Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:33:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bộ tham mưu PK-KQ trong chiến tranh  (Đọc 29689 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2016, 08:43:14 pm »

        Gây nhiễu trong đội hình cường kích bằng cách mỗi máy bay đeo 1 - 2 máy gây nhiễu (QRC, ALQ) không quân chiến thuật đeo QRC160 đội hình "bàn tay xòe" phát nhiễu tích cực, máy bay hải quân đeo ALQ41, 51 phát nhiễu xung mục tiêu giả. Trong đội hình cường kích đều có máy bay chuyên đánh trận địa ra đa bằng tên lửa tự dẫn (AGM 145A) hoặc bom bi (CBU). Để phát hiện và thông báo địch trên không cho các lực lượng phòng không đánh địch và cho lực lượng PKND tổ chức báo động phòng tránh có hiệu quả, bộ đội ra đa đã phải vừa chiến đấu vừa rút kinh nghiệm, hết phiên trực ban mở máy chiến đấu lại chuyển sang huấn luyện tại chỗ. Kết hợp trinh sát địch bằng ra đa với quan sát mắt, kết hợp vận dụng chiến thuật với trang bị kỹ thuật của từng loại đài ra đa. Kết hợp tình báo xa chiến lược (Bộ Quốc phòng) với tình báo ra đa trực tiếp phát hiện để sớm phát hiện thông báo cho các lực lượng phòng không chủ động đánh địch và cho lực lượng PKND báo động phòng tránh kịp thời. Hầu hết các đợt đánh lớn của địch, ra đa đã bảo đảm cho các binh chủng Cao xạ, Tên lửa, Không quân đánh độc lập cũng như chiến đấu hiệp đồng tiêu diệt được nhiều địch. Nhiều đợt địch phải bỏ dở kế hoạch đánh phá. Có trận địch bị tên lửa và không quân ta đánh trúng chiếc chỉ huy, cả đội hình phải quay về. Ra đa đã bảo đảm cho tên lửa và không quân ta đánh vào máy bay gây nhiễu ngoài đội hình và cảnh giới chỉ huy (E/RB-66) để phá kế hoạch tác chiến điện tử và tổ chức trận đánh của địch. (Từ năm 1966-1968 tên lửa và không quân ta đã bắn rơi 4 chiếc E/RB-66). Ra đa đã bảo đảm dẫn đường cho không quân ta (MIG-17, 19, 21) từng loại đánh độc lập và đánh hiệp đồng, hiệu suất cao như tháng 12-1966, MIG-17 đánh 13 trận hạ 11 máy bay địch. Cả năm 1967, không quân ta đã hạ 115 máy bay địch, nhất là thời điểm tên lửa ta bị địch gây nhiễu nặng (ALQ-71).
       
        Tết Mậu Thân (1-1968) cuộc tiến công và nổi dậy của quân và dân ta ở miền Nam đánh vào 30 thành phố và 70 thị trấn. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mỹ đã thất bại. Johnson đã chấp nhận ngồi vào bàn hội nghị đồng thời ngừng ném bom từ Bắc vĩ tuyến 200 Bắc nhưng vẫn tập trung đánh phá ác liệt giao thông vận chuyển chi viện của ta vào Nam ở Quân khu 4 nhất là trên đường Trường Sơn (559).
       
        Từ 1968 đến 1971, bộ đội PK-KQ đã vừa tăng cường lực lượng cho phía Nam để đánh địch bảo vệ giao thông vận chuyển chi viện miền Nam, vừa đánh địch tăng cường trinh sát ngoài vĩ tuyến 200 Bắc bằng máy bay KNL bay thấp (147 JCS, SRE16,...) và bay cao không tốc độ lớn của SR-71, vừa tranh thủ rút kinh nghiệm chiến đấu trong năm 1967 vừa qua, nâng cao chất lượng chiến đấu của các binh chủng.
       
        Bộ đội ra đa tranh thủ vừa trực ban, vừa rút kinh nghiệm, xây dựng quy trình thao tác kỹ thuật cho từng loại đài để bắt mục tiêu các tầng không thấp, cao, chống tên lửa tự dẫn và nhất là chống nhiễu điện tử của địch, chuẩn bị cho chiến đấu tiếp theo.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2016, 08:45:04 pm »

       
        Chiến tranh phá hoại lần 2:

        Từ năm 1965, Bác Hồ đã nhắc nhở Phòng không - Không quân phải chú ý đối tượng B-52, Bác đã nói: "Mỹ chỉ chịu thua khi thua trên bầu trời Hà Nội" . Từ năm 1965, Quân chủng đã cơ động Trung đoàn tên lửa 238 vào Vĩnh Linh (Quảng Bình) để nghiên cứu đánh B-52. (Ngày 17-9-1967, Trung đoàn tên lửa 238 đã bắn hạ một B-52 ở Nam giới tuyến 170 Bắc, rơi ngoài biển). Từ năm 1970-1971, bộ đội ra đa cũng đã tăng cường lực lượng vào phía Nam. Đưa Trung đoàn ra đa 291 vào Quân khu 4, đưa đại đội 3 trinh sát nhiễu sát nhập vào Trung đoàn ra đa 290; mở đội hình ra đa sang phía Tây để nghiên cứu phát hiện B-52, bảo đảm dẫn đường cho MIG-21 ta đánh B-52 trên đường vận chuyển 559. Cơ quan tác chiến, khoa học quân sự và kỹ thuật các binh chủng và Quân chủng cũng đã tổ chức thành từng đoàn xuống các trận địa ra đa, tên lửa để nghiên cứu cách phát hiện và đánh B-52.
       
        Từ 30-3-1972, quân đội ta tiến công chiến lược trên khắp miền Nam từ Quảng Trị đến Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Cơ đồ Việt Nam hóa chiến tranh của Ni xon có nguy cơ bị thất bại hoàn toàn. Mỹ huy động không quân và hải quân chi viện quân ngụy ở miền Nam và đánh phá trở lại miền Bắc: 1400 máy bay chiến thuật (40% KQCT), 193 B-52 (45% B-52) và 14 tàu sân bay (CVA) (3/4 tàu hạm đội 7; điều 20 B-52 từ Mỹ sang Utapao, 12 F111 Tacklee (Thái Lan), 21 F4D từ Philippin sang Đà Nẵng; đưa 3 phi đoàn của thủy quân lục chiến vào Đà Nẵng và 6 hàng không mẫu hạm (CVA) vào biển Đông Việt Nam để thực hiện "Mỹ hóa chiến tranh bằng không quân"; dùng không quân làm hỏa lực chính để chi viện quân ngụy ngăn chặn ta tiến công Quảng Trị - Huế.
       
        Sau thất bại của cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất bằng không quân chiến thuật, không quân Mỹ đã không ngừng nghiên cứu cải tiến vũ khí, trang bị và thủ đoạn tập kích đường không, đặc biệt là mở cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B-52 vào khu vực hỏa lực phòng không mạnh Hà Nội, Hải Phòng.
       
        - Về tên lửa tự dẫn chống ra đa AGM 45A đã cải tiến (AGM 45D) mở rộng cửa sóng và độ nhạy thu để đánh trúng cả ra đa quay tròn (6 vòng/phút của P35, P37) ở cánh sóng phụ và sử dụng tên lửa ARM 78, 79 có sức công phá mạnh hơn (chiến tranh phá hoại lần thứ nhất tháng 5-1967 địch đánh vào Hà Nội phóng 70 quả AGM 45A chỉ một quả trúng một đài ra đa pháo, và không đánh trúng P35, P37).
       
        - Về vũ khí không thả bom Walleye (VTTH) nữa mà bắt đầu chiếu và thả bom la-de khá chính xác vào cầu và công trình nhà máy...
       
        - Đặc biệt là thủ đoạn gây nhiễu điện tử với trang bị kỹ thuật cao và chiến thuật phức tạp hơn nhất là trong tổ chức đội hình B-52 đánh vào Hà Nội, Hải Phòng. Mỗi trận đánh bằng B-52 địch tổ chức như sau:
       
        - Trước khi B-52 vào 10-15 phút địch gây nhiễu ngoài đội hình bằng EB-66B/C/E. Từng chiếc bay khu vực có 1 - 2 chiếc F yểm hộ, khống chế ta ở 2 hướng Tây Nam và Đông Bắc cách biên giới phía Tây và bờ biển phía Đông 50 - 80km. Ở mỗi hướng địch dùng tới 2 - 3 EB-66 trang bị 15 máy trinh sát và 12 máy phát nhiễu trinh sát và phát nhiễu ra đa dải tần rộng và nhiễu thông tin rãnh siêu cao tần (VHF). EB-66 kết hợp với EC-121 cảnh giới phát hiện MIG và tên lửa của ta để chỉ điểm cho F cường kích đánh phá.
       
        - Đội hình B-52 có cường kích yểm hộ, đều đeo máy gây nhiễu (trong đội hình). B-52D,G trang bị tới 15 máy phát nhiễu tích cực dải tần rộng (40 - 10.500MHz) công suất lớn P = 100W gây nhiễu cả ra đa cảnh giới, dẫn đường, đài điều khiển tên lửa, ra đa MIG theo các chế độ chặn ngắm, quét và 2 máy nhiễu tiêu cực (ALE 24.27). (Mỗi máy ALE đeo 450 bó kim loại) và 1 máy thả pháo sáng ALE 20 để đối phó với tên lửa nhiệt của MIG ta.
       
        Loại F (F-4, F-105) yểm hộ cho B-52 thường bay trước và 2 bên sườn đội hình B-52, F-4 đến trước thả nhiễu tiêu cực: Phóng bom nhiễu tạo nên màn rộng 4 - 6km dài 30km để che hướng B-52 vào, F105G đeo "Shrike" (AGM 45D) trinh sát phát hiện chế áp tên lửa ta. Các máy bay (F) này đều đeo máy gây nhiễu được điều khiển tự động bằng vi xử lý công suất lớn ALQ/87, máy gây nhiễu 2 chức năng tạp và xung trả lời (ALQ/101) cũng như đeo máy gây nhiễu tiêu cực (ALE 24.27).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2016, 08:54:15 pm »

        Cả đội hình B-52 này tạo một trường sóng gây nhiễu tổng hợp mạnh ra phía trước, cự ly 200 - 300km gây khó khăn cho các loại ra đa ta phát hiện chúng và khó phân biệt đâu là mục tiêu thật, giả, đâu là loại F, đâu là B-52 để hỏa lực đánh đúng đối tượng.

        Từ 6-4 đến 16-4-1972 địch mở chiến dịch "Line Backer I" sử dụng B-52 để chi viện quân ngụy ở Quảng Trị và leo thang đánh phá ra miền Bắc. Đêm 10-4 đánh ra Vinh, 13-4 đánh ra Thanh Hóa, 16-4 đánh ra Hải Phòng. Cả mạng ra đa cảnh giới và nhìn vòng của hỏa lực ta đều bị nhiễu nặng không phân biệt được mục tiêu loại F và B-52. Nhiều đơn vị bỏ lỡ thời cơ bắn, tốn nhiều đạn tên lửa nhưng chỉ bắn trúng loại F không bắn đúng B-52. Địch chủ quan, huyênh hoang tuyên bố: "Với kỹ chiến thuật nhiễu này, B-52 của chúng sẽ bay vào bất cứ chỗ nào như đi vào chỗ trống'!. Phía ta, toàn Quân chủng từ cơ quan tham mưu, kỹ thuật, khoa học quân sự cũng như các đơn vị chiến đấu các binh chủng ngày đêm lao vào chiến trường Quân khu 4 nơi đích đang liên tục sử dụng B-52 ban đêm đánh phá giao thông vận chuyển của ta để nghiên cứu tìm cách phát hiện và đánh B-52 trong nhiễu điện tử.

        Đài trưởng và trắc thủ ra đa đã vận dụng phát huy mọi tính năng kỹ thuật của đài, phát huy tính năng dải tần rộng của các đài P-35137 ~6 máy phát), dùng cánh sóng hẹp công suất lớn (PRB 1 1 . . . ) , tốc độ quét nhanh để phát hiện B-52 trong nhiễu tạp. Cùng với việc triển khai một số đài cũ của ra đa pháo và cảnh giới (COH GA, P.lo, 406, K.8.60) để mở rộng tần số phát hiện địch; đưa đơn vị trinh sát điện tử (C3 ) về phía trước..). Ta điều chỉnh đội hình ra đa cảnh giới sang phía Tây để có tham số đường bay > 450 phát hiện B-52 ở cánh sóng phụ và đuôi cánh sóng nhiễu của cả đội hình, thực hiện chiến thuật "Lấy xa bù gần, hai bên sườn bổ trợ chính diện" để phát hiện B-52 sớm và liên tục.

        Đêm 22-11-1972, hai tiểu đoàn tên lửa Trung đoàn tên lửa 263 bố trí ở Nghệ An được CR45 Trung đoàn ra đa 291 cung cấp phân tử nhìn vòng đã bắn rơi 2 B-52. Địch thú nhận một chiếc rơi ở Nakhon Pha non Thái Lan), chiếc thứ hai bị thương lết về Utapao (Thái Lan). Ở miền Nam ta giải phóng Đông Hà, thị xã Quảng Trị, chiếm Đắc Tô, Tân Cảnh ở Tây Nguyên, giải phóng Bồng Sơn, Hoài Nhơn, Hiệp Đức (Khu 5) và Lộc Ninh. Ở Nam Bộ. Quân ngụy rất nguy ngập: Tại Hội nghị Pa-ri ta kiên quyết đòi Mỹ chấm dứt không điều kiện đánh phá miền Bắc và rút hết quân Mỹ và chư hầu khỏi miền Nam. Ngày 22- 10- 1972 ta và Mỹ đã hoàn thành văn bản hiệp định. Ni-xơn tuyên bố ngừng đánh phá từ vĩ tuyến 20 Bắc trở ra, nhưng rồi lại tráo trở ép ta nhân nhượng một số điều khoản đã ký kết với âm mưu trì hoãn thời gian để tăng viện trợ quân ngụy và ngăn chặn ta chi viện cho miền Nam.

        Từ 23-10-1972, địch đánh phá trở lại miền Bắc, nhất là đánh phá giao thông vận chuyển nước ta ở vĩ tuyến 200B trở vào cùng với việc thả bổ sung thủy lôi vào cảng Hải Phòng.

        Từ 18-12-1972 đến 29-12-1972 , địch mở chiến dịch tập kích đường không chiến lược B-52 thứ 2 (Line Backer II) trọng tâm đánh vào Hà Nội, Hải Phòng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2016, 08:05:33 am »

        Ngày 18-12-1972, hoạt động của không quân địch giảm đột ngột, bộ đội ra đa cảnh giác phán đoán địch sẽ có âm mưu hoạt động gì mới đây. Sở chỉ huy ra đa nhắc nhở các đơn vị cảnh giác tập trung phát hiện B-52 từ 18 giờ 15 phút, Trung đoàn ra đa 290 báo cáo: Phát hiện nhiễu, đại đội 3 trinh sát điện tử cũng báo cáo có nhiều B-52, CR 37 Trung đoàn ra đa 292 ở Tây Nguyên cũng báo cáo có nhiễu; P-12 CR45 Trung đoàn ra đa 291 phát hiện nhiễu. Đơn vị chủ động mở tăng cường P-35, đã phát hiện và bám sát đội hình B-52 từ Nam Lào lên, bắt đầu vượt qua vĩ tuyến. Đơn vị đã khẳng định B-52 sẽ bay vào đánh Hà Nội và báo cáo lên sở chỉ huy Binh chủng và Quân chủng . 19 giờ 34 phút đội hình B-52 có 20 máy bay chiến thuật yểm trợ đang vào Hà Nội 19h44'... Tiểu đoàn 78 Trung đoàn tên lửa 257 đã chủ động bắn vào tốp đầu, rồi Tiểu đoàn 59 Trung đoàn tên lửa 261 bắn tốp 2. Một B-52 rơi tại chỗ phù Lỗ) và khi địch bay ra, CR 47 đã thông báo cho Tiểu đoàn 51 Trung đoàn tên lửa 263 ở Nghệ An bắn hạ tiếp 1 B-52 nữa ở Khe Bố. Thế là ra đa đã phát hiện được B-52 trong nhiễu, thông báo cho các đơn vị hỏa lực (Không quân, Tên lửa) sớm 40 phút (cách Hà Nội 500km) để tên lửa và không quân ta chủ động bắn rơi B-52 tại chỗ ngay từ trận đầu của chiến dịch. Phát huy kết quả của kỹ chiến thuật chặng chiến tranh điện tử địch, bộ đội ra đa cũng như bộ đội hỏa lực đã liên tiếp phát hiện và đánh trúng B-52 suốt 12 ngày đêm của chiến dịch nhất là những trận điển hình như đêm 20 rạng 2 1112, bộ đội Phòng không - Không quân ta đã đánh trận tiêu diệt lớn (bắn rơi 6 B-52 trong số 93 ức vào đánh phá hay như đêm 26-12 đêm đầu của đợt 2, địch đã huy động 120 lượt chiếc B- 52 có 148 cường kích phối hợp đánh phá vào yểm hộ (có cả Fl 1 1 bay rất thấp) H: 200 - 300m) một lúc tập kích từ nhiều hướng vào đánh phá cả 10 mục tiêu của ta, nhưng đã bị ta bắn rơi tại chỗ 8 chiếc ngay trong 15 phút đầu.

        Trong chiến dịch Linebackern này, Mỹ đã huy động 740 l/c B-52 với 2123 l/c cường kích (có cả F111) với trang bị điện tử cải tiến hơn (máy phát nhiễu ALQ/87.94/100/101, tên lửa chống rađa AGM.45D, ARM 78....) đánh vào Hà Nội, Hải Phòng đã bị các lực lượng phòng không ba thứ quân bắn hạ 81 máy bay trong đó có 34 B-52 và 5 F111, đặc biệt là bộ đội tên lửa phòng không ta đã bắn hạ nhiều B-52 roi tại chỗ. Thắng lợi của chiến dịch chống tập kích đường không chiến lược bằng B-52 của Mỹ ở miền Bắc cùng với thắng lợi của quân dân ta ở miền Nam buộc địch phải ký hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ngày 27-1-1973.

        Chiến tranh nhân dân trên mặt trận đất đối không của quân và dân ta đã thắng chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân hiện đại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc.

        Ngay sau chiến thắng Điện Biên Phủ, nửa nước được giải phóng (1954) với chủ trương xây dựng Quân đội thành Quân đội cách mạng chính quy và tương đối hiện đại, các binh chủng rađa cũng như cao xạ, không quân, tên lửa đều được bắt đầu tổ chức và xây dựng. Từ bộ đội cao xạ (cỡ nhỏ) đã tham chiến ở Điện Biên Phủ, còn các binh chủng khác đều mới bắt đầu tổ chức và chuyển binh chủng, nhưng đã phải lao ngay vào cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân hiện đại nhất lúc bấy giờ của đế quốc Mỹ ở miền Bắc.

        Đây là cuộc chiến đấu hoàn toàn không cân sức, nếu so sánh tương quan lực lượng mà cụ thể nhất là về vũ khí trang bị kỹ thuật phòng không, đặc biệt trong lĩnh vực đấu tranh điện tử nhưng với "quyết tâm thắng giặc", quán triệt đường lối chiến tranh nhân dân, với phương châm: Vừa chiến đấu vừa xây dựng, có gì đánh nấy bằng trí thông minh, mưu trí, sáng tạo trong cách đánh đi đôi với lòng dũng cảm, các lực lượng phòng không ba thứ quân mà nồng cốt là các binh chủng Cao xạ, Rađa, Tên lửa, Không quân của Quân chủng Phòng không - Không quân đều đã thực hiện được tư tưởng tác chiến "Tích cực tiêu diệt địch, giữ gìn bồi dưỡng lực lượng ta, càng đánh càng mạnh, càng trưởng thành" góp phần xây dựng nghệ thuật quấn sự của chiến tranh nhân dân đất đối không của Quân đội ta./.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2016, 08:09:35 am »

      
ĐÔI ĐIỂU SUY NGẪM VỀ CÔNG TÁC QUÂN BÁO TRINH SÁT
PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN

Đại tá Lê Tư                              
Nguyên trưởng phòng Quân báo Quân chủng        

        Cuối năm 1957, tôi đang ở Trung đoàn 220, là Trưởng tiểu Ban Tác huấn, được điều về Ban Tác chiến Đoàn 367 (Bộ tư lệnh Phòng không), phụ trách trực ban SCH (Sở chỉ huy). Đầu năm 1960, tôi được phân công thay đồng chí Cao Phong làm Trưởng ban Trinh sát Phòng không. Bước đầu rất ngỡ ngàng, với tâm trạng:

        - Phần thì phấn khởi (được giao nhiệm vụ).

        - Phần thì lo lắng (vì chưa quen công tác!).

        Được sự động viên của các thủ trưởng, đồng chí Đoàn Phụng (lúc đó là chính ủy) ân cần hỏi: Đồng chí là đảng viên có nhớ lời dạy của Bác Hồ: ' Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên". Tôi không nói gì thêm, chỉ đứng nghiêm báo cáo rõ!

        Chiều đến, đồng chí Nguyễn Quang Bích (TMT) giao nhiệm vụ, dặn dò một số việc, cuối cùng đồng chí chỉ thị: Đồng chí trực ban ở sở chỉ huy đã theo dõi:

        Tinh hình địch gần đây hoạt động rất ráo riết... lợi dụng đêm tối cho máy bay lẻn vào miền Bắc, thả thám báo, biệt kích các vùng biên giới và ven biển. Có nhiều tốp ta phát hiện được, phối hợp lực lượng mặt đất tóm gọn, nhưng cũng có tốp bỏ sót, chúng xuống được mặt đất đang lén lút hoạt động!’

        Riêng về mặt phòng không, bộ đội Rađa ta mới triển khai, lực lượng bố trí còn mỏng, chưa có kinh nghiệm phát hiện mục tiêu, còn bỏ sót, bỏ lọt, đặc biệt có tốp hoang báo. Theo dõi trên bản đồ đánh dấu đường bay có những đoạn đứt quãng, có những đoạn đường bay xoắn tít rồi đứt quãng, lặp đi lặp lại nhiều lần, đặt vấn đề nghi vấn. Kiểm tra bằng cách: Hỏi địa phương, kiểm tra tiếng động (lúc nói có, lúc nói không!), kiểm tra phân biệt sóng về địa vật, hay phát hiện nhầm với đám mây tích điện v.v...

        Thay mặt Bộ tư lệnh giao nhiệm vụ cho đồng chí tổ chức đi trực tiếp để xác minh cụ thể, có kết luận và báo cáo! Một thử thách, một bài học đầu tiên bước vào nghề trinh sát! Tôi xác định trách nhiệm: Trước hết là quyết tâm đế hoàn thành nhiệm vụ: - Chính ủy đã căn dặn rồi!

        - Tham mưu trưởng nói rõ nhiệm vụ rồi!

        Tôi xin phép chuẩn bị để lên đường và đề nghị Tham mưu trưởng cấp giấy giới thiệu được làm việc với

        Bộ tư lệnh rađa để được mang các sơ đồ lưu đường bay phát hiện thời gian qua (nhất là những đường bay có nghi vấn) xin ý kiến nhận định và tổng trạm rađa, giấy giới thiệu đến các Ban chỉ huy quân sự tỉnh, thành có liên quan, đề nghị phối hợp nghiên cứu. Với thời gian bước đầu, tôi đề nghị: Đi một tháng với khu vực đồng bằng Bắc Bộ (chủ yếu là Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định) liên quan. Các đường bay đột nhập từ biển vào, dựa vào các cửa sông và các dãy núi, máy bay địch thường lợi dụng! Phương tiện tự túc (đi theo xe đò và đi bộ). Hành trình đầu tiên tôi xuống thành phố Hải Phòng gặp đồng chí Quang Hùng - Trung đoàn trưởng Trung đoàn 240 làm việc và xin được thêm đồng chí Huy (Trưởng ban Trinh sát) cùng đi, là người trợ thủ đắc lực, giỏi về nghiệp vụ. Như được tiếp thêm sức mạnh, bổ sung kế hoạch: Làm việc với thành đội Hải Phòng, tỉnh đội Kiến An, tỉnh đội Thái Bình, tỉnh đội Nam Định, cần đi xuống các huyện đội, xã đội, rồi được trực tiếp từng người dẫn ở các điếm canh đê, các ngư dân đi biển để khớp với thời gian, không gian, khu vực có xuất hiện đường bay trên sơ đồ, đối chiếu với tiếng động cơ, ánh đèn, những dấu vết, biểu hiện có hoạt động của máy bay địch hoạt động hay không.

        Phải qua nhiều địa điểm, gặp nhiều đối tượng để xác minh, có điểm khớp với thời gian, có tiếng động cơ (không biết có phải máy bay không?) có động cơ, có ánh đèn, trong khoảng thời gian đó không chính xác lắm. Vì không có đồng hồ so giờ có khớp không? Các tổ du kích trực chiến, các người canh đê (có lúc cũng ngủ gà ngủ gật!) ở những đoạn đường đèo, trong khoảng thời gian đó cũng có đoạn xe vận tải đi qua.

        Đối chiếu, sàng lọc, loại bỏ những tin thất thiệt thiếu chuẩn xác, tổng hợp từng khu vực, làm việc với tham mưu tỉnh đội để đối chiếu, xác minh. Vòng cuối, chúng tôi đến các vọng quan sát phòng không (nơi có tổ chức trực ban 24/24 giờ, có thường xuyên so giờ thử giây, nơi có phương tiện quan sát (ống nhòm, kính chỉ huy, la bàn v.v... được huấn luyện qua việc trinh sát tiếng động, phân biệt các loại động cơ) được bố trí trên các đồi cao như Phù Liễn, như đồi Bà, như Yên Tử, Đồ Sơn v.v... Vụ Bản (Liễu Hạnh) có bút tích ghi chép, có thời gian tương đối trùng hợp, có tiếng động cơ, có ánh đèn nhưng không phải máy bay mà là đoàn xe vận tải qua đèo! Khớp với thời gian rađa phát hiện đường bay có đoạn lòng vòng xoáy tít trên không trung ở khu vực có mây mưa dày đặc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2016, 08:13:11 am »

        Qua tổng hợp, sau thời gian đi nghiên cứu, xác minh chúng tôi hoàn chỉnh về báo cáo Tham mưu trưởng:

        - Đường bay đúng chỉ có 1 đường bay từ biển vào cửa Bà Lạt và nơi ở Ninh Bình, còn các đường bay khác không chính xác. Có thể rađa phát hiện nhầm với sóng về địa vật, với các đám mây tích điện.

        Những tin tức do địa phương, các vọng quan sát báo cáo về theo quan sát bằng mắt, theo tiếng động, không khớp với thời gian (việc thử sóng, so giờ) rất hệ trọng.
       
        *Từ đó:

        - Bộ đội rađa, các kíp trắc thủ phải học thuộc địa hình (sóng về địa vật), hiểu biết và theo dõi chặt chẽ (đặc biệt là các vùng mây tích điện).

        - Các đơn vị trinh sát (quan sát mắt), các vọng quan sát tại chỗ (của các tiểu đoàn, trung đoàn cao xạ), các vọng quan sát xa.

        Học kỹ địa hình, phân biệt mục tiêu, phân biệt tiếng động, đặc biệt chấp hành nghiêm quy định thử sóng, so giờ theo hiệu lệnh và ký hiệu của Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam (thành nếp của bộ đội Phòng không).

        Hồi đó bên cạnh Bộ tư lệnh Phòng không có đoàn chuyên gia Liên Xô. Trước lúc lên đường về nước nhận nhiệm vụ mới, đồng chí trưởng đoàn Sti-Mên-Kô bắt tay chào tạm biệt. Đến lượt tôi, đồng chí chúc đồng chí Tư - Trưởng ban Trinh sát mới nhận nhiệm vụ, một công việc "mò kim đáy bể đồng chí hãy cố gắng, chúc đồng chí thành công!

        * Một cuộc hành trình nghiên cứu thực địa, nghiên cứu địa hình, nghiên cứu mục tiêu, yếu địa bảo vệ: (Thật là dịp may hiếm có).

        Thời điểm đầu năm 1963, lực lượng phòng không bố trí, bảo vệ mục tiêu trên toàn miền Bắc, tương đối hoàn chỉnh có lực lượng cao xạ trung cao, tiểu cao, súng máy cao xạ, có hệ thống rađa triển khai, bố trí khắp miền Bắc (từ Móng Cái đến Vĩnh Linh). Chưa có điều kiện đi đến nơi kiểm tra, hiệu chỉnh theo phương án tác chiến.

        Bộ tư lệnh chủ trương, cử đồng chí Tham mun trưởng Nguyễn Quang Bích dẫn đầu đoàn cán bộ tham mưu gồm tất cả các đồng chí trưởng phó ban và các chuyên gia đầu ngành đi trực tiếp nghiên cứu, kiểm tra thực địa, đến hầu hết các đơn vị phòng không đã bố trí trên toàn miền Bắc (từ Móng Cái cho tới Vĩnh Linh). Đến hầu hết các trận địa rađa, từng trận địa pháo, các sở chỉ huy, các vọng quan sát. Trực tiếp quan sát, xác định góc che khuất, đến từng trận địa pháo, đồng chí tham mưu trưởng cho báo động cho tình huống, thực tập, kiểm tra biên động cho hiệu chỉnh pháo, máy chỉ huy rađa, thực tế bắt mục tiêu, cho mở máy nổ xe pháo để kiểm tra thời gian báo động, kiểm tra động tác chỉ huy và kiểm tra quân số. Thực tế có mặt để đánh giá khả năng chiến đấu của từng đơn vị. Thời gian cả đi lẫn về hơn 1 tháng, rút ra bài học thực tế, đối chiếu với phương án tác chiến, có nhiều điểm cần bổ sung, có những điểm bổ sung trực tiếp, như hiệu chỉnh pháo, góc nhìn của vọng quan sát v.v..., sửa chữa ngay, có những việc sau kiểm tra về báo cáo Bộ tư lệnh sẽ có chủ trương bổ sung, khắc phục!

        * Riêng về mặt nghiệp vụ trinh sát thì bản thân tôi có một bài học rất lớn! Đối chiếu với bản đồ, hiểu cụ thể về địa hình, địa vật, mục tiêu yếu địa cần bảo vệ, địa hình địch có thể lợi dụng bay vào miền Bắc, mục tiêu, yếu địa nào địch có thể đánh phá. Chính bài học lớn đó, sau này trong thực tế chiến đấu và công tác vận dụng trong trực ban chiến đấu từ sở chỉ huy phòng không, Trong khi làm phương án tác chiến và khi xác định tin tức mới hình dung được mục tiêu địch đang hoạt động ở đâu? Địch đánh mục tiêu gì ? Thủ trưởng hỏi, có cơ sở để giải đáp một cách mạch lạc và nhanh chóng.

        Cuối tháng 10-1963 (22-10-1963) hai đơn vị Phòng không và Không quân sát nhập, Bộ tư lệnh Quân chủng PK-KQ ra đời, có Bộ Tham mưu và quyết định thành lập phòng Quân báo PK-KQ.

        Đơn vị, cơ quan phát triển, nhiệm vụ nặng nề hơn, yêu cầu hiểu biết về phần nắm địch để phục vụ chiến đấu và huấn luyện cho các binh chủng Không quân, Pháo cao xạ, Rađa, đặc biệt còn phải phục vụ cho chiến đấu quân binh chủng hợp thành. Trước ngày 5-8-1964, địch ra sức hoạt động, tiếp tục tung biệt kích thám báo, máy bay trinh sát trên không và ven biển ngày càng khẩn trương.

        Yêu cầu cung cấp về địch trước mắt và lâu dài, nhất là các số liệu, dữ liệu để làm phương án tác chiến, những phán đoán về chiến lược, chiến dịch có cơ quan cấp trên cung cấp, nhưng phần chiến dịch, chiến thuật, kỹ thuật thì cơ quan Quân chủng phải lo phục vụ cho trên và phục vụ cho đơn vị cấp dưới, là cơ quan nghiệp vụ đầu ngành.

        Trình độ hiểu biết về địch, chưa qua thực tế chiến đấu, công tác tổ chức nắm địch cũng mới triển khai.

        Hàng năm, ngành dọc (Cục Quân báo) có tập huấn nghiệp vụ, các đơn vị quân khu, quân đoàn, cơ quan đơn vị có bài bản, có thực tế qua chiến đấu trước đây và thực tế chiến tranh chống Mỹ ngụy ở miền Nam.

        Riêng về mặt trận trên không, tổ chức nắm địch trên không, hiểu biết về không quân của địch rất hạn chế.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2016, 08:15:40 am »

        Một thực tế lúc đó là chúng tôi rất lúng túng (lúc đó tôi là phó phòng, đồng chí Trần Trọng Thuyết - Trưởng phòng cũng rất lo lắng hoàn thành nhiệm vụ, nhất là những yêu cầu cho làm kế hoạch hàng năm, kế hoạch lâu dài và yêu cầu các phương án tác chiến (Quân chủng phải trình bày lên Bộ tổng Tham mưu).

        Trước yêu cầu bức xúc, đồng chí Đặng Tính - Chính ủy Quân chủng cho triệu tập cán bộ Phòng Quân báo để bồi dưỡng nghiệp vụ. Như đại hạn gặp mưa rào. Chúng tôi, trừ các đồng chí trực ban ở sở chỉ huy, có mặt đầy đủ. Đúng giờ có mặt ở phòng làm việc đồng chí chính ủy. Sau báo cáo theo điều lệnh, đồng chí cười rất thân mật, động viên toàn phòng, đồng chí cho biết tình hình, nhiệm vụ chung. Nhiệm vụ của Quân chủng mới sát nhập và nhiệm vụ của tham mưu quân báo:

        - Các đồng chí là: Tai mắt của Quân chủng!

        Tai phải tỏ!
        Mắt phải sáng!

        Riêng về địch, Bộ tư lệnh trước hết nghe các đồng chí báo cáo, các đồng chí không chỉ báo cáo với Bộ tư lệnh mà phải thông báo cho toàn đơn vị biết để đánh thắng.

        Tôi biết, nhiệm vụ các đồng chí rất khó khăn, nặng nề, nhưng chúng tôi tin ở các đồng chí làm được, làm tốt.

        - Yêu cầu trước hết phải có quyết tâm.

        - Phải đoàn kết (cơ quan mới hợp nhất).

        - Phải thi đua thực hiện nhiệm vụ.

        Chúng tôi trong Bộ tư lệnh rất nhiều việc, không chuyên trách như các đồng chí. Chúng tôi tin, giao cho các đồng chí làm tai mắt Bộ tư lệnh (đừng để tai lãng, mắt mờ (cười)).

        Rồi có thời gian, tôi cũng nghiên cứu với các đồng chí, hôm nay tôi chỉ góp ý với các đồng chí.

        Công tác nắm địch nói riêng và công tác tham mưu nói chung. Trước hết phải thấm nhuần các quan điểm:

     1. Quan điểm thực tiễn: Là quân báo, trinh sát là tai mắt của bộ đội, phải tai nghe, mắt thấy, tay sờ, chứng minh sự việc phải cụ thể, nghe qua chưa đủ, nhìn chưa rõ cần kiểm tra, nghe chưa rõ phải nói lại.

        - Dự đoán, dự kiến là một việc làm chưa qua kiểm chứng, yêu cầu dự đoán, dự kiến phải cao (ít nhất trên 50%) trên càng tốt nhưng không bao giờ tuyệt đối 100%.

        Trước khi quyết tâm, Tư lệnh thường hay hỏi lại nhiều lần là vì thế. Đánh giặc phải có nhiều phương án, ít ra phải vài ba phương án, qua thực tế chiến đấu mới kiểm chứng được dự đoán, phán đoán được bao nhiêu phần trăm, lấy kết quả để đánh giá mới đúng nhất.

      2. Quan điểm phát triển:

        Tình hình hôm nay với ngày mai, trận trước với trận sau, tháng trước và tháng sau, lâu dài hom phải bám sát tình hình, quá khứ là cơ sở để nhận định, đánh giá, phân tích, dự kiến cho tương lai.

        Công tác nắm địch, nghiên cứu địch, hiểu biết về địch không bao giờ đủ mà phải dự đoán, đón đầu. Trên cơ sở hiểu biết về địch, nghiên cứu phán đoán về địch chính xác để có quyết tâm, có phương án tác chiến đúng, huấn luyện bộ đội sát với thực tế, chuẩn bị bảo đảm cho kỹ thuật hậu cần, chuẩn bị về mọi mặt để bảo đảm cho chiến đấu thắng lợi. Binh pháp Tôn Tử đã nêu: 'Biết địch, biết ta, trăm trận trăm thắng!”. Trái lại là thất bại.

        Những bài học vỡ lòng được trang bị, càng suy ngẫm trong thực tế công tác tham mưu: Quân báo - trinh sát. Từ năm 1960, qua 12 ngày đêm 1972 đến mùa xuân 1975 cho tới lúc về nghỉ hưu, càng suy ngẫm tôi càng thấy đúng. Thời bình, chuẩn bị cho thời chiến, chiến tranh đã qua hơn 30 năm, đất nước ta thay đổi từng giờ từng phút, mục tiêu, yếu địa bảo vệ phát triển, vùng trời, vùng biển càng vươn rộng, mục tiêu giao thông vận tải khác trước nhiều lắm.

        Binh khí kỹ thuật của Quân đội ta nói chung, Quân chủng Phòng không - Không quân nói riêng cũng phát triển về mọi mặt, yêu cầu hiểu biết về địch, đối tượng tác chiến trong tình hình khoa học kỹ thuật thế giới đã và đang phát triển ngày càng hiện đại, rất nhiều cái mới. Tôi nghi cần bám sát tình hình thực tiễn, trên quan điểm phát triển đế dự đoán, đón đầu cho nhiều phương án khả thi để có phương án tối ưu nhất. Bảo đảm cho chiến thắng tương lai.

        Trong chiến tranh ác liệt, công tác nắm địch cho chiến thắng ở mặt trận trên không đã là khó, nhưng có thực tế mọi hoạt động của địch xảy ra hàng ngày hàng giờ. Có nhân chứng vật chứng cụ thể.

        Trong thời bình, chiến tranh đã lùi xa, mọi hoạt động của địch không diễn biến cụ thể và ở xa ta. Việc nắm tình hình địch càng khó hơn. Việc nghiên cứu, tổng hợp, phán đoán càng khó chuẩn xác.

        Theo tôi nghĩ, cần suy ngẫm, vận dụng các bài học, các quan điểm trên, thời bình chuẩn bị cho thời chiến, có thòi gian càng dài để tìm hiểu, nghiên cứu nhiệm vụ bảo vệ, mục tiêu, yếu địa bảo vệ, nghiên cứu địa hình địa vật đang phát triển, nghiên cứu tình hình chiến tranh trên thế giới đang diễn ra, đối chiếu với chiến tranh đã qua. Tìm hiểu kỹ đối tượng tác chiến trên không về mọi mặt (kỹ thuật, chiến thuật, chiến dịch, chiến lược) để có dữ liệu cho huấn luyện chiến đấu sát với thực tế. Thời bình là thời gian chuẩn bị, kẻ địch chưa từ bỏ dã tâm xâm lược. Mọi âm mưu, thủ đoạn đang ngụy trang, chúng ta làm nhiệm vụ tai mắt của bộ đội Phòng không - Không quân, quyết tâm không để bộ đội bị bất ngờ, góp phần chiến đấu và chiến thắng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2016, 08:18:26 am »

      
CÁN BỘ THAM MƯU PHÒNG KHÔNG
THAM GIA CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH

Đại tá Lưu Trọng Lân                    
Nguyên cán hộ tham mưu Quân chủng        

        Sau chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" cuối tháng 12 năm 1972, từ cương vị một trung đoàn trưởng ở dưới đơn vị, tôi được điều lên cơ quan Bộ Tham mưu Quân chủng Phòng không - Không quân, làm Phó Phòng Cao xạ. Ngoài công việc bộn bề trong phạm vi Quân chủng, tôi còn được giao thêm nhiệm vụ nắm và theo dõi các lực lượng phòng không ở chiến trường phía Nam. Qua liên hệ với Phòng Quân lực và Cục Tác chiến, nhất là với các đoàn ở trong Nam ra, dần dà tôi đã nắm được những điều cơ bản về tình hình lực lượng và hoạt động của các đơn vị cao xạ trên các mặt trận Trị Thiên, Khu V, Tây Nguyên, Nam Bộ và Đoàn 559. Việc có vẻ ít liên quan ấy không ngờ lại trở thành thuận lợi cho tôi, khi tôi được đi B công tác vào năm sau.

        Tháng 1 năm 1975, ở chiến trường miền Đông Nam Bộ, quân ta đánh to thắng lớn. Báo đài đưa tin: "Ngày 6 tháng 1, quân giải phóng miền Nam đã làm chủ toàn tỉnh Phước Long. Tôi rất phấn khởi, nhưng thật ra, trong nhận thức khi đó, tôi chưa hiểu được gì nhiều về ý nghĩa của chiến thắng nói trên.

        Thế rồi tôi nhận được lệnh chuẩn bị đi B và may mắn làm sao, sáng 25 tháng 1 năm 1975, tại hội trường Quân chủng Phòng không - Không quân, chúng tôi được đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm và nói chuyện. Hôm ấy, Đại tướng nói không nhiều, nhưng phân tích tinh hình rất sâu sắc. Tôi còn nhớ những ý chính:

        "Sau Hiệp định Pa-ri, toàn bộ quân Mỹ đã cút khỏi nước ta. Nhưng chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, được sự thông đồng của Mỹ, đã ngang nhiên xé bỏ hiệp định đã ký kết. Trước tình hình đó, Trung ương Đảng đã họp, ra nghị quyết 21, khẳng định: "Nhân dân ta không có con đường nào khác là phải tiếp tục con đường bạo lực cách mạng để giải phóng hoàn toàn miền Nam1.

        Tuy vậy, một câu hỏi lớn được đặt ra: Nếu ta đánh mạnh, liệu đế quốc Mỹ có quay trở lại Việt Nam hay không? Đương nhiên, nếu Mỹ quay trở lại, nhân dân ta vẫn tiếp tục chiến đấu, nhưng cuộc kháng chiến sẽ khó khăn gian khổ và kéo dài hơn. Còn nếu Mỹ không quay lại nữa thì đó sẽ là thời cơ thuận lợi hết sức to lớn.

        Để giải đáp câu hỏi nói trên, chúng ta cần thăm dò thái độ của Mỹ, thông qua một đòn đánh thử. Đó là trận đánh Phước Long. Chỉ trong vòng một tuần lễ, toàn tỉnh Phước Long được hoàn toàn giải phóng. Quân ta đã diệt và bắt sống hơn 4.000 tên địch. Nguyễn Văn Thiệu làm rùm beng, kêu gào Mỹ can thiệp. Nhưng, Mỹ đã làm ngơ. Tổng thống Pho tuyên bố: "Quân Mỹ không thể quay trở lại Việt Nam được, vì quốc hội Mỹ không cho phép". Thế là rõ! Tình hình đã khác trước. Một khi đã rút ra, việc quay lại Việt Nam đối với Mỹ không còn dễ dàng. Qua đòn cân não Phước Long, Bộ Chính trị ta đã nắm được ý đồ và gân cốt của Mỹ. Thời cơ mới đã đến! Chúng ta phải đẩy nhanh cuộc chiến đấu ở miền Nam đi lên với tốc độ lớn hơn, bằng toàn bộ sức mạnh của mình. Phải tranh thủ giải phóng hoàn toàn miền Nam, trong thời gian ngắn nhất.

        Riêng với Quân chủng Phòng không - Không quân, các đồng chí phải luôn luôn sẵn sàng: Một mặt vẫn phải tiếp tục cảnh giác bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, mặt khác phải ra sức góp phần tăng cường lực lượng tối đa cho cách mạng miền Nam, từng bước, nhưng hết sức khẩn trương, theo chỉ thị của Bộ".

        Lắng nghe lời đồng chí Tổng tư lệnh, Bí thư Quân ủy Trung ương, lòng chứng tôi vô cùng phấn chấn. Tối hôm đó đến thăm anh Lê Văn Tri - Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, tại nhà riêng, tôi được anh nói rõ thêm tình hình và động viên: ”Cậu biết không? Sau trận Phước Long, mặc cho "tổng" Thiệu gào thét, bọn Mỹ vẫn đánh bài lờ. Không quân Mỹ đã không trở lại ném bom miền Bắc nước ta như chúng từng hăm dọa. Sư đoàn thủy quân lục chiến Mỹ đóng tại Ô-ki-na- oa - Nhật Bản, vẫn án binh bất động tại chỗ. Tàu sân bay Interprise được lệnh rời Su-bích tiến vào biển Đông, nhưng sau đó đã ngoặt hướng, lặng lẽ chuồn sang ấn Độ Dương. Bọn Mỹ đang bỏ cuộc. Tình hình ở miền Nam sắp tới sẽ phát triển rất nhanh. Cậu được đi B kỳ này là một vinh dự rất lớn, cũng giống như hồi 1954 cậu được đi dự chiến dịch Điện Biên Phủ. Chắc chắn cậu sẽ gặp lại mẹ và các em ở Sài Gòn1 trong một ngày không xa". Anh giơ hai ngón tay, nói nhỏ: "Hai năm!".

----------------
1. Bố mẹ tôi vào Sài Gòn làm ăn từ những năm 40. Năm 1974 bố tôi mất. Còn lại mẹ và 3 em. Anh Lê Văn Trí là anh rể tôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2016, 08:19:36 am »

       
*

*          *

        Sáng 27 tháng 2 năm 1975, đoàn đi B chúng tôi, với đầy đủ thành phần của một sở chỉ huy tiền phương, gồm bốn cơ quan, do đại tá Trần Quang Hùng - Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân chỉ huy lên đường. Riêng bộ phận tác chiến chúng tôi có khoảng 15 anh em, do trung tá Phạm Sơn làm trưởng phòng và tôi thiếu tá - làm phó phòng, trực thuộc Bộ Tham mưu tiền phương Quân chủng, do trung tá - Tham mưu phó Lê Thanh Cảnh phụ trách.

        Sau Tết ất Mão khoảng nửa tháng, chúng tôi rời Hà Nội. Đoàn xe chứng tôi theo quốc lộ số 1 vào Quảng Bình. Khi qua phà Gianh, tôi bỗng nhớ về quê hương ở đây một thời bom đạn1. Cuộc chiến tranh phá hoại kéo dài nhiều năm bằng không quân của Mỹ đã tàn phá quê tôi đến hoang tàn. Biết bao dân làng của hai bờ Bắc - Nam đã ngã xuống vì sự sống còn của bến phà, trước sự đánh phá quyết liệt ngày đêm của máy bay Mỹ.

        Nhìn lên phía Tây, điệp trùng một dải Trường Sơn, mờ xa và huyền ảo trong ánh nắng chiều. Tôi hình dung con đường 15 quen thuộc, chạy dài dưới chân rặng Trường Sơn, giờ đây chắc đang thiếu vắng những đoàn xe vận tải tấp nập vào ra như vài ba năm trước.

        Qua Thanh Khê, chúng tôi vượt đèo Lý Hòa vào Đồng Hới, nghỉ đêm tại sân bay. Sáng hôm sau, chúng tôi đi tiếp vào Đông Hà, rồi rẽ phải, theo đường 9 lên hướng Khe Sanh. Khí trời lành lạnh. Xe chúng tôi đi trong gió thổi ngược chiều và trong khung cảnh nhộn nhịp của những đoàn xe ra trận. Những chiếc xe Hồng Hà chở quân, những chiếc xe Din kéo pháo, và những chiếc xe tăng tự hành... Nối đuôi nhau, xen kẽ, tung bụi mịt mù.

        Qua Tân Lâm, Đầu Mầu, nơi khúc quanh của đường 9, nhớ lại trận đánh xuất sắc của trung đoàn pháo cao xạ 230, thuộc sư đoàn 367 chóng tôi, hồi chiến dịch Trị Thiên, tại đây, bắn hạ bảy máy bay Mỹ, sắp đến địa phận huyện Hương Hóa. Những câu hát mà tôi rất thích: "Anh thắng trận miền tây Khe Sanh. Đồn Tà Cơn hôm nào bốc cháy. Đồi Động Tri"... của Huy Thục, bỗng rộn lên trong lòng tôi. Nó gợi lên hình ảnh những tên lính thủy đánh bộ Mỹ, 3 tháng trời bị giam chân trong cứ điểm Tà Cơn. Kiên trì vây hãm địch, tiến tới giải phóng toàn bộ thung lũng Khe Sanh là chiến công rất xuất sắc của quân giải phóng, để cho đường 9 thông suốt từ Cà Lư đến tận Bản Đông và đổ cho con đường vận tải chiến lược của chúng ta liền mạch, ở cả hai phía đông và tây Trường Sơn.

        Chúng tôi đi giữa vùng giải phóng tỉnh Quảng Trị, đã từng là chiến trường ác liệt nhất năm 1972, hôm nay thanh bình quá đỗi. Các đơn vị pháo cao xạ, tên lửa của các sư đoàn phòng không 673 và 377 vẫn luôn trực sẵn sàng chiến đấu, nhưng trên bầu trời kia không còn bóng dáng những "pháo đài bay" B-52 của Mỹ đêm ngày đến "rải thảm", cùng hàng đàn hàng lũ máy bay cường kích A7, F4... thay nhau lồng lộn, bắn phá, ném bom... Đó đây, vẫn còn vết tích chiến tranh, còn những hố bom loang lổ, nhưng trước mắt tôi, những doanh trại bộ đội, nhà ở của đồng bào, các cửa hàng mậu dịch, trường học, trạm xá mọc lên san sát trên các ngọn đồi, ven những dòng sông, khúc suối. Đơn vị cơ quan nào cũng có cổng chào với dòng chữ in màu vàng trên nền đỏ "Không có gì quý hơn độc lập, tự do". Trên một số bãi, đậu la liệt những máy cày, máy kéo "mới ra lò", màu sơn còn đỏ chói. Lại còn nhiều máy ủi, máy xúc, sơn màu vàng rực của các đơn vị công binh Trường Sơn.

        Tuy nhiên, đó là dáng vẻ bên ngoài. Mấy hôm sau tôi được biết, bên trong khung cảnh bình yên ấy, vùng giải phóng Quảng Trị đang là một trong những điểm nóng tích cực chuẩn bị cho một trận quyết chiến chiến lược, kết thúc cuộc chiến tranh kéo dài ba mươi năm của dân tộc ta. Khắp nơi, dưới những tán rừng rậm, trong những nông trường cà phê xanh ngát, là cơ man những súng ống, đạn dược của đủ loại binh chủng hiện đại, cùng những kho hậu cần đầy ắp hàng hóa, trùm kín ni lông, đang ẩn mình, đợi chờ đến lượt đi về phương Nam.

---------------
1. Tôi quê xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, ở ngay bờ nam
bến phà Gianh.

« Sửa lần cuối: 23 Tháng Sáu, 2016, 08:26:08 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2016, 08:28:34 am »

       
*

*           *

        Cơ quan tiền phương Quân chủng chúng tôi tạm thời đặt bên cạnh cơ quan sư đoàn phòng không 377, thuộc Bộ Tư lệnh Đoàn 559. Sau khi triển khai xong sở chỉ huy, trừ một bộ phận nhỏ trực ban, hầu hết cán bộ chúng tôi được tung đi xuống các đơn vị cao xạ, tên lửa, rađa có mặt trong vùng, để nắm lại thực lực và công tác chuẩn bị hành quân.

        Đến trung đoàn 263, còn gọi là đoàn Quang Trung, đơn vị tên lửa phòng không duy nhất có mặt ở vùng giải phóng sau Hiệp định Pa-ri, chúng tôi ngỡ ngàng trước những khu doanh trại khang trang, xen lẫn những vườn rau xanh tốt trên những thửa ruộng bậc thang, cùng những vườn hoa sắc màu rực rỡ quanh các lán trại. Bộ đội ta đi đến đâu cũng giữ nếp sống lạc quan. Ban chỉ huy trung đoàn chiêu đãi chúng tôi một bữa cơm thật ngon, bằng những món ăn "rau nhà, gà vườn”,

        Trong phòng làm việc, anh Tích - Trung đoàn trưởng cho chúng tôi biết:

        "Vào một ngày cuối tháng 2 năm 1973, Thượng tướng - Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng đã đến thăm trung đoàn. Tổng Tham mưu trưởng căn dặn bốn điều mà chúng tôi còn nhớ mãi:

        1. Sẵn sàng chiến đấu cao để bảo vệ vững chắc vùng giải phóng. Đối tượng tác chiến là không quân ngụy.

        2. Ra sức huấn luyện để nâng cao trình độ kỹ chiến thuật và khả năng hành quân cơ động trên mọi địa hình phức tạp.

        3. Sẵn sàng cơ động bất cứ lúc nào, đến bất cứ nơi đâu, trên toàn mặt trận phía Nam.

        4. Chăm lo nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho chiến sĩ".

        Anh Tích nói tiếp: "Hôm qua chúng tôi đã nhận được lệnh chuẩn bị hành quân vào Tây Nguyên. Đảng ủy, Ban chỉ huy trung đoàn đã họp, ra nghị quyết lãnh đạo và lên kế hoạch tổ chức thực hiện. Hôm nay được cơ quan Quân chủng đến, thật là dịp may cho chúng tôi. Anh Liễn - Chính ủy, và tôi sẽ báo cáo mọi việc. Sau đó mời các đồng chí xuống các đơn vị để nắm tình hình cụ thể thêm. Rất mong được sự quan tâm chỉ đạo của các cơ quan Quân chủng, tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ”.

        Từ đấy, chúng tôi phân công nhau, kẻ xuống Làng Vây, người trở ra Động Toàn, Cam Lộ, người đi ngược lên Tà Cơn, Nguồn Rào để đến với các tiểu đoàn hỏa lực và kỹ thuật tên lửa "SAM-II".

        Ở Tiểu đoàn 43, chúng tôi gặp Thượng úy Nguyễn Hải Đăng, một tiểu đoàn trưởng trẻ, đẹp trai. Đăng báo cáo: 'Đơn vị hiện có 26 xe các loại, đủ để cơ động toàn tiểu đoàn. Nhưng chúng tôi lo nhất là thiếu phụ tùng thay thế, đặc biệt là lốp dự phòng và càng kéo. Tinh thần cán bộ chiến sĩ rất cao, sắn sàng nhận nhiệm vụ bất cứ lúc nào. Có vài chiến sĩ bị sốt rét đang tiếp tục điều trị".

        Chúng tôi còn đến với hai trung đoàn pháo cao xạ 221 và 226. Hai đơn vị này đã nhận được lệnh đi B3 và B2. ở Trung đoàn 226, tôi gặp trung đoàn trưởng Trần Bảo Lược, bạn chiến đấu cũ, người dân tộc Tày, tính tình cởi mở, dễ mến. Anh Lược báo cáo:

        "Tổng quân số: 1054 cán bộ chiến sĩ. Biên chế: Ba tiểu đoàn pháo hỗn hợp 23mm, 37mm và 57mm. Có thêm ba bộ khí tài máy chỉ huy và rađa, 30 cơ cấu phóng tên lửa tầm thấp A-72, cùng 250 quả đạn. Xe cộ: 115 chiếc, đủ bảo đảm hành quân, nhưng thiếu phụ tùng dự trữ và kinh nghiệm đi đường, móc kéo pháo hay bị gãy.

        Những ý kiến đề xuất của các đơn vi lập tức được báo cáo lên Phó Tư lệnh Quân chủng: Đại tá Quang Hùng đã chỉ đạo các cơ quan kịp thời giải quyết, về công tác tham mưu, chúng tôi đã tìm đến cơ quan Bộ Tham mưu Đoàn 559 để nhờ giúp đỡ một số việc. Anh Trần Bút, bạn thân của tôi thời Điện Biên Phủ, đã giúp chúng tôi sao chép một số sơ đồ các tuyến đường có liên quan, để cấp cho các đơn vị hành quân. Trong các sơ đồ đều ghi rõ địa chỉ từng cung chặng, khoảng cách mỗi đoạn đường, đặc điểm địa hình, đường sá, vị trí các điểm tiếp xăng dầu... rất tỉ mỉ.

        Bộ Tư lệnh Đoàn 559 còn cấp cho mỗi đơn vị hành quân chúng tôi một số giấy giới thiệu, để liên hệ dọc đường. Phòng Thông tin do anh Hoàng Đình Quý phụ trách, hướng dẫn cho chúng tôi biết một số hệ thống đường dây, để khi đến các điểm dừng, nếu cần, chúng tôi có thể liên lạc được với nhau bằng điện thoại. Qua việc này, tôi vô cùng khâm phục việc tổ chức mạng thông tin liên lạc của Đoàn 559, hết sức chặt chẽ và có hiệu quả, trên cả một vùng rừng núi bao la, với phạm vi rất rộng, rất dài, vươn tới mọi chiến trường, trên khắp mọi hướng, mọi tuyến của đường mòn Hồ Chí Minh.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM