, sau khi anh nhảy dù, đơn vị cho anh đi nghỉ an dưỡng trên núi, anh gặp chị - chị Nguyễn Thị Thanh Dậu khi ấy là y sĩ công tác tại trạm y tế Tam Đảo. Anh đã “để ý” đến cô y sĩ này - cô y sĩ hiền lành, chất phác, luôn vui vẻ và có tấm lòng nhân hậu, luôn nghĩ, luôn lo cho người khác, cho công việc của đoàn thể giao, như: tham gia công tác dân quân tự vệ, là Bí thư Chi Đoàn, ủy viên Ban chấp hành Phụ nữ thị trấn...

        Thời gian nghỉ ngắn thôi, nhưng anh cũng đã có những rung động, những xao xuyến, bâng khuâng riêng. Anh không thổ lộ chút gì hết, cho dù nhịp đập của con tím đã bắt đan xen những nhịp phách mới.

        Tháng 6 năm sau, anh cùng một số phi công của đơn vị lại có dịp lên nghỉ ở Tam Đảo. Thời đó, các phi công hay được nghỉ ở vùng núi vì khí hậu phù hợp, không khí trong lành, lại yên ả, thanh bình, gần đơn vị (chỉ cách 40 đến 50 cây số mà thôi). Mọi điều kiện rất phù hợp cho phi công lấy lại sức sau những ngày trực chiến căng thẳng. Những ngày nghỉ, anh khao khát muốn gặp cô y sĩ ở Trạm xá (anh chưa biết nhà cô ở đâu cả). Vậy là anh tạo ra sự xây sát khi chơi thể thao để xuống trạm xá nhờ y sĩ Dậu bôi thuốc, băng bó để có cớ gặp cô. Anh đi cùng với một số anh, trong đó có anh Nguyễn Nhật Chiêu (sau này trở thành Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân). Các anh đều giấu tên thật của mình, giấu cả quê quán của mình nữa. Anh Chiêu thì giới thiệu mình tên là Châu. Anh Nhị thì tự giới thiệu mình tên là Vĩệt, quê ở Bến Tre. Câu chuyện của các anh cũng cứ “tào lao” không ăn nhập đâu vào với đâu, nội dung câu chuyện cũng như vậy khi các anh đến trạm xá, và cũng chẳng rõ đâu là thực, đâu là hư, đâu là đùa, đâu là nghiêm túc nữa. Khi anh Nhị tự giới thiệu mình quê ở Bến Tre, cô y sĩ Dậu hồn nhiên đáp lại:

        - Vậy là tỉnh chúng em là tình kết nghĩa với tình Bến Tre nhà anh đấy! (mà thực tế hồi ấy thì đúng như thế thật). Như vậy là đồng hương rồi, đúng không anh? Nói rồi chị tủm tỉm cười.

        Và trong cuộc ừò chuyện này, chủ yếu anh Nguyễn Nhật Chiêu là nhân vật chính để nhân vật phụ - nhân vật quan trọng là anh Nguyễn Hồng Nhị đánh giá tình hình, tìm cách tiếp cận, tựa như trong biên đội bay, một anh làm nhiệm vụ “đánh lạc hướng” để cho đồng đội mình “tiếp cận, làm bàn”.

        - Cô tên là gì nhỉ? - anh Chiêu hỏi.

        - Dạ, em tên là Tam Sơn ạ! - cô y sĩ trả lời

        - Thế em có người yêu chưa? - anh Chiêu hỏi tiếp.

        - Em có gia đình rồi!

        - Chú ấy ở đâu?

        - Nhà em đi B ạ! (đi B tức là đơn vị bộ đội đi vào miền Nam chiến đấu).

        - Cô có cháu chưa?

        - Em có một cháu gái rồi!

        Chuyện bâng quơ thế thôi, nhưng trước đó các anh đã “trinh sát, nắm tình hình”, đã được chị Ca - cán bộ phụ trách nhà ăn của khách sạn Tam Đảo giới thiệu, cung cấp cho đầy đủ thông tín về cô y sĩ này rồi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #72 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2016, 09:32:39 pm »

        Nhớ lại lần gặp gỡ trên núi ấy, anh Nguyễn Nhật Chiêu nói:

        - Thời gian ấy tớ với “lão” Nhị cùng với một số anh em khác được đi nghỉ ở Tam Đảo (lúc vui chuyện, anh Chiêu hay gọi người khác bằng “lão”, cho dù người đó ít tuổi hơn anh nhiều). Anh em tớ đã gặp cô Dậu đi vác nứa ở rừng về, mồ hôi chảy ròng trên khuôn mặt đồ hồng, quần xắn cao, bước đi vững chắc lắm. “Lão” Nhị có cảm tình ngay...

        - Vậy đấy có thể gọi là “tình yêu sét đánh” được không anh?

        - Có lẽ gần như vậy. Các cụ thì chỉ nói rằng “phải lòng” thôi!

        - Vậy rồi sao nữa?

        - Vậy rồi bọn tớ xuống nhà cô Dậu. ông cụ bố cô Dậu rót nước ra mời. “Lão” Nhị thì chẳng nói năng gì, cứ uống nước thôi. Ông cụ rót bao nhiêu là uống hết bấy nhiêu. Buồn cười lắm!

        Có lẽ tâm trạng của chàng trai nào ở vào thời điểm đó cũng giống như tâm trạng của anh Nhị mà thôi. Cứ khoe mạnh dạn ở đâu đó, nhưng trong ngữ cảnh ấy thì lại cứ run run, sờ sợ. Cũng thật lạ về cái tâm trạng con người!

        Lần gặp gỡ ấy, anh Nhị có hỏi chị Dậu:

        - Nếu anh viết thư cho em thì em có nhận và có đọc không?

        - Em nhận và đọc chứ! Tình quân dân như “cá với nước” mà!

        Anh tặng chị chiếc bút máy “Kim Tinh” của Trung Quốc có khắc tên mình. Thời đó có trào lưu là hễ ai có bút máy là đều đến các thợ khắc bút để khắc tên mình hoặc những chữ như “Kỷ Niệm” hay là khắc chim, hoa, lá...gì đó lên thân chiếc bút. Thợ khắc bút cũng có mặt ở khắp nơi, khắc rất nhanh và rất đẹp với những nét khắc thật mềm mại, uyển chuyển, bay bướm...

        Thời gian sau chiến tranh thì số thợ khắc bút ở các thị xã, thị trấn, thành phố... không còn nữa. Bẵng đi mấy chục năm, vừa rồi tôi lại thấy thợ khắc bút ngồi ở Bờ Hồ. Tôi cho rằng đấy cũng là một điều rất hay, rất văn hóa và định bụng khi nào thuận tiện, tôi cũng đến nhờ khắc cho một chiếc để được sống lại kỷ niệm xưa.

        Vào cái thời anh Nhị tặng cây bút “Kim Tinh” cho chị phải nói rằng đấy là cả một sự kiện vì cây bút “Kim Tinh” rất quý, chỉ những ai đi công tác qua Trung Quốc thì mới mua được loại bút ấy. Hình dáng đã đẹp, các nét viết lại trơn tru, được sở hữu chiếc bút ấy là “oách” lắm rồi. Nước ta hồi đó thì chỉ có bút “Hồng Hà”, “Trường Sơn”... nhưng chất lượng chưa được cao.

        Anh tặng chị chiếc bút. Chị cũng lấy chiếc bút “Hồng Hà” có khắc tên của mình của mình ra để tặng lại anh. Vậy là từ đây, những chiếc bút sẽ là những giây tơ nối cho những tiếng lòng ngân vang, kéo gần sự xa cách. Những chiếc phong bì nhỏ nhắn và những con tem có cánh sẽ chắp nối tình cảm cho họ. Thần tình yêu chắc đang bay lượn quanh đâu đó, ngắm nhìn họ và mỉm cười ranh mãnh!

        Chị có xuống đơn vị thăm anh hai lần: lần thứ nhất là khi tiễn em trai mình là Nguyễn Dũng Chiến lên đường nhập ngũ và lần anh Trần Mạnh - Trung đoàn trưởng đi họp, ghé qua đón chị về Trung đoàn.

        Vậy là tình yêu thật sự đã đến với chàng trai Bình Định tập kết ra Bắc và cô sơn nữ người Tam Đảo.

        Anh viết trong nhật ký nói lên sự khao khát yêu nhau của thời trai trẻ: "... Em yêu anh giống như đất nắng hạn lâu ngày trông mưa. Anh yêu em giống như trời đang đổ cơn giông xua đi nắng hạn... Mình cũng không ngờ năm nay tình yêu lại đến. Tình yêu đến kể cũng rất bất ngờ nhưng đằm thắm. Nếu đã yêu thì phải quyết tâm nhen nhóm cho trọn vẹn kể cả đôi bên.

        Nhưng cũng tình yêu đến mới cảm thấy bận rộn nhiều hơn, sao mà bận rộn nhiều đến độ mình chua nghĩ đến bao giờ. Có phải chỉ riêng cá nhân mình hay là “ai” cũng thế?”

        Rồi đoạn khác anh lại viết: “Tình yêu đã sưởi ấm cho tôi thêm về tình cảm gia đình và luôn động viên tôi bắn rơi nhiều máy bay giặc Mỹ”...

        Anh cho biết:

        - Cô ấy yêu anh không phải là vì anh có tài bắn máy bay, mà là theo cô nghĩ hai tiếng phi công nó ừong sáng như “chiếc cốc pha lê” vậy, đó là người phi công chiến đấu - chiến sĩ canh trời mà! Chính tình yêu, sự cảm thông của cô ấy qua những lời thư nhắn gửi thiết tha đã “tiếp lửa”, tiếp thêm sức mạnh cho anh để cho anh cất cao đôi cánh bay của mình!

        Còn chị thì tâm sự:

        - Chúng tôi viết cho nhau nhiều, dù rằng thời gian rất eo hẹp và các điều kiện của cuộc sống bấy giờ rất khó khăn. Mỗi lần cầm thư anh là tôi phải xem ngày anh viết là ngày nào, xem để biết đến ngày ấy anh vẫn còn sống.

        Anh xa gia đình biền biệt, chiến trường anh chiến đấu lại vô cùng khắc nghiệt, gian nguy... Tôi chỉ muốn chia sẻ với anh bớt được chút khó khăn nào hay chút ấy. Tôi luôn cầu mong: dù anh bay đi đâu, đến đâu, chiến đấu ừong điều kiện khắc nghiệt thế nào, gian khổ đến mấy thì đến, miễn tránh được “hòn tên mũi đạn” để trở về. Nếu có phải hy sinh thì cũng phải hy sinh cho anh dũng. Tôi cũng đã chuẩn bị tinh thần là người vợ liệt sĩ suốt đời.

        Cô sơn nữ dịu hiền, chất phác ấy có tấm lòng thật nhân hậu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #73 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2016, 09:01:59 am »

        Sau buổi gặp nhau lần thứ hai ở trên núi ấy, anh về báo cáo với tổ chức về câu chuyện tình cảm, “tình yêu tình báo” của mình. Với đội ngũ phi công, không phải cứ yêu ai là có thể lấy được người ấy. Nó cũng có nhiều lí do ràng buộc lắm. Phải điều tra, xem xét lí lịch, thẩm tra lại thân nhân... nghĩa là phải qua những bước thủ tục quy định chặt chẽ. Cũng đúng thôi, một mình anh trên trời - tài sản giao cho anh về giá bị kinh tế, chính trị và các giá trị khác nữa vô cùng lớn, không thể để xảy ra những sai sót, sai lầm đáng tiếc được.

        Đích thân Trung đoàn trưởng Trần Mạnh và Chính ủy Chu Duy Kính thay mặt đơn vị lên thăm gia đình và đặt vấn đề với gia đình, bố mẹ của chị Dậu.

        Chuyện tổ chức cưới xin cho anh cũng được bàn định, sắp xếp, tổ chức nhanh gọn. Tháng 5 anh về báo cáo tổ chức thì tháng 11 đơn vị đứng ra tổ chức lễ thành hôn cho anh chị.

        Chiến tranh tiếp diễn thế nào đi chăng nữa thì cũng vẫn phải tính đến chuyện gia đình, sinh cơ lập nghiệp. Anh còn nhớ hôm gặp Bác Hồ, Bác có dặn: “Học Bác cái gì thì học nhưng đừng học không lấy vợ!”.

        Gia đình và đơn vị đều nhất trí, thấy mọi chuyện cũng hợp lí nên hôn lễ được tổ chức trên khu nghỉ mát Tam Đảo.

        Hôm anh chị đi đăng ký kết hôn, đại diện đơn vị có các anh Nguyễn Công Lý, ủy ban nhân dân thị trấn Tam Đảo có Chủ tịch Phạm Văn Quảng, đại diện gia đình có ông bố - Nguyễn Văn Tác và cả hai anh chị đều ký vào giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của anh chị.

        Đám cưới thời chiến thật giản dị mà vui vẻ. Kẹo, chè, thuốc lá và những lời ca tiếng hát chúc tụng cô dâu chú rể. Anh chị tràn ngập ừong niềm vui, đắm say trong men say của tình yêu, nhưng họ cũng không ở với nhau được liên tục. Ngay trong “tuần trăng mật” ấy, mới chỉ đến hôm thứ hai, có nhiệm vụ chiến đấu, đơn vị đã cho xe lên đón anh lúc nửa đêm. Tam Đảo mùa ấy rất rét, ừời đầy mù sương, gió thổi lạnh buốt. Anh cỗi chiếc áo ấm để choàng cho chị, truyền lại hơi ấm cho chị trước khi lên xe về đơn vị nhận nhiệm vụ. Cuộc sống của người lính, nhất là người lính canh trời thực sự gian nan vất vả, luôn phải xa gia đình và luôn thèm khát hơi ấm gia đình. Từng chuyến xuất kích là từng chuyến thần kinh phải tập trung căng thẳng. Mọi chuyện diễn ra bất ngờ từng giây, tình huống thay đổi từng giây. Người phi công chiến đấu không những phải điều khiển máy bay thành thạo, điêu luyện, mà còn phải biết định hướng ở trên không, xác định được tình thế chiến trận, quyết định cách đánh, thời cơ tấn công, cách thức tấn công, tiêu diệt địch. Vừa là người lính chiến, vừa như người chỉ huy dàn nhạc ữên không, vừa như một dũng sĩ lại vừa như người nghệ sĩ... Phi công chiến đấu khác với những thành phần khác có lẽ là ở chỗ đó.

        Muốn hay không, dù căng thẳng đến mấy, trong anh vẫn có những khoảnh khắc ngắn ngủi xao lòng khi ngắm mặt trời chìm dần sau dãy núi, vẽ lên trời những rẻ quạt với những gam màu đậm nhạt khác nhau trong chiều tím hoàng hôn. Những làn khói lam mỏng manh, lãng đãng bay lên từ các mái nhà tranh trong thôn xóm gợi nhớ đến bữa cơm gia đình xum vầy. Anh thầm nghĩ không biết giờ này vợ mình đang làm gì, không biết đã vào bếp nấu cơm chưa. Thật thèm lắm những bữa cơm gia đình. Anh đứng tựa lưng vào chiếc máy bay MiG-21 thân yêu đã cùng với anh trực chiến hết ngày, nhìn lên dãy núi, nhớ da diết cô sơn nữ Dậu và anh khe khẽ hát: “Ai về sau dãy núi xanh lơ, nhắn rằng tim tôi chưa phai mờ, hình dung một chiếc thắt lưng xanh, một chiếc khăn màu trắng trắng, một chiếc vòng sáng long lanh và nụ cười thật quá xinh...”. “Nụ cười sơn cước” anh đã bắt gặp từ ngày đầu tiên ở trên Tam Đảo, đã in đậm trong tâm khảm anh, không thể phai mờ.

“Núi cao chi lẩm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!”

        Nơi núi cao vời vợi, xa vời vợi kia, chị cũng nhớ anh không kém. Người xưa vẫn nói: “Thương gì bằng nỗi thương con. Nhớ gì bằng nỗi gái son nhớ chồng!”. Vừa mới cưới xong, mới ở với nhau được hơn một ngày đã xa cách sao mà không nhớ nhung khắc khoải! Những khi nghe tiếng máy bay trên trời, những lúc nhìn về phía sân bay, chị lại bần thần nhớ đến anh, nhớ từ buổi gặp đầu tiên đến lúc chia tay, nhớ cảnh anh cời áo khoác ra để khoác cho chị, truyền hơi ấm cho chị... Chị lại thầm mong anh được lành lặn trở về...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #74 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2016, 09:06:28 am »

        Tình yêu đã giúp cho họ sức mạnh, giúp cho họ lòng tin vào tương lai, giúp cho họ vượt được mọi khó khăn, trở ngại, rút ngắn thời gian xa cách và luôn như được sống bên nhau.

        Chị đã từng viết cho anh bài “Trái tim đồng chí”:

                                    “Hai đứa yêu nhau chờ ngày hôn lễ
                                    Bỗng một chiều bom Mỹ dội quê hương
                                    Anh phải xa em lên đường đi chiến đấu
                                    Buổi tiễn đưa vàng nắng xế sườn non
                                    Trời xcmh hôm nay, trời của ta còn mờ lửa khói
                                    Em cũng lên đường theo bước chân anh
                                    Trên đầu em một ngôi sao sáng chói
                                    Như ánh mắt ngời sáng mãi long lanh
                                    Hai ngôi sao yêu thương thành ngôi sao đồng chí
                                    Dù anh bay đi, em có ở nơi nào?
                                    Hạnh phúc vẫn trọn trên tuyến đầu chống Mỹ
                                    Mãi ngời vui!"


        Năm 1969, bé gái Hồng Tâm ra đời. Niềm vui hạnh phúc nhân lên gấp bội phần. Sinh linh nhỏ bé kia đã làm họ ngập tràn trong nỗi hân hoan dù trước mắt còn biết bao khó khăn, gian khổ. Ngày chị sinh bé Hồng Tâm, nhận được tin mà anh không về được, anh chỉ biết viết cho chị:

                                    “Anh lại viết tiếp cho em
                                    Tình thơ vẫn dịu niêm
                                    Qua bao ngày mang nặng
                                    Bao ưởc mong lo lắng
                                    Hôm nay đã đến rồi
                                    Ngày sinh nỏ gian  nguy
                                    Nhưng anh vẫn xa biền biệt
                                    Nhớ thương em da diết
                                    Càng phải cố gắng hơn
                                    Tinh em vẫn là trên
                                    Em phải luôn nghĩ vậy!”.


        Chị vẫn ở lại đỉnh núi với ông bà ngoại, nuôi con. Anh vẫn đi chiến đấu với những chuyến xuất kích ngày càng cam go. Kẻ địch ngày càng xảo trá, càng tàn bạo thì mức độ ác liệt của từng chuyến xuất kích, từng trận không chiến càng tăng.

        Chị cũng từng tham gia cùng lực lượng dân quân du kích đi bắt giặc lái Mỹ nhảy dù, rơi xuống đỉnh Tam Đảo. Mất mấy ngày mấy đêm liền cơm nắm cơm đùm lung sục trong núi trong khi máy bay Mỹ cứ quần đảo liên tục trên đầu. Chắc chắn thằng giặc lái Mỹ vẫn ở đâu đây. Về sau anh chị em dân quân phát hiện ra nó đang nằm ở trên cây, giũa mấy chạc cây. Hắn bị tóm sống. Vì chị là y sĩ nện được phân công bảo vệ sức khỏe cho tên giặc lái từ khi bắt được nó cho đến khi bàn giao nó cho Tỉnh đội. Suốt dọc đường trong rừng núi, chị phải thường xuyên đi cạnh nó. Nó cao phải đến 2 mét, khi dẫn nó về Thị trấn Tam Đảo, phải kê sát hai chiếc giường vào cho nó nằm mà nó phải nằm vắt chéo thì mới vừa. To xác như vậy nhưng cũng nhát lắm, chắc chỉ hung hăng ở trên trời mà thôi. Lại nhớ đến bài của nhà thơ Tố Hữu:

                                    “O du kích nhỏ giương cao súng
                                    Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu
                                    Ra thế, to gan hơn béo bụng
                                    Anh hùng đâu cứ phải mày râu!”


        Đúng! Anh hùng đâu cứ phải mày râu thật!

        Đến năm 1973, chú lính con Hồng Hưng tiếp tục ra đời. Anh Nhị cũng không ở nhà mà ở tận bên Liên-xô. Chị phải trông cậy vào sự trông nom, chăm sóc chu đáo của bà ngoại và của hai em Nguyễn Tiến Thắng, Nguyễn Thị Hồng Yên. Anh viết thư về động viên chị, động viên gia đình vượt qua những khó khăn, trở ngại.

        Cuộc chiến tranh đánh phá miền Bắc bằng lực lượng Không quân của đế quốc Mỹ chấm dứt nhưng chưa kết thúc về toàn cục.

        Anh vẫn xa biền biệt Bé Hồng Tâm có những chiều ra đứng ngoài cổng, thấy bạn bè hàng xóm gọi bố, cũng học theo bạn hàng xóm, cũng gọi:

        - Bố ơi, về ăn cơm!

        Chắc ở nơi xa kia anh cũng thấy nóng ruột, hắt hơi... Khi biết chuyện ấy, anh nhớ con, nhớ gia đình vô kể, nhưng nghĩ rằng mình đâu bỗng chốc mà về được. Chiến tranh chưa kết thúc, mà với người lính chiến trong chiến trận thì phải luôn sẵn sàng... Anh xác định, động viên lại chị:

                                    “Nếu giữa đường anh không về nữa
                                    Thì em ơi, mỗi bữa cơm chiều
                                    Hồng Tâm đừng gọi bố về, nghe con
                                    Em cứ dạy cho con ngoan, con lớn
                                    Ngày huy hoàng sẽ đến cho em
                                    Trường Sơn một dải núi non
                                    Hồng Tâm có bố của con góp phần
                                    Cầu cho em vẫn hồng như trước
                                    Dù điểm sương mái tóc buông lơi!”.


        Miền Bắc đứng lên từ đống đổ nát của đạn bom, khôi phục xây dựng lại sẽ đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như lời di chúc của Bác.

        Nền kinh tế thờỉ đó gặp muôn vàn khó khăn... Đói... Rét..
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #75 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2016, 09:15:31 am »

        Tam Đảo ngày ấy rét kinh khủng, nhà nào nhà nấy đều phải đốt củi sưởi ở giữa nhà, hầu như lửa cháy suốt ngày đêm mà vẫn không sao xua tan được cái giá lạnh. Rét ở miền núi thật đến buốt óc.. Nước đóng băng trên bề mặt các chum, vại đựng nước. Bé Hồng Tâm mới khoảng 3-4 tuổi, một buổi sáng ra múc nước, vướng mặt băng đóng ỗ trên, không thể múc được liền kêu toáng lên:

        - Thấy nước mà lại không múc được!

        Cũng là lạ. Lời con trẻ mang đầy sự ngạc nhiên... Đứng là bề mặt nước bị đóng một lớp băng dày khoảng vài ba phân thật Khi lớp băng bị đập, bé Hồng Tâm lại la tiếp:

        - Không biết ai ném đầy mảnh kính vào vại nước nhà mình nhỉ?

        Xa cách anh, chị vẫn cố nuôi dạy con cái, chăm sóc Mẹ già và hoàn tất mọi nhiệm vụ ở trạm xá để anh yên tâm công tác. Lâu lâu anh ào về, rồi lại hối hả đi. Thường thì có xe ô-tô của đơn vị chở anh về, nhưng cũng có những lần anh phải đạp xe đạp, đẩy ngược dốc về thăm gia đình.


Anh chị và hai cháu Tâm, Hưng chuẩn bị về thăm quê nội

        Dốc Tam Đảo ngày ấy đường còn hẹp lắm, cây cối um tùm, rừng thông cao vút với tiếng réo vi vu suốt đêm ngày. Tiếng gà rừng còn gáy vang trong hẻm núi, chim chóc hót líu lo..., người đi đường rất ít nên con đường càng cảm thấy quạnh quẽ, hoang vắng.

        Từ chân suối lên thì chỉ có xuống đẩy xe đạp thôi chứ không thể ngồi mà đạp được. Từ nhà xuống thì xe nào cũng phải buộc một cành cây to ở đằng sau xe để giảm tốc độ lao của xe, nếu cành cây nào có ít là thì phải đặt thêm một hòn đá lên, không thì không loại phanh nào chịu nổi.

        Đẩy xe lên dốc thì càng đẩy càng mệt, mà mệt rồi thì thấy cái gì cũng nặng. Đã có íàn anh đẩy xe lên dốc, mệt quá, mấy cân dưa định đem về làm quà cũng đành phải “gửi lại” gốc cây ven đường, đến giày cũng phải tháo ra để ừeo vào ghi đông xe..., muốn có ai đó đi cùng làm bạn đường vừa đi vùa nói chuyện cho đỡ buồn, đỡ mệt mà cũng chẳng có... Chỉ có tình yêu với “động cơ đốt tim” mới làm cho con người ta vượt được hết thảy. Đúng là “tam tứ núi cũng trèo, ngũ lục sông cũng lội, thất bát đèo cũng qua” như người xưa thường nói thật.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #76 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2016, 07:24:20 pm »

        Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, anh được điều động vào đó công tác nên anh cũng chuyển gia đình vào đó. Cũng là hợp lí, nhưng chật vật lắm anh mới đưa được gia đình đi vì bà ngoại rất khó tính, không muốn rời xa con, cháu. Tổ chức “điều đình” mãi, bà mới xuôi.

        Vậy là chị cùng các cháu và bà ngoại “hạ sơn, rời núi”.

        Bà ngoại vì nhớ thương hai cháu, không muốn rời xa nên cũng đành phải “hạ sơn”, vào Nam mấy tháng với các cháu.


Anh Nhị thăm lại mảnh đất đồn Đắc Đoa, nơi thấm đẫm máu xương đồng đội Tiểu đoàn 365, nay là Trường Mần Non ( ảnh chụp năm 1998 )


Gặp mặt các cựu chiến binh tiểu đoàn 365 nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập tiểu đoàn (tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh)

        Khi vào Nam, chị được công tác ở bệnh viện của Quân chủng Phòng không - Không quân (từ năm 1976 cho đến 1979). Khi bệnh viện của Quân chủng chuyển ra ngoài Bắc, chị chuyển về công tác ở bệnh xá Sư đoàn Không quân 370.

        Lại tiếp tục những chuỗi ngày vất vả. Anh không mấy khi được ở nhà mặc dù mang tiếng công tác gần nhà. Cũng may, các cháu ngoan ngoãn, biết làm lụng các công việc giúp mẹ nên chị cũng đỡ được phần nào. Chúng lớn dần lên thì anh lại chuyển công tác xa đàn, lại “Bắc tiến” - ra Đà Nắng, rồi Thanh Hóa, Hà Nội và về Gia Lâm. Đúng cảnh chồng Bắc vợ Nam, thật như vợ chồng Ngâu, lâu lâu mới được gặp nhau. Anh chị chỉ thực sự gần nhau, chăm sóc cho nhau khi anh đã nghỉ hưu. Các cháu cũng đã trưởng thành, ngoan ngoãn và đều công tác phục vụ trong ngành Hàng không dân dụng Việt Nam, đã lập gia đình, sinh con đẻ cái. Gia đình anh đã là một gia đình lớn. Tiếng các cháu nô đùa ríu rít suốt ngày làm cho không khí luôn vui vẻ.

        Lần anh bị bệnh nặng phải nhập viện, chị lo lắng chăm sóc anh như người mẹ hiền chăm sóc cho con. Mọi người tưởng anh không qua được. Nằm trên giường bệnh, anh tâm sự với chị:

        - Theo cách mạng, anh đã được đi khắp nhiều miền kể cả tận chân trời góc biển xa xôi nhưng anh vẫn luôn như có em bên anh. Nay dù anh có đi xa, em cũng đừng buồn. Anh thương em lắm, thương vô cùng!

        Biết rằng anh đang xúc động, chị nói đùa cho anh vui:

        - Nào, vậy bây giờ anh cần gì để em chiều!

        - Thôi đừng giỡn nữa! - anh cười tủm tỉm.

        Nhắc đến chuyện của anh chị, tôi lại nhớ đến câu xưa:

“Vợ chồng là nghĩa tao khang
Xuống khe bắt ốc, lên ngàn hái dâu
Vợ chồng nghĩa nặng tình sâu
Thương nhau đến lúc bạc đầu vẫn thương!”.
       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #77 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2016, 07:27:16 pm »

         
THAY CHO LỜI KẾT

        Tháng 5 năm 1998, anh nhận quyết định nghỉ u hưu. Một lần, vào dịp cuối năm, anh rủ tôi đi xem khu đất anh mua để lập trang trại. Tôi hỏi:

        - Anh định làm trang trại ở khu vực nào?

        - Thì ngay sau Sư đoàn thôi! Đi rồi sẽ biết!

        Sư đoàn đây là Sư đoàn Không quân 371. Mà khu vực Sư đoàn ở Sóc Sơn thì tôi biết rõ lắm. bao nhiêu thôn xã từng gắn bó với tôi hàng bao nhiêu năm trời như: Lạc Đức, Vệ Ninh, Bắc Phú, Dược Thượng, Dược Hạ, Đặc Tài, Hương Đình, Xuân Bách, Ấp Cút, Đông Lai, Quảng Hội, Gò Trai... Tôi không biết anh sẽ “cắm đất” ồ miền nào? Tôi đi theo anh, lòng vẫn băn khoăn, tự mình đặt ra nhiều câu hỏi cho mình mà cũng chưa tìm được câu trả lời. Rồi tôi cũng được anh chỉ cho mảnh đất anh định lập trang trại. Mảnh đất ấy ở ngay sau Tượng đài Không quân, thuộc khu lâm nghiệp cũ, nằm ngay trên đường đi ra đập Đồng Quang.

        Tôi đứng ngắm nhìn khu đất cằn cỗi, được ví là “chó ăn đá, gà ăn sỏi” ấy mà bần thần. Đất này thì chỉ có guột ở dưới cùng thông và bạch đàn ở trên là sống được thôi, lập trang trại kiểu gì nhỉ? Người lính già - vị lão tướng này bắt đầu mắc chứng lẩm cẩm rồi cũng nên? Tôi thầm hỏi, sau lại tìm được ngay câu trả lời cho mình: Sóc Sơn là nơi “tình đất tình người”, như lời trong bài hát của nhạc sĩ Chu Đình Lợi: “Sóc Sơn, nơi anh bay nối đất với bầu ừời. Nơi anh cất cánh và anh về hạ cánh. Nơi đường băng như bậc thang dốc đứng. Đón anh về và nâng cánh anh bay...”. Lời của bài “Sóc Sơn tình đất tình người” đã đề cập đến từng gắn bó với anh cả một thời trai trẻ, từ khi anh đi học bay ở Liên-xô về. Nơi ấy anh từng cất cánh biết bao lần, xuất kích đi chiến đấu. Từ nơi ấy anh đã chứng kiến biết bao nhiêu niềm vui, nỗi buồn ừong suốt chặng đường chiến đấu của mình. Tinh nghĩa của biết bao con người từng nuôi dưỡng, cưu mang, động viên anh từng chuyến bay, chăm sóc anh từng ngày, yêu thương anh như người thân, ruột thịt của mình. Biết bao đồng đội của anh từng đổ sức lực, máu xương, mồ hôi, nước mắt. Biết bao người đã ngã xuống vì mảnh đất này... Cái nôi của Không quân là đây. Nơi đây, theo huyền thoại, sau khi đánh xong giặc Ân, Thánh Gióng đã ngồi nghỉ, rồi cưỡi ngựa sắt bay về trời. Người như hình tượng phi công đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam. Lớp lớp phi công đã trường thành trên đất này. Biết bao cán bộ lãnh đạo của các đơn vị Không quân, của Quân chủng Phòng không - Không quân trưởng thành từ đất này...

        Cái tình, cái nghĩa nặng như vậy, làm sao anh lại không quay về mảnh đất này được? Anh lại về đây sau bao nhiêu năm công tác ở nhiều đơn vị, sau bao nhiêu năm nếm trải những thăng trầm... Cũng cần phải có thời gian tĩnh lặng để nghỉ ngơi, thư thái, để suy ngẫm, để cảm thông... Anh về đây là về với đơn vị cũ. Đồng đội vẫn bên cạnh anh, vẫn sẵn sàng chia sẻ với anh khi vui, lúc buồn... để rồi cùng nhau hát mãi khúc quân hành...

        Tôi tự lí giải cho tôi. Tôi không muốn hỏi, đúng ra là không dám hỏi.

        Tôi lẳng lặng suy đoán, suy ngẫm... Mà rồi, đúng như vậy thật! Ngày 22 tháng 1 năm 1999, anh tiến hành việc khởi lập “Trang trại Hương Trời”!

        Cái tên “Trang trại Hương Trời” chắc anh cũng suy nghĩ, cân nhắc kỹ càng lắm rồi nên mới đặt như vậy.

        Để cho cây cối có thể sống được, xanh tốt được trên đất ấy đâu phải dễ. Đất ấy là đất thuộc về thông, bạch đàn, cỏ guột..., tóc là những cây quen “chịu kham, chịu khổ”. Đát ấy khi có mưa xuống, đất ướt ngay đấy rồi lại khô ngay đấy. Đất pha lẫn sỏi cát với bề dày chỉ ừên dưới một mét Tiếp ngay sau đó đã là đá ong rồi. Tôi từng ờ khu vực đó. Gia đình tôi cũng từng ở khu vực đó. Tôi đã từng gắng sức đào mấy mét vuông ao để thả cá rô-phi, mà chiều nay đào đến lớp đá ong, đào xuống tới phần mềm, thì trời tối, không thể đào thêm được nữa đành dừng lại, chiều ngày hôm sau bắt đầu đào tiếp thì những nhát xà-beng đầu tiên trổ xuống thật chối tay - cứng đúng như đá!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #78 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2016, 07:34:07 pm »

        Phải qua chiều sâu chừng 40 đến 50 phân, đất mới có độ mềm, nhung chỉ được lúc sau, khi đang đà “thi công thuận lợi” thì ừời đã lại tối, lại phải dừng. Ngày hôm sau lại bắt đầu từ đầu, lại đánh vật từng phân đất một với đá ong. Chỉ có mấy chục mét vuông ao thôi, mà nói không ngoa, tay tôi vẫn còn “chai tay” cho tới lúc ngồi viết những dòng này mới ghê. Chính vì vậy tôi mới khâm phục, thông cảm với anh khi anh quyết định chọn lựa cái vị trí đó để làm “Trang trại Hương Trời” của anh.

        Phải tâm huyết lắm, phải ghê gớm lắm, phải cả gan lắm, liều lĩnh lắm mới dám làm như vậy. Bây giờ, có ai đến thăm, nhìn thấy cơ ngơi ấy thấy rất khoái chí, hầm trồ khen là “đắc địa” nhưng không thể hiểu thấu được những nỗi gian truân của gia chủ ở những ngày đàu “lập nghiệp”.

        Anh phải thuê người xúc đất cằn khô đi, mua đất nạc, đất màu mỡ về đổ vào từng hốc, từng hố để trồng cây. Nào vải, nào nhãn, nào xoài, nào mít.., thôi thì đủ thứ. Mà mỗi loại cây thì hố trồng lại cần độ rộng, độ sầu khác nhau. Có nghĩa là gần như cải tạo đất 100 %.

        Rồi anh liên hệ mua nhà sàn về dựng ở trang trại. Nhà sàn thì phải lên tận huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La để tìm, để đặt vấn đề mua và chuyên chở. Bản Cù (theo tiếng Mường là bản có trồng nhiều cây sấu) là nơi bán nhà sàn cho anh. Nói về nhà sàn, trông đơn giản thế thôi, nhưng thợ nào làm nhà sàn nào thì chỉ thợ ấy mới tháo, mới lắp mới dựng được nhà sàn ấy. Mỗi một ông thợ có một kiểu mộng khác nnhau. Thợ khác vào tháo là vỡ mộng, là hỏng ngay. Vậy nên, lại phải tìm đúng ông thợ cả đã dựng ngôi nhà ấy để nhờ tháo, lắp. Thợ cả ngôi nhà anh mua còn trẻ lắm, chỉ mới ngoài 30 tuổi, người mảnh dẻ và rất hiền đã đi theo về trang trại để lắp lại nhà sàn cho anh.

        Trung đoàn 921 cho anh mấy chuyến xe để chở nhà sàn về. Chuyến đi gian nan lắm vì phải vượt đèo, vượt núi. Vào thời gian ấy đường đâu có ra hồn đường, đầy những “ổ voi”, “ổ trâu”, đặc biệt là ở khu vực Đèo Cón. Ròng rã một ngày đẫy, từ mờ sáng đến tối mít, xe mới đưa được nhà sàn về trang trại. Hôm sau, thợ cả và các thợ phụ bắt tay vào dựng lại. Trong vòng vài ngày, ngôi nhà sàn đã đứng vững chãi, bề thế giữa trang trại.

        Ngày khánh thành nhà sàn là ngày vui bất tận. Đội văn nghệ của bản Cù vui vẻ tình nguyện thuê xe xuống trang trại. Thật hiếm khi vào thời ấy lại có một nhà sàn “mọc” sừng sững dưới khu vực miền xuôi. Thôi thì rượu cần, rượu nút lá chuối được vít, được rót liên tục, rót tràn trề. Thôi thì các bài “Qua miền Tây Bắc”, “Inh lả ơi”...cứ cất lên rộn ràng dường như không bao giờ ngớt. Vòng xòe luôn rộng mở, các bước chân nhún nhảy, các nhip tay múa uyển chuyển như không bao giờ ngừng. Ai nấy mặt mũi đều hồng hào, phấn khích trong men rượu, trong tình cảm ấm nồng của người miền ngược với người miền xuôi.... Sao mà gắn bó, sao mà thân thiết đến vậy!

        Và rồi, đất không phụ người. Những hàng cây dần dần lớn lên, xanh mát mắt. Đã ra dáng một nơi gần gụi với thiên nhiên, gắn bó với môi trường, nhất là sau khi có cơ quan bảo vệ động vật cứu hộ lập ngay ở đằng sau trang trại. Tiếng chim hót, tiếng vượn gọi nhau, tiếng khỉ hú... vang động cả khu vực. tưởng chừng như mình đang ở giũa rừng đại ngàn với những âm thanh sống động. Thật thanh thản, thư thái... bạn có thể hái các loại quả của các loài cây để ăn, có thể câu cá lên để nấu nướng, chế biến theo khả năng, theo sở trường của bạn để rồi cùng ngồi “đánh chén” vui vẻ. Ao rộng chừng 2.000 mét vuông, có thể bơi thuyền quanh ao dạo chơi, nghe tiếng cá quẫy, có khi có con còn phi vọt lên khỏi mặt nước như để chào mời.


Mùa vải đầu tiên ở “ Trang trại Hương trời”. Anh chị cùng bà ngoại của hai cháu Tâm, Hưng cùng đi xem vải chín.

        Chủ trang trại là người hiếu khách. Khách khứa khi biết anh có mặt ở đó thì thường kéo đến thăm để có dịp hàn huyên giữa khung cảnh thiện nhiên tuyệt vời này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #79 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2016, 07:43:41 pm »

        Có một lần, vào tháng 12 năm 1999, nhà thơ Lệ Thu, nguyên là Đại biểu Quốc hội của tỉnh Bình Định ra Hà Nội họp đã tranh thủ lên thăm “Trang trại Hương Trời” và làm bài thơ “Én bạc” tặng anh như sau:

“Anh về bên ngọn đồi xưa
Trồng cây vải, nhó cây dừa quê hương
Ấm lòng giữa vạn tình thương
Vòng tay bè bạn, con đường thân quen
Thẫn thờ trước cảnh bon chen
Lặng nhìn thế sự sang hèn nắng mưa
Anh là con của quê dừa
Xa xôi ngàn dặm nắng mưa cõi người
Tháng ngày chẳng chút nghỉ ngơi
Bão dông dưới cánh vọng lời Mẹ ru
Hạ bao nhiêu máy bay thù
Một thời bão lửa, sương mù, mây đen
Con tim thắp sáng ngọn đèn
Trăng ngời Trang trại, gió len nhà sàn
Tượng đài in dấu thời gian
Hồn thiêng đồng đội hàng hàng diễu binh
Qua rồi mấy cuộc trường chinh
Còn đây hạt gạo trống tinh trên sàng
Từng tung hoành giữa thênh thang
Mỗi đường băng một Tam Quan đợi chờ
Ngàn trùng thương nhó ngẩn ngơ
Dòng sông quê mẹ tuổi thơ xa vời
Từng đôi cánh bạc nhẹ trôi
Ngàn năm đẹp với mây trời trong xanh!”...

        Khi lập trang trại, anh học cách cấy lúa, nuôi lợn, gà, ngan, ngỗng... rồi học cả cách làm tương. Một lần đến thăm anh, thấy anh đang ủ mốc, phơi tương thì tôi phục quá. Dân nhà quê như tôi với những công đoạn ấy thì không phải nói làm gì, quá bình thường, nhưng với anh - gần như cả đời, suốt từ bé chỉ cầm súng đánh giặc và làm công tác quản lí, chỉ huy mà đến bây giờ lại biết thuật làm tương thì thật lạ lùng, thật đáng khâm phục. Quả là đúng, “Quân đội là một trường đại học lớn”, ở đó họ được rèn luyện, nâng cao bản lĩnh, chí khí... và không có việc gì là không vượt qua được, đặc biệt đối với những con người từng trải qua trận mạc.


Gia đình anh Nguyên Hồng Nhị thật hạnh phúc

        Anh sống ở trong miền Nam là chính, thi thoảng anh lại ra trang trại. Những lần anh ra, bạn hữu, đồng đội của anh lại có dịp tìm đến hàn huyên. Ngôi nhà sàn lại náo nức, rộn rã tiếng nói cười, những lần gặp anh, thấy anh ung dung tỉa cây, làm vườn, vãi thóc cho gà ăn, tính tại càm cần câu ngồi bên bờ ao... tôi không thể nghĩ được đấy lại là một lão tướng từng xông pha bao phen trận mạc, từng là chiến sĩ bộ binh, từng là người lính canh trời cảm tử, oai hùng mà đài phương Tây từng liệt anh vào danh sách một trong những “sát thủ trên không”...


Nhật ký chiến đấu của anh Nguyễn Hồng Nhị về trận đánh ngày 4-3-1966

        Số lượng máy bay Mỹ bị anh bắn hạ thế là đã nhiều, nhưng có lần tâm sự, anh vẫn xuýt xoa vì thời gian anh đi tập huấn, rồi lại sang Liên-xô mất mấy tháng đúng vào giai đoạn “cao điểm”, nếu anh ở lại chiến đấu ừong vòng mấy tháng ấy chắc sẽ bắn hạ thêm vài chiếc nữa. Nhưng mà thôi, chuyện ấy nói lại làm gì! Đất nước đã hòa bình, lịch sử đã lật sang trang mới. Bầu trời bây giờ đã yên bình, mây trắng đang nhởn nhơ, bồng bềnh trôi, không còn bóng dáng những điểm nổ đen sì với những tiếng gầm rít làm bẩn đục không trung. Nắng đã trải vàng mênh mang. Và gió, gió thổi mơn man, len lỏi, đùa nghịch giữa các đám mây trắng mang đủ hình thù khác nhau. Tiếng máy bay của Hàng không dân dụng vang đều đều, êm ả. Thảng hoặc, một biên đội MiG cất cánh, tiếng tăng lực làm rộn rã thinh không và gây lại nỗi nhớ xao xuyến về một thời oai hùng...

        Sau bữa trưa, vị lão tướng xuống nằm trên chiếc võng mắc dưới chân nhà sàn, đung đua nhè nhẹ. Tôi định hỏi chuyện, nhưng thấy anh đã lim dim. Có thể, arih đang nhớ lại cảnh mình xuất kích bay vút lên bầu ừời, hoặc giả nhớ lại những hình ảnh của đồng đội, bạn hữu... hoặc mơ về miền sơn cước, nơi anh có cuộc gặp gỡ đầu tiên với cô sơn nữ và mối tình lãng mạn, dịu êm ứong anh... cũng nên.

        Tôi lẳng lặng ngắm anh: khuôn mặt hiền, đôn hậu với mái tóc bạc phơ đang ánh lên niềm vui.

        Ngoài kia, nắng trải vàng như mật ong, tiếng thông reo vi vu ừong gió và một giọng chim khách hót lanh lảnh: “Khách, khách!”!

        Có lẽ, anh lại sắp có khách!

HẾT
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Bảy, 2016, 02:47:51 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM