Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:25:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ Xuân Thiều - Phi công cảm tử  (Đọc 22614 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2016, 08:29:00 am »

        Rồi chuyến xuất kích của Trần Thông Hào cũng đầy gian nan. Chuyến xuất kích của Trần Thông Hào cách chuyến xuất kích của Vũ Đình Rạng với thời gian chừng vài tuần sau đó. Đêm ấy là đêm gió mùa Đông Bắc gây mưa dày hạt và tầm nhìn rất xấu. Trần Thông Hào và Bùi Doãn Độ trực ở đầu Đông sân bay Đa Phúc. Nhận định địch đánh vào Hải Phòng, Sở chỉ huy cho Thông Hào chuyển cấp, cất cánh. Vì mưa, tầm nhìn xấu và gió to nên Thông Hào phải lăn về đầu Tây để cất cánh Tây ' Đông. Những ai thấy Hào xuất kích đều nghĩ rằng chắc "chỉ có đi mà không có về". Không gặp địch, Hào quay về Đa Phúc hạ cánh nhưng không thể hạ cánh được, phải quay về sân bay Kép để tìm cách hạ cánh. Tại khu vực sân bay Kép lúc này trời cũng mưa tầm tã. Sở chỉ huy đành dẫn Hào xuyên từ phía Đông Bắc xuống. Đến ngang Kép, khi máy bay xuyên đên độ cao 200 m vẫn không ra khỏi mây. Liều ấn máy bay xuống thêm một chút nữa, tuy mây chỉ còn loáng thoáng, nhưng lại thấy phía dưới là núi, may nhác thấy ánh sáng ở khu vực Bắc Giang và nhà máy phân đạm Hà Bắc, Hào liền vòng về đấy với ý định nếu có phải nhảy dù thì cũng có phần nào yên tâm hơn. Không dám cho máy bay xuống bay thấp hơn nữa, vòng đến Bắc Giang thì may sao thấy được hàng đèn ở sân bay Kép. Trần Thông Hào lấy hướng bay về phía đó ở độ cao 150m. Đột nhiên, máy bay chui vào đám mưa rào. Mưa rất to, kính phía trước máy bay bị nhòa hết, không nhìn thấy gì rõ nét. Thông Hào xuống hạ cánh theo cảm giác giữa hai hàng đèn. Áng chừng đã đến độ cao kéo bằng, Thông Hào kéo bằng máy bay và nghe tiếng "kịch" - máy bay đã tiếp đất. Tiếp đất xong, thả dù giảm tốc, nhưng lượng mưa vẫn không hề giảm, xung quanh mờ mịt, Thông Hào không thể nhìn được gì, sợ lăn tiếp sẽ rất nguy hiểm nên đành tắt máy, báo cáo để cho xe ứng cấp ra kéo máy bay vào sân đỗ.

        Điều kiện cất hạ cánh trong những giai đoạn này thực sự khắt khe đối với đội ngũ bay đêm. cất cánh khó khăn một thì hạ cánh khó khăn gấp mười. Không kể đến chuyện đường băng bị đánh hỏng, vỡ nát và đầy hố bom xung quanh không biết sẽ lao xuống đó lúc nào, chỉ nói riêng đến chuyên dầm trong mưa gió mịt mùng tìm cách hạ cánh mà không hề có hệ thống đèn chiếu sáng, không có chỉ huy thì đủ thấy kinh khủng đến nhường nào.

        Và, suốt trong thời gian này, ta bị hỏng mất 4 chiếc máy bay khi đi chiến đấu về hạ cánh. May mắn là tất cả các phi công vẫn nguyên vẹn, vẫn tiếp tục trực chiến, xuất kích chiến đấu được.

        Ngay đêm 18 tháng 12, đá có 2 chuyến xuất kích chiến đấu và cả hai chuyến đều bị trục trặc khi về hạ cánh. Đêm ấy Phạm Tuân trực chiến ở đầu Tây sân bay Đa Phúc. Máy bay chiến thuật F-lll đánh trong vòng hai đợt, phá hỏng quá nửa đường cất hạ cánh. Khi Phạm Tuân nhận lệnh chuyển cấp, mở máy, lăn ra chuẩn bị cho cất cánh thì đạn vẫn nổ chi chít quanh máy bay. Sau khi tách đất, Phạm Tuân cố gắng kéo lên nhanh để vòng qua Hà Nội. Bay đến khu vực Sơn Tây thì Tuân nhận được lênh vứt thùng dầu phụ. Khi lấy độ cao lên đến 4000m ở khu vực Hòa Bình, Phạm Tuân phát hiện thấy những hàng đèn trên thân các- máy bay B-52. Tuân vòng lại, lấy độ cao và bật ra-đa trên máy bay mình thì lập tức, bọn B-52 tắt luôn đèn và lũ máy bay tiêm kích F-4 đi bảo vệ B-52 quay vào máy bay Tuân, phóng tên lửa. Cơ động zic-zăc tránh bọn F-4, cũng mất mục tiêu B-52, Phạm Tuân vòng tiếp hai vòng ở vùng Mộc Châu - Sơn La sau đó quay về sân bay Đa Phúc hạ cánh. Thời điểm đó, đài chỉ huy của sân bay Đa Phúc đã bị đánh hỏng nên không thể liên lạc được, pháo phòng không của ta bắn lên dữ dội vì trong trời đêm, lại vào đúng thời điểm máy bay địch đánh phá ác liệt như vậy, biết phân biệt rõ rệt làm sao được đâu là ta, đâu là địch. Vậy là, nghe thấy tiếng máy bay là phải bắn. Không thể không bắn được. Trong ánh sáng trăng và vào đúng thời điểm một chiếc B-52 bị bắn cháy, rơi ở Phủ Lỗ, lợi dụng ánh sáng đó cộng với đèn pha trên máy bay, Phạm Tuân lao xuống hạ cánh. Tiếp đất xong, thì nghe cái "Rầm". Biết có vấn đề, Tuân tắt máy, bóp phanh, nhưng cũng chẳng giải quyết được gì. Máy bay đã lao xuống hố bom, quay ngược lại 180 độ. Phạm Tuân lấy chân đạp vào phần mảnh nắp buồng lái đã vỡ cho rộng hơn , rồi bỏ mũ bay bỏ áo da, lần lượt tống ra ngoài và chui ra khỏi buồng lái.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2016, 08:30:03 am »

        Trước đó, anh Trần Cung trực ở sân bay Hòa Lạc cũng đã xuất kích trong tình trạng tương tự. Sân bay bị đánh phá, các tấm ghi lát trên đường cất hạ cánh bong hết và cong queo, dựng ngược lên, đặc biệt là ở phần cuối đường băng. Anh Trần Cung phải cố kéo cho máy bay tách đất sớm, ở tốc độ nhỏ. Sau khi tách đất, Trần Cung được dẫn về phía Nam, sau lại vòng ngược về phía Bắc để đánh bọn B-52 đang vào Hà Nội. Khi được thông báo mục tiêu phía trước, cách 25 km, Trần Cung bật tăng lực để tăng tốc độ và bật ra-đa trên máy bay mình. Sau khi bật ra-đa, thoáng thấy mục tiêu cách mình 15 km tiếp đó là cả màn hình ra-đa bị nhiễu dày đặc, không thể phát hiện được mục tiêu chính. Ngay lúc đó, các máy bay tiêm kích chiến thuật F-4 đã quây lấy Trần Cung và bắn tên lửa. Sở chỉ huy lệnh cho cơ động tránh bọn F-4. Lúc này, anh đã bay về đến phía Tây Hà Nội. Hỏa lực của các loại súng phòng không cùng với tên lửa phòng không của ta bắn lên dày đặc, sáng rực cả một khoảng ười. Anh Trần Cung nhận được lệnh về sân bay Đa Phúc hạ cánh. Thời điểm đó, đài chỉ huy cất hạ cánh (đài K-5) tại sân bay Đa Phúc đã bị đánh hỏng nên không thể liên lạc được. Sở chỉ huy cho anh Cung về sân bay Kép hạ cánh. Sân bay Kép cũng đã bị đánh và đài chỉ huy cất hạ cánh tại sân bay Kép cũng đã bị phá hủy, không thể liên lạc được. Trần Cung tiếp tục nhận được lệnh vòng về sân bay Gia Lâm để hạ cánh, nhưng tại Gia Lâm, sân bay cũng vừa bị địch đánh phá xong, hệ thống ánh sáng của đường băng không còn nguyên vẹn, không khắc phục kịp, nên Trần Cung một lần nữa lại phải vòng về Đa Phúc để hạ cánh. Máy bay anh bay đến đâu thì hỏa lực phòng không nhằm vào anh bắn đến đấy vì có ai biết đấy là anh đâu, cũng giống như chuyến của Phạm Tuân thôi.

        Về đến Đa Phúc, sau vòng 4, sau khi bật đèn pha để hạ cánh thì hỏa lực phòng không thôi không bắn nữa. Anh cố gắng cho máy bay tiếp đất và sau khi tiếp đất xong thì thả dù giảm tốc đồng thời tắt máy luôn. Máy bay lao chồm qua một số hố bom cỡ nhỏ, sau rồi dừng lại ngay trước một hố bom lớn. Anh Trần Cung nhảy ra khỏi buồng lái được khoảng vài phút thì thấy có một chiếc máy bay lao xuống hạ cánh. Rồi có hai vệt lửa sáng chạy dọc theo đường băng trước khi máy bay lao xuống hố bom. Thì ra đấy là máy bay của Phạm Tuân. Khi hạ cánh, do lực va chạm mạnh nên hai quả tên lửa không đối không đã "nhảy" ra khỏi bệ treo, trà sát trên mặt đường băng tạo ra vệt lửa mà Trần Cung đã thấy. Anh Trần Cung vội chạy lại phía máy bay vừa hạ cánh thì thấy Phạm Tuân đang đạp nắp buồng lái để chui ra.

        Trần Cung và Phạm Tuân dò dẫm vượt qua bãi bom bi và được đón về Sở chỉ huy để rút kinh nghiệm.

        Vũ Xuân Thiều và Vũ Đình Rạng được điều động ra trực thay tại sân bay Gia Lâm. Vũ Xuân Thiều nhận lênh xuất kích, cất cánh đi diệt B-52 nhưng lần này không diệt được. Cho đến giai đoạn ấy, ta vẫn áp dụng chiến thuật "bay thấp, kéo cao". Chiến thuật ấy áp dụng cho đánh ngày và đánh một số loại máy bay khác thì tạo được yếu tố bí mật bất ngờ, nhưng với B- 52, chúng bay ở độ cao 9000 m đến 10.000 m mà ta bay ở độ cao 1500 đến 2000 m ở hướng đối đầu rồi bật tăng lực, kéo vòng lên thì khi phát hiện được B-52, máy bay ta tuy ở vị trí có lợi (tức là ở vào bán cầu phía sau), nhưng vì còn thấp hơn địch đến 2.000 m, 3.000 m và tốc độ sau khi kéo lên không còn đủ để tiếp cận, máy bay bị "treo" rồi thì không thể đánh được. Thiều đã phát hiện được mục tiêu, nhưng máy bay đã bị "treo", tốc độ đã nhỏ, lại bị bọn tiêm kích F-4 đi bảo vệ B-52 tấn công nên đành phải quay về hạ cánh. Đêm hôm Xuân Thiều hạ cánh ở Gia Lâm cũng vất vả, vì cứ đi đến đâu là bị lực lượng phòng không "nện" đến đấy. Lần thứ nhất, sau khi đối chuẩn đường băng, hệ thống đèn đường băng vừa bật sáng thì lại bị một loạt bom của B-52. Đèn đóm tắt ngấm. Lần thứ hai, trên vòng tuyến thì bị hỏa lực phòng không của ta "vây", sau vòng bốn, đối chuẩn đường băng xong, hệ thống đèn đường băng vừa kịp lóe lên thì sân bay lại bị địch đánh bom. Đèn đóm lại tắt ngấm. Phải vòng đến lần thứ ba, Xuân Thiều mới xuống hạ cánh được. Tiếp đất xong là phải tắt máy rồi rời khỏi máy bay, chạy vào nơi trú ẩn ngay vì địch lại tiếp tục đánh phá. Anh Trần Văn Năm - một phi công bay đêm trực chỉ huy đêm hôm ấy nhớ lại:

        Tôi đứng chỉ huy trên nóc lô-cốt ở cuối đường băng mà áo sống bị bay như ữong cơn bão vì sóng kích của bom dội đến, phải bám chặt vào chiếc dây thép quanh lan can trên nóc lô-cốt mới đứng vững được. Mà cũng mãi về    sau, một anh trực thông tin mới đưa cho tôi chiếc mũ   sắt, bảo phải đội vào không thì mảnh bom nó phạt mất đầu. Bom nổ rền, đạn bắn kín trời. Lo cho Thiều quá, không biết rồi máy bay có bị trúng đạn, có xuống hạ cánh được hay không. May mà Thiều đã xuống được an toàn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2016, 08:31:41 am »

        Tất cả mọi chuyến xuất kích ban đêm đều gian nan!

        Về sau này thì không phải chỉ mỗi mình Xuân Thiều bị "treo", không thể đánh B-52 được, mà Bùi Doãn Độ cũng bị cảnh tương tự như vậy vào lần xuất kích đêm 21 tháng 12.

        Lần ấy Độ được dẫn về phía Tây, lên đến độ cao 4.000m thì phát hiện được bọn B-52 bay đối đầu. Phát hiện bọn chúng về ban đêm nhờ có hàng đèn của bọn chúng bật để bay đội hình. Độ bật tăng lực, kéo lên, khi ấy B-52 cũng lượn vòng, vẫn thấy được hàng đèn, nhưng vì chênh lệch độ cao quá lớn và tốc độ máy bay mình còn quá nhỏ (tốc độ đồng hồ của Độ bấy giờ chỉ gần 500 km/h). Độ bật ra-đa của máy bay mình lên với ý đồ nếu bám sát được thì cứ thử phóng tên lửa, nhưng ra-đa vừa bật lả bọn B-52 tắt đèn luôn, chẳng còn phát hiện gì được nữa, đành phải quay về.

        Rạng sáng ngày 22 tháng 12, Nguyễn Khánh Duy trực chiến ở sân bay Kép, nhận được lệnh xuất kích. Máy bay của Duy trực đeo hai thùng dầu phụ để tăng thời gian hoạt động ở trên không. Khánh Duy được dẫn vào khu vực Thái Nguyên, vòng ở đấy rất nhiều vòng để tìm mục tiêu nhưng không phát hiện được gì.

        Pháo phòng không của ta bắn lên dữ dội vì lầm tưởng máy bay Duy là máy bay địch đang hoạt động. Đây là chuyến xuất kích với thời gian bay trên không lâu nhất trong các lần xuất kích của Duy. Chuyến bay kéo dài đến tận 40 phút. Duy được dẫn về Kép hạ cánh an toàn. Sau này, các anh em trêu Duy là phi công bay "câu giờ" giỏi nhất.

        Rút kinh nghiêm các trận đánh, các lần xuất kích mà ta chưa đánh được mặc dù đã thấy B-52, ta đã thay đổi chiến thuật. Phải cất cánh từ các sân bay phía ngoài, ở các sân dã chiến, không sử dụng cách “"bay thấp kéo cao" nữa mà chủ động lấy độ cao, chủ động giữ tốc độ có lợi, không bật ra-đa sớm, tích cực phát hiện bằng mắt, công kích bằng mắt...

        Trực chiến!... Báo động chuyển cấp!... Xuất kích chiến đấu!... Những việc ấy xảy ra lặp đi lặp lại liên tục trong suốt thời gian cuối tháng 12. Tranh thủ những lúc rảnh rỗi xen kẽ giữa các lần báo động, các phi công vẫn ghi nhật ký, vẫn viết thư về cho gia đình, cho người thân. Mà không phải lần viết nào cũng kết thúc trọn vẹn. Rất nhiều dòng nhật ký phải bỏ dở, nhiều bức thư phải ngắt quãng giữa chừng vì có lệnh báo động, vì phải xuất kích chiến đấu. Vũ Xuân Thiều cũng có lần viết dở như vậy. Bức thư ấy được viết vào 21 tháng 12: "Bố mẹ thân yêu! Trải qua hai đêm nặng nề, cái nặng nề của mọi người vì phải đứng nhìn lửa đạn hết đợt này đến đợt khác rải xuống Hà Nội. Con nghĩ bây giờ không phải là lúc lo lắng cho ngôi nhà của mình...". Bức thư viết dở dang vì Thiều đã nhận lệnh báo động vào cấp, cất cánh. Và bức thư ấy đã mãi mãi để dở dang như vậy vì Thiều không còn thời gian để viết nữa.

        Xuân Thiều chuyển máy bay vào trực tại sân bay Thọ Xuân - Thanh Hóa. Các phi công bay đêm, đánh đêm khác cũng đi cơ động khắp các sân bay phía ngoài. Có những sân bay chuẩn bị cho trực chiến mà đúng ra không thể gọi là sân bay được, ví dụ sân bay Phú Thọ chẳng hạn. Đấy là một khu vực đất nện, chưa được lu nén kỹ, cỏ còn mọc dày. Ta vẫn quyết định đưa máy bay lên đó trực chiến để tạo yếu tố bất ngờ. Nguyễn Đức Chiến đã nhận nhiệm vụ lên đó trực. Phương án cất cánh sẽ dùng tên lửa bổ trợ K-99. Đức Chiến đã lên đến sân bay, đã đi kiểm tra mọi noi, chuẩn bị cho phương án cất cánh, nhưng việc cẩu máy bay lên bị trục trặc, máy bay bị hỏng nên không trực ở đó được nữa.

        Phải nói rằng, suốt trong cuộc chiến tranh, ta đã sáng tạo ra những cách đánh, cách tổ chức đánh thật tài tình. Một trong những cách ấy là dùng máy bay trực thăng Mi-6 cẩu máy bay MiG-21 đi khắp nơi để sơ tán, để đến những sân bay dã chiến. Ví như cẩu máy bay MiG đi cất giấu trong vườn cà-phê để ngụy trang, cẩu đến các sân bay ngắn hẹp để tổ chức Trực ban Chiến đấu... Các kỹ sư, thợ máy của ta đã chế tác ra bộ giá đỡ máy bay để cho Mi-6 nâng, cẩu các máy bay MiG-21 của ta đến những nơi cần đến. Bọn Mỹ dùng mọi phương tiện trinh sát, tìm kiếm, nhưng sao mà phát hiện ra được cái chiến thuật ấy của ta.

        Rồi Xuân Thiều lại từ sân bay Thọ Xuân - Thanh Hóa cất cánh ra sân bay Đa Phúc. Sân bay bị địch đánh hỏng nên phải cất cánh từ đường lăn. Anh Trần Đức Tụ - sỹ quan dẫn đường tại Sở chỉ huy Thọ Xuân cho biết, trước khi ra sân bay, Thiều còn tạt vào Sở chỉ huy xin gọi điện thoại cho người thân (vì bấy giờ chỉ ở Sở chỉ huy mới có được đường dây gọi đi các nơi), sau đó ra sân bay , cất cánh. Mấy ngày sau thì Xuân Thiều chuyển máy bay vào trực ở sân bay Cẩm Thủy - Hòa Bình (thời đó sân bay Cẩm Thủy mang mật danh XB-90).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2016, 08:34:48 am »

        Địch sử dụng các loại nhiễu tích cực và tiêu cực với cường độ cao và luôn tạo các mục tiêu giả để đánh lừa, đánh lạc hướng sự phát hiện của ta. Đêm 21 tháng 12, Nguyễn Khánh Duy xuất kích đánh B-52, nhưng thực ra đấy là tốp mục tiêu giả nên lại phải quay về.

        Suốt thời gian ấy, Vũ Đình Rạng "mai phục" mấy đêm liền ở sân bay Miếu Môn để săn B-52 nhưng không xuất kích được vì không có cơ hội. Đến sáng ngày 27 tháng 12, sau khi cơ động đến Miếu Môn, Trần Việt tiếp thu chiếc máy bay mà Vũ Đình Rạng vừa trực đêm hôm 26 xong, (giai đoạn ấy, cái chuyện trực ngày, trực đêm bàn giao cho nhau cùng trực trên một máy bay là chuyện bình thường) thì nhận được lệnh vào cấp 1. Trần Việt mở máy, cất cánh từ Miếu Môn, được dẫn về phía Tây sân bay, gặp biên đội 2 chiếc F-4, lập tức lao vào không chiến và bắn rơi một chiếc. Chiếc còn lại tháo chạy mất tăm mất tích. Sau trận không chiến, Trần Việt về sân bay Đa Phúc hạ cánh. Sân bay Đa Phúc bị bom đạn cày xới nát hết nên Việt phải xuống hạ cánh phía bên phải đường băng, về sau này, Trần Việt được anh em trong đoàn bay viết tặng cho mấy câu thơ mà anh rất khoái chí:

Vài ngày nữa là chiến tranh kết thúc
Chiến công này sử sách mãi còn ghi
Thật "hạn nặng" cho thằng bay F-4
Trời Miếu Môn gặp anh Bảy làm gì!

        Anh Bảy đây là anh Bảy Việt. Chiếc máy bay F- 4 bị Trần Việt bắn rơi là chiếc máy bay của lực lượng Không quân Mỹ bị Không quân ta bắn hạ cuối cùng (ban ngày) trong cuộc chiến tranh.

        Khi Trần Việt hạ cánh xong, lăn về thì Phạm Tuân lăn ra để cất cánh. Tuân phải lăn vòng vèo để tránh các hố bom trên đường băng nên xông ra ngoài cỏ. Thợ máy phải kéo máy bay vào kiểm tra, sau đó Tuân mới tiếp tục lăn ra cất cánh về sân bay Yên Bái.

        Trước đó, vào ngày 26, Phạm Tuân nhận lênh bay cơ động lên sân bay Yên Bái nhưng vì thời tiết xấu nên phải quay lại, hạ ở Đa Phúc.

        Sau khi bay lên Yên Bái, Phạm Tuân vào trực chiến ngay. Hôm ấy thời tiết rất xấu - trời đầy mây, đáy mây chỉ khoảng 300m, đỉnh mây chừng 1.000 đến 1.500 m. Khu vực Yên Bái bấy giờ khá tĩnh iặng, không hề có bóng dáng máy bay địch hoạt động, nhưng Sở Chi Huy thông báo sẽ có đợt đánh phá của địch vào khoảng 22 giờ. Vì vậy, tất cả lực lượng trực chiến đều trong trạng thái chờ đợi, căng thẳng và rất sẵn sàng.

        22 giờ 15 phút, Phạm Tuân nhận được lệnh vào cấp 1 và cất cánh ngay. Tuy không được phép sử dụng Vô tuyến điện, cốt để đảm bảo bí mật, nhưng vừa lên khỏi mây, Tuân thấy một biên đội F-4 bay ngay phía trước nên phải báo cáo về Sở chỉ huy. Sở chỉ huy ra lệnh:

        - Phải tránh F-4! Tất cả tập trung cho đánh B-52!

        Phạm Tuân được dẫn vòng về phía Bắc để tránh F-4, sau đó vòng về hướng Tây Nam, lên độ cao 4000m, tốc độ bay 950 km/h, vượt qua một tốp F-4 nữa, quay về phía Nam. Khi lên đến độ cao 5000 m thì được thông báo B-52 cách 150 km, rồi 80 km. Sau khi thông báo đến lần thứ 3, Phạm Tuân vứt thùng dầu phụ và tăng lực lấy độ cao.

        Đến độ cao 7000 m, với tốc độ bay 1000 km/h, Tuân phát hiện được hai dãy đèn. Đấy chính là đèn của B-52. Tuân báo cáo về Sở chỉ huy và vòng bám ' phía sau. Sở chỉ huy thông báo cự li đến mục tiêu còn 12 km, rồi 10 km. Tuân bay với tốc độ vượt tiếng động, tập trung quan sát, tiếp cận mục tiêu, không cần để ý đến lực lượng F-4 đi bảo vệ B-52.

        Đến cự li phóng tên lửa, Phạm Tuân ấn nút phóng. Hai quả tên lửa từ hai bên cánh bay vụt ra kéo theo vầng sáng chói lòa. Phạm Tuân kéo máy bay vọt lên, thoát li, lật ngửa máy bay, thấy điểm nổ ở phía dưới. Thoát li khỏi cuộc chiến trong màn lửa của pháo phòng không ta bắn dày đặc và tên lửa phòng không sáng rực trời. Tuân phát hiện thấy núi Tam Đảo, biết mình vừa vượt qua phía Tây Bắc núi Ba Vì, lại phát hiện thấy nhiều đèn của bọn F-4 đang quần đảo nên quyết định giảm độ cao, về hạ cánh.

        Bay về sân bay Yên Bái, xuyên xuống đến độ cao 300 m, đã ra khỏi mây rồi nhưng không hề thấy một ánh đèn. Rừng núi tối sẫm gây cảm giác lo lắng, sợ sệt. Máy bay đã bay qua đài xa rồi mà vẫn không thấy đường băng đâu. Thật may, khi bay đến khu vực giữa đài xa và đài gần (cự li cách đường băng gần 3000 m) thì đèn đường băng bật sáng. Lao xuống với tốc độ lớn, Tuân thu nhanh cửa dầu, máy bay chìm ngay xuống. Phi công bay đêm Đặng Vân Đình trên đài chỉ huy cất hạ cánh bấy giờ phải hô kéo lên đến mấy lần, máy bay mới nhấc được lên và vào đường băng, tiếp đất an toàn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2016, 07:48:50 pm »

        Trong lúc thoát li, Phạm Tuân phát hiện thấy vẫn còn nhiều máy bay B-52 nên báo cáo liên tục về Sở chỉ huy. Sở chỉ huy lệnh cho Nguyễn Khánh Duy vào cấp và cất cánh sau chuyến xuất kích của Phạm Tuân 10 phút.

        Đêm đó, Khánh Duy đang ở trong hầm để máy bay tại sân bay Kép. Khi nhận lệnh trực chiến, rồi vào cấp 1, Nguyễn Khánh Duy còn đang tính toán xem sẽ cất cánh từ đâu được vì đường băng đã bị bom đánh nát cả rồi thì nhận được lệnh phải cất cánh từ đường ngang. Đường ngang là đoạn đường dùng để kéo dắt máy bay từ ngoài sân đỗ vào trong hầm, hệ thống đèn chiếu sáng vừa thưa lại vừa chi có mỗi một bên phải là sáng thôi. Thật là khó khăn chồng chất lên khó khăn. Khánh Duy thầm nghĩ, những lần đi chơi với người yêu, mình toàn để người yêu đi bên trái
mình vì nơi ấy gần tim hơn, yên tâm hơn, nếu hệ thống đèn ở bên trái mà sáng được thì có phải mình cũng thấy vững dạ hơn không, tựa như cạnh mình có người yêu mình vậy. Nhưng bằng mọi cách phải cất cánh. Máy bay lấy đà, lao đi. Đường chạy đà cho máy bay cất cánh quá ngắn, máy bay đã chớm ra đến mép cỏ, gần đến mương nước rồi. Duy cố kéo cho máy bay tách đất ở tốc độ nhỏ.

        Sau khi cất cánh, Khánh Duy được dẫn vào vùng chiến nhưng không gặp được B-52 vì nhiễu rất nặng và sau khi bọn B-52 bị Phạm Tuân tấn công, chúng đã tắt hết đèn đóm trên máy bay. Sở chỉ huy dẫn Duy vào đến cự li cách mục tiêu 10 km, nhưng không phát hiện được gì hết. Duy nhận được lệnh thoát li vì thời điểm ấy Duy cũng đã bay vào khu vực tác chiến của tên lửa Phòng không rồi. Sở chỉ huy cho Khánh Duy về sân bay Kép để hạ cánh. Sân bay Kép lại tiếp tục bị bọn F-lll đánh bom. Nguyên Khánh Duy phải về sân bay Đa Phúc hạ cánh.

        Thời tiết hôm đó rất xấu. Khi lao xuống đến độ cao đồng hồ bằng 0 vẫn không thấy đường băng đâu. Khói bom dày đặc như mây mù làm cho tầm nhìn đã kém lại càng kém. Đường băng đã bị đánh nát gần hết. Duy nhận được lệnh phải tính toán sao cho máy bay tiếp đất cách đường băng khoảng 400 mét phía ngoài đất thì may ra mới đảm bảo được an toàn vì ở giữa đường băng là hố bom rất to. Vì lao xuống với tốc độ lớn, máy bay cứ "bồng" lên, ấn mãi không thấy nó chìm xuống tí nào. Khánh Duy tiếp đất ở phía ngoài đường băng chừng 200 mét. Tiếp đất xong thì "mắm môi mắm lợi" vào phanh, rồi tắt máy... Máy bay dừng lại cách miệng hố bom chỉ 50 mét. Duy ra khỏi máy bay, đến ngồi cạnh hố bom đang tính không biết nên đi về hướng nào thì nghe tiếng gọi "Duy ơỉ!" văng vẳng như từ ở một nơi rất xa xăm nào đó vọng về. Thì ra đấy là tiếng gọi của Trần Anh Mỹ, phi công bay đêm nhưng hôm đó trực ở Đài chỉ huy cất hạ cánh. Mỹ đem xe đạp của anh chị nuôi ở bếp bay đi đón Duy. Ngồi sau xe đạp mà Khánh Duy nghĩ cũng buồn cười: thằng phi công Mỹ thì được đón bằng xe trâu, còn mình thì được phi công Mỹ (Trần Anh Mỹ) đón bằng xe đạp. Trong chiến dịch 12 ngày đêm, Duy cũng là một trong những người tham gia trực cho đến tận ngày kết thúc chiến dịch.

        Trong số chuyển sang bay đêm, đánh đêm vào năm 1971 thuộc lực lượng đoàn bay của Khánh Duy thì Duy là người may mắn hơn cả. Trực nhiều, cơ động nhiều, xuất kích cũng nhiều chuyến, gặp không ít gian nan nhưng vẫn trở về nguyên vẹn. Có lẽ, đấy là cái duyên với bầu trời. Duyên phận, duyên nợ với bầu trời không phải ai cũng như ai. Với người này thì phận phải mãi mãi gắn bó với bầu trời, người kia thì mang nợ với bầu trời mãi mãi, người khác thì lại luôn có duyên với bầu trời..., càng ngẫm càng không biết phải giải thích thế nào cho thỏa đáng cả.

        Trở lại với chuyến bay của Phạm Tuân, sau khi về đến sân bay rồi, Tuân vẫn còn hồi hộp, lo lắng: không biết mình có bắn hạ được B-52 không. Tất cả mọi người cũng cùng trong trạng thái hồi hộp như Tuân nên hầu như không ai ngủ được. Gần sáng, sau khi nhận được thông báo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi điện chúc mừng và Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam truyền đi bản tin buổi sáng thông báo Không quân ta chính thức bắn rơi B-52, tất cả hân hoan trong niềm vui khôn tả. Vậy là Không quân ta đã thực hiện được sứ mệnh của mình: bắn rơi B-52, đã "trả được món nợ" bấy lâu nay vẫn canh cánh bên lòng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2016, 07:52:08 pm »

       
NGÔI SAO KHÔNG TẮT

        Anh Hoàng Biểu nhớ lại, khoảng chiều ngày 23 hoặc 24 gì đó, Vũ Xuân Thiều cơ động vào sân bay Cẩm Thủy. Ngay sau đó, sân bay bị địch đánh nát, nhưng máy bay của ta vẫn nguyên vẹn, không bị sao cả vì ta đã kịp thời kéo đi sơ tán. Lực lượng sửa chữa gấp sân bay làm việc cật lực mấy ngày liền mới san lấp xong các hố bom, lu nèn lại đường cất hạ cánh, nhanh chóng tổ chức Trực ban Chiến đấu. Mấy ngày đợi sửa gấp sân bay là mấy ngày anh Hoàng Biểu và Vũ Xuân Thiều phải ở trong chiếc lều bạt căng phía cuối vườn của một nhà bác người dân tộc Mường. Mấy ngày ấy là mấy ngày hai anh em tâm sự với nhau rất nhiều chuyện, từ chuyện chung đến chuyện riêng, từ chuyên buồn đến chuyên vui... đều được chia sẻ với nhau.

        Những lúc nghe đài, vẳng tiếng hát của bài "Đôi bờ", hoặc "Cây thùy dương", hay một làn điệu dân ca Nga...cũng như vào những giờ phút tĩnh lặng hiếm hoi giữa những đợt đánh phá, nhất là vào lúc chiều tà, khi ánh sáng cứ mờ nhạt dần và những làn sương giăng mỏng manh nhẹ như những làn khói bay bảng lảng, bồng bềnh, vấn vương với cái lạnh se se thì Thiều lại cảm thấy bâng khuâng... rồi nỗi nhớ nhà, nhớ những người thân yêu lại trỗi dậy. Nỗi nhớ thoạt đầu tựa như sợi gió vô tình thoảng qua, dịu ngọt, êm ái, tiếp đến là sự cồn cào, ào ạt như những đợt sóng bạc đầu xô vào bờ cát. Nỗi nhớ Mẹ, nhớ những người chị gái, những người em gái, nhớ người bạn gái đang ở tít phương trời xa xôi... sao mà da diết. Nỗi nhớ không thể lấy gì đo đếm được. Nó làm ta day dứt, bồn chồn...

        Nỗi nhớ càng tăng gấp bội khi lâu lâu mới nhận được thư. Không nhớ nhung sao được khi mường tưởng lại cảnh mình đã gặp gỡ cô bạn gái xinh đẹp, nhí nhảnh mà cũng nghịch ngợm một cách dễ thương... lần đầu tiên trên khu nghỉ mát Tam Đảo thế nào, rồi hồi hộp khi mỗi lần nhận thư, đọc thư của bạn gái ra sao... Từ đất Nga xa vời vợi kia em có nhớ anh da diết như anh đang nhớ em thế này không...

        Hồi đó, Xuân Thiều và Thông Hào thường để chung quần áo và đồ đạc vào trong chiếc thùng đựng đầu tên lửa vì không có đủ cho mỗi người mỗi chiếc. Thi thoảng Xuân Thiều lại soạn lại thư từ, soạn lại ảnh của người yêu, đưa cho Thông Hào xem ảnh rồi lại cất vào một hộp riêng, và rồi nỗi nhớ thương lại ào đến, lại xao xuyến, bâng khuâng... Nỗi nhớ niềm thương ngày càng chất dầy, chất nặng theo năm tháng cách xa.

Mây bay mây chẳng chia trời
Cách xa đâu phải riêng đôi chúng mình
(Giờ còn gian khổ hy sinh
Hết đêm anh, sẽ đến bình minh em!)
Bầu trời ngày đấy hay đêm
Cứ xanh như mắt bên thềm trông mây
Thương em những lúc chia tay
Anh đi, nghe đất vần xoay phập phồng
Rồi xa tít tắp tầng không
Vẫn nuôi khát vọng, ước mong xum vầy
Bầu trời có lúc không mây
Còn anh - chưa vợi lại đầy nhớ em!

        Nỗi nhớ thật dịu êm, thật da diết. Dám chắc rằng, ở nơi xa xôi kia cũng có một người con gái nhớ về Thiều cũng cồn cào, xốn xang chẳng kém gì Thiều nhớ về người con gái ấy.

        Những người yêu nhau bao giờ chẳng nhớ về nhau như vậy. Hình bóng thân thương, ánh mắt, tiếng cười... luôn vẫn như đâu đây thôi, không thể xa mờ.

        Em sẽ là nguồn động viên lớn lao khi anh bước vào trận đánh. Anh sẽ thấy không bao giờ lẻ loi khi bay một mình trong bầu trời đêm vì anh biết rằng vẫn có một người luôn nhớ đến anh và anh cũng nhớ thương người ấy với nỗi nhớ thương cháy bổng...

        Nỗi nhớ thương đằm thắm dần lắng lại. Không khí sửa chữa gấp đường băng chuẩn bị cho chiến đấu kéo ta về với hiện tại và sự háo hức chờ cho sửa xong đường băng, chờ xuất kích chiến đấu lại ùa đến... Đêm 28 tháng 12, Xuân Thiều vào trực chiến và xuất kích chiến đấu từ sân bay Cẩm Thủy. Sở chỉ huy của sân bay Thọ Xuân - Thanh Hóa chịu trách nhiệm dẫn Xuân Thiều giai đoạn đầu sau cất cánh rồi sẽ bàn giao cho Sở chỉ huy ở Mộc Châu. Bấy giờ, kíp trực dẫn đường tại Sở chỉ huy ở Thọ Xuân - Thanh Hóa gồm: dẫn chính là Trần Đức Tụ, dẫn phụ là Trần Xuân Mão. Nhiệm vụ dẫn Xuân Thiều tiếp cận mục tiêu giao cho Sở chỉ huy tai Mộc Châu. Sở chỉ huy của Mộc Châu dẫn Thiều đến cách mục tiêu 40 km thì không dẫn được nữa vì bị nhiễu nặng, không tìm được tín hiệu. Lúc đó, Sở chỉ huy tại Thọ Xuân - Thanh Hóa lại phát hiện được mục tiêu và tiếp tục dẫn Xuân Thiều. Đại đội trưởng Đại đội bay đêm Hoàng Biểu - người chỉ huy cất hạ cánh tại sân bay Cẩm Thủy cho hay: khi chuyển cấp, mở máy để chuẩn bị cất cánh, anh có nhắc Thiều:

        - Máy bay chạy đà đến khi nào cần phải cho tách đất thì tôi sẽ ra khẩu lệnh "Cho tách đất!". Bấy giờ phải cố kéo máy bay lên vì đường băng ngắn lắm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2016, 07:54:17 pm »

        Xuân Thiều đã lăn ra, cất cánh, tách đất ổn định. Dẫn vào lần thứ nhất, không phát hiện được. Sở chỉ huy cho vòng lại, dẫn lần hai và thông báo vị trí mục tiêu liên tục. Không thấy Thiều nói gì, đến cự li 5 km, thấy im một tí rồi nghe tiếng Thiều:

        - Tôi thấy rồi!

        Tất cả hồi hộp chờ đợi, nhưng rồi là cả một sự im lặng vĩnh viễn...

        Về trận đánh của Vũ Xuân Thiều, có nhiều bài báo đề cập đến, nhưng có lẽ để chi tiết hơn cả, xin được trích bài viết của Thượng tá Trần Xuân Mão, người từng là sĩ quan dẫn đường trực ở Sở chỉ huy tại sân bay Thọ Xuân - Thanh Hóa và đêm 28 tháng 12 ấy, anh trực phụ cho anh Trần Đức Tụ:

        "Đêm 18 tháng 12 năm 1972, Mỹ mở chiến dịch tiến công đường không chủ yếu bằng máy bay chiến lược B-52 vào Thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng nhằm cứu vãn những thất bại trên chiến trường miền Nam và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Pa-ri. Trong chiến dịch này, Mỹ huy động 193 máy bay chiến lược B-52, gần 1000 máy bay chiến thuật hiện đại như F-4, F-lll cất cánh từ các sân bay trên đất Thái Lan, Gu-Am, trên các tàu sân bay của Hạm đội 7.

        Để bảo vệ đội hình của máy bay B-52, Mỹ dùng các thủ đoạn tác chiến điện tử với cường độ cao, trên một diện rộng, tiến hành gây nhiễu trong đội hình và sử dụng các máy bay EB-66 gây nhiễu ngoài đội hình, thả nhiễu tiêu cực với cường độ lớn, sử dụng máy bay tiêm kích làm nhiệm vụ yểm hộ trong và ngoài đội hình của B-52, sử dụng máy bay cường kích đánh phá các trận địa ra-đa, tên lửa, các sân bay của ta.

        Trong thời gian từ 18 đến 27 tháng 12 năm 1972, Không quân ta đã cất cánh nhiều lần, nhưng không tiếp cận được đội hình của B-52. Đêm 27 tháng 12, đồng chí phi công Phạm Tuân mới bắn rơi được một chiếc B-52. Đây là chiếc B-52 đầu tiên bị Không quân ta bắn rơi trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 và cũng là chiếc B-52 đầu tiên bị Không quân ta bắn rơi kể từ khi chúng ra đánh phá miền Bắc.

        Thắng lợi to lớn này đã làm tăng thêm niềm tín vào khả năng bắn rơi máy bay B-52 bằng máy bay tiêm kích MiG-21.

        Ngày 28 tháng 12 năm 1972, tại Sở chỉ huy tiền phương (K-12), Quân chủng tổ chức rút kinh nghiệm trận đánh do đồng chí Lê Văn Tri và đồng chí Chính ủy Hoàng Phương chủ trì. Tại đây, toàn thể cán bộ có mặt đã được vinh dự đón đồng chí Đại tướng-Bộ trưởng Bộ quốc phòng xuống dự. Đồng chí Võ Nguyên Giáp khen ngợi cán bộ, chiến sĩ Không quân đã mưu trí, dũng cảm bắn rơi pháo đài bay B-52 của Mỹ và chỉ thị cho Không quân phải tích cực nghiên cứu, nắm chắc các thủ đoạn mới của địch, tổ chức nhiều trận đánh thành công hơn nữa. sau đó, các đồng chí lãnh đạo trong Bộ tư lệnh và các cán bộ Phòng Tham mưu, Chính trị họp bàn xây dựng Quyết tâm chiến đấu trong những đêm tới. Ta nhận định: sau thất bại đêm 27 tháng 12, không quân Mỹ sẽ tăng cường đánh phá ác liệt hơn, đặc biệt đánh phá các sân bay xung quanh Hà Nội như Đa Phúc, Gia Lâm, Kép, Hòa Lạc, Miếu Môn, Yên Bái. Do đó, tổ chức chiến đấu cất cánh từ các sân bay đó sẽ vô cùng khó khăn. Để tạo được yếu tố bất ngờ và đánh địch từ xa, phải tổ chức cất cánh từ các sân bay vòng ngoài. Sân bay được chọn là sân bay Cẩm Thủy. Đây là một sân bay dã chiến, thuộc địa phận của nông trường 26 tháng 3 (thuộc huyện Thạch Thành - Thanh Hóa). Sân bay đất, có kích thước hẹp (dài 1600 mét, rộng 30 mét). Sân bay nằm trong vùng núi, tĩnh không hạn chế, chỉ cho phép cất, hạ cánh ở một đầu đường băng. Sân bay cũng mới bị máy bay B-52 ném bom làm đường băng hỏng nặng, đã được Tiểu đoàn công binh và dân quân địa phương sửa chữa gấp và đang được ngụy trang cẩn thận. Sở Chỉ Huy ở Thọ Xuân - Thanh Hóa (Bl) được tăng cường lực lượng, phương tiện từ Quân chủng vào, được giao nhiệm vụ tổ chức, chỉ huy chiến đấu ở vòng ngoài. Sở chỉ huy phải chuẩn bị phương án, hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị có liên quan, đặc biệt với Đại đội ra-đa dẫn đường 26 đóng tại Vĩnh Lộc - Thanh Hóa để phát hiện địch từ xa, dẫn máy bay ta cất cánh từ sân bay Cẩm Thủy lên đánh địch. Bộ tư lệnh Binh chủng quyết định chọn phi công Vũ Xuân Thiều của Đại đội đánh đêm thuộc Trung đoàn 927 chuyển sân vào sân bay Cẩm Thủy trực chiến. (Đồng chí Vũ Xuân Thiều thuộc quân số Trung đoàn 927 mới được chuyển về Đại đội đánh đêm của Trung đoàn 921).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2016, 06:32:45 am »

        15 giờ 30 phút, mọi công việc đã được chuẩn bị xong. Đồng chí Trần Mạnh báo về Sở chỉ huy Binh chủng đề nghị cho máy bay cất cánh. Đồng chí Trần Hanh nắm lại tình hình thời tiết, tình hình hoạt động của địch hiện tại rồi ra lệnh cho sở Chỉ Huy Trung đoàn 927 chuyển sân. Để giữ được bí mật tuyệt đối cho trận đánh, Sở Chỉ huy quy định sau khi cất cánh ở sân bay Đa Phúc, phi công bay ở độ cao thấp 200 m và bay dọc theo đường quốc lộ 1A đến thị xã Ninh Bình, sau đó vòng về sân bay hạ cánh. Quá trình bay chuyển sân không liên lạc vô tuyến.

        Sau khi máy bay hạ cánh an toàn xuống sân bay Cẩm Thủy, Sở chỉ huy BI tăng cường trực ban để thường xuyên nắm địch, chuẩn bị cho trận đánh.

        Theo tin tình báo chiến lược, từ 21 giờ 30 phút đến 23 giờ 30 phút đêm 28 tháng 12, có 60 lần chiếc B-52 hoạt động.

        21 giờ, đồng chí Trần Hanh lệnh cho mở ra-đa C-26 và C-22 (C-26 đóng ở Vĩnh Lộc - Thanh Hóa; C-22 đóng ở Mộc Châu) để theo dõi, phát hiện địch từ xa.

        21 giờ 22 phút, ra-đa đo cao của Đại đội 26 phát hiện 3 máy bay B-52 ở Nam sông Mê Công (Đông Nam Pạc-Xan 65 km), độ cao 12.000 m.

        21 giờ 28 phút, phát hiện tốp B-52 thứ hai (02) ở Đông Nam Pạc-Xan 90 km, tiếp đó là tốp B-52 thứ ba (03). Đồng chí Trần Mạnh chăm chú theo dõi từng mũi chì xanh đánh dấu đường bay B-52 trên bản đồ. Đồng chí nói:

        - Đấy là các tốp B-52 vào đánh Hà Nội!

        Đồng chí chỉ thị cho sĩ quan quân báo, dẫn đường theo dõi chặt các tốp này. Ba tốp B-52 từ Nam sông Mê Công (Thái Lan) đang bay về phía Bắc, dọc theo phía Tây biên giới Việt - Lào. Đại đội ra-đa báo về ở hướng Tây Nam có hai rải quạt nhiễu tích cực, cường độ hai, đồng thời xuất hiện một số tốp tiêm kích địch ở khu vực sầm Nưa. Đồng chí sĩ quan dẫn đường tính toán xong và đề nghị cho máy bay cất cánh. Đồng chí Trần Mạnh đồng ý và lệnh cho phi công Vũ Xuân Thiều cất cánh.

        Theo phương án chiến đấu đã được sĩ quan dẫn đường hiệp đồng từ trước, sau khi máy bay cất cánh lấy được độ cao 200 m, phi công Vũ Xuân Thiều bóp ống nói ba lần báo cho Sở chỉ huy.

        Sĩ quan dẫn đường lệnh cho đồng chí Thiều vòng phải, hướng bay 290 độ, độ cao 5000 m, tốc độ 900 km/h. Trên bảng tiêu đồ, vị trí máy bay ta được chiến sĩ tiêu đồ đánh dấu bằng đường chì màu đỏ, đang hướng về phía biên giới Việt - Lào. Kíp trực ban dẫn đường bận rộn hơn bao giờ hết: người thường xuyên liên lạc với sĩ quan chỉ huy Đại đội ra-đa, người ghi thời gian, người tính toán đường bay của máy bay ta, địch trên bảng tiêu đồ. Bỗng chiến sĩ tiêu đồ nói to lên:

        - Báo cáo, xuất hiện hai tốp mục tiêu mới, mỗi tốp bốn chiếc, độ cao 7500 mét ở trước mũi đường bay của máy bay ta!

        Đồng chí Trần Mạnh nói đây là hai tốp tiêm kích vào dọn đường và chỉ thị cho sĩ quan dẫn đường dẫn máy bay ta bay tránh, đồng thời lấy độ cao cao hơn độ cao của tiêm kích địch. Đồng chí Trần Đức Tụ dẫn máy bay ta vòng trái, hướng bay 270 độ, tăng lực lấy độ cao 12.500 mét. Sĩ quan chỉ huy ra-đa báo về: cường độ nhiễu ở hướng Tây rất nặng, máy bay B-52 đang bay vào khu vực có nhiễu sóng địa vật nên không phát hiện được tín hiệu của B-52.

        Đồng chí Trần Mạnh chi thị cho sĩ quan dẫn đường sơ bộ xác định vị trí của B-52 theo từng thời gian. Ta nhận định đội hình B-52 bay từ Nam sông Mê Công (Thái Lan) lên, khi đến Sầm Nưa sẽ vòng lên Mộc Châu, tiến vào đánh Thủ đô Hà Nội. Đồng chí dẫn đường đề nghị dẫn tiêm kích ta vào chặn đánh B- 52 sau điểm vòng.

        21 giờ 52 phút 30 giây, Sở chỉ huy BI (Thọ Xuân) lệnh cho đồng chí Thiều vòng phải, hướng bay 360 độ, tốc độ 1200 km/h, độ cao 12.500 mét. Tiếp đó, Sở chỉ huy thông báo cho đồng chí Thiều vị trí mục tiêu ở bên trái 50 độ, 15 km, rồi 30 độ, 10 km. Đồng chí Thiều vẫn chưa phát hiện được B-52. Sở chỉ huy dẫn Thiều thay đổi hướng bay 320 độ, rồi 270 độ để đề phòng địch thay đổi đường bay.

        21 giờ 57 phút, đồng chí Trần Xuân Mão, sĩ quan dẫn đường trên hiện sóng ra-đa phát hiện một tín hiệu lạ trên nền nhiễu trắng đục. Bằng kinh nghiệm của mình, anh khẳng định đó là B-52, anh lập tức lệnh cho đồng chí Thiều vòng phải gấp, hướng bay 90 độ. Trên bảng tiêu đồ, vị trí B-52 đã được chiến sĩ Tiêu đồ đánh dấu. Sĩ quan dẫn đường báo cáo với đồng chí Mạnh là địch đã thay đổi đường bay, có khả năng B- 52 sẽ bay ngược lên Sơn La, sau vòng xuống đánh Hà Nội để tránh tiêm kích ta.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2016, 06:35:26 am »

        21 giờ 58 phút, sau khi đạt được hướng bay 90 độ, đồng chí Thiều phát hiện bên trái, phía trước một dãy đèn nhấp nháy đang bay vào, đó là đèn tín hiệu của B-52. Anh báo cáo:

        - 046 phát hiện quạ đen bên trái 90 độ, 10 km.

        Và anh ép độ nghiêng, lao về phía địch.

        Ta chủ trương: khi phi công tiếp cận, ngắm bắn, không mở ra-đa trên máy bay để B-52 không phát hiện được MiG bám đuôi. Đồng chí Thiều bám sát và xác định cự li phóng tên lửa bằng quan sát mắt theo đèn tín hiệu của máy bay B-52.

        Nhận được báo cáo của đồng chí Thiều cả Sở chỉ huy ai nấy đều cảm thấy phấn khởi. Đồng chí Trần Mạnh nhắc Thiều:

        - 046, bật công tắc bắn loạt, kiên quyết tiêu diệt địch!

        - Nghe rõ! - Thiều trả lời.

        Một phút sau, Sở chỉ huy BI hỏi đồng chí Thiều:

        - 046, công tác tốt không?

        Không nghe Thiều trả lời. Sở chỉ huy lại gọi tiếp:

        - Sông Mã gọi 046! Sông Mã gọi 046!

        Nhưng đều không liên lạc được. Mọi cán bộ, chiến sĩ tại Sở chỉ huy tim như ngừng đập. Đồng chí Trần Mạnh nét mặt trầm lại, với kinh nghiêm của người đã từng chỉ huy gần trăm trận đánh, ông hiểu điều gì đó có thể đã xảy ra. Ông chỉ thị cho ra-đa tăng cường sục sạo phát hiện máy bay ta và lệnh cho sĩ quan Tác chiến báo về sở chỉ huy Binh chủng.

        Tại Sở chỉ huy Binh chủng, đồng chí Trần Hanh chỉ thị cho các đơn vị mở ra-đa theo dõi, nhưng đều không thấy. Đồng chí Trần Hanh nói chuyện với đồng chí Trần Mạnh và thống nhất nhận định rằng phi công Vũ Xuân Thiều đã bắn B-52 ở cự li gần, do tốc độ quá lớn không kịp thoát li, anh dã lao thẳng vào đội hình B-52 và đã anh dũng hy sinh".

        Trận chiến giữa trời đêm diễn ra thật nhanh, thật ngắn ngủi. Và Vũ Xuân Thiều đã làm nên điều phi thường, đã là tấm gương sáng ngời của Chủ nghĩa Anh hùng cách mạng.

        Sáng hôm sau, khi Công Huy bay chuyển từ sân cơ động về hạ cánh ở sân bay Đa Phúc với tâm trạng còn đang phấn khích về chiến công của Phạm Tuân đêm hôm trước thì sau khi hạ cánh xong, nhận được ngay tin Vũ Xuân Thiều hy sinh. Đứng ở ngoài sân bay, tay giữ phong thư của Thiều mà nước mắt Huy cứ trào ra, ướt đẫm khuôn mặt vốn đã hốc hác trong thời gian tham gia chiến dịch nay trông lại càng hốc hác hơn. Vậy là bức thư đã không bao giờ đến được tay người nhận nữa. Vậy là mọi chuyện bỗng chốc chỉ còn là kỷ niệm. Mới đây thôi, hai anh em còn cùng trong một Trung đội bay đêm, rồi Huy sang Đại đội đánh ngày, Thiều ở lại Đại đội đánh đêm. Cùng một trung đoàn mà đã thấy cách biệt khi người thì hoạt động ban ngày, người lại hoạt động ban đêm. Mới hôm rồi Thiều còn gửi lại cho Huy chiếc áo len của Huy hôm Huy đưa cho Thiều mặc cho đỡ rét, và Thiều cũng mới viết cho Huy xong, tế nhị "thúc giục" chuyện Huy gắn bó với cô sơn nữ. Vậy mà những dòng chữ kia bỗng nhiên đã là những dòng chữ cuối cùng... Vậy mà bây giờ đã âm dương cách biệt...

        Thư của người yêu Thiều gửi về, Thiều không bao giờ được đọc nữa và người yêu của Thiều cũng vĩnh viễn không bao giờ nhận được thư Thiều nữa.

        Sững, sờ đứng ngoài sân bay với nước mắt giàn giụa trên mặt, Huy không thốt lên được một lời nào cả. Sự mất mát đến đột ngột quá. Và rồi, khi trở về căn cứ, Huy đã lẳng lặng ghi vào đằng sau chiếc phong bì:

Chiều chiều mây phủ Sơn La
Nhớ thương bạn, nước mắt và lộn cơm!

        Một ngày sau, anh Phạm Ngọc Lan đã được cử đi Sơn La. Khi đến xã Tạ Khoa, huyện Yên Châu - Sơn La, anh đã gặp anh Phạm Đức Thuận , đại úy - Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn bộ binh đang đóng quân ở Cò Nòi. Các anh đã đến tận hiện trường xem xét và tìm cách bảo vệ hiện trường. Phía bên kia đồi là xác của B-52 với những mảnh vỡ cháy xám đen. Phía bên này đồi là MiG-21. Anh Phạm Ngọc Lan đã bàn giao cho anh Thuận mọi công việc và đề nghị anh Thuận cho quân bảo vệ hiện trường và quay về báo cáo Binh chủng.

        Anh Phạm Ngọc Lan đã nhận xét và đến tận bây giờ anh vẫn nói: "Thiều đã "húc" vào B-52!". Thiều đã vào trận đánh với tinh thần cảm tử, quyết tiêu diệt bằng được B-52 mới thôi. Một vết thương sâu ở phía sau gáy Xuân Thiều do mảnh của chiếc B-52 văng vào bởi anh bắn quá gần để chắc chắn tiêu diệt được kẻ thù đã làm anh không kịp thoát ra sau công kích.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2016, 06:37:40 am »

        Xuân Thiều đã thể hiện ý chí sẵn sàng hi sinh thân mình, quyết bắn rơi tại chỗ bằng được "pháo đài bay" của đế quốc Mỹ bằng tinh thần cảm tử và quyết tử để lấy lại cuộc sống thanh bình cho nhân dân, độc lập thống nhất cho Tổ quốc, và Vũ Xuân Thiều cũng đã làm rạng danh cho dòng tộc họ Vũ cùng quê hương Hải An.

        Trong "Lời tuyên dương công trạng của nhà nước với Vũ Xuân Thiều (ở trang 440, cuốn Anh hung lực lượng vũ trang nhân dân - tập 6) có ghi:

        "Chiến công của Vũ Xuân Thiều bắn rơi B-52 đã khích lệ tinh thần chiến đấu của toàn Quân chủng, góp phần làm phong phú thêm cách đánh B- 52 của đế quốc Mỹ - có lực lượng yểm hộ mạnh - của Không quân ta. Đồng thời là một kinh nghiệm về cách chỉ huy, dẫn đường máy bay ta đánh đêm. Ghi thêm một chiến công vào trang sử chiến đấu của bộ đội Không quân.

        Chiến công của Vũ Xuân Thiều đã góp phần làm thất bại hoàn toàn đợt tập kích chiến lược quy mô lớn bằng máy bay chiến lược B-52 vào Hà Nội và Hải Phòng... kéo dài 12 ngày đêm, buộc chúng phải ký kết Hiệp định Pa-ri về Việt Nam".

        Vũ Xuân Thiều đã hành động giống như các Anh hùng phi công Liên Xô: Gax-te-lô, Ta-la-li-khin... trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại - cảm tử và quyết tử.

        Xuân Thiều đã được nhà nước tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

        Thi hài Vũ Xuân Thiều được đưa về an táng ở nghĩa trang Bố Ẩn của Sơn La. Ngày đưa Thiều về nghĩa trang là một ngày lạnh giá. Mùa Đông ở Sơn La sương xuống rất nhiều, rất đậm và rét buốt. Sáng sớm, khi trời chưa sáng tỏ, bà con các dân tộc đã phải đi xuống chợ. Bóng dáng những người đi chợ cứ mờ mờ, ảo ảo trong sương mù. Thấy có thi hài liệt sĩ chuyển vào nghĩa trang, bà con không ai bảo ai đều rẽ vào nghĩa trang để dự lễ mai táng.

        Đội danh dự bồng súng đứng hai bên huyệt. Không khí buồn thương, trang nghiêm. Anh Lê Tuấn Quyền, - cán bộ thuộc Phòng chính sách Quân khu Tây Bắc, phụ trách công tác thương binh - liệt sĩ ra khẩu lệnh:

        - Liệt sĩ Vũ Xuân Thiều, chiến sĩ lái máy bay chặn đánh B-52 đã anh dũng hy sinh trên bầu trời Sơn La.

        - Để tiễn biệt đồng chí! Bồng súng, chào!

        Thi hài Vũ Xuân Thiều từ từ được đưa xuống huyệt. Những người tiễn biệt Thiều không ai cầm được nước mắt. Sương đọng trên các lá cây cũng rơi lộp bộp, buồn bã...

        Vậy là một phi công tiêm kích đã xếp lại đôi cánh bay của mình trong trận không chiến để bảo vệ cho bầu ười và mặt đất được yên bình. Vậy là trong đội hình bay đã vắng bóng một đôi cánh đại bàng. Vậy là đồng chí đồng đội mất đi một người bạn chiến đấu. Vậy là gia đình mất đi một người thân. Vậy là một người yêu đã mất người yêu. Chiến tranh đã tàn nhẫn chia cắt lứa đôi đang độ yêu nhau đằm thắm nhất... Anh đã về nơi vĩnh hằng, về với hư vô trong sự tiếc thương của bao người.

        Sau khi hạ huyệt, đắp mộ cẩn thận xong, thắp hương cho Thiều, Lê Tuấn Quyền tiếp tục ra khẩu lệnh:

        - Vĩnh biệt liệt sỹ Vũ Xuân Thiều! Phút mặc niệm bắt đầu!

        Chàng trai của đất Hà thành đã nằm lại nơi núi rừng Sơn La khi anh vừa tròn 27 tuổi. Anh đã ngã xuống trước ngưỡng cửa bình minh - trước những ngày chiến tranh kết thúc. Tiếng suối reo, tiếng gió ngàn sẽ ru anh trong giấc ngủ vĩnh hằng. Chim rừng sẽ cất tiếng líu lo hót cho anh nghe. Những cánh hoa ban trắng muốt sẽ được rắc trên mộ anh với mùi hương thơm ngát. Sương rừng lãng đãng cùng với mây ngàn sẽ đưa anh vào những giấc mơ nhẹ nhàng, yên ả. Anh sẽ được các vòng tay của đồng bào các dân tộc miền Tây Bắc này che chở, ôm ấp. Anh hãy về bên bếp lửa nhà sàn, về với vòng xòe khi tiếng hát "Inh lả ơi..." cất lên, về với điệu sáo Mèo, khèn Mèo gọi bạn tình, về với buổi ném Còn, ném Pao của người Thái, người Mông...
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM