Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 12:26:09 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bộ tham mưu PK-KQ trong chiến tranh  (Đọc 29814 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2016, 08:26:00 am »


        2. Giao lưu nghiên cứu giữa ta và các bạn thuộc phe XHCN

        Máy bay và hiện vật thu được của địch rất quý và giá trị, được trưng bày để ta nghiên cứu đánh địch, nhưng đồng thời cũng rất quý đối với các bạn tùy viên quân sự các nước thuộc phe XHCN. Một số nước bạn đã đến nghiên cứu: 1 đồng chí cấp tướng của Hung-ga-ry sang thăm Việt Nam cùng tùy viên quân sự Đại sứ quán Hung-ga-ry đến thăm bảo tàng. Đồng chí được mời đi xem bãi trưng bày ngoài trời, rồi về thăm gian trưng bày trong nhà. Đồng chí hỏi nhiều về hiện vật, có đồng chí Hùng - kỹ sư TT giới thiệu. Sau khi xem, đồng chí phát biểu cảm tưởng là rất bất ngờ, đồng chí nghĩ rằng Việt Nam bắn rơi được nhiều máy bay đich nhưng rơi thì tan xác, có đâu mà thu về được nhiều như thế. Có F-8, F-105, F-4, A-4, AD-4, không người lái..* xếp đúng hình dáng, thành từng loại trưng bày ở bãi lớn. Đồng chí thốt lên: "Bất ngờ, bất ngờ quá". Xem xong các hiện vật trưng bày trong nhà, đồng chí muốn xin plắc vàng ghi số hiệu giặc lái. Được sự đồng ý của Chính phủ trao tặng hiện vật, đồng chí mừng lắm. Đồng chí tặng lại một album về quân đội Hung-ga-ry, một ống nhòm, một địa bàn, khẩu súng lục báng làm bằng đuy-ra nhẹ.

        Đồng chí Milan, tùy viên quân sự Cu Ba đến nghiên cứu hiện vật nhiều lần. Khi xem gian trưng bày trong nhà, thấy có nhiều vũ khí, trang bị, động cơ máy bay... đồng chí gợi ý muốn xin cờ có viết chữ xin tha tội chết, một lá cờ xin ăn và một máy phát tín hiệu báo tin cho Mỹ nơi địa điểm máy bay rơi để gọi cấp cứu. Đồng chí cũng kể cho ta về 4 đại úy Cu Ba tình nguyện lên 4 máy bay MiG-17, mang đủ vũ khí, bom, bay rất thấp trên mặt biển Cu Ba, đến gần mục tiêu đột nhiên bay vọt lên cao, quay đầu ngắm rồi đâm thẳng vào đội hình 4 tàu chiến của Mỹ, làm chìm ngay 1 chiếc, 2 chiếc bị thương nặng. Xong trận đánh, đoàn máy bay bảo vệ của Mỹ mới bay đến chỉ huy và hộ tống 2 tàu chiến hạm bị trọng thương rút chạy về Bắc Mỹ. Bốn phi công cảm tử đã trọn lời hứa với Tổ quốc Cu Ba thân yêu, không còn trở về nữa và từ đó vùng vịnh Cu Ba không còn bóng tàu chiến hạm của kẻ xâm lược.

        Bạn Cu Ba cung muốn tìm hiểu sức chiến đấu của máy bay ta. Tôi được Quân chủng cho phép báo cho bạn biết ta có nhiều máy bay cánh quạt AN-2, Li-2, IL-14 và phản lực MiG-17. Đồng chí Milan báo cho ta biết Cu Ba cũng có những loại đó giống hệt Việt Nam. Cu Ba đã cải tiến MiG-17 mang thùng rốc két; Li-2, IL-14 mang 2 bom lớn hơn 50kg và xẻ nơi phía sau để đặt giá bắn súng. Đồng chí đã tặng luôn các tài liệu cải tiến máy bay, Cu Ba đã cử cán bộ kỹ thuật sang giúp ta cải tiến được máy bay; Tuy thời gian rất ngắn, ta đã cải tiến xong loại An-2 mang 2 thùng rốc két. An-2 một tầng cánh do đồng chí cẩn lái, thực tập bay bắn trong 1 tuần cho kết quả tốt.

        Tại vùng biển Sầm Sơn - Ba Làng, ta phát hiện thường có tàu biệt kích. Quân chủng cử đồng chí Phan Huyến - Trạm trưởng Gia Lâm đặt chỉ huy sở dã chiến trên ôtô, đi vào Sầm Sơn phát hiện tàu biệt kích. Quân chủng lệnh cho đồng chí Cần xuất kích bay thấp đến biển Sầm Sơn tiếp cận mục tiêu. Đồng chí Phan Huyến ra lệnh đánh, đồng chí cẩn bám chắc mục tiêu và phóng 2 thùng rốc két thẳng vào 1 tàu biệt kích, làm tàu chìm nghỉm. Một vài tên lính sống sót bơi vào bờ, nộp mạng cho dân quân áp tải vào nhà tù. An-2 trở về an toàn. Cũng tương tự, MiG-17 do đồng chí Dị và Bảy bay rất thấp đánh tàu biệt kích lớn vùng biển Đồng Hới. Bom, rốc két, pháo 30mm đều phát huy tác dụng, tiêu diệt ngay tàu biệt kích lớn và toàn bộ quân địch, một vài tên lính sống sót cũng chết đuối dần trên biển vì tàu ờ ngoài khơi, rất xa đất liền. Năm 1968, Li-2 và IL-14 cũng đi đánh mục tiêu, thả bom ờ Thừa Thiên - Huế.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Sáu, 2016, 06:13:21 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2016, 08:26:55 am »

        Bạn Trung Quốc có rất nhiều người đến thăm nhiều lần nơi trưng bày máy bay và các hiện vật của máy bay Mỹ. Khi đài phát thanh TTXVN thông báo quân ta bắn rơi máy bay Mỹ ở nơi nào đó, Phòng Khoa học Quân sự lại chuẩn bị cho bạn đến thăm, đi xem nơi địch đánh phá và chỗ máy bay rơi. Thường Quân chủng giao cho Phòng Khoa học Quân sự cử cán bộ dẫn bạn đi thăm hiện trường. Bạn thường chú ý những loại vũ khí và trang bị của giặc lái mang theo. Có lần khi nghiên cứu ở Bảo tàng Khoa học quân sự, bạn xin mũ bay giặc lái và Bộ Tư lệnh Quân chủng đồng ý tặng, ngoài ra còn tặng 1 súng Vulcal 4 nòng gồm cả bệ và máy nạp đạn tự động, một số bom bi, bom dứa, bom từ trường, đèn tín hiệu, plắc số hiệu giặc lái, cờ xin tha tội chết, cờ xin ăn, các mảnh ký hiệu từ xác máy bay có cờ Mỹ, một số khối rời máy bay như động cơ, cơ cấu điều khiển, càng... bạn rất phấn khởi, ký vào giấy tặng hiện vật, ngay sau đó mang phương tiện đến chở hiện vật về Trung Quốc.

        Bạn Liên Xô là người viện trợ cho ta vũ khí, máy bay, tên lửa, và cử cả cố vấn, chuyên gia về máy bay, tên lửa sang giúp ta. Bộ Quốc phòng giao cho Quân chủng khi có tin lực lượng phòng không bấn rơi máy bay địch ở đâu, ta phải cử cán bộ dẫn bạn (tùy viên quân sự, cán bộ nghiên cứu) đến nơi địch đánh phá. Bạn chụp ảnh và nghiên cứu sơ bộ, giúp ta nghiên cứu nhiều vấn đề kỹ thuật. Những hiện vật không có điều kiện nghiên cứu tại Việt Nam, ta chuyển cho bạn mang về Liên Xô có đủ phòng thí nghiệm và chuyên gia giỏi thực hiện. Nghiên cứu xong mảng nào, bạn lại nhiệt tình thông báo kết quả ngay cho ta để phục vụ cho tác chiến. Ví dụ như các khối gây nhiễu ARC45, anten ALQ-71...; các bảng, khối điện tử tên lửa Shrike, Sidewinder, Sparrow rất nhiều khối lập trình trong máy bay không người lái. Một số hiện vật đòi hỏi thời gian nghiên cứu dài hơn như nhiều loại đặc thiết, động cơ, thân, cánh... Thời kỳ này, bạn giúp ta rất nhiều tài liệu thiết thực ứng dụng trong tác chiến.

        Quân chủng đã báo cáo Bộ Quốc phòng tặng cho bạn Liên Xô: một máy bay không người lái gần như còn nguyên (có hơi méo mó ở cánh và đuôi do máy bay rơi), còn dù ở trên lưng; một tên lửa Shrike gần như còn nguyên; nhiều bảng, khối tên lửa Spaưow, Sidewinder; nhiều đồng hồ đặc thiết, nhiều khối ở các loại máy bay và trang bị giặc lái... Bạn rất quý, đưa máy bay đến chở hiện vât về nước. Ban rất tin tưởng và phấn khởi nói với Bộ Quốc phòng và Quân chủng: Liên Xô viện trợ vũ khí cho Việt Nam đánh Mỹ, và Việt Nam lại viện trợ những hiện vật quý, giúp cho công tác nghiên cứu, hiện đại hóa quân đội Liên Xô.

        Việc phối hợp nghiên cứu giữa bạn và ta rất quan trọng. Việc nghiên cứu của ta tuy hết sức cố gắng đạt được nhiều kết quả tốt nhưng còn rất hạn chế, vì ta không có những phòng thí nghiệm, không có những chuyên gia được đào tạo chuyên sâu, ta chỉ dựa vào hiện vật thu được kết hợp với tài liệu ta có mà nghiên cứu. Bộ Tư lệnh PK-KQ bày tỏ lòng cảm ơn đến tất cả các bạn đã giúp đỡ ta.

        Trong phạm vi viết này tôi chỉ ghi được vẫn còn rất nhiều vấn đề, các tài liệu phòng nghiên cứu đã được ứng dụng trong tác chiến phòng không chưa nêu hết được trong này. Tôi cố gắng nhớ lại các sự kiện cách đây 42 năm nên có chỗ quên ngày, tháng, quên tên người. Hiện nay các cán bộ khoa học quân sự thời kỳ đó còn lại rất ít, tuổi đã cao (đều trên 80 tuổi), rất nhiều người bạn đã vĩnh viễn rời xa chúng ta, rất tiếc là họ đã mang theo mình những tư liệu sống chôn vùi dưới đất. Tôi rất mong có những cuộc họp mặt các đồng nghiệp, một số ít những người còn lại, để thu thập những tư liệu, tài liệu quý giá, biên soạn thành bản hồi ký đầy đủ hơn, phản ánh chân thật các sự kiện để lưu lại cho các thế hệ sau kế tiếp nhiệm vụ.

        Tôi rất mong được các bạn đọc và góp ý thêm tư liệu cho hoạt động của Phòng Khoa học quân sự thời kỳ 1966- 1968.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2016, 07:28:40 pm »

         
THAM KHẢO LỜI KHAI CỦA MỘT GIẶC LÁI MỸ

Đại tá Chu Thái                        
Nguyên cán bộ tham mưu Quân chủng        

        Đầu năm 1972, ta mở cuộc tiến công chiến lược trên khắp chiến trường miền Nam Việt Nam. Trước nguy cơ sụp đổ hoàn toàn của bọn Ngụy quân, Ngụy quyền Sài Gòn, đế quốc Mỹ buộc phải Mỹ hóa trở lại cuộc chiến tranh bằng lực lượng không - hải quân hiện đại. Chúng tập trung lực lượng không quân, hải quân và cả B-52 đánh tập trung ổ ạt vào các chân hàng, kho tàng, đầu mối giao thông quan trọng của ta từ Vĩnh Linh, Quảng Bình đến Bến Thủy - Nghệ An, Hàm Rồng - Thanh Hóa, nhằm hạn chế cuộc tiến công của ta.

        Khác với chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ dùng sức mạnh không quân và cả B-52 hành động nhanh chóng và quyết liệt mà không leo thang từng bước. Không quân địch phát huy triệt để các vũ khí, khí tài trang bị vừa mới cải tiến, đặc biệt là chiến tranh điện tử để nâng cao hiệu quả đánh phá và hạn chế thiệt hại của chúng.

        Quân và dân miền Bắc đã đánh trả kiên cường, bắn rơi một số máy bay địch nhưng chủ yếu là do pháo phòng không và không quân ta bắn rơi. Còn các đơn VỊ tên lửa phòng không, lực lượng rất quan trọng trong chống chiến tranh phá hoại thì hầu hết đều lúng túng trước những thủ đoạn nhiễu điện tử của địch. Từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 5 năm 1972, bộ đội tên lửa phòng không đã đánh tới 200 lần cấp tiểu đoàn, tiêu thụ hàng trăm quả đạn mà chỉ bắn rơi 30 chiếc, chưa có chiếc nào rơi tại chỗ. Hầu hết tên lửa phóng lên đạn đều vượt qua mục tiêu, tự hủy, hiệu suất chiến đấu giảm sút rõ rệt.

        Đặc biệt đêm và ngày 16 tháng 4 năm 1972, Mỹ đã sử dụng tới 270 lần/chiếc máy bay các loại, trong đó có 9 B-52 ném bom rải thảm vào thành phố Hải Phòng. Bộ đội tên lửa phòng không Hải Phòng đã phát huy hỏa lực đánh trả địch quyết liệt, phóng tới 93 quả đạn tên lửa nhưng không có chiếc nào rơi tại chỗ. Có đơn vi còn bị địch đánh trả, gây thương vong về người và hỏng hóc nặng về khí tài, trước thủ đoạn gây nhiễu của địch.

        Cùng ngày 16-4, từ 9 giờ đến 10 giờ, không quân Mỹ còn sử dụng 60 lần/chiếc máy bay không quân chiến thuật, bay ở độ cao trên 7km gây nhiễu điện tử rất nặng. Bộ đội rađa báo là B-52 vào đánh Hà Nội, Trung đoàn tên lửa 261, 257 đã phóng tới 36 quả đạn, nhưng đạn đều vượt qua mục tiêu, tự hủy.

        Cán bộ Bộ Tham mun đã trực tiếp xuống các tiểu đoàn tên lửa chiến đấu tìm hiếu tình hình, leo lên các đồi cao xung quanh Hà Nội để theo dõi quỹ đạo đạn và kết quả xạ kích, nhận thấy đạn đều vượt qua mục tiêu rồi tự hủy.

        Sau nhiều trận đánh không rơi, đạn tự hủy nhiều, một số cán bộ chiến sĩ bộ đội tên lửa đã có những biểu hiện lo ngại, thiếu tin tưởng, nhất là cán bộ mới còn rất trẻ, thiếu kinh nghiệm chiến đấu thực tế. Lại còn những biểu hiện nghi ngờ về số đạn tên lửa Liên Xô giúp ta mới được nhập vào Việt Nam có gì nhầm lẫn không?

        Bộ tư lệnh Quân chủng đã nêu ra một số biện pháp cấp bách: Phát động toàn Quân chủng tập trung nghiên cứu những thủ đoạn mới về nhiễu điện tử của địch, tìm ra các biện pháp khắc phục, kiên quyết đánh bại mọi thủ đoạn của chúng. Đi đôi với việc xây dựng ý chí quyết tâm, Bộ Tham mưu Quân chủng đã cử nhiều cán bộ giỏi xuống giúp các đơn vị chiến đấu, đế rèn luyện nâng cao trình độ thao tác cho các kíp chiến đấu đánh địch trong điều kiện nhiễu điện tử phức tạp nhất.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2016, 07:29:59 pm »

        Về mặt kỹ thuật cần được kiểm tra chặt chẽ, rà soát lại toàn bộ tần số đồng bộ làm việc giữa đài và đạn tên lửa. Sự ảnh hưởng tác động về nhiễu giữa trận địa nọ với trận địa kia trong cùng một khu vực. Hệ số làm việc về cánh sóng ngòi nổ vô tuyến của từng quả đạn. Cuối cùng ta đề nghị chuyên gia Liên Xô giúp ta lắp ráp thêm bộ phận kính ngắm quang học T3K (PA-OO) đặt trên nóc xe thu phát (PA) để khi địch gây nhiễu điện tử nặng, phức tạp, ta sẽ sử dụng kính ngắm quang học để đánh. Mọi công việc đang được triển khai rất khẩn trương thì Phòng Khoa học quân sự, Phòng Tên lửa và một số phòng của Cục Kỹ thuật nhận được bản tin của Phòng Quân báo thông báo:

        Giữa tháng 5 năm 1972, không quân địch vào đánh các mục tiêu ở Tây Nam Hà Nội, Trung đoàn pháo phòng không 233 bảo vệ khu công nghiệp Cao - Xà - Lá đã bắn rơi tại chỗ 1 F4. Tên thiếu tá giặc lái đã bị bắt sống ở khu vực Kim Giang. Với câu hỏi của ta được đặt ra, hắn đã khai về trang thiết bị nhiễu điện tử và đội hình bay đối với phi đội của chúng. Hắn khai: Trước những năm 1972, mỗi phi đội 4 chiếc máy bay của chung tôi chỉ được trang bị một máy gây nhiễu QRC- 160 cho chiếc đi đầu, bay ở giữa, để che giấu đội hình của cả tốp 4 chiếc. Vì vậy chúng tôi phải bay với gián cách hẹp, chiếc nọ chỉ cách chiếc kia 80m đến 120m. Trắc thủ tên lửa của ta chỉ cần bám sát giữa dải nhiễu thì đạn tên lửa bay giữa hai máy bay có gián cách từ 40m đến 60m, đủ khả năng cho cánh sóng ngòi nổ vô tuyến của đạn làm việc (giới hạn cánh sóng ngòi nổ vô tuyến của đạn làm việc < 8Om). Khi cánh sóng ngòi nổ vô tuyến tích đủ 8 xung sẽ kích cho đầu đạn tên lửa nổ, các mảnh đạn văng ra như hình chóp nón, chụp lấy máy bay để phá hủy, nên có khi một quả đạn bắn rơi 2 chiếc máy bay địch là có cơ sở khoa học.

        Hắn khai tiếp: Đến đầu năm 1972, chúng tôi đều được trang bị các loại máy bay gây nhiễu ALQ-87 hoặc ALQ-101 có cường độ và công suất gây nhiễu lớn hơn QRC-160. Mỗi máy bay chúng tôi đều được trang bị từ một đến hai chiếc loại này. Đội hình bay của chúng tôi đã được mở rộng, gián cách bay giữa chiếc nọ cách chiếc kia nới rộng tới 300 - 600m. Đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân mà hàng trảm đạn tên lửa đã phóng lên trong hơn tháng qua đều vượt qua mục tiêu và tự hủy. Nếu trắc thủ tên lửa ta cứ bám sát giữa dải nhiễu như năm 1967, 1968 thì gián cách giữa đạn và máy bay địch đã có khoảng cách từ 150 - 300m, vượt quá khả năng cánh sóng ngòi nổ vô tuyến của đạn làm việc (vì chỉ trong giới hạn 80m trở vào) nên không kích đạn tên lửa nổ, mà đạn sẽ vượt qua mục tiêu, tự hủy. Đây là bài học đắt giá phải trả, vì ta đã dừng lại và dùng cách đánh cũ, kinh nghiệm cũ từ năm 1967 + 1968 nên đã không bắn rơi tại chỗ máy bay địch.

        Cũng qua lời khai của giặc lái kết hợp với kính quang học lắp trên xe thu phát (HA-OO), ta nhận thấy nếu trắc thủ quang học T3K ngắm vào chiếc thứ nhất trong tốp kể từ trái sang phải ở cự ly 30 - 40km thì trắc thủ tên lửa trong xe điều khiển sẽ phải căn vào 1/5 dải nhiễu, chiếc thứ hai là 2/5, chiếc thứ ba là 3/5 và chiếc thứ tư là 4/5 của dải nhiễu. Từ đó kết hợp giữa kíp chiến đấu trong xe điều khiển với kíp trắc thủ T3K trên xe thu phát đã bám sát chính xác vào từng chiếc máy bay địch để diệt chúng. Các trận chiến đấu của ta lại giành thắng lợi giòn giã, liên tục bắn rơi tại chỗ nhiều máy bay địch. Nếu chỉ đơn thuần dùng PA-OO để đánh thôi thì không đánh được vì máy bị dao động nhiều, không ổn định, đạn không được điều khiển.

        Bài học này đã cho chúng ta nhiều kinh nghiệm về công tác nghiên cứu địch. Ngày nay khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão, đòi hỏi công tác nghiên cứu phải nắm địch thường xuyên, liên tục vững chắc bằng nhiều nguồn tin tức khác nhau, kể cả tài liệu tham khảo của tù binh địch.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2016, 07:32:12 pm »

     
NHỮNG TRẬN ĐÁNH CHÌM TÀU BIỆT KÍCH MỸ NGỤY TRÊN BIỂN ĐÔNG CỦA MÁY BAY AN-2

Đại tá Nguyễn Văn Chuyên             
Nguyên Tham mưu phó Quân chủng       

        Đầu năm 1966, Mỹ - ngụy đã dùng tàu biệt kích cỡ nhỏ tốc độ nhanh, xâm nhập vùng biển Thanh Hóa, Nghệ An để thả người nhái ra miền Bắc Việt Nam. Tàu biệt kích thường hoạt động từ nửa đêm về sáng và được sự yểm hộ của máy bay và tàu chiến Mỹ trên biển Đông. Tàu biệt kích hoạt động ngoài tầm hỏa lực của pháo bờ biển và có tốc độ nhanh, hải quân khó đánh. Cho nên lúc đó Bộ đã giao cho Quân chủng Phòng không - Không quân dùng máy bay để tiêu diệt chúng. Chấp hành mệnh lệnh của Bộ, Tư lệnh Phùng Thế Tài và Tham mưu trưởng Quấn chủng Hoàng Ngọc Diêu đã giao nhiệm vụ cho Trung đoàn Không quân vận tải 919 và phòng Không quân Bộ Tham mưu nghiên cứu để đánh tàu biệt .kích trên vùng biển Thanh Hóa từ Sầm Sơn đến Hòn Mê. Được sự chỉ đạo trực tiếp của Trung đoàn trưởng 919 Khúc Đình Bính và phòng Không quân Bộ tham mưu do đồng chí Lê Vãn Thọ làm Trưởng phòng và đồng chí Hòa Chấp Phó phòng, Ban dẫn đường đã trực tiếp nghiên cứu phương án dùng máy bay vận tải An-2 để đánh tàu biệt kích ban đêm trên biển gần là thích hợp nhất, vì An-2 có tốc độ nhỏ 120 - l8Okm/h, người lái đã bay đêm và cực thấp rất giỏi. Tổ bay của đồng chí Phan Như Cẩn đã bay phun thuốc trừ sâu cho rừng thông Nghệ An, từng bay thấp sát ngọn thông và kéo theo cả cành thông về hạ cánh an toàn. Qua đề xuất của Trung đoàn 919 và phòng Không quân Bộ tham mun, Tư lệnh Quân chủng đã giao nhiệm vụ đánh tàu biệt kích cho phi đội An-2. Đây là nhiệm vụ rất mới mẻ, chưa từng làm bao giờ, lại tiến hành trên vùng biển mà Không quân và Hải quân Mỹ khống chế hoàn toàn nên gặp không ít khó khăn, trở ngại trong công tác chuẩn bị và hiệp đồng chiến đấu với Hải quân và Binh chủng Rađa mà trực tiếp là đồng chí Tâm Trinh, đổng chí Liên, Không quân đã bố trí Sở chỉ huy phía trước để dẫn đường cho An-2 tại đại đội Rađa cảnh giới 19 ở Quảng Xương - Thanh Hóa, do đồng chí Vũ Đức Bình trợ lý dẫn đường Quàn chủng làm nhiệm vụ dẫn chính. Tại sở chi huy tiền phương (C19) tổ chức thu tình báo từ hai mạng, mạng thứ nhất từ rađa 402 của Hải quân để phát hiện và bám sát tàu biệt kích, mạng thứ hai từ rađa cảnh giới C19 để bám sát và dẫn máy bay An-2 của ta. Khi An-2 cất cánh và bay đến khu vực phải tuyệt đối giữ bí mật, từ Gia Lâm đến dãy núi Tam Điệp tiếp tục hạ độ cao để tiến vào khu vực chiến đấu. Từ sân bay Gia Lâm đến dãy núi Tam Điệp, An-2 tự bay theo đường bay đã chuẩn bị trước và sở chỉ huy Quân chủng chịu trách nhiệm dẫn đường, khi cần thiết (do đồng chí Chuyên trợ lý dẫn dường Quân chủng chịu trách nhiệm dẫn chính). Sau khi vượt qua dãy núi Tam Điệp, sẽ do đồng chí Bình ở SCH đặt tại C19 dẫn đường trực tiếp An-2 vào khu vực chiến đấu. Biên đội đánh tàu biệt kích của An-2 gồm 2 chiếc, một chiếc thả pháo sáng và một chiếc đánh. Sau hơn một tháng làm công tác chuẩn bị, đêm 7-3-1966 biên đội Cẩn + Ngoan lần đầu tiên xuất kích đã đánh chìm tàu biệt kích của ngụy trên vùng biển Sầm Sơn - Thanh Hóa. Trận này do đồng chí Ngoan thả pháo sáng và đồng chí Cẩn đánh.

        Đêm 13 rạng sáng 14 - 3 - 1966, Biên đội Huấn + Ngoan xuất kích lần thứ hai tiếp tục đánh chìm chiếc tàu biệt kích thứ 2 của ngụy trên vùng biển Thanh Hóa (gần Hòn Mê). Trận này đồng chí Ngoan thả pháo sáng đồng chí Huân đánh. Sau khi bị đánh chìm 2 tàu, tháng 5, 6, 7 - 1966 không thấy tàu biệt kích địch hoạt động.

        Đêm 13 rạng sáng 14-8-1966 tàu biệt kích xuất hiện trở lại. Biên đội Cẩn + Thúc xuất kích và tiếp tục đánh chìm chiếc thứ 3 của địch. Trong vòng 6 tháng địch cho 3 tàu biệt kích xâm nhập ra miền Bắc (khu vực Sầm Sơn) đều bị Không quân ta đánh chìm.

        Chiến công đánh chìm 3 tàu biệt kích của địch trên vùng biển Thanh Hóa lúc đó không vang dội bằng việc bắn rơi hàng trăm máy bay hiện đại của không quân Mỹ nên cũng ít người biết đến. Riêng tôi ỉà một trong những người may mắn được tham gia thì mãi mãi ghi nhớ và không bao giờ quên, vì nó có những khía cạnh rất độc đáo Việt Nam, mà có thể trả lời cho thế giới hiểu thêm. Tại sao Việt Nam lại có thể thắng được Mỹ.

        An-2 là loại máy bay cổ lỗ sĩ của Liên Xô chế tạo dùng ở các nông trường, làm nhiệm vụ gieo hạt, rải phân, phun thuốc trừ sâu, nhưng khi được giao cho người Việt Nam thì đã trở thành một loại vũ khí lợi hại không kém gì hạm đội của địch. Khía cạnh thứ 2 theo tôi suy ngẫm: Việc đánh chìm 3 tàu biệt kích của địch tuy số lượng không nhiều nhưng nó góp phần làm thất bại âm mưu tổ chức thả người nhái ra hoạt động phá hoại miền Bắc. Khía cạnh thứ 3 là việc đánh giá công lao chưa được thỏa đáng. Sau hơn 40 năm Nhà nước ta đã xét khen thưởng, truy tặng nhiều chiến công, riêng tổ bay An-2 làm nhiệm vụ chỉ được đồng chí Phan Như Cẩn là anh hùng, còn nhiều đồng chí khác chiến đấu, trong tổ chức chỉ huy chưa được nhắc đến thỏa đáng. Trên đây là một số trận đánh mà tôi nhớ và có ghi chép chính xác.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2016, 07:37:01 pm »

       
CHÚNG TÔI TIẾP QUẢN SÂN BAY ĐÀ NẴNG

Đại tá Nguyễn Bắc                         
Nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân chủng       

        Trong cuộc họp từ ngày 30/9 - 8/10/1974, Bộ Chính tri hạ quyết tâm chiến lược hoàn thành giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 - 1976.

        Căn cứ Nghị quyết của Thường vụ Đảng ủy Quân chủng ngày 9/11/1974 Bộ Tham mưu chuẩn bị 2 kế hoạch:

        Al: Kế hoạch sử dụng lực lượng Phòng không - Không quân chiến đấu trên cả nước (chủ yếu miền Nam).

        A2: Kế hoạch chiến đấu Phòng không - Không quân ở miền Bắc.

        Đồng thời Bộ Tham mưu tổ chức bộ phận tiền phương Quân chủng đi B theo chỉ thị của Quân chủng. Tổng số bộ phận này khoảng gần 700 người, là tổ chức tiền phương có quy mô lớn nhất, thời gian dài nhất từ trước tới nay của Quân chủng Phòng không - Không quân. Trong đó, quân số của Sở chỉ huy tiền phương Quân chủng có 120 người, gồm cả bộ phận thông tin của Trung đoàn 26 và công binh của Trung đoàn 28, Các cơ quan Quân chủng, các binh chủng Không quân, Rađa đểu tổ chức bộ phận tiển phương riêng: Chuẩn bị đi B 2 năm 1975, 1976.

        Ngày 15/2/1975 SCH tiền phương Quân chủng bắt đầu hành quân. Đầu tháng 3/1975 đến Tà Cơn, Sở chỉ huy tiền phương bố trí trong khu vực Sư đoàn 377 thuộc Bộ tư lệnh 559.

        4 - 25/3/1975: Chiến dịch Tây Nguyên toàn thắng.

        21 - 26/3/1975: Chiến dịch Thừa Thiên Huế thắng lợi.

        29/3/1975: Ta giải phóng hoàn toàn Đà Nẵng.

        18/3/1975: Bộ Chính trị hạ quyết tâm hoàn thành giải phóng miền Nam trong năm 1975.

        31/3/1975: Bộ Chính trị hạ quyết tâm "giành thắng lợi hoàn toàn, tốt nhất trong tháng 4/1975 trước mùa mưa. Tư tưởng chỉ đạo: Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng.

        Tối 28/3/1975, Sở chỉ huy tiền phương bắt đầu cơ động, chia làm 2 bộ phận, phần lớn lúc hướng hành quân theo đường Trường Sơn triển khai ở Plâycu, bên cạnh cơ quan chỉ huy phòng không chiến dịch do Phó tư lệnh - Tham mưu trưởng Quân chủng Hoàng Ngọc Diêu phụ trách trực thuộc Bộ tư lệnh chiến dịch binh chủng hợp thành. Một bộ phận nhỏ Sở chỉ huy tiền phương do tôi (Nguyễn Bắc) theo đường 1 vào thành phố Đà Nẵng.

        Tiếp quản, điều hành sân bay Đà Nẵng:

        6 giờ sáng 29/3/1975, chúng tôi tới Đà Nẵng, thành phố trong tình trạng náo loạn, dày đặc bọn lính ngụy thất trận, súng ống quân trang vứt đầy đường, người dân hốt hoảng, bị cướp bóc, kêu la, tìm đường rời khỏi thành phố.

        Tôi vào Sở chỉ huy Sư đoàn 1 Không quân ngụy do Chuẩn tướng Phan Thú Tiêu chỉ huy. Trên bàn làm việc, còn cốc sữa đang uống dở, chiếc mũ Kêpi còn không kịp mang, giấy tờ sổ sách vứt tung tóe, tên chỉ huy vội lên trực thăng bay ra biển. Cạnh bãi để máy bay, có hàng trăm ô tô, xe máy của bọn ngụy để lại, nhiều xe vẫn còn nổ máy.

        Khoảng 10 giờ cùng ngày, đồng chí Hoàng Ngọc Diêu gặp 2 trưởng đoàn của tiền phương Quân chủng (Bộ Tham mưu do đồng chí Bắc phụ trách, Cục Chính trị do đồng chí Tiếu phụ trách) giao nhiệm vụ điều hành sân bay Đà Nẵng:

        - Nhanh chóng tiếp thu sân bay Đà Nẵng, kiểm kê tài sản, máy bay thu hồi, sửa chữa các phương tiện kỹ thuật, máy bay, khẩn trương chuyển loại cho phi công, ta dùng máy bay địch để đánh địch.

        - Nhanh chóng nghiên cứu hệ thống trận địa PK bảo vệ TP Đà Nẵng mới giải phóng, giúp sư đoàn PK 375 triển khai chiến đấu, thay cho sư đoàn PK 673 tiến vào phía Nam theo Quân đoàn 2.

        - Khôi phục hoạt động sân bay, nhanh chóng mở cầu đường bay Đà Nẵng - Huế - Hà Nội, Đà Nẵng - Buôn Mê Thuột - Plâycu và ngược lại chuyên chở cán bộ ra Bắc vào Nam công tác, chiến đấu, vận chuyển đạn dược, thuốc men, lương thực... chi viện cho chiến trường.

        Hàng ngày, 16 giờ giao ban, sau đó tôi dùng điện cơ yếu báo cáo công việc về SCH cơ bản Quân chủng và xin ý kiến chỉ đạo của Quân chủng.

        - Trưa ngày 29/3, từ sân bay Phú Bài, 1 Mi-8, sau đó 1 IL18 chở cán bộ, nhân viên KQ đến sân bay Đà Nẵng, khôi phục hệ thống thông tin liên lạc, điện nước, xăng dầu, trạm dẫn đường ở bán đảo Sơn Trà...

        - Ngày 5/4, cầu hàng không đã mở tuyến Hà Nội - Huế, Hà Nội - Đà Nẵng vào sau đó từ Đà Nẵng, các chuyến bay lên các sân bay ở Tây Nguyên.

        Việc thu hồi các máy bay UH1 nằm trên núi, dưới ruộng, lúc đầu do các phi công ngụy giác ngộ lái về sân bay Đà Nẵng. Có một lần, anh Phạm Ngọc Lan và tôi ra kiểm tra sân bay, một phi công ngụy thấy anh Lan chăm chú quan sát UH1, đến gần anh nói: "Nếu ông muốn lái, tôi xin hướng dẫn", anh Lan xua tay, bước lên máy bay bay một vòng rồi nhẹ nhàng hạ cánh. Người phi công này tấm tắc khen: 'Các ông không có UH1 mà đã lái được ngay thì giỏi quá:. Anh ta không biết là năm 1970 có 1 người lái ngụy tên là Hùng do ta cài vào, đã cướp UH1 ở sân bay Biên Hòa, một số người lái của ta đã được Quân chủng chọn học sử dụng do anh Hùng huấn luyện. Có lẽ ý tưởng của Quân chủng sẽ tiếp tục "dùng máy bay địch đánh địch” đã manh nha từ thời kỳ đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #86 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2016, 07:38:41 pm »

        - Sáng 1/4, tôi đưa đồng chí Vũ Xuân Vinh, Tư lệnh sư đoàn phòng không 375 vào gặp đồng chí Nguyễn Chánh - Phó tư lệnh Quân khu 5 để báo cáo nhiệm vụ của sư đoàn PK tại Đà Nẵng. Đồng chí Phó tư lệnh Quân khu 5 đã phổ biến tình hình, nhiệm vụ quân sự nói chung, nhiệm vụ phòng không nói riêng vùng mới giải phóng.

        Đà Nẵng là Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn nhất, cũng là căn cứ hải, lục, không quân lớn nhất của ngụy ở miền Trung. Sau giải phóng, TP Đà Nẵng còn gần 11 vạn quân ngụy tan rã tại chỗ, gần 3 ngàn ngụy quyền cải tạo tại chỗ, 2 ngàn cảnh sát, 7 ngàn người làm việc cho CIA, 2 vạn rưỡi gái điếm, hàng chục vạn người thất nghiệp, phạm pháp, mắc các bệnh xã hội...

        18/4/1975, toàn bộ lực lượng phòng không 375 đã bố trí sẵn sàng chiến đấu, sở chỉ huy sư đoàn đặt tại Phước Tường, nơi trước là Trung Tâm hồi lực của quân ngụy.

        3/4/1975, Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân chủng vào Đà Nẵng kiểm tra tình hình. Sau khi báo cáo tôi đưa Bộ tư lệnh Quân chủng và một số thủ trưởng cơ quan lên bán đảo Sơn Trà. Trên đỉnh núi, 2 rađa bị địch đốt cháy rụi. Vòm che khí tài do quá cao địch không kịp phá hủy. Vòm làm bằng chất liệu tổng hợp, bảo vệ ảnh hưởng mọi thời tiết, nhưng không ảnh hưởng tới việc phát sóng của rađa, giữ vững chất lượng của khí tài nên chạy liên tục 24/24 giờ.

        8/4/1975, đồng chí Nguyễn Thành Trung lái F5 ném bom dinh độc lập của ngụy, rồi hạ cánh ở sân bay Phước San.

        9/4/1975, đồng chí Khúc Đình Bính đưa Nguyễn Thành Trung về Đà Nẵng yêu cầu chúng tôi nuôi dưỡng, bảo vệ đồng chí Trung, chờ làm nhiệm vụ đặc biệt.

        16/4/1975, Quân đoàn 2 giải phóng Phan Rang, bắt sống tên trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi tư lệnh Quân đoàn 3 ngụy.

        17/4 một cán bộ cục 2 đưa 2 tên này ra sân bay Đà Nẵng, yêu cầu chúng tôi đưa ra Hà Nội gấp, để cấp trên khai thác kế hoạch phòng thủ chiến lược đối với Sài Gòn nhằm bổ sung kịp thời kế hoạch chiến dịch của ta. Chỉ trong thời gian ngắn, máy bay lập tức cất cánh bay.

        Vài ngày sau đó, chúng tôi rất đau đớn tiếp nhận thi hài đồng chí Bùi Đăng Tự - Tư lệnh sư đoàn PK 673 bị du kích ta bắn nhầm ở khu vực Tuy Phong, Ninh Thuận. Đồng chí Tự nguyên là Tư lệnh Sư đoàn PK 363 bảo vệ Hải Phòng, là 1 cán bộ có đức, có tài, được mọi người yêu mến. Thi hài đồng chí Tự được chuyển bằng máy bay về an táng tại Hà Nội.

        20/4/1975, 1 IL-18 vào Đà Nẵng chở một số phi công và thợ máy để huấn luyện chuyển loại A37.

        16 giờ 40 phút ngày 28/4/1975, Phi đội Quyết thắng 5 chiếc A37 do đồng chí Nguyễn Văn Lục chỉ huy, Nguyễn Thành Trung dẫn đường, cất cánh từ căn cứ Phan Rang, bay ném bom xuống sân bay Tân Sơn Nhất làm cho sân bay bị tê liệt hoàn toàn, Phi đội Quyết thắng trở về thắng lợi, an toàn.

        Mũi tiến công đường không của Phi đội Quyết thắng, phối hợp với 5 mũi tiến công binh chủng hợp thành của các quân đoàn trong chiến dịch Hồ Chí Minh, tạo sức mạnh áp đảo, buộc ngụy quyền trung ương Sài Gòn phải tuyên bố đầu hàng vô điểu kiện hồi 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975. Miền Nam được hoàn toàn giải phóng.

        Trong một tháng tại thành phố Đà Nẵng mới giải phóng (29/3 đến 30/4/1975) với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm cao, tổ công tác sân bay Đà Nẵng cùng các lực lượng bạn đã hoàn thành một khối lượng lớn công việc tại chỗ và chi viện trực tiếp cho chiến trường, chủ yếu cho chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam.

        Bảo đảm an toàn trong việc tiếp quản, quản lý sân bay Đà Nẵng, thu hồi, sửa chữa, khôi phục các loại máy bay vào hoạt động, mở các đường bay ra Bắc, đi Tây Nguyên, tạo điều kiện cho các phi công huấn luyện chuyển loại máy bay của địch chuẩn bị cho chiến đấu.

        Cùng với Quân khu 5 và sư đoàn phòng không 375, triển khai hệ thống phòng không kết hợp lực lượng PK của sư đoàn với lực lượng phòng không địa phương bảo vệ vùng mới giải phóng.

        Trong quá trình chi viện cho chiến dịch Hồ Chí Minh, không quân vận tải đã thực hiện 163 chuyến bay, chuyên chở 4250 cán bộ, chiến sĩ, vận chuyển 120,7 tấn vũ khí, thiết bị (trong đó có 48 tấn đạn pháo cho xe tăng) hàng tấn bản đồ thành phố Sài Gòn, ảnh Bác Hồ, băng cờ, biểu ngữ, truyền đơn, thuốc men..., đáp ứng nhu cầu cấp bách của chiến trường, góp phần vào thắng lợi chung của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #87 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2016, 07:42:15 pm »

     
ĐOÀN CÔNG TÁC ĐÁNH B-52

Đại tá Lê Đức Khuê                     
Nguyên cán bộ tham mưu Quân chủng       

        Trung đoàn 238 đã vào Vĩnh Linh hơn 1 năm nhưng chưa tổ chức được trận đánh B-52 nào. Trong buổi giao ban của Quân chủng Phòng không - Không quân tháng 6 năm 1967, Tư lệnh Quân chủng đã quyết định cử một đoàn cán bộ do đồng chí Hoàng Văn Khánh, Phó Tư lệnh Quân chủng vào trực tiếp chỉ đạo trung đoàn để nắm tình hình và giúp giải quyết những khó khăn.

        Đoàn cán bộ gồm chủ yếu là của cơ quan tham mưu Quân chủng. Đồng chí trưởng đoàn cử tôi - phó phòng 22  làm tham mưu trưởng cho đoàn.

        Nhiệm vụ trước tiên tôi phải làm là chuẩn bị bản đồ 1/100.000 khu vực tác chiến và nắm chắc các trọng điểm phải đi qua theo chặng đường hành quân đã chọn.

        Tôi và đồng chí Huệ trợ lý trinh sát cố nắm chắc quy luật hoạt động và đánh phá, ngăn chặn giao thông của địch, từ phà Bến Thủy trở vào, đặc biệt từ Đèo Ngang qua đất Quảng Bình đến Vĩnh Linh. Từ đó đề nghị cách đi, giờ xuất phát, giờ nên qua các trọng điểm.

        Khi đến nông trường Phú Quý (Việt - Trung), chúng tôi chú ý đến trọng điểm ngầm Đá Mài và giờ địch kiểm soát thường vào lúc 16 giờ 00. Vì vậy, tôi đề nghị nên đi sau 16 giờ 00, tức là sau khi thấy máy bay trinh sát vũ trang bay qua thì đoàn nên xuất phát ngay. Tuy nhiên, một số đồng chi có ý kiến nên đi sớm vì đường xa và còn phải qua phà Quán Hầu. Thế là chúng tôi lên đường trước 16 giờ 00.

        Vượt qua ngầm Đá Mài và xe đương chạy trên đường ra hướng Đồng Hới dọc theo dãy triền đồi mới trồng sắn đã trơ trụi. Sẵn cảnh giác, tôi phát hiện được 2 F4 bay từ Long Đại theo đường 15 ra Đá Mài. Thế là mọi người nhanh chóng rời xe chạy tản vào hai bên ruộng sẵn. Còn tôi và lái xe cố gắng cho xe dạt ra cạnh đường, sửa lại ngụy trang và ẩn nấp. May thay máy bay địch bị thu hút bởi hỏa lực của đại đội cao xạ bố trí gần đó bắn lên nên không phát hiện được chúng tôi. Kinh nghiệm đầu tiên khi qua vùng trọng điểm mà không chú ý nắm quy luật hoạt động của địch là như vậy.

        Vào đến Vĩnh Linh, cảm giác đầu tiên là thấy cường độ hoạt động của địch rất cao và liên tục. Đêm nào đơn vị cơ động cũng gặp tổn thất do địch đánh phá, tuy nhiên hoạt động của nhân dân Vĩnh Linh vẫn thấy bình thường, trẻ em vẫn chơi bời vui vẻ khi trên đường đi học về. Khi họ nắm vững quy luật hoạt động của địch thì họ cảm thấy như ai làm việc của người ấy.

        Chúng tôi vào Vĩnh Linh đúng lúc chiến dịch Cồn Tiên đương ở lúc cao điểm. Hàng ngày trung bình có 3 đợt B-52 ném bom rải thảm dải phân cách để đẩy lùi sự tiếp cận của bộ đội ta vào sát cứ điểm Cồn Tiên. Trung đoàn 238 vẫn tích cực chuẩn bị trận địa ở đội 4 để nhanh chóng đánh trận đầu.

        Tối 30/8/1967, Tiểu đoàn 84 được lệnh vào cấp I, theo chỉ thị của trên, tiểu đoàn phát sóng nhưng không bắt được B-52, lại bắt phải F. Thông thường khi trên thông báo có B-52 đều chính xác nhưng đêm ấy B-52 không bay ra.

        Trước tình hình trên, việc hạ quyết tâm tiếp tục ở lại để chiến đấu hay rút ra để chuẩn bị trận địa khác là vấn đề hết sức gây cấn. Một cuộc họp chớp nhoáng của Thường vụ Đảng ủy Trung đoàn 238. Cơ quan tham mưu chỉ đạo đánh B-52 cũng hội ý chớp nhoáng. Có 2 ý kiến tất nhiên là ở lại tiếp tục chiến đấu hoặc rút lui chuẩn bị trận khác.

        Việc rút lui là một quyết tâm phải có lý lẽ rất xác đáng và có tính thuyết phục. Cần hiểu được hết tính năng của hàng rào điện tử Mắc Na-ma-ra, chúng hoạt động theo nguyên lý đơn xung nên chỉ cần 1 sơ hở nhỏ chúng đã phát hiện được tín hiệu của ta và định vị được vị trí. Tuy nhiên, hiểu được như thế không đơn giản, có người còn cho là quá đề cao địch.

        Nghị quyết của Thường vụ Đảng ủy Trung đoàn 238 là kiên quyết ở lại chiến đấu vì chưa bị lộ. Đoàn công tác cố gắng thuyết phục nhưng không thể thay đổi được và đồng chí trưởng đoàn tuy là Phó Tư lệnh nhưng khi trung đoàn đã phối thuộc Quân khu IV chỉ huy nên đành xem kết quả như thế nào. Riêng chúng tôi là những thành viên tuy đã thấy hậu quả sẽ xảy ra nhưng đành chịu đứng nhìn sự việc sắp xảy ra và cho rằng lý do không đánh được kéo dài chính là ở đây.

        7 giờ 30 phút ngày 31/8/1967 một máy bay F100F bay rất thấp sục sạo trên khu vực nghi ngờ. Tiểu đoàn pháo 37mm bảo vệ trận địa tên lửa luôn bám sát chặt chiếc máy bay trinh sát này. Khi chiếc máy bay trinh sát vừa bay ra khỏi vùng trinh sát thì từng tốp F4 với đội hình tập trung 4 chiếc bàn tay xòe có dẫn đường của đài Tacan đến tọa độ nhất định thả hàng ỉoạt bom xuống trận địa. Cuộc ném bom tọa độ rải ra rất đều trên toàn bộ mặt bằng của đội 4. Bên trong trận địa còn 1 mình đồng chí Dũng hói, đồng chí nhanh chóng chạy đi chạy lại ngụy trang những chỗ bị bom hất tung ra bị lộ. Sau mỗi loạt bom chiếc F100F bay vòng lại kiểm soát kết quả. Khi chiếc F100F vừa bay thẳng, một loạt đạn đồng loạt bắn lên, chiếc máy bay bị cuốn theo làn đạn bốc cháy. Tên giặc lái cố nâng độ cao bay ra hướng Đông, nhưng chưa đến Vĩnh Mốc, 2 tên giặc lái nhảy dù ra, máy bay trực thăng của địch từ bờ Nam bay ra kịp thời bốc cướp mất giặc lái. Chiếc F100F rơi khiến trận tập kích bằng tọa độ phải bỏ dở.

        Tiểu đoàn 84 rút ra tương đối an toàn, tiểu đoàn cất giấu để chuẩn bị đánh trận khác. Không hiểu về vấn đề này, sau này trung đoàn đã rút được kinh nghiệm gì? Ngày 17/9/1967 tại trận địa đội 3 nông trường Quyết Thắng, Trung đoàn 238 đã đánh trận đầu tiên vào đúng đối tượng B-52 và đã được công nhận bắn rơi 2 chiếc, cũng sau đấy chiến dịch Cồn Tiên kết thúc. Được tin chiến dịch kết thúc, chúng tôi đề nghị SCH trung đoàn nên trở về Vĩnh Chấp nhưng trung đoàn cũng không nghe và trả lời rằng: Chúng tôi cần ở lại tổng kết. Đoàn có ý kiến nên về Vĩnh Chấp là vì: Sau chiến dịch, không quân địch thường tổ chức đánh quét 2 bên đường giao thông để sát thương bộ đội trên đường rút khỏi mặt trận. SCH Trung đoàn 238 nằm sát đường 15 nên dễ bị địch đánh trúng.

        Kết quả là: 9 giờ 00 ngày 19/9/1967, máy bay B-52 ném bom phát quang rải thảm dọc đường 15, một loạt bom rơi vào đúng sở chỉ huy. May thay đoàn công tác vừa xuống hầm kịp nên không ai bị thương vong. Riêng

        Đại đội 10 của trung đoàn có một số bị thương vong trong khi đi cứu chữa và giải quyết hậu quả.

        Tại vùng chiến tranh ác liệt, sống chết luôn kề bên, có thê lúc này đang tranh cãi, nhưng chốc nữa đã xa nhau vĩnh viễn rồi. Những lúc ấy ai dám nói lên được sự thật, được đúng ý nghĩ của mình, dù có lúc bạn muốn tránh xa cũng không được. Suy cho cùng nếu không mạnh dạn nói đúng ý nghĩ của mình với động cơ hết sức xây dựng, có khi bạn sẽ phải chuốc lấy hậu quả, lúc ấy hiểu ra thì đã quá muộn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #88 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2016, 07:44:49 pm »

      
TRUNG ĐOÀN 238 Ở CHIẾN TRƯỜNG VĨNH LINH

Đại tá Nguyễn Văn Khuyến              
Nguyên cán hộ tham mưu Quân chủng        

        Trung đoàn tên lửa 238 chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của thủ trưởng Bộ và Bộ Tư lệnh Quân chủng, tổ chức các đoàn cán bộ đi nghiên cứu đường hành quân qua cầu phà, các trọng điểm đánh phá mà trung đoàn sẽ vượt qua. Hành quân cuốn chiếu, từng tốp khí tài, xe máy bệ đạn, các tiểu đoàn cao xạ và tiểu đoàn kỹ thuật, lần lượt vượt qua các trọng điểm. Ngày 5/4/1966 Tiểu đoàn 84 là đơn vị cuối cùng đến vị trí tập kết an toàn.

        Tiểu đoàn 81 có đủ điều kiện chiến đấu nhưng không được giao nhiệm vụ diệt B-52.

        Sau khi đến vị trí tập kết, thường vụ, chỉ huy trung đoàn giao cho Tiểu đoàn 81 tổ chức đi tìm trận địa và nghiên cứu quy luật hoạt động của B-52. Nhờ có cậu bé chăn trâu dẫn lên đồi cao để quan sát đội hình B-52 đánh ở Tây Cồn Tiên, cán bộ và kíp chiến đấu tận mắt nhìn rõ đội hình bay của B-52 theo đội hình bàn tay lệch, giãn cách tốp cách nhau 3-4 phút. Mỗi lần bay ra đánh thường bay theo đội hình lớn 9 chiếc.

        Ngày 10/4/1966, Tiểu đoàn 81 triển khai chiến đấu ở trận địa dã chiến đập La Ngà gần Hồ Xá, đối diện với dốc Miếu.

        9 giờ 30 phút ngày 11-4-1966, tiểu đoàn trực ban phát hiện nhiều tốp mục tiêu độ cao trên l0 km, đường bay ổn định nghi có B-52 ra đánh.

        Tiểu đoàn trưởng Phạm Sơn lệnh cấp 1: Tốp thứ nhất bay vào cách khoảng 40km, đài điều khiển bắt được một tốp 3 chiếc, tốc độ 220m/s, độ cao trên l0 km, tín hiệu to và rõ, không có nhiễu trong đội hình, bám sát tự động (AC), tiểu đoàn trưởng xin tiêu diệt, đồng chí Phạm Sơn báo cáo trung đoàn trưởng, được trả lời chờ, thế là mấy phút sau loạt bom B thứ nhất nổ ở tây Cồn Tiên trên 18km, khoảng 3-4 phút sau các tốp B thứ hai, thứ ba ra đánh, tiểu đoàn đề nghị đánh (điều kiện xạ kích tốt) được sở chỉ huy trung đoàn trả lời chờ. Không được đánh để đánh tập trung (lúc này Tiểu đoàn 83 khí tài hỏng) và bố trí sau Tiểu đoàn 81 lớn hơn l0 km, loạt bom thứ hai, thứ ba nổ tiếp. Thế là yếu tố bí mật bất ngờ đánh B của Tiểu đoàn 81 đã qua đi, thời cơ tiêu diệt B độc nhất vô nhị không còn vì ở chiến trường Vĩnh Linh, địa hình rất phức tạp. Công tác bảo đảm kỹ thuật rất khó khăn, hệ số chiến đấu cao nhất mới có 50% tiểu đoàn sẵn sàng, điều kiện bố trí địa hình đánh tập trung không có.

        Trong mấy năm Trung đoàn 238 ở chiến trường Vĩnh Linh chẳng có trận nào đánh tập trung, danh từ đánh tập trung chỉ là ngụy biện để chữa cháy cho tổ chức chỉ huy khô, cứng, thiếu linh hoạt nên Tiểu đoàn 81 mới mất thời cơ tiêu diệt B. Đài điều khiển đã phát sóng, tần số bị lộ, yếu tố bí mật bất ngờ không còn. Sau khi Tiểu đoàn 81 bỏ qua cơ hội tiêu diệt B, địch tăng cường hoạt động trinh sát, dùng pháo hạm, máy bay cường kích đánh trận địa tên lửa, cao xạ, gây cho ta tổn thất. Chính trị viên tiểu đoàn và trợ lý tác chiến hy sinh, một số cán bộ chiến sĩ bị thương. Đồng thời máy bay cường kích của hải quân đánh Tiểu đoàn 85, khí tài hỏng.

        Theo kế hoạch mặt trận Trị - Thiên mở màn chiến dịch, pháo binh của ta bắn dồn dập vào Cồn Tiên, Dốc Miếu, Đông Hà, Khe Sanh. Mặt trận lệnh cho Trung đoàn 238 chưa đánh được B thì chỉ đánh máy bay cường kích và máy bay trinh sát để bảo vệ cho hậu phương chiến dịch.

        Ngày 10-5-1966 Tiểu đoàn 81 bắn rơi 2 máy bay AD6.

        Ngày 22-5-1966 Tiểu đoàn 81 bắn rơi 2 máy bay L19.

        Sau khi bị Tiểu đoàn 81 bắn rơi 4 chiếc, máy bay trinh sát OV-IO và LI9 của địch không dám bay hoạt động ở Vĩnh Linh và Quảng Bình trong một thời gian dài.

        Tôi nhớ lại cuộc chiến đấu của Trung đoàn 238 trên chiến trường Vĩnh Linh rất quyết liệt và phức tạp. Nó không những thử thách lòng dũng cảm gan dạ vô bờ, mà nó còn đòi hỏi những chiến binh sự sáng suốt, bản lĩnh, trí tuệ vững vàng và thông thái mới chiến thắng được kẻ địch. Chiến tranh đã qua đi, giữa bom rơi đạn nổ, không biết sợ là cái gì, nay nghĩ lại, điều đọng lại trong tôi tấm lòng yêu nước là cao hơn cả.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #89 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2016, 06:16:14 am »

         
CÂY RỪNG TRƯỜNG SƠN ĐÃ CỨU CHÚNG TÔI THOÁT CHẾT

Đại tá Lã Đình Chi                   
Nguyên Tiểu đoàn trưởng tên lửa       

        Sau khi trinh sát điện tử, đế quốc Mỹ thu được tần số làm việc của đài điều khiển tên lửa phòng không của ta, ngay tức khắc chúng đã chế tạo ra loại tự dẫn bay tới mục tiêu, có tên gọi tên lửa sơ rai. Hết sức nhạy bén và thức thời vì chúng có điều kiện công nghiệp hiện đại. Trên tên lửa sơ rai có bộ phận thu năng lượng cánh sóng của ta phát ra, năng lượng này được chuyển sang bộ phận tự động điều khiển theo tâm cánh sóng để bay tới mục tiêu. Tâm cánh sóng là nơi có năng lượng cao nhất, càng xa đường phân giác của cánh sóng năng lượng càng giảm dần, phát sóng sục sạo mục tiêu không có chiến thuật tinh vi, tên lửa sơ rai sẽ bay đúng đến trung tâm đài điều khiển.

        Tháng 2 năm 1972, Bộ Tư lệnh giao cho Bộ Tham mưu điều một tổ vào chiến trường, vừa nghiên cứu địch vừa giúp Tiểu đoàn 69 Trung đoàn 237 đánh B-52.

        Đoàn gồm có 3 người, Tô Ngội, Nguyễn Xuân Minh, Lã Đình Chi. Đồng chí Nguyễn Văn Thân được điều lên Bộ làm cán bộ đốc chiến của Bộ. Xe chạy một ngày từ Hà Nội đến Hà Tĩnh nghỉ, để động viên nhau mạnh khỏe trên đường dài, ai cũng góp chuyện vui. Nhưng vui nhất là anh Tô Ngội, trên người anh luôn có bảy túi kể cả khẩu súng ngắn. Mỗi lần lên xuống xe anh cứ đếm đủ bảy túi là anh yên tâm lên xe. Trong đó có một túi đựng gạo, nhưng bên trong không phải là gạo, bên ngoài cứ thấy từng khúc một. Anh em hỏi đây là túi gì, anh trả lời đây là túi khoai lang, có bảy củ cứ ăn hết là biết mình đã đi được một tuần, mình hay bị táo bón, trên đường đi công tác nó giúp tôi rất tốt.

        Trên đất Hà Tĩnh, Quảng Bình nghe anh kể nhiều chuyện, chuyện: "Chú bộ đội dám ngửi mồm con bọ”,... chuyện "chú bộ đội ăn gì trong màn có khói mà không mời bọ",... Đến Quảng Bình, chúng tôi đến sở chỉ huy của Sư 367 ở bản Troóc. Đồng chí Hoàng Vãn Khánh - Phó Tư lệnh Quân chủng gặp mặt và nói tình hình ở tiền phương cho chúng tôi nghe. Trước khi nói chuyện, đồng chí bảo, tôi có nhận được điện từ Quân chủng là có các đồng chí đến, trong đó có đồng chí tên là Chi, tôi cứ tưởng là Chi tư lệnh hóa ra là Chi chứ không phải là Tri. Tôi cười thầm nghĩ Tư lệnh thật khéo động viên.

        Ngày hôm sau xe chạy trên đường Trường Sơn chúng tôi mới nắm được, dạo ấy địch thường xuyên cho máy bay trinh sát suốt ngày nếu phát hiện thấy xe chạy hoặc người làm đường là chúng gọi điện cho máy bay oanh tạc đến đánh ngay. Xe tiếp đạn tên lửa trên đường Trường Sơn thật vô cùng khó khăn.

        Khi xe chạy trên đoạn đường gần đến cổng Trời, lúc lên dốc người hơi ngửa vể phía sau, núi rừng, gió mát đã làm cho người ta quên hẳn nhọc nhằn, chỉ còn thấy tâm hồn thật thảnh thơi, bay bổng, tôi ghi lại kỷ niệm bằng mấy câu thơ:

Đã đến Cổng Trời gió gió ơi!
Ai làm ta mát giữa mây trời
Giúp em gánh đất ngay bên vực
Dáng em thon thả lẫn chơi vơi.

        Gần tối, chúng tôi gặp một nhóm thanh niên xung phong đang thu dọn cuốc xẻng về nơi nghỉ ngoi. Chúng tôi hỏi nơi nghỉ nhờ, các cô bảo, lán của chúng em ở xa lắm, dốc lắm, các anh muốn nghỉ cứ xin mời, Chúng tôi hỏi sao lán làm xa thế, các cô bảo làm gần đường để nó đánh cho mà chết à. Đêm mà chúng phát hiện thấy ánh đèn ô tô, ngay tức khắc máy bay oanh tạc đến đánh tơi bời.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM