Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:31:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vì bầu trời Tổ quốc thân yêu  (Đọc 30192 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2016, 10:05:02 am »

        Cuộc họp của Bộ tư lệnh Ra đa sáng ngày 19 tháng 12 năm 1972 có mặt Chính ủy binh chủng Hoàng Văn Ngữ, Tư lệnh phó Đào Văn Dương, Tham mưu phó Hứa Mạnh Tài và tôi - phó chính ủy binh chủng. Sau khi nghe tôi và đồng chí Hứa Mạnh Tài báo cáo tình hình chiến đấu đêm 18 tháng 12, Bộ tư lệnh binh chủng đã kết luận: Trong chiến đấu đêm 18 tháng 12 các đơn vị toàn binh chủng đã hoàn thành tất nhiệm vụ. Trung đoàn 290 đã phát hiện nhiễu của địch sớm, giúp cho binh chủng và Quân chủng cảnh giác trước âm mưu của địch. Các đơn vị 292 đã phát hiện kịp thời F111 bay thấp, tiếp đó là các đơn vị 293 phát hiện các loại máy bay vào đánh phá các sân bay, trận địa pháo phòng không, tốt hơn cả là trung đoàn 291, các đại đội 16, 45 đã phát hiện được nhiễu và B-52 vào đánh Hà Nội chính xác sớm và liên tục. Sở chỉ huy binh chủng đã thu thập đầy đủ tình báo và thông báo đầy đủ cho Quân chủng và các lực lượng phòng không đánh thắng ngay từ trận đầu góp phần vào chiến thắng của quân dân Thủ đô Hà Nội có ý nghĩa rất quan trọng: Đã đánh thắng cuộc tập kích chiến lược đường không bất ngờ của địch.

        Bộ Tư lệnh cũng chỉ ra: Có được chiến công trên là được sự chỉ đạo sáng suốt của cấp trên cùng với sự nêu cao tinh thần trách nhiệm của các cấp ủy, chi bộ, sự bền bỉ nêu cao ý chí quyết chiến, quyết thắng, tinh thần sáng tạo mưu trí của cán bộ, chiến sĩ. Để tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn nữa, cần làm ngay và làm tốt việc rút kinh nghiệm chiến đấu và củng cố mọi mặt, không chủ quan thỏa mãn, để hoàn thành tốt hơn nữa trong những ngày sắp tới, bảo đảm phục vụ đánh thắng B-52 liên tục trong mọi thời tiết và mọi thời cơ.

        Sự chỉ đạo của Bộ tư lệnh xuống tới các đơn vị từ ngày 19 và sau đó đã diễn ra hết sức khẩn trương khắp các cơ quan và đại đội. Những khẩu hiệu: "Tất cả trắc thủ lên máy chống nhiễu, phát hiện B-52", "Kiên quyết vạch nhiễu tìm B-52" đã được viết lên xe, lên máy. Các máy, các khí tài được bảo quản sửa chửa, bổ sung kịp thời. Mỗi cán bộ, chiến sĩ đều thấy mình đang đứng trước một cuộc chiến đấu rất thiêng liêng.

         Đêm 20 tháng 12 cuộc chiến đấu đang rất khẩn trương, toàn Quân chủng đánh trả máy bay Mỹ. Các lực lượng phòng không đã bắn tan xác 7 chiếc B-52, có chiếc bốc cháy sáng rực bầu trời Thủ đô Hà Nội, ta đã bắt sống giặc lái. Sở chỉ huy binh chủng vinh dự thay mặt bộ đội Ra đa đón tiếp Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến thăm nhân dịp kỷ niệm lần thứ 38 ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Na. Thủ tướng bước đến bảng mi ca chăm chú theo dõi chiến sĩ đánh dấu đường bay được phát hiện từ các trung đoàn báo về. Thủ tướng trìu mến nhìn khắp lượt các cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ rồi hỏi: "Các đồng chí phát hiện B-52 xa được bao nhiêu?". Đồng chí Đào Văn Dương - Phó tư lệnh binh chủng đáp: "Ngay từ đợt B-52 đầu tiên đêm 18-12 bộ đội Ra đa đã báo trước cho Hà Nội 35 phút". Thủ tướng nói: "Cảm ơn các đồng chí và lần lượt bắt tay các cán bộ và chiến sĩ trong sở chỉ huy, ai nấy đều xúc động. Việc Thủ tướng đến thăm đơn vị thể hiện sự quan tâm, cổ vũ to lớn của Đảng, Chính phủ và nhân dân. Trước lúc Thủ tướng ra về, đồng chí Hoàng Văn Ngữ thay mặt Đảng ủy và Bộ tư lệnh binh chủng hứa với Thủ tướng: "Bộ đội ra đa chúng tôi xin hứa với Thủ tướng phát hiện thông báo B-52 cũng như các loại máy bay khác từ xa, nhanh, đúng, đủ, liên tục hơn nửa để phục vụ cho các lực lượng phòng không ta bắn rơi nhiều B-52 và phòng tránh cho nhân dân ngày càng tốt hơn".

        Phát huy thắng lợi đêm 18 tháng 12, suốt trong 12 ngày đêm đánh trả máy bay B-52 của địch đánh vào Hà Nội, Hải Phòng và các địa phương khác, các cán bộ, chiến sĩ ra đa đề cao trách nhiệm với tinh thần quyết chiến, quyết thắng, mưu trí, sáng tạo, không khuất phục trước khó khăn, màn hiện sóng là chiến trường, với chiến công thầm lặng đoàn kết hiệp đồng chiến đấu góp phần quan trọng vào chiến công chung bắn rơi nhiều máy bay Mỹ kể cả B-52 làm nên "Điện Biên Phủ trên không". Đập tan cuộc tập kích chiến lược của không quân Mỹ đối với Thủ đô Hà Nội hòng ép ta phải chấp nhận những điều kiện ngoại giao có lợi cho chúng trên hội nghị Pa-ri.

Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2003       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2016, 10:24:42 am »

       
BỘ ĐỘI RAĐA THAM GIA CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH

CÙ HƯNG NGHĨA                       
Nguyên đại đội trưởng Đại đội ra đa 23         

        Với tư cách là người được trực tiếp tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, tôi xin ghi chép lại ngắn gọn trung thực những sự kiện quan trọng về cuộc hành quân cơ động của đại đội ra đa 23 thuộc tiểu đoàn 8 Quân chủng Phòng không - Không quân mùa xuân năm 1975.

        Chấp hành mệnh lệnh của Bộ Quốc phòng, tháng 11 năm 1974 Binh chủng Ra đa đã thành lập tiểu đoàn 8 làm nhiệm vụ bảo đảm chỉ huy chiến đấu và chiến đấu cho Các lực lượng phòng không trong đội hình quân binh chủng hợp thành ở chiến trường miền Nam.

        Tiểu đoàn 8 do đồng chí Trần Quang Sáng làm tiểu đoàn trưởng, được biên chế 4 đại đội ra đa:

        - Đại đội 17 do đồng chí Tới làm đại đội trưởng.

        - Đại đội 23 do đồng chí Cù Hưng Nghĩa làm đại đội trưởng.

        - Đại đội 27 do đồng chí Kiên làm đại đội trưởng.

        - Đại đội 34 do đồng chí Thụy làm đại đội trưởng.

        Ngày 8 tháng 12 năm 1974 bốn đại đội ra đa nói trên được các trung đoàn ra đa bàn giao và tập kết tại xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Nam Hà. Trong thời gian tập kết tại đây toàn tiểu đoàn thực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

        - Ổn định biên chế tổ chức.

        - Thay đổi và bổ sung trang bị, khí tài.

        - Học tập chính trị.

        Để chuẩn bị cho cuộc hành quân cơ động và triển khai lực lượng trên chiến trường miền Nam, Bộ tư lệnh đã quyết định thành lập một đoàn tiền trạm gồm các đồng chí:

        - Đào Văn Dương: Đại tá - Phó tư lệnh Binh chủng làm trưởng đoàn.

        - Hứa Mạnh Tài: Thượng tá - Phó Tham mưu trưởng làm phó đoàn.

        - Trần Văn Thể, Bùi Xuân Trạc - Trợ lý cơ quan binh chủng.

        - Các đồng chí đại đội trưởng: Tới, Nghĩa, Kiên, Thụy.

        Đoàn tiền trạm của binh chủng được giao những nhiệm vụ rất cụ thể như sau:

        - Trinh sát toàn bộ tuyến đường hành quân cơ động, đặc biệt là đường mòn Hồ Chí Minh từ Khe Sanh (Quảng Trị) tới Đắc Tô, Tân Cảnh (Kon Tum).

        - Tìm chọn trận địa trên phạm vi từ Nam đường 9 tới bắc Plâycu. Tìm hiểu tình hình địch mặt đất trên từng khu vực triển khai các trạm ra đa.

        - Tìm hiểu tình hình ta bao gồm: Việc bố trí lực lượng của các quân binh chủng, các căn cứ bảo đảm hậu cần kỹ thuật của các đơn vị bạn trên chiến trường.

        Đúng 8 giờ 30 phút ngày 19 tháng 2 năm 1975 đoàn xe tiền trạm gồm 3 xe: 1 xe con GAT-69, 2 xe tải, do đồng chí Phó tư lệnh Đào Văn Dương dẫn đầu rời khỏi thôn Thư Lâu, xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Nam Hà theo đường số 1 hướng thẳng về phía Nam.

        Đoàn xe lần lượt qua các địa danh Phủ Lý, Ninh Bình, Thanh Hóa, Vinh, Hà Tĩnh, Đồng Hới... Tới đâu cũng được chứng kiến những không khí lao động và sẵn sàng chiến đấu khẩn trương của quân và dân miền Bắc XHCN vì miền Nam ruột thịt.

        Sáng ngày 22 tháng 2 năm 1975 đoàn xuất phát từ xã Lộc Đại - Quảng Bình, vượt qua cầu Hiền Lương lịch sử lần lượt đi qua Dốc Miếu - Cồn Tiên, thị trấn Đông Hà, rẽ theo đường 9 tới thẳng Khe Sanh... Đến đâu chúng tôi cũng được chứng kiến những chiến công oanh: liệt của quân và dân miền Nam trước kẻ thù hung bạo.

        Sáng ngày 23 tháng 2 năm 1975 đoàn xuất phát từ Khe Sanh theo đường mòn Hồ Chí Minh. Suốt 20 ngày phải vượt qua một chặng đường lịch sử dài hơn 400km qua các địa danh A Ho, A Lưới, A Vượng, Hiên Giàng, Khâm Đức, Đắc Pét, Đắc Cong, Đắc Tô, Tân Cảnh... Vừa đi, vừa tìm hiểu tình hình ta, tình hình địch, tình hình đường xá và tìm chọn trận đia ra đa.

        Sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, đoàn tiền trạm đã khẩn trương trở ra miền Bắc. Trung tuần tháng 3, đoàn đã có mặt ở Quảng Bình. Lúc này toàn bộ tiểu đoàn đã cơ động an toàn vào tới địa điểm Thác Cóc, nông trường quyết thắng Lệ Ninh - Quảng Bình.

        Tình hình chiến trường diễn biến hết sức khẩn trương. Do đó toàn tiểu đoàn đã gấp rút ngày đêm chuẩn bị hành quân cơ động vào chiến trường.

        Ngày 27 tháng 3 năm 1975 cán bộ chủ chốt của tiểu đoàn đã tập trung để nghe phổ biến kế hoạch hành quân. Theo kế hoạch ban đầu dự kiến đội hình của tiểu đoàn như sau:

        - Đại đội 17 triển khai ở An Khê.

        - Đại đội 34 triển khai ở Đức Lập.

        - Đại đội 27 triển khai ở Plây Cu.

        - Đại đội 23 triển khai ở Buôn Mê Thuột.

        - Thứ tự đội hình hành quân như sau:

        + Đại đội 23 đi trước.

        + Tiểu đoàn bộ và đại đội 27 đi thứ hai.

        + Đại đội 17 và đại đội 34 đi thứ ba.

        - Giờ hành quân 6 giờ 30 phút ngày 31-3-1975.

        - Thời gian hành quân từ Quảng Bình vào tới đơn vị xa nhất (đại đội 23) là 14 ngày.

        - Đường hành quân: Đường mòn Hồ Chí Minh và đường 14A.

        - Thời gian các đơn vị liên lạc và báo cáo với tiểu đoàn vào 21 giờ hàng ngày.

        - Phương pháp chỉ huy hành quân: Từng đại đội ra đa tổ chức chỉ huy hành quân độc lập.

        Theo đúng kế hoạch 5 giờ sáng ngày 31 tháng 3 năm 1975 đội hình hành quân cơ động của đại đội 23 gồm 4 xe khí tài kéo móc, 2 xe tải và 1 xe xích bắt đầu xuất phát, vượt qua cầu Hiền Lương đi về hướng Khe Sanh. Vượt qua suối sâu, đèo cao, đói ăn, mất ngủ, đội nắng dầm mưa trong suốt 15 ngày đêm, cuối cùng đã tới được địa điểm tập kết dự kiến ban đầu là thành phố Buôn Mê Thuột vừa được giải phóng đúng vào 10 giờ ngày 16 tháng 4 năm 1975.

        Đây là cung đường hành quân cơ động gian lao nguy hiểm nhất mà Đại đội 23 đã vượt qua với đường sá hẹp, nhiều cua, dốc, ngầm sâu và cầu nhỏ tạm, trời lại mưa tầm tã. Đã có ít nhất tới 4 - 5 sự cố như "ngàn cân treo sợi tóc" đối với khí tài và sinh mạng bộ đội như: xe ăng ten Π1201 bị đổ nằm nghiêng khi qua ngầm Litôn; chắn cửa xe ăng ten Π1202 bị hất tung khi dùng cáp để xe xích kéo trên dốc "Lò so"; một bánh trước của xe Π1201 chếch ra khỏi thành cầu ở Khâm Đức; cả 2 xe đều cháy đệm lắp máy, giữa nửa đêm trên đường về đến Buôn Mê Thuộc; đoàn xe đi vào đoạn đường 5km mà hai bên là mìn của địch cài từ trước... Nhưng thật là may mắn, nhờ tinh thần trách nhiệm cao, sự đoàn kết, sáng tạo của cán bộ chiến sĩ cả đại đội và sự giúp đỡ quý báu của những người bạn, những đơn vị bạn gặp nhau trên đường nên tất cả những tình huống nguy hiểm trên đã được khắc phục và vượt qua.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2016, 10:25:29 am »

        Cũng trên cung đường này đại đội chúng tôi được chứng kiến một khung cảnh cờ giong, trống mở ra trận của quân ta, được đón nhận tin mừng chiến thắng như chẻ tre từ các mặt trận, được chứng kiến những chiến công oanh liệt mà đồng đội vừa giành được, được đón nhận những tấm lòng của đồng bào ở Kontum, Plâycu, Buôn Mê Thuộc trên dọc đường đi... giúp chúng tôi càng quyết tâm càng cố gắng.

        Sau khi thu xếp cho đại đội trú quân ở một rừng cao su phía Nam thành phố, tôi được tiểu đoàn gọi lên nhận nhiệm vụ mới của đại đội. Người giao nhiệm vụ cho tôi là đồng chí Hứa Mạnh Tài.

        Đồng chí Tài trải một mảnh bản đồ nhàu nát ra trước mặt và nói rất ngắn gọn:

        "Tình hình đã và đang thay đổi rất nhanh và diễn ra hết sức khẩn trương, đại đội 23 phải cơ động vào cầu Bà Chiêu, thuộc tỉnh Tây Ninh".

        Nói xong đồng chí vỗ vai tôi động viên vài câu và giục: "Thần tốc nhưng phải thật cẩn thận đấy Nghĩa ạ".

        Nhận xong mệnh lệnh tôi vội vàng quay lại đơn vị thấy anh em bộ đội chưa kịp ăn uống đã tranh thủ nằm ngủ dưới những tán cây cao su. Nhìn những gương mặt hốc hác, phủ đầy bụi đường lòng tôi trào lên một tình thương và lòng biết ơn họ. Tôi hội ý cấp ủy và ban chỉ huy sau đó đánh thức bộ đội dậy, phổ biến nhiệm vụ của trên trong phạm vi hai mươi phút, toàn đại đội đã xếp xong đội hình và bắt đầu hành quân. Chúng tôi rời khỏi thành phố Buôn Mê Thuột lúc 12 giờ 30 phút. Dưới nắng trời như đổ lửa và bụi đường mù mịt, vừa đi vừa hỏi thăm đường nên tới 10 giờ đêm hôm ấy mới tới ngã ba Thanh Phong.

        Tôi cho đại đội dừng lại để nghỉ ngơi và nấu cơm. Trong đêm tối anh nuôi đi tìm nước khắp khu vực chẳng có. Cuối cùng đành phải chắt lọc một vài xô nước ở những hố sâu gần đó để nấu cơm.

        Nào ngờ, nấu cơm xong, bộ đội không dám ăn vì mùi cơm rất khó chịu. Đến mờ sáng, mới phát hiện ra rằng chính nơi đây vừa xảy ra một trận chiến đấu ác liệt giữa ta với địch, xác giặc vẫn còn ngổn ngang chưa kịp thu dọn. Sau đó chúng tôi lại tiếp tục hành quân, qua Phước Bình về Lộc Ninh. Khi tới Lộc Ninh tôi cho đơn vị trú quân ở một rừng cao su phía Đông thị xã để kiểm tra lại xe cộ. Còn tôi cùng hai đồng chí đài trưởng ra đa đi trinh sát đường sá. Qua nhiều lần hỏi thăm đường và vượt qua nhiều con lộ trắng, lộ đỏ, cuối cùng chúng tôi đã tới được cầu Bà Chiêm. Cầu Bà Chiêm bắc qua một con sông rất hẹp nằm giữa một cánh rừng già. Chúng tôi khẩn trương xác định vị trí đặt 2 đài ra đa và đội hình chiến đấu của đại đội. Sau đó vội vã quay lại Lộc Ninh. Đêm ấy cả đại đội nghỉ lại ở thị xã này. Trong giấc ngủ chập chờn tôi như mơ thấy: Chiến thắng đang tiến lại rất gần và bộ đội ra đa sẽ tung cánh sóng từ giữa bầu trời Sài Gòn.

        Sáng ngày 18 tháng 4 năm 1975 chúng tôi hành quân từ Lộc Ninh về cầu Bà Chiêm. Toàn đại đội đã nhanh chóng triển khai đội hình chiến đấu, dựng lều trại, đào hầm hố công sự... Khi công việc đã tạm ổn thì đồng chí Trần Thanh Cảnh Tham mưu phó Quân chủng vào đơn vị. Đồng chí Cảnh ra lệnh cho tôi phải cơ động đơn vị về vị trí cách cầu Bà Chiêm từ 10 đến 15km. Thế là tôi cùng hai đồng chí đài trưởng lại vội vã lên đường. Mãi chiều tối hôm ấy chúng tôi mới tìm được một khu vực Tràng Trắng nằm giữa cánh rừng già. Sáng ngày 19 tháng 4 năm 1975 cả đại đội lại cơ động tiếp về Tráng Trắng cách cầu Bà Chiêm 8km. Trong 3 ngày 19, 20, 21 tháng 4 khẩn trương triển khai đội hình, đào hầm hố công sự, dựng lều bạt, kiểm tra, điều chỉnh khí tài, xây dựng các phương án chiến đấu, tổ chức kíp ban và rút kinh nghiệm cơ động, quán triệt tình hình nhiệm vụ chiến đấu. Chúng tôi rất phấn khởi vì thấy các khí tài còn nguyên vẹn. Cuộc hành quân cơ động an toàn tuyệt đối tinh thần bộ đội rất tốt, khí thế đơn vị lên rất cao, mọi mặt đã săn sàng để nhận lệnh cấp trên.

        Chiều ngày 21 tháng 4 đơn vị đang họp để phổ biến các phương án chiến đấu thì đồng chí Hứa Mạnh Tài tới đơn vị. Khi gặp tôi, đồng chí Tài hỏi ngay: "Ai ra lệnh cho đồng chí rời khỏi cầu Bà Chiêm, đồng chí có biết suốt từ sáng đến giờ tôi đã đi khắp khu vực này để tìm đơn vị đồng chí không?". Tôi bình tĩnh báo cáo với đồng chí Tài lý do trên. Nghe xong đồng chí yêu cầu tôi đưa ra kiểm tra khí tài. Sau khi đi kiểm tra xong đơn vị, tôi nhận thấy trên khuôn mặt đồng chí rạng rỡ hẳn lên. Trước khi ra về đồng chí Tài bắt tay tôi, cười rất tươi và nói: "Tốt rồi, thế là thành công rồi ".

        Tôi cho sở chỉ huy đại đội tìm bắt liên lạc với sở chỉ huy tiểu đoàn, tìm mãi, tìm mãi... tới 19 giờ ngày hôm đó mới liên lạc được. Tôi khẩn trương báo cáo với tiểu đoàn tình hình sẵn sàng chiến đấu của đại đội và đồng thời cũng nhận ngay lịch trực ban chiến đấu của đại đội.

        Đúng 6 giờ ngày 22 tháng 4 năm 1975 đại đội 23 mở máy ra đa Π1201 trực ban chiến đấu. Lần đầu tiên cánh sóng của bộ đội ra đa tung lên bầu trời của miền Nam thân yêu. Vào thời điểm này các cánh quân của ta đã áp sát Sài Gòn. Trên màn hiện sóng của đài ra đa đã hiện lên hàng trăm tín hiệu mục tiêu chuyển động hoảng loạn, vội vã từ Sài Gòn ra hướng biển Đông và sang Cam-pu-chia.

        Từ buổi sáng hôm đó tới ngày 30 tháng 4 năm 1975 đại đội ra đa 23 liên tục mở máy trực ban chiến đấu, phát hiện và thông báo kịp thời chính xác hàng trăm tốp máy bay địch về sở chỉ huy tiền phương của Quân chủng. Chúng tôi cảm thấy thật sự hạnh phúc và tự hào về bộ đội ra đa đã được trực tiếp tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp giải phóng miền Nam thân yêu. Niềm hạnh phúc ấy được tăng lên cao độ khi nhận được tin. 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975 miền Nam đã hoàn toàn giải phóng. Tất cả cán bộ, chiến sĩ trong đại đội đã ùa tới sở chỉ huy reo hò đến khản cổ giữa khu rừng già, giữa đại ngàn của miền Đông Nam Bộ gian lao và anh dũng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2016, 10:42:11 am »

       
TRƯỞNG THÀNH TỪ ĐẠI ĐỘI RAĐA

NGUYỄN VĂN GIÁP       

        Sau khi tốt nghiệp Trường Sĩ quan Lục quân, ở Vân Nam (Trung Quốc) chúng tôi gồm 40 người được trở về nước nhận nhiệm vụ (đoàn do anh Chí phụ trách) đoàn trở về bằng một chiếc xe tô GMC đến Văn Sơn - Trung Quốc, anh em đi bộ đến tỉnh Hà Giang, rồi từ Hà Giang đến Trạm 66 Bộ Quốc phòng (ở Bắc Cạn).

        Đoàn chúng tôi chờ đợi một thời gian đến 4 năm 1954 đoàn được giao nhiệm vụ là tiếp tục đi học. Để bảo đảm sự lãnh đạo, Tổng cục Chính trị cử thêm đồng chí Thuần làm chính trị viên của đoàn như vậy đoàn lúc này có 41 đồng chí. Chúng tôi tiếp tục hành quân, qua Bằng Tường - Nam Ninh - Trung Quốc, đến tháng 6 năm 1954 đoàn được lệnh hành quân từ Nam Ninh lên Thẩm Dương - Trung Quốc và sát nhập với đoàn ở bên nước mới sang học về pháo phòng không gồm các loại 20, 37 ly, 40 ly, 88 ly (hầu hết học pháo 88 ly). Trong pháo 88 ly có ra đa trạm ngắm pháo PZ-II, trong số 41 đồng chí có 8 đồng chí được cử sang học ra đa PZ-II, trong đó có đồng chí Phan Thu, Bùi Biếng, Đào Khánh, Nguyễn Giáp, Lê May... Còn lại 10 đồng chí bổ sung các đoàn trong nước mới sang. Tổng cộng lớp học ra đa lúc này gồm 18 đồng chí do đồng chí Phan Thu làm lớp trưởng, giáo viên là người Trung Quốc trực tiếp giảng dạy (Giáo sư Quách Bát Từ), phiên dịch là đồng chí Thoại và đồng chí Bình.

        Sau khi học xong đến tháng 1 năm 1955, chúng tôi trở về nước. Từ Bằng Tường - Trung Quốc chúng tôi phải đi bộ qua Thất Khê - Văn Mịch, về tới Vai Cày tỉnh Thái Nguyên, đến tháng 4 năm 1955 lớp ra đa chúng tôi được lệnh hành quân về sân bay Bạch Mai - Hà Nội để làm nhiệm vụ chuyển binh chủng cho 22 học viên, bao gồm trắc thủ ra đa và điện công. Lớp học này do đồng chí Cao Phong và đồng chí Ngữ phụ trách.

        Giáo viên giảng dạy trực tiếp là người Trung Quốc cùng với đồng chí Phan Thu và một số đồng chí học ở Trung Quốc về làm trợ giáo. Tôi được cử trực tiếp phụ trách 2 máy ra đa triển khai làm nhiệm vụ huấn luyện.

        Đến cuối tháng 8 năm 1955 theo chỉ đạo của trên là sử dụng 2 máy ra đa này thay nhau làm nhiệm vụ cảnh giới bảo vệ lễ duyệt binh ngày 2 tháng 9 năm 1955. Tôi được cử làm trắc thủ số 1, Anh Lê May làm trắc thủ số 2, người chỉ huy trực tiếp là anh Phan Thu.

        Cuối tháng 9 năm 1955, lớp học bế mạc, chúng tôi được lệnh trở về Vai Cày (Thái Nguyên). Tháng 10 năm 1955 biên chế tôi về làm trợ lý tham mưu của trung đoàn 250 do anh Tuyến làm trung đoàn trưởng còn ở Vai Cày). Sau đó tôi được lệnh quay về Hà Nội dưới sự chỉ đạo của anh Cận, anh Hoa cùng một số các anh của cơ quan cấp trên đi tìm và làm trận địa phòng không bảo vệ Hà Nội.

        Đến tháng 11 năm 1955 pháo phòng không kéo về triển khai bảo vệ Hà Nội. Tôi được điều về làm trợ lý tham mưu tiểu đoàn 84 do anh Đức làm tiểu đoàn trưởng, anh An làm chính trị viên (Tiểu đoàn bộ đóng ở khu quân nhạc hiện nay). Đầu năm 1956 được điều về đại đội 16 trung đoàn 250 đóng ở Hòa Mục do anh Huy Trinh làm đại đội trưởng. Bố trí tôi làm trung đội phó, anh Bùi Biếng làm trung đội trưởng ra đa, đến tháng 6 năm 1957 lệnh của trên điều cả phân đội ra đa PZ-II từ đại đội 16 trung đoàn 250 sang đại đội 6 trung đoàn 220 bố trí ở Tư Đình vừa làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu đồng thời phục vụ cho lớp học tập huấn cán bộ của Bộ tư lệnh Phòng không.

        Đến tháng 6 năm 1958 tôi được lệnh điều về làm giáo viên điện và vô tuyến điện cho lớp ra đa chuyển binh chủng làm nhiệm vụ cảnh giới thuộc Trung đoàn 260. Đây là trung đoàn ra đa cảnh giới đầu tiên do anh Lương Hữu Sắt làm trung đoàn trưởng, anh Lê Đình Trung làm chính ủy, anh Hoàng Khoát trợ lý chính trị.

        Đến tháng 4 năm 1959, trước khi trung đoàn triển khai đi làm nhiệm vụ, đồng chí Trần Văn Quang - Tổng tham mưu phó đến nói chuyện với cán bộ trung đoàn tại hội trường. Đồng chí căn dặn. Đây là trung đoàn đầu tiên nắm trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại nhất của quân đội, các đồng chí cần phải ra sức cố gắng học tập để nắm thật chắc các loại vũ khí - khí tài của Đảng và quân đội đã giao cho các đồng chí...

        Tôi đứng dậy phát biểu và thay mặt anh em xin hứa với đồng chí tổng tham mưu phó Trần Văn Quang, sẽ cố gắng học tập và làm hết sức mình để làm tròn trách nhiệm mà Đảng và quân đội giao cho và cũng nhân đây xin đề nghị với đồng chí Tổng tham mưu phó để hỗ trợ bảo đảm cho nhiệm vụ xây dựng quân đội lâu dài, cấp trên có kế hoạch bồi dưỡng học tập cơ bản, để đáp ứng được việc xây dựng quân đội và giúp đỡ chúng tôi sau này.

        Khi triển khai lúc ban đầu dự kiến điều tôi về Đại đội 7 (bố trí ở Đồ Sơn) nhưng sau đó trung đoàn điều tôi ở lại làm trợ lý tham mưu kỹ thuật của trung đoàn lúc đó chưa có tổ chức ban kiểm tra của trung đoàn) mà cơ quan tham mưu vẫn phải bảo đảm tất cả. 
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2016, 10:42:44 am »

        Khi các đơn vị bắt đầu triển khai khí hậu của nước ta ẩm ướt lại qua hành quân đường dài máy móc hư hỏng nhiều. Những đơn vị ở gần còn đi sửa chứa được, còn các đơn vị ở xa như đại đội 3 bố trí ở Điện Biên Phủ, hư hỏng luôn, do đó đến tháng 7 năm 1959 tôi lại được điều đi sửa chữa xong tôi báo cáo về trung đoàn. Tôi lại nhận được lệnh của trung đoàn ở lại làm đại đội phó kỹ thuật. Đến tháng 3 năm 1960 tôi lại nhận được lệnh điều về trung đoàn đồng thời tiếp tục học ra đa 402 cải tiến, cùng với các đồng chí Trường Thành, Lương Thưởng do cơ quan Quân chủng đi học, lớp học do Quân chủng Hải quân tổ chức chuyên gia Trung Quốc trực tiếp giảng dạy), sau khi học xong đến năm 1961 trở về trung đoàn (lúc này trung đoàn đổi tên từ trung đoàn 260 thành tên trung đoàn 291) đồng thời phát triển 2 trung đoàn nữa là trung đoàn 290, trung đoàn 292. Tôi ở lại trung đoàn 291 trong thời gian hình thành ban kỹ thuật trung đoàn, cán bộ gồm có các anh: Đệ, Thành, Giáp Quy, Ân về ra đa, các anh Đào, Trượng phụ trách máy nổ, anh ân phụ trách vật chất.

        Đến cuối năm 1962 đầu năm 1963 tôi được cử đi học bổ túc văn hóa ở Lạng Sơn chuẩn bị đi Liên Xô học tiếp. Đến cuối năm 1963 đầu năm 1964, Mỹ - ngụy chuẩn bị chiến tranh ra miền Bắc, tôi lại được lệnh trở về đơn vị trung đoàn 291. Trung đoàn điều tôi đi làm đại đội trưởng đại đội 26 bố trí cạnh sân bay Nội Bài trang bị 1 máy P10 và máy 843 làm nhiệm vụ dẫn đường cho không quân. Trực tiếp dẫn đường cho trung đoàn 921 do anh Đào Đình Luyện làm trung đoàn trưởng, anh Đỗ Long làm chính ủy, anh Chu Duy Kính - phó chính ủy, anh Hà Chấp tham mưu trưởng trung đoàn trưởng 2 tháng, trực tiếp hay đến làm việc với tôi là anh Lê Văn Nhã và anh Tưởng Phi Đằng.

        Do điều kiện không quân địch thường trinh sát thả truyền đơn ở Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Lệnh của trên điều một phân đội P8 của đại đội 23 do anh Dực đại đội phó phụ trách về bố trí ở nông trường Quỳnh Côi - Thái Bình. Tôi lại được lệnh điều tôi về làm đại đội trưởng lấy tên là đại đội 22.

        Đến tháng 5 năm 1964 lại được lệnh điều cả đại đội 22 về sân bay kịp làm nhiệm vụ dàn đường chuyển tiếp từ hướng bạn sang (sân bay Ninh Minh - Lạng Sơn). Sau khi triển khai xong tôi lại được lệnh về trung đoàn nhận nhiệm vụ.

        Khi về tới trung đoàn (lúc đó anh Đào Văn Dương làm trung đoàn trưởng, anh Tài trung đoàn phó) giao nhiệm vụ cho tôi tiếp tục thu hồi quân để thành lập đại đội ra đa 27 làm nhiệm vụ dẫn đường dự bị cho sở chỉ huy dự bị của Quân chủng Phòng không - Không quân ở chùa Trầm, trận địa đã được xác định bố trí ở đồi Tiên Phương gần chùa Trầm để giữ bí mật cho sở chỉ huy Quân chủng. Tôi về đơn vị, trên quy định tất cả ăn mặc thường phục.

        Sau đó trung đoàn nhận được lệnh của Bộ tham mưu thủ trưởng trung đoàn, cơ quan trung đoàn cùng đại đội trưởng đại đội 27 lên trực tiếp nhận lệnh của Bộ tham mưu Quân chủng. Đồng chí Hoàng Ngọc Diêu tham mưu phó phụ trách về không quân giao nhiệm vụ cho trung đoàn và đại đội 27.

        Đại đội 27 trang bị máy 402 cải tiến và máy 843, máy P12 bố trí tại đồi Tiên Phương làm nhiệm vụ dẫn đường dự bị cho sở chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân tại chùa Trầm. Đường xá từ đường 6 lên các đồi Tiên Phương dài khoảng 600m, Quân chủng đã làm xong. Trung đoàn và đại đội cho hành quân chiếm lĩnh các vị trí quy định, tiếp tục làm công sự, nhà cửa chỗ ăn chỗ ở, không được ở nhà dân (không được đeo quân hàm và mặc thường phục)... Sau khi nhận lệnh đồng chí Diêu hỏi đồng chí đại đội trưởng đại đội 27 có ý kiến gì không? Tôi đứng dậy xin phát biểu.

        Về nhiệm vụ tôi xin hứa nghiêm chỉnh chấp hành, khó khăn của chúng tôi là: Đơn vị mới thành lập, quân thu thập ở tất cả các đơn vị mới điều về cán bộ chưa biết mặt chiến sĩ và ngược lại, công sự, nhà cửa chưa có gì anh em phải ở tạm nhà dân, lại phân tán trên 3 quả đồi… Do đó công tác quản lý của cán bộ chúng tôi có nhiều khó khăn đề nghị cấp trên trực tiếp là trung đoàn và cơ quan trung đoàn tạo điều kiện cho đơn vị chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ, khẩn trương. Sau khi hoàn thành các công trình đơn vị đã đi vào ổn định công tác sẵn sàng chiến đấu và học tập, tăng cường luyện tập với sở chỉ huy dự bị của Quân chủng Phòng không - Không quân.

        Đến ngày 4 tháng 4 năm 1965 đơn vị tôi được lệnh mở máy bảo đảm cho sở chỉ huy trung đoàn, đại đội dẫn đường dự bị cho không quân ra trận đánh đầu tiên.

        Đến tháng 6 năm 1965 tôi lại nhận được lệnh của trên điều cả đại đội 27 hành quân về chiếm lĩnh vị trí Cao Thượng - huyện Lạng Giang (ở Vôi đi vào) để phục vụ dẫn đường cho không quân ta ở sân bay Kép, đại đội 27 đổi tên phiên hiệu thành đại đội 42. Khí tài được trang bị bổ sung, gồm các loại máy: Π35, ΠPB11, Π8 đồng thời cộng cả 3 máy của đại đội 27 mới kéo về. Đại đội lúc này lên tới 6 máy, toàn các loại máy tốt nhất của trung đoàn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2016, 10:43:45 am »

        Trước tình hình vừa phải triển khai các loại khí tài để chiến đấu, vừa phải làm công sự để bảo đảm khí tài. Về đội ngũ cán bộ lúc này trên quyết định anh Sáng nguyên trung đội trưởng máy 402 lên đại đội phó, anh Nị trung đội phó lên trung đội trưởng, anh Nhâm trung đội trưởng Π35, anh Ái trung đội trưởng Π18, anh Nhỡ trung đội trưởng 843, về làm công sự để bảo đảm cho 6 máy là một khối lượng công tác rất lớn được bố trí trên 3 quả đồi có rất nhiều khó khăn... nhưng được xã Tân Hưng, huyện Lạng Giang ủng hộ chúng tôi đã huy động được lực lượng dân công rất lớn làm trong một thời gian ngắn đơn vị đã hoàn thành (công sự bảo đảm tốt nhất).

        Đầu năm 1966 trận địa bị 18 chiếc máy bay A4 hải quân Mỹ đánh, thiệt hại rất ít.

        Tôi được lệnh bàn giao đại đội 42 cho đồng chí Sáng phụ trách, điều về làm đại đội trưởng đại đội 23 bố trí ở sân bay Cát Bi - Hải Phòng, khí tài được trang bị máy 402, máy 843, máy Π12.

        Đến tháng 3 năm 1966 tôi lại được lệnh trên điều 1 máy 402. Cả phân đội do đồng chí Năng - thợ sửa chữa kiêm trung đội trưởng, phân đội này do tôi trực tiếp cho hành quân về trung đoàn nhận nhiệm vụ (trung đoàn lúc này ở trong sân bay Gia Lâm) ngày hôm đó chúng tôi thu hồi khí tài hành quân về tới trung đoàn khoảng 21 giờ đêm.

        Đồng chí Trần Đình Hợi - Tham mưu trưởng trung đoàn giao nhiệm vụ cho tôi: Đồng chí nói tóm tắt về tình hình địch gần đây trên biển từ Nghệ An đến Quỳnh Lưu, Quảng Xương, Thanh Hóa tàu biệt kích của địch hoạt động nhiều. Quyết tâm của trên sẽ sử dụng lực lượng không quân để tiêu diệt các loại tàu biệt kích của địch ra quấy rối vùng biển miền Bắc nước ta.

        Về tình hình địch trên không, cơ quan cấp trên đã cử một đồng chí cán bộ tham mưu đi trước (đồng chí Trần Lưu) lúc đó anh Phan Thái làm chủ nhiệm trinh sát ra đa sẽ đón đơn vị đoạn đường từ thị xã Thanh Hóa đến thị trấn Sầm Sơn sẽ cho biết cụ thể.

        Đơn vị được trang bị 1 máy 402 cải tiến và các phương tiện thông tin liên lạc đến để bảo đảm liên lạc với trung đoàn và sở chỉ huy tiền phương của Bộ tư lệnh Không quân (do anh Cường nguyên trung đoàn trưởng của trung đoàn 919 phụ trách) bố trí ở đồi 179 làm nhiệm vụ, dẫn đường cho máy bay AN-2 đánh tàu biệt kích hoạt động từ Quỳnh Lưu đến Quảng Bình, Thanh Hóa.

        Đêm hôm đó đơn vị tôi tiếp tục hành quân đến nông trường Đồng Giao đã quá trưa, tôi cho đơn vị nghỉ nấu ăn và động viên bộ đội. Tôi tranh thủ giở bản đồ ra nghiên cứu, đường lên cao điểm 179 có đường ôtô nhưng đã bỏ lâu xuống cấp nghiêm trọng. Xung quanh cao điểm 179 có dân ở, làm thế nào khi chiếm lĩnh 179 giữ được bí mật, để địch hoạt động ngoài biển không phát hiện được ta. Với tôi đây là một địa bàn hoạt động rất mới. Đường xá địa hình dân tình đặc biệt là tình hình địch trên không, mặt đất, mặt biển không nắm được cụ thể. Cũng rất may cho tôi đơn vị có đồng chí Năng quê ở Thanh Hóa cho biết thêm tình hình ở 179.

        Lệnh của Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân đồng chí Phùng Thế Tài làm Tư lệnh, phải triển khai ngay đêm hôm nay. Tôi suy nghĩ làm thế nào để chấp hành được, tôi nhanh chóng chuẩn bị phương án, đồng thời phổ biến luôn để tranh thủ ý kiến của anh em.

        1 - Về tình hình địch (tôi nhắc lại phần trung đoàn đã giao nhiệm vụ cho đơn vị) như trên đã nói.

        2 - Cao điểm 179 là một quả đồi trọc nằm sát biển. Đường lên 179 quanh co, có đường ôtô nhưng đã bỏ lâu xuống cấp nghiêm trọng, nếu chỉ có một tia sáng nhỏ phát ra, địch ở ngoài biển có thể biết được tầm quan sát trên cao điểm 179 rất xa và ngược lại.

        3 - Các đơn vị bạn (đặc biệt là lực lượng hải quân) không nắm được chỉ có Đại đội 15 ra đa cảnh giới đóng ở xã Quảng Hùng do đồng chí Phú làm đại đội trưởng cách thị trấn Sầm Sơn 3 đến 4km, tôi có hy vọng đây là khả năng có thể giúp được cho đơn vị hoàn thành nhiệm vụ.

        4 - Tôi hạ quyết tâm chiếm lĩnh cao điểm 1 79 bằng các phương pháp như sau:

        Không dùng các loại xe tô theo đường ôtô lên cao điểm 179 mà phải tìm đường cho xe chở vũ khí, khí tài tiếp cận sát chân cao điểm 179. Từ đó tìm đường leo bộ lên cao điểm 179 vì máy 402 có thể tháo rời từng bộ phận một mang vác rất dễ dàng.

        + Dùng sức người mang vác vũ khí, khí tài lên chiếm lĩnh 179.

        + Đồng chí Năng (thợ sửa chữa) quê ở Thanh Hóa đi xe chở khí tài thông tin cùng với một số đồng chí chiến sĩ thông tin đi trước, đem lá thư của tôi gửi đồng chí Phú đại đội trưởng đại đội 19 yêu cầu đồng chí giúp đỡ và đồng chí Năng trực tiếp báo cáo với đồng chí Phú những khó khăn của đơn vị đề nghị đồng chí giúp đỡ cụ thể.

        - Tình hình địch trên không 179, tình hình mặt biển, mặt đất xung quanh 179.

        - Yêu cầu đồng chí liên hệ với huyên Quảng Xương và thị trấn Sầm Sơn cho dân quân và dân công, xã đội trưởng, giúp tìm con đường thuận lợi nhất tiếp cận và leo lên chiếm lĩnh 179 cùng với anh em bộ đội chuyên chở vũ khí, khí tài lên chiếm lĩnh 179.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #86 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2016, 10:44:18 am »

         - Vị trí tập kết khí tài vào vị trí lắp đặt máy sẽ xác định cụ thể sau khi đơn vị đã tiếp cận chân cao điểm 179. Yêu cầu mọi người phải giữ được bí mật để địch trên không ngoài biển không phát hiện được hành động của ta. Tất cả các loại vũ khí, khí tài lắp đặt máy xong phải ngụy trang kín đáo phù hợp với địa hình ở đó.

        - Khi lắp đặt máy xong, thử máy tốt báo cáo lên trên, sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Tổ chức trực ban chia thành 2 kíp, 1 kíp trực gồm chỉ huy trắc thủ 1 + 2 và thông tin, kíp số 2 cùng một số đồng chí còn lại lui về vị trí tập kết thuận lợi nhất. Còn xe cộ hậu cần tất cả ở chân 179.

        Sau khi sơ bộ phổ biến phương án chiếm lĩnh các điểm 179 xong, xin ý kiến tất cả các đồng chí. Tất cả đều nhất trí.

        Đồng thời chúng tôi động viên bộ đội quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Và nhấn mạnh đặc biệt giữ gìn bí mật.

        Chiều hôm đó đơn vị tiếp tục hành quân đến thị xã Thanh Hóa, trời đã tối, rẽ qua đường về thị trấn Sầm Sơn. Đến đầu xã Quảng Hùng gặp đồng chí Trần Lưu, cán bộ tham mưu cơ quan Quân chủng đón đơn vị tôi cho biết:

        - Tình hình địch trên không hàng ngày đi đánh các nơi còn lại bom đạn đều thả vào cao điểm 179. Nếu bố trí ở đây không bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ. Do đó trên quyết định không chiếm lĩnh 179 mà chuyển về bố trí ở xã Quảng Hải. Đồng chí Trần Lưu dẫn đường vào xã Quảng Hải và chỉ cho đơn vị tôi khu vực bố trí ra đa. Đêm hôm đó chúng tôi lập tức triển khai ngay đến sáng cơ bản xong ở khu rừng phi lao rồi cho anh em ngụy trang khí tài và xóa dấu vết xe cộ đi trên bãi cát, cho máy chạy thử phát hiện động cơ dây trời hỏng, đồng chí Năng thợ sửa chửa ra đa đề xuất ý kiến với tôi, đề nghị cho đồng chí mang động cơ này về xí nghiệp thông tin của tỉnh cuốn lại, tôi đồng ý cử đồng chí Năng mang động cơ về tới đơn vị. Tôi chỉ đạo cho lắp ngay, lắp xong cho máy chạy thử tốt. Tôi báo cáo lên sở chỉ huy tiền phương Quân chủng và trung đoàn và cho đồng chí Năng đi nghỉ.

        Đến khoảng 23 đến 24 giờ lệnh của sở chỉ huy tiền phương Quân chủng (đồng chí Cường - Tư lệnh) vào chiến đấu cấp I mở máy. Khi mở máy xong cho sục sạo phát hiện mục tiêu di chuyển chậm ở ngoài biển kịp thời tình hình về sở chỉ huy tiền phương, xác định đây là cụm đầu biệt kích của địch. Tôi cho trắc thủ phải bám sát đồng thời cũng phát hiện hai chiếc máy bay ta, từ hướng Ninh Bình đang bay vào qua khu vực bảo vệ phòng không Hàm Rồng. Tôi chỉ thị cho trắc thủ phải bám sát các mục tiêu trên biển và máy bay ta (2 chiếc AN-2).

        Đêm hôm đó đơn vị tôi và không quân đã hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt được cụm tàu biệt kích của địch.

        Tôi ở lại cùng với phân đội 402 được hai ngày lại nhận được lệnh bàn giao phân đội 402 cho đại đội 19 ở Quảng Hùng do đồng chí Phú đại đội trưởng.

        Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đơn vị tổ chức rút kinh nghiệm tôi không được tham dự. Tôi chỉ được cấp trên thông báo trong trận đánh này đơn vị phân đội 402 đã hoàn thành nhiệm vụ và được thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba.

        Sau khi bàn giao xong tôi được lệnh trở về Đại đội 23 ở Cát Bi, tiếp tục củng cố xây dựng đơn vị.

        Đến tháng 4 năm 1966 tôi được lệnh điều về làm trưởng tiểu ban tác huấn trung đoàn ra đa dẫn đường chuyên trách của trung đoàn 293 đóng ở núi đôi Đan Tảo - Đa Phúc.

        Tháng 1 năm 1967 tôi nhận quyết định làm tham mưu phó trung đoàn, phụ trách về tác chiến và cơ quan tham mưu trung đoàn.

        Về tình hình địch trên không, không quân, hải quân Mỹ hoạt động hướng Đông Bắc rất nhiều mà cự ly phát hiện của ra đa hướng này rất gần. Theo chỉ đạo của cơ quan tham mưu trung đoàn phải tìm cách vươn xa cánh sóng ra đa hơn nữa để bảo đảm phát hiện được máy bay, chúng tôi đã nghiên cứu, ở hướng Đông Bắc trung đoàn chỉ có một đại đội ra đa ở Hà Tu trong một ngày 24 giờ có giờ trực mở máy có giờ không mở máy. Do đó cánh sóng ra đa vươn xa hướng ngoài biển rất hạn chế. Trước tình hình đó đồng chí Hoan trung đoàn trưởng trực tiếp chỉ thị cho tôi và đồng chí Thấu, trợ lý trận địa, đi tìm trận địa ra đa. Tôi và đồng chí Thấu đã bỏ thời gian hơn 2 tuần đi tìm các khu vực.

        Nhờ có huyện đội Cẩm Phả (đóng ở đảo Vạn Hoa) cử một đồng chí cán bộ quân sự huyện đi cùng và hai đồng chí dân quân.

        - Tìm dọc dãy núi Vạn Hòa (đi trên đỉnh núi) rừng cây to rậm rạp.

        - Đi đò một đêm đến trưa ngày hôm sau ra đảo Quần Lạn.

        - Đi dọc đảo Cái Lân tìm.

        - Sau đó về tỉnh Hải Ninh (đóng ở Móng Cái) đề nghị xin ra đảo Vĩnh Thực tìm. Chúng tôi đã tới đảo Vĩnh Thực, ở đây có mặt phản xạ cát biển) bằng phẳng, có dân, có rừng cây phi lao ngụy trang được, có điều kiện chở khí tài bằng tàu vận tải. Sau đó về báo cáo cấp trên nhất trí cho triển khai một trạm ra đa ra đảo Vĩnh Thực.

        Đến tháng 1 năm 1968 tôi lại nhận lệnh điều động về làm trợ lý phòng tác chiến của Quân chủng Phòng không - Không quân.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #87 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2016, 05:01:39 am »

        
NHỮNG NĂM THÁNG THAM GIA XÂY DỰNG
VÀ CHIẾN ĐẤU Ở ĐẠI ĐỘI 29 RAĐA DẪN ĐƯỜNG

LƯƠNG THƯỞNG        

        Sau khi làm xong bản báo cáo tường trình trận đánh máy bay địch của Đại đội ra đa 19 trong ngày 5 tháng 8 năm 1964 đệ trình lên trung đoàn trưởng Đào Văn Dương, ngày 12 tháng 8 năm 1964 tôi được trên quyết định về đại đội 29 trung đoàn 291 với chức vụ đại đội trưởng đại đội 29 - đại đội ra đa dẫn đường đầu tiên của bộ đội ra đa. Thời gian này đơn vị đang tập trung quân, thành phần gồm nhiều cán bộ chiến sĩ từ nhiều đơn vị về, trong đó có một số đồng chí vừa học ra đa dẫn đường ở Trung Quốc như đồng chí Sáng (sau này là sư đoàn phó Sư đoàn 367), đồng chí Trường (nguyên cán bộ giảng dạy Học viện Phòng không) và một số đồng chí khác.

        Tôi là 1 trong 5 cán bộ ra đa trinh sát trên không được cử đi học ra đa 402, loại ra đa bắt địch tầng thấp của bộ đội hải quân vào cuối năm 1959 đầu năm 1960 ở Hải Phòng. Tôi xin nói rõ thêm loại ra đa 402 là loại ra đa sóng cm do Trung Quốc sản xuất, chủ yếu được sử dụng để trinh sát phát hiện mục tiêu trên biển sau đó được cải tiến thêm thiết bị chúc ngẩng ăng ten ra đa để có thể phát hiện các mục tiêu trên không ở độ cao từ 6000 mét trở xuống. Ra đa được cải tiến có tên là ra đa 403. Trong thời kỳ này, bộ đội ra đa chỉ mới được trang bị ra đa sóng m, dm để làm nhiệm vụ cảnh giới, muốn làm nhiệm vụ dẫn đường cho không quân chiến đấu thì của bộ đội ra đa là ra đa 403 do Trung Quốc viện trợ, vì thế tôi được trung đoàn chọn làm đại đội trưởng đại đội 29 ra đa dẫn đường đầu tiên, một số đồng chí cùng học được chuyển sang làm nhiệm vụ chuẩn bị xây dựng bộ đội tên lửa.

        Lúc tôi về, thì đại đội đã được trang bị một máy ra đa 403, một máy ra đa 843 cũng do Trung Quốc sản xuất làm nhiệm vụ đo độ cao mục tiêu. 2 loại ra đa này đang do chuyên gia Trung Quốc thao tác sử dụng. Sau khi về tôi bắt tay vào công việc xây dựng đơn vị cùng với chính trị viên Hướng, đại đội phó Đức, chính trị viên phó Kiếm cùng các trung đội trưởng Sơn, Kỹ. Cùng làm việc trong đơn vị có 10 đồng chí sĩ quan - hạ sĩ quan quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, những đồng chí chuyên gia được Quân chủng giao nhiệm vụ huấn luyện hướng dẫn đơn vị trong huấn luyện và chiến đấu. Tổ chuyên gia do đồng chí Vương chỉ huy. Đồng chí Vương mang quân hàm trung úy Quân đội nhân dân Việt Nam có phù hiệu pháo phòng không. Nghe nói đồng chí Vương là sĩ quan cấp thượng úy nhưng tôi là đại đội trưởng mang quân hàm trung úy nên đồng chí ấy cũng mang quân hàm ngang cấp như tôi, có thể nói các bạn Trung Quốc lúc bấy giờ sống với chúng tôi rất chân tình bình đẳng. Tôi nghe kể sau ngày 5 tháng 8 ngày không quân Mỹ đánh phá miền Bắc thì ngày 6 tháng 8 tổ chuyên gia cùng đơn vị tổ chức dẫn đường trung đoàn không quân tiêm kích Mích 17 do đồng chí Đào Đình Luyện chỉ huy từ sân bay Nam Ninh Trung Quốc về sân bay Nội Bài - Hà Nội.

        Chúng tôi tổ chức huấn luyện cho bộ đội bằng bài giảng của các đồng chí chuyên gia và giáo viên của Quân chủng, luyện tập thao tác ra đa, phát hiện thông báo mục tiêu khi có không quân ta bay luyện tập. Ngoài ra chúng tôi còn phải liên hệ với địa phương để xây dựng công sự cho khí tài, tổ chức chăn nuôi, tăng gia để cải thiện đời sống.

        Cuối năm 1964, đại đội chính thức nhận nhiệm vụ dẫn đường cho không quân ta chiến đấu, đại đội 29 là phiên hiệu đơn vị được trung đoàn đặt cho khi mới thành lập, (sau đó trở thành đại đội 41) còn ngày thành lập là ngày nào thì chúng tôi chưa xác minh được. Trong tâm tư cán bộ, chiến sĩ của đơn vị là muốn đại đội mình phải có một ngày sinh và lập luận như sau: Xuất phát từ yêu cầu chiến đấu bảo vệ Tổ quốc nhất thiết quân đội ta nói chung và Quân chủng Phòng không nói riêng phải tổ chức đại đội ra đa dẫn đường mà đại đội 29 là đứa con đầu lòng của bộ đội Ra đa dẫn đường. Có ngày 5 tháng 8 ngày không quân Mỹ gây chiến tranh phá hoại miền Bắc nên Bác Hồ lệnh cho trung đoàn không quân tiêm kích của quân đội ta đang huấn luyện trên đất bạn về nước, mà ngày trung đoàn không quân chiến đấu đầu tiên của ta xuất hiện là ngày 6 tháng 8 năm 1964, có những sự kiện lịch sử đó nên đại đội 29 mới được ra đời, vì thế chúng tôi thống nhất lấy ngày 5 tháng 8 năm 1964 làm ngày sinh của đại đội.

        Trong thời gian này, là đơn vị bảo đảm ra đa dẫn đường đầu tiên nên đại đội được Bộ tư lệnh Quân chủng, nhất là Tư lệnh trưởng Phùng Thế Tài quan tâm đặc biệt. Đơn vị được cho ăn rất ngon nhưng cũng được hưởng nhiều đòn roi vọt. Tôi là trung úy đại đội trưởng nhưng phải chấp hành lệnh trực tiếp về thực hành các nhiệm vụ chiến đấu của Tư lệnh giao cho để hướng dẫn giúp đỡ đơn vị qua các đồng chí Hiệp - nguyên trợ lý tham mưu trưởng Quân chủng, các đồng chí Chuyên, Ngư, Kính sĩ quan dẫn đường.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #88 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2016, 05:02:59 am »

        Để nâng cao chất lượng chiến đấu, đơn vị được xây dựng một bệ rất cao để đặt ăng ten ra đa, các tủ khí tài thì được đặt trong nhà. Tôi còn nhớ do thiết kế không đúng của đồng chí kỹ sư công binh Quân chủng nên lúc đầu bệ ăng ten ra đa xây xong bị đổ, sau đó phải xây lại. Chất lượng huấn luyện của anh em trong đơn vị cũng đã khá, các chuyên gia có thể bàn giao vị trí ngồi thao tác ra đa, phát hiện mục tiêu cho trắc thủ của đơn vị. Được sự phê duyệt của cấp trên, chúng tôi từ cán bộ đại đội đến thành phần chiến đấu đã có đủ khả năng chỉ huy chiến đấu cho một trận đánh dẫn đường bảo đảm cho không quân tiêm kích đánh địch.

        Trong những tháng cuối năm 1964, đầu năm 1965 địch tăng cường thả gián điệp biệt kích xuống miền Bắc để phá hoại song Bộ Quốc phòng ta đều nắm được trước các kế hoạch tổ chức cho từng cuộc thả dù biệt kích của địch.

        Chắc chúng ta còn nhớ vào tháng 9 tháng  1963 ở sân bay Bạch Mai đã xảy ra một vụ "đột nhập" bất ngờ bằng máy bay T28 của quân đội Hoàng gia Lào, thực chất là một hành động phản chiến của sĩ quan không quân Vương quốc Lào. Máy bay T28 là loại máy bay cường kích bé, kiểu cổ do Mỹ sản xuất đang được trang bị cho quân đội Hoàng gia Lào và quân Ngụy Sài Gòn - Việt Nam, tử đó máy bay T28 được bổ sung vào trang bị chiến đấu của không quân ta.

        Hàng ngày vào chập tối, đại đội 29 đều có nhiệm vụ thao tác dẫn đường cho T28 bay tập cất hạ cánh vào ban đêm tạo cho khái niệm về lý thuyết dẫn đường, trình độ thao tác ra đa dẫn đường của cán bộ chỉ huy và trắc thủ dần được nâng lên. Chúng tôi được giao nhiệm vụ bảo đảm ra đa dẫn đường cho T28 đánh biệt kích Ngụy Sài Gòn. Hàng đêm từ 19 giờ đến 24 giờ đơn vị phải sẵn sàng đợi lệnh nhất là vào tuần trăng trong tháng. Nhiều lần được lệnh mở máy ra đa, đợi mãi không thấy có tin của sở chỉ huy Quân chủng báo địch cất cánh, sau 1 giờ lại được lệnh tắt máy. Tôi và đồng chí sĩ quan dẫn đường tâm sự với nhau trên điện thoại "Có thể địch nghi binh hoặc trục trặc về kỹ thuật nên chúng không bay". Cứ mỗi lần có phiên mở máy ra đa phục vụ cho dẫn đường thì ngày hôm sau chúng tôi được triệu tập lên sở chỉ huy Quân chủng để rút kinh nghiệm và nhận những lời chi giáo, qua đó chúng tôi có dịp trò chuyện với hai đồng chí lái T28 là thượng úy Ba và trung úy Phước, qua đó cũng dễ thông cảm với nhau trong hiệp đồng chiến đấu.

        Vào một ngày tháng 2 năm 1965 ngày cụ thể tôi không nhớ rõ nhưng nhớ chính xác là tối thứ 7, trong tuần trăng vì chiều hôm đó sở chỉ huy còn nhắc chúng tôi tối nay là tối thứ bảy nhưng đơn vị phải sẵn sàng trực máy ra đa khi có lệnh, một số anh em được nghỉ ra ngoài, tôi và chính trị viên Hướng vẫn túc trực. Gần 20 giờ thì nhận được lệnh mở ra đa chiến đấu, hai chúng tôi trực tiếp chỉ huy ở máy ra đa 403. Trắc thủ Trường ngồi ghế số 1 làm nhiệm vụ phát hiện thông báo mục tiêu, đồng chí Hồng ngồi ghế số 2 sử dụng độ chúc ngẩng ăng ten làm nhiệm vụ đo báo độ cao và tính chất mục tiêu cho số 1 thông báo tình báo đủ, đồng chí Sơn trung đội trưởng trực tiếp chỉ huy ở máy ra đa 843, đồng chí Vĩnh tiểu đội trưởng trắc thủ thao tác máy đo báo độ cao mục tiêu Tiếng máy ra đa vẫn chạy đều, cả thành phố Hà Nội vẫn sinh hoạt bình thường, chúng tôi đều đang dán mắt vào mặt các đèn hiện sóng, thỉnh thoảng lại được nghe sở chỉ huy Quân chủng thông báo cho một số tình hình chủ yếu là nhắc nhở chúng tôi sẵn sàng phát hiện mục tiêu. Gần 22 giờ thì đài ra đa 403 phát hiện được mục tiêu, một chấm đen di chuyển chậm ở hướng Tây Nam, nếu chiếu theo bản đồ thì thuộc miền Tây hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa. Mục tiêu còn ở xa nên tín hiệu còn rất nhỏ, kíp trắc thủ thông báo liên tục mục tiêu cho sở chỉ huy Quân chủng. Đồng chí sĩ quan dẫn đường báo cho chúng tôi qua điện thoại là máy bay ta đã lệnh xuất kích, cùng lúc đó chúng tôi cũng nghe rõ tiếng nổ của động cơ máy bay T28 đang lăn bánh trên đường băng sân bay Bạch Mai. Khi máy bay ta chiếm được độ cao 500 mét thì trắc thủ ra đa phát hiện được tín hiệu và thông báo liên tục cho sở chỉ huy Quân chủng, cả trắc thủ ra đa và sĩ quan dẫn đường hiệp đồng với nhau rất nhịp nhàng qua điện thoại, thỉnh thoảng trắc thủ nghe được một vài tiếng lóng của sĩ quan dẫn đường đàm thoại với tổ lái máy bay mà sau đó tôi được giải thích là hướng bay, độ cao bay… cả tín hiệu máy bay T28 và máy bay địch thể hiện trên bản đồ ô vuông 99 trong sở chỉ huy Quân chủng. Trên màn hiện sóng ra đa 2 tín hiệu dần dần tiến gần nhau 50km rồi 40, 30, 20, 10 đến lúc chúng tôi không còn phân biệt trên màn hiện sóng đâu là tín hiệu máy bay ta, đâu là tín hiệu máy bay địch, sĩ quan dẫn đường báo cho trắc thủ biết là máy bay ta đã gặp địch, chúng tôi vô cùng sung sướng vì đã đảm bảo ra đa cho sĩ quan dẫn đường đưa hai đồng chí Ba và phước đến gặp được địch, mà đã gặp là có thể giành thắng lợi vì máy bay ta là máy bay cường kích chiến đấu còn máy bay địch là máy bay vận tải chở người không có khả năng tự vệ. Thực tế lúc đó, trắc thủ ta không còn khả năng bám sát liên tục mục tiêu vì cả máy bay ta và máy bay địch đều cơ động độ cao. Khi theo dõi được tín hiệu của máy bay ta bay về sân bay, chúng tôi tiếp tục thông báo tín hiệu T28 cho đến lúc nó hạ cánh an toàn xuống sân bay thì sở chỉ huy Quân chủng hạ lệnh tắt máy ra đa. Đồng chí sĩ quan dẫn đường cười chào tạm biệt chúng tôi trong điện thoại và nói là chưa đoán được máy bay của địch có rơi hay không. Ngày hôm sau, chúng tôi được Quân chủng triệu tập lên sở chỉ huy để rút kinh nghiệm trận chiến đấu. Qua cuộc họp tôi được biết thêm, có cái tin chưa được chính xác "Địch sử dụng một chiếc máy bay vận tải chở biệt kích Ngụy Sài Gòn do sĩ quan quân đội Tưởng Giới Thạch lái hoạt động ở khu vực Hồi Xuân Thanh Hóa". Hai đồng chí Ba và Thước kể chuyện "Các đồng chí nhìn thấy máy bay địch như một con vật to thù lù trên mình đủ các ngọn đèn đủ màu nhấp nháy. Khi địch bay qua với độ cao thấp nên hình như nhìn thấy cả đàn gà của dân bay lên nhao nhác vì sợ. Đồng chí Phước kể thêm, đồng chí ấy là phụ lái ngồi ghế đằng sau làm nhiệm vụ xạ kích, khi bắn máy bay địch đến viển đạn cuối cùng thì nòng súng bị tắc và thế là các đồng chí cho máy bay bay trở về căn cứ. Tuy chưa có kết quả chính xác trận chiến đấu song Tư lệnh Quân chủng cũng đã biểu dương tinh thần dũng cảm của hai sĩ quan lái máy bay, biểu dương công tác dẫn đường của hai sĩ quan sở chỉ huy, biểu dương đại đội chúng tôi lần đầu tiên bảo đảm rađa tốt cho không quân ta chiến đấu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #89 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2016, 05:03:29 am »

        Sau này chúng tôi được nghe là Quân chủng ta nhận tin bạn Lào báo cho biết có xác một chiếc máy bay vận tải Mỹ bị rơi trên một vùng rừng của bạn cách miền Tây Thanh Hóa gần 100km, được tin thêm là có một chiếc máy bay vận tải chở quân biệt kích Ngụy Sài Gòn không trở về căn cứ. Qua đó có thể xác định chiếc máy bay đó là máy bay C123 bị không quân ta bắn bị thương nặng trên đường bay về căn cứ thì bị rơi và chắc là nó chưa kịp thực hiện được nhiệm vụ thả dù cho bọn biệt kích Ngụy nhảy xuống đất.

        Ngày 7 tháng 2 năm 1965 đế quốc Mỹ chính thức thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân đối với miền Bắc, sứ mệnh bảo đảm ra đa cho không quân tiêm kích ta đánh địch được giao cho đại đội 29 bắt đầu.

        Tuy đã thực hiện thành công một lần bảo đảm ra đa dẫn đường máy bay cường kích ta đánh địch, lần này nhiệm vụ chiến đấu của đơn vị thật vô cùng mới mẻ và nặng nề đòi hỏi cố gắng lớn lao và quyết tâm cao của cán bộ chiến sĩ trong đại đội.

        Sau cái ngày nhạc sĩ Văn Cao sáng tác bài hát "Không quân Việt Nam vút trên ngàn mây gió thì gần 20 năm sau trong lịch sử chiến tranh giữ nước của dân tộc, đây là lần đầu tiên quân đội ta có lực lượng không quân tiêm kích phản lực hiện đại.

        Sau những thất bại của các chiến dịch "Mũi lao lửa" ngày 7 tháng 2 năm 1965 "Sấm rền" ngày 2-3-1965, đế quốc Mỹ phải chuyển hướng mục đích cuộc hành quân sấm rền, từ chỗ bẻ gãy ý chí của Bắc Việt Nam, cắt đứt luồng tiếp tế người và hàng từ miền Bắc vào miền Nam, ngày 1 tháng 4 năm 1965 Nhà Trắng thông báo cho Bộ tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương quyết định của Tổng thống Mỹ cho phép không quân đánh phá hàng loạt cầu phà ở phía Nam Hà Nội từ vĩ tuyến 20 trở vào trước mùa mưa ở Bắc Việt Nam. Trước tình hình đó, Bộ Tổng tham mưu quân đội ta cũng chỉ đạo cho Quân chủng mạnh dạn sử dụng không quân đánh địch, tổ chức sở chỉ huy dẫn đường bổ trợ và trạm ra đa dẫn đường ở các sân bay. Trước tình hình địch tăng cường đánh phá giao thông, trước mắt Bộ tư lệnh Quân chủng chủ trương diều chỉnh lực lượng bảo vệ tuyến giao thông đường 1 Nam và tập trung bảo vệ trọng điểm cầu Hàm Rồng Thanh Hóa.

        Suốt mấy tháng nay, đại đội 29 cũng được tập trung luyện tập các phương án thao tác ra đa dẫn đường cho không quân MIG 17A đánh địch bằng dựa vào các bài tập bay của không quân ta. Vì để dành lực lượng nên Quân chủng không bố trí đơn vị chúng tôi vào mạng cảnh giới của trung đoàn. Tuy đã có lần bảo đảm ra đa dẫn đường không quân đánh địch, song lần này là lần bảo đảm ra đa dẫn đường đầu tiên cho không quân tiêm kích phản lực có tốc độ nhanh, mặt phản xạ mục tiêu bé, điều quan trọng là phải đảm bảo liên tục tín hiệu trên màn hiện sóng ra đa tạo thuận lợi cho sĩ quan dẫn đường trực tiếp bằng màn hiện sóng để ngoài (IKO).

        Sau này chúng tôi được biết là đêm 1 tháng 4 năm 1965 khi rà soát lại phương án tác chiến bảo vệ cầu Hàm Rồng lần cuối, thường vụ Đảng ủy và Bộ tư lệnh Quân chủng chủ trương sử dụng không quân tiêm kích hiệp đồng với lực lượng phòng không trên mặt đất quyết tâm bảo vệ bằng được chiếc cầu quan trọng này.

        Đối với chúng tôi là bộ đội ra đa dẫn đường, được giao nhiệm vụ là "Bất cứ máy bay đích hay máy bay ta bay ở khu vực nào, độ cao nào nằm trong tính năng kỹ chiến thuật của ra đa đều phải phát hiện bằng được, thông báo kịp thời, liên tục, chuẩn xác cho sở chỉ huy Quân chủng, phân biệt được tín hiệu máy bay ta, máy bay địch thể hiện rõ trên màn hiện sóng bảo đảm thuận lợi cho sĩ quan dẫn đường chiến đấu”. Để hiểu rõ về lực lượng và cách đánh của không quân ta chúng tôi cũng được sĩ quan dẫn đường bồi dưỡng cho mấy điều "Nguyên tắc chỉ đạo tác chiến của Quân chủng đối với không quân ta là lấy ít đánh nhiều, tranh thủ thời cơ, bí mật, bất ngờ, đánh phắc thắng, đánh thắng trận đầu”. Trận sắp tới sẽ là trận đầu với cách đánh chủ yếu là dùng lực lượng nhỏ, đánh du kích, đánh bất ngờ, đánh gần, đánh nhanh, rút nhanh, đánh có công kích, có yểm hộ. Nghe nói đến cách đánh của không quân ta tôi nghĩ trong bụng là dùng lực lượng nhỏ, lấy ít đánh nhiều cũng tạo thuận lợi cho ra đa là dễ phát hiện theo dõi và quản lý mục tiêu.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM