Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:14:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc  (Đọc 41877 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2016, 05:30:27 pm »

         
III. NHỮNG YÊU CẦU CỦA THẾ TRẬN
       
        Bày trận có mục đích cao nhất là tạo thế lợi cho mình, phá thế của địch, tiêu diệt và đánh bại đối phương, giành thắng lợi trong chiến tranh, chiến dịch và chiến đấu.
       
        Thế trận là một bộ phận của việc tổ chức và thực hành một hình thức tác chiến cụ thể nên phải đáp ứng yêu cầu của nghệ thuật vận dụng cách đánh của hình thức tác chiến đó.
       
        Vì vậy, muốn bố trí thế trận tốt, trên cơ sở những căn cứ chung về tình hình địch, tình hình ta, địa hình, thời tiết, tình hình nhân dân… còn phải dựa vào tính chất, nhiệm vụ, cách đánh và mưu kế của chiến dịch hay trận chiến đấu.
       
        Nói chung mỗi thế trận đều cần đạt được những yêu cầu chính sau đây:
       
        1. Ưu thế về sức mạnh.
       
        Bày trận là nghệ thuật tạo thế. Thế ở trong một thế trận, một mặt do bản thân sức mạnh của các lực lượng tham gia thế trận, mặt khác do mưu kế bố trí lực lượng khôn khéo mà tạo nên. Bởi vậy vận dụng mưu kế để tạo thế là cái lõi của nghệ thuật bố trí thế trận. Có mưu hay kế giỏi thì dù lực lượng ít vẫn có thể tạo nên nhiều thế tốt, và thế tốt sẽ làm cho sức mạnh được nhân lên gấp bội. Có như vậy mới tiêu diệt được địch, mới giải quyết được một vấn đề có tính quy luật là "mạnh được yếu thua". Cho nên yêu cầu đầu tiên, quan trọng nhất của việc lập thế trận là tạo ưu thế sức mạnh.
       
        So sánh lực lượng giữa hai bên đối địch trong từng trận hay trên toàn cục đều có trạng thái cơ bản là một bên mạnh, một bên yếu hoặc hai bên ngang nhau. Bất kể tình hình so sánh lực lượng thế nào, ta đều phải đánh thắng. Nếu lực lượng ta chưa mạnh hơn hoặc tương đương với địch thì ta phải tạo được sức mạnh hơn địch để đánh thắng chúng. Nếu ta đã mạnh thì phải làm cho ta càng mạnh thêm để giành thắng lợi cao nhất. Vì vậy, yêu cầu của việc bố trí thế trận là phải làm sao phát huy được cao nhất sức mạnh của ta, khắc phục mặt yếu của ta, đồng thời hạn chế chỗ mạnh của địch, khoét sâu chỗ yếu của chúng, buộc chúng phải chiến đấu trong thế yếu, thế không thuận lợi.
       
        Để thực hiện tốt yêu cầu này, trong việc bày mưu tính kế, trước hết thường phải cân nhắc rất kỹ việc chọn hướng (mục tiêu) tác chiến, chọn khu vực quyết chiến để đánh đòn quyết định tiêu diệt địch. Tùy theo sự so sánh lực lượng giữa ta và địch, việc chọn hướng và khu vực quyết chiến có thể theo nguyên tắc như sau:
       
        - Nếu lực lượng ta mạnh hơn địch, có thể đánh vào nơi địch mạnh.
       
        - Nếu lực lượng ta tương đương với địch, có thể đánh vào nơi địch tương đối mạnh.
       
        - Nếu lực lượng ta yếu hơn địch, thường đánh vào nơi địch sơ hở (yếu hoặc tương đối yếu).
       
        Song, dù lực lượng so sánh thế nào, việc chọn hướng tiến công chủ yếu và khu vực quyết chiến cũng đòi hỏi trình độ nghệ thuật rất cao. Hướng chủ yếu thường nên chọn vào nơi hiểm yếu của địch, đánh mạnh vào đó sẽ làm cho thế trận địch lung lay hay có thể sụp đổ hoàn toàn. Chọn nơi hiểm yếu đồng thời là nơi địch tương đối yếu và sơ hở thì thắng lợi sẽ càng nhanh hơn, dễ dàng hơn.
       
        Thực tiễn chiến đấu cho thấy, nơi hiểm yếu, chỗ sơ hở của một bên nào đó không phải chỉ do bản thân bên đó gây ra mà còn do thế trận của đối phương tạo nên nửa. Thế trận của Mỹ-ngụy trong chiến tranh vừa qua có nhiều sơ hở, nhiều nơi hiểm yếu vì nó đụng đầu với thế trận chiến tranh nhân dân của ta. Cho nên lập thế trận giỏi không những phải chọn đúng hướng chủ yếu, khu vực quyết chiến mà còn phải tạo cho ta nhiều khả năng lựa chọn. Trong kháng chiến chống Mỹ, trước các cuộc tiến công chiến lược của ta, Mỹ-ngụy đều lúng túng và phạm sai lầm khi phán đoán hướng tiến công chủ yếu của ta. Bởi vì trước thế trận chiến tranh nhân dân trùng điệp của ta, ở đâu chúng cũng thấy bị uy hiếp, có khả năng bị ta tiến công, cả ở phía trước, bên sườn hay phía sau lưng.
       
        Có xác định được đúng khu vực quyết chiến để đánh đòn quyết định thì mới hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chiến dịch hay chiến đấu. Trong một trận chiến đấu, một chiến dịch hay cả cuộc chiến tranh nói chung, hai bên tham chiến bao giờ cũng đi đến chỗ đưa lực lượng chủ yếu của mình ra đối chọi với đối phương. Cuộc chiến lúc đó sẽ diễn ra quyết liệt nhất, và cuối cùng thắng bại của trận chiến đấu, chiến dịch hay toàn cuộc chiến tranh là do cuộc đọ sức đó quyết định. Thông thường cuộc chiến đấu đó diễn ra trên hướng chủ yếu nên khu vực quyết chiến thường thống nhất với hướng chủ yếu. Tuy nhiên với sự phát triển của khoa học kỹ thuật quân sự, quân đội ngày càng có sức cơ động cao nên hướng tác chiến và so sánh lực lượng trên chiến trường thay đổi, chuyển hóa nhanh chóng. Trong chiến tranh hiện đại, để thực hiện được việc đánh đòn quyết định trên khu vực quyết chiến, cần phải tổ chức đội dự bị mạnh, có sức cơ động cao thì mới đối phó với các tình huống được chủ động và kịp thời.
       
        Trong một chiến dịch hay một trận chiến đấu, lực lượng ta có thể lớn hơn, bằng hoặc kém địch. Nhưng nhất thiết phải bảo đảm tập trung lực lượng ưu thế trên hướng chủ yếu và cho trận then chốt quyết định. Vì vậy nghệ thuật chọn hướng chủ yếu và khu vực quyết chiến để đánh trận then chốt, có quan hệ trực tiếp đến việc tổ chức, sắp xếp lực lượng sao cho thế trận giành được ưu thế sức mạnh. Đi đôi với tập trung lực lượng ưu thế, phải tìm được thế đánh có lợi thì mới phát  huy được ưu thế đó, làm tăng hơn nữa sức mạnh của ta.
       
        Thế trận của ta buộc địch tuy đông mà phải phân tán, bị tiêu diệt, hao mòn, mệt mỏi, có lực lượng mạnh nhưng vẫn bộc lộ nhiều sơ hở. Ta thì tập trung được lực lượng đúng vào chỗ có lợi thế để đánh vào thế trận bị căng mỏng của địch. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, trên địa bàn từ Trị-Thiên, Quảng Nam-Đà Nẵng, Tây Nguyên… tới Sài Gòn, lực lượng ta và địch không hơn kém nhau bao nhiêu. Song do phát huy được sức mạnh của thế trận chiến lược chọn đúng hướng tiến công chủ yếu, khéo lập thế trận chìm, nổi kết hợp với thế trận kìm địch, chia cắt địch, nên ta đã tạo được sức mạnh hơn địch, đánh đòn đầu tiên điểm trúng huyệt ở Buôn Ma Thuột dẫn đến việc đẩy nhanh sự sụp đổ của địch trên toàn chiến trường.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2016, 05:34:05 pm »

       
        2. Thế chủ động.
       
        Giành và giữ được thế chủ động trong suốt quá trình chiến tranh, chiến dịch hay trận chiến đấu luôn luôn là một yêu cầu hàng đầu đối với cả hai bên tham chiến. Bên nào “giữ được chủ động thì thế nào cũng thắng, không thắng to thì thắng nhỏ”1.
       
        Thế trận chỉ có ưu thế sức mạnh thôi thì thưa đủ bảo đảm giành thắng lợi. Còn phải có cả thế chủ động nữa mới phát huy được ưu thế sức mạnh để diệt địch.
       
        Nội dung của thế chủ động trong thế trận bao gồm: chủ động lựa chọn chiến trường, bố trí thế trận, chủ động lựa chọn thời cơ tiến công, triển khai các phương pháp và thủ đoạn tiến công, thực hiện các bước của chiến dịch hay trận chiến đấu theo kế hoạch đã đề ra. Trong thế chủ động đó, các lực lượng phải hiệp đồng, phối hợp tác chiến chặt chẽ, phải tạo được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng tham gia chiến dịch hay trận chiến đấu.
       
        Để giành thế chủ động, hai bên đều cố gắng phát hiện lực lượng, ý định hành động của nhau và tìm mọi cách đánh lừa để gây cho đối phương bị bất ngờ, đối phó lúng túng. Thực tiễn chiến đấu chỉ rõ một bên dù mạnh và khôn khéo đến đâu cũng khó giành được toàn bộ quyền chủ động về mình và tước đoạt hết của đối phương mọi khả năng chủ động chống trả. Ví dụ, bên bị bao vây dù đã ở thế rất hiểm nghèo vẫn có khả năng chủ động thực hiện các trận phản kích để phá vây hoặc tiêu hao, tiêu diệt đối phương. Bởi vậy, dù đã giành và giữ được thế chủ động rồi vẫn không bao giờ được chủ quan, coi thường khả năng phản kích của địch.
       
        Để giành và giữ thế chủ động trong thế trận, cần chú ý mấy yêu cầu sau đây:
       
        - Thế trận phải kín đáo, vững vàng, có điều kiện tập trung và cơ động lực lượng.
       
        - Phải hình thành được thế chia cắt, bao vây, kìm giữ, nghi binh, ngăn chặn các hành động chống trả của địch, điều khiển địch theo mưu kế của ta, đẩy chúng vào thế bị cô lập, bị động đối phó, buộc địch phải đánh theo ý định của ta.
       
        - Trong quá trình hình thành thế trận và quá trình tác chiến, phải tăng cường các hoạt động nghi binh lừa địch, kết hợp với các hoạt động tập kích của đặc công, pháo binh, không quân... gây cho địch những thiệt hại bất ngờ và buộc chúng phải đối phó lúng túng.
       
        - Phải thấy trước những khó khăn và dự kiến mọi tình huống phức tạp có thể xảy ra trong quá trình tác chiến để chuẩn bị sẵn các biện pháp khắc phục. Tất nhiên không ai có thể lường hết được tất cả những khó khăn, phức tạp nảy sinh trong cuộc đọ sức mất còn giữa hai bên đối địch. Nhưng giỏi lập thế trận thì có thể gạn lọc bớt những tình huống phức tạp làm cho tình huống diễn biến đơn giản hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho ta nhanh chóng đánh bại kẻ địch.
       
        Gạn lọc tình huống là một việc làm rất công phu, đòi hỏi phải bố trí một thế trận khá phức tạp. Thế trận càng công phu, phức tạp bao nhiêu thì diễn biến tác chiến sẽ giản đơn bấy nhiêu. Điều đó không có gì là mâu thuẫn: Vì nếu dự kiến được hết các tình huống phức tạp và có chuẩn bị sẵn sàng biện pháp đối phó, nếu bố trí được thế trận chặt chẽ, khiến quân địch nếu sa vào đấy sẽ không thể tự do hành động mà buộc phải hành động theo ý định của ta, thì như vậy tình huống diễn biến sẽ giản đơn hơn, yêu cầu xử trí ít phức tạp hơn, và do đó ta càng có điều kiện giành và giữ thế chủ động để đánh thắng quân địch nhanh chóng, dễ dàng hơn.
       
        Trong chiến dịch Tây Nguyên xuân 1975, ta đã lập một thế trận không những có khả năng tiến công địch ở Buôn Ma Thuột mà còn chia cắt, kìm chân địch trên toàn chiến trường Tây Nguyên, tạo thế đánh các loại địch phản kích và cả thế đánh địch rút chạy. Đó là một thế trận rộng lớn được chuẩn bị công phu và phức tạp, nhưng chính nhờ vậy mà ta đã loại trừ được những khả năng bất ngờ do địch gây ra.

-----------------
1. Hồ Chí Minh, Những bài viết và nói về quân sự, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1985, t.1, tr. 137.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2016, 05:36:49 pm »

       
        3. Thế tiến công, đánh hiểm, đánh nhanh, đánh tiêu diệt.
       
        Như đã nói ở trên, mục đích của bày trận là tạo thế có lợi cho mình, phá được thế địch để tiêu diệt chúng. Nếu thế trận của ta đã có ưu thế sức mạnh và có thế chủ động, thì đương nhiên để phá thế trận địch và tiêu diệt địch, còn phải tạo thế tiến công, đánh hiểm, đánh nhanh, đánh tiêu diệt.
       
        Trong một trận chiến đấu, một chiến dịch, để thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt địch, giải phóng hoặc bảo vệ đất đai, bảo vệ nhân dân, người ta thường phân chia các nhiệm vụ cụ thể của từng bước chiến đấu, từng giai đoạn chiến dịch: nhiệm vụ trước mắt, nhiệm vụ tiếp sau, nhiệm vụ phát triển, v.v. Trong các nhiệm vụ nói trên, lại phân chia cho các lực lượng chiến đấu, các binh chủng trên các địa bàn, các hướng khác nhau, như hướng chủ yếu, hướng thứ yếu, hướng phối hợp… hoạt động ở chính diện hoặc bên sườn, phía sau hoặc ở ngay trong lòng địch.
       
        Trong một trận chiến đấu, một chiến dịch, tất cả các lực lượng tham gia tác chiến, phục vụ tác chiến, dù làm bất cứ nhiệm vụ gì, vào lúc nào, cũng đều nằm trong thế trận chung và dựa trên sức mạnh của toàn thế trận để thực hiện nhiệm vụ của mình. Do đó mặc dù là thành phần lực lượng nào, làm nhiệm vụ gì, bản thân từng lực lượng cũng phải quán triệt tư tưởng tiến công và tích cực hành động tiến công địch. Thế tiến công đối với thế trận không những phải thể hiện ở thế tiến công chúng của toàn bộ các lực lượng, mà từng bộ phận, từng hướng cũng phải có thế tiến công. Có như vậy mới phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng tham gia tác chiến.
       
        Trong bố trí thế trận, nếu tạo được ưu thế sức mạnh và nắm được quyền chủ động là đã có cơ sở để tạo thế tiến công. Song thế tiến công có hình thành được hay không, có thể trở thành thế tiến công nhanh, mạnh, có hiệu suất tiêu diệt địch lớn hay không cũng còn tùy thuộc vào nghệ thuật vận dụng cách đánh, nghệ thuật bố trí thế trận kìm chân địch, cô lập địch.
       
        Trong các trận chiến đấu, các chiến dịch giành được thắng lợi giòn giã, thế trận thường bao gồm những thế như: thế vây, thế cắt, thế kìm, thế tiến công, thế diệt. Trong các thế nói trên, có một số được thể hiện rõ ràng, cụ thể ngay trong việc bố trí lực lượng đối chọi với địch. Đó có thể gọi là thế nổi. Có một số thế địch không thấy được, nhưng nếu chúng hành động hoặc khi cuộc chiến diễn ra đến lúc nào đó thì mới xuất hiện. Đó gọi là thế chìm, thế ém trước, thế mai phục. Ngoài ra cũng có những thế đặc biệt lợi hại có thể gọi là thế hiểm, sâu, dài, sắc, nhọn…Ví dụ, thế bố trí đánh ngay được vào chỗ hiểm yếu của địch, hoặc dùng đơn vị tinh nhuệ (đặc công) luồn sâu, ém sẵn, bất ngờ xuất hiện đánh vào cơ quan chỉ huy đầu não, kho tàng, binh khí kỹ thuật của địch… Một thế trận gồm đủ các thế như trên là một thế trận hay, tạo điều kiện cho ta tiến công lợi hại, đánh địch cả phía trước, phía sau, bên sườn, tiêu diệt địch mau chóng và gọn ghẽ.
       
        Muốn lập được thế trận như vậy, phải triệt để tận dụng yếu tố bí mật, bất ngờ trong quá trình triển khai thế trận. Địch bao giờ cũng tìm mọi cách phát hiện, chống phá từ lúc ta chuẩn bị cho đến lúc kết thúc chiến dịch, chiến đấu. Ta phải tìm mọi biện pháp khắc phục, có khi phải tiếp tục tạo thế trong quá trình tác chiến. Thực tế cho thấy, trong nhiều chiến dịch, để tạo được thế hay ta phải tranh chấp quyết liệt với dịch. Giải quyết được tốt điều đó, ta sẽ làm rung chuyển thế địch, dẫn tới làm sụp đổ hoàn toàn thế trận của chúng. Tuy nhiên phải kiên quyết giữ vững thế trận đã tạo lập để thực hiện cho được mưu kế của chiến dịch, chiến đấu.
       
        Những kinh nghiệm về lập thế trận với đầy đủ các thế mạnh như trên đã phát triển ngày càng phong phú qua thực tiễn các chiến dịch Biên giới, Điện Biên Phủ trong kháng chiến chống Pháp, các chiến dịch Đường số 9-Nam Lào, chiến dịch Tây Nguyên xuân 1975, chiến dịch Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ, và một số chiến dịch khác nữa.
       
        Trong chiến dịch Tây Nguyên xuân 1975, thế trận đã được tổ chức khá rộng lớn với nhiều thế rất lợi hại. Thế trận Tây Nguyên càng thêm phần lợi hại trong sự bố trí phối hợp chặt chẽ với thế trận chiến lược nói chung, với các thế trận của ta ở Trị-Thiên-Huế, Quảng Nam-Đà Nẵng, ở xung quanh Sài Gòn. Các thành phần của thế trận có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ và tác động lẫn nhau, hợp thành một thế trận hoàn chỉnh, vừa vững mạnh và sắc nhọn.
       
        Thế trận đó có những nét nổi bật như:
       
        -Thế vây, cắt: vừa vây, cắt chiến lược giữa chiến trường Tây Nguyên với các chiến trường khác; vừa vây, cắt chiến dịch giữa bắc với nam Tây Nguyên. Các thế đó đều phát huy tốt tác dụng đã làm cho quân địch ở Tây Nguyên bị cắt ra thành nhiều khu vực và nhiều cụm. Từng cụm, khu vực lại bị vây, cắt, bị cô lập.
       
        - Cùng với thế vây, cắt, ta đã tạo được thế kìm, hãm quân địch ở bắc Tây Nguyên, làm cho chúng bị giam chân, trói tay, đồng thời phải đối phó lúng túng với các đòn tiến công nghi binh của ta. Nên địch có lực lượng mà không phát huy được, lại bị suy yếu, hao mòn.
       
        Các thế vây, cắt kìm, hãm đã tạo ra cho ta thế chủ động hoàn toàn, còn địch thì bị dồn vào thế ngày càng bị động. Kết quả là với thế trận hay, mưu kế giỏi, ta đã thực hành tiến công như vũ bão; phương án dự kiến đánh chiếm Buôn Ma Thuột trong thời gian 5-7 ngày đã được thực hiện chỉ trong 30 giờ. Sau khi mất Buôn Ma Thuột, thế trận của địch vỡ rất nhanh. Quân địch ở nam Tây Nguyên số bị diệt số chạy trốn, quân cứu viện định đến cứu đồng bọn thì lại phải kêu kẻ cần được cứu đến cứu mình. Quân địch ở bắc Tây Nguyên hoang mang, tập đoàn chủ yếu của chúng chỉ mới nếm đòn nghi binh phối hợp của ta, đã vội vàng tháo chạy mà cũng không thoát.
       
        Thực tiễn cho thấy, trong chiến dịch Tây Nguyên từ Đức Lập qua Buôn Ma Thuột đến Phước An, Khánh Dương, đèo Phượng Hoàng, từ Công Tum, PLâycu ra Bình Khê, sân bay Gò Quánh và từ Cheo Reo đến Củng Sơn, Tuy Hòa, Nha Trang, Cam Ranh, sân bay Thành Sơn... các thế trận của ta đều phát huy được quyền chủ động và thế tiến công dũng mãnh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2016, 05:39:39 pm »

       
IV. MƯU KẾ VÀ THẾ TRẬN
       
        Mưu kế được thể hiện cụ thể trong ý định, chủ trương, kế hoạch tác chiến và trong toàn bộ quá trình lập thế trận, điều khiển thế trận. Thế trận sâu hiểm phản ánh mưu cao, kế giỏi.
       
        Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trước đây đều biết rõ mỗi khi ta tiến công ở đâu đều lập thế trận bao vây, chia cắt và tập trung lực lượng ưu thế đánh vào nơi hiểm yếu của chúng. Nhưng khi vào trận chúng vẫn không thể biết ta vây thế nào, cắt ở đâu tập trung lực lượng ra sao. Đó là vì ta có mưu cao, kế giỏi trong khi lập thế trận.
       
        Muốn đạt tới mưu cao, kế giỏi trong chiến lược, chiến dịch và chiến đấu, phải trải qua sự nghiên cứu tổng hợp về địch, ta, địa hình và hình thái bố trí của hai bên trên chiến trường; có kết luận đúng về chỗ mạnh, chỗ yếu, về âm mưu, thủ đoạn, quy luật hoạt động và phương thức tác chiến của địch. Trên cơ sở đó mà lập mưu kế tiêu diệt, đánh bại địch.
       
        Bày thế trận là có mưu kế và mưu kế bày thế trận cũng là mưu kế chung của chiến dịch. Nghiên cứu các yếu tố về địch, ta, địa hình và hình thái bố trí trên chiến trường để lập mưu kế cũng là nghiên cứu các yếu tố để bày thế trận. Mưu kế và thế trận là hai vấn đề có liên quan mật thiết với nhau. Nghiên cứu nội dung của mối liên quan đó là điều hết sức cần thiết để nâng cao trình độ mưu kế trong lập thế trận, điều khiển thế trận.
       
        1. Mưu kế giải quyết sự thống nhất giữa khách quan và chủ quan.
       
        Trong một trận chiến đấu, một chiến dịch hay toàn cuộc chiến tranh, bao giờ cũng có hai yếu tố khách quan và chủ quan. Khách quan là những hiện tượng thực tế về địch, ta, địa hình và hình thái bố trí của hai bên trên chiến trường. Chủ quan là những cái thuộc về nhận thức của con người đánh giá tình hình khách quan, từ đó định ra quyết tâm, chủ trương, kế hoạch tác chiến. Có mưu kế giỏi là nắm được quy luật khách quan và biết cách làm cho chủ quan chuyển biến phù hợp với thực tế khách quan.
       
        Trong đấu tranh vũ trang, nếu có lực lượng hơn địch mà đánh thắng địch thì đó là một việc làm theo chiều thuận, biểu hiện sự thống nhất giữa hai mặt khách quan và chủ quan: giữa ý muốn chủ quan đánh thắng và tình hình thực tế khách quan lực lượng mình đã mạnh hơn lực lượng định. Tuy nhiên chiều thuận hay sự thống nhất đó giữa hai mặt khách quan và chủ quan cũng mới chỉ có trong phạm vi so sánh lực lượng lúc ban đầu. Trong quá trình tác chiến, so sánh lực lượng có thể thay đổi và tạo nên điều kiện khách quan mới khiến cho bên mạnh có thể trở thành yếu và ngược lại, do nỗ lực chủ quan, trình độ mưu kế của hai bên khác nhau.
       
        Hai người đánh cờ, lúc đầu có số lượng quân ngang nhau, xếp quân giống nhau, nhưng kết quả là người thắng, kẻ thua. Người thắng là người có mưu kế hay, lập thế trận tài và điều quân giỏi. Trong đấu tranh vũ trang, cũng có lúc lực lượng hai bên ngang nhau, nhưng khác với đánh cờ, ngay từ đầu hai bên không xếp quân giống nhau mà mỗi bên đều có mưu kế riêng để bố trí thế trận. Trong điều kiện đó, thắng được địch đã là hay rồi.
       
        Thực tiễn hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân ta vừa qua cho thấy, có rất nhiều trường hợp ta và địch có lực lượng không cân xứng nhau. Địch có số quân đông, có khối lượng vật chất, trang bị lớn và hiện đại. Ta có số quân ít, vật chất, trang bị kém. Nhưng ta lại thắng địch. Đó mới là cái hay trong cái hay, cái hay do nghệ thuật mưu kế tạo ra. Đây là một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng về lý luận và thực tiễn đối với nghệ thuật quân sự Việt Nam trong điều kiện phải chuẩn bị sẵn sàng để bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa chống các kẻ thù xâm lược có quân đông, súng nhiều.
       
        Nhìn chung thì dùng nhỏ thắng lớn là có mâu thuẫn giữa khách quan và chủ quan. Muốn giải quyết mâu thuẫn đó, không có cách nào khác là phải phát huy nỗ lực chủ quan rất cao, phát huy tính năng động cách mạng, tính sáng tạo trong nghệ thuật quân sự. Một nội dung cụ thể của nỗ lực chủ quan đó là nâng cao trình độ mưu kế, đánh thắng địch bằng trí thông minh.
       
        Dùng mưu kế để giải quyết mâu thuẫn giữa khách quan và chủ quan thực chất là sự tính toán khoa học các điều kiện khách quan chủ quan để có chủ trương hành động thật chính xác. Phải xem xét, phân tích hàng loạt điều kiện về địch, ta, địa hình, hình thái bố trí của hai bên, qua đó mà xác định cái gì khó khăn nhất ta phải và có thể khắc phục hay hạn chế được, cái gì có lợi ta cần tận dụng để phát huy đến mức cao nhất sức mạnh của mình. Trên cơ sở đó, tính toán giải quyết lần lượt toàn bộ các mâu thuẫn, xác định chủ trương chính xác và kế hoạch khôn khéo để giành thắng lợi.

        Muốn giải quyết các vấn đề trên, cần nắm vững hai khâu cơ bản là: mưu kế trong việc bày thế trận và vận dụng cách đánh. Bày thế trận là để thực hiện các cách đánh và muốn thực hiện cách đánh lại phải dựa trên thế trận. Cho nên mưu kế phải tính toán tới những chuyển biến của thế trận do cách đánh tạo nên và sự phát triển của cách đánh do tác động của sự chuyển biến thế trận. Cả hai khâu cơ bản nói trên cùng phát triển, hỗ trợ, tạo thế cho nhau sẽ làm cho các lực lượng tham gia chiến dịch chiến đấu phát huy sức mạnh hơn địch và đánh bại chúng.
       
        Mưu kế giải quyết được tất hai khâu cơ bản trên chính là một yếu tố quyết định sự thống nhất giữa khách quan và chủ quan, làm cho ta tuy ít hơn địch nhưng lại trở thành mạnh hơn địch để thắng chúng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2016, 05:43:16 pm »

       
        2. Mưu kế giải quyết các mâu thuẫn giữa ta và dịch.
       
        Trong chiến đấu vũ trang, mâu thuẫn giữa địch và ta diễn ra rất phức tạp, có mâu thuẫn cơ bản và không cơ bản, có mâu thuẫn chủ yếu và thứ yếu…
       
        Quá trình giải quyết các mâu thuẫn lại diễn ra trong nhiều loại tình huống: có tình huống then chốt, tình huống then chốt quyết định và những tình huống phụ không có ý nghĩa quyết định. Tình huống này được giải quyết lại phát sinh tình huống mới. Quá trình xuất hiện và giải quyết các tình huống thường là những điều kiện để xuất hiện thời cơ. Mâu thuẫn cứ như thế diễn ra và nảy sinh, phát triển, nhưng không có mâu thuẫn nào giống mâu thuẫn nào, không có tình huống nào giống tình huống nào.
       
        Các mâu thuẫn nảy sinh, phát triển không phải ngẫu nhiên mà theo những quy luật nhất định, nên con người có thể nắm được, dự kiến những khả năng, điều kiện phát sinh và hình thức biểu hiện của nó. Từ đó mà phát huy nỗ lực chủ quan, bày mưu tính kế, tạo điều kiện cho nó xuất hiện, hoặc ngược lại hạn chế không cho nó nảy sinh. Có những tình huống không thể dự kiến được hết, nhưng người chỉ huy có mưu kế giỏi phải biết đề phòng và sẵn sàng đối phó khi nó xảy ra. Có mưu kế giỏi thì khi giải quyết mâu thuẫn, có thể dự kiến được hết các tình huống và chủ động khắc phục tình huống khó khăn, tạo ra thời cơ, nắm thời cơ để giành thắng lợi Ngược lại mưu không hay, kế không giỏi thì mâu thuẫn đã không giải quyết được mà còn phát triển thêm, tình huống xuất hiện càng phức tạp, khó khăn, chiến dịch, chiến đấu bị bế tắc hoặc thất bại.
       
        Trong đấu tranh vũ trang, mâu thuẫn chủ yếu thường là mâu thuẫn giữa các tập đoàn lực lượng chủ yếu của hai bên. Trong chiến dịch xuân 1975 ở Tây Nguyên, mâu thuẫn chủ yếu thứ nhất là mâu thuẫn giữa lực lượng của quân và dân ta ở Tây Nguyên với lực lượng dự bị cơ động chiến dịch, chiến lược của địch ở đồng bằng và các chiến trường khác có thể được điều đến (gồm sư đoàn bộ binh 22 của quân đoàn 2 và sư đoàn dù tổng dự bị của địch). Mâu thuẫn lớn thứ hai là mâu thuẫn giữa lực lượng ta ở nam Tây Nguyên với tập đoàn chủ yếu của địch ở bắc Tây Nguyên. Ta giải quyết hai mâu thuẫn trên bằng cách cắt đường và khống chế sân bay, không cho lực lượng cơ động của địch tới Tây Nguyên và Buôn Ma Thuột; mặt trận Huế-Đà Nẵng đánh phối hợp, kìm giữ sư đoàn dù của địch ở Đà Nẵng.
       
        Vì vậy có mưu hay kế giỏi là biết khôn khéo tính toán các điều kiện, khả năng để giải quyết đúng đắn các mâu thuẫn. Phải dự kiến cho hết các tình huống chiến dịch, chiến đấu có thể diễn ra, xác định tình huống nào là cơ bản, then chốt, gây khó khăn lớn nhất cho ta, để tập trung tìm cách giải quyết thích hợp. Thực tiễn đã chứng minh, sau khi ta đã xác định được các mục tiêu, cách đánh và phương pháp tiến công tiêu diệt địch thì mâu thuẫn mới, tình huống khó khăn, nguy hiểm có thể nảy sinh thường là kẻ địch sử dụng lực lượng cơ động các cấp, nhất là lực lượng tổng dự bị chiến lược, để phản kích hòng làm thay đổi cục diện trên chiến trường có lợi cho chúng.
       
        Để giải quyết mâu thuẫn giữa hai tập đoàn chủ yếu của ta và của địch đối chọi nhau, cần có mưu kế trong việc bày thế trận và gạn lọc tình huống.
       
        Mưu hay, kế giỏi là kết quả của việc nắm chắc tình hình địch, ta, địa hình, hình thái bố trí của hai bên, từ đó có những quyết định thật khôn khéo về lập thế trận. Thế trận đó phải làm sao địch không đoán được khu vực ta quyết định tiêu diệt chúng hoặc đến khi đoán được thì đã quá muộn không sao đối phó được nữa. Mưu kế trong lập thế trận còn phải thể hiện ở chỗ không để bị mắc mưu địch, không để có sơ hở mà địch có thể lợi dụng để phá thế trận ta.
       
        Một thế trận tốt là một thế trận bố trí sao cho có thể loại trừ được những tình huống gây khó khăn trở ngại lớn nhất cho ta. Tình huống là sự vận động của mâu thuẫn giữa khách quan và chủ quan, giữa địch và ta. Mục đích của việc lập thế trận là tạo các khả năng, điều kiện để thống nhất khách quan với chủ quan. Do đó, bố trí thế trận để thực hiện được mưu kế, gạn lọc tình huống, loại trừ tình huống nguy hại, thì như vậy là một thế trận rất phức tạp nhưng tình huống diễn biến sẽ giản đơn. Tuy nhiên, nói gạn lọc tình huống không có nghĩa là không cần chuẩn bị sẵn sàng đối phó với những tình huống đột xuất có thể xảy ra.
       
        Kinh nghiệm chiến dịch Tây Nguyên xuân 1975 đã chứng minh điều đó. Ý định của Bộ chỉ huy chiến dịch là cô lập các lực lượng địch ở Buôn Ma Thuột để tiêu diệt chúng. Tình huống lớn có thể xảy ra là địch dùng lực lượng mặt đất và đổ bộ đường không để ứng cứu và phản kích. Phải loại trừ được tình huống này thì mới bảo đảm thực hiện được ý định của chiến dịch. Mưu kế định ra là loại trừ các khả năng địch tăng viện đường bộ, bằng cách dùng lực lượng của sư đoàn bộ binh 3 và trung đoàn 95 đánh cắt giao thông và chặn đường số 19, trung đoàn 25 chặn đường 21 làm cho sư đoàn 22 địch không thể đi tăng viện cho Tây Nguyên đồng thời dùng sư đoàn bộ binh 320 đánh cắt, chặn đường số 14 làm cho tập đoàn chủ yếu của địch ở KonTum, Plâycu không sao đi ứng cứu được cho Buôn Ma Thuột.
       
        Để hạn chế khả năng địch tăng viện bằng đường không, ta đã dùng trung đoàn đặc công tập kích, chiếm sân bay Hòa Bình, và dùng tên lửa phòng không A72 khống chế không cho máy bay C130 địch hạ cánh. Như vậy, địch chỉ còn khả năng dùng máy bay lên thẳng để tăng viện. Với khả năng này, lực lượng tăng viện của địch sẽ yếu hơn, ta có thể dễ dàng đối phó. Tuy nhiên để đề phòng các tình huống khác có thể xảy ra, ta vẫn chuẩn bị sẵn sàng lực lượng của sư đoàn bộ binh 320 để cơ động đối phó và giao nhiệm vụ cho sư đoàn bộ binh 10 (thiếu) sau khi đánh Đức Lập xong thì lập tức cơ động về hướng đông-bắc Buôn Ma Thuột, sẵn sàng đánh quân tăng viện bằng máy bay lên thẳng của địch.
       
        Chiến dịch đã diễn biến đúng như mưu kế của ta: sau khi mất Buôn Ma Thuột, quân địch đã dùng máy bay lên thẳng chở quân tăng viện vào đúng nơi ta dự kiến nên chúng vừa đổ quân thì lập tức bị sư đoàn bộ binh 10 tiêu diệt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2016, 05:47:48 pm »

       
        3. Mưu kế trong điều khiển thế trận và đối chọi tình huống.
       
        Thế trận vận động, biến hóa do hoạt động của hai bên đối địch, do sự vận động của cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Sự vận động của yếu tố chủ quan, một phần là do mưu kế và sự điều khiển thế trận của ta quyết định. Sự vận động của yếu tố khách quan thường là do địch đối phó gây ra.
       
        Để thực hiện được mục đích của chiến dịch, tiêu diệt và đánh bại kẻ địch thì việc chủ động điều khiển thế trận vận động, biến hóa theo mưu kế định sẵn là thuận lợi nhất. Muốn vậy phải điều khiển thế trận phát triển một cách nhịp nhàng, ăn ý, đạt hiệu suất chiến đấu cao Điều khiển thế trận là căn cứ vào tình hình diễn biến chiến đấu mà điều chỉnh, bố trí lại lực lượng, bổ sung phương pháp, thứ tự tiến công, vận dụng các cách đánh thích hợp để thực hiện mưu kế, ý định đã đề ra.
       
        Chiến đấu là cuộc đọ sức sống còn, được mất. Dù ta có mưu kế tài giỏi đến đâu cũng không thể bắt kẻ thù phải ngoan ngoãn, bó tay khuất phục ngay được. Với tinh thần quyết chiến quyết thắng của ta và sự chống trả quyết liệt của địch, tình huống có thể diễn ra như ta đã dự kiến hoặc cũng có thể xuất hiện bất ngờ, nguy hiểm, làm đảo lộn thế trận, nhất là khi cuộc chiến bước vào giai đoạn quyết định ở khu vực quyết định. Vì vậy, quá trình điều khiển thế trận là quá trình phải đối chọi tình huống.
       
        Nếu tình huống diễn biến đúng như ta dự kiến thì việc xử trí không có gì khó khăn lắm. Song nếu tình huống xuất hiện ngoài dự kiến thì đấy là một khó khăn, trở ngại khách quan lớn. Ta phải xem xét kỹ và tập trung trí tuệ, sức lực để đối phó, nhất là những tình huống bất ngờ, nguy hiểm. Để xác định đúng phương hướng xử trí tình huống, phải cân nhắc giữa tình huống mới xuất hiện và nhiệm vụ tác chiến đang thực hiện, tình hình và khả năng của ta, từ đó xác định đúng mâu thuẫn chủ yếu để giải quyết cho phù hợp. Đối chọi tình huống là một quá trình xử trí, dẫn dắt, điều khiển tình huống để tạo ra tình huống lớn chín muồi. Tình huống lớn chín muồi là mâu thuẫn phát triển đến cực điểm, đến độ phải chuyển hóa. Mâu thuẫn đó là mâu thuẫn giữa hai tập đoàn chiến dịch hay chiến lược chủ yếu của ta và của địch. Giải quyết được mâu thuẫn này thì sự vật sẽ chuyển hóa, cục diện trên chiến trường sẽ ngã ngũ, tức là thắng lợi hay thất bại. Do đó tình huống lớn chín muồi chính là thời cơ chiến dịch hoặc chiến lược để đưa tập đoàn chiến dịch, chiến lược của ta ra đánh trận then chốt quyết định, tiêu diệt tập đoàn chủ yếu của địch, giành thắng lợi.
       
        Kinh nghiệm cho thấy, tình huống xuất hiện thường có hai mặt: một mặt gây khó khăn cho ta, mặt khác cũng tạo ra khả năng đưa đến thời cơ thuận lợi cho ta tiêu diệt địch. Tuy nhiên tình huống xuất hiện chưa hẳn đã dẫn tới thời cơ thuận lợi ngay, mà còn phải dẫn đến tình huống khác rồi mới tạo thời cơ thuận lợi cho ta. Do đó, trong quá trình điều khiển thế trận, xử trí, đối chọi tình huống, có khi phải căn cứ vào trạng thái địch, ta mà khêu gợi, dẫn dắt tình huống để tạo thời cơ có lợi.
       
        Chiến dịch Tây Nguyên xuân 1975 đã cho ta một số kinh nghiệm về xử trí, đối chọi tình huống.
       
        Để tạo thuận lợi cho khu vực quyết chiến đánh trận then chốt quyết định, Bộ chỉ huy chiến dịch đã đề nghị với cấp chỉ đạo chiến lược tìm cách giữ chân sư đoàn dù là lực lượng tổng dự bị của địch ở Huế và Đà Nẵng, để sau khi ta đánh Buôn Ma Thuột xong mới cho nó đến. Kết quả là ta đã hãm được sư đoàn dù, và khi nó bung ra được đến đèo Phượng Hoàng thì đã muộn. Lúc này là tình huống thuận lợi tạo cho ta thời cơ tập trung tiêu diệt lực lượng dự bị chiến lược của địch.
       
        Sư đoàn bộ binh 320 bố trí thế trận cắt đường số 14, nhưng chưa đến thời điểm hoạt động thì địch cho tiểu đoàn 1 trung đoàn 45 sục ra thăm dò. Trước tình huống đó, sư đoàn 320 phải lùi bước, cả một sư đoàn mạnh phải giấu mặt trước một tiểu đoàn địch, tránh đụng độ để khỏi lộ bí mật chiến dịch.
       
        Sau khi toàn chiến dịch đã lập thế trận xong, địch đã đánh hơi thấy sự chuẩn bị của ta nhưng chưa phán đoán được ý định của ta, nên đưa quân sục sạo thăm dò. Bộ chỉ huy chiến dịch liền chủ trương cho sư đoàn 320 thực hành liên tiếp hai trận tiêu diệt cát cứ điểm Chư Xê và Cẩm Gia để đánh lạc hướng phán đoán của địch. Địch đã hoàn toàn bị bất ngờ khi ta tiến công Đức Lập tiếp đó tiến công Buôn Ma Thuột khiến cho chúng không kịp trở tay đối phó. Đúng như Nguyễn Trãi đã viết: “người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời, thế mà thôi. Được thời, có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn; mất thời, không thế thì mạnh hóa ra yếu, yếu lại thành nguy, sự thay đổi ấy chỉ trong khoảng trở bàn tay" (Quân trung từ mệnh tập).
       
        Giữa mưu kế và thế trận có mối quan hệ hữu cơ. Đó là ý định và biện pháp giải quyết mâu thuẫn và là sự đối chọi tình huống, dẫn dắt tình huống, tạo thời cơ thuận lợi nhất cho chiến dịch.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #86 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2016, 05:49:54 pm »

       
*

*      *

        Trong hai cuộc chiến tranh giải phóng chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, quân và dân ta đều phải chống lại những kẻ thù có số lượng quân đội tập trung đông và trang bị mạnh hơn ta gấp bội. Nhưng cả hai lần chống xâm lược đó chúng ta đều dùng thế trận chiến tranh nhân dân và các phương thức tác chiến của chiến tranh nhân dân để đánh thắng giặc. Ta đã phát triển lực lượng vũ trang cả ba thứ quân. Xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp, kết hợp tác chiến chính quy hợp đồng binh chủng với chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân ở địa phương và ở cơ sở, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa và đánh lớn, vừa đánh địch ở mọi nơi, mọi lúc, vừa tập trung lực lượng cơ động hùng mạnh giáng cho địch những đòn tiêu diệt lớn trên những địa bàn trọng điểm. Trong tương lai dù kẻ thù xâm lược có số quân đông, có trang bị mạnh hơn nữa thì thế trận chiến tranh nhân dân của ta vẫn là sức mạnh vô địch.
       
        Ngày nay chúng ta có điều kiện xây dựng lực lượng ba thứ quân tốt hơn và bố trí thế trận chiến tranh nhân dân vững mạnh hơn. Trong các lực lượng vũ trang, không những lực lượng chủ lực cơ động được trang bị tương đối hiện đại và hiện đại, được huấn luyện tác chiến hợp đồng quân chủng, binh chủng quy mô lớn, mà các lực lượng vũ trang địa phương tỉnh, huyện đến dân quân, tự vệ ở các thôn xã, phố phường, công trường, nông trường, xí nghiệp cũng được kiện toàn tổ chức, được trang bị và huấn luyện tác chiến tốt hơn. Đi đôi với tăng cường trang bị, chúng ta có kế hoạch tăng cường tuyến phòng thủ, thiết bị địa hình, xây dựng các loại trận địa, công trình quốc phòng ở các địa phương. Sức mạnh chiến đấu của chiến tranh nhân dân được tổ chức chặt chẽ sẽ bảo đảm cho chúng ta đánh thắng bất cứ kẻ thù xâm lược nào.
       
        Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đặt ra trước chúng ta nhiều vấn đề lớn về xây dựng thế trận trong phạm vi cả chiến lược, chiến dịch và chiến đấu.
       
        Hiện nay các lực lượng vũ trang địa phương và dân quân, tự vệ đã tổ chức và chuẩn bị sẵn thế trận, chuẩn bị các phương án tác chiến ngay trên địa bàn của địa phương, trên các tuyến phòng thủ của đất nước. Bộ đội chủ lực cũng sẵn sàng làm lực lượng nòng cốt trong thế trận toàn dân đánh giặc. Do đó, ngay từ đầu cuộc chiến tranh nếu nó nổ ra, quân và dân ta đã có thể hợp đồng ba thứ quân đánh tiêu diệt quân địch ngay từ khi chúng mới đặt chân lên đất nước ta ở biên giới, ven biển và hải đảo, tiến công kiên quyết, phòng ngự ngoan cường, đánh chặn, đánh chia cắt, đánh vào sườn, phía sau địch, tiêu diệt thật nhiều quân địch, bảo vệ đất đai của Tổ quốc. Thế trận chiến tranh nhân dân vững mạnh là cơ sở để xây dựng các thế trận chiến dịch, chiến đấu lợi hại trên các địa bàn tác chiến. Với thế trận như vậy, các lực lượng vũ trang nhân dân ta có thể đồng thời tiến hành các đòn đánh tiêu diệt trong các khu vực quyết chiến đã chọn sẵn.
       
        Trong việc lập thế trận, trước đây ta đã có sở trường vận dụng nghệ thuật bao vây, chia cắt, cô lập địch, ngăn chặn, kiềm chế kết hợp với tiến công đột phá kiên quyết, liên tục và thực hiện các đòn đánh hiểm, đánh bất ngờ... Ngày nay ta có thể phát huy sở trường đó tới tới mức cao hơn và hoàn chỉnh hơn nhiều, cả trong tiến công, phản công và phòng ngự.
       
        Với kết quả xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng, các lực lượng vũ trang ta sẽ ngày càng được tăng cường cơ sở vật chất và trang bị kỹ thuật thích hợp, được bổ sung những cán bộ và chiến sĩ có trình độ chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học kỹ thuật và bản lĩnh chiến đấu không ngừng được nâng cao. Con người là yếu tố quyết định nhất trong chiến tranh, trong việc vận dụng nghệ thuật quân sự. Với con người mới xã hội chủ nghĩa, với sức mạnh mới về tổ chức, trang bị của lực lượng vũ trang, nghệ thuật quân sự nói chung và nghệ thuật lập thế trận của ta nói riêng nhất định sẽ phát triển lên những đỉnh cao mới. Vận dụng vào thực tiễn chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, nó sẽ tạo nên sức mạnh thần kỳ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #87 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2016, 05:55:27 pm »

       
NGHỆ THUẬT CHỈ HUY TÌNH HUỐNG
       
        Chỉ huy tình huống là một vấn đề rất quan trọng trong chỉ đạo chiến lược, chỉ huy chiến dịch và chiến đấu. Nó đòi hỏi người chỉ huy phải có bản lĩnh kiên cường, tài năng mưu trí sáng tạo. Nếu chỉ đạo chiến lược, chỉ huy chiến dịch và chiến đấu là một nghệ thuật thì chỉ huy tình huống là một biểu hiện đặc sắc của nghệ thuật ấy.

*

*       *
       
        Muốn chỉ huy tình huống được tốt, trước hết cần làm rõ tình huống và chỉ huy tình huống là gì?
       
        Tình huống là tổng thể những hiện tượng, trạng thái và hoạt động của hai bên đối chiến, diễn ra trong không gian, thời gian nhất định, trong những điều kiện nhất định về đia hình, thời tiết, khí hậu…
       
        Chiến tranh, chiến đấu tất yếu biểu hiện ra bằng tình huống và vận động thông qua tình huống. Tình huống diễn ra không lệ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người nhưng cũng không phải là bất kỳ, mà diễn ra có quy luật, do nỗ lực chủ quan của hai bên đối chiến trên chiến trường trong không gian và thời gian cụ thê. Nó là sự vận động tổng hợp của cả lực và thế cùng nhiều yếu tố khác. Nó thường phản ánh tập trung sự đối chọi quyết liệt khẩn trương giữa hai lực lượng đối địch. Nó tạo thuận lợi và đem lại điều kiện thành công hoặc gây khó khăn: thất bại cho mỗi bên. Sự phát triển của tình huống có ý nghĩa rất quan trọng, có khi quyết định kết cục của một giai đoạn hay toàn bộ trận chiến đấu, chiến dịch, cuộc chiến tranh. Tình huống diễn ra liên tiếp cả trước, trong và sau chiến đấu. Quan trọng và phức tạp nhất thường là những tình huống diễn ra trong chiến đấu với những biểu hiện muôn hình muôn vẻ. Có tình huống chiến đấu, tình huống chiến dịch và tình huống chiến lược. Có tình huống chung và có tình huống riêng về từng mặt, từng bộ phận, từng cấp, diễn ra trong thời gian dài hay ngắn, không gian rộng hay hẹp, mang tính chất quyết liệt, khẩn trương nhiều hay ít, tạo thuận lợi hay khó khăn: do địch, ta hay điều kiện tự nhiên gây ra, đã được tính trước hay ngoài dự kiến, v.v.
       
        Chỉ huy tình huống là một quá trình thực hành dự kiến, xây dựng, dẫn dắt, hạn chế, gạn lọc, xử trí và đối chọi tình huống.
       
        Đó là sự vận động tổng hợp của mưu kế, thế trận, lực lượng, biện pháp, trước hết nhằm làm thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho ta, tạo thế và thời cơ thuận lợi, tổ chức thực hiện thành công những đòn then chốt và then chốt quyết định trong thời gian quyết định, ở địa điểm quyết định, bảo đảm thực hiện thắng lợi chủ trương và ý định đã đề ra, giành toàn thắng cho trận chiến đấu, chiến dịch hay chiến tranh. Chỉ huy tình huống là một nghệ thuật rất cao. rất sinh động, phức tạp trong nghệ thuật chỉ đạo chiến lược, chỉ huy chiến dịch và chiến đấu.
       
        Chỉ huy tình huống không phải chỉ đơn giản là xử trí tình huống. Nếu ngồi chờ tình huống xẩy ra rồi mới đối phó thì sẽ bị động. Người chỉ huy giỏi phải chủ động tác động vào điều kiện khách quan để xây dựng và dẫn dắt tình huống phát triển thuận lợi cho mình, bất lợi cho địch. Đặc biệt phải tạo ra được tình huống thuận lợi cho các trận đánh then chốt. Muốn vậy phải có chủ trương, ý định tác chiến đúng đắn, có mưu kế hay và phải giỏi bố trí đội hình, lập thế trận.
       
        Ý định tác chiến vạch ra mục tiêu ta cần đạt tới, đối tượng ta định tiêu diệt, địa điểm ta sẽ tiêu diệt chúng, trận địa, địa bàn ta cần chiếm lĩnh hoặc giữ vững, thứ tự hành động của các đơn vị, v.v. Quân địch mà ta cần tiêu diệt trong một chiến dịch hay trận chiến đấu thường là tập đoàn chủ yếu của địch trong chiến dịch hay trận chiến đấu dó. Đó là lực lượng trụ cột của địch trong phòng ngự hoặc là mũi nhọn sức mạnh của chúng trong tiến công. Địa bàn, trận địa mà ta cần chiếm lĩnh thường là địa bàn, trận địa có vị trí hiểm vếu tạo nên tính vững chắc trong phòng ngự hoặc tạo điều kiện hình thành sức đột kích mạnh trong tiến công. Tiêu diệt được quân địch đó, ở địa bàn đó, ta sẽ nhanh chóng giành được thắng lợi
       
        Để thực hiện được ý định tiêu diệt quân địch tại nơi mà ta đã lựa chọn, cần có mưu kế. Muốn có mưu kế hay, phải hiểu rõ quân địch, nắm vững điều kiện địa hình, thời tiết... hiểu rõ khả năng, sở trường của quân ta. Từ chỗ hiểu biết chính xác về địch, về địa hình, về ta mà bày mưu đặt kế để đánh địch sao cho có lợi nhất. Phải đặt ra và giải đáp hàng loạt câu hỏi: đánh vào quân địch nào thì có thể tiêu diệt và đánh bại được chúng? Phải phân tán, kìm hãm, chia cắt, ngăn chặn địch như thế nào? Đánh địch vu hồi, tăng viện, ứng cứu, phản kích ở đâu? v.v.
       
        Trong chiến dịch Biên giới 1950, ý định của ta là đánh địch ở Đông Khê để cô lập địch ở Cao Bằng, kéo viện binh của chúng ở Lạng Sơn lên để tiêu diệt, sau đó sẽ tiêu diệt nốt quân địch ở Cao Bằng, giải phóng vùng biên giới.
       
        Trong chiến cuộc Đông-Xuân 1953-1954 ý định của ta là phân tán địch ra Trung Lào và giam chân dịch ở đồng bằng để tập trung lực lượng tiêu diệt tập đoàn chủ yếu của địch ở Điện Biên Phủ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #88 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2016, 05:59:46 pm »

        Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, ý định của ta là cô lập địch ở Tây Nguyên để tiêu diệt chúng, giải phóng Tây Nguyên trước.
       
        Trong chiến dịch Tây Nguyên xuân 1975, ta hãm địch ở Plâycu. chia cắt địch giữa Plâycu và Buôn Ma Thuột, chia cắt Tây Nguyên với đồng bằng ven biển miền Trung, tạo điều kiện để ta đánh địch ở Buôn Ma Thuột được thuận lợi.
       
        Đó là những dẫn chứng rất sinh động về tài nghệ xây dựng, tạo nên tình huống thuận lợi cho ta, hãm địch vào thế bất lợi.
       
        Sau khi đã định được mưu kế rồi thì đến bước lập thế trận, bố trí đội hình.Ta lập thế trận trong thế trận chung của chiến tranh nhân dân phát triển cao, do đó thế trận của ta rất hiểm hóc, vững chắc. Ta có thể đánh địch ở khắp nơi, cả trước mặt và sau lưng địch, bằng nhiều hình thức rất phong phú. sáng tạo và có hiệu lực. Trong chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước, quân và dân ta luôn luôn đánh địch trên thế chủ động tiến công làm chủ để tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để làm chủ. Vì vậy, thế trận của ta là thế trận xé nát quân thù, có sức mạnh vô cùng to lớn mà không một kẻ thù nào có thể phá vỡ nổi. Chính trong thế trận chung đó của chiến tranh nhân dân, ta tạo nên thế trận lợi hại cho từng chiến dịch, từng trận chiến đấu. cho phép ta xây dựng và dẫn dắt tình huống một cách thuận lợi.
       
        Lập được thế trận rồi là bước vào cuộc chiến đấu. Chiến đấu diễn ra là thế trận vận động, mưu kế được phát huy. Thế trận vận động làm nảy sinh tình huống. Tình huống diễn biến là kết quả của sự đấu lực, đấu trí quyết hệt giữa hai bên đối chọi nhau. Tình huống phát triển, chuyển hóa là những mâu thuẫn trong đấu tranh được giải quyết. Tình huống đẻ ra tình huống, và cứ như thế diễn ra liên tục, kế tiếp nhau cho đến khi kết thúc cuộc chiến, phân rõ thắng bại.
       
        Mưu kế, thế trận hay, dở thế nào. phải đợi lúc thực sự vào cuộc chiến, tình huống diễn biến, chuyển hóa mới có thể đánh giá được.
       
        Điều khiển, chỉ huy tác chiến là lúc hoạt động sôi nổi nhất, sáng tạo nhất của người chỉ huy và cơ quan chỉ huy. Chỉ huy tác chiến là thực hành mưu kế, điều khiển thế trận, phát huy lực lượng và cách đánh, cũng tức là dẫn dắt tình huống, xử trí tình huống, đối chọi tình huống.
       
        Người chỉ huy và cơ quan chỉ huy có cao tay hay không, có bản lĩnh hay không, điều đó được biểu hiện tập trung ở nghệ thuật chỉ huy tình huống.

*

*      *
       
        Như trên đã phân tích, chỉ huy tình huống là một hệ thống các hoạt động của người chỉ huy, từ việc suy nghĩ, dự kiến tình huống khi nó chưa xảy ra, định mưu kế: lập thế trận, tính toán kỹ lưỡng thứ tự hành động của ta và khả năng đối phó của địch, phán đoán các hành động của địch và dự kiến cách đối phó của ta để xây dựng, dẫn dắt tình huống cho đến việc xử trí các tình huống khi cuộc chiến đã nổ ra. Tiến trình đó diễn ra như trong một cuộc đánh cờ.
       
        Trong chỉ huy tình huống, điều rất quan trọng và cũng là điều nổi bật có tính nghệ thuật là xây dựng, dẫn dắt, điều khiển tình huống, hạn chế, gạn lọc tình huống và đối chọi tình huống.
       
        Đó là nghệ thuật tạo ra tình huống ban đầu thuận lợi, nghệ thuật điều khiển quân địch, buộc địch phải đánh theo ý định của ta, đưa địch vào thế trận ta đã bày sẵn, tạo ra được tình huống theo mưu kế của ta để tiêu diệt địch.
       
        Trong chiến dịch Kontum xuân-hè 1972 ở chiến trường Tây Nguyên, ta đã điều được lữ đoàn dù ngụy thuộc lực lượng tổng dự bị của địch ra phía tây-bắc thị xã Kontum để tiêu diệt và giam chân chúng ở đó, tạo điều kiện thuận lợi cho trận đánh then chốt Đắc Tô-Tân Cảnh giành thăng lợi.
       
        Vì sao ta dụ được quân dù ngụy ra ngoài thị xã Kontum? Vì ta khéo nghi binh, lừa địch. Ta biết rằng lúc này các đơn vị chủ lực cơ dộng của quân ngụy còn đang hung hăng và chủ quan. Hơn nữa, khu vực tây-bắc thị xã Kontum có một địa thế rất lợi hại: nếu quân ta có một hoạt động gì ở đó vào thời điểm đó thì nhất định quân địch sẽ ra. Ta đã khêu vào đúng chỗ địch tất phải ứng cứu.
       
        Tình huống ban dầu của chiến dịch Kontum xuân-hè 1972 là kéo quân dù ra khu vực tây-bắc thị xã Kontum và giam chân, tiêu diệt chúng ở đó, tạo diều kiện thuận lợi cho ta đánh Đắc Tô-Tân Cảnh. Như vậy khi ta đánh Đắc Tô-Tân Cảnh địch sẽ không có lúc lượng phản kích, nếu có thì lực lượng đó cũng rất yếu. Một khi địch không có quân tiếp viện phản kích thì trận đánh của ta dễ thành công và thành công nhanh chóng, gọn ghẽ. Thực tế trên chiến trường đã diễn ra đúng như vậy.
       
        Trong chiến tranh hiện đại, lực lượng vũ trang hai bên đối chiến có số quân đông, hỏa lực mạnh, sức cơ dộng cao nên tình huống chiến đấu diễn ra rất nhanh chóng, bất ngờ, rất khẩn trương và phức tạp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #89 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2016, 06:10:31 pm »

        Làm thế nào để tình huống diễn ra ít bất ngờ và bớt phức tạp để đánh thắng địch nhanh chóng và dễ dàng hơn? Đó là vấn đề hạn chế tình huống, gạn lọc tình huống, làm cho tình huống thuận lợi phát triển, tình huống khó khăn bị loại trừ hoặc giảm bớt, tình huống bất ngờ ngoài dự kiến của ta ít xảy ra; làm cho địch không thể tự do đối phó, không thể hành động theo ý muốn của chúng.
       
        Ta phải phán đoán dự kiến những tình huống nào sẽ xảy ra khi cuộc chiến bắt đầu. Trước đòn tiến công thứ nhất và các đòn tiếp sau của ta, địch sẽ phản ứng như thế nào, chúng có những khả năng gì để đối phó lại? Với mỗi cách đối phó của địch, tình huống sẽ diễn biến như thế nào? Trong đó những tình huống nào là then chốt, có thể làm xoay chuyển cục diện trên chiến trường, có quan hệ đến thành bại của chiến dịch, chiến đấu? Đối với những tình huống gây khó khăn, nguy hiểm lớn nhất cho ta thì phải suy nghĩ tìm cách hạn chế, gạn lọc không cho nó xảy ra hoặc nếu xảy ra thì chỉ gây khó khăn cho ta ở mức thấp nhất.
       
        Trong chiến dịch Tây nguyên xuân 1975, tình huống khó khăn nhất có thể xảy ra khi ta bắt đầu tiến công là quân địch ở đồng bằng ven biển miền Trung từ Quy Nhơn và Nha Trang theo hai con đường số 19 và số 21 đi ứng cứu cho Plâycu và Buôn Ma Thuột. Đi theo tình huống đó là việc địch vận chuyển tiếp tế từ hậu phương chiến lược của chúng ở đồng bằng cho Tây Nguyên cũng bằng hai con đường ấy. Tóm lại  tình huống gay cấn nhất cho ta là địch nối liền được đồng bằng với Tây Nguyên bằng đường bộ.
       
        Nếu ta cô lập được quân địch ở Tây Nguyên với quân địch ở đồng bằng, không để cho đồng bằng nuôi sống Tây Nguyên bằng đường bộ nữa thì quân địch ở Tây nguyên sẽ rất nguy ngập vì bị cắt mất cái dạ dày. Hoàn toàn trông chờ vào đường không, chúng chỉ có thể sống thoi thóp mà thôi.
       
        Trên cơ sở dự kiến, phân tích như vậy: ta quyết định tìm cách loại trừ tình huống địch sử dụng hai con đường bộ số 19 và số 21 để đưa quân đi ứng cứu và vận chuyển tiếp tế cho Plâycu và Buôn Ma Thuột. Thực hiện ý định đó, ta đã sử dụng một lực lượng tương đối mạnh và có kinh nghiệm đánh giao thông để cắt đứt và khống chế hai con đường số 19 và số 21. Khi chiến dịch vừa nổ ra, quân ta đã hoàn toàn làm chủ hai con đường ấy. Sư đoàn bộ binh 22 ngụy cùng các liên đoàn bảo an, các đoàn vận tải của địch đành chịu nằm chết gí ở các đoạn đèo An Khê và đèo Phượng Hoàng nhìn Plâycu và Buôn Ma Thuột bị vây hãm trong tình trạng ngắc ngoải. Việc ngăn chặn, loại trừ được khả năng địch ứng cứu, tiếp viện bằng đường bộ đã tạo cho ta những điều kiện vô cùng thuận lợi để nhanh chóng đánh chiếm Buôn Ma Thuột và sau đó đánh tan mọi cố gắng phản kích bằng đường không của địch, hãm chúng vào thế bị động, lúng túng, cuối cùng buộc địch phải rút chạy khỏi Plâycu và Kontum trong cơn hoảng loạn. Đó là kinh nghiệm thành công về vấn đề hạn chế: gạn lọc, loại trừ những tình huống nguy hại nhất.
       
        Trong cuộc chiến tranh xâm lược ở biên giới phía bắc nước ta tháng 2 năm 1979, quân Trung Quốc thường vận dụng các mũi xuyên sơn. vòng sau (vu hồi) kết hợp với tiến công chính diện. Những mũi đó có thể gây khó khăn cho ta, nhưng vì là lực lượng nhỏ, không có xe tăng. cơ giới, pháo binh chi viện, hậu cần tiếp tế chỉ bằng mang vác đi bộ, nên không mạnh và không chiến đấu được dài ngày. Chúng ta cần dự kiến và tìm mọi cách hạn chế, loại trừ tình huống địch vòng sau đó, hoặc nếu tình huống đó diễn ra thì kiên quyết đánh bại quân địch. Chúng ta có nhiều khả năng làm tốt việc này, vì ta có chiến tranh nhân dân, có lực lượng vũ trang tại chỗ rộng khắp và được chuẩn bị sẵn. Các trận đánh bại những mũi xuyên sơn, vòng sau của địch ở Minh Tâm, Hoàng Tung (Cao Bằng), Khánh Khê, Na Dương (Lạng Sơn)... tháng 2 năm 1979 đã chứng minh điều đó.
       
        Trong tác chiến, muốn giành dược chủ động thì phải điều khiển, dẫn dắt tình huống ban đầu phát triển sang các tình huống tiếp sau có lợi cho ta, bất lợi cho địch.
       
        Trong chiến dịch Kontum xuân-hè 1972, ở bước thứ nhất, ta đã dụ được lữ đoàn dù của địch ra phía tây-bắc thị xã Kontum để tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng từng tiểu đoàn của chúng. Tình huống được dẫn dắt sang bước thứ hai: ta lại điều dược sư đoàn bộ binh 23 của địch ra đường số 14 ở đoạn Plâycu đi Kontum và đoạn Kontum đi Tân Cảnh để tiêu hao, tiêu diệt và giam chân chúng ở đấy. Như vậy ta đã dẫn dắt tình huống thành công, tạo ra điều kiện hết sức thuận lợi để đánh đòn quyết định vào Đắc Tô-Tân Cảnh.
       
        Trong quá trình dẫn dắt tình huống, phải đối chọi tình huống. Đây là giai đoạn đấu trí rất khẩn trương và quyết liệt giữa ta và địch.
       
        Đấu tranh vũ trang là hai bên đấu trí, thi tài với nhau. Ai cao tay hơn thì người ấy sẽ giành được quyền chủ động. Ta có thể dẫn dắt quân địch đi theo tình huống mà ta lựa chọn nhưng cũng có thể địch không đi theo tình huống ấy. Trong tác chiến, việc xảy ra những tình huống ngoài dự kiến của ta là lẽ thường. Ngay trong những tình huống diễn ra theo sự dẫn dắt của ta, ta cũng phải đối chọi quyết liệt; còn những tình huống diễn ra không theo ý định của ta thì ta càng phải đối chọi quyết liệt hơn.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM