Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:13:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bộ tham mưu PK-KQ trong chiến tranh  (Đọc 29678 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #90 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2016, 06:17:22 am »

        Quả thật quá dốc xa, ai không bám sát người dẫn đường nếu bị lạc sẽ không biết đi đường nào vì rất lắm lối đi. Đến nơi ở, chúng tôi đợi mãi không thấy anh Tô Ngội, anh em bàn nhau định cử người đi đón anh. Nhưng lắm lối đi như thế biết đón đường nào, đành quyết cứ để anh tự tìm đến.

        Đến giờ đi ngủ vẫn không thấy anh Tô Ngội về. Sáng hôm sau, anh em ra mặt đường để lên xe đi tiếp, leo dốc theo lối đi rõ nhất, đi khoảng 15 phút thấy anh Tô Ngội đang đứng giữa lối đi. Anh em hỏi tối qua anh ngủ ở đâu, anh trả lời, mình không tìm thấy anh em đành đứng tựa gốc cây cứ thế mà ngủ.

        Chúng tôi vừa thấy thương anh vừa thấy buồn cười cho một nhà quân sự. Tự nhiên trong tôi xuất hiện một cảm nhận, thanh niên xung phong làm đường Trường Sơn phải chịu đựng gian khổ không kém gì anh bộ đội Trường Sơn.

        Trận địa Tiểu đoàn 69 nằm cạnh đường 18 cách ngã ba từ đường Hồ Chí Minh khoảng 6km. Trận địa được cây cao rừng Trường Sơn che kín hoàn toàn. Triển khai xong chúng tôi làm việc ngay với kíp chiến đấu xe điều khiển. Để chống tên lửa sơ rai, tôi thống nhất với đồng chí Đông là sĩ quan điều khiển của tiểu đoàn: Khi vào cấp I, tôi ngồi sau anh, nếu phát hiện sóng sục sạo mục tiêu, tôi sẽ dập hai đầu gối vào hông anh, anh phải lia ăng ten đi một chút rồi tắt ăng ten, thấy tôi dập hai đầu gối vào hông anh hai cái với nhịp độ nhanh hơn, anh lại mở ăng ten sục sạo tiếp.

        Qua 6 lần vào cấp I, hiệp đồng giữa tôi và đồng chí Đông vẫn thực hiện tốt. Một hôm có đồng chí Nguyễn Văn Thân xuống, khi vào cấp I đồng chí ngồi cạnh tiểu đoàn trưởng.

        Kẻng báo động vào cấp I... Tiểu đoàn trưởng phát lệnh sục sạo mục tiêu... Đồng chí Đông mở ăng ten phát sóng sục sạo mục tiêu theo tọa độ tiểu đoàn trưởng đã chỉ thị. Chưa thấy mục tiêu đồng chí Đông vẫn say sưa sục sạo. Tôi đập 2 đầu gối vào hông đồng chí đến mấy lần đồng chí vẫn không tắt ăng ten. Một tiếng nổ rất đanh ngay trên xe điều khiển. Khí tài mất điện, kết quả là mấy tiêu đồ viên nằm dưới hầm chữ A chưa được lấp kỹ đất đã hy sinh, một đồng chí trắc thủ máy nổ ra tiếp dầu đúng lúc sơ rai nổ cũng bị hy sinh.

        Tôi hỏi đồng chí Đông, tại sao mọi ngày cậu thực hiện tốt việc tắt mở ăng ten theo tín hiệu của mình sao nay cậu không làm? Đông trả lời: Anh ơi! nay có cấp trên xuống theo dõi, nếu tắt mở ăng ten theo tín hiệu của anh sợ cấp trên bảo chúng em là bảo mạng sợ địch.

        Tôi nói ngay, muốn đánh được địch trước hết phải sống bằng cách làm vô hiệu hóa chiến thuật của địch mới đánh được chúng. Anh Đông giương đôi mắt to hơn nhìn tôi, cả hai không nói gì thêm.

        Thời bấy giờ có nhiều đổng chí chưa hiểu sâu hay kết luận vội vàng nên anh em sợ là phải, thật tai hại thay. Nhưng hôm ấy, nếu các đồng chí ấy hiểu rõ đồng chí Thân là người trí, dũng, không hay kết luận vội vàng, chắc các đồng chí ấy không mắc sai lầm như vậy.

        Hôm ấy tên lửa sơ rai của địch vào đúng trung tâm đài điều khiển nhưng khi bay tới chỗ xe điều khiển đã chạm vào cây cao làm nổ ngay phía trên xe điều khiển nên mảnh bắn xuống hầm của các tiêu đồ viên nằm gần cửa lên xuống của xe điều khiển khoảng bốn mét.

        Sau này, tôi gặp anh Thân tôi nói vui, tôi vói anh hút chết vì hôm ấy anh làm cấp trên xuống ngồi cạnh tiểu đoàn trưởng, anh chỉ cười, còn tôi đến bây giờ nhắc đến chuyện xưa tôi thấy không vui, vì tôi nghĩ rằng những người ngoài không hiểu hết cho rằng họ hút chết vì có"thầy có".

        Cây rừng Trường Sơn cứu mình thoát chết, nhưng thấm thìa bài học, chưa nắm chính xác đã kết luận vội vàng, thật là tai hại khôn lường. Cuộc sống cũng đã cho thấy Hồ đồ thường hay ăn quả".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #91 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2016, 06:20:15 am »

               
“LẦN DẪN ĐƯỜNG ĐẦU TIÊN CỦA TÔI”
TRÊN BÀN TRÒN SỞ CHỈ HUY QUÂN CHỦNG 20-9-1965

Đại tá Nguyễn Văn Chuyên               
Nguyên Tham mưu phó Quân chủng        /i]

        Cuối năm 1960, lớp học dẫn đường ở sở chỉ huy đầu tiên của ta gồm 6 người được cục Không quân gửi sang Trường Hùng - Cao cấp Nam Uyển, Bắc Kinh, Trung Quốc học tập. Sau khi tốt nghiệp tiếp tục đi thực tập ở Sư đoàn 7 Không quân của bạn và tháng 10-1963 về nước. Năm 1964 tôi được Bộ Tham mưu Quân chủng Phòng không - Không quân giao nhiệm vụ mở lớp dẫn đường ở sở chỉ huy đầu tiên trong nước với số lượng 25 học viên. Còn 5 đồng chí Kính, Ngũ, Liên, Thức và Tuấn được điều sang Mông Tự để chuẩn bị thành lập trung đoàn Không quân 921. Ngày 3 và 4 tháng 4 năm 1965, tôi được phân công làm nhiệm vụ dẫn đường dự bị tại sở chỉ huy Chùa Trầm và sau đó tiếp tục làm nhiệm vụ dẫn đường trên hiện sóng rađa ở đại đội 29, đầu nam sân bay Bạch Mai. Sau 2 trận đầu không quân ta bắn rơi máy bay F-8 và F-105 của Mỹ ở Hàm Rồng. Mỹ có biện pháp đối phó tích cực hơn và có ý đồ bóp chết Không quân non trẻ của ta trên bầu trời miền Bắc. Dựa vào thế mạnh của Không lực Hoa Kỳ là chúng có nhiều máy bay hiện đại và hơn hẳn ta về mọi mặt như tốc độ lớn nhất của F-8, F-105 và F-4 có thể đạt được 1.800 đến 2.l00 km/h (vượt tiếng động). Còn tốc độ lớn nhất của MiG-17 chỉ được 1.180km/h (chưa vượt tiếng động). Người lái máy bay Mỹ tham gia chiến đấu ở Việt Nam thường có giờ bay từ 1.000 giờ trở lên, còn máy bay của ta chỉ mới bay được 200 đến 300 giờ. Máy bay Mỹ mang được nhiều dầu và có máy bay tiếp dầu trên không, có thể không chiến hàng tiếng đồng hồ, còn người lái của ta chỉ không chiến tối đa 10 phút. Máy bay Mỹ có vũ khí tối tân hơn như tên lửa không đối không hồng ngoại, tên lửa điều khiển bằng rađa vào pháo, còn MiG-17 của ta chỉ có 3 khẩu pháo 23 và 37mm. Dựa vào những số liệu như trên cho nên lúc đầu người Mỹ rất coi thường MiG-17 của ta, xem MiG-17 là “con muỗi mắt” không đáng kể và có ý đồ nhử ta ra phía Nam Hà Nội 70 đến l00 km hòng bóp chết không quân non trẻ của ta trước khi chúng dùng cường kích đánh phá Hà Nội và khu vực lân cận. Chính vì thế sau khi chiến thắng trận đầu, Không quân ta gặp nhiều khó khăn, vấp váp, mặc dù người lái của ta rất dũng cảm, không sợ hy sinh, chiến đấu hết mình vì tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, của Bác Hồ. Tỉ lệ thắng, thua giữa ta và địch gần như bằng nhau, địch thì dựa vào số đông và sức mạnh của vũ khí, còn ta thì dựa vào sự dũng cảm của người lái và tổ chức chỉ huy dẫn đường từ mặt đất. Từ tháng 5-1965 đến 19-9-1965 tôi làm nhiệm vụ dẫn đường trên hiện sóng rađa, với chức năng dẫn kịp thời và chính xác giai đoạn tiếp địch (khi cách địch 30km trở vào), còn toàn bộ trận đánh do dẫn đường sở chỉ huy quán xuyến và đề nghị người chỉ huy quyết định. Sau trận đánh tuy có bắn rơi được địch nhưng ta cũng hy sinh một hai người lái, tôi lại thương tiếc và suy nghi: “Nếu cứ tiếp tục đà này thì chẳng bao lâu ta sẽ hết vốn, Mỹ có hàng nghìn máy bay còn ta lúc đó chỉ mới có 30 chiếc MiG-17, dù cho chiến đấu có tỉ lệ tổn thất bằng nhau đi nữa thì ta cũng sẽ bị hết trước như ý đồ đen tối của chúng”. Từ ý nghĩ trên đã thúc giục tôi phải nghiên cứu tìm tòi phương án và cách dẫn đường tốt nhất để tạo điều kiện cho người lái đánh được địch nhưng ta được an toàn hoặc tổn thất ít nhất thì mới phát triển và duy trì được cuộc sống chiến đấu lâu dài. Mặt khác ra sức rèn luyện nghiệp vụ dẫn đường như tính nhẩm nhanh, ước lượng chính xác và tập luyện khẩu lệnh rõ ràng, chính xác và ngắn gọn để khi dẫn không xảy ra sai lệch và vấp váp, đặc biệt là rèn luyện ý chí vững vàng khi gặp tinh huống khó khăn, trở ngại, tự xác định cho mình một trách nhiệm cao, dám làm dám chịu trách nhiệm, không ỷ lại và dựa dẫm cấp trên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #92 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2016, 06:20:38 am »

Ngày 19- 9-1965 đồng chí Trần Quang Kính đi Kép rút kinh nghiệm, tôi được gọi vào trực sở chỉ huy, đồng chí Vũ Đức Bình thay tôi trực rađa. Nhiệm vụ của ngày hôm đó được Tư lệnh Ọuân chủng giao cho Không quân là hiệp đồng chặt chẽ với pháo cao xạ, để bảo vệ công trường đang xây dựng sân bay. Lúc 7 giờ 30 phút sáng 20 tháng 9 năm 1965 nhận được tin địch tiếp tục vào đánh sân bay Kép. 7 giờ 50 phút địch xuất hiện ở phía Đông, Quân chủng lệnh cho Biên đội Lan, Chiêu, Trí, Độ ở sân bay Nội Bài vào cấp 1 và cất cánh. Theo phương án cũ đã chuẩn bị, sau khi cất cánh Tây Đông cho biên đội vòng trái hướng bay 30° lên Hiệp Hòa, Bố Hạ rồi từ đó dẫn xuống chặn đánh địch ở khu vực Đông Nam sân bay Kép. Khi lệnh cho biên đội vào cấp 1, tôi mạnh dạn đề nghị thay đổi phương án dẫn đường, cất cánh Tây Đông vòng trái giữ độ cao thấp dưới l000 m bay lên Trung Giã, Thái Nguyên. Đến Thái Nguyên cho 1 biên đội lên cao 3.000 đến 4.000m hướng bay 360° lên hướng Chợ Mới (Bắc Cạn) và từ Chợ Mới ta bất ngờ dẫn xuống Kép đánh địch, nếu ta bay từ Nội Bài đi ra thẳng Hiệp Hòa và Bố Hạ thì sẽ bị địch phát hiện trước, ta không thể đánh được mà có khi còn bị tổn thất vì lúc đó chỉ có sân bay Nội Bài là có MiG trực ban chiến đấu cho nên đánh Kép địch luôn luôn chú ý quan sát theo dõi ta từ hướng Nội Bài ra. Thấy phân tích có lý được thù trưởng chấp thuận phương án của tôi đề xuất, tôi phấn khởi và tự tin dẫn theo phương án đã định. Quá trình cất cánh từ Nội Bài lên Chợ Mới anh Lan biên đội trưởng chấp hành nghiêm túc mọi khẩu lệnh từ sở chỉ huy Quân chủng. Khi biên đội bay đến Chợ Mới độ cao 150° về hướng Bố Hạ - Kép, bay hướng 180° được khoảng 1 phút thì phát hiện một tốp địch từ Kép lên Bố Hạ, tốc độ 850km/h tôi đoán là tốp tiêm kích yểm hộ nhưng chưa phát hiện ta cho nên tốc độ của chúng chưa tăng (mà giữ ờ tốc độ trung bình 850km/h), tôi yêu cầu rađa bám sát và đồng chí Bình ở hiện sóng theo dõi dẫn tiếp máy bay ta. Khi cách địch 50km tôi đề nghị thủ trưởng cho vứt thùng dầu phụ và tăng tốc độ từ 800 lên 900 đến 950km/h (lớn hơn tốc độ bay của địch từ 50 đến l00 km/h). Khi cách địch 20km tốc độ của ta đạt 900km/h, đồng chí Bình ở hiện sóng báo tạm mất mục tiêu, tôi nhanh chóng tính toán và cho hướng bay 130° và thông báo địch bên phải phía trước 15km, độ cao 3.500m. Sau khi thông báo khoảng 30 giây, biên đội báo cáo đã phát hiện địch cách ta 20km. Với độ cao và tốc độ lúc đó ta hơn hẳn địch cho nên biên đội nhanh chóng lao vào công kích, anh Chiêu bắn rơi tại chỗ 1 chiếc F-4 và biên đội của ta bắn bị thương 1 chiếc khác, chiếc F-4 còn lại tháo chạy ra hướng biển, biên đội 4 MiG-17 về hạ cánh an toàn sân bay Nội Bài. Đây là trận đánh tốt, bắn rơi tại chỗ F-4, nhưng ta không bị thương vong. Sau trận đánh, ngày 21 tháng 9 năm 1965 anh Phạm Ngọc Lan thay mặt biên đội xuống sở chỉ huy Quân chủng rút kinh nghiệm. Lần đầu tiên trong đời và sau hơn 5 tháng tham gia dẫn đường tôi được anh Lan bắt tay và cảm ơn dẫn đường đã dẫn rất tốt, tôi rất cảm động và mãi mãi ghi nhớ câu cảm ơn của anh Lan cho đến tận bây giờ. Sau trận ngày 20 tháng 9 năm 1965 tôi được cấp trên giữ lại trực ban chiến đấu ở sở chỉ huy Quân chủng (không trực ở rađa nữa) và cũng sau trận này ngành dẫn đường do đồng chí Lê Liên làm trưởng ban đã có một quyết định mới là đồng hóa nghiệp vụ trong ngành: “Đã là sĩ quan dẫn đường thì phải học tập để dẫn được trên hiện sóng rađa và cả trên bàn tròn sở chỉ huy”. Riêng bản thân tôi sau trận 20 tháng 9 năm 1965 đã cổ vũ động viên tôi rất lổm, với nhiệm vụ mới tôi ra sức học tập, nghiên cứu trau dồi nghiệp vụ để bảo đảm dẫn đường tốt trong mọi tình huống được người lái tin tưởng và cấp trên tín nhiệm, chỗ nào khó khăn được cấp trên điều đến và tôi đều cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong 8 năm chống chiến tranh phá hoại tôi đã cùng các đồng chí sĩ quan dẫn đường khác trong ngành dẫn bắn rơi hơn 320 máy bay Mỹ gồm 19 kiểu loai khác nhau. Riêng tôi đã trực tiếp dẫn đường cho người lái bắn rơi 86 chiếc gồm 14 kiểu loại khác nhau. Trong lịch sử của ngành dẫn đường Quân chủng Phòng không - Không quân trang 57 và 58 có ghi nhận trận 20 tháng 9 năm 1965 là một trận dẫn đường tốt, nhưng đối với tôi là trận đầu thể hiện được lòng mong muốn của mình cho nên mãi mãi ghi khắc sâu vào tâm trí là không bao giờ quên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #93 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2016, 06:24:01 am »

       
SƯ ĐOÀN PHÒNG KHÔNG 673

Đại tá Nguyễn Mạnh Đàn                   
Nguyên Phó sư đoàn trưởng Sư đoàn 673       

        Để từng bước tổ chức chiến trường theo yêu cầu tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, ngày 29 tháng 3 năm 1973, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Sư đoàn Phòng không 673 trực thuộc Quân khu Trị - Thiên, và rút Sư đoàn Phòng không 367 về trong biên chế của Quân đoàn 1 - Binh đoàn cơ động chiến lược đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.

        Sư đoàn Phòng không 673 gồm có 5 trung đoàn cao xạ hỗn hợp , 23mm, 37-2 mm, 57mm và 1 trung đoàn tên lửa phòng không CA-75.

        Lực lượng của Sư đoàn được bố trí trên các hướng chiến đấu của các sư đoàn bộ binh bảo vệ vùng giải phóng, sẵn sàng ngăn chặn các đợt tiến công lấn chiếm vùng giải phóng của quân ngụy.

        Nhiệm vụ của Sư đoàn 673 là sẵn sàng chiến đấu cùng các lực lượng vũ trang của Quân khu Trị - Thiên đánh bại mọi cuộc hành quân lấn chiếm và các đợt tập kích của không quân địch, bảo vệ an toàn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, bảo vệ các tuyến giao thông và các hệ thống phòng thủ chiến dịch của Quân khu, góp phần bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân vùng giải phóng.

        Đội hình của Sư đoàn 673 kéo dài từ cửa Việt - Đông Hà theo đường 9 lên Hướng Hóa và theo đường 14 đến A Sầu - A Lưới. Một trong nhiệm vụ quan trọng của Sư đoàn 673 là tiêu diệt máy bay trinh sát, không để chúng phát hiện hệ thống bố trí của Quân khu trên tuyến trực tiếp tiếp xúc với địch.

        I. Tổ chức đánh máy bay trinh sát không người lái (KNL):

        Từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1973, địch thường xuyên tăng cường sử dụng máy bay trinh sát nhiều kiểu loại, ở nhiều độ cao khác nhau và theo nhiều hướng xâm phạm vùng giải phóng từ A Sầu - A Lưới theo đường 14 ra Hướng Hóa và theo đường 9 ra đến Đông Hà - Cửa Việt hoặc ngược lại. Các trung đoàn cao xạ đã nhiều lần nổ súng, song không kết quả, nguyên nhân vì phát hiện chậm không bắn kịp, hoặc máy bay bay qua rồi bắn đuổi theo.

        Qua nghiên cứu tình hình, vì Sư đoàn 673 ở trên tuyến đầu của miền Bắc, mọi tin tức thu được qua mạng Bl, thường là chậm từ 1 - 2 phút, nên không thể thông báo cho các đơn vị kịp bắt mục tiêu và đón đánh máy bay địch.

        Bộ tư lệnh Sư đoàn kiên quyết tìm mọi biện pháp nhằm khắc phục khó khăn, báo động kịp thời để cho đơn vị có thời gian bắt mục tiêu đón đánh máy bay địch, đánh bại thủ đoạn trinh sát của địch.

        Sư đoàn tổ chức hội nghị cán bộ trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội, trung đội để phổ biến kế hoạch và bàn bạc dân chủ xác định quyết tâm tiêu diệt máy bay không người lái bay thấp của địch. Theo kế hoạch đó, Sư đoàn tổ chức hệ thống đài quan sát mắt kèm theo có phương tiện thông tin 2W liên hoàn báo động máy bay địch từ A Sầu - A Lưới đến Đông Hà - Cửa Việt. Đồng thời cử cán bộ có kinh nghiệm xuống trực tiếp đến đại đội hướng dẫn huấn luyện, nghiên cứu đường bay địch và bố trí trận địa đón đánh máy bay KNL tốt nhất, bảo đảm các đơn vị trực ban đánh máy bay KNL phải luôn sẵn sàng, cảnh giác, ngồi sẵn sàng trên mâm pháo, khi có lệnh là chủ động bắt mục tiêu và tiến hành xạ kích tiêu diệt ngay máy bay địch.

        Kết quả cụ thể, sau một tháng huấn luyện và chuẩn bị chu đáo, ngày 9-9-1973, bằng một điểm xạ pháo 37- 2mm của Đại đội 3, Tiểu đoàn 143, Trung đoàn 223, đã bắn rơi tại chỗ máy bay KNL ở A Sầu - A Lưới.

        Mỹ ngụy vẫn ngoan cố cho máy bay KNL vào trinh sát vùng giải phóng với những thủ đoạn khác nhau, thay đổi hướng, thay đổi thời gian, song với tinh thần quyết tâm cao và kế thừa kinh nghiệm của đơn vị trước, các trung đoàn liên tục lập công bắn rơi máy bay KNL ở Đồng Tri... chiếc KNL rơi tại chỗ gần thị xã Đông Hà còn nguyên vẹn, Sư đoàn đã báo cáo lên Quân khu xin đưa ngay ra Quân chủng để nghiên cứu thu thập tài liệu. Cho đến đầu năm 1974 toàn Sư đoàn đã bắn rơi 5 máy bay trinh sát KNL được Quân khu và Bộ khen ngợi và tặng nhiều phần thưởng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #94 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2016, 06:26:48 am »


        II. Sư đoàn trong đội hình Quân đoàn 2.

        Ngày 17 tháng 5 năm 1974, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Quân đoàn 2.

        Quân đoàn 2 được thành lập mang tên Binh đoàn Hương Giang gồm có các Sư đoàn 324, 325, 304, Sư đoàn Phòng không 673 và các lữ đoàn pháo binh, tăng, công binh... trung đoàn thông tin và các đơn vị chuyên môn khác. Quân đoàn có nhiệm vụ tổ chức tác chiến hiệp đồng binh chủng với quy mô lớn, được trang bị gọn nhẹ, đồng bộ và mạnh, có khả năng đảm nhiệm một hướng chiến dịch lớn.

        Quán triệt tình hình và nhiệm vụ mới, Đảng ủy và Bộ tư lệnh Sư đoàn tổ chức, hội nghị cán bộ từ cơ sở trở lên để phân tích đặc điểm tình hình của các đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong tác chiến bảo vệ mục tiêu, nhưng yếu về mặt tác chiến cơ động trong đội hình binh chủng hợp thành. Từ đó đề ra phương hướng nâng cao sức cơ động chiến đấu của toàn sư đoàn, lấy việc nâng cao trình độ tác chiến hiệp đổng binh chủng là chính, nâng cao trình độ tổ chức chỉ huy, quản lý bộ đội của cán bộ từ trung đoàn xuống đến đại đội. Yêu cầu đề ra là phải đánh giỏi trong đội hình tập trung trung đoàn, tiểu đoàn và cả khi chiến đấu độc lập phân tán đến trung đội, đại đội, đánh giỏi cả ban ngày, ban đêm, đánh cả mục tiêu trên không, mục tiêu mặt đất, mặt nước, đánh trong tiến công, phản công...

        Để thực hiện yêu cầu trên, Sư đoàn đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cán bộ từ cơ sở, lớp huấn luyện cho các thành phần chuyên môn và cuối cùng Sư đoàn tổ chức cuộc diễn tập chiến thuật có bắn đạn thật. Nội dung cuộc diễn tập là: "Trung đoàn cao xạ chiến đấu trong đội hình binh chủng hợp thành với sư đoàn bộ binh tiến công trong hành tiến". Tham gia cuộc diễn tập, ngoài đơn vị thực binh ra, có cán bộ cao xạ từ đại đội trở lên của toàn Sư đoàn và của các tiểu đoàn cao xạ các sư đoàn bộ binh.

        Đợt huấn luyện và diễn tập đã đạt được tiến bộ về mọi mặt, được Quân đoàn đánh giá cao, và là tiền đề để bảo đảm cho các lực lượng phòng không của Sư đoàn 673 và của toàn Quân đoàn cùng mọi lực lượng của Quân đoàn 2 lập nên thành tích xuất sắc trong cuộc tấn công chiến lược giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước.

        III. Diễn biến hoạt động của Sư đoàn trong chiến dịch.

        13 giờ ngày 25 tháng 3 năm 1975, Quân đoàn 2 và lực lượng của B4 đã giải phóng hoàn toàn Quảng Trị - Thừa Thiên, cờ đỏ sao vàng bắt đầu tung bay trên cột cờ thành cổ Huế. Trung đoàn cao xạ 243 và 284 triển khai đội hình bảo vệ Huế, đề phòng máy bay địch đến ném bom phá hoại thành phố và ngăn chặn ta tiến vào giải phóng Đà Nẵng.

        Thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị và mệnh lệnh của Tổng tư lệnh, Quân đoàn 2 nhanh chóng tiến công phối hợp với các lực lượng Quân khu 5 giải phóng Đà Nẵng, phá vỡ âm mưu co cụm của quân ngụy.

        Bộ tư lệnh Quân đoàn 2 tổ chức đánh chiếm các địa bàn để sẵn sàng tham gia tiến công Đà Nẵng bằng hai hướng:

        - Hướng thứ nhất theo đường 1 đánh chiếm đèo Hải Vân mở đường đánh thẳng vào Đà Nẵng từ phía Bắc.

        - Hướng thứ hai theo đường 14 đánh vào Đà Nẵng theo phía Tây Bắc.

        Trung đoàn cao xạ 284 hiệp đồng với sư bộ binh 325 tiến công theo đường 1. Bộ tư lệnh phân công tôi đi với Trung đoàn 284.

        Ở hướng đường 1, Sư đoàn 325 đánh chiếm Phước Tường, đèo Phú Gia. Địch chống cự quyết liệt, máy bay từ Đà Nẵng hên tục xuất kích và pháo binh địch từ Lăng Cô, Hải Vân dồn dập đánh chặn đội hình tấn công của Sư đoàn 325, đã bị cao xạ và pháo binh Quân đoàn đánh trả quyết liệt.

        Đến chiều thì ta đã đánh chiếm được Lãng Cô mở đường tiến công lên đèo Hải Vân.

        Bộ phận chỉ huy nhẹ của Sư đoàn 673 đi cùng phó tư lệnh Sư đoàn cũng vừa đến cầu Lăng Cô, gặp sư bộ binh 325 trao đổi tình hình và hiệp đồng kế hoạch tấn công lên đèo Hải Vân. Tôi quay lại gặp tiểu đoàn trưởng Vượng (Tiểu đoàn 15 Trung đoàn 284 nắm tình hình thấy các đại đội cao xạ đang triển khai bảo vệ cầu Lăng Cô dồn đội hình tiểu đoàn lên khắp hai bên đầu cầu. Trong khi đó thì mũi đi đầu của Trung đoàn 18 Sư đoàn 325 đang tiến công lên đèo Hải Vân. Tôi hỏi đồng chí Vượng: ‘Sao chưa triển khai đại đội cao xạ tiến lên đèo Hải Vân theo bộ binh?f.Tiêu đoàn trưởng Vượng báo cáo: "Các xe đều chưa đủ xăng để tiến lên đèo". Tôi ra lệnh: "Tập trung xăng tất cả các đại đội sao cho đủ xăng cho 1 đại đội tiến kịp đội hình của bộ binh. Các đại đội khác đợi xe tiếp xăng lên nạp đủ sẽ tiến theo sau".

        Xong, tôi dẫn đầu đại đội đi trước tiến lên đèo Hải Vân, Sư đoàn 325 đánh chiếm đỉnh đèo và tiếp tục tiến công sang sườn phía Nam, chiếm kho xăng Liên Chiểu, cầu Nam Ô, đánh vào thành phố Đà Nẵng, vượt cầu Trịnh Minh Thế đánh sang chiếm bán đảo Sơn Trà.

        Các đại đội của Tiểu đoàn 15 Trung đoàn 284 trong đội hình tấn công trong hành tiến, sang bán đảo Sơn Trà bố trí chiến đấu bên sườn phía Tây bán đảo, phát hiện các tàu chiến đang cứu quân ngụy chạy ra cửa biển, tôi ra lệnh dùng đạn xuyên bắn chìm hai tàu diệt hàng trăm tên địch.

        Quân đoàn 2 phối hợp với lực lượng Quân khu 5 đã nhanh chóng đánh chiếm Đà Nẵng, làm chủ Khu liên hợp phòng thủ trọng yếu của địch, mở toang đường tiến quân vào giải phóng miền Nam.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #95 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2016, 06:29:46 am »

     
ĐI LÀM BINH YẾU ĐỊA CHÍ

Đợi tá Nguyễn Tâm Trinh                             
Nguyên Phó tư lệnh - Tham mưu trưởng Binh chủng Rađa       

        Tốt nghiệp lớp sĩ quan tham mưu của Bộ năm 1948, tôi với ba đồng chí nữa, đều là cán bộ của lò lửa Bình - Trị - Thiên gặp đồng chí Hoàng Văn Thái nhận nhiệm vụ làm binh yếu địa chí vùng Gia Sàng, Đồng Hỷ, Thái Nguyên, lúc này là giáp ranh với vùng tạm chiến. Nhận đủ giấy tờ, tôi được cử làm tổ trưởng dẫn anh em đi. Mỗi người tùy theo khả năng của mình, người thì túi sách quần soóc, người thì bao gạo quằng vai, người thì mũ phớt dép lê, tất cả đều tự túc. Từ Định Hóa, Thái Nguyên, qua quán Vuông, quán Ông già, chúng tôi đi bộ đến Đại Từ, Bờ Đậu và bắt đầu triển khai công tác. Ngày lững thững đi, mỗi anh một khu vực, tối gặp nhau vào nhà dân ăn ngủ. Tay không đi làm binh yếu địa chí, chẳng có mảy may một mảnh bản đồ nào, liệu mà vẽ đủ địa hình, địa vật, núi đồi, cây cỏ, làng mạc, phố xá, thị trấn. Đo thì bằng bước chân, ước lượng độ cao bằng mắt, so sánh với cây cột, thước thì bằng dây que dọc đường, tên núi tên làng dựa vào cái miệng hỏi dân. Lúc thì nam dân quân, lúc thì nữ dân quân dẫn đi. Ngày đi vẽ, mỏi đâu nghỉ đấy, tối về châu đầu vào nhau dưới ngọn đèn dầu tổng hợp, vào tờ giấy dán to bằng trang báo. Mấy ngày đầu, mỗi anh vẽ 1 tỷ lệ, tối đến thật là khó xử lý, may mà 4 chúng tôi đều là cán bộ có trình độ lớp 7 và tú tài nên cũng dễ. Đã từng chiến đấu, gian khổ, ác liệt nên mưa gió chẳng nề, đói no đều chịu, lại chẳng anh nào có người yêu, gia đình nào nên hăng hái nhiệt tình sung mãn. Vẽ dọc đường số 3 đến ngày thứ năm thì đến sát huyện Đồng Hỷ. Nghĩ bụng còn 2 ngày nữa thì xong việc về báo cáo thì một chuyện chẳng lành xảy ra. Đang cùng nhau tạm dừng bên cạnh cầu Gia Bẩy thì một dân quân mang súng kíp đến gặp và mời về gặp Ban chỉ huy quân sự huyện. Chúng tôi trình giấy tờ giới thiệu của Bộ ủy nhiệm đi vẽ, được các đồng chí mời uống nước, ăn khoai, ăn mía và cứ thế ngồi ngủ gà ngủ gật cho đến hết đêm. Và cuối cùng đến gần sáng, đồng chí trưởng ban quân sự thông báo là các đồng chí bị bắt. Đôi co với nhau một lúc, các đồng chí nói các anh là gián điệp đi điều tra vùng giáp ranh cho địch. Và hai ngày liền chúng tôi được dồn vào cái chuồng bò, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Chúng tôi trao đổi với nhau, chung quy cũng là do cái tiếng trọ trẹ khu tư mà chết thôi. Ngày làm bạn với ruồi, đêm chung chăn với muỗi, cơm không có, chỉ được mấy củ khoai, sắn với cái tuổi 19, 20 mà mới có mấy hôm, anh nào cũng rộc người đi, có anh đã mọc râu ria lún phún, trông thật thiểu não. Thuở ban đầu kháng chiến, chẳng có điện thoại điện tín gì cả. Chúng tôi thanh minh đi thanh minh lại và được các đồng chí nhiễu mắng, hù dọa, chỉ còn cách chờ. Đến ngày thứ tư kể từ lúc bị bắt, sau khi huyện cử người chạy bộ, mang giấy tờ của chúng tôi lên hỏi Bộ, mới xác minh là đoàn do Bộ cử đi, lúc đó chúng tôi mới được thả, tôi động viên anh em làm tiếp cho xong nhiệm vụ đến Đồng Hỷ rồi ra về báo cáo Bộ.

        Gặp lại anh Hoàng Văn Thái, chúng tôi trải rộng tấm giấy đó ghi binh yếu địa chí để trình bày, kèm theo 2 tập phụ lục thuyết minh. Đồng chí Hoàng Văn Thái xúc động nói: Thay mặt Bộ, tôi thành thực biểu dương bốn đồng chí, làm tham mưu nó khó thế, không chỉ đòi hỏi trình độ kiến thức, mà nó còn đòi hỏi cả tinh thần dũng cảm, chịu đựng của con người, mấy hôm bị giam ăn đói, mặc rét, mai các đồng chí được ăn cho lại người” .

        Bốn chúng tôi nếu còn sống chắc sẽ nhớ mãi lần đi làm binh yếu địa chí trong đời lính của mình. Tiếc thay, ba đồng chí cùng đi nay không còn nữa, các đồng chí ấy đã hy sinh anh dũng ở các mặt trận khác nhau. Tháng 9 năm 1954, sau hiệp định Giơnevơ, tôi được giao làm binh yếu địa chí tuyến đường 15 mới mở, từ Bãi Sang, Hòa Bình đến phà Địa Lợi, Hương Khê - Hà Tĩnh, nhưng may mắn là không phải đi bộ mà được đi bằng xe díp soóc. Sau này, khi ở cương vị Phó tư lệnh - Tham mưu trưởng Binh chủng Rađa, tôi vẫn quen thuộc với cái nghề tần tảo đi tìm trận địa suốt cả chiều dài, chiều rộng của đất nước, trong rừng sâu, trên đèo cao, cho đến hầu như khắp các hải đảo lớn của Tổ quốc: Cô Tô, Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Phú Quý, Phú Quốc và Thổ Chu, Hòn Khoai, Côn Đảo. Ngày nay, khi chiến tranh đã kết thúc, nhớ lại những kỷ niệm xưa, chắc chắn chẳng có một ai làm chỉ huy quân sự mà không một lần ngó đến bản đồ quyết tâm của mình, một kết quả tất yếu của công tác tham mưu binh yếu địa chí.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #96 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2016, 09:44:48 pm »

       
KỶ NIỆM KHÔNG QUÊN VỀ THÔNG TIN

Trung tá Nguyễn Đình Núi             
Nguyên trợ lý thông tin Quân chủng       

        Truyện về "Núi tiếp sức".

        Ở Quân chủng Phòng không - Không quân, bảo đảm thông tin liên lạc cho tác chiến đánh máy bay Mỹ hầu như lấy phương tiện VTĐ tiếp sức P-405 là chủ yếu. Bởi nó có nhiều ưu điểm đạt được yêu cầu tác chiến đặc chủng. Nói đến VTĐ tiếp sức P-405, đã nhiều người biết đến Nguyễn Đình Núi làm chuyên gia đắc lực cho chủ nhiệm thông tin Quân chủng và Bộ Tham mưu Quân chủng Phòng không - Không quân anh hùng. Mọi người thường yêu mến gọi cái tên kép "Núi tiếp sức" vì tiếp sức gắn liền với Núi và Núi cũng nặng nghĩa tình với tiếp sức. Núi đã sử dụng nó như một vũ khí sắc bén để quật ngã quân thù góp phần vào chiến công vĩ đại của Quân chủng Phòng không - Không quân.

        Từ năm 1964 đến 1990, Núi đã gắn bó lăn lộn với Quân chủng, đi khắp chiến trường. Đã một thời vừa là thầy của chiến sĩ thông tin, vừa là thợ lần lượt theo bước ra quân vói các trung đoàn tên lửa 236, 238, 257, 274, 261, 263, 275, 278, 285, 276 và 277. Và các sư đoàn: 361, 363, 365, 367, 377. Dẫu có khiêm tốn thì trận địa các đơn vị trên cũng lần lượt được đến và đến nhiều lần cùng với Tư lệnh Quân chủng và các cơ quan Bộ Tham mưu.

        Tôi hiểu biết P-405 như các sĩ quan điều khiển tên lửa phòng không, phi công lái máy bay chiến đấu.

        Tôi tự hào rằng mình đã táo bạo khai thác hết tính năng của máy P-405 phục vụ cho từng yêu cầu tác chiến phòng không rất hiệu quả.

        Tôi cho rằng đó là kỹ thuật phục vụ cho chiến thuật cũng là nghệ thuật quân sự mà riêng thông tin Phòng không - Không quân làm được.

        1. Việc thứ nhất: Khai thác 2 kênh thoại.

        Vì đặc điểm tác chiến PK-KQ sử dụng vũ khí hiện đại kỹ thuật giành giật đối đầu với địch từng giây phút. Cho nên từ người chỉ huy đến trắc thủ nói và làm phải rất chuẩn xác rất nhanh.

        Từ đó yêu cầu bảo đảm thông tin thành 2 kênh 1 chiều ngược nhau.

        Kênh 1 dùng cho chỉ huy tức là chỉ thị mục tiêu, lệnh chuyển cấp. Lệnh tiêu diệt mục tiêu...

        Kênh 2 dùng cho báo cáo của cấp cơ sở. Người thực hành bắn, việc thi hành mệnh lệnh, kết quả chiến đấu và yêu cầu cấp trên...

        Hai kênh này song song ở SCH cấp dưới có sĩ quan nhận lệnh và sĩ quan báo cáo. Ớ SCH cấp trên gọi là sĩ quan phương hướng.

        Bởi vậy VTĐ tiếp sức có 2 kênh thoại khai thác cả 2. Kênh 1 dùng cho chỉ huy. Kênh 2 dùng để báo cáo.

        2. Hình thức này đối với đơn vị rađa đặc biệt ra đa dẫn đường cho không quân chiến đấu.

        Vì rằng sĩ quan dẫn đường muốn dẫn cho máy bay ta gặp địch (gặp máy bay địch) thì phải biết: 1 là hướng địch bay tới, 2 là cự ly địch và ta, 3 là độ cao của địch và ta. Vì vậy người dẫn đường luôn gọi cho rađa sục sạo và đo chính xác cung cấp các số liệu yêu cầu để dẫn đường.

        Ngoài ra việc thông báo từ chỉ huy sở đại đội ra liên tục đến tai người vẽ đường bay (tiêu đồ). Như vậy rõ ràng là 2 yêu cầu song song. Năm 1969 tôi đề xuất ý định đưa tiếp sức xuống 10 đại đội rađa dẫn đường cho Sở chỉ huy Quân chủng và các sân bay Đại đội 26, Đại đội 45 về Sở chỉ huy Quân chủng, Đại đội 53 về sân bay Nội Bài. Đại đội 52 với sân bay Yên Bái, Đại đội 46 với sân bay Kiến An, Đại đội 50 về Kép... Cho đến nay vẫn tồn tại giữ nguyên giá trị rất có hiệu quả.

        3. Ghép đường truyền kết hợp với Đàỉ tiếng nói Việt Nam có công suất lớn phát tín hiệu cho máy bay ta bị mất phương hướng.

        Năm 1970 cuộc chiến bước vào giai đoạn ác liệt. Máy bay ta nhiều khi vì quần nhau với giặc, mất phương hướng, bị lạc. Đồng chí Nguyễn Tân - chủ nhiệm thông tin Quân chủng giao nhiệm vụ cho tôi giải quyết việc này. Tôi đã đề xuất: Dùng máy phát Đài tiếng nói Việt Nam phát tín hiệu tìm kiếm. Tôi đến Mễ Trì đặt vấn đề nhờ Đài phát thanh cho mượn 01 máy phát công suất 4kw và kích tín hiệu từ sở chỉ huy Quân chủng qua đài tiếp sức nối đường truyền với máy phái thanh trên tần số 57m, phát bài ca "Cao xạ pháo Việt Nam”. Kết quả tất cả máy bay ta đều nhận được tín hiệu đề phòng khi hỏng la bàn vô tuyến điện và mất liên lạc với mặt đất. Năm 1972 địch đánh trúng Đài phát thanh Mễ Trì việc này mới dừng lại.

        4. Khai thác kênh báo.

        Năm 1966, 1967: Trước yêu cầu đường truyền cho Nha khí tượng để cho ngành khí tượng dự báo cho không quân ta hoạt động. Tôi đã đề xuất cho tiếp sức để khai thác máy thu phát truyền chữ ghép với đài P405. Kết quả 5 năm lấy tín hiệu từ Nha khí tượng và đài điện báo Trung ương về Sở chỉ huy Quân chủng đạt yêu cầu tốt phục vụ đắc lực cho ngành khí tượng dự báo.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #97 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2016, 09:47:23 pm »


        5. Dùng kênh báo ghép tải ba ngoài để làm dây điều khiển xa trạm VTĐ sóng ngắn.

        Năm 1965 - 1975, Quân chủng có 1 trạm phát Bạch Mai và 1 trạm phát ở Tiên Phương. Năm 1966 có thêm một số xe P103, P118 có công suất 150w lập nên trạm phát cơ động (12 xe ở xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất, Hà Tây), cách xa Sở chỉ huy Quân chủng 20km.

        Tôi được đồng chí Tân giao nhiệm vụ nghiên cứu và giải quyết. Tôi mạnh dạn cho ghép tải ba ngoài 0-313 tăng dung lượng kênh báo + 2 kênh báo của đài bằng 8 kênh điều khiển cho 8 máy phát công suất 150w (tức là 8 maníp gõ truyền qua 8 kênh của P-405 tới đầu kia điều khiển 8 máy phát chạy). Liên lạc với 8 đơn vị giữ bí mật an toàn cho mạng vô tuyến điện sóng ngắn. Truyện này có giá trị lắm vì chưa có nơi nào làm được, ngay cả Trung đoàn 205 Bộ tư lệnh thông tin cũng chưa áp dụng.

        6. Khai thác dải sóng đề xi mét.

        Thiết kế xe P-405 có 2 bộ thu, phát dải sóng mét và dải sóng đề xi mét.

        Bình thường chỉ cần dải sóng mét (M) cũng đủ phục vụ, còn bộ thu phát đề xi mét (Đ) làm dự bị, bảo đảm độ vững chắc của phương tiện này ít khi mất thông tin liên lạc.

        Năm 1972, khi đế quốc Mỹ dùng B-52 đánh phá ác liệt. Chiến trường Khu 4 trở nên nóng bỏng, Quân chủng Phòng không - Không quân được lệnh đưa tên lửa vào đánh địch từ xa. Tháng 6 năm 1972, 2 tiểu đoàn 63 và 64 của Trung đoàn 236 vào tận Vĩnh Chấp, Vĩnh Linh nghiên cứu đánh địch.

        Khi phát hiện B-52 bay gần tới trận địa khoảng 35 - 40km thông tin tiếp sức tự nhiên thấy nhiễu ồn ào không liên lạc được. Nghe dưới báo lên như vậy. Tôi và kỹ sư Nguyễn Tài Hướng xuống tận nơi nằm chờ hàng ngày ở trận địa 63, quả thực có thật. 1 lần, 2 lần vẫn vậy. Anh Hướng bàn với tôi, cho anh em triển khai dải sóng "Đ". Sau vài lần thì thấy cường độ nhiễu giảm hẳn từ 100% còn 10%.

        Suy ra rằng B-52 phát nhiễu tích cực đã chùm lên dải sóng (M) làm liệt thông tin của ta.

        Cho nên ta đánh B-52 phải chủ động dùng dải sóng "Đ". Từ đó lập tức tôi báo cáo với đồng chí phó chủ nhiệm thông tin Lê Quang Lung. Lệnh cho các đơn vị triển khai đồng loạt.

        Kết quả cuối tháng 12 khi Mỹ dùng B-52 đánh ra Hà Nội, Hải Phòng thì quân ta đã sẵn sàng và chúng ta đã chủ động bảo đảm thông tin cho chiến dịch 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không" thắng lợi kết thúc cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ.

        "Vỏ quýt dày có móng tay nhọn", cùng với kỹ thuật tên lửa "chống nhiễu” để lộ nguyên hình B-52 thi ngành thông tin liên lạc cũng biết sử dụng phương tiện của mình để chống nhiễu bảo đảm cho ta đánh liên tục tiêu diệt nhiều máy bay địch.

        7. Tổ chức các trạm chuyển tiếp.

        Trong nghệ thuật quân sự tác chiến phòng không - không quân "Cơ động và hiệp đồng" là rất phức tạp.

        Đáp ứng yêu cầu chiến đấu cơ động, giãn đội hình mở rộng chiến trường. Để phát huy hiệu quả VTĐ tiếp sức bản thân tôi trực tiếp khảo sát các điểm cao và đặt trạm chuyển tiếp ở đỉnh 1.200 m Ba Vì, 900 m ở Tam Đao, 1000 m ở Yên Tử.

        - Trạm Ba Vì liên lạc với các đơn vị phía Tây Bắc và đồng bằng.

        - Trạm Tam Đảo liên lạc với các đơn vị từ Tuyên Quang - Lạng Sơn.

        - Trạm Yên Tử, bảo đảm liên lạc với địa bàn Quân khu Quảng Ninh - Hải Phòng.

        Ba điểm cao tam giác này đã phủ sóng liên lạc toàn bộ chiến trường đồng bằng và sông núi Bắc Bộ. Những năm 1970 đến tháng 6 năm 1972 lực lượng của Quân chủng dồn sâu vào chiến trường Khu 4 gồm có các sư đoàn 361, 365, 367, 371 không quân và 363 để tham gia chiến dịch Quảng Trị và bảo vệ giao thông đường 559. Trước yêu cầu to lớn này, Chủ nhiệm thông tin Quân chủng được phép Tham mưu trưởng Quân chủng cho tổ chức thêm 2 trạm giữa (chuyển tiếp), thực hành đi khảo sát và tổ chức ở cao điểm 1000 m Bù Mum huyện Như Xuân - Thanh Hóa và cao điểm 1044 Đèo Ngang huyện Kì Anh - Hà Tĩnh. Bảo đảm liên lạc từ s ở chỉ huy cơ bản của Quân chủng ở Hà Nội với Sở chỉ huy tiền phương Quân chủng ở đường 10 Quảng Binh và Sở chỉ huy tiền phương Quân chủng liên lạc với các đơn vị: 365, 367, 363, 236 và 371 cùng các sân bay: Đồng Hới - Quảng Bình, sân bay Con Cuông - Nghệ An.

        Những năm này Sở chỉ huy tiền phương Quân chủng liên tục cơ động. Lúc ở Tân Kỳ - Nghệ An, lúc ở Đại Huệ - Kim Liên - Nghệ An, lúc ở Đông Hiếu - Nghệ An và đường 10 Quảng Bình.

        Bởi vậy trạm Bù Mum (Thanh Hóa) trở thành tổng đài tiếp sức (Trung tâm chuyển tiếp) giống như tổng đài hữu tuyến điện, đơn vị nào khi cần chuyển tiếp thì Bù Mum sẵn sàng giải quyết. Trạm đã triển khai tới 11 hướng liên lạc lớn nhất chưa bao giờ có. Trung đoàn thông tin 26 đưa cả Đại đội 14 do đồng chí Phạm Văn Phình trực tiếp chỉ huy. Lúc này cảm thấy rằng Khu 4 là chiến trường của Quân chủng Phòng không - Không quân. Một chặng đường lịch sử vẻ vang của Quân chủng, có sự đóng góp của ngành thông tin liên lạc trong chiến tranh.

        Thưa bạn đọc, hơn 40 năm đã trôi qua, chuyện thì nhiềụ, hôm nay còn sống nhớ lại những chặng đường, bước chân đã đi, quyết tâm của việc đã làm sao thấy mình phi thường đến thế. Những lúc bom rơi, đạn nổ trèo đèo, lội suối xông xáo trên trận địa đã bao lần hút chết tưởng như vẫn còn hằn sâu trong trí nhớ và thành kỷ niệm không quên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #98 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2016, 09:49:45 pm »

       
NHIỄU B-52 - HIỆU QUẢ BỘ ĐỘI TÊN LỬA ĐÁNH B-52 Ở HÀNH LANG 559, QUẢNG BÌNH, NGHỆ AN, THANH HÓA, HẢI PHÒNG VÀ 12 NGÀY ĐÊM B-52 ĐÁNH VÀO HÀ NỘI

Trung tá La Văn Sàng                   
Nguyên cán bộ Tham mưu Quân chủng       

        Theo lòi khai của giặc lái, trên mỗi chiếc B-52 được trang bị từ 13 - 15 máy gây nhiễu tích cực các loại và một số máy thả nhiễu tiêu cực và máy phóng nhiễu bằng rốc két, ngoài ra còn có bom nhiễu M-121. Trong kíp bay có sĩ quan điện tử phụ trách hệ thống thiết bị điện tử trên B-52 để xử lý kịp thời các tình huống xảy ra.

        Ngoài ra khi B-52 ném bom các mục tiêu đối phương còn được phối thuộc các lực lượng không quân, đội hình máy bay chiến đấu chiến thuật gây nhiễu trong đội hình nhiễu giả B-52 và nhiễu ngoài đội hình, nhiễu tiêu cực, nhiễu mục tiêu giả, nhiễu hạm tàu... Tạo ra cường độ nhiễu trên một hướng, một khu vực trên diện rộng ngụy trang cho B-52 vào ném bom các mục tiêu. Thủ đoạn gây nhiễu tổng hợp này đã có hiệu quả khi B- 52 đánh Hải Phòng ngày 16-4-1972.

        Không quân Mỹ tin vào thủ đoạn gây nhiễu tổng hợp sẽ làm tê liệt hệ thống phòng không đối phương. Do đó, Mỹ chủ quan tuyên bố:

        Với chiến tranh điện tử, không quân Mỹ có thể bịt mắt toàn bộ hệ thống rađa Bắc Việt và có thể vô hiệu hóa toàn bộ hệ thống tên lửa Phòng không - Không quân của đối phương. "Giờ đây không quân Mỹ có thể ném bom vào bất kỳ mục tiêu nào trên lãnh thổ Bắc Việt Nam như đi vào chỗ trống" và họ cũng khẳng định: B-52 là "bất khả xâm phạm", "B-52 chỉ có thể bị rơi do thời tiết, hoặc do trục trặc kỹ thuật, chứ quyết không thể bị hỏa lực của bộ đội Phòng không - Không quân Bắc Việt bắn rơi được".

        Không quân Mỹ dựa vào chiến tranh điện tử, xem nhiễu điện tử là lá bùa hộ mệnh, giúp không quân chiến thắng lực lượng Phòng không - Không quân đối phương. Mỹ còn cho rằng "nước Mỹ chúng ta mạnh đến mức trong vấn đề Việt Nam, từ thất bại không bao giờ thuộc về phía chúng ta",

        Đẻ chuẩn bị tốt nhiệm vụ đánh B-52 bảo vệ Hà Nội, Bộ tư lệnh Quân chủng tổ chức cho tập huấn, rút kinh nghiệm các trận đánh R-52 của các đơn vị ở tuyến đường 559 ở chiến dịch Trị - Thiên và cả ở Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng, chiến dịch đường 9 - Nam Lào 1971, chiến dịch Trị - Thiên 1972...

        Qua tổng kết rút kinh nghiệm, chỉ đạo về đội hình chiến đấu là tập trung lực lượng trên hướng chủ yếu (hướng địch có khả năng vào), đội hình có chiều sâu, hình thành nhiều tuyến, có lực lượng chốt, bố trí phải đảm bảo tập trung hỏa lực cùng đánh trên một đường bay từ 2 - 3 tiểu đoàn và có điều kiện chi viện cho nhau, tạo được P sao cho cường độ của nhiễu giảm, và các đơn vị đều chi viện đánh được trong điều kiện có nhiễu.

        Ngoài biện pháp chống nhiễu bằng cách bố trí đội hình đã nêu ở trên, Quân chủng đã tập huấn cho các các kíp chiến đấu thành thục sử dụng 2 phương pháp bắn của tên lửa khi địch gây nhiễu tạp và nhiễu xung đó là  phương pháp bắn đón nửa góc và phương pháp bắn 3 điểm hoặc kết hợp 2 phương pháp bắn trên khi có điều kiện (từ 3 điểm chuyển sang phương pháp bắn đón nửa góc, hoặc ngược lại).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #99 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2016, 09:51:22 pm »

        Chọn thời cơ phát sóng bắt mục tiêu.

        Mở máy thu cho bám sát dải nhiễu (phân biệt dải nhiễu trong đội hình và ngoài đội hình, nhiễu các loại F giả B-52)... phân biệt tín hiệu mục tiêu B-52.

        Chọn và xác định phương pháp bắn. Tại sao bộ đội tên lửa đánh B-52 ở đường 559 Quảng Bình, Thanh Hóa, Nghệ An đạt hiệu quả thấp, còn tên lửa đánh B-52 vào Hà Nội hiệu quả chiến đấu rất cao, B-52 rơi tại chỗ nhiều... Đó là do:

        - Tên lửa đánh B-52 ở đường 559, Quảng Bình... theo kết quả nghiên cứu giặc lái B-52 cho biết trang bị hệ thống điện tử trên B-52 khi vào đánh Hà Nội không khác gì trang bị điện tử trên B-52 khi đánh vào đường Hồ Chí Minh (đường 20), Quảng Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Phòng.

        Nhưng điểm khác nhau cơ bản khi B-52 đánh vào khu vực các mục tiêu này là lực lượng Phòng không - Không quân bảo vệ mạnh, yếu khác nhau, do vậy Mỹ sử dụng chiến tranh điện tử ở 2 kha vực này cũng khác nhau.

        Khi B-52 đánh vào đường 559, Quảng Bình, qua trinh sát điện tử biết được lực lượng Phòng không - Không quân nhất là tên lửa đưa vào đây rất hạn chế vì đường xấu, trận địa bố trí cho tên lửa không đạt yêu cầu, số lượng tên lửa ít, và thường bố trí một trận địa chỉ được từ 1 - 2 bệ phóng tên lửa. Khí hậu khắc nghiệt cũng ảnh hưởng đến hệ số sẵn sàng chiến đấu.

        Khi tên lửa vào cấp 1 sẩn sàng chiến đấu thì giảm phát sóng để sục sạo bắt mục tiêu vì ở đây là đất hoạt động của không quân địch, nếu phát hiện có tên lửa hoạt động địch tập trung bắn phá, ném bom, bắn shrike, bom laze vào trận địa. Do đó tên lửa ở đây không được bộc lộ lực lượng, mà chỉ mở máy thu, thu để phân biệt dải nhiễu, giữa dải nhiễu B-52, dải nhiễu của sư đoàn giả B-52, dải nhiễu ngoài đội hình của EB-66, hạm tàu. Nếu xác đinh được dải nhiễu B-52 thì cho bám sát, và phương pháp bắn là dùng phương pháp bắn 3 điểm là chính vì cường độ nhiễu rất lớn (chủ yếu là thủ đoạn gây nhiễu tạp ngắm, chặn rãnh đạn tên lửa và mục tiêu...), nên hiệu quả xạ kích giảm.

        Ngoài ra có một số trận địa bố trí vòng ngoài, còn B-52 hoạt động tuyến trong, vì vậy khi tên lửa bắt được mục tiêu B-52 và bắn, thì lúc này B-52 đã ném bom xong và trên đường cua vòng ra, tạo ra P lớn nên hiệu quả tiêu diệt mục tiêu cũng thấp.

        Tóm lại so sánh lực lượng giữa ta và địch trong điều kiện ở đây bộ đội tên lửa của ta còn hạn chế nhiều mặt nên đã hạn chế hiệu quả đánh tiêu diệt B-52 của bộ đội tên lửa. Nhưng chính điều này khiến cho địch rất chủ quan khi sử dụng lực lượng lớn B-52 trong chiến dịch 12 ngày đêm đánh phá Thủ đô Hà Nội và đã thất bại nhục nhã.

        B-52 đánh vào Hà Nội bị tên lửa đánh tiêu diệt với số lượng lớn, rơi tại chỗ nhiều, bắt sống và tiêu diệt nhiều giặc lái...

        Trong chiến dịch 12 ngày đêm, địch đã sử dụng B-52 đánh vào Hà Nội, không quân địch đã sử dụng tối đa chiến tranh điện tử để phục vụ cho B-52 vào đánh Hà Nội như: Nhiễu B-52 trong đội hình có cường độ nhiễu rất mạnh, được biên chế một sĩ quan điện tử để sử dụng các thiết bị điện tử có trên B-52.

        Nhiễu sư đoàn giả B-52 trong đội hình.

        Nhiễu tiêu cực của F4E (từ 4c - 8c F4E) và trước trận đánh từ 10 - 15 phút (tạo hành lang nhiểu tiêu cực dài từ 10 - 70km, độ cao dải nhiễu tiêu cực từ 3 - 5km).

        Nhiễu trong đội hình cường kích.

        Nhiễu của sư đoàn đi bảo vệ.

        Phóng shrike vào các trận địa tên lửa, rađa dẫn đường, các sân bay...

        Cho máy bay cường kích vào trước ném bom các trận địa tên lửa, cao xạ...

        Nhiễu hạm tàu.

        Nhiễu EB-66 ngoài đội hình ở các khu vực: Biển Đông, Đông Nam, Tây Bắc, Đông Bắc với số lượng lớn EB-66. Tất cả tạo thành một nguồn nhiễu tổng hợp khi B-52 vào đánh Hà Nội. Theo địch thì với nguồn nhiễu này có thể che lấp mục tiêu B-52 trên nền hiện sóng của tên lửa, làm cho tên lửa bị mù mà không bắt được mục tiêu B-52.

        Trên đây là âm mưu của địch sử dụng chiến tranh điện tử để phục vụ B-52 đánh vào Hà Nội.

        Trong thực tế ta đã nắm được âm mưu chiến lược này của địch nên ngay từ đầu, Quân ủy Trung ương và Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân đã chỉ đạo từ tháng 8-1972, Quân chủng tổ chức tập huấn rút kinh nghiệm đánh B-52, giả B-52 ở Sư đoàn 363 Hải Phòng.

        Tháng 10-1972, hội nghị sơ kết chiến đấu của bộ đội tên lửa đánh địch trong nhiễu. Đánh B-52 của Trung đoàn 238 từ năm 1967 ở Vĩnh Linh, đến các đơn vi của Trung đoàn 275, trong những năm 1968 - 1971 trên đường hành lang, đặc biệt những kinh nghiệm của Trung đoàn 236, Trung đoàn 274, trong khu vực Quảng Bình, Vĩnh Linh và Nghệ An giữa và cuối năm 1972.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM