Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 07:15:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sợi chỉ mỏng manh  (Đọc 45337 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
namvinh789
Thành viên
*
Bài viết: 159


« Trả lời #100 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2016, 06:37:52 pm »

  Xê-mê-nốp so vai rụt cổ như người vừa bị đánh. Bàn tay hắn nhớp nháp mồ hôi. Hắn lật đật chùi tay vào đầu gối.
  -- Thưa thủ trưởng, tôi đã kể tất cả rồi còn gì. Người ta gọi tôi đến trại giam, vào cái trại giam của bọn Đức ấy, và tất nhiên lúc đầu chúng đánh tôi. Sau đó chúng dúi cho tôi một tờ giấy và nói  "ký vào đây!" Tôi cũng không biết là trong tờ giấy viết gì, vì người ta không cho tôi đọc, nhưng ký thì tôi phải ký. Không ký sao được? Chúng sẽ đánh đến chết thì thôi. Đúng là như vậy. Thế rồi khi tôi ký xong, họ nói: "bây giờ thì mày phải báo cho chúng tao biết, ai nguyền rủa quân Đức, ai có ý định chạy trốn..."
  -- Thế rồi sao? -- Mi-rô-nốp ngắt lời. -- Ông đã báo với chúng?
  -- Không, thưa thủ trưởng, tôi không báo. Mới đầu tôi nói rằng tôi chẳng nghe thấy gì, chẳng hay biết gì cả, rồi chẳng bao lâu họ chuyển tôi đến một trại giam khác. Sau đó thì bọn Mỹ đến. Chỉ có thế thôi.
  -- Có thể là như vậy, mặc dầu những chuyện đó xem ra còn khó tin lắm. Thế rồi sau đó ra sao?
  -- Sau đó? Sau đó một tên chỉ huy Mỹ đã gọi tôi đến và ném cho một tờ giấy: "này đọc đi!" -- hắn nói. Hắn đưa cho tôi đọc và không thúc giục gì cả. Tôi đọc, thì ra là tờ giấy cam kết. Trong đó viết rằng tôi là người như thế này thế khác, tôi cam kết cộng tác với trại giam của bọn Đức, báo cho chúng biết về những tù nhân có tư tưởng chống đối bọn Đức. Và dưới là chữ ký. Chữ ký của tôi. Ông hiểu chứ?
  -- Tôi hiểu, -- Mi-rô-nốp gật đầu. -- Kể tiếp đi.
  -- Còn kể tiếp gì nữa? -- Xê-mê-nốp có vẻ mạnh dạn hơn. -- Tôi đã nói tất cả với ông dự thẩm, nói tất cả rồi. Tên chỉ huy người Mỹ ra lệnh cho tôi viết một bản cam kết khác, một bản cam kết với chúng, với bọn Mỹ. Mới đầu tôi định từ chối, nhưng hắn đe dọa: chúng tao sẽ giao mày cho bọn Nga cùng với tờ cam kết của mày với bọn Đức, họ sẽ treo cổ mày. Và tôi sợ bị treo cổ thật. Ông thấy thế nào? Biết làm thế nào được? Đành phải ký với bọn Mỹ, chúng không buông tha đâu. Sau đó chúng đưa tôi về đất nước xô-viết, và tôi đến thành phố Crai-xcơ theo chỉ thị của chúng.
  -- Ai chỉ thị?
  -- Lại vẫn cái tên chỉ huy người Mỹ ấy.
  -- Ông đã làm gì ở Crai-xcơ?
  -- Ở Crai-xcơ ấy à? Ở Crai-xcơ tôi làm nhân viên đường sắt như hồi trước chiến tranh. Đó là nghề cũ của tôi. Tôi sống một mình. Mới đầu không ai động đến tôi cả. Tôi đã nghĩ là họ đã quên rồi, và thấy yên tâm. Cũng có lúc tôi định đi khai tất cả, nhưng lại sợ. Tôi nghĩ là người ta sẽ bỏ tù. Thế là tôi cứ tiếp tục sống và không làm hại ai cả. Rồi khoảng ba năm sau, có một người đến gặp tôi và nói: "Ông Giêm-xơ gửi lời chào". Đó là mật hiệu. Tất nhiên là tôi rất hoảng sợ, nhưng biết làm thế nào? Bây giờ mà đi khai báo thì muộn quá rồi. Người đó đưa cho tôi một vật -- đó là bao thuốc lá và bảo tôi đem đi Mát-xcơ-va, chuyển cho một người khác. Hắn tả hình dáng người này và cho biết chỗ gặp nhau. Thế là bắt đầu từ đấy: khi thì đem đi cái này, khi thì đem đến cái khác...
  -- Thế có nhiều người như vậy đem mật hiệu đến gặp ông để trao nhiệm vụ không?
  -- Biết nói với ông thế nào, thưa thủ trưởng? Cũng không nhiều lắm, nhưng cũng có. Đấy, chính cái cô có biệt hiệu "Hoàng hậu" ấy, cô ta có lẽ là người thứ tư thì phải. Đúng, đúng, là người thứ tư. Trước cô ta có ba người nữa. Đúng, tất cả đều là đàn ông.
  -- Ông có thể cho biết gì về họ?
  -- Chẳng có gì cả, thưa thủ trưởng, ngoài hình thức bề ngoài ra. Thậm chí không một ai trong số họ nói tên thật cho tôi biết. Tất cả đều có biệt hiệu...
  -- Có thể là như vậy. Nếu thế thì ông có thể cho biết biệt hiệu của những người đã giao nhiệm vụ cho ông.
  -- Thưa thủ trưởng, tôi làm sao mà kể ra hết được, -- Xê-mê-nốp khẩn khoản nói. -- Làm sao mà nhớ được họ? Đã bao lâu rồi...
  -- Xin lỗi, xin lỗi, -- Mi-rô-nốp ngắt lời, -- ông nói rằng "Hoàng hậu" là người thứ tư. Tất cả có bốn người. Trước cô ta là ba người khác. Và ông muốn cam đoan với chúng tôi là ông đã quên ba biệt hiệu đó, tất cả ba biệt hiệu? Lần này thì không thể tin ông được...
  -- Thưa thủ trưởng, tôi xin thề trước Chúa là tôi đã quên rồi. Mà tôi cần nhớ làm gì những biệt hiệu đó? Tôi cũng chẳng cần nghĩ gì đến chúng. Tôi làm xong việc và chẳng cần nhớ gì cả. Chỉ có một điều: mong họ để cho tôi được yên thân...
  Trong công việc này có lẽ Xê-mê-nốp đã nói đúng. Thật ra hắn cần gì phải dấu biệt hiệu của những người đã giao nhiệm vụ cho hắn. Hắn khai ra các biệt hiệu, hoặc không khai, thì có gì là khác nhau? Có thể là như thế, xong Mi-rô-nốp vẫn không nhượng bộ:
  -- Thế nghĩa là, ông khẳng định rằng ông không nhớ một biệt hiệu nào khác, ngoài "Hoàng hậu" ra phải không?
  -- Vâng, tôi không nhớ.
  -- Thế người đến trước "Hoàng hậu" tên là gì? Cả người đó ông cũng không nhớ à?
  -- Tôi không nhớ, thưa thủ trưởng, quả thật là không nhớ.
  -- Ông cố gắng nhớ lại xem.
  Chăm chú nhìn Xê-mê-nốp và theo dõi nét mặt của hắn, Mi-rô-nốp nhận thấy những câu hỏi cuối cùng của anh làm cho hắn lo lắng. Sao, nếu như Xê-mê-nốp có ý định che giấu những người mà hắn đã gặp trước Vôi-xê-khốp-xcai-a, và dấu biệt hiệu của họ?
  Mi-rô-nốp thoáng nảy ra một ý.
  -- Ông Xê-mê-nốp này, -- anh đột nhiên hỏi. -- Ông có biết chơi cờ tướng không?
  -- Cờ tướng à? -- Hắn ngạc nhiên nhìn An-đrây. -- Không, tôi không biết chơi. Tôi chỉ biết chơi cờ nhảy thôi... Và tôi chơi  "đô-mi-nô" khá hơn...
  -- Thế ông có biết tên các quân cờ tướng không?
  -- Những quân cờ nào ạ?
  -- Chẳng hạn như  "Hoàng hậu" là thế nào nhỉ?
  -- "Hoàng hậu" à? Làm sao mà tôi biết được? Cái cô ấy có biệt hiệu như vậy, tôi chỉ biết thế. "Hoàng hậu" là Hoàng hậu. Tôi cần gì phải biết hơn?
  -- Có thể như vậy. Thế còn  "con xe", "con mã", "con tốt", ông có biết chứ?
Logged
namvinh789
Thành viên
*
Bài viết: 159


« Trả lời #101 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2016, 10:31:29 am »

  Xê-mê-nốp cười toét miệng:
  -- Tất nhiên là tôi biết những con đó. Sao lại không biết? Tôi đã nhìn thấy trong vườn bách thú, trong phim ảnh... Và còn ở đâu nữa, tôi không nhớ. Thủ trưởng nói đùa đấy à?
  -- Thế còn "Vua", ừ, "Vua"? Ông biết gì về "Vua"? -- Mi-rô-nốp nghiêm nghị hỏi và nhìn thẳng vào mắt Xê-mê-nốp.
  Xê-mê-nốp vội nhìn đi chỗ khác.
  -- "Vua" à? -- Xê-mê-nốp nhắc lại, giọng hơi run run, hắn bỗng thè lưỡi liếm đôi môi khô nẻ. -- Ờ, "Vua"! Tôi nhớ ra rồi, thủ trưởng ạ, tôi nhớ ra rồi. Ông vừa nói đến là tôi nhớ ra ngay."Vua" là biệt hiệu của cái người đến trước "Hoàng hậu". Đúng thế...
  -- Tên họ là gì? -- Họ, tên đệm và tên? -- Mi-rô-nốp hỏi nhát gừng.
  -- Họ của ai? Của tôi ấy à? Xê-mê-nốp...
  -- Không phải họ của ông, mà của cái người ấy... của "Vua" ấy!
  -- Thế thì tôi không biết, thưa thủ trưởng, tôi không biết. Làm sao mà tôi biết được?..
  -- Ông không biết à? Thế hình dáng bên ngoài? Ông có thể tả lại hình dáng được không? Nhưng phải tả thật tỷ mỉ và chính xác.
  Xê-mê-nốp bắt đầu miêu tả hình dáng của "Vua", nhưng hắn nói không rõ ràng nên không thể hiểu được gì cả. Lúc này Mi-rô-nốp lục lọi trên bàn và lấy ra tập ảnh mà anh đã đem đến nhà Su-mi-lốp. Trong đó có ảnh của tên giả danh Trê-nhi-a-ép. Mi-rô-nốp bày ra trước mặt Xê-mê-nốp và hỏi hắn có biết ai trong số những người có ảnh ở đây không? Xê-mê-nốp xem các tấm ảnh với vẻ sợ sệt. Hắn xem đến tấm ảnh có hình của tên giả danh Trê-nhi-a-ép thì sợ hãi liếc nhìn Mi-rô-nốp và cố gắng trấn tĩnh nói:
  -- Đây là "Vua".
  -- À, thế là "Vua" đấy! -- Mi-rô-nốp vui mừng thốt lên. -- Vậy ông có thể cho biết những gì về hắn ta?
  -- Người này đến đây chưa lâu, mới một năm. Cũng có thể là hơn một năm. -- Xê-mê-nốp hồi hộp nói. -- Tôi chỉ gặp ông ta có ba, bốn lần. Ông ta cũng giao cho tôi nhiều đồ vật, và tôi chuyển đi. Cũng có khi tôi đem đến cho ông ta những cái người ta giao cho. Cũng như với những người khác...
  -- Có thế thôi à? Không còn gì nữa chứ?
  -- Không, không còn gì nữa.
  -- Thế nghĩa là, -- Mi-rô-nốp nói như kết luận, -- ông không làm gì hơn, ngoài việc đem đi và đem đến những vật người ta giao cho? Ông nên nói thật đi.
  Xê-mê-nốp chăm chú nghe, hắn lại chùi tay vào đầu gối rồi nói với vẻ chắc chắn:
  -- Tùy ông đấy, thưa ông thủ trưởng, nhưng ngoài những việc ấy ra tôi chẳng làm gì cả.
  -- Vậy ông có thuận dùng tay trái không? -- Mi-rô-nốp đột nhiên hỏi.
  Xê-mê-nốp ngạc nhiên nhìn anh:
  -- Tôi thuận tay trái, thưa thủ trưởng. Tôi thuận tay trái từ lúc còn nhỏ. Nhưng sao cơ?
  -- Không, không có gì đặc biệt cả. À, ông có hay dùng dao găm không? Thường ông cầm dao thì cầm tay trái hay tay phải?
  Xê-mê-nốp bỗng tái mặt:
  -- Dao găm nà...ào cơ? -- Hắn lắp bắp hỏi. -- Tôi... tôi không hiểu ông nói gì. Tôi không hề có dao găm nào cả. Ông đừng có thêu dệt thêm cho tôi điều gì nữa!
  -- Không có à? Thế thì thôi vậy! Không có thì thôi...
  Càng chăm chú nhìn Xê-mê-nốp và nghe giọng nói của hắn, Mi-rô-nốp càng thấy rõ là Xê-mê-nốp có nói thật thì cũng không phải hắn đã nói hết. Đặc biệt đáng nghi ngờ về việc bọn Đức tuyển dụng hắn và những việc hắn đã làm sau khi ở trại tù binh về. Hơn nữa những lời khai về "Vua" cũng không phải đúng tất cả. Khi nghe nói đến dao găm, mặt Xê-mê-nốp lộ rõ vẻ sợ hãi. Nhưng bây giờ thì Mi-rô-nốp không muốn tập trung chú ý vào quá khứ của Xê-mê-nốp. Vẫn còn kịp tìm hiểu sau này. Bây giờ An-đrây cần tên B., trước tiên là tên B.. Anh chuyển sang câu hỏi về "nhà du lịch": Xê-mê-nốp đã biết y lâu chưa, có hay gặp y không, đã hẹn hò gặp gỡ như thế nào, Xê-mê-nốp còn biết gì về tên B.?
  Có lẽ cuộc hỏi cung xoay chiều như vậy làm cho Xê-mê-nốp đỡ lúng túng hơn: hắn bắt đầu nói năng thoải mái, và kể tỷ mỉ hơn. Người ngồi cạnh hắn trên ghế đá mà hắn đã phải đưa cho bao diêm ấy à? Sao hắn lại không biết! Hắn đã gặp y ba lần, đều ở đó, trên đại lộ Tơ-ve-rơ-xcôi, gần đài kỷ niệm Ti-mi-ri-a-dép. Xê-mê-nốp chuyển cho y nhiều vật khác nhau: bao diêm, bao thuốc lá. Và hắn cũng nhận được của y một số thứ, cũng đại loại như vậy. Có một lần hắn nhận một hộp kẹo,hắn đem về Crai-xcơ. Ở đấy có những người tự đến nhận, không phải báo trước. Hắn gặp tên này không thường xuyên, trước tên này là một tên khác. Với tên kia cũng như vậy. Sau khi nhận được ở Crai-xcơ "gói quà", Xê-mê-nốp liền báo cho người có tên là Ma-ca-rốp biết về chuyến đi của hắn trong một bức điện đã quy ước. Ma-ca-rốp là ai,hắn không biết. Nội dung bức điện không phải tự hắn viết, mà hắn nhận của những người giao nhiệm vụ cho hắn. Nhưng hắn có trách nhiệm phải gửi những bức điện đi.
  Còn người ngồi cạnh hắn trên ghế đá là người như thế nào, họ tên là gì, làm việc ở đâu? Cái đó hắn không biết. Hắn không biết gì về y cả, thậm chí biệt hiệu cũng không biết. Trong trường hợp này không cần biệt hiệu. Tên này là người nghiêm nghị, hắn không bao giờ nói chuyện với Xê-mê-nốp. Không nói một lời. Hắn im lặng nhận, rồi im lặng đưa, và chỉ như vậy. Hắn không chịu mở mồm. Sau đó hắn ngồi lại trên ghế, còn Xê-mê-nốp thì đi. Ngay từ đầu đã quy định như vậy.
  À, xuýt nữa thì quên! Với người này hắn có quy ước như sau: khi Xê-mê-nốp xuất hiện thì y ngồi ở đó không đi găng tay. Xê-mê-nốp đi đến đài kỷ niệm Ti-mi-ri-a-dép và quay trở lại thì y đã đeo găng tay vào. Như vậy nghĩa là mọi việc đều ổn thỏa. Nếu y vẫn không đi găng thì Xê-mê-nốp phải tránh đi và cuộc gặp gỡ không thành. Nhưng chưa xảy ra như thế bao giờ. Xê-mê-nốp trở lại quảng trường Pu-skin rồi quay lại. Tên kia lại không đi găng tay. Như vậy là ổn. Xê-mê-nốp ngồi lại gần, chuyển cho y vật hắn đem đến, rồi nhận vật của y chuyển cho. Với những tên khác cũng có dấu hiệu, nhưng mỗi tên có những dấu hiệu khác nhau.
  Mi-rô-nốp có cảm giác là trong việc này Xê-mê-nốp đã nói thật và nói hết những điều hắn biết.
Logged
namvinh789
Thành viên
*
Bài viết: 159


« Trả lời #102 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2016, 03:58:21 pm »

  Sau khi giao cho người giúp việc của mình tiếp tục hỏi cung, An-đrây đến gặp thiếu tướng để báo cáo.
  -- Tốt thôi, -- Xê-men Pha-đê-ê-vích nói, sau khi nghe Mi-rô-nốp. -- Tên B. bây giờ sẽ khó xoay xở. Về "Vua" đã rõ ràng hơn. An-đrây I-va-nô-vích này, anh hãy lập biên bản về tất cả mọi việc liên quan đến tên B.. Lập một biên bản riêng và kết thúc cuộc hỏi cung. Xê-mê-nốp thì đưa vào nhà giam. Vấn đề là ngay sáng mai anh phải đến Crai-xcơ.
  -- Sao, đến Crai-xcơ ạ? -- An-đrây ngạc nhiên. -- Thế còn Xê-mê-nốp, tên B., ai sẽ làm việc với chúng? Hay là... hay là... ở đấy đang có chuyện gì mới? Xa-vin đã về chưa?
  -- Đấy, chính vì vậy, Xa-vin đã về và ngày kia sẽ cùng với Vôi-xê-khốp-xcai-a lên đường đi Lát-vi-a. Vì vậy chúng ta phải bắt đầu giai đoạn thứ hai của đợt hành động. Anh cần có mặt tại chỗ. Về Xê-mê-nốp và tên B. thì anh cứ yên tâm.
  Sáng hôm sau Mi-rô-nốp đã ở Crai-xcơ, anh đi thẳng từ sân bay đến gặp Xcơ-vô-re-xki. Đại tá dồn dập hỏi An-đrây: ở Mát-xcơ-va đã xác minh được điều gì về Trê-nhi-a-ép? Thì ra Trê-nhi-a-ép lại không phải là Trê-nhi-a-ép. Vậy hắn là ai? Thế còn "nhà du lịch" là ai vậy?
  Để tranh thủ thời gian, Mi-rô-nốp tóm tắt kể những nét chính về các sự việc xảy ra ở Mát-xcơ-va trong mấy ngày vừa qua: anh đã gặp đại tá về hưu Su-mi-lốp và Vô-rôn-xô-va, anh đã gặp Xê-mê-nốp và người du lịch nước ngoài tên là B. trên đại lộ Tơ-ve-rơ-xcôi, anh kể về bao diêm và hai nghìn rưởi rúp.
  Lu-ga-nốp đã có mặt ngay từ lúc đầu, nên An-đrây không phải nhắc lại câu chuyện.
  An-đrây nói xong, đến lượt Xcơ-vô-re-xki và Lu-ga-nốp: hai người báo cho Mi-rô-nốp biết về kết quả chuyến đi Lát-vi-a của Xa-vin. Ki-rin Pê-tơ-rô-vích Xcơ-vô-re-xki kể nhiều hơn; ông nói vắn tắt, thỉnh thoảng liếc nhìn đồng hồ.
  -- Anh và Lu-ga-nốp phải đi Ri-ga ngay hôm nay, -- đại tá nói, -- phải đến trước Vôi-xê-khốp-xcai-a và Xa-vin một ngày để chuẩn bị cho cuộc gặp mặt. Từ giờ đến lúc lên đường không còn nhiều thời gian nữa: chỉ còn gần hai tiếng. Xa-vin hiện giờ đang ở nhà tôi. Sáng nay cậu ấy đã đến gặp Vôi-xê-khốp-xcai-a. Cậu ấy đã đưa vé máy bay cho cô ta và nghe những lời căn dặn cuối cùng. Các đồng chí đến nhà tôi, chúng ta sẽ cùng với Xa-vin thảo luận. Trong công tác sắp tới, cậu ấy sẽ đóng một vai trò quan trọng.
  -- Đồng chí Ki-rin Pê-tơ-rô-vích, -- Mi-rô-nốp mỉm cười. -- Nhưng nếu Xa-vin lại giơ nắm đấm nện tôi thì sao?
  -- Không sao, chúng tôi sẽ can ngăn, -- Xcơ-vô-re-xki trả lời, -- hơn nữa Xa-vin bây giờ không như trước. Vừa qua cậu ấy đã được thử thách nhiều. Các anh về phòng chuẩn bị đi. Tôi sẽ đợi.
  Mi-rô-nốp và Lu-ga-nốp đi ra khỏi phòng. Ki-rin Pê-tơ-rô-vích thu dọn các giấy tờ trên bàn, cất vào tủ, rồi khoác áo ấm vào người. Lúc đó cánh cửa hé mở và người thư ký bước vào. Nhìn thấy cục trưởng đang mặc áo, anh ta ngập ngừng nói:
  -- Thưa đồng chí đại tá, có thông báo. Có lẽ về việc Ba-lan. Thông báo khẩn cấp.
  -- Về việc Ba-lan à? Đưa đây.
  Bản thông báo dài mấy trang, viết đầy đủ, tỷ mỉ. Xcơ-vô-re-xki càng đọc, nét mặt ông càng sa sầm lại.
  -- Này, -- Xcơ-vô-re-xki nói với người thư ký, mắt vẫn không rời khỏi trang giấy. -- Cho tôi nói chuyện với Mát-xcơ-va, tướng Va-xi-li-ép. Nhanh lên nhé.
  Xcơ-vô-re-xki đọc đến hết bản thông báo. Một đôi chỗ ông phải đọc lại vài lần, sau đó ông đi đi lại lại trong phòng, vẻ đăm chiêu.
  Cuối cùng chuông điện thoại vang lên. Tướng Va-xi-li-ép đã đứng bên máy.
  -- Chào đồng chí Xê-men Pha-đê-ê-vích. Xcơ-vô-re-xki xin báo cáo. Tôi vừa mới nhận được bản thông báo từ Ba-lan gửi tới. Bản thông báo nói về Vôi-xê-khốp-xcai-a. Những giả thuyết của chúng ta đã được khẳng định: cô ta không phải là Vôi-xê-khốp-xcai-a, cũng không phải là người U-crai-na. Các đồng chí Ba-lan đã tìm kiếm những người tham gia tổ chức bí mật theo chủ nghĩa quốc gia trong thời kỳ chiến tranh, và đưa cho họ xem ảnh. Họ đã nhận ra ảnh của An-nhê-li-a Pơ-sê-glôn-xcai-a, con gái tên địa chủ Ba-lan Ca-di-mi-rơ Pơ-sê-glôn-xki, một trong những người thân cận của Pin-xút-xki. Gia đình Pơ-sê-glôn-xki trong những ngày đầu sau khi quân Đức tấn công Ba-lan đã chạy trốn sang Luân-đôn. Ca-di-mi-rơ Pơ-sê-glôn-xki đóng một vai trò quan trọng trong số kiều dân Ba-lan ở Luân-đôn. Y gần gũi với các nhóm phản động người Anh, và có quan hệ với bọn Mỹ. Tóm lại, đây là một bản nhận xét về đạo đức tư cách, không cần đòi hỏi gì hơn nữa.
  Cô con gái An-nhê-li-a Pơ-sê-glôn-xcai-a cũng không khác gì bố. Vào những năm 1942 - 1943, cô ta hoạt động rất tích cực ở Luân-đôn. Năm 1944, An-nhê-li-a Pơ-sê-glôn-xcai-a từ Anh trở về Ba-lan,  cô ta thuộc nhóm người thân cận của tướng Bu-rơ Cô-mô-rốp-xki. Cô ta ở trong nhóm này cho đến khi cuộc khởi nghĩa Vác-sa-va bùng nổ. Sau đó cô ta biến mất. Các đồng chí Ba-lan cho rằng cô ta lọt vào tổ chức thanh niên cộng sản Vác-sa-va là do bàn tay của các kiều dân Ba-lan ở Luân-đôn hoặc do tướng Bu-rơ Cô-mô-rốp-xki bố trí. À, còn việc này nữa: trong thời gian ở Luân-đôn, Pơ-sê-glôn-xcai-a có quan hệ thân cận với tên Giêm-xơ -- thiếu tá tình báo Mỹ. Tôi thấy cần phải báo cáo ngay những bằng chứng này, vì Mi-rô-nốp và Lu-ga-nốp sắp đi Ri-ga để chuẩn bị cho giai đoạn kết thúc. Vậy bây giờ nên như thế nào, khi có thêm những tài liệu mới này?
  -- Này, đồng chí Ki-rin Pê-tơ-rô-vích, -- giọng thiếu tướng vang lên trong ống nghe. -- Đồng chí thấy thế nào?  Ý kiến của đồng chí ra sao?
  -- Theo tôi thì cứ hành động theo kế hoạch đã định. Có lẽ cũng nên căn dặn các đồng chí ấy phải hết sức thận trọng và cảnh giác. Bởi vì việc này không phải chuyện đùa.
  Thiếu tướng im lặng một lát rồi nói:
  -- Hay là không cần tiến hành bước hành động mới nữa, mà bắt nó ngay ở Crai-xcơ?
  -- Không nên, đồng chí thiếu tướng ạ. Cơ sở để bắt cô ta, tất nhiên là có đủ rồi. Nhưng chúng ta sẽ làm gì sau khi cô ta bị bắt? Lấy gì để buộc tội? Chúng ta sẽ mất rất nhiều thời gian! Không, theo tôi không nên bỏ giai đoạn này. Nhưng, xin đồng chí cứ chỉ thị...
  -- Thôi được, đồng chí Ki-rin Pê-tơ-rô-vích ạ, -- thiếu tướng tán thành. -- Các đồng chí cứ hành động theo dự kiến. Nhưng đồng chí nên căn dặn những người tham gia đợt công tác này phải hết sức thận trọng. À, còn một ý kiến nữa về giai đoạn kết thúc này.
  Sau khi nghe thiếu tướng nói, Xcơ-vô-re-xki trả lời: "Xin tuân lệnh, tôi sẽ truyền đạt cho Mi-rô-nốp", -- ông chào từ biệt và thở dài, đặt ống nghe xuống."Mình đã biết trước mà, -- ông nghĩ thầm. -- Mình tin rằng sự việc sẽ kết thúc như thế này".
Logged
namvinh789
Thành viên
*
Bài viết: 159


« Trả lời #103 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2016, 05:15:01 pm »

  Khi Ki-rin Pê-tơ-rô-vích xuống nhà, đi ra cửa, thì Lu-ga-nốp  và Mi-rô-nốp  nhìn ông, vẻ thắc mắc. An-đrây cố ý nhìn đồng hồ và gõ ngón tay vào mặt kính.
  -- Đồng chí mặc áo hơi lâu đấy, đồng chí thủ trưởng ạ, -- anh nói vẻ châm biếm, -- hơi lâu. Có lẽ lại có việc...
  -- Lại có việc đấy, người anh em ạ, -- Xcơ-vô-re-xki trả lời. -- Suýt nữa thì hỏng cả.
  -- Sao thế, -- Mi-rô-nốp lo lắng hỏi, vì thấy thái độ Ki-rin Pê-tơ-rô-vích không có vẻ gì đùa cả. -- Chuyện gì vậy?
  -- Chuyện như thế này. Các anh lại đây... -- Xcơ-vô-re-xki kể lại cho Mi-rô-nốp và Lu-ga-nốp nghe về bản thông báo mới nhận được từ Ba-lan gửi sang và quyết định của thiếu tướng.
  -- Thế đấy, -- đại tá kết luận, -- các anh đang đi bắt một con thú lớn, việc này cần phải mặt đối mặt. Đợt công tác này phải tiến hành thật nhanh chóng và kiên quyết, nhưng phải hết sức thận trọng. Hết sức thận trọng... -- Ki-rin Pê-tơ-rô-vích nhấn mạnh những chữ này.
  Trên đường đến nhà đại tá, họ im lặng. Ki-rin Pê-tơ-rô-vích bước ra khỏi xe đầu tiên, và bảo anh lái xe đợi. Ông đi lên trước dẫn đường. Ông mở cửa bằng chìa khóa riêng rồi mời Mi-rô-nốp và Lu-ga-nốp vào nhà. Sau khi họ cởi áo ngoài, đại tá dẫn hai người vào phòng làm việc. Xa-vin ngồi trên một góc đi-văng đang lật dở một tạp chí dày. Anh đứng dậy vui vẻ đón đại tá. Nhưng vừa thấy Mi-rô-nốp, Xa-vin bỗng giật mình, nụ cười biến mất trên khuôn mặt anh. Anh hơi nheo mắt, tiến một bước lên phía trước.
  -- Đồng chí đại tá, -- anh nói giọng đột nhiên hơi khàn khàn. -- Đây chính là...
  -- Biết rồi, -- Xcơ-vô-re-xki ngắt lời anh, -- cậu muốn nói rằng đây chính là cái người đã ở khách sạn "Đa-ri-an" chứ gì?
  Xa-vin im lặng gật đầu.
  -- Phải đấy, -- Xcơ-vô-re-xki tiếp, -- cậu đã không nhầm. Chính anh ấy đã cùng đến khách sạn "Đa-ri-an" với Vôi-xê-khốp-xcai-a. Anh ấy đến đấy vì... vì cần phải đến và đã làm cái việc cần phải làm. Nhưng thôi, hãy làm quen với nhau đi: đây là thiếu tá Mi-rô-nốp,  An-đrây I-va-nô-vích Mi-rô-nốp, cán bộ Ủy ban an ninh nhà nước. Từ Mát-xcơ-va tới. Cậu sẽ công tác dưới quyền anh ấy.
  -- Đồng chí Xtê-pan Xéc-gây-ê-vích, như thế là chúng mình sẽ làm việc với nhau nhỉ! -- An-đrây nói, thân mật mỉm cười và chủ động bắt tay Xa-vin.
  Xa-vin bắt tay vội vã, rồi tránh sang một bên và chăm chú nhìn An-đrây. Sau đó anh lại nhìn Xcơ-vô-re-xki.
  -- Đồng chí đại tá, -- anh ngập ngừng nói với Xcơ-vô-re-xki, -- đồng chí cho phép hỏi chứ?
  -- Hỏi à? Được thôi. Nhưng hỏi nhanh lên, chúng ta sắp hết thời gian rồi.
  -- Như thế là, nếu tôi không nhầm thì đồng chí thiếu tá có quan hệ với Vôi-xê-khốp-xcai-a trước khi tôi báo cáo với đồng chí? Thì ra... Không có tôi, các đồng chí cũng đã biết rằng cô ta là gián điệp?
  -- Gián điệp? -- Xcơ-vô-re-xki nhắc lại. -- Này, cậu ạ,không phải đâu. Cái gì người ta không biết thì chúng tôi cũng không biết. Nhưng tất nhiên chúng tôi cũng đoán được một số vấn đề. Thế cậu nghĩ sao?..
  Lần này mọi người lại họp mặt gần đông đủ (chỉ thiếu Xa-vê-li-ép). Họ thảo luận kỹ kế hoạch đợt công tác sắp tới, xác định tất cả các chi tiết và nhất trí hành động. Thấy Mi-rô-nốp luôn liếc nhìn đồng hồ, Xcơ-vô-re-xki kết luận:
  -- Thôi, bây giờ có lẽ đã xong xuôi. Đã đến giờ đồng chí và Lu-ga-nốp lên đường, -- ông nói và đứng dậy. -- Lấy xe của tôi và đi thẳng ra sân bay. Tôi và đồng chí thượng úy ở lại đây, chúng tôi sẽ đi sau.
  -- Thượng úy à? -- Xa-vin nhăn mặt mỉm cười. -- Đồng chí đại tá, đồng chí muốn nói là cựu thượng úy phải không?
  -- Sao lại cựu thượng úy? À quên... -- Xcơ-vô-re-xki nhìn Xtê-pan. -- Tôi quên không nói là: sáng nay tôi vừa nhận được bản sao chỉ thị của Bộ chỉ huy các lực lượng không quân. Trong ấy viết gì nhỉ? Có lẽ là thế này: "Xét thấy đồng chí Xa-vin Xtê-pan Xéc-gây-ê-vích đã nhận thức sâu sắc khuyết điểm của mình và chân thành hối cải, nay hủy bỏ quyết định số bao nhiêu đó, ngày bao nhiêu đó về việc tước bỏ danh hiệu sĩ quan và thanh trừ đồng chí Xa-vin ra khỏi quân đội. Phục hồi danh hiệu thượng úy cho đồng chí Xa-vin Xtê-pan Xéc-gây-ê-vích. Thượng úy Xa-vin sẽ được nghỉ phép hai tuần, sau đó sẽ nhận nhiệm vụ..." Cậu thấy không, thế là thời gian nghỉ phép lại dành cho công việc của chúng ta. Như vậy hiện nay cậu chính thức là thượng úy, chứ không phải cựu thượng úy đâu...
  -- Đồng chí đại tá, -- đôi môi Xa-vin mấp máy, nước mắt vòng quanh. -- Đồng chí đại tá... tôi...tôi...Bác...
  Anh đứng ngây người, hai tay buông thõng và cất tiếng nói lanh lảnh, ngắt quãng:
  -- Vì Liên bang xô-viết, phục vụ!  *
---------------------------------------------------------------------------
  * Một lời thề trong điều lệnh quân đội Liên-xô.
Logged
namvinh789
Thành viên
*
Bài viết: 159


« Trả lời #104 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2016, 06:31:19 pm »

                                                                                                        CHƯƠNG 27
  Mi-rô-nốp và Lu-ga-nốp vừa kịp đến sân bay lúc máy bay sắp cất cánh. Thật ra suốt dọc đường, anh lái xe đã phải mở hết tốc độ, không kể gì đến luật giao thông cả. Đây không phải lần đầu tiên họ phải chạy như vậy. Ngay chiều hôm đó hai người đã tới Ri-ga và lập tức liên hệ với ban chỉ huy đơn vị biên phòng. Sau khi thông báo cho họ biết về kế hoạch công tác sắp tới, Mi-rô-nốp và Lu-ga-nốp đi đến thành phố Ven-xpin-xơ để gặp ông lão ngư dân.
  Để thuận tiện cho việc "nhập vai", An-đrây Mi-rô-nốp và Va-xi-li Lu-ga-nốp chờ trời tối mới đầu đến nhà ông lão. Trong những ngày vừa qua Xéc-gây Xa-vê-li-ép đã sống ở đây. Ông già và Xa-vê-li-ép đang chuẩn bị đi ngủ. Khi thấy Mi-rô-nốp và Lu-ga-nốp đến, Xéc-gây vui mừng chạy ra đón hai người. Nhìn phong cách, nét mặt và những cử chỉ nhanh nhẹn, dứt khoát của Xa-vê-li-ép, có thể thấy rõ là một tuần lễ sống ở bờ biển đã có tác dụng tốt đối với anh.
  -- Thế nào, Xéc-gây, -- Mi-rô-nốp vui vẻ nói. -- Cậu đang dần dần nhập vai người địa phương rồi đấy nhỉ?
  -- Tại sao lại "nhập vai"? Sao lại "dần dần"? -- Xa-vê-li-ép trả lời. -- Tôi đã là người địa phương rồi, đồng chí An-đrây I-va-nô-vích ạ, là người địa phương thực thụ đấy. Đồng chí có thể tin như vậy. Nếu không cứ hỏi bác I-man mà xem. Phải không?
  -- Ồ, phải đấy, -- ông già nói, -- cậu cháu tôi nhập vai rất tốt, rất tốt. Các anh cứ yên tâm.
  Mặc cho Mi-rô-nốp và Lu-ga-nốp từ chối, bác I-man và Xéc-gây vội đi nhóm lò, đánh vẩy cá để làm món dấm cá.
  -- Này, nhập gia tùy tục đấy! -- Ông già nghiêm nghị nói khi Mi-rô-nốp đề nghị ông không nên mất thì giờ về việc cơm nước. -- Anh cứ nếm thử món dấm cá của chúng tôi rồi mới có thể nói được. Còn nếu có ngủ muộn một tiếng đồng hồ -- thì có việc quái gì! Chúng tôi vẫn thường thức đêm làm việc. Nghề cá chúng tôi là như vậy đó.
  Trong khi nấu cá, An-đrây  đã báo cho ông già và Xa-vê-li-ép biết là tối mai Vôi-xê-khốp-xcai-a và Xa-vin sẽ tới đây. Trong khi ăn mọi người không muốn nói đến chuyện công tác: An-đrây  và Lu-ga-nốp không muốn làm cho ông già mến khách này mất vui, nên không đả động gì đến chuyến đi công tác của mình, mà chỉ tấm tắc khen món cá ngon (mà quả là ngon thật).
  Khi bữa ăn tối đã xong, Mi-rô-nốp liền mở một "cuộc họp bàn về công tác", theo như anh nói. Sau khi báo cho bác I-man và Xa-vê-li-ép biết về kế hoạch hành động, An-đrây  thảo luận kỹ với họ về nhiệm vụ của từng người. Khi mọi việc đã rõ, An-đrây hỏi là anh có thể ẩn ở chỗ nào để Vôi-xê-khốp-xcai-a không nhìn thấy khi cô ta đến đây. Ông già hiểu ý anh ngay: ông im lặng đứng dậy và ra hiệu mời Mi-rô-nốp đi theo. Ở ngoài sân, có một gian kho nhỏ chứa dụng cụ nghề cá. Ông già I-man dẫn Mi-rô-nốp vào kho. Sau khi xem xét, An-đrây thấy rằng không còn chỗ nào tốt hơn chỗ này nữa. Bây giờ thì có thể yên tâm mà nghỉ ngơi.
  ...Ngày hôm sau, Vôi-xê-khốp-xcai-a -- cô ta chính là Pơ-sê-glôn-xcai-a, và Xa-vin đã đáp máy bay rời Crai-xcơ. Họ đi riêng từng người tới sân bay, ngồi riêng từng người trong máy bay và khi đến Ri-ga họ cũng tách ra từng người một. Nhưng ở cửa ra vào sân bay, Vôi-xê-khốp-xcai-a gật đầu ra hiệu cho Xtê-pan: bây giờ thì có thể đến gần được. Sau đó hai người cùng đi với nhau. Xtê-pan rất kích động, anh thấy rét run người: có gì đâu, lần đầu tiên anh tham gia vào công việc này. "Phải, -- anh mỉm cười thầm nghĩ. -- Việc này không giống như mình lái một chiếc máy bay mới. Ngồi trong máy bay mình thấy vững vàng hơn".
  Vôi-xê-khốp-xcai-a thì ngược lại: cô ta bình tĩnh đến nỗi rất khó nhận thấy cô ta đang suy nghĩ gì. Trong những ngày này, cô ta luôn nói với Xtê-pan bằng một giọng hách dịch. Cô ta lạnh lùng, bình tĩnh như không hề chú ý đến việc gì cả.
  Vôi-xê-khốp-xcai-a và Xa-vin không nán lại lâu ở Ri-ga. Sau khi ăn lót dạ, hai người liền đi đến Ven-xpin-xơ ngay.
  Trong khi ở Crai-xcơ, các tình báo viên cũng không ngồi yên: ngay sau khi Xcơ-vô-re-xki biết tin là máy bay chở Vôi-xê-khốp-xcai-a và Xa-vin đã cất cánh, thì một tổ nhân viên Cục an ninh nhà nước đã kéo đến nhà của Vôi-xê-khốp-xcai-a. Đại tá thân chinh hướng dẫn tổ này. Xcơ-vô-re-xki cũng không hy vọng gì nhiều: ông hiểu rằng một địch thủ có nhiều mánh lới như Pơ-sê-glôn-xcai-a chắc gì đã để lại dấu vết ở đây. Nhưng ông vẫn còn một hy vọng: biết đâu vẫn còn cái gì đó, vẫn còn một mảy may gì đó có tác dụng tốt trong việc phát hiện, điều tra.
  Nhưng xem ra những hy vọng của ông mong manh lắm. Những người điều tra đã xem tất cả: quần áo, sách vở, bàn ghế (đồ đạc trong phòng xếp đặt rất ngăn nắp. Ngoài những đồ vật tối cần thiết, Vôi-xê-khốp-xcai-a hầu như không đem theo gì cả) và nói chung họ không phát hiện được gì khả nghi cả.
  Nhưng bỗng Ki-rin Pê-tơ-rô-vích để mắt tới chiếc xắc du lịch: một cái xắc bình thường, đơn giản, không mới lắm, nhưng còn lành lặn, nằm lẻ loi ở một góc nhà, cạnh chiếc đi-văng.
  Mọi người đã xem xét chiếc xắc du lịch này, không thấy có gì khả nghi nên đã vất nó vào một chỗ. Nhưng Xcơ-vô-re-xki vẫn thấy băn khoăn về cái xắc. Vì sao? Đại tá bỗng nhớ tới một việc: chính Vôi-xê-khốp-xcai-a đã đến nhận cái xắc này chứ không phải cái va-li, ở phòng gửi hành lý trên sân bay. Đây chính là cái xắc du lịch mà chìa khóa và biên lai nhận xắc để ở trong bao diêm, dấu trong ống máng nước. Trước mặt ông, có đúng là cái xắc mà Vôi-xê-khốp-xcai-a đã quên không thủ tiêu tang chứng đi không? Phải, chính là cái xắc ấy đây.
  "Nhưng nếu đây quả là cái xắc du lịch ấy, thì sự việc sẽ ra sao? -- Xcơ-vô-re-xki chợt nghĩ. -- Bởi vì lúc bấy giờ ở ngoài sân bay, Lu-ga-nốp đã xem xét kỹ và hầu như không phát hiện thấy gì cả. Nhưng... nhưng đã thật sự đã xem xét kỹ lưỡng chưa?  Bởi vì lúc ấy thời gian và hoàn cảnh chưa cho phép xem xét kỹ được. Mặt khác, nếu lúc ấy trong xắc có cái gì, thì có lẽ cái đó từ lâu đã không còn ở trong xắc nữa".
Logged
namvinh789
Thành viên
*
Bài viết: 159


« Trả lời #105 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2016, 09:54:16 pm »

  Xcơ-vô-re-xki cầm lấy cái xắc và chăm chú xem xét. Đúng như vậy: cái xắc trống rỗng, cả ngoài, cả trong đều không có gì đáng chú ý. Nhưng... khoan đã... Cái gì thế này nhỉ?  Tại sao ở đây, ở góc xắc, lần vải lót lại bị tháo chỉ? Đúng, đúng là bị tháo chỉ chứ không phải là rách. Lần vải lót bị tháo chỉ, tháo một cách cẩn thận, không bị xây cứt,có thể dễ dàng nhận thấy, nhưng không phải ai cũng có thể chú ý đến việc này, mà chỉ có Xcơ-vô-re-xki nhận thấy, vì ông đã biết lai lịch của cái xắc đó. Các nhân viên trong đội điều tra không nắm được toàn bộ quá trình theo dõi nên họ không biết gì về cái xắc. Vì vậy lần vải lót trong xắc bị tháo chỉ, cũng không làm cho họ phải chú ý. Nhưng Xcơ-vô-re-xki thì biết rõ về cái xắc. Ông thận trọng và từ từ sờ vào đáy chiếc xắc từ phía ngoài vào phía trong, hết sức chăm chú xem xét khoảng giữa lần vải lót bị tháo chỉ: trống rỗng! Trong đó không có gì. Phải, bây giờ thì không có gì, nhưng có lẽ lúc nào đó đã có cái gì đấy. Có thể là dưới lần vải lót đã có một tập giấy được xếp cẩn thận, nếu như không tháo lần vải lót ra thì không thể nhìn thấy được. Cái đó hoàn toàn có thể có. Hơn nữa rất có thể cho rằng trong đó không phải để một tập giấy mà là một tập phim ảnh rất mỏng.
  Tất nhiên trong những điều kiện mà Lu-ga-nốp đã xem xét chiếc xắc, anh không thể tìm ra được "bức thông điệp", nếu như nó có nằm trong xắc.
  Xcơ-vô-re-xki ra lệnh đình chỉ việc khám xét, rồi ông ra về, đem theo cả chiếc xắc của Vôi-xê-khốp-xcai-a. Sau đó một tiếng rưỡi, theo lệnh của Xcơ-vô-re-xki, Ôn-ga Dê-len-cô được mời đến Cục an ninh nhà nước. Cô rụt rè, bước vào phòng. Ki-rin Pê-tơ-rô-vích, sau khi xin lỗi đã làm phiền đến cô, liền chìa cho cô xem chiếc xắc du lịch để trên bàn.
  -- Thế nào, trước đây chị đã có dịp nhìn thấy cái này chưa?
  -- Thật quả, tôi không biết, -- Dê-len-cô ngập ngừng nói. -- Hình như cái xắc này của Ca-pi-tôn I-la-ri-ô-nô-vích thì phải, tức là Trê-nhi-a-ép ấy mà, đồng chí biết chứ? Nhưng tôi không nhớ chắc chắn lắm, không, không chắc lắm. Có lẽ không phải cái này, mà chỉ là giống nhau thôi...
  Dê-len-cô vừa ra về một lúc thì bà Lép-cô-vích đến.
  -- Ối, trời ơi! -- Bà ta vung tay khi nhìn thấy cái xắc. -- Sao lại thế này nhỉ? Mới đầu ở ngoài ga đã tìm thấy cái va-li của Ôn-ga Nhi-cô-lai-ép-na ,bây giờ lại thấy cái này ở đây, ở chỗ đồng chí... đây là cái xắc phải không? Ồ, đúng là đồ dùng của Ca-pi-tôn I-la-ri-ô-nô-vích.
  -- Bà muốn nói là cái xắc này của Trê-nhi-a-ép phải không? -- Xcơ-vô-re-xki hỏi lại. -- Bà không nhầm chứ?
  -- Không đâu, thưa đồng chí cục trưởng. Sao lại nhầm được. Chính là cái xắc của ông ta, của Ca-pi-tôn I-la-ri-ô-nô-vích đấy. Đúng là như vậy.
  Sau khi bà Lép-cô-vích ra về, Ki-rin Pê-tơ-rô-vích Xcơ-vô-re-xki suy nghĩ. Ông hồi tưởng lại toàn bộ quá trình diễn biến các sự việc. Phải, Xcơ-vô-re-xki nghĩ, có lẽ là thế này: sau khi thu thập được một số tài liệu cần thiết cho bọn chủ, tên nặc danh Trê-nhi-a-ép (trước hắn, có thể là Cô-nhi-lê-va) đã treo cái bảng thông báo lên để làm dấu hiệu thông báo, hắn đã viết báo cáo và chụp ảnh bản báo cáo vào những tấm phim rất mỏng, hắn dấu những tấm phim này dưới lần vải lót xắc du lịch và gửi vào phòng bảo quản hành lý. Chìa khóa và biên lai đến nhận xắc hắn để trong bao diêm và dấu ở ống máng nước. Vôi-xê-khốp-xcai-a sau khi đã đọc được bản thông báo, liền tới chỗ hẹn, lấy biên lai đi nhận xắc. Sau đó cô ta dán những tấm phim mỏng vào bao diêm và trao cho Xê-mê-nốp đem đi Mát-xcơ-va chuyển cho tên B. Quả là khéo thật! Mặc dầu sự việc khá phức tạp, nhưng rất khéo léo tinh vi. Ở đây, giả dụ có nắm được một mắt xích -- nắm được Xê-mê-nốp hay là thậm chí nắm được Vôi-xê-khốp-xcai-a, thì vẫn chưa biết gì thêm ngoài mắt xích này. Không có đầu, không có cuối -- sợi dây xích bị gián đoạn. Cần phải phát hiện ra toàn bộ sự việc kể từ Cô-nhi-lê-va và Trê-nhi-a-ép cho đến tên B., thì mới có thể hoàn toàn tháo gỡ được cuộn chỉ rối. Mặc dầu sợi chỉ bền, nhưng rất mỏng manh, ôi, thật là mỏng manh!
  "Nhưng chúng ta vẫn phát hiện được, -- Xcơ-vô-re-xki vui mừng nghĩ, -- đã phát hiện được rồi!" Nhưng ông lại nghĩ: "Phải, đã phát hiện được. Có đúng thế không? Sợi dây nối từ Trê-nhi-a-ép đến Vôi-xê-khốp-xcai-a hầu như đã rõ ràng, còn tiếp theo đó thì sao? Chưa có đoạn tiếp theo nào cả. Chưa có cơ sở để xác định rằng tên B. nhận tài liệu của chính Trê-nhi-a-ép chứ không phải người nào khác? Vì chưa có một bằng chứng nào cả. Mà đây lại là một mắt xích quan trọng nhất trong toàn bộ dây xích. Nếu cho rằng tên B. không nhận tài liệu của Trê-nhi-a-ép hoặc Vôi-xê-khốp-xcai-a, thì như vậy sẽ có rất nhiều điểm thắc mắc... Nhưng không! Tên B. phải nhận tài liệu của Trê-nhi-a-ép chứ không phải ai khác. Nhất định là như vậy!"
  Ki-rin Pê-tơ-rô-vích tự phân tích một mình: "Được, đoạn dây từ Cô-nhi-lê-va -- Trê-nhi-a-ép đến tên B. đã được phát hiện ra. Cái đó không còn nghi ngờ gì nữa. Nhưng vẫn chưa rõ vai trò của Vôi-xê-khốp-xcai-a. Có lẽ cô ta đã nhận nhiệm vụ thay thế Cô-nhi-lê-va trong sợi dây xích này. Khi Cô-nhi-lê-va không cần thiết nữa, người ta đã thủ tiêu cô ta đi. Nhưng ai là người núp dưới danh nghĩa Trê-nhi-a-ép? Hắn là người như thế nào, ở đâu ra? Cuối cùng, Ôn-ga Nhi-cô-lai-ép-na Cô-nhi-lê-va thực chất là người như thế nào? Cô ta là ai: là liên lạc, là người đi tuyển lựa hay là đại diện của một cơ quan tình báo nào? Biết bao nhiêu điều chưa rõ trong bài toán rắc rối này, cái của nợ ấy!"
  Ki-rin Pê-tơ-rô-vích đang tự mình lý luận và phân tích thì có điện thoại Mát-xcơ-va gọi. Tướng Va-xi-li-ép đang gọi ông. Thiếu tướng vui mừng báo tin cho cục trưởng an ninh nhà nước Crai-xcơ biết rằng bản mật mã in trong tấm phim mỏng đã được khám phá. Nội dung bản mật mã là báo cáo về một số công trình quốc phòng và những số liệu về công trường xây dựng, nơi tên giả danh Trê-nhi-a-ép đã làm việc.
  -- Tác giả bản mật mã này chính là tên mạo danh Trê-nhi-a-ép, chứ không phải ai khác, -- thiếu tướng khẳng định.
  Ông nhận xét rằng, nói chung thì bản mật mã này cũng không giá trị lắm: nội dung rời rạc, không có hệ thống. Các chuyên gia được mời đến phân tích đã nhất trí rằng người viết mật mã đó phải là kẻ đã biết, am hiểu nhiều vấn đề bí mật. Nhưng vì vội vàng, không cẩn thận, nên đọc rất khó hiểu toàn bộ nội dung.
Logged
namvinh789
Thành viên
*
Bài viết: 159


« Trả lời #106 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2016, 11:03:01 pm »

  Sau khi chăm chú nghe thiếu tướng nói, Ki-rin Pê-tơ-rô-vích kể cho thiếu tướng biết về cái xắc du lịch và những dự đoán của ông về cái xắc này.
  -- Hiện nay chưa tìm ra đầu mối sợi dây xích, -- Xcơ-vô-re-xki kết luận. -- Đoạn dây từ Trê-nhi-a-ép đến tên B. thì đã rõ rồi...
  -- Này, -- thiếu tướng ngắt lời ông, -- cái anh chàng tự xưng là Trê-nhi-a-ép ấy hiện giờ như thế nào nhỉ, vẫn chưa tỉnh à? Vẫn kêu la như chó ấy à?
  -- Vẫn kêu la, -- Xcơ-vô-re-xki thở dài.
  -- Thế việc xét nghiệm đến đâu rồi? Đã có kết quả gì chưa? Sao lâu vậy?
  -- Việc xét nghiệm rất dở, -- Ki-rin Pê-tơ-rô-vích nói. -- Phần lớn các chuyên gia xét nghiệm đều cho rằng Trê-nhi-a-ép bị điên: do hắn không chịu nổi sự căng thẳng về thần kinh. Nhưng cũng có một số cho rằng hắn chỉ giả vờ điên. Hiện giờ các chuyên gia xét nghiệm vẫn chưa nhất trí với nhau.
  -- Như vậy không được, -- thiếu tướng khẳng định. -- Chúng ta không thể chờ đợi lâu hơn được. Vậy như thế này nhé: ngày mai đồng chí cho tên Trê-nhi-a-ép đi máy bay đến đây, đến Mát-xcơ-va. Ở đây có các chuyên gia về thần kinh giỏi hơn, có cả viện chuyên nghiên cứu về thần kinh nữa. Người ta sẽ xác định nhanh chóng hơn.
  -- Vâng, -- Xcơ-vô-re-xki thở dài. -- Xin chấp hành. Nhưng cần gì phải để đến mai? Ngay hôm nay chúng tôi sẽ giải hắn đi...
  Sau khi ra lệnh đưa tên Trê-nhi-a-ép giả đi Mát-xcơ-va và làm xong các việc trong ngày hôm đó, Ki-rin Pê-tơ-rô-vích ra về. Ông thích đi dạo trên các đường phố vui vẻ, sầm uất của thành phố Crai-xcơ vào những buổi tối như thế này. Trong khi đi đường, ông thường ngắm nhìn những người qua lại, lắng nghe tiếng cười ròn rã của đám thanh niên, và những đoạn câu vô tình lọt vào tai ông. Nhưng lần này, những ý nghĩ của ông lại tập trung vào việc khác: vào sự việc ở Lát-vi-a, nơi đây đang diễn biến giai đoạn cuối cùng của đợt công tác. "Các đồng chí ấy hiện giờ đang làm gì? -- Ki-rin Pê-tơ-rô-vích thầm nghĩ. -- Mọi việc có trôi chảy không? Vì đối phó với một kẻ địch như con Pơ-sê-glôn-xcai-a này, không phải chuyện đơn giản".
  Nhưng thực ra, Xcơ-vô-re-xki không cần phải lo lắng nhiều. Ở Lát-vi-a mọi việc đều tiến hành theo đúng kế hoạch đã định. Xa-vin và Vôi-xê-khốp-xcai-a tới Ven-xpin-xơ vào buổi tối và đến ngay nhà ông già chở thuyền. Ông già I-man và người cháu (Xa-vê-li-ép đóng vai này rất đạt) tiếp đón hai người không nhiệt tình lắm, như là bị bắt buộc đón tiếp những người khách không ưa thích. Ông già mời Vôi-xê-khốp-xcai-a và Xa-vin ngồi vào bàn ăn và đặt trước mặt hai người một chảo cá tươi rán.
  -- Xin cảm ơn, nhưng tôi không muốn ăn. -- Vôi-xê-khốp-xcai-a từ chối.
  -- Không, như vậy không nên, -- ông già kiên quyết mời. -- Khi nào đi ra biển cũng cần phải ăn. Chúng ta sẽ đi bao nhiêu lâu, năm hay mười tiếng đồng hồ, ai mà biết được?
  Ngay lúc đó ông già I-man để ý tới áo khoác da của Xa-vin vứt lăn lóc trên ghế, bên cạnh là chiếc áo măng-tô của Vôi-xê-khốp-xcai-a được gấp xếp cẩn thận. Ông liền ra hiệu cho Xa-vê-li-ép: cất những cái này xuống nhà dưới. Xa-vin định đứng dậy để đi cất áo măng-tô, nhưng Vôi-xê-khốp-xcai-a bỗng phản đối.
  -- Anh muốn mang áo của anh đi đâu tùy ý, -- cô ta nói nhỏ, -- nhưng đừng đụng đến áo măng-tô của tôi. Cứ để nó ở đây, ở phòng này.
  -- Chậc, chậc, chậc, như vậy không nên! -- Ông già chậc lưỡi trách móc. -- Sao lại để áo khoác ngoài ở phòng ăn, phòng nghỉ như thế này được. Không nên.
  Ông già cầm lấy chiếc áo khoác của Xa-vin và ôm chiếc áo măng-tô của Vôi-xê-khốp-xcai-a đi ra khỏi phòng, không chú ý đến phản ứng của Vôi-xê-khốp-xcai-a. Cô ta hiểu rằng dẫu sao cũng nên giữ quan hệ tốt với ông già trước khi rời khỏi đây, nên đành nhượng bộ.
  Ông già I-man sau khi đem áo xuống nhà dưới, liền trở vào phòng.
  -- Chúng ta sắp lên đường, -- ông già chậm rãi nói. -- Trời bắt đầu tối là chúng ta lên đường. Đi đêm tốt hơn vì trời tối công an biên phòng sẽ không nhìn thấy. Không nên đi ban ngày, vì mọi cái đều nhìn thấy rõ. Đi ban ngày nhiều khi phải quay lại.
  Ông già im lặng, rít một vài hơi thuốc lá trong tẩu thuốc, rồi nhả khói lên trần nhà. Ông hỏi:
  -- Tiền đâu? Trả tiền bây giờ đi.
  -- Sao, ngay bây giờ à? -- Xtê-pan bực mình nói. -- Sao lại thế? Chúng ta đã thỏa thuận với nhau là chỉ trả tiền đầy đủ khi nào sang đến bên kia, bên kia bờ...
  -- Cụ đã nhận tiền đặt trước rồi chứ? -- Vôi-xê-khốp-xcai-a tiếp lời anh.
  -- Tiền đặt trước thì nhận rồi, nhưng phải trả tất cả, trả tiền đô-la kia. Cậu chưa đưa tiền đô-la cho tôi. Sang bên kia bờ, các người sẽ đi mất, mà tôi thì cần phải gấp rút quay trở về. Không có thời gian. Rồi sẽ ra sao?  Vậy phải trả đô-la ngay bây giờ.
  Bắt đầu một cuộc tranh cãi gay gắt. Ông già không chịu nhượng bộ, Vôi-xê-khốp-xcai-a cũng không chịu thua. Xa-vin không tham gia vào cuộc. Còn Xa-vê-li-ép thì đi ra khỏi phòng: "Tôi ở ngoài cuộc, việc gì phải dính vào?.."
  Hai người tranh cãi hồi lâu. Cuối cùng Vôi-xê-khốp-xcai-a khoát tay và nói giọng gay gắt:
  -- Thôi được, bây giờ tôi sẽ đưa trước một số đô-la nhưng chỉ ít thôi. Khi nào đến nơi sẽ trả đầy đủ. Tôi nói dứt khoát đấy. Dứt khoát... Nếu cụ không muốn thì mặc kệ cụ.
  Giữa lúc đó thì "người cháu" trở vào phòng, bác I-man buồn rầu nhìn anh rồi vội ngừng tranh cãi.
  -- Thôi được, -- bác nói lầu bầu, -- đưa đô-la  đây. Số còn lại để sau. Sắp đến giờ lên đường rồi.
  Vôi-xê-khốp-xcai-a xoay người về phía tường, cô ta lấy người che chiếc ví tiền mà lúc nào cũng giữ khư khư trong tay. Cô ta rút trong ví ra một tệp giấy bạc, đếm xong, rồi ném qua bàn cho ông già. 
Logged
namvinh789
Thành viên
*
Bài viết: 159


« Trả lời #107 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2016, 12:12:32 am »

  Ông già nhanh nhẹn bắt lấy tiền, ông cũng cẩn thận đếm lại, rồi đem tiền cất vào cái tráp để trong tủ ở góc phòng. Sau đó ông ngồi xuống bàn và lấy bút chì hý hoáy viết vào mảnh giấy.
  -- Gì vậy? -- Vôi-xê-khốp-xcai-a sẵng giọng hỏi. -- Cụ viết gì vậy?
  -- Giấy biên nhận, -- ông già bình tĩnh đáp. -- Tôi viết giấy biên nhận rằng, tôi đã nhận tiền đô-la, còn chị là người trả đô-la. Việc gì cũng phải theo nguyên tắc...
  -- Giấy biên nhận à? -- Vôi-xê-khốp-xcai-a ngạc nhiên. -- Tôi cần gì phải có giấy biên nhận? Nhưng... -- Cô ta mỉm cười tinh quái. -- Nhưng cụ cứ đưa cho tôi... có lẽ cũng cần.
  Cô ta nghĩ thầm: "Lão già ngốc này, mày sẽ khốn khổ. Tự mình đi chui vào tròng".
  -- Phải chuẩn bị lên đường, -- ông già nói sau khi đưa giấy biên nhận cho Vôi-xê-khốp-xcai-a, và cô ta cẩn thận cất tờ giấy vào ví. -- Nhanh lên, nhanh lên. Đã đến giờ rồi!
  "Người cháu" vội đi xuống nhà dưới, rồi quay trở lại, mang theo áo khoác của khách và mấy chiếc áo mưa dày cộp có cả mũ. Anh đưa cho Vôi-xê-khốp-xcai-a và Xa-vin hai chiếc áo mưa. Mọi người cùng choàng áo mưa bên ngoài áo ấm.
  Ông già I-man vừa soi đèn cho khách vừa dẫn họ đi ra bến. Ở cạnh bến có con thuyền đánh cá đang bồng bềnh trên mặt nước.
  -- Mong sao chuyến đi này được bình an, -- Xa-vin khẽ nói vào tai Vôi-xê-khốp-xcai-a. -- Đi chậm như rùa.
  -- Thôi, im đi -- cô ta càu nhàu -- miễn sao đi được tới nơi...
  Vôi-xê-khốp-xcai-a và Xa-vin trèo lên thuyền và ngồi xuống mạn thuyền. Ông già lẩn vào bóng tối một lúc, rồi quay lại cùng với "người cháu", hai người kéo ra một tấm lưới nặng.
  -- Để ngụy trang, -- ông già giải thích. -- Để che mắt công an biên phòng. Chúng tôi đi đánh cá...
  Tấm lưới được ném xuống đáy thuyền, dưới chân khách. Bác I-man và "người cháu" nhẹ nhàng nhảy xuống thuyền, bắt đầu nổ máy. Các dây chão được cởi ra, chiếc thuyền lao nhanh ra biển.
  Mười lăm, hai mươi phút trôi qua, trên bến lại xuất hiện một người nữa. Người đó dừng lại một lúc, lắng nghe tiếng sóng vỗ vào bờ cát. Khi tiếng động cơ của con thuyền đã chìm trong biển khơi, người đó bật đèn pin lên vài lần soi dọc bờ biển. Để trả lời tín hiệu đó, ở đâu đấy trên mặt biển, liền vang lên tiếng động cơ, ánh đèn chiếu bỗng lóe lên và chiếc xuồng máy của đơn vị biên phòng đang lao nhanh đến bến, nơi có một bóng người đang đứng.
  Cách bờ khoảng một trăm mét, chiếc xuồng máy bỗng dừng lại, làm cho mặt nước dâng lên thành những ngọn sóng lớn. Tiếng động cơ tắt hẳn, chiếc xuồng từ từ tiến vào bến.
  -- Thế nào, -- từ trên xuồng vang lên giọng nói của Lu-ga-nốp. -- Mọi việc đều trôi chảy chứ?
  -- Đâu vào đấy cả rồi, -- Mi-rô-nốp trả lời (anh đã đứng chờ trên bến) và nhanh nhẹn nhảy xuống boong xuồng máy.
  -- Này các đồng chí ạ, -- An-đrây nói với người thuyền trưởng, sau khi soi đèn xem đồng hồ. -- Chúng ta có thể đi dạo loanh quanh một lúc trên biển. Còn những bốn mươi bảy phút nữa mới tới giờ quy định. Hãy tắt đèn đi, bây giờ chưa cần thiết.
  -- Xin tuân lệnh, thưa đồng chí thiếu tá, -- thuyền trưởng trả lời.
  Ánh đèn chiếu vụt tắt, động cơ mở hết tốc lực và chiếc xuồng lao nhanh ra biển.
  ...Gần một tiếng đồng hồ trôi qua, kể từ lúc bác I-man rời bến. Tiếng động cơ và tiếng sóng vỗ vào mạn thuyền vang lên đều đều. Ông lão ngậm tẩu thuốc lá ngồi ở cạnh tay lái. Còn "người cháu" thì cứ loanh quanh bên cạnh máy nổ. Vôi-xê-khốp-xcai-a chăm chú nhìn vào bóng tối. Cô ta vừa đến bên mạn thuyền, kéo chiếc mũ áo mưa xuống, trông như đang ngái ngủ. Có gì đáng lo ngại? Mọi việc đều trôi chảy cả. Chỉ còn một vài tiếng đồng hồ nữa là họ đã tới đất nước mà cô ta đang mong đợi. Ở đó... ở đó cô ta sẽ vứt bỏ cái mặt nạ đáng ghét mà cô ta đã phải đeo đẳng trong bao nhiêu năm trời...
  Giữa lúc đó, bỗng vang lên tiếng động cơ đều đều nghe rất gần, không rõ là ở phía bên phải hay ở đằng sau thuyền. Tiếng động cơ mỗi lúc một to hơn. Ông già lặng lẽ ngồi yên bên tay lái chăm chú nhìn vào bóng tối, còn "người cháu" thì sợ hãi chạy loanh quanh bên cạnh máy nổ. Vôi-xê-khốp-xcai-a vội đứng thẳng lên và níu lấy tay áo Xa-vin.
  -- Anh có nghe thấy không? -- Cô ta nói thầm qua kẽ răng. -- Nghe thấy không? Như thế là thế nào nhỉ?
  Xa-vin chưa kịp trả lời thì ở phía trước, cách con thuyền khoảng trăm mét, một ngọn đèn pha lóe sáng. Ánh đèn sáng chói xuyên qua đầu các ngọn sóng, chiếu thẳng vào con thuyền như muốn nuốt chửng cả thuyền lẫn khách. Động cơ của con thuyền bỗng rú lên một vài hồi rồi im bặt. Tiếng động cơ của xuồng máy từ phía xa vang lên mỗi lúc một rõ dần. Ở đâu đó, lại xuất hiện một ngọn đèn pha thứ hai, hắt ánh sáng quét thành những vệt dài từ phía này sang phía khác, cắt ngang luồng ánh sáng của ngọn đèn thứ nhất và soi thẳng vào con thuyền cô độc, đang chồng chềnh trên mặt sóng.
  -- Sao lại tắt máy đi? -- Vôi-xê-khốp-xcai-a rít giọng hỏi, cô ta đứng dậy. -- Mở máy ngay đi...! Phải chạy, phải chạy...
  -- Chạy đi đâu? -- Ông già buồn rầu nói. -- Đi đâu được? Chẳng chạy đâu được cả. Các ông công an biên phòng...
  -- Ô hay, cái lão già này! -- Vôi-xê-khốp-xcai-a sẵng giọng nói. -- Phải mở máy ngay lập tức và chạy thôi! Còn mày nữa, phải nhúc nhắc chân tay lên chứ, đồ chó ghẻ! -- Cô ta giận dữ quay về phía "người cháu". -- Việc của mày đấy hả? Mày sợ hãi đến nỗi phải tắt máy đi à, đồ hèn! Nào, nhanh lên!
Logged
namvinh789
Thành viên
*
Bài viết: 159


« Trả lời #108 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2016, 08:51:54 am »

  Trong tay cô ta lấp lánh ánh kim loại của cây súng lục. Mọi việc sau đó xảy ra rất nhanh chóng. Vôi-xê-khốp-xcai-a hết sức kinh ngạc vì bộ mặt của "người cháu" dưới ánh sáng xanh của ngọn đèn chiếu vẫn bình tĩnh, không hề lộ vẻ sợ hãi. "Người cháu" hơi khom lưng và nhảy một bước táo bạo từ chỗ anh đến chỗ Vôi-xê-khốp-xcai-a. Cô ta chĩa thẳng súng vào anh, nhưng vô ích. Phát súng nổ đúng lúc tay cô ta bị hất ngược lên trên và, trong khoảnh khắc, khẩu súng lục đã nằm gọn trong tay Xa-vin.
  -- An-na Ca-di-mi-rốp-na, chị điên đấy à? -- Xtê-pan thét lên và gạt tay cô ta ra. -- Ai lại bắn súng trước mặt công an biên phòng bao giờ? Thật là... thật là điên...
  -- A...a, -- Vôi-xê-khốp-xcai-a rít lên, -- mày cũng theo đuôi phỏng? Đồ hèn nhát, đồ phản bội!
  Với sức mạnh không phải của phụ nữ, cô ta tát vào mặt anh. Cô ta tát một cái, định tát thêm cái nữa, nhưng Xa-vê-li-ép đã kịp nắm chặt lấy tay cô ta. Xtê-pan nhìn cô ta với vẻ mặt khinh bỉ.
  -- Xin cảm ơn, cô An-na Ca-di-mi-rốp-na, -- anh dằn giọng nói. -- Cảm ơn cô đã dạy bảo...
  Nhưng Vôi-xê-khốp-xcai-a không nghe anh nói: ả cố hết sức giằng ra khỏi bàn tay sắt của Xa-vê-li-ép. Giữa lúc đó thì các xuồng máy của công an biên phòng từ hai phía tiến dần lại chiếc thuyền như hai gọng kìm khép lại.
  -- Thuyền nào thế kia? -- Tiếng quát vang lên trong ống loa từ một chiếc xuồng vọng lại. -- Ở đâu đến? Từ cảng nào đến đây? Đi đâu? Tại sao lại vi phạm hải phận đã quy định? Các người làm gì mà lại có tiếng súng nổ?
  Không có tiếng trả lời -- mọi người ngồi trên thuyền im lặng.
  -- Dừng thuyền lại! -- Mệnh lệnh vang lên. -- Tiến đến bên cạnh xuồng, lấy dây cáp kéo thuyền lại và những người trên thuyền phải lên xuồng máy.
  "Thế là hết, -- Vôi-xê-khốp-xcai-a nghĩ. -- Trò chơi đã chấm dứt. -- Không thể thoát được". Nhưng cô ta không muốn bị sa vào tay các tình báo viên. Vôi-xê-khốp-xcai-a ngả đầu ra phía sau, hai hàm răng cắn chặt vào một góc cổ áo măng-tô. Cô ta nghiến chặt răng và nhắm mắt lại. Cô ta biết rằng: chỉ trong phút chốc,  An-nhê-li-a Pơ-sê-glôn-xcai-a sẽ không còn sống nữa. Ống thuốc độc sẽ dập vỡ giữa hai hàm răng, và trong khoảnh khắc chất độc sẽ có công hiệu... Nhưng... sao thế này? Một giây, hai giây rồi ba giây trôi qua, mà trong hai hàm răng vẫn không thấy gì cả. Cô ta vẫn sống, vẫn còn sống...
  -- Thế là lại gặp nhau!  Chị An-na Ca-di-mi-rốp-na nhỉ? -- Bỗng từ một góc xuồng máy vang lên giọng nói rất quen thuộc. -- Chị đã cố gắng vô ích, "tiểu thư" An-nhê-li-a Pơ-sê-glôn-xcai-a ạ. Ống thuốc độc không còn trong cổ áo chị nữa rồi. Tôi đã nhìn thấy và vứt nó đi khi chị còn trao đổi tiền nong với chủ nhân của chiếc thuyền này ở nhà, ở Ven-xpin-xơ.
  "Lạy đức mẹ Ma-ri-a đồng trinh! Tiếng ai thế nhỉ? Sao người này lại ở đây? -- Pơ-sê-glôn-xcai-a kinh hoảng nghĩ. -- Hắn ta đang nói gì vậy, cái tay thanh tra này? Chẳng lẽ hắn ta biết tất cả rồi sao? Nhưng, lạy Chúa, có phải đúng là viên thanh tra không? Hắn ở đâu ra? Sao vậy?" Pơ-sê-glôn-xcai-a chợt nghĩ ra: "Tình báo, viên thanh tra này là cán bộ tình báo cải trang, cả Xa-vin, cả ông già đánh cá, cả người cháu của ông ta... tất cả đều là tình báo. Ở cái đất nước khó hiểu này, mọi người đều là tình báo cả!"
  Nhưng "tiểu thư" Pơ-sê-glôn-xcai-a không có thì giờ để suy nghĩ nhiều: các công an biên phòng, Mi-rô-nốp và Lu-ga-nốp đã nhẹ nhàng nhảy xuống thuyền. Người ta đưa Pơ-sê-glôn-xcai-a và Xa-vin lên hai chiếc xuồng, mỗi người ngồi ở một xuồng. Hai chiếc xuồng mở máy và phóng nhanh về phía bờ biển đất nước Liên-xô.
Logged
namvinh789
Thành viên
*
Bài viết: 159


« Trả lời #109 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2016, 03:23:57 pm »

                                                                                                             CHƯƠNG 28
  Xuồng máy chở Pơ-sê-glôn-xcai-a tiến thẳng về phía Ri-ga. Ở bến đã có chiếc xe ô-tô đợi sẵn. Người ta dẫn Pơ-sê-glôn-xcai-a đến Ủy ban an ninh nhà nước Lát-vi-a, và để cô ta nghỉ đêm tại một phòng ở cơ quan, giao cho các nữ nhân viên trong cơ quan trông nom.
  Pơ-sê-glôn-xcai-a từ chối không ăn cơm tối, ả im lặng nằm nghỉ trên chiếc đi-văng đã được chuẩn bị sẵn chăn đệm. Ả không thể nào chớp mắt được, và cũng không muốn ngủ. An-na Ca-di-mi-rốp-na suy nghĩ, suy nghĩ mãi... suy nghĩ suốt đêm thâu. Cô ta cay đắng nhận thấy là cô ta vui mừng vì ống thuốc độc không còn nữa, nhưng lúc bấy giờ cô ta không nghĩ như thế. Thực ra, việc gì phải chết? Chết để làm gì? Lúc ngồi trên thuyền cô ta không nghĩ gì cả, mà chỉ thấy tức giận điên cuồng với sự chán chường tuyệt vọng. Lúc ấy cô ta cắn chặt vào cổ áo, cầu cứu ống thuốc độc. Chết, chỉ có chết thôi! Ngoài cái chết ra, cô ta không còn mong gì hơn nữa! Chết à? Nhưng có ai cần đến cái chết của cô ta? Hay chính bản thân cô ta cần nó? Không. Khác với tên ngu ngốc Xê-mê-nốp mà cô ta đã dọa hắn về những "ngón đòn khủng khiếp của cơ quan tình báo", An-nhê-li-a Pơ-sê-glôn-xcai-a biết rất rõ tất cả những cái đó chỉ là nói dối. Tất nhiên cô ta cũng nghe đồn là những người bị bắt đã bị đánh đập, nhưng bao giờ? Sự việc này đã lâu rồi, từ hồi xa xưa. Bây giờ không còn nữa, vì vậy chẳng có gì làm cho cô ta phải lo lắng. Pơ-sê-glôn-xcai-a biết rõ là sẽ không có ai đụng chạm đến cô ta. Vậy thì việc gì cô ta phải sợ hãi? Sao lại phải chết? Tòa án ư? Nhà tù ư? Trại giam ư? Đúng, nhà tù và trại giam có thể làm cho con người khổ sở, nhưng như vậy còn tốt hơn là chết. Tóm lại, cuộc sống không đến nỗi tồi tệ lắm. Bởi vì, thực ra cô ta, An-nhê-li-a còn trẻ. Cô ta mới hơn ba mươi tuổi, lại xinh đẹp. Ồ, cô ta rất biết đánh giá mình! Vậy thì sao lại phải chết?
  Mà biết đâu cô ta sẽ tránh khỏi trại giam và nhà tù? Bởi vì dẫu sao cô ta, Pơ-sê-glôn-xcai-a cũng là người quốc tịch nước ngoài. Lẽ nào người ta lại không nhân nhượng đối với cô ta? Nhân nhượng! Nhưng ai là người nhân nhượng? An-na Ca-di-mi-rốp-na mỉm cười chua chát: tất nhiên cô ta là người ngoại quốc, nhưng như vậy có ích lợi gì cho cô ta? Pơ-sê-glôn-xcai-a là người Ba-lan, một người Ba-lan thuần túy, nhưng cô ta làm sao có thể hy vọng vào sự che chở của đất nước Ba-lan ngày nay, đất nước Ba-lan của chính quyền nhân dân, một đất nước đang tiến bước vững chắc trên con đường xã hội chủ nghĩa? "Tiểu thư" An-nhê-li-a hiểu rõ những người chủ của đất nước Ba-lan ngày nay: đó là những công nhân, nông dân, những phần tử trí thức, những thanh niên và đảng viên cộng sản Ba-lan. Cô ta đã quan sát họ trong những ngày khởi nghĩa ở  Vác-sa-va, thậm chí cô ta đã nhập ngũ với họ. Những người đó đã đấu tranh cho quyền lợi chung, đã chiến đấu vì Tổ quốc Ba-lan tự do xã hội chủ nghĩa, vì tương lai của Tổ quốc mình. "Tiểu thư" Pơ-sê-glôn-xcai-a cũng làm ra vẻ có lý tưởng như thế, nhưng thực ra cô ta đã chế nhạo và khinh miệt những con người đó. Cô ta nghĩ rằng, con người chỉ cần sống cho mình, sống sao để có quyền hành, có điều kiện thỏa mãn những ý thích của bản thân. Và chỉ có mục đích như vậy! Nếu như cần phải chiến đấu, phải hy sinh đời sống thì cũng chỉ là để bảo vệ sự thống trị của chế độ mà trong đó nguyên tắc của cuộc sống là kẻ mạnh áp bức người  yếu, và tận hưởng mọi quyền lợi trong đời sống, còn những người khác thì chẳng coi ra gì, có thể tùy ý cưỡng bức họ. Đó là nguyên tắc sống của "tiểu thư" An-nhê-li-a Pơ-sê-glôn-xcai-a. Vì vậy Pơ-sê-glôn-xcai-a đã đấu tranh, đấu tranh hết sức mình để bảo vệ những nguyên tắc ấy, để bảo vệ quyền chà đạp và khinh bỉ những con người thấp kém hơn mình, để giành quyền tận hưởng những hạnh phúc trong cuộc sống mà nền văn minh đã đem lại.
  Không, ở đất nước Ba-lan xã hội chủ nghĩa ngày nay, Pơ-sê-glôn-xcai-a không thể làm gì được. Như vậy, rõ ràng là cô ta không thể dựa vào quốc tịch Ba-lan của mình.
  Còn nếu như bọn Mỹ... bao nhiêu năm nay cô ta đã làm việc cho chúng, và đã làm việc như thế nào! Nhưng chắc gì chúng đã nghĩ tới cô ta, chắc gì đã lo lắng tới số phận cô ta? Đừng hòng! Cả một lũ ti tiện mà cô ta đã có quan hệ trong những năm gần đây, ngay cả những tên đầu sỏ kếch xù cũng sẽ tìm mọi cách để lẩn tránh và ruồng bỏ cô ta, phó mặc cô ta cho số mệnh. Đó là nguyên tắc sống của chúng.
  Thật vậy, chẳng còn biết dựa vào đâu. Nếu như có ai cứu vớt được cô ta, làm cho thân phận cô ta được thanh thoát, thì cũng chỉ có bản thân cô ta, An-nhê-li-a Pơ-sê-glôn-xcai-a, chứ không phải ai khác. Nếu như cô ta có thể làm cho các cán bộ tình báo tin được là cô ta đã thành thật ăn năn hối lỗi, nếu như cô ta khai cho họ biết tất cả những ai đang bí mật chống lại đất nước của họ (tất nhiên cô ta biết những người đó, tuy không nhiều nhưng cô ta biết!) thì như vậy còn có thể hy vọng vào sự khoan hồng. Chỉ mong sao bị kết án ít năm, điều chủ yếu là còn được sống. Sống! Trong cuộc sống có biết bao nhiêu điều bất ngờ! Tóm lại, mọi sự việc đều có thể xảy ra...
  Nhưng có lẽ những cái đó đều là vô ích chăng? Hay tốt hơn là làm ngược lại: phủ nhận tất cả, không thú nhận một điều gì? Phủ nhận tất cả? Không được. Như vậy là ngu ngốc, rất ngu ngốc: ai mà biết được, họ đã biết những gì về cô ta, nhưng phải thấy rằng họ biết về cô ta không phải là ít. Hơn nữa cô ta lại bị bắt quả tang giữa lúc đang vượt biên giới. Lại còn tờ giấy biên nhận nữa, người ta đã lấy rồi. Giấy biên nhận! Ồ, ông già ngu ngốc, nhưng thực ra lại không phải là ngốc, chính cô ta, An-nhê-li-a Pơ-sê-glôn-xcai-a, mới là kẻ ngu ngốc. Không phải ông già chui vào tròng như cô ta nghĩ, mà là cô ta, chính cô ta đã chui vào tròng. Đó là một bằng chứng không thể chối cãi được...
  Đúng,không thể chối cãi được. Phải thành thật, chỉ có thành thật. Thành thật là con bài cần phải chìa ra. Người ta tin, lúc đó mới có thể cứu vãn được...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM