Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:04:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vì bầu trời Tổ quốc thân yêu  (Đọc 30181 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #70 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2016, 05:29:25 am »

        Trong suốt quá trình chiến dịch, trung đoàn 291 là lực lượng nòng cốt phát hiện B-52 từ xa, xác định chính xác bám sát và thông báo liên tục các tốp B-52 kể cả khi chúng bay vào và bay ra. Sự bảo đảm ra-đa kịp thời, hiệu quả của trung đoàn đã tạo điều kiện cho các lực lượng phòng không - không quân thực hành xuất sắc chiến dịch phòng không, giành thắng lợi vô cùng to lớn, bắn rơi 81 máy bay địch, có 34 máy bay B-52, trong đó có 16 chiếc rơi tại chỗ... làm nên "Điện Biên Phủ trên không” lịch sử.

        Chiến dịch oanh liệt đó đã làm thất bại hoàn toàn âm mưu chiến lược của Mỹ là làm cho "Hà Nội, Hải phòng trở lại thời kỳ đồ đá", hòng gây sức ép tối đa buộc ta phải chấp nhận các điều khoản giải quyết chiến tranh có lợi cho chúng.

        Chiến dịch vĩ đại đó thể hiện nghệ thuật tiến hành chiến dịch phòng không của các lực lượng phòng không ba thứ quân trong đó việc tác chiến hiệp đồng các binh chủng mà trước hết là việc bảo đảm ra-đa cho các lực lượng phòng không - không quân chủ động đánh rơi tại chỗ nhiều máy bay B-52 trong điều kiện chiến tranh điện tử phát triển là thành công xuất sắc với trình độ kỹ thuật và chiến thuật cao của bộ đội ra-đa.

        Nổi bật trong chiến công của trung đoàn 291 là đại đội ra-đa 45. Đó là một tập thể cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh, được tôi luyện, trưởng thành và đã lập nhiều chiến công xuất sắc trong cuộc chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất. Bản lĩnh và truyền thống tốt đẹp đó được phát huy cao độ trong việc bảo đảm ra-đa cho chiến dịch phòng không cuối năm 1972. Ngay từ trận đầu, đêm đầu và trong suốt quá trình chiến dịch, đại đội 45 đã thực sự và luôn là đơn vị nòng cốt trong mạng tình báo của trung đoàn 291 và toàn binh chủng, thường xuyên phát hiện, xác định chính xác B-52 từ xa. Những tình báo đó đã giúp cho các sở chỉ huy cấp chiến dịch, chiến lược nắm chắc địch, báo động sớm cho bộ đội và hạ quyết tâm sử dụng lực lượng phòng không kịp thời, chính xác. Những tình báo đó còn giúp cho các lực lượng phòng không ba thứ quân ở khu vực Hà Nội, Hải Phòng chủ động chuyển cấp chiến đấu, tạo điều kiện thuận lợi trong việc bắn rơi máy bay địch và bảo đảm báo động cho hệ thống phòng không nhân dân trên miền Bắc.

        Đó là đại đội ra-đa cảnh giới 16, với máy móc tương đối hiện đại, cán bộ chiến sĩ có nhiều kinh nghiệm chiến đấu trên chiến trường Quân khu 4, đã tích cực nghiên cứu địch tìm ra cách chống nhiễu hiệu quả. Trong trận đầu tiên của chiến dịch tập kích đường không chiến lược của địch, khi đang làm nhiệm vụ cảnh giới theo phiên đã kịp thời phát hiện đúng nhiễu B-52, giúp cho chỉ huy trung đoàn tăng cường lực lượng đúng thời cơ, tăng chất lượng tình báo ra-đa bảo đảm cho các lực lượng phòng không đánh địch. Suốt quá trình chiến dịch, đại đội đã không kể ngày đêm, tích cực hỗ trợ, bổ sung tình báo B-52 thêm hoàn chỉnh, đồng thời hoàn thành tốt nhiệm vụ trực ban cảnh giới phát hiện các tốp mục tiêu khác.

         Trong trung đoàn 291 có rất nhiều cán bộ, chiến sĩ đã nêu cao trách nhiệm chính trị, nắm chắc kỹ thuật quân sự hiện đại, tích cực nghiên cứu địch, dày công rèn luyện bản lĩnh chiến đấu, thực hành chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo và góp phần lập công xuất sắc. Đó là trung đoàn trưởng Đỗ Văn Năm, trung đoàn phó Trần Liên, đại đội trưởng đại đội 45 Đinh Hữu Thuần, đại đội trưởng đại đội 16 Trần An và các trắc thủ Phạm Hoàng Cầu, Nguyễn Văn Xích của đại đội 45... Đặc biệt, do có thành tích chiến đấu, đài trưởng ra-đa Π35 đại đội 45 Nghiêm Đình Tích và đài trưởng ra-đa 843 đại đội 16 Tô Trọng Huy đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhì, đại đội trưởng đại đội 45 Đinh Hữu Thuần và tiểu đội trưởng trắc thủ đài ra-đa 514 đại đội 16 được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba. Đó là các chiến sĩ gái Nguyễn Thị Sâm, Nguyễn Thị Khoa, Đặng Thị Tám đại đội chỉ huy đã không kể ngày đêm, bền bỉ liên tục phát tình báo kịp thời lên tổng trạm bảo đảm cho các lực lượng phòng không đánh thắng.

       Do có bề dày thành tích trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đặc biệt là đã lập công xuất sắc trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, đại đội 45, trung đoàn ra-đa 291 và Binh chủng Ra-đa đã được Đảng, Nhà nước tuyên dương công trạng và trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

        Những chiến công xuất sắc của bộ đội ra-đa mà nổi bật là trung đoàn 291 trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 là đỉnh cao trong quá trình lịch sử bảo đảm cho tác chiến phòng không của Binh chủng Ra-đa. Những chiến công xuất sắc đó đã tích cực góp phần vào thắng lợi to lớn trong chiến dịch phòng không của ta đánh bại chiến dịch tập kích đường không chiến lược chủ yếu bàng máy bay B-52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng tháng 12 năm 1972, lập nên kỳ tích "Điện Biên Phủ trên không" chấn động địa cầu. Thắng lợi to lớn đó buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri về Việt Nam, ngừng ném bom hoàn toàn, vô điều kiện trên miền Bắc nước ta, rút quân Mỹ về nước và tạo điều kiện cho quân và dân ta giải phóng miền Nam sau này.

        Những chiến công xuất sắc của bộ đội ra-đa trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 là biểu hiện sinh động những bài học kinh nghiệm quý báu về chuyển trạng thái chiến đấu, chuẩn bị và thực hành bảo đảm chiến dịch phòng không để đánh thắng chiến dịch tập kích đường không của địch trong điều kiện chiến tranh điện tử phát triển. Những chiến công xuất sắc đó là những trang sáng ngời trong lịch sử xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của bộ đội ra-đa Việt Nam.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #71 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2016, 09:38:48 am »

       
RAĐA DẪN ĐƯỜNG TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ

NGUYỄN VĂN CHUYÊN                                     
Đại tá - Nguyên Phó tham mưu trưởng Quân chủng Không quân       

        Vị trí, vai trò của ra da dẫn đường:

        Ra đa dẫn đường là lực lượng bảo đảm chiến đấu quan trọng không thể thiếu được đối với bộ đội không quân tiêm kích trong tác chiến phòng không, chiến đấu bảo vệ các mục tiêu mặt đất, mặt nước và chủ quyền không phận quốc gia. Quan hệ giữa ra đa dẫn đường và không quân tiêm kích là quan hệ bảo đảm chiến đấu trực tiếp là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đến thành bại của một trận đánh, không phải quan hệ hiệp đồng như giữa không quân tiêm kích với bộ đội tên lừa và pháo phòng không. Có thể nói ra đa dẫn đường là con "Mắt thần" của không quân tiêm kích, nếu thiếu nó thì không quân tiêm kích khó có thể hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu được giao.

        Một số đặc điểm về quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của ra đa dẫn đường trong chống chiến tranh phá hoại:

        Trong chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ những năm 1965 - 1972 do chưa có kinh nghiệm về tổ chức lực lượng và nhiều lý do khách quan khác cho nên việc xây dựng lực lượng ra đa dẫn đường còn chậm so với xây dựng lực lượng không quân tiêm kích của quân đội ta. Cuối năm 1962, ta mới tổ chức 1 đoàn đi học tập ở Trung Quốc về sở chỉ huy của không quân tiêm kích trong đó có một bộ phận học tập ra đa dẫn đường do đồng chí Sáng làm tổ trưởng. Sau sự kiện "Vịnh Bắc Bộ" ngày 5-8-1964 được Trung Quốc giúp đỡ, ta đã cải tiến ra đa 402 loại dùng để phát hiện mục tiêu trên biển của Hải quân và máy đo cao 843 thành ra đa làm nhiệm vụ bảo đảm dẫn đường đầu tiên cho không quân tiêm kích. Ra đa 402 tuy còn nhiều hạn chế về tính năng kỹ chiến thuật trong bảo đảm dẫn đường cho không quân tiêm kích, nhưng với phương châm có gì đánh nấy, phát huy trí tuệ của con người Việt Nam và được sự giúp đỡ ban đầu rất tận tình của chuyên gia Trung Quốc ta đã nhanh chóng tiếp thu và tự đảm nhiệm sử dụng trong chiến đấu từ trận đầu (khác với cuộc chiến tranh 1950 - 1953 ở Triều Tiên là Liên Xô bảo đảm dẫn đường chính còn Trung Quốc và Bắc Triều Tiên chỉ theo dõi học tập).

        Phiên hiệu đơn vị ra đa dẫn đường đầu tiên là đại đội 29 bố trí ở đầu nam sân bay Bạch Mai. Chiến công đầu tiên của ra đa dẫn đường là đã sử dụng Π402 và máy đo cao 843 để dẫn đường cho máy bay T28 (963) bắn rơi chiếc máy bay thả biệt kích C123 của Mỹ vào một đêm trăng cuối năm 1964 ở vùng trời Mộc Châu (Việt Nam) - Sầm Nưa (Lào) của phi công bay đêm Nguyễn Văn Ba (lái chính) và Phước (lái phụ) và cũng là chiến công đầu tiên đánh trả không quân Mỹ khi chúng tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại đã leo thang ra đến Hàm Rồng. Ngày 3 và 4-4-1965, ta đã sử dụng không quân tiêm kích lần đầu tiên bắn rơi tại chỗ F8U và F105 của biên đội Phạm Ngọc Lan và Trần Hanh, ghi dấu son vào bảng vàng truyền thống của Không quân nhân dân Việt Nam anh hùng (đại đội ra đa 29 làm nhiệm vụ dẫn đường).

        Cuối năm 1965, Liên Xô viện trợ mới trang bị cho ta ra đa dẫn đường Π35 và ΠPB11 cùng với máy bay tiêm kích phòng không Mig 21. Do điều kiện thực tế như trên nên việc bảo đảm chiến đấu của ra đa dẫn đường trong thời gian đầu chống chiến tranh phá hoại còn nhiều bất cập. Do chưa được chuẩn bị trước trong thời bình lại phải trực tiếp chiến đấu ngay với lực lượng không quân hiện đại vào bậc nhất thế giới lúc bấy giờ của Mỹ, cho nên đã gặp không ít khó khăn trong quá trình bảo đảm chiến đấu.

        - Về bố trí trận địa ra đa dẫn đường, để thuận tiện trong chỉ huy chiến đấu và bảo đảm cho ra đa dẫn đường phát hiện được mục tiêu từ xa, liên tục kể cả ở độ cao thấp theo tính năng kỹ thuật cho phép thì phải bố trí trận địa ra đa dẫn đường ở vị trí cao (cao hơn tất cả chướng ngại vật xung quanh) góc che khuất nhỏ và gần sở chỉ huy không quân tiêm kích để đưa vi cô từ đài vào sở chỉ huy (thường từ 300m đến 500m cách sở chỉ huy). Nhưng trong chiến tranh phá hoại nếu ta bố trí như vậy thì dễ bị máy bay trinh sát của địch phát hiện và tổ chức đánh phá dễ bị tổn thất cho cả ra đa và sở chỉ huy. Để bảo toàn lực lượng chiến đấu lâu dài, đánh thắng địch cần phải lợi dụng yếu tố địa hình, cây cối tự nhiên hoặc vật liệu nhân tạo ngụy trang, nghi binh bảo đảm bí mật nên không tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi vật che khuất, điều đó phần nào hạn chế đến khả năng phát hiện theo dõi mục tiêu.

        - Trình độ của cán bộ chỉ huy, chuyên môn kỹ thuật thời gian đầu do chưa có kinh nghiệm nên còn nhiều hạn chế, chưa tinh thông nghiệp vụ. Phụ tùng linh kiện thay thế phụ thuộc vào sự viện trợ thường không kịp thời vì ta chưa sản xuất được cũng tác động nhiều đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ.

        - Chiến đấu trong điều kiện tác chiến điện tử mạnh. Nhằm bảo vệ đội hình khi bay vào đánh phá, không quân Mỹ đã thực hiện tác chiến điện tử mạnh, gây nhiễu tiêu cực, tích cực trong, ngoài đội hình cường độ mạnh, trên dải tần rộng hòng làm "mù, điếc" hệ thống ra đa nói chung, ra đa dẫn đường trong bảo đảm chiến đấu của không quân tiêm kích.

        Tuy gặp nhiều khó khăn phức tạp nhưng với sự nỗ lực vượt bậc của bộ đội ra đa nói chung, cán bộ, chiến sĩ, nhân viên chuyên môn nghiệp vụ ra đa dẫn đường nói riêng đã vượt lên mọi hy sinh, trở ngại, vừa chiến đấu, vừa xây dựng, ra sức học tập nâng cao trình độ chuyên môn, rút kinh nghiệm chiến đấu kịp thời, nâng cao hiệu quả phục vụ chiến đấu, chiến thắng, từng bước trưởng thành vững chắc. Đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo đảm dẫn đường cho không quân tiêm kích non trẻ của ta đánh thắng không quân nhà nghề của Mỹ, tiêu diệt hơn 320 máy bay các loại (19 kiểu loại) kể cả siêu pháo đài bay B52 của không quân Mỹ. Trong chiến công chung đó có sự đóng góp không nhỏ của ra đa dẫn đường, tích lũy nhiều bài học quý góp phần xây dựng phát triển nghệ thuật tác chiến phòng không của Quân chủng Phòng không - Không quân.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #72 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2016, 09:39:34 am »

        Một số kinh nghiệm về bố trí và sử dụng ra đa dẫn đường trong chống chiến tranh phá hoại 1965 - 1972:

        1 - Về tổ chức: Ra đa dẫn đường là thành phần bảo đảm chiến đấu quan trọng không thể thiếu đối với không quân tiêm kích cho nên về mặt tổ chức phải biên chế trực thuộc đơn vị không quân tiêm kích, không nên tổ chức phối thuộc mang tính chất hiệp đồng giữa hai bên. Theo kinh nghiệm, nếu tổ chức phối thuộc thì hiệu quả chiến đấu trong thời chiến và bảo đảm huấn luyện chiến đấu thường xuyên trong thời bình cho không quân không cao (trong thực tế xây dựng không quân và ra đa dẫn đường vừa qua đã nhiều lần thay đổi quan hệ giữa ra đa dẫn đường và không quân tiêm kích, khi thì trực thuộc, khi thì phối thuộc, đã bàn giao qua lại nhiều lần tốn kém công sức và tư tưởng của bộ đội ra đa không ổn định mỗi lần thay đổi quan hệ).

        2 - Một sở chỉ huy của không quân tiêm kích muốn hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu, phát hiện, quản lý chắc địch và dẫn đường liên tục cho máy bay ta đánh thắng tiêu diệt địch, bảo đảm lực lượng ta thì phải có ít nhất 2 trạm ra đa dẫn đường chiến đấu bố trí trên 2 hướng khác nhau để khắc phục những mặt hạn chế về góc che khuất của từng trận địa, hỗ trợ cho nhau khi dẫn chiến đấu và cũng là biện pháp chống nhiễu xuyên tâm. Nếu bố trí 2 đài ở 2 hướng khác nhau, khi máy bay địch vào đánh phá thì đối với một đường bay có thể đài này bị nhiễu xuyên tâm nhưng đài kia không bị và ngược lại, sẽ hỗ trợ cho nhau trong việc phát hiện, theo dõi địch tương đối liên tục trên bàn tròn sở chỉ huy, bảo đảm dẫn đường cho không quân ta cất cánh đánh thắng địch.

        3 - Để ra đa dẫn đường hạn chế được ảnh hưởng nhiễu của địch và những mặt hạn chế do bố trí trận địa không đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật, cần bố trí thêm một sĩ quan dẫn đường chuyên trách chỉ thị ra đa. Trong chiến đấu từ khi ra đa mở máy cho đến khi tắt máy, sĩ quan dẫn đường chỉ thị ra đa phải liên lạc liên tục và trực tiếp với cán bộ đại đội, đài trưởng hoặc trắc thủ số 1 để chỉ thị mục tiêu ta, địch đã được dẫn đường chính sở chỉ huy tính toán trên bàn tròn, nhằm giúp cho trắc thủ tập trung theo dõi mục tiêu trong một không gian hẹp không bị phân tán 3600 nâng cao hiệu quả dẫn đường cho máy bay ta đánh thắng trong mọi tình huống thông thường cũng như phức tạp.

        4 - Sử dụng ra đa dẫn đường trong chiến đấu: Ra đa dẫn đường là công cụ của người sĩ quan dẫn đường sở chỉ huy tiêm kích, giống như ra đa điều khiển (đài 2) của sĩ quan điều khiển tên lửa. Nếu không có ra đa dẫn đường thì người sĩ quan không hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Vì vậy người sĩ quan dẫn đường không quân tiêm kích phải hiểu biết nắm chắc tính năng kỹ chiến thuật và những ưu điểm, nhược điểm của từng trận địa ra đa cũng như mọi thành phần trong đại đội ra đa dẫn đường thì mới phát huy được hiệu quả chiến đấu Tùy theo tính năng kỹ chiến thuật của từng đài, thời gian mở máy chiến đấu mất từ 7 đến 10 phút (Π35 và ΠPB11).

        Trong thực tế chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bộ đội ra đa đã rút ra kinh nghiệm cho mở máy sớm hơn quy định để bảo đảm cho máy có thời gian làm việc ổn định, kiểm tra thông tin liên lạc thống suốt giữa đài và sở chỉ huy, ổn định trạng phái tâm lý kíp chiến đấu từ trạng thái sinh hoạt bình thường bước vào trạng thái chiến đấu trong buồng tối của máy, nâng cao hiệu quả sục sạo phát hiện mục tiêu (tránh vội vã, cập rập khi bước vào chiến đấu).

        Trước khi lệnh mở rađa dẫn đường, sĩ quan dẫn đường phải căn cứ vào tình hình địch trên không phán đoán, tính toán thật chính xác đường bay, thời gian tiếp cận của địch và điều kiện của ta để mở máy đúng thời cơ. Mở máy muộn thường hay bị động lúng túng và dễ lỡ thời cơ diệt địch. Khi kết thúc trận đánh phải kịp thời cho tắt máy để tiết kiệm giờ mở máy và giữ gìn sức chiến đấu cho bộ đội. Thực tế trong chống chiến tranh phá hoại cho thấy việc mở máy, tắt máy ra đa dẫn đường là vấn đề "chiến thuật" sử dụng cần quan tâm đúng mức. Cùng một trận địa ra đa dẫn đường nếu sử dụng tốt thì việc phát hiện mục tiêu sẽ tốt và bộ đội không quân tiêm kích hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu, nếu sử dụng kém thì phát hiện mục tiêu sẽ kém và bộ đội không quân không hoàn thành được nhiệm vụ chiến đấu.

        5 - Hiệp đồng chặt chẽ giữa sở chỉ huy không quân tiêm kích sở chỉ huy trung đoàn ra đa khu vực và trạm ra đa dẫn đường là một yếu tố rất quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu huấn luyện của trạm ra đa dẫn đường. Hàng ngày vào buổi sáng và trước trận đánh, sĩ quan dẫn đường chính phải trực tiếp hiệp đồng chiến đấu với trạm ra đa dẫn đường, thông báo một cách tỉ mỉ tình hình về địch, ý định chiến đấu của ta và đặt ra yêu cầu cụ thể cho từng trận đánh (từng lần làm nhiệm vụ bay), giúp cho cán bộ đại đội, đài trưởng và trắc thủ hiểu rõ về hoạt động của địch sắp đến và phương án tác chiến của ta để trạm ra đa dẫn đường chủ động triển khai, bảo đảm phương tiện thông tin liên lạc và chủ động, nhạy bén phán đoán thủ đoạn địch, dẫn đường chính xác cho máy bay ta chiến đấu. Sau mỗi trận đánh mỗi chuyến bay) phải kịp thời rút kinh nghiệm, tìm ra ưu khuyết điểm để phát huy và khắc phục cho lần mở máy tiếp theo. Đồng thời để nghị lên cấp trên biểu dương, khen thưởng cán bộ, chiến sĩ, nhân viên ra đa dẫn đường kịp thời và tương xứng với chiến công của biên đội không quân tiêm kích.

        6 - Trong thời bình, cũng như trong thời chiến sau một đợt chiến đấu, ngoài việc huấn luyện cơ bản phải tranh thủ huấn luyện đánh chặn và những bài bay đặc biệt như bay cực thấp (dưới 300m), bay ở độ cao (cao trên 20.000m) bay có tăng lực toàn phần kéo cao gấp... để nâng cao trình độ phát hiện mục tiêu trong mọi tình huống phức tạp cho trắc thủ, đài trưởng và cán bộ chỉ huy.

        7 - Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng kiến thức về hoạt động bay trong mọi điều kiện thời tiết của không quân cho trạm ra đa dẫn đường để đáp ứng nhiệm vụ bảo đảm dẫn đường cho không quân tiêm kích trong mọi điều kiện chiến đấu thông thường cũng như phức tạp.

        Trên đây là một số kinh nghiệm sử dụng ra đa dẫn đường trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ, mong được trao đổi để cùng nghiên cứu góp phần nâng cao trình độ bản lĩnh chiến đấu trong tác chiến phòng không của Quân chủng nói chung, của lực lượng ra đa dẫn đường không quân tiêm kích nói riêng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #73 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2016, 09:59:48 am »

     
CHỐNG NHIỄU, CHỐNG SƠ RAI, PHÁT HIỆN CHÍNH XÁC B-52
PHỤC VỤ ĐÁNH THẮNG NGAY TỪ TRẬN ĐẦU, NGÀY ĐẦU

NGUYỄN ĐĂNG TUẤT           
Đại tá Nguyên Chính ủy         

        Binh chủng Ra đa

        Binh chủng Ra đa là binh chủng bảo đảm ra đa để cấp trên chỉ đạo, chỉ huy và phục vụ vô điều kiện cho các binh chủng Cao xạ, Tên lửa, Không quân và các lực lượng phòng không - ba thứ quân đánh tiêu diệt các loại máy bay của không quân Mỹ đánh phá miền Bắc, đánh thắng chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc. Với quyết tâm: "Không để Tổ quốc bị bất ngờ" là khẩu hiệu cao nhất, là trách nhiệm vẻ vang và nặng nề nhất của bộ đội ra đa.

        Năm 1967, đã bước sang năm thứ ba của cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc. Từ đầu năm 1967, đế quốc Mỹ đã đẩy nhanh các bước leo thang đánh phá miền Bắc ngày càng ác liệt. Để tàng cường sự lãnh đạo và chỉ huy của các binh chủng, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đã có quyết định thành lập các Bộ tư lệnh: Không quân, Tên lửa, Ra đa. Bộ tư lệnh Ra đa còn có phiên hiệu là Sư đoàn 373. Đối với bộ đội ra đa đây là một bước rất quan trọng để tăng cường sức mạnh lãnh đạo, chỉ huy với toàn binh chủng. Trong thời gian giữa năm 1967, địch mở nhiều đợt đánh phá vào Hà Nội và một số tinh ở phía Bắc. Thường vụ Đảng ủy đã xác định lãnh đạo binh chủng vừa phải bảo đảm chiến đấu tốt, chiến đấu giành thắng lợi, vừa phải khẩn trương đẩy mạnh xây dựng binh chủng về mọi mặt để bảo đảm được nhiệm vụ chiến đấu ngày càng khẩn trương.

        Phiên họp Đảng ủy binh chủng đầu tiên vào giữa năm 1967 để xác định nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng ủy binh chủng, trên cơ sở nhận định đánh giá về mọi mặt và đề ra lãnh đạo toàn diện đối với binh chủng. Đồng chí Lương Hưu Sắt - Phó tư lệnh quyền Tư lệnh binh chủng đã báo cáo với Đảng ủy: "Trong chiến đấu của ra đa thì chống nhiễu, phát hiện máy bay là quyết liệt nhất". Qua thực tế chiến đấu với không quân Mỹ điều đó đã được khẳng định. Đảng ủy đã để thời gian bàn kỹ và có nghị quyết: "Để chống nhiễu thắng lợi phải đánh giá đúng chỗ mạnh, chỗ yếu của địch. Về phía ta phải có lòng tin và quyết tâm khắc phục khó khăn, phải có kế hoạch, biện pháp cụ thể, phát huy sức mạnh tổng hợp của binh chủng, có cách đánh của ra đa Việt Nam".

        Trên cơ sở nghị quyết của đảng uỷ binh chủng, Bộ tư lệnh và các trung đoàn đã làm nhiều việc để chống nhiễu và chống Sơ rai, phát hiện máy bay địch nhất là chống nhiễu phát hiện B-52. Trước tiên là phải đánh giá được hết cái khó là địch sử dụng nhiễu để chống ra đa. Qua tổng hợp và đúc rút kinh nghiệm: Địch đã sử dụng nhiễu tiêu cực và nhiễu tích cực, địch tung các bó kim loại có hàng triệu sợi kim loại bay lơ lửng trên không, giăng kín bầu trời tạo thành mặt hành lang nhiễu dày đặc cao từ 5 - 7km, dày từ 1 - 2km, dài từ 40 - 70km, gây cho trắc thủ khó phát hiện được máy bay trong nhiễu của địch. Nhưng cái khó nhất là loại nhiễu bằng sóng điện từ phát ra từ những chiếc máy bay EB66, chúng lại được cải tiến liên tục EA64 - EB66B - EC121 được chế tạo hết sức tinh vi, có công suất lớn làm nhiễu loạn các đài ra đa của ta. Thủ đoạn gây nhiễu ngoài đội hình: Mỗi trận đánh phá miền Bắc chúng thường dùng một chiếc EB-66 bay ngoài biển phía Đông từ Quảng Bình - Thanh Hóa, một chiếc EB-66 khác bay từ phía Tây biên giới Lào - Việt Nam cách từ 60 - 80km phát sóng điện từ gây khó khăn cho trắc thủ phát hiện máy bay địch. Nhiễu trong đội hình: Cứ bốn máy bay F-4, F-105, A-6, A-7 có một máy bay phát nhiễu, riêng máy bay B-52 được trang bị nhiều máy phát nhiễu.

        Đây là một cuộc chiến tranh điện tử giữa ta và địch. Ta thấy phải đúng chỗ mạnh và chỗ yếu của địch. Địch có gây cho ta khó khăn, nhưng cũng bộc lộ những cái yếu ta phải tìm ra chỗ để đánh.

        Chủ trương của Bộ tư lệnh binh chủng: "Để nâng cao trình độ chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ phải coi trọng đúc rút kinh nghiệm, phải có phương án đánh địch, có quy trình phát hiện địch trong nhiễu nặng, Bộ tư lệnh tổ chức các đoàn cán bộ của binh chủng, một đoàn do Trưởng ban Quân báo Lê Hải, một đoàn do Trưởng ban Huấn luyện Phong trực tiếp hướng dẫn xuống đại đội ra đa thuộc trung đoàn 290, cùng với trung đoàn và các đại đội làm việc với phiên ban nghiên cứu chụp ảnh, vẽ lại các loại nhiễu của từng loại máy, nhất là đối với nhiễu B-52. Sau đó cơ quan tham mưu viết thành quy trình chống nhiễu phát hiện B-52 làm tài liệu huấn luyện cho cán bộ và trắc thủ. Tiếp đó công tác huấn luyện đã được các đại đội, trung đoàn coi trọng, bộ đội đã có nhiều tiến bộ, nhiều đơn vị, nhiều trắc thủ đã phát hiện được máy bay trong nhiễu. Nhưng chưa hết khó khăn do địch bị thiệt hại nhiều về máy bay nên chúng đã có những thủ đoạn mới, đó là cho máy bay bay thấp của các loại A-6, A-7, máy bay trinh sát không người lái A-47J do loại C-130 từ biển phóng vào. Thời gian này địch lại cho EB-66, EC-121 gây nhiễu nặng với thủ đoạn nghi binh, tổ chức thành tốp nhỏ đánh lén v.v... gây nhiều khó khăn cho ra đa phát hiện địch để đánh thắng bị hạn chế.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #74 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2016, 10:00:21 am »

        Trước tình hình đó, Bộ tư lệnh và các trung đoàn ngoài việc nâng cao cảnh giác, chấp hành các chế độ trực ban chặt chẽ, Bộ tư lệnh đã cùng các trung đoàn tập trung nghiên cứu điều chỉnh, bố trí các đại đội ra đa cho hợp lý hơn. Một biện pháp tích cực hơn nửa là đưa loại máy Π-15 là máy phát hiện ở tầng thấp ra khói làng để có mặt phản xạ tốt, phù hợp với tính năng của máy, đồng thời cũng điều chỉnh các vọng quan sát mắt, vừa để khắc phục khu mù của máy, nhất là để phát hiện được các vị trí địch dùng làm điểm kiểm tra để nâng cao khả năng phát hiện địch, tuy vậy khó khăn chưa hết và yếu kém vẫn còn chưa khắc phục được hết.

        Từ ngày 30-3-1972, ta mở chiến dịch tiến công chiến lược quy mô lớn trên toàn chiến trường miền Nam. Mỹ - Ngụy đã bị thiệt hại nặng nề, chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mỹ đang đứng trước nguy cơ bị thất bại nghiêm trọng.

        Trước tình hình đó, ngày 6-4-1972 Tổng thống Mỹ Ních-xơn ra lệnh cho không quân Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai đối với miền Bắc nước ta.

        Ngay từ những ngày đầu cuộc chiến tranh phá hoại đã diễn ra ác liệt, từ ngày 6 đến ngày 9, Bộ chỉ huy tiền phương đã được trên cho biết tàu sân bay Hen-cốc, tàu Kít-ti-hốc và tàu sân bay Cô-ra-si đã ở ngoài khơi từ Nhật Lệ đến Vĩnh Linh, Quảng Trị. Cấp trên đã chỉ thị cho trung đoàn 290 tổ chức vào chiến đấu cấp I sẵn sàng chiến đấu, kiên quyết phát hiện kịp thời phục vụ cho các đơn vị Sư đoàn 367, 365 và các lực lượng phòng không ở Quảng Bình, Vĩnh Linh tiêu diệt nhiều máy bay địch.

        Từ buổi sáng nhiễu đã xuất hiện trên các màn hiện sóng của ra đa, che kín bởi nhiễu tích cực dày đặc, tiếp đó là các tốp máy bay Mỹ từ tàu sân bay lao vào đánh phá các trận địa tên lửa ở Quảng Bình, Vĩnh Linh, Cảng Gianh v.v...

        Dưới sự chỉ huy của trung đoàn trưởng Trần Đình Hội và chính ủy Nguyễn Đậu, các đại đội 51, 17, 50, 52, 41 và 11 kịp thời phát hiện, bám sát thông báo liên tục cho các trung đoàn pháo cao xạ 224, 234, 250 và các trung đoàn tên lửa 236B, 267, 274 đánh địch quyết liệt bắn rơi 9 máy bay Mỹ, có 3 chiếc rơi tại chỗ. Từ ngày 6-4 đến 9-4 trung đoàn 290 phục vụ bắn rơi 18 máy bay Mỹ có 3 máy bay B-52.

        Chiến công xuất sắc đó đã góp phần vào thắng lợi to lớn trong những ngày đầu của cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc và góp phần bảo vệ hậu phương trực tiếp của chiến dịch trên chiến trường Quảng Trị.

        Bị thất bại ở Quảng Trị, địch mở chiến dịch: "Lai-nơ-bếch-cơ II" để tăng cường sức ép với ta và thăm dò dư luận trên thế giới.

        3 giờ sáng ngày 10 tháng 4, khoảng 50 lần chiếc máy bay địch trong đó có 12 chiếc B-52 vào đánh khu vực Bến Thủy - Vinh, địch đã tăng cường dùng nhiễu nặng kết hợp với phóng Sơ rai và nghi binh, bộ đội ra đa đã có nhiều cố gắng phát hiện được 15 tốp với 46 lần chiếc máy bay chiến thuật nhưng không xác định được tốp B-52.

        Từ 14 giờ 30 đến 15 giờ 20 ngày 13 tháng 4 năm 1972, 70 lần chiếc máy bay địch, trong đó có 6 máy bay B-52 vào đánh khu Hàm Rồng và sân bay Thọ Xuân, bộ đội ra đa phát hiện được 14 tốp trong đó có 1 B-52 ở hướng Đông, để lọt tốp B-52 từ hướng Tây vào đánh Thọ Xuân.

        Trước những sai sót trên, Thường vụ và Bộ tư lệnh Binh chủng Ra đa đã kiểm điểm nghiêm khắc và kịp thời chỉ thị cho các cơ quan và các trung đoàn tiến hành giáo dục cho toàn binh chủng quán triệt tình hình, nhiệm vụ, làm cho cán bộ, chiến sĩ thấy được Mỹ đã tiến hành chiến tranh đánh phá miền Bắc lần thứ hai, quy mô sẽ ác liệt hơn, chúng đã sử dụng máy bay B-52 đánh sâu ra miền Bắc, không còn leo thang từng bước mà đánh ngay vào các vùng đông dân và các thành phố lớn của miền Bắc. Bộ đội ra đa phải thật cảnh giác, tìm mọi biện pháp chống nhiễu có kết quả, phát hiện kịp thời mọi loại máy bay địch nhất là đối với B-52, phục vụ các lực lượng phòng không đánh thắng, tiêu diệt nhiều máy bay Mỹ, thi đua với trung đoàn 290 đã hoàn thành tốt nhiệm vụ trong những ngày đầu tháng 4 năm 1972.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #75 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2016, 10:00:51 am »

        Tình hình chiến đấu rất khẩn trương, nhưng đế nâng cao trình độ chiến đấu, nhất là phải quyết tâm phát hiện bằng được B-52 trong nhiễu được vững chắc, cuối tháng 7 năm 1972 Bộ tư lệnh triệu tập cán bộ trung đoàn, đại đội và một số trắc thủ vừa qua đã có kinh nghiệm phát hiện được máy bay B-52 trong nhiễu nặng ở đại đội 18 - trung đoàn 291 về dự hội nghị do tư lệnh Bùi Đình Cường, tôi - phó chính ủy, tham mưu trưởng Tâm Trinh và phó chủ nhiệm chính trị Trần Mỹ lãnh đạo phát huy dân chủ, động viên để cán bộ, bộ đội nói hết khó khăn và những kinh nghiệm của trắc thủ và đơn vị đã phát hiện B-52 được chính xác như thế nào. Trên cơ sở thực tế đó hội nghị đi sâu rút ra những bài học sử dụng khí tài khoa học kỹ thuật, về vận dụng các quy trình thao tác phát hiện mục tiêu, trên cơ sở thực tế hội nghị đã có những kết luận vừa khoa học vừa thực tiễn khẳng định chúng ta có thể phát hiện được B-52 trong nhiễu nặng, nâng cao tin tưởng cho cán bộ và trắc thủ.

        Hội nghị đã thực sự là cuộc hội thảo về khoa học kỹ thuật và chiến thuật mang tính chất quần chúng rộng rãi về nhận thức và xử trí chỉ huy, về bảo đảm kỹ thuật.

        Qua hội nghị Bộ tư lệnh đã động viên được cán bộ, chiến sĩ có lòng tin và quyết tâm mới, đồng thời nhấn mạnh phải bảo đảm phát hiện chính xác B-52, phải có trách nhiệm cao không bỏ lọt B-52 nhưng cũng không được báo sai vì đều có hại.

        Do địch tăng cường dùng tên lửa Sơ rai đánh phá vào các loại máy ra đa dẫn đường của ta, đã gây cho ta thiệt hại máy của đại đội 45 và đại đội 50, gây nên sự lo ngại của trắc thủ và đơn vị đối với Sơ rai, ảnh hưởng đến dẫn đường cho máy bay của ta.

        Sơ-rai là tên lửa tự dẫn, được phóng từ máy bay địch để bắn phá vào các đài ra đa siêu cao tần. Đối với Binh chủng Ra đa, địch nhằm vào loại ra đa dẫn đường, trong chiến tranh phá hoại lần thứ nhất chúng đã sử dụng loài Sơ-rai AGM 45, khối thuốc nổ nặng 23kg trong tên lửa, khi nổ văng ra hàng ngàn viên bi vuông mỗi cạnh dài 4mm phá hủy đài ra đa và sát thương người trên phạm vi lớn, trong chiến tranh phá hoại lần thứ hai địch còn sử dụng thêm loại Sơ-rai hiện đại hơn, có sức công phá lớn hơn.

         Để chống được Sơ-rai, giữa tháng 5 năm 1972 ở ngôi nhà chị Liên - phó chủ tịch xã Cộng Hòa, một cán bộ của địa phương tích cực giúp đỡ đơn vị đóng quân trong xã, Bộ tư lệnh họp để bàn kế hoạch biện pháp chống Sơ-rai. Thành phần buổi họp có tư lệnh Bùi Cường, tôi - phó chính ủy, trưởng ban tác chiến Nguyễn Văn Danh, trưởng ban kỹ thuật Hoàng Bình, trợ lý huấn luyện Nguyễn Danh. Cuộc họp đã xem xét lại những biện pháp chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất chưa thực sự đạt kết quả. Qua các ý kiến đóng góp về biện pháp mới lần này, tư lệnh Bùi Đình Cường nhất trí: Phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu cách chống tên lửa Sơ- rai và quyết định cử một tổ nghiên cứu gồm có: Đồng chí Nguyễn Văn Danh làm tổ trưởng, đồng chí Hoàng Bình trưởng ban kỹ thuật, đồng chí Tô Cao trợ lý chính trị, đồng chí Nguyễn Danh trợ lý huấn luyện.

        Do ta lấy được ba quả tên lửa Sơ-rai bắn vào trận địa đại đội 22 không nổ đem về ban kỹ thuật của binh chủng nghiên cứu tìm thấy điểm hạn chế của Sơ rai, từ đó đã tìm ra được cách chống Sơ-rai của địch có hiệu quả.

        Tổ nghiên cứu đã trực tiếp xuống đại đội 26, trung đoàn 293 thử nghiệm theo phương pháp mới bằng cách thao tác hạn chế hiệu quả của tên lửa bắn theo cánh sóng của ra đa. Ngày 27 tháng 6 tổ nghiên cứu và trắc thủ đài Π35 thực nghiệm dẫn đường cho máy bay ta chiến đấu thắng lợi bắn rơi 4 máy bay địch trên bầu trời Sơn La, Nghĩa Lộ mà vẫn bảo đảm an toàn cho trận địa ra đa. Sau đó tổ nghiên cứu tiếp tục xuống đại đội 46 ở Kiến An - Hải Phòng hướng dẫn và thực nghiệm chống Sơ-rai có kết quả.

        Từ ngày 8 đến 10 tháng 7 năm 1972, Bộ tư lệnh tổ chức hội nghị phổ biến kinh nghiệm phòng chống Sơ-rai của đại đội 26, 46 cho các cán bộ đại đội đài trưởng, trắc thủ các đơn vị ra đa dẫn đường của binh chủng. Chủ trì hội nghị là tư lệnh Bùi Đình Cường và tôi - phó chính ủy binh chủng.

        Sau khi nghe đại biểu phòng Tham mưu và Đại đội 26 báo cáo quá trình thử nghiệm phương pháp phòng chống Sơ-rai mới và kết quả trận dẫn đường cho không quân ta chiến đấu thắng lợi, hội nghị đã thống nhất quy trình thao tác phòng chống tên lửa Sơ-rai của các ra đa dẫn đường.

        Đây là thành công về phát huy dân chủ quân sự, biết động viên phát huy trí tuệ của cán bộ và chiến sĩ khắc phục khó khăn thì mọi việc đều có thể thành công. Phát huy sức mạnh tổng hợp trong đánh địch để chống nhiễu phát hiện được B-52 trong nhiễu, sử dụng khí tài và các biện pháp về kỹ thuật còn cần vận dụng chiến thuật thành thạo.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #76 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2016, 10:01:35 am »

        Trong lần làm việc của tư lệnh Bùi Đình Cường với phó tổng tham mưu trưởng Vương Thừa Vũ một vị Tướng được mệnh danh là "Ông thầy về chiến thuật" của quân đội ta), đồng chí Phó tổng tham mưu trưởng đã chỉ đạo: Nhất thiết phải nghiên cứu chiến thuật để phá kỹ thuật và chiến thuật của địch. Thế trận đó phải thể hiện trong mạng ra đa của ta ở thế trận ngược chiều trên nhiều hướng, đan chéo nhau theo ý định chiến thuật, có thể giao hội giữa ra đa vòng ngoài và ra đa vòng trong, chống được nhiễu nặng của địch.
 
        Những ý kiến chỉ đạo của Phó tổng tham mưu trưởng được Bộ tư lệnh binh chủng nghiên cứu vận dụng trong bố trí điều chỉnh đội hình chiến đấu và dựng trường ra đa để vừa chống được nhiễu cường độ mạnh, bảo đảm phát hiện máy bay địch vững chắc hơn.

        Qua nghiên cứu cách đánh của địch đối với miền Bắc nói chung, nhất là đánh vào Hà Nội, Hải Phòng địch đều qua 2 hướng: Từ Thái Lan qua biên giới Việt Lào ngược lên phía Bắc và từ biển Đông vào.

        Kế hoạch trước đây điều sở chỉ huy trung đoàn 290 vào Quảng Bình và đưa sở chỉ huy trung đoàn 291 vào Nghệ An, điều chỉnh các đại đội ra đa giữa 2 trung đoàn để bảo đảm đội hình của 2 trung đoàn, tạo điều kiện cho trung đoàn 291 đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ khi địch tổ chức đánh lớn vào Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.

        Theo ý đồ chiến thuật chống nhiễu B-52, việc điều chỉnh bố trí một số đại đội của các trung đoàn đã được tiến hành xong trước tháng 11 năm 1972.

        Để dẫn đường cho không quân ta tiêu diệt máy bay B-52 ở Tây Vĩnh Linh và Quảng Bình, đoạn cửa khẩu đường 559, giữa năm 1972 khi tôi và đồng chí Đào Văn Dương đang làm nhiệm vụ tiền phương của binh chủng ở Tây Quảng Bình (trung đoàn 290), đồng chí Trần Mạnh - Phó tư lệnh Không quân đến gặp chúng tôi hiệp đồng dẫn đường để máy bay ta đánh B-52 và C130 của địch. Chúng tôi đã cùng nghiên cứu quy luật hoạt động của máy bay B-52. Binh chủng Không quân đã bí mật đưa máy bay của ta và sân bay Vinh và sân bay Đồng Hới vừa luyện tập vừa chuẩn bị để đánh B-52. Tuy đã có lần ra đa dẫn máy bay lên đánh địch nhưng chưa thành công do địch phát hiện thấy máy bay ta, sau này ta thay đổi cách tiếp cận địch bằng cách bay thật thấp, khi tới gần địch mới nâng độ cao. Ra đa dẫn đường có nhiều khó khăn, nhưng để quyết tâm tiêu diệt địch, chúng tôi đã cùng anh em ra đa trung đoàn 290 khắc phục khó khăn phục vụ để không quân ta đánh thắng B-52 ở phía Tây Vĩnh Linh, Quảng Bình lấy kinh nghiệm khi B-52 đánh ra Hà Nội, Hải Phòng.

        Cách đánh của không quân ta ở Tây Vĩnh Linh, Quảng Bình đã thành kinh nghiệm đánh B-52 được Tư lệnh Quân chủng Lê Văn Trị nhất trí và giao cho Bộ tư lệnh Binh chủng Không quân và Binh chủng Ra đa chuẩn bị. Đó cũng là kết quả sau này khi ra đa đã dẫn đường cho máy bay do hai phi công là Phạm Tuân và liệt sĩ Vũ Xuân Thiều bắn hạ máy bay B-52 trên bầu trời phía Tây Bắc Bộ.

        Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Pa ri để mở lối thoát cho cuộc đàm phán, chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã chủ động đưa ra một bản dự thảo "Hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam". Sau 4 ngày thương lượng, phía Mỹ đã chấp nhận những nội dung trong văn bản dự thảo. Tổng thống Níchxơn chính thức gửi công hàm cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định: "Hiệp định coi như đã hoàn tất. Hãy tin vào chúng tôi là có thể ký kết được hiệp định. Thời gian như đã thỏa thuận".

        Ngày 18 tháng 10 năm 1972, Mỹ chấm dứt ném bom trên toàn miền Bắc - Việt Nam. Ngày 20 tháng 10 lễ ký tắt giữa cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Kít-xinh-giơ được tiến hành ở Hà Nội. Ngày 26 tháng 10 lễ ký chính thức giữa 4 bên tham chiến diễn ra tại Pa ri. Ngày 27 tháng 10 ngừng bắn trên toàn cõi Việt Nam, hòa bình ở Việt Nam đã được vãn hồi.

        Nhưng rồi phía Mỹ lại yêu cầu ta cho lùi những thỏa thuận trên, phái đoàn ta cũng đã chấp nhận của phía Mỹ. Nhưng Kít-xinh-giơ bỏ chuyến bay đến Hà Nội, tiếp tục trì hoãn ngày ký kết và ngày ngừng bắn, đổ lỗi cho Nguyễn Văn Thiệu - Tổng thống chính quyền Sài Gòn không chịu ký.

        Ngày 26 tháng 10 năm 1972 Chính phủ ta công bố toàn văn bản dự thảo hiệp định mà hai bên đã thỏa thuận chỉ còn chờ chữ ký, nêu rõ lập trường đúng đắn hợp tình hợp lý tỏ rõ thiện chí của ta, vạch rõ thái độ xảo trá, lật lọng, tráo trở của Mỹ, vạch rõ những thủ đoạn lừa bịp, xuyên tạc thiện chí của ta, lên án âm mưu tàn bao của Mỹ trước nhân dân nước ta và nhân dân thế giới. Ở Pa-ri, cố vấn Lê Đức Thọ đã nhìn thẳng vào mặt Kít-xinh-giơ cảnh báo: "Các ông gieo gió ắt phải gặt bão".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #77 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2016, 10:02:09 am »

        Chấp hành nghị quyết bất thường của Đảng úy Quân chủng ngày 27 tháng 10 năm 1972, ngày 29 tháng 10 năm 1972 Đảng ủy Binh chủng Ra đa tiến hành một đợt sinh hoạt chính trị, mục đích và yêu cầu phải làm cho toàn binh chủng nhận rõ nhiệm vụ của binh chủng hết sức nặng nề, các cấp phải đề cao cảnh giác trước âm mưu của địch, sẵn sàng chiến đấu, kiên quyết đánh thắng, khắc phục mọi khó khăn hoàn thành nhiệm vụ, động viên thành phong trào thi đua sôi nổi chống nhiễu phát hiện kịp thời mọi loại máy bay địch, nhất là đối với máy bay B-52 phục vụ cho các lực lượng phòng không tiêu diệt được nhiều máy bay Mỹ.

        Ních-xơn coi B-52 là "át chủ bài" đánh vào Hà Nội và Hải Phòng và một số thành phố khác để ép ta phải nhận những điều có lợi cho chúng. Đồng chí Bùi Đình Cường - Tư lệnh binh chủng nhắc lại: "Tháng 4 năm 1972 binh chủng đã không hoàn thành nhiệm vụ, không thông báo chính xác về máy bay B-52, không được để tái diễn như vậy nửa".

        Sinh hoạt lần này mỗi đồng chí trong Đảng ủy đều nêu cao tinh thần phê bình và tự phê bình rất nghiêm túc thể hiện tinh thần đoàn kết, trách nhiệm cao trước đơn vị.

        Tháng 11 năm 1972 chấp hành nghị quyết của Đảng ủy binh chủng, các Đảng bộ các cơ quan và các trung đoàn đều mở đại hội Đảng bộ. Đây là một đợt sinh hoạt chính trị trong toàn binh chủng từ các chi bộ đến các đại đội đều quán triệt những tinh thần nội dung nghị quyết của Đảng ủy binh chủng. Các cấp ủy và các đại đội đều tập trung thảo luận, bàn kỹ yêu cầu sẵn sàng chiến đấu cao, xây dựng quyết tâm chống nhiễu, phát hiện chính xác máy bay B-52.

        Trung đoàn 291 làm nhiệm vụ ở Quân khu 4 tiến hành đại hội Đảng nhiệm kỳ, coi đây là đợt sinh hoạt chính trị để phát huy tinh thần cách mạng tiến công, ý chí quyết tâm đánh thắng ngay từ trận đầu, ngày đầu, không được để bị bất ngờ, nhất là khi địch sử dụng B-52 đánh vào Hà Nội, Hải Phòng, trong nhiệm vụ chống nhiễu, phát hiện B-52 thắng lợi.

        Tới dự và chỉ đạo Đại hội Đảng bộ trung đoàn 291 có Phó chính ủy Quân chủng Nguyễn Xuân Mậu và Chính ủy binh chủng Hoàng Văn Ngữ. Đại hội thảo luận thấy rõ nhiệm vụ của trung đoàn triển khai trên hướng chủ yếu khi địch đánh vào miền Bắc, nhất là khi chúng bay vào Hà Nội. Trung đoàn phải phát hiện được địch từ xa, "Quyết tâm chống nhiễu tốt phát hiện được B-52 trên màn hiện sóng" kiên quyết không để lọt B-52, thể hiện là đại hội quyết thắng B-52.

        Thể hiện tinh thần quyết tâm đánh thắng B-52 của cán bộ, chiến sĩ trung đoàn, đồng chí trung đoàn trưởng Đỗ Năm và chính ủy trung đoàn Phan Huyền Cơ cùng một số cán bộ cơ quan trực tiếp xuống kiểm tra, đôn đốc đơn vị chuẩn bị chiến đấu, lên máy cùng đài trưởng và trắc thủ theo dõi cường độ nhiễu, xử trí phát hiện tín hiệu B-52 để rút ra kinh nghiệm cho lãnh đạo và chỉ huy. Tinh thần quyết thắng B-52 còn thể hiện bằng những phương án chiến đấu dũng cảm bám máy, bám trận địa khi bom B-52 rải thảm gần trận địa đại đội 45 ngày 22 tháng 11 năm 1972.

        Trung đoàn 292 làm nhiệm vụ ở địa bàn phía Tây của Tổ quốc gặp khó khăn trong việc tiến hành đại hội Đảng nhiệm kỳ. Đại hội thể hiện được tinh thần khắc phục khó khăn của một đơn vị đang làm nhiệm vụ ở địa bàn rừng núi. Đại hội đã tập trung bàn và phát huy cao độ các khí tài trang bị với tinh thần có gì đánh nấy, chống nhiễu phát hiện địch từ xa, với tinh thần vượt đường số 7 bám sông Mêkông không để lọt máy bay bay thấp của F111, quyết phát huy những con mắt của miền Tây của Tổ quốc, quyết không để lọt khi địch đánh vào Hà Nội.

        Cùng với đại hội của trung đoàn 290, trung đoàn 293 đạt kết quả và thành công trong đợt sinh hoạt chính trị, đã đạt được sự nhất trí cao trong toàn binh chủng, có quyết tâm khắc phục khó khăn hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ, để thể hiện trên nhiều hành động thực tế của cán bộ, chiến sĩ, sẽ là bảo đảm thành công trong chiến thắng B-52 của toàn Binh chủng Ra đa trong những ngày sắp tới.

         Ngày 14 tháng 12 năm 1972 Ních-xơn ra lệnh cho hải quân tiếp tục thả thủy lôi phong tỏa các cảng và các cửa sông Bắc Việt. Không quân tiếp tục bắn phá, kể cả dùng máy bay B-52 đánh sâu vào miền Bắc.

        Ngày 15 tháng 12 năm 1972 toàn Quân chủng chuyển vào trạng thái chiến đấu cấp I. Bộ tư lệnh Quân chủng giao nhiệm vụ cho Binh chủng Ra đa phát hiện địch từ xa, chuẩn xác, kể cả máy bay B-52 phục vụ cho các binh chủng hỏa lực chủ động bắn rơi tại chỗ máy bay địch, kể cả B-52.

        Tuần này đồng chí Hứa Mạnh Tài - Tham mưu phó của binh chủng trực chỉ huy quân sự, tôi - Phó chính ủy trực về chính trị. Đồng chí Bùi Đình Cường - Tư lệnh binh chủng đang đi điều trị ở Quân y viện 108. Chúng tôi đã thông báo cho đồng chí Đào Văn Dương - Tư lệnh phó binh chủng và đồng chí Hoàng Văn Ngữ - Chính ủy binh chủng đang chủ trì hội nghị tổng kết về xây dựng cơ sở biết về lệnh chiến đấu cấp I.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #78 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2016, 10:03:05 am »

        Tôi và đồng chí Hứa Mạnh Tài đã trao đổi và quyết đinh hạ lệnh cho các trung đoàn chuyển vào chiến đấu cấp I theo lệnh của Quân chủng, đồng thời chỉ đạo cho các đơn vị kiểm tra mọi mặt về sẵn sàng chiến đấu như các máy ra đa, xăng dầu, các phương tiện thông tin phải luôn ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu tốt, công tác chính trị phải động viên thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phát hiện B-52 từ xa, chính xác, bảo đảm phục vụ các lực lượng hỏa lực phòng không của ta đánh thắng ngay từ trận đầu, ngày đầu.

        Trong những ngày này chúng tôi thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các đơn vị phải báo cáo tình hình. Trước đó đoàn kiểm tra của binh chủng do đồng chí Hữu Hùng làm trưởng đoàn đi kiểm tra ở trung đoàn 290 về cho biết các đơn vị của trung đoàn mọi mặt đã sẵn sàng chiến đấu tốt, làm chúng tôi yên tâm, tin tưởng các đơn vị sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ.

        Ngày 18 tháng 12 năm 1972 cường độ hoạt động của máy bay địch ở địa bàn Quân khu 4 giảm đi đột ngột. 10 giờ 15 phút, 1 máy bay trinh sát không người lái từ Thái Lan bay qua Lào, qua Tây Bắc, Yên Bái, Tam Đảo, dọc sông Hồng xuyên qua Hà Nội rồi thoát ra phía Hòa Bình. Tiếp đó 10 giờ 45 phút, 1 máy bay trinh sát không người lái bay thấp từ cửa Nam Triệu vào Hải Phòng, Kiến An rồi bay ra cửa Ba Lạt. 

        16 giờ từ Bộ tổng tham mưu thông báo: "5 tàu sân bay đang lên vĩ độ cao từ đông Thanh Hóa đến đông Đồng Hời, cách bờ biển 60km. Trong khi đó tình hình trên không vẫn yên tĩnh, tất cả tình hình trên đều được báo về sở chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân.

        Đến 4 giờ chiều, buổi giao ban ở sở chỉ huy Quân chủng, sau khi nghe đồng chí sĩ quan trưởng của sở chỉ huy báo cáo, các binh chủng bổ sung, Tư lệnh Quân chủng Lê Văn Tri nhận định: "Địch giảm đột ngột. Đây là một hiện tượng không bình thường, chứng tỏ địch đang chuẩn bị cho một âm mưu mới". Đồng chí chỉ thị cho Binh chủng Ra đa phải tổ chức trực ban cho chặt chẽ, có kế hoạch mở máy tăng cường kịp thời, hết sức đề phòng máy bay B-52.

        18 giờ 15 phút, trung đoàn 290 báo về sở chỉ huy binh chủng tất cả các đài ra đa đang mở máy đều bị nhiễu, cường độ tăng nhanh. Đồng chí Hứa Mạnh Tài và tôi trao đổi, đi đến quyết định: "Các trung đoàn cho phiên ban giỏi vào vị trí chiến đấu, thủ trưởng các trung đoàn phải trực tiếp ở sở chỉ huy"...

        18 giờ 20 phút, sở chỉ huy binh chủng nhận được thông báo vượt cấp của đại đội 37, trung đoàn 292: "2 tốp F111 xuất hiện ở bên kia biên giới Việt Lào", tiếp đó các đại đội 30, 34 - trung đoàn 293 báo về: "F111 đang đánh phá sân bay Nội Bài". Đây là thủ đoạn hòng ngăn chặn sự cất cánh của máy bay ta.

        Cùng một lúc các trung đoàn 290, 291, 292 và 293 đều báo cường độ nhiễu đang tăng theo thời gian và thủ trưởng các trung đoàn đều có mặt trực tiếp ở sở chỉ huy trung đoàn.

        Tại sở chỉ huy trung đoàn 291, đồng chí Đỗ Năm - trung đoàn trưởng chỉ thị cho đại đội 16 ở Diễn Châu tập trung phát hiện từ phương vị 220 đến phương vị 300, chú ý phát hiện B-52.

        Lúc này đại đội trưởng Trần Văn An và chính trị viên Trịnh Đình Nham thống nhất chỉ huy các đài chống nhiễu phát hiện B-52, sau ít phút đài trưởng 843 Tô Trọng Huy và trắc thủ máy 514 Phạm Quốc Hùng đã xác định đó là nhiễu B-52.

        Trung đoàn trưởng Đỗ Văn Năm nhận được tin báo nhiễu của đại đội 16, đã có sẵn trong phương án tác chiến, Trung đoàn trưởng ra lệnh mở máy tăng cường máy P35 của đại đội 45, đại đội trưởng Đinh Hữu Thuần nhận được lệnh mở máy đã chấp hành rất khẩn trương, chỉ không lâu đài trưởng Nghiêm Đình Tích là trắc thủ giỏi của binh chủng đã có kinh nghiệm chống nhiễu phát hiện B-52, cùng với các trắc thủ Phạm Hoàng Cầu, Nguyễn Văn Xích đã thấy được 3 dải nhiễu B-52 ở cùng độ cao mà máy của Tô Trọng Huy - đại đội 16 phát hiện. Tiếp tục chống nhiễu làm rõ mục tiêu, qua kinh nghiệm các lần trước B-52 bay từ U-ta-pao - Thái Lan bay đến phương vị 290 vào khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, nhưng lần này vẫn bay tiếp vào phương vị 300. Đài trưởng Nghiêm Đình Tích do được sinh hoạt chính trị vừa xong, có ý thức cảnh giác báo với chỉ huy đại đội 45: "B-52 bay vào miền Bắc". Trong lúc đó các đài ra đa ở ven biển của các đại đội 18, 19, 24 phát hiện được nhiều tốp đang bay vào miền Bắc, sở chỉ huy binh chủng chỉ thị làm rõ "B" thật hay "B" giả, đã được các đơn vị báo về là các tốp F.

        Những đường bay B-52 lầm lý nhích lên qua vĩ tuyến 20. Qua đường dây điện thoại của bưu điện, đồng chí Hứa Mạnh Tài gặp đồng chí Đỗ Năm - trung đoàn trưởng 291 xác minh có đúng B-52 không, được trả lời đã kiểm tra là đúng B-52. Trong sở chỉ huy binh chủng rất khẩn trương, sĩ quan chỉnh lý đường bay đã xếp 7 tốp 21 B52 theo tốp quy định. Tốp 463 được xếp là tốp thứ nhất, chiến sĩ gái Hồ Thị Sinh một lúc phải thu nhiều tốp mục tiêu rất vất vả nhưng vẫn bình tĩnh tập trung tư tưởng nối dài đường bay đủ số lượng, độ cao, thời gian v.v...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #79 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2016, 10:04:16 am »

        Từ sở chỉ huy Quân chủng đồng chí Quang Bích - Phó tư lệnh Quân chủng điện thoại gọi sang hỏi: "Ra đa có bảo đảm chắc chắn là B-52 không? Vậy B-52 có vượt qua vĩ tuyến 20 không?". Đã qua phân tích trong ngày và qua hoạt động của địch từ chập tối tới giờ, trước đó đã trực tiếp gặp đồng chí Đỗ Năm và những tin của Bộ tổng tham mưu thông báo cho biết, thực tế nhiễu nặng đang gây cho trắc thủ ra đa nhiều khó khăn chúng tôi xác định những tốp B-52 đã thông báo là chính xác. Đồng chí tham mưu phó Hứa Mạnh Tài trả lời: "Đúng là B-52 đang vượt qua vĩ tuyến 20". Trong lúc trên mạng thông báo của binh chủng vẫn tiếp tục phát đi các tốp F111, F4 và F105 nối đuôi nhau vào đánh phá các sân bay, chế áp các trận địa phòng không bảo vệ trận địa tên lửa, đồng thời tung ra các bó kim loại để gây nhiễu tiêu cực.

        Tôi cầm điện thoại gặp đồng chí Hoan - trung đoàn trưởng trung đoàn 293 đơn vị có nhiều máy có công suất lớn, có đại đội ra đa ở ngay địa bàn Hà Nội nhắc đồng chí cho đơn vị bắt tiếp các tốp B-52 của 291, làm rõ số lượng, kiểu loại máy bay để phục vụ cho các đơn vị phòng không tiêu diệt nhiều máy bay địch, chú ý việc thông báo phân tán cho các đơn vị phòng không Hà Nội (sau này tôi được đồng chí Bùi Biếng - trung đoàn trưởng trung đoàn 220 pháo 100mm lúc bấy giờ cho biết: "trung đoàn 220 đã sử dụng các phần tử của ra đa thông báo lắp vào máy chỉ huy của pháo đánh rất tốt").

        Sở chỉ huy vẫn làm việc khẩn trương bình tĩnh thông báo các tốp B-52 đến sở chỉ huy Quân chủng và các đơn vị tên lửa, cao xạ, không quân và các địa phương Hà Nội, Hải Phòng để phục vụ phòng tránh cho nhân dân. Được tin từ Bộ tổng tham mưu cũng nhận đầy đủ tình báo của ra đa, chúng tôi rất yên tâm. Vừa lúc này nhận được báo cáo của các vọng quan sát ở Hòa Bình, Vĩnh Phú đã nghe thấy tiếng gầm rú của máy bay B-52.

        19 giờ 44 phút, tiểu đoàn 78 trung đoàn tên lửa 257 đã phóng quả đạn đầu tiên vào tốp B-52 có ký hiệu 556. 20 giờ 13 phút tiểu đoàn 59 trung đoàn tên lửa 261 đã phóng 2 quả đạn vào tốp B-52 có ký hiệu 671 bay từ Tam Đảo vào, một chiếc đã trúng đạn rơi tại chỗ, một chiếc B-52 rơi ở Phủ Lỗ. Đây là những máy bay B-52 bị bắn rơi tại chỗ đầu tiên ở Hà Nội.

        Trận chiến đấu quyết liệt đã diễn ra trên bầu trời Hà Nội và các vùng lân cận giữa quân và dân ta với không quân Mỹ. Trận đầu đánh máy bay Mỹ đêm 18 tháng 12 năm 1972 kết thúc vào 20 giờ 20 phút. Tư lệnh Quân chủng nhận định: Đêm nay địch còn tiếp tục đánh vào Hà Nội, tất cả các đơn vị đều phải cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu tốt hơn.

        23 giờ các đơn vị đại đội 3 trinh sát nhiễu và các đài ra đa của các đại đội 11, 12, 17 trung đoàn 290 đã phát hiện máy bay B-52 từ hướng Đông Nam, tiếp đó các đơn vị đại đội 16, 45 bắt tiếp các tốp B-52 của trung đoàn 290. Đây là lần thứ hai không quân Mỹ lại vào gây tội ác đối với nhân dân ta, chúng đã bị các lực lượng phòng không của Hà Nội đánh trả quyết liệt. "Chết thì chết, nết không chừa" 4 giờ sáng ngày 19 tháng 12 địch lại tiếp tục dùng B-52 đánh lần thứ 3 vào Hà Nội và một số địa phương khác. Quân dân Hà Nội đã kiên quyết giáng trả chúng.

        3 đợt đánh trả không quân Mỹ đem B-52 vào gây tội ác với nhân dân Thủ đô Hà Nội, bộ đội ra đa đã kịp thời phát hiện B-52 từ xa, chính xác phục vụ cho các lực lượng phòng không đánh trúng bắn rơi 8 máy bay địch, trong đó có 3 chiếc B-52, 2 chiếc B-52 rơi tại chỗ.

        Suốt một đêm chiến đấu căng thẳng nhưng được tin tên lửa ta đã bắn hạ B-52 rơi tại chỗ, tin đó được thông báo đến toàn thể cán bộ, chiến sĩ trong binh chủng đã làm mọi người vô cùng phấn khởi.

        Sáng 19 tháng 12 năm 1972 sau một đêm thức trắng, buổi giao ban ở sở chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân đã diễn ra trong một không khí hết sức vui vẻ, phấn khởi. Sau khi đồng chí sĩ quan trực ban trưởng báo cáo về tình hình chiến đấu trong đêm, các binh chủng bổ sung, Tư lệnh Quân chủng Lê Văn Tri kết luận xong, đã nói: "Đêm qua các đồng chí ra đa đã làm ăn tốt, phát hiện được B-52 vào đánh Hà Nội từ xa và chính xác giúp cho Bộ tư lệnh Quân chủng hạ quyết tâm, chính xác, kịp thời, đưa toàn Quân chủng váo chiến đấu tạo điều kiện cho bộ đội tên lửa bắn rơi máy bay B-52, rơi tại chỗ, ngay từ trận đầu, ngày đầu, tạo thuận lợi cho các trận đánh sắp tới".
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM