Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 11:58:07 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc  (Đọc 41872 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 09:24:37 pm »

        
        Tên sách: Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc
        Tác giả: Hoàng Minh Thảo (?)
        Nhà xuất bản: Quân Đội Nhân Dân.
        Năm xuất bản: 2004
        Số hóa: ptlinh, meofmaths.
        Hiệu đính: Giangtvx

LỜI GIỚI THIỆU

        
        Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong tiến trình dựng nước và giữ nước đã hình thành và phát triển trong những điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi cuộc chiên tranh, mỗi giai đoạn, thời kỳ đấu tranh chống giặc ngoại xâm để giải phóng và bảo vệ đất nước. Lịch sử tiến hành các cuộc chiến tranh yêu nước, chính nghĩa chống ngoại xâm của dân tộc ta là lịch sử của những cuộc chiến tranh nhân dân. Nghệ thuật quân sự Việt Nam là nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân.
        
        Thắng lợi của nhân dân ta trong các cuộc chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quôc vừa qua là thắng lợi của đường lối quân sự đúng đắn của Đảng. Đường lối ấy vận dụng sáng tạo học thuyết Mác-Lênin và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh về chiến tranh và quân đội vào điều kiện thực tế của Việt Nam, kế thừa và phát triển truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm quân sự tiên tiến trên thế giới.
        
        Lịch sử chiến tranh giải phóng và bảo vệ đất nước của nhân dân ta đã ghi nhận rằng: Nghệ thuật quân sự là một nhân tố quan trọng trong chiến tranh. Nhân dân Việt Nam thắng giặc ngoại xâm không chỉ bằng ý chí quật cường mà còn là sự kết hợp chặt chẽ ý chí với tài trí sáng suốt, thông minh, đánh bằng mưu kế-thắng bằng thế thời. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, mà đỉnh cao là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là bước phát triển mới cả về chỉ đạo chiến lược, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật. Nghệ thuật quân sự Việt Nam đạt tới đỉnh cao vừa hàm chứa tính hiện đại của cuộc chiến tranh ở thế kỷ XX, vùa mang nét đặc trưng nghệ thuật quân sự truyền thống của dân tộc.
        
        Biết bao thế hệ người Việt Nam đã chiến đấu vô cùng anh dũng, cục kỳ thông minh và trí tuệ đã để lại một di sản tinh thần, một di sản đạo đức vô giá, một di sản nghệ thuật quân sự phong phú. Những di sản có giá trị lý luận và thực tiễn đó, kể cả truyền thống quân sự ưu việt cần được trân trọng giữ gìn nghiên cứu, vận dụng và phát triển trong điều kiện mới, góp phần xây dưng, củng cố vững mạnh nền quốc phòng toàn dân theo tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng trong công cuộc xây dưng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
        
        Nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Narn, Nhà xuất bản quân đội nhân dân cho ra mắt cuốn “Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc” dựa trên những nội dung chính của những kết quả nghiên cứu vừa được công bố trong những năm qua của Thượng tướng-giáo sư Hoàng Minh Thảo.
        
       Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.        


NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN        
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Bảy, 2020, 04:24:06 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 04:06:48 pm »

   
PHẦN THỨ NHẤT
       
DI SẢN NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ CỦA TỔ TIÊN
       
        Nghiên cứu về chiến tranh và nghệ thuật quân sự Việt Nam trong lịch sử chống ngoại xâm từ thế kỷ III trước công nguyên đến thế kỷ XVIII, có thể phân các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh thành hai loại, đó là các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng, và các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Nghệ thuật quân sự trong giai đoạn này vì thế cũng bao gồm cả nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang, nghệ thuật quân sự của chiến tranh giải phóng và nghệ thuật quân sự của chiến tranh giữ nước. Sự hình thành và phát triển liên tục kế tiếp nhau và đan xen nhau của các loại hình đó đã đưa đến sự hình thành và phát triển mạnh mẽ, đặc sắc của một nền nghệ thuật quân sự Việt Nam mà chúng ta đã thừa kế, vận dụng.
       
        “Nền độc lập của nước ta gắn liền với những chiến công oanh liệt của cha ông ta chống lại nhiều đạo quân xâm lược rất mạnh…”
       
        Các cuộc chiến tranh trong lịch sử của dân tộc ta diễn ra trong những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những chiến công hiển hách của Tổ tiên ta đều có những biểu hiện tương đối thống nhất của một nền nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh độc đáo, ưu việt.
       
        “Chủ nghĩa Mác-Lênin không phủ định lịch sử và tinh hoa của một dân tộc; ngược lại nó còn phát triển những tinh hoa đó đến một trình độ mới trong điều kiện lịch sử mới. Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, dân tộc ta đã từng bao phen anh dũng đứng dậy chống nạn ngoại xâm, giữ gìn độc lập cho đất nước. Trong các cuộc đấu tranh vũ trang đó, dân tộc ta đã có những sáng tạo kiệt xuất về tài thao lược.”1.
       
        Trước nạn ngoại xâm, dân tộc ta không có con đường nào khác là con đường đứng lên cầm vũ khí chống quân thù. Nhưng quân xâm lược là một kẻ địch có lực lượng quân sự mạnh hơn ta gấp nhiều lần. Để đánh bại một kẻ địch như vậy, Tổ tiên ta đã biết tìm sức mạnh trong khối đoàn kết toàn dân. Còn phải sáng tạo ra cách đánh như thế nào để đánh thắng địch.
       
        Đất nước ta không rộng, người nước ta không đông, địch là một nước lớn, người nhiều của nhiều. Cho nên để giữ gìn đất nước, yêu cầu của dân tộc ta là phải đánh quyết liệt, phải thắng oanh liệt, phải lập nên những chiến công vang dội, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, làm tan rã ý chí xâm lược của chúng.
       
        Do điều kiện lịch sử trước đây, nền nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Tổ tiên ta không thoát khỏi sự ràng buộc và hạn chế ý thức hệ phong kiến, nhưng từ đời này qua đời khác, nó cũng đã được xây dựng tương đối toàn diện.
       
        Đặc điểm nền nghệ thuật đó là:
       
        1. Nghệ thuật đó không những chỉ đạo lực lượng vũ trang, mà còn chỉ đạo nhân dân vũ trang kết hợp với lực lượng vũ trang.
       
        Nghệ thuật do không chỉ dựa vào quân đội, mà dựa vào dân chúng và quân đội để giành chiến thắng. Toàn dân đánh giặc, điều đó đã được nhiều cuộc chiến tranh chống xâm lược trong lịch sử ta chứng minh. Nhân dân không những cất giấu lương thực, thực hành "thanh giã” gây cho địch nhiều khó khăn về tiếp tế lương thực, mà còn trực tiếp giết giặc. Ở nước ta, "giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”, thiếu niên, phụ lão cũng đánh, những điều đó đã có từ ngàn xưa.
         
        Nêu lên điểm đó, nhà quân sự vĩ đại Trần Quốc Tuấn có nói: "Cả nước góp sức chiến đấu nên giặc phải bó tay". Theo nhà sử học thế kỷ thứ XIX Phan Huy Chú thì "đời Trần nhân dân ai cũng là binh, nên mới phá được giặc dữ, làm cho thế nước được mạnh "[/i]2.
       
        Với lực lượng vũ trang của cả nước, lực lượng vũ trang các địa phương kết hợp với thổ binh, hương binh, dân binh và dân chúng, sức mạnh của toàn dân, toàn quân được phát huy đến độ cao để diệt giặc.
       
        2. Trong điều kiện ta là một nước đất không rộng, người không đông, phải đánh thắng những quân đội xâm lược lớn mạnh, dân tộc ta đã tạo nên một nghệ thuật mà Tổ tiên ta gọi là "lấy ít đánh nhiều, lấy yếu trị mạnh, lấy đoản chống trường".
       
        Trong nhiều cuộc chiến tranh, quân và dân ta đã đánh địch cả ở trước mặt và sau lưng, đánh địch tại chỗ, không những tiêu diệt sinh lực địch mà còn làm tan rã quân xâm lược về tổ chức và về tinh thần, không những đánh tập trung mà còn đánh phân tán, dùng nhiều cách đánh, đánh những đòn oanh liệt làm cho địch gãy xương sống, nát xương sườn. Tổ tiên ta coi trọng việc dùng lực lượng một cách hợp lý, nhằm đạt hiệu lực cao, như Nguyễn Trãi nói: "sức dùng có nửa, công được gấp đôi". Không những biết giành thắng lợi quân sự quyết định mà còn có biện pháp để củng cố những thắng lợi đó.
       
        Câu ca dao từ ngàn xưa:
       
               "Nực cười, châu chấu đá xe
        Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng”.

       
có thể nói lên phần nào đặc điểm này.

------------
1. Võ Nguyên Giáp - Mấy vấn đề về đường lối quân sự của Đảng ta. Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1970 tr 43.

2. Phan Huy Chú - Lịch triều hiến chương loại chí, tập IV, bản dịch. Nhà xuất bản Sử học. Hà Nội, 1961, tr 6.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2016, 05:24:54 am »

        3. Nghệ thuật đó xây dựng trên cơ sở một tinh thần yêu nước rất cao, một tinh thần quật cường bất khuất, tự lập tự cường rất mạnh, trên cơ sở tính chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh, nên có sức sống mãnh liệt, có tinh thần tích cực chủ động rất cao. Nền nghệ thuật đó biết phát huy những chỗ mạnh mọi mặt của mình nhất là chỗ mạnh về tính chất chính nghĩa, về ý chí bất khuất kiên cường của dân tộc, về chất lượng mọi mặt của quân đội, để đánh quân địch vào chỗ chúng yếu, lúc chúng yếu. Nhiều nhà quân sự nổi tiếng thời xưa thường nhấn mạnh cách đánh chủ động linh hoạt, nhử người đến, chứ không để người nhử, cách đánh vu hồi, bao vây chặt chẽ để tiêu diệt gọn, tiến công liên tục, dồn địch vào thế bị động chịu đòn, không có cách nào thoát khỏi bị tiêu diệt.
       
        4. Nghệ thuật đó rất sáng tạo, độc đáo, rất xuất sắc, tinh vi, rất mưu trí và linh hoạt:
       
        “Ông cha ta ngày trước có nhiều sáng tạo về cách đánh giặc, không có sáng tạo đó, không thể giữ được nước, không thể giành lược tự do "1.
       
        “Anh dũng và thông minh là hai yếu tố tạo nên súc mạnh của dân tộc ta trong chiến đấu chông ngoại xâm“2.
       
        Tổ tiên ta biết dựa trên yếu tố chính nghĩa, trên tinh thần yêu nước nồng nàn và chiến đấu anh dũng của quân và dân, phát huy mọi cái mạnh của ta trong điều kiện ta chiến đấu trên đất nước mình, đánh bại những đạo quân xâm lược từ xa đến, mà sáng tạo ra cách đánh của ta, buộc địch phục tùng ý chí của ta, buộc địch đánh theo cách đánh có lợi cho ta, không cho địch đánh theo cách đánh sở trường của chúng.
       
        Nguyễn Huệ nói: "Người khéo thắng là thắng ở chỗ rất mềm dẻo, chứ không phải lấy mạnh đè yếu, lấy nhiều hiếp ít"3.
       
        Trong chỉ đạo chiến tranh, Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh: “Phải xem xét tình thế biến chuyển như người đánh cờ, tùy theo thời cơ mà ứng biến cho đúng"4.
       
        Ngô Thời Nhiệm, một tướng giỏi của Nguyễn Huệ, cho rằng là một người tướng giỏi phải biết "lường thế giặc rồi mới đánh, nắm phần thắng rồi mới hành động, tùy theo tình thế thay đổi mà bày ra chước lạ"5.
         
        Sức sáng tạo của dân tộc ta thể hiện ở chỗ, không phải chỉ có quân đội đánh giặc, mà là cả nhân dân và quân đội cùng đánh. Ta yếu mà ta đánh thắng đó cũng là sáng tạo. Sự nỗ lực chủ quan phi thường của toàn dân tộc, sức sống mãnh liệt của nền nghệ thuật đó cũng nói lên sức sáng tạo này.
       
        Nền nghệ thuật đó dựa trên cơ sở đánh giá địch ta một cách bình tĩnh, hiểu địch, hiểu ta một cách sâu sắc.
       
        Trần Quốc Tuấn cho rằng: "Nếu thấy quân giặc tràn sang như gió như lửa, thì thế giặc có thể dễ chống cự được"6.
       
        Nguyễn Trái nói: "Tri kỷ tri bỉ, năng nhược năng cường”7. Nghĩa là biết người biết ta, có thế yếu, có thế mạnh.

---------------
1. Lê Duẩn - Thanh niên trong lực lượng vũ trang hãy vươn lên hơn nữa phấn đấu cho lý tưởng cách mạng, đi đầu trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1969, tr.2.

2. Lê Duẩn - Cứu nước là nghĩa vụ thiêng liêng của cả dân tộc ta. Tạp chí Quân đội nhân dân, số 12 năm 1960 tr.5.

3. Tây Sơn bang giao íập. Dẫn trong "Tim hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ" của Nguyễn Lương Bích, Phạm Ngọc Phụng, nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1971, bản in lần thứ hai, tr.344.

4. Việt sử thông giám cương muc, Tập V, bản dịch, tr. 100.

5. Ngô gia văn phái - Hoàng Lê nhất thống chí, bản dịch Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1964, tr.342.
    
6. Việt sử thông giám cương mục, tập V, tr. 99.
    
7. Thơ chữ Hán Nguyễn Trãi, bản dịch, Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội,
1962, tr. 115.


Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2016, 05:30:08 am »

        Tổ tiên ta đã không nao núng vì sức mạnh tạm thời của địch, không bị uy hiếp vũ bão bên ngoài của chúng. Những nhà quân sự thời xưa của ta hiểu rõ ta không phải chỉ có yếu, mà còn có mạnh, hơn nữa có những chỗ mạnh rất cơ bản; còn địch, không phải chỉ có mạnh, mà còn có yếu, những chỗ yếu trí mạng tất yếu; đồng thời cũng thấy rõ những chỗ và lúc địch yếu, ta mạnh để có những chủ trương chiến lược thích hợp.
       
        Nhìn bao quát cả cuộc chiến tranh, Tổ tiên ta không sợ địch, tin tưởng mình có thể đánh bại địch. Trong việc xử trí tình huống chiến lược cụ thể thì không khinh địch, đánh giá đúng mức sức mạnh ban đầu của quân xâm lược: lúc quân địch còn mạnh thì ta hành động rất thận trọng, nhưng khi địch đã trở thành yếu lại hành động rất táo bạo. Trước thanh thế lớn lao của quân Thanh tiến vào xâm lược nước ta, lời phân tích của Ngô Thời Nhiệm sau đây nêu rõ được phần nào điều đã nói trên: “Giống như đánh cờ, trước thì chịu thua người một nước, sau mới được người ta một nước; đừng có đem nước sau làm nước trước, đó mới là tay cao cờ. Nay ta hãy bảo toàn lấy quân lực mà rút lui, không bỏ mất một mũi tên. Cho chúng ngủ trọ một đêm, rồi lại đuổi đi, cũng như ngọc bích, của nước Tấn đời xưa, vẫn nguyên lành chứ có mất gì”1, (chúng tôi nhấn mạnh T.G).
       
        Trên cơ sở đánh giá đúng đắn tình thế khách quan, biết địch biết ta một cách đúng đắn, Tổ tiên ta đã phát huy đến mức độ cao nỗ lực chủ quan, phát huy đến độ cao trí tuệ của mình, tìm ra trăm phương nghìn kế, khắc phục muôn vàn khó khăn gian khổ và đã lập nên những chiến công kỳ lạ. Đó cũng chính là điều kiện làm cho tính sáng tạo trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh đạt đến trình độ rất cao, câu nói của Nguyễn Trãi có thể nêu rõ điều đó:
       
        “Có lẽ nhiều tai nạn chính là cái gốc để dựng nước, mà sự băn khoăn lo lắng cũng là cái nền đề mở ra nghiệp thánh.
       
        Trải biến cố nhiều thì trí lự sâu.
        Lo công việc xa thì thành công kỳ.
        Đế vương nổi lên, ai cũng thế này”2.
       
        Yếu có thể đánh mạnh, ít đánh nhiều là do tinh thần dũng cảm, dám đánh và sau đó là biết đánh: đánh mai phục, lừa địch vào sâu, toàn dân đều đánh, v.v.
       
        Có thể nêu lên một số nội dung chính của nền nghệ thuật đó thành 3 vấn đề lớn như sau:
        A. Chỉ đạo quân sự.
        B. Địch vận.
        C. Đấu tranh vũ trang và đấu tranh ngoại giao.

--------------------
1. Ngô gia văn phái, tài liệu đã dẫn, tr. 342.
       
2. Nguyễn Trãi. Chí Linh sơn phú.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2016, 05:38:03 am »

        
A - CHỈ ĐẠO QUÂN SỰ
       
        1. Trong chỉ đạo tác chiến về chiến lược, chiến thuật, dân tộc ta đã từng có kinh nghiệm tốt về đánh lâu dài:
        
        Xét thực tiễn diễn biến của nhiều cuộc chiến tranh thắng lợi có thể thấy rõ Tổ tiên ta không bao giờ đi chệch khỏi mục đích quân sự cuối cùng là tiến công tiêu diệt địch trên đất nước ta. Nhưng Tổ tiên ta cũng không hề tách mục đích cần đạt đó với điều kiện khách quan là lúc đầu lực lượng quân sự địch mạnh, ta yếu.
        
        Trước quân địch lớn mạnh, các nhà quân sự ta đã biết tránh quyết chiến trong điều kiện không có lợi khi cuộc chiến tranh mới bắt đầu nhằm bảo toàn lực lượng tranh thủ thời gian, tạo nên thế có lợi cho ta, làm địch suy yếu, bồi dưỡng lực lượng ta, rồi từng bước tiêu diệt quân địch mà giành thắng lợi trong chiến tranh.
        
        Trong chiến tranh tự vệ, trước thế tiến công mạnh mẽ của quân địch có ưu thế về số lượng. Tổ tiên ta đã tránh không dốc toàn bộ lực lượng để hòng phân thắng bại, giành thắng lợi nhanh chóng ngay buổi đầu, mà đã biết thực hành rút lui chiến lược, có gan rút bỏ kinh đô, cho địch vào sâu mà tiêu hao địch. Trong chiến tranh chống quân Nguyên lần thứ nhất, trước ý định của vua Trần quyết chiến với địch trong điều kiện không có lợi ở gần biên giới, tướng Lê Phủ Trân đã can rằng: “Làm như vậy thì chỉ như những người dốc hết túi tiền để đánh nốt tiếng bạc mà thôi"1, và khuyên "hãy nên lánh đi”2. Trong chiến tranh chống quân Nguyên lần thứ hai, Trần Quốc Tuấn đã chủ trương “Nguyên binh khí nhuệ đương hưng, kịp đánh chẳng bằng kiên thủ chờ suy”3. Do đó quyết định rút khỏi Vạn Kiếp, rút khỏi kinh thành. Nhận xét về chủ trương rút bỏ Thăng Long của Ngô Văn Sở và Ngô Thời Nhiệm, Nguyễn Huệ đã đánh giá "Chịu nhịn để tránh sức mạnh ban đầu của chúng, đành hãy chỉnh đốn đội ngũ, rút về giữ chỗ hiểm yếu, trong thì khiên cho lòng quân kích thích, ngoài thì khiến cho lòng giặc kiêu căng…”4.
        
        Nhưng rút lui chiến lược của Tổ tiên ta có những nét độc đáo. Đất nước ta không rộng, chiều sâu không lớn, nếu cứ rút mãi thì sẽ không còn đất để mà rút, phải tự hãm mình vào thế bị động nghiêm trọng. Trong chiến tranh chống quân Nguyên lần thứ hai, Trần Quốc Tuấn đã chặn đứng địch ở phía nam, trong khi ở phía bắc thì chỉ huy chủ lực rút lui từng bước. Trong cuộc chiến tranh này cũng như nhiều cuộc chiến tranh tự vệ khác, khi chủ lực rút lui, quân địa phương vẫn ở lại phối hợp với thổ binh, dân binh, hương binh đánh địch tại chỗ, thực hiện rút phía trước nhưng đánh mạnh phía sau lưng địch. Tóm lại, trong quá trình rút lui vẫn tiến công tích cực. Trong lịch sử dân tộc, cũng có những nhà cầm quân không biết tiếp thu nghệ thuật đúng đắn đó của dân tộc, nên đã bị thất bại; trong chiến tranh chống quân Minh dưới thời Hồ, trận quyết chiến thất bại ở Đa Bang, rồi chỉ rút chạy dài mà không tích cực tiến công địch, đã đưa cuộc kháng chiến chính nghĩa của dân tộc ta đến thất bại.
        
        Thừa nhận sự cần thiết rút lui chiến lược, biết cách rút lui đúng đắn và có lợi, các nhà quân sự ta còn thông thạo trong việc tạo nên điều kiện để chuyển sang quật trả lại địch những đòn quyết liệt, biết vận dụng một cách sáng tạo nguyên tắc quân sự cổ điển "Dĩ dật đãi lao" tức là lấy nhàn chờ mệt, lấy mạnh chờ yếu, lấy sung sức chờ hao mòn. Trong quá trình phòng ngự, rút lui, không những đã liên tục tiêu hao địch, buộc địch phải chịu ảnh hưởng không lợi của khí hậu và địa hình nước ta, hãm chúng vào tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng, mà còn biết buộc địch rải quân ra (như Trần Quốc Tuấn) hoặc làm cho địch sơ hở phạm sai lầm (như Nguyễn Huệ) tức là tạo nên một thế chiến lược khiến cho địch từ mạnh trở thành yếu, tự bộc lộ nhược điểm, để diệt đội quân xâm lược lớn mạnh.
        
        Để đạt tới mục đích đó, các nhà quân sự ta thường dùng hai cách: Một là, khi địch đã rải quân, ta đi từ thắng lợi nhỏ, vừa, đến thắng lợi lớn, tạo nên bước ngoặt trong chiến tranh. Trong trường hợp này, Tổ tiên ta đã tỏ ra biết nắm quy luật phát triển của địch trong chiến tranh. Trong quá trình ta phản công, quân địch bị tiêu diệt từng bộ phận ngày càng lớn hơn, đến một mức nào đó, khi nhưng đạo quân nào đó bị tiêu diệt, thì đoàn quân xâm lược to lớn của địch bắt đầu tan rã (như Lý Thường Kiệt đánh quân Tống, Trần Quốc Tuấn đánh quân Nguyên). Khi chưa tạo ra được bước ngoặt chiến lược Tổ tiên ta biết đánh địch một cách vừng chắc. Khi thì lấy ít thắng nhiều, khi thì lấy nhiều thắng ít, tiêu diệt tiêu hao địch, tạo ra từng bước chuyển biến, nhưng chủ yếu vẫn là lấy ít thắng nhiều. Nhưng sau khi bước ngoặt diễn ra, lại táo bạo lấy ít đánh nhiều, dốc lực lượng thường không nhiều của mình đánh vào toàn bộ quân địch với số lượng còn to lớn nhưng chất lượng đã suy sụp mà giành thắng lợi quyết định cho cuộc chiến tranh tự vệ. Hai là, địch tuy chưa rải quân nhưng có sơ hở nên ta thực hành chia cắt địch ra từng mảng, giáng những đòn mãnh liệt vào chỗ hiểm nhất của địch, đánh vào trung tâm đầu não của chúng khiến cho địch choáng váng, kinh hoàng, rối loạn, tê liệt, (như Nguyễn Huệ đánh quân Thanh). Từ những cuộc chiến tranh thắng lợi đó có thể thấy rằng ngay trong khi rút lui chiến lược, các nhà quân sự ta luôn luôn nhằm vào mục đích phản công tiêu diệt địch, tích cực tạo điều kiện để chuyển sang phản công chiến lược. Trong phản công chiến lược đã sáng tạo ra cách đánh tiến công lần lượt hoặc đồng thời, tiến công từ nhỏ đến lớn hoặc đánh một đòn quyết định.
        
--------------        
1, 2. Việt sử thông giám cương mục, tập V, tr.34.

3. Thiên nam ngữ lục.
        
4. Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí, bản dịch của Ngô Tất Tố. Nhà xuất bản Mai Lĩnh, Hà Nội, 154, tr.531.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2016, 05:38:19 am »

Trong chiến tranh giải phóng, Tổ tiên ta đã thực hiện chiến lược đánh lâu dài một cách khác. Trong điều kiện dân tộc ta sống dưới sự thống trị của phong kiến nước ngoài và bè lũ tay sai, các nhà yêu nước ngày xưa đã nắm được khá chính xác tình hình so sánh lực lượng giữa hai bên, thấy rõ thế và lực của địch và ta, lãnh đạo dân tộc vùng lên khởi nghĩa, thực hành liên tục tiến công địch cho đến khi đánh đổ hoàn toàn nền thống trị của chúng. Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã đưa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn phát triển thành chiến tranh giải phóng lâu dài. Trong quá trình đó, về chiến lược ta không ngừng tiến công địch trong nhiều năm liền (không kể thời gian đình chiến) với quy mô ngày càng to lớn cho đến thắng lợi hoàn toàn. Còn địch thì không ngừng phản công hòng tiêu diệt lực lượng khởi nghĩa và khôi phục nền thống trị của chúng. Chúng nhiều lần tăng thêm quân đội từ chính quốc nhưng thế phản công chung của chúng không ngừng sút kém; chúng ngày càng đi sâu vào thế phòng ngự cho đến khi chịu thất bại hoàn toàn. Trên chiến trường, quá trình giao tranh giữa ta và địch diễn ra theo hình thái: ta tiến công và phản công đánh tan các cuộc phản công và tiến công của địch cho đến thắng lợi hoàn toàn.
        
        Khi mới bắt đầu đứng lên tiến công địch, tuy thế chính trị và chiến lược trên những mặt nào đó có lợi cho ta không lợi cho địch, nhưng lực lượng quân sự địch nhiều hơn ta. Trong điều kiện đó các nhà quân sự ta đã cho biết “chờ thời cơ để lừa khi địch mỏi mệt, giấu mũi nhọn và bít ánh sáng" buộc địch phải đánh lâu dài, ngày càng tiêu hao, suy yếu; còn ta có thể tránh thủ thời gian xây dựng, mở rộng lực lượng vũ trang và chỗ đứng chân của mình. Do đó mà tạo nên thời cơ chiến lược có lợi giáng cho địch những đòn quyết định, trong những năm sau của cuộc chiến tranh giải phóng lâu dài.
        
        Khởi nghĩa Lam Sơn và nhiều cuộc khởi nghĩa khác của dân tộc ta trong lịch sử đã sáng tạo ra một kinh nghiệm quý báu: Trong thế chính trị và chiến lược chung có lợi ích cho ta, không lợi cho địch ở một số mặt, có thể tạo thành ưu thế cục bộ mà tiến công địch, phát triển tiến công từ nhỏ đến lớn, từ cục bộ đến toàn cục, giành thắng lợi hoàn toàn trong chiến tranh giải phóng lâu dài.
        
        Có thể nói hình thái phát triển của những cuộc chiến tranh tự vệ và giải phóng đã nói trên như sau:
        
        Thời Lý: Phòng ngự chiến lược tích cực, phản công chiến lược.
        
        Thời Trần: Rút lui chiến lược, phản công chiến lược.
        
        Thời Tây Sơn: Rút lui chiến lược, phản công chiến lược.
        
        Thời Lê: Liên tục tiến công chiến lược từ nhỏ đến lớn (có 2 năm đình chiến).
        
        Thời Hồ: Phòng ngự, rút lui.
        
        Trong bốn cuộc chiến tranh thắng lợi trên, nhờ biết tránh quyết chiến chiến lược trong điều kiện không lợi, tiến lên quyết chiến trong điều kiện có lợi, Tổ tiên ta đã đưa chiến tranh lâu dài đến thắng lợi hoàn toàn. Ngược lại, trong chiến tranh thời Hồ, do bị buộc phải quyết chiến với địch trong điều kiện không lợi cho ta mà lợi cho địch, không biết bảo toàn chủ lực trong tình hình địch mạnh, ta yếu, dốc sức để phân thắng bại ngay từ đầu, kết quả là chủ lực tan vỡ. Do không nắm vững được quy luật chỉ đạo chiến tranh tự vệ theo chiến lược đánh lâu dài của thời Lý, thời Trần, nên bị thất bại là điều tất yếu.
        
        Đáng chú ý là các nhà quân sự của ta nghiên cứu, tham khảo Tôn Tử, nhưng không theo quan điểm "thắng nhanh" của Tôn Tử. Binh pháp Tôn Tử cho rằng "việc dùng binh, chỉ nghe nói có tốc quyết vụng về, chứ không thấy có lâu dài, khôn khéo; chiến tranh lâu dài mà có lợi cho quốc gia là việc không thế có". Biết đánh lâu dài, điều đó chứng tỏ tinh thần độc lập sáng tạo của Tổ tiên ta.
        
        Chính sách "Ngụ binh ư nông" (nghĩa là đặt binh ở nông thôn) được thi hành ở nước ta từ khá sớm, nhất là từ thời kỳ Lý, Trần trở đi. Chính sách đó nhằm bảo đảm có số quân tập trung của triều đình đến mức cần thiết và hợp lý, giảm một phần nào đóng góp của nhân dân và tiêu dùng của nhà nước, bảo đảm có sức sản xuất để đánh lâu dài. Điều quan trọng hơn nữa là với chính sách đó, ngoài việc bảo đảm có quân đội tập trung, còn tổ chức nên những đội dân binh (hương binh, thổ binh) bảo vệ các thôn, ấp, đánh địch tại chỗ. Thời Lê lại phát triển đến chính sách "vừa đánh giặc vừa cày ruộng" nhằm bảo đảm xây dựng "chỗ đứng chân” để từ đó tiến lên giải phóng toàn bộ đất nước. Đó là những điều kiện rất quan trọng để có thể đánh lâu dài.
        
        Đánh lâu dài rõ ràng là một kinh nghiệm quý báu của dân tộc ta. Khi thì đánh đòn phủ đầu trước, khiến địch phải tiến quân trong thế bị động, rồi chặn đứng địch trên tuyến thuận lợi đã chuẩn bị sẵn, chuyển sang quật trả địch (Lý). Khi thì cho địch vào thật sâu, buộc địch rải quân, rồi chọn thời gian, địa điểm tốt, đánh địch từng trận đến khi tiêu diệt toàn bộ (Trần). Khi thì lập chỗ đứng chân quần nhau lâu dài với địch, rồi tiến lên đánh bại hoàn toàn quân địch (Lê). Khi thì chủ động rút, nhân sơ hở của địch, điều động chủ lựe từ xa tới, chiến thắng địch trong một trận thần tốc (Tây Sơn)…Hình thức nhiều hình nhiều vẻ, nhưng nội dung là một: tránh quyết chiến với địch trong điều kiện không lợi, làm cho địch từ chiến lược đánh nhanh thắng nhanh phải chuyển sang đánh lâu dài, đợi cho địch từ mạnh trở thành yếu, lực còn nhiều nhưng thế đã yếu, số lượng còn đông nhưng chất lượng đã kém; còn ta thì giữ gìn và bồi dưỡng được lực lượng, tiến lên đánh cho địch một đòn hoặc nhiều đòn quyết chiến chiến lược liên tiếp, tiêu diệt phần lớn hay toàn bộ quân địch, giành thắng lợi to lớn. Điều đáng chú ý là, trong quá trình đánh lâu dài như vậy, các nhà quân sự ta đã biết chớp thời cơ có lợi chuyển sang giáng cho địch những đòn mãnh liệt, giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn.

        Trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược của dân tộc ta, tư tưởng, đường lối chung về chiến lược là đánh lâu dài, vì quân xâm lược thường mạnh hơn quân ta lúc đầu. Nhưng căn cứ vào các điều kiện chủ quan, khách quan khác nhau về các mặt của cuộc chiến tranh mà tình hình lâu dài có khác nhau. Cũng có cuộc chiến tranh, giành thắng lợi trong một thời gian tương đối ngắn.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Năm, 2016, 05:46:43 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2016, 05:51:27 am »

   
        2. Trong nhiều cuộc chiến tranh, các nhà quân sự thời xưa đã biết khéo léo vận dụng hai cách đánh: đánh phân tán và đánh tập trung, tạo nên sức mạnh to lớn để đánh bại quân địch.
       
        Biết kết hợp cách đánh nhỏ của dân chúng và các lực lượng vũ trang địa phương nhỏ bé với cách đánh tập trung lớn của quân đội triều đình là một sáng tạo quan trọng của Tổ tiên ta.
       
        Trong tất cả các cuộc chiến tranh chống xâm lược của dân tộc ta lực lượng vũ trang tập trung của ta bao giờ cũng kém xa địch về số lượng và ở một mức độ nhất định, cũng kém địch về trang bị kỹ thuật, vật chất, nhất là trong thời kỳ đầu của chiến tranh. Để đánh thắng một quân giặc mạnh hơn, ta không thể chỉ đánh bằng riêng các lực lượng vũ trang tập trung được, mà phải đánh bằng tất cả tinh thần và vật chất của dân tộc ta, của toàn thể nhân dân ta. Tất cả các cuộc chiến tranh chống xâm lược đã thắng lợi trong lịch sử nước ta đều là những cuộc chiến tranh mà toàn thể dân tộc ta, toàn thể nhân dân ta gián tiếp và trực tiếp cùng các lực lượng vũ trang của mình đánh giặc.
       
        Trong nhiều triều đại, tổ chức lực lượng vũ trang không phải chỉ có quân đội của triều đình. Tuy tên gọi khác nhau, cách tổ chức cũng có điều khác nhau, song thường có 3 cấp lực lượng rõ rệt: quân tập trung của triều đình gọi là du quân, đại quân; quân ở các địa phương (quân do các chính quyền địa phương tổ chức và quản lý hoặc quân của các vương hầu nhưng chịu sự chỉ huy của triều đình) tuỳ từng thời mà gọi là quân các lộ, quân các đạo; và dân binh còn gọi là thổ binh hoặc hương binh. Quân tập trung của triều đình thường làm nhiệm vụ cơ động trong cả nước. Quân ở các địa phương có trách nhiệm giữ các lộ, các đạo, các thành quan trọng, còn dân binh thì bảo vệ các thôn ấp.
       
        Nhờ biết tổ chức lực lượng một cách rộng rãi và hợp lý như vậy, cho nên dân tộc ta, đã có thể thực hành vừa đánh phân tán, vừa đánh tập trung, vừa đánh nhỏ, vừa đánh lớn. Và chính nghệ thuật biết vận dụng khéo léo các hình thức đánh phân tán và tập trung như vậy, đã cho phép huy động được lực lượng to lớn của toàn dân và các lực lượng vũ trang ở các cấp để tiêu diệt địch. Cách đánh nhỏ, phân tán của dân chúng và quân đội, đã từng có một địa vị và tác dụng rất lớn trong lịch sử dân tộc ta. Triệu Quang Phục dùng cách đánh "đột xuất ra cướp lương thực, cầm cự lâu ngày, làm cho quân giặc mệt mỏi, trong 3, 4 năm không hề đối diện chiến đấu"1 đã làm quân Lương vô cùng khốn đốn, sức cùng chí nản. Thời Trần, các đội dân binh cùng dân chúng đã làm quân Nguyên nhanh chóng mất sức tiến công. Thời Lê nghĩa quân Lam Sơn lúc lên phía bắc, thoắt quay về nam, khi xuất hiện ở đông, lúc đánh úp ở tây, nên với quân số ít, đã từng đánh tan nhiều cuộc tiến công càn quét có khi đông đến hàng chục vạn quân Minh.
       
        Cách đánh lớn, tập trung của quân đội triều đình (quân chủ lực) đã từng lập nên những chiến thắng oanh liệt: Bạch Đằng, Chương Dương, Vạn Kiếp, Xương Giang, Ngọc Hồi, Đống Đa … Đáng chú ý là cách đánh tập trung của quân đội ta thời xưa cũng có đặc điểm rất Việt Nam, phù hợp với điều kiện đất không rộng, người không đông. Đó là những cách đánh mà nhà nước quân sự thời xưa gọi là "xuất kỳ bất ý", là "công kỳ vô bị" là đánh bằng kỳ binh, phục binh, tức là những cách đánh không bộc lộ mục tiêu, không đối trận với địch, mà dựa vào điều kiện nhân dân ủng hộ mà phát huy đến độ cao tính bất ngờ, giáng những đòn rất mạnh, giải quyết trận đánh rất nhanh "sấm ran, chớp giật" như Nguyễn Trãi nói.
       
        Trong triều đại, Tổ tiên ta đã nhiều lần vùng lên, bắt đầu khởi nghĩa ở một số địa phương, tiến hành đánh du kích, cuộc khởi nghĩa phát triển thành chiến tranh giải phóng nhằm lật đổ ách thống trị của nước ngoài, khôi phục quyền làm chủ của dân tộc. Về quân sự, ta đã từ đánh du kích, đánh nhỏ, tiến lên đánh tập trung với quy mô ngày càng lớn. Việc phát triển từ đánh du kích lên đánh tập trung đã cho phép dân tộc ta giành được thắng lợi to lớn và quyết định trong việc chiến tranh, giải phóng lâu dài. Cuộc chiến tranh của Triệu Quang Phục chống quân Lương đã chứng minh rõ ràng điều đó và cuộc chiến tranh giải phóng thời Lê có thể xem là một điển hình thành công của dân tộc ta trong lịch sử thời xưa về việc vận dụng khéo léo đánh du kích và đánh tập trung.
       
        Trong lịch sử chiến tranh của dân tộc, Tổ tiên ta đã nhiều lần biết kết hợp khéo léo đánh phân tán và đánh tập trung. Trong chiến tranh giải phóng, sau khi đã từ đánh phân tán mà phát triển lên đánh tập trung, Tổ tiên ta đã biết kết hợp hai cách đánh đó, nhờ đó mà phát huy được sức mạnh to lớn của toàn dân (thời Lê). Trong chiến tranh tự vệ có những lần dân ta dựa vào lực lượng quân đội đánh tập trung quy mô lớn, mà giành những thắng lợi vang dội, như Lý Thường Kiệt đánh phủ đầu mà phá kế hoạch xâm lược của nhà Tống; Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh. Tình hình đó không tách rời khỏi sự chỉ huy tài tình biết nhằm nơi địch sơ hở mà nhanh chóng giáng đòn mãnh liệt, quyết định, không tách rời khỏi sự ủng hộ to lớn nhiều mặt của nhân dân. Nhưng nhìn chung thì trước kẻ thù lớn mạnh đang xâm lược nước ta, việc kết hợp cách đánh của quân đội triều đình (quân chủ lực) với cách đánh nhỏ của quân đội của địa phương và của dân chúng, cho phép dân tộc ta phân tán, tiêu hao, làm suy yếu quân địch tạo ra điều kiện thuận lợi cho quân đội tập trung tiêu diệt quân địch nhờ đó mà nhiều lần chiến thắng oanh hệt. Nhiều triều đại đơn thuần dựa vào quân đội tập trung, nhất là khi lại phạm sai lầm về chỉ đạo chiến lược đã bị thất bại (An Dương Vương, Lý Phật Tử, Hồ Quý Ly).
       
        Đưa đánh du kích lên tập trung, kết hợp đánh tập trung và đánh du kích, là một kinh nghiệm sáng tạo của dân tộc ta. Kinh nghiệm chiến tranh thắng bại của nhiều triều đại hoặc ngay trong bản thân một số triều đại, đã chứng minh tính chất quan trọng của sự kết hợp đó.
       
        Sự nghiệp chống ngoại xâm của Lý Bôn (Lý Bí) đã để lại cho ta ba bài học lịch sử khác nhau: Bài học thành công lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa khôi phục nền độc lập; bài học thất bại gần mất hết nghiệp nước hhi lấy mạnh chọi mạnh theo chiến lược dốc túi đánh nhanh thắng nhanh chống lại quân phong kiên xâm lược Trần Bá Tiên (nhà Lương); sau đó phải lui quân về Hưng Hóa để tổ chức lại đội ngũ mưu tính cuộc kháng chiến lâu dài, giao binh quyền cho Triệu Quang Phục chuyển sang không trực diện đánh ban ngày với địch mà đêm đêm bí mật tổ chức đánh úp (tập kích) tiêu diệt địch, lấy lương thực vũ khí của địch để đánh lâu dài đến khi nhà Lương bị quét sạch, đó là bài học thứ ba, bài học thành công.
       
-----------------
1. Lĩnh nam trích quái, bản dịch, Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội, 1960, tr. 37.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2016, 06:00:38 am »

       
        3. Tư tưởng chỉ dạo tác chiến về chiến lược chiến thuật của tổ tiên ta có nhiều điều rất tiến bộ.
       
        a) Trong việc chỉ đạo chiến lược chiến thuật. Tổ tiên ta đã biểu lộ một tinh thần tích cực, chủ động tiến công rất mãnh liệt.
       
        Trong chiến tranh tự vệ, tinh thần đó biểu hiện trong các hoạt động chiến lược của quân đội nhà Lý (Lý Thường Kiệt đánh phủ đầu phá các cuộc xâm lược của nhà Tống), quân đội nhà Trần (trong cả ba cuộc chiến tranh, nhất là trong các trận phản công chiến lược); và trong cuộc hành binh táo bạo và thần tốc đại phá quân Thanh của quân đội Tây Sơn thì tinh thần đó được phát huy đến độ cao.
       
        “Ngồi đợi giặc đến, không bằng đánh trước làm nhụt nhuệ khí của gìặc”1.
       
        Trong chiến tranh giải phóng, tinh thần đó biểu hiện trong khắp các cuộc khởi nghĩa của dân tộc ta, đặc biệt là trong cuộc chiến tranh thời Lê.
       
        Tinh thần tích cực chủ động tiến công rất mãnh liệt đó không tách rời khỏi lòng yêu nước nồng nàn, chí kiên cường bất khuất của dân tộc ta.
       
        “Trong quá trình dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã phải luôn luôn chông giặc ngoại xâm đế bảo vệ độc lập, tự do, sự sống còn của mình, cho nên có tinh thần tụ vệ rất mạnh. Chính trên cơ sở của tinh thần tụ vệ mạnh mẽ đó đã nảy sinh ra cách đánh giặc của người Việt Nam. Không phải là ngẫu nhiên mà trong lịch sử nước ta, mỗi khi dân tộc ta vùng dậy chống ngoại xâm, là chỉ tiến công chừ không phòng ngư, tiến công kẻ xâm lược để bảo vệ độc lập dân tộc của mình. Tiến công là chiến lược, còn phòng ngự chỉ là sách lược”2.
       
        b) Về thực tế cũng như về lý luận, trong chiến tranh giải phóng và chiến tranh tự vệ, nghệ thuật chỉ đạo tác chiến Tổ tiên ta đều chú trọng tránh chỗ mạnh của địch, giành chỗ lợi cho mình, lấy cái mạnh của mình tìm chỗ yếu của địch mà đánh. Do đó, sức mạnh của địch không dùng được, lực lượng lớn của địch không phát huy hết sức mạnh, không đạt được hiệu quả cao. Trái lại ta thì dùng mọi sức mạnh của ta một cách thích hợp, có thể tiến công tiêu diệt địch ở mọi nơi, mọi lúc với quy mô khác nhau.
       
        Nói chung, Tổ tiên ta thừa nhận công thành là "hạ sách" và nhấn mạnh đánh bất ngờ, mai phục, đánh úp.
       
        “Đánh ở chỗ không có thành, công ở chỗ không có luỹ, chiến ở chỗ không có trận, nhẹ nhàng như mưa rơi ở trên không xuồng, gây nên cuộc đời vô sự”3.
       
        “Lấy yếu thắng mạnh, tiến công khi giặc không chuẩn bị, lấy ít đánh nhiều, thường mai phục, ra kỳ binh”4.
       
        Trên thực tế chỉ đạo chiến lược chiến thuật, các nhà quân sự ta, biết cắt địch ra từng mảnh, tiêu diệt địch từng bộ phận, đánh bại địch từng bước. Trong dân gian từ xưa thường có câu "bẻ đũa không bẻ cả nắm", "đánh rắn phải dập nát đầu”, những câu đó nói lên tư tưởng cắt địch ra từng mảnh, đánh vào những chỗ hiểm yếu nhất của địch để tiêu diệt chúng.
       
        Quán triệt những tư tưởng trên, các nhà quân sự của ta thông thường biết:
       
        Lợi dụng những sơ hở, những chỗ yếu của địch. Do nhận thức được địch có những chỗ yếu về nhiều mặt, nhất là những chỗ yếu trí mạng do tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược đẻ ra. Các nhà quân sự thời xưa một mặt phát hiện những chỗ yếu của chúng để lợi dụng, mặt khác khoét sâu sơ hở và nhược điểm đó của địch rồi giáng những đòn mạnh mẽ.
       
        “Đánh mà muốn lấy được phải đánh vào chỗ giặc không giữ, nếu quân địch lấy quân các nơi tăng cường cho Nghệ An, thành ta khó đánh, trái lại các nơi khác, thì địch sơ hở, chi bằng chi quân đi đánh các nơi khác, khiến Nghệ An bị hãm vào thế cô lập, tức khắc giặc phải hàng. Các bậc tướng giỏi đời xưa tránh chỗ thực, công chỗ hư…”5.
       
        “Binh đánh vào đâu như lấy đá gieo vào quả trứng. Phàm lấy sức nặng ngàn cân đè lên trứng chim, thì chưa hề có trứng nào không vỡ nát”6.
       
        “Nuôi uy chứa sức, đợi đánh tan viện binh thì thành phải hàng, làm một được hai”7.
       
        Cuộc tiến công Chương Dương, Tây Kết, trận đánh thuyền lương Trương Văn Hổ, cuộc tiến quân của Lê Lợi vào Nghệ An, Diễn Châu, Tân Bình-Thuận Hóa, cuộc hành binh táo bạo của Nguyễn Huệ ra Thăng Long đều là những trận chiến thắng nêu rõ sự lợi dụng khéo léo sơ hở và nhược điểm của địch của Tổ tiên ta.
       
        Tạo nên sơ hở cho địch, làm cho địch bộc lộ chỗ yếu bằng nhiều biện pháp tích cực khác nhau, như nghi binh, tỏ ra yếu, che giấu ý định của mình, đưa địch vào những địa điểm bất lợi, v.v. Các nhà quân sự ta đã làm cho địch nhận định sai lầm, chủ quan, khinh thường đối phương, hành động sai lầm, do đó tự bộc lộ sơ hở, nhược điểm. Những cuộc xuất kích trên tuyến sông Cầu của Lý Thường Kiệt để tiêu hao liên tục đội kỵ binh thiện chiến của Quách Quỳ; Trần Quốc Tuấn kéo quân kỵ binh cơ động của quân Nguyên rời khỏi thành Thăng Long để tiêu diệt dọc đường; việc gửi thư cho Liễu Thăng trước khi viện binh Minh vượt biên giới; các trận đánh kéo địch vào trận địa mai phục Chi Lăng, v.v. Và một khi địch có sơ hở bộc lộ chỗ yếu, các nhà quân sự ta biết tập trung lực lượng bất ngờ giáng những đòn mãnh liệt địa tiêu diệt chúng.
       
        Trong điều kiện nước ta là một nước đất không rộng, người không đông mà phải đánh những đạo quân xâm lược lớn mạnh, Tổ tiên ta đã biết huy động toàn dân cùng với lực lượng vũ trang tập trung đánh giặc, tạo nên một sức mạnh to lớn. Mặt khác muốn phát huy tác dụng to lớn của lực lượng vũ trang tập trung thường kém xa địch về số lượng, Tổ tiên ta đã có nghệ thuật biết dùng lực lượng vũ trang đó với một hiệu lực lớn nhất để đánh bại một kẻ địch đông hơn và thiện chiến. Tư tưởng chỉ đạo của nghệ thuật đó được Nguyễn Trãi nêu lên một cách xuất sắc: "Sức dùng một nửa mà công được gấp đôi "8.

--------------
1. Lý Tế Xuyên, Việt điện u linh, bản dịch, Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội, 1960, tr. 30.

2. Lê Duẩn, Thanh niên trong lực lượng vũ trang hãy vươn lên hơn nữa phấn đấu cho lý tưởng cách mạng, đì đầu trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1969, tr. 30.

3. Trần Quốc Tuấn, Binh thưyếu lược.

4. Nguyễn Trãi, Bình ngô đại cáo. Chiến thuật cổ đại thường chia ra, chinh và kỳ: bộ đội đánh theo chính là chính binh, đánh theo kỳ, là kỳ binh: đánh trước mặt địch, đánh dàn trận với địch, đánh theo cách đánh thông thường là đánh theo chính, đánh sau lưng địch, đánh bất ngờ, đánh theo cách đánh đặc biệt là đánh theo kỳ. Phối hợp khéo léo chính và kỳ, thay đổi khéo léo chính và kỳ là một yêu cầu trong chỉ huy quân đội thời xưa.

5, 6. Nguyễn Trãi. Lam Sơn thực lục.

7. Nguyễn Trãi. Quân trung từ mệnh tập, tài liệu đã dẫn, tr. 56.

8. Nguyễn Trãi. Lam Sơn thực lục.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2016, 06:07:28 am »

        Chính vì vậy mà nét sáng tạo trong nghệ thuật quân sự dân tộc của ta là không những Tổ tiên ta biết lấy nhiều đánh ít mà còn biết lấy ít đánh nhiều: khi cần thiết thì tập trung quân có số lượng lớn hơn địch để tìm diệt chúng; khi thì biết dùng những đạo quân có chất lượng cao, có sức chiến đấu lớn để tiêu diệt những đạo quân đông hơn của địch trong những thời cơ thuận lợi. Có thể nói rằng những chiến thắng oanh liệt nhất trong những cuộc chiến tranh thắng lợi đều là những trận lấy ít thắng nhiều: Vạn Kiếp, Chúc Động-Tốt Động, Chi Lăng-Xương Giang, Ngọc Hồi-Đống Đa.
       
        Để đạt được yêu cầu đó, Tổ tiên ta đã rất chú trọng đến nhân tố chất lượng trong việc xây dựng lực lượng vũ trang. Nhiều nhà quân sự của ta ngày xưa xem nhân tố chính trị, tinh thần, đoàn kết nhất trí đồng cam cộng khổ cùng với nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh tài giỏi, sự tinh nhuệ của quân đội, là những nhân tố rất cơ bản quyết định sức mạnh chiến đấu của quân đội. Trần Quốc Tuấn nói: “Binh quý về tinh, không quý về nhiều”1.
       
        Nguyễn Trãi đã đánh giá như sau về sức mạnh của quân đội nhà Hồ và nghĩa quân Lam Sơn:
       
        “Quân mạnh hay yếu không cứ ở nhiều. Quân của nhà Hồ trăm vạn người trăm vạn lòng, mà quân của tôi bất quá vài mươi vạn, nhưng ai cũng một lòng”2.
       
        Nguyễn Huệ thì nói: "Còn như quân lính thì cốt hòa thuận không cốt đông, cốt tinh nhuệ không cốt nhiều".
       
        Trong khi Hồ Quý Ly luôn luôn lo lắng "làm thế nào để có trăm vạn quân thì địch nổi giặc Bắc" mà rút cuộc vẫn bại trận.
       
        Để tăng sức mạnh của lực lượng vũ trang, Tổ tiên ta biết: “Vỗ nuôi sĩ tốt, vời đón hiền giả, thu dụng nhân tài, sửa rèn khí giới, luyện tập binh tượng, dạy bảo những phương pháp ngồi, dậy, tiến, lui, lại hun đúc bằng những điều nhân nghĩa, khiến ai ai cũng hết lòng thành, thân với kẻ trên, chết cho người trưởng". Cho nên Nguyễn Trãi nói: “Đem quân ấy ra đối phó với địch, thì kẻ nào theo ý hướng ta sẽ sống, kẻ nào trái ý hướng ta sẽ chết".
       
        Trái lại điều trên, nhà Hồ đặt trọng tâm việc nâng cao sức chiến đấu của quân đội vào đúc súng "thần công" đóng thuyền "cổ lâu', tức là cải tiến vũ khí.
       
        Thắng lợi của 4 cuộc chiến tranh và thất bại của nhà Hồ, những lời nói của những nhà quân sự đánh thắng và của Hồ Quý Ly, Hồ Nguyên Trừng, đã nêu lên khá rõ kinh nghiệm lịch sử của dân tộc ta: vũ khí và số lượng là quan trọng, nhưng quyết định là con người và chất lượng.
       
        Tư tưởng tích cực tiến công, phát huy mọi chỗ mạnh của mình nhằm mọi chỗ yếu của địch mà đánh, tiêu diệt từng bộ phận nhỏ, vừa đến lớn, đã được vận dụng trong thực tế hết sức cơ động, linh hoạt, mưu trí bằng nhiều cách đánh tài tình, sáng tạo, đánh trước mặt và đánh sau lưng, đánh phân tán và đánh tập trung, đánh bằng tiến công quân sự và bằng tiến công binh vận, đánh vào tất cả các mục tiêu, đánh bằng nhiều phép đánh độc đáo.
       
        Những cách đánh thiên biến vạn hóa đó, là những cách đánh vượt ra ngoài cách đánh thông thường của các binh pháp cổ đại. Trên cơ sở của tinh thần anh dũng quả cảm đã sản sinh ra những cách đánh thông minh linh hoạt, phát huy được mọi tài năng, sở trường của ta, mà hạn chế được mọi khả năng, sở trường của địch. Quân kỵ binh Mông Cổ rất cơ động, giỏi đánh ngoài thành luỹ, trên đồng nội, đã từng phát huy đến cao độ sở trường của họ trên nhiều chiến trường. Nhưng, trước những cách đánh mưu trí, sáng tạo của quân và dân ta thời Trần, đã không thể phát huy được lối đánh sở trường đó, như Nguyên Sử đã thừa nhận, trên đất nước Đại Việt "quân và ngựa Mông Cổ đã không thi thố được tài năng nào". Quân Minh thông thạo công thành và giữ thành, vẫn không thoát khỏi bị tiêu diệt hết đạo quân này đến đạo quân khác ngoài thành luỹ.
       
        Những trận đánh trên các đường giao thông thủy bộ, đánh vào các căn cứ an toàn, đánh vào các cơ quan đầu não của địch vừa tiêu diệt sinh lực, vừa phá hủy phương tiện chiến tranh (xe, thuyền, vũ khí) và cơ sở vật chất khác (lương thực); những trận hạ thành bằng vây hãm quân sự kết hợp với tiến công binh vận, làm tan rã tổ chức và tinh thần của địch, những phép đánh như đục thuyền, dùng cọc gỗ và lợi dụng thủy triều để phá hủy quân địch, v.v. đều chứng tỏ dân tộc ta đã sáng tạo ra nhiều cách đánh phong phú, độc đáo kết hợp chặt chẽ anh dũng và thông minh, khiến cho quân và dân ta có thể giành và giữ quyền chủ động ở độ cao, đẩy địch lún sâu vào thế bị động chịu đòn. Những cách đánh cơ động mưu trí đó, không những đã không cho địch phát huy được sở trường của chúng mà còn buộc địch phải đánh theo cách đánh có lợi cho ta, phải phục tùng ý chí của quân và dân ta. Do đó, chúng đánh ta thì đánh không trúng, không tiêu diệt nổi quân ta; quân ta đánh thì đánh rất trúng, đánh tiêu diệt chúng. Các cách đánh phản công mãnh liệt của Trần Quốc Tuấn, các cách đánh mai phục bất ngờ của Lê Lợi, cách hành binh thần tốc, táo bạo đánh úp của Nguyễn Huệ là những cách đánh chứng tỏ địch không cách nào đối phó nổi.
       
        Sử thân Ngô Sĩ Liên đã nói như sau về trận đánh của Lý Thường Kiệt: “Hơn mười vạn quân hoành hành đi sâu vào nước người, đánh tan quân 3 châu gần như dễ bẻ cành khô; khi ở đấy thì không ai dám đương đầu, lúc rút về thì không ai dám theo sau”3. Trong Hoàng Lê nhất thống chí có nêu rõ nhận định của địch đối với nghĩa quân Tây Sơn là ẩn hiện như thần, "tướng ở trên trời xuống, quân chui dưới đất lên".
       
        Nhờ sự chỉ đạo chiến tranh tài tình, nhờ tư tưởng chiến lược chiến thuật đúng đắn, cộng với chất lượng cao của quân đội và nhiều trường hợp biết dựa vào dân, Tổ tiên ta đã nhiều phen đánh bại, thậm chí hoàn toàn tiêu diệt những đội quân xâm lược về số lượng đông hơn quân đội tập trung của ta, nhiều khi đến mấy lần.
       
------------
1. 2. Nguyễn Trãi. Quân trung từ mệnh tập, tr. 51, 57.

3. Phan Huy Chú. Lịch triều hiến chương loại chí, bản dịch. Nhà xuất bản Sử học, Hà Nội, 1961, tập IV, tr. 195.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2016, 09:29:06 am »

       
B - ĐỊCH VẬN
       
        Đi đôi với việc phát huy những chỗ mạnh của mình về mặt quân sự, Tổ tiên ta đã biết phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa của cuộc chiến tranh đang tiến hành, để đánh vào kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiêu biểu nhất là cuộc chiến tranh đời Lê; Nguyễn Trãi đã đặt vấn đề địch vận lên một vị trí rất cao, tiến hành rất kiên nhẫn và có hệ thống chiến lược "đánh vào lòng người" như đã nêu lên trong "Bình Ngô sách" từ ngày đầu tham gia khởi nghĩa Lam Sơn.
       
        Xuất phát từ tư tưởng "lấy đại nghĩa thắng hung tàn" và nhận rõ tác dụng quyết định của "lòng người" trong chiến tranh, các nhà quân sự thời Lê hiểu rằng, một mặt phải đánh thật mạnh, tiêu diệt nhiều sinh lực địch thì mới làm địch suy yếu và mau suy sụp về tinh thần; một mặt khác khoét sâu chủ yếu trí mạng về tinh thần của quân đội xâm lược chiến đấu xa nhà, xa nước đứng trước cả một dân tộc đang chống lại. Phối hợp hai mặt tiến công đó, vừa đánh tiêu diệt lực lượng vật chất của địch vừa tiến công vào tinh thần chiến đấu của chúng, Tổ tiên ta dã buộc hàng chục vạn tên địch phải hạ vũ khí xin hàng, làm tan rã về tổ chức và tinh thần cả một quân đội xâm lược lớn mạnh. Trong Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trài tổng kết:
       
                “Bỉ chí cùng nhi lực tận, thúc thủ đãi vong.
                Ngã mưu phạt nhi tâm công, bất chiến tự khuất"
1.
       
        Nghĩa là: địch đã chí cùng lực kiệt bó tay chờ chết, ta tìm cách đánh vào lòng người, không đánh trận mà giặc phải khuất phục. Ở đây nổi bật lên cái ý, dùng chính nghĩa sáng tỏ để đánh địch.
       
        Những văn kiện địch vận của Nguyễn Trài có sức thuyết phục mạnh mẽ nêu bật tính chất chính nghĩa của chiến tranh giải phóng của dân tộc ta và tính chất phi chính nghĩa trong chiến tranh xâm lược của nhà Minh, nêu rõ sức mạnh đoàn kết của quân và dân ta và mâu thuẫn xâu xé nội bộ địch nhằm mục tiêu làm tan rã tinh thần chiến đấu của chúng, đưa chúng đến chỗ hàng phục ta, trong điều kiện bị hãm vào thế nguy khốn về quân sự. Đánh bằng quân sự càng mạnh, quy mô càng lớn, thì đánh bằng binh vận cũng ngày càng mạnh, với quy mô càng lớn.
       
        Với lý lẽ sáng ngời trên cơ sở của sự thật, những văn kiện địch vận đó đã đi sát các đối tượng vận động (quân Minh và quân ngụy), đi sát tình huống chiến lược, chiến thuật ta, vừa nêu lên tinh thần khó khăn, tuyệt vọng, thất bại của địch vừa chỉ ra lối thoát cho chúng, và khẳng định ý chí kiên quyết tiêu diệt địch của quân và dân ta, lại vừa nói rõ chính sách khoan hồng của dân tộc ta đối với tù, hàng binh.
       
        Trong thư gửi Phương Chính, một tướng nhà Minh, Nguyễn Trãi vạch ra như sau: “Nước người nhân dịp nhà Hồ lỗi đạo, mượn tiếng điếu dân phạt tội (ý nói nhà Minh mượn tiếng thương dân sống khổ mà đánh kẻ có tội để cứu dân-T.G), kỳ thực là làm việc bạo tàn, lấn cướp nước ta, bóc lột dân ta, thuế nặng, hình nhiều, vơ vét của quý, dân mọn các làng không được yên sống. Nhân nghĩa lại làm thế ư? Nay ở nước người, dân oán, thần giận, kế tiếp có đại tang, thế mà đã không biết tự xét lỗi mình, lại còn cùng binh độc vũ (ý nói dùng vũ lực, đánh nhau không thôi-T.G), ham thích xâm lược nơi xa, khiến cho sĩ tốt phơi thây, nhân dân lầm bụi”2. Rồi ông chỉ rõ cho tướng sĩ nhà Minh:
       
        “Kế của ngài ngày nay không gì bằng cởi giáp nghỉ binh, ngồi nhàn mà nhận hàng, đó là thượng sách. Thế tuy là may cho bọn tôi cùng ngài, mà cũng là may lớn cho vạn dân thiên hạ vậy”3.
       
        Khi gần 10 vạn quân Minh bị vây khốn trong các thành, tổng binh Minh là Vương Thông chờ mong viện binh, hy vọng được giải vây rồi phản công tiêu diệt nghĩa quân, Nguyễn Trãi đã phân tích như sau:
       
        “Trước đây lòng mưu giả trá, mặt thác giảng hòa, rồi cứ đào hào đắp luỹ, ngồi đợi viện…Hiện nay phương bắc có kẻ địch Thiện Nguyên (một tướng thuộc dòng dõi nhà Nguyên, chiêm giữ miền Bắc Trung Quốc, vẫn đang chống lại nhà Minh-T.G), trong nước có mối lo các xứ Tầm Châu (chỉ khởi nghĩa của nhân dân Trung Quốc ở Quảng Tây chống lại nhà Minh-T.G), một khu Giang Tả (nay thuộc Giang Tô, Trung Quốc-T.G) không tự giữ xong, huống còn mưu toan cướp nước khác ư? Các người không hiểu sự thế bị người đánh thua, 1ại còn  chực dựa uy Trương Phụ (lúc đó Vương Thông thường phao tin Trương Phụ là tướng tài đã từng thắng nhà Hồ sẽ sang, định dựa vào oai phong của Trương Phụ để uy hiếp nghĩa quân ta-T.G), thế là đại trượng phu chăng?...Sự thế ngày nay, dẫu cho thượng vị (chỉ vua Minh-T.G) có đem quân đến nữa cũng chỉ chóng chết mà thôi, huống là Trương Phụ tự đến nạp xác thì sao đáng nói...Nay sức hết kế cùng, quân nhọc lính mệt, trong thiếu lương thực ngoài không viện binh, bám hờ khu nhỏ mọn, nghỉ tạm thành chơ vơ, đó không phải là như thịt trên thớt, cá trong nồi ư?”4.

-----------------
1. Nguyễn Trãi. Quân trung từ mệnh tập, tr. 70.

2. Nguyễn Trãi. Quân trung từ mệnh tập, tr. 22.

3. Nguyễn Trãi.Tài liệu đã dẫn, tr. 20.

4. Nguyễn Trãi. Quân trung từ mệnh tập, tr. 48, 49.
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM