Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:17:49 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhiệm vụ đặc biệt  (Đọc 42802 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2016, 02:05:58 am »

        Giờ đây chưa chắc phải lúc dò tìm nguyên nhân mà cái chính là cần thể hiện một thái độ, một cử chỉ, một sắc mặt ra sao để đẩy lùi được thái độ nghi ngờ của tên đồn trưởng. Anh Bảy Hữu vẫn rất đoàng hoàng từ tốn của một vị truyền giáo, anh hoàn toàn không nói, tỏ ra là người chỉ biết lo phần hồn, còn phần đời, phần xác đã có tôi. Anh đưa mắt nhìn tôi. Hiểu ý anh, tôi đưa mắt nhìn N.T, Nguyễn Sách, truyền tiếp cái chỉ thị của anh - phải thật tỏ ra bình thản - vai kịch đóng trong lúc này càng đạt bao nhiêu càng tạo điều kiện để tôi lo đối đáp vói tên thiếu úy, bề ngoài tỏ ra thơn thớt nói cười, phân bua, nhưng bên trong y có thể đang chăm chú theo dõi chúng tôi, không bỏ qua bất cứ chi tiết nào. Trước sự soi mói của địch, điều trước hết là anh em đừng để cho khuôn mặt mình mất sắc không được thua về tâm lý trước đòn cân não của chúng.

        Tên Hựu ôn tồn mới chúng tôi lưu lại đồn để chờ lệnh trên và hắn không quên kiểm tra giấy tờ, hành lý. Không có gì khả nghi. Duy có điều mà hắn phân vân là trong mỗi gói bánh tễ của mỗi người có gì để ở trong ruột không? Đọc được ý nghĩ này của Hưu, tôi chủ động cầm chiếc bánh bẻ đôi, bẻ tư, bẻ sáu để chứng minh với đồn trưởng trong ruột bánh là không có gì, nó đích thực là tấm bánh thanh khiết của những tín đồ ngoan đạo dùng làm lương khô ăn khi nhỡ độ đường. Thực ra trong phần bánh tễ của tôi, trong ruột có đựng các huân chương được Nhà nước tặng thưởng.

        Đả lường trước sự thể nên khi nắm, tôi để các huân chương đó ở một góc sát cạnh ngoài có đánh dấu, khi phải xử trí như thế này thì cứ thực hiện như trên đã nói, có điều là phải giành ngay quyền chủ động thuộc về mình, nếu để cho địch trực tiếp làm, chắc chắn là chúng phát hiện được.

        Sau khi biểu diễn “xiếc” thành công, tôi lại gộp sáu miếng bánh ấy lại, nhào nắm như ta nắm cơm để sáu miếng kết dính liền thành một khối bánh vuông góc như cũ, gói lại để trong một cái túi trình trên đồn trưởng, được tên này hài lòng, tôi mang để nó vào noi tập trung hành lý của đoàn do đồn trưởng quy định. Làm như vậy cũng là để lường trước một sự biến khác, biết đâu rất có thể địch tò mò dở ra hoặc lấy cắp để ăn mà tình cờ phát hiện trong ruột bánh tễ của tôi có huân chương cộng sản thì tôi có cớ hợp pháp chối từ thẳng cánh, rằng trước đó tôi đã bẻ bánh thành sáu miếng riêng lẻ rồi cơ mà, đã được đồn trưởng chứng thực là trong bánh không có vật lạ, rằng có kẻ nào đó xấu bụng...

        Sở dĩ có cái tình tiết rối rắm này, vì do tôi cho rằng những tấm huân chương mà Nhà nước tặng là kỷ vật thiêng liêng, là vật bất ly thân, nên khi được lệnh lên đường tôi bỏ nhiều thứ ở lại, để cho hành lý của mỗi người thật gọn nhẹ, chỉ riêng có cái khoản huân chương thì vẫn mang theo, cùng tôi trở ra miền Bắc.

        Một ngày trôi qua!

        Hai ngày trôi qua!

        Ba ngày trôi qua, đến cái ngày mà tất cả chúng tôi phải sống trong một trạng thái cực kỳ căng thẳng, cái mệt mỏi về tâm trạng quả thực là đáng sợ, nhưng tuyệt đối không để cho địch tìm thấy tín hiệu là chúng tôi lo lắng, băn khoăn. Một cuộc hội ý chớp nhoáng kết thúc vào lúc mười lăm giờ. Tất cả đều nhất trí nếu ngày mai tức là bước sang ngày thứ tư vẫn bị giam lổng như thế này, thì tối đến đành bỏ lại tất cả xe đạp, hành lý, bí mật thoát khỏi nơi đây, thẳng lên phía tây rồi bám theo triền núi Trường Sơn mà đi tới. Thế nghĩa là chúng tôi buộc phải trở lại đi theo phương án một - cái phương án chỉ có nghĩa nghi binh, không được chuẩn bị điều kiện để thực hiện. Nhưng không còn con đường nào khác! Lẽ nào ta khoanh tay ngồi đây - nơi hang hùm miệng rắn để đón nhận tai họa đang đến gần. Trước mắt cứ thoát khỏi nơi đây, tới được bìa rừng. Vừa đi vừa tìm cây trái và củ rừng mà ăn để có sức đi.

        Nhưng trước khi thực hiện kế hoạch táo bạo này, tôi tự nhú: Thử thể nghiệm một thủ thuật khác may ra có hiệu lực thì ta vẫn đi theo kế hoạch đã vạch. Ngay từ giờ làm việc buổi chiều, tôi tìm cách xáp vô đồn trưởng, chuyện trò bình thường với một vẻ mặt thật thản nhiên, coi cái việc bắt giữ, săn tìm cộng sản ấy cứ như chuyện trên trời dưới biển, chuyện của mấy ông chức quyền, không có liên quan, ảnh hưởng gì đến chúng tôi những tín đồ chỉ biết có Chúa với viên dồn trưởng chỉ như cái máy thừa hành. Vốn đã đôi lần chạm ly trước, thấy tôi hào phòng, chịu choi, nên khi ngỏ lời mời y đi nhậu, thì hắn nhận lời liền. Bữa nhậu hôm ấy quả thật là lai rai hết cỡ so với các lần gặp hắn trước đây. Nhưng tôi đã có cách chuốc hắn một cách kiềm chế, không để cho hắn say, như thế sẽ lỡ việc, mà ở trạng thái có say có tỉnh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2016, 02:08:17 am »

        Trên đường trở về đồn, tôi bắt đầu bằng chuyện tình cảm.

        - Tôi quả thật có lỗi với thiếu úy! Đã qua lại đây nhiều lần, lại được thiếu úy ban cho ân huệ vô đồn ngủ qua đêm để tránh nguy hiểm. Vậy mà mãi hôm nay mới biết thiếu úy có ba bà với gần một tá sắp nhỏ (thực ra biết chuyện này từ lâu) - tôi thở dài và ân hận rồi lại tiếp tục với khẩu khí của người giàu sang - nếu bịết sớm gia cảnh khó khăn này tôi sẵn sàng kính biếu thiếu úy một ngân phiếu... nhưng hôm nay chỉ còn... - vừa nói tôi vừa móc túi lấy số tiền 2.000 đồng ấn vào tay hắn và nói - xin thiếu úy nhận đây là tấm lòng thành của tôi, một thương gia quê gốc Nha Trang.

        Hựu cầm luôn và không quên lịch thiệp:

        - Xin cám ơn sự đồng cảm của ông đối với gia cảnh của tôi!

        Thế là cá đã cắn câu nhưng mồi còn nhỏ. Biết có thể làm ăn được, tôi lựa lời:

        - Chu chà! Đã ba ngày sống ở đây rồi đó! - Tôi thở dài ngao ngán làm ra vẻ khách quan - Tôi tuy là rất khó chịu nhưng dù sao đã quen, duy chỉ có thầy cả (chỉ anh Bảy Hữu) thì đã sinh bệnh vì từ nhỏ đến giờ thầy đâu có thấy cảnh sống này bao giờ!

        - Cha mắc bệnh gì? - Viên đồn trưởng hỏi lại với vẻ ngạc nhiên và có phần lo lắng.

        - Vì ăn ở thế này, cha đâu có quen. Người đau bụng và bắt đầu đi kiết. Cứ như thế này tôi e bệnh tình của cha sẽ tăng lên và rất có thể lây lan ra cả khu đốn binh của thiếu úy, bệnh kiết ly mà! - Tôi cố tình nhấn thêm cái câu cuối này để tăng sự nghiêm trọng của vấn đề, đánh vào tâm lý sợ bệnh ly của y.

        Tên thiếu úy bỗng sững lại có phần hoi xiêu lòng hỏi tôi: có cách nào vượt qua được không ông?

        Tôi cũng đứng lại và tỏ vẻ đăm chiêu suy nghĩ kèm theo cả thở dài, lí nhí nói với mình: chà gay quá! (Tất nhiên là tôi có thể Bói ngay cái ý định tiếp theo đã được sắp xếp trong đầu, nhưng như thế không có lợi).

        Cái yên lặng này trôi nhanh, tôi vẫn tiếp tục làm ra vẻ bị động để trình bày một thiển nghĩ cúng rất khách quan: Tôi biết việc không cho bất cứ ai đi xa là thiếu úy thi hành lệnh của trên. Nhưng nếu đi gần, chẳng hạn như cho phép chúng tôi đưa cha đến các nhà thờ quanh đây để cha có nơi ăn ở hẳn hoi, bệnh tình cắt giảm thì thiếu úy có thừa quyền ký giấy.

        - Được! Cái đó thì tôi có quyền, - vừa nói viên thiếu úy vừa lấy giấy bút trong túi ra - để tôi viết liền cho ông ngay.

        - Dạ cám ơn!

        Hắn sắp sửa viết, tôi tiến công tiếp:

        - Xin thiếu úy cứ ghi ngắn thôi, không cần dài. Chỉ nói là cho phép đi các nhà tờ, thế là đủ.

        Đang say, say cái được tôi đối xử lịch thiệp, thả sức khi nhậu nhẹt; sau khi tôi đề cao quyền lực của một đồn trưởng, nên chẳng còn có thì giờ đâu mà nghĩ suy ỷ tứ lợi hại, hắn hoàn toàn ghi đúng như lời tôi đề nghị: Được phép đi các nhà thờ. Dưới ký tên thiếu úy đồn trưởng đồn Vân Canh: Nguyễn Đức Hựu.

        Cuộc sống bao giờ cũng ưa cụ thể. Nhưng không phải bất cứ cái chung nào cũng không có tác dụng. Được phép đi đến các nhà thờ. Cái từ chung chung không xác định cụ thể một không gian nào đó giờ đây lại là một thuận lợi rất cơ bản đối với chúng tôi. Đi đến các nhà thờ có thể hiểu là các nhà thờ quanh phạm vi đồn Vân Canh, cũng có thể xa hơn. Trước mắt, chúng tôi có giấy tờ ra khỏi Vân Canh - nơi địch đang giam giữ. Chỉ cần phút giây khi chúng tôi ra khỏi đây, lúc đó bọn mật vụ có cho tên phản bội nào đó đến nhận diện để bắt chúng tôi thì đã muộn, có trời mà tìm. Còn ra khỏi Vân Canh đến bất cứ nơi nào tiếp sau đó, địch hỏì thì chúng tôi cứ chìa cái “bùa hộ mệnh” này ra mà lòe mà đấu càng nâng cái tầm quan trọng bao la của một phái đoàn truyền giáo, có quyền đi khắp miền Nam.

        Cầm trong tay tờ lệnh, tôi cúi đầu lễ phép cám ơn đồn trưởng và binh thản cất nó tên túi áo sơ mi mặc trong, cài khuy cẩn thận mà tôi cứ sợ nó rơi, nó vô tình tuột khỏi nơi mình. Sờ lại lần nữa, thấy nó vẫn nằm kín trong túi ngực, tôi sung sướng muốn reo lên: Thằng ngốc ơi! Mày đã thả hổ về rừng. Nhưng tôi kiềm chế cái phấn khởi ấy lại, giữ nét mặt như chưa thỏa mãn để muốn xua tan cái gì khả nghi vẫn đang còn đọng lại trong đầu óc tên đồn trưởng, để cho công việc của chúng tôi được trót lọt.

        Tôi đi nhanh về báo cáo với anh Hữu:

        - Có giấy tờ rồi anh à!

        - Giấy tờ gì?

        - Anh đọc coi.

        Anh Hữu đọc nhanh, mắt anh sáng lên, nhưng sau đó lại giữ dáng vẻ một vị linh mục đang bất bình vì cái chính quyền này xúc phạm người thay mặt “Chúa” quá nhiều. Song bên trong lại bật dậy tất cả cái tinh hòa của một đồng chí bí thư tỉnh ủy đã có nhiều kinh nghiệm hoạt động vùng địch hậu. Anh chỉ thị chuẩn bị sẵn sàng, sớm mai lên đường.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2016, 02:09:58 am »

        Làm ra vẻ bất cần, đêm hôm ấy chúng tôi đi ngủ sớm, riêng thầy cả thì tiếng rên rầu rĩ càng được gia tăng để đánh vào cái lý cầu an sợ lây bệnh của viên đồn trưởng. Nói là ngủ sớm, nhưng chúng tôi ghé vào tai nhau, thì thầm căn dặn những điều rán chú ý ngày mai khi cuộc hành quân lại tiếp tục. Đoàn đường nằm trên vùng tự do của Liên khu V cũ, nên ngoài những vọng gác công khai ra, địch còn bố trí nhiều vọng gác bí mật, lẩn cả vào hành khách đi trên đường để theo dõi từng cử chỉ, nội dung nói chuyện của người đi trên đường, qua đó chúng có thể phát hiện ra ai là người dân, ai là cộng sản giả dạng. Vì thế tôi lưu ý mọi người là chấp hành nghiêm các quy định về nội dung nói chuyện trên đường. Chỉ được nói chuyện làm ăn, chuyện thờ Chúa, thỉnh thoảng tung màn khói sợ cộng sản nữa.

        Qua mỗi bót gác, địch đều chặn và đòi xét giấy. Nhưng khi xem giấy có họ tên, cấp bậc, chức vụ của đồn trưởng Vân Canh cấp cho đi hành nghề tôn giáo, thì chúng tôi lại được trả lại giấy và lính gác cho đi ngay. Cứ thế đoàn chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình theo đúng kế hoạch đã vạch. Có hai lần vẫy xe nhà binh (quân đội ngụy) đều được họ cho đi nhờ. Chúng tôi vượt sông Bến Hải vào lúc trời nhá nhem tối, ngủ lại ở một nhà cơ sở, sáng mai đi thật sớm, tránh lộ liễu không cho ai biết chúng tôi từ bờ nam con sông này để trở ra Bắc.

        Cuối tháng 2 năm 1956 chúng tôi ra tới Hà Nội. Anh Hữu trở về cơ quan Trung ương Đảng, tôi, N.T, Nguyễn Sách về lại tiểu đoàn 323 trước sự đón tiếp vồ vập của mọi người. Do chấp hành tốt nguyên tắc bí mật, anh em ở nhà đều coi chúng tôi là những người đi công tác xa trở về chứ không biết là chủng tôi vừa mới từ Khánh Hòa trở ra.

        Cuối năm 1957, Phạm Đức Ý đến Xuân Mai thăm tôi. Đây là cuộc gặp gỡ mà cả hai người đều bất ngờ đến sửng sốt. Vừa chợt thấy, Ý đâ chạy đến ôm chầm lấy tôi, cứ thế sụt sùi khóc hoài  khóc mừng thấy tôi vẫn còn sông. Còn tôi cũng vậy, hai mắt cứ ứa lệ vì được gặp lại Ý, người đồng đội chí cốt của mình đã từ Khánh Hòa lặn lội suốt một năm trời ròng mới ra được tới miền Bắc thân yêu.

        Đêm hôm đó chúng tôi nằm chung một giường, chùm chung một chăn, thả sức hàn huyên. Qua Ý, được biết nguyên nhân chúng tôi bị địch giữ lại ba ngày ở đồn Vân Canh là do có sự phản bội của Ch., một tỉnh ủy viên được cử ở lại nằm vùng tiếp tục hoạt động sau Hiệp định Giơ-ne-vơ. Như trên đã kể cùng bạn đọc, trong cuộc họp tỉnh ủy ở căn cứ Đá Bàn để bàn kế hoạch tổ chức cho anh Bảy Hữu và tôi trở ra Bắc theo chỉ thị của Trung ương, Ch. được giao nhiệm vụ trở về Hòn Hèo lo phương tiện vượt biển cho chúng tôi. Ở cuộc họp, Ch. tỏ ra sốt sắng và hứa sẽ làm tốt nhiệm vụ được giao. Nhưng đây chỉ là một hành động giấu mặt, một cử chỉ lấy lòng, chứ thực tế thì y nhân cơ hội này đã thông đồng với địch một âm mưu “cất vó” chúng tôi. Song cái mưu đen đó đã thất bại (vì vượt biển chỉ là kế hoạch nghi binh), địch quay ra nghi ngờ những tin tức mà Ch. mật báo. Để chứng tỏ cái kiếp người làm chó săn, Ch. dẫn địch đến bắt Ý và chú Ba tôi mang về nhà lao giam giữ, đánh đập, tra tấn rất dã man, hòng tìm tung tích chúng tôi.

        Nghe đến đây, tôi vừa buồn căm vừa mừng vui. Buồn căm vì trong hoạt động cách mạng đã không sàng lọc kỹ để cả hạt lép, hạt thối. Nhưng cũng thật mừng vui là đã chiến thắng với một kẻ địch nham hiểm. Đúng là trong lúc họp bàn, chưa ai nghĩ Ch. đã phản bội. Nhưng do ý thức cảnh giác đã trở thành tiềm thức, thành bản lĩnh của người chiến sĩ hoạt động độc lập ở vùng hậu địch đã nhắc nhở chúng tôi như một thói quen, một phản ứng tự nhiên mỗi khi hành động đều phải cân nhắc, phải ngó trước nhìn sau; kế hoạch hoạt động phải kín kẽ, dự liệu tất cả các tinh huống, các chiều thuận lẫn chiều nghịch của nó. Dũng phải có mưu thận trọng phải có quyết đoán là mối quan hệ không thể tách rời làm thành tư chất của mỗi chiến sĩ đặc công. Chính Ch. con chó săn lợi hại trong vụ việc này cũng hoang mang hơn ai hết, y không sao xác định được chúng tôi ra Bắc thật hay đây chỉ là tung tin hỏa mù để chúng tôi vẫn cứ ở trong này. Nếu chúng khẳng định chúng tôi đi theo đường số 1 thì chắc chắn chúng tôi không thoát khỏi đồn Vân Canh.

        Nghe Ý kể, tôi càng mến thương và cảm phục tấm lòng son sắt, kiên trung của anh. Cái đêm trước khi lên đường, chúng tôi đã tập kết ở nhà Ý để chuẩn bị lần cuối. Ý biết rất rõ ngày giờ đường đi và cách thức đi của chúng tôi. Nhưng vì trách nhiệm rất cao với đồng đội, Ý ráng chịu đòn thù, giữ trọn lời thề danh dự của người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, đã không để lộ một tí gì về kế hoạch chúng tôi đi. Không khuất phục kẻ thù, Ý đã vượt ngục một mình thẳng hướng ra Bắc. Cuộc hành trình thật gian lao vất vả... Đói cơm, thiếu nước, lúc đi hợp pháp thênh thang trên các trục đường, lúc đi bất họp pháp chui lủi, cắt rừng, len lỏi băng qua các đồi cây lúp xúp ở vùng giáp ranh... Ý đã vượt qua tất cả để tìm về với đồng đội, tiếp tục nhận nhiệm vụ. Nãm 1965, ý cùng với lớp chiến sĩ đặc công thuộc thế hệ trẻ năng động vượt Trường Sơn trở lại chiến đấu ở mặt trận Tây Nguyên. Tại đây, Ý đã tỏ ra một chiến sĩ đặc công già dặn, có bản lĩnh để cùng với đồng đội đối mặt với quân thù. Và Ỷ đã hy sinh khi anh đang độ chín của một người chỉ huy có nhiều triển vọng. Tôi thực sự xức động khi được tin anh hy sinh, bởi không ai muốn có sự mất mát này! Nhưng tôi lại có quyền mãi mãi tự hào đã có một người đồng đội như anh - Phạm Đức Ý, cho đến giờ phút cuối cùng của đời mình vẫn gắn bổ với binh chủng trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước.

        Binh chủng sẽ ghi công anh, đồng đội sẽ mãi nhớ anh - một trong những người đóng góp xứng đáng của mình vào sổ vàng truyền thống của Binh chủng Đặc công.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2016, 02:17:40 am »

       
Ở mặt trận tây nam Sài Gòn

I

        Vào những năm đầu của thập kỷ sáu mưoi, dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, cả miền Bắc nước ta hăm hở bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội với một niềm tin thật mãnh liệt. Nhưng ở miền Nam đế quốc Mỹ lại nhảy vào thay chân Pháp, chủng dựng lên chính quyền bù nhìn Ngô Đình Diệm, phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ. hò hét lấp sông Bến Hải, chuẩn bị “Bắc tiến”.

        Nhiệm vụ cách mạng ở miền Nam đang đặt ra những vấn đề cấp bách. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xác định: “Con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là dùng bạo lực...”. Cũng bởi có tầm nhìn xa của Đảng mà ngay từ những ngày đầu ra Bắc tập kết, tất cả các cán bộ, chiến sĩ đặc công được lệnh thu gom, tổ chức thành hai tiểu đoàn hoàn chỉnh:

        - Tiểu đoàn đặc công thứ nhất mang phiên hiệu số 5 do anh Tạ Văn Tạo làm tiểu đoàn trưởng gồm các chiến sĩ quê Nam Bộ.

        - Tiểu đoàn đặc công thứ hai mang phiên hiệu số 323 do anh Châu Khải Địch làm tiểu đoàn trưởng gồm các chiến sĩ quê ở Khu V.

        Lúc đầu một số chiến sĩ đặc công của tiểu đoàn 5 chuyển ngành ra ngoài tham gia xây dựng kinh tế, nhưng sau đó được lệnh trở lại quân đội tham gia huấn luyện theo yêu cầu mới một cách có hệ thống để trở lại chiến trường quen thuộc - chiến trường B.21

        Những hoạt động của các đơn vị đặc công tập kết ra Bắc hàng ngày cũng huấn luyện, diễn tập dã ngoại như các đơn vị khác trong toàn quân; cũng thi đua xây dựng quân đội theo phương hướng tiến lên chính quy, hiện đại với đối tượng tác chiến mới; nhưng mọi hoạt động trên đều bám sát theo yêu cầu của chiến trường.

        Năm 1960, sau khi tiểu đoàn đặc công 323 lên đường theo tiếng gọi sôi động của chiến trường Khu V và Tây Nguyên, Bộ  liền chỉ thị thành lập gấp tiểu đoàn đặc công 30. Tôi được chỉ định giữ chức tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn này với nhiệm vụ: Sau khi huấn luyện xong sẽ cùng tiểu đoàn vào Nam chiến đấu. Ngoài nhiệm vụ chung, chúng tôi còn có nhiệm vụ phối hợp cùng các đơn vị bộ binh đánh bại cái gọi là chiến thuật “thiết xa vận” mà Mỹ đang thi thố ở chiến trường B.2 và vùng đồng bằng Khu V.

        Được định hướng rõ ràng, chúng tôi khẩn trương bắt tay vào việc. Tôi dẫn một bộ phận lên vùng gò đồi thuộc tỉnh Vĩnh Phú, học cách sử dụng xe tăng (chủ yếu là học lái). Bộ phận thứ hai theo đường sô 5 xuống Hải Phòng học cách nhảy tàu lửa và cắt toa.

        Phần vì trách nhiệm gương mẫu của người chỉ huy, phần vì tuổi trẻ hăng hái, ham hiểu biết, mong đạt điểm cao trong học tập để được đi chiến đấu, chứ không muốn ở lại làm nhiệm vụ huấn luyện, nên tôi rất chăm học, ham thực hành. Ngoài học lái tăng, tôi tranh thủ học cả lái ô tô. Khi đã bập bẹ biết điều khiển cho xe lăn bánh, thì hễ trông thấy xe nào đỗ là chỉ muốn trèo vào buồng lái, mở khóa, rú ga cho xe chạy.

        Do sự quá hăng hái đó mà một chuyện đã xảy ra. Tôi đã lái chiếc xe xi-tec ra sông lấy nước, do chưa có kinh nghiệm đã để xe lao đầu xuống bến. Đầu xe chúi xuống bắt đầu ngập nước nhưng tôi vẫn tỉnh táo nhanh chóng quay thật mạnh cho phần kính ở hai cửa buồng lái tụt xuống để nước ngoài tràn vào ca bin. Đợi cho mực nước trong buồng lái và ngoài sông bằng nhau, tôi nằm ngửa rồi từ từ lách đầu ra khỏi buồng lái. Anh em đứng trên bờ đang hồi hộp theo dõi tôi một cách lo lắng, nhưng vừa thấy tôi nhô lên khỏi mặt nước, cạnh thành phải của ô tô, thì tất cả hân hoan reo mừng. Anh em đã khen tôi lanh trí, nếu để chậm, áp suất nước bên ngoài tăng lên, lúc đó có muốn mở cửa kính cũng đành chịu. Và như thế chẳng khác nào tự mình ngồi trong cái máy lặn mà không có dưỡng khí, tránh sao khỏi chết ngạt trước khi no nước. Bài học này đúng là chẳng ai lên lóp giảng giải, mà chỉ là ngồi nghe lỏm kinh nghiệm của anh em lái xe truyền cho.

        Chỉ một thời gian ngắn, cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn 30 đã vượt qua bao khó khăn của thời tiết, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ huấn luyện để sau đó - vào cuối năm 1961, tất cả đều thanh thản và tự tin nhận lệnh lên đường.

        Riêng tôi chưa được lệnh lên đường cùng anh em mà phải ở lại tiếp tục công tác huấn luyện đợt mới. Mỗi lần kết thúc huấn luyện, tiễn đưa đồng đội lên đường là trong tôi lại trỗi dậy cái tình cảm bồi hồi, xao xuyến! Mỗi lần cán bộ, chiến sĩ đặc công nhận lệnh bổ sung cho tiền tuyến lớn miền Nam, thì mối quan hệ giữa người ra đi và người ở lại càng khăng khít thêm lên, trách nhiệm thêm lên. Giữa nhiệm vụ chiến đấu ở trong đó với nhiệm vụ xây dựng - huấn luyện ở ngoài này cứ thế mà gắn bó thúc đẩy nhau tiến lên, như có một thỏa thuận giao ước thi đua ngầm. Mỗi bước đi, mỗi thắng lợi, mỗi thăng trầm nào trong đó, kể cả những biến thiên của cá nhân (ai vào đó phát triển thuận lợi, ai gặp khó khăn chung và cả chuyện riêng tư; ai còn, ai mất...) đều được đưa ra trao đổi với ngoài này bằng nhiều con đường thông tin liên lạc. Ngược lại, những nét phát triển mới về chiến thuật, kỹ thuật, về trang bị vũ khí dù nhỏ cũng được thông báo vào trong ấy.

---------------
1. Từ Bộ dùng trong tập sách này chỉ Bộ Tổng Tham mưu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2016, 02:20:08 am »

        Ngày ấy, vào các năm 1960 - 1965, bạn đọc có lúc phấn khởi khi đọc báo, nghe đài được biết “Quân giải phóng miền Nam” đánh thắng giòn giã trận Tua Hai (Tây Ninh); phá nhà hàng Mỹ Cảnh (Sài Gòn) nơi nhân viên tình báo Mỹ (CIA) đang tới đó ăn nhậu. Còn với chiến sĩ đặc công chúng tôi lại phải có nhiệm vụ hiểu rõ các tình tiết của những trận đánh này. Chẳng hạn, ngoài bộ binh ra, còn có đại đội 60 đặc công của Đông Nam Bộ tham gia trận đánh Tua Hai, trong đó tổ ba người do Ngô Minh Trị1 - một chiến sĩ đặc công đã sử dụng thành thạo kỹ thuật tác chiến đặc công đánh trúng vào sở chỉ huy trung đoàn 5 thuộc sư đoàn 7 ngụy. Chúng tôi không dừng lại ở con số thắng lợi như 400 địch chết, bị thương, 1.000 địch phải ra hàng, ta thu được hơn 1.500 súng các loại, mà phải biết nó ở góc độ nghiên cứu. Chúng tôi đã chụm đầu vào nhau trên tấm bản đồ quân sự tỉnh Tây Ninh mà tìm hiểu, suy nghĩ thực chất của các diễn biến, nhờ đó đã có được những kết luận đầy hứng khởi, có ý nghĩa đối với sự phát triển trưởng thành của binh chủng; Đặc công kết hợp với bộ binh có thể tiêu diệt gọn căn cứ cỡ trung đoàn địch. Cũng vẫn lượng thông tin từ chiến trường gửi ra qua làn sóng điện, chúng tôi biết: Huỳnh Phi Long, một chiến sĩ biệt động Sài Gòn đã có công đầu trong nhiệm vụ đánh nhà hàng Mỹ Cảnh ngay trên sông Sài Gòn, nơi mà bốn bề được địch canh phòng cẩn mật. Cùng với các chiến sĩ đặc công, còn phải kể đến công sức âm thầm mà cụ thể của người thứ hai, đó là một bà má nghèo bán quà rong trên đoạn đường Bạch Đằng hôm ấy (30-3-1965). Bà má đó đã nhận chứa trái mìn hẹn giờ nhằm che mắt địch, tạo điều kiện cho Huỳnh Phi Long hoàn thành nhiệm vụ. Sự kiện được giấu kín, báo chí hồi đó không đưa tin, nhưng nhiệm vụ của chúng tôi lại phải hiểu nó một cách rạch ròi, tỉ mỉ, để từ đó mà xây dựng nghệ thuật tác chiến của đặc công - không thể tách rời nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nghệ thuật đó là phải có lòng dân, phải xây dựng thế trận ngay trong lòng dân. Không dựa vào dân, không có dân ủng hộ thì kỹ thuật chiến thuật đặc công dù có hoàn hảo đến đâu cũng khó mà phát huy hết tác dụng.

        Trong những ngày tháng này, những suy nghĩ, những hành động hàng ngày của chúng tôi nhất nhất đều gắn bó với các hoạt động sôi động của chiến trường. Sau khi thành lập trung đoàn 426 đặc công chúng tôi đã nghĩ ngay đến việc huấn luyện như thế nào đây, để khi anh em vào trong đó là chiến đấu được ngay, hạn chế đến mức thấp nhất những xa lạ, ngỡ ngàng. Với cương vị trung đoàn trưởng, tôi trăn trở suy nghĩ và nêu ý kiến trao đổi trong các cuộc họp của Ban chỉ huy trung đoàn. Phải kiên quyết huấn luyện sát với thực tế sôi động của chiến trường, tạo điều kiện cho mọi người ngay từ giờ làm quen với đặc điểm địa hình trong đó, vì đây là trung đoàn đặc công đầu tiên mà hầu hết cán bộ, chiến sĩ quê ở miền Bắc. Được cấp trên chấp thuận, chúng tôi đưa tiểu đoàn 1 do đồng chí Hoàng Đắc Cót làm tiểu đoàn trưởng, Mai Văn Thoạn làm chính trị viên, về thôn Hoàng Gián thuộc huyện Đông Triều (Quảng Ninh), noi có địa hình na ná như Đông Nam Bộ; sông Đạm Thủy cũng quanh co uốn khúc giống như sông Bé, vùng đồi Đông Triều thấp thoáng cảnh sắc vùng núi Cậu (Dầu Tiếng); tiểu đoàn 5 do Nguyễn Văn Bào làm tiểu đoàn trưởng, đưa về chân đèo Mông (Kim Môn, Hải Hưng), vì ở đây cảnh vật mang dáng dấp vùng Thanh Quít, Cầu Đỏ, ngoại thành Đà Nẵng; tiểu đoàn 3 do Tạ Hiên làm tiểu đoàn trưởng, Nguyễn Văn Minh làm chính trị viên được đưa về đứng chân ở vùng Gốt - Miến Môn, nơi có làng mạc, đồng ruộng, đồi núi đất đá xen kẽ hao hao giống một vùng nào đó của Trung - Hạ Lào...

        Biết rằng làm như thế là có nhiều đẻ số trong lãnh đạo, chỉ huy điều hành tiến độ huấn luyện, nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm và chủ động triển khai thực hiện, vì thấy nó có lợi nhiều mặt, nhất là có điều kiện huấn luyện sát gần với không gian chiến trường mà sau này anh em sẽ đến. Trong quá trình huấn luyện, chúng tôi lại dựa vào các nhật ký chiến lệ từ chiến trường gửi ra mà cấu tạo đồn bót địch, xây dựng nội dung tưởng định có những nét rút ra từ các trận Núi Thành, Điện Ngọc (Khu V), Phước Long,

        Núi Cậu, Cần Đâm (Đông Nam Bộ) để anh em thực hành kỹ thuật tiềm nhập. Nhờ đó đã gây được tinh thần hào hứng, hăng say trong học tập, nâng cao lòng tin vào khả năng chiến đấu của mọi người.

        Mặc dù sống trong hoàn cảnh hòa bình trên miền Bắc, nhưng ngày ngày chúng tôi vẫn rèn luyện nếp sống chiến đấu, hòa nhập với chiến trường, tự giác chịu đựng những điều kiện khắc nghiệt trong huấn luyện, hành quân, sinh hoạt. Tất nhiên trong chúng tôi không phải không có người băn khoăn suy tính, nhưng số đông vẫn rất điềm tĩnh, thanh thản và tự tin.

        Từ buổi lên đường vào Nam làm nhiệm vụ tiền trạm của các chiến sĩ đặc công khởi hành vào một sáng tháng 7 năm 1955, hàng năm có những chuyến đi tiếp nối đông thêm2 với một trọng trách thật nặng nề mà cũng rất rõ ràng - đối mặt với một kẻ thù có tiềm lực kinh tế và quốc phòng mạnh nhất trong phe đế quốc và có nhiệm vụ phải thắng chúng, và ai cũng biết trước là sẽ hy sinh, gian khổ, đói khát, bệnh tật, nhưng không một ai trù trừ. Từ miền Bắc vào, họ đã góp phần phát triển lực lượng đặc công theo cấp số nhân, có mặt ở hầu khắp các chiến trường.

------------------
1. Năm 1965, Ngô Minh Trị được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang.
2.  Một vài con số bộ đội đặc công đã chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam: 1961 và 1962: 1.122 người; 1965-1966: 3.200 người; 1967: 4.364 người; 1968: 4.224 người v.v...
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Sáu, 2016, 02:25:48 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2016, 02:24:10 am »

       
II

        Năm 1967 là một năm cự kỳ sôi động.

        Oét-mo-len, tư lệnh quân đội Mỹ ở miền Nam đã gửi gắm tất cả niềm hy vọng của ông ta vào cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai. Mà hướng chính của cuộc phẩn công này là chiến trường Đông Nam Bộ.

        Cuộc hành quân Gian-xơn Xi-ty - một cuộc hành quân lớn nhất từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1967 vào chiến khu Dương Minh Châu với bảy lữ đoàn Mỹ, hai chiến đoàn ngụy nhằm diệt cơ quan đầu não, diệt chủ lực của ta, triệt phá toàn bộ kho tàng căn cứ của ta và phong tỏa biên giới đã bị thất bại. Lực lượng đặc công bằng các hoạt động tác chiến độc lập, bằng phối họp với các đơn vị bộ đội bộ binh đã góp phần cùng quân dân Đông Nam Bộ đánh bại cuộc hành quân chiến lược của địch như đã đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất phá 260 máy bay; vào sân bay Biên Hòa phá 184 máy bay; và vào các sân bay trực tiếp phục vụ các cuộc hành quân, các căn cứ Dầu Tiếng, Lai Khê, tổng kho Long Bình v.v...

        Sau thắng lợi đập tan cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai của địch, Trung ương họp, tiếp đến Bộ Chính trị họp quyết định chuyền cuộc chiến tranh cách mạng miền Nam sang một thời kỳ mới.

        Cả miền Bắc hướng ra chiến trường.

        Quyết định của Trung ương và Bộ Chính trị như một tiếng kèn xung trận thôi thúc. Binh chủng Đặc công được thành lập theo chỉ thị của Bộ đã tăng cường thêm lực lượng vào chiến trường- 2.563 cán bộ, chiến sĩ được tổ chức thành đội ngũ lên đường, chủ yếu là vào chiến trường B.2. Anh Cao Pha, phó tư lệnh binh chủng đi chiến trường Đường 9, anh Nguyễn Đức Trúng, tham mưu trưởng đi chiến trường B.3 (Tây Nguyên), anh Nguyễn Tư, phó tham mưu trưởng đi chiến trường Trị - Thiên - Huế...

        Những ngày này trong binh chủng Đặc công, không khí lên đường đi chiến trường đã thực sự trở thành những ngày hội.

        Mãi sau ngày 2 tháng 9 năm 1967, tôi mới được lệnh lên đường vào Nam chiến đấu.

        Thế là điều mơ ước đến cháy bỏng trong tôi đã được thực hiện - mong ước được trở lại chiến trường.

        Không một vấn vương, bịn rịn nào níu kéo đối với lần lên đường này, đã hơn mười năm tập kết ra Bắc tôi vẫn sống độc thân. Suốt khoảng thời gian dài ấy, tôi và những động đội của tôi đã thực sự sống một cuộc sống mong đợi, bởi ngày đêm tiếng gọi của chiến trường cứ hối thúc đối với những người con miền Nam (trong đó có tôi, đến lúc ấy vẫn còn ở lại miền Bắc).

        Đi theo đường nào, bằng phương tiện gì? Đó là công việc của trên, do trên quyết định, mà cá nhân chỉ có nhiệm vụ nghiêm chỉnh chấp hành. Nhưng về phần mình, tôi phải chuẩn bị phương án khó khăn nhất, phải' sẵn sàng mọi thứ cho hành quân bộ, theo con đường “xẻ dọc Trương Sơn”, kể cả việc chiến đấu với địch mở đường mà đi. Nhưng không hiểu vì sao lúc này tôi lại mơ về một cuộc hành quân bằng xe đạp như tiểu đoàn 1 đặc công đã thực hiện hồi đầu năm 1967 mà tôi được chứng kiến. Hôm ấy vào một buổi sáng tháng Giêng, tiết trời bỗng rét đậm vì có đợt gió mùa đông bắc bổ sung, từ thông Hoàng Gián (Đông Triều) toàn tiểu đoàn hành quân bằng xe đạp, ngược đường 18 lên Phả Lại, qua Bắc Ninh xuôi về hướng Nam. Lúc ấy không quân Mỹ đang đánh phá miền Bắc rất dữ, hầu hết các cầu phà đều bị bom đạn Mỹ phá hỏng. Trong tình hình ấy, hành quân bằng xe đạp có vẻ an toàn, vừa cơ động. Nhưng cũng có trục trặc xảy ra. Đó là một đại đội trưởng của tiểu đoàn này đi xe chưa thạo, nên ngày đầu va quệt, ngã bị thương phải vào nằm viện. Bài học rút ra là do giản đơn, chủ quan, cho xe đạp không có gì phức tạp, ai cũng đi được nên không chú ý kiểm tra nhắc nhở mọi người phải tập luyện thật tốt trước lúc lên đường.

        Tôi đang suy nghĩ chuẩn bị về chuyến đi sắp tới thì Bộ gọi lên phổ biến: Chuẩn bị sẵn sàng cùng đi với anh Phạm Hùng...

        Tôi chưa hiểu thế nào thi đồng chí đại diện của Bộ đã giải thích và nói rõ thêm:

        - Đồng chí Phạm Hùng, ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ. - Ngừng một lát, đồng chí đại diện Bộ hạ giọng vừa như tiết lộ bí mật riêng với tôi, vừa cố ý nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyến đi - Anh Phạm Hùng vào trong đó phụ trách Bí thư Trung ương cục thay anh Nguyễn Chí Thanh vừa mới mất...

        Tôi thật xúc động khi thấy được tính chất quan trọng của chuyến đi. Tuy các anh trên Bộ không giao nhiệm vụ nhưng tôi tự ý thức được rằng, mình phải có trách nhiệm bảo vệ anh Phạm Hùng suốt chặng đường, mặc dầu lúc ấy chưa được trên phổ biến ngày giờ và cách thức đi như thế nào.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2016, 07:32:25 pm »

        Hai hôm sau trên điện xuống Bộ tư lệnh binh chủng, nhắc tôi chuẩn bị gấp các thủ tục để đi làm hộ chiếu. Nhận điện xong, tôi thấy mình ngỡ ngàng, khó hiểu. Bởi nói đến hộ chiếu là nói đến việc đi nước ngoài, nói đến công tác ngoại giao, điều không bao giờ tôi nghĩ tới. Nhưng rồi mọi suy đoán không tìm ra đáp số đã được các anh ở trên giải đáp liền sau đó: xin cấp hộ chiếu là để tạo điều kiện cho tôi đi theo đường công khai, hợp pháp bằng phương tiện máy bay. Tất nhiên sẽ phải vòng vèo qua một số nước rồi mới đến B.2, dù sao cũng nhanh gấp nghìn lần nếu hành quân bộ theo đường Trường Sơn. Đại để là như vậy, còn cụ thể phải làm gì, đi đường nào, sẽ có hướng dẫn sau, anh khỏi lo.

        Thế là tôi đã thực sự yên tâm, một thứ yên tâm xen lẫn bồn chồn, chờ đợi cùng với những lo lắng.

        Ba ngày sau khi làm xong hộ chiếu, chiếc xe com-măng-ca đưa tôi thẳng đến sân bay Gia Lâm vào một buổi sáng dịu mát, bầu trời trong xanh. Dấu vết bom đạn Mỹ vẫn hằn trên mặt sân bay, trên các tấm mái tôn của nhà chờ, lỗ chỗ nhiều vết đạn, tạo thành những hoa nắng hình tròn lung linh in xuống nền nhà. Thoáng có bóng người đi lại, ngồi đứng trong nhà đợi. Đến gần mới rõ, đó là phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do anh Trần Bửu Kiếm dẫn đầu cũng cùng đi chuyến máy bay này. Đồng chí cán bộ giao liên dẫn tôi vào gặp anh Phạm Hùng đang ở căn phòng nhỏ phía bên trái nhà đợi để nhận nhiệm vụ. Vừa đến cửa, tôi chưa kịp chào thì anh Phạm Hùng đã nắm chặt tay tôi, giọng xởi lời, thân mật:

        - Tư Cường phải không?

       - Dạ!

        Tôi đáp lại rồi cứ thế ngắm nhìn anh. Anh vận bộ đồ công tác bằng vải tít-xuy màu ghi, thắt ca vát màu nâu sẫm, dáng vẻ một người làm công tác ngoại giao có chú ý đến sự chải chuốt nhưng vẫn tỏ ra là một cán bộ có đức độ; cái giản dị, đôn hậu, chân thành vẫn hiện đậm trên khuôn mặt, tỏ rõ trong cử chỉ, lời nói.

        Bom Mỹ đã làm cho căn phòng biến dạng, cửa kính vỡ, tường có vết nứt và một mảng vữa đã rơi, trơ ra hàng gạch phía sau mốc xám. Nhưng những nhân viên hàng không có trách nhiệm tiếp khách vẫn tạo cho căn phòng sạch sẽ, ngăn nắp, với bộ bàn ghế được kê ngay ngắn, trên đặt bộ ấm chén của nhà máy sứ Hải Dương trắng muốt, có cả gói chè Hồng Đào và gói thuốc lá Điện Biên bao bạc.

        Anh Phạm Hùng kéo ghế bảo tôi ngồi. Trước hết anh biểu dương tôi: Khá lắm! Tư kiếm đâu ra được bộ đồ com lê vừa in, nom y hệt một nhân viên ngoại giao thực thụ, chứ không phải là “đặc công cộng sản”.

        Tôi chưa kịp thưa lại thì anh Phạm Hùng vào việc luôn. Bằng giọng nói sôi nổi, thân mật anh chỉ thị:

       - Tôi và Tư đi cùng với đoàn anh Trần Bửu Kiếm, đóng vai đoàn viên. Khi lên máy bay ta ngồi hàng ghế sau cùng để tránh con mắt tò mò của những người lạ mà mình không biết họ là ai, làm gì, quốc tịch nước nào. Mọi việc xử trí đã có anh Trần Bửu Kiếm lo, ta chỉ có nhiệm vụ duy nhất là không nói chuyện - rồi anh cười sảng khoái nói tiếp - ngậm miệng ăn tiền mà Tư!

        Ngoài kia máy bay đã nạp xăng, động cơ bắt đầu khởi động, bật thành một âm thành ầm ì gầm xé vang xa, làm náo động khoảng không gian hẹp, ập đến nhà chờ, gây khó chịu trong vỏ não mọi người. Anh Phạm Hùng nhìn đồng hồ, rồi kết luận như một mệnh lệnh lên đường:

       - Chặng đầu hãy cứ thế. Các chặng sau sẽ tùy thuộc vào diễn biến cụ thể mà có bổ sung.

        Đã gần đến giờ máy bay cất cánh. Tất cả chúng tôi đều tề tựu dưới chân máy bay, nơi hành khách lên xuống.

        Cuộc tiễn đưa không diễn ra, đáp từ mà chỉ có những cái bắt tay lắc mạnh kèm theo những lời chào thắng lợi và những cái nhìn vừa lưu luyến vừa kiên nghị của những người ở lại đối với người ra đi. Tất cả đều diễn ra nhanh gọn. Máy bay lăn bánh trên đường băng rồi tăng tốc rời khỏi mặt đất, nâng dần độ cao. Bầu trời trong suốt từ trên nhìn xuống không một gợn mây, cảnh vật hiện ra dưới nắng sớm đầu thu thật đẹp. Sông Hồng hết hung dữ, chảy hiền hòa quanh co uốn khúc như dải lụa đào bay theo gió, bên phía tả ngạn hiện rõ những chuôm nước hình tròn đều cách nhau, vạch thành một đường băng qua cánh đồng huyện Kim Anh, đến tận chân dãy núi Tam Đảo. Đó là dấu chân ngựa Gióng sau khi đánh tan giặc Ân, trở về dãy núi Sóc Sơn rồi biến mất... Chuyện đã đi vào ký ức nhận thức của mỗi con người, nhưng hôm nay bay qua nơi đây tự nhiên tôi thấy lòng mình rung động lạ thường...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2016, 07:34:17 pm »

        Một trục trặc không nhỏ xảy ra ngay chặng đường khởi đầu này. Đó là hộ chiếu của anh Phạm Hùng vẫn còn nằm tại Hà Nội, mà nguyên nhân là do đồng chí bí thư của anh đã quên không bỏ nó vào cặp cho anh, mặc dầu trước khi đi anh đã nhắc đồng chí bí thư nhiều lần về việc này. Sau khi điện xin chỉ thị ở nhà, thì được trả lời: máy bay quay trở lại lấy hộ chiếu!

        Trên đường bay về cũng thật hồi hộp. Sợ hệ thống phòng không của ta chưa nhận được điện báo hoặc chưa thông báo kịp thời xuống các trận địa lẻ là có máy bay ta bay qua, thi rất dễ bị thiêu cháy bởi lưới lửa phòng không dày đặc của ta từ mặt đất quạt lên!

        Mọi người nhẹ nhõm thở phào khi máy bay hạ cánh an toàn xuống sân bay Gia Lâm, thì vừa lúc đó một máy bay lên thẳng từ Hà Nội bay sang cũng hạ cánh kề bên, làm nhiệm vụ chuyển hộ chiếu đến anh Phạm Hùng, vì lúc này cầu Long Biên vừa bị máy bay Mỹ đánh hỏng nhịp giữa cách đây hai giờ, ô tô không qua lại được.

        Thế là chỉ trong một ngày, chúng tôi đã hai lần tạm biệt sân bay Gia Lâm, bay bổng lên bầu trời phía bắc của Tổ quốc để chiều hôm ấy có mặt ở thủ đô nước láng giềng. Chặng đường thứ nhất của chuyến đi như vậy là an toàn.

        Chặng đường thứ hai, chúng tôi qua một số nước trung lập trên máy bay của Hãng hàng không Pháp với tiện nghi khá sang trọng. Cùng đi trên chuyến máy bay này có đoàn đại biểu chính phủ Thụy Điển và một số ký giả phương Tây. Vì thế anh Phạm Hùng đã lưu ý tôi: Ta càng phải giả đò là những đoàn viên thuộc cỡ rất bình thường, làm lạc hướng sự theo dõi của những người cùng đi, nhất là không để bọn CIA. giả danh đánh hoi thấy, theo dõi đường đi của ta, đặc biệt là chặng cuối cùng trước khi đến B.2. Anh vẫn không quên nhắc lại - ngậm miệng ăn tiền nghe Tư!

        Mỗi con đường đi tới chiến trường đều có thuận lợi và khó khăn riêng. Con đường nào cũng là kết quả của sự tổ chức tài tình và khoa học của Đảng quang vinh, của Bác Hồ vĩ đại. Đường mòn Hồ Chí Minh, đường mòn trên biển, và đường dây họp pháp mà tôi được Đảng tin cậy cho đi hôm nay đều có những nét độc đáo, trong đó có điểm cho phép được kể cùng bạn đọc, nhưng có những chi tiết hành quân vẫn còn phải giữ kín với thời gian. Chỉ khi đặt chân vào tới chiến trường B.2 chúng tôi mới không còn đóng vai nhân viên ngoại giao nữa, mà trở lại sắc áo thân quen của chiến sĩ Quân giải phóng thực thụ hoạt động trên đất miền Đông: Quần áo bà ba đen, tăng, võng, tất cả đều bằng sợi tổng hợp nhẹ, xốp, chịu ngấm nước và cũng mau khô, đầu đội mũ tai bèo với nắm com vắt đeo bên hông.

        Nhận xong các trang bị như thế, chúng tôi bắt đầu cuộc hành quân bộ, vượt qua một đoạn đường mất khoảng hai tiếng đồng hồ thì tới binh trạm đầu tiên kề với mảnh đất Đông Nam Bộ, lúc ấy khoảng lối 18 giờ (ngày 10 tháng 9 năm 1967). Tại đầy đã có một tổ giao liên vũ trang chờ sẵn để đón chúng tôi. Sau khi trả lời đúng mật khẩu, các đồng chí giao liên mừng rỡ đến ôm chầm lấy anh Phạm Hùng và tôi:


        - Tụi cháu chờ các chú hoài à!

        - Các chú từ ngoài Bắc vô phải không?

        - Sao các cháu biết? - Tôi hỏi lại.

        - Dạ, thấy chú mập quá mà!

        Chúng tôi lên đường ngay, khi trời vừa chạng vạng tối thì cũng vừa tới Xóm Giữa, Lò Gò (Tây Ninh), nơi ở và làm việc của anh Nguyễn Hữu Thọ. Anh Thọ từ trong căn nhà nhỏ xinh lợp lá trung quân với dáng vẻ nhanh nhẹn bước vội ra sân, chìa tay nắm chặt tay anh Phạm Hùng, hai người cứ thế ôm nhau trong yên lăng hồi lâu. Một niềm vui gặp mặt tuy đã được báo trước mà vẫn cứ thấy ngỡ ngàng ở cả hai anh.

        Anh Thọ tổ chức “chiêu đãi” cơm tối và giữ chúng tôi ngủ lại qua đêm...

        Thế là sau khi bay qua một chặng đường hàng không vòng vèo, tôi đã đến với chiến trường Đông Nam Bộ. Giây phút đầu tiên thật bồi hồi, xúc động về cái mảnh đất xa mà gần, lạ mà thân quen gắn bó từ lâu, làm thức dậy trong tôi một ký ức khó quên, trở thành máu thịt. Ấy là khi lần đầu tiên được nghe các anh giáo viên đặc công quê ở Đông Nam Bộ kể về trận đánh theo kiểu “đặc công” đầu tiên ở quê anh, tại lóp học đặc công ở Liên khu V hồi tháng 10 năm 1952.

        Chuyện ngẫu nhiên đó mới xảy ra vào một đêm cuối năm 1947, một du kích sau khi bảo vệ đoàn cán bộ vượt qua đường Tân Ba - Tân Uyên trở về, thì trời đổ mưa to kèm theo là sấm chớp rất dữ; quần áo ướt sũng, toàn thân run lên vì thấm lạnh, anh liền đến một tháp canh của địch cạnh đó trú tạm vì quanh đấy đều tráng địa. Nhưng do cái việc “liều” không tính trước ấy đã giúp anh phát hiện địch có rất nhiều sơ hở, diệt chúng dễ ợt. Nhưng cái bí mật là lấy đâu ra vũ khí, chí ít cũng phải có dăm ba trái nổ (lựu đạn). Sáng hôm sau, anh dậy sớm tìm đến một đơn vị bộ đội địa phương đóng gần đó hỏi mượn trái nổ. Lúc này vũ khí thật hiếm, bộ đội tập trung huyện, tỉnh chỉ được trang bị loại trái nổ 0F do xưởng quân giới Miền tự sản xuất, nhưng cũng không được nhiều.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2016, 07:40:51 pm »

        Đồng chí chỉ huy đơn vị nửa đùa nửa thật nói:

        - Mượn thì phải trả, có chịu không?

        - Chịu chứ! - Đồng chí du kích tự tin khẳng định - Đánh thắng về tôi trả lãi gấp đôi.

        Có được ba trái lựu đạn, đêm đó anh mang thêm một cái thang sau đó bí mật tiếp cận, anh bắc thang trèo lên cửa ra vào, cứ thế thả trái nổ xuống chổ địch nằm chẳng khác nào thả cái vào lỗ đáo. Chỉ có ba trái nổ, toàn bộ bọn địch bị diệt gọn, thu tám súng...

        Ba tháng sau (đêm 18 rạng 19 tháng 3 năm 1948) từ chuyện thắng lợi bất ngờ mà giòn giã kể trên, du kích Tân Uyên do đồng chí Trần Công An (tức Hai Cà) trợ lý tác chiến huyện đội, đã vận dụng vào trận tháp canh cầu Bà Kiên (ấp Mỹ Chánh, xã Phước Bình) diệt toàn bộ địch ở đây. Tiếp đó đêm 18 rạng 19 tháng 5, đồng chí Trần Công An lại chỉ huy du kích bí mật tiềm nhập, cắt rào, dùng bộc phá tự chế “FT” (phá tường) đánh sập tháp canh cầu Bà Kiên lần thứ hai. Các kiểu công đồn đặc biệt đó được anh em đặt cho cái tên là “đặc công”. Những chuyện trên tuy đơn sơ, mộc mạc nhưng đã gây cho tôi những cảm xúc không quên với những người đi trước. Tất cả những sự kiện và những con người đó, trên chính mảnh đất mà tôi đang đứng này, cứ nối tiếp hiện lên như cổ vũ khích lệ tôi về một quá khứ thật anh hùng.

        Sáng hôm sau, tôi lên chào anh Phạm Hùng và anh Nguyễn Hữu Thọ, theo đồng chí giao liên đưa đến nơi ở và làm việc của anh Sáu Nam (đồng chí Lê Đức Anh) nhận nhiệm vụ.

        Tuy mới gặp anh lần đầu nhưng tôi biết anh, cũng qua chuyện kể ở lớp học đặc công Liên khu V:... Ngày ấy (tháng 2-1952) với cương vị tham mưu trưởng Liên khu VII (Đông Nam Bộ), anh tổ chức một đoàn gồm mười cán bộ của các tiểu đoàn chủ lực đã từng tham gia nhiều trận “công đồn đặc biệt” và đã tham gia lớp huấn luyện kỹ thuật tác chiến đặc công ở Sình Bà Đá (chiến khu D) hồi năm 1949, đi cùng anh ra Bắc công tác.

        Trên đường đi, đoàn có nhiệm vụ phổ biến kinh nghiệm chiến đấu đặc công cho một số tỉnh mà đoàn sẽ đi qua trong đó có lớp huấn luyện ở Liên khu V.

        Như vậy là anh đã gắn bó với đặc công ngay từ buổi sơ khai, chứng kiến những bước phát triển của lối đánh giặc độc đáo này. Sự gắn bó vô hình giữa anh và tôi - những chiến sĩ đặc công của Nam Trung Bộ, cũng bắt đầu từ cái buổi ra đi xa xưa của anh.

        Hôm nay anh gọi đến giao nhiệm vụ, tôi thấy anh vẫn rất say sưa tâm đắc với binh chủng và cách đánh của đặc công. Mặc dầu lúc này công việc rất khẩn trương, anh vẫn lưu tôi lại đây một tuần để trao đổi công việc. Anh kêu cả anh Ba Trần (tức Trần Văn Danh) cục phó Quân báo. Hai Nghiêm1 cục phó Tác chiến Miền đến cùng nghe tôi báo cáo tình hình phát triển của lực lượng đặc công và những kinh nghiệm tổ chức xây dựng và chỉ huy chiến đấu của lực lượng đặc công ở chiến trường B.l, B.3, v.v... mà Bộ tư lệnh Đặc công đã giao cho tôi nhiệm vụ vào báo cáo với B.2, trước lúc lên đường. Thật cảm động được các anh dành cho sự ưu ái này, nhưng cũng vì thế mà tôi trở nên lúng túng, không biết báo cáo như thế nào, nên bắt đầu từ đâu?

        Phút im lặng đó trôi nhanh. Tôi lần lượt báo cáo cùng các anh những chỉ thị của Bác Hồ, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng sau những lần trực tiếp nghe đại diện đặc công và những kinh nghiệm tổ chức xây dựng và chỉ huy chiến đấu của lực lượng đặc công lên báo cáo về tình hình tổ chức lực lượng, huấn luyện chiến đấu chi viện cho tiền tuyến miền Nam; về các trận đánh vừa có hiệu suất chiến đấu cao vừa mang lại những bài học chỉ đạo nghệ thuật tác chiến đặc công như các trận Tua Hai (Tây Ninh), Núi Thành (Quảng Nam), Plây Me (Plây Cu) v.v...

        Quá trình nghe tôi trình bày, anh Ba Trần đã hỏi sâu hơn về đơn vị đặc công tham gia đánh vào trại lính Mỹ Hô-lô-uây ở thị xã Plây Cu hồi tháng 2 năm 1965, bởi trận đánh có sức thối động mạnh mẽ, buộc Nhà trắng Mỹ phải khẩn cấp họp Hội đồng an ninh quốc gia quyết định di chuyển phụ nữ, trẻ con Mỹ ra khỏi Sài Gòn... Anh Hai Nghiêm khai thác các khía cạnh về nghệ thuật chỉ đạo tác chiến đặc công, về tổ chức hợp đồng chiến đấu giữa đặc công và bộ binh trong các chiến dịch tổng họp.

--------------
1. Tên thật là Trần Nghiêm, nguyên trung twowngs, tw lệnh quân khu 9, mất năm 1985
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2016, 07:42:37 pm »

        Sự chú ý theo dõi và những câu hỏi xen kẽ của các anh càng khích lệ tình thần phấn hứng trong tôi, khiến tôi càng say sưa kể. Từ những đơn vị nhỏ lẻ lúc đầu đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Cục Quân báo Bộ Tổng tham mưu đến giữa năm 1966, Quân ủy Trung ương đã quyết định hợp nhất ba đơn vị: Lữ đoàn 305 dù (trực thuộc Bộ), trung đoàn 426 đặc công (trực thuộc Cục Quân báo) và đoàn 126 đặc công nước (trực thuộc Bộ tư lệnh Hải quân) để thành lập binh chủng Đặc công.

        Với tư cách là người được chứng kiến trực tiếp, tôi đã tường thuật tỉ mỉ cùng các anh về buổi Bác Hồ đến thăm trung đoàn 426 đặc công và xem trung đoàn này trình diễn kỹ thuật, chiên thuật đánh căn cứ Mỹ, tổ chức tại trường Dân tộc Trung ương(1) vào tối 19 tháng Ba năm 1967. Dưới ánh đèn pha cực sáng, mọi người nhìn rõ Bác ngồi trong sương đêm giá lạnh dáng vẻ ung dung, thư thái, thỉnh thoảng chòm râu bạc của Bác lại rung rung kèm theo là nụ cười đôn hậu, ân tình, tỏ ý bằng lòng các chiến sĩ đặc công thực hành kỹ thuật tiềm nhập giỏi như có “phép thuật” tàng hình, bò sát nơi Bác ngồi mà Bác không biết. Khoa mục huấn luyện kết thúc, tiết trời càng lạnh, Bác vẫn ở lại nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ có mặt trong buổi tập tối hôm đó. Một không khí trang nghiêm mà ấm tình cha con lan tỏa khắp hội trường lớn của trường Dân tộc. Bác nói ngắn gọn mà sâu sắc, chứa đựng những vấn đề rất cơ bản về phương hướng, nội dung, nguyên tắc cho bước đi lên mãi mãi của binh chủng; đặc biệt chúng tôi được Bác chỉ thị một cách đầy đủ, rõ ràng về nhiệm vụ, tính chất của binh chủng:

        "... Đặc công tức là công tác đặc biệt, là vinh dự đặc biệt, cần phải cố gắng đặc biệt”.

        Ngay hôm đó và mãi mãi sau này, chúng tôi ghi lòng tạc dạ lời dạy bất hủ của Bác đối với binh chủng. Đó chính là một mệnh lệnh quân sự, một chỉ thị lãnh đạo của vị lãnh tụ, vị thống lĩnh tối cao của dân tộc, của Đảng quang vinh, mà mỗi cán bộ, chiến sĩ đặc công phải tâm niệm, nghiêm chỉnh chấp hành.

        Ngày 19 tháng Ba năm 1967 - ngày Bác đến thăm và chỉ thị những điều quý báu và công bố chính thức thành lập Binh chủng Đặc công...

        Đến ngày cuối cùng của một tuần lễ tôi lưu lại ở nơi làm việc của anh Lê Đức Anh, hom đó anh mới chính thức giao nhiệm vụ:

        - Đông Nam Bộ là đất dụng võ của đặc công đấy. Tình hình đang rất khẩn trương, hướng nào cũng cần có đặc công. Đồng chí vào thời điểm này là rất đúng lúc.

        Không gian yên ắng, một chút yên ắng thật hiếm ở nơi chiến trường đang còn đặc quánh cái mùi hăng hăng đến khó chịu của bom đạn Mỹ trút xuống sau hai cuộc phản công mùa khô vẫn còn lan tỏa quanh đây.

        Anh nghiêm nghị nhưng vẫn thấy cái xởi lởi, dễ gần. Giọng anh pha trộn nhiều miền của đất nước nhưng vẫn thoáng nghe được cái âm sắc của Thừa Thiên - Huế nơi quê anh - nhỏ nhẹ, chậm rãi, dễ nghe:

-           Là chiến sĩ đặc công lại về công tác ở phòng Đặc công, đồng chí về đó sẽ rõ công việc phải làm. Quyết tâm có rồi, lúc này là suy nghĩ tìm biện pháp thực hiện.

        Tôi vẫn chăm chú tiếp nhận nhiệm vụ anh giao. Nhưng đến đây, anh đứng dậy chủ động chìa tay nắm chặt tay tôi, nét mặt anh rạng rỡ:

-           Chúc đồng chí thu nhiều thắng lợi!

        Tôi rút chân đứng nghiêm, chào theo tư thế quân sự.

        Anh nắm tay tôi lần nữa, nói thêm, như có ý nhấn mạnh:

-           Tình hình khẩn trương lắm rồi. Vấn đề lúc này là phải hành động.

        Không khí chiến trường, phong cách năng động của người chỉ huy ở nơi anh đã truyền sang tôi một cách mạnh mẽ bằng chính những cử chỉ, lời nói của anh.

        Tôi hăm hở về nhanh với gia đình đặc công của mình. Đó là phòng Đặc công trực thuộc Bộ Tham mưu Miền có bí danh là 216. Gọi là gia đình vì ở đó tôi sẽ được gặp lại bạn bè, đồng chí đã từng san sẻ niềm vui, nỗi nhớ những ngày đầu tiên khi mới tâp kết ra Bắc, từng cùng nhau qua các lóp chuyển binh chủng, qua khổ luyện kỹ thuật ở Xuân Mai, Vĩnh Phú, ở biển Hải Phòng để rồi lần lượt bổ sung vào chiến trường trong đó có phòng Đặc công Miền.

        Gọi là phòng nhưng cơ cấu tổ chức cũng thật đặc biệt, có ban tham mưu, chính trị, hậu cần để làm chức năng vừa xây dựng, huấn luyện đặc công nói chung, vừa chỉ huy các đơn vị đặc công trực thuộc Miền trong các đợt hoạt động độc lập, trong các chiến dịch binh chủng hợp thành và các chiến dịch tổng họp do Bộ chỉ huy Miền và Trung ương cục chủ trương.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM